Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Trần Thị Phương
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ
BAVIFA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Trần Thị Phương
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ
BAVIFA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hoàng Anh Lê
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học môi trường là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy các kiến thức cũng như kinh nghiệm tại Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Qua luận văn này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện trong những năm học vừa qua
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Anh Lê (giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành Luận văn này
Luận văn này được hoàn thành một phần nhờ sự đồng thuận, cho phép của hợp tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đã cho phép cũng như truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu tại địa phương
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn hoàn được thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2024
Học viên
Trần Thị Phương
Trang 41.1 Tổng quan về Kinh tế tuần hoàn 3
1.1.1 Định nghĩa Kinh tế tuần hoàn 3
1.1.2 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn 5
1.1.3 Kinh nghiệm về phát triển Kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam 8
1.1.4 Kinh nghiệm áp dụng bộ các tiêu chí về Kinh tế tuần hoàn 15
1.2 Phân hữu cơ và mục đích sử dụng 17
1.2.1 Định nghĩa phân hữu cơ 17
1.2.2 Mục đích sử dụng của phân hữu cơ 18
1.3 Tổng quan về Hợp tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì 19
1.3.1 Tổng quan chung về Hợp tác xã BAVIFA 19
1.3.2 Danh mục thiết bị, máy móc của Hợp tác xã BAVIFA 21
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 26
2.2 Nội dung nghiên cứu 26
2.3 Đối tượng nghiên cứu 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 27
2.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học 27
2.4.3 Phương pháp thống kê và xử lý 28
2.4.4 Phương pháp xây dựng Bộ các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 37
Trang 53.1.1 Hiện trạng xử lý rơm rạ tại địa bàn huyện Ba Vì 37
3.1.2 Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại địa bàn huyện Ba Vì 38
3.1.3 Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA 39
3.2 Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA 45
3.3 Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA 52
3.3.1 Đánh giá định hướng kinh tế tuần hoàn của mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA 52
3.3.2 Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang mô hình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA với các hộ sản xuất tại huyện Ba Vì 57
3.4 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh mô hình sản xuất phân hữu cơ của Hợp tác xã BAVIFA 77
3.4.1 Một số vấn đề đặt ra khi phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của Hợp tác xã BAVIFA 77
3.4.2 Một số giải pháp khuyến nghị đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 6i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Dịch vụ môi trường Ba Vì
BOD Biochemical oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học
LCA Life Cycle Assessment Đánh giá vòng đời sản phẩm GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
Trang 7ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Một số biểu hiện của mô hình KTTH với các ngành, lĩnh vực 13
Bảng 1 2 Bộ tiêu chí macro thực hiện KTTH của EU 15
Bảng 1 3 Bộ tiêu chí mesco của Trung Quốc cho khu công nghiệp 15
Bảng 1 4 Danh mục thiết bị, máy móc chính sản xuất phân hữu cơ BAVIFA 22
Bảng 2 1 Thang cho điểm các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn 31
Bảng 2 2 Thang đánh giá hiệu quả của mô hình kinh tế tuần hoàn 32
Bảng 2 3 Một số công cụ tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong các tổ chức 32
Bảng 2 4 Thang điểm và phân hạng mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang KTTH 34
Bảng 2 5 So sánh độ tin cậy khi lựa chọn thang đánh giá doanh nghiệp 35
Bảng 3 1 Các chỉ tiêu (%) chính trong phân loại phân hữu cơ 43
Bảng 3 2 Phân tích hiệu quả kinh tế hàng tháng của mô hình sản xuất phân hữu cơ của hợp tác xã BAVIFA 45
Bảng 3 3 Đánh giá khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm trong không khí từ hoạt động đốt rơm rạ của mô hình BAVIFA 48
Bảng 3 4 Đánh giá khả năng phát thải thông số ô nhiễm N, P từ phân bò tại một hộ chăn nuôi 49
Bảng 3 5 Phân tích các điểm mạnh, hạn chế của mô hình BAVIFA 53
Bảng 3 6 Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA theo thang cho điểm 55Bảng 3 7 Điểm trung bình cộng công tác chuẩn bị theo các đối tượng 61
Bảng 3 8 Điểm trung bình cộng hoạt động chuyển đổi sang mô hình KTTH của các đối tượng 68
Trang 8iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Các mô hình kinh tế tại Việt Nam 3
Hình 1 2 Chu trình hoàn nguyên kỹ thuật và sinh học trong sản xuất nông nghiệp 7Hình 1 3 Mô hình kinh doanh theo KTTH (áp dụng KTTH vào thực tiễn) 8
Hình 1 4 Bản đồ vị trí thực hiện nghiên cứu 21
Hình 2 1 Hệ thống các tiêu chí trong hình thành kinh tế tuần hoàn 30
Hình 2 2 Các tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn 33
Hình 3 1 Biểu đồ sản lượng lúa giai đoạn 2017-2022 tại huyện Ba Vì 37
Hình 3 2 Kết quả điều tra, khảo sát về hiện trạng đốt rơm rạ của huyện Ba Vì giai đoạn 2020– 2023 38
Hình 3 3 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì từ năm 2020 - 2023 39
Hình 3 4 Quy trình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA 41
Hình 3 5 Hình ảnh sản phẩm phân hữu cơ tại BAVIFA 45
Hình 3 6 Đánh giá hiệu quả kinh tế của xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại BAVIFA so với các phương pháp xử lý khác 48
Hình 3 7 Bản đồ bố trí các vị trí khảo sát của nghiên cứu 58
Hình 3 8 Thống kê tỷ lệ hộ sản xuất chuyển đổi mô hình BAVIFA 59
Hình 3 9 Điểm trung bình theo tiêu chí đánh giá 60
