1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật lao động trong nền kinh tế thị trường những vấn đề lý luận và phương hướng hoàn thiện

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

`" sa o

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI===Ú=

(guuyêmn Kim Dhung

PHAP LUAT LAO DONG TRONG NEN KINH TE THI TRUONG

NHUNG VAN DE LY LUAN VA PHUONG HUONG HOAN THIEN

CHUYEN NGANH: PHAP LUAT KINH TE

MA SO: 50515

LUAN AN THAC SY LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

PTS Dham Gong Feat - BỘ TƯPHÁP

TRUONG DH LUAT HAGE.

Se ee ae| THỦ VIÊN GAO VIEN |

UF A O4

HA NOI - 1996

Trang 2

Chương I : Mối quan hệ giữa thị trường sức LD và luật LD 5

I- Thị trường sức LD - Một bộ phận của nên kinh tế thị trường 5

1 Thị trường và kinh tế thị trường 52 Thị trường sức LD 7

XI - Mới quan hệ giữa thị trường LP và luật LD 141 Những yêu cầu cơ bản đối với luật LD trong nền kinh tế thị trường 14

2 Đặc điểm cua thị trường LD ở Việt nam và s u điều tiết của luậtLÐ 19

Chương IL: Những nội dung cơ bản cua sự điều chính các quan hệ

LD trong nên kinh tế thị trường 29

X- Đối tượng - phương pháp - nguyên tắc cơ bản của luậtLĐ 291 Quan hệ hình thành trên cơ sở HDLD - Đối tượng của luậtLÐ 31

2 Thoả thuận, mệnh lệnh, sự tham gia của Công đoàn

-Những phương pháp điều chỉnh của luật LD 393 Ba nguyên tắc cơ ban của luật LD 45I - Luật LD và van đề giải quyết các lợi ích 521 Lợi ích các bên trong quan hệ LD và vai trò điều tiết của pháp luật 542 Việc giải quyết lợi ích các bên theo luật LD Việt Nam 59THỊ - Luật LD với van dé cơ chế ba bên 671 Vai trò của co chế ba bên 672 Cơ chế ba bên ở Việt Nam 7]Chương III : Những suy nghĩ bước đầu nhằm hoàn thiện

pháp luật LD trong kinh tế thị trường 73

I Pháp luật LD Việt Nam từ khi chuyển đổi cơ chế kính té

-thành tựu và hạn chế 73

1 Trước khi có BLLD 732 Từ khi có BLLĐ đến nay 75

I - Phác họa hướng hoàn thiện pháp luật LD

trong nền kinh tế thị trường 78

1 Mở rộng quyền tự do, tự nguyện cho các bên 78

2 Đảm bảo giải quyết hợp lý lợi ích của các bên 87

3 Xúc tiến việc xác lập cơ chế ba bên ở Việt Nam 103Kết luận 107Tài liệu tham khảo 108

Trang 3

LOI NÓI ĐẦU

Tinh cap thiết va tinh hinh nghiên cứu đề tài

Việc làm, lao động, tiền lương là những vấn đề có tính thời sự ở nước ta từnhiều năm nay và cũng là vấn đề mang tính toàn cầu Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốtcác chủ trương, chính sách lao động, xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong nhữngnam qua và trong thời gian tới là chuyển sang nên kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường, phát huy nhân tố con người, đặc biệt là người lao động,với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển Bên cạnh đó

cũng cần phải có chính sách hợp lý để khuyến khích đầu tư, phát huy thế mạnh của

mọi thành phần kinh tế để giải quyết việc làm và tăng trưởng.

Thực hiện mục tiêu đó, vai trò của pháp luật, đặc biệt là luật lao động trở nênrất quan trọng Pháp luật lao động phải có những định hướng, mở đường, tạo điềukiện cho các quan hệ lao động mới phát triển và điều tiết các quan hệ đó trên cơ sởkết hợp các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và chủ trương, chính sáchcủa Dang và Nhà nước Day là vấn đề phức tạp và khó khăn vì nó không chi liênquan đến lao động sản xuất mà còn chứa đựng những yếu tố chính trị, xã hội rộng

Pháp luạt lao động ở nước ta trong những năm qua đã có bước chuyển đổi vàphát triển quan trọng Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội đã thong qua Bọ luậtlao động của nền kinh tế thị trường, Bộ luật đã được thực hiện từ 1 tháng 1 năm1995 Từ đó đến nay, qua quá trình điều chỉnh các quan hệ lao động trong xã hội,Bộ luật lao động đã góp phần quan trọng giải phóng các tiềm năng lao động, mở

mang ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Song, thời gian đó cũng đủ để thấy rằng vẫn còn những vấn đề chưa thật hợp lý,chưa đáp ứng đầy đủ yêu câu đổi mới của việc điều chỉnh các quan hệ lao động,quan hệ quan trọng nhất quyết định đời sống vật chất và tỉnh thần trong xã hội.

Muốn có được hệ thống pháp luat phù hợp, phúc đáp được yêu cầu của nền

kinh tế thị trường thì việc nghiên cứu pháp luật dưới góc độ lý luận là rất quan trọngvà cần thiết Từ thực tiễn điều tiết các quan hệ lao động sinh động, phong phú, đang

vận động để chuyển đổi, phát triển ở nước ta và từ kinh nghiệm của các nước trong

khu vực và trên thế giới, các vấn đề cốt lõi, có tính quy luật cần phải được kháiquát, nâng lên thành lý luận pháp lý để xây dựng, hoàn thiện pháp luật cho phù hợp.

Ở nước ta hiện nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ

kinh tế lao động, quản lý lao động hoặc thống kê chưa đây đủ các vấn dé lao động

và xã hội Một số công trình khác và các tạp chí chuyên ngành trong thời gian gần

đây chủ yếu phân tích, bình luận, giải thích các quy định cụ thể của pháp luật hiện

hành Vì vậy, cho đến nay dường như chưa có một công trình nào nghiên cứu phápluật lao động dưới góc độ lý luận và đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật, đáp ứng đầy

đủ yêu cầu điều tiết các quan hệ lao dong trong nền kinh tế thị trường.

Trang 4

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tai “ Pháp luật lao động trong nền

kinh tế thị trường - những van đề lý luận và phương hướng hoàn thiện" để viếtluận án với mong muốn góp phần vào quá trình nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiệnpháp luật lao động ở nước ta.

Mục dich, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

Đây là đề tài khó và rất rộng nên không dễ gì giải quyết được một cách hoànchỉnh Chúng tôi không thể tham vọng nghiên cứu tất cả mọi vấn đề có tính lý luậnvề luật lao động mà chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản nhất, phân tích, đánh giápháp luật hiện hành dưới góc độ lý luận để từ đó phác hoạ hướng hoàn thiện phápluật lao động ở nước ta.

Vì vậy, chúng tôi xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu là :

- Nghiên cứu một cách hệ thống về tầm quan trọng, tính chất đặc biệt củahàng hoá sức lao động trên thị trường, đặc điểm, bản chất, yêu cầu và các quy luậtkhách quan của thị trường sức lao động.

- Trên cơ sở đó, nêu bật lên mối quan hệ giữa thị trường sức lao động và luậtlao động, xác định những nội dung phù hợp và sự tác động trở lại của luật lao độngnhằm phát huy thế mạnh và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường trong lĩnh

vực lao động.

- Nghiên cứu những vấn đề lý luan cơ bản của luật lao động trong nền kinh tếthị trường như đối tượng, phương pháp, các nguyên tắc chủ yếu Đồng thời chỉ ravấn đề quan trọng nhất của quá trình điều chỉnh các quan hệ lao động trong nềnkinh tế thị trường là giải quyết hợp lý các lợi ích trong lao động.

- Nghiên cứu cơ chế ba bên trên bình diện pháp luật và thực tế, góp phầnđiều tiết hiệu quả các quan hệ lao động và hoà nhập với pháp luật lao động quốc tế.

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận nói trên, sơ lược đánh giá hệ thống phápluật hiện hành, đề xuất những nội dung cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật laođộng Việt Nam, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của quá trình điều chỉnh pháp luật laođộng trong nền kinh tế thị trường.

Phương pháp nghiên cứu và những đóng góp chính của luận án

Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác vànhững quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế thị trường, lao

động và các vấn đề xã hội liên quan Đồng thời, các quy định của Hiến pháp, của

luật lao động được sử dụng với tư cách là cơ sở pháp lý của quá trình nghiên cứu.Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin được kết hợp với phương pháp hệthống, phân tích, tổng hợp, so sánh để chọn lọc những tri thức khoa học cũng nhưkinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước để đưa vào luận án.

Là công trình đầu tiên nghiên cứu pháp luật lao động dưới góc độ lý luận mộtcách tương đối hệ thống, luận án đã nêu lên và giải quyết có lôgic mối quan hệ giữa

Trang 5

thị trường sức lao động và nội dung của luật lao động Luận án cũng làm rõ thêmmột số vấn đề lý luận về pháp luật lao động như đối tượng, phương pháp, nguyêntắc của luật lao động và vấn dé lợi ích trong lao động Lan đầu tiên ở Việt Nam,luận án đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về cơ chế ba bên, làm rõ vai trò của cơchế ba bên trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động Đặc biệt, đây là công trìnhđầu tiên đề cập đến và đưa ra nội dung hoàn thiện pháp luật lao động kể từ khi cóBộ luật lao động 1994.

Kết cau của luận án

Ngoài lời nói đầu, kết luận , được chia làm ba chương.

Chương I: Mối quan hệ giữa thị trường sức lao động và luật lao động.

Chương IT: Những nội dung cơ bản của sự điều chỉnh các quan hệ lao động trong

hoàn thành luận án trong một thời gian ngắn Chắc chắn việc giải quyết vấn đề nêu

ra sẽ không tránh khỏi những thiết sót nhất định Rất mong nhận được và cảm ơncác ý kiến chỉ dẫn, góp ý quý báu của các thay cô giáo và các bạn.

Hà Nội, tháng 8 năm 1996

Trang 6

MỐI QUAN HỆ GIỮA THỊ TRUONG SUC LAO DONG

VÀ LUẬT LAO ĐỘNG.

I - THỊ TRỪƠNG SỨC LAO ĐỘNG, MỘT BỘ PHAN CUA NỀN KINH TẾ THỊ

1, Thi trừơng và kinh tế thi trừơng.

Lịch sử loai ngừơi đã trải qua một số hình thức kinh tế cơ bản, khởi đầu là kinh

tế tu nhiên Kinh tế tự nhiên là lọai hình kinh tế trong đó sản phẩm duoc sản xuất ra

không phải để trao đổi kiếm lời mà để thỏa mãn những nhu cầu nội bộ, chủ yếu là

những nhu cầu cá nhân ngừơi sản xuất Ở thời kỳ này lao động mang tính cá nhân,

đơn lẻ nên trình độ phân công lao động xã hội còn thấp.

Trong quá trình phát triển tất yếu của sự phân công lao động và sản xuất dướichủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa ra đời đối lập về bản chất với nền kinh tế tự nhiênnói trên Khi kinh tế hàng hóa trở thành hình thức kinh tế phổ biến và chiếm địa vị

thống trị thì tòan bộ họat động sản xuất trong xã hội chủ yếu để kiếm lời và hàng

hóa sản xuất ra với mục đích để bán, để trao đổi Vì vậy, nền sản xuất hàng hóacũng hình thành song song với sự hình thành và phát triển của địa điểm, không giandiễn ra sự trao đổi mua bán Đó là thị trường Song hiện nay, thị trừơng không chỉđơn thuần là lĩnh vực trao đổi, chuyển dịch hàng hóa từ ngừơi sản xuất sang ngừơitiêu dùng mà sự trao đổi đó phải duoc tổ chức theo các qui luật của lưu thông hanghóa và tiền tệ Dứơi góc độ của kinh tế học, thị trừơng là sự thể hiện thu gọn của quá

trình mà, thông qua đó, các quyết định của ngừơi tiêu dùng (tiêu dùng mặt hàng

nào, mức độ, phẩm chất của nó ), ngừơi sản xuất (sản xuất cái gì, như thế nào )

và ngừơi công nhân (làm gi, cho ai, trong bao lâu ) đều duoc dung hòa bằng sựđiều chỉnh của giá cả theo quy luật cung cầu.

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác, thị trừơng là yếu tế gắn liền với nền sản xuất

hàng hóa, song thị trừơng và kinh tế thi trừơng là hai khái niệm khác nhau Nền kinh

tế hàng hóa chỉ trở thành kinh tế thị trừơng khi các quan hệ kinh tế xã hội và các

sản phẩm xã hội đều mang hình thái quan hệ hàng hóa - tiền tệ một cách căn bản,phổ biến và chiếm địa vị thống trị Các quan hệ hàng hóa, tiền tệ thâm nhập vào tất

cả các khâu, các lĩnh vực của nền kinh tế, thậm chí vào cả các lĩnh vực khác của đờisống xã hội Như vậy, khái niệm kinh tế thị trừơng duoc sử dung để chỉ một nềnkinh tế mà các yếu tố cơ bản của nó như vốn, sức lao động, hàng hóa, địch vụ, chấtxám đều có giá và các qui luật của thị trừơng là yếu tố điều tiết các hoat độngkinh tế Đó là quá trình vận động vô cùng phức tạp của các quan hệ mua bán, cạnhtranh, hạn chế và kích thích, giải quyết các mâu thuẫn về khả năng cung cấp và nhu

Trang 7

cầu xã hội, về cơ cấu sản xuất, chi phí, giá cả theo một cơ chế nhất định để đạt

duoc và dung hòa các lợi ích kinh tế.

Như vậy, kinh tế thị trừơng vừa là hình thức vận hành của nền kinh tế hàng hóa

vừa là phương pháp quản lý kinh tế Còn thị trừơng là môi trừơng chuyển tải, môi

trừơng thực hiện những họat động của kinh tế thị trừơng.

Thực tế đã chứng minh rằng : do có qui luật giá trị và qui luật cung cầu tác

động nên khi phát triển kinh tế thị trừơng các lọai hàng hóa, dịch vụ trên thị trừơng

phong phú về chủng lọai, đảm bảo về chất lương, đáp ứng duoc mọi nhu cầu đadang cua thị trừơng Thêm nữa, dứơi su tác động của qui luật cạnh tranh, kinh tế thitrừơng đảm bao cho các họat động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt duoc nangsuất, chất lương và hiệu quả kinh tế cao, khuyên khích việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật,

đổi mới công nghệ, ha giá thành sản phẩm và từ đó thúc đầy kinh tế phát triển Đólà mặt mạnh, mặt tích cực của kinh tế thị trường.

Song, bên cạnh mặt tích cực, kinh tế thị trường còn có mặt trái của nó " Bàn

tay vô hình” của thị trừơng mang tính tự phát cao và không phải bao giờ cũng tạo ra

cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu xã hội Sự tự phát cua thị trừơng thừơng gay rasự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế và có thể có lãng phí trong các họat động kinh

Sự vận động tự phát này cũng luôn chứa đựng các khả năng lạm phát, thất

nghiệp, khủng hỏang, suy thóai, độc quyền Hơn nữa, sự chênh lệch quá mức về

thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong kinh tế thị trừơng cũng tạo nên nhiều vấn

đề xã hội phức tap, làm lu mờ sự công bang và tính nhân đạo xã hội Vì vậy Dang

ta đã chủ trương phát triển kinh tế thị trừơng kết hop đúng mức với vai trò quản lýNhà nước và tính định hướng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng này đã được thể hiện trongcác văn kiện chủ yếu của Dang tại Dai hội VII và VIII Về cơ bản, chúng ta có thể

hiểu Đảng và Nhà nứơc ta chủ trương phát triển nền kinh tế mở, có nhiều thành phầnkinh tế cũng tham gia bình đẳng Các họat động kinh tế diễn ra ditoi sự tác động củacác qui luật khách quan trong thị trừơng và sự điều tiết của Nhà nứơc chủ yếu bằngpháp luật Sự phát triển kinh tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích của ngừơi sản xuất kinh

doanh, ngừơi lao động ; gắn tăng trửơng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ;đặt con ngừơi vào vi trí trung tâm của sự phát triển Thực hiện chủ trương đó cũng

có nghĩa là thừa nhận trong xã hội tồn tại nhiều loại hình thị trừơng tạo khả năngphát triển năng động cho các họat động kinh tế như thị trừơng hàng hóa, thị trừơng

vốn, thi trừơng sức lao động Tinh đa dạng của thị trừơng phụ thuộc vào tính phứctạp và nang động của kinh tế thị trừơng Nhìn dưới góc độ hoạt động sản xuất thì thitrừơng bao gồm hai loai cơ bản : thị trừơng hàng hóa, dịch vụ và thị trừơng các yếutố sản xuất Trong thị trừơng các yếu tố sản xuất lại bao gồm thị trừơng sức laođộng, thị trừơng vốn công nghệ và thị trừơng tài nguyên Trong đó, quan trọng nhất

Trang 8

để tao ra sản phẩm hàng hoá va dịch vụ.

2- Thi trirong súc lao động.

Muốn có thị trừơng sức lao động thì sức lao động phải duoc coi là hang hóa.

Các Mác đã nêu ra hai điều kiện cơ ban để sức lao động trở thành hàng hóa, do là :Thứ nhất, ngừơi có sức lao động hòan tòan tự do về thân thể có nghĩa là ngừơi

đó phải có quyền sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem bán nó như một

hàng hóa Nhu vậy, hàng hóa sức lao động không thể có duoc trong chế độ chiếmhữu nô lệ và chế độ phong kiến Nó cũng không thể xuất hiện trong một nền kinh tếmệnh lệnh.

Thứ hai, ngừơi có sức lao động không có tư liệu sản xuất để mưu sinh, do đó,

họ buộc phải bán sức lao động của mình.

Hai điều kiện trên đây xuất hiện ở giai đọan đầu của chủ nghĩa tư bản, trong

nền kinh tế cạnh tranh tự đo Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển hơn thì điều kiên

thứ hai có những thay đổi nhất định Không phải chỉ những ngừơi mất hết tư liệu sảnxuất hoặc hòan tòan không có tư liệu sản xuất mới bán sức lao động của mình Hiệnnay, với sự phát triển của nền kinh tế, năng suất lao động và kết quả lao động ngàycàng cao Ngừơi công nhân cũng có tài sản và trở thành chủ sở hữu nhỏ Họ có ba

khả năng để lựa chọn : tự mình sản xuất kinh doanh theo qui mô nhỏ, đi làm thuê(bán sức lao động) hoặc vừa là cổ đông sở hữu một phần nhỏ các công ty vừa là

ngừơi làm thuê Trong điều kiện của một nền sản xuất nhỏ, sự lựa chọn thứ nhất có

khả năng mang lại hiệu quả vì sản xuất xã hội chưa phát triển, kinh tế thị trừơng

chưa ổn định thì kinh doanh theo qui mô nhỏ duoc chấp nhận như là một mô hìnhphù hợp bởi nó dé thay đổi dễ thích nghĩ với sự biến động của thị trừơng Song trongtrừơng hợp không biết kinh doanh, kinh doanh không có lợi bằng đi làm thuê, hoặc

trong điều kiện sản xuất lớn, qui luật lợi ích không cho phép ngừơi lao động tiến

hành sản xuất kinh doanh bằng số tài sản ít di của mình, không đủ sức cạnh tranh

trên thị trừơng thì họ sẽ lựa chọn khả năng thứ hai hoặc thứ ba để có thu nhập cao

Như vậy, ở thời hiện đại ngòai điều kiện ngừơi lao động có quyền tự do bán

sức lao động của mình để sức lao động trở thành hàng hóa, còn phải có thêm điều

kiện ngừơi lao động vì một lý do nào đó họ có nhu cau bán sức lao động của mình.Hàng hóa sức lao động là một khái niệm thông dung trong kinh tế học và duoc

sử dụng rộng rãi trong những nước có nền kinh tế thi trừơng Khái niệm này khôngthể có trong nền kinh tê tự nhiên và ngay ca ở những nứơc có nền kinh tế tập trung

cũng không thừa nhận sức lao động là hàng hóa Trứợc đây, một thời gian dai do suy

Trang 9

riêng có của chủ nghĩa tu bản Dứơi chu nghia tư bản, ngừơi công nhân không có tư

liệu sản xuất nên họ buộc phải bán sức lao động cho chủ tư bản để duy trì cuộc sống.

Vì vậy, sự thuê mứơn (bán sức lao động) chỉ là hình thức và nó đồng nghĩa với bóc

lột Va lại, về mặt lý luận, chủ nghĩa xã hội duoc xây dựng trên cơ sở công hữu về

tư liệu sản xuất ; ngừơi lao động vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất vừa là ngừơi laođộng vì thế họ là các lao động tự nguyện cùng hợp tác với nhau và với các công

chức quản lý để thực hiện nhiệm vụ chung dứơi sự quản lý của Nhà nứơc Trong

thời kỳ này sức lao động không duoc thừa nhận là hàng hóa nên hau như không có

thị trừơng lao động, hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức tự phát, không được đối xử

nhưng không hình thành nên thị trừơng lao động một cách rõ nét Chỉ khi nào các

quan hệ lao động trong xã hội phát triển đến mức đều mang màu sắc hàng hóa - tiền

té, hay nói cách khác, tất cả các quan hệ này hình thành trên cơ sở hợp đồng lao

động - hợp đồng mua bán sức lao động và tiền lương (tiền công) chẳng phải là cáigì khác hon là giá cả sức lao động thi thị trừơng lao động mới có thể hình thành.

Với tư cách là giá cả của hàng hóa sức lao động, tiền lương phải phản ánh giá trị sứclao động duoc hình thành trên thị trừơng và chủ yếu do tương quan cung - cầu trênthị trừơng quyết định Thừa nhận sức lao động là hàng hóa là một tất yếu kháchquan của nền kinh tế hàng hóa - Thị trừơng sức lao động cũng là một tất yếu khách

quan của nền kinh tế thị trừơng, đó là mặt tích cực đánh dấu sự đổi mới tư duy quanlý kinh tế nói chung va quan lý LD nói riêng của Dang và Nhà nước ta trong nhữngnăm gần đây Sự đổi mới này được phan ánh trong sự đổi mới tư duy pháp lý cũngnhư sự điều chỉnh pháp luật trong nền kinh tế thị trường, sẽ được xem xét ở những

phần sau Cũng như các lọai thị trừơng khác, thị trừơng sức lao động bao gồm các

yếu tố cấu thành : các bên tham gia thị trường (ngừơi bán và ngừơi mua), hàng hóatrong thị trừơng (sức lao động) và cơ chế vận động của thị trừơng

Ngươi bán trong thị trừơng sức lao động là ngừơi lao động Như trên đã phân

tích, ngừơi lao động phải là ngừơi duoc tự do về thân thể và có nhu cầu bán sức laođộng Nếu như có một lý do nào đó, ví như có nguồn viện trợ để đảm bảo cuộc sốnghoặc không thỏa mãn với mức tiền lương của thị trừơng (những ngừơi thất nghiệptự nguyện) họ không có nhu cau bán sức lao động thì họ cũng không trở thành mộtbên trong quan hệ thị trừơng Trong nên kinh tế tập trung, khi lao động duoc coikhong những là quyền mà còn là nghĩa vụ công dân đối với Nhà nứơc và quản lý laođộng là quản lý hành chính tập trung thì xét đến cùng, xã hội không chấp nhận nhu

Trang 10

cầu bán sức lao động của họ Học sinh, sinh viên ở các trừơng Đại học, Cao đẳng,dạy nghề, sau khi tốt nghiệp hầu như không có quyền chọn lựa nơi làm việc mà chủyếu phải theo sự phân công của Nhà nttoc Ngừơi lao động sẽ bị coi là có lý lịchkhông tốt và sẽ không duoc hửơng đầy đủ phúc lợi xã hội nếu họ không gia nhậpvào kinh tế quốc doanh hay tập thể Nhu cầu lao động bị hạn chế bởi chỉ tiêu tuyển

dụng của Nhà nứơc (được quy định trong ND 24 CP ngày 13/03/1963 và một số văn

ban khác) hay bởi nguồn tư liệu sản xuất hạn hẹp, nang suất lao động thấp trong cáchợp tác xã, do đó thị trừơng sức lao động không thể hình thành Hoặc giả các thành

phần kinh tế không duoc đối xứ bình đẳng đến mức phần lớn ngừơi lao động có nhu

cầu vào làm việc ở khu vực kinh tế quốc doanh thì thị trừơng lao động cũng khôngtồn tại với đúng nghĩa cua nó Như vậy, trong kinh tế thị trừơng ngiwoi bán sức lao

động là ngừơi dang di làm thuê cho ngừơi khác hoặc có nhu câu di làm thuê và nhu

cầu đó phải có khả năng thực hiện, duoc xã hội chấp nhận và được pháp luật bảodam Điều 16 BLLD (1994) quy định : “Người LD có quyền làm việc cho bất kỳ

người sử dung LD nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm” và “moi hoạt

động LD tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việclàm ” (Ð 13 - BLLĐ) Những quy định có tính nguyên tắc này cùng với một số cơ

chế pháp lý về dam bảo việc làm, học nghề, xuất khẩu LD, chế độ hộ khẩu đã từng

bước tạo điều kiện cho người LD chủ động bán sức LD của minh.

Ngừơi mua trên thị trừơng là ngừơi sử dụng lao động Dé là tất cả các doanhnghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân cần thuê mứơn lao động Ngừơisử dụng lao động cần sức lao động như là một trong những yếu tố chủ yếu và quan

trọng của quá trình sản xuất Điều 57, Hiến pháp (1992) quy định “Công dân cóquyền tự do kinh doanh” Điều 8 - BLLĐ cũng cụ thể hoá thêm “Người sử dung LD

có quyền tuyển chon LD, bố trí điều hành LD theo nhu cầu sản xuất kinh doanh”.

Như vậy, quyền tự do kinh doanh, tự chủ vê tài chính là điều kiện để họ tham gia thịtrừơng với tư cách là ngừơi sử dụng lao động - ngừơi mua Với những quyền này,

ngừơi sử dụng mới có thể chủ động tuyển chon LD phù hợp với quá trình sản xuất

kinh doanh (mua sức ngừơi lao động), sắp xếp điều hành, phân công, giao chỉ tiêu,định mức lao động (sử dụng lao động), trả lương phù hợp (trả giá lao động) và có

thể cho thôi việc khi cần thiết (gia nhập, rời khỏi thị trừơng và quyết định mức, lọai,

lương sức lao động phù hợp) Một loạt các quyền theo cơ chế mới này đã phần nào

lý giải nguyên nhân tại sao trong nền kinh tế tập trung, khi Nhà nứơc hầu như độcquyền giao kế họach sản xuất, vật tư và giao luôn cả chỉ tiêu biên chế thì thị trừơngsức lao động không duoc hình thành.

Hàng hóa trên thị trừơng lao động chính là sức lao động Day là một yếu tố

cơ bản của chi phí sản xuất, là một dạng công năng, là sức của cơ bap, thần kinh và

trí tuệ trong con ngừơi Cũng giống như mọi hang hóa khác, hàng hóa sức lao độngđều có giá tri và giá trị sử dụng Dé đo giá trị sức lao động, ngừơi ta căn cứ và thời

Trang 11

gian lao động cần thiết để san xuất ra sức lao động Nghia là trong thời gian đó phải

tiêu dùng một lương của cải vật chất nhất định nhằm sản sinh, nuôi dữơng va đào taocon ngừơi từ khi còn trong bụng mẹ đến khi họ có khả năng LD Trong xã hội, chiphí này thừơng duoc gọi là chi phí để nuôi day con cái song xét trên góc độ giá trị

sức LD, thì đó chính là chi phí dé tạo ra nang lực LD Các Mác coi đây là chi phí để

duy trì vĩnh viễn sức lao động trên thị trừơng (tái sản xuất sức lao động) : "Những

ngừơi sở hữu sức lao động đều có thể chết đi Muốn luôn luôn có những ngừơi laođộng trên thị trừơng như sự chuyển hóa không ngừng của tư bản đòi hỏi thì phải làm

cho họ sống vĩnh viễn như mỗi cá nhân sống vĩnh viễn bằng cách sinh con đẻcái" (1)

Trong quá trình lao động, ngừơi lao động phải tiêu hao sức lực của cơ bắp và

thần kinh Dé bảo tồn và khôi phục sức lao động đã hao phí đó, con ngừơi phải duoc

ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phải tiêu dùng một lương tư liệu sinh hoat cần thiết "Nếungừơi sở hữu sức lao động đã lao động ngày hôm nay càng nhiều thì chi phí tiêu

dùng để san sinh, bù dap lại sức lao động càng lớn và do đó giá trị sức lao động càngcao thì anh ta phải có thể lại bắt đầu lao động ngày mai trong những điều kiện cừơngtráng như cũ Vậy tổng số tư liêu sinh họat phải đủ để giữ anh ta ở trạng thái sinh

họat bình thừơng” (2) Qua đó chúng ta thấy tiêu hao lao động càng nhiều thì chi phí

tiêu dùng để sản sinh, bù đắp lại sức LD càng lớn va do đó, giã trị sức LD càng cao.

Mat khác, sức lao động là nang lực họat động của con ngừơi bao gồm cả thể luc vàtrí tuệ Vì vậy, sản xuất sức lao động không chị khôi phục lại sức lao động đã hao

phí về mặt thể lực mà cần tạo cho con ngừơi có khả năng hiểu biết nhất định cả về

văn hóa và chuyên môn Mác đã đánh giá quá trình đó :" Dé cho sức lao động phát

triển theo hứơng nhất định phải có sự giáo dục nào đó mà chính sự giáo dục này lại

tốn một lương hàng hóa ngang gia” (3)

Như vậy, giá trị sức LD bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoat cần thiết đểbù đắp lại sức LD đã hao phi trong qua trình sản xuất, giá trị của những chi phí để

nuôi ditong con ngừơi tritoc và sau tuổi LD, giá trị những chi phí cần thiết cho việchọc hành, tích lity kiến thức phổ thông, xã hội và chuyên môn Những chi phí này

không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên và tâm sinh lý của con ngừơi mà còn phụthuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và trình độ văn minh dat duoc Giá trị

sức LD không phải là yếu tố cố định, mà nó thay đổi giữa các giai doan phát triểncủa lịch sử Nó có thể khác nhau giữa các nứơc, các vùng Tuy vậy, trong mỗi

giai doan nhất định và ở những dia điểm xác định, giá trị sức LD có thể xác địnhduoc một cách tương đối Trong nền kinh tế thị trừơng, giá cả sức LD có thé daođộng quanh giá trị của nó tùy thuộc vào quan hệ cung cầu sức LD.

(1)(23)(3) - Tư bản - Các Mak - 9.1 - Trang 238 -240 - NXBST -HN -1962

Trang 12

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức LD chỉ thể hiện rõ trong quá trình ngừơi chủ

sử dụng sức LD của ngừơi làm thuê hay nói cách khác, đó là quá trình tiêu dùng sức

LD, quá trình ngừơi làm thuê LD Tuy có đủ hai thuộc tính của hàng hóa thôngthừơng nhưng sức LD là một loai hàng hóa đặc biệt bởi nó có những thuộc tính

riêng Đặc điểm riêng quan trọng nhất của hàng hóa sức LD !à khi tiêu dùng nó sẽ

tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu đã tiêu hao Sức LĐ là một yếu tố chủyếu của quá trình sản xuất nhưng không giống với các tư liệu sản xuất ở chỗ nó đưacác yếu tố khác của sản xuất vào họat động, cải biến hình thức, tính chất cơ lý hóa

của đối tương lao động và biến chúng thành sản phẩm Ngừơi tiêu dùng sức LD saukhi bán sản phẩm, trừ đi mọi chi phí còn lại một khỏan du là lợi nhuận Lợi nhuận

này rõ ràng là do sức LD tạo ra bởi các công cụ LD và đối tương LD không thể tựliên kết, vận động Nhu vậy, sức LD là yếu tố chi phí cua quá trình sản xuất đồng

thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình đó.

Sức LD còn là một loai hàng hóa đặc biệt bởi nó luôn gắn liền với người bánvà không thể trông thấy như các hàng hóa thông thừơng Bởi vậy xác định giá trị sứcLĐ (đo đếm các chi phí giáo dục và giá trị các tư liệu sinh họat cần thiết để pháttriển và khôi phục nang lực LD của con ngừơi) một cách chính xác là điều khó cóthể làm duoc Tuy sức LD nằm trong con ngừơi nhưng nó không đồng nhất với con

nguoi xét về nhiều mặt : nhân cách, dao đức, văn hóa, ý thức, tư tửơng, tình cam Vì vậy, trên thi trừơng, con ngừơi bán sức LD (năng lực LD) của mình có thời han

nhất định, thông thường bằng việc ký các hợp đồng LD, chứ không bán bản thân con

ngừơi một cách vĩnh viễn như chủ nô bán nô lệ ngày xưa Mặt khác, sức LD

không tách ra khỏi bản thân con ngừơi và ngừơi mua chi duoc quyền sử dụng nóchứ không có quyền sở hữu nó Sự sử dụng sức LD thông qua quá trình LD, chấphành mệnh lệnh ky luật của ngừơi LD nên không thể coi nhẹ tinh nhân văn của

lọai hàng hóa đặc biệt này Do vậy BLLĐ của nước ta có quy định rằng người sửdụng LD “phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người LD”

(D 8 - k3).

Như vay, thi trừơng lao động là tòan bộ những quan hệ kinh tế hình thành

trong lĩnh vực mua bán một thứ hàng hóa đặc biệt sức lao động giữa các bên ngừơi lao động cần việc làm để có thu nhập và ngừơi sử dụng lao động cần thuênhân công bàng cách trả công để tiến hành sản xuất kinh doanh Các quan hệ kinh

-tế này muốn thực hiện duoc phải thông qua một cơ chế nhất định gọi là cơ chế thị

trường Co chế thị tritong là sự tác động tổng hợp của các nhân tố, quan hệ, môitrừơng, động lực và qui luật, thông qua đó thị trừơng có thể tự vận động, tự điều

chỉnh được.

Cũng như các thị trừơng khác, thị trừơng sức lao động cũng chịu sự tác động

của 3 qui luật cơ bản : qui luật giá trị, qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh Các

Trang 13

qui luật kinh tế này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó qui luật giá trị giữ vai

trò cơ bản Song giá trị của sức lao động duoc thể hiện thông qua giá cả và giá cả

lại duoc xác định bởi các yếu tố cung và cầu Ngược lại, qui luật cung cầu muốn théhiện yêu cầu của mình lại phải thông qua cơ chế vận động của qui luật giá trị làgiá cả trên thị trừơng Do mối quan hệ đó nên sự vận động của hai qui luật này rất

phức tạp, biểu hiện qua các yếu tố cung - cầu và giá cả sức lao động.

Nếu cung và cầu cân bằng nhau thì tiền lương, giá cả sức lao động phản ánhtương đối đầy đủ giá trị của nó Song trong xã hội, cung và cầu thừơng xuyên biếnđộng, không phải lúc nào cũng cân bằng Đối với những nứơc kinh tế phát triển, có

điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất nhưng nguồn lao động tăng chậm, dẫn đến

thiếu sức lao động, cung nhỏ hơn cầu Nguoc lại, đối với các nứơc chưa phát triển,khả năng mở rộng sản xuất còn hạn chế tức là cầu trên thị trừơng còn yếu thì trạngthái mất cân bằng sẽ là cung lớn hơn cầu, một bộ phận lao động muốn làm việc

nhưng không có việc để làm đó là thất nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp là biểu hiện rõ nét

nhất của quan hệ cung cầu Trong kinh tế thị trừơng, với sự thay đối của cung, cầuvà với sự cạnh tranh gay gắt thì thất nghiệp là một tất yếu khách quan, ngừơi ta chỉ

có thể hạn chế thất nghiệp chứ không loai bỏ nó duoc Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp cònlà một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng của một nền kinh tế, là

mối quan tâm của Nhà nước và tòan xã hội Điều này cũng phần nào cắt nghĩa tạisao pháp luật LD của không ít nước có chế định việc làm và giải quyết việc làm.

Thậm chi ở một số nước trong đó có Việt Nam thì vấn đề giải quyết việc làm

là vấn đề có tính chiến lược, “quốc sách” Việc làm cũng trở thành một chương khá

quan trọng trong BLLĐ hiện hành.

Điều đáng bàn đến ở đây là tương quan và sự biến động của cung cầu trên thịtrừơng luôn luôn ảnh hửơng tới tiền lương, giá cả sức lao động và nguoc lại, sựthay đổi của tiền lương cũng có ảnh hửơng đến mức cung, cầu lao động Vào thờiđiểm thỏa thuận, nếu trên thị trừơng, cung lao động lớn hơn cầu (số ngừời muốn cóviệc làm lớn hơn khả năng thu hút lao động) thì tiền lương thấp và nguoc lại, nếu

cung lao động nhỏ hơn cầu thì tiền lương duoc nâng cao Như vậy, tiền lương cũngnhư giá cả các hàng hóa khác trên thị trừơng, nó phụ thuộc vào cung cầu ở mỗi thời

tiêu dùng sức lao động một cách hữu ích và mức lương phụ thuộc vào giá trị mới

duoc tạo ra Sự chấp nhận của thị trừơng hàng hóa đối với sản phẩm mà sức lao

Trang 14

động tạo ra và các qui định của pháp luật cũng là những yếu tố làm thay đổi mức

tiền lương của ngừơi lao động Vì vậy, tiền lương tuy phụ thuộc vào tương quan

cung cầu nhưng không chỉ chịu sự tác động của tương quan đó mà nó còn có sự tácđộng ngược trở lại : nếu mức tiền lương cao thì số ngừơi có nhu cau lao động sẽ lớnhơn, cung sẽ có thể lớn hơn cầu và ngược lại, nếu mức tiền lương thấp thì nhiềungừơi không muốn đi làm nhưng nhu cầu sử dụng lao động lại tăng lên và cầu có thểsẽ lớn hơn cung Như vậy, cung cầu và mức lương tác động qua lại lẫn nhau điềukhiển thị trừơng lao động.

Qui luật cạnh tranh cũng tồn tại tất yếu trong thị trừơng lao động do các chủ

thể tham gia thị trừơng độc lập về kinh tế và đối lập về lợi ích Mối liên hệ giữacung, cầu của hàng hóa sức lao động và sự tách rời giá trị khỏi giá cả của chúng là

cơ sở quan trọng cho các họat động cạnh tranh Trong thị trừơng lao động, bao gid

cũng có sự cạnh tranh giữa ngừơi bán với ngừơi bán để ổn định việc làm và có mứcthu nhập ngày càng cao, có sự cạnh tranh giữa ngừơi mua với ngừơi mua để thu hút,

ổn định những lao động tốt nhất, phù hợp nhất cho sản xuất kinh doanh của đơn vi.Giữa các nhà sản xuất, họ không chỉ cạnh tranh về lao động mà còn về tất cả các

yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh như công nghệ, sản phẩm, giá cả, thị trừơng

tiêu thụ mà những yếu tố này bao giờ cũng liên quan đến lao động Sự cạnh tranh

về lao động của họ hầu như không phụ thuộc vào tương quan cung cầu, có nghĩa là

ngay cả trong điều kiện cung lao động lớn hơn cầu thì cạnh tranh về lao động giữahọ vẫn xảy ra Vì vậy, để duy trì và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, động lực của sự

tồn tại thị trừơng và phát triển kinh tế, lý luận về kinh tế hiện đại cho rằng : một môi

trừơng cạnh tranh lý tửơng trền thị trừơng lao động là cung lớn hơn cầu một chút,

duy trì tỉ lệ thất nghiệp dứơi 6% Ở tỉ lệ này, sự cạnh tranh giữa những ngừơi lao

động về trình độ, kinh nghiệm, ý thức kỷ luật sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

Song thị trừơng lao động là một thị trừơng cạnh tranh không hòan hảo Sựkhông hòan hảo này thể hiện đầu tiên ở việc thuê mứơn lao động thừơng trong một

thời gian dài với mức tiền công tương đối ổn định Vì vậy mà tiền công, giá cả sức

lao động ít có khả năng phản ứng linh họat khi cung cầu biến động như các hànghóa khác Mặt khác, thị trừơng lao động ít nhiều có sự độc quyền bởi hai lý do : Thứnhát, số lương ngừơi mua luôn luôn ít hơn rất nhiều so với số luong ngừơi bán T»ứhai, số ngttoi bán thừơng tồn tại theo hai nhóm : nhóm đang có việc làm và nhómkhông có việc làm, thất nghiệp Hai nhóm này đối lập nhau về quyền lợi : nhóm

đang có việc làm không muốn giảm lương để tạo việc làm cho nhóm thất nghiệp và

điều đó gần như một sự độc quyền của một số ngừơi bán Một lý do nữa của sự

không hòan hảo, đó là hàng hóa sức lao động luôn gắn với ngừơi bán, ngừơi ta

không thể mang nó ra mua bán tại các chợ hay theo hình thức đấu giá tại các sở

giao địch.

Trang 15

Các nhà kinh tế cho rằng sự cạnh tranh hòan hảo chỉ có thể có đựơc khi trên thị

trừơng hàng hóa duoc phân phối có hiệu quả thông qua giá cả Vì vậy, khi thị trừơngkhông hòan hảo (hay không có sự cạnh tranh hòan hảo) thì giá cả - tiền công -không phải hòan toan do các lực lương cạnh tranh quyết định Còn các nhà lập

pháp thì lại chú ý đến cái gọi là “mặt bằng pháp luật”, “hành lang pháp lý” Điều

này có nghĩa là pháp luật vừa phải điều tiết thị trường, vừa phải đảm bảo quyền tựdo cho các chủ thể và duy trì cạnh tranh lành mạnh Bên cạnh luật LD còn phải có

nhiều loại quy phạm khác như luật cạnh tranh hay luật chống độc quyền

Tóm lại, thi truong lao động là tòan bộ những quan hệ kinh tế pháp lý hình thành

trong lĩnh vực thuê muon lao động Nó là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị

trong bởi hàng hóa sức lao động là một loai hàng hóa đặc biệt vừa là yếu tố chi phí của

sản xuất vừa mang lại lợi ích cho quá trình đó Đối tương tham gia thị rừơng là những

ngừơi làm thuê, có nhu cầu làm thuê và ngừơi dang sử dụng sức lao động của ngừơi làm

thuê Thị trừơng lao động cũng bị chi phối của qui luật cung cầu về lao động và có ảnh

hửơng trực tiếp tới tiền lương, tiền công lao động Nguoc lại, sự thay đổi mức tiền lương

cũng ảnh hửơng tới hai yếu tố cung cầu Qui luật cạnh tranh là động lực của sự vận động

phát triển trên thị trừơng và trong thị trừơng lao động không bao giờ có cạnh tranh hòan

hảo Nói cách khác, thi rừơng lao động còn là không gian của sự trao đổi tiến tới thỏa

thuận giữa ngừơi sở hữu sức lao động và ngừơi cần có sức lao động để sử dụng Kết qua

của quá trình trao đổi thỏa thuận đó là tiền công đựoc xác lập cùng với điều kiện lao độngcho một công việc cụ thể Thị trừơng lao động khác với thị trừơng hàng hóa thông thừơngbởi đối tương trao đổi ở đây là sức lao động của ngừơi lao động chứ không phải sản phẩm

của lao động làm ra.

Kinh tế thị trừơng là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế hàng

hóa Thi trong sức lao động là một bộ phận không thể thiếu duoc của kinh tế thi trừờng.

Sự phát triển cua thị trừơng lao động ảnh hứơng không nhỏ đến quá trình phát triển kinhtế và nguoc lại, trình độ phát triển kinh tế sẽ kèm theo sự phân công lao động xã hội trênthi trong Nghiên cứu thị trừơng sức lao động không nhằm mục đích gì khác ngòai vấn déhiểu đúng bản chất và các qui luật nội tại của nó Thông qua đó đánh giá đúng thực trạngthị trừơng sức lao động ở nứcc ta để có thể điều tiết, định hứơng cho phù hợp với qui luậtkhách quan và đừơng lối phát triển kinh tế, trong đó quan trọng nhất là sự điều chỉnh của

luật LD.

II- MỐI QUAN HỆ GIỮA THỊ TRUONG LAO DONG VÀ LỤÂT LAO DONG.

1- Những yêu câu cơ bản đối với luật LD trong nền kinh tế thị trừơng.

Trong nên kinh tế nhiêu thành phần, họat động theo cơ chế thị trừơng, phápluật kinh tế nói chung và luật lao động nói riêng phải tuân thủ các qui luật củathị trừơng mới có tính khả thi Vì vậy, sự tồn tại của nền kinh tế thị trừơng, các qui

luật kinh tế của thị trừơng là cơ sở cho việc xác định nội dung của pháp luật lao

Trang 16

động Mặt khác, pháp luật không chỉ là công cụ quản lý mà còn là một bộ phận củakinh tế thị trừơng, nó phải đồng bộ, hòa nhập, gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với các bộ

phận khác Đó là điều kiện để pháp luật có thể điều tiết, định hứơng cho thị trừơng.

Do đó, pháp luật lao động phải căn cứ vào bản chất, qui luật của thị trừơng laođộng và đáp ứng những yêu cầu nội tại của nó Nhìn chung, kinh tế thị trường đòi

hỏi pháp luật lao động phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau :

- Tạo môi trừơng pháp lý cho sự vận động phát triển cua thị trừơngsức LD.

Khi sức lao động là hàng hóa và thị trừơng lao động là bộ phận quan trọngtrong kinh tế thị trong thì điều đầu tiên, pháp luật lao động phải tạo môi trừơng

pháp lý cho thị trừơng lao động vận động và phát triển Như cương lĩnh của Đảng ta

đã nêu : “Hình thành thị trường hoàn chỉnh bao gồm cả sức LD, vến và tiền tệ” “Đám bao cho mọi người làm chủ sức LD của mình trong khuôn khổ pháp luật, mọi

người được tu do học nghề và hành nghề, lựa chonviéc làm và nơi làm việc, thuê

mướn nhân công” (1) Vấn đề tao môi trừơng khác với sự can thiệp trực tiếp củapháp luật bằng các quyết định mệnh lệnh hành chính chi tiết Kinh tế thị trừơng đòi

hỏi phải phát huy duoc vai trò năng động của các chủ thể nên pháp luật cũng phảimở rộng quyền tự do dân chủ cho các chủ thể phù hợp với các điều kiên kinh tế xã

hội nhất định Trong xã hội, ngừơi sử dụng lao động phải có quyền sở hữu tư liệusản xuất, quyền tự do kinh doanh, quyền thuê lao động phù hợp với kế họach sảnxuất kinh doanh của mình Điều 57 HP 1992 ghi nhận : “Công dân có quyền tự do

kinh doanh theo quy định của pháp luật” Pháp luật LD khuyến khích thuê mứơn lao

động và sử dụng lao động làm thuê một cách có hiệu quả Theo qui định tại

D 5 - BLLD : “Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút nhiều LD đều được Nhà

nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ” Các doanh nghiệp khôngphân biệt thành phần kinh tế duoc bình dang với nhau về quyết định phương hứơng

sản xuất kinh doanh và hạch tóan kinh tế, về vay vốn tạo việc làm, về thu hút, lựachọn lao động trên thị trừơng Nếu thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ

đạo thì phải hiểu rằng đây là sự chủ đạo về mặt nội dung : tiền lương cao do năngsuất lao động cao, tổ chức lao động có hiéu quả, công nghệ tiên tiến chứ không

phải do duoc bao cấp hay độc quyền trong lĩnh vực nào đó Đặc biệt, trong lĩnh vựclao động, các doanh nghiệp Nhà nứơc phải đi đầu trong việc bảo đảm điều kiện laođộng và giải quyết các vấn đề xã hội tại doanh nghiệp như: dân chủ trong quản lý ;công bằng hợp lý trong phân phối , đời sống của ngừơi lao động đặc biét là lao động

nữ, lao động tàn tật và con em họ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, đi học được doanhnghiệp quan tâm Như vậy, khác với tritoc kia, việc phát triển doanh nghiệp Nhà

nứơc không chỉ chú ý đến số lương (về số lương thời gian đầu phát triển kinh tế thi

(1) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 - NXBSTHN - 199] - trang 23

Trang 17

trừơng có thể bi giảm sút) mà phải chủ ý đến chất luong và các hoat động có tinhchất chủ đạo để hứơng dẫn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Về các họat động kinh tế và lao động, tất cả các doanh nghiép thuộc mọi thành phan

kinh tế khác nhau đều bình đẳng với nhau về pháp lý.

Mặt khác, lợi ích của các doanh nghiệp và ngừơi lao động trong các thành

phần kinh tế khác nhau cũng phải duoc pháp luật lao động bảo vệ như nhau Tất cảcác doanh nghiêp đều có quyền vay vốn và chịu mức lãi suất như nhau, chịu thuếnhư nhau Lợi ích của doanh nghiệp phải do các họat động kinh tế của họ quyết

định Nhà nứơc khuyến khích và tạo điêu kiện cho các doanh nghiép dat duoc vànâng cao các lợi ích chính đáng của họ.

Trong kinh tế thị trừơng, sức lao động là hàng hóa nên ngừơi lao động có

quyền tự do quyết định về sức lao động của mình Họ có thể tự tạo việc làm, tự sửdụng sức lao động của mình (làm ăn cá thể hoặc theo mô hình kinh tế hộ gia đình)hay liên kết với những ngừơi khác để cùng lao động (thành lập hoặc gia nhập cáchợp tác xã) hoặc bán sức lao động cho ngừơi khác (tham gia quan hệ lao động).

Ngừơi lao động phải duoc quyền tự do lựa chọn công việc, nơi làm việc, bên đốitác (D 16 - BLLĐ) Khi tham gia quan hệ lao động các bên có quyền căn cứ vàogiá tri sức lao động, điều kiên tiêu hao sức lao động (mức độ nặng nhọc, phức tạpcủa công việc và điều kiện làm việc) cũng như giá cả sức lao động trên thị trừơng

để cùng nhau thỏa thuận tiền công, tiền lương Pháp luật không những ghi nhận

quyền tự do như những thuộc tính vốn có của kinh tế thị trừơng (Ð 55 - BLLĐ) màcòn phải tạo điều kiện cho họ thực hiện những quyền đó Pháp luat quy định nguyêntac chung xác định mức cống hiến và hửơng thụ của người LD để tao sự bình đẳngtrong mọi thành phần kinh tế, giữa mức độ hao phí sức lao động và tiền lương.Trong các qui định của các văn bản pháp luật khác cũng phải có sự đồng bộ đểngừơi lao động thực sự có quyền tự do cư trú, tự do đi lại, đựơc hửơng chế độ bảo

hiểm xã hội, duoc bình dang về lợi ích và về địa vị xã hội nếu họ làm việc trong

các thành phần kinh tế khác nhau.

Khác với thời kỳ kinh tế tập trung, pháp luật lao động trong kinh tế thị trừơng

không thể chi chú ý đến khu vực Nha nứơc mà phải quan tâm đến tòan bộ lực lương

lao động xã hội Tất cả các qui định trong pháp luật lao động đều phải trở thànhnhững qui định chung cho mọi đối tương lao động và ngừơi sử dụng lao động của

các thành phan kinh tế Cơ sở pháp lý để bao đảm quyền tự do cho các bên là hop

đồng lao động Vì vậy trong cơ chế thị trừơng các bên có quyền tự do thiết lập hợpđồng, tudo thỏa thuận nội dung hợp đồng phù hợp với những qui định chung củapháp luật (D 26, 29, 30 - BLLD).

- Bao vệ sức lao động - Ngừơi lao động.

Trang 18

Nhu đã phân tích ở phần trên, trong nền kinh tế thị trừơng sức lao động khôngchỉ là hàng hóa mà còn là một loai hàng hóa đặc biệt nên pháp luật lao động cũngphải có những qui định phù hợp Là một lọai hàng hóa đặc biệt, sức lao động không

những là yếu tố chi phí mà còn là yếu tố mang lợi cho quá trình sản xuất nên phápluat LD tạo điêu kiện cho ngừơi lao động vừa duoc trả công, vừa duoc tham gia vào

quá trình phân phối lợi nhuận (DP 64 - BLLĐ) Mặt khác, tuy xác định ngừơi lao

động tham gia vào quan hệ lao động chỉ là để bán sức lao động nhưng sức lao động

lại là yếu tố không tách khỏi bản thân con ngừơi nên pháp luật phải bảo vệ sức laođộng thông qua các qui định bảo vệ ngừơi lao động Xét trên góc độ quản lý Nhànứơc, sức lao động phải duoc bảo vệ va sử dụng hợp lý bởi đây là nguồn lực quốc

gia, có tác động đến sự tăng trửơng hay lạc hậu của mỗi quốc gia Ở góc độ sản

xuất, sức lao động cũng đòi hỏi phải duoc bảo vệ vì đây là yếu tố quan trọng nhất,

liên kết các yếu tố khác trong quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận Đối với ngừơi

lao động, sức lao động không chỉ là yếu tố liên quan đến thu nhập của bản thân vàgia đình họ mà nó còn liên quan đến sức khỏe, tính mạng của họ Quan trọng hơn

nữa, sức lao động tồn tại trong mỗi con ngừơi còn là yếu tố quyết định đến viéc táisản xuất sức lao động cho xã hội Xét trên góc độ của quan hệ LĐ, người sử dụngLD là người sở hữu vốn, tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh Ho cũng cóquyền quan lý, điều hành LD nên người LD bị phụ thuộc vào người sử dụng LD cảvề kinh tế, ca về tổ chức quan lý Vì vậy tất ca qui định của luật lao động đều phải

quán triệt tinh than bảo vệ sức lao động, bảo vệ ngừơi lao động trong lao động sanxuất và trong đời sống Tuy nhiên, trong kinh tế thị trừơng, vấn đề bảo vệ ngừơi laođộng ở mức độ nào lại phụ thuộc vào diéu kiện kinh tế của từng quốc gia, từngdoanh nghiệp và trong từng thời kỳ nhất định Bộ luật LD nước ta đã đáp ứng yêu

cầu này thông qua các chế định tién lương, an toàn - vệ sinh LD, chế độ LD đặcthù và hầu hết các chế độ khác.

- Tác động đến tiền lương - Giá cả sức LD

Là giá cả sức lao động, tiền lương lao động phải do giá trị sức lao động vàtương quan cung cầu lao động trên thị trừơng quyết định Pháp luật không thể quiđịnh mức tiền lương cho từng công việc hay từng đối tương cụ thể bởi vì mức tiền

lương phải trả cho các định mức lao động lại tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề như

sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trừơng, điều kiện làm việc, các chế độ xã hội

của doanh nghiệp đối với ngừơi lao động Còn ngừơi lao động sẽ căn cứ vào trình

độ, sức khỏe, kinh nghiệm và khả năng tìm kiếm việc làm để thỏa thuận tiềnlương với ngừơi sử dụng lao động Nếu ngừơi lao động đòi hỏi mức tiền lương quácao thì sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao và sản phẩm đó sẽ không đủ sức cạnh

tranh trên thị trừơng Cuối cùng, doanh nghiệp phải thu hẹp qui mô sản xuất kinhdoanh hoặc phá sản và như vậy ngừơi lao động sẽ that nghiép Ngược lại, nếu ngừơi

sử dụng lao động trả mức lương quá thấp thì sẽ không ¿ð công nhân và doanh

THỊY) ir

f Ay fs : > A ERLE= te š {¡) VITN

S4

Trang 19

nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được Vì vậy, cả hai bên, ngừơi sửdụng lao động và ngừơi lao động đều phải dựa vào nhau để tồn tại và họ sẽ thỏathuận duoc với nhau một mức tiền lương hợp lý Điều 55 - BLLĐ nước ta quy định

“tiền lương của người LD do hai bên thoả thuận trong hợp đồng LD và được trả theonăng suất LD, chất lượng và hiệu quả công việc” Điều đó phan ánh sự chi phối của

các qui luật trong nên kinh tế thị trừơng Nếu Nhà nứơc can thiệp quá sâu vào vấn dé

này thì hoặc là thị trừơng không chấp nhận (cả ngừơi sử dụng lao động và ngừơi lao

động không tuân theo) hoặc sẽ làm cho thị trừơng sức lao động không còn tồn tại

theo đúng nghĩa của nó Tuy nhiên, như trên đã phân tích, vấn đề bảo vệ ngừơi laođộng là yêu cầu quan trọng đối với mỗi quốc gia ; hơn nữa trong quan hệ lao động,ngừơi lao động luôn luôn ở trong tinh trạng yếu thế hơn Vì vậy, can có sự can thiệpcủa Nhà nứơc bằng pháp luật vào vấn đề tiền lương một cách phù hợp Trong nềnkinh tế thị trừơng, pháp luật lao động chỉ qui định mức tiền lương tối thiểu để ngăn

ngừa và hạn chế việc bóc lột quá đáng sức lao động của ngừơi làm thuê (D 56

-BLLĐ), hòan tòan không sử dụng mức lương tối thiểu để khống chế mức lương do

thị trừơng lao động quyết định Vì vậy, mức lương này nên thấp hơn mức lương

trung bình của lao động phổ thông trên thị trừơng Mặt khác, nếu có sự khác biệtlớn trong gia sinh họat giữa các vùng thì có thé có lương tối thiểu theo vùng Tư

tưởng này đã được thể hiện trong Điều 56 - BLLĐ nước ta, tuy chưa được cụ thể trên

thực tế nhưng nếu có quá nhiều mức lương tối thiểu theo nhiều vùng nhiều ngànhnghề lại rất dễ có xu hứơng quay trở lại thời kỳ kinh tế tập trung, tiền lương khôngdo thị trừơng quyết định Ngòai mức lương tối thiểu, pháp luật lao động có thể xác

định các nguyên tắc trả lương công bằng song mọi qui định đó đều phải căn cứ vàothị trừơng Nếu pháp luật qui định mức lương thấp hơn mức lương thị trừơng thì quiđịnh đó trở nên vô nghĩa và không bảo vệ duoc ngừơi lao động Còn nếu qui định

cao hơn thì sẽ không khuyến khích sản xuất phát triển, và như vậy thì không những

lợi ích của Nhà nứơc (thuế) , ngừơi sử dụng lao động mà ngay cả lợi ích của ngừơilao động cũng không duoc bảo dam (tỷ lệ thất nghiệp cao).

Tóm lại, pháp luật lao động cần phải có những qui định phù hợp với thị trừơng

lao động thực tại Quan hệ giữa pháp luật và thị trừơng là quan hệ giữa kiến trúc

thương tang và cơ sở hạ tang, do đó, thị trừơng sức lao động có vai trò quyết địnhđến nội dung của pháp luật Nguoc lại, pháp luật cũng phải hứơng dẫn, điều tiết thị

trừơng, khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của thị trừơng theo hứơng tích cực, tránh

tình trạng tự phát, tùy tiện Phát triển kinh tế thị trừơng, pháp luật lao động đãchuyển những qui định trực tiếp, chi tiết, cứng nhắc trong thời kỳ kinh tế tập trung

thành những qui định chung, định hứơng phù hợp với cơ chế thị trừơng, ngăn

chan việc tuyển chọn và sử dụng lao động bất hợp lý Ngoai những căn cứ vaeđặcđiểm, bản chất chung của thị trừơng sức lao động, khi xây dựng và hòan thiện phápluat lao động cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm từng khu vực, từng giai doan phát

Trang 20

triển của thi trừơng để xác định những nội dung pháp luật phù hop nhằm điều tiết thitrừơng đúng hứơng Điều đó cũng góp phần lý giải tại sao rất nhiều quy định trongBLLĐ chỉ mang tính nguyên tắc, định hướng.

2- Đặc điểm của thị trừơng lao động ở Việt nam và sự điều tiét của luật LD.

Trong một thời gian dài, nứơc ta duy trì nền kinh tế tập trung, xã hội chỉ có 2

thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, trong đó ngừơi lao động là

ngừơi chủ Mọi ngừơi lao động đều muốn vào làm việc trong khu vực kinh tế quốc

doanh, dé duoc bao cấp và có dia vị xã hội, tới mức trong các xí nghiệp cơ quan

Nhà nứơc dư thừa tới hàng triệu lao động Ở khu vực kinh tế tập thể, công việc duoc

chia nhau cùng làm, cùng hửơng với năng suất lao động thấp Thời gian này trongxã hội không hình thành thị trừơng lao động ; kinh tế hầu như không có tăng trửơng

vì không có động cơ cho sự phát triển.

Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc duoc mở rộng Do sự sắp

xếp lại lao động và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nứơc, số

lao động dư thừa trong co quan, xí nghiệp Nha nứơc tăng lên, thêm vào đó là số

ngừơi đến tuổi lao động có nhu cầu làm việc lớn do tỷ lệ tăng dân số cao Song

song với qúa trình này, nhu cầu về sức lao động cho ngành mới, cho khu vực kinhtế tư nhân khu vực liên doanh với nứơc ngoai cũng ngày càng tăng Trên cơ sở

đó thị trừơng sức lao động ở nứơc ta đã hình thành, vận động và phát triển, mang

những đặc điểm sau :

- Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu.

- Mang tính tự phát và bị chia cắt, manh mún.

- Các quan hệ LÐ trên thị trường đang trong quá trình phân hoá, biến đổi.

Chúng ta sẽ xét từng đặc điểm trong mối quan hệ với sự điều tiết của pháp

- Trên thị trường, cung lớn hơn cầu rất nhiều, trong khi vẫn thiếu lao độngqủan lý, công nhân kỹ thuật trong các dây chuyền công nghệ tiên tiến và lao động

có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Cung lao động trên thị trừơng gắn với nguồn nhân lực nằm trong dân số có quimô tương đối lớn Dân số nứơc ta đứng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia trên

thế giới Tốc độ tăng dân số cho đến nay vẫn là trên 2,2% Theo thông báo củaUNFPA, năm 1995 nứơc ta có khoang 74 triệu 410 ngàn ngừơi thì năm 2000 sẽ tăng

lên tới 8Š triệu và năm 2025 sẽ là 158 triệu ngừơi Trong đó,cơ cấu dân số trẻ lớn, tỉlệ trên độ tuổi lao động chỉ có 13 % Năm 1995, chúng ta có khỏang 38 triệu lao

Trang 21

động và với tốc độ tăng nhanh ( khỏang 3,3 % / năm ) thì đến năm 2000 chúng ta

có khoang 45 triệu lao động (1).

Hiện nay hàng năm chúng ta có tới 1,2 triệu ngừơi đến độ tuổi lao động có

nhu cầu tìm kiếm việc làm Thêm vào đó là hàng triệu lao động dôi dư, hết hạn hợp

tác lao động trở về, học sinh sinh viên tốt nghiệp các trừơng Đại học, Cao đẳng, bộđội hòan thành nghĩa vu quân sự Tất cả những số liệu trên đủ để thấy rằng thi

trừơng lao động Việt nam đang đứng trứơc sức ép rất lớn của sức cung lao động.Cho đến nay, ngừơi ta nhìn điều đó như một khó khăn cần phải giải quyết nhiều hơn

là một lợi thế cho công cuộc phát triển kinh tế.

Trong khi đó, cầu về sức lao động trên thị trừơng vẫn phản ánh một cơ cấu

kinh tế lạc hậu, kém phát triển : cho đến năm 1993 lao động nông nghiệp vẫn chiếm

72,6 % trong khi chúng ta chỉ có 6,9 triệu ha đất canh tác Lao động công nghiệp

chỉ bằng 11 % (2) Do tốc độ phát triển kinh tế còn chậm nên khả năng tao ra cầu

về lao động của các vùng công nghiệp còn yếu chỉ đủ sức thu hút khỏang 1/8 sốngừơi lao động tăng thêm hàng năm Vì vậy mà tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phốvẫn từ 7% - 8% ( ILO cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt nam từ 4 - 12% năm

1994)(3) Ở nông thôn có khỏang 1.300.000 lao động không có việc làm Số thời

gian nhàn rỗi của người trong độ tuổi LD lên tới 1,2 ty công, tương đương với gần

năm triệu LD (4) Chương trình " xóa đói giảm nghèo” tiến hành điều tra cho thấy76% số lao động nông thôn có thu nhập thấp từ 16.000 đồng đến 60.000 đồng/tháng.Như vậy cầu về lao động trên thị trừơng rất yếu Sức hút của cầu còn thấp hơncung rất nhiều Thị trừơng lao động ntfoc ta thể hiện rất rõ nét trạng thái mất cânbằng và cơ cấu lạc hậu Đại bộ phận cầu nằm trong nông nghiệp nhưng nông nghiệplại đứng trứơc trạng thái thiếu việc làm, năng suất thấp Tình trạng đó gây lãng phí

các nguồn nhân lực, kể cả nguồn đã có học vấn Sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa

cung và cầu của thị trừơng lao động dang làm nay sinh nhiéu vấn đề kinh tế xã hội,

tạo lực can lớn cho quá trình phát triển kinh tế Thất nghiệp ở mức cao có nghiã làtổng sản phẩm quốc dân nhỏ hơn tiềm năng của nó Nền kinh tế không nằm trên

đừơng giới hạn khả năng sản xuất là nền kinh tế lạc hậu và kém hiệu quả Mặt khác,

trên thị trừơng lao động, ngừơi lao động bị yếu thế, ngừơi sử dụng lao động có ưu

thế hơn, những ngừơi có việc làm cũng phải chấp nhận một mức tiền công thấp Vềmặt xã hội, không có việc làm tất sẽ dẫn đến tệ nạn xã hội, huỷ hoai môi trừơng

(1) Báo nhân dan số 30 ngày 21 tháng 7/1996(3) Niên giám thống kê Việt nam - 1994

(3) Tạp chí lao động và xã hội số 2 - 1996

(4) Diễn đàn doanh nghiệp số ngày 2614/1996 - trang 12

Trang 22

Hiện nay, để phát triển thị trừơng sức lao động ở nứơc ta Nhà nứơc cần cónhững qui định tác động cả vào cung và cầu sức lao động, tăng cầu nhiều và nhanh

hơn nữa, giảm bớt sức ép của cung và đân đần làm cho cung cầu về lao động đạt

trạng thái cân bằng.

Việc giảm sức ép của cung chỉ có thể thông qua chính sách dân số thích hợp

nhưng chính sách dân số nếu có hiệu quả ngay thì cũng phải sau 20 năm mới pháthuy tác dụng Vì vậy, trifoc mắt muốn tác động đến cung lao động , pháp luật phảichú trọng tới công tác đào tạo lao động hợp lý, tang chất luong của cung để đáp ứngyêu cầu của thị trừơng Theo nhận xét của ILO, ngừơi thất nghiệp ở nứơc ta chủ yếulà ngừơi không có nghề và số lao động giản đơn hay có nghề nghiệp không phù hợpđôi dư từ khu vực Nhà nứcơc.

Hơn nữa, không phải tất cả lao động có trình độ đều đáp ứng yêu cầu của côngviệc trên thực tế Vì vậy, hiện nay mặc dù cung lớn hơn cầu, nhưng số lao động kỹthuật, thợ lành nghề va lao động quản lý vẫn rất thiếu Theo thống kê chưa day đủ

của Bộ LD, đã có hon 2 nghìn người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam với tư

cách là các cố vấn, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật Như vậy, chất lương cung lao độngnứơc ta chưa đủ đáp ứng yêu cầu để thu hút các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư

nứơc ngdai Tuy nhiên, ban chất của ngừơi lao động Viét nam là thông minh, có tinhthần học hỏi và khả nang nam bắt nhanh Nếu duoc đào tạo chắc chắn sẽ có đội ngũlao động lành nghề không những đáp ứng yêu cầu của thị trừơng mà còn là mộttrong những nhân tố làm tang mức cầu trong thị trừơng Mặt khác, cũng cần phải

nhận thức rằng : trong kinh tế thị trừơng chất xám cũng là hàng hóa và việc đào tạo

lao động cũng là một hình thức kinh doanh Tất nhiên vì mục tiêu tiến bộ của tòanxã hội mà Nhà nứơc phải có trách nhiệm chính và phải hỗ trợ cho giáo dục và đào

tạo Việc đào tạo phải căn cứ vào yêu cầu của thị trừơng, hứơng vào thị trừơng để có

cơ cấu, qui mô, chất lương phù hợp Trong kinh tế thị trừơng, nhu cầu lao động củacác ngành nghề thừơng xuyên biến động nên cân đối cung cầu đào tạo là rất khó.Kinh nghiệm của các nứơc Đông A cho thấy nền móng cho chiến lược phát triển

nhân luc là tổ chức hệ thống dạy nghề có hiệu qua, có chất luong giúp cho ngừơilao động ổn định công việc dù có những thay đổi về công nghệ trên thị trừơng Vìvậy, pháp luật LD nước ta đã có một chương riêng về “hoc nghề?” nhằm giải quyếtvấn đề này.

Vấn đề cơ bản nhất vẫn là tìm mọi cách tăng cầu, tạo nhiều chỗ làm việc để sửdụng tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lao động vì sức ép của cung vẫn rất lớn trongkhỏang thời gian dài sap tới Thực tế trong những năm gần đây, Nhà nứơc đã cónhiêu hứơng giải quyết việc làm có hiệu quả như khuyến khích đầu tu nứơc ngòai,

xuất khẩu lao động, hợp tác vay vốn nứơc ngòai, mở trung tâm dịch vụ việc làm,khuyến khích tự tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình Trong năm năm qua

(91 - 95) thêm gần 5 triệu người có việc làm, trong đó, riêng năm 95 giải quyết việc

Trang 23

làm cho 1,3 triệu người Ty lệ LD không có việc làm ở thành thị giảm từ 9 - 10%

(91) xuống xấp xỉ 7% (95) Song, để bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định xã hội thìtừ nay đến năm 2000, Nhà nước phải tạo việc làm cho 6,5 triệu LD, hạ thấp ty lệthất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5 %, nâng thời gian LD ở nông thôn lên 80%.

Nếu tính theo mức đầu tư cho một chỗ làm việc là 500 USD thi phải cần tới

3,25 tỷ USD (1) Vi vậy, trong thời gian tới, nếu nhìn tổng quát, cầu lao động vẫn

lạc hậu, nông nghiệp vẫn là nơi thu hút nhiều lao động nhất Gần đây có sự thay đổi

nền kinh tế nông thôn, các ngành nghề đã duoc khôi phục và phát triển tốt nhưngnông dân chủ yếu chuyển thành ngừơi làm dịch vụ, thợ thủ công giải quyết thunhập cho gia đình và bản thân ở mức độ chưa ổn định Chủ trương tự tạo việc làmva phát triển kinh tế hộ gia đình chỉ giải quyết duoc vấn đề tritoc mat Với mức vốn

ít, trình độ lao động thấp và công nghệ lạc hậu nên một hộ gia đình chỉ đảm bảocông việc cho nhiều nhất là 4 lao động Vì vậy năng súât lao động thấp và ít có khả

năng phát triển mô hình thuê lao động Nếu cứ duy trì hình thức này sẽ không manglại mức tăng trửơng và phát triển kinh tế như các quốc gia thành công trong khu

vực Vậy pháp luật kinh tế và pháp luật lao động nói riêng phải có những định

hứơng khuyển khích sử dụng lao động làm công ăn lương để tập trung vốn, ápdụng công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ lao động Lao động có tổ chức cùng

với công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn Tất nhiên, sự khuyến

khích này chỉ ở tầm vĩ mô, tạo môi trừơng thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

(đảm bảo quyền sở hữu về tư liêu sản xuất, đơn giản trong thủ tục thành lập doanhnghiệp, tao kha nang cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn tín dụng ), taocơ chế thuận lợi cho việc thuê mứơn lao động (đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu thịtrừơng mà đặc biệt là công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý, thủ tục thuê mứơn sa

thải lao động hợp lý, phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm ) Với môi trừơngđó, bản thân các lao động cá thể hay hộ gia đình sẽ có nhu cầu tự liên kết tổ chức

sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp và trở thành công nhân

trong đó Chỉ có tổ chức và sử dụng lao động theo hứơng công nghiệp mới có tíchlũy để từ đó có vốn đầu tư mở rộng tái sản xuất Trong khi khuyến khích mọi

thànhphần kinh tế , mọi công dân trong xã hội đều tham gia tạo viéc làm, Nhà nứơcphải nhận thức duoc lọai hình doanh nghiệp nào, thành phần kinh tế nào có vai trò

quan trọng trong việc tạo việc làm để tạo điều kiện cho các lọai doanh nghiệp vàthành phần kinh tế đó phát triển Thực sự kinh tế Nhà nứơc là thành phần quan trọngvà có vai trò chủ đạo nhưng số chỗ làm việc đang giảm dần trong chính sách cổ

phần hóa các doanh nghiệp Nhà nttoc Năm 1990 có 12.084 doanh nghiệp, sau quá

trình sắp xếp lại đến năm 1995 chỉ còn 6.264 doanh nghiệp, giảm 48,2% (2) Kinh tế

quốc doanh chỉ nên đảm nhiệm một số ngành then chốt và tạo điều kiện cho ngừơi

(1) Diễn đàn doanh nghiệp, số ngày 26/4/1996 - trang 12

(2) Chính sách phát triển doanh nghiệp - Đô Minh Cương - Viện KHLĐ và XH

Trang 24

lao động ổn định công việc, nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh, đảm

bảo đời sống và điều kiện lao động tốt hơn, hứơng dẫn các thành phàn kinh tế khác.

Kinh tế tập thể cũng đang thu hẹp dần vì hiệu quả thấp nên đần chuyển thành kinh tếcá thể hoặc liên kêt với nhau theo nguyên tắc tự nguyện dựa trên cơ sở sở hữu tưnhân về vốn và lao động Vì vậy nơi có nhu cầu lao động nhiều nhất là kinh tế tưbản tư nhân Hiện nay hơn 200.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã giải quyếtviệc làm cho gần 5 triệu LD (1) Thành phần kinh tế này vẫn còn đang là một lựclương kinh tế ở dạng tiềm năng, chưa phát huy hết sức mạnh trên nhiều lĩnh vực.Nếu duoc phát triển đúng mức sẽ có kha năng thu hút thêm hàng triệu lao động làmra nhìêu của cải vật chất cho xã hội mà Nhà nứơc không cần đầu tư Vì vậy Nhànứơc cần có những qui định hỗ trợ cho thành phần kinh tế này phát triển bằng cách

đơn giản hóa các thủ tục thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân để tạo ra việclàm mới đồng thời nâng cao năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp để họ có

trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp đứng vững trên thươngtrừơng và tạo nhiều chỗ làm việc ổn định Cần phải kiện tòan các qui định về thông

tin, môi giới, dịch vụ việc làm giúp ngitoi lao động biết các nhu cầu về lao động,

giá cả sức lao động trên thị trừơng và giúp các chủ doanh nghiệp thuê duoc lao

động phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình Hiện nay nước ta có

126 trung tâm dịch vụ việc làm, chủ yếu chỉ dạy nghề (khoảng 200.000 người/năm)

và giới thiệu việc làm (100.000 người/năm) cho người LD (2) Các qui định về bao

hiểm xã hội cũng phải duoc áp dụng ổn định trên thực tế với tất cả các lọai hìnhdoanh nghiệp bất kể đó là thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể hay tư nhân để

ngừơi lao động yên tâm làm việc, tạo môi trừơng pháp lý cho sự bình đẳng giữa cácthành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, thu hút vốn bên ngòai để tăng trửơng kinh tế, có tích lũy, tạo

động lực thúc đẩy từ bên trong cũng là hứơng giải quyết phù hợp Ngòai ra cầnphải khai thác lợi thế nhân công rẻ, tìm kiếm các sản phẩm có nhiều triển vọng nhấtđể lựa chọn sự chuyên môn hóa của Việt nam trên thị trừơng ngòai nứơc cũng làhứơng giải quyết việc làm ổn định và hiêu quả.

Trong khi khuyến khích sử dụng lao động, pháp luật lao động cần phải bảo vệngitoi lao động, hạn chế cho họ những thiệt thòi về quyền lợi do thế cạnh tranh bất

lợi trên thị trừơng cung lớn hơn cầu Pháp luật lao động phải đưa ra cơ chế về tiềnlương vừa phản ánh tương quan cung cầu vừa phản ánh giá trị sức lao động của

ngừơi lao động Day là vấn đề không dễ gì có duoc đáp số đúng nên khi áp dụngpháp luật cũng phải căn cứ vào những thay đổi trên thị trừơng để có những điều

(1) Diễn đàn doanh nghiệp số ngày 26/4/1996- trang 12

(2) Diễn đàn doanh nghiệp - SDD

Trang 25

chỉnh phù hợp nhất là mức lương tối thiểu Trong tình hình hiện nay để tránh xảy rakha năng pháp luật lao động chi bao vệ những ngừơi lao động đang có việc làm,mức lương tối thiểu nên qui định ở mức thấp Thực tế mức 120.000 đồng/thángđang là mức quá thấp không đủ để đảm bảo đời sống tối thiểu cho ngừơi lao độngcẩn phải tăng lên nhưng tăng đến mức độ nào thì phải tính tóan để vẫn tận dụng

duoc lợi thế là giá nhân công rẻ so với các nứơc trong khu vực Giữ cho giá cả sức

lao động ở mức hợp lý cũng là một trong những biện pháp để tăng cầu lao động,khuyến khích đầu tư mở rộng nhiéu chỗ làm viéc để giảm nhẹ sức ép của cung Vìvậy, pháp luật lao động không thể thái qúa bảo vệ ngừơi lao động bằng những qui

định về mức tiền lương cao mà chỉ có thể bảo vệ họ thông qua qui định về điều kiệnlao động hợp lý, đảm bảo an tòan về sức khỏe, tính mạng cho ngừơi lao động trongquá trình tham gia quan hệ lao động Mặt khác, khi cung lớn hơn cầu, nhóm lao

động khuyết tật về mặt thể chất và yếu về sức khoẻ như lao động nữ, lao động tàn

tật sẽ khó có cơ hội tìm kiếm việc làm và khó có khả năng duoc đối xử bình đẳng

Vi vậy, pháp luật lao động phải bảo vệ ho, tạo cho họ duoc bình đẳng về cơ may và

đối xử như các lao động khác tránh những hậu quả xấu về mặt xã hội.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngừơi sử dụng lao

động không thể không đặt ra Khi quyền, lợi ích và điều kiện sản xuất kinh doanh,tuyển dụng lao động duoc pháp luật bảo vệ, các nhà kinh doanh mới bỏ vốn đầu tưvà qua đó, tạo nhiều chỗ làm việc ổn định, góp phần tăng cầu lao động trên thị

trừơng và thúc đầy kinh tế phát triển.

- Đặc điểm lớn thứ hai của thị trừơng lao động Việt nam là thị trừơng còn bị

chia cắt, manh mún và mang nặng tính tự phát, biểu hiện rõ nhất là việc thuê mứơnlao động theo kiểu dân sự giữa ngừơi có sức lao động và ngừơi cần sức lao động,thời gian thuê ngắn và không ổn định, điều kiện an tòan lao động, chế độ bảo hộ lao

động không duoc đảm bao Hình thức thuê lao động theo hợp đồng lao động chưanhiều, chủ yếu chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp lớn Theo thống kê hiện nay mớichỉ có khỏang 8 triệu lao động chiếm 21% lao động xã hội làm theo hợp đồng laođộng Các lao động còn lại chủ yếu làm việc với hình thức thầu khóan, thuê công

nhật, tuyển mộ nhân công, bửơng và cửu vạn, chợ lao động và lao động tư tạoviệc làm trong các hộ gia đình Nguyên nhân chính của tình trạng này là sản xuấtchưa phát triển, việc làm chưa ổn định nên chưa có nhiều cơ sở lớn sử dụng laođộng ổn định Song ngay cả các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, về nguyên tắc cũngvẫn phải thiết lập quan hệ lao động theo pháp luật lao động Vì vậy, Nhà nứơc cầncó sự kiểm tra , xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật lao động, vi phạm chếđộ hợp đồng tạo ý thức chấp hành pháp luật lao động để mở rộng, phát triển thịtrừơng lao động có tổ chức Vấn đề chủ yếu là ngay trong nội dung các qui định của

pháp luật cũng phải khuyến khích ngừơi sử dụng lao động áp dụng các hình thức

hợp đồng dài hạn , tương đối ổn định Ví dụ : ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia

Trang 26

về việc làm , mức độ bảo đảm quyền lợi cho ngừơi lao động theo hợp đồng từ một

năm trở lên thấp hơn so với hợp đồng theo mùa vụ Nên chăng cũng có thể qui địnhmức công nhật tối thiểu tương đối cao để hạn chế hình thức này vì chế độ làm côngnhật không thể áp dụng những qui định chung về lương tối thiểu.

Hiện nay, do tác động của các yếu tố như điều kiện sống, khả năng tìm việc,

mức tiền công và khả năng phát triển trong tương lai đã tạo ra các dòng di chuyèn

lao động từ nông thôn ra thành phố, từ đồng bằng lên miền núi, từ miền Bac vàomiền Nam, từ khu vực kinh tế quốc doanh ra các thành phần kinh tế khác mà chủ

yếu là doanh nghiệp có vốn dau tư nứơc ngòal, từ trong nứơc ra nứơc ngòai thôngqua xuất khẩu lao động Các dong di chuyển lao động đã tuân theo qui luật thị

trừơng góp phần điều chỉnh cung cau từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm giảm sức épviệc làm trong cả nứợc Song nhìn chung thị trừơng còn chưa thống nhất biểu hiện

rõ nhất là các dòng lao động từ nông thôn ra thành phố, từ đồng bằng lên miền núi

chủ yếu tập trung vào thời kỳ nông nhàn Các thành phố hầu hết đều hạn chế việc

nhập hộ khẩu từ nơi khác vào Miền núi vẫn là nơi đất rộng ngừơi thưa kinh tếkhông phát triển Mức lương giữa miền Bắc và miền Nam vẫn chênh lệch rất lớn(tới 90% ) Nguyên nhân của tình trạng trên có thể có rất nhiều : mức tiền công có

chênh lệch nhưng không bù đắp được những chi phí vận chuyển và thay đổi cuộcsống cũng như những rủi ro kèm theo ; do sự khác biệt về phong tục tập quán giữacác địa phương cũng như tâm lý không muốn ra khỏi biên chế Nhà nứơc hay rời quê

cha đất tổ ; quyền sử dụng đất canh tác còn hạn chế chuyển nhuong Những khókhăn này đòi hỏi phải duoc giải quyết để thị trừơng lao động có thể thống nhất, ổnđịnh và quyền tự do lựa chọn viéc làm, nơi làm việc duoc mở rộng Nhà nứơc phảigiúp ngừơi lao động di chuyển đến những vùng phồn thịnh và tăng trửơng nhanhhơn thì mới dễ xóa bỏ sự không cân bằng giữa các vùng, phát triển tiềm năng kinh tế

của mọi vùng và giải quyết thất nghiệp hữu hiệu Để giải quyết tình trạng trên, bêncạnh các chính sách đầu tư, di dân phát triển kinh tế mới của Nhà nứơc, pháp luật

lao động cần nhanh chóng áp dụng trên thực tế chế độ bảo hiểm xã hội bat buộc

thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sử dụng lao động có qui

mô tương đối lớn Bên cạnh đó cần phải có cả chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đểđáp ứng nhu cầu bảo hiểm của những đơn vị sản xuất nhỏ hay tự tạo viéc làm Nếugiải quyết tốt vấn đề bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm sau quá trình lao động thì sựdi chuyển lao động giữa các ngành, các vùng, đặc biệt là từ khu vực Nhà nứơc sang

các khu vực kinh tế khác sẽ tương đối thuận tiện vì bảo hiểm xã hội không chỉ làquyên lợi của ngừơi lao động mà còn là một trong những yếu tố của môi trừơngpháp lý, bảo đảm cho thị trừơng lao động hình thành và phát triển.

Một đặc điểm nữa cua thi trừơng lao động nứơc ta hiên nay là các quan hệ lao

động trên thị trừơng đang trong thời kỳ phân hóa, chuyển đổi Pháp luật lao động

không những phải xác định những nội dung phù hợp với quá trình này mà còn phải

Trang 27

tác động đến quá trình đó theo yêu cau của cơ chế thị trường Trứơc kia, quan hệ laođộng đã bị biến dạng thành các quan hệ hành chính, đồng nhất ngừơi công nhân vớicông chức Nha nứơc, do Nhà nứơc quản ly, bao cấp nên ngừơi lao động chi quantâm tới việc vào cho duoc biên chế Nhà nứơc Sau đó họ duoc hửơng các chế độphân phối của Nhà nứơc cho đến hết đời mà các chế độ này hầu như không liênquan gì đến quá trình lao động sản xuất thực tế và sự đóng góp của họ trong quan

hệ lao động Cơ chế thị trừơng đã trả lại cho quan hệ lao động bản chất đích thực của

nó là quan hệ mua bán sức lao động Ngừơi mua chỉ trả tiền (tiền lương) cho ngừơi

bán khi sức lao động đã chuyển thành giá trị hàng hóa của sản phẩm làm ra và mức

trả nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả của hạch tóan kinh doanh Vì vậy, các bênphải xác lập quan hệ lao động trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận và tự quyết định

quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ đó Nhà nứơc không thể duy trì chế độbao cấp đối với quan hệ lao động mà chỉ một nhóm trong đó như công chức Nhà

nứcc, ngừơi thuộc lực lương vũ trang Những quan hệ này cần phải duoc tách khỏi

quan hệ làm công ăn lương Còn quan hệ làm công ăn lương dù thuộc thành phankinh tế nào cũng là quan hệ mua bán sức lao động họat động bình đẳng trên thị

trừơng Pháp luật lao động phải điều chỉnh nhóm quan hệ này như là một quan hệ

mua bán đặc biệt trên thị trừơng cũng như phải góp phần thúc đẩy quá trình chuyển

đổi trong xã hội nhanh hơn, sâu sắc và tòan diện hơn Điều 9 - BLLĐ nước ta đã quyđịnh : “Quan hệ LD giữa người LD và người sử dung LD được xác lập và tiến hành

qua thương lượng thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác tôn

trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết”.Đó là điều kiện để các bên thiết lập quan hệ LĐ phù hợp với kinh tế thị trường.

Song, cho đến nay vẫn còn không it LD trong các doanh nghiệp Nhà nước chưa

chuyển sang chế độ HDLD.

Hiện nay, các thành phần kinh tế ngòai quốc doanh đang tồn tại và phát triểnmạnh mẽ, mở ra một hứơng phát triển mới cho lực luong lao động đồng thời cũngđặt ra những yêu câu mới cho pháp luật lao động Các quan hệ lao động trong thànhphần kinh tế cá thể, tư bản đã chiếm vị trí quan trọng hơn và có tỷ trọng ngày cànglớn, thay đổi cục diện phân bố lao động xã hội Những ngừơi lao động ở khu vựcnày là lực lương đông đảo nhưng quyền lợi của họ hầu như bị thả nổi, trên thực tế

hòan tòan do ngừơi sử dung lao động quyết định Họ không duoc hửơng các chế độ

bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, các lọai phụ cap Đó là một bất hợp lý cần

phải xóa bỏ nên các cơ quan quan lý, thanh tra LD cần phải quan tâm đến đối tương

lao động này Hơn nữa, Luật đầu tư nứơc ngòai, Luật phá sản doanh nghiệp ra đờivà sự thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung cùng với hình thức xuất

khẩu lao động ra nứơc ngòai cũng làm nhiều mối quan hệ lao động mới xuất

hiện Các quan hệ lao động này cũng rất đa dạng như quan hệ giữa ngừơi lao độngViệt nam và chu sử dung lao động nứơc ngòa! ở nttoc ngdai và ở Việt nam ; quan hệ

Trang 28

giữa ngừơi nứơc ngòai và tổ chức cá nhân Việt nam, giữa ngừơi lao động và tổ chứcxuất khẩu lao động ; quan hệ lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp Từ đó

đặt ra yêu cầu cần phải có qui định của pháp luật lao động nhầm ổn định và giải

quyết những quan hệ mới này Hiện nay, ND 07 CP (20/01/95) về đưa người LDViệt Nam di làm việc có thời han ở nước ngoài, Thông tư số 11 TTLD (03/05/95) vaquyết định 385 LĐQĐ (01/04/96) hướng dẫn quy định về tiền lương trong cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài và một số quy định khác tuy chưa đồngbộ nhưng đã phần nào tính đến những quan hệ đa dạng và đặc thù này.

Thực tế khi cung lớn hơn cầu thì phải nhận thức rằng trứơc sức ép về việc làm

đang thừơng trực và ngày càng gia tăng, ngừơi lao động càng rơi vào thế yếu Nhiềukhi họ phải chấp nhận những điều bất lợi và khó tránh khỏi bị bóc lột quá đáng trênthị trừơng lao động Đồng thời nếu ngừơi sử dụng lao động quá ép buộc thì tất yếusẽ xảy ra tranh chấp, xung đột, đình công Điều đó bất lợi cho cả hai bên và cho sựphát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, pháp luật lao động một mặt phải tạo cho ngừơi

lao động một vị trí bình đẳng, hạn chế tối đa khả năng bị bóc lột cũng như việc bảovệ danh dự, nhân phẩm cho họ Mặt khác pháp luật phải xây dựng mối quan hệ laođộng ổn định, hài hòa và có cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp Nhà nước ban

hành các văn bản như ND 92 CP (19/12/95) về giải quyết quyền lợi cho người LD

trong các doanh nghiệp bị phá sản, pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranh chấp

LD (20/04/96), ND 38 CP (25/06/96) về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm

pháp luật LD đã chứng tỏ rằng Nhà nước đã quan tâm điều chỉnh lĩnh vực nay

nhưng còn hơi chậm Cho đến nay vẫn chưa có các quy định về án phí LD nên việc

giải quyết các vấn đề trên còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhu vậy, từ quan điểm đổi mới của Dang và Nhà nứơc ; từ yêu cầu bức xúccủa sự phát triển kinh tế mà thị trừơng lao động Việt nam đang hình thành và có sự

thay đổi sâu sắc Pháp luật lao động cần phải có bứơc chuyển tương ứng, phải xây

dung duoc hệ thống qui phạm đồng bộ, thống nhất, hòan chỉnh, chặt chế nhằm tao

mặt bằng pháp lý thuận lợi để quan hệ lao động ổn định, phát triển theo cơ chế thị

trừơng và định hứơng của Nhà nứơc Nội dung cơ bản của pháp luật phải kết hợp

hài hòa giữa các lợi ích, quyền bình đẳng và quyền tự do ý chí của ngừơi lao động,

ngừơ! sử dụng lao động duoc tôn trọng.

+ +

Tóm lại, để phát triển kinh tế thị trừơng tất yếu phải có sự điều tiết của pháp

luật, song pháp luật cần phải căn cứ vào bản chất, thực trạng, đặc điểm của thị

trừơng để có hứơng điều tiết phù hợp Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của phápluật lao động Việt nam là phải mở rộng quyền tự do cho các bên tham gia thị trừơng

để phát huy tính năng động sáng tạo của các chủ thể, đồng thời thông qua đó, tạo

Trang 29

điều kiện cho thị trừơng lao động họat động hữu hiệu Căn cứ vào đặc điểm hànghóa sức lao động và đặc điểm thị trừơng lao động Việt nam, pháp luật lao động phải

bảo vệ ngừơi lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngừơi sửdụng lao động, tạo điều kiện cho các quan hệ mua bán sức lao động có điều kiện

phát triển, giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu sức lao động trên thị

trừơng Song hàng hóa sức lao động luôn gắn liền với ban thân ngừơi lao động nên

quan hệ mua bán sức lao động diễn ra không chỉ một lần trao đổi mà là cả một quátrình, thông qua lao động sức lao động duoc chuyển dan vào hàng hóa Trong quá

trình đó, ngừơi lao động và ngừơi sử dụng lao động luôn phải duy trì quan hệ vớinhau theo những qui định của pháp luật Trong nền kinh tế thị trừơng, các quan hệ

này rất đa dạng và phong phú, cần phải có sự phân định để điều tiết đồng bộ, hợplý trên mặt bằng chung Xét về một mặt nào đó, thị trừơng lao động không đồngnghĩa với quan hệ lao động Pháp luật lao động tác động đến thị trừơng lao động

chủ yếu thông qua việc điều tiết quan hệ lao động Trong kinh tế thị trừơng, phạm viquan hệ lao động do Luật lao động điều chỉnh cũng như cách thức tác động, nguyêntắc tác động của pháp luật đến các quan hệ lao động và nội dung trọng tâm của nóhòan tòan thay đổi, phù hợp với các qui luật của thị trừơng và để điều tiết thi trừơngtheo định hứơng cua Nhà nitoc Chúng ta sẽ phân tích vấn đề này ở chương tiếp

theo.

Trang 30

định, phát huy trí sáng tạo và tài năng của ngừơi lao động người quản lý lao động

nhằm dat nang suất, chất lương và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ ,hiệu quả trong sản xuất và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại

hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu nứơc mạnh, xã hội công bằng và văn minh" ( Lờinói đầu - Bộ luật lao động ).

Như tất cả các ngành luật khác, ngành luật lao động cũng có đối tương, phương

pháp và các nguyên tắc riêng Việc nghiên cứu, xác định đối tượng, phương pháp và

nguyên tắc cơ bản của luật lao động không chỉ đặt ra trong công tác nghiên cứu

khoa học pháp lý mà còn được đặc biệt chú ý trong quá trình xây dựng và hòan

thiện hệ thống pháp luật nứơc ta Day là những vấn đề tạo nền tang tư tưởng và lý

luận để hình thành các qui định và hệ thống các qui định, chế định về lao động Nó

là những nội dung có tinh chất cốt lõi xuyên suốt và chi phối tòan bộ ngành luật lao

Nhung bản thân vấn dé đối tương, phương pháp và nguyên tắc của ngành luật

không phải là vấn đề đã có sẵn hay có thể áp đặt Về bản chất, đây là vấn đề tưtưởng, vấn đề lý luận pháp lý Nó cũng thuộc thương tầng kiến trúc và do hạ tầng cơ

sở xã hội chi phối và là sự phản ánh sự tồn tại và phát triển khách quan của xã hội.Tùy theo quan điểm chính trị, tình hình kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử mà

vấn đề này được xác định phù hợp Nói cách khác, việc xác định đối tượng, phươngpháp và nguyên tắc của ngành luật phải tùy thuộc vào các yếu tố thuộc thượng tầng

kiến trúc và hạ tang cơ sở ở thời điểm xác định Nó có ý nghiã cả về chính trị , khoahọc và thực tiễn.

Dưới góc độ chính trị, vấn đề đối tượng, phương pháp và nguyên tắc của luật

lao động phản ánh ý chí và quan điểm chính trị cũng như chính sách về LD của Nha

nước Thông qua những nội dung này, Nhà nước xác định quan điểm, định hướngcông tác quản ly trong lĩnh vực lao động xã hội, xác định địa vị pháp lý ngừơi laođộng, ngừơi sử dung lao động, xác định quan hệ giữa họ với nhau và với Nhà nước

Trang 31

trong lĩnh vực lao động và các vấn đề có liên quan như phân chia lợi nhuận, giảiquyết tranh chấp

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, vấn đề đối tương, phương pháp và nguyên

tac của ngành luật lao động thể hiện sự phân định, sự kết hợp giữa các ngành luậtkhác nhau trong hệ thống pháp luật Việt nam Sự phân định và kết hợp này biểu hiện

kỹ thuật, trình độ lập pháp và cấu trúc khoa học của hệ thống pháp luật quốc gia.

Trên cơ sở đối tượng, phương pháp và nguyên tắc của luật lao động có thể khẳng

định sự độc lập và mối tương quan giữa luật lao động và một số ngành luật khác như

luật dân sự hay luật hành chính.

Sự xác định này còn mang lại ý nghiã thực tiễn to lớn Nó phản ánh thực trạng

lnh vực lao động xã hội trong từng thời kỳ phát triển, thể hiện năng lực và trình độ

quản lý Nhà nứơc trong lĩnh vực lao động xã hội, thể hiện tương quan kinh tế giữalực lượng nắm tư liệu sản xuất (ngừơi sử dung lao động) và lực lương lao động làmthuê, đánh giá sự thay đổi, tiến bộ về chất cũng như về hình thức của quan hệ laođộng trên toàn xã hội Trên thực tiễn ,linh vực lao động rất phức tạp, liên quan tất cả

lĩnh vực kinh tế và xã hội Các yếu tố đe chi phối tới quá trình xác định đối tương,

phương pháp và nguyên tắc cơ bản của luật lao động Đồng thời việc xác định các

vấn đề này lại đánh giá tính hiệu quả và tính hợp lý của việc giải quyết các vấn đề

phức tap tren

Như vậy, đối tượng, phương pháp và nguyên tắc co bản của luật lao động lànhững vấn đề rất quan trọng, nó vừa là yếu tố phản ánh, vừa là yếu tố chi phối quá

trình vận động, phát triển nội tại khách quan của ngành luật của đời sống chính trị

xã hội của đất nttoc Do đó, không thể tách rời sự phát triển pháp luật lao động rakhỏi sự phát triển chung của lịch sử đất nứơc, cũng không thé nghiên cứu tìm hiểu

đối tượng, phương pháp và nguyên tắc cơ bản của ngành luật tách khỏi mối tươngquan chung với điều kiện lịch sử mà nó tồn tại Điều đó cũng góp phần lý giải tạisao cũng vấn đề này nhưng trong cơ chế quan lý hành chính lại được xác định khácvới thời kỳ kinh tế thị trừơng hiện nay.

Khi xác định đối tuong, phương pháp và nguyên tắc cơ bản của luật lao động

cũng cần phải dựa trên những lý luận chung về Nhà nứơc và pháp luật Theo hệthống lý luận cơ bản đó, đối tương điều chỉnh của một ngành luật là nhóm quan hệ

xã hội cùng bản chất, đặc điểm trong một lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.Trong xã hội, các quan hệ xã hội tồn tại khách quan, đan xen với nhau rất phức tạp.

Việc xác định phạm vi từng nhóm quan hệ phải dựa vào bản chất, đặc điểm của nómà những vấn đề này không phải bao giờ cũng nhận thấy ngay được Trong lĩnhvực lao động , đặc điểm và bản chất của quan hệ lao động phụ thuộc vào quan hệ sở

hữu và chế độ chính trị Nếu Nhà nứơc chủ trương đa hình thức sở hữu, đa thành

phần kinh tế phát triển bình đẳng thì các quan hệ lao động sẽ mang yếu tố hàng

Trang 32

hóa - tiền tệ của nền kinh tế thị trường Nguoc lại, nếu chi ưu tiên hình thức sở hữu

Nhà nitoc và chủ trương chi phát triển kinh tế quốc doanh thi các quan hệ lao độnghình thành trên cơ sở kế hoạch của Nhà nước Song dù phát triển theo hướng nào thì

quan hệ lao động cũng thuộc các yếu tố của hạ tầng cơ sở xã hội và pháp luật lao

động - yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc - muốn tác động có hiệu quả phải lựa

chọn những cách thức, phương pháp tác động, điêu chỉnh phù hợp Mặt khác, sựđiều chỉnh của pháp luật lao động chỉ hiệu quả khi nó xác định được những nội

dung đồng bộ trong một mối liên hệ thống nhất Vì vậy, những nguyên lý, tư tưởng

chỉ đạo cần phải được đặt ra vừa như một xuất phát điểm vừa bao trùm, xuyên suốt,quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật lao động Đó là những phương hứơng

chung điều tiết các quan hệ lao động hay những nguyên tắc cơ bản của ngành luật.Yếu tố này cũng phải căn cứ vào bản chất của quan hệ lao động mà xác định những

Xác định các yếu tố trên và mối quan hệ giữa chúng là một vấn đề rất khó

khăn Vì vậy cần phải nghiên cứu tìm hiểu trên những cơ sở hợp lý và khoa học

nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật củanên kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ

1- Quan hệ hình thành trên cơ sở hợp đồng LD - Đối tuong của luật lao động.

- Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động, đó là một điều

hiển nhiên Trứơc đây ngừơi ta thừơng hiểu quan hệ lao động một cách chung chung

là quan hệ giữa con người và con người trong quá trình hợp tác, phân công lao động

xã hội Trong xã hội hiện đại quan hệ LD có thé được hiểu cụ thể hon Đó la quanhệ giữa những người tham gia thực hiện việc làm để hương lương (ngừơi lao động)

và những ngừơi cần thực hiện việc làm, có khả năng trả lương cho người thực hiệnviệc làm đó (ngừơi su dụng lao động) Khái niệm việc lam ở đây không trùng với

khái niệm một công việc cụ thể mà được hiểu như là một phương thức kiếm sống,

một hoạt động nghề nghiệp của ngừơi lao động Đồng thời nó xác định chức năng,

nhiệm vụ của một đơn vị, tổ chức sử dụng lao động hoặc nó cũng là một nghề, một

[ính vực ma cá nhân ngừơi sử dụng lao động họat động kinh doanh ( may, dệt, giáo

Trang 33

viên, thư ký, dịch vụ ) hay nó xác định nhu cầu thường xuyên trong cuộc sống củahọ ( thuê gia nhân, thư ký ) Người sử dụng lao động có can cứ vào nhu cầu việc

làm để tuyển lao động còn người lao động căn cứ vào sức khỏe, trình độ nghềnghiệp, mức lương để tìm việc làm Trong quan hệ này, ngừơi lao động làm việc

cho ngừơi khác và theo sự chỉ đạo của bên có nhu cầu thực hiện việc làm (ngườisử dụng lao động ) Như vậy, trong thời gian tham gia quan hệ, ngừơi lao động bị

phụ thuộc vào người sử dụng lao động, người tổ chức thiết kế và có nhu cầu thựchiện các công việc thuộc một việc làm nhất định Người lao động để được nhận

lương, họ thực hiện các họat động nghề nghiệp theo sự điều khiển của người sử dụng

lao động , ho bị người sử dung lao động quản lý, phân công, điều hành, ra mệnhlệnh, kiểm tra giám sát Do đó, người lao động được tra lương căn cứ chủ yếu

vào lượng lao động đã tiêu hao, không phải bao giờ cũng căn cứ vào kết quả cuốicùng của công việc Nhin chung, họ cũng không phải gánh vác rải ro trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Su phụ thuộc của người LD vào người sử dung LD này cóthể sẽ ở những mức độ khác nhau ở từng thời kỳ, từng khu vực, từng chế độ xã hội nhưng bao giờ cũng có va đó là độc điểm cơ bản nhất của quan hệ LD, là căn cứ

quan trong bậc nhất để phan biệt một quan hệ LD với những quan hệ xã hội khác cósử dụng LÐ.

Đối chiếu với những đặc điểm trên các chủ sở hữu nhỏ, những gia đình nông

dân canh tác trên ruộng đất Nhà nước giao cho mình, những người buôn bán, thợ thủcông tổ chức sản xuất kinh doanh theo cách của mình, sử dụng sức lao động củamình hay của những thành viên trong gia đình thì đó là họ cùng lao động chứ khôngphải tham gia quan hệ lao động.

Cũng không thuộc khái niệm quan hệ lao động những lĩnh vực có sử dụng sứclao động như một cá nhân hay một chủ hộ nào đó thuê một vài người thợ đóng đồ gỗđể sử dụng trong gia đình (không phải để sản xuất kinh doanh với mục tiêu thu lợinhuận) Giữa họ cũng có thể có thỏa thuận về thời gian làm việc, chất luong laođộng, tiền công nhưng những thỏa thuận này không xác lập quan hệ lao động Đó

là quan hệ chỉ trong một công việc cụ thể Trong quan hệ này, hai bên quan hệ chủ

yếu chỉ quan tam đến kết quả cuối cùng của công việc và tiền công (đã thỏa thuận

trước) Các bên hoàn toàn không tính đến điều kiện làm việc, lương lao động hao

phí nhiều hay ít và nhất là không có sự quản lý điều hành trực tiếp của người thuê

khoán Do vậy, những quan hệ này do luật dân sự điều chỉnh.

Nhu vậy có thé hiểu quan hệ lao động - đối tượng của luật LD là quan hệ liên

quan đến quyên và nghiã vụ của bên có sức lao động, có nhu cầu việc làm và bên cónh: cầu sử dụng sức lao động trong quá trình lao động Nó không phải là tất cả cácquan hệ có sử dụng lao động, cũng không phải là tất cả quan hệ giữa con người và

con ngừơi trong quá trình lao động.

Trang 34

- Các quan hệ lao động trong xã hội và đặc điển các quan hệ do luật lao

này, quan hệ lao động có thể bao gồm LD trong lực lượng vũ trang, Tòa án, Kiểm

sát, dân cử, lao động trong các đòan thể xã hội, hợp tác xã, trong các đơn vi sản xuất

kinh doanh dịch vụ và trong khu vực kinh tế hộ gia đình Một thời gian dài pháp

luật lao động nước ta cũng điều chỉnh hầu hết quan hệ lao động trên hình thức tuyển

dụng vào biên chế Nhà nước Nghị định 24 CP quy định về vấn dé này đã là căn cứquan trọng làm phát sinh quan hệ pháp luật LD suốt từ đầu những năm 1960 đến

cuối những năm 1980 Sự đồng hóa các quan hệ lao động như vậy đã làm cho sản

xuất kinh doanh bị biến dạng, vì mục đích chính, không phải để thu lợi nhuận mà

để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước Trong cơ chế thị trường điều đó không

thể chấp nhận được cũng như cơ chế thị trường không thể chấp nhận được sự phân

biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nứơc và các doanh nghiệp khác Vì vậy, muốnxác định đối tượng điều chỉnh của luật lao động phải nhận thức duoc tính chất khácbiệt của các quan hệ lao động nói trên và nếu như giữa chúng không có cùng thuộctính, đặc điểm thì không thể cùng do một ngành luật điều chỉnh.

Căn cứ vào tư cách của người lao động trong quan hệ, chúng ta có thể phân cácquan hệ lao động trên thành ba nhóm Nhóm thứ nhất là quan hệ lao động xác lập để

thực hiện các chức năng Nhà nước bao gồm quan hệ lao động của lực luong vũ

trang, Tòa án, Kiểm sát, lực lượng dân cử và công chức Nhà nứợc Nhóm này có đặc

điểm chung là nhóm quan hệ mang tính chất công quyền Vì vậy, sau khi tham gia

quan hệ, người lao động đồng thời là người mang quyền lực Nhà nước Tiêu biểu

nhất trong nhóm này là quan hệ lao động của các công chức Nhà nứơc Xét trên mộtphương diện nào đó thì công chức Nhà nước cũng thuộc giới những người lao động

trong xã hội và quan hệ giữa họ và Nhà nước cũng là quanhệ giữa người lao động và

người sử dụng lao động Song quan hệ này khác với các quan hệ lao động thông

thường ở chỗ sự phát sinh quan hệ LD không phải bằng việc giao kết một hợp đồngmà chủ yếu bằng sự tuyển dụng, bổ nhiệm Hơn nữa, các bên tham gia không hoàn

toàn bình dang mà mang tinh chất quyền uy và phục tùng Trong quan hệ các bên

không chi quan tâm đến công việc, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, đến sự haophi lao động mà còn chú ý đến địa vi người lao động Việc thiết lập quan hệ laođộng là việc xác định một địa vị khác của ngừơi lao động, một công chức Nhà nước,một nhân viên trong bộ may Nhà nước Các công việc của họ không chi mang tínhnghề nghiệp mà còn mang tính công vụ Vì vậy trách nhiệm của các công chức khi

Trang 35

thực hiện công việc không còn nguyên nghĩa là trách nhiệm nghề nghiệp mà là trách

nhiệm của một nhân viên Nhà nứơc, thực hiện chức nang Nhà nifoc Do địa vi này,

họ không còn là người lao động bình thường làm việc cho người khác và hưởng

lương theo sự thoả thuận giữa hai bên mà theo các thang bảng, mức lương được Nhànước khống chế tương đối chặt chẽ, đơn phương quyết định khi tuyển dụng, thăng

thưởng Nhà nước là người sử dụng lao động của công chức Nhà nứơc nhưng công

chức Nhà nước lại nhân danh Nhà nước khi tiến hành công vụ Đại diện cho Nhà

nước - ngừơi sử dụng lao động là thủ trưởng các cơ quan Nhà nước cũng có quyền

quản lý, điều hành, kiểm tra công việc của các công chức Nhà nước nhưng chính thủ

trưởng cơ quan Nhà nước đó cũng lại là một công chức Nhà nước, cùng chung chếđộ làm việc và chế độ hưởng thụ do Nhà nước đài thọ, cũng chịu sự quản lý của Nhànước Do địa vi và tầm quan trọng trong công việc của họ, quyền và nghĩa vụ giữacác bên không chỉ liên quan đến quá trình lao động mà còn bị chi phối mạnh mẽ của

yếu tố hành chính Những tranh chấp, bất đồng giữa họ cũng thường được giải quyết

bằng thủ tục hành chính Quan hệ này vì vậy không còn là quan hệ lao động đơn

thuân mà mang nặng màu sắc của quan hệ hành chính nên cần phải để luật hành

chính điều chỉnh.

Tương tự như vậy các quan hệ lao động của lực lượng vũ trang, lực lương Tòa

án, Kiểm sát và của các đại biểu dân cử cũng không phải là quan hệ lao động theo

đúng nghiã của nó Các quan hệ này sẽ do các ngành luật khác điều chỉnh (luật hành

chính, luật nhà nứơc, luật nghia vụ quân sự ).

Nhóm thứ hai là quan hệ lao động trong các hợp tác xã, các tổ chức xã hội Các

quan hệ này hình thành bằng hình thức làm đơn gia nhập và kết nạp thành viên.Người lao động trong các tổ chức này nếu đồng thời là thành viên của chính tổ chứcmình thì quan hệ giữa họ (người lao động và tổ chức họ làm việc) cũng không phải

là quan hệ lao động đơn thuần Ở đây người lao động sau khi là thành viên họ có

quyền cùng các thành viên khác quyết định các công việc chung của tổ chức Giữacác bên cũng có sử dụng sức lao động, có sự phân công, điều hành, quản lý, kiểmtra nhưng đó là sự tự quản lý phân công giữa các thành viên với nhau theo qui chếmà tất cả các thành viên đều tham gia xây dựng Vì vậy, quan hệ giữa các bên (cácthành viên trong tổ chức và tổ chức của họ thông qua người đại diện) là quan hệ nộibộ, không chỉ liên quan đến quá trình lao động mà còn là tổng hợp các quan hệ sởhữu (tài sản chung của tổ chức) quản lý (xây dựng qui chế, nội qui, bầu ra các chứcdanh trong bộ máy điều hành) và phân phối (nếu có) Người lao động tham gia quanhệ này với tư cách của một thành viên, không phải người có sức lao động cho người

khác thuê mướn để nhận lương Đây là nhóm quan hệ nội bộ trong một tổ chức tự

nguyện do luật các tổ chức xã hội, luật hợp tác xã và qui chế nội bộ của họ điều

chỉnh.

Trang 36

Nhóm cuối cùng là quan hệ lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch

vụ của các thành phần kinh tế cũng như trong lĩnh vực kinh tế hộ gia đình Nếu

trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để làm kinh tế hay phục vụ các sinh hoạtgia đình, các tổ chức, gia đình, cá nhân có nhu cầu nhân lực, nhu cầu sử dụng lao

động thì thuê mứơn Quan hệ lao động phát sinh chủ yếu trên cơ sở giao kết hợpđồng LD Trong quá trình sử dụng người lao động bị phụ thuộc về tổ chức quản lý

nhưng lợi ích mục đích giữa hai bên tương đối độc lập Người lao động chỉ là ngừơi

đi làm thuê cho người khác để hưởng lương Họ có thể có tài sản (thậm chí có tài sản

ở ngay doanh nghiệp sử dụng họ) hoặc không nhưng trong quá trình lao động bao

gid họ cũng bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động về mặt kinh tế, do vậy cũng biphụ thuộc cả về mặt tổ chức, quản lý Sự phụ thuộc về tổ chức quản lý thuộc về bản

chất quan hệ lao động còn sự phụ thuộc về kinh tế trên cơ sở tất cả tài sản trong sảnxuất kinh doanh đều thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng của người sửdụng lao động Người lao động chỉ có sức lao động đóng góp vào quá trình đó hay

nói cách khác, sức lao động là phương tiện duy nhất để bảo đảm cuộc sống cho họ

và họ chịu sự quyết định về phân phối của người sử dụng lao động trong quá trìnhlao động đó Về địa vị trong một đơn vị, họ có thể là viên chức các loại (kinh tế,

hành chính, pháp lý, thương mại, tài chính ) là thợ, là công nhân trực tiếp, công

nhân phục vụ sản xuất, người làm thuê nhưng không bao giờ họ được quyết địnhcác vấn đề quản lý điều hành công việc của đơn vị, mặc dù họ cũng có quyền tham

gia vào một vài lĩnh vực nào đó trong quan lý, kinh doanh.

Ngừơi sử dụng lao động là người chủ tư liệu sản xuất đồng thời là người quản

lý điều hành đơn vị Cũng có thể họ là người được chủ tư liệu sản xuất thuê mướn,bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lý điều hành đơn vị và được toàn

quyền sử dụng và trả công cho ngừơi lao động Thông thường, họ là người đứng đầumột đơn vi (giám đốc) có quyền quyết định mọi vấn đề trong đơn vị đó, không phụthuộc vào phía bên kia - người lao động.

Tiền lương (công) trả cho người lao động do các bên thỏa thuận căn cứ vào yêucầu việc làm, khả năng người lao động, điều kiện làm việc trong đơn vị và tình hìnhlao động và sử dụng lao động trong xã hội Trong quá trình tham gia quan hệ, ngườilao động bao giờ cũng chỉ là người có sức lao động cho người khác sử dụng để nhận

lương, còn bên kia không với tư cách nào khác ngòai tư cách của người cần sức lao

động, sử dụng sức lao động của người khác để thực hiện công việc của mình, trả

lương cho người thực hiện công việc Với tư cách đó, nếu giữa họ có tranh chấp vềquyền và nghĩa vụ liên quan đến quá trình lao động thì hai bên đều có thể là nguyên

đơn, bi đơn trứơc Tòa.

Vì vậy quan hệ giữa họ đích thực là quan hệ mua bán sức lao động trên thịtrường lao động Quan hệ này xuất hiện một cách tự nguyện trên cơ sở nhu cầu, lợiích của các bên Nó có thể hình thành giữa bất kỳ ngừơi lao động và người sử dụng

Trang 37

lao động nào trong xã hội và luôn mang màu sắc của quan hệ hàng hóa - tiền tệ Đâylà quan hệ lao động đặc trưng của nền kinh tế thị trường.

Như vậy, họat động của con người trong xã hội rất đa dạng và phong phú, baogồm nhiều lĩnh vực nên quan hệ lao động mà họ tham gia cũng có những đặc trưng

khác nhau Tuy nhiên, khi phát triển kinh tế thị trường thì họat động quan trọng, bao

trom nhất trong xã hội là sản xuất kinh doanh dich vụ nên quan hệ lao động giữangừơi làm công ăn lương và người sử dụng lao động là quan hệ lao động tiêu biểu.Nó được hình thành trên nền tang của thị trường và mang đặc trưng của quan hệkinh tế thị trường Các quan hệ này phải do luật lao động điều chỉnh theo hướng điều

tiết thị trường : đảm bảo quyền tự do tự chủ và lợi ích chính đáng cho các chủ thể ;Nhà nước khuyến khích phát triển nhưng không can thiệp trực tiếp mà tạo hành lang

hợp lý đủ cho các bên có thể vận động được theo qui luật thị trừơng và đủ để ngăn

chặn các hướng phát triển tiêu cực Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, chỉ có quan

hệ lao động giữa người làm công ăn lương và người sử dụng lao động mới thuộc đối

tượng điều chỉnh của luật lao động Luật LD của hầu hết các nước phát triển, nhất là

các nước ASEAN có điều kiện kinh tế xã hội gần giống nước ta cũng điều chỉnh

theo hướng này.

Trên thực tế, người ta có thể gọi những quan hệ này là quan hệ chủ - thợ, quanhệ thuê mướn lao động, quan hệ mua bán sức lao động hay quan hệ hợp đồng laođộng (trong luận án này, chúng tôi gọi tắt là quan hệ lao động) Song, về bản chất,đây là mối quan hệ hình thành trong quá trình lao động giữa chủ tư liệu sản xuất

(người sử dụng lao động) hoặc người do phân công lao động mà ở vị trí chủ sử dụnglao động, với người lao động trong đó ngừơi lao động làm việc với mục đích lấy tiềncông và thuộc quyền điêu hành của người sử dụng lao động trong thời gian làm việc.Nhìn chung, quá trình lao động thực chất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức

lao động dưới hình thức thuê mướn.

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động này sẽ ngày càng phát triển bởi

sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh đòi hỏi phải tập trung vốn ở mộtmức độ nhất định và vốn phải được giao cho người có khả năng và được đào tạo

nghiệp vụ quản trị kinh doanh để kinh doanh có hiệu quả Những người có ít vốncũng sẽ chọn hình thức kinh doanh gián tiếp (mua cổ phiếu để hửơng lãi) còn bản

thân họ vẫn tham gia quan hệ lao động để hửơng lương Ở các vùng nông thôn, nông

dân tuy có ruộng đất nhưng thiếu vốn hoặc thiếu kinh nghiệm làm ăn rồi cũng sẽ

nhượng quyền sử dụng đất cho người khác để trở thành người làm công cho chính

người đó hoặc chuyển sang làm nghề khác Theo các tác giả của đề tài "các vấn đề

lao động va xã hội đến năm 2000" thì đến năm 2000 nứơc ta có khoang 11 triệu

người tham gia quan hệ làm công ăn lương, chiếm tới 32% tổng số lao động danglàm việc trong xã hội Day là con số khang định xu hướng " làm công ăn lương hóa”quan hệ lao động.

Trang 38

Như vậy, quan hệ làm công ăn lương không chỉ là quan hệ tiêu biểu của nền

kinh tế thị trường mà nó còn là quan hệ lao động chủ yêú trong xã hội Tất cả các

nước phát triển, trong khu vực và trên thế giới đều khuyến khích phát triển quan hệlao động này và đó là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng kinh tế xã hội."Lam công ăn lương hóa” quan hệ lao động cũng là biện pháp để "đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong lĩnh vực lao động xã hội ở nứơc ta như mục tiêu Đạihội Dang VII đã đề ra Đó cũng là một trong những cơ sở xác định đối tượng điều

chỉnh của luật lao động : chỉ điều chỉnh quan hệ làm công ăn lương theo hướng phùhợp và tạo điều kiện cho các quan hệ này ngày càng phát triển.

- Đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt nam.

Nhìn chung, đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động hiện hành cũng đã

phản ánh được xu hướng và đáp ứng được những đòi hỏi của vấn đề lao động, sử

dụng và quản lý lao động trong cơ chế thị trường Theo qui định của Bộ luật laođộng và hệ thống các van ban qui định chi tiết và hứơng dẫn thì đối tượng diều

chỉnh của luật lao động đã được xác định tương đối cụ thể Đó là "quan hệ lao độnggiữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động" Ngoài ra, đểđiều chỉnh đồng bộ, toàn diện, thống nhất quan hệ lao động này, luật lao động còn

điều chỉnh cả " các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động” nói trên(điều 1 Bộ luật lao động).

Quan hệ lao động là đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động hiện hànhđược hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động bao gồm :

- Quan hệ lao động giữa người làm công ăn lương Việt nam với người sử dụng

lao động là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong

- Quan hệ giữa người lao động không phải là các nhân viên Nhà nứơc (côngchức nhà nttoc, lực lương vũ trang, người được bầu, cử trong các co quan quyền lực)

với các cơ quan Nhà nước.

- Quan hệ giữa người lao động Việt nam với người sử dụng lao động trong cácdoanh nghiiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài, trong các cơ quan tổ chức nước ngòai hoạtđộng hợp pháp tại Việt nam.

- Quan hệ lao động giữa người nước ngoài với các tổ chức, cá nhân được phépsử dụng lao động là người nước ngoài tại Việt nam.

Như vậy, pháp luật lao động đã phân định tương đối rõ "chế độ lao động đốivới công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu cử hoặc bổ

nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc cácđòan thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội khác và xã viên hợp tác xã"

(D 4 - BLLD) do các ngành luật khác điều chỉnh Việc tách các quan hệ lao động

Trang 39

của các đối tượng trên ra khỏi đối tương điều chỉnh của Bộ luật lao động là một bứơctiến dài, một bứơc thay đổi phát triển về chất của pháp luật lao động nói chung và lýluận về đối tượng điều chỉnh của luật lao động nói riêng Từ khâu cơ bản là xác định

đối tượng điều chỉnh phù hợp, luật lao động hiện hành là pháp luật của nền kinh tế

thị trường trên cơ sở và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đó.

Ngoai ra, pháp luật lao động hiện hành còn điều chỉnh một số quan hệ liên

quan trực tiếp đến quan hệ lao động Đó là những quan hệ phát sinh từ quan hệ lao

động, gắn liền với quá trình lao động và có ảnh hửơng trực tiếp đến quan hệ lao

động, bao gồm :

- Quan hệ về việc làm và đào tạo nghề.

- Quan hệ giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động (hoặc đại

diện của giới sử dụng lao động).

- Quan hệ về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động.

- Quan hệ về bảo hiểm xã hội cho người lao động.

- Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động.

- Quan hệ về quản lý, thanh tra Nhà nước về lao động và xử lý các vi phạm

pháp luật lao động.

Pham vi điều chỉnh của pháp luật lao động đối với những quan hệ này cũng chiở những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, không phải tất cả các vấn đề giữacác chủ thể của các quan hệ đó Đây cũng là những quan hệ thực sự cần thiết tronglnh vực lao động Quan hệ lao động sẽ không thể phát triển và ổn định nếu không

có quan hệ về việc làm và đào tạo nghề Điều kiện lao động và lợi ích của các bên

trong quan hệ lao động sẽ không thể hợp lý nếu pháp luật lao động không điều chỉnh

quan hệ giữa các đại diện, quan hệ về bồi thường, quan hệ về bảo hiểm Quan hệ lao

động cũng không thể phát triển bình thường hoặc các qui định của pháp luật, cácthỏa thuận hợp pháp của các bên sẽ không có khả năng được thực hiện nếu không có

quan hệ giải quyết tranh chấp, quan hệ quản lý thanh tra lao động Đáng chú ý nhấtlà các quan hệ mới hình thành trong nền kinh tế thị trường, gắn bó chặt chẽ với quanhệ hợp đồng LD như quan hệ việc làm, học nghề đã được luật LD điều chỉnh Cac

quan hệ khác như quan hệ bồi thường thiệt hại, Bảo hiểm xã hội, giải quyết tranhchấp LD cũng được điều chỉnh theo hướng mới : tôn trọng quyền sở hữu của người

sử dụng LÐ và quyền tự do thoả thuận của các bên trong quan hệ bồi thường, mở

rộng đối tượng tham gia bảo hiểm, cân bằng giữa đóng và hưởng bảo hiểm, giảiquyết tranh chấp LD chủ yếu bằng hoà giải và trọng tài có đại diện của các bên thamgia và quyền đình công của người LD được ghi nhận Pháp luật lao động điều

chỉnh tất cả các quan hệ liên quan này theo hứơng xoay quanh một trục chính là

quan hệ LD hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động ; hay nói cách khác, quan hệ

Trang 40

lao động là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật lao động Việt Nam trong nề kinhtế thị trường.

2- Thoả thuận, mệnh lệnh, sự tham gia của công đoàn - những phươngpháp điều chỉnh của Luật lao động.

Trong khoa học pháp lý vẫn tồn tại một khái niệm chung : Phương pháp điêuchỉnh của pháp luật là tập hợp tất cả những cách thúc biện pháp tác động của phápluật lên các quan hệ xã hội thuộc đối tương điều chỉnh : Song hiểu như thế nào làcách thức, biện pháp tác động của một ngành luật và phạm vi của nó thì hiện nay

còn nhiều quan điểm chưa thống nhất

Có quan điểm cho rằng, mọi cách thức biện pháp tác dộng của luật lao động

với những màu sắc pháp lý khác nhau lên tư tưởng, ý thức, hành vi của những cá

nhân, tổ chức tham gia quan hệ lao động đều là các phương pháp điều chỉnh của

luật lao động Như vậy, phương pháp ¢ điều chỉnh của luật lao động trùng với sự tác

động của pháp luật lao động nói chung Thự điều chỉnh pháp luật chỉ là quá trình Nhà

nứơc dùng pháp luật tác động lên các hành vi của các thành viên trong xã hội nhằmđạt được những mục đích đề ra Phương pháp điều chỉnh của luật lao động cũng chỉlà phương pháp tác động đến cách xử sự của các bên trong quan hệ lao động đựơcpháp luật lao động điều chỉnh Các sự tác động khác đến tư tưởng, ý thức, tâm lý con

người là tất nhiên trong quá trình tồn tại của pháp luật lao động, song nó không nằmtrong khái niệm "điều chỉnh pháp luật" nên không thể gọi đó là các phương phápđiều chỉnh của luật lao động.

Cũng có quan điểm đưa ra phương pháp điều chỉnh là cách thức sử dụng phápluật lao động để mô hình hóa và định hứơng các quan hệ lao động Như vậy sẽ trùngvới nội dung của luật LD vì nội dung của luật lao động không phải là cái gì khác

ngoài sự mô hình hóa các quan hệ lao động trong xã hội (thông qua qui định điều

kiện chủ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý, cơ sở phát sinh chấm dứt một quan hệ laođộng) để định hứơng, để điều chỉnh các quan hệ lao động trên thực tế theo mô hìnhchung đó.

Nếu cho rằng cách thức tác động của luật lao động lên các quan hệ lao động là

"cho phép” "qui định” hay "ngăn cấm" thì lại có thể nhầm lẫn giữa phương phápđiều chỉnh của luật lao động nói chung và sự tác động trực tiếp của các qui phạm

pháp luật lao động vào quan hệ lao động Xét đến cùng, không phải chỉ có qui phạm

pháp luật lao động mới tác động đến các quan hệ lao động bằng cách đó mà tất cảcác qui phạm pháp luật nói chung, thậm chí cả các qui phạm xã hội cũng đều sửdụng cách tác động đó, chỉ khác nhau ở tinh cữơng chế thực hiện mà thôi Như vậy,

cụ thể hơn có thể hiểu phương pháp điều chỉnh của luật lao động là những cách thức

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN