4. Việc xác lập, thực hiện, chấm ditt quyên, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUẬT VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HỢP ĐÔNG TRONG LĨNH
Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, để các quy định nay được đi vào thực tiễn, được áp dụng một cách thống nhất và có hiệu quả, tác giả dé xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ve BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mai:
Thứ nhất, trong nội bộ các cơ quan tài phan (Tòa án và Trọng tài) cần có sự tập huấn chuyên môn thường xuyên về các nội dung liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dé dam bảo các trong tài viên và thầm phán có cách hiểu thống nhất đối với một vấn đề.
Hoạt động thương mại vốn rất phức tạp, việc giải quyết yêu cầu BTTH không phải đơn giản, nên trọng tài viên và thâm phán không những cần có kiến thức chuyên môn về luật, họ còn cần có góc nhìn, kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động kinh doanh — thương mại. Do vậy, ngoài việc tập huấn chuyên môn về quy định của luật, các trung tâm trọng tài và Tòa án cần chú trọng vào việc tập huấn kiến thức chuyên môn và kỹ năng liên quan đến việc giải quyết các yêu cầu BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
Theo quan điểm của tác giả, Tham phán và Trọng tài viên cần có sự kết nối và phối hợp mạnh mẽ hơn về mặt phát triển chuyên môn trong lĩnh vực này bởi lẽ có rất nhiều thứ hai đối tượng này có thể học hỏi lẫn nhau. Trọng tài viên thường có xuất phát từ luật sư hoặc chuyên gia của một lĩnh vực nhất định, trong trường hợp
này thường là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, thuế, tài chính...
đây là điểm mạnh của trọng tài viên mà thâm phán có thé tham khảo. Ngược lại, thẩm phán lại có thế mạnh trong việc giải quyết số lượng lớn các vụ việc trên thực tiễn và có cách tiếp cận được coi là an toàn về mặt pháp lý.
Thứ hai, ở khía cạnh vĩ mô hơn, Nhà nước nói chung, Tòa án nói riêng, cần có các chính sách để giảm sự cứng nhắc, máy móc trong việc xét xử các vụ án về/liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mai. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng thiếu hiệu quả là do sự cứng nhắc trong cách tư duy và vận dụng của một bộ phận thâm phán thiệt nay, nguyên nhân sâu sa hơn của tình trạng này là do vẫn còn tình trạng chỉ đạo xét xử, trong nhiều trường hợp thực tế thâm phán không hoàn toàn được độc lập trong việc đưa ra quan điểm, phân tích và lập luận của minh. Thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hop, thẩm phán có vẻ dè chừng trong việc đưa ra phương án xử lý vụ án, mặc dù có thể họ xác định được đâu là phương án phù hợp, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên họ thường chọn phương án an toàn thay vì phương án tối ưu khi đưa ra các quyết định trong những trường hợp pháp luật chưa rõ ràng. Đề giải quyết vấn để này cần một quá trình đài hạn, dần dan đổi mới tư duy. Bắt đầu từ những biện pháp đơn giản như các cấp lãnh đạo trong ngành Tòa án cần có các buổi trao đổi hoặc thậm chí có văn bản nội bộ thể hiện định hướng của ngành là tôn trọng tối đa quan điểm xét xử của thâm phán trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật. Hiệu quả có thê chưa thể hiện rõ ràng, nhưng biện pháp này sẽ có tác động về mặt tư tưởng của thâm phán, họ có thé thoải mái hơn trong việc tiếp cận từ đó dé dàng chấp nhận các quan điểm mới tiến bộ hơn, sự thay đổi về mặt tư tưởng là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi về mặt hành vi. Để làm được điều này, như đã phân tích, trước hết sự cởi mở phải xuất phát từ chính cấp lãnh đạo.
Thứ ba, đầu tư tuyên dụng và dao tạo thâm phán chuyên trách. Như đã phân tích, các tranh chấp về thương mại thường phức tạp, đòi hỏi thẩm phán không chỉ cần tư duy pháp lý mà còn cần có các kiến thức về kinh tế, thương mại, là lĩnh vực tương đối đặc thù và đa dạng. Đặc biệt là khi xác định trách nhiệm BTTH, van dé lại càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, quá trình lựa chọn thâm phán cũng cần dựa
trên các yêu cầu này, hơn nữa, sau khi lựa chọn được thẩm phán phù hợp, cần tạo điều kiện để thâm phán đó được tập trung phát triển kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực xét xử về tranh chấp thương mại, tránh trường hợp bị phân tán vào quá nhiều lĩnh vực. Dĩ nhiên, dé làm được điều kiện, hệ thống Tòa án cần có đủ số lượng thẩm phán tương ứng với nhu cầu xét xử và cần có sự thống nhất về mặt tổ chức bộ máy và kế hoạch phát triển nhân sự của ngành. Cũng là một vấn đề mang tính vĩ mô, tuy nhiên hoàn toàn có thé làm được do Việt Nam dang trong quá trình đây mạnh cải cách tư pháp, độc lập Tòa án, độc lập thâm phán nên giải pháp này là phù hợp và có thể thực hiện được trong bối cảnh và mục tiêu hiện nay của Việt Nam. Vấn dé còn lại là thời gian và nỗ lực quyết tâm của ngành Tòa án.
Tiểu kết Chương 3 Không nằm ngoại lệ yêu cầu hoàn thiện pháp luật, để hoàn thiện pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Trong số những nguyên tắc này, có những nguyên tắc nền tảng cho cho việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật, có nguyên tắc đặc thi của lĩnh vực thương mại, có nguyên tắc phái sinh. Từ đó, cùng những đánh giá thiếu sót, hạn chế trong quy định lẫn thực tiễn thi hành tại Chương 2, các giải pháp hoàn thiện pháp luật được xây
dựng trên cơ sở phương hướng rõ ràng.
Theo đó, các nhóm giải pháp được xây dựng về cơ bản xoay quanh các vấn để căn cứ áp dụng, xác định thiệt hại, mối quan hệ với một số biện pháp khắc phục khác, điều chỉnh phạm vi thỏa thuận của các bên trong hợp đồng... các giải pháp này bám sát với kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế đã được chỉ ra ở những phan trước.
Đồng thời, để pháp luật “đi vào cuộc sống” hiệu quả, cơ chế thực thi pháp luật cũng phải được nâng cao. Vì vậy, giải pháp hướng đến giải quyết hai nhóm vấn dé chính là tu duy xét xử và năng lực xét xử của cơ quan tài phán.
KÉT LUẬN BTTH là chế tài được ghi nhận sớm nhất trong hệ thống pháp luật quản lý kinh tế của Việt Nam, bởi tính dễ tiếp cận của chế tài này. Qua thời gian, BTTH ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyên lợi của bên bị vi phạm hợp đồng, đồng thời, cân bằng lợi ích giữa các bên.
Thông qua việc nghiên cứu lý luận, quy định, thực tiễn và hướng giải pháp về vấn đề BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, Luận văn đạt được một số kết quả nghiên cứu chủ yếu như sau: