1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động giúp việc gia đình - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

261 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 261
Dung lượng 59,41 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

MÃ SỐ: LH-2016-23/ĐHL-HN

Chi nhiệm dé tài : TS Đỗ Thị Dung

Thu ký đề tài : Th.S Doan Xuân Trường

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH - THỰC

MÃ SỐ: LH-2016-23/DHL-HN

Chi nhiệm dé tài : TS Đỗ Thị Dung

Thư ký dé tài : Th.S Đoàn Xuân Trường

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CUU

TT TÊN CHUYEN DE

1 | Một số van dé lý luận về LDGVGD và pháp luật LDGVGD.

2 | Pháp luật quốc tê và một sô quốc gia về lao động giúp việc gia đình -những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

3 | Pháp luật vê hợp đông lao động đôi với lao động giúp việc gia đình

6 | Pháp luật vê xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chap lao động trong lĩnh vực lao động giúp việc gia đình.

7 | Thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động giúp việc gia đình tại Việt

Nam và một sô kiên nghi.

Trang 4

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

TT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ NHIỆM VỤ

: - Chủ nhiệm đề tài

1 | TS Đô Thị Dung Đại học Luật Hà Nội `- Tác giả chuyên đê 01

2 | PGS,TS Trần Thị Thúy Lam | Đại học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên đề 03

3 | PGS,TS Nguyễn Hiền Phương | Dai học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên dé 05 4 | Th.S Hà Thị Hoa Phượng Dai học Luật Ha Nội | - Tác gia chuyên đề 07

_| - Thư ký đề tài

5 | Th.S Doan Xuân Truong Dai hoc Luật Hà Nội `- Tác giả chuyên đê 02

6 | Th.S Nguyễn Tiến Dũng Đại học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên đề 04

7 | Th.S Tran Thị Kiều Trang Đại học Luật Hà Nội | - Tác giả chuyên đề 06

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 6

MỤC LỤC

LOT MO ĐẦU :-55: 22222 1222212221122 re | PHAN THỨ NHÁT: BAO CAO KET QUÁ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 10 Chương 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VE LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC 0/6))00):00015 11 1.1 Một số van đề ly luận về LDGVGD và pháp luật LĐGVGĐ 11

1.1.1 Lao động giúp việc gia đÌÌHHh c2 3112111911118 118111 1kg 11

1.1.2 Pháp luật về lao động giúp việc gia đình, - 2 2©s+ce+eer+xereeei 16 1.2 Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về LĐGVGĐ - những bài học kinh nghiém cho Viét Nam 0 -Ụ 24 1.2.1 Quy định của pháp luật quốc tế về LDGVGD uoeseecececssceescsseesesesesseseseees 24 1.2.2 Quy định của pháp luật một số quốc gia về LĐGVGĐ, - 552 26

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm cho Việt NAM - 5555 << s* +53 31

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE LAO DONG GIÚP VIỆC GIA DINH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIEN THUC HIỆN 33

2.1 Thực trạng pháp luật hiện hành về LDGVGD ở Việt Nam 33

2.1.1 Thực trạng pháp luật về HĐLĐ đối với LĐGVGĐ, -5c 5555: 33 2.1.2 Thực trạng pháp luật về diéu kiện lao động đối với LĐGVGĐ 36 2.1.3 Thực trạng pháp luật về điều kiện sử đụng lao động đối với LDGVGD 38 2.1.4 Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và giải quyết tranh chấp lao động đối với LĐŒWĐ - + + ‡Ek‡E‡+E‡EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EEEe ket 40

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật LDGVGD ở Việt Nam và nguyên nhân 42

2.2.1 Thực tiên thực hiện pháp luật về LDGVGD ở Việt Nam : 42 2.2.2 Nguyên nhân của những tÔn tại «+5 ©s+E+E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEerkerrkerkd 49 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAMM - - 6S E1 1 11111111111 1111111 ket 51 3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về LĐGVGĐ - 52s SE 1E 111121111110111111111111111 11111111 51

3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về LĐGVGĐ 25-25: 53

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện quy định thuật ngữ LG WT) cS+ + ++skEksseekesexrs ad 3.2.2 Hoàn thiện quy định về HDLD đối với LĐGWŒĐ 5c ©ccsccccs2 54 3.2.3 Hoàn thiện quy định về điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ 35 3.2.4 Hoàn thiện quy định về điều kiện sử đụng lao động đối với LĐGVGĐ 56 3.2.5 Hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp lao động

đối với LDŒW(P) 52-252 2EEt92211221122112211222112111.1112111.11 kg 38

3.2.6 Hoàn thiện các Quy định khiáC - c c3 VE+eEE+seekeeeeseseeeeres 60

3.3 Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về LDGVGD 62

PHAN THỨ HAI: CÁC CHUYEN ĐÈ NGHIÊN CỨU DE TAI 67 Chuyén dé 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE LAO DONG GIUP VIEC GIA DINH VA PHAP LUAT LAO DONG GIUP VIEC GIA ĐÌNH như 68

1 Lao động giúp việc gia đình - - - c1 111121113 1111111111 11 1 111 g1 ng ru 68 2 Pháp luật về lao động giúp việc gia đình - - + ecx+EeExeErkerkrrerkees 81 Chuyén dé 2 PHAP LUAT QUOC TE VA MOT SO QUOC GIA VE LDGVGD - NHUNG BAI HỌC KINH NGHIEM CHO VIỆT NAM 94

1 Quy định của tô chức lao động quốc tế về LĐGVGĐ ¿2 2s: 94 2 Quy định của pháp luật một số quốc gia về LĐGVGĐ 2-5-c5¿ 103 3 Những kinh nghiệm cho Việt Nam - ¿+ + 3£ E++vkEseeereeeeees 117 Chuyén dé 3 PHAP LUAT VE HOP DONG LAO DONG DOI VOI LAO DONG GIUP VIEC GIA DINH - THUC TRANG VA MOT SO KIEN 1 Khai niệm và sự cần thiết phải quy định về HDLD đối với người giúp việc 28) 0 ÂdẦ 126

2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về HĐLĐ giúp việc gia đình và thực tiễn

thực hiỆn .- - - << - E2 00 12222233331101 1111111119905 0111k k HT 1 kg 230 129

3 Một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về HDLD giúp việc gia đình . ¿2 2+seE+Eererreered 142

Trang 8

Chuyên đề 4 PHÁP LUAT VE DIEU KIỆN LAO DONG DOI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA DINH - THUC TRANG VA MỘT SO KIÊN

1 Khái quát về điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ - 25-52 cs¿ 145 2 Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ 146

3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ 160

Chuyén dé 5 PHAP LUAT VE DIEU KIEN SU DUNG LAO DONG DOI VOI LAO DONG GIUP VIEC GIA DINH - THUC TRANG VA MOT SO KIÊN NGHIO 0 ccccccsccccscccscscsseseseesscsesscsessesscesssssesansvesvsncsesassneesens 165

1 Khái quát về điều kiện sử dung lao động đối với lao động giúp việc gia

2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về điều kiện sử dụng lao động đối với lao

HH gTÚnp WT EVEL, IN ins cnt tinned minivans hit cdgoumdkg Eozgh hảngđó nam 168 3 Một số kiến nghị ¿- 2 S6 ESE‡ESEEEE*EEEEEE11111111111111111111111 11111 183 Chuyên đề 6 PHÁP LUAT VE XỬ LÝ VI PHAM PHÁP LUẬT VÀ

GIẢI QUYET TRANH CHAP TRONG LĨNH VUC LDGVGD 189

1 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực LOGVĐ Ăc S2 1S xsvserkg 189 2 Giải quyết tranh chấp lao động trong lĩnh vue LĐGVGĐ 200 Chuyên đề 7 THỰC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE LAO DONG GIÚP VIỆC GIA DINH TẠI VIET NAM VA MOT SO KIÊN NGHỊ 2 ¡0 1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về LDGVGD tại Việt Nam : 210

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động giúp việc gia đình có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu Trên thế giới, hiện có khoảng 52,6 triệu LDGVGD và ngày càng gia tăng, nhất là ở các nước đang phát triển Vì thế, pháp luật của

nhiều nước trên thế giới, từ lâu, đã rất quan tâm đến lao động này Đặc biệt, năm

2011, ILO đã ban hành Công ước số 189 về việc làm bền vững đối với

LĐGVGĐ, trong đó quy định cu thé về khái niệm LDGVGD cũng như quyên,

nghĩa vụ cua LDGVGD, chủ sử dụng LDGVGD nhằm bảo đảm tốt hơn việc làm cũng như thu nhập cho LDGVGD.

Ở Việt Nam, LDGVGD đã tồn tại từ rất sớm trong đời sống xã hội Tuy

nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì quan niệm về LĐGVGĐ khác nhau Trong nền kinh tế thi trường, với tư cách là hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cắm nên LDGVGD được thừa nhận và quy định trong BLLD năm 1994.

Nhằm phù hop hơn với thực tế đời sống, BLLD năm 2012 đã dành một mục (mục 5 Chương 11) gồm 5 điều quy định cụ thể về LDGVGD Ngày 7/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết

thi hành một số điều luật này của BLLĐ Đồng thời, dé bảo đảm cho các quy

định này được thực thi có hiệu quả trên thực tế, Bộ Lao động, thương binh và xã

hội đã ban hành Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 27/2014/NĐ-CP.

