1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về huy động vốn của ngân hàng thương mại Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Lào Trong Sự So Sánh Với Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Duangxay Phonevang
Người hướng dẫn TS. Võ Đình Toàn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 37,65 MB

Nội dung

Dé đáp ứng yêu cau nêu trên, tôi đã chọn van đề “Pháp luật về huy độngvốn của ngân hàng thương mại Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam” làm dé tài luận văn tốt nghiệp cao học Luậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DUANGXAY PHONEVANG

Chuyên ngành : LUAT KINH TE

Mã số : 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS VO DINH TOAN

HA NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được chính tác giả thực hiện theo sự hướng dân của người hướng dân khoa học, các tư liệu được sử dụng trung thực.

Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Học viên

DUANGXAY PHONEVANG

Trang 3

MỤC LỤC

307980/(06271000 1n l

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai ¿- «s5 xeE+EeEeEerxererxee |

2 Tình hình nghiên cứu đề tài -¿- 2 5s SE £EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrvee 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU ¿- 2 52 2 +E+EE+E£EE+E+EeEEzEerxerered 3

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tải 2-5 5-52: 4

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu để tai voce ceccccccescsecesececscseseseseseseseseees 4

6 Những đóng góp mới của Luận văn s33 11+ Essseererreerrrrse 5

7 Bố cục của luận văn is t 33311511 18111111515151511155151555211155 111121553 see 5CHUONG 1 NHUNG CAN CU LY LUẬN DE SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNHCUA PHAP LUAT VE HUY DONG VON CUA NGAN HANG THUONGMẠI CUA VIET NAM VA LÀO - 5< St 21521211 11112111111 111 7

1.1 Nhận diện ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của ngân

jb5u1510104i158i::) 00077 7 1.1.1 Nhận điện ngân hàng thương MAL 5c SSccss+ssssvsseeeesexxs 71.1.2 Nhận diện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 9

1.2 Khái niệm, đặc diém, vai trò của pháp luật vê huy động vôn của ngân hang In0/0i150:720077 101.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về huy động vốn của ngân hàng

//149/58//11 PP 10

1.2.2 Vai trò của pháp luật về huy động vốn của ngân hàng thương mai 121.3 Căn cứ dé so sánh pháp luật NHTM của Việt Nam và của Lào 141.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam và của Lào :-:-: 141.3.2 Sự lãnh đạo của Dang và vai trò của Nhà HHỚC - s55 55: 15

Trang 4

1.3.2.1 Sự lãnh dao của Dang và vai tro của Nhà nước ở Việt Nam 16 1.3.2.2 Sự lãnh dao cua Đảng và vai trò của Nhà nước tại Lào 161.3.3 Hội nhập kinh té quốc té cececccccccscccescsscssssssstssessesvsssssesvssesesseesveseeseseees 171.3.4 Mục tiêu diéu chỉnh của pháp luật về huy động vốn của NHTM 181.3.5 Những điểm tương đồng và khác biệt là cơ sơ để hoàn thiện pháp luật

về huy động vốn của NHTM phù hợp với diéu kiện của Việt Nam và Lào 20KET LUẬN CHUONG I - 2-5 +S‡SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEkrrkerrkd 24CHUONG 2 SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH PHAP LUAT VE HUY DONGVON CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ LÀO 252.1 Nguồn quy phạm điều chỉnh của pháp luật về huy động vốn của ngân hàng

2.1.1 Nguồn quy phạm pháp luật về huy động vốn của ngân hàng thương

//12zsóđ 4/20/2777 2S

2.1.2 Nguồn quy phạm điều chỉnh của pháp luật về huy động von của ngân

hàng thương mại Ở ÙÀO 6331211811111 11951 1151111111111 1181111 rrry 26

2.2 Những so sánh chủ yếu nội dung các quy định của pháp luật về huy động

VON CUA NHTM — 28

2.2.1 Hoạt động huy động vốn thông qua nhận tiễn gửi - - 282.2.2 Hoạt động huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giả 392.2.3 Các hoạt động huy động vốn khác + St EEEESEEeErrrrket 46KET LUẬN CHƯNG 2 - 6S SE EEE21E112111111111111111111 111 xe 54CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUAT VE HUY DONG VON CUA CÁC NGÂN HANG THUONG MẠITẠI LAO HIEN NAY - - 5c s12 1 1111121111111 1111111111111 11x10 553.1 Những tư tưởng cơ bản rút ra từ so sánh pháp luật về ngân hàng thương

mại của Việt Nam và Lao E213 1666111111111 EE 1111111 EEEEEEEEEEEEEEEEEEEreE 55

Trang 5

3.2 Một số kiến nghị dé hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của ngân hàng

thương mại của Lào từ việc so sánh với pháp luật Việt Nam - 57

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhận tiền gửi của khách hang 573.2.2 Sửa đối b6 sung các quy định về phát hành GTCG để làm rõ bản chất,đồng tiền được sử dụng cho quan hệ này và cơ sở pháp lý dé thực hiện hoạt

động này của các NHHTÌÌM - c cct 3112118111911 11951 1111111111111 111111 krrhy 59

3.2.3 Sửa đối, bồ sung một số quy định không rõ trong quy định về vay von

giữa các NHTM hoặc TC TÌT) c ¿+ + + +3 EE++#EEVE++EEEEEekeerkeeeeeeeeseerrs 60

3.2.4 Hoàn thiện quy định về tải cấp vốn của NHNN dé phát huy toi da hiệuquả của công cu này đổi với hoạt động của các NHTM c- s5 603.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động von của NHTM 61KET LUẬN CHƯƠNG 3 - - (St SE E111 1811111111111 1111111 rrkd 62KET LUẬN CHUNG - - St 9E SE EEE 1111111111111 1111111 rrk 63DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-52 eSE+E‡£eE+Eerxerered 64

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

- NHTM: Ngân hàng thương mại

- NHNN: Ngân hàng nhà nước

- QPPL: Quy phạm pháp luật

- CTCTD: Các tổ chức tin dụng

- GTCG: Giấy tờ có giá

Trang 7

PHAN MO ĐẦU

1 Tinh cap thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ngân hàng thương mại là một trong những loại định chế tài chính quan trọngnhất của hệ thống tài chính quốc gia Nếu như đối với sự vận hành của nên kinh tếquốc gia, nguồn vốn được xem như là máu trong một cơ thê sống thì hệ thống các

ngân hàng thương mại là các mao mạch chính Hoạt động của các ngân hàng

thương mại là những thé hiện sâu sắc nhất những diễn biến của thị trường tiền tệ

nói riêng và thị trường tài chính nói chung Ngoài ra, nhìn vào hoạt động của hệ

thống các ngân hàng thương mại, chúng ta có thể nhìn thấy sự vận hành của chínhsách tiền tệ của mỗi quốc gia trong từng thời kì cũng như sự hưng thịnh hay suythoái của nền kinh tế kinh tế quốc gia đó

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của CHDCND Lào nóichung, nền kinh tế của Lào đang phát triển nhanh và mạnh, trong đó ngành NH

đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự phát triển của nên kinh tế

Trong đó NHTM có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối đưa nguồn vốn

cho các dự án đầu tư trong nền kinh tế bằng hoạt động kinh doanh của mình

Hiện nay, ngành ngân hàng ở Lào đang ngày được phát triển, gần đây, nhiều

ngân hàng và chi nhánh ngân hàng quốc tế được thành lập và ngày càng có xu

hướng gia tăng Trong đó nhiều NHTM được thành lập và thực hiện kinh doanh

tiền tệ dưới hình thức sử dụng vốn tự có và vốn huy động dé cho vay, đầu tư và

cung cấp các dịch vụ tiền tệ khác Hoạt động huy động vốn của các NHTM đóngvai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng, tiềm lực và khả năng đảm bảo

an toàn của các ngân hàng, đồng thời hoạt động huy động vốn là cầu nối đưa cácnguồn vốn đang nhàn rỗi trong dân chúng đến các dự án đầu tư trong nền kinh

tế Với những vai trò đặc biệt đó, hoạt động này đã sớm được pháp luật điều

chỉnh thông qua các chế định khác nhau cụ thể như chế định về vốn và quản lý

vốn, chế định huy động tiền gửi v.v Tuy nhiên, những quy định này chưa bao

Trang 8

quát hết các quan hệ xã hội đang phát sinh trong thực tiễn Điều đó ảnh hưởng

đến tâm lý và sự tin gậy của chủ thê có nguồn vốn nhàn rỗi và giảm hiệu quả của

hoạt động huy động vốn của các NHTM

Bên cạnh đó, bằng việc gia nhập WTO, CHDCND Lào đang tiễn sâu vào

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động ngân hàng gia tăng nhanh chóng

và mang tính quốc tế ngày càng rõ rệt Pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động

vốn của NH cần có những thay đổi phù hợp, kịp thời và đáp ứng được yêu cầuđang diễn ra trong thực tiễn Do đó, việc nghiên cứu lý luận, đánh gia thực trạng

và đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn

Dé đáp ứng yêu cau nêu trên, tôi đã chọn van đề “Pháp luật về huy độngvốn của ngân hàng thương mại Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam”

làm dé tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật của minh với mong muốn đóng góp

một phần nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật trong

lĩnh vực huy động vốn của NHTM nói riêng và hoàn thiện pháp luật về NHTM ở

Lào nói chung.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về hoạt động kinh doanh của NHTM là một vấn đề khá rộng và

luôn có tính chất thời sự Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên

cứu pháp luật trong lĩnh vực này như giáo trình Luật học của Trường Đại học

Quốc gia Lào, giáo trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tô chức tíndụng của học viện ngân hàng của Lào, ở Lào có một số luận văn, luận án nghiêncứu về chủ đề huy động vốn của NHTM ở Lào nhưng dưới góc độ khoa họcchuyên ngành kinh tế - tài chính Ở Việt Nam, có nhiều luận văn, luận án nghiêncứu chủ đề pháp luật về hoạt động của các NHTM, trong đó có hoạt động huy

động vốn nhưng trên nên tảng là pháp luật Việt Nam, như: “Pháp luật về huy

động vốn của tô chức tin dụng ở Việt Nam — Thực trạng và giải pháp” (Đào Anh

Trang 9

Tuyết, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013); “Pháp luật về huy động vốn củacác ngân hàng thương mại ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và hướng hoàn thiện” (VISAKHONE MINHBOUPHA, Trường Dai học Luật Hà Nội, năm

2013) v.v Các tài liệu này đã phân tích được những quy định của pháp luật về

hoạt động huy động vốn của NHTM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của

Lào, của Việt Nam Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó, nhìn chung,

chỉ được thực hiện trong phạm vi pháp luật về huy động von ở từng nước, đồng

thời chưa đi sâu nghiên cứu vào phương hướng hoàn thiện pháp luật trên cơ sở

so sánh pháp luật về huy động vốn của NHTM ở Lào và ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dưới góc độ so sánh luật học, luận văn tập trung vào phân tích cơ sở kinh tế

- xã hội của sự ra đời, nội dung chủ yếu của các quy định của pháp luật vềNHTM trong các văn bản pháp luật của Việt Nam va Lào được ban hành trongthời gian gần đây Chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định về huy động vốn

và pháp luật về huy động vốn của NHTM Việt Nam và của Lào;

