1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và thực tiễn thi hành tại Việt Nam

104 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và thực tiễn thi hành tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Thưởng
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Ngọc Dũng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 35,2 MB

Cấu trúc

  • 12. KHÁI QUAT PHÁP LUAT VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LINH VUC THUONG MAI O VIET NAM (23)
  • 13. PHAP LUAT QUOC TE VÀ CUA MOT SO NƯỚC VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LINH VUC (31)
    • 2.2. THUC TIEN THI HANH PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LĨNH VUC THUONG MẠI TẠI VIỆT (63)
    • 3.1. NGUYÊN TAC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CUA VIỆC HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HỢP DONG (72)
  • 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm đứt quyên, nghĩa vụ dan (73)
  • 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm ditt quyên, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của (73)
    • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHAM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE BOI THUONG THIET DO VI PHAM HAI HỢP DONG TRONG LĨNH VUC (77)
    • 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUẬT VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HỢP ĐÔNG TRONG LĨNH (85)
  • 1. Xác định được nguồn gốc, căn nguyên của sự xuất hiện chế định BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Xây dựng được khái niệm về BTTH (89)
  • BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUAN VĂN THẠC SĨ (97)
    • Ngày 10 tháng 6 năm 2024. tôi đã bảo vệ luận văn thạc sĩ luật học với dé tai: “Pháp luật về bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong trong lĩnh vực thương mại và thực (97)
      • 2. Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật, lỗi trình bày, cách gọi tên các công trình (phần “Vẻ tinh (97)
      • 3. Sửa tên Tiểu mục 1.1.5 (chỉ để tên tiêu đều là “vai trò” hoặc “ý nghĩa”); (97)
      • 4. Ghép Tiểu mục 3.1 và 3.2; (97)
      • 5. Bồ sung thêm vụ việc thực tiễn tại Tiểu mục 2.2 cho Luận văn phong phú (97)
  • XAC NHAN CUA NGUOI HUONG DAN XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HỘI DONG (97)
    • 5. Những yêu cầu bé sung, = chữa đối với luận văn (99)
  • BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ (100)
    • 1. Tổng quan chung Về tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài (100)
    • 2. Ưu, nhược điểm của luận văn về nội dung và hình thức (101)
      • 2.1. Uu điểm Luận văn có kết cấu 3 chương truyền thống, các phần trong luận văn đã (101)
    • chương 2 bám sát cấu trúc nội dung pháp luật đã được chỉ ra ở chương 1; phan (101)
    • Mục 1.3 Chương |: cân nhắc viết thành 1 phần độc lập, hoặc lồng ghép khi so sánh với các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam (101)
    • Chương 2 cần bé sung 1 số ví dụ, vụ việc thực tiễn, để tăng tính thuyết (101)
      • 1. Yếu tố lỗi có phải là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt (102)
      • 2. Theo tác giả, nếu sửa Luật Thuong mại năm 2005, thì những thiệt hại có thể được bồi thường (trang 33-35) sẽ sửa theo hướng nào? Tại sao? (102)
      • 1. Tổng quan chung (103)
    • Com 4. De, 30 a heny Weer Người nhận xét (104)

Nội dung

Chính vì vậy, để nhận diện các “kẽ hở” trong hệ thống quy định, bất cấptrong thực tiễn thi hành để có các giải pháp khắc phục, hoàn thiện, tác giả đã lựachọn dé tài “Pháp luật về bồi thư

KHÁI QUAT PHÁP LUAT VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LINH VUC THUONG MAI O VIET NAM

1.2.1 Cấu trúc hình thức của pháp luật về bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam

Cấu trúc hình thức của pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn dé BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống các văn bản này khá da dang, từ BLDS (2015), LTM (2005) đến các các luật trong lĩnh vực chuyên ngành khác (như xây dựng, bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán )

Tại BLDS (2015), BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung được quy định tại Phần thứ ba về nghĩa vụ và hợp đồng, trong Chương XV quy định chung, cụ thể là trong Mục 4 về trách nhiệm dân sự (các Diéu 358, 359, 360, 361, 362, 363) va Muc 7 về hợp đồng (các Điều 418, 419), đồng thời nằm rải rác tại nhiều nhiều khoản khác, bao gồm các vấn dé như: Trách nhiệm, nguyên tắc BTTH khi vi phạm nghĩa vụ dân su; các loại thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng và loại thiệt hại được béi thường; giải quyết việc BTTH khi bên vị vi phạm cũng có lỗi và giải quyết trường hợp HDTM có cả điều khoản phạt và BTTH.

Theo đó, các chế định về BTTH do vi phạm hợp đồng vừa được nhắc đến ởMục 4 (Chương XV BLDS năm 2015) về trách nhiệm dân sự theo nghĩa bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, nghĩa vụ trong trường hợp này cũng có thé được tiếp cận là nghĩa vụ của hợp đồng và đồng thời được nhắc đến ở Mục 7 (Chương XV BLDS năm 2015) một cách trực tiếp hơn về BTTH trong hợp đồng Cách cấu trúc như vậy có điểm hop lý ở chỗ: ngoài nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa vụ còn có thé phát sinh từ các căn cứ khác nhưng lại không thuộc các trường hợp BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XX, chẳng hạn chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, những nghĩa vụ này khi bị vi phạm cũng có thể làm phát sinh trách nhiệm BTTH và khi đó sẽ áp dung chung các điều khoản nêu tại Mục 4 Các nha làm luật đã sắp xếp một số điều khoản vào Mục 7 để áp dụng riêng cho trường hợp BTTH đo vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Tuy nhiên, chính điều này cũng tạo ra một số bất cập bởi lẽ có những vấn dé được quy định tại cả 2 mục, như vấn dé các thiệt hại được bồi thường, nhưng lại không được quy định thực sự rõ rang có thể gây ra sự lúng túng khi áp dụng Cụ thể, nếu thiệt hại phát sinh từ hợp đồng, cách xác định thiệt hại đó được quy định tại Điều 419 BLDS (2015) rằng “Thiét hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này” Trong khi đó, cách xác định thiệt hai do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 361 BLDS (2015) Theo đó, liệu có thé hiểu rằng cách xác định thiệt hai phát sinh từ hop đồng chi được áp dụng theo Điều 419, Điều 13, Điều 360 và loại trừ Điều 361 của BLDS (2015) không? Trong khi cả Điều 419, Điều 13 và Điều 360 về cơ bản đều quy định khá chung chung về các thiệt hại được bồi thường, nó lại được quy định chi tiết hơn tại Điều 361.

Trước khi đi vào quy định cụ thé, BLDS (2015) cũng đã dé cập một cách chung nhất về BTTH tại Điều 11 với tư cách là một trong các phương thức bảo vệ quyền dân sự và đưa ra định nghĩa chung tại Điều 13 như sau:

“Cá nhân, pháp nhân có quyên dan sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” Điều 13 nêu trên là điều khoản mang tính căn bản, tạo cơ sở cho các điều khoản sau đó được quy định chi tiết hơn Quyển dân sự được dé cập trong điều khoản này cũng có thé được xác lập trên cơ sở hợp đồng”” Theo đó, quyển dân sự

2 Điều 8 BLDS (2015) của cá nhân, pháp nhân được xác lập trên cơ sở hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng, khi bị xâm phạm, các cá nhân, pháp nhân đó sẽ được bu dap bằng việc được bồi thường toàn bộ thiệt hại Về sau đó quy định “írữ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”, quy định nay đặt ra ngoại lệ cho một số trường hợp được quy định chi tiết tại các điều khoản khác, chang han các trường hợp được miễn trách nhiệm BTTH trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định trong một số điều kiện nhất định, một bên sẽ không phải BTTH theo hợp đồng.