Hình 3 10 Chiến lược và kế hoạch thực hiện KTTH 62
Hình 3 11 Chuẩn bị nhân sự thực hiện KTTH 63
Hình 3 12 Thu thập và quản lý dữ liệu 65
Hình 3 13 Hợp tác, truyền thông với các bên liên quan về KTTH 67
Hình 3 14 Sử dụng nguyên liệu theo đặc trưng sản xuất 70
Hình 3 15 Sử dụng và xử lý bao bì trong sản xuất 72
Hình 3 16 Sử dụng nước và điện năng 73
Hình 3 17 Sử dụng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng 74
Trang 9iv Hình 3 18 Phục hồi hệ sinh thái đối với kinh tế tuần hoàn 75Hình 3 19 Điểm đánh giá chung của mức độ sản sàng chuyển đổi mô hình sản xuất phân hữu cơ KTTH 76
Trang 101
MỞ ĐẦU
Ngày nay, kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một cách thức chuyển đổi phù hợp trong bối cảnh toàn thế giới nỗ lực thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững (PTBV) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) Việc áp dụng, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng KTTH sẽ giúp giảm khai thác tài nguyên và đồng thời giảm phát thải, trong đó có giảm phát thải các khí nhà kính (KNK) Trong đó, nền sản xuất nông nghiệp đang chuyển hướng sang con đường sản xuất nông nghiệp hữu cơ, một số mô hình tái sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp nhằm tận thu nguồn lợi từ quá trình đào thải đã được hình thành và thu được kết quả bước đầu, đó là ứng dụng KTTH vào nông nghiệp không chất thải
Phân bón là yếu tố then chốt góp phần tăng năng suất cũng như chất lượng cây trồng Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phân bón, năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3,35 triệu tấn phân bón, chủ yếu là phân bón vô cơ Việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ tiềm ẩn nguy cơ suy thoái đất, suy giảm hệ sinh thái, giảm chất lượng môi trường mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật
Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Vì là một điển hình cho nền nông nghiệp của thành phố Hà Nội Bên cạnh các nông sản chính cung cấp cho thị trường, Ba Vì cũng tạo ra hàng trăm nghìn tấn phụ phẩm nông nghiệp mỗi năm và đang bị bỏ phí Nếu nguồn chất thải này không được xử lý hiệu quả trước khi xả ra sẽ gây ô nhiễm môi trường (ONMT), ảnh hưởng tới cảnh quan sinh thái và đặc biệt đến sức khỏe con người Do đó, định hướng chuyển dịch kinh tế tuyến tính (KTTT) sang KTTH là giải pháp giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến kinh tế và bảo vệ môi trường Ngoài ra, để KTTH thực sự đi vào thực tiễn và có hiệu quả, cần đánh giá được hiện trạng, năng lực và tính sẵn sàng của các hộ sản xuất, kinh doanh trong việc chuyển đổi mô hình KTHH, xem xét lại toàn diện những vấn đề đã và đang là rào cản gây khó khăn cho hộ sản xuất, doanh nghiệp và người dân, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và kịp thời trong tương lai Đề tài “Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo định hướng KTTH tại hợp tác tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì, thành
Trang 112 phố Hà Nội” trình bày nghiên cứu về KTTH được áp dụng trong sản xuất phân hữu cơ tại hợp tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì Đồng thời cũng qua nghiên cứu, định nghĩa
“kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” và cơ sở xây dựng “bộ các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn” cũng được làm rõ
Trang 123
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về Kinh tế tuần hoàn
1.1.1 Định nghĩa Kinh tế tuần hoàn
Theo quá trình phát triển, hiện nay đã và đang tồn tại ba mô hình kinh tế chính là mô hình kinh tế tuyến tính (KTTT), mô hình kinh tế tái chế (KTTC) và mô hình KTTH (Hình 1.1)
Tài nguyên thiên nhiênTài nguyên thiên nhiênTài nguyên thiên nhiên
Sản xuất, chế biếnSản xuất, chế biếnSản xuất, chế biến
Sử dụng, tiêu dùngSử dụng, tiêu dùngSử dụng, tiêu dùng
Thải bỏMô hình kinh tế
tuyến tính
Thải bỏMô hình kinh tế
tái chế
Sửa chữaMô hình kinh tế
tuần hoàn
Tái sử dụng
Tái chế
Hình 1 1 Các mô hình kinh tế tại Việt Nam [1]
Mô hình KTTT là mô hình kinh tế truyền thống mà trong đó, các hoạt động kinh tế thường bắt đầu từ công đoạn khai thác nguyên liệu thô, sản xuất, chế biến thành các sản phẩm, sử dụng và cuối cùng là thải bỏ KTTT là sự biến đổi tài nguyên thành các chất thải Đây là mô hình gây suy giảm, cạn kiện tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường
Mô hình KTTC khắc phục được một phần hạn chế của mô hình KTTT thông qua hoạt động tái chế một phần giá trị của chất thải Một phần chất thải được nhìn nhận như một nguồn tài nguyên thứ cấp để khai thác thay thế cho nguồn tài nguyên thiên nhiên [1]
Trang 134 Mô hình KTTH đến nay, đã có nhiều tài liệu đưa ra các khái niệm khác nhau do cách tiếp cận từ các góc độ nghiên cứu và ứng dụng có tính đặc thù riêng, một số định nghĩa được nêu ra:
- Khái niệm KTTH được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990) [2] Được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền KTTT truyền thống KTTH có thể được hiểu là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường Sự tuần hoàn thể hiện trong tái sử dụng, thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái chế và tái sản xuất… tạo lập các vòng lặp khép kín, nhằm giảm tối thiểu nguyên liệu đầu vào, lượng phế thải, khí thải và giảm mức độ ô nhiễm
- Preston (2012) đưa ra định nghĩa “Nền KTTH là một cách tiếp cận có thể chuyển đổi chức năng của các nguồn lực trong nền kinh tế Chất thải từ nhà máy sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào có giá trị cho một quá trình khác - các sản phẩm có thể được sửa chữa, tái sử dụng hoặc nâng cấp thay vì vứt bỏ” [3]
- Quỹ Ellen MacArthur (2013): Định nghĩa KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó [4]
- Mitchell (2015): Nhấn mạnh tầm quan trọng trong nền KTTH là duy trì sử dụng tài nguyên cũng như khai thác giá trị tối đa từ các sản phẩm và vật liệu thông qua sử dụng chúng càng lâu càng tốt, sau đó khôi phục và sử dụng lại chúng [5]
- Căn cứ Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định riêng về KTTH, theo đó KTTH ở Việt Nam được xác định là “là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật
Trang 145 liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”
1.1.2 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới và đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản của KTTH, đó là: (1) Sử dụng ít tài nguyên sơ cấp hơn; (2) Duy trì giá trị cao nhất của nguyên liệu và sản phẩm; (3) Thay đổi mô hình sử dụng sản phẩm [6]
(1) - Sử dụng ít tài nguyên sơ cấp hơn Để bảo đảm nguyên tắc này cần thực
hiện các quy trình: tái chế, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tận dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo
(1.1) - Tái chế Là việc tái đưa các nguyên liệu còn sót lại vào quy trình sản
xuất để chúng có thể được sản xuất lại thành các sản phẩm mới Đây là cách truyền thống nhất để thực hiện các nguyên tắc KTTH bằng cách nắm bắt giá trị của các sản phẩm và nguyên liệu hiện có và giảm việc sử dụng nguyên liệu chính Giảm việc khai thác các nguồn tài nguyên sơ cấp thông qua tái chế có thể mang lại nhiều lợi ích về môi trường và cũng giúp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính liên quan đến việc sử dụng tài nguyên vật liệu
(1.2) - Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn Là sản xuất sạch hơn, tập trung vào
việc đạt được hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng trong các quá trình sản, sử dụng cẩn thận tài nguyên, thay thế các tài nguyên không tái tạo hoặc có tuổi thọ ngắn Để sản xuất sạch hơn cần phải cải tiến quy trình sản xuất và bảo quản nguyên liệu thô, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm và độc hại ra ngoài môi trường
(1.3) - Tận dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo được Việc sử dụng ngày
càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo là yêu cầu cốt lõi để chuyển đổi sang KTTH
(2) - Duy trì giá trị cao nhất của nguyên liệu và sản phẩm Nguyên tắc này
có thể được bảo đảm bằng các quy trình: tái sản xuất, tận dụng và tái sử dụng các sản phẩm, phụ trợ và gia hạn tuổi thọ sản phẩm
(2.1) - Tái sản xuất, tận dụng và tái sử dụng các sản phẩm và linh kiện Là
Trang 156 việc các sản phẩm sau khi đã qua sử dụng sẽ được phục hồi và chế tạo thành các sản phẩm mới Trong quá trình tận dụng và tái sản xuất, các bộ phận cốt lõi của sản phẩm được khôi phục để duy trì giá trị Tái sản xuất là quy trình chuyên sâu hơn nhằm khôi phục sản phẩm về tình trạng như mới Tận dụng là việc khôi phục ít chuyên sâu hơn cho sản phẩm Tái sử dụng sản phẩm là tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại toàn bộ hoặc
một phần của sản phẩm
(2.2) - Kéo dài tuổi thọ sản phẩm Là chú trọng nhiều hơn vào giai đoạn thiết
kế vòng đời sản phẩm Điều này sẽ dẫn đến phải tiêu chuẩn hóa các thành phần về kích thước hoặc vật liệu Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng việc kéo dài tuổi thọ sản phẩm được thực hiện bằng cách thiết kế các thành phần môđun được sử dụng trong xây dựng Các thành phần tiêu chuẩn hóa này có thể được tái sử dụng hoặc thay thế và sử dụng trong cơ sở hạ tầng hoặc trong lĩnh vực công nghiệp khác
(3) - Thay đổi trong phân phối và sử dụng sản phẩm Nguyên tắc này được
bảo đảm bằng các mô hình: sản phẩm như dịch vụ, chia sẻ sử dụng, thay đổi mô hình tiêu dùng
(3.1)- Sản phẩm như dịch vụ Là cách thức cung cấp sản phẩm cho người tiêu
dùng thuê để sử dụng chứ không phải là bán các sản phẩm hữu hình cho họ
(3.2) - Chia sẻ sử dụng Là tìm cách giảm việc sử dụng sản phẩm đến mức
không thể tái chế, tái sử dụng Các mô hình chia sẻ sử dụng góp phần tạo ra vốn xã hội đích thực và ý thức cộng đồng Mô hình này cũng có thể có hình thức chia sẻ công nghệ và cơ sở hạ tầng
(3.3) - Thay đổi mô hình tiêu dùng: Những tiến bộ về công nghệ thông tin có
thể dẫn đến thay đổi mô hình tiêu dùng Nhiều người chọn các sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại tiện ích trên thực tế thay vì vật chất Đồng thời, các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm của mình (ví dụ: bán sản phẩm thông qua các cửa hàng trực tuyến) Những thay đổi này góp phần tiết kiệm tài nguyên và tăng năng suất
Trang 167
Hình 1 2 Chu trình hoàn nguyên kỹ thuật và sinh học trong sản xuất nông nghiệp
(Nguồn: Quỹ Ellen MacArthur 2013)
Trang 171.1.3 Kinh nghiệm về phát triển Kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1 Kinh nghiệm về Kinh tế tuần hoàn trên thế giới
a) Quỹ Ellen MacArthur (2013) đưa ra mô hình đơn giản, dễ áp dụng và có
phạm vi ứng dụng bao trùm nhất nên có thể sử dụng làm chỉ dẫn cho việc xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng KTTH đối với từng trường hợp cụ thể Mô hình này được tóm tắt bằng sơ đồ trong Hình 1.3
Hình 1 3 Mô hình sản xuất và kinh doanh theo định hướng KTTH
(Nguồn: Quỹ Ellen MacArthur 2013)
Thuyết minh: 1- Nguyên liệu đầu vào Sử dụng ít nguyên liệu, tăng hiệu quả của các quy
trình chiết xuất nguyên liệu và lựa chọn các nguồn nguyên liệu mới không gây tổn hại đến môi trường [7], sử dụng các nguyên vật liệu có thể tái sử dụng Tiêu chuẩn ISO 20400 (Mua sắm bền vững) là một công cụ quan trọng ở giai đoạn này [8]
2- Lên kế hoạch. Đây là bước quan trọng, có vai trò quyết định đến: i) tạo ra
giá trị kinh tế; ii) duy trì tính tuần hoàn của vật chất Cần lên kế hoạch tạo ra các sản
Trang 189phẩm và dịch vụ mới với giá trị gia tăng lớn hơn (Fernandes, 2020) Giai đoạn này không chỉ quan trọng ở duy trì các giá trị của nguyên vật liệu và sản phẩm mà còn lên định hướng cho các nhà quản lý và tạo cơ sở để phân tích vòng đời của sản phẩm ở các quá trình sản xuất tiếp theo
3- Sản xuất và chế tạo lại. Tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí năng lượng
