Một số giải pháp khuyến nghị đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo Định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã bavifa, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 89 - 93)

3.4. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh mô hình sản xuất phân hữu cơ của Hợp tác xã

3.4.2. Một số giải pháp khuyến nghị đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong sản xuất phân hữu cơ tại Hợp tác xã BAVIFA

Để khắc phục các hạn chế trong triển khai, mở rộng mô hình sản xuất BAVIFA và phát triển KTTH trong nông nghiệp trong tương lai, một số khuyến nghị đề ra:

Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược, chiến dịch truyền thông về mô hình KTTH

trong nông nghiệp, cụ thể: bản chất, nội dung, tiêu chí đến các cách thức thực hiện, lợi ích kinh tế và vai trò của KTTH tới xã hội, môi trường, phát triển bền vững. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình đào tạo từ các cấp phổ thông đến bậc đại học (có thể lồng ghép vào chương trình giảng dạy, giáo trình), các lớp tập huấn của hợp tác xã nông nghiệp, chương trình khuyến nông tại huyện Ba Vì và các địa phương lân cận, tổ chức tham quan doanh nghiệp đã có mô hình tương tự BAVIFA như tại hợp tác xã Hòa Bình, Tiger,…, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia hoặc doanh nghiệp trong nước đã thực hiện thành công KTTH trong nông nghiệp để lựa chọn mô hình tận thu phụ phẩm nông nghiệp cho phù hợp và hiệu quả.

Thứ hai, tạo động lực để các hợp tác xã, các chủ hộ sản xuất, người nông dân

đầu tư và tiếp cận đến nông nghiệp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm do chính mình tạo ra. Bằng phương thức hỗ trợ về vốn, công nghệ, thương mại; hướng dẫn người dân triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và tái sử dụng. Một số định hướng và giải pháp được đề cập như sau: (1) Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt (ưu đãi thuế, tài chính) nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh, sản xuất lựa chọn công nghệ theo hướng sản xuất sạch, thân thiện với môi trường; (2) Chú trọng ứng dụng KTTH ngay trong chính gia đình, tập thể, hình thành các dịch vụ phân loại, tái xử lý và tái chế rác thải; (3) Xây dựng mô hình KTTH kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp. Mô hình tích hợp nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản) sản xuất với quy mô lớn, vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa với công nghiệp chế biến sản phẩm, tái chế phụ phẩm và sử dụng năng lượng mặt trời để hình thành phương thức KTTH.

81

Thứ ba, nâng cao năng lực tái chế và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. Tăng

cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý phụ phẩm trong nông nghiệp. Hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp (như chế phẩm sinh học, bao bì thu gom, phương tiện vận chuyển,…) trong thu gom, phân loại, sơ chế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ cho việc tái chế. Khuyến khích các địa phương trên cả nước, trên các mô hình đã triển khai và đem lại các giá trị kinh tế, môi trường, xã hội ví dụ như mô hình sản xuất phân hữu cơ tại hợp tác xã BAVIFA, hợp tác xã Hòa Bình và định hướng các điều kiện cụ thể của mình để phát triển các mô hình KTTH cho phù hợp. Khuyến khích các mối liên kết giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng sản phẩm tái chế từ nông nghiệp trong sản xuất và nghiên cứu các công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường, liên kết với các nhà khoa học, chuyên gia để đưa ra các giải pháp khắc phục mặt hạn chế của mô hình đặc biệt là giảm thiểu phát thải khí CH4 từ quá trình ủ phân.

Thứ tư, xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hóa bộ tiêu chí xây dựng

KTTH trong nông nghiệp. Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã được xây dựng như ISO/WD 59004, Kinh tế tuần hoàn – Khuôn khổ và nguyên tắc thực hiện; ISO/WD 59010, Kinh tế tuần hoàn – Hướng dẫn mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị; ISO/WD 59020.2, Kinh tế tuần hoàn – Khung đo lường tính tuần hoàn,… Để có thể hình thành, phát triển và mở rộng các mô hình KTTH, Nhà nước và các quy định có hành lang pháp lý minh bạch, ổn định để thu hút doanh nghiệp, hộ sản xuất, người dân tham gia. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan hoặc xây dựng Luật tái chế, quy định trách nhiệm của từng đối tượng (nhà cung cấp, sản xuất và người tiêu dùng) trong thu gom, phân loại và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để trở thành tài nguyên thứ cấp trong chu trình sản xuất mới; xây dựng lộ trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường và quy định tỷ lệ nguyên liệu tái chế trong cơ cấu sản phẩm mới. Nhà nước đóng vai trò trung gian, ban hành và quyết định các nội dung liên quan đến KTTH; người dân và cộng đồng đóng vai trò tham gia.

82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Nghiên cứu “Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo định hướng KTTH tại hợp tác tác xã BAVIFA, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” đã trình bày các kết quả trọng tâm như sau:

Mô hình sản xuất phân hữu cơ tận dụng hai nguồn chính là phụ phẩm trồng trọt và phụ phẩm chăn nuôi theo định hướng KTTH đã mở ra hướng đi mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Vì. Sự phát triển của phương thức sản xuất hữu cơ này đã tận dụng được khoảng 24% khối lượng phụ phẩm trồng trọt và 30,25%

khối lượng phụ phẩm chăn nuôi trên địa bàn xã Vân Hòa, xã Minh Châu, xã Ba Vì, xã Tản Lĩnh và xã Yên Bài.

Phân hữu cơ đạt chuẩn với thời gian ủ chế phẩm sinh học trong khoảng 60-75 ngày; pH trong khoảng 7,1-7,3; độ ẩm nhỏ hơn 35%; lượng hữu cơ khoảng 37 g/kg phân. Trung bình mỗi tháng, hợp tác xã BAVIFA sản xuất được 225 tấn phân phân hữu cơ, tạo việc làm cho 7-10 lao động, đem lại giá trị kinh tế, xã hội và môi trường cho các hộ chăn nuôi so với các hình thức xử lý khác.

Kết quả nghiên cứu về KTTH bằng sử dụng sử dụng phương pháp LCA với 3 trụ cột đại diện và theo thang điểm từ 1 đến 40 với 5 chỉ số cho điểm (từ 1 đến 5) đã cho thấy, mô hình sản xuất phân hữu cơ của hợp tác xã BAVIFA được coi là mô hình KTTH.

Hiện trạng và tiềm năng thực hiện chuyển đổi sang mô hình KTTH được đánh giá theo phương pháp Circulytics của Quỹ Ellen MacArthur, cho thấy: Kết quả nghiên cứu đối với mô hình sản xuất phân hữu cơ tại BAVIFA với các đối tượng kinh doanh, sản xuất nông nghiệp cho thấy: (1) Điểm trung bình của nhóm tiêu chí đánh giá các yếu tố chuẩn bị là 35,34 điểm (mức C), tiêu chí có trọng số cao trong tổng điểm là Hợp tác và truyền thông đạt mức C với 42,14 điểm. Tuy nhiên, việc đưa ra chuẩn bị cơ sở dữ liệu trong việc chuyển đổi sang KTTH còn hạn chế (29,21 điểm); (2)Điểm trung bình của nhóm tiêu chí hoạt động là 23,79 điểm (mức D), tiêu chí có trọng số

83 cao trong tổng điểm là sử dụng nguyên liệu,vật liệu, chất thải đạt mức C với 45,31 điểm; (3)Chưa có mô hình dẫn đầu (mức A) mang tính định hướng. Điều này cho thấy các nỗ lực chuyển đổi sang KTTH chưa được thực sự là mối quan tâm lớn tại huyện Ba Vì, hoạt động triển khai thí điểm chỉ ở mức sơ khai và còn gặp nhiều hạn chế.

Khuyến nghị

Đề tài đã ban đầu chứng minh được hiệu quả của việc tái sử dụng nguồn phụ phẩm trong nông nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, để có cái nhìn cụ thể về KTTH, đề tài cần phân tích theo hướng chuyên sâu hơn, tiếp cận hệ thống và khoa học hơn.

Các nỗ lực chuyển đổi sang KTTH của mô hình sản xuất phân hữu cơ BAVIFA tại địa phương và đánh giá khả năng lan rộng sang các khu vực khác cần được tính toán bổ sung theo hướng nâng cao, tiếp cận sâu ở các nghiên cứu tiếp theo.

84

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình sản xuất phân hữu cơ theo Định hướng kinh tế tuần hoàn tại hợp tác xã bavifa, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)