Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo Định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã bavifa, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Qua khảo sát thực tế, mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA đã góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho 7-10 lao động, phát triển kinh tế cho hơn 180 hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Vì (thông qua hình thức thu gom phụ phẩm nông nghiệp và trợ giá chế phẩm sinh học) và giá trị kinh tế cho chính hợp tác xã, ước tính lợi nhuận của mô hình nhận lại như sau:

Bảng 3. 2. Phân tích hiệu quả kinh tế hàng tháng của mô hình sản xuất phân hữu cơ

của hợp tác xã BAVIFA

TT Mô tả Số/Sản lượng Đơn giá

(VND)

Trung bình tháng (VND)

1

Chi phí – Kinh phí đầu tư 668.127.000

Xây dựng nhà xưởng, máy móc,

thiết bị,… 850.000.000 2.167.000* 2.167.000

Thu mua phụ phẩm chăn nuôi 80 xe 300.000 24.000.000

Thu mua rơm rạ* 708.333 kg 800 566.666.667

46

TT Mô tả Số/Sản lượng Đơn giá

(VND)

Trung bình tháng (VND)

Thu mua phụ phẩm khác 8.333 kg 2.500 20.833.333 Vận chuyển, bao bì,… 167 chiếc 3.000 500.000 Nhân công – lao động 7 người* 7.000.000 49.000.000 Bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ 1 lần 1.000.000 1.000.000

Xăng, dầu chạy máy 40 lít 24.000 960.000

Hỗ trợ bán chế phẩm 1 đơn vị 3.000.000 3.000.000

2

Lợi ích kinh tế 682.000.000

Hỗ trợ chế phẩm 200 lít 10.000 2.000.000

Phân hữu cơ 225.000 kg 3.000 675.000.000

3 Chi phí khác* 1 đơn vị 500.000 500.000

Nhân công – lao động (ăn uống) 3* người 1.500.000 4.500.000

Hiệu quả kinh tế (Mục 2-1-3) 4.373.000

Áp dụng công thức tính NPV (Net Present Value) tính cho giá trị hiện ròng, công thức tính như sau:

NPV = ∑ ((𝐵𝑖−𝐶𝑖)

(1+𝑟)𝑖)

𝑛

𝑖=0

Trong đó:

+) Bi (Benefit) - Lợi ích của mô hình, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thu bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..);

+) Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà mô hình bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…);

+) r – Tỷ lệ chiết khấu;

+) n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của mô hình);

+) i – Thời gian (i = 0,1…n).

47

(*) - Tổng giá trị đầu tư ban đầu cho mô hình sản xuất khoảng 850.000.000

VND (không tính đến khu đất sản xuất là của chủ mô hình) , kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 200.000.000 VND. Dự tính thời gian vận hành là 25 năm, tỷ lệ chiết khấu của mô hình là 5%.

- Kết quả tính toán với các trường hợp:

Thời gian (i) 1 5 10 15 20 25

NPV <0 <0 <0 >0 >0 >0

Nhận xét: Với giá trị NPV > 0 có nghĩa là giá trị hiện tại ròng của tất cả các khoản thu vào và chi ra của mô hình, chiết khấu về thời điểm hiện là số dương, mô hình được đánh giá là khả thi và có lời. Dự án có lợi nhuận thu về cao hơn hơn phí bỏ ra (tất cả đều phải chiết khấu về thời điểm hiện tại). Vì thế, mô hình như BAVIFA có thể xem xét, cân nhắc đầu tư. Ngoài ra, so với các phương pháp xử lý khác, mô hình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA theo điều tra và khảo sát thực địa được đánh giá như sau:

48

Hình 3. 6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của xử lý phụ phẩm nông nghiệp tại BAVIFA

so với các phương pháp xử lý khác

Qua tính toán trên Bảng 3.3 và đánh giá tại Hình 3.6 với các thang điểm từ 01- 100 điểm, hoạt động sản xuất phân hữu cơ của Hợp tác xã BAVIFA đã đem lại nguồn thu nhập khoảng 4.373.000 VND/tháng, đây không phải con số lớn so với các phương thức xử lý khác (như biogas, làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm gạch, nuôi giun,…) và đòi hỏi người thực hiện mô hình phải có nguồn vốn và kinh phí vận hành ổn định, tuy nhiên hoạt động của BAVIFA đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều hộ nông dân tại xã Vân Hòa nói riêng và huyện Ba Vì nói chung, đáp ứng nhu cầu phân bón của các cơ sở trồng rau, trồng hoa và trồng dược liệu tại khu vực lân cận, đem lại phản hồi kinh tế tích cực.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả môi trường

a) Đối với phụ phẩm trồng trọt

Dựa trên một tính toán năm 2019, lượng khí phát thải từ hoạt động đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả thu được về thành phần và lượng khí thải tại huyện Ba Vì chứa 37.132,3 tấn CO2, 2.934 tấn CO, 5,7 tấn SO2, 71,9 tấn NOx, 129,3 tấn NH3, 302,5 tấn CH4, 287,1 tấn PM10 và 261,9 tấn PM2.5 [22]. Nếu việc đốt rơm rạ tiếp tục xảy ra thì nguy cơ ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê tại tiểu mục 3.1 (lượng rơm từ thu hoạch:

82.527,25 tấn/năm; lượng rơm BAVIFA thu mua: 8.500 tấn/năm), hoạt động sản xuất phân hữu cơ đã làm giảm 10,29% lượng rơm rạ trên địa bàn huyện Ba Vì, ước tính hiệu quả môi trường được chi tiết theo bảng dưới đây:

Bảng 3. 3. Đánh giá khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm trong không khí từ hoạt

động đốt rơm rạ của mô hình BAVIFA

Thông số ô nhiễm Tải lượng khi đốt

rơm (tấn/năm) Tải lượng giảm khi có

BAVIFA (tấn/năm) Tải lượng sau thu

BAVIFA (tấn/năm)

CO2 37.132,3 3.824,49 33.307,81

49

Thông số ô nhiễm Tải lượng khi đốt

rơm (tấn/năm) Tải lượng giảm khi có

BAVIFA (tấn/năm) Tải lượng sau thu

BAVIFA (tấn/năm)

CO 2.934,00 302,19 2.631,81

SO2 5,70 0,58 5,11

NOx 71,90 7,41 64,49

NH3 129,30 13,32 115,98

CH4 302,50 31,156 271,34

PM10 287,10 29,57 257,52

PM2.5 261,90 26,97 234,92

Qua tính toán tại Bảng 3.3 có thể thấy, mô hình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA đã góp phần làm giảm khoảng 3.824,49 tấn CO2/năm tương đương giải quyết 10,3%

các chất ô nhiễm có trong khí thải từ hoạt động đốt rơm rạ đặc biệt là CO, CO2, cải thiện chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng.

b) Đối với phụ phẩm chăn nuôi

Chất thải rắn, nước thải và khí thải là những vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất tại các trang trại (ước tính trung bình một hộ nuôi khoảng 4-5 con bò). Trung bình một con bò thịt trưởng thành sẽ thải ra khoảng 16,5 kg phân /ngày, lượng nước thải bao gồm nước rửa chuồng và nước tiểu khoảng 190 lít/ngày. Tỷ lệ xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường theo đầu vào là 7,79% [23].

Bảng 3. 4. Đánh giá khả năng phát thải thông số ô nhiễm N, P từ phân bò tại một

hộ chăn nuôi

TT Chất thải Phát thải

1 ngày (kg)

Lượng Photpho

Lượng Nito

Tổng Nito và Phopho Tấn/ngày Tấn/năm

1 Phân chuồng 67,55 0,36% 2,96% 2,243 818,55

2 Nước tiểu 47,84 0,23g/L 1.99g/L 0,111 38,77

50

TT Chất thải Phát thải

1 ngày (kg)

Lượng Photpho

Lượng Nito

Tổng Nito và Phopho Tấn/ngày Tấn/năm

3 Rửa chuồng trại 845,52 28mg/L 328,5mg/L 0,314 110,024

Tổng 2,664 970,38

(Nguồn: [23])

Khí thải cũng là một mối quan tâm trong chăn nuôi bò. Đây cũng là một trong những nguồn thải CH4 lớn và gây mùi khó chịu cho những người xung quanh. Hệ số phát thải CH4 trung bình của một con bò thịt nuôi bán tham canh là 31,78kg/con/năm [25], lượng khí CH4 phát thải trung bình khoảng 7.837,5 kg/năm (tính cho 50 hộ nuôi bò, mỗi hộ 5 con).

Mô hình BAVIFA đã tận thu được nguồn chất thải chăn nuôi từ 80 hộ (trong đó có 50 hộ nuôi bò). Tải lượng ô nhiễm N, P được giảm nhờ hoạt động thu gom về mô hình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA khoảng 77.630,4 tấn/năm (trong số 625.895,1 tấn/năm từ 645 trang trại chăn nuôi tại huyện Ba Vì) tương đương giải quyết 12,41%

nồng độ chất ô nhiễm N, P ra ngoài môi trường. Do đó, phương pháp tái sử dụng phụ phẩm chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ được đánh giá là có hiệu quả đối với môi trường ở mức tốt.

c) Đánh giá khả năng phát tán CH4 từ quá trình ủ phân hữu cơ

Quá trình sản xuất phân hữu cơ nếu không được vận hành đúng quy trình và hiệu quả, có thể phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh. Một trong những sản phẩm chính của quá trình sản xuất phân hữu cơ là khí CH4 (chiếm khoảng 40-50%).

Trong khi đó CH4 là một trong những khí nhà kính đóng góp đáng kể vào hiện tượng biến đổi khí hậu. Ước tính phát thải CH4 từ quá trình ủ được tính theo công thức:

EcCH4 = ∑Qi * EFcCH4 [24]

Trong đó:

EcCH4 là phát thải trực tiếp CH4 từ rác được ủ phân hữu cơ (tấn CH4 tương

51 đương)

Qi là lượng rác được đem ủ phân hữu cơ (tấn), tương đương khoảng 10.900 tấn nguyên liệu/năm (bao gồm phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi).

EFcCH4 là hệ số phát thải của rác được ủ phân hữu cơ (tCH4/tấn ướt), hệ số tính bằng 4g CH4/kg chất thải ướt được xử lý (theo Quyết định số 2626/QĐ-BNTMT ngày 10/10/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường về công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính đối tượng là xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học (Xử lý chất thải bằng phương pháp ủ phân sinh học) – Hệ số phát thải CH4

theo trọng lượng ướt).

EcCH4 = 10.900 x 4/ 1000 = 43,6 tấn/năm

Khí CH4 là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành ôzôn ở tầng đối lưu, một chất ô nhiễm không khí nguy hiểm và khí nhà kính, tiếp xúc với chất này gây ra 1triệu ca tử vong sớm mỗi năm. CH4 cũng là một khí nhà kính mạnh, khả năng làm ấm mạnh hơn nhiều lần so với carbon dioxide. Theo bảng 3.3, lượng CH4 giảm đi từ quá trình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA là khoảng 31,2 tấn. Tuy nhiên, các phương thức xử lý khác (chẳng hạn như đốt, ủ biogas,…) có thể phát thải CH4 tương đương. Chính vì vậy, để có thể cải thiện chất lượng môi trường hơn, trong tương lai chủ mô hình sẽ đề xuất một số biện pháp giảm thiểu nguồn phát sinh chất ô nhiễm này.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội

Mô hình đã tạo động lực và niềm tin cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Ba Vì trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải chăn nuôi, rơm rạ sau thu hoạch bằng cách tái tuần hoàn dòng vật chất và tạo ra sản phẩm mới vừa thân thiện môi trường vừa có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, hợp tác xã BAVIFA còn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tại địa phương, các trường đại học trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh,… tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu và hội thảo (một số giải thưởng tiêu biểu:

Năm 2017, sản phẩm phân bón BAVIFA đạt giải Ba cuộc thi Sáng tạo xã hội Soin Challenge; Năm 2020, đạt giải thưởng Lương Định Của; góp mặt tại các gian hàng

52 của triển lãm nông sản; là các đề tài tiêu biểu của Hội thảo KTTH trong nông nghiệp,…). Cũng từ mô hình hợp tác xã BAVIFA, một số mô hình hợp tác xã đã phát triển tại các địa phương lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ và đem lại các tín hiệu tích cực, có ý nghĩa xã hội lớn. BAVIFA góp phần lan tỏa tinh thần kinh tế xanh – xã hội mới hướng tới các mục tiêu của phát triển bền vững, phục hồi hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo Định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã bavifa, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)