và nguyên liệu đầu vào để gia tăng lợi nhuận và thu nhập Tìm kiếm các giải pháp, công nghệ thay thế mới trong quy trình sản xuất, sử dụng chuyên môn hóa là những yếu tố quan trọng trong sản xuất Việc tái sử dụng lại sản phẩm góp phần làm giảm mức nguyên vật liệu sử dụng để tạo ra sản phẩm mới Các tiêu chuẩn như ISO14001, FER - End of Waste Statute, ISO14067 (Carbon Footprint of the Product), ISO 14046 (Water Footprint) là những công cụ kiểm soát quan trọng đối với chất lượng của sản phẩm và để kiểm soát quá trình sản xuất [7]
4 - Phân phối sản phẩm Các phương pháp và kỹ thuật Logistic tốt nhất tạo
thuận lợi cho việc vận chuyển và phân phối sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Ngoài ra, tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm thời gian giao hàng từ đó tiết kiệm chi phí Các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, phương tiện vận tải có tác dụng kéo dài thời gian sử dụng [7]
5 - Tiêu dùng, sử dụng, tái sử dụng và sửa chữa. Người tiêu dùng cần lựa
chọn mua những sản phẩm sản xuất theo quy trình KTTH; sử dụng theo cách kéo dài tuổi thọ sản phẩm; sửa chữa sản phẩm hoặc sang nhượng cho người khác để tái sử dụng hoặc cải tiến Tiêu chuẩn ISO 20400 (Mua sắm bền vững) một lần nữa là một công cụ hữu ích ở giai đoạn này [8]
6 - Thu gom Thu gom là quy trình thu hồi sản phẩm ở cuối vòng đời, đã hết
giá trị sử dụng mà không còn có thể tái sử dụng lại được nữa Quy trình thu gom phải phù hợp nhu cầu, điều kiện địa hình, kinh tế xã hội thực tế của khu vực
7 - Tái chế và xử lý cuối vòng đời. Tái chế là chuyển một phần chất thải ở
cuối quá trình sản xuất thành nguyên liệu thô và đưa trở lại vào vòng tuần hoàn để sản xuất sản phẩm mới Các tiêu chuẩn như FER - Tình trạng hết chất thải, cho phép
Trang 1910kiểm soát chất lượng của chất thải dành cho việc tái chế [8]
b) Tại Châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Kế hoạch hành động
KTTH vào năm 2015, bao gồm các biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền KTTH, tăng sức cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm mới Kế hoạch hành động của EU cho nền KTTH thiết lập một chương trình hành động cụ thể, với các biện pháp bao trùm toàn bộ chu trình: từ sản xuất và tiêu thụ đến quản lý chất thải và thị trường nguyên liệu thứ cấp và đề xuất lập pháp sửa đổi về chất thải Các hành động được đề xuất sẽ góp phần “đóng vòng lặp” của vòng đời sản phẩm thông qua việc tái chế và tái sử dụng nhiều hơn, mang lại lợi ích cho cả môi trường và nền kinh tế Khung pháp lý sửa đổi về chất thải đã có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018, đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm chất thải và thiết lập một lộ trình dài hạn để quản lý và tái chế chất thải Các nội dung sửa đổi bao gồm: Mục tiêu chung của EU để tái chế 65% chất thải đô thị vào năm 2035; tái chế 70% chất thải bao bì vào năm 2030 Ngoài ra, còn có các mục tiêu tái chế cho các vật liệu đóng gói, cụ thể: Giấy và bìa cứng: 85%, kim loại màu: 80%, nhôm: 60%, kính: 75%, nhựa: 55%, gỗ: 30% Hoạt động chôn lấp nhằm giảm lượng rác thải xuống mức tối đa 10% chất thải đô thị vào năm 2035 Theo ước tính, KTTH có thể tạo ra lợi ích khoảng 600 tỷ Euro mỗi năm cho EU, tạo ra 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính [9]
c) Thụy Điển là một trong những điểm sáng về phát triển KTTH Thụy Điển
đã phát triển KTTH với phương châm “thay đổi tư duy tiêu dùng ắt dẫn đến thay đổi tư duy sản xuất” Theo đó, thành lập một nhóm chuyên gia về KTTH giúp Chính phủ điều phối và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; đầu tư nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực tài nguyên và chất thải
Chính phủ đã thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp song hành với việc xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng thời, có chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học… Nền KTTH “Vì một
Trang 2011tương lai không rác thải” ở Thụy Điển được khởi xướng, bắt đầu bằng việc đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp, thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch, tạo ra các phương pháp tiếp cận theo hướng thân thiện với môi trường Đến nay, 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt tại Thụy Điển được tái chế Các giải pháp triển khai như: Quy định chặt chẽ về địa điểm tái chế rác thải; xe chở rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh học; phân loại rác theo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời gian với sự tham gia của các doanh nghiệp (nhất là trong các ngành may mặc, thực phẩm); biến rác thải thành điện năng
d) Tại Hà Lan, Chính phủ đã xác định phát triển KTTH là yêu cầu thiết yếu
Theo đó, Hà Lan tiến hành phát triển chương trình hậu thuẫn cho nền KTTH nhằm mục tiêu đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc lành mạnh, an toàn, ít gây hại cho môi trường Chương trình này có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan, bao gồm tất cả các chương trình nhằm xử lý nguyên liệu thô hiệu quả hơn
Năm 2013, Chính phủ Hà Lan đã triển khai một loạt chương trình và dự án nhằm biến nước này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của châu Âu Đặc biệt, chương trình “KTTH tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra tầm nhìn, định hướng lộ trình và mục tiêu cụ thể Theo đó, 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo, xây dựng và tiêu dùng
Việc chuyển đổi sang nền KTTH không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển khoa học, cắt giảm khí thải CO2, đảm bảo sức khỏe và an toàn Riêng với Hà Lan, mô hình kinh tế này có thể tạo ra hơn 50.000 việc làm, giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản và tạo ra 7 tỷ Euro cho nền kinh tế Ngoài ra, Chính phủ Hà Lan cũng cam kết sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, hướng đến phát triển bền vững [10]
e) Tại Châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy KTTH từ rất
sớm Ngay từ năm 1980, nước này đã phát triển công nghệ biến rác thải thành năng
Trang 2112lượng với việc xây dựng 4 nhà máy, xử lý 90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành luật về loại bỏ
