1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.

124 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Hữu Hiểu
Trường học Đại học Thiên
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Kết cấu của luận văn (18)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ (19)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu (19)
      • 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước (19)
      • 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài (23)
      • 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (25)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng (26)
      • 1.2.1. Tổng quát về thuế giá trị gia tăng (26)
      • 1.2.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng (31)
    • 1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội (49)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của một số địa phương (49)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội (51)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (53)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (54)
      • 2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu (59)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (60)
    • 3.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (60)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Hà Nội (60)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội (60)
      • 3.1.3. Tổng quan về Cục Thuế Thành phố Hà Nội (61)
      • 3.1.4. Tổng quan về công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (63)
    • 3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (66)
      • 3.2.1. Lập dự toán thuế giá trị gia tăng (66)
      • 3.2.2. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng (67)
      • 3.2.3. Quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng (72)
      • 3.2.4. Quản lý thông tin người nộp thuế giá trị gia tăng, quản lý hoá đơn, chứng từ điện tử (74)
      • 3.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng (75)
      • 3.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng (79)
      • 3.2.7. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giá trị gia tăng (80)
    • 3.3. Đánh giá chung về quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (81)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được (81)
      • 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (84)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (88)
    • 4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (88)
      • 4.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (88)
      • 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (90)
    • 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (91)
      • 4.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (91)
      • 4.2.2. Giải pháp bổ trợ hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội (106)
    • 4.3. Một số kiến nghị (109)
      • 4.3.1. Đối với Tổng Cục Thuế (109)
      • 4.3.2. Đối với Bộ Tài chính (110)
  • KẾT LUẬN (113)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (115)

Nội dung

Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Theo kết quả tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021, trên địa bàn TP. Hà Nội có 144.741 doanh nghiệp, tăng 31,4% so với tổng điều tra kinh tế năm 2017. Do đó, nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng là một trong những nguồn thu lớn của Cục Thuế Thành phố Hà Nội, góp phần tăng nguồn thu NSNN của cả nước. Trong giai đoạn 2020-2022, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã cho thấy được sự hiệu quả trong hoạt động thu thuế khi tỷ lệ đạt chỉ tiêu được giao ngày càng tăng qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nguồn thu thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình hoạt động, nhiều hạn chế được bộc lộ rõ khiến Cục Thuế không thể phát huy được hết tiềm lực về nguồn thu như công nghệ mới gây những xáo trộn trong hoạt động quản lý đăng ký, kê khai thuế, hoạt động dự toán thuế giá trị gia tăng cũng gặp phải những khó khăn nhất định vì đặc thù các ngành nghề, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ cũng gặp nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội. Nội dung nghiên cứu gồm các phần như sau: Chương 1, đề tài trình bày các khái niệm cơ bản về thuế giá trị gia tăng và hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng; phân tích các đặc điểm và vai trò của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước; nêu lên các nội dung chính của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng gồm: Lập dự toán thuế giá trị gia tăng; Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng; Quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng; Quản lý thông tin người nộp thuế giá trị gia tăng, quản lý hoá đơn, chứng từ điện tử; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng; Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, chương 1 cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng, bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ chế chính sách chủ Nhà nước, các yếu tố liên quan đến cơ quan thuế, các yếu tố liên quan đến người nộp thuế và các yếu tố khác.

Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng, sự tồn tại và phát triển của nhà nước gắn liền với thuế Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình như quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh, phân phối tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế phát triển Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống chính sách thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất-nhập khẩu…Trong đó, sắc thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế quan trọng

Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm Thuế giá trị gia tăng có vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng Đồng thời, thuế giá trị gia tăng là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước, khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để Luật thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo đúng quy định đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Những vấn đề đó phần lớn được thực hiện thông qua công tác quản lý thuế giá trị gia tăng

Trải qua một thời gian dài thực nghiệm và kiểm chứng về sự chuyển đổi từ Luật thuế Doanh thu sang Luật thuế Giá trị gia tăng đã mang lại nhiều nét đổi mới và những kết quả khả quan thể hiện qua số liệu về kết quả thu Ngân sách tăng đều qua các năm Nổi bật trong đó mà tỷ trọng lớn của nguồn thu thuế Giá trị gia tăng so với tổng thu Ngân sách nhà nước và trở thành nguồn động viên chính yếu của Ngân sách hiện nay Tuy nhiên, quản lý thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng cũng bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc trong sự chưa tinh gọn trong các thủ tục hành chính, quy trình hay sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa được tối ưu, đồng bộ hay sự không tuân thủ của các hành vi trốn, gian lận thuế dẫn đến giảm sút hiệu quả của các khoản thu, hay sự hài lòng của người nộp thuế

Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Theo kết quả tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021, trên địa bàn TP Hà Nội có 144.741 doanh nghiệp, tăng 31,4% so với tổng điều tra kinh tế năm 2017 Do đó, nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng là một trong những nguồn thu lớn của Cục Thuế Thành phố Hà Nội, góp phần tăng nguồn thu NSNN của cả nước Nhận thức được tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng, những năm gần đây, Cục Thuế Thành phố Hà Nội luôn chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương, chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Quốc hội, Chính phủ Cục Thuế đã đề ra các giải pháp trọng tâm, căn cơ từ cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thụ hưởng đầy đủ ưu đãi theo pháp luật, từ đó, các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh, có dòng tiền và nộp thuế vào ngân sách nhà nước Trong giai đoạn 2020-2022, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã cho thấy được sự hiệu quả trong hoạt động thu thuế khi tỷ lệ đạt chỉ tiêu được giao ngày càng tăng qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là nguồn thu thuế giá trị gia tăng Bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình hoạt động, nhiều hạn chế được bộc lộ rõ khiến Cục Thuế không thể phát huy được hết tiềm lực về nguồn thu như công nghệ mới gây những xáo trộn trong hoạt động quản lý đăng ký, kê khai thuế, hoạt động dự toán thuế giá trị gia tăng cũng gặp phải những khó khăn nhất định vì đặc thù các ngành nghề, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ cũng gặp nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình Đây là một đề tài phù hợp với vị trí công việc và chuyên ngành học tập của tác giả tại khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng

- Đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2022

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo.

Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu quan trọng cần được giải đáp trong luận văn này gồm:

- Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2022 đang có những hạn chế gì? Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này là gì?

- Cục Thuế Thành phố Hà Nội cần thực hiện những giải pháp nào để khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế thành phố trong những năm tới?

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung những vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố

Hà Nội trong giai đoạn 2020 – 2022

- Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp để giải thích, làm rõ lý luận và thực trạng kết quả hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020 – 2022

- Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội và khảo sát đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội

5.2 Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu phân tích, đánh giá thông tin

- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ các nguồn tài liệu nội bộ của Cục Thuế Thành phố Hà Nội như: các Báo cáo tình hình nộp thuế giá trị gia tăng năm 2020,

2021 và 2022; Báo cáo dự toán thuế giá trị gia tăng năm 2020, 2021 và 2022; Báo cáo các sai phạm liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng năm 2020, 2021 và 2022;… Các công trình nghiên cứu khoa học là bài viết được đăng tải trên các kênh báo chí chính thống hoặc tài liệu là sách, giáo trình đang được giảng dạy tại hệ thống Học viện, Đại học trên cả nước

- Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập từ kết quả phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội về nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng và Kết quả khảo sát sự hài lòng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đối với hoạt động thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn TP Hà Nội.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về quản lý thuế giá trị gia tăng

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Phương Linh (2019) đã nghiên cứu về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt Đề tài nhằm phân tích những khó khăn và thách thức trong việc quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế này, góp phần nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước và hỗ trợ phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Đề tài được chia làm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng và công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Trần Thị Hoài Mi (2019) đã nghiên cứu về hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi Cục Thuế Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi Cục Thuế Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng; phân tích những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại đơn vị nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng, góp phần bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế và ngân sách nhà nước

Lê Thị Như Hiền (2019) đã nghiên cứu về hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đã có những kết quả tích cực trong những năm qua Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý thuế giá trị gia tăng cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của các yếu tố như: Một số quy định của pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quá trình quản lý thuế giá trị gia tăng trên thực tiễn; Các thủ tục hành chính thuế còn phức tạp, trùng lắp và thiếu đồng bộ; Chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn cao; Năng lực và ý thức của cán bộ công chức trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng còn hạn chế;

Sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng còn yếu kém; Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động và khó lường Trước những thực trạng trên, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị là vấn đề có tính cấp thiết và ý nghĩa thiết thực Đề tài đã phân tích bản chất pháp lý của quản lý thuế giá trị gia tăng, xây dựng khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng; Đánh giá thực trạng pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị; Xác định nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng ở Quảng Trị hiện nay; Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng ở Quảng Trị hiện nay dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn

Nguyễn Thị Bất (2020) đã đưa ra Giáo trình thuế Giáo trình bao gồm 9 Chương và đã được biên soạn dựa trên sự tham khảo và kế thừa có chọn lọc những nguyên lý cơ bản về thuế của những cuốn sách và tài liệu nước ngoài Giáo trình đã cập nhật những kiến thức mới phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và những văn bản pháp quy về thuế Về nội dung giáo trình đã trình bày tổng quan về thuế, các chính sách thuế và quản lý thuế, giáo trình cũng đi sâu chi tiết trình bày về các sắc thuế đang áp dụng tại Việt nam Thuế giá trị gia tăng cũng được trình bày một cách chi tiết tại chương 3 của giáo trình

Huỳnh Thị Thu Cúc (2020) đã nghiên cứu công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân đã có những bước chuyển biến căn bản, tổ chức quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng đã từng bước được cải cách, hiện đại hóa Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế, từ năm 2017 đến năm 2019, số thuế GTGT thu được những năm gần đây khoảng 63.000-73.000 triệu đồng Số thu có tăng qua các năm, tuy nhiên trong 3 năm 2017 đến năm 2019 chưa hoàn thành dự toán tỉnh giao Bên cạnh đó, tình trạng trốn thuế, lách thuế GTGT vẫn còn phổ biến diễn ra trên địa bàn thành phố Sa Đéc với nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện, số thuế GTGT thất thoát ngày càng lớn Chính vì thế, phải tìm các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT là vấn đề cấp bách của ngành Thuế nói chung và của Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc nói riêng đối với doanh nghiệp tư nhân

Trương Bá Tuấn, (2021) đã nghiên cứu Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam Đề tài đã chỉ ra, quá trình cải cách hệ thống thuế của Việt Nam thời gian qua được thực hiện đồng bộ, đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới về chính sách với yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý thuế (QLT) Tuy nhiên, bối cảnh mới đã và đang đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý thuế, hướng đến quản lý thuế điện tử toàn diện, trên cơ sở tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế Đề tài đã đề xuất một số giải pháp đối với công tác quản lý thuế thời gian tới đặt ra như sau: Thứ nhất, thực hiện cải cách tổng thể hệ thống thuế, xây dựng và vận hành hiệu quả một hệ thống thuế thân thiện; Thứ hai, hiện đại hoá toàn diện công tác QLT, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế QLT và tăng cường ứng dụng CNTT; Thứ ba, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, toàn diện, không chỉ liên quan đến các thông tin trực tiếp quản lý mà còn cả các thông tin khác có liên quan từ bên thứ ba; Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường các cơ chế phối hợp ở phạm vi quốc tế và khu vực, nhất là về đánh thuế xuyên biên giới Chủ động rà soát quy định trong nước, qua đó, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong triển khai thực hiện các cam kết trong khung khổ Diễn đàn BEPS

Lê Minh Tâm (2021) đã nghiên cứu về một số vấn đề về thực trạng thực hiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử có thanh toán quốc tế Đề tài đã chỉ ra, Việt Nam luôn được xếp vào top những nước có thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất toàn cầu Dự báo đến năm 2020, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD Giao dịch TMĐT bao gồm giao dịch giữa các DN, công ty với khách hàng (B2C), giữa DN với DN (B2B) thông qua mạng xã hội, trang mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng,… Do đó, đề tài nghiên cứu một số vấn đề thực trạng thực hiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT có thanh toán quốc tế Đề tài đề xuất giải pháp thực hiện chính sách thuế GTGT đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT có thanh toán quốc tế gồm: Thứ nhất, đảm bảo sự nhất quán về nguyên tắc quản lý thuế giữa các văn bản pháp luật, cũng như tính hợp lý phục vụ cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp; Thứ hai, đối với các tổ chức kinh doanh TMĐT không cư trú, một số quốc gia đã tạo ra một cổng thông tin trực tuyến, giúp cho các nhà cung ứng nước ngoài có thể đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế trực tuyến; Thứ ba, đối với hình thức khấu trừ và nộp thuế thông qua ngân hàng thương mại, trên thế giới đã có một số quốc gia áp dụng hình thức này; Thứ tư, việc xây dựng khung pháp lý để tạo ra sân chơi TMĐT bình đẳng và đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước là việc làm đúng đắn và cấp thiết tại thời điểm hiện tại; Thứ năm, Chính phủ cần sớm rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế đối với giao dịch điện tử, nhằm giúp cho việc kê khai nộp thuế được thuận tiện

Tăng Văn Thiện (2021) đã nghiên cứu về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu tình hình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế địa phương Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể, bao gồm: tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh về thuế giá trị gia tăng; nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế; áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế giá trị gia tăng; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Zhou (2021) đã thảo luận về các vấn đề và biện pháp đối phó với việc thu và quản lý thuế giá trị gia tăng thương mại di động của Trung Quốc Là một phương thức giao dịch mới nổi, thương mại di động có các đặc điểm ảo hóa đối tượng giao dịch, phạm vi giao dịch không biên giới và thông tin giao dịch bất đối xứng, đã có tác động nhất định đến hệ thống quản lý và thu thuế giá trị gia tăng ban đầu của Trung Quốc Bằng việc so sánh hệ thống thuế giá trị gia tăng của OECD, EU và các quốc gia, khu vực khác, kết hợp với thực tế phát triển kinh tế của Trung Quốc, bài viết phân tích những vấn đề tồn tại trong việc thu và quản lý thuế giá trị gia tăng thương mại di động của Trung Quốc, chẳng hạn như tiêu chuẩn chưa rõ ràng của người nộp thuế, địa điểm của người nộp thuế và thẩm quyền của người nộp thuế Định nghĩa về quyền còn mơ hồ, tiêu chí đánh giá bản chất kinh doanh không thống nhất, mức độ bất cân xứng thông tin tương đối lớn và hệ thống quản lý và thu thuế giá trị gia tăng chưa hoàn hảo Bài viết này khám phá các cách để cải thiện hiệu quả của việc thu và quản lý giá trị gia tăng của China Mobile Commerce từ các khía cạnh xác định rõ ràng các tiêu chuẩn, xây dựng mô hình quản lý và thu mới, sử dụng các lợi thế của dữ liệu lớn và cải thiện việc tuân thủ thuế, để cung cấp một tài liệu tham khảo cho các cơ quan chính phủ để xây dựng pháp luật và chính sách có liên quan

Abiahu (2021) tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá quản lý thuế trong các nước đang phát triển Đây là một chủ đề quan trọng vì hệ thống thuế hiệu quả và công bằng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng trong các nền kinh tế đang phát triển Nghiên cứu này nhìn vào các thách thức và vấn đề mà các quốc gia đang phát triển đối mặt trong việc quản lý thuế Các tác giả đề cập đến các yếu tố như mức độ tuân thủ thuế, quản lý thuế hiện đại, công nghệ thông tin, năng lực quản lý thuế và sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trong các nước đang phát triển Những khuyến nghị này bao gồm việc tăng cường năng lực quản lý thuế, đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin, tạo ra môi trường thuế thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan Hamza (2021) đã xem xét vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở Kurdistan, trong đó có đề cập tới thuế giá trị gia tăng Nghiên cứu đặc biệt điều tra ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến năng suất thuế, tuân thủ thuế và lập kế hoạch thuế Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả, sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập dữ liệu, sau đó được phân tích bằng hồi quy bội và kiểm định tương quan theo giá trị Pearson Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ thông tin (khai thuế qua mạng, đăng ký thuế qua mạng và nộp thuế qua mạng) có tác động tích cực đến hiệu quả quản lý thuế Nghiên cứu này đóng góp vào tài liệu về công nghệ thông tin và quản lý thuế bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm từ Kurdistan, một khu vực đang phát triển với hệ thống thuế phức tạp Nghiên cứu cũng đưa ra những hàm ý thiết thực cho cơ quan thuế, các nhà hoạch định chính sách và người nộp thuế về cách tận dụng công nghệ thông tin để cải thiện công tác quản lý thuế và thu ngân sách Nghiên cứu được tổ chức như sau: Phần 2 xem xét các tài liệu liên quan về công nghệ thông tin và quản lý thuế; Phần 3 mô tả phương pháp nghiên cứu; Phần 4 trình bày phân tích dữ liệu và các phát hiện; Phần 5 thảo luận về kết quả và ý nghĩa; và Phần 6 kết luận nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai

Huang (2022) tập trung vào việc đánh giá tác động của việc thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng dựa trên công nghệ dữ liệu lớn đối với quản lý tài chính của doanh nghiệp Đây là một chủ đề quan trọng vì việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn trong quản lý thuế có thể mang lại những cải tiến vượt bậc cho doanh nghiệp Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng công nghệ dữ liệu lớn để thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng Tác giả tiến hành phân tích và đánh giá tác động của việc thay đổi này đối với quản lý tài chính của doanh nghiệp Các yếu tố như hiệu quả thuế, cải thiện tài chính doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí được đề cập trong nghiên cứu Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về tác động của việc thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng dựa trên công nghệ dữ liệu lớn đối với quản lý tài chính của doanh nghiệp Nó giúp định rõ các lợi ích và thách thức của việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn trong lĩnh vực thuế Từ nghiên cứu này, có thể rút ra các kết luận về tác động và lợi ích của việc sử dụng công nghệ dữ liệu lớn trong quản lý thuế và tài chính của doanh nghiệp

Việc tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài cho thấy hầu hết các công trình đều đã phân tích một vài khía cạnh hoặc hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng Nhiều công trình đã nghiên cứu thực tiễn quản lý thuế giá trị gia tăng tại các Cục hoặc Chi Cục Thuế ở các địa phương của Việt Nam Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp từ khảo sát doanh nghiệp mà chưa tổng hợp được các nhận định của chính cán bộ làm công tác quản lý thuế GTGT Thêm vào đó, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế TP Hà Nội trong giai đoạn 2020-2022 được công bố Do đó đề tài Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội là cần thiết và không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố Những công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu vô cùng bổ ích cho tác giả tham khảo Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội thông qua các nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng Nguồn dữ liệu được sử dụng từ dữ liệu thứ cấp, dữ liệu phỏng vấn cán bộ thuế và khảo sát doanh nghiệp nhằm đưa ra các nhận định khách quan và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội.

Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng

1.2.1 Tổng quát về thuế giá trị gia tăng

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, đã có một số khái niệm về thuế giá trị gia tăng được sử dụng trong các nghiên cứu trong nước và nước ngoài Một số khái niệm tiêu biểu như:

Theo Crawford và cộng sự (2010): Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tiêu dùng được áp dụng trên giá trị gia tăng tại mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ Thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên khả năng chi trả của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với các sản phẩm và dịch vụ mà họ tiêu dùng hoặc sử dụng

Theo Schenk và cộng sự (2015): Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế trực tiếp được áp dụng đối với giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Các tổ chức, cá nhân chịu thuế giá trị gia tăng phải thực hiện các nghĩa vụ khai báo, đăng ký, nộp thuế, lập hóa đơn và thực hành các quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam và các quy định liên quan khác

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng của Việt Nam: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Cụ thể, theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh chuyên nghiệp (trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định pháp luật), hoạt động tại Việt Nam hoặc khách hàng tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng hiện nay tại Việt Nam là 10%, tuy nhiên đối với một số lĩnh vực nhất định như sản phẩm y tế, dược phẩm, thực phẩm thì được áp dụng mức thuế 0%

Như vậy trong nghiên cứu này có thể hiểu: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên sự khác biệt giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ đầu vào và đầu ra của một doanh nghiệp

Theo Crawford và cộng sự (2010): Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng như sau:

Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng là người nộp thuế chỉ phải chịu thuế đối với phần giá trị mà họ tạo ra cho hàng hóa và dịch vụ, còn phần giá trị do người khác tạo ra thì được khấu trừ

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng có tính chất tự kiểm tra, tức là người nộp thuế phải tự tính toán số thuế phải nộp và tự khai báo với cơ quan thuế

Thứ ba, thuế giá trị gia tăng cũng có tính chất khuyến khích xuất khẩu, vì hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng

Ngoài ra, theo James (2015) đã chỉ ra rằng thuế giá trị gia tăng có thêm những đặc điểm như:

Thứ nhất, tính chất gián tiếp: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián tiếp, tức là nó được tính vào giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mua;

Thứ hai, tính khấu trừ: Doanh nghiệp có thể khấu trừ số tiền thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa và dịch vụ đầu vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh, trước khi tính toán số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp

Thứ ba, đồng bộ: Thuế giá trị gia tăng được áp dụng đồng bộ trên toàn bộ quy trình sản xuất và tiêu dùng, từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng

Thứ tư, tính chất phân bổ: Thuế giá trị gia tăng được phân bổ cho các đối tượng khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng

Thứ năm, tính cơ động: Thuế giá trị gia tăng có thể điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu kinh tế và chính sách thuế của nhà nước

1.2.1.2 Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có vai trò quan trọng trong việc tăng thu ngân sách nhà nước, điều tiết nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững Cụ thể:

Tăng thu ngân sách nhà nước: Vai trò tăng thu ngân sách nhà nước của thuế giá trị gia tăng là rất lớn và quan trọng Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng Thuế giá trị gia tăng chiếm khoảng 20-23% tổng thu ngân sách nhà nước và có nhiều đặc điểm cơ bản như sau: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng có phạm vi rộng từ hàng hóa, sản phẩm cũng như dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh và được tiêu thụ thường sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng Bản chất là thuế gián thu nên việc chịu thuế thể hiện thông qua việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng Người mua không trả thuế trực tiếp như thuế thu nhập cá nhân mà bằng thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho người bán và người bán có trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách nhà nước Thuế giá trị gia tăng đánh sẽ đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa ở các khâu khác nhau Điều tiết nền kinh tế: Thuế giá trị gia tăng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế của một quốc gia bằng cách ảnh hưởng đến cung và cầu, giá cả, lợi nhuận và đầu tư Thuế giá trị gia tăng có thể được sử dụng như một công cụ để khuyến khích hoặc ngăn chặn các ngành kinh tế nhất định, tùy thuộc vào mức độ miễn giảm hoặc đánh thuế cao hơn Thuế giá trị gia tăng cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu xã hội như bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo Thuế giá trị gia tăng là một nguồn thu ngân sách quan trọng cho chính phủ, giúp tài trợ cho các chi tiêu công và các chương trình phát triển Thuế giá trị gia tăng cũng góp phần vào việc duy trì sự ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát bằng cách điều chỉnh tỷ lệ thuế theo tình hình kinh tế vĩ mô Như vậy, Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế có vai trò điều tiết nền kinh tế rất hiệu quả và linh hoạt

Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Thuế giá trị gia tăng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội Một số lợi ích của thuế giá trị gia tăng bao gồm: thuế giá trị gia tăng là một nguồn thu ngân sách ổn định và lớn, góp phần tăng cường khả năng chi tiêu công của nhà nước cho các hoạt động đầu tư phát triển, bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội; thuế giá trị gia tăng là một loại thuế trung lập, không làm biến đổi cơ cấu giá cả và cạnh tranh của thị trường, khuyến khích sự hiệu quả và minh bạch trong hoạt động kinh doanh; thuế giá trị gia tăng là một loại thuế có tính chất phân bổ, phản ánh khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Những người có thu nhập cao sẽ phải đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước thông qua việc tiêu dùng nhiều hơn các hàng hóa và dịch vụ chịu thuế cao; thuế giá trị gia tăng là một loại thuế có tính thích ứng cao với sự biến đổi của nền kinh tế và xã hội thuế giá trị gia tăng có thể được điều chỉnh linh hoạt theo mục tiêu chính sách của nhà nước, như giảm mức thuế cho các ngành kinh tế chiến lược, miễn giảm thuế cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hoặc tăng mức thuế cho các hàng hóa và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường Như vậy, giá trị gia tăng là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của một số địa phương

Bà Rịa – Vũng Tàu và Quảng Ninh là những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước Hai địa phương này có số lượng doanh nghiệp hoạt động rất lớn Tuy nhiên, đây là hai địa phương có sự quản lý thuế GTGT rất tốt Trong giai đoạn 2020-2022, Bà Rịa – Vũng Tàu và Quảng Ninh là hai trong số 10 địa phương có tỷ lệ thu đúng, thu đủ nhất trong cả nước Chính vì vậy, tác giả đã rút ra kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của Bà Rịa-Vũng Tàu

Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh duy nhất có mức thu trên 100.000 tỷ đồng với tổng thu ngân sách năm 2022 đạt 109.800 tỷ đồng, tăng 25,2% so cùng kỳ Việc quản lý thuế giá trị gia tăng (giá trị gia tăng) tại đây rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của các khoản thu và nâng cao nguồn thu ngân sách Nhà nước Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của Bà Rịa- Vũng Tàu:

Nâng cao nhận thức về giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và cộng đồng: Thành phố đã tăng cường hoạt động giáo dục và tạo ra các chương trình đào tạo để nâng cao hiểu biết về giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và cộng đồng Điều này giúp họ áp dụng đúng quy định và giảm thiểu sự cố vi phạm

Nâng cao khả năng quản lý và giám sát hóa đơn: Các cơ quan chức năng của thành phố đã tăng cường công tác giám sát và xử lý hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn giả mạo và hóa đơn không hợp lệ Điều này giúp đảm bảo rằng các khoản thu được là đúng đắn và kiểm soát tốt hơn các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Tăng cường giai đoạn thu và tăng hiệu suất thu thuế: Thành phố đã tập trung nỗ lực đẩy mạnh quá trình thu thuế đúng hạn và tăng hiệu suất thu thuế Cụ thể, thành phố đã cải thiện các quy trình thu thuế bằng cách đơn giản hóa các quy trình và giảm thiểu thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp: Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc quản lý thuế giá trị gia tăng Điều này giúp tăng tính minh bạch và sự tôn trọng đúng quy định về giá trị gia tăng của doanh nghiệp

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ thông tin nhằm tăng cường quản lý và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc quản lý và truy xuất thông tin các hóa đơn để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của các khoản thu

Tóm lại, việc quản lý thuế giá trị gia tăng là một công việc quan trọng và phức tạp, nhưng các địa phương có thể áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quá trình nộp thuế và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh có nền kinh tế phát triển, thuế giá trị gia tăng (giá trị gia tăng) đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương Năm 2022, Quảng Ninh là tỉnh có thu thuế vượt xa dự toán ngay trong tháng 11 Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý giá trị gia tăng của Quảng Ninh:

Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra giá trị gia tăng: Tỉnh Quảng Ninh đã thành lập đội ngũ kiểm tra, giám sát và thanh tra giá trị gia tăng để đảm bảo việc thu thuế được thực hiện đúng quy định và tránh những trường hợp trốn thuế

Nâng cao năng lực thu thuế: Tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư mạnh vào đào tạo nhân viên thu thuế và cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất để nâng cao năng lực quản lý và thu thuế

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia tăng: Tỉnh Quảng

Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm tăng cường nhận thức của người dân về giá trị gia tăng và tác động tích cực đến việc nộp thuế của các doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nộp thuế: Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nộp thuế, Quảng Ninh đã cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ như tư vấn thuế, giải đáp thắc mắc về giá trị gia tăng, cộng tác với các đơn vị tài chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Hà Nội

Như một trong những trung tâm kinh tế đóng vai trò quan trọng của Việt Nam, Thành phố Hà Nội có thể rút ra bài học quan trọng từ kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn mới nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế và đảm bảo tính minh bạch và công bằng của việc quản lý giá trị gia tăng Dưới đây là một số bài học quan trọng mà Thành phố Hà Nội có thể sử dụng trong những năm tới:

Tăng cường sự đồng bộ giữa quản lý thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế thu nhập cá nhân: Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự tồn đọng các lỗ hổng thuế và củng cố tính minh bạch của hệ thống thuế

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Tác giả tiến hành thiết kế quy trình nghiên cứu gồm các bước chính như sau:

Hình 2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Nguồn: Tác giả đề xuất Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Trên khung cơ sở lý thuyết và thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu cần thực hiện đó là cần có những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn TP Hà Nội

Bước 2: Nghiên cứu liên quan: Từ vấn đề nghiên cứu được xác định trong bước

1, tác giả nhận thấy cần tìm hiểu và nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố cả ở trong nước và nước ngoài Đây là những tài liệu quý báu giúp tác giả tổng hợp và kế thừa chọn lọc cơ sở lý luận liên quan

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu có vai trò rất quan trọng, tác giả tiến hành hiệu chỉnh khung cơ sở lý luận phù hợp, trong đó, thiết kế bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020 – 2022 Đây là nền tảng quan trọng giúp phân tích thực trạng trong chương 3 của luận văn Ngoài ra, trong bước này tác giả cũng tiến hành phỏng vấn

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 3: Thiết kế nội dung nghiên cứu

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu

Bước 5: Phân tích dữ liệu thu thập được

Bước 6: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một số lãnh đạo cấp phòng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội và cán bộ hướng dẫn khoa học là TS Nguyễn Hữu Hiểu nhằm tối ưu hệ thống chỉ tiêu này

Bước 4: Thu thập dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập để hỗ trợ cho việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu gồm các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Trong đó, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 5 phiếu khảo sát cán bộ thuế tại các đơn vị thuộc Cục Thuế TP Hà Nội và 60 khách hàng đang nộp thuế giá trị gia tăng trên địa bàn TP Hà Nội

Bước 5: Phân tích dữ liệu thu thập được: Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập từ các phiếu khảo sát hợp lệ được tổng hợp vào Excel và thực hiện các phép tính nhằm đo lường mức độ tăng trưởng so với kì gốc Kì gốc trong nghiên cứu này được xác định là số liệu năm 2020 Đối với dữ liệu sơ cấp, được tổng hợp vào Excel và tính điểm số trung bình

Bước 6: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu: Đây là bước cuối cùng trong quy trình

6 bước nhằm trình các kết quả nghiên cứu có được từ bước 5 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả sử dụng phương nghiên cứu tại bàn để thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: Kết quả lập dự toán thuế giá trị gia tăng; Kết quả đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng; Kết quả quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng; Kết quả quản lý thông tin người nộp thuế giá trị gia tăng, quản lý hoá đơn, chứng từ điện tử; Kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng; Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng và Kết quả tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố

Ngoài ra, tác giả cũng thu thập dữ liệu từ các tài liệu lý thuyết và thực tiễn như:

Giáo trình: Giáo trình thuế của PGS.TS Nguyễn Thị Bất, NXB Đại học kinh tế quốc dân năm 2020; Giáo trình thuế 1 của TS Nguyễn Kim Quyến, NXB Kinh tế TP

Hồ Chí Minh năm 2019; Giáo trình Thuế của PGS.TS Lê Thị Diệu Huyền năm 2020 NXB Lao Động Đề tài nghiên cứu: Nguyễn Thị Phương Linh (2019); Trần Thị Hoài Mi (2019);

Lê Thị Như Hiền (2019); Tăng Văn Thiện (2021); Zhou và cộng sự (2021); Abdalla Hamza và cộng sự (2021); Pohan (2022)

Các văn bản pháp lý: Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13; Nghị quyết số 71/2014/QH13 phê duyệt Thông tư quy định chế độ Hóa đơn; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng và nhiều văn bản dưới luật khác

Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp và dữ liệu các bài báo như: “Quá trình sử dụng hóa đơn điện tử ảnh hưởng như thế nào đến việc quản lý thuế?” - Báo Đấu Thầu Việt

Nam; "Thuế giá trị gia tăng: Đã đến lúc thay đổi cách tính?" - Báo Thời Đại; "Đẩy mạnh việc quản lý thuế theo hướng tiện lợi, hiệu quả" - Báo Giao Thông; "Chính sách quản lý thuế đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên môi trường điện tử"

- Báo Kinh Tế Đô Thị; "Cần thêm giải pháp để ngăn chặn tình trạng trốn thuế VAT"

- Báo Công Thương; "Thiếu sót trong quản lý thuế giá trị gia tăng" - Báo Tiền Phong;

"Thuế giá trị gia tăng - Chìa khóa giúp tăng thu ngân sách" - Báo VnExpress; "Nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh xăng dầu" - Báo Nhân

Dân; "Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp công nghệ" - Báo Đầu Tư; "Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa"

- Báo Dân Trí… cũng được sử dụng trong luận văn

2.2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

(i) Đối với nhóm cán bộ thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội

- Mục tiêu Phỏng vấn: Đánh giá thực trạng về các nội dung của quản lý thuế giá trị gia tăng thông qua các câu hỏi mở được soạn sẵn

- Kích thước mẫu phỏng vấn: 05 cán bộ thuộc phòng Thanh tra kiểm tra số 2; số 5; số 6; số 8 và số 10 thuộc Cục Thuế TP Hà Nội

Bảng 2.1 Danh sách cán bộ thuế được phỏng vấn

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị

1 (Ông) Chu Văn Thắng Trưởng phòng Phòng Thanh tra kiểm tra số 2

2 (Bà) Nguyễn Mai Lan Cán bộ Phòng Thanh tra kiểm tra số 5

3 (Bà) Phạm Thị Loan Trưởng phòng Phòng Thanh tra kiểm tra số 6

Quảng Cán bộ Phòng Thanh tra kiểm tra số 8

5 (Ông) Phạm Anh Tuấn Trưởng phòng Phòng Thanh tra kiểm tra số 10

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

- Nội dung phỏng vấn: Nội dung bám sát theo các nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội Cụ thể, 6 câu hỏi liên quan tới những phát hiện về ưu điểm, hạn chế của các công tác: Lập dự toán thuế giá trị gia tăng; Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng; Quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng; Quản lý thông tin người nộp thuế giá trị gia tăng, quản lý hoá đơn, chứng từ điện tử; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng; Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giá trị gia tăng

- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp tại phòng làm việc của các cán bộ tại địa chỉ 187 Giảng Võ – Phường Cát Linh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Chi tiết nội dung mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục 1

(ii) Đối với nhóm đối tượng nộp thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội

- Đối tượng khảo sát: 60 khách hàng doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội Tất cả các doanh nghiệp này đều có tối thiểu 5 năm nghĩa vụ thuế

- Hình thức khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp tại bàn làm việc các Chi Cục Thuế trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội gồm: Chi Cục Thuế khu vực Thường Tín - Phú Xuyên; Chi Cục Thuế Quận Hoàn Kiếm; Chi Cục Thuế Quận Long Biên; Chi Cục Thuế Quận Nam Từ Liêm và Chi Cục Thuế Hoài Đức Tỷ lệ cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Tỷ lệ khảo sát các doanh nghiệp nộp thuế tại các Chi cục trực thuộc

Cục Thuế Hà Nội Đơn vị tính: Doanh nghiệp; %

Chi cục Số lượng Tỷ lệ (%)

Chi Cục Thuế khu vực Thường Tín - Phú Xuyên 12 20,00

Chi Cục Thuế Quận Hoàn Kiếm 10 16,67

Chi Cục Thuế Quận Long Biên 12 20,00

Chi Cục Thuế Quận Nam Từ Liêm 14 23,33

Chi Cục Thuế Hoài Đức 12 20,00

- Nội dung phiếu khảo sát: gồm 3 phần chính: Phần 1 – Thông tin doanh nghiệp nộp thuế; Phần 2 – Gồm các đánh giá theo thang đo nghiên cứu; Phần 3 – Các góp ý khác (nếu có) của khách hàng nhằm hoàn thiện công tác Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội Trong đó, nội dung thang đo sự hài lòng được kế thừa thang đo nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Linh (2019); Trần Thị Hoài Mi (2019); Lê Thị Như Hiền (2019); Tăng Văn Thiện (2021); Zhou và cộng sự (2021); Abdalla Hamza và cộng sự (2021); Pohan (2022)

Thang điểm được sử dụng thiết kế theo thang điểm Likert với 5 mức điểm khác nhau như: 1 - Rất không hài lòng; 2 - Không hài lòng; 3 - Phân vân/ Bình thường; 4

- Hài lòng; 5 - Rất hài lòng

Bảng 2.3 Thang đo sự hài lòng của đối tượng doanh nghiệp nộp thuế đối với công tác thu thuế giá trị gia tăng

STT Nội dung đánh giá Nguồn kế thừa

1 Đánh giá về thủ tục hành chính thuế:

1.1 Danh mục thủ tục hành chính về thuế được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời Nguyễn Thị

Phương Linh (2019); Trần Thị Hoài Mi (2019)

1.2 Thành phần hồ sơ phù hợp, dễ hiểu

1.3 Việc kê khai các biểu mẫu đơn giản, dễ thực hiện

1.4 Thời gian phản hồi, giải quyết hồ sơ nhanh chóng, kịp thời

2 Đánh giá công tác hỗ trợ chính sách thuế của cơ quan thuế:

2.1 Công chức nắm vững nghiệp vụ, hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu

2.2 Công chức hướng dẫn chính sách nhiệt tình, thân thiện với người nộp thuế

2.3 Công chức giải quyết hồ sơ không có thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không đòi hỏi chi phí bồi dưỡng, dịch vụ

3 Việc tiếp nhận, xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị:

3.1 Việc góp ý, phản ánh, kiến nghị được thực hiện thuận tiện, dễ dàng

Lê Thị Như Hiền (2019); Tăng Văn Thiện (2021)

3.2 Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị

3.3 Cơ quan thông báo kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị

4 Tần suất các cuộc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp là phù hợp và đúng quy định

5 Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng thời gian quy định Tăng Văn Thiện

Công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra có thái độ lịch sự, hòa nhã, đúng chuẫn mực, giải thích rõ ràng, lắng nghe, tôn trọng người nộp thuế

Công chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nắm vững nghiệp vụ chuyên môn; giải thích, hướng dẫn các vướng mắc rõ ràng, dễ hiểu; giải quyết công việc nhanh

8 Số liệu rõ ràng, kết quả, quyết định thực hiện đúng quy định của pháp luật, không có khiếu nại

9 Đoàn thanh tra, kiểm tra có tác phong chuyên nghiệp, có thông báo và chấp hành tốt thời gian làm việc theo thông báo

Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu và đề xuất

Chi tiết nội dung mẫu phiếu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 2

2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô và một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam, nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Địa hình Hà Nội gồm vùng đồng bằng chiếm 3/4 diện tích và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố Độ cao trung bình từ 5 - 20m so với mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống nam

Hà Nội có hệ thống sông ngòi phong phú, trong đó sông Hồng là con sông lớn nhất, chảy qua thành phố với chiều dài 163km Ngoài ra, còn có các con sông khác như Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy, Cà Lồ và các hồ đầm như Hồ Tây, Hồ Gươm, Hồ Thanh Nhàn Hà Nội thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, khí hậu ấm áp và mưa phùn; mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, khí hậu nóng và ẩm; mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, khí hậu dễ chịu và mát mẻ; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, khí hậu lạnh và khô hanh Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 23°C, dao động từ 5°C đến 40°C

Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.359,82 km2 và dân số ước tính là 8,33 triệu người, chiếm 0,28% về diện tích và 3,14% về dân số của cả nước Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giỏi, các công nhân lành nghề và các làng nghề truyền thống của cả nước Những điều kiện thuận lợi này đang đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong việc giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế Hà Nội có hệ thống giao thông đa dạng và phát triển, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng sông, cảng hàng không quốc tế Hà Nội cũng có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại và tiện ích công cộng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội Theo số liệu thống kê, Năm 2022, tổng sản phẩm (GRDP) của Thành phố Hà Nội ước tính tăng 8,89% so với năm 2021, vượt kế hoạch đề ra là 7,0% - 7,5% và đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây

Hà Nội cũng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các hoạt động văn hóa giải trí phong phú và đa dạng Hà Nội có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà hát Lớn Hà Nội, Cột cờ Hà Nội Hà Nội cũng có nhiều lễ hội truyền thống như Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Đống Đa Hà Nội cũng là nơi sinh ra nhiều nhân vật lịch sử và văn hóa nổi tiếng như Lý Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì Hòa bình năm 1999 và Thủ đô Ngàn năm Văn hiến năm 2010 Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự đa dạng ngành nghề cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

3.1.3 Tổng quan về Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Cục Thuế Thành phố Hà Nội là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng quản lý nhà nước về thuế và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Hình 3.1 Huy hiệu Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Nguồn: https://hanoi.gdt.gov.vn/

* Một số thông tin về cơ quan: Địa chỉ : 187 Giảng Võ – Phường Cát Linh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Điện thoại : (024)35.123.361

Website: http://hanoi.gdt.gov.vn

Cục Thuế Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ thực hiện các chính sách, pháp luật về thuế; tổ chức thu, quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về thuế; hỗ trợ doanh nghiệp và người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công về thuế Cục Thuế Thành phố Hà Nội là đơn vị có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô

Cục Thuế đang quản lý trên 170.000 nghìn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang hoạt động, hơn 176.000 nghìn hộ kinh doanh, trên 3,3 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân, gần 2 triệu hộ gia đình nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

* Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1954, Tổ chức đầu tiên của cơ quan Thuế Hà Nội sau ngày tiếp quản Thủ đô là phân Sở Thuế vụ Hà Nội Thời kỳ này, công tác thuế phục vụ cho công cuộc khôi phục kinh tế Cuối năm 1959, hệ thống thu thuế của Thủ đô sáp nhập nằm trong ngành Tài chính

Năm 1975, giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước Thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Vì vậy, hệ thống chính sách, pháp luật thuế được bổ sung, sửa đổi ngày càng hoàn thiện Tổ chức Cục Thuế Thủ đô cũng được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thu ngân sách

Năm 1983, Chi Cục Thuế Công thương nghiệp được thành lập, ở các quận, huyện, thị xã là phòng Thuế Công thương nghiệp để quản lý thu thuế công thương nghiệp

Năm 2020, bộ máy tổ chức của Cục Thuế TP Hà Nội gồm 21 phòng, 25 Chi Cục Thuế, 247 Đội thuế với khoảng 3500 cán bộ công chức Địa bàn họat động của

Cục Thuế TP Hà Nội trải rộng trên toàn thành phố gồm 30 quận, huyện, thị xã với

579 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn

Hiện nay, sau gần 70 năm xây dựng và phát triển, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã không ngừng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách và là một trong hai Cục Thuế có số thu hàng năm lớn nhất cả nước Những đóng góp của Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã góp phần đắc lực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô cũng như của cả nước

3.1.4 Tổng quan về công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Cục Thuế Thành phố Hà Nội là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Cục Thuế Thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trong giai đoạn 2020 – 2022, công tác quản lý thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội được thực hiện theo các quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Cục Thuế Thành phố Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn như: đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, thông báo thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước Ngoài ra, Cục Thuế Thành phố Hà Nội còn tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước và công tác quản lý thuế trên địa bàn; quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật Tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố do cơ quan Thuế quản lý thu năm 2022 ước thực hiện 303.989 tỷ đồng, đạt 107,9% DTPL, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021 Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế đã đóng góp vào kết quả chung của Thành phố và của cả nước

Về công tác tuyên truyền, đồng hành, hỗ trợ Doanh nghiệp, Người nộp thuế tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai kịp thời, hiệu quả ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực: Công tác hỗ trợ NNT đã được chuyển dần từ phương thức hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế sang phương thức hỗ trợ trực tuyến, đẩy mạnh triển khai hỗ trợ giải đáp vướng mắc thông qua các hình thức: điện thoại; hỗ trợ trực tuyến qua 479 kênh thông tin của toàn ngành thuế; đăng tải clip, văn bản hướng dẫn trên website Cục Thuế và các mạng xã hội (zalo, facebook) của cơ quan thuế; đã tổ chức 32 Hội nghị tập huấn cho NNT với khoảng 4.000 lượt người tham gia; tổ chức 02 Hội nghị đối thoại trực tuyến nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng NNT; trực tiếp hướng dẫn tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế với hơn 101.000 lượt người; tiếp nhận và hỗ trợ trên 700 lượt câu hỏi qua hệ thống 479 kênh thông tin ngành thuế

Về Công tác quản lý kê khai-kế toán thuế và kiểm soát hoàn thuế GTGT được tập trung, chú trọng: Trong năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, Cục

Thuế TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quán triệt, hướng dẫn các đơn vị triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đối chiếu thông tin thực tế của NNT với hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế, đảm bảo nắm bắt, theo dõi, cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác nhằm phục vụ công tác quản lý thuế Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin và vận hành các ứng dụng của ngành nhằm hỗ trợ người nộp thuế thực hiện khai thuế thuận lợi, chính xác Công tác đôn đốc, kiểm soát việc kê khai thuế hàng tháng, quý của NNT luôn được chú trọng, ngày càng chặt chẽ, qua đó phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý: Tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn bình quân hàng tháng luôn đạt trên 98%; Thường xuyên kiểm soát, đánh giá và thông báo tỷ lệ hồ sơ khai thuế phát sinh số thuế phải nộp để các đơn vị làm cơ sở so sánh, đánh giá, đồng thời tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, giám sát Chủ động phối hợp với Kho bạc xử lý chứng từ thu, thực hiện trao đổi số thu hàng ngày, cập nhật đầy đủ, kịp thời dữ liệu nộp thuế, đảm bảo số liệu được cập nhật chính xác, kịp thời vào hệ thống quản lý thuế

Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

3.2.1 Lập dự toán thuế giá trị gia tăng

Lập dự toán thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội là một hoạt động quan trọng trong quản lý thu thuế và đảm bảo nguồn lực ngân sách cho địa phương Quá trình này đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu sự chặt chẽ, chính xác từ phía cơ quan thuế để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong việc thu thuế Các đội ngũ kiểm tra thuế tại Cục Thuế Hà Nội thường xuyên theo dõi và đánh giá sự đúng đắn của các dự toán thuế từ phía doanh nghiệp và cá nhân Một số thách thức mà Cục Thuế Hà Nội đang đối mặt bao gồm thiết lập các chính sách và quy trình rõ ràng để ứng phó với các thay đổi trong luật thuế, đồng thời cần phải tối ưu hóa quy trình kiểm tra và xác minh để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình thu thuế

Bảng 3.1 Đánh giá việc thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng tại Cục

Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng; %

Số thu thuế giá trị gia tăng nội địa do ngành thuế quản lý

Dự toán giao số thu đối với sắc thuế giá trị gia tăng

Tỷ lệ số thu thuế

Tỷ lệ số thu thuế

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022; Tổng hợp dự toán thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

Tỷ lệ số thu thuế GTGT/dự toán cho thấy năng lực dự toán của cơ quan quản lý thuế trong hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng có sự cải thiện tích cực qua cả giai đoạn 2020 - 2022 khi tỷ trọng số thu GTGT so với dự toán ở mức không quá cao Theo kết quả phỏng vấn: Năng lực dự toán cũng cho thấy sự cải thiện khi số lệch giữa dự toán giao với số thu thực hiện cũng có sự thu giảm Theo bảng số liệu trên, năm

2022 tỷ trọng này là 107.90% giảm 2,35% so với năm 2021 và năm 2020 là 102,80% Tuy nhiên, chỉ tiêu số thu dự toán giao luôn đảm bảo được hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu (lớn hơn 100%) Nguyên nhân giảm thực thu so với dự toán năm 2022 là do sự ảnh hưởng tiêu cực, các khó khăn và trở ngại mà đại dịch Covid-19 gây ra Tuy nhiên, Cục Thuế Thành phố Hà Nội cũng đã cố gắng để đạt được kết quả cao, so với các năm 2020, 2021 thì năm 2022 kết quả đạt được vẫn cao hơn nhiều so với dự toán với mức chênh lệch khoảng 3.145 tỷ đồng So sánh tỷ lệ số thu thuế GTGT/Tổng thu trong giai đoạn 2020-2022 có xu hướng giảm xuống từ 20,2% năm 2020 xuống 14,1% năm 2022 Nguyên nhân là do Chính phủ có các đề án giảm thuế GTGT để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phục hồi sau đại dịch, chẳng hạn như năm 2022, chính sách giảm thuế GTGT 8% (theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 & Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022) đã được Chính phủ áp dụng,…

3.2.2 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng

(i) Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT

Hoạt động quản lý đăng ký, kê khai thuế VAT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội đặt ra các yêu cầu chặt chẽ trong quản lý thuế để đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân sách địa phương Các doanh nghiệp và cá nhân phải tuân thủ các quy định về việc ký, kê khai thuế đang gặp phải khó khăn trong thực hiện các quy định và biểu mẫu liên quan Ngoài ra, quản lý kê khai thuế VAT cũng đòi hỏi sự chính xác và tính toán đúng đắn từ phía người kê khai Tuy nhiên, công tác này cũng gặp phải những khó khăn vì sự thay đổi liên tục trong chính sách thuế Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tình trạng chậm trễ trong việc đăng ký thuế GTGT của một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân vẫn còn xảy ra; Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kê khai thuế GTGT không chính xác, sai sót Ngoài ra, cũng còn tình trạng một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gian lận thuế GTGT

Bảng 3.2 Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế trên tổng số hồ sơ phải nộp tại Cục Thuế

Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị tính: %

Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế trên tổng số hồ sơ phải nộp 98,66 99,01 99,12 0,35 0,35 0,11 0,11

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

Tỷ lệ số tờ khai thuế đã nộp/phải nộp giai đoạn 2020 - 2022 luôn đạt tỷ lệ cao thể hiện sự hiệu quả đặc biệt đối với việc ứng dụng công nghệ vào quản lý đăng ký, kê khai thuế Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế trên tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp luôn duy trì ở mức tỷ lệ trên 98% và tăng trưởng trong cả giai đoạn Tuy nhiên vẫn chưa đạt được công suất tối đa và mức tăng trưởng không quá cao (~1% mỗi năm) Số hồ sơ được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết có sự cải thiện trong cả giai đoạn cho thấy hiệu quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội Cụ thể, tỷ lệ này tăng từ 95,30% năm 2020 lên 96.00% năm 2021 và tăng lên 97% năm 2022

Bảng 3.3 Tỷ lệ số hồ sơ giải quyết đúng hạn trên tổng số hồ sơ phải giải quyết tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị tính: Hồ sơ; %

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn 272.752 290.525 335.843 17.773 6,52 45.318 15,60

Số hồ sơ phải giải quyết trong năm 286.200 302.630 346.230 16.430 5,74 43.600 14,41

Tỷ lệ số hồ sơ giải quyết đúng hạn trên tổng số hồ sơ phải giải quyết

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

Trong giai đoạn này, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã thực hiện một cách nghiêm tức công tác thu, nộp, xử lý tờ khai Về phía NNT, nhờ vào công tác tuyên truyền và sự hỗ trợ của các cán bộ Cục Thuế qua các năm, việc chấp hành kê khai, tính thuế đã đi vào nề nếp tình trạng sai sót phải sửa chữa đã hạn chế rõ rệt Tăng cường công tác hạch toán, kế toán Bên cạnh đó, việc quản lý hoá đơn, chứng từ đi vào ổn định, thể hiện ở số trường hợp sai sót, vi phạm về hoá đơn, chứng từ của năm sau thấp hơn năm trước, việc thực hiện đóng dấu mã số thuế, tên doanh nghiệp tại phòng quản lý ấn chỉ trước khi giao hoá đơn cho doanh nghiệp đã hạn chế đáng kể số doanh nghiệp vi phạm Hiện tại NNT có thể đến trực tiếp Cục Thuế để nộp thuế hoặc nộp thuế điện tử, hoặc kê khai mã vạch, có thể khai thuế qua mạng, và sử dụng phần mềm quản lý thuế (TMS - Tax Management System) là phần mềm mới nhất để tránh trường hợp phải chờ đợi, xếp hàng tạo điều kiện thuận lợi cho NNT

Bảng 3.4 Kết quả khảo sát doanh nghiệp nộp thuế về thủ tục hành chính Đơn vị tính: %

Nội dung đánh giá Mức đánh giá (%)

Danh mục thủ tục hành chính về thuế được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời 5,00 15,00 33,33 30,00 16,67 Thành phần hồ sơ phù hợp, dễ hiểu 5,00 16,67 35,00 26,67 16,67 Việc kê khai các biểu mẫu đơn giản, dễ thực hiện 3,33 18,33 38,33 23,33 16,67

Thời gian phản hồi, giải quyết hồ sơ nhanh chóng, kịp thời 8,33 20,00 30,00 25,00 16,67

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp

Tuy nhiên, kết quả khảo sát 60 doanh nghiệp tham gia đăng ký, kê khai thuế GTGT cho thấy vẫn còn 3,33% doanh nghiệp rất không hài lòng và 18,33% doanh nghiệp không hài lòng Cụ thể, nhiều doanh nghiệp cho biết thủ tục đăng ký thuế tuy được thực hiện trực tuyến nhưng các bước chờ đợi lâu, nhiều bước gây khó cho những doanh nghiệp nhỏ Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết thời gian phản hồi, giải quyết hồ sơ nhanh chóng, kịp thời chưa nhanh, với 8,33% số phiếu rất không hài lòng và 20% số phiếu không hài lòng Theo kết quả phỏng vấn: Nguyên nhân dẫn tới thời gian phản hồi lâu có thể do từ lỗi hệ thống về sắp xếp mức độ ưu tiên của các phản hồi hoặc khi hệ thống quá tài thì doanh nghiệp nộp thuế sẽ phải chờ rất lâu, một phần là do bộ phận tiếp nhận phản hồi có lực lượng mỏng và phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc

(ii) Quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế GTGT

Trong những năm qua, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế GTGT Nhờ đó, công tác quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Tuy nhiên, tình hình xử lý miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế GTGT trên địa bàn TP Hà Nội còn chậm Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế giải quyết đúng hạn trong giai đoạn 2020 – 2022 giảm từ 40,2% xuống 35,2% Đây là một trong những điểm hạn chế đang tồn tại và cần giải quyết

Bảng 3.5 Kết quả hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn

2020 – 2022 Đơn vị tính: Hồ sơ; Tỷ đồng; %

Số hồ sơ hoàn thuế (hồ sơ) 1.419 1.238 1.010 -181 (12,76) -228 (18,42)

Số tiền hoàn thuế (tỷ đồng) 7.064 6.525 5.820 -539 (7,63) -705 (10,80)

Số hồ sơ hoàn thuế giải quyết đúng hạn (hồ sơ) 571 482 356 (89) -15,59 (126) -26,14

Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế giải quyết đúng hạn (%) 40,2 38,9 35,2 (1,3) -3,25 (3,7) -9,47

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

Việc hoàn thuế tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp Nhờ thực hiện tốt chính sách đổi mới của Nhà nước về hoàn thuế Việc hoàn thuế đã được triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần giảm bớt khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhưng cũng đảm bảo chặt chẽ và đúng quy trình, hạn chế được tình trạng gian lận chiếm dụng tiền thuế nhà nước Nhìn chung, các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt trong việc kê khai xin hoàn thuế GTGT, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gian lận trong kê khai hoàn thuế

Trong năm 2020, công tác hoàn thuế GTGT được thực hiện đúng chính sách và quy trình, kiểm soát chặt chẽ đối với các đơn vị có dấu hiệu rủi ro theo chỉ đạo của ngành, Cục Thuế đã thực hiện giải quyết hoàn 1.419 hồ sơ với số thuế GTGT giải quyết hoàn 7.064 tỷ đồng Năm 2021, số lượng hồ sơ hoàn thuế giảm còn 1.238 hồ sơ, số tiền hoàn là 6.525 tỷ đồng Năm 2022, chỉ tiêu này giảm chỉ còn 1.010 hồ sơ, số tiền hoàn giảm còn 5.820 tỷ đồng Nguyên nhân giảm là do dịch bệnh Covid-19 nên rất nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm ăn thua lỗ, Cục Thuế đã tích cực triển nộp thuế theo đúng quy định, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân NNT có điều kiện phục hồi năng lực tài chính, tiếp tục kinh doanh, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh

3.2.3 Quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng

Trong những năm qua, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã thực hiện cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của pháp luật Các hình thức cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng được sử dụng phổ biến là: Khấu trừ tiền từ tài khoản của người nộp thuế; Tạm giữ, kê biên tài sản của người nộp thuế; Bán đấu giá tài sản của người nộp thuế Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Số nợ thuế giá trị gia tăng còn tồn đọng lớn, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nợ thuế; Tình trạng nợ thuế giá trị gia tăng kéo dài, khó thu hồi vẫn còn xảy ra; Một số doanh nghiệp, cá nhân cố tình trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế

Bảng 3.6 Số nợ tồn đọng được xử lý trên số nợ năm trước chuyển sang Đơn vị tính: Tỷ đồng; %

Số nợ tồn đọng trong năm trước chuyển sang 22.797 28.352 26.842 5.555,00 24,37 (1.510,00) (5,33)

Số nợ tồn động đã được xử lý thu 8.261 10.845 10.433 2.583,64 31,28 (411,15) (3,79)

Tỷ lệ số nợ tồn đọng được xử lý trên số nợ năm trước chuyển sang

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

Bảng trên cho thấy, kết quả giải quyết số nợ tồn đọng năm trước chuyển sang được xử lý thu đạt tỷ lệ thấp trong cả giai đoạn, hiệu suất xử lý chưa cao Cụ thể, tỷ lệ xử lý này năm 2020 là 36,24% tăng lên 38,25% năm 2021 và đến năm 2022 là 38,87% Nguyên nhân xử lý nợ tồn đọng chưa cao đến từ nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn mất khả năng trả nợ, một số trường hợp chủ doanh nghiệp đã mất vì Covid-

Hiện nay, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã tiến hành phân loại nợ theo các mức nhằm áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi nợ

Bảng 3.7 Cơ cấu nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 –

2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng; %

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thu NSNN tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

Đánh giá chung về quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Công chức nắm vững nghiệp vụ, hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu 8,33 25,00 36,67 16,67 13,33

Công chức hướng dẫn chính sách nhiệt tình, thân thiện với người nộp thuế 13,33 30,00 31,67 16,67 8,33

Công chức giải quyết hồ sơ không có thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không đòi hỏi chi phí bồi dưỡng, dịch vụ

Nguồn: Kết quả khảo sát

Như vậy, theo kết quả đánh giá của doanh nghiệp thì công tác hỗ trợ chính sách thuế đối với người nộp thuế của Cục thuế Thành phố Hà Nội chưa thực sự tốt Công chức của Cục thuế vẫn chưa có thái độ nhiệt tình, thân thiệt cũng như vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế Đây là điểm yếu mà Cục thuế Thành Phố Hà Nội cần phải khắc phục để gia tăng sự hài lòng của người nộp thuế đối với công tác quản lý thuế của Cục thuế

3.3 Đánh giá chung về quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong giai đoạn nghiên cứu ghi nhận nhiều kết quả nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo Cục Thuế, sự tuân thủ của người nộp thuế cùng sự chỉ đạo hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên

Thứ nhất, trong công tác dự toán thuế giá trị gia tăng, công tác lập dự toán ở địa phương bám sát các cơ sở lập dự toán theo phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia đối với các khoản thu phân chia với mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên, kế hoạch tài chính và tình hình thực hiện ngân sách các năm trước đó Việc phân chia dự toán thu thuế GTGT theo khu vực cũng tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý, trong đó dự toán thu đối với khu vực DNNN và DN NQD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu cũng như dự toán thu đến từ sắc thuế GTGT trên địa bàn thành phố

Thứ hai, Hoạt động quản lý đăng ký, kê khai, hoàn thuế cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn Số doanh nghiệp đăng ký mới MST có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn nhờ sự phối hợp chặt chẽ với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Hoạt động quản lý kê khai thuế ghi nhận kết quả nổi bật, số lượng NNT đã nộp hồ sơ khai thuế luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm trong giai đoạn Số hoàn thuế và ấn định thuế chiếm tỷ trọng nhỏ và mang tính không trọng yếu trong tổng số thu địa bàn, tuy nhiên cũng được quan tâm, theo dõi và chỉ đạo Cục Thuế đã có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hoàn thuế GTGT, việc giải quyết hoàn thuế GTGT đã đảm bảo theo đúng quy định Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn tăng dần Công tác kiểm tra hoàn thuế có sự chuyển biến tích cực thể hiện qua số thuế GTGT đề nghị hoàn bị loại do không đủ điều kiện qua kiểm tra

Thứ ba, Hoạt động quản lý và cưỡng chế nợ thuế GTGT được quan tâm rất lớn trong hoạt động quản lý thuế tại địa phương khi số nợ khó thu và có khả năng thu chiếm tỷ trọng rất lớn Hoạt động quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được Cục Thuế quan tâm chỉ đạo và triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng thuế GTGT ở mức thấp nhất

Thứ tư, quản lý thông tin người nộp thuế giá trị gia tăng, quản lý hoá đơn, chứng từ điện tử đạt nhiều kết quả tích cực Hệ thống thông tin về NNT đa số đã chính xác, đầy đủ và bao gồm các thông tin cơ bản Thông tin về NNT được thu thập, khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau từ NNT, nội bộ cơ quan quản lý thuế, các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức, cá nhân có liên quan

Thứ năm, công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng đạt nhiều thành tựu Công tác kiểm tra, thanh tra được đổi mới toàn diện, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp: chuyển dần từ kiểm tra, thanh tra toàn diện sang kiểm tra, thanh tra có lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm Áp dụng thống nhất nguyên tắc xử lý kết quả sau kiểm tra, thanh tra thuế góp phần nâng cao ý thức của cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, thanh tra như phân tích rủi ro NNT để lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm, nhật ký kiểm tra, thanh tra, quản lý hồ sơ kiểm tra, thanh tra Hoạt động kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế tích cực về số lượng lượt kiểm tra luôn đạt vượt chỉ tiêu, số truy thu phát hiện sau mỗi đợt thanh tra kiểm tra có xu hướng tăng, tuy nhiên công tác sau thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm còn chưa đạt được hiệu quả khi số truy thu vào NSNN còn đạt tỷ lệ thấp

Thứ sáu, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng được quan tâm Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế được hoàn thành tốt trong cả giai đoạn khi các trường hợp phát sinh đều được giải quyết kịp thời và triệt để Cục Thuế Thành phố Hà Nội có cơ chế giải quyết tranh chấp đơn giản, minh bạch và toàn diện, trong đó giải thích công khai, rõ ràng về quyền của NNT và cách thức pháp lý để xem xét lại các quyết định của cơ quan thuế, giám sát các nguyên nhân gây ra tranh chấp và biện pháp khắc phục, khẩn trương thực hiện hoàn lại số thuế nộp thừa nếu kết quả giải quyết tranh chấp là có lợi cho NNT

Thứ bảy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giá trị gia tăng đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, hỗ trợ của Cục Thuế đã từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công điện tử để tạo thuận lợi cho NNT, xây dựng các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ cụ thể, đem lại hiệu quả cao trong việc chấp hành pháp luật thuế của NNT

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2020-2022, hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng của Cục Thuế Thành phố Hà Nội cũng gặp nhiều hạn chế:

Thứ nhất, Hoạt động quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, ấn định và hoàn thuế:

Chi Cục Thuế các huyện ngoại thành chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Phòng Tài chính - Kế hoạch để nắm bắt thông tin về số hộ được cấp phép đăng ký kinh doanh đưa vào quản lý thu thuế nên có trường hợp hộ được cấp phép kinh doanh nhưng thực tế không kinh doanh hoặc Chi Cục Thuế chưa quản lý thuế Công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể vẫn tồn tại chênh lệch giữa số lượng hộ thực tế đang kinh doanh với số lượng hộ đã đăng ký kinh doanh do Phòng Tài chính kế hoạch cấp giấy phép Nguyên nhân do một số hộ đăng ký kinh doanh để phục vụ cho việc vay vốn ngân hàng, trong khi thực tế các hộ này không có hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả giám sát tự động trên hệ thống TMS còn nhiều tiêu chí giám sát không đúng, không phù hợp gây khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Thứ hai, Quản lý thông tin người nộp thuế, hóa đơn, chứng từ điện tử: Do chính sách thuế ban hành nhiều, lại bổ sung, sửa đổi quá nhanh, các phần mềm phải liên tục nâng cấp trong thời gian rất ngắn để đáp ứng kịp thời hiệu lực của chính sách thuế nên vẫn còn nhiều lỗi khi triển khai thực tế Các ứng dụng quản lý thuế chưa được nâng cấp hoàn thiện biểu mẫu và các tiêu chí đánh giá liên quan đến chức năng, một số công cụ chưa thực sự tiện ích cho người dùng

Thứ ba, Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế GTGT: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế có những chuyển biến mạnh mẽ đem lại hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn một số lĩnh vực giải pháp chống thất thu chưa mang lại hiệu quả cao Một số doanh nghiệp chấp hành pháp luật thuế chưa tốt, ý thức chưa cao, chính sách nghiệp vụ thường xuyên bổ sung, thay đổi, phương pháp thanh tra kiểm tra thuế đòi hỏi tính khoa học, áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin, trong khi đó nhân lực làm công tác kiểm tra đôi khi không đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn

Ngoài ra, chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, phân tích hồ sơ thanh tra tại cơ quan thuế nhiều khi chưa đạt yêu cầu nên hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT một số trường hợp đạt được chưa cao, nhiều trường hợp kết quả truy thu, xử phạt qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT rất thấp

Thứ tư, Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Công tác phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng (như Đài phát thanh - Truyền hình ) tuy được quan tâm và có chiều hướng tăng cường nhưng hiệu quả và chất lượng có mặt còn hạn chế Mặc dù triển khai nhiều biện pháp và hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tham gia các buổi tập huấn chính sách thuế mới và đối thoại do cơ quan thuế tổ chức Người nộp thuế chưa mạnh dạn đề xuất với cơ quan thuế về những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề còn bất cập trong các chính sách thuế

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

4.1.1 Định hướng hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Cục Thuế Thành phố Hà Nội không ngừng nỗ lực trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng để đến gần hơn với người nộp thuế Phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong những năm vừa qua, Cục Thuế Thành phố Hà Nội định hướng đến năm 2025 sẽ hoàn thiện hệ thống quản lý thuế GTGT thông qua hệ thống điện tử, giảm bớt thủ tục hành chính tối đa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế đến người nộp thuế, quản lý và đánh giá rủi ro kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng, nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức bộ máy của cán bộ thuế Đồng thời Cục Thuế Thành phố Hà Nội không ngừng đóng góp ý kiến thực tế để hoàn thiện quy trình quản lý thuế GTGT được thiết thực hơn, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý để hướng tới một ngành thuế minh bạch, rõ ràng và công tâm

Một số định hướng cụ thể để hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội như sau:

Thứ nhất, xác định mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách năm với quan điểm đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu từng tháng, từng quý Công tác giao kế hoạch thu cho các Đội thuế được tính toán khoa học, hợp lý dựa trên cơ sở phân tích nguồn thu và dự báo tình hình biến động nguồn thu từng địa bàn, từng sắc thuế

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý thuế nhằm tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN, bao quát hết nguồn thu Chú trọng bồi dưỡng, phát triển nguồn thu ngân sách nói chung và thuế GTGT nói riêng Đôn đốc các doanh nghiệp nộp các loại tờ khai, báo cáo quyết toán thuế đúng thời hạn Tổ chức phân loại số thuế nợ đọng, tập trung thu dứt điểm, hạn chế nợ đọng thuế phát sinh Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh chế độ kế toán, chế độ lập hoá đơn, chứng từ theo quy định Tiến hành tổng kiểm tra và quản lý thu thuế đối với các hoạt động còn tình trạng thất thu và nợ đọng thuế lớn Phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế

Thứ ba, cập nhật thường xuyên những thay đổi về chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng để thực hiện đúng theo quy định và có kế hoạch triển khai, hướng dẫn cho cán bộ nhân viên, tổ chức các buổi tập huấn và tuyên truyền, hướng dẫn NNT

Thứ tư, triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các quy trình quản lý, nghiệp vụ thuế Tiếp tục cải cách quản lý hành chính thuế, cải tiến quy trình nghiệp vụ thu theo hướng tôn trọng và đề cao trách nhiệm trước pháp luật của ĐTNT

Thứ năm, tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, thường xuyên của Ban lãnh đạo

Cục Thuế; Phân chia, giao chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện cho từng Đội; Phát huy tốt hơn nữa những biện pháp, qui trình triển khai trong công tác quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu thuế các loại;

Thứ sáu, tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức thuế trên địa bàn Thành phố Hà Nội Đặc biệt chú trọng tổ chức thêm những buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong thanh tra, kiểm tra cho cán bộ công chức đang làm việc tại bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thuế đạt hiệu quả cao

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý thuế, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hướng tới phục vụ tốt hơn cho người nộp thuế, khuyến khích NNT tự giác trong việc đăng ký kịp thời, kê khai đúng, nộp thuế GTGT đủ theo quy định của pháp luật

Thứ tám, tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý thu, đôn đốc thu, chống thất thu NSNN Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức thanh tra, kiểm tra thuế trong thực thi công vụ

Thứ chín, phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố để đấu tranh, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật thuế

Thứ mười, ngày càng chú trọng tới đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý thuế GTGT nói riêng và quản lý thuế nói chung của ngành

Trong những định hướng trên thì định hướng nâng cao ý thức tự giác của NNT trong đăng ký, kê khai, nộp thuế và nâng cao chất lượng, tăng cường kỷ luật kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ công chức thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra được đặc biệt ưu tiên hàng đầu nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

4.1.2 Mục tiêu hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố

Các mục tiêu được xác định cụ thể như sau:

- Hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN hàng năm

- Giảm tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% trên tổng thu NSNN theo yêu cầu

- Tăng cường quản lý doanh nghiệp đảm bảo 100% doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp MST phải được đưa vào bộ quản lý thu thuế và kê khai thuế đầy đủ

- Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, phấn đấu giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế

- Đến năm 2025 tối thiểu có: 100% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 90% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 95% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp

- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 100%

-Tập trung huy động đầy đủ các nguồn thu trên địa bàn vào NSNN

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế đảm đương được nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

4.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

4.2.1.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện lập dự toán thuế giá trị gia tăng Để hoàn thiện lập dự toán thuế giá trị gia tăng, Cục Thuế Thành phố Hà Nội cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, căn cứ dự toán thu thuế GTGT được giao và điều kiện thực tế ở Thành phố Hà Nội, Cục Thuế chủ trì, phối hợp với UBND thành phố, quận, huyện phân bổ, giao dự toán thu thuế GTGT cho các phòng, các Chi Cục Thuế trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu, phù hợp với khả năng tăng trưởng của từng quận, huyện Phát động phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế GTGT tối thiểu 5%

Thứ hai, quyết liệt chỉ đạo công tác thu thuế GTGT ngay từ đầu năm Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu thuế GTGT, phân tích cụ thể nguyên nhân làm biến động nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực để có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời, dự báo số thu thuế GTGT sát đúng với thực tế

Thứ ba, thường xuyên đánh giá, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu thuế GTGT để chủ động tham mưu cho UBND thành phố về các giải pháp đôn đốc thu kịp thời những nguồn thu còn tiềm năng hay còn thất thu; kiến nghị về cơ chế, chính sách (thuộc thẩm quyền của UBND thành phố) Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các ngành thực hiện các giải pháp đồng bộ và thiết thực nhằm thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế địa bàn, trong đó tạo điều kiện và hỗ trợ cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa vào hoạt động nhằm tạo nguồn thu lớn cho ngân sách và thuế GTGT

Thứ tư, công tác lập dự toán thu ngân sách qua các năm tăng ở mức tương đối so với kết quả thực hiện năm trước, những chỉ tiêu lập dự toán cơ quan thuế cũng chỉ căn cứ dựa trên thực tế trên địa bàn để tiến hành xây dựng dự toán thu Do đó trong công tác lập dự toán thu ngân sách cần có định hướng trong vấn đề tạo nguồn thu

Thứ năm, lập dự toán thu thuế đối với DN cần theo sát quy trình lập dự toán một cách có căn cứ khoa học Quy trình lập dự toán có thể tương đối thống nhất như sau: + Phân tích quan điểm, chiến lược và chính sách quản lý thu thuế nhằm khẳng định những kế hoạch định hướng cho lập dự toán thu thuế

+ Phân tích những biến động kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngành kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, sự thay đổi của chính sách thuế

+ Phân tích thông tin về mức độ tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn để xác định khả năng thu thực tế đối với các DN

+ Phân tích thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến cấp độ tuân thủ thuế của DN nhằm điều chỉnh dự toán phù hợp với những ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự tuân thủ thuế, đặc biệt là các yếu tố mà cơ quan thuế không điều khiển được

+ Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của cơ quan thuế Trong đó, phân tích nguồn lực và các hoạt động của cơ quan thuế nhằm xác định được dự toán phù hợp với khả năng của các yếu tố bên trong cơ quan thuế

Thứ sáu, quá trình thực hiện dự toán thu thuế GTGT cần cập nhật dữ liệu để lưu trữ đầy đủ, chi tiết đến từng loại thu nhập chịu thuế, xác định đối tượng quản lý thu, làm cơ sở dự báo số thu giúp cho công tác xây dựng dự toán thu có căn cứ khoa học và sát với thực tiễn; đồng thời khâu chuẩn bị lập dự toán cần tổ chức chặt chẽ, chu đáo, có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận quản lý theo từng chức năng để cung cấp kịp thời các thông tin số liệu trong quản lý nhằm phục vụ tốt cho công tác dự toán thu

Cuối cùng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc lập dự toán thu thuế cho cán bộ thuế Đồng thời tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ xây dựng dự toán Trang bị kỹ năng, kinh nghiệm cho cán bộ dự toán

4.2.1.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng Để hoàn thiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, Cục Thuế Thành phố Hà Nội cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Cục Thuế cần phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký của doanh nghiệp đảm bảo đồng bộ thông tin giữa hai cơ quan

Thứ hai, Cục Thuế cần phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xác minh các đơn vị có MST nhưng không kê khai thuế, trên cơ sở đó thực hiện đóng MST nhằm hạn chế số lượng doanh nghiệp ảo trên hệ thống quản lý thuế TMS

Thứ ba, cần có sự phân cấp cơ quan thuế quản lý trực tiếp hợp lý trong quản lý doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện các thủ tục, vừa tạo thuận lợi cho cơ quan thuế theo dõi sát tình hình hoạt động của NNT

Một số kiến nghị

4.3.1 Đối với Tổng Cục Thuế

Thứ nhất, ban hành quy chế thanh toán giữa các doanh nghiệp, trong đó hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán (đặc biệt là các giao dịch có giá trị lớn), quy chế để ngân hàng và cơ quan thuế phối hợp với nhau trong việc kiểm soát nguồn gốc các hoạt động thanh toán khoản thu chỉ qua các hệ thống của ngân hàng Điều này góp phần làm minh bạch trong thanh toán, tránh hiện tượng thông đồng giữa người mua và người bán trong việc thanh toán tiền mặt khác với số tiền ghi trên hóa đơn, đồng thời giảm thiểu việc khai khống, khai sai số thuế GTGT đầu vào, giảm thất thu ngân sách nhà nước

Thứ hai, đối với thuế GTGT: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5%; tiến dần đến việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất thuế GTGT 10% cho tất cả hàng hoá, dịch vụ trừ hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật về quản lý hoạt động của DN sau thành lập theo hướng vừa tạo môi trường kinh doanh thông thoáng vừa quản lý được tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa tình trạng

“doanh nghiệp ma” hiện nay Chúng ta cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng như cách thức để các cơ quan này thực hiện việc theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký

Thứ tư, xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Thuế theo hướng tăng mức phạt trong xử lý hành chính cũng như tăng hình phạt đối với các hành vi gian lận thuế trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự để thật sự đảm bảo tính răn đe của pháp luật

Bổ sung vào Luật Hình sự hình thức xử lý các tội phạm về thuế GTGT như sau: hành vi in ấn, mua bán hóa đơn giả, hóa đơn khống giúp cho các DN khác lập hồ sơ kê khai gian lận để tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; hành vi lập hồ sơ kê khai gian lận để làm tăng thuế GTGT được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT

4.3.2 Đối với Bộ Tài chính

- Khuyến nghị Bộ Tài chính bổ sung trong Luật Tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải quyết hồ sơ vay vốn hoặc đáo hạn để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh thì phối hợp cùng cơ quan thuế ràng buộc thanh toán tiền thuế nợ thông qua hợp đồng vay vốn, đáo hạn nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp xử lý các khoản nợ thuế để đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp (TCTD) phù hợp với quy định tại Điều 308, Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13

- Khuyến nghị Bộ Tài chính có chế độ xây dựng cơ sở dữ liệu về tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản của cá nhân, tổ chức như sở hữu bất động sản, tài sản khác cho phép cơ quan thuế được quyền tra cứu để phục vụ cho công tác cưỡng chế thu nợ thuế

- Khuyến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chế độ khai, nộp và hạch toán số thuế của các chi nhánh nộp tại các tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính để thực hiện đúng quy định thu nộp NSNN theo Luật quản lý thuế, giúp cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp chính không phải điều chỉnh nợ thuế

- Khuyến nghị Bộ Tài chính sửa đổi các quy định trong văn bản pháp quy về cưỡng chế, cho phép cưỡng chế tạm dừng xuất cảnh đối với cá nhân là chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc, các thành viên góp vốn khi các pháp nhân nợ tiền thuế

- Do hệ thống chính sách pháp luật thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc phát sinh chưa được cụ thể hóa tại văn bản, do vậy để tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, khuyến nghị Bộ Tài chính có chỉ đạo kịp thời khi Cục Thuế báo cáo vướng mắc, xin ý kiến

- Khuyến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tăng cường quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào (đường tiểu ngạch), ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng hàng hóa thẩm lậu về Việt Nam (hàng xuất quay vòng) để hợp lý hóa hồ sơ hoàn thuế GTGT

Căn cứ vào những đánh giá về thực trạng và kết quả hoạt động quản lý thuế GTGT, những tồn tại, hạn chế và các tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phân tích ở chương 3, chương 4 đưa ra một số khuyến nghị cần thực hiện trong thời gian sắp đến

Các giải pháp đối với Cục Thuế Thành phố Hà Nội được chia thành 2 nhóm: Giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội; Giải pháp bổ trợ hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội Chương 4 cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Tổng Cục Thuế và Bộ Tài chính, qua đó nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Ngày đăng: 17/07/2024, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bùi Thái Quang, 2015. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số 10-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính
18. Huỳnh Thị Thu Cúc, 2020. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Công thương. Số 29, 10/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công thương
19. Lê Minh Tâm, 2021. Một số vấn đề về thực trạng thực hiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử có thanh toán quốc tế. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 25, tháng 11 năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ
21. Nguyễn Thị Bất, 2020. Giáo trình thuế, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
30. Tổng Cục Thuế, 2010. Quyết định số 503/QĐ-TCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi Cục Thuế trực thuộc Cục Thuế 31. Tuấn Nghĩa, 2014. Công tác kiểm tra, thanh tra trong hoàn thuế GTGT, Tạp chíTài chính, Số 9-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí "Tài chính
34. Trương Bá Tuấn, 2021. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, Số 3 kỳ 1 tháng 9/2021Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính
38. Pohan, C. A., 2022. Optimizing corporate tax management: Kajian perpajakan dan tax planning-nya terkini. Bumi Aksara Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimizing corporate tax management
1. Bộ Tài chính, 2011. Quyết định 905/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình hoàn thuế Khác
2. Bộ Tài chính, 2013. Quyết định 688/QĐ-TCT về việc ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế Khác
3. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT Khác
4. Bộ Tài chính, 2014. Quyết định 329/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình quản lý đăng ký thuế Khác
5. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế Khác
6. Bộ Tài chính, 2015. Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, Hà Nội Khác
7. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định 744/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình giải quyết đơn tố cáo tại cơ quan thuế các cấp Khác
8. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định 746/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế Khác
9. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định 879/QĐ-TCT về việc ban hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế Khác
10. Bộ Tài chính, 2018. Quyết định số 1836/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế Khác
12. Chính phủ, 2011. Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 Khác
13. Chính phủ, 2013. Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT Khác
14. Chính phủ, 2014. Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Hình 2.1.   Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý thuế giá trị gia - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
1 Hình 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý thuế giá trị gia (Trang 13)
Hình 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý thuế giá trị gia tăng - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Hình 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài Quản lý thuế giá trị gia tăng (Trang 53)
Bảng 2.1. Danh sách cán bộ thuế được phỏng vấn - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 2.1. Danh sách cán bộ thuế được phỏng vấn (Trang 56)
Bảng 2.2. Tỷ lệ khảo sát các doanh nghiệp nộp thuế tại các Chi cục trực thuộc - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 2.2. Tỷ lệ khảo sát các doanh nghiệp nộp thuế tại các Chi cục trực thuộc (Trang 57)
Bảng 2.3. Thang đo sự hài lòng của đối tượng doanh nghiệp nộp thuế đối với - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 2.3. Thang đo sự hài lòng của đối tượng doanh nghiệp nộp thuế đối với (Trang 58)
Bảng 3.1. Đánh giá việc thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng tại Cục - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.1. Đánh giá việc thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng tại Cục (Trang 66)
Bảng 3.2. Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế trên tổng số hồ sơ phải nộp tại Cục Thuế - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.2. Tỷ lệ số hồ sơ khai thuế trên tổng số hồ sơ phải nộp tại Cục Thuế (Trang 68)
Bảng 3.3. Tỷ lệ số hồ sơ giải quyết đúng hạn trên tổng số hồ sơ phải giải quyết - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.3. Tỷ lệ số hồ sơ giải quyết đúng hạn trên tổng số hồ sơ phải giải quyết (Trang 69)
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát doanh nghiệp nộp thuế về thủ tục hành chính - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát doanh nghiệp nộp thuế về thủ tục hành chính (Trang 70)
Bảng 3.5. Kết quả hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.5. Kết quả hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn (Trang 71)
Bảng 3.6. Số nợ tồn đọng được xử lý trên số nợ năm trước chuyển sang - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.6. Số nợ tồn đọng được xử lý trên số nợ năm trước chuyển sang (Trang 72)
Bảng 3.7. Cơ cấu nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.7. Cơ cấu nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – (Trang 73)
Bảng 3.8. Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra so với số doanh nghiệp được giao tại - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.8. Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra so với số doanh nghiệp được giao tại (Trang 75)
Bảng trên cho thấy, số lượng doanh nghiệp đã được thanh kiểm tra so với số  lượng được giao ở mức không cao - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng tr ên cho thấy, số lượng doanh nghiệp đã được thanh kiểm tra so với số lượng được giao ở mức không cao (Trang 76)
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về công tác thanh tra, kiểm tra của - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về công tác thanh tra, kiểm tra của (Trang 76)
Bảng trên cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại hạn chế theo đó,  vẫn còn nhiều phản ánh chưa tốt về chuyên môn cán bộ thanh tra, kiểm tra - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng tr ên cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại hạn chế theo đó, vẫn còn nhiều phản ánh chưa tốt về chuyên môn cán bộ thanh tra, kiểm tra (Trang 77)
Bảng 3.11. Số tiền thu vào NSNN so với số tiền truy thu sau kiểm tra giai đoạn - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.11. Số tiền thu vào NSNN so với số tiền truy thu sau kiểm tra giai đoạn (Trang 78)
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về công tác giải quyết khiếu nại, tố - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về công tác giải quyết khiếu nại, tố (Trang 79)
Bảng 3.13: Kết quả thực hiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.13 Kết quả thực hiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (Trang 80)
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về công tác hỗ trợ chính sách thuế - Quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế thành phố hà nội.
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về công tác hỗ trợ chính sách thuế (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w