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu đặt ra, luận văn không nghiên cứu toàn

bộ pháp luật về huy động vốn của tất cả của các tô chức tín dụng mà chỉ tậptrung đi sâu vào nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động huyđộng vốn của các NHTM Đồng thời, mặc dù các QPPL tác động đến hoạt độnghuy động vốn của NHTM gồm hai bộ phận hợp thành là các QPPL quản lý nhànước đối với hoạt động huy động vốn của NHTM (mang đặc tính của luật công)

và các QPPL điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thé trong quan hệ huy độngvốn của NHTM (mang đặc tính của luật tư) nhưng với mã số chuyên ngành làLuật kinh tế nên đề tài chỉ nghiên cứu các QPPL thuộc pháp luật kinh tế Đồngthời, với tính cách là đề tài thuộc lĩnh vực luật tài chính — ngân hàng nên phạm vi

nghiên cứu được xác định theo trung tâm là các QPPL quy định ở Luật các tổ

chức tín dụng và các văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Phạm vi

Trang 10

nghiên cứu đề tài gắn với mục tiêu nghiên cứu là ngoài nội dung nghiên cứu lý

luận, thông qua việc phân tích, đánh giá pháp luật thực định và thực tiễn thi hành

mảng pháp luật này, từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luậtđiều chỉnh hoạt động huy động vốn của các NHTM ở nước CHDCND Lào

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện theo phép biện chứng duy vật Mác — Lénin về Nhànước và pháp luật; những tư tưởng cơ bản thê hiện trong đường lối của ĐảngNhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã

hội.

Đồng thời, đề tài là “Pháp luật về huy động vốn của ngân hàng thương mại

Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam” nên tác giả luận văn cho rangcách tiếp cận phù hợp nhất cần được lựa chon dé thực hiện luận văn này chính là

áp dụng lý thuyết về so sánh luật học và kết hợp với việc sử dụng các phươngpháp nghiên cứu phô quát trong khoa học xã hội nói chung và luật học nói riêng

Nhăm triển khai ý tưởng nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả

đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích tổng hợp, so sánhđối chiếu, thống kê, khảo sát và khái quát hóa Trong các phương pháp nghiêncứu này, tác giả xác định phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếupháp luật là những phương pháp chủ đạo dé giải quyết các vấn đề do đề tài đặt

ra.

5 Mục đích, nhiệm vu của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống lý luận liênquan đến các quy định của pháp luật về huy động vốn và thực tiễn thi hành phápluật, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trên cở sở đó đề ra phương hướng và giải

pháp đề hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của NHTMở Lào

Đề thực hiện và đạt được mục đích đặt ra, luận văn có nhiệm vụ làm rõ cơ

sở lý luận về hoạt động huy động vốn và pháp luật về huy động vốn của các

Trang 11

NHTM; đánh giá thực trạng pháp luật về huy động vốn và thực tiễn áp dụng

pháp luật về huy động vốn của NHTM; chỉ ra những yêu cầu khách quan của

việc hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của NHTM của Lào dựa trên kết quả

so sánh với pháp luật Việt Nam và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiệnquy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này

6 Những đóng góp mới của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp mới sau đây:

Thứ nhất, về phương diện lý luận, luận văn đã góp phần hệ thống hóa vàlàm rõ hơn một số vấn đề lý luận về huy động vốn của các ngân hàng thươngmại của Việt nam và Lào Luận văn cũng chỉ rõ những vấn đề cần chú ý trongquá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về huy động vốn của các ngân hàng

thương mại ở Lào.

Thứ hai, về phương diện thực tiễn, luận văn đã làm rõ thực trạng pháp luật

về huy động vốn của các ngân hàng thương mại của Việt Nam và của Lào, đồng

thời phân tích những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa pháp luật hiện

hành của Việt Nam và Lào về huy động vốn của các ngân hàng thương mại délàm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về huy động vốncủa các ngân hàng thương mại ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, xac định những định hướng cơ ban và giải pháp hoàn thiện pháp

luật về huy động vốn của các NHTM tại Lào hiện nay

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phân mở dau, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược thiết kế bồ cục gom 3 chương như sau:

Chương 1: Những căn cứ lý luận dé so sánh các quy định của pháp luật vềhuy động vốn của ngân hàng thương mại của Việt Nam và Lào

Chương 2: So sánh các quy định pháp luật về huy động vốn của ngân hàng

thương mại ở Việt Nam và Lào

Trang 12

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về huy độngvốn của các ngân hàng thương mại tại Lào hiện nay.

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHUNG CAN CU LÝ LUẬN DE SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNHCUA PHÁP LUẬT VE HUY ĐỘNG VON CUA NGAN HANG THUONG

MAI CUA VIET NAM VA LAO

1.1 Nhận diện ngân hang thương mai và hoạt động huy động vốn của

ngân hàng thương mại

1.1.1 Nhận diện ngân hàng thương mai

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại tổ chức tín dụng Trong lịch

sử, thời kỳ sơ khai, nhân loại quan niệm về tổ chức kinh doanh tiền tệ đồng

nghĩa với khái niệm ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triển các nghiệp vụkinh doanh ngân hàng, dần dần có sự phân chia tổ chức tín dụng là ngân hàng

với tổ chức tín dụng phi ngân hàng Sự phân chia này dựa trên nguyên tắc cơ bản

là: Tổ chức tín dụng là ngân hàng được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinhdoanh ngân hang, còn tô chức tin dụng phi ngân hàng chi được phép thực hiệnmột số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng Quá trình phát triển của các ngân hàng

và nhu cầu can thiệp của Nhà nước đối với hệ thống tài chính - tín dụng, cácngân hàng được phân chia làm ba loại chủ yếu là ngân hàng Trung ương, ngân

hàng chính sách, ngân hàng thương mại [9].

Ngân hàng Trung ương là định chế tài chính công quyền chủ yếu thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia, việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế không nhằm

mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng chính sách là loại ngân hàng do Nhà nước thành lập để thực

hiện các chính sách về xã hội như: Thực hiện xóa đói giảm nghèo, chính sách

nhà ở, chính sách khuyến học v.v

Ngân hàng thương mại là loại tổ chức kinh tế, có đầy đủ dấu hiệu quả

doanh nghiệp được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động

kinh doanh khác theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận [4]

Trang 14

Trong các van bản pháp luật, các tài liệu nghiên cứu ở các nước cách thé

hiện khái niệm có thé có sự khác nhau nhưng nói chung đều giống nhau trong

nhận điện dấu hiệu cơ bản của ngân hàng thương mại như trên Ví dụ: ở Mỹ,

người ta cho rằng, NHTM là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài

chính theo danh mục đa dạng - đặc biệt tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán

và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tô chức kinh tế

nao trong nên kinh tế [19] Ở An Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có quan niệm tương tự

khi xác định dấu hiệu của NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lậpnhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ

hối phiếu, chiết khẩu và hình thức vay mượn tin dụng khác [20]

Đạo luật ngày 03 tháng 6 năm 1942 của Pháp quy định: "Được xem là

ngân hàng là những doanh nghiệp hay cơ sở nào làm nghề thường xuyên nhận

tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc hình thức khác, nhữngkhoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ tín

dụng hay nghiệp vụ tài chính”.

Khoản 3, Điều 4 Luật Các tổ chức tin dụng năm 2010 của Việt Nam quyđịnh: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các

hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật

này nhằm mục tiêu lợi nhuận

Điều 2 Luật Các ngân hàng thương mại của Lào năm 2007 quy định: Ngân

hàng thương mai là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này déthực hiện hoạt động ngân hàng như huy động vốn để cấp tín dụng, mua - bán

ngoại tệ, cung ứng dịch vụ thanh toán và đầu tư

Như vậy, về cơ bản, pháp luật của Việt Nam, của Lào về ngân hàngthương mại cũng tương đồng với pháp luật của các nước, đó là xác định ngân

hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các

hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Trang 15

1.1.2 Nhận diện hoạt động huy động vẫn của ngân hàng thương mại

Là chủ thé kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải có von dé kinh

doanh Vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại gồm hai loại: Vốn tự có (haycòn gọi là vốn sở hữu chủ) và vốn huy động Vốn huy động là vốn mà NHTM

thu nhận từ các chủ thé khác và về nguyên tắc NHTM phải hoàn trả cho chủ dé

đã chuyền giao cho mình Với tính cách là chủ thé kinh doanh (một dạng thương

nhân), một loại hình doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính - ngân hàng (hoạt

động mang tính nghề nghiệp) và ban chất kinh tế của vốn huy động có thé nêukhái niệm hoạt động huy động vốn của NHTM như sau:

Huy động vốn của NHTM là hoạt động thu nhận các khoản vốn từ các chủ

thé khác theo nguyên tắc có hoàn tra dé thực hiện hoạt động kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật.

Dưới góc độ kinh tế học, có một số tài liệu khoa học có quan điểm khác

nhau về hình thức huy động vốn của NHTM Ví dụ, trong "Đề cương hướng dẫn

nghiệp vụ ngân hàng thương mại" của Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng

-Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra các hình thức huy động vốn phô biếncủa NHTM bao gồm: hình thức tiền gửi thanh toán, hình thức tiền gửi tiết kiệm,

chứng chỉ tiền gửi, các hình thức tiền gửi đặc biệt khác Chúng tôi cho rằng, các

hình thức von mà NHTM có thé sử dụng để kinh doanh trên đây có vai trò rất

quan trọng nhưng có nhiều hình thức huy động vốn khác cũng đóng vai trò rất

quan trọng đối với hoạt động của NHTM như: Phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vayvốn của NHNN

Luật Các NHTM năm 2007 của Lào, Luật Các tô chức tín dụng năm 2010của Việt Nam có quy định tương đồng về các hình thức huy động vốn của

NHTM, cụ thể:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các

loại tiên gửi khác.

Trang 16

Hoạt động nhận tiền gửi để huy động vốn của NHTM được pháp luật choquyền rộng rãi hơn so với hoạt động huy động vốn của tô chức tín dụng phi ngânhàng Bởi vì, hoạt động huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của NHTMkhông bị hạn chế nhận tiền gửi là của tổ chức hay của cá nhân, thời hạn tiền gửi

là nhận dài hạn hay ngắn hạn như áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân

hàng.

- Phát hành giấy tờ có giá dưới các hình thức như: Chứng chỉ tiền gửi, kỳ

phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tô chức tài chính trong nước và nước

ngoài.

- Vay vốn của ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn Đây làhình thức NHNN áp dụng để cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toáncho tô chức tín dụng dưới các hình thức:

a) Cho vay có bảo đảm bang cam cô giấy tờ có giá;

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

c) Các hình thức tái cấp vốn khác

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về huy động vốn của

ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về huy động vốn của ngân hàng

thương mại

Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, thé hiện ý chi của Nhà nước.Nhà nước quản lý mọi hoạt động của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, trong

đó có hoạt động huy động vốn của NHTM băng các quy định pháp luật

Như đã trình bày, xét về bản chất kinh tế, huy động vốn của NHTM là hoạt

động thu nhận các khoản tiền, ngoại hối của tổ chức khác theo nguyên tắc cóhoàn trả để tiến hành hoạt động kinh doanh Hoạt động này làm phát sinh nhiều

loại quan hệ xã hội sau đây:

Trang 17

Thứ nhất, quan hệ quản lý nhà nước giữa nhà nước với NHTM Đây là loạiquan hệ phát sinh do yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhànước đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó có hoạt động huy độngvốn của NHTM.

Thứ hai, quan hệ giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức, cá nhân cung

ứng vốn cho NHTM Tổ chức, cá nhân cung ứng vốn cho NHTM gồm nhiều loại

như NHNN, tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, nước ngoài, doanh nghiệp

các loại và ca nhân.

Đề điều chỉnh các quan hệ xã hội nói trên, Nhà nước cần phải ban hành các

văn bản QPPL, thiết lập cơ chế quản lý và điều hành, tạo một khuôn khổ pháp lý

nhất định dé hoạt động huy động von được thực hiện một cách có hiệu quả và có

lợi ích tối đa không chỉ cho người gửi tiền mà còn cho cả bản thân các tổ chứctín dụng, trong đó có NHTM và cho nên kinh tế

Các quy phạm pháp luật này có thé phân chia làm hai nhóm chính, gồm :

Nhóm I : Các QPPL điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước về huy động vốn

của ngân hàng thương mại Xét về đặc tính, các QPPL này thuộc luật công

Nhóm II : Các QPPL điều chỉnh hoạt động huy động vốn của NHTM với

tính cách là một loại hình hoạt động kinh doanh của NHTM Xét về đặc tính, các

QPPL này thuộc luật tư, phô biến ở các nước, các quy phạm pháp luật này có ởnhiều loại văn bản như: Văn bản pháp luật dân sự, thương mại, văn bản pháp luậtchuyên ngành về kinh doanh ngân hàng Đối với hoạt động huy động vốn củaNHTM thì các QPPL quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành về ngân

hàng đóng vai trò quan trọng nhất Bởi vì, các QPPL này dựa trên và là sự cụ thể

hóa các quy định của Bộ luật dân sự hay Bộ luật dân sự - thương mại.

Khảo lược pháp luật của một số nước, pháp luật của Việt Nam, của Lào vềhuy động vốn của NHTM có thé khái quát bộ phận pháp luật này có cấu trúcgồm:

Trang 18

- Các quy phạm pháp luật quy định đối tượng áp dụng, xác định điều kiệnNHTM được huy động vốn, tổ chức, cá nhân cung ứng vốn.

- Hình thức huy động vốn và các điều kiện, trình tự, thu tục, thời hạn huyđộng vốn, hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên;

- Quyền và nghĩa vụ của NHTM, của bên cung ứng vốn

Tóm lại, pháp luật về huy động vốn của NHTM là tập hợp các quy phạmpháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình NHTM huyđộng vốn của tô chức, cá nhân (bên cung ứng vốn) theo nguyên tắc có hoàn trả

dé thực hiện hoạt động kinh doanh

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu sau đây của pháp

luật về huy động vốn của NHTM:

Một là, pháp luật về huy động vốn của NHTM điều chỉnh quan hệ xã hộidựa trên nguyên tắc chung của luật tư là bình đăng, tự nguyện, tự do nhưngkhông vi phạm điều cắm của pháp luật

Ở đây cũng cần nhân mạnh rang, trong quan hệ tái cấp vốn, bên cung ứng

vốn là Ngân hàng Nhà nước nhưng khi tham gia quan hệ này mặc dù mục đíchcủa Ngân hàng Nhà nước là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhưng khôngphải với tư cách quản lý nhà nước Điều này thể hiện ở chỗ, cơ sở ban đầu làmphát sinh quan hệ cung ứng vốn là ý chí của NHTM

Hai là, pháp luật về huy động vốn của NHTM mang đặc điểm chung củapháp luật về kinh doanh ngân hàng là vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh vừa

bảo đảm an toàn ngân hàng.

Ba là, pháp luật về huy động vốn của NHTM là công cụ của nhà nước đểbảo vệ lợi ích vật chất của các bên tham gia quan hệ Điều này xuất phát từ chỗđối tượng giao dịch trong quan hệ giữa các bên là tiền tệ, ngoại hối và thực hiện

theo nguyên tắc có hoàn trả

1.2.2 Vai trò của pháp luật về huy động vốn của ngân hàng thương mại

Trang 19

Một là, Pháp luật về huy động vốn của NHTM thừa nhận, định hướng vàthúc day các hoạt động kinh doanh của NHTM, và là công cu bảo đảm quyên,

lợi ích hợp pháp của các bên

Pháp luật quy định về huy động vốn của NHTM đã đem lại lợi ích quốc gia

khi nó trở thành công cu dé khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyên va lợi ích dé

các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh Pháp luật bảo vệ, ghi nhận quyền lợicủa các NHTM giúp các NH mở rộng kinh doanh và là tiền đề dé NHTM thực

hiện hoạt động cho vay và các hoạt động kinh doanh khác.

Pháp luật về huy động vốn của NHTM cũng như các bộ phận pháp luật khácđóng vai trò công cụ giáo dục, công cụ định hướng hành vi cho tổ chức, cá nhântham gia quan hệ Rõ ràng là với cau trúc nội dung điều chỉnh như đã trình bày,pháp luật về huy động vốn của NHTM vừa đóng vai trò là công cụ duy trì trật tự

xã hội, vừa có khả năng hướng dẫn NHTM, tô chức, cá nhân có khả năng cungứng vốn dé NHTM duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh Đồng thời, ngườicung ứng vốn có thu nhập (lợi nhuận) Khả năng định hướng của bộ phận phápluật này còn thé hiện ở chỗ nó tạo khả năng dé người có khả năng cung ứng vốnbiết “luật chơi” dé bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

Hai là, pháp luật về huy động vốn của NHTM là công cụ dé nhà nước thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia Đề thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhànước phải sử dụng nhiều loại công cụ, trong đó có công cụ là pháp luật ngânhàng Là một bộ phận của pháp luật ngân hàng, pháp luật về huy động vốn củaNHTM trực tiếp điều chỉnh nguồn vốn đầu vào của NHTM, ảnh hưởng trực tiếpđến chu chuyền vốn trong nền kinh tế nên có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Ba là, pháp luật về huy động vốn của NHTM là công cu bảo đảm an toàncho hoạt động kinh doanh ngân hàng Huy động vốn của NHTM là một trong

những mặt cơ bản tạo nên vài trò trung gian tài chính của nó Huy động vôn và

Trang 20

cấp tín dụng gắn bó với nhau và cùng tác động đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của NHTM Do đó, để hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn ngân hàng, nhànước không thê không khai thác vai trò bảo đảm an toàn ngân hàng của bộ phậnpháp luật về huy động vốn của NHTM.

Bốn là, pháp luật về huy động vốn của NHTM là công cụ bảo vệ lợi ích củacác bên, hạn chế tranh chấp Vai trò này của pháp luật về huy động vốn củaNHTM được tạo lập do nó đóng vai trò là công cụ nhận thức đối với các chủ thé

và là công cụ đấu tranh dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên

1.3 Căn cứ để so sánh pháp luật NHTM của Việt Nam và của Lào

1.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam và của Lào

1.3.1.1 Đặc điểm kinh té - xã hội của Việt Nam

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam A và lớn thứ 57 trên thé giới

xét theo quy mô tong sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Tổng thu nhập

nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên

hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Nhóm ngân hàngThế giới, Ngân hang phát triển Châu A, Diễn dan hop tác kinh tế Châu A — Thái

Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đãphương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam

cũng đã kí với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương

Cũng giống như Lào, Việt Nam là nước đa dạng về văn hóa và dân tộc với

54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14%

tong số dân cả nước Dân tộc Việt Nam (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%tập trung ở những miền châu thé và đồng bang ven biển Những dân tộc thiểu số

trừ người Hoa, người Chăm, người Khmer phan lớn đều tập trung ở các vùng

miền núi và cao nguyên Việt Nam lại là một nước đông dân, tuy diện tích đứnghạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số Việt Nam phát triển từ kinh

Trang 21

tế nông nghiệp với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 70,4% cứ trú ởkhu vực nông thôn.

1.3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Lào

Lào là một nước vào loại kém phát triển ở Đông Nam Á Tuy có nguồn tài

nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thủy điện Nhìn

chung về kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định Theobảng xếp hạng của Liên hợp quốc về trình độ phát triển, Lào đứng hàng thứ 138trong tong số 187 quốc gia Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tongsản phâm quốc nội và sử dung 80% lực lượng lao động Nền kinh tế vẫn tiếp tục

nhận được sự trợ giúp của IMF và các nguồn quốc tế khác cũng như đầu tư nước

ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng

Trong những năm gần đây nền kinh tế của Lào có nhiều tiến bộ Các mụctiêu kinh tế - xã hội do các kì đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào và các

chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả Lào đangnăm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề chomột thời kỳ tăng tốc [7]

Lào là một nước đa dạng về dân tộc, có 68 dân tộc có tiếng nói và phong tụctập quán khác nhau, trong đó có 3 dân tộc lớn như Lào Lùm (vùng thấp) chiếmkhoảng 50% dân số cả nước, Lào Thông (vùng trung du) với khoảng 30% dân

số, Lào Xùng (vùng cao) chiếm khoảng 15% dân số Nông dân chiếm hơn 90%dân số và sản pham nông nghiệp chiếm 60% GDP, về mặt trình độ văn hóa kỹthuật, tay nghề còn rất hạn chế Đặc điểm kinh tế - xã hội của hai nước Lào và

Việt Nam cho thấy, dé tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi

đất nước, việc tạo một hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng có ý nghĩaquan trọng đối với việc tăng “cung - cầu” vốn, thúc đây các dòng chảy của vốnđầu tư trong đó có hoạt động huy động vốn của NHTM

1.3.2 Sự lãnh dao của Đảng và vai trò của Nhà nước

Trang 22

1.3.2.1 Sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của Nhà nước ở Việt Nam

Việt Nam hiện nay là một trong số ít các nước xây dựng chế độ xã hội chủ

nghĩa Mặc dù trước những biến động và tôn thất cách mạng thế giới, Đại hộiĐảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII tháng 6 năm 1991 vẫn khang định kiên trilãnh đạo đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiễn hành công cuộc đổimới đất nước

Hệ thống chính trị được thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng

chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Điều 4 Hiến pháp năm 2013 củaViệt Nam đã khang định: “Đảng Cộng sản Việt Nam — Đội tiên phong của giảicấp công nhân, dong thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của Dântộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân laođộng và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư trởng Hồ Chí Minh lamnên tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” Do chỉ có mộtĐảng lãnh đạo đất nước nên sự thăng tram của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộcrất nhiều vào vai trò lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước

đưa ra.

1.3.2.2 Sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của Nhà nước tại Lào

Cũng giống như Việt Nam, Lào là một trong số ít những nước cộng sản còn

lại sau sự sụp đô của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Với thé

chế Cộng hòa Nhân dân, một viện (từ năm 1975) Hiến pháp được thông qua

ngày 14 tháng 8 năm 1991, cả nước gồm có 16 tỉnh và duy nhất một thành phố

Dân chủ nhân dân Lào theo định hướng xã hội chủ nghĩa do một chính đảng duy

nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo, được thành lập ngày

22/3/1955 Ở Lào không có đảng đối lập

Tại Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII tháng 3 năm 2006

dé ra mục tiêu đến năm 2020 là: Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủnhân dân, trong đó Dang là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ôn định chính trị, an

Trang 23

ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển,

kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển

công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,tạo chuyên biến cơ bản về chuyên đổi cơ cau kinh tế theo hướng tích cực, phát

triển nhịp nhàng các thành phan kinh tế, trong đó thành phan kinh tế Nhà nước

và kinh tế tập thé được củng có và phát triển vững mạnh

Như vậy, Lào và Việt Nam đều có sự tương đồng đó là nền tảng chính trị làĐảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước Do đó, pháp luật nói chung, pháp luật vềkinh doanh ngân hàng, trong đó có pháp luật về huy động vốn của NHTM, nộidung là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản

1.3.3 Hội nhập kinh tế quốc tế

1.3.3.1 Hội nhập kinh tẾ quốc tế tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, sự 6n định chính trị

luôn được đảm bảo, cùng với ôn định chính trị là chính sách ngoai giao mémdẻo, đảm bao nguyên tac tôn trọng độc lập chủ quyền, da dạng hóa, da phươnghóa trong quan hệ với khâu hiệu “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trênthế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển” Hiện nay, Việt Nam đang là thành

viên quan trọng trong khối ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết khu vực mậu

dịch tự do ASEAN đồng thời là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều

và đối với toàn bộ nên kinh tế nói chung

1.3.3.2 Hội nhập kinh tẾ quốc tế tại Lào

Trang 24

Đường lối, chính sách đổi mới được Đại hội IV khởi xướng và các nghịquyết của Trung ương Đảng sau đó cụ thể hóa và phát triển cùng với thực tiễnhoạt động ngoại giao thời kì 1986 -1991 đã thể hiện rõ nét đổi mới tư duy đốingoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào Nó mở ra một trang mới cho nềnngoại giao Lào hiện đại và đặt cơ sở vững chắc cho bước đột phá trong đường lỗi

đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của quan hệ quốc tế của

Đảng và Nhà nước Lào từ Đại hội V đến nay

Với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế, nhiều năm qua, Lào thực

hiện chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng trên cơ sở bình đăng, tôn trọng lẫn

nhau, đôi bên cùng có lợi, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho việc phát

triển của mỗi nước Thực tế cho thấy, Lao đã triển khai chính sách đối ngoại và

hội nhập kinh té quéc tế linh hoạt và có hiệu quả vì sự tiễn bộ và phon vinh cuađất nước Sự kiện Lao chính thức gia nhập WTO cũng là bước ngoặt lịch sử của

đất nước trên đường hội nhập và phát triển

Lao và Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế,trong đó có hội nhập kinh tế Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềhuy động vốn của NHTM vừa phải bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển kinh

té trong từng giai đoạn cu thể vừa phải bảo đảm yêu cầu của hội nhập quốc tẾ,

đặc biệt là việc thực thi các cam kết quốc tế, trong đó có các quy định của phápluật về huy động vốn

1.3.4 Mục tiêu điều chỉnh của pháp luật về huy động vốn của NHTM

Do tương đồng về bản chất của chế độ chính trị là đi theo con đường xã hộichủ nghĩa, Nhà nước và xã hội đều do Dang cam quyên lay chủ nghĩa Mác-Lêninlàm nền tảng tư tưởng nên về cơ bản mục tiêu điều chỉnh của pháp luật về huyđộng vốn của NHTM ở Việt Nam và ở Lào là tương đồng Điều đó thé hiện ở

các mặt sau:

Trang 25

Thứ nhất, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh về huy động

von của NHTM dé thừa nhận hoạt động kinh doanh của NHTM, bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp cho NHTM Sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của các quy

phạm pháp luật giúp cho các NHTM có cơ hội cũng như yên tâm tiến hành hoạt

động kinh doanh.

Tứ hai, pháp luật quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về NHTM nhằm

hạn chế tình trạng tùy tiện, vô trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Thông qua

đó, các tổ chức, cá nhân có thể giám sát lẫn nhau và giám sát hoạt động của các

cơ quan nhà nước, tạo lòng tin, khuyến khích các chủ thể thực hiện dự định của

mình phát huy mọi tiềm năng làm giàu cho ban thân, góp phan tạo uy tín cho

Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ ba, hệ thông pháp luật NHTM trong đó có các quy định về huy động

vốn giúp cho nhà nước quản lý hoạt động NH có quy củ, có cơ sở hơn, khai thácvai trò tích cực và hạn chế những tiêu cực của quá trình luân chuyên tiền tệ Bản

chất của mọi hoạt động kinh doanh là mưu cầu lợi nhuận tối đa Pháp luật về

NHTM là một công cụ quan lý hữu hiệu dé phát huy mặt tích cực cua hoạt động

NH.

Thi tu, pháp luật tac động vĩ mô dé thực hiện chính sách của Đảng và nhànước Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này đểcấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán Đây là hoạt động rất quantrọng trong nền kinh tế hiện nay, nhưng hoạt động này cũng rất nhạy cảm và dễ

bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế, chính trị và xã hội Khi một ngân hàng

gặp rủi ro dẫn đến mat khả năng thanh toán hoặc có thé bị phá sản và rủi ro của

ngân hang này sẽ trở thành rủi ro của các ngân hàng khác do yếu tô tâm lý của số

đông người gửi tiền Do là khi niềm tin vào hệ thống ngân hàng bị giảm sút,người gửi tiền có xu hướng rút tiền gửi hàng loạt tại ngân hàng Ngoài ra, các

ngân hàng còn có quan hệ khăng khít với nhau trên thị trường liên NH thông qua

Trang 26

các hoạt động vay vốn, thanh toán hộ nên khi một ngân hàng gặp sự cô về khanăng chi trả, các ngân hàng còn lại có nguy cơ đối mặt với khó khăn như matvốn hoặc mất đối tác kinh doanh dẫn đến việc triển khai các nghiệp vụ kinhdoanh trong ngân hàng bị ách tắc, không hiểu quả v.v

Để hạn chế rủi ro có thé phát sinh và những ảnh hưởng tiêu cực mang tínhdây chuyển nêu trên, đồng thời, dé khuyến khích hoạt động của ngân hàng cóhiệu quả hơn, các biện pháp có thể được khai thác trong đó có biện pháp điềuchỉnh băng pháp luật đối với hoạt động của ngân hàng đóng vai trò quan trọng.Theo đó, pháp luật sẽ đưa hoạt động của các ngân hàng vào những khuôn khổ,

chuẩn mực nhất định và quy định những cơ chế kiểm tra, giám sát đặc biệt đối

với hoạt động này Bên cạnh đó thông qua việc thé chế hóa các chính sách, Nha

nước có thé điều tiết hoạt động ngân hàng theo đúng định hướng của Đảng va

Một là, trơng đồng về diéu kiện kinh tế - xã hội

Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi, cùng nằm trên bán đảo

Đông Dương, có chung 2000km đường biên giới Hai dân tộc đã có hàng ngàn

năm lịch sử giúp đỡ lẫn nhau Do vậy, giữa Việt Nam và Lào có nhiều điểmtương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội

Việt Nam va Lào nam ở trung tâm bán đảo Ấn — Trung, thuộc vùng ĐôngNam A lục địa Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam nam ở phíađông dãy Trường Sơn, như một đảo lớn nhìn ra biển, Lào nam ở sườn tây dãyTrường Sơn, lọt sâu trong vùng đất liền của bán đảo Việt Nam và Lào là quốc

Trang 27

gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, điều kiện tự nhiên

thuận lợi.

Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ Hiệntượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiềunước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bồ tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói

chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng.

Việt Nam và Lào là hai quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, Việt Namphan đấu đến năm 2020 về cơ bản phải trở thành nước công nghiệp hóa, trongkhi đó Lào cũng phải thoát khỏi tình trạng kém phát triển và có nhân tố cơ bản

để tiến vào công nghiệp hóa hiện đại hóa Như vậy cả hai nước đều là những nềnkinh tế đang chuyển đổi, từng bước xây dựng nén kinh tế nhiều thành phan

Cuộc khủng hoảng tài chính — tiền tệ (1997 — 1998) là bài học về sức ép của toàn

cầu hóa đối với các nền kinh tế mở ở Đông Nam Á Việt Nam và Lào mới gianhập nên kinh tế thị trường nên phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình

tự do hóa thương mại cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước phát trién.Hai là, tương đông về chính tri

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII tháng 6 năm 1991 và Hộinghị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ 7 (khóa IV) tháng 12năm 1989 vẫn khang định kiên trì lãnh dao đất nước theo con đường chủ nghĩa

xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng đất nước

Hiện nay cả hai nước đều duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa với một Đảng camquyền và lãnh đạo Do vậy, nhiều quan điểm trong xây dựng và phát triển, cácmối quan hệ trong xã hội chứa nhiều điểm giống nhau cùng với tình hình chínhtrị của hai nước đều khá ồn định

Ba là, trơng dong về hệ thong pháp luật

Việt Nam và Lào có hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đangchuyên đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Sự chuyển

Trang 28

đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường là một quá trình phức tạplâu dài mà trong đó pháp luật và các luật gia đóng vai trò quan trọng Pháp luật

sẽ là công cụ đắc lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.3.5.2 Những điểm khác biệt là cơ sở để xác định giải pháp hoàn thiệnpháp luật về huy động vẫn cia NHTM phù hợp với điều kiện của Việt Nam và

Lào.

Một là Việt Nam có trình độ phat triển kinh tế - xã hội cao hơn Lào

Việt Nam và Lào cùng là nước đang phát triển nhưng về mặt bằng chung

Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội hơn Lào Bản thân nền kinh tế

Lào vẫn trong tinh trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ van là đặc trưng phổ biến

và mang nặng tính chất tự cung, tự cấp toàn bộ nên kinh tế vẫn trong quỹ đạo tái

sản xuất chưa được mở rộng Trình độ và quy mô trang thiết bị kĩ thuật trong kếtcầu sản xuất cũng như trong cơ cầu hạ tầng kinh tế bộ lộ rõ rệt tính chất lạc hậu,

năng suất lao động xã hội thấp Co cau nền kinh tế mang đặc trưng của một nước

nông nghiệp kém phát triển, mất cân đối nghiêm trọng trên nhiều mặt chưa tạođược nguồn tích lũy cao trong nước và còn phụ thuộc nặng vào vốn, kĩ thuật,

nguyên liệu bên ngoài Tình trạng chia cắt và khép kín theo từng đơn vị, từng

ngành còn phổ biến, cơ cau quan lý theo kiểu tập trung, bao cấp van còn dé lạihậu quả, các yếu tô nội sinh cao tao khả năng tăng trưởng cho nền kinh tế quốcdân còn chưa 6n định và chưa vững chắc Sự trì trệ kéo dai của nền kinh tế,ngoài hậu quả chiến tranh lâu dài, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu baocấp, một nguyên nhân quan trọng là van dé tạo dựng vốn trong quá trình sử dụngvốn cho nền kinh tế quốc dân còn hạn hẹp và hạn chế của tình trạng đói vốn,

thiếu công nghệ đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế, cũng như yêu cầu đổi mới côngnghệ kĩ thuật đã và vẫn là nhiệm vụ nặng né cho tiến trình phát triển

Trang 29

Do có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn Lào nên Việt Nam đã có

những chính sách hỗ trợ Lào phát triển kinh tế Hai nước không ngừng củng cố

và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam thực hiện viện

trợ không hoàn lại cho Lào, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm thúc day kinh té

- xã hội của Lao phát triển

Hai là hệ thống pháp luật Việt nam kha hoàn thiện, day du la bai hoc kinhnghiệm cho Lào nghiên cứu dé hoàn thiện pháp luật

Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được hiện thực hóatrong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội chủ nghĩa

Điều quan trọng cần được nhắn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương xây dựng, đó là sự vận dụng về cơ bản bằngtoàn bