3.1. Hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
3.1.3. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA
3.1.3.1. Quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất
Nguồn phụ phẩm chủ yếu được tận thu của hợp tác xã BAVIFA, bao gồm:
- Thứ nhất là nguồn thu mua từ trồng trọt: chủ yếu là rơm rạ, sau 2 vụ thu
hoạch đông xuân và hè thu trên địa bàn huyện Ba Vì.
Theo thống kê, sản lượng lúa năm 2022 của huyện là 82.527,25 tấn/năm trong
10.20%
20.50%
37.50%
31.80%
Mục đích khác Phân hữu cơ Chuyển ra ruộng Biogas
41.40%
30.25%
17.55%
10.80%
Mục đích khác Phân hữu cơ Chuyển ra ruộng Biogas
40 đó, tính tới 5 xã trong huyện khối lượng rơm rạ khoảng 35.412,39 tấn/năm. Trong phạm vi thu mua là 5 xã, hợp tác xã BAVIFA đã giải quyết được hơn gần 8.500 tấn rơm rạ/năm tương đương 24%. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các phụ phẩm từ ngô, khoai, lạc, xơ dừa cũng được tận thu để sản xuất.
- Thứ hai là nguồn thu mua từ chăn nuôi: phân bò được thu từ 50 hộ, phân gia
cầm được thu từ 30 hộ trên địa bàn 5 xã của huyện Ba Vì. Trung bình tuần, hợp tác xã thu mua được 10-20 xe phụ phẩm chăn nuôi, mỗi xe có thể tích 2 – 2,5 m3 (đã bao gồm các hộ dùng chế phẩm và chưa dùng chế phẩm), thu mua hơn 200 tấn/tháng tương đương 2.400 tấn/năm phụ phẩm chăn nuôi tương đương 30,25%. Ngoài ra, các hộ gia đình chăn nuôi được khuyến khích dùng chế phẩm sinh học để thuận tiện cho quá trình sản xuất và giảm mùi hôi thối, khó chịu.
- Thứ ba là từ chế phẩm sinh học: BAVIFA sử dụng chế phẩm sinh học có tên
là Tĩnh Nhân, có các đặc điểm sau:
+ Chế phẩm có công thức bao gồm tổ hợp các men vi sinh có lợi cho đất nước như Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae, Aspergillus oryzae và các Enzyme: Amylaza, Xellulaza, Pro-teaza,…
+ Tùy thuộc vào đối tượng và khối lượng chất thải thì chế phẩm sinh học được được pha và sử dụng như sau:
++) Đối với xử lý môi trường chuồng trại: Pha 1 lít chế phẩm với 100 lít nước sạch rồi phun lên sàn, tường chuồng trại 1 lần, lần 2 cách đợt 1 từ 5-7 ngày.
++) Đối với xử lý môi trường có nước: Pha 1 lít chế phẩm với 100 lít nước sạch té đều lên 1.000 m2 bề mặt nước, đợt 2 cách đợt 1 từ 7-10 ngày.
++) Đối với xử lý hầm biogas, bể phốt: Đổ trực tiếp 1 lít chế phẩm trực tiếp vào hố phốt tương đương 1 m3, đợt 2 cách đợt 1 từ 3 - 4 tháng.
++) Đối với xử lý rác thải hữu cơ: Pha 200 ml chế phẩm với 10 lít nước sạch trộn ẩm đều cho 1 m3 rác hữu cơ đậy kín, đợt 2 cách đợt 1 từ 7 - 10 ngày. Sau khoảng 2 -3 tháng rác sẽ hoai mục mà không phát sinh mùi hay khí độc hại.
41
3.1.3.2. Quy trình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA
Để sản xuất phân hữu cơ, công nhân thực hiện qua các công đoạn:
Nguyên liệu sản xuất (phụ
phẩm)
Chia tỷ lệ, sơ chế
Ủ phân hữu cơ lần 1 Phụ trợ: Cuốc, xẻng,
bạt che, máy cắt nghiền
Chế phẩm sinh học
Đảo trộn Máy đảo, chế phẩm
sinh học
Ủ phân hữu cơ lần 2
CTR: Đất đá, nilong,...
Nhiệt độ, mùi
Kiểm tra OK CTR: Đất đá,
nilong
Kiểm tra Hoàn thiện sản
phẩm
Đóng gói
Hình 3. 4. Quy trình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA
Thuyết minh quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ sản xuất:
Dựa trên kinh nghiệm ủ phân của chủ hợp tác xã, tỷ lệ ủ phân hữu cơ được xác định theo công thức sử dụng 3:1, nghĩa là 3 tấn phụ phẩm nông nghiệp dùng 1 tấn
42 phụ phẩm chăn nuôi.
Các thiết bị phụ trợ bình tưới, cuốc, xẻng, cào…và vật liệu ủ như bạt, bao tải, bao nilong… để che nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Sơ chế phụ phẩm: Đối với các phụ phẩm chăn nuôi sẽ được phun chế phẩm sinh học theo tỷ lệ nhất định để giảm mùi, vi sinh vật gây hại và ủ trong điều kiện thời tiết lý tưởng trong 1-2 ngày. Đối với phụ phẩm trồng trọt sẽ được cắt nhỏ thành kích cỡ vừa phải hoặc nghiền dạng bột, đưa qua máy sàng để loại bỏ các tạp chất.
Bước 2: Ủ phân hữu cơ lần 1 và đảo trộn
Đảo trộn phụ phẩm nông nghiệp và phụ phẩm chăn nuôi, dồn bằng máy cào và đùn thành các luống có kích thước phù hợp (chiều rộng 1,2 -1,5 m, chiều cao 1,0 -1,2 m, chiều dài không hạn chế tùy vào địa hình của nhà xưởng).
Nơi ủ nên có nền đất khô ráo, hoặc lót nền bằng bạt nilong ở dưới. Giữa các luống có chia rãnh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá hoặc gặp thời tiết bất lợi.
Khống chế độ ẩm 60%. Kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp nguồn nguyên liệu, cắm thiết bị kiểm tra nhanh độ ẩm và nhiệt độ để xác định cơ sở thực hiện quy trình tiếp theo.
Sau 15 – 20 ngày, nhiệt độ trong luống ủ tăng lên đạt 75 – 90oC và giai đoạn này sẽ ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diệt các loại mầm bệnh, vi sinh vật có trong phân bò có thể gây bệnh cho người. Tiếp theo, luống ủ sẽ được đảo đều bằng máy đảo tích hợp, trong bước này chế phẩm sinh học xịt đồng đều một lần nữa, các tạp chất như cát, sỏi, nilong không phân hủy sẽ được loại bỏ. Đậy đống ủ bằng bạt, phủ tiếp một lớp phụ phẩm nông nghiệp lên để giữ ẩm và nhiệt độ.
Bước 3: Ủ phân hữu cơ lần 2 và kiểm tra
Sau khi ủ 15 - 20 ngày, tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều một lần nữa, nhiệt độ luống ủ lúc này giảm xuống khoảng 50oC. Tiến hành dồn đống ủ lên nền bê tông có mái che thoáng khí, không phủ bạt. Sau đó 5-7 ngày,
43 phân hữu cơ được kiểm tra một lần nữa về thành phần, nhiệt độ và hình thức bề noài.
Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, công nhân sẽ tiến hành ủ bằng chế phẩm sinh học lần 2.
Các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được sàng lọc bằng máy lọc cuối để loại bỏ sỏi, đá và nilong còn sót lại của quá trình.
Bước 4. Hoàn thiện sản phẩm và đóng gói
Tùy theo mục đích sử dụng, có thể đóng trực tiếp phân hữu vào bao giao cho các hợp tác xã trồng cây, nén dưới dạng hạt như hạt dẻ, hạt đỗ xanh để trồng cây cảnh
… với hình dạng phong phú, dễ sử dụng.
Các sản phẩm sau sản xuất được chuyển đi phân phối ở các tỉnh thành lân cận làm nguồn phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, dịch vụ.
3.1.3.3. Sản phẩm phân hữu cơ tại hợp tác xã BAVIFA
Theo kết quả phân tích của gần 50 mẫu chất thải chăn nuôi và 10 mẫu phụ phẩm của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vào cuối tháng 4/2021, lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng ở trong phân bò và phụ phẩm cây trồng là rất cao [21]. Con số này phản ánh đặc tính cũng như hiệu quả của sản phẩm đem lại cho đất.
Bảng 3. 1. Các chỉ tiêu (%) chính trong phân loại phân hữu cơ
Chỉ tiêu/ Loại phân DM C N C:N P Ca Mg K
Phân bò 55,29 17,83 0,95 25,35 0,24 0,53 0,37 0,62 Phụ phẩm cây trồng 51,59 38,82 1,61 29,69 0,17 1,17 0,36 0,39
Phân lợn 54,33 14,18 1,23 20,55 0,38 1,01 0,38 0,54 Phân gà 56,09 19,15 1,36 11,74 0,60 0,84 0,35 0,40
Nguồn: Phòng thí nghiệm Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2021
Kết quả phân tích của Trung tâm Khoa học Công nghệ và môi trường (Vilas929-Vimcerts171), sản phẩm phân hữu cơ BAVIFA có đặc tính chung như sau:
Độ ẩm: 30- 35%, pH: 7,1-7,3, Hữu cơ: 37.24g/Kg, Axit Humic+Axit Fulvic: 35%,
44 Azotobacter: 2,2x106 CFU/g; Ecoli: 9.300 MPN/100g; Salmonella: Không phát hiện.
Phân hữu cơ BAVIFA được sản xuất theo đúng quy trình, giúp đất có khả năng giữ ẩm tốt và hạn chế suy thoái đất tốt hơn. Chất hữu cơ trong phân giữ cho độ pH của đất ở mức trung tính, các chất khoáng và dinh dưỡng được duy trì. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ góp phần giảm lượng phân bón vô cơ, từng là bài toán khó cho ngành nông nghiệp. Chất hữu cơ được chuyển hóa thành mùn hay chính là phì nhiêu, tăng sức khỏe, tính chất sinh-lý-hóa và tuổi thọ của đất.
45
Hình 3. 5. Hình ảnh sản phẩm phân hữu cơ tại BAVIFA