THUC TIEN THI HANH PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LĨNH VUC THUONG MẠI TẠI VIỆT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và thực tiễn thi hành tại Việt Nam (Trang 63 - 72)

13. PHAP LUAT QUOC TE VÀ CUA MOT SO NƯỚC VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LINH VUC

2.2. THUC TIEN THI HANH PHÁP LUẬT VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG TRONG LĨNH VUC THUONG MẠI TẠI VIỆT

NAM

2.2.1. Những uu điểm và thành công trong việc thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

Việc thi hành pháp luật Việt Nam về BTTH do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại về cơ bản đạt được thành công nhất định, có những tiến bộ và cũng khẳng định được sự tương thích với pháp luật quốc tế điển hình là CISG và pháp luật một số quốc gia phát trién khi đã ghi nhận và có cách hiệu khá tương đồng đối với một số vấn để như nguyên tắc BTTH toàn bộ, một số trường hợp miễn trách nhiệm BTTH, nghĩa vụ hạn chế tén thất của bên bị thiệt hại. Điều này thể hiện Việt Nam đang phát huy rất tốt tinh thần cởi mở, hội nhập quốc tế trong quá trình hoàn

thiện pháp luật.

Tác giả đưa ra một số bản án, phán quyết trọng tài sau đây dé minh hoa:

Thứ nhất, Toà án chấp nhận toàn bộ thiệt hại phái sinh thực tế:

Tại Ban án số 09/2020/KDTM-ST ngày 25/8/2021 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội đồng xét xử đã nhận định:

“Hội đồng xét xử nhận thây việc phía Công ty P đã không thực hiện đúng theo hợp đồng đã kỷ kết thê hiện bằng việc không cho tàu 01 vào là vi phạm Diéu 5 của Hop đồng, vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 và phải bồi thường thiệt hại [...]. Vi vậy yêu cầu buộc thực hiện hợp dong của Công ty C và bồi thường thiệt hai của C đối với P là có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp

nhận, phía P phải bồi thường thiệt hại cho C 3,14 ngày chờ của tàu 01, mỗi ngày 12,000 USD x 3,14 ngày bằng 37,680 USD tương đương với 878. 132.400 đồng. ”

Như vậy, Toà án tại Việt Nam chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại toàn bộ chi phí phát sinh thực tế mà bên bị thiệt hại đã phải trả cho bên thứ ba và yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí phát sinh này.

Thư hai, Toà án chấp nhận áp dụng nghĩa vụ ngăn chặn và hạn chế tồn thất

của bên bị thiệt hại:

Tại Ban án số 09/2021/KDTM-PT ngày 24/06/2021 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Hội đồng xét xử nhận định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị thiệt hại (Công ty N) như sau: “7o quy định tại Điều 305 Luật Thương mại, Công ty N yêu câu bồi thường thiệt hai phải áp dung các biện pháp hop lý dé hạn chế tồn thất, kê cả ton thất đổi với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng của Công ty T gây ra; nếu không áp dung các biện pháp đó, Công ty T có quyền yêu cầu giảm bót giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tôn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất, Công ty N đã thanh ly toàn bộ lô hàng cho bên thứ ba, với giá trị là 304.200.000đ, theo các Hợp đồng mua bán duoc kỷ giữa Công ty Cổ phan Bảo hộ lao động Phi Quý với Công ty N với giá trị thanh ly 120.000 kính bảo

hộ là 264.000.000d, ban lẻ: 20.400.000đ = 19.800.000đ. Viéc thanh lý được thực

hiện có đây đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Hội dong xét xử chấp nhận giá trị tồn thất mà Công ty N hạn chế được là 304.200.0004.”

Như vậy, có thể thấy Toà án đã nhìn nhận và áp dụng vấn dé nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị thiệt hại một cách hợp lý và phù hợp với quy định của pháp

luật.

Thit ba, Trọng tài Việt Nam có quan điểm cởi mở, phù hợp khi xem xét yếu câu BTTH liên quan đến phí luật sư.

Điều này được minh chứng bởi quan điểm của Hội đồng trọng tài trong một phán quyết sau”:

73 Trung tâm Trọng tài Quốc tê Việt Nam (2019), Giái quyết tranh chấp hợp đông - Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh niên, tr. 178.

“Ngoài ra, Nguyên don còn đưa ra chứng cứ chứng minh đã phải thanh toán

chỉ phí luật sư phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp là 50.000.000 VND. Hội đồng Trọng tài nhận thấy khoản chỉ phí luật sư như trên gắn liền với việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn và và hợp lý trên cơ sở tính chất của vụ việc nên là một loại thiệt hại được chấp nhận bồi thường ”.

Làm rõ thêm điều này, Hội đồng trọng tài trong vụ việc khác, đã nhận định“

“Trong tranh chấp về việc không thực hiện đúng hợp đồng, chỉ phí thuê luật sư là một thiệt hại phải sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng nên bên không thực hiện đúng hợp đồng phải bồi thường.

“Trong vụ kiện này, Bị don đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo Hop đồng và van đến tranh chấp nên Nguyên don được yêu cầu Bi đơn thanh toán chỉ phí thuê luật sư nh một loại thiệt hai được bồi thường ”.

“Bị don phải bồi thường cho Nguyên don khoản chênh lệch giá 30.819,60 USD do phải ký các hợp đồng mua hàng tương tự từ đối tác khác và 2.690,95 USD chỉ phí dịch thuật, chỉ phí hợp pháp hóa giấy tờ và các chỉ phí khác liên quan đến việc kiện tung mà Nguyên don đã có đủ bằng chứng, chứng từ chứng minh. Chi phi liên quan đến kiện tụng là “tồn thất thực lễ, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra” (Điều 302.2 LTM năm 2005), trong trường hợp cụ thé này, đây là những chỉ phí trực tiếp liên quan đến việc Nguyên đơn phải khởi kiện Bị đơn dé đòi bồi thường thiệt hai”.

Các Phan quyết trong tai được nêu trên đều cho rằng việc “khong thực hiện ding hợp đồng”. “vi phạm hợp đồng của Bi don” dẫn đến “chi phí thuê luật sư là một thiệt hại phát sinh” cho nguyên đơn, chi phí liên quan đến kiện tụng là “ton thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra”, nên phía bi đơn phải chịu trách nhiệm.

Thứ tu, về mối quan hệ “nhân - qua” giữa hành vi vi phạm và thiệt hai.

Tại Bản án số 107/2011/KDTM-PT ngày 14/07/2011 của TANDTC tại thành phố Hồ Chi Minh về tranh chấp hợp đồng gia công ” như sau: Nguyên đơn yêu cầu

74 Đỗ Văn Dai (2016), Luật BTTH ngoài hợp đông Viet Nam — Bản án và bình luận án, Nxb. Hồng Đức —

Hội Luật gia Việt Nam, tập 2. tr. 532

bị đơn thanh toán 43.446.200 đồng tiền gia công còn thiếu cho nguyên đơn. Bị đơn phản tố rằng theo thỏa thuận của hai bên tại Điều 3 của hợp đồng. nguyên đơn gia công hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Hội đồng xét xử nhận xét: “Về chất lượng thì hai bên không có thỏa thuận cụ thể, nên Hội đồng xét xử căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ dé giải quyết ”, chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, bởi

lẽ bi đơn đã chứng minh được vải bi hư không phải do mực in mà do kỹ thuật trục

cán của máy của nguyên đơn gây ra. Thiệt hại mà bị đơn phải gánh chịu là do hành

vi gia công không đảm bảo chất lượng của nguyên đơn. Xuất phát từ mối quan hệ

“nhõn” (vi phạm hợp đồng) và “quả” (thiệt hại mà bị đơn gỏnh chịu) được chứng?ằ

minh nên phản tố của bị đơn đã được Tòa án cả cấp sơ thầm lẫn phúc thẩm chấp

nhận.

2.2.2. Những nhược điểm, bất cập trong việc thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

a) Những nhược điểm, bất cập trong việc thi hành pháp luật về BTTH wéc

tính

Mặc dù BTTH là biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng được ghi nhận đầu tiên trong chế độ quản lý kinh tế, được thực hiện qua nhiều năm kể từ thời kế hoạch hóa tập trung. Vậy nhưng, đến nay, đây vẫn là một biện pháp gây nhiều tranh cãi trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt là biện pháp “BTTH ước tính”. Ban chất, giá trị, nội hàm của

“BTTH ước tính” vẫn chưa được giải thích một cách thông nhất bởi bất kỳ văn bản hướng dẫn chính thức nào.

Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thấy, “BTTH ước tính” và những biện pháp khắc phục mới mà pháp luật chưa quy định thì dù các bên thỏa thuận cũng sẽ không được Tòa án chấp nhận.

Tại Ban án số 08/2017/KDTM-PT ngày 08/12/2017 của Toà án nhân dân tinh Tây Ninh, Hội đồng xét xử có kết luận: “Xé/ thay, điều VI của các hợp đồng ghỉ nếu một bên đơn phương tự ý làm sai hop dong gay thiệt hại cho bên kia thì phải chịu bồi thường 8% tổng giá trị hợp đồng là không đúng với quy định của

” Bản án số 107/2011/KDTM-PT ngày 14/07/2011 về “V/v Tranh chấp hợp đồng gia công” của Tòa phúc

thấm TANDTC tại TP.HCM.

pháp luật và không rõ ràng, cụ thé: thực tế hai bên thoả thuận mức phạt hop dong nhưng lại ghi bôi thường là gây nhầm lẫn nên điều khoản này vô hiệu. Theo quy định tại Diéu 302 Luật Tì hương mại năm 2005 thì việc bồi thường thiệt hại được thể hiện bởi giả trị ton thất thực té, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm lẽ ra được hướng. Mức bồi thường chỉ được xác định sau khi có vi phạm hop đồng, cho nên việc bồi thường thiệt hại (nếu cd) không thê biết trước dé thoả thuận trong hợp đồng mà chỉ có thé xác định khi có việc vi phạm, có lỗi của bên vi phạm và thiệt hại thực tế của bên bị

vi phạm. ”

Tiếp đó, tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2020/KN-KDTM ngày 09/6/2020 của TANDTC, co quan này cho rằng việc hai bên thỏa thuận mức BTTH ấn định trước và bị đơn phải BTTH dựa trên mức ấn định trước này là không phù hợp. Giá trị BTTH phải được tính toán theo quy định pháp luật, tức chỉ gồm các giá trị thiệt hại được ghi nhận tại Điều 302.2 LTM năm 2005. Kết quả, TANDTC không chấp nhận giá trị “BTTH ước tính” mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, điều khoản “BTTH ước tính”, dù là một điều khoản khá phô biến trên thế giới, nhưng vì LTM của Việt Nam chưa quy định, nên khi các bên thỏa thuận sử dụng khoản BTTH này sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau mà điểm chung là không chấp nhận điều khoản đó. Mặc dù điều này có thé lý giải rằng, việc công nhận BTTH ước tính này dễ dẫn đến những bất lợi tiêu cực cho một bên khi một bên lợi dụng ưu thế để áp đặt mức BTTH quá lớn, gây ra sự bất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng. Song, với quan điểm này của TANDTC vô hình trung đã hạn chế quyển tự do thoả thuận hợp đồng của các bên. . Việc không chấp nhận khoản BTTH ước tính còn thể hiện góc nhìn hẹp của Tòa án Việt Nam, sự chưa tiệm cận trong quan điểm pháp lý giữa Việt Nam và các nước, đồng thời, cũng không phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay và sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của các thương nhân Việt Nam khi ký kết các HĐTM mang tính quốc tế.

7 Trương Quang Nhật (2021), Hiệu lực của thỏa thuận BTTH ước tinh, Tạp chí NCLP, số 05 (429).

Trái ngược với quan điểm của Tòa án, chế định BTTH này lại được Trọng tài Việt Nam xem xét với quan điểm “cởi mở” hơn, tiệm cận hơn với pháp luật quốc tế khi theo hướng có thé chấp nhận thỏa thuận của các bên, trừ khi có cơ sở rằng khoản tiền ấn định này “quá đáng” so với thiệt hại thực tế”,

b) Những nhược điểm, bất cập trong việc thi hành pháp luật về xác định thiệt hại được bồi thường

Thực tế cho thay việc xác định các thiệt hai được bồi thường có một số bat cập như

sau:

Thứ nhất, tiền BTTH do chậm thực hiện có được tính lãi hay không?

Tại thời điểm năm 2009, qua nghiên cứu Bản án số 54/2009/KDTM-PT ngày 11/03/2009 vé “Tranh chấp hợp đồng mua bán” của Tòa phúc thẩm TANDTC, một số van dé pháp lý được đặt ra như sau: Nguyên đơn chỉ yêu cầu BTTH tổn thất thực tế là 34.813,59 USD. Nếu nguyên đơn đòi thêm tiền lãi do chậm thanh toán đối với số tiền thiệt hại này thì Tòa án có chấp nhận hay không? Số tiền BTTH đó cũng làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán kế từ ngày chậm thực hiện, bởi lẽ LTM năm 2005, BLDS năm 2005 đều không quy định cụ thể về vấn để này. Tuy nhiên, đến ngày 17/10/2016, đã có An lệ số 09/2016/AL của TANDTC vẻ xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại giải quyết vấn dé này: Tòa án không chấp nhận tiền lãi do chậm thanh toán số tiên BTTH và thực tế hiện nay các Toà án đều không chấp nhận tính lãi trên số tiền BTTH, cụ thé tại Bản án số 660/2022/KDTM-PT ngày 10/11/2022 về tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử kết luận:

“Xét, nhu đã phan tích tại mục [5], có cơ sở xác định bi don yêu cẩu nguyên đơn chịu phat và bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp dong nên đây không phải là số tiền hàng hay thù lao dịch vụ và các chị phí hợp ly khác hay khoản vay mà nguyên đơn phải trả cho bị don. Vi vậy, tại Toà án cấp sơ thẩm, bi don yêu cầu nguyên đơn thanh toán tiền lãi chậm tra của số tién phạt vi phạm và bồi thường

7 Nguyễn Nhật Dương, Nguyễn Hiếu Bình, Bói thong thiệt hại ấn định trước, xem tại

https://cnccounsel.com/an-pham/boi-thuong-an-dinh-truoc truy cập ngày 17/10/2023

thiệt hại do chậm hoàn thành toàn bộ du án, là không có cơ sở, không phù hợp với

quy định tại Điều 306 Luật Ti hương mại năm 2005, điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015, nên không được chấp nhận. ”

Tứ hai, về van đề chi phí luật sư Vấn dé bồi hoàn chi phí luật sư cho bên bị vi phạm hợp đồng có hai quan điểm trái ngược nhau giữa các hệ thống giải quyết tranh chấp là Tòa án và Trọng tài. Nếu như chi phí này được Trọng tài công nhận khi có cơ sở về tính hợp lý của nó, thì Tòa án lại thường không chấp nhận yêu cầu này. Lý giải điều này bởi việc giải quyết tranh chấp HDTM tại Tòa phải tuân theo quy định pháp luật dân su, mà tại BLTTDS hiện hành quy định rằng trừ khi các bên thỏa thuận với nhau, còn lại bên có yêu cầu sẽ phải chi trả các chi phí luật sư, phiên dịch... (Điều 168.3). Cá biệt, có trường hợp Tòa án chấp nhận bồi hoàn 50% chi phí luật sư cho nguyên don với lý do: “Trong hợp đồng dich vụ pháp hy có các công việc: tư vấn hồ sơ chuẩn bị khởi kiện, thay mặt va đại diện theo uy quyền nộp đơn khởi kiện, cử luật sư tham gia t6 tung trong giai đoạn sơ thẩm. Công việc thay mặt và đại điện nộp đơn, thay mặt Công ty tham gia 16 tụng tại toa là việc mà người khởi kiện phải thực hiện do đó không phải là chỉ phí hợp lý dé thuê luật sư”””.

Thực tế cho thấy trong phần lớn HDTM, các bên ít khi thỏa thuận về chi phi luật sư hay chi phí kiện tụng khác. Vì thế, khoản chi phí luật sư sẽ không được Tòa án chấp nhận khi có yêu cầu. Trường hợp vụ kiện được giải quyết tại Trọng tài thì việc bồi hoàn chi phí luật sư khi được yêu cầu và có tính hợp lý sẽ được đa số Hội đồng trọng tài tuyên bên thua kiện có trách nhiệm bồi hoàn cho bên thắng kiện.

c) Những nhược điểm, bất cập trong việc thi hành pháp luật về mỗi quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp dong trong hop đồng thương mại

Một ví dụ dưới đây cho thấy sự hing túng trong việc áp dụng kết hợp chế tài BTTH và phạt vi phạm hợp đồng được thê hiện qua:

Bản án số 149/2012/KDTM-PT ngày 04/5/2012 của Tòa phúc thâm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phiếu.

78 Nguyễn Vĩnh Phú, Ván đề bồi hoàn chỉ phí luật sư khi giải quyết tranh chdp bằng trọng tài thương mai,

xem tại: https://mcac.vn/boi-hoan-chi-phi-luat-su truy cập ngày 25/11/2023.

” Ban án số 364/2014/KDTM-ST ngày 10/4/2014 của TAND TP HCM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và thực tiễn thi hành tại Việt Nam (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)