Có thé thay rằng, các quy định về LDGVGD của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn là điểm mới và là bước ngoặt quan trọng tạo cơ sở pháp lý dé bảo vệ việc làm, thu nhập và các quyền lợi khác cho LDGVGB, tạo sự bình

dang giữa những NLD trong thực hiện quyền tự do việc làm và bảo đảm thu nhập, ôn định đời sống Song, qua 4 năm thực hiện, quy định về LĐGVGĐ của BLLD năm 2012 cũng dan bộc lộ một số van dé bat cập như: thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi của LDGVGD sống cùng gia đình NSDLĐ chưa phù hop,

Trang 10

việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ trả lương cho LĐGVGĐ là

không hợp lý, chưa quy định về đào tạo nghề cho LĐGVGĐ, chưa quy định các

hành vi xúc phạm nhân phẩm, thân thé, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật LDGVGD còn thấp, chưa đủ nghiêm khắc và có tinh ran de, v.v

Từ bất cập này đã dẫn đến tình trạng các bên nhất là chủ gia đình không

tuân thủ pháp luật, xâm phạm các quyên và lợi ích hợp pháp của LDGVGD Đó

là không trả lương day đủ cho LDGVGD, yêu cầu LDGVGD làm việc cả ngày và đêm không được trả tiền lương làm thêm giờ, làm đêm, không được nghỉ

hăng tuần, hang năm Nhiều trường hợp LDGVGD bị đánh đập dã man’, bị bỏ đói, bị quấy rỗi tình dục Ngược lại, tình trạng LDGVGD vi phạm pháp luật như bạo hành thành viên trong hộ gia đình, trộm cắp tài sản của chủ nhà cũng xảy ra phổ biến Trong khi đó, LDGVGD không ngừng gia tăng trong những

năm gần đây Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động quốc

gia, số lượng LDGVGD trong năm 2015 tăng khoảng 63% so với năm 2008 (từ 157.000 lên 246.000 lao động)” Dự báo đến năm 2020, ở Việt Nam sẽ có khoảng 350.000 lao động giúp việc”.

Ngoài ra, trong xu hướng chung của pháp luật quốc tế cũng như yêu cầu đặt ra của pháp luật lao động trong bối cảnh hội nhập, cần thiết phải bảo đảm quyền lợi các bên trong quan hệ LDGVGBD, nhất là bảo đảm vị thế và việc làm bền vững cho LĐGVGĐ.

Từ những lý do trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật

lao động Việt Nam về lao động giúp việc gia đình - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa hết sức quan trọng Kết quả nghiên cứu của đề

2012051607559689.htm Cập nhật ngày 5/12/2016.

? GFCD (2013) Báo cáo kết quả nghiên cứu nhận thức và nhu cau của người dân và xã hội về LDGVGD tai 3

tỉnh Nam Định, Khanh Hòa, Vinh Long.

3 Quỳnh Chi, Hội thảo “Tiêu chuẩn năng lực nghệ giúp việc gia đình”: Năm 2020 sẽ có 350.000 người giúp việcgia — đình, Nguồn: _

http:/laodong.com.vn/cong-doan/nam-2020-se-co-350000-nguoi-giup-viec-gia-dinh-380717.bld Cập nhật ngày 5/3/2017.

2

Trang 11

tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động giảng dạy môn Luật lao động đối với sinh viên toàn trường, đặc biệt là môn học Luật lao động 2 đối với sinh viên Khoa pháp luật kinh tế của các giảng viên trong Tổ bộ môn Luật lao

động; cho hoạt động nghiên cứu của sinh viên; cho các nhà hoạt động thực tiễn

và đông đảo LDGVGD, NSDLD sử dung LDGVGD, cũng như những người

quan tâm đến lĩnh vực LDGVGD và pháp luật về LDGVGD.

2 Tình hình nghiên cứu

Qua khảo cứu, chúng tôi thấy rằng, đã có nhiều công trình khoa học

nghiên cứu về LDGVGD Nhưng chủ yếu là nghiên cứu dưới góc độ xã hội Đó là sách: “Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý” của TS Ngô Thị Ngọc Anh, Nxb Lao động - xã hội, năm 2010 Cac bai viết đăng trên các tạp chí: “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình và thái độ của cộng đồng” của đồng tác giả Phạm Thị Huệ và Lê Việt Nga đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu gia đình và giới số 6/2008; “Một số van đề xã hội của LDGVGD ở

đô thị hiện nay” của tác giả Trần Thị Hồng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 2/2011 Các bài viết trên các website: Lâm Vũ: “Sức khỏe người giúp việc gia đình ít được quan tâm”, nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/589406/suc-khoe-nguoi-giup-viec-gia-dinh-it-duoc-quan-tam, truy cập ngày 12/9/2016; TS Ngô Thị Ngọc Oanh: “Những bất cập trong quản lý LĐGVGĐ”,nguồn:http:/www,nhandan.com.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_

chuyende?item/20345202.html, truy cập ngày 5/3/2017; Quỳnh Chi, Hội thao

“Tiêu chuẩn năng lực nghề giúp việc gia đình”: Năm 2020 sẽ có 350.000 người giúp việc gia đình, Nguồn: http://laodong.com.vn/cong-doan/nam-2020-se-co-350000-nguoi-giup-viec-gia-dinh-380717.bld, truy cập ngày 5/3/2017 Hai

Bình: “7,1% LĐGVGĐ là trẻ em”, nguồn:

http://ww.thanhnien.com.vn/pages/20130612/7-1-lao-dong-giup-viec-gia-dinh-la-tre-em.aspx, truy cap ngay 10/10/2016;

Ở góc độ pháp luật, trong quá trình tiến hành các dự thảo sửa đôi BLLD

năm 2012, việc nghiên cứu, đánh giá, đê xuât sửa đôi, bô sung các quy định của

Trang 12

pháp luật về LDGVGD luôn được các cơ quan, ban ngành liên quan quan tâm Vì lẽ này nên có một số tài liệu, báo cáo, hội thảo khoa học có nội dung liên quan đến dé tài nghiên cứu Đó là: “Tai liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài ” năm 2010 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Nxb Lao động - xã hội Các báo cáo: “Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc

té và Việt Nam liên quan đến LDGVGD” năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng; “Báo cáo tóm tắt tổng quan tình hình LĐGVGĐ tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2013” năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng Hội thảo: “Tham van

LĐGVGĐ: nhận điện và định hướng chính sách ” năm 2010 của Liên hợp quốc

- Quỹ hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ - Bộ Lao động, thương

binh và xã hội; Hội thảo: “Cuộc họp tham vấn quốc gia về việc làm bên vững cho những NLP giúp việc gia đình ” năm 2010 của Văn phòng ILO và Bộ Laođộng, thương binh và xã hội.

Hiện có một số bài viết đăng trên các tạp chí Đó là bài viết: “Van dé trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố lón” của tac giả Chu Mạnh Hùng

đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2005; Bài viết: “Pháp luật về lao động là người

giúp việc gia đình và kiến nghị hoàn thiện” của tac giả Đào Mộng Điệp đăng

trên Tạp chí Luật học số 12/2014; Bài viết: “Quản lý nhà nước về LDGVGD

-Từ pháp luật đến thực tiễn thực hiện” của tác giả Đào Mộng Điệp và Trương

Thanh Khôi đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2017 Những bài viết này, với mục đích nghiên cứu riêng, có đề cập đến một số nội dung về pháp luật LDGVGD,

song chưa đề cập đầy đủ các vấn đề lý luận cũng như nghiên cứu toàn diện về

thực trạng pháp luật và tiễn thực hiện pháp luật về LDGVGD ở Việt Nam.

Ngoài tạp chí, còn có các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về LDGVGD Đó là luận văn với dé tài: “7c trạng lao động là người giúp việc gia đình ở Việt

Nam và một số kiến nghị” của học viên Nguyễn Thị Lam, Trường Đại học Luật

Hà Nội, bảo vệ năm 2013; Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Lao động là người giúp việc gia đình theo BLLĐ năm 2012” của học viên Nguyễn Hữu Long, Học viện

4

Trang 13

khoa học xã hội Việt Nam, bảo vệ năm 2014 Có thé thấy rằng, hai công trình này

đã nghiên cứu một số van dé lý luận, cũng như quy định của BLLĐ năm 2012 về LDGVGD và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật LDGVGD Song, do những luận văn này viết và bảo vệ trong thời điểm chưa có văn bản hướng

dẫn các quy định trong BLLĐ năm 2012, nên một số nội dung của pháp luật

hiện hành chưa được nghiên cứu thỏa đáng.

Tuy chưa có đề tài khoa học cấp cơ sở nào nghiên cứu về pháp luật LDGVGD ở Việt Nam, song ở các góc độ khác nhau đã được một sé công trình nghiên cứu đề cập tới LDGVGD và pháp luật về LDGVGD Vi thế, những kết quả nghiên cứu trong các công trình này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho

nhóm tác giả khi thực hiện đề tài.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống một số van

dé lý luận về LĐGVGĐ Trên cơ sở quan điểm về lý luận nghiên cứu, dé tài tập

trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về LDGVGD theo BLLD năm

2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Thông qua việc chỉ ra những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, đề tài đề xuất phương hướng hoàn thiện băng các kiến nghị sửa đổi, b6 sung một số quy định về LDGVGD đồng thời đề xuất phương hướng nhăm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật LDGVGD để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho LĐGVGĐ và NSDLĐ sử dụng

LĐGVGĐ ở Việt Nam hiện nay.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số van dé lý luận về LDGVGD và

pháp luật về LDGVGD Cu thé là vấn dé lý khái niệm, vai trò, các loại LĐGVGĐ; khái niệm và sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với LĐGVGĐ,

nguyên tắc điều chỉnh và nội dung pháp luật về LĐGVGĐ; quan điểm của ILO

và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về LDGVGD và kinh nghiệm cho

Trang 14

Việt Nam Những van đề lý luận này tạo cơ sở khoa học dé nhóm tác giả nghiên cứu các nội dung cơ bản tiếp sau của đề tài.

- Thr hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật LDGVGD ở Việt Nam, rút ra những nhận xét về ưu điểm và những van đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở so sánh với quy

định của pháp luật giai đoạn trước đây và các quy định của pháp luật quốc tế Dé

đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật, đề tài đồng thời nghiên cứu

thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật LDGVGD ở Việt Nam.

- Tim ba, từ những van đề nghiên cứu trên, đề tài đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật và phương hướng hoàn thiện công tác t6 chức thực hiện

pháp luật về LDGVGD nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng LDGVGD

và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của LDGVGD khi tham gia quan hệ lao động 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

LĐGVGĐ là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác

nhau như: xã hội học, tâm lý học, gia đình học, kinh tế học, luật học Tuy

nhiên, trong nội dung nghiên cứu khoa học ở cấp trường, đề tài nghiên cứu dưới

góc độ luật hoc, trong phạm vi pháp luật lao động Cụ thé, đề tai nghiên cứu pháp luật LDGVGD theo quy định của BLLD năm 2012 và các văn bản hướng dẫn (Nghị định số 27/2014/NĐ-CP, Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH), cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật LĐGVGĐ ở Việt Nam thông qua các số liệu được công bố của các cơ quan, tô chức có thâm quyên.

Dé làm rõ các van đề lý luận, cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật LDGVGD, nhằm đưa ra ý kiến đề xuất sửa đổi, b6 sung những bat cập quy định về LDGVGD dé phù

hợp hơn với thực tế sử dụng LĐGVGĐ hiện nay, đề tài còn đi sâu nghiên cứu quy định của ILO và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về LDGVGD.

Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài không nghiên cứu

thực trạng pháp luật và thực tiễn đưa người Việt Nam đi giúp việc gia đình ở

Trang 15

nước ngoài Bởi đối tượng này thực hiện công việc giúp việc gia đình ở nước ngoài và do luật lao động nước sở tại điều chỉnh.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới sự kết hợp của nhiều phương pháp Trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử, phân tích, so

sánh, so sánh luật học, chứng minh, tổng hợp, dự báo khoa học Cụ thể:

- Phương pháp lịch sử được sử dụng ở hầu hết các chuyên đề nhằm khảo cứu các tài liệu trước đây đã đề cập đến LĐGVGĐ và pháp luật LĐGVGĐ.

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chuyên đề nhằm phân

tách và tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu dé thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

- Phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các chuyên đề nhằm đưa ra các dẫn chứng (các quy định, số liệu, tài liệu, vụ việc thực tiễn ) làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung lý luận, thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về LDGVGD.

- Phương pháp so sánh, phương pháp so sánh luật học được sử dụng ở hầu

hết các chuyên đề dé đối chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau (của ILO, một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam) về pháp luật LĐGVGĐ.

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng luận cứ, từng luận điểm, đặc biệt được sử dụng dé đưa ra những kết luận của từng chuyên đề.

- Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong các chuyên đề nghiên

cứu về thực trạng pháp luật LĐGVGĐ và thực tiễn thực hiện pháp luật

LĐGVGĐ ở Việt Nam nhằm đoán trước về những ý kiến, nhận định, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật LDGVGD ở Việt Nam.

6 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài mang lại những kết quả và những đóng góp mới cơ

bản sau đây:

Trang 16

- Nghiên cứu tong quan những van đề lý luận về LDGVGD Cụ thé là làm

mới hơn khái niệm LDGVGD, khái niệm pháp luật về LĐGVGĐ; luận giải vai

trò LDGVGD cũng như tìm hiểu các loại LĐGVGĐ; khái quát các nguyên tắc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh LDGVGD từ quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

- Phân tích và đánh giá được thực trạng quy định của BLLD năm 2012 và các văn bản hướng dẫn về LĐGVGĐ và thực tiễn thực hiện trong các lĩnh vực:

HĐLĐ, điều kiện lao động, điều kiện sử dung lao động đôi với LĐGVGĐ, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực LDGVGD Chỉ ra những điểm

bat cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật LDGVGD

ở Việt Nam những năm gần đây.

- Đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLLĐ năm 2012 về LĐGVGĐ và đưa ra được một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu

quả thực hiện pháp luật LDGVGD ở Việt Nam hiện nay Các kiến nghị có giá tri

tham khảo đối với những nhà hoạch định chính sách, pháp luật, cũng như những

nhà nghiên cứu và thực thi các quy định của pháp luật về LDGVGD.

7 Tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài

Đề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và triển khai nội dung nghiên cứu của đề tài, các công việc đã được tiễn hành bao gồm:

- Một là, đăng ký đề tài nghiên cứu và ký hợp đồng nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường với Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Hai là, chủ nhiệm đề tài làm đề cương, dự toán kinh phí thực hiện đề tài và thuyết minh đề cương nghiên cứu, dự toán kinh phí thực hiện đề tài trước Hội đồng khoa học Trường.

- Ba là, chủ nhiệm đề tài t6 chức các phiên họp với các thành viên tham gia dé tài dé triển khai thực hiện đề tài.

- Bốn là, các tác giả chuyên đề tiến hành thu thập tài liệu và viết các

chuyên dé của dé tai.

Trang 17

- Năm là, các tác giả đăng bài viết liên quan đến đề tài trên tạp chí Luật học (01 bài viết đăng trên Tạp chí Luật học, sé thang 11/2016).

- Sáu là, chủ nhiệm đề tài và thư ky dé tài thu các bài viết, biên tập và viết

báo cáo tổng thuật.

- Bay là, hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu, đóng cuốn và nộp Phòng Quản lý khoa học của Trường đề tổ chức nghiệm thu.

Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ký hợp đồng nghiên cứu đến khi nộp

kết quả nghiên cứu đề tài cho Phòng Quản lý khoa học Trường trong thời gian

12 tháng.

8 Kết cầu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, danh mục tai liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính

của dé tài nghiên cứu gồm 3 phan:

Phan thứ nhất: Bao cáo kết quả nghiên cứu đề tài; Phan thứ hai: Các chuyên đề nghiên cứu đề tài; Phần thứ ba: Bài báo khoa học.

Trang 18

PHAN THỨ NHẤT:

BAO CÁO KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

10

Trang 19

Chương 1.

NHỮNG VAN DE CHUNG VE LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA DINH 1.1 Một số van dé lý luận về LDGVGD và pháp luật LDGVGD

1.1.1 Lao động giúp việc gia đình1.1.1.1 Khai nệm LDGVGD

Từ việc công nhận giúp việc gia đình là một nghề, ILO cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra định nghĩa về LĐGVGĐ.

Định nghĩa đầu tiên về LĐGVGĐ được ILO đưa ra tại cuộc họp các

chuyên gia năm 1951 Theo đó, LDGVGD được định nghĩa: “Là người làm công, làm việc tại nhà riêng, theo các hình thức và thời gian thanh toán tiền công khác nhau Người này có thể do một hoặc nhiều người thuê và người chủ không được tìm kiếm lợi nhuận từ công việc này”.

Từ quy định có tính chất nền móng và định hướng của ILO, nhiều quốc gia

trên thế giới đã đưa ra định nghĩa về LĐGVGĐ.” Theo đó các định nghĩa được

pháp luật các quốc gia đưa ra rất phong phú, nhắn mạnh các tiêu chí khác nhau để xác định công việc trong gia đình và LĐGVGĐ Điểm chung trong các định nghĩa này là đều xác định công việc giúp việc gia đình phải là công việc trong gia đình, được thực hiện thường xuyên, mang tính liên tục và trên cơ sở nghề nghiệp LDGVGD là NLD thực hiện các công việc trong gia đình.

Bên cạnh đó, có nhiều quốc gia, mặc dù pháp luật đã điều chỉnh đối với LDGVGD nhưng lại không có định nghĩa LĐGVGĐ, như Trung quốc, Hồng

Kông, Nhật Bản, Srilanka’

Để thống nhất cách hiểu chung về “công việc trong gia đình” và “NLĐ

giúp việc gia đình", đồng thời ghi nhận những đóng góp quan trọng của

LDGVGD đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như nhằm nâng cao vị thé của LĐGVGĐ ở các quốc gia, ngày 16/6/2011, ILO đã thông qua Công ước số 189

* Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, Nxb Lao động-xã hội,

2010, tr.78,79.

*Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứuquốc tế và Việt Nam liên quan đến LDGVGD, Hà Nội, 2013, tr.7, 12.

Trang 20

về việc làm bền vững cho LDGVGD Theo Điều 1 Công ước số 189, “Thudt

ngữ “công việc trong gia đình ` có nghĩa là công việc được thực hiện trong hoặc

cho một hộ gia đình hay nhiều hộ gia đình; thuật ngữ “NLĐ giúp việc gia đình”

(domestic worker) là bắt kỳ người nào thực hiện công việc trong gia đình có

quan hệ việc làm; một người chỉ thực hiện công việc trong gia đình theo địp

hoặc không thường xuyên và không có tính chất nghề nghiệp thì không phải là

NLD giúp việc gia đình".

Ở Việt Nam, BLLĐ ra đời năm 1994, tuy thừa nhận LDGVGD, nhưng

chưa có quy định riêng cụ thé về quyên và nghĩa vụ của loại lao động này, đồng thời cũng chưa đưa ra định nghĩa về LĐGVGĐ.

Đến năm 1998, trong Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK của Tổng cục

thống kê ngày 29/3/1998, giúp việc gia đình chính thức được công nhận là một nghề Đến năm 2007, giúp việc gia đình được công nhận trong hệ thống ngành

kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ

ngày 23/01/2007 Việc thừa nhận LĐGVGĐ là một nghề trong các văn bản này,

đã tạo nên tảng quan trọng dé BLLD năm 2012 quy định cụ thé về LDGVGD Theo đó, khái niệm LĐGVGĐ đã được cụ thê tại Điều 179 như sau: “Lao động

là người giúp việc gia đình là NLĐ làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiễu hộ gia đình Các công việc trong hộ gia đình bao gom công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc ngườigià, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên

quan đến hoạt động thương mai”.

Để thống nhất với tên gọi các loại lao động khác trong Chương XI của

BLLĐ như lao động là người khuyết tat, nên Bộ luật sử dụng thuật ngữ “/ao

động là người giúp việc gia đình” Việc sử dụng thuật ngữ này không mang tinh

khái quát, lặp từ Vì thế, trên cơ sở thuật ngữ tiếng Anh mà ILO sử dụng trong

Công ước số 189 là “domestic worker” (LĐGVGĐ), cũng như những ưu điểm

trong các định nghĩa LĐGVGĐ của ILO và nhiều quốc gia, chúng tôi sử dụng

thuật ngữ “LDGVGD” (thay vì sử dụng thuật ngữ “lao động là người giúp việc

12

Trang 21

gia đình”) và đưa ra định nghĩa về LDGVGD như sau: LDGVGD là NLD lam thường xuyên các công việc trong hoặc cho gia đình của một hoặc nhiễu hộ gia đình.

LDGVGD có một số đặc điểm riêng sau đây.

Thứ nhất, LDGVGD thực hiện thường xuyên các công việc trong gia đình.

Đây được coi là đặc điểm quan trọng nhất dé nhận diện LDGVGD Bởi

công việc của lao động giúp việc có nét đặc trưng khác với công việc của NLD

khác Đó không phải là một công việc được xác định cụ thể mà là một chuỗi các

công viéc/nghé khác nhau, được lặp đi lặp lại mỗi ngày (nấu ăn, trông trẻ, lau don nhà cửa, giặt giũ quần áo ) Do công việc da dạng, nên LDGVGD thường không có lịch làm việc cô định, đặc biệt là công việc không thé mô tả một cách rõ ràng Ví dụ, khi trông trẻ phải cho trẻ ăn, vệ sinh, tắm gội, chơi với trẻ, đến giờ thì nau ăn, don đẹp Trong khi đó, LDGVGD luôn phải sẵn sàng làm việc bat cứ việc gi, bất kế vào lúc nào khi có yêu cầu của NSDLĐ.

Thứ hai, LDGVGD làm việc trong môi trường khép kin, don lẻ.

Với những đặc thù của công việc giúp việc gia đình, nên số lượng

LĐGVGĐ thường it, mang tính đơn lẻ và làm việc trong phạm vi một gia đình

hoặc một số hộ gia đình Hau như LĐGVGĐ ít có sự giao lưu với bên ngoài và không được tham gia các tổ chức, đoàn thé Vì thế, ban thân LDGVGD dễ phải đối mặt với các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức

lao động, lạm dụng tình dục từ chính các thành viên trong hộ gia đình Ngoài

ra, đối với những NLD giúp việc sống chung với gia đình NSDLĐ còn bị kiểm soát về sự tự do, đi lại và giao tiếp, nên đời sống tinh thần của họ ít nhiều bị ảnh hưởng.

Thứ ba, LĐGVGĐ chủ yếu là lao động nữ và có trình độ học van thấp.

Đặc điểm này xuất phát từ tính chất công việc giúp việc gia đình Bởi hầu

hết các công việc như nội trợ, trông trẻ, chăm sóc người gia, đều là các công

việc có tính giản đơn, không cần qua dao tao vẫn có thé làm được Trong đó,

chủ yêu là trẻ em gái và phụ nữ ở các vùng nông thôn có hoàn cảnh gia đình khó

Trang 22

khăn, nghèo, đông con, công việc không ôn định Họ chọn công việc giup việc

gia đình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình Do làm việc

trong môi trường hẹp/khép kín nên họ dễ bị lạm dụng sức lao động, quấy rối tình dục và phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

1.1.1.2 Vai tro cua LDGVGD

Thứ nhất, vai trò đối với chính LDGVGD.

Do LDGVGD hau hết là nữ, trong đó chủ yếu là trẻ em gái hoặc nữ giới ở

độ tuôi trung niên, trình độ học vấn thấp nên cơ hội tìm kiếm việc làm 6n

định, lâu dài là khá khó khăn Bởi vậy, tham gia LDGVGD, NLD tăng cơ hội có việc làm hợp pháp, ôn định Khi đã có việc lam, NLD tăng cơ hội có nguồn thu

nhập 6n định, lâu dài Hơn nữa, khi sống cùng gia đình NSDLĐ, NLD còn tiết

kiệm được các khoản chi phí thuê nhà, điện, nước, sinh hoạt cá nhân, ăn uống hăng ngày.

Từ việc 6n định thu nhập, LDGVGD sẽ có điều kiện dé chăm lo kinh tế cho gia đình minh, bảo đảm chi tiêu và góp phan cải thiện đời sống vật chất và

tỉnh thần cho các thành viên của gia đình cũng như đóng góp cho các hoạt động

xã hội ở địa phương Ngoài ra, thu nhập từ giúp việc gia đình còn góp phan tạo dựng lợi ich lâu dai cho NLD, là nguồn tiết kiệm, tích lũy phòng khi có rủi ro xảy ra hoặc bảo đảm đời sống khi họ hết khả năng lao động.

Thứ hai, vai trò đối với NSDLĐ sử dung LDGVGP.

Hộ gia đình thuê mướn lao động giúp việc thông thường là hộ gia đình có điều kiện về kinh tế, song do công việc mà các thành viên không có thời gian làm việc nhà, nhất là khi gia đình có người cần chăm sóc như trẻ em dưới 3 tuôi, nguoi gia, người ốm Vi vậy, khi sử dung LDGVGBD), các thành viên trong hộ

gia đình được hỗ trợ đáng ké nhu cau san sẻ áp lực đối với công việc gia đình, từ

đó tạo điều kiện để họ chuyên tâm với công việc chuyên môn, làm ra thu nhập cao hơn.

Mặt khác, do công việc bận rộn, các thành viên trong hộ gia đình khôngcó điêu kiện đê chăm sóc tôt cho nhau, trong khi đó các dịch vụ xã hội (nhà trẻ,

14

Trang 23

trường mam non, dịch vụ chăm sóc người bệnh, người già, dịch vụ lau dọn nhà cửa ) chưa bảo đảm và còn nhiều bất cập, thì sử dung LDGVGD được coi là giải pháp hữu hiệu tạo cơ hội được chăm sóc, quan tâm cho các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em, người già, người bệnh.

Thứ ba, vai trò đối với sự phat triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc thừa nhận LDGVGD đã tạo cơ hội cho NLD, chủ yếu là nữ giới ở

khu vực nông thôn có cơ hội tìm việc làm phù hợp, giúp họ thoát khỏi tình trạng đói nghèo Với mức thu nhập 6n định từ mức lương tối thiểu trở lên, LDGVGD

mang lại giá trị kinh tế nhất định cho bản thân họ và gia đình Cùng với đó,

NSDLD có trình độ cao sẽ có thời gian, sức khỏe dé tăng thu nhập cao hon, từ đó tạo điều kiện bao đảm ổn định, lâu dai cho thu nhập cua LDGVGD.

Khi thu nhập của LDGVGD và thu nhập của NSDLD ôn định và tăng cao, sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, nói rộng ra là cho các thành viên trong xã hội Đây cũng chính là các điều kiện dé bảo đảm và thúc đây kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước theo hướng 6n định, công bang và văn minh.

1.1.1.3 Các loại LDGVGD

LĐGVGĐ có nhiều loại dựa vào các căn cứ phân loại khác nhau Theo đó, có các loại LDGVGD dựa vào một số căn cứ phân loại chủ yếu sau đây:

- Căn cứ vào thời gian giúp việc gia đình, chia LDGVGD thành hai loại:

(i) LDGVGD trọn thời gian: La LDGVGD có thời gian làm việc day đủ (full time) theo thời giờ làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được

quy định trong pháp luật lao động và được các bên thỏa thuận trong HĐLĐ;(1) LDGVGD không trọn thời gian: La LDGVGD có thời gian làm việc

ngăn hơn (part time) so với thời gian làm việc bình thường theo ngày làm việc hoặc theo tuần làm việc được quy định trong pháp luật lao động Theo đó, khi giao kết HDLD, LDGVGD thỏa thuận với NSDLĐ về số lượng thời gian làm việc cụ thể trong ngày, trong tuần.

- Căn cứ vào nơi sinh sống của LDGVGD, chia LDGVGD thành hai loại:

Trang 24

(i) LĐGVGĐ sống tai gia đình NSDLD: Là LDGVGD sống và sinh hoạt

cùng với gia đình NSDLĐ Khi sống tại gia đình NSDLĐ, LĐGVGĐ được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ hợp vệ sinh theo thỏa thuận trong HDLD;

(ii) LDGVGD không sống tại gia đình NSDLĐ: Là LDGVGD tự lo nơi ở, đến làm việc theo thời gian thỏa thuận trong HDLD Đối với trường hợp NLD

không sống tại nhà NSDLĐ thì NLĐ sẽ chủ động trong công việc, thời gian thoải mái hơn mà NSDLĐ cũng không phải bảo đảm ăn, ở cũng như một số quyên lợi khác.

- Căn cứ vào nội dung công việc của LDGVGD, chia LDGVGD thành cácloại:

(1) LDGVGBD làm công việc nội trợ, quản gia;

(1) LDGVGD làm công việc chăm sóc trẻ, người gia, người bệnh, người khuyết tật;

(111) LDGVGD làm công việc lau dọn nhà ở;(iv) LDGVGD làm công việc khác

Việc phân loại này chỉ có tính chất tương đối, dựa vào các nhóm

nghé/cong việc mà NLD làm việc Trên thực tế, trong cùng thời gian, LDGVGD phải thực hiện nhiều công việc khác nhau Ví dụ vừa trông trẻ, vừa phải nấu ăn

và dọn dẹp nhà ở

1.1.2 Pháp luật về lao động giúp việc gia đình

1.1.2.1 Khải niệm pháp luật về LDGVGD và sự can thiết phải quy định LDGVGD

- Khái niệm pháp luật ve LDGVGD

Xuất phát từ vai trò của LDGVGD, ILO cũng như pháp luật của nhiều

quốc gia trên thế giới đã công nhận giúp việc gia đình là một nghề và từ đó quy

định cụ thể về LDGVGD Các nước như Uruguay, Tây Ban Nha, Nam Phi, Philippine, Campuchia, Brunei, Singapore, Việt Nam quy định trong

BLLĐ/Luật lao động hoặc Luật việc làm và trong đó có quy định riêng đối với

LDGVGD Một số quốc gia khác như Ấn độ, My, Canada, có các quy định,

16

Trang 25

quy tắc cấp quốc gia hoặc địa phương về LĐGVGĐ Một số quốc gia như Pháp, Italia, Thụy Sĩ có thỏa ước lao động tập thể cấp quốc gia hoặc khu vực về LĐGVGĐ Riêng Philipin, ngoài quy định trong BLLD năm 1974, nước này cònquy định “Chính sách hành động cho sự bảo vệ và phúc lợi cho LDGVGD”(Batas Kasamahay) va còn được gọi là Đạo luật dành cho người giúp việc gia

đình, được Thượng viện của Philippines đã thông qua tháng 10/2007, sửa đổi

năm 2013.

Từ quy định của pháp luật về LĐGVGĐ, có thể hiểu pháp luật về

LDGVGD bao gồm tông hợp các quy định về quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ giúp việc gia đình Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm này

được thé hiện cụ thé trong các nội dung về HĐLĐ; về thời gid làm việc, thời gid

nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động (gọi chung là điều kiện lao động); về tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, BHXH, BHYT (gọi chung là điều kiện sử dụng lao động), về quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp lao động đối với LĐGVGĐ.

- Sự cần thiết phải quy định về LDGVGD

Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu thực tế của LDGVGD và nhu cầu của các hộ gia đình.

Nhu cầu về việc làm của NLĐ: Nhìn chung, ở các nước trên thế giới, tình trạng NLĐ có trình độ học vấn thấp, sinh sống ở vùng nông thôn, hẻo lánh thường rất khó khăn trong tìm việc tìm kiếm việc làm có thu nhập 6n định.

Phong trào di cư ra các thành phó lớn dé tìm việc làm xảy ra ở hầu hết các quốc

gia Dù các công việc ở thành phố phong phú, đa dạng, song những trẻ em gái hoặc phụ nữ tuổi đã trung niên không dễ làm được các công việc nặng nhọc.

Trong khi đó, giúp việc gia đình lại là công việc giản đơn, có thu nhập tương đối ồn định, đồng thời lại không phải lo nơi ăn ở, sinh hoạt Bởi vậy giúp việc gia

đình được coi là lĩnh vực công việc phù hợp và thu hút đối với trẻ em gái và lao động nữ trung niên.

Trang 26

Ở Việt Nam, nhu cầu của NLĐ đến với công việc này cũng rất lớn Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, thì có tới 42,5% phụ nữ ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhu cầu đi làm giúp việc gia đình Phần lớn họ có nhu cầu làm công viéc nỘi trợ,

việc nhà (51,4%), tiếp đến có 23,2% người muốn làm công việc chăm sóc trẻ

em Trong đó đa số NLĐ dự định sẽ ra các thành phố lớn dé làm việc như Thành phố Hà Nội và Thành phé Hồ Chí Minh.”

Nhiều nghiên cứu về LĐGVGĐ đều chỉ ra rằng nhu cầu về sử dụng LĐGVGĐ gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các thành phó lớn Tinh

đến năm 2010, trên thế giới có khoảng 52,6 triệu LDGVGD (tăng 19 triệu lao

động từ giữa thập kỷ 90 đến năm 2010) Những năm gần đây, dù chưa có kết

quả thống kê cụ thé trong các tài liệu, song đều khang định răng, nhu cầu sử

dụng LDGVGD ngày cảng tang.’

Ở Việt Nam, theo kết quả thống kê sơ bộ của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, số lượng LDGVGD trong năm 2015 đã tăng khoảng 63% so với năm 2008 Tìm hiểu nhu cầu sử dụng LDGVGD của các hộ gia đình đang có người giúp việc, thông tin thu được cho thấy, đa số các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng LĐGVGĐ trong thời hạn dài, chủ yếu là cần người giúp việc sống cùng, làm

công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em và người cao tuôi, người khuyết tật

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với

nhóm lao động này, nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ các bên khi xác lập quan

hệ lao động, phù hợp với nhu cầu của họ cũng như bảo đảm công bằng với những lao động khác trong thị trường lao động.

Thứ hai, xuất phát từ mục đích bảo vệ LDGVGD.

LDGVGD hầu hết là nữ, lại làm việc trong nhà một hoặc một số hộ gia đình nên dé bị lạm dụng sức lao động, dé bị ngược đãi và quấy rối tình dục từ

° Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triên cộng đồng, Báo cdo tom tắt tổng quan tình hình LĐGVGĐtại Việt Nam từ năm 2007 đến 2013, Hà Nội, 2013.

7 Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế, Bộ lao động, thương binh và xã hội, Cuộc họp tham vấn việc làm bên

vững cho những NLD giúp việc gia đình ,Hà Nội, 2010; ILO, Domestic workers across the world: Global andregional statistics and the extend of legal protection, 2013.

18

Trang 27

chính các thành viên trong hộ gia đình Ngoài ra, do môi trường làm việc khép

kín nên LĐGVGĐ bị hạn chế giao tiép với xã hội Hon nữa, trong xã hội, lao động này chưa được nhìn nhận bình đăng như những lao động khác Vì vậy,

việc xây dựng các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của LĐGVGĐ là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về LDGVGP

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về LDGVGD là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật LDGVGD.

Bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cam ngược đãi, cưỡng bức lao động, quay rồi tình duc, dùng vũ lực đối với LDGVGD.

Xuất phát từ thực tế LDGVGD chủ yếu được thực hiện bởi phụ nữ và các

trẻ em gái, mà phần nhiều trong số họ là những người nhập cư hoặc từ các nhóm yếu thé, rat dé bi phân biệt đối xử về điều khoản việc làm, điều kiện làm việc va các hình thức lạm dụng về nhân quyền khác, nên ILO đã đưa ra những quy định nhằm bảo vệ LĐGVGĐ Trên cơ sở định hướng của ILO, BLLĐ năm 2012 không chỉ quy định các hành vi nghiêm cấm thực hiện đối với NLD nói chung, mà còn quy định riêng các hành vi nghiêm cắm đối với NSDLĐ khi sử dụng LĐGVGĐ.

Thứ hai, bảo đảm việc làm bên vững và các quyền lợi cho LĐGVGĐ.

Bảo đảm việc làm bền vững và các quyền lợi cho LĐGVGĐ là yêu cầu cấp thiết không chỉ của pháp luật quốc tế mà đồng thời là yêu cầu cấp thiết của những quốc gia thừa nhận LDGVGD, trong đó có Việt Nam Các quy định cụ

thé về LDGVGD trong BLLD năm 2012 luôn bao gồm van dé bảo vệ việc làm”,

đồng thời bảo đảm các quyên, lợi ich cho LDGVGD như những NLD nói chung.

Đó là quyên tự do việc làm, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm các quyên lợi

về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT

8 Khoản 2 Điều 183 BLLĐ năm 2012.

Trang 28

Thứ ba, bảo vệ tài sản và sự an toàn cho các thành viên trong hộ gia đìnhcủa NSDLD.

Hang ngày LDGVGD được sử dụng, bảo quản rất nhiều loại tài sản có giá trị trong gia đình của NSDLĐ và hằng ngày họ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ các thành viên hộ gia đình Trong khi đó các thành viên này

phân lớn không tự bảo vệ được mình, ví dụ trẻ em, người già, người khuyết

tật Vì thé, khi NSDLĐ bỏ tiền ra dé thuê mướn LDGVGD thì đổi lại họ phải được bảo đảm về tài sản và bảo đảm an toàn về thân thẻ, tính mạng, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình Theo đó, pháp luật lao động quy định NSDLĐ có quyền được yêu cầu bồi thường nếu LDGVGD trộm cắp, làm hư

hỏng tai sản của ho, có quyền đơn phương cham dứt HĐLĐ khi LDGVGD

ngược đãi, xúc phạm, dùng vũ lực với thành viên trong hộ gia đình.

Thứ tu, bảo dam sự phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế doi với LDGVGD.

Cùng với cam kết bảo đảm việc làm bền vững đối với LDGVGD, ILO đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn lao động đối với LĐGVGĐ Việt Nam, với tư cách là thành viên của ILO, đã ký thông qua Công ước số 189, nên các quy định của pháp luật lao động cơ bản đã cụ thể hóa các quy định của ILO về các tiêu chuẩn lao động đối với LDGVGD, như độ tuôi LDGVGD, mức lương tối thiểu trả cho LĐGVGĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1.1.2.3 Nội dung diéu chỉnh pháp luật ve LDGVGD

Nội dung điều chỉnh pháp luật về LDGVGD bao gồm:

- HĐLĐ doi với LDGVGD:

HDLD là hình thức pháp lý chủ yếu xác lập mối quan hệ lao động giữa LDGVGD và NSDLĐ Do đặc điểm của LDGVGD nên pháp luật các quốc gia không áp dụng HDLD thông thường như đối với lao động khác mà đều quy định riêng về chủ thê, hình thức, nội dung, thủ tục giao kết cũng như các van đề về thực hiện, tạm hoãn, cham dứt HĐLĐ Mục đích là nhằm tạo khung pháp lý bảo

đảm quyên lợi cho loại lao động này.