chất thải thực phẩm vào năm 2013, quy định cụ thể về tiêu chuẩn thu gom chất thải Chất thải được bỏ vào các túi phân hủy sinh học hoặc bỏ trực tiếp vào các thùng kim loại có trang bị thanh đo và đầu đọc chíp nhận dạng tần số vô tuyến Luật này cũng quy định người dân sẽ phải trả thêm tiền, nếu lượng chất thải này vượt quá khối lượng cho phép và 60% số tiền đó được Chính phủ sử dụng để chi trả chi phí cho việc thu gom và xử lý chất thải phát sinh Hiện nay, 95% chất thải thực phẩm ở Hàn Quốc được tái chế thành phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón, còn lại chất lỏng sau khi ép ra từ rác thải được lên men thành khí hoặc dầu sinh học để sử dụng Đây là chu trình khép kín từ thu gom, xử lý đến tái chế các sản phẩm theo hình thức “cộng sinh” Trung Quốc cũng là quốc gia điển hình về tiếp cận mô hình KTTH năm 2008,
Trung Quốc đã thông qua luật liên quan đến nền KTTH Năm 2018, Trung Quốc và EU đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác KTTH Năm 2019, hợp tác liên lục địa gồm 200 doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới và của Trung Quốc đã cam kết nền KTTH về nhựa Trung Quốc xây dựng 3 khâu để phát triển KTTH gồm: Vòng tuần hoàn nhỏ (thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp); vòng tuần hoàn vừa (mở rộng quy mô hơn) và vòng tuần hoàn lớn (thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế) Nền KTTH ở Trung Quốc được xây dựng theo lộ trình cụ thể, từ việc xác định quan niệm phát triển đến mục tiêu phát triển KTTH đến thông qua hệ thống pháp luật có tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp [11]
1.1.3.2 Kinh nghiệm về Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam chưa có những mô hình KTTH mang đầy đủ nội hàm nhưng xét theo mục tiêu, nội dung thì đã có những mô hình hay phương thức sản xuất mang những biểu hiện của mô hình Bảng 1.2 cho thấy, những biểu hiện trên thực tiễn về áp dụng các biện pháp thực hiện KTTH trong một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam, chi tiết:
Trang 22Bảng 1 1 Một số biểu hiện của mô hình KTTH với các ngành, lĩnh vực
TT Tên một số ngành, lĩnh vực Một số biểu hiện của mô hình KTTH
1 Nông, lâm, ngư nghiệp
- Mô hình VAC, mô hình VACR trong nông nghiệp…) hướng đến tận dụng Biomas…;
- Mô hình thu gom phẩm nông nghiệp như thân các loại cây, rơm, vỏ trấu;
- Mô hình bioaquatic trong nuôi trồng thủy sản
2 Khai khoáng
- Các hoạt động khai thác khoáng sản có tiềm năng áp dụng các nguyên tắc của KTTH ngay từ giai đoạn thiết kế các dự án khai thác mỏ để sử dụng hiệu quả chất thải từ quá trình khai thác, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường; tuần hoàn ngay trong quá trình vận hành các hoạt động khai thác, tuyển khoáng
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo
- Tuần hoàn nước, các nguyên vật liệu… trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được áp dụng; sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường; hoạt động của lĩnh vực sửa chữa điện, điện tử; các cửa hàng buôn bán đồ cũ cũng; mô hình chuyển từ sản phẩm thành dịch vụ như trong lĩnh vực pin, ắc quy xe điện
4 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
- Các đơn vị thu gom, phân loại, xử lý chất thải đóng vai trò là trung gian trong thúc đẩy tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải do các hoạt động kinh tế, dân sinh gây ra Trên thực tiễn đã có nhiều mô hình đã và đang thực hiện theo hướng này như các mô hình xử lý chất thải nhựa, ủ, chế biến phân từ rác thải, phát triển năng lượng điện từ rác thải
5 Xây dựng
- Tận dụng, tái sử dụng, tái chế các loại chất thải trong quá trình xây dựng như đát đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng như gạch, ngói, vữa, bê tông, được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng
Một số biểu hiện về KTTH tại Việt Nam, đã nhận được sự hỗ trợ của UNIDO
Trang 2314và Quỹ Môi trường Toàn cầu, hình thành 4 khu công nghiệp sinh thái, theo kiểu khu công nghiệp KTTH tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia nhằm tăng cường chuyển giao, triển khai và phổ biến các công nghệ sạch và các-bon thấp, giảm thiểu phát thải KNK, chất ô nhiêm hữu cơ khó phân hủy chất (POP) và chất gây ô nhiễm nước, cũng như cải thiện hiệu quả sử dụng nước và quản lý hợp lý các hóa chất Đặc biệt, sự chia sẻ và tuần hoàn nguyên liệu, năng lượng, chất thải và nước của các khu công nghiệp sinh thái này đã giúp tiết kiệm được khoảng 6,5 triệu USD mỗi năm Sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt), ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa) được thực hiện Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ do Công ty TNHH Phát triển Dự án làm chủ đầu tư tại xã Lý Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) đi vào vận hành được gần hai năm, bước đầu phân loại và xử lý, vận hành đồng bộ giúp giảm tỷ lệ rác thải chôn lấp của tỉnh chỉ còn dưới 7% [12]
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác Nguồn năng lượng sinh khối như rơm rạ, cây ngô từ trồng trọt, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản Từ các phụ phẩm của ngành nông nghiệp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế được sản xuất dưới hình thức: ủ lên men vi sinh làm phân bón; là nguyên liệu để sản xuất ra gạch siêu nhẹ chống cháy…
Đến nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy KTTH đã được nhấn mạnh trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, với các nội dung như: Phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng chất thải; các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tín chỉ cácbon Tư duy về KTTH cũng được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch chi tiêu công xanh; phát triển ngành nông nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường và các dịch vụ môi trường khác nhau
Trang 241.1.4 Kinh nghiệm áp dụng bộ các tiêu chí về Kinh tế tuần hoàn
Theo kinh nghiệm quốc tế về tiêu chí đánh giá thực hiện KTTH theo 03 cách tiếp cận sau: (1) tiêu chí macro (cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh hoặc liên thành phố); (2) tiêu chí meso (khu công nghiệp); (3) tiêu chí micro (nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu) [13]
Bảng 1 2 Bộ tiêu chí macro thực hiện KTTH của EU [13]
Chỉ tiêu trong sản xuất và tiêu dùng Chỉ tiêu về quản lý chất thải rắn
1 Nguồn nguyên liệu thô tự cung cấp tại EU 1 Tỷ lệ tái chế chất thải sinh hoạt 2 Mua sắm xanh 2 Tỷ lệ tái chế tổng lượng chất thải/tổng lượng bao bì 3 Lượng rác thải sinh hoạt/1 người 3 Tỷ lệ tái chế bao bì nhựa/gỗ 4 Lượng chất thải/1 đơn vị GDP 4 Tỷ lệ tái chế rác thải điện tử 5 Tỷ lệ lượng chất thải/lượng tiêu dùng nội địa 5 Tỷ lệ tái chế rác thải hữu cơ
Chỉ tiêu về nguyên liệu thứ cấp Chỉ tiêu về cạnh tranh và sáng tạo
1 Tỷ lệ nguyên liệu là sản phẩm thải bỏ tái chế 1 Tỷ lệ tổng đầu tư tư nhân vào KTTH trong GDP 2 Tỷ lệ nguyên liệu tái chế 2 Tỷ lệ việc làm KTTH trong tổng việc làm 3 Lượng nguyên liệu tái chế xuất/ nhập khẩu từ ngoài EU 3 Tỷ lệ giá trị gia tăng của hoạt động KTTH trong GDP 4 Lượng nguyên liệu tái chế mua, bán trong EU 4 Số lượng bằng sáng chế liên quan đến tái chế và nguyên liệu thứ cấp
Bảng 1 3 Bộ tiêu chí mesco của Trung Quốc cho khu công nghiệp [13]
Chỉ tiêu về hiệu quả tài nguyên Chỉ tiêu về tiêu thụ tài nguyên
1 Hiệu quả tiêu thu tài nguyên, khoáng 1 Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/1 đơn vị
Trang 25Chỉ tiêu về hiệu quả tài nguyên Chỉ tiêu về tiêu thụ tài nguyên
2 Hiệu quả tiêu thụ năng lượng 2 Tỷ lệ tiêu thụ nước/1 đơn vị giá trị công nghiệp gia tăng 3 Hiệu quả tiêu thụ tài nguyên đất 3 Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/1 đơn vị sản phẩm 4 Hiệu quả tiêu thụ tài nguyên nước 4 Tỷ lệ tiêu thụ nước/1 đơn vị sản phẩm
Chỉ tiêu về tận dụng tài nguyên Chỉ tiêu về lượng phát thải
1 Tỷ lệ tái chế chất thải rắn công nghiệp 1 Tổng lượng chất thải công nghiệp 2 Tỷ lệ tái sử dụng nước trong công nghiệp 2 Tổng lượng nước thải công nghiệp
Đối với tiêu chí micro, với các mô hình KTTH trong doanh nghiệp, tiêu chí này cần được xem xét, đánh giá một cách cụ thể, chi tiết Dựa vào từng tiêu chí để đánh giá mức độ tuần hoàn của từng loại hình doanh nghiệp ở từng ngành
Hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách riêng biệt về KTTH Các nội dung, quy định về KTTH chỉ được lồng ghép vào các văn bản pháp luật hoặc các chính sách về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và các chính sách liên quan Do đó, các nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chí KTTH đối với các nhóm ngành còn hạn chế Năm 2022, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thực hiện “Báo cáo đánh giá thực trạng, tiềm năng thực hiện Kinh tế tuần hoàn ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam”, với đối tượng là hai nhóm ngành chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống không cồn Đây là hai nhóm ngành chịu tác động của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (chi tiết tại Điều 54 và Điều 55) và cũng là nhóm có trách nhiệm thực hiện các quy định của Điều 142 do nhu cầu sử dụng bao bì cao Điểm chính của nghiên cứu bao gồm các ý chính sau:
- Trên cơ sở phương pháp Circulytics của Ellen MacArthur Foundation, khung pháp lý liên quan đến KTTH cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam và ngành thực
Trang 2617phẩm, đồ uống không cồn, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 42 chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang mô hình KTTH theo 11 tiêu chí (chia theo tỷ lệ) thuộc 2 nhóm gồm: Nhóm 1 - Các yếu tố chuẩn bị chuyển đổi (bao gồm: chiến lược và kế hoạch; R&D, đổi mới và sáng tạo; Con người; Cơ sở dữ liệu và Hợp tác, truyền thông) và nhóm 2 - Thực hiện các hoạt động chuyển đổi (Sử dụng nguyên liệu, sản phẩm, chất thải; Sử dụng bao bì; Sử dụng nước; Sử dụng năng lượng; Sử dụng trang thiết bị; Phục hồi hệ sinh thái)
- Hiện trạng và tiềm năng thực hiện chuyển đổi sang mô hình KTTH được đánh giá theo thang điểm 100 với 5 mức độ sẵn sàng: (A) Dẫn đầu (77,78-100 điểm); (B) Nâng cao (55,56-77,78 điểm); (C) Trung bình (33,34-55,56 điểm); (D) Mới bắt đầu/Sơ khai (11,12-33,33 điểm) và (E) Chưa bắt đầu (0-11,11 điểm)
- Các doanh nghiệp FMCG đã có sự chuẩn bị tích cực cho việc chuyển đổi sang mô hình KTTH, tuy nhiên hoạt động hợp tác và truyền thông còn thiếu và yếu: 90% doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam đã có các hoạt động chuyển đổi sang mô hình KTTH Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xây dựng chính sách còn thấp (7%) cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hoạt động hợp tác, truyền thông trong việc chuyển đổi sang mô hình KTTH đối với toàn chuỗi giá trị sản phẩm [1]
1.2 Phân hữu cơ và mục đích sử dụng 1.2.1 Định nghĩa phân hữu cơ
Phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia [14], được sử dụng để duy trì hoặc cải thiện dinh dưỡng thực vật cũng như các tính chất vật lý, hóa học và hoạt động sinh học của đất
Dựa vào QCVN 01-189:2019/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng phân bón, nguồn phân hữu được chia thành ba nhóm chính:
- Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên: - Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý,
Trang 2718hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp
- Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích
1.2.2 Mục đích sử dụng của phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ được sử dụng nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng và đất, từ các nguồn hữu cơ tự nhiên như phân chuồng, phụ phẩm nông nghiệp Mục đích sử dụng của phân bón hữu cơ bao gồm:
Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng: Phân bón hữu cơ giàu chất hữu cơ, trong đó, các nguyên tố thiết yếu gồm: đa lượng (đạm, lân, kali,…), trung lượng (canxi, silic,…), vi lượng (đồng, sắt, kẽm,…),… các hợp chất dinh dưỡng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ nên cây trồng có thể hấp thụ dễ dàng Ngoài ra, phân hữu cơ có nguồn gốc từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nên an toàn với con người và sinh vật
Cải thiện cấu trúc đất: Phân bón hữu cơ cung cấp chất hữu cơ giúp tạo ra cấu trúc đất tốt hơn, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng tính thoát nước và giảm hiện tượng nứt nẻ
Trang 2819Tăng sự hoạt động của vi sinh vật có lợi: Phân bón hữu cơ tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện phân giải hữu cơ và hấp thụ chất dinh dưỡng
Giảm ô nhiễm môi trường: Sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm nguồn phát thải các hợp chất hóa học độc hại vào môi trường, cải tạo đất, đặc biệt là đối với đất cát, đất bạc màu Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp càng quan trọng hơn khi nền nông nghiệp đang trong giai đoạn chuyển mình sang sản xuất không chất thải
Giảm sự tiêu hao nước: Các chất hữu cơ trong phân hữu cơ hạn chế khả năng thoát hơi nước và giữ ẩm tốt cho đất, giúp giảm tần suất tưới nước và tiết kiệm nước
Tạo ra nông sản an toàn và chất lượng: Phân hữu cơ và vi sinh vật có lợi trong đất sẽ là góp phần xử lý các chất độc hại như H2S, CO2, NH3, CH4 … thành các hợp chất không độc hại, cải thiện chất lượng nguồn nước, cân bằng hệ sinh thái và an toàn cho con người và sinh vật
Tăng năng suất cây trồng: Sử dụng phân bón hữu cơ đúng cách có thể hạn chế sâu bệnh hại, giúp các bộ phận cành, lá cây cứng cấp hơn, khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi, giảm sâu bệnh và tối ưu hóa năng suất
Chính vì thế, việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân vô cơ hiện là một xu hướng được quan tâm hiện nay
1.3 Tổng quan về Hợp tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì 1.3.1 Tổng quan chung về Hợp tác xã BAVIFA
- Tên gọi: Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ môi trường BAVIFA (hay còn được gọi là BAVIFA)
- Địa chỉ: thôn Rùa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - Năm thành lập: 2016
- Mã số thuế: 0109592442
Trang 2920 - Diện tích sử dụng: 500 m2 (trong đó: Khu vực ủ và đảo trộn có diện tích lớn nhất; khu sơ chế, khu thành phẩm và các hạng mục phụ trợ chiếm phần diện tích còn lại)
- Số lượng nhân công: tổng số người tham gia hợp tác xã khoảng 7-10 lao động (trong đó: 03 lao động trong gia đình; 4-7 lao động thuê bên ngoài)
- Phạm vi thu gom phụ phẩm nông nghiệp: xã Vân Hòa, xã Minh Châu, xã Ba Vì, xã Tản Lĩnh và xã Yên Bài Trong đó:
+ Phụ phẩm trồng trọt: thu mua theo nhu cầu của hợp tác xã và mùa vụ; + Phụ phẩm chăn nuôi: hợp tác xã thu mua từ khoảng 50-80 hộ chăn nuôi (gia súc hoặc gia cầm)
- Khối lượng phụ phẩm thu mua (tính trung bình năm): khoảng 10.900 tấn nguyên liệu/năm (bao gồm phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi)
- Khối lượng sản phẩm phân hữu cơ (tính trung bình năm): khoảng 2.700 tấn sản phẩm/năm
- Phương pháp xử lý phụ phẩm nông nghiệp: ủ cùng với chế phẩm sinh học - Thời gian ủ: 60 – 75 ngày
- Phạm vi phân phối sản phẩm: các tỉnh thành phía Bắc
Trang 30Hình 1 4 Bản đồ vị trí thực hiện nghiên cứu
Sự ra đời của BAVIFA đã đang đem lại hiệu quả khả thi, cách chăn nuôi tiến bộ, giá trị kinh tế thiết thực cho xã Vân Hòa nói riêng và huyện Ba Vì nói chung Sản phẩm này đã làm thay đổi tư duy của nông dân trong xử lý chất thải nông nghiệp, thúc đẩy đời sống kinh tế tại chỗ nhiều hộ gia đình và cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm sạch từ đầu vào tới đầu ra
Ngoài ra, việc thu gom, xử lý, chế biến và sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp còn mang đến nhiều ý nghĩa Cụ thể là duy trì đa dạng sinh học, thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và phát triển môi trường bền vững
1.3.2 Danh mục thiết bị, máy móc của Hợp tác xã BAVIFA
Để thực hiện hoạt động sản xuất phân hữu cơ BAVIFA, hợp tác xã sử dụng một số thiết bị, máy móc chính như sau:
BAVIFA
Trang 31Bảng 1 4 Danh mục thiết bị, máy móc chính sản xuất phân hữu cơ BAVIFA
TT Danh mục thiết bị Số lượng (chiếc) Hình ảnh I Thu gom, vận chuyển
Trang 32TT Danh mục thiết bị Số lượng (chiếc) Hình ảnh
Trang 33TT Danh mục thiết bị Số lượng (chiếc) Hình ảnh
6 Thiết bị phối đảo trộn
phân và pha chế phẩm sinh học
1
Trang 35CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý phụ phẩm nông nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Phân tích và đánh giá được hiệu quả của mô hình tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ của Hợp tác xã BAVIFA trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)
Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình sản xuất phân hữu cơ theo định hướng KTTH tại huyện Ba Vì, thảnh phố Hà Nội và tiềm năng mở rộng sang các địa phương khác trong tương lai dựa trên các bộ tiêu chí đánh giá
2.2 Nội dung nghiên cứu
Thu thập, điều tra và khảo sát thực địa việc thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp rơm rạ và chất thải chăn nuôi chủ yếu là phân bò trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo định hướng KTTH tại Hợp tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Xây dựng được bộ tiêu chí trong đánh giá kinh tế tuần hoàn với các đối tượng và các lĩnh vực khác nhau Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh mở rộng tới các địa phương khác theo định hướng KTTH
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA trong đó nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính gồm chất thải chăn nuôi bò là phân bò sữa và phụ phẩm rơm rạ
Phạm vi nghiên cứu: mô hình sản xuất phân hữu tại Hợp tác xã BAVIFA tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 362.4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Tổng hợp các thông tin cần thiết và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân số và hiện trạng môi trường phục vụ cho quá trình nghiên cứu và chính sách liên quan đến KTTH Ngoài ra, để tính toán giá trị kinh tế, môi trường thì các báo cáo hằng năm kinh tế và xã hội của địa phương liên quan đến nghiên cứu là nguồn dữ liệu cần thiết Dữ liệu tổng hợp từ các đề tài được công bố trên thế giới góp phần định hướng khả năng áp dụng KTTH đối với đối tượng này
2.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học
Phương pháp khảo sát thực địa sẽ được tiến hành bằng cả phương pháp định tính và định hượng trên các đối tượng liên quan qua các phương pháp thu thập thông thông tin Các phương pháp sau sẽ được sử dụng trong suốt quá trình khảo sát thực địa: a) Khảo sát bằng bảng hỏi; b) Phỏng vấn sâu hay phỏng vấn bán cấu trúc; c) Thảo luận nhóm
Đối tượng của phương pháp bao gồm: i)Người dân tham gia hoạt động nông nghiệp (bao gồm phụ phẩm trồng trọt và phụ phẩm chăn nuôi); ii) Các đối tượng khác quan tâm đến mô hình BAVIFA
Nội dung điều tra hộ đại diện bao gồm: - Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp nội dung điều tra bao gồm: quá trình sản xuất, loại cây trồng và vật nuôi, năng suất trung bình, phương pháp thu hồi và xử lý phụ phẩm sau sản xuất, khả năng xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ tương tự BAVIFA
- Đối với các đối tượng khác như hộ kinh doanh, dịch vụ quan tâm đến mô hình BAVIFA: khả năng xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ tương tự BAVIFA (chi tiết bao gồm: vốn dự kiến xây dựng, cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc, nhân công, năng lượng sử dụng và các quá trình tiếp cận trong thu mua, sản xuất, phân phối sản phẩm)
- Số phiếu hỏi là 100 phiếu trong đó: 40 hộ trồng trọt, không chăn nuôi; 15 hộ thực hiện hoạt động chăn nuôi, không có hoạt động trồng trọt; 35 hộ thực hiện hoạt
Trang 3728động trồng trọt và chăn nuôi; 10 hộ không thực hiện hoạt động trồng trọt và chăn nuôi (tiểu thương)
- Thời gian khảo sát: chia làm 4 đợt theo đề cương (6/2022; 9/2022, 1/2023, 4/2023)
- Số xã khảo sát 5 xã: Vân Hòa, Minh Châu, Ba Vì, Tản Lĩnh, Yên Bài
2.4.3 Phương pháp thống kê và xử lý
Phương pháp sẽ loại bỏ các nguồn thống tin thiếu khách quan, lấy giá trị trung vị của đối tượng được phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu để đưa ra các giá trị thực tế, có sự phản ánh rõ rệt, trung thực
2.4.4 Phương pháp xây dựng Bộ các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn
Phương pháp nghiên cứu hướng tới xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu, khuôn khổ, hướng dẫn và là công cụ hỗ trợ cho việc thúc đẩy nền KTTH, bộ các tiêu chí trong KTTH đưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ cả về chính sách lẫn yếu tố về mặt kỹ thuật, môi trường, kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển bền vững, các mục tiêu tiếp cận bao gồm: i) Phương pháp đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ, tiêu chuẩn hóa gắn với KTTH trên thế giới ii) Phương pháp đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ dựa trên kinh nghiệm ngành, lĩnh vực, địa phương và các mô hình kinh tế gắn với cách tiếp cận KTTH có liên quan, kết hợp với một số tiêu chuẩn (ISO, QCVN,…) đã được xây dựng tại Việt Nam
Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu đo lường: các yếu tố ảnh hưởng tới sẽ được xác định dựa trên các tác động của KTTH tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Để xây dựng Bộ các tiêu chí trong KTTH, tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định các công việc cần làm: bao gồm thu thập, xử lý và đánh giá các dữ liệu
Bước 2: Thu thập dữ liệu: Để đánh giá các tiêu chí, cần phải thu thập dữ liệu liên quan, bao gồm số liệu kinh tế từ các nguồn chính thống như cơ quan thống kê quốc gia, các tổ chức quốc tế hoặc dữ liệu nội bộ, các kết quả điều tra khảo sát
Bước 3: Xây dựng các nhóm các tiêu chí về KTTH:
Trang 3829Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment – LCA) chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nghiên cứu về KTTH đã được công bố (năm 2019: 74 %, năm 2020: 56,7 %) [15] Trong nghiên cứu, xác định 3 trụ cột đại diện cho 3 nhóm tiêu chí chung về KTTH [16], bao gồm:
i) Nhóm thứ nhất: Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên
nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
ii) Nhóm thứ hai: Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng
hóa, các linh kiện, cấu kiện;
iii) Nhóm thứ ba: Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến
môi trường, bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh [4]
Trang 39Hình 2 1 Hệ thống các tiêu chí trong hình thành kinh tế tuần hoàn (Nguồn:[17])
Trang 4031Bước 4: Đánh giá xem một mô hình có phải là KTTH hay không? Căn cứ theo Hình 2.1, dưới đây là các tiêu chí chính để đánh giá và thang điểm đánh giá:
Bảng 2 1 Thang cho điểm các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn
Tài nguyên thiên nhiên (Có tận dụng được hết tài nguyên không?)
KTTH đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và không gây lãng phí
0-5
(4) Nguyên liệu đầu vào (có dồi dao không?)
KTTH đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có khả năng tái chế và giải quyết được các vấn đề chất thải chưa được xử lý tối ưu hóa
0-5
(5) Tiến trình xử lý chất thải
Mô hình có khả năng xử lý chất thải, tái lặp lại các quy trình sản xuất và đem lại hiệu quả cao
0-5
(6) Kinh tế xã hội
KTTH cần đảm bảo giảm thiểu sự bất bình đăng kinh tế và xã hội, đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội và lợi ích
Mô hình cần phải kết nối và hợp tác với các nền kinh tế quốc tế để đảm bảo tính bền vững và phát triển
0-5
(7) Khả năng phục hồi của hành tinh (an ninh tài chính, khả năng thích ứng)
Mô hình cần đảm bảo hệ thống tài chính được bảo vệ và không gây ra những rủi ro lớn
KTTH nên cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, bao gồm cả các yếu tố như giáo dục, sức khỏe và môi trường sống
0-5
(8) Tác động của môi trường KTTH cần đảm bảo rằng tác động lên môi trường được kiểm soát và giảm thiểu, đồng 0-5