1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên Thành phố Bắc Giang do Cục Thuế tỉnh Bắc Giang quản lý

70 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DANVIEN NGAN HANG - TÀI CHÍNH

TANG CUONG QUAN LY THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI CACDOANH NGHIEP HOAT DONG TREN THANH PHO BAC GIANG

DO CUC THUE TÍNH BAC GIANG QUAN LÝ

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Sinh viên : Ngô Phương Linh

Ma SV : 11162897

Chuyén nganh : Tai chính công 58

Hà Nội - 2019

Trang 2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

1.1 Khái quát về thuế GIGT - sec << ssss££s£Es£EseEsexseseessessesersssse 4

1.1.1 Khái niệm của thuế ŒTŒTT 2-22 +¿22++2EE£EE2EEt2EEEEEEEEESrkrrrerrkree 4

1.1.2 Đặc điểm của thuế GTTT ¿ 2 E+SE+2E+2EE£EE£EEEEE2EEEEEEEECEErrrrrkeeg 41.1.3 Vai trò của thuế GTGT đối với nguồn thu ÑSNN 2- 2-5ec5¿ 51.2 Quan lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp -s- s- scssessessesssse 51.2.1 Sự cần thiết phải quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 51.2.2 Nội dung của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp - 61.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT -5-ss << 151.3.1 Các nhân tố chủ quan :- 2 2 2+ £+E+E£EE£EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrerree 15

1.3.2 Các nhân tố khách quan - 2 2 2+EE++E£+EE+EE+EEt£EE2EESEEtrEerEerrxrrxrred 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUÊ GTGT ĐÓI VỚI DOANH

NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN THÀNH PHÓ BẮC GIANG DO CỤC

THUÊ TÍNH BAC GIANG QUAN LY -c° ceseesevvvxsseeeste 20

2.1 Dac điểm Thành phố Bắc Giang và các doanh nghiệp hoạt động trên

Thanh phô Bac Giang 0o so s5 9 9 9.9 99 000.00 0000000880968 20

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phó Bac Giang 202.1.2 Đặc điểm các doanh nghiệp hoạt động trên Thành phố Bắc Giang 212.2 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Bắc Giang -e- 2s ssssessesssesses 22

2.2.1 Qua trinh thanh lap n1 22

2.2.2 Cơ cấu tổ chỨc -::-2+++22+++22++22211122112221122112211127111.2111 111 11 e 222.2.3.Kết quả thu NSNN về thuế của tỉnh Bắc Giang -2-2c5c 5e: 252.3 Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp hoạt động trên

Thanh pho Bắc Giang do Cục Thuê quan ÌÝ s5 <5 5< s5 s55 s se 26

2.3.1.Cơ sở pháp lý cho quản lý thuế GTGT -¿-2©5¿+++2z++>x++zx+zzxd 262.3.2 Nội dung quản lý thuế GTŒfT 2 2¿+2++£+EE+E£EEEEEEEEEEEEEE2EExrrrrrree 27

2.4.Đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp hoạt động

trên Thành phô Bac Giang do Cục Thuê tỉnh Bac Giang quản lý 48

2.4.1.Kết quả dat đưỢC eccecccccccsessssssessessesssessessessussssssessessussusssessessessusesessessetseesess 48SV: Ngô Phương Linh Láp: Tai chính công 58

Trang 3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân - 2-2 2++++++£x++£x++zx+zxrrseeex 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG QUAN LÝ THUE GTGT DOIVỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN THÀNH PHÓ BẮC

GIANG DO CUC THUE TINH BAC GIANG QUAN LÝ - - 54

3.1.Định hướnng o- s5 < s9 9 4 Họ 0 0.00 0009600996 54

3.1.1.Dinh hướng trong chiến lược cải cách thuế -¿- ¿5+5 54

3.1.2 Định hướng cải cách thuế GTGT của ngành thuế Bắc Giang trong giai

3.2.5 Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ - 58

3.2.6 Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng và phát triển hệ thống

THON CH ee 59

3.2.7 Cần có những biện pháp xử phat phù hợp -¿ s+szsze- 603.3 Một số kiến nghị - 5 << se s©SsEssEssEsS s4 EseEsEESEESES4E1538 3857525 2s x2 603.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục ThuÉ 2 2 s22: 603.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Giang -¿- 5c ©5255z2cxcczxcrscees 62n0 ,ÔỎ 63

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO e- 5° 2s ssesse©ssessse5see 64

SV: Ngô Phương Linh Láp: Tai chính công 58

Trang 4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATChữ viết tắt Diễn giải

CBCC Cán bộ công chức

CNTT Công nghệ thông tin

CỌT Cơ quan thuế

DNNN Doanh nghiệp Nhà nướcDNTN Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNT Đối tượng nộp thuế

GTGT Giá tri gia tăng

HH-DV Hàng hóa, dịch vuKBNN Kho bạc Nhà nướcKH-CN Khoa học công nghệ

KK-KT Kê khai và kế toánKT-XH Kinh tế-Xã hội

NHTM Ngan hang thuong mai

NNL Nguồn nhân lựcNNT Người nộp thuế

Trang 5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

DANH MỤC BANG, HÌNHBANG

Bang 2.1 Kết quả thu NSNN về thuế giai đoạn 2016-2018 của tinh Bắc Giang25Bảng 2.2 Đánh giá hoạt động TT-HT các doanh nghiệp trên thành phố của Cục

"1 29

Bảng 2.3 Sự tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp hoạt động trênthành phÓ ¿+ t5 E+EE+EE+E+EEEEEEEEEEEE1211211211217111111111 1111.1111111 xe 31Bảng 2.4 Đánh giá hoạt động kê khai thuế của các doanh nghiệp hoạt động trênthành phÓ ¿2 %5 E+S£+EE+E+EEEEEEEEEEE2121121121121111111111111 112111111111 33Bảng 2.5 Thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT năm 2016-2018 của các loại hìnhdoanh nghiệp trên thành phố 2-2: ©5£+E+2EE+2E++EE++EE+2ExzEterxezrxesrxee 35

Bảng 2.6 Số lượng doanh nghiệp trong từng loại hình doanh nghiệp hoạt động

trên thành phÓ - +: 2 2 £+S£+E£EE£EE9EEEEE9EE2E12E217171112112112117111 111111111 37Bảng 2.7 Tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp trên thành phó 40

Bảng 2.8 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế của Cục Thuế đối vớicác doanh nghiệp trên thành phó 2-2-2 £+EE+EE£+E£+EE+EE+EEzE++Ez+rxerxez 42

Bảng 2.9 Kết quả thực hiện công tác TT-KT các doanh nghiệp trên thành phố doCuc Thué quan SƯNỚN 44

Bang 2.10 Đánh giá TT-KT thuế GTGT của Cục Thuế đối với các doanh nghiệp

hoạt động trên thành phÓ - - 2-2 2 2 £+E£+E£EE£EE£EE2EE2EE2EEEEEEEEEEErErrkrrkrreee 45

SV: Ngô Phương Linh Láp: Tai chính công 58

Trang 6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tô chức Cục Thuế tỉnh Bắc Giang . 23Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý thuế GTGT trên Thành phố Bắc Giang

của Cục “ThUẾẾ St StEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEEEEESEEEESEEEEEEETEEELSEEEkrkrrkes 24

Hình 2.3 Kết quả thu NSNN về thuế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 201825Hình 2.4 Sự tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp trên thành phố 32Hình 2.5 Kết quả thực hiện thu thuế GTGT năm 2016-2018 của các loại hìnhdoanh nghiệp trên thành phố 2-2: ©5+2S+2EE+2EE+EEE+EE+2ExzExerxeerxesrxee 36Hình 2.6 Số lượng doanh nghiệp trong từng loại hình doanh nghiệp trên thành

SV: Ngô Phương Linh Láp: Tai chính công 58

Trang 7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

PHAN MO DAU1 Tính cấp thiết của đề tai

Thuế GTGT là loại thuế phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị

trường Hiện nay, có rất nhiều nước áp dụng loại thuế này Số thu từ thuế GTGT

ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu NSNN của các nước Ở Trung Quốcthu từ thuế GTGT bằng khoảng 5,5% GDP (thuế GTGT khâu nội địa), Nga bằngkhoảng 6,77% GDP Tỷ lệ động viên từ thuế GTGT, các nước trong khu vực EU

đặc biệt cao như: Đan Mạch là 9,9% GDP, Phan Lan là 8,5% GDP

Nền kinh tế Việt Nam dang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khuvực và thế giới Cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế, hệ thống CSPL vềthuế cũng từng bước được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, phù hợp với thông lệquốc tế, thé hiện được vai trò là công cụ quản lý của Nhà nước dé điều tiết vĩ môtrong nền kinh tế Trong đó, việc xây dựng và áp dụng Luật thuế GTGT thay thếcho Luật thuế Doanh thu trước đây là tiến bộ khá quan trọng trong cải cách hệ

thống CSPL thuế của Việt Nam.

Trải qua nhiều năm thực hiện Luật thuế GTGT, việc quản lý thuế GTGTvẫn còn gặp khá nhiều khó khăn Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, đây là lĩnhvực có nhiều đóng góp lớn trong cơ cấu nguồn thu NSNN về thuế GTGT Tuynhiên, qua thực tiễn quản lý thuế các doanh nghiệp trong TP.BG cho thấy: Lợi

dụng sự thông thoáng của chính sách, một số doanh nghiệp thành lập không dé

SXKD mà dé bán HH-DV khống nhằm hợp lý hóa cho các doanh nghiệp khác

với mục đích trốn thuế; sử dụng hóa đơn bat hợp pháp dé kê khai, khấu trừ va

hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế thuộc NSNN; bán hàng không lập hóa đơn

dé trốn doanh thu gây bất 6n trong thị trường, khó khăn trong CTQL và thất thu

cho NSNN Mặt khác, theo kết quả TT-KT thuế và xử lý vi phạm về thuế tại các

doanh nghiệp cho thấy, đây cũng là khu vực còn bị thất thu và gian lận thuế

GTGT cao nhất.

Dé góp phan nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện, giải quyết những tồn tại,hạn chế trên em chọn nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý thuế giá trị giatăng doi với các doanh nghiệp hoạt động trên Thành phố Bắc Giang do CụcThuế tỉnh Bắc Giang quản lý” làm đề tài tốt nghiệp.

SV: Ngô Phương Linh 1 Lép: Tài chính công 58

Trang 8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanhnghiệp trên TP.BG, từ đó đưa ra hướng giải quyết cho những hạn chế còn tôn tạinhằm góp phần giúp cho CTQL thuế GTGT ở các doanh nghiệp hoạt động trên

thành phố được nâng cao hơn trong thời gian tới Đồng thời giúp tăng thu cho

NSNN và giảm thiểu các hành vi cô ý làm trái quy định về thuế GTGT.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT.

- Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp hoạt độngtrên TP.BG những năm gần đây.

- Đưa ra các cách giải quyết nhăm nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT

đối với các doanh nghiệp hoạt động trên TP.BG do Cục Thuế quản lý cho giai

đoạn tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: CTQL thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại

Cục Thuế Bắc Giang.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên TP.BG.

+ Về thời gian: Nghiên cứu CTQL thuế GTGT đối với các doanh nghiệptại Cục Thuế Bắc Giang giai đoạn 2016-2018.

+ Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2016-2018, đề xuất giải

pháp cho những năm tới.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếunhằm nghiên cứu, phân tích, phản ánh về tình hình quản lý thuế GTGT ở TP.BG

được thu thập từ các báo cáo tổng hợp ở Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp xử ly, tng hợp số liệu: làm sạch số liệu, sắp xếp, xây dựngbảng số liệu, đồ thị

- Phương pháp phân tích thông tin:

SV: Ngô Phương Linh 2 Lép: Tài chính công 58

Trang 9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

+ Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số

tương đối dé đánh giá mức độ chấp hành thuế GTGT của các doanh nghiệp ở

thành phó.

+ Phương pháp so sánh: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích để đối chiếu, so

sánh, phân tích xu hướng biến động thuế GTGT qua các năm

5 Kết cầu chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, danh mục tàiliệu tham khảo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT

Chương 2: Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp hoạtđộng trên TP.BG do Cục Thuế tỉnh Bắc Giang quản lý

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanhnghiệp hoạt động trên TP.BG do Cục Thuế tỉnh Bắc Giang quản lý

SV: Ngô Phương Linh 3 Lép: Tài chính công 58

Trang 10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ THUÊ GTGT

1.1 Khái quát về thuế GTGT

1.1.1 Khái niệm của thuế GTGT

Thuế GTGT là sắc thuế đánh trên phan giá trị tăng thêm của HH-DV phátsinh ở các khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT phải nộp ở mỗi giai đoạn thường được tính bằng cách lấy số

thuế trên giá HH-DV bán ra (gọi là thuế GTGT đầu ra) trừ đi số thuế trên giá trịHH-DV mua vào (gọi là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) Phương pháp nàycòn được gọi là phương pháp khấu trừ Các quốc giá, tùy vào điều kiện có thê áp

dụng thêm các phương pháp khác nhau cho phù hợp Cơ sở tính thuế GTGT làgiá HH-DV chưa có thuế GTGT Mức thuế có thê áp dụng đối với từng loại HH-DV nhưng thường có ít mức thuế suất hơn so với các loại thuế khác Trên thực tếcó 04 nhóm thuế suất phổ biến: (i) nhóm thuế suất điều tiết cao (áp dụng với cácmặt hàng cao cấp, xa xi); (ii) nhóm thuế suất thông thường (áp dụng với da sốHH-DV thông thường); (ii) nhóm thuế suất ưu đãi (áp dụng với các HH-DVthiết yếu hoặc được khuyến khích); (iv) nhóm thuế suất đặc biệt 0% (áp dụng đốivới HH-DV xuất khẩu).

1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT

Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng đánh vào HH-DV nên thuếGTGT mang các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, là loại thuế gián thu, bởi vì thuế GTGT đánh gián tiếp vào thu

nhập của người tiêu dùng thông qua giá cả HH-DV Do đó, NNT là người bán

HH-DV nhưng người chịu thuế là người tiêu dùng HH-DV đó.

Thứ hai, đánh vào mọi giai đoạn của quá trình SXKD nhưng không bị

trùng lắp, bởi vì chỉ tính trên giá trị tăng thêm của từng giai đoạn Số thuế đượctính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng chính là tổng số thuế thu được từ

tât cả các giai đoạn.

Thứ ba, có tính trung lập cao Thuế GTGT đơn giản chỉ là khoản tiền thêm

vào giá bán, do vậy nó không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của

những cá nhân, tổ chức cung cấp HH-DV Hơn nữa, thuế GTGT thường ít đặt ra

vấn đề miễn, giảm bởi không điều chỉnh trực tiếp sự chênh lệch đối với thu nhập

hay tài sản.

SV: Ngô Phương Linh 4 Lép: Tài chính công 58

Trang 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

1.1.3 Vai trò của thuế GTGT đối với nguồn thu NSNN

Việc đánh thuế GTGT góp phan thúc day một phan thu nhập của ngườitiêu dùng vào NSNN thông qua quá trình chi tiêu mua sam Chính vi thế, thuếGTGT có khả năng huy động được số thu không những lớn mà còn tương đối 6nđịnh cho NSNN Hơn nữa, thuế GTGT giúp đây mạnh công tác kế toán, hạchtoán và mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ NNT GTGT chấp hành tốt chếđộ kế toán, hóa đơn, chứng từ, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tính thuế đầura sẽ được khấu trừ thuế đầu vào Đây là biện pháp kinh tế nhằm giúp người muavà người bán cùng nhau thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Ở Việt Nam với nền kinh tế đang được vận hành theo cơ chế thị trường cósự quản lý của Nhà nước thì thuế GTGT là công cụ rất quan trọng giúp Nhà nước

thực hiện chức năng quản ly vĩ mô trong nền kinh tế Cụ thé, vai trò của thuế

GTGT được thé hiện như sau:

Thứ nhất, thuế GTGT là khoản thu quan trọng của NSNN Ở Việt Nam,thuế GTGT hiện nay chiếm khoảng 20-25% tông thu từ thuế, phí và lệ phí Đốivới nền KT-XH: Tạo lập nguồn tài chính cho NSNN; góp phần thực hiện côngbăng xã hội; điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm.

Thứ hai, thuế GTGT khuyến khích xuất khâu Đặc biệt là với những mặthàng mà Việt Nam có thế mạnh như: nông sản, hải sản, lâm sản, thủ công mỹnghệ Những hàng hóa khi được xuất khâu không những không phải nộp thuếGTGT mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào sẽ làmgiảm chi phí đầu vào đồng thời giảm được giá thành, tao cơ hội phát triển ngànhxuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi dé cạnh tranh với các hàng hóa khác trên thịtrường quốc tế.

Thứ ba, thuế GTGT giúp khắc phục nhược điểm của một số loại thuế

khác Thuế GTGT gắn liền với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu giúp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam, giúp cho hệthống thuế có sự tương đồng so với các nước trong khu vực và trên thế giới,

thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước nhằm mở rộng việc cùnggiúp đỡ, hợp tác trong kinh tế.

1.2 Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá trình kinh tế hội nhập và phátSV: Ngô Phương Linh 5 Lép: Tài chính công 58

Trang 12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

triển kinh tế như nước ta hiện nay, doanh nghiệp có tác động chủ đạo và ảnh

hưởng to lớn tới việc tăng trưởng trong nước.

Các doanh nghiệp không những đóng góp rất lớn vào nguồn thu chínhcủa NSNN mà nó còn giúp cho kim ngạch xuất khâu hàng hóa tăng dần quacác năm Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành lập khiến nhu cầuvề nhân công tăng cao giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo công ăn việc làm chongười lao động Qua đó giúp cải thiện đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế

và ôn định xã hội.

Từ những vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình hình thành nguồn

thu NSNN như trên dẫn tới sự cần thiết phải day mạnh CTQL thuế GTGT Bêncạnh vai trò to lớn các doanh nghiệp đem lại cho nền kinh tế như sản xuất vàcung cấp sản phẩm, góp phan tăng nguồn thu NSNN, cải thiện công ăn việclàm thì vẫn còn một số vấn đề bất cập, chắng hạn như còn tồn tại nhiều thiếusót dẫn đến thất thu thuế, điều này làm ảnh hướng xấu đến nền kinh tế cũng như

nguôn thu NSNN Do vậy, việc quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp là vanđề thiết yếu, nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoàinước, đóng góp vào nguồn thu NSNN cũng như sự phát triển đất nước trong điềukiện phát triển, gia tăng sự gắn kết nền kinh tế và mở rộng sự tiếp xúc, gặp gỡ,trao đối giữa các nước trên thé giới.

1.2.2 Nội dung của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

Quản lý thuế là hoạt động quản lý tài chính nhà nước trên lĩnh vực thuếnên có nội dung rất phức tạp Tuy nhiên, các nội dung cơ bản của quản lý thuếgiữa các nước không khác nhau và có bốn cách phân loại chủ yếu Các cách phânloại có thể căn cứ vào chức năng, dựa vào trình tự thực hiện, căn cứ vào đặc điểmcủa hoạt động quản lý thuế hay cũng có thé dựa vào chu trình quản lý thu NSNN.Trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này sẽ phân tích căn cứ vào chức năng củaquản lý thuế bao gồm 4 nội dung: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Quản lý KK-KT

thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.

1.2.2.1 Tuyên truyền, hỗ trợ NNT

a Vai trò của hoạt động TT-HT NNT

Hoạt động TT-HT giúp mở rộng nhận thức của doanh nghiệp về nghĩavụ thuế Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp sẽ hiểu mục đích và lợi ích sửdụng tiền thuế đối với doanh nghiệp cũng như toàn xã hội Khi hiểu được lợi

ích của việc nộp thuế, các doanh nghiệp sẽ tự nguyện chấp hành Ngoài ra, hoạt

SV: Ngô Phương Linh 6 Lép: Tài chính công 58

Trang 13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

động này có lợi về mặt kinh tế không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả

CQT Bằng việc cung cấp, hướng dẫn các thông tin chính xác về nghĩa vụ thuế,phổ biến về nội dung các quy định, các thủ tục về thuế, các quy trình nghiệp

vụ CQT đã giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ và có nền tảng để thực hiệnnghiêm chỉnh, đúng và đủ tất cả các quy định về thuế Qua đó, các doanhnghiệp sẽ tiết kiệm được phần nào do giảm bớt chỉ phí, thời gian, công sức, tiềnbạc dành cho việc tìm hiểu pháp luật thuế, giảm sai phạm CQT cũng giảm

được chi phí cho việc thanh tra kiểm tra xử lý sai phạm Ngoài ra, TT-HTdoanh nghiệp nộp thuế sẽ góp phần tạo mối quan hệ bình đăng giữa doanh

nghiệp va CQT Doanh nghiệp trở thành nhân tố trung tâm, được cung cấp vàđáp ứng tốt nhất các yêu cầu về dịch vụ CQT thay đổi tư duy quan lý từ mệnh

lệnh hành chính sang tư duy phục vụ.b Các hình thức TT-HT NNT

* Các hình thức tuyên truyền:

Thứ nhất, tuyên truyền thông qua hệ thống tuyên giáo: Tuyên truyền quanội dung sinh hoạt các chỉ bộ Đảng, tập huấn cho các báo cáo viên, giao ban với

các cơ quan báo chi

Thứ hai, tuyên truyền thông qua trang web của CQT CQT chủ động cungcấp hàng trăm văn bản pháp quy, hàng nghìn văn bản hướng dẫn cho doanh

nghiệp CQT cũng duy trì và cập nhật liên tục, thường xuyên, nhanh chóng, đủ

hết tất cả các thông tin về thuế lên hệ thống Website.

Thứ ba, tuyên truyền bằng cách truyền tải những thông tin, thông điệp qua

các phương tiện truyền thông đại chúng CQT duy trì, định hướng thông tin tuyên

truyền nhờ vào các chuyên mục Thuế được mở trên Đài phát thanh, Đài truyền

hình và các báo, đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp với nhiều hình thức

đa dạng, tăng tính hấp dẫn của các chương trình truyền hình về thuế, giúp cho

doanh nghiệp hiêu và năm rõ hơn những nội dung cũng như mục tiêu về thuê.

Thứ tư, tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, áp phích, băng rôn, ấn phẩm Nội

dung phải hết sức ngắn gọn, súc tích, dé hiểu CQT xây dựng pa-nô, áp tích tuyêntruyền; phát hành các bản tin Thuế, tổng kết và trao tặng thưởng cho các tác giảtham gia cuộc vận động sáng tác viết về gương điền hình thu thuế giỏi, nộp thuế tốt.

* Các hình thức hỗ trợ NNT

Thứ nhất, tư vấn, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp trực tiếp, qua

SV: Ngô Phương Linh 7 Lép: Tài chính công 58

Trang 14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

điện thoại, bằng văn bản Các doanh nghiệp có thể gửi vướng mắc qua đườngbưu chính hoặc gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa Việc giải đáp các vướng macbang văn ban được CQT phân cấp cụ thé và có quy định về thời han tra lời doanh

nghiệp nộp thuế.

Thứ hai, tổ chức các hội nghị phổ biến, tập huấn về chính sách và thủ tụchành chính thuế cho doanh nghiệp Nội dung chủ yếu của các hội nghị tập huấnlà cung cấp thông tin, phố biến, hướng dan các quy định mới được thay đổi trongcác văn bản pháp luật về thuế, hướng dẫn kê khai trên các phần công việc này,

CQT phải xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu chuyên môn, giáo trình dao tạo cho

kiểm soát viên, kiểm thu viên, biên soạn sách pháp luật thuế, sách chuyên đề,sách trả lời các vấn đề đặt ra về pháp luật thuế.

Thứ ba, tổ chức đối thoại, tọa đàm với doanh nghiệp Triển khai thực hiệnđối thoại với doanh nghiệp theo định kỳ và theo yêu cầu thực tế khi doanh nghiệpcó nhiều vấn đề còn băn khoăn về thuế cần giải đáp, đặc biệt là khi có nhiều

doanh nghiệp mới thành lập Trên cơ sở giải quyết những thắc mắc đồng thời tiếpthu những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, CQT nghiên cứu và trình cấpcó thầm quyền sửa đôi, bé sung các chính sách, quy định về thuế; chan chỉnh laiCTQL thuế, thái độ cũng như cách giao tiếp, xử lý tình huống của công chứcthuế cho phù hợp.

Thứ tư, hỗ trợ bằng phương thức điện tử như cung cấp thông tin cho

doanh nghiệp qua thư điện tử, triển khai hệ thông ki-6t điện tử hỗ trợ các doanhnghiệp khai thác thông tin về thuế Dịch vụ tra cứu thông tin trên ki-ốt thông tinthuế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động tra cứu và tìm kiếmthông tin về tình hình kê khai, nộp thuế của mình đối với CQT, tra cứu các thôngtin chung như các thủ tục nộp thuế hay các văn bản liên quan Điều này không

những giúp cho mọi doanh nghiệp nộp thuế rút ngắn được thời gian tìm thông tinvà thời gian làm thủ tục nộp thuế mà còn hạn chế thấp nhất những sơ suất đáng rakhông nên có trong quá trình kê khai nộp thuế Ngoài ra còn góp phần làm giảm

nhân lực của CQT, hỗ trợ trực tiếp và bảo đảm an toàn, bảo vệ thông tin dữ liệucủa các doanh nghiệp đề tránh bị mắt cắp.

c Các chỉ số đánh giá hoạt động TT-HT NNT

Có 3 chỉ số cơ bản đánh giá hoạt động TT-HT

(1) Số lượt doanh nghiệp được giải đáp tại CQT trên số cán bộ TT-HT:

xem xét về khôi lượng công việc giải dap trực tiép những vướng mặc của doanhSV: Ngô Phương Linh 8 Lép: Tài chính công 58

Trang 15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

nghiệp tại CQT mà một cán bộ TT-HT đã thực hiện.

Số lượt doanh nghiệp được giải đáp tại 3ô lượt doanh nghiệp đã phục vụ

CỌT trên sô cán bộ TT-HT Số cán bộ TT-HT

(2) Số lượt doanh nghiệp được giải đáp qua điện thoại trên số cán bộ HT: cho biết khối lượng công việc một cán bộ TT-HT thực hiện trả lời, giảiquyết những van đề mà doanh nghiệp còn băn khoăn cũng như khó khăn gặp

TT-phải thông qua điện thoại.

Số lượt doanh nghiệp được giải Số cuộc điện thoại doanh nghiệp đã gọiđáp qua điện thoại trên số cán bộ =

Thứ hai, xử lý hồ sơ khai thuế, bao gồm: cung cấp thông tin hỗ trợ doanhnghiệp thực hiện kê khai thuế, tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ khai thuế, gia hạnnộp hồ sơ khai thuế và lưu hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp.

Thứ ba, xử lý hành vi trái pháp luật về việc nộp hồ sơ khai thuế, bao gồm:đôn đốc nộp doanh nghiệp hồ sơ khai thuế, xác định một cách cụ thể số thuế phảinộp và yêu cầu bắt buộc phải làm theo với doanh nghiệp không nộp hồ sơ khaithuế, xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế vượt

quá thời hạn cho phép.

SV: Ngô Phương Linh 9 Lép: Tài chính công 58

Trang 16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

* Quy trình kế toán thuế

Thứ nhất, kế toán thu NSNN, bao gồm: việc tiếp nhận và xử lý chứng từnộp tiền của doanh nghiệp; hoàn trả, bù trừ, thu hồi, hoàn tiền thuế, tiền phạt; lưuchứng từ kế toán thu NSNN.

Thứ hai, kế toán theo dõi thu nộp thuế của doanh nghiệp, bao gồm: việc

nhận các văn bản xử lý về thuế với doanh nghiệp do CQT thực hiện, nhập cácthông tin liên quan đến số tiền thuế của doanh nghiệp và hạn nộp của khoản thuế;kiểm tra, hạch toán vào số theo dõi thu nộp thuế; tính số thuế; khóa số theo dõithu nộp thuế; đối chiếu; xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh

nghiệp; kết thúc theo dõi thu nộp của doanh nghiệp trong trường hợp bị chấm dứthoạt động và đóng mã số thuế; lưu số theo dõi thu nộp thuế.

b Các chỉ số đánh giá hoạt động kê khai thuế

Có 3 chỉ số cơ bản đánh giá hoạt động kê khai thuế

(1) Số doanh nghiệp kê khai thuế bình quân trên một cán bộ KK-KT thuế:

đánh giá mức độ, khối lượng công việc của cán bộ KK-KT thuế đã thực hiện.

Số doanh nghiệp kế khai thuế bình quân Số doanh nghiệp kê khai

trên một cán bộ KK-KT thuế Số cán bộ KK-KT thuế

(2) Số doanh nghiệp kê khai thuế đúng hạn trên số doanh nghiệp đang hoạtđộng: phản ánh mức độ tuân thủ về thời gian kê khai thuế của doanh nghiệp

trong năm.

Ty lệ doanh nghiệp kê Số doanh nghiệp kê khai đúng hạn

j j x 100%

Khai thuế đúng han Số doanh nghiệp đang hoạt động

(3) Số doanh nghiệp kê khai thuế không xảy ra vi phạm trên số doanhnghiệp đang hoạt động: cho biết mức độ tuân thủ trong kê khai thuế của doanh

nghiệp trong năm.

Tỷ lệ doanh nghiệp Só doanh nghiệp kê khai không xảy ra vi phạm

kê khai thuê không == x 100%

xảy ra vi phạm Số doanh nghiệp đang hoạt động1.2.2.3 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ và cưỡng chê nợ thuê là công việc đòi hỏi khá nhiêu nguôn lực

SV: Ngô Phương Linh 10 Lép: Tài chính công 58

Trang 17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

của CQT Đây là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo huy độngđầy đủ và đúng hạn số tiền thuế phải nộp cho NSNN Quản lý thu nợ thuế gồmcác công việc như gửi thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, thông báo số tiền

phạt chậm nộp, phân tích tình trạng nợ thuế, cho tất cả các doanh nghiệp có đặcđiểm chung theo từng nhóm nợ về một nhóm, phân loại nợ, cưỡng chế thuế, tậphợp tất cả những thông tin về kết quả thu nợ Công việc này nếu thực hiện thủcông sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của CQT nên việc triển khai vận dụng CNTT

vào quản lý nợ thuế là một nhu cầu khách quan CQT có thé sử dụng các phan

mềm ứng dụng về quản lý nợ hiện đại để tiện phục vụ CTQL thu nợ và giúp

CBCC dễ dàng hơn trong việc cưỡng chế thuế Các biện pháp bắt buộc phải thực

hiện các nghĩa vụ thuế được quy định cụ thể trong luật thuế từng nước Các biệnpháp này thông thường gồm: trích tiền từ tài khoản, một phần tiền lương hoặc thunhập của doanh nghiệp, yêu cầu phong tỏa tài khoản, khấu trừ kê biên tài sản,bán đấu giá tài sản kê biên, thu hồi giấy phép kinh doanh, mã số thuế, đình chỉ

việc sử dụng hóa đơn

a Quy trình quản ly no thuế

Thứ nhất, xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ: Bao gồm việc đưa ra kết quảcụ thé, chính xác, rõ ràng về số tiền thuế nợ năm thực hiện; thiết lập chỉ tiêu, mứcquy định phải đạt tới trong năm kế hoạch về việc thu tiền thuế nợ; trình báo chỉtiêu này cho CQT cấp trên; xem xét, chấp nhận, đồng ý phê chuẩn chỉ tiêu; triển

khai thực hiện.

Thứ hai, đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ: Bao gồm việc phân công, bốtrí, sắp xếp công việc quản lý nợ thuế; phân loại và theo dõi toàn bộ sự thay đổinếu có trong tiền thuế nợ; so sánh số liệu; thực hiện theo sát để nhắc nhở, đốcthúc việc thu nộp; xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế hay mong

muốn kéo dài thêm thời hạn nộp thuế; xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ

điều chỉnh, khó thu và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ; báo cáo

kết quả thực hiện CTQL nợ; giữ lại hết toàn bộ mọi tài liệu có liên quan đến vấnđề quản lý nợ.

b Các chỉ số đánh giá quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Có 2 chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động quản lý nợ và cưỡng chế thuế củaCục Thuế

(1) Ty lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của Cục Thuế: phản ánh khảnăng thu nợ thuế và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược CTQL nợ

SV: Ngô Phương Linh 11 Lép: Tài chính công 58

Trang 18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

và cưỡng chế nợ thuế của CQT, cho thấy ý thức thực hiện đúng và đủ nghĩa vụthuế theo quy định của DN.

Số tiền nợ thuế GTGT tại thời điểm

Ty lệ tiền ng GTGT với 31/12 năm đánh giá

số thực hiện thu thuếGTGT của Cục Thuế

——— x 100%Số thu nội địa về thuế GTGT do

Cục Thuế quản lý

(2) Tỷ lệ số tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với sốnợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước: cho biết hiệu quả công táctheo dõi, đôn đốc việc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa thuđược từ năm trước; kết quả việc thực hiện mục tiêu chiến lược CTQL nợ thuế.

Sô tiên nợ thuê từ năm trước thu được

Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ trong năm nay

năm trước thu được = x 100%

trong năm nay Tông sô tiên nợ thuê có khả năng thu

tại thời điềm 31/12 năm trước1.2.2.4 Thanh tra, kiểm tra thuế

TT-KT thuế là chức năng rất quan trọng trong cơ chế tự khai, tự tính, tự

nộp thuế CỌT tôn trọng kết quả chủ động kê khai, xác định nghĩa vụ thuế và tự

giác nộp thuế của doanh nghiệp, ngoài ra vẫn sẽ theo dõi, xem xét, đánh giá sựtuân thủ của doanh nghiệp nhằm phát hiện và xử lý ngay, không dé xảy ra hànhvi trái pháp luật trong khi van đảm bảo khích lệ tinh than tự nguyện chấp hành

của NNT Việc TT-KT thuế được thực hiện căn cứ vào việc phân tích, đánh giámức độ thực hiện nghiêm các quy định của doanh nghiệp, làm rõ và tìm kiếm,tập hợp các chứng cứ để đưa ra các quyết định chính xác về hành vi bất hợp

pháp Tuy nhiên, việc TT-KT còn không được tác động đến hoạt động bình

thường của các doanh nghiệp.

a Các hình thức kiểm tra thuế

Dựa trên địa điểm kiểm tra thì kiểm tra thuế được chia thành: Kiểm tra hồsơ khai thuế tại trụ sở CỌT và kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp.

Căn cứ vào nội dung kiểm tra thì kiểm tra thuế được chia thành:

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế: Có thể tại CỌT hoặc tại trụ sở của doanhnghiệp trong trường hợp không giải trình, không thêm day đủ các thông tin, tàiliệu theo thông báo của CQT; không khai bổ sung hoặc không chứng minh được

SV: Ngô Phương Linh 12 Lép: Tài chính công 58

Trang 19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

việc đã khai đúng số thuế mặc dù đã giải trình cũng như đã thực hiện việc khaibáo bé sung; hoặc CQT không đủ cơ sở dé ấn định số thuế phải nộp.

- Kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm: Kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệptrong trường hợp sau khi có thời gian theo dõi, phân tích, đánh giá nhận thấy

doanh nghiệp có biểu hiện làm trái quy định.

- Kiểm tra hoàn thuế: Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong các trường

hợp kiêm tra trước hoàn thuê và kiêm tra sau hoàn thuê.

- Kiểm tra theo kế hoạch chuyên đề: Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệptrong trường hợp được chọn lựa theo kế hoạch, chuyên đề do thủ trưởng cơ quan

quản lý thuế cấp trên quyết định.

- Kiểm tra khác: Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp do có sự thay đổi khi tôchức lại; trường hợp kiểm tra bất ngờ không theo dự định hoặc theo chỉ đạo của

lãnh đạo.

b Các hình thức thanh tra thuế

- Thanh tra theo kế hoạch, chuyên đề Dựa trên phần mềm phân tích thôngtin rủi ro sẽ lập kế hoạch thanh tra theo nguyên tắc đánh giá rủi ro kết hợp vớithực tiễn quản lý tại địa phương Hàng năm phải công bố công khai kế hoạchthanh tra Bộ phận thanh tra thuế sẽ thu thập thông tin NNT từ các nguồn:

+ Nguồn trong ngành thuế gồm: Hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, các hồ sơ báocáo về hóa đơn và các loại hồ sơ khác mà doanh nghiệp gửi tới CQT theo quyđịnh của pháp luật; báo cáo tài chính, thông tin về tình hình tài chính, SXKD của

doanh nghiệp; thông tin về việc thực hiện tốt tổng thé các công việc từ kê khaiđến nộp thuế theo quy định; kết quả kiểm tra và thực hiện thanh tra thuế; tình

hình miền, giảm thuê v.v

+ Nguồn ngoài ngành thuế: Thông tin từ Thanh tra Chính phủ; Kiểm toánNhà nước; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghé kinhdoanh; từ đơn tố cáo trốn thuế gian lận thu; từ các cơ quan truyền thông phátthanh, truyền hình, báo chí

- Thanh tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện doanh nghiệp có dấuhiệu, biểu hiện làm trái những quy định mà pháp luật dé ra; giải quyết khiếu nại,tố cáo về thuế; khi tô chức lại theo quy định của pháp luật; khi lãnh đạo yêu cầu

thanh tra.

SV: Ngô Phương Linh 13 Lép: Tài chính công 58

Trang 20

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Số doanh nghiệp đang hoạt động

(2) Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra: cho biết khối lượng công việc của một

cán bộ kiêm tra đã làm.

Tỷ lệ doanh nghiệp đã Sô doanh nghiệp đã kiêm tra

x 100%

kiêm tra Số doanh nghiệp đang hoạt động

(3) Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm: đánh giá chất

lượng, hiệu quả công tác thanh tra thuế, mức độ thực hiện nghiêm chỉnh phápluật thuế của doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp thanh tra

Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm

x 100%

phát hiện có sai phạm Số doang nghiệp đã thanh tra

(4) Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm: phản ánh chất

lượng, hiệu quả công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp kiểm tra

Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm

x 100%

phát hiện có sai phạm Số doang nghiệp đã kiểm tra

(5) S6 thué truy thu bình quân một cuộc thanh tra: đánh gia chất lượng,

hiệu quả công tác thanh tra thuế.

Số thuế truy thu bình Tông sô thuê truy thu sau thanh tra

quân một cuộc thanh tra Số doanh nghiệp đã thanh tra x 100%

SV: Ngô Phương Linh 14 Lép: Tài chính công 58

Trang 21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

(6) Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra: phản ánh chất lượng,

hiệu quả công tác kiêm tra thuê.

Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra

= x 100%

Số doanh nghiệp đã kiểm tra

Số thuế truy thu bình

quân một cuộc kiêm tra

(7) Số doanh nghiệp đã TT-KT trên số cán bộ TT-KT: xem xét khối lượng

công việc đã thực hiện của cán bộ TT-KT.

Số doanh nghiệp đã TT-KT trên Sô doanh nghiệp đã TT-KT

dô cán bộ TT-KT Số cán bộ TT-KT

(8) Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau TT-KT trên tổng thu nội địa về thuếGTGT do Cục Thuế quản lý: cho thay mức độ đóng góp của công tác TT-KT đốivới việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của Cục Thuế.

Tổng số thuế GTGT truy thu

Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau TT-KT

Tổng thu nội địa về thuế

GTGT do Cục Thuế quản lý1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT

Các yếu tô tác động đến quản lý thuế rất đa dạng, phong phú Nó có thê lànhân tố trực tiếp, gián tiếp, nhân tố trong nước, nhân tố từ nước ngoài Tổng hợplại ta có thể chia các nhân tố thành các nhân tố chủ quan và khách quan ảnhhưởng đến quản lý thuế GTGT như sau:

1.3.1 Các nhân tỗ chủ quan

Các nhân tố chủ quan chính là các nhân tô thuộc về CQT bao gồm: cơ cầutổ chức, cán bộ và quy chế quản lý thuế.

1.3.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của COT

Cơ cấu tô chức bộ máy có tác động rất lớn đến hiệu quản của CTQL thuế.Ở từng cấp, bộ máy CQT có thé được tổ chức theo các mô hình sau:

*Mô hình tổ chức theo sắc thuế, tức là các phòng ban sẽ chính thứcđược lập nên một cách riêng rẽ, tách biệt nhau dé quản lý một số loại thuế cụ

SV: Ngô Phương Linh 15 Lép: Tài chính công 58

Trang 22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

thé Chính vì vậy, yêu cầu mỗi phòng ban phải làm hết toàn bộ các chức năng

cũng như nắm vững tất cả các nghiệp vụ Mô hình này ưu điểm là phân chiavà xác định một cách tường tận, chi tiết, cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng

bộ quản lý thuế nhưng lai tạo ra bộ máy quản lý thuế cồng kénh và tăng chi

phí tuân thu của NNT.

*Mô hình tổ chức theo chức năng: mỗi phòng ban sẽ được tổ chức theo

các chức năng riêng rẽ, thực hiện những nghiệp vụ cụ thé liên quan tới toàn bộ

các loại thuế Mô hình này có ưu điểm chính là do sự chuyên môn hóa về

nghiệp vụ nên sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý Tuy nhiên, mô hình này

cũng yêu cầu phải có sự hợp tác trong việc chia sẻ thông tin giữa các phòng

ban một cách chặt chẽ.

*Mô hình tổ chức theo ĐTNT, nghĩa là ĐTNT sẽ được chia thành cácnhóm, mỗi nhóm sẽ có từng phòng ban riêng biệt để quản lý và cung cấp thôngtin Ưu điểm chính của mô hình này là tận dụng được các đặc điểm tương tựnhau của các doanh nghiệp nên dễ dàng hơn trong việc quản lý Nhược điểmchính là nạn tham những tiêu cực có thể phát sinh do doanh nghiệp chỉ làm việcvới một phòng ban cụ thể.

Chọn lựa mô hình nào trong sô các mô hình trên tùy thuộc vào đặc điêm

từng nước Tuy nhiên, cơ câu bộ máy cơ thuế van có thé kết hợp sử dụng nhiều

mô hình tô chức cùng một lúc.

1.3.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý thuế

Cơ sở dé quản lý thuế tốt trước hết là cần có một đội ngũ cán bộ quản lý

thuế tinh giản, có trình độ, có đạo đức Vì vậy, việc xây dựng NNL cho tô chức

bộ máy CQT là một công việc rất quan trong Dé xây dựng NNL phù hợp, đạthiệu quả cao trong việc quản lý thuế thì cần: phân tích, đánh giá những đòi hỏi,

điều kiện của mỗi CQT về nhân lực; tuyển dụng, bố trí, đánh giá NNL; có nhữngchế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển NNL Bên cạnh đó, công tác xây dựng NNLlại tùy thuộc vào các yếu tố như: cơ cau tổ chức bộ máy của CQT, cơ chế quản lý

thuế, khả năng ứng dụng KH-CN vào quản lý Do đó, để đánh giá, so sánh vềNNL, người ta có thé sử dụng các chỉ tiêu sau: Ty lệ số cán bộ thuế trên tổng sốdân hay ngược lại là tỷ lệ số công dân trên 1 cán bộ thuế hoặc tỷ lệ giữa số lực

lượng lao động trên một cán bộ thuế 1.3.1.3 Cơ chế quản lý thuế

Sự vận hành của bộ máy CỌT tốt hay không được quyết định bởi cơ chế

SV: Ngô Phương Linh 16 Lép: Tài chính công 58

Trang 23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

quản lý thuế bao gồm hai loại phố biến:

Thứ nhất là cơ chế quản lý CQT tính thuế va thông báo thuế Day là cơchế quản lý trong đó CQT đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm tính thuế và yêu cầucác doanh nghiệp nộp thuế theo thông báo của CQT Theo đó, CQT hoàn toànchủ động trong công việc Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là các doanhnghiệp bị bị động, không những thế trách nhiệm của doanh nghiệp không đượcđề cao do các doanh nghiệp bị lệ thuộc vào CQT Sự lệ thuộc này không chikhiến CQT bị lãng phí NNL mà nó còn có thé gây ra những hiện tượng tiêu cựcnhư tham nhũng, hồi lộ Do đó, cơ chế này chi phù hợp với những nước có nềnkinh tế phát triển còn kém, các doanh nghiệp nộp thuế còn ít và trình độ củanhững doanh nghiệp này còn hạn chế nên chưa đủ khả năng để tự tính thuế.

Thứ hai là cơ chế quản lý tự kê khai - tự nộp thuế Đây là cơ chế quản lý

mà đòi hỏi các doanh nghiệp có ý thức tự giác trong việc xác định nghĩa vụ thuế,chủ động kê khai; chủ động yêu cầu CQT hướng dẫn thực hiện pháp luật thué,

cung cấp thông tin, giải thích các vấn đề liên quan đến thuế và chủ động thựchiện nộp thuế đủ số thuế theo đúng thời hạn quy định CQT không có bất cứ can

thiệp nào vào việc này Tuy nhiên, CQT có trách nhiệm TT-HT, hướng dan

doanh nghiệp hiểu rõ và làm tốt nghĩa vụ thuế Bên cạnh đó, với việc TT-KT,CQT tăng cường giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Có thé thay,ở cơ chế này, tính tự giác của các doanh nghiệp được đề cao Bên cạnh đó sẽgiúp giảm áp lực về NNL của CQT và giảm đáng kể những hiện tượng thamnhũng, hối lộ Tuy nhiên, cơ chế này chỉ phù hợp với những nước đã tiếp cận đến

quản lý thuế hiện đại.

1.3.2 Các nhân tổ khách quan

Các nhân tố khách quan là các nhân tố nằm ngoài CQT nhưng vẫn cónhững ảnh hưởng nhất định đến quản lý thuế GTGT Các nhân tố này có thểđược kế đến như nhân tố thuộc Chính phủ, Quốc hội; nhân tố thuộc về doanhnghiệp nộp thuế hay các nhân tô khác

1.3.2.1 Nhân to thuộc Chính phủ, Quốc hội

Chính phủ, Quốc hội tác động đến quản lý thuế thông qua các văn bản quyphạm pháp luật, thông qua các định hướng về chính sách, thông qua thé chếchính trị và mô hình nhà nước Chăng hạn ở các nước có mô hình nhà nướcthong nhất thì bộ máy tô chức của CQT sẽ khác với mô hình nhà nước liên bang.

Quản lý thuê sẽ dê dàng đạt được các mục tiêu đê ra đôi với các quôc gia có tình

SV: Ngô Phương Linh 17 Lép: Tài chính công 58

Trang 24

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

hình chính trị ôn định, bộ máy hành chính ít tham nhũng, quan liêu Các văn bản,quy định do Chính phủ và Quốc hội ban hành và đề ra là cơ sở pháp lý dé hướngdẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt những việc mà doanh nghiệp phải làm theo

pháp luật về thuế và là căn cứ để kiểm tra, xử phạt những hành vi sai trái Cácdoanh nghiệp nộp thuế sẽ dễ dàng và tự giác chấp hành pháp luật thuế nếu hệthong các luật thuế va luật quản lý thuế cụ thể, tường tận, minh bạch, khôngchồng chéo, không phức tạp, dé hiểu và có tính ồn định tương đối Vì vậy, đây là

nhân tố vô cùng quan trọng, tác động ở tam vĩ mỗ và thiết lập nền tảng cho quan

lý thuế.

1.3.2.2 Nhân tổ thuộc về doanh nghiệp

Ý thức chấp hành của các doanh nghiệp là một nhân tổ thiết yếu và cầnđược chú trọng do nó quyết định đến hiệu quả CTQL thuế Vì vậy, để nâng cao ýcủa các doanh nghiệp, quản lý thuế phải phối hợp giữa phương pháp hành chính

với phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục Khi các doanh nghiệp hiểu vàcó ý thức tôn trọng luật pháp thì sẽ loại bỏ bớt được hiện tượng trốn thuế, tránhthuế, từ đó làm giảm chi phí quản lý thuế Có thé thấy, việc giáo dục để các

doanh nghiệp tuân thủ một cách tự nguyện các quy định luật pháp là việc không

thé không làm Ngoài ra, CQT cũng cần giúp đỡ, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, đặc

biệt tránh áp đặt các mệnh lệnh hành chính một các máy móc lên doanh nghiệp

nhằm đảm bảo công bằng và dân chủ cho mọi doanh nghiệp nộp thuế Nhìnchung, doanh nghiệp là nhân tổ trung tâm của quản lý thuế.

1.3.2.3 Các nhân to khác

Các nhân tố khác tác động đến quản lý thuế như: xu thế toàn cầu hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế, trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật côngnghệ Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khiến các quốc gia phải có sự hợp tác nhấtđịnh trên lĩnh vực thuế, do đó mỗi quốc gia phải có sự thay đổi dé phù hợp vềcam kết chung đã ký kết, nguyên tắc chung về thuế và quản lý thuế Bên cạnh đó,hội nhập kinh tế làm cho DTNT trở nên da dạng, cơ sở tính thuế trở nên phứctạp, khiến việc quản lý thuế khó kiểm soát Trình độ phát triển kinh tế sẽ quyếtđịnh cơ cấu thu và nguồn thu Việc phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lýthuế không chỉ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành nghĩa vụ của mìnhmà còn giúp CQT có thể quản lý thuế một các khoa học hơn.

Tuy nhiên, các nhân tố này thường thay đổi liên tục nên sự tác động củanó đến quản lý thuế rất đa dạng, khó nắm bắt đòi hỏi các cơ quan quản lý thuế

SV: Ngô Phương Linh 18 Lép: Tài chính công 58

Trang 25

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

phải dự báo và phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến quản lý thuế, từ đó mớicó thé có những kế hoạch chiến lược cụ thể.

SV: Ngô Phương Linh 19 Lép: Tài chính công 58

Trang 26

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ THUE GTGT DOI VỚI DOANHNGHIEP HOAT DONG TREN THANH PHO BAC GIANG DO CUC

THUE TINH BAC GIANG QUAN LY

2.1 Đặc điểm Thanh phố Bac Giang va các doanh nghiệp hoạt động trênThành phố Bắc Giang

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tẾ - xã hội của Thành phố Bắc Giang2.1.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

TP.BG là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, cáchthủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc TP.BG có diện tích 66,77 km”, dân số năm2019 là 201.595 người, mật độ dân số 3.019 ngudi/km?2 cao nhất tỉnh, có 16 đơnvị hành chính trực thuộc bao gồm 10 phường và 6 xã.

Thành phố có vị trí giao thông rất thuận lợi được thé hiện thông qua:

Thứ nhất, năm giữa tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với thànhphố Lạng Sơn và cửa khâu quốc tế Đồng Đăng.

Thứ hai, TP.BG là đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng Có hệ

thống các tuyến đường bộ và đường sắt quan trọng chạy qua như: tỉnh lộ 398,

quốc lộ 1A, 37, 31 hay tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội — Kép —Thái Nguyên, Hà Nội — Kép — Ha Long Hơn nữa, tuyến đường sông giúp liênkết TP.BG với các trung tâm thương mại, các địa điểm du lịch lớn như Côn Sơn -

Kiếp Bạc, Phả Lại, Hải Phòng, Yên Tử.

Thứ ba, thành phố có còn vi trí thuận lợi khi được tiếp cận với sân bayquốc tế Nội Bài, cửa khẩu Lạng Son và một số cảng lớn như: cảng Gia Lâm, Hải

Về tốc độ tăng trưởng (giá so sánh với năm 2010) ước đạt 17,5% trong 2

năm 2016, 2017 và 18,1% trong năm 2018, trong đó: Thương mại-Dịch vụ đạt

18,4% (năm 2016), 18,5% (năm 2017), 19% (năm 2018); Công nghiệp, Tiểu thủ

SV: Ngô Phương Linh 20 Lép: Tài chính công 58

Trang 27

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

công nghiệp-Xây dựng đạt 17,5% (năm 2016 và 2017), 17,9% (năm 2018); Nôngnghiệp-Thủy sản năm 2016 đạt 3,3%, năm 2017 đạt 2,6% va năm 2018 ước dat3,4%.

Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng Thương mai-Dich vụ từ năm 2016 — 2018 lầnlượt chiếm 46,6%, 46,7% và 47,2%; Công nghiệp-Xây dựng chiếm 50,4% (năm

2016), 50,5% (năm 2017) và 50,4% (năm 2018); Nông nghiệp-Thủy san năm

2016 chiếm 3%, 2017 chiếm 2,8% và năm 2018 chiếm 2,4%

Hơn nữa, trong những năm qua TP tập trung hướng dẫn mở rộng kế hoạchphát triển KT-XH, dự toán NSNN; tham mưu, đề xuất với tỉnh cơ chế, chính sáchphát triển thành phố Chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp tăng

thu NSNN (tập trung xử lý nợ đọng tiền thuế, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn

tồn dong; tích cực kiểm tra, kiểm soát nguồn thu; rà soát quỹ đất đấu giá ).Chính vì vậy, công tác thu NSNN có nhiều thay đổi tích cực như: tổng thu NSNNthành phố năm 2016 ước thực hiện trên 1.007,4 tỷ đồng, đạt 142,9% dự toán, bang113% so với năm 2015; năm 2017 ước thực hiện 1.080 tỷ đồng, đạt 125% kếhoạch năm và băng 104% so với năm 2016; năm 2018 ước thực hiện 2.589,5 tỷđồng, đạt 173% kế hoạch năm và bằng 227% so với năm 2017 Bên cạnh công

tác thu ngân sách thì CTQL chi ngân sách cũng luôn được quan tâm chỉ đạo thực

hiện theo dự toán giao đầu năm, bảo đảm kip thời và dap ứng các nhiệm vụ chínhtrị của thành phố Tổng chi ngân sách năm 2016 ước thực hiện trên 1007,4 tỷ đồng,dat 143% kế hoạch, bằng 114% so với năm 2015 (trong đó chi thường xuyên gan

474,2 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch); năm 2017 ước thực hiện 1.091 tỷ đồng, dat137% kế hoạch năm, bằng 101% so với năm 2016 (trong đó, chỉ thường xuyên473,4 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch); năm 2018 ước thực hiện 1.606,5 tỷ đồng, đạt

142% kế hoạch năm (trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện 878 tỷ đồng)

Ngoài ra, thành phố còn phát triển mạnh trong dịch vụ bưu chính, viễn thông,

vận tải với chất lượng dịch vụ ngày càng được dé cao Nâng cấp hệ thống chợ truyềnthống, đồng thời xuất hiện nhiều trung tâm thương mại, siêu thị trong thành phố

như: Big C, Co op Mart, Media Mart, Trần Anh Mặt khác, các hoạt động vuichơi, giải trí, quảng cáo cũng đang được đây mạnh và có sự phát triển hơn.

2.1.2 Đặc điểm các doanh nghiệp hoạt động trên Thành phố Bắc Giang

Quy mô nhỏ và vừa là đặc điểm nồi bật của hầu hết các doanh nghiệp trênTP.BG, đặc biệt là quy mô nhỏ Những doanh nghiệp này thường có vốn ít nên

công nghệ được áp dụng còn cũ và lạc hậu, năng lực quản lý còn yêu đi kèm với

SV: Ngô Phương Linh 21 Lép: Tài chính công 58

Trang 28

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

công nhân có trình độ tay nghề chưa cao ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quảSXKD, làm hạn chế hoạt động thúc day, tìm kiếm cơ hội mua bán HH-DV và tác

động tiêu cực đến việc huy động, sử dụng có hiệu quả năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế Chính vì vậy, vẫn xuất hiện những tình trạng

Việc doanh nghiệp có ít vốn dẫn đến việc đầu tư xây dựng cơ bản của các

doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khiến tiến độ đầu tư còn chậm và thời gian đầu

tư bi kéo dai.

Hơn nữa, hiệu quả SXKD không cao là yếu tố cơ bản dẫn tới việc xuấthiện những hành vi cô ý lách luật của một số doanh nghiệp như không có tinh

thần tự kê khai thuế, cố tình nộp thuế chậm, kéo dài tình trạng nợ đọng thuế đặc biệt còn có doanh nghiệp cố tình gian lận dé trốn thuế.

2.2 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Bắc Giang

2.2.1 Qua trình thành lập

Cục Thuế Bắc Giang được thành lập theo Nghị định số 281/HDBT ngày

07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về việc thành lập hệ thống

thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 314/BTC/QD ngày21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ngày 01/10/1990 Cục Thuế tỉnh Hà Bắcđược thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 tô chức: Chi cục thuế Công thương nghiệp,Chi cục thuế Nông nghiệp và Chi cục Thu quốc doanh Tổ chức lúc đầu gồm 10phòng và 16 Chi cục thuế các huyện, thị xã với 965 CBCC Đến cuối năm 1996,

tỉnh Bắc Giang được tái lập do tỉnh Hà Bắc chia tách thành hai tỉnh Bắc Giang vàBắc Ninh Ngày 14/12/1996 Bộ Tài chính có Quyết định số 1133/QD/BTC về

việc thành lập Cục Thuế nhà nước tỉnh Bắc Giang Ngày 01/01/1997 Cục Thuế

Bắc Giang đi vào hoạt động, tổ chức bộ máy Cục Thuế Bắc Giang hiện có 13

phòng chức năng và 10 Chi cục các huyện, thành phố.

2.2.2 Cơ cầu tổ chức

Dưới đây là Sơ đồ hệ thống tô chức quản lý Cục Thuế Bắc Giang:

SV: Ngô Phương Linh 22 Lép: Tài chính công 58

Trang 29

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức Cục Thuế tinh Bắc GiangCỤC THUE TINH BAC GIANG

CAC PHONG, BAN CHÍNH CAC CHI CỤC TRUC THUỢC

CỤC THUÊ

Chi cục thuế Thành phố

Bac GiangPhong TT-H NNT

Phong Quan ly ng va

Cưỡng chế thuế Chi cục thuế Sơn Động

Phòng KK-KT thuế Chỉ cục thuế Việt YênPhong Kiêm tra sô 1 Chi cục thuế Tân Yên

Phòng Kiêm tra sô 2 Chi cục thuế Yên Thế

Phòng Kiêm tra nội bộ Chu cục thuế Lạng Giang

Phòng Thanh tra thuế Chi cục thuế Yên Dũng7u - Dư Chỉ cục thuế Hiệp HòaPhòng Quản lý thuế TNCN Chỉ cục thuế Lục Ngạn

Phong Tin học Chi cuc thué Luc Nam

Phòng Tổ chức can bộ

Phòng Hành chính - Quản

Nguồn: Phòng Tổ chức Cục Thuế Bắc Giang

SV: Ngô Phương Linh 23 Lép: Tài chính công 58

Trang 30

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Chức năng nhiệm vụ các phòng thuộc Cục Thuế được quy định tại Quyết

định số 502/QD-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.

Hệ thống quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên TP.BG theomô hình quản lý chức năng, theo đó Cục Thuế Bắc Giang tô chức bộ máy gồm

13 phòng chức năng, mỗi phòng có chức năng nhiệm vụ riêng Trực tiếp tham giavào khâu quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp của Cục Thuế là Phòngkiểm tra thuế số 1 và số 2 Ngoài ra còn có sự tham gia phối hợp của các phòngchuyên môn tại Cục Thuế như: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT; Phòng Thanhtra; Phòng kiểm tra nội bộ; Phòng Kê khai, kế toán thuế Tổng số CBCC CụcThuế trực tiếp và gián tiếp tham gia vào CTQL thuế GTGT đối với các doanhnghiệp trên TP.BG là 71 người, chiếm 13,2% trong tổng số CBCC toàn ngànhthuế Trong đó cán bộ trực tiếp quản lý là 24 người, chiếm 4,5% Về trình độchuyên môn 100% cán bộ trực tiếp và gián tiếp tham gia quản lý thuế GTGT đối

với các doanh nghiệp trên TP.BG có trình độ đại học chuyên ngành tài chính

hoặc kế toán, trong đó có 10 người chiếm 14% trong tổng số cán bộ quản lý thuếGTGT đang theo học các lớp trên đại học về quản lý kinh tế tại các trường như:Học viện Tài chính, Kinh tế Quốc dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý thuế GTGT trên Thành phố BắcGiang của Cục Thuế

Nguồn: Phòng Tổ chức Cục Thuế Bắc Giang

Trang 31

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

2.2.3.Kết quả thu NSNN về thuế của tỉnh Bắc Giang

Trong giai đoạn 2016-2018, kết quả thu NSNN về thuế của tỉnh Bắc

Giang có nhiều thay đôi tích cực, cụ thé được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bang 2.1 Kết qua thu NSNN về thuế giai đoạn 2016-2018 của tinh

Nguồn: Cục Thuê tỉnh Bac Giang

Dựa vào bảng sô liệu trên ta có biêu đô sau:

Hình 2.3 Kết quả thu NSNN về thuế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn

0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2.000

M8 Thực hiện Dự toán

Nguồn: Sinh viên nghiên cứu tổng hợp

SV: Ngô Phương Linh 25 Lép: Tài chính công 58

Trang 32

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Có thé thấy trong giai đoạn 2016-2018 Cục Thuế tinh Bắc Giang khôngngừng day mạnh công tác thu thuế giúp kết quả thu NSNN thực hiện được luôncao hơn kế hoạch UBND tỉnh giao.

Có được kết quả trên là nhờ sự nhất trí đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau của tấtcả các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát cùng với nỗlực không ngừng của tất cả các đơn vị có liên quan Hơn nữa, có nhiều khởi sắctrong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đời sống nhân dân được chăm lo hơn, 6nđịnh hon; đảm bảo được an ninh, quốc phòng là điều kiện phát triển SXKDcủa doanh nghiệp, làm tiền đề cho việc tăng thu NSNN.

Bên cạnh đó, những chính sách liên tục thay đổi, thích nghi với mọi

tình hình kinh tế, chính trị, đồng thời phát hiện và bù đắp những lỗ hồng về

thuế Từ đó đã bao quát được các nguồn thu trong tỉnh, hạn chế và ngăn chặntat cả các dấu hiệu cho thay có hành vi cố ý sử dụng các phương thức mà pháp

luật không cho phép để giảm số thuế hoặc không phải nộp thuế Mặt khác,những thay đổi trong CSPL thuế đều được ban hành bằng văn bản để cácdoanh nghiệp có thé nắm bắt và thực hiện, góp phần day mạnh SXKD có hiệuquả, nâng cao khả năng cạnh tranh Đây là những điều kiện nhằm phát triểnSXKD, là điều kiện tăng thu NSNN.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong những năm qua nền

kinh tế trong nước cũng như của tỉnh gặp không ít khó khăn, các doanh nghiệp

của tỉnh Bắc Giang phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính củanhững doanh nghiệp đó còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, nên gây nhiều trở ngại

cho việc tiêu thụ sản phẩm Một số doanh nghiệp có số nợ thuế lớn không có khả

năng thanh toán ảnh hưởng một phan đáng kê đến kết quả thu NSNN hang năm.2.3 Thực trang quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp hoạt động trên

Thành phố Bắc Giang do Cục Thuế quản lý2.3.1.Cơ sở pháp lý cho quản lý thuế GTGT

Đề thực hiện quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nói chung và

các doanh nghiệp hoạt động ở TP.BG do Cục Thuế quản lý, các văn bản pháp lý

đã và đang được Cục Thuế Bắc Giang áp dụng là:

- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008.

- Luật số 31/2013/QH13 Sửa đổi, b6 sung một số điều của Luật thuếGTGT số 13/2008/QH12.

SV: Ngô Phương Linh 26 Lép: Tài chính công 58

Trang 33

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/1 1/2006.

- Luật Quan lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chínhphủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị

gia tang.

- Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính

phủ Sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8

tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 củaChính phủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế

giá tri gia tăng.

- Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 Hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 và Nghị định số

123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ.

- Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính về Việcsửa đôi, bổ sung Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012.

- Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật

Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá tri

về thuế, tổ chức các cuộc họp dé trao đổi, thảo luận, tranh luận về những quanđiểm, đường lối liên quan đến sử dụng công cụ thuế của Nhà nước Trong những

năm gân đây, công tác này được Cục Thuê quan tâm và triên khai dưới nhiêu

SV: Ngô Phương Linh 27 Lép: Tài chính công 58

Trang 34

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

hình thức nhằm mở rộng quá trình tiếp thu kiến thức, tăng cường sự hiểu biết và

nâng cao ý thức thực hiện đúng theo pháp luật về thuế của các doanh nghiệp trên

thành phó Cục Thuế đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Báo BắcGiang, Dai phát thanh và truyền hình dé thực hiện chuyên mục “Chính sách thuế

VỚI cudc sống” với mục đích truyền đạt thông tin về thuế một cách rộng rãi nhất.

Ngoài ra còn mở các cuộc thi tìm hiểu CSPL thuế cho sinh viên tại 03 trường đại

học và cao đăng.

*Công tác hỗ trợ NNT: Mở rộng đa dạng các hình thức, phong phú các

kênh hỗ trợ để trợ giúp doanh nghiệp nộp thuế nhằm tạo cơ hội cho các doanhnghiệp năm được, hiểu được và vận dụng được CSPL thuế, đồng thời giải đápkịp thời những thắc mắc mà doanh nghiệp gặp phải thông qua việc hỗ trợ trựctiếp tại văn phòng Cục Thuế, bằng văn bản, qua điện thoại, mở các lớp tậphuấn chủ động tìm hiểu, nắm bắt các vấn đề, những nội dung mà các doanh

nghiệp thực sự quan tâm, có vướng mắc dé đưa vào nội dung các cuộc tập huấn,

đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Hoạt động của Trang thông tin điện tử Cục Thué, đã giúp doanh nghiệp tiếpcận tới nhiều thông tin b6 ích, cần thiết Trong năm 2018, đã đăng tải 72 tin, bài,băng 153,2% so với năm 2017, 25 lượt thông báo và 28 văn bản phản ánh về côngtác chỉ đạo, điều hành và các hoạt động của ngành Thuế, các bài viết trao đôi kinhnghiệm, thông tin kinh tế, các hình ảnh hoạt động của Ngành Nhóm các trang webcủa Cục Thuế được duy trì vận hành tương đối ôn định, các tin, bài viết, ảnh hoạt

động, văn bản mới được thường xuyên cập nhật và đăng tải

Công tác TT-HT doanh nghiệp nộp thuế được thê hiện cụ thể qua 3 chỉ

tiêu cơ bản theo bảng dưới đây:

SV: Ngô Phương Linh 28 Lép: Tài chính công 58

Trang 35

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Bảng 2.2 Đánh giá hoạt động TT-HT các doanh nghiệp trên thành phố của

Sô cuộc điện thoại

doanh nghiệp gọi đến 424L 468} 520 44 10,38% | 52] 11,11%

Số buổi đối thoại, lớp

tập huấn đã tổ chức 260| 312) 320 52 | 20,00% 8| 2,56%

Số cán bộ TT-HT 12 12 12 - - - l

(1) Số lượt doanh nghiệp

được giải đáp tại cơ

quan thuế bình quân trênsố cán bộ TT-HT

19,58 | 20,83 | 22,50 | 1,25| 6,38% |1,67| 8,00%

(2) Số lượt doanh nghiệp

được giải đáp qua điện

thoại bình quân trên số

cán bộ TT-HT

35,33 | 39,00 | 43,33 | 3,67 | 10,38% | 4,33 | 11,11%

(3) Số cuộc đối thoại,

lớp tập huấn đã tổ chứcbình quân trên số cán bộ

21,67 | 26,00 | 26,67 | 4,33 | 20,00% | 0,67 | 2,56%

Nguồn: Sinh viên nghiên cứu tong hợpQua bảng số liệu trên, có thể thấy nhìn chung hoạt động TT-HT NNT của

Cục Thuê có nhiêu cải thiện rõ rệt, cụ thê:

Chỉ tiêu (1) và (2) cho thấy một cán bộ làm việc ở phòng TT-HT phải tra

lời, giải quyết trực tiếp những khó khăn của doanh nghiệp tại Cục Thuế và quađiện thoại có chiều hướng tăng lên qua các năm Cụ thé: Đối với chỉ tiêu (1): năm2017 tăng 1,25 lượt so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng 6,38%; năm2018 tăng 1,67 lượt so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng 8% Đối với chỉtiêu (2): năm 2017 tăng 3,67 lượt so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng10,38%; năm 2018 tăng 4,33 lượt so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng11,11% Sở đĩ có sự thay đổi này là do số lượt doanh nghiệp đã phục vụ và sốcuộc điện thoại doanh nghiệp gọi đến không ngừng tăng lên trong khi số lượngcán bộ TT-HT không đồi.

Chỉ tiêu (3) cho thấy mức độ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hình thức đốithoại, tập huấn của Cục Thuế ngày càng tích cực hơn được thê hiện cụ thể như sau:

SV: Ngô Phương Linh 29 Lép: Tài chính công 58

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:30

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w