20

Trang 29

Về chủ thé giao kết HDLD, chủ thé giao kết HDLD đối với LDGVGD là người đại điện cho các bên, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Theo đó, chủ thé giao kết HDLD đối với LDGVGD gồm: LDGVGD và NSDLĐ Đối với LĐGVGĐ, pháp luật các quốc gia quy định độ tuổi khác nhau Tuy nhiên, điểm chung là đều không thấp hơn độ tuổi tôi thiểu chung của NLD.

Về hình thức HDLD, ở một số quốc gia, HDLD đối với LDGVGD có thé

bang văn bản hoặc băng lời nói Trong đó, HDLD bằng lời nói thường được sử dụng để giao kết trong các trường hợp công việc mang tính tạm thời, ngắn hạn (Bolivia, Brazil, Costa Rica, Nicaragua, Guatemala, Paraguay, Tay Ban Nha ). Một số quốc gia khác (Tobago, Ireland, Mỹ (Bang New York), Nam Phi, Việt Nam ) quy định HDLD đối với LDGVGD bắt buộc phải bằng văn bản Ngoài ra, ở một số quốc gia còn quy định HDLD mẫu, trong đó đưa ra những hướng dẫn về các điều khoản trong HDLD (Peru, Pháp, Hồng Kéng, Trung Quốc,

Singapore, Canada (Tinh Quebec), Thuy S¥ ).’

Về nội dung của HDLD, dé bảo vệ LDGVGD va rang budc nghia vu cua NSDLD trong việc bao đảm các quyền lợi cho LDGVGD, nội dung của HDLD được quy định cụ thể trong Công ước số 189 và pháp luật các quốc gia.

Về thủ tục giao kết HDLD, thủ tục giao kết HĐLĐ đối với LDGVGD được hiểu là trình tự các bên chủ thể phải thực hiện khi giao kết HDLD Mục đích nhằm giúp các bên xác lập quan hệ lao động, vừa bảo đảm tính đúng đắn về mặt pháp lý, vừa bảo đảm quyên lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm các bên Theo quy định của nhiều quốc gia, khi giao kết HDLD, các bên có thé tiến hành thử việc Pháp luật các quốc gia quy định khác nhau về thời gian thử việc nhưng nhìn

chung đều khuyến khích thời gian này không nên quá 6 ngày, bởi đây là công việc có tính chất giản đơn Sau khi thử việc đạt yêu cầu, các bên tiến hành ký HDLD và có thé phải thông báo/báo cáo cơ quan có thâm quyên.

í Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên

cứu quốc tê và Việt Nam liên quan đên LDGVGD, Hà Nội, 2013, tr.14-16.

Trang 30

Về thực hiện, tạm hoãn, cham dứt HDLD, sau khi HDLD được ký kết, các bên tiến hành thực hiện các cam kết đã thỏa thuận Khi cham dứt HĐLĐ, các bên phải thanh toán quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau.

- Diéu kiện lao động đối với LDGVGD:

“Điều kiện” được hiểu là những cái cần phải có dé cho hoạt động/cái khác được thực hiện '” Theo đó, có thể hiểu “điều kiện lao động đối với LDGVGD” là những cái cần phải có để LĐGVGĐ thực hiện các công việc gia đình Theo quy

định trong pháp luật lao động, điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ bao gồm

các nội dung: an toàn lao động, vệ sinh lao động và thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi.

+ Về an toàn lao động, vệ sinh lao động đôi với LĐGVGĐ:

Bao gồm những quy định về điều kiện, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh do NSDLD có trách nhiệm thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe cho LDGVGD và bảo đảm các quyền lợi cho họ khi bị tai nạn lao động.

Thực tế pháp luật của một số quốc gia cho thay LDGVGD không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo hộ lao động.'' Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, lại có quy định riêng về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với LDGVGD.

+ Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với LDGVGD:

Do LDGVGD thực hiện các công việc trong gia đình nên nhiều khi khó

phân định rạch ròi thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, cho nên dễ dẫn đến

tinh trang NLD bị kéo dài thời gian làm việc, không bảo đảm sức khỏe cũng như các quyên lợi khác Vì vậy, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều

chú trọng tới nội dung thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với LDGVGD, đặc biệt là NLD sống cùng gia đình NSDLĐ.

- Điều kiện sử đụng lao động đối với LDGVGD:

'° Viện ngôn ngữ học, Tir điển tiếng Việt, nxb Da Nẵng- Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nang, 2000, tr.321.„ Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên

cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến LDGVGD, Hà Nội, 2013, tr.21.22

Trang 31

Điều kiện sử dụng lao động đối với LDGVGD được hiểu là những cái cần phải có để sử dụng LDGVGD nhằm tạo giúp cho NLD thực hiện tốt và có hiệu quả các công việc gia đình Theo quy định của pháp luật, điều kiện sử dụng LDGVGD gồm các nội dung: tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và BHXH, BHYT.

+ Về tiền lương của LDGVGD:

Tiền lương của LĐGVGĐ được hiểu là số tiền (đa số các nước trả công băng tiền) hoặc số hiện vật (một số nước thừa nhận trả công bằng hiện vật như Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Nam Phi, Costa Rica, Mexico ), mà NSDLD trả cho LĐGVGĐ trên cơ sở thỏa thuận của hai bên trong HDLD Do tiền lương là

nguồn thu nhập chính của LĐGVGĐ, không chỉ bảo đảm đời sống hàng ngày

cho chính họ mà còn góp phần bảo đảm đời sống và các chi phí khác cho thành

viên trong gia đình họ, nên pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều

quan tâm và quy định cụ thể ” Theo đó, pháp luật quốc tế quy định các van dé

về lương tối thiểu, hình thức trả lương, thời hạn trả lương; tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm đêm; tiền lương ngừng việc và tiền thưởng làm căn cứ dé

các bên thỏa thuận và ghi trong HDLD.

+ Về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với LDGVGD:

Kỷ luật lao động đối với LĐGVGĐ có nhiều điểm khác với kỷ luật lao động đối với NLD khác Bởi họ làm việc trong phạm vi hộ gia đình, SỐ lượng lao động ít (dưới 10 NLD) nên không bắt buộc phải có nội quy lao động, vì thé các quy định về kỷ luật lao động được thể hiện trong HDLD Nếu LĐGVGĐ, do

lỗi của mình mà vi phạm quy định đã thỏa thuận trong HDLD thi có thé bị xử lý

kỷ luật lao động.

Trách nhiệm vật chất đối với LĐGVGĐ về cơ bản áp dụng như đối với

NLD khác Theo đó, LDGVGD phải có trách nhiệm giữ gin, bảo vệ các tai sản của NSDLD giao cho họ để thực hiện nghĩa vụ lao động Nếu LĐGVGĐ vi

2 Trung tam nghiên cứu giới, gia đình và phat triển cộng đồng, Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên

cứu quốc tê và Việt Nam liên quan đên LDGVGD, Hà Nội, 2013, tr.16-19.

Trang 32

phạm quy định trong HDLD ma làm hỏng hoặc mất thì phải bồi thường thiệt hại.

+ Về BHXH, BHYT:

Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều quy định LDGVGD là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật BHXH, BHYT Song do quy mô

lao động sử dụng trong các gia đình cũng như tính chất công việc nên một số

quốc gia chi bảo đảm các chế độ chăm sóc y tế và hưu trí ”

- Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực LDGVGD:

Dé bảo vệ LĐGVGĐ, ILO định hướng dé pháp luật các quốc gia quy định

cụ thể trách nhiệm của nhà nước, thông qua co quan, tổ chức được nhà nước

trao quyền thực hiện quản lý nhà nước đối với LĐGVGĐ Theo đó, ở mỗi quốc

gia, việc quản lý nhà nước như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về LDGVGD và giải quyết tranh chấp về LDGVD được quy định khác nhau.

1.2 Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về LDGVGD - những bai học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.1 Quy định của pháp luật quốc tế ve LDGVGD

Pháp luật quốc tế về LDGVGD chủ yếu là các quy định của ILO Theo đó, LĐGVGPĐ là đối tượng luôn nhận được sự quan tâm từ ILO Cho đến nay, ILO có 13 công ước và khuyến nghị trực tiếp hoặc gián tiếp (Xem phụ lục) đề cập tới LĐGVGĐ Trong đó nội dung về LDGVGD chủ yếu được ghi nhận tại Công ước số 189 và Khuyến nghị số 201, thông qua ngày 16/5/2011 và có hiệu lực từ

ngày 05/09/2013.

Từ việc nhắc lại nghĩa vụ của các quốc gia thành viên ILO đối với Tuyên bố 1998 về nguyên tắc và quyền cơ bản của NLD tai nơi làm việc, Công ước số

189 khăng định rằng LDGVGD cũng như NLD khác Ho được sự tôn trọng va

bảo vệ bởi các nguyên tắc và quyên cơ bản tại nơi làm việc Đồng thời dé tạo cơ sở cho việc quy định quyền và nghĩa vụ của LDGVGD, Công ước đưa ra định

nề Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên

cứu quốc tê và Việt Nam liên quan dén LĐŒGVŒĐ, Hà Nội, 2013, tr.21.24

Trang 33

nghĩa "công việc gia đình" và “LDGVGD" Từ đó nhăm phân biệt "công việc

gia đình" (domestic work) với "công việc nha" (home work), NLD giúp việc giađình với NLD làm công việc khác.

Với các quy định nền móng này, Công ước đưa ra các tiêu chuẩn lao động đối với LĐGVGĐ Theo đó, tuôi tối thiểu của LDGVGD phải phù hợp với Công ước tuổi lao động tối thiểu số 138 (1973) và Khuyến nghị số 190, đặc biệt không được thấp hơn so với tuổi của NLD nói chung Khi sử dụng LĐGVGĐ, các bên

cần thiết phải thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ trong HDLD Các điều khoản

chủ yếu trong HDLD bao gom dia chi nơi làm việc, thù lao, gid làm việc, thời

gian nghỉ ngơi hàng ngày va hàng tuần v.vv đồng thời khuyến nghị các quốc gia thành viên quy định HDLD mau.

Các tiêu chuẩn về điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động được

Công ước quy định cụ thể Theo đó, các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp nhăm bảo đảm đối xử bình đăng giữa LĐGVGĐ và NLĐ khác trong quy định giờ làm việc bình thường, thời gian làm thêm giờ, thời gian nghỉ hằng ngày, nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm Không phân biệt đối xử về tiền lương đối với LDGVGD và LDGVGD có quyền được làm việc trong môi trường an toàn và lành mạnh, được bảo vệ sức khỏe, được tôn trọng quyền riêng tư nếu họ cư trú tại các hộ gia đình LDGVGD có quyên giữ giấy tờ tùy thân.

Công ước đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có biện pháp nhằm xác lập sự bảo vệ tối thiểu đối với an sinh xã hội, bao gồm cả lợi ích thai sản đối với LĐGVGĐ, đặc biệt phải có biện pháp chống lại mọi hình thức lạm dung, quấy

rỗi và bạo lực Ngoài ra, Công ước khăng định vai trò của đối thoại xã hội, coi đó là công cụ được thiết kế để thực hiện Công ước, đồng thời khuyến nghị rằng, trong quá trình thực thi công ước không thể bỏ qua việc tham vấn các tô chức

đại diện cua NLD và NSDLD.

Với những nội dung chủ yếu này, ILO đã công nhận mạnh mẽ giá trị kinh

tế và xã hội của LDGVGD và dong thời kêu gọi hành động để giải quyết các

loại trừ sự phân biệt đối xử đối với LĐGVGĐ.

Trang 34

1.2.2 Quy định của pháp luật một số quốc gia ve LGGVGD

Hiện có rất nhiều quốc gia trên thé giới thừa nhận LDGVGD và quy định khá cụ thể trong các đạo luật hoặc trong các quy tắc, thỏa thuận Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, nhóm tác giả chỉ chọn nghiên cứu một số quốc gia tiêu biéu cho các Châu lục khác nhau có những quy định tiến bộ trong việc bảo vệ LĐGCVGĐ, để từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về LĐGVGĐ Cụ thể là các quốc gia: Philipines,

Uruguay, Thụy Sĩ.

- Quy định của pháp luật Philippines ve LDGVGPD

Philippines là một đảo quốc có chủ quyên tại Đông Nam A, với dân số ít

nhất là 99 triệu người Trong số 38,1 triệu NLĐ thì có khoảng 2,5 triệu

LĐGVGĐ, chiếm 6.5%.

Philippines là quốc gia thứ hai phê chuan Công ước số 189 (vào ngày 18/5/2012) Đề tạo lập cơ sở pháp lý và cơ chế thực hiện để bảo vệ và thúc đây các quyền và phúc lợi của LDGVGD, Philippines lấy ngày 18/1 hang năm là ngày của LĐGVGĐ quốc gia và ngày 16/6 hang năm là ngày tôn vinh

LĐGVGĐ quốc tế.

Hiện nay, ngoài BLLĐ năm 1974 có quy định về việc làm cho LDGVGD

thì Philippines còn có Đạo luật riêng đối với LĐGVGĐ (Batas Kasamahay)

được Thượng viện thông qua tháng 10/2007 và sửa đổi năm 2013 Nội dung của Đạo luật đối với LĐGVGĐ (Batas Kasamahay) bao gồm những vấn đề cơ bản

sau đây:

Đạo luật Batas Kasambahay xác định đối tượng điều chỉnh là những

người làm công việc gia đình phát sinh trên cơ sở thuê mướn sử dụng sức lao

động Điều này bao gồm những người làm công việc gia đình nói chung hoặc

các công việc như điều dưỡng, đầu bếp, người làm vườn hoặc những người giặt ủi Luật điều chỉnh LĐGVGĐ có thê sống cùng NSDLĐ hoặc không, đồng thời

không điều chỉnh người làm công việc gia đình không mang tính chất thường

xuyên và không mang tính chất nghề nghiệp.

26

Trang 35

Theo Đạo luật Batas Kasambahay, trẻ em dưới 15 tuôi bị cắm không được tuyên dụng làm LĐGVGĐ Luật cho phép trẻ em từ 15-17 tuổi làm công việc LDGVGD miễn là các điều kiện làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định Trước khi bắt đầu làm việc, NSDLĐ và LDGVGD phải làm một HDLD

bang văn bản HDLD phải bằng ngôn ngữ hoặc phương tiện mà cả chủ nhân và NLD hiểu HDLD được sao lưu thành 03 bản Một bản cho NLD; 01 ban cho

NSDLD 01 bản sẽ được đăng ký với barangay ˆ (Phan 11) Trong quá trình thực

hiện quan hệ lao động, NSDLD có nghĩa vụ đối xử công băng với LDGVGD LĐGVGĐ sẽ không bị áp dụng dưới bất kỳ hình thức lạm dụng hoặc bóc lột.

Mức lương tôi thiểu trả cho LDGVGD được quy định cụ thể và tùy thuộc vào nơi làm việc cũng như trình độ của LDGVGD.

Đạo luật quy định rõ LDGVGD được nghỉ ngơi 8 giờ mỗi ngày Họ cũng

được hưởng ít nhất 24 giờ liên tục không phải làm việc mỗi tuần Các đợt nghỉ

khác được thỏa thuận trong HDLD LDGVGD có it nhất một năm làm việc trở

lên được nghỉ phép và được mức lương tối thiểu là 05 ngày/năm Nếu

LĐGVGĐ có thời gian làm việc từ 01 tháng trở lên được hưởng các chế độ

BHXH, BHYT.

Theo pháp luật Philipines, LDGVGD và NSDLD bị cắm chấm dứt hop đồng trước khi HDLD hết hạn, ngoại trừ một số trường hợp Tuy nhiên, LĐGVGĐ có thé chấm dứt mối quan hệ lao động nếu họ bị ngược đãi bằng lời

nói hoặc tình cảm, đối xử phi nhân tạo, lạm dụng thê chất và các hình thức bóc

lột khác từ NSDLD hoặc bat cứ thành viên nào khác trong gia đình NSDLD cũng có thé cham dứt mối quan hệ lao động do hành vi sai trái hoặc cố ý không tuân thủ của NLD hoặc thường xuyên không có hiệu quả trong việc thực hiệnnhiệm vụ cua NLD hoặc gian lận.

Ngoài ra, pháp luật Philipines đảm bảo việc giải cứu tức thời cho những LDGVGD bị xâm phạm và bị khai thác, bao gồm cả trẻ em ở những hình thức

lao động trẻ em tôi tệ nhất Bộ Xã hội và Phát triển Xã hội (DSWD), Bộ Nội vụ

'* Cấp hành chính nhỏ nhất theo hệ thống tổ chức chính quyền tại Philippines.

Trang 36

và Chính quyền địa phương (DILG) sẽ xây dựng và thực hiện các thủ tục điều hành tiêu chuẩn cho việc giải quyết và phục hồi hiệu quả các nạn nhân lao động lạm dụng Đề quy định của pháp luật LDGVGD được thực thi, các co quan có thâm quyền phải phối hợp trong việc xây dựng và thực hiện một chương trình

phổ biến thông tin liên tục về các điều khoản của Đạo luật, cả ở cấp quốc gia và địa phương Địa điểm giải quyết tranh chấp lao động là Văn phòng khu vực của

Bộ Lao động và Việc làm Các vụ việc có dấu hiệu hình sự như lạm dụng thê chất, buôn bán người hoặc các tội phạm về tài sản sẽ do các tòa án xét xử.

- Quy định của pháp luật Uruguay về LDGVGD

Uruguay là quốc gia ở châu Mỹ La tỉnh, có tổng diện tích là 176.215 km2 và dân số khoảng 3,3 triệu người Uruguay là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước số 189 của ILO đồng thời Uruguay cũng là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật tiên tiến về bảo vệ LDGVGD.

Các văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh về LĐGVGĐ là Đạo luật

No.18.065 (ngày 15/11/2006) và được bố sung bởi các văn bản như Nghị định của Bộ Lao động và xã hội ngày 25/6/2007 về phúc lợi xã hội đối với LĐGVGĐ; Nghị định cua Bộ Lao động và xã hội và Bộ Kinh tế - Tài chính ngày 15/2/2007 quy định tiền lương tối thiểu đối với LĐGVGĐ; Nghị định số

162/993 ngày 31/3/1993 quy định về LĐGVGĐ là người mang thai.

Từ các văn bản này, có thể thấy pháp luật LĐGVGĐ ở Uruguay đề cập đến các nội dung cơ bản sau đây:

Điều | của Đạo luật No 18.065 đưa ra định nghĩa về LDGVGD Theo đó, LĐGVGĐ là người thực hiện các nhiệm vụ dẫn đến “lợi ích kinh tế trực tiếp” của NSDLĐ Việc sử dụng ngôn từ như vậy thê hiện sự đòi hỏi những kỹ năng của LDGVGD phải được đào tao và có thé đem lại những lợi ích vật chất cho

các gia đình và cho cả nền kinh tế ở phạm vi rộng hơn.

Từ định nghĩa này, Đạo luật số 18.065 quy định độ tudi tối thiểu của LĐGVGĐ là 18 tuổi Trong một số trường hợp đặc biệt nếu được cơ quan có

thâm quyên cho phép thì độ tuổi tham gia quan hệ LDGVGD có thé là 15 tuổi.

28

Trang 37

Mức lương trả cho LĐGVGĐ là kết quả của sự hợp tác ba bên (Nhà nước,

NSDLD, NLD) Điều này nhằm thúc day, nâng cao vai trò tổ chức đại diện cho

LĐGVGĐ và NSDLĐ.

Thời giờ làm việc của LDGVGD được giới hạn tối da là 8h/ngay va 44h/tuần (Điều 2 Đạo luật) LDGVGD có 36 giờ nghỉ ngơi liên tục hàng tuần va

ít nhất 10 giờ nghỉ giữa các ngày làm việc, phải có tối thiêu 9 giờ nghỉ ngơi liên

tục vào ban đêm Các tiêu chuẩn thời gian làm việc áp dụng cho LĐGVGĐ có thé được áp dụng linh hoạt dựa vao tinh chất của công việc, sự thỏa thuận giữa NLD và NSDLD.

Dao luật số 18.065 tại Điều 13 yêu cầu các co quan lao động có nghĩa vu

kiểm tra tại nhà khi có "nghi ngờ không có sự tuân thủ "quy định của pháp luật

lao động Theo quy định, Bộ Lao động và xã hội, thông qua Tổng Thanh tra Lao động và an ninh xã hội sẽ theo dõi việc tuân thủ Đạo luật này Việc kiểm tra tại

nha được tiễn hành khi có lệnh của Tòa án Nếu cơ quan có thâm quyền có day

đủ các dữ kiện, lời khai liên quan đến hành động sẽ được trình lên tòa án có

thâm quyên trong vòng 48 giờ Việc không tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong

Đạo luật này sẽ bị trừng phạt.

Uruguay là quốc gia điển hình cho sự kết hợp của việc bảo vệ bằng pháp luật và thương lượng tập thé đối với LDGVGD Thương lượng tập thé về điều kiện làm việc trong công việc gia đình được thành lập vào năm 2006 So với các quốc gia khác, Uruguay thành công trong việc tăng cường sự đối thoại, hợp tác giữa tổ chức của NSDLĐ và tổ chức của LĐGVGĐ.

- Quy định của pháp luật Thụy Sĩ ve LDGVGD

Thuy Si, một nước cộng hòa liên bang tại chau Âu, là quốc gia nội lục, có tong diện tích 41.285 km2, dân số năm 2016 khoảng 8.401.120 người, trong ngành giúp việc gia đình có khoảng 135.000 người (khoảng 4 % tong lực lượng

lao động - năm 2015) Hơn 90% LÐGVGĐ là phụ nữ, họ là người di cư, thường

'S Tổ chức đại điện cho LĐGVGĐ ở Uruguay là: National Confederation of Domestic Workers and the

Housewives’ League of Uruguay.

Trang 38

cư trú bất hợp pháp Gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ từ các quốc gia thành

viên Liên minh Châu Âu mới giúp việc trong các hộ gia đình ở Thụy Sĩ.

Ở Thụy Sĩ, theo Hiến pháp Liên bang, toàn bộ 26 bang đều bình đẳng về địa vị Mỗi bang có hiến pháp riêng, cùng nghị viện, chính phủ và tòa án riêng, do vậy có rất nhiều quy định mang tính chất đặc thù về LDGVGD tùy thuộc vào chính sách của từng bang.

Theo pháp luật tại bang Geneva, các công việc được xác định là công

việc gia đình quy định trong định nghĩa nghề bao gồm: nau ăn, làm vườn, trông

nom trẻ/vú em/gia sư/chăm sóc trẻ, giặt là, tài xế/lái xe vì mục đích riêng tư, lau dọn, vệ sinh Những công việc không được xác định trong định nghĩa nghề bao

gồm: LDGVGD nông thôn/NLĐ trong trang trại, người “Jam công dé được nuôi

cơm”'° học việc, sinh viên giữ trẻ; người giữ trẻ/chăm sóc mùa vụ/ngắn hạn; chăm sóc người khuyết tật hoặc người ốm Pháp luật về LĐGVGĐ tại Geneva

quy định hình thức HĐLĐ đối với LDGVGD được thể hiện bởi Bộ quy tắc ứng

Ở Thuy Sĩ, trách nhiệm chuẩn bị một HDLD chuẩn đối với LDGVGD là trách nhiệm của chính quyền bang Chính quyền bang Geneva cũng đã chuẩn bị

một HDLD mẫu đối với LDGVGD làm việc bán thời gian và toàn thời gian

trong nền kinh tế giúp việc gia đình Ở những bang nói tiếng Pháp, LĐGVGĐ

có thê được trả công theo hệ thống phiếu dịch vụ BHXH đối với LĐGVGĐ tại Geneva bao gồm bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, bao

hiểm thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe cơ bản.

Hợp đồng tuyên dụng tiêu chuẩn quốc gia (SEC) được đưa ra vào năm

2011, quy định mức lương tối thiêu cho LDGVGD Mặc dù, Thuy Sĩ không quy

định về mức lương tối thiểu quốc gia nhưng chính quyền các bang có thé áp

dụng SEC trong các ngành không có thỏa ước lao động tập thê hoặc không tồn

tại tổ chức của NSDLĐ va NLD.

l Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên

cứu quốc tê và Việt Nam liên quan đên LDGVGD, Hà Nội, 2013, tr 9.30

Trang 39

Việc xác định điều kiện làm việc cho LDGVGD còn được tiễn hành trong các "HĐLĐ tiêu chuẩn" LDGVGD được bảo vệ mức lương tối thiểu băng VỚI mức lương được cấp cho NLĐ khác.

Ngoài ra, các quy định khác về quyền lợi, nghĩa vụ của LDGVGD còn được quy định tại Luật về nghĩa vụ năm 1911; Pháp lệnh về hợp đồng tiêu chuẩn

đối voi NLD trong nên kinh tế nội địa ngày 20/10/2010 Văn ban nay được thiết

kế dé bảo vệ các LDGVGD làm việc tại tư gia của NSDLĐ với mức làm việc tôi

thiểu là 5 giờ một tuần Pháp lệnh mới áp dụng trên toàn Thuy Sĩ, ngoại trừ

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ quan điểm pháp lý và điều chỉnh pháp luật về LĐGVGĐ theo quy định

của ILO và pháp luật của một số quốc gia, có thé khái quát một số kinh nghiệm làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về LĐGVGĐ như sau:

Thứ nhất, thành lập t6 chức đại diện của NLD và NSDLĐ trong lĩnh vực giúp việc gia đình O nhiều quốc gia, tổ chức đại điện cho LDGVGD được hình

thành từ rất sớm, từ cuối thé kỷ thứ XIX và khá phổ biến trong thế kỷ XX Đến những năm 2000, nhiều tổ chức này đã liên kết và hợp tác dé vận động cho một

tiêu chuẩn lao động quốc tế về quyền của LĐGVGĐ, và các tô chức này đã hợp

nhất vào năm 2013 để thành lập Liên đoàn lao động quốc tế đầu tiên về

LĐGVGĐ Hiện có 54 chi nhánh tại nhiều quốc gia.

Ở Việt Nam hiện nay chưa tồn tại tô chức đại diện đặc thù của LĐGVGĐ Theo quy định của pháp luật, Công đoàn Việt Nam là tổ chức bảo vệ quyên lợi cho NLD nói chung Tuy nhiên việc bảo vệ quyền lợi cho LDGVGD còn nhiều hạn chế Do đó, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia như

Philippine hay Uruguay trong việc thành lập tổ chức đại diện cho LDGVGD Thứ hai, xây dựng thỏa ước lao động tập thé ve LĐGVGĐ Các cuộc đàm

phán tập thé và thoả thuận tập thé tao cho NLD va NSDLĐ có cơ hội bao đảm

lợi ích tập thể của họ và thống nhất về các điều kiện làm việc cụ thể như tiền

lương, thời gian làm việc và các điều khoản và điều kiện làm việc khác Ở nhiều

Trang 40

quốc gia như Hồng Kông, Inđônêxia, Hoa Kỳ tổ chức đại điện của LĐGVGĐ đã thỏa thuận với các nhà tuyên dụng cá nhân dé đưa ra các tiêu chuẩn cho

NSDLĐ và LDGVGD Thậm chí các cuộc đối thoại, thương lượng được thực

hiện ở cấp khu phố giữa các chủ nhân và LĐGVGĐ Tại Uruguay, Thụy sĩ, chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho thỏa thuận đạt được giữa liên minh LDGVGBD và đại diện cho NSDLD.

Hiện nay, Việt Nam đã quy định thỏa ước lao động tập thể nhưng chủ yếu áp dụng dối với các doanh nghiệp Dé bảo vệ quyên, nghĩa vu, lợi ích các bên, thì việc học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng thỏa ước

lao động tập thể cho LĐGVGĐ là điều cần thiết.

Thứ ba, xác lập tiên lương tối thiểu riêng đối với LDGVGD Theo ILO, hiện nay có 2/3 trong số 66 quốc gia được điều tra quy định về lương tối thiểu cho LDGVGD Một số quốc gia quy định mức lương tối thiểu thông qua các thoả ước lao động tập thé cho LDGVGD Nhằm bảo đảm mức lương hợp lý cho LĐGVGĐ, Việt Nam có thé cân nhắc mức lương tối thiểu riêng cho LDGVGD.

Thứ tư, cải thiện sự tuán thủ pháp luật và tăng cường hiệu quả hoạt động

của cơ quan thanh tra lao động Ngoài các biện pháp trừng phạt, cơ chế khiếu nại và kiểm tra lao động, các quốc gia chú trọng công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của xã hội về LDGVGD Kinh nghiệm của Uruguay đã chỉ ra rằng cơ quan thanh tra đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực giám sát sự tuân thủ pháp luật Philipines quy định yêu cầu NSDLĐ phải ký thỏa thuận với thanh tra lao động thông qua văn bản trực tiếp hoặc thông qua internet Thanh tra lao động có thê xuất hiện tại nhà riêng của NSDLĐ Thanh tra cũng được uỷ quyền nộp các hợp đồng đã đăng ký lên tòa án trong trường hợp có tranh chấp.

Ở Việt Nam, hiện chưa có quy định riêng về thanh tra lao động trong lĩnh vực

LĐGVGĐ Vi vậy dé nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về LDGVGD thì cân xem xét vân đê này.

32

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w