Phương pháp xây dựng Bộ các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo Định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã bavifa, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 37 - 46)

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.4. Phương pháp xây dựng Bộ các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn

Phương pháp nghiên cứu hướng tới xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu, khuôn khổ, hướng dẫn và là công cụ hỗ trợ cho việc thúc đẩy nền KTTH, bộ các tiêu chí trong KTTH đưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ cả về chính sách lẫn yếu tố về mặt kỹ thuật, môi trường, kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển bền vững, các mục tiêu tiếp cận bao gồm: i) Phương pháp đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ, tiêu chuẩn hóa gắn với KTTH trên thế giới. ii) Phương pháp đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ dựa trên kinh nghiệm ngành, lĩnh vực, địa phương và các mô hình kinh tế gắn với cách tiếp cận KTTH có liên quan, kết hợp với một số tiêu chuẩn (ISO, QCVN,…) đã được xây dựng tại Việt Nam.

Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu đo lường: các yếu tố ảnh hưởng tới sẽ được xác định dựa trên các tác động của KTTH tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Để xây dựng Bộ các tiêu chí trong KTTH, tiến hành các bước sau:

Bước 1: Xác định các công việc cần làm: bao gồm thu thập, xử lý và đánh giá các dữ liệu.

Bước 2: Thu thập dữ liệu: Để đánh giá các tiêu chí, cần phải thu thập dữ liệu liên quan, bao gồm số liệu kinh tế từ các nguồn chính thống như cơ quan thống kê quốc gia, các tổ chức quốc tế hoặc dữ liệu nội bộ, các kết quả điều tra khảo sát.

Bước 3: Xây dựng các nhóm các tiêu chí về KTTH:

29 Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment – LCA) chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nghiên cứu về KTTH đã được công bố (năm 2019: 74 %, năm 2020: 56,7 %) [15]. Trong nghiên cứu, xác định 3 trụ cột đại diện cho 3 nhóm tiêu chí chung về KTTH [16], bao gồm:

i) Nhóm thứ nhất: Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;

ii) Nhóm thứ hai: Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;

iii) Nhóm thứ ba: Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh [4].

30

Hình 2. 1. Hệ thống các tiêu chí trong hình thành kinh tế tuần hoàn (Nguồn:[17])

31 Bước 4: Đánh giá xem một mô hình có phải là KTTH hay không? Căn cứ theo Hình 2.1, dưới đây là các tiêu chí chính để đánh giá và thang điểm đánh giá:

Bảng 2. 1. Thang cho điểm các tiêu chí trong kinh tế tuần hoàn

TT Tiêu chí Mô tả Chỉ số

(1) Ổn định tài chính (của mô hình sản xuất)

Mô hình có cơ cấu tài chính vững chắc và

không có biến động lớn 0-5

(2) Tăng trưởng kinh tế (tại địa phương)

Mô hình KTTH có khả năng duy trì sự tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Bao gồm cả GDP và các chỉ số kinh tế khác 0-5 (3)

Tài nguyên thiên nhiên (Có tận dụng được hết tài nguyên không?)

KTTH đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và không gây lãng phí

0-5

(4) Nguyên liệu đầu vào (có dồi dao không?)

KTTH đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có khả năng tái chế và giải quyết được các vấn đề chất thải chưa được xử lý tối ưu hóa

0-5

(5) Tiến trình xử lý chất thải

Mô hình có khả năng xử lý chất thải, tái lặp lại các quy trình sản xuất và đem lại hiệu quả cao

0-5

(6) Kinh tế xã hội

KTTH cần đảm bảo giảm thiểu sự bất bình đăng kinh tế và xã hội, đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều có cơ hội và lợi ích.

Mô hình cần phải kết nối và hợp tác với các nền kinh tế quốc tế để đảm bảo tính bền vững và phát triển.

0-5

(7) Khả năng phục hồi của hành tinh (an ninh tài chính, khả năng thích ứng)

Mô hình cần đảm bảo hệ thống tài chính được bảo vệ và không gây ra những rủi ro lớn.

KTTH nên cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, bao gồm cả các yếu tố như giáo dục, sức khỏe và môi trường sống.

0-5

(8) Tác động của môi trường

KTTH cần đảm bảo rằng tác động lên môi trường được kiểm soát và giảm thiểu, đồng 0-5

32

TT Tiêu chí Mô tả Chỉ số

thời khuyến khích phát triển bền vững

Dựa vào số điểm đã được tính toán tại Bảng 2.1 , đối tượng đang xem xét có phải là một mô hình KTTH hiệu quả hay không thông qua các thang đánh giá, chi tiết tại Bảng 2.2:

Bảng 2. 2. Thang đánh giá hiệu quả của mô hình kinh tế tuần hoàn

Chỉ số

(điểm) 0 1 2 3 4 5

Mô tả Không Mức độ

rất thấp

Mức độ thấp

Mức độ trung bình

Mức độ cao

Mức độ rất cao

Thang đánh giá

A (30-40 điểm)

B (20-30 điểm)

C (10-20 điểm)

D (5-10 điểm)

F (<5 điểm)

Mô tả Mô hình

KTTH

Biểu hiện KTHH

Chuẩn bị chuyển KTTH

Không phải KTTH

Không phải KTTH

Bước 5: Trả lời câu hỏi thứ 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ tiếp cận KTTH, dựa trên một số công cụ đã được phát triển trên thế giới:

Bảng 2. 3. Một số công cụ tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong các tổ chức [18]

Công cụ Tổ chức phát triển Năm Số lượng câu hỏi

định tính

CAS2.0 Học viện kinh tế tuần hoàn hợp tác

với Interreg Alpine Space – Dự án

Thông tư 4.0 2021 29

CE-Diagnosis

Trường Đại học Navarra (Tây Ban

Nha) 2017 20-38

CircularTRANs Trường Bách khoa Đại học

Mondragon (Tây Ban Nha) và cộng tác của các tổ chức khác 2020 132-172

33

Công cụ Tổ chức phát triển Năm Số lượng câu hỏi

định tính

Circulytics

Quỹ Ellen McArthur với 13 đối tác chiến lược và Công ty thành viên 2020 40

CM-FLAT Trung tâm Nghiên cứu, Kỹ thuật đổi

mới Fraunhofer Italia và Trường Đại

học Bozen – Bolzano (Ý) 2021 27-45

INEDIT

Inedit Innova 2020 12-22

MATChE

Trường Đại học Kỹ thuật Đan Mạch 2021 37

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về khung pháp lý liên quan đến KTTH còn ở mức sơ khai và chưa đầy đủ. Trên cơ sở các phương pháp đã được trình bày tại Bảng 2.3, nghiên cứu sử dụng phương pháp Circulytics của Quỹ Ellen MacArthur 2013 (đã được đánh giá tại nghiên cứu cho 2 ngành chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống không cồn), cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam và sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Vì, tỷ trọng của các tiêu chí được trình bày tại Hình 2.2.

Nhóm 01 - Yếu tố chuẩn bị

50%

Nhóm 02 - Hoạt động

50%

Sử dụng nguyên liệu, sản phẩm, chất thải –

Sử dụng bao bì –

Sử dụng nước, điện năng –

Sử dụng trang thiết bị –

Phục hồi hệ sinh thái –

Chiến lược và kế hoạch

Con người –

Cơ sở dữ liệu –

Hợp tác, truyền thông –

Hình 2. 2. Các tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi mô hình KTTH

34 Nghiên cứu đã xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang mô hình KTTH trong sản xuất phân hữu cơ (tương ứng Hợp tác xã BAVIFA) theo 9 tiêu chí thuộc 2 nhóm gồm: Nhóm 1 - Các yếu tố chuẩn bị chuyển đổi và Nhóm 2 - Thực hiện các hoạt động chuyển đổi.

Trọng số của 2 nhóm yếu tố chuẩn bị và thực hiện hoạt động là như nhau chiếm 50% tổng điểm. Trong đó, 9 tiêu chí được đánh giá theo 4 thang điểm với điểm tối đa là 100.

Quy trình tính điểm được thực hiện cho mỗi hộ sản xuất, khảo sát bắt đầu từng chỉ số, từng tiêu chí, từng nhóm tiêu chí và tổng hợp theo công thức sau:

50% Tổng điểm nhóm 1 + 50% Tổng điểm nhóm 2

100%

Điểm sẵn sàng =

Trên cơ sở kết quả được tính toán, đánh giá tiềm năng thực hiện chuyển đổi mô hình KTTH được đánh giá theo thang điểm 100 với 5 mức độ sẵn sàng, theo bảng thống kê như sau:

Bảng 2. 4. Thang điểm và phân hạng mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang KTTH

TT Điểm số Xếp hạng Nội dung

1 77,78-100

77,78-88,89

Mức A Mức A-

Dẫn đầu Đã triển khai chiến lược về KTTH, có

các hoạt động hợp tác với nhà cung cấp, các bên liên quan về KTTH, thực hiện giải pháp thu hồi, tái chế các nguồn tài nguyên góp phần phục hồi hệ sinh thái, giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Có thể dẫn dắt và có ảnh hưởng đến các đối tượng khác

2 55,56-77,78

55,56-66,67

Mức B Mức B-

Nâng cao Đã có chiến lược, kế hoạch thực hiện

KTTH, đầu tư ở hầu hết các hạng mục

35

TT Điểm số Xếp hạng Nội dung

ưu tiên và thực hiện một số hoạt động về KTTH

3 44,44-55,56

33,33-44,44

Mức C Mức C-

Trung bình

Đã tích hợp KTTH vào định hướng chiến lược và thực hiện một số hoạt động về KTTH.

4 11,11-33,33

11,11-22,22

Mức D Mức D-

Mới bắt đầu

Đã có ý niệm về KTTH và triển khai một số hoạt động thí điểm

5 0-11,11 Mức E

Chưa bắt đầu

Chưa thực hiện hoạt động nào về KTTH, ở cấp độ này không đáp ứng bất cứ tiêu chí nào của KTTH.

(Nguồn: Quỹ Ellen MacArthur 2013 [19])

Đánh giá độ tin cậy của việc lựa chọn các thang đánh giá từ đối tượng là doanh nghiệp sang đối tượng là hộ gia đình thể hiện như sau:

Bảng 2. 5. So sánh độ tin cậy khi lựa chọn thang đánh giá doanh nghiệp

TT Nội dung

đánh giá

Doanh nghiệp Hộ sản xuất theo

hướng BAVIFA

Đánh giá

1 Đối tượng

Sản xuất ra mặt hàng cụ thể nước ngọt, sản xuất giấy, sản xuất bánh,… theo đăng kí doanh nghiệp

Sản xuất phân hữu cơ, là hợp tác xã có mã số thuế đầy đủ Đáng tin

2 Phạm vi

Rộng: Nguồn nguyên liệu, phân phối sản phẩm từ nhiều địa điểm khác nhau, quãng đường vận chuyển xa

Hẹp: Nguyên liệu chính: phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Ba Vì. Sản phẩm chính: phân hữu cơ xuất bán cho các địa phương lân

Có thể chấp nhận

36

TT Nội dung

đánh giá

Doanh nghiệp Hộ sản xuất theo

hướng BAVIFA

Đánh giá

cận.

3 Số lượng và thời gian nghiên cứu

- Số lượng: 100 doanh nghiệp - Thời gian: 12 tháng

- Số lượng: 100 hộ sản xuất

- Thời gian: 12 tháng

Đáng tin

4 Các tiêu chí đánh giá

11 tiêu chí theo 4 thang điểm với điểm tối đa là 100

9 tiêu chí theo 4 thang điểm với điểm tối đa là 100 (không có R&D, đổi mới và sáng tạo;

gộp tiêu chí sử dụng điện nước thành 1 tiêu chí)

Có thể chấp nhận

Dựa trên phân tích tại Bảng 2.5, có thể thấy độ tin cậy với các nội dung chính về phạm vi, đối tượng, tiêu chí đánh giá. Nghiên cứu có thể kế thừa các thang đánh giá khi lựa chọn đối tượng là các hộ gia đình. Các hệ số tương đối tại mỗi tiêu chí được tính toán tại Chương 3.

Bước 6: Kết luận và đề xuất: Tổng hợp các kết quả đánh giá tại Bước 4 và 5 để đưa ra kết luận và đưa ra các đề xuất cho nghiên cứu.

37

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo Định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã bavifa, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)