Tại LTM (2005), BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được quy định chủ yếu từ Điều 302 đến Điều 307, trong đỏ bao gồm các nội đung như: định nghĩa BTTH, giá trị BTTH, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH, nghĩa vụ chứng minh tốn that, nghĩa vụ hạn chế tổn thất, quan hệ với phạt vi phạm hợp đồng So với BLDS (2015), có lẽ cách thiết kế chế định BTTH trong LTM (2005) có phan gọn ghé hơn đo chỉ điều chỉnh duy nhất một vấn dé là BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, không phức tạp với nhiều trường hợp như BLDS (2015) LTM (2005) cũng đã đặt ra cơ bản đầy đủ các quy định cần có dé áp dụng trong lĩnh vực của minh, các van dé không được quy định sẽ áp dung theo quy định tại BLDS (2015).

Một số luật chuyên ngành khác cũng có quy định về BTTH trong lĩnh vực đặc thù của minh, ví dụ như tại Điều 146 Luật Xây dựng cũng quy định về BTTH do vi phạm hợp đồng xây dung, BTTH cũng được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 tại nhiều điều khoản khác nhau Tuy nhiên, các luật chuyên ngành này không đặt ra quá nhiều quy định chi tiết về BTTH, chỉ quy định các nội dung đặc thi cần thiết dé áp dung phù hợp với lĩnh vực của mình, và thông thường chỉ ghi nhận bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là quyền của một bên nhất định.

Cách thiết kế như vậy là phù hợp, nhằm tránh sự chồng chéo với BLDS và LTM.

Như vậy, biện pháp BTTH được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Tuy nhiên, phù hợp với định hướng nghiên cứu, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu tập trung các quy định của BLDS và LTM.

Giữa BLDS, LTM và các luật chuyên ngành khác có mối quan hệ khá phức tạp, tác giả sẽ phân tích kỹ mối quan hệ này khi giải quyết vấn đề xung đột pháp luật tại Mục 2.1.7 Tóm lại, cấu trúc hình thức của pháp luật về BTTH do vi pham hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo các bộ luật, luật hiện hành về cơ bản là phù hợp, khoa học và logic Mặc dù vậy, như đã phân tích, cach cầu trúc tại BLDS (2015) đường như vẫn còn những điểm gây chồng chéo và khó khăn cho việc áp dung, cần tiếp tục điều chỉnh dé trở nên phù hợp hơn.

1.2.2 Cấu trúc nội dung của của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Cấu trúc nội dung của pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tức là các nhóm quy định pháp luật (chế định) điều chỉnh việc BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Tại Việt Nam, cầu trúc nội dung pháp luật về BTTH đo vi phạm hợp đồng đã được quy định tương đối đầy đủ tại BLDS (2015) và LTM (2005), bao gồm các nhóm van dé: 1) Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH; 2) Những thiệt hại có thé được béi thường: 3) Nghia vu ngăn chặn và han chế thiệt hai; 4) Các trường hợp miễn trách nhiệm BTTH; 5) Mối quan hệ giữa BTTH do vi phạm hợp đồng với các biện pháp khắc phục thiệt hại khác; 6) Phạm vi thỏa thuận của các bên về bồi thường thiệt trong hợp đồng và 7) Xung đột pháp luật.

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH: Pháp luật Việt Nam hiện nay thống nhất trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng thương mại sẽ phát sinh khi có đủ các căn cứ: a) có quan hệ HĐTM; b) có hành vi vi phạm; c) có thiệt hại; và d) có mối quan hệ “nguyên nhân — kết quả” giữa hai điều trên.

Vẻ những thiệt hại có thể được bồi thường: về cơ bản, trách nhiệm BTTH được áp dụng đối với các thiệt hại thực tế và trực tiếp.

Vẻ nghĩa vụ ngăn chặn và hạn chế thiệt hại về cơ bản cũng được quy định cho bên bị vi phạm hợp đồng.

Về các trường hợp miễn trách nhiệm BTTH cũng đã được đặt ra với một số trường hợp tiệm cận với thế giới như: theo thỏa thuận; bất khả kháng: do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại.

Về mối quan hệ với các biện pháp khác: pháp luật hiện hành quy định về mối quan hệ giữa BTTH với phạt vi phạm hợp đồng, với đơn phương chấm đứt hợp đồng, lãi chậm trả, buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Về phạm vi thỏa thuận của các bên liên quan đến BTTH trong HĐTM cũng được pháp luật tôn trọng trên cơ sở “quyền tự do hợp đồng” Theo đó, các bên có quyền tự do thỏa thuận với nhau các vấn để liên quan đến điều khoản BTTH, không trái nguyên tắc co bản của pháp luật.

PHAP LUAT QUOC TE VÀ CUA MOT SO NƯỚC VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LINH VUC

THUC TIEN THI HANH PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LĨNH VUC THUONG MẠI TẠI VIỆT

2.2.1 Những uu điểm và thành công trong việc thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

Việc thi hành pháp luật Việt Nam về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại về cơ bản đạt được thành công nhất định, có những tiến bộ và cũng khẳng định được sự tương thích với pháp luật quốc tế điển hình là CISG và pháp luật một số quốc gia phát trién khi đã ghi nhận và có cách hiệu khá tương đồng đối với một số vấn để như nguyên tắc BTTH toàn bộ, một số trường hợp miễn trách nhiệm BTTH, nghĩa vụ hạn chế tén thất của bên bị thiệt hại Điều này thể hiện Việt Nam đang phát huy rất tốt tinh thần cởi mở, hội nhập quốc tế trong quá trình hoàn thiện pháp luật.

Tác giả đưa ra một số bản án, phán quyết trọng tài sau đây dé minh hoa:

Thứ nhất, Toà án chấp nhận toàn bộ thiệt hại phái sinh thực tế:

Tại Ban án số 09/2020/KDTM-ST ngày 25/8/2021 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội đồng xét xử đã nhận định:

“Hội đồng xét xử nhận thây việc phía Công ty P đã không thực hiện đúng theo hợp đồng đã kỷ kết thê hiện bằng việc không cho tàu 01 vào là vi phạm Diéu 5 của Hop đồng, vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 và phải bồi thường thiệt hại [ ] Vi vậy yêu cầu buộc thực hiện hợp dong của Công tyC và bồi thường thiệt hai của C đối với P là có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp nhận, phía P phải bồi thường thiệt hại cho C 3,14 ngày chờ của tàu 01, mỗi ngày 12,000 USD x 3,14 ngày bằng 37,680 USD tương đương với 878 132.400 đồng ”

Như vậy, Toà án tại Việt Nam chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ chi phí phát sinh thực tế mà bên bị thiệt hại đã phải trả cho bên thứ ba và yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí phát sinh này.

Thư hai, Toà án chấp nhận áp dụng nghĩa vụ ngăn chặn và hạn chế tồn thất của bên bị thiệt hại:

Tại Ban án số 09/2021/KDTM-PT ngày 24/06/2021 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Hội đồng xét xử nhận định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị thiệt hại (Công ty N) như sau: “7o quy định tại Điều 305 Luật Thương mại, Công ty N yêu câu bồi thường thiệt hai phải áp dung các biện pháp hop lý dé hạn chế tồn thất, kê cả ton thất đổi với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng của Công ty T gây ra; nếu không áp dung các biện pháp đó, Công ty T có quyền yêu cầu giảm bót giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tôn thất đáng lẽ có thể hạn chế được Thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất, Công ty N đã thanh ly toàn bộ lô hàng cho bên thứ ba, với giá trị là 304.200.000đ, theo các Hợp đồng mua bán duoc kỷ giữa Công ty Cổ phan Bảo hộ lao động Phi Quý với Công ty N với giá trị thanh ly 120.000 kính bảo hộ là 264.000.000d, ban lẻ: 20.400.000đ = 19.800.000đ Viéc thanh lý được thực hiện có đây đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Hội dong xét xử chấp nhận giá trị tồn thất mà Công ty N hạn chế được là 304.200.0004.”

Như vậy, có thể thấy Toà án đã nhìn nhận và áp dụng vấn dé nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị thiệt hại một cách hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thit ba, Trọng tài Việt Nam có quan điểm cởi mở, phù hợp khi xem xét yếu câu BTTH liên quan đến phí luật sư. Điều này được minh chứng bởi quan điểm của Hội đồng trọng tài trong một phán quyết sau”:

73 Trung tâm Trọng tài Quốc tê Việt Nam (2019), Giái quyết tranh chấp hợp đông - Những điều doanh nhân cần biết, Nxb Thanh niên, tr 178.

“Ngoài ra, Nguyên don còn đưa ra chứng cứ chứng minh đã phải thanh toán chỉ phí luật sư phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp là 50.000.000 VND Hội đồng Trọng tài nhận thấy khoản chỉ phí luật sư như trên gắn liền với việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn và và hợp lý trên cơ sở tính chất của vụ việc nên là một loại thiệt hại được chấp nhận bồi thường ”.

Làm rõ thêm điều này, Hội đồng trọng tài trong vụ việc khác, đã nhận định“

“Trong tranh chấp về việc không thực hiện đúng hợp đồng, chỉ phí thuê luật sư là một thiệt hại phải sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng nên bên không thực hiện đúng hợp đồng phải bồi thường.

“Trong vụ kiện này, Bị don đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo Hop đồng và van đến tranh chấp nên Nguyên don được yêu cầu Bi đơn thanh toán chỉ phí thuê luật sư nh một loại thiệt hai được bồi thường ”.

“Bị don phải bồi thường cho Nguyên don khoản chênh lệch giá 30.819,60 USD do phải ký các hợp đồng mua hàng tương tự từ đối tác khác và 2.690,95 USD chỉ phí dịch thuật, chỉ phí hợp pháp hóa giấy tờ và các chỉ phí khác liên quan đến việc kiện tung mà Nguyên don đã có đủ bằng chứng, chứng từ chứng minh Chi phi liên quan đến kiện tụng là “tồn thất thực lễ, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra” (Điều 302.2 LTM năm 2005), trong trường hợp cụ thé này, đây là những chỉ phí trực tiếp liên quan đến việc Nguyên đơn phải khởi kiện Bị đơn dé đòi bồi thường thiệt hai”.

Các Phan quyết trong tai được nêu trên đều cho rằng việc “khong thực hiện ding hợp đồng” “vi phạm hợp đồng của Bi don” dẫn đến “chi phí thuê luật sư là một thiệt hại phát sinh” cho nguyên đơn, chi phí liên quan đến kiện tụng là “ton thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra”, nên phía bi đơn phải chịu trách nhiệm.

Thứ tu, về mối quan hệ “nhân - qua” giữa hành vi vi phạm và thiệt hai.

Tại Bản án số 107/2011/KDTM-PT ngày 14/07/2011 của TANDTC tại thành phố Hồ Chi Minh về tranh chấp hợp đồng gia công ” như sau: Nguyên đơn yêu cầu

74 Đỗ Văn Dai (2016), Luật BTTH ngoài hợp đông Viet Nam — Bản án và bình luận án, Nxb Hồng Đức —

Hội Luật gia Việt Nam, tập 2 tr 532 bị đơn thanh toán 43.446.200 đồng tiền gia công còn thiếu cho nguyên đơn Bị đơn phản tố rằng theo thỏa thuận của hai bên tại Điều 3 của hợp đồng nguyên đơn gia công hàng hóa không đảm bảo chất lượng Hội đồng xét xử nhận xét: “Về chất lượng thì hai bên không có thỏa thuận cụ thể, nên Hội đồng xét xử căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ dé giải quyết ”, chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, bởi lẽ bi đơn đã chứng minh được vải bi hư không phải do mực in mà do kỹ thuật trục cán của máy của nguyên đơn gây ra Thiệt hại mà bị đơn phải gánh chịu là do hành vi gia công không đảm bảo chất lượng của nguyên đơn Xuất phát từ mối quan hệ

“nhõn” (vi phạm hợp đồng) và “quả” (thiệt hại mà bị đơn gỏnh chịu) được chứng?ằ minh nên phản tố của bị đơn đã được Tòa án cả cấp sơ thầm lẫn phúc thẩm chấp nhận.

NGUYÊN TAC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CUA VIỆC HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HỢP DONG

Các nguyên tắc của việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong thương mại ở Liệt Nam:

Việc hoàn tiện pháp luật trong mọi lĩnh vực đều phải tuân theo các nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo thực hiện đúng và thống mục tiêu chung của của Nhà nước để ra, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo Không nằm ngoại lệ, pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cũng phải được hoàn thiện trên cơ sở một số nguyên tắc chủ yếu sau:

Thứ nhất, đảm bảo phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, định hướng phát triển của Nhà nước Việt Nam; không trái với Hién pháp và các nguyên tac cơ bản của luật. Đây là nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật trong mọi lĩnh vực, kê cả chế định BTTH do vi phạm hợp đồng Bởi lẽ, mô hình hệ thống chính trị của Việt Nam là mô hình hệ thống một đảng lãnh đạo, cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam xây dung các đường lối dé bảo vệ va phát trién đất nước và có tác động chi phối đến hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động hoàn thiện pháp luật.

Giai đoạn 2021-2030, Dai hội Dang XIII xác định:

“Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi dé huy động, phân bồ và sử dung có hiệu quả các nguồn luc, thuc đầy đâu tu, sản xuất kinh doanh ”.

Là một công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, việc hoàn thiện pháp luật về BTTH đo vi phạm hợp đồng cũng cần hướng đến mục tiêu này.

Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng nhằm đảm bảo hiệu lực tối cao của Hiến pháp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, mọi sửa đổi bé sung đối với chế định BTTH, HDTM đều không được trái với các quy định tại Hiến pháp Việt

Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự cũng cân tuân thủ, để dam bảo các quy định được xây dựng, sửa đổi hợp pháp, hợp lý, đồng bộ Các nguyên tắc cơ bản này đã được ghi nhận tại Điều 3 BLDS năm 2015 như sau:

“1 Mọi ca nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bat kỳ lý do nào dé phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm ditt quyên, nghĩa vụ dan sự của mình trên cơ sở tu do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm đứt quyên, nghĩa vụ dan

sự của mình một cách thiện chi, trung thực.

Việc xác lập, thực hiện, chấm ditt quyên, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của

CÁC GIẢI PHÁP NHAM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE BOI THUONG THIET DO VI PHAM HAI HỢP DONG TRONG LĨNH VUC

Trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu ở Chương 1, Chương 2, và nguyên tắc cũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật cần có quy định giải thích về “thiệt hại thực tế”, “thiệt hại trực tiếp ”

Theo tác gia, pháp luật cần phải quy định rõ những loại thiệt hai được bôi thường được quy định tai BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 hiện hành vì các thiệt hại đang được liệt kê khá chung chung và chưa có bất cứ giải thích nào Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần định nghĩa như thế nào là “thiệt hại thực tế”, “thiệt hại trực tiếp” để có thể xác định được thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra nằm ngoài các loại thiệt hại đã được liệt kê theo quy định bởi cách quy định theo phương pháp liệt kê thường khó bao quát được tất cả các trường hợp trên thực tế Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rang, việc định nghĩa “thiệt hại thực tế” cũng cần thống nhất với nguyên tắc BTTH toàn bộ, tức bao gồm cả các thiệt hại tương lai nếu có cơ sở Theo đó, các thiệt hại thực tế phải được giải thích theo hướng bao gồm cả các thiệt hại thực tế đã xảy ra và các thiệt hại tương lai có khả năng xảy ra trên thực tế, vấn dé thiệt hại trong tương lai sẽ được phân tích thêm ở giải pháp sau.

Thit hai, cần quy định về tinh hop lỷ và cách xác định tính hợp lý của các biện pháp ngăn chặn và hạn chế thiệt hại

Tác giả cho rằng, việc quy định về tính hợp lý và cách xác định tính hợp lý của các biện pháp ngăn chặn và hạn chế thiệt hại là rất cần thiết, giúp tránh được các tranh luận không đáng có giữa các bên liên quan đến nghĩa hạn ngăn chặn và hạn chế thiệt hại của bên bị vi pham hợp đồng cũng như giúp việc xác định mức thiệt hại trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở xác định được mức thiệt hại đã được ngăn chặn, hạn chế Theo đó, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận rằng một biện pháp chỉ được coi là biện pháp ngăn chặn và hạn chế thiệt hại nếu biện pháp đó được thực hiện một cách hợp lý Có một số yếu tế để xác định một giao dịch thay thế, khắc phục giao dịch bị vi phạm được coi là hợp lý không, cụ thể: a) Về tính chất của giao dịch: giao dịch thay thế có cần phải được xác lập trên cơ sở những điều khoản tương tự như giao dịch ban đầu hay không? Tùy vào từng trường hợp cụ thé, hàng hóa có thé đồng nhất hoặc không đồng nhất; nhưng phải thay thế một cách hợp lý nếu tương đương về tính năng kỹ thuật, hoặc khác biệt không đáng kể với hàng hóa trong hợp đồng, thậm chí có thể khác biệt nếu hàng hóa trong hợp đồng ban đầu là loại hàng hóa duy nhất và việc tìm kiếm hàng hóa khác loại dé thay thé là lựa chọn hợp lý duy nhất. b) Mục đích của việc giao kết hợp đồng ban đầu mà bên bị vi phạm hướng đến cũng là một yếu tố quan trọng để xác định tính hợp lý của giao địch thay thế.

Việc xác lập một giao dịch thay thế với những điều khoản tương tự với hợp đồng ban đầu không phải lúc nào cũng có thể đạt được, do sự thay đổi về thị trường, giá cả, các điều kiện giao dịch Vì vậy, bên bị vi phạm có thể thực hiện giao dịch thay thế nhằm hạn chế tổn thất mà vẫn phần nào đạt được mục đích bên bị vi phạm hướng đến khi xác lập hợp đồng ban dau Tuy nhiên, nếu mục đích mà bên ngày hướng đến khi xác lập hợp đồng ban đầu không đạt được thì việc xác lập giao dịch thay thế trở nên không can thiết Do vậy, bên bị vi phạm cũng không bị xem là vi phạm nghĩa vụ hạn chế tôn thất khi không thực hiện những giao dịch thay thế này.

Chăng hạn như trường hợp đối tượng trong hợp đồng bán lại bắt buộc phải là đối tượng trong hợp đồng mua bán và không có sẵn trên thi trường dé bên bị vi phạm (bên mua) thực hiện giao dịch thay thế trong một thời hạn nhất định Theo đó, bên mua không vi phạm nghĩa vụ hạn chế tôn thất khi không thực hiện giao dịch thay thế. c) Kha năng dự liệu trong phạm vi hiểu biết của bên bị vi phạm Trường hợp bên bán biết rõ rằng sau khi giao kết hợp đồng, bên mua sẽ không thể thực hiện hợp đồng, nhưng vẫn mua loại hàng hóa (dùng dé giao cho bên mua) từ một nhà cung cấp và sau đó bán lại hàng hóa này cho bên thứ ba Bên bán yêu cầu BTTH bằng mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá bán lại cho bên thứ baŸ° Nếu bên bán không thuộc trường hợp đồng thường thiệt hại từ việc mat doanh thu, giao dich ban lại nay chỉ có thé xem là biện pháp thay thé hợp lý nếu thiệt hai phat sinh tir giao dịch bán lại nhỏ hơn thiệt hại phát sinh từ việc không mua hàng từ nhà cung cấp.

Nếu không yêu cầu BTTH của bên bán sẽ không thể được chấp nhận vì bên bán vi phạm nghĩa vụ hạn chế tổn thất và thiệt hại được bồi thường chỉ bằng chênh lệch giữa chỉ phí mua hàng từ nhà cung cấp và giá hợp đồng Điều này bắt nguồn từ nguyên tắc hạn chế tổn thất bằng việc thực hiện biện pháp có chi phí thấp nhất.

Theo đó, dé bảo dam cân bằng lợi ích giữa các bên, bên bị vi phạm hợp đồng phải thực hiện hành vi hạn chế tổn thất ở mức có thé trông đợi một cách hợp lý vào bên này”, d) Hành vi thực tế của các bên trong giao dịch Điều này phụ thuộc vào bối cảnh và diễn biến của từng giao dịch khác, do đó cơ quan tài phán sẽ là người đánh giá dựa trên thực tế Tuy nhiên, khi xem xét hành vi này, nguyên tắc “thiện chí” cầẦn phải được áp dụng dé đánh giá tính phù hợp, tương xứng trong nỗ lực của các bên, đặc biệt là bên bị vi phạm hợp đồng trong việc giảm thiểu thiệt hai®”, e) Thời hạn hợp lý để hạn chế tổn thất Theo đó, nghĩa vụ hạn chế tổn thất cần phải thực hiện sớm nhất có thể, nhằm tránh buộc bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu thiệt hại do diễn biến ngày càng bất lợi của thị trường trong trường hợp bên bị vi phạm trì hoãn việc thực hiện giao dich thay thế Theo đó, việc xác định thời hạn hợp lý của giao dịch thay thế đặt ra yêu cầu phải đánh giá nỗ lực của bên bị vi phạm trong việc tiến hành đàm phán, giao kết hợp đồng thay thế hay tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Như vậy, tính hợp lý của biện pháp hạn chế tôn thất phải được xem xét trong mắt xích diễn biến các sự kiện, được kết nối và đánh giá một cách toàn diện, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của giao dịch, tính toán lợi ích các bên trên cơ sở nguyên tắc thiện chí Tương tự như trên, nguyên tắc “thiện chí” được áp dung dé đánh giá sự hợp lý trong hành vi của bên vị vi phạm hợp đồng trong việc thực hiện biện pháp hạn chế tổn thất, trong tương quan sự cân bằng lợi ích của hai bên.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng cần xác định tính hợp lý không có nghĩa là chỉ chấp nhận biện các biện pháp hạn chế tổn thất nào có chi phí thấp hơn thiệt hại trong trường hợp mà thiệt hại này có thể xác định được nếu không áp dụng biện pháp hạn chế tồn thất Với nội hàm này, thì chi phí mà bên bị vi phạm hợp đồng bỏ ra dé thực hiện biện pháp hạn chế tổn thất phải được bồi hoàn, ngay cả trong trường

** Djakhongir Saidov (2008), tlđd, tr 137 ; ® Xem thêm Bản an sô 802/2012/KDTM-ST ngày 11/06/2012 của TAND TP Hỗ Chí Minh và Ban an số 14/2012/KDTM-PT ngày 17/10/2012 của Téa phúc thẩm TAND tối cao tại TP Hồ Chi Minh về “tranh chấp hợp đồng mua ban hang hóa”

83 Honnold, O.John (1999), Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention,3" Edition, Kluwer Law International, p 457. hop chi phí này lớn hơn so với mức thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp đó Về nguyên tắc, tính hợp lý được đánh giá tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của giao địch, chẳng hạn một giao dịch thay thế được xem là một biện pháp thay thế hợp lý dé hạn chế tổn thất nếu (i) được loại trừ khỏi tình huống “BTTH từ việc mắt doanh thu ban hàng” va (ii) được thực hiện ở mức có thể trông đợi ở bên bi vi phạm hợp đồng một cách hợp lý, có tính đến lợi ích của bên vi phạm, trong đó bao gồm những yếu tố quan trọng cần xem xét như giá thị trường, tính chất giao dịch, mục đích của việc giao kết hợp đồng ban đầu, khả năng dự liệu trong phạm vi hiểu biết của bên bi vi phạm, hành vi thực tế của các bên trong giao dịch và thời hạn hợp lý để hạn chế tổn thất Mặt khác, nghĩa vụ hạn chế tổn thất được xác định như một biện pháp giới hạn thứ hai Lợi ích đạt được đo thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất hoặc do hành vi thực tế của bên bị vi phạm có thể vượt mức mà nghĩa vụ hạn chế tốn thất đặt ra Tuy nhiên, nếu việc thực hiện hành vi của bên này thực sự hạn chế được tôn thất thì phần hạn chế được cần được bù trừ khi xác định thiệt hại phải bồi thường Bởi lẽ, nguyên tắc cơ bản trong việc ràng buộc trách nhiệm BTTH là: một bên nếu phải chịu thiệt hại do vi phạm va nếu thiệt hại trong chừng mực có thể bù dap bang tiền thì việc bồi thường phải đặt bên bi vi phạm vào vi trí lẽ ra đạt được nếu hợp đồng được thực hiện đúng ! Theo đó, lợi ích đạt được phát tính tử hành vi xây ra sau vi phạm cần phải được tính đến nhằm tránh trường hợp bồi thường vượt quá mức mà bên bị vi phạm thực tế phải gánh chiu®.

Thit ba, quy định về các giới han đổi với thỏa thuận của các bên trong HDTM về trường hợp miền trừ/loại trừ trách nhiệm BTTH.

Pháp luật của Việt Nam cần bổ sung những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng nhưng đồng thời hạn chế việc bên có lợi thé hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng đặt ra những trường hợp loại trừ trách nhiệm có lợi cho minh, từ đó trốn tránh nghĩa vụ thực thực hợp đồng, gây bất công cho bên có vị thế kinh tế yếu hơn trong quan hệ hợp đồng Nguyên tắc này đã được ® Xem thêm Án lệ Robinson v Harman I Ex 850, dẫn theo Harvey MCGregor QC (2018), The role of

Mitigation in the Assessment of Damages, in D Saidov and R Cunnington (eds), Contract Damages:

Domestic and International Perspectives, Oxford, Hart Publishing, p 331.

85 Nguyễn Thi Thanh Huyén (2018), tldd. ghi nhận trong thông lệ quốc tế và nhiều quốc gia Theo đó, cần ghi nhận theo hướng một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ/loại trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu thỏa thuận đó không ảnh hưởng tới lợi ích của bên thứ ba.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định liên quan đến mỗi quan hệ giữa BTTH trong HDTM và các biện pháp khắc phục vi phạm khác của hợp đồng.

Trong mối quan hệ với phạt vi phạm hợp đồng, Điều 418.3 BLDS năm 2015 và Điều 307.2 LTM năm 2005 có những quy định trái ngược nhau về cách thức áp dụng hai chế tài này Theo tác giả, quy định trong LTM là phù hợp hơn, vì chế tài BTTH được áp dụng dựa trên thiệt hại thực tế Xảy ra, nếu chỉ áp dụng chế tài phạt vi phạm hop đồng, trong nhiều trường hop, mức phạt sẽ không di để khắc phục thiệt hại xảy ra cho người bi vi phạm” Theo đó, cần sửa đổi Điều 360 BLDS hiện hành theo hướng loại bỏ sự “thỏa thuận” của các bên, thống nhất với quy định tại Điều 302 LTM năm 2005 Ngoài ra, sửa đổi BLDS theo hướng quy định hiện nay của LTM về việc áp dụng đồng thời hai biện pháp này Bởi lẽ, BTTH và phạt vi phạm hợp đồng là hai chế tài với hai chức năng khác nhau, nên khi áp dụng sẽ có điều kiện khác nhau, chang han dé phat cần của điều khoản thỏa thuận về phat, còn để yêu cầu BTTH thì không cần phải thỏa thuận trước Và do vậy, Điều 418.3 BLDS cần phải được sửa đổi thống nhất với Điều 316 LTM năm 2005, theo hướng không loại trừ quyển yêu cầu BTTH dù các bên có thỏa thuận về lựa chọn chế tài hay không.

Trong mối quan hệ với lãi chậm trả, tác giả cho rằng cần thay đổi cách tiếp cận được ghi nhận tại Án lệ số 09/2016/AL ngày 17/10/2016 của TANDTC về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phat vi pham, bồi thường thiệt hại vì hướng xử lý của án lệ này không thực sự tốt cho sự phát triển của thị trường và không bảo vệ được quyền lợi của bên bị vi phạm Nếu các thỏa thuận về lãi chậm trả giữa các bên cao hơn lãi áp dụng cho việc thi hành án, bên vi phạm hợp đồng có thé dựa vào đây dé không thanh toán hoặc sử dụng thủ tục tố tụng để làm chậm quá trình thanh toán vì lãi áp dụng cho việc thi hành án

36 Nguyễn Văn Hợi (2020), Sự không thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa LTM và BLDS, Tạp chí

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUẬT VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HỢP ĐÔNG TRONG LĨNH

Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, để các quy định nay được đi vào thực tiễn, được áp dụng một cách thống nhất và có hiệu quả, tác giả dé xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ve BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mai:

Thứ nhất, trong nội bộ các cơ quan tài phan (Tòa án và Trọng tài) cần có sự tập huấn chuyên môn thường xuyên về các nội dung liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dé dam bảo các trong tài viên và thầm phán có cách hiểu thống nhất đối với một vấn đề.

Hoạt động thương mại vốn rất phức tạp, việc giải quyết yêu cầu BTTH không phải đơn giản, nên trọng tài viên và thâm phán không những cần có kiến thức chuyên môn về luật, họ còn cần có góc nhìn, kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động kinh doanh — thương mại Do vậy, ngoài việc tập huấn chuyên môn về quy định của luật, các trung tâm trọng tài và Tòa án cần chú trọng vào việc tập huấn kiến thức chuyên môn và kỹ năng liên quan đến việc giải quyết các yêu cầu BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.

Theo quan điểm của tác giả, Tham phán và Trọng tài viên cần có sự kết nối và phối hợp mạnh mẽ hơn về mặt phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này bởi lẽ có rất nhiều thứ hai đối tượng này có thể học hỏi lẫn nhau Trọng tài viên thường có xuất phát từ luật sư hoặc chuyên gia của một lĩnh vực nhất định, trong trường hợp này thường là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, thuế, tài chính đây là điểm mạnh của trọng tài viên mà thâm phán có thé tham khảo Ngược lại, thẩm phán lại có thế mạnh trong việc giải quyết số lượng lớn các vụ việc trên thực tiễn và có cách tiếp cận được coi là an toàn về mặt pháp lý.

Thứ hai, ở khía cạnh vĩ mô hơn, Nhà nước nói chung, Tòa án nói riêng, cần có các chính sách để giảm sự cứng nhắc, máy móc trong việc xét xử các vụ án về/liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mai Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng thiếu hiệu quả là do sự cứng nhắc trong cách tư duy và vận dụng của một bộ phận thâm phán thiệt nay, nguyên nhân sâu sa hơn của tình trạng này là do vẫn còn tình trạng chỉ đạo xét xử, trong nhiều trường hợp thực tế thâm phán không hoàn toàn được độc lập trong việc đưa ra quan điểm, phân tích và lập luận của minh Thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hop, thẩm phán có vẻ dè chừng trong việc đưa ra phương án xử lý vụ án, mặc dù có thể họ xác định được đâu là phương án phù hợp, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên họ thường chọn phương án an toàn thay vì phương án tối ưu khi đưa ra các quyết định trong những trường hợp pháp luật chưa rõ ràng Đề giải quyết vấn để này cần một quá trình đài hạn, dần dan đổi mới tư duy Bắt đầu từ những biện pháp đơn giản như các cấp lãnh đạo trong ngành Tòa án cần có các buổi trao đổi hoặc thậm chí có văn bản nội bộ thể hiện định hướng của ngành là tôn trọng tối đa quan điểm xét xử của thâm phán trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật Hiệu quả có thê chưa thể hiện rõ ràng, nhưng biện pháp này sẽ có tác động về mặt tư tưởng của thâm phán, họ có thé thoải mái hơn trong việc tiếp cận từ đó dé dàng chấp nhận các quan điểm mới tiến bộ hơn, sự thay đổi về mặt tư tưởng là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi về mặt hành vi Để làm được điều này, như đã phân tích, trước hết sự cởi mở phải xuất phát từ chính cấp lãnh đạo.

Thứ ba, đầu tư tuyên dụng và dao tạo thâm phán chuyên trách Như đã phân tích, các tranh chấp về thương mại thường phức tạp, đòi hỏi thẩm phán không chỉ cần tư duy pháp lý mà còn cần có các kiến thức về kinh tế, thương mại, là lĩnh vực tương đối đặc thù và đa dạng Đặc biệt là khi xác định trách nhiệm BTTH, van dé lại càng trở nên phức tạp hơn Do đó, quá trình lựa chọn thâm phán cũng cần dựa trên các yêu cầu này, hơn nữa, sau khi lựa chọn được thẩm phán phù hợp, cần tạo điều kiện để thâm phán đó được tập trung phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực xét xử về tranh chấp thương mại, tránh trường hợp bị phân tán vào quá nhiều lĩnh vực Dĩ nhiên, dé làm được điều kiện, hệ thống Tòa án cần có đủ số lượng thẩm phán tương ứng với nhu cầu xét xử và cần có sự thống nhất về mặt tổ chức bộ máy và kế hoạch phát triển nhân sự của ngành Cũng là một vấn đề mang tính vĩ mô, tuy nhiên hoàn toàn có thé làm được do Việt Nam dang trong quá trình đây mạnh cải cách tư pháp, độc lập Tòa án, độc lập thâm phán nên giải pháp này là phù hợp và có thể thực hiện được trong bối cảnh và mục tiêu hiện nay của Việt Nam Vấn dé còn lại là thời gian và nỗ lực quyết tâm của ngành Tòa án.

Tiểu kết Chương 3 Không nằm ngoại lệ yêu cầu hoàn thiện pháp luật, để hoàn thiện pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định Trong số những nguyên tắc này, có những nguyên tắc nền tảng cho cho việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật, có nguyên tắc đặc thi của lĩnh vực thương mại, có nguyên tắc phái sinh Từ đó, cùng những đánh giá thiếu sót, hạn chế trong quy định lẫn thực tiễn thi hành tại Chương 2, các giải pháp hoàn thiện pháp luật được xây dựng trên cơ sở phương hướng rõ ràng.

Theo đó, các nhóm giải pháp được xây dựng về cơ bản xoay quanh các vấn để căn cứ áp dụng, xác định thiệt hại, mối quan hệ với một số biện pháp khắc phục khác, điều chỉnh phạm vi thỏa thuận của các bên trong hợp đồng các giải pháp này bám sát với kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế đã được chỉ ra ở những phan trước. Đồng thời, để pháp luật “đi vào cuộc sống” hiệu quả, cơ chế thực thi pháp luật cũng phải được nâng cao Vì vậy, giải pháp hướng đến giải quyết hai nhóm vấn dé chính là tu duy xét xử và năng lực xét xử của cơ quan tài phán.

KÉT LUẬN BTTH là chế tài được ghi nhận sớm nhất trong hệ thống pháp luật quản lý kinh tế của Việt Nam, bởi tính dễ tiếp cận của chế tài này Qua thời gian, BTTH ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyên lợi của bên bị vi phạm hợp đồng, đồng thời, cân bằng lợi ích giữa các bên.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận, quy định, thực tiễn và hướng giải pháp về vấn đề BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, Luận văn đạt được một số kết quả nghiên cứu chủ yếu như sau:

Xác định được nguồn gốc, căn nguyên của sự xuất hiện chế định BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Xây dựng được khái niệm về BTTH

2 Cấu trúc hình thức, nội dung của pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng đã được làm rõ, làm cơ sở phân tích trong Chương 2 Đồng thời, quá trình hình thành, phát triển chế định ở Việt Nam cũng được làm rõ, cho thấy sự thay đổi căn bản về vị trí, tính chất, cách tính gia trị BTTH theo hợp đồng.

3 Luận văn đã phân tích, đánh giá được một cách tổng quan và tương đối chi tiết nội hàm, những điểm phù hợp và chưa thực sự phù hợp của pháp luật Việt Nam về BTTH đo vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, bao gồm 7 khía cạnh chủ yếu như đã trình bày tại Chương 2.

4 Luận văn sưu tập và phân tích được một số bản án, vụ việc trong thực tiễn để chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong thực tiễn thi hành pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay.

5 Nguyên tắc và phương hướng làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật vềBTTH do vi phạm hợp đồng cũng được nêu rõ, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp Trên cơ sở đó, Luận văn cũng dé xuất được các giải pháp cụ thê nhằm giải quyết các hạn chế, vướng mắc được phân tích tại Chương 2, nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về BTTH theo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trên thực tế.

Vũ Thị Lan Anh (2020), Pháp luật hợp dong Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 12/2010.

Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng — Phần chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dinh Văn Cường (2020), Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng thương mai theo pháp luật Việt Nam và so sánh với Cộng hòa Pháp, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 9 (342) — 2020.

Dinh Văn Cường (2020), Thuc trạng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong thương mại và mối quan hệ giữa hai chế tài, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 03

Dinh Văn Cường, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam (2022), Luận an Tiến sĩ luật học, Đại học

Nguyễn Thi Dung (2001), Ap dung trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Trần Việt Dũng, Phạm Thị Hiển (2018), Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tương lai theo quy định của Công ước viên 1980, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2018. Đỗ Văn Dai (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam — Bản án và bình luận an, NXB Hồng Đức — Hội Luật gia Việt Nam, Tập 2.

Bùi Thị Thanh Hằng (2017), Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Tap chí Khoa học DHQGHN: Luật học, tập 33, số 2 (2017).

Bùi Thị Thanh Hằng (2018), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

Trần Thị Huệ (2020), Mét số bất cập trong quy định của pháp luật về loại trừ trách nhiệm bôi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 42/2020.

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), Nghia vụ hạn chế tốn thất và vấn dé xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại, Tạp chí

Khoa học Pháp lý Việt Nam, 06 (118)/2018.

Nguyễn Thị Khế (2018), Mot số ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong thương mại theo quy định của Luật Thương mại, Tạp chí Nhà nước và

Nguyễn Việt Khoa (2005), Chế tai phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11, 2005.

Hoàng Thế Liên (2009), Binh luận khoa học BLDS năm 2005- tập 2, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Như Phát (2003), M6t số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dan.

Trương Nhật Quang (2022), Pháp luật về hợp đồng — các vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Dân trí.

Nguyễn Chí Thắng (2020), Chế tài bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt theo pháp luật Hoa Kỳ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2020.

Trần Thị Thanh Thủy, Bồi thường thiệt hại do vi phạm hop đồng trong hoạt động thương mại, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 9, 2021, Tr 20.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Giải quyết tranh chấp hop dong -Những điểu doanh nhân cần biết, NXB Tri Thức.

Verstragsstrafe, European Review Private Law 1:149-155, (Kluwer Law International).

A Bénabent, Droit des obligations (16th ed L.G.D.J Précis Domat, 2017).

Caslav Pejovic (2001), Civil law and Common Law: Two different paths leading to the same goal, 32 VUWLR.

Christian Larroumet, Droit civil- Les obligationsLes contrat, 4e édition, Economic, 1998; Frangois Terré, Philippe Simler, Yves Lequette, Droit civil - Les obligations, ] le edition, Dalloz 2013.

Christian Larroumet (1998), Droit civil- Les obligationsLes contrat, 4e édition, Economica.

Christoph Brunner (2009), Force Majeure and Hardship under General Contract Principles - Exemption for Non-Performance in International Arbitration, Kluwer Law International.

Dịakhongir Saidov (2002), Methods of Limiting Damages under the Vienna Covention on Contracts for the International Sale of Goods, Pace International Law Review, (14).

Dịakhongir Saidov, Ralph Cunnington (2008), Contract Damages: Domestic and International Perspectives, Bloomsbury Publishing.

Dyjakhongir Saidov (2008), The Law of Damages in International Sales — The CISG and other International Instruments, Hart Publishing.

D H Peek (1972), Athens-McDonald v Kazis - Contract-damages-mental injury, Adelaide law review.

Hale, William B (1986), Handbook on the Law of Damages, St Paul, Minnesota, West Publishing.

Harvey MCGregor QC (2018), The role of Mitigation in the Assessment of Damages, in D Saidov and R Cunnington (eds), Contract Damages:

Domestic and International Perspectives, Oxford, Hart Publishing.

H McGregor, McGregor on Damages (20th ed Sweet & Maxwell, London

United Nations Convention, 3% Edition, Kluwer Law International.

Ingeborg Schwenzer, Force majeure and hardship in International Sales contracts, 2008, VUWLR.

John A Trenor, Global Arbitration Review — The Guide to Damages in

International Arbitration, tái bản lần thứ ba, Law Business Research Ltd.

Katy Barnett (2016), Substitutive Damages and Mitigation in Contract Law, 28 Singapore Academy of Law Journal 795.

Louis Thibierge (2016), The Obligation to Mitigate Loss, 4 International Business Law Journal, Vol 365.

Melvin Aron Eisenberg (1992), The Principle OfHadley v Baxendale, California Law Review.

Miller (2004), Penalty Clauses in England and France: a Comparative Study, International and Comparative Law Quarterly, 53(1): 79-106.

Michael Maggi, Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG), 2002-2003, Kluwer law international.

Peter Riznik (2010), Some Aspects of Loss Mitigation in International Sale of Goods, 14 Vindobona Journal of International Commercial Law and Arbitration, No 2.

R Zimmermann (1996), The Law of Obligations — Roman Foundations of the Civilian Tradition (Oxford: OUP, 2nd edn 1996).

Robert A.Hillman (2004), Principle Of Contract Law, West Publisher, 2004.

Roberto Pirozzi, Developments in the change of economic circumstances debate? 2012.

Thomas D Musgrave (2009), Comparative Contractual Remedies University of Western Australia Law Review.

UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts 2010 (2011),International institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT).

Damages, xem tai:https://dzungsrt.com/wp- content/uploads/2016/01/12312014-Liquidated-damages.pdf truy cập ngày

Nguyễn Nhật Dương, Nguyễn Hiếu Bình, Bồi thường thiệt hại dn định trước, xem tại: https://cnccounsel.com/an-pham/boi-thuong-an-dinh-truoc truy cập ngày 17/10/2023.

Farber, D A (1980), Reassessing the Economic Efficiency of Compensatory Damages for Breach of Contract, Virginia Law Review, 66(8), 1443-1484, xem lại: https://doi.org/10.2307/1072787 truy cập ngày 17/10/2023.

Nguyễn Hồng Hải, Vietnamese rules on compensation for contractual damage, Ienam Law & Legal Forum, 01/033/2018, xem tai: hitps://vietnamlawmagazine.vn/vietnamese-rules-on-compensation-for- contractual-damage-6109.html#_fin8 truy cập ngày 10/10/2023.

Hồ Ngọc Hiển, Đỗ Giang Nam (2019), M6t số vấn dé về biện pháp xử ly việc không thực hiện đúng hợp dong theo pháp luật Việt Nam, Tạp chỉ Nghiên cứu Lập pháp SỐ 09(385), thang 5/2019, xem tai: http://www lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet aspx? tintucid!0309 truy cập ngay 12/10/2023.

Jansen, Nils, and Sandy Steel, Delictual Liability in Roman Law, in Sandy Steel (ed), The Structure of Tort Law, Oxford 2021, online edn, Oxford Academic, 20 Jan 2022, xem tai: https://doi.org/10.1093/os0/9780198705055.003.0005 _truy cập ngày 01/10/2023.

Dinh Trong Lién (2023), Trach nhiém bồi thường thiệt hại trong hợp đồng kinh doanh thương mai, Tap chi điện tử Luật sw Liệt Nam, xem tai: hiIps://lsvn.vn/trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-trong-hop-dong-kinh-doanh- thuong-mai-1677471084.html truy cập ngày 02/10/2023.

Nguyễn Vĩnh Phú, Van đề bôi hoàn chi phi luật sư khi giải quyết tranh chấp

13. tính, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 (429), tháng 3/2021, xem tại: hiip:/www.lapphap.vn/Pages/tintue/tinchitiet.aspx?tinftucid!0741 truy cập ngày 25/11/2023. Đặng Thị Hồng Tuyến (2023), Trách nhiệm do vi phạm hop déng Anh và Liệt

Nam dưới góc nhì so sánh, Tạp chi Dân chủ pháp luật, xem tại: https://danchuphapluat vn/trach-nhiem-do-vi-pham-hop-dong-trong-phap- luat-anh-va-viet-nam-duoi-goc-nhin-so-sanh-I truy cập ngày 25/11/2023.

Riggsby, A M (2010), Chapter contracts, inRoman Law and the Legal World of the Romans (pp 121-134), Cambridge University Press, xem tai: http://doi.org/10.1017/CBO9780511780813.013 truy cập ngày 02/10/2023.

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUAN VĂN THẠC SĨ

tháng 6 năm 2024 tôi đã bảo vệ luận văn thạc sĩ luật học với dé tai: “Pháp luật về bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong trong lĩnh vực thương mại và thực

Trường Đại học Luật Hà Nội.

Theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn, tôi đã chỉnh sửa những van dé cua Luan van sau:

1 Viết lại phần đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu;

2 Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật, lỗi trình bày, cách gọi tên các công trình (phần “Vẻ tinh hình nghiên cứu ở trong nước” và “Danh mục tải liệu tham khảo”);

3 Sửa tên Tiểu mục 1.1.5 (chỉ để tên tiêu đều là “vai trò” hoặc “ý nghĩa”);

5 Bồ sung thêm vụ việc thực tiễn tại Tiểu mục 2.2 cho Luận văn phong phú.

Hà Nội, ngày #Z thang 6 năm 2024

XAC NHAN CUA NGUOI HUONG DAN XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HỘI DONG

Những yêu cầu bé sung, = chữa đối với luận văn

NEA LE dB Bb Aig POKER, ary Mf Re Mido Ag/20 iớc ne ord, Ly Heeteed “4u Keak ee LOIMILTK, (nll ih dei bolo lak ge iit Sebel

5- Kết luận chung của Hội đồng (Luận văn có đáp ứng được yêu cầu của một luận văn thạc sĩ hay không; Hội đồng có đề nghị công nhận h học vị thạc sĩ luật học cho học viên hay] không) si ahh MDD: Calf Ml bree tha “He Mbit .kZ41 vee

(Ký và ghi rõ họ tên)

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tổng quan chung Về tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài

nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật hợp đồng và bù dip tốn thất cho bên bị thiệt hại Trong các chế tài thương mại, chế tài bồi thường thiệt hại là chế tài được sử dụng thường xuyên, và được quy định khá đầy đủ từ các văn bản pháp luật chung, đến các văn bản pháp luật chuyên ngành Tuy vậy, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại vẫn có những bắt cập, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn Điều đó đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu dé chỉ ra những điểm phù hợp cũng như những điểm chưa phù hợp của pháp luật hiện hành về vấn đề này.

Pháp luật về chế tài thương mại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã được nghiên cứu trong các công trình như luận án, luận văn, dé tai, bài báo Tuy nhiên, nghiên cứu pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng vẫn mang là vấn đề mang tính thời sự, là nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Ưu, nhược điểm của luận văn về nội dung và hình thức

2.1 Uu điểm Luận văn có kết cấu 3 chương truyền thống, các phần trong luận văn đã giải quyết khá tốt các nội dung theo yêu cầu của luận văn thạc sĩ luật Cụ thé:

- Ở Chương I, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại; đặc biệt đã phân tích cu trúc hình thức và cấu trúc nội dung của pháp luật về chế tài này Luận văn cũng đã có nội dung pháp luật quốc té và của một số nước về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, từ đó rút ra những bài học hữu ích cho Việt Nam.

- Ở Chương 2, tác giả đã phân tích được thực trạng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Nội dung

bám sát cấu trúc nội dung pháp luật đã được chỉ ra ở chương 1; phan

thực tiễn thi hành cũng chi ra được những bat cập của các quy định pháp luật vẻ chế tài bồi thường thiệt hại khi áp dụng trong thực tiễn.

- Ở Chương 3, tác giả đã đề ra các nguyên tắc, phương hướng, đề xuất được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.

2.2 Nhược diém Theo tôi, luận văn không có nhược điểm đáng kể Tuy nhiên, tác giả luận văn cân nhắc bỗ sung, chỉnh sửa | số nội dung sau:

- Tên luận văn: nếu có thể được thì bd sung cụm từ “phat sinh từ” trước chữ “hợp đồng” thì sẽ chính xác hơn.

cần bé sung 1 số ví dụ, vụ việc thực tiễn, để tăng tính thuyết

Mặc dù còn 1 số thiếu sót, nhưng luận văn của tác giá vẫn đáp ứng được các yêu cầu của luận văn thạc sĩ Tôi đồng ý để tác giả bao vệ tại Hội đồng đánh gia luận văn và tác giả luận văn xứng đáng nhận được học vị thạc sĩ luật học.

1 Yếu tố lỗi có phải là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại không? Tại sao?

2 Theo tác giả, nếu sửa Luật Thuong mại năm 2005, thì những thiệt hại có thể được bồi thường (trang 33-35) sẽ sửa theo hướng nào? Tại sao?

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2024

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ding cho người (hoặc tập thé) phản biện

Leap Ve Oey Wek ee 4® 5 Cu ay ⁄⁄

- Tên đề tài: Mã 74557 SW RH uch es (lấn xám

- Học viên: 1087707) hong thay THÔN daaeraasarnatnnnbesee ớ

= Người phõn biện đố, Aft Gh Học hàm/ Học vi: ô.2.5

- _ Chuyên ngành của người phản biện: - eka fi 2Á E2 axzer

= Cơ quan công táC: ch nh nh nhìn nh nh ngư ng nh nên

1 Tổng quan chung: bà a HE , ' ——— = ?

Poveda Mit At itn td fh Ata 0677 "Sb, has Tee OGfiet

Ngày đăng: 02/09/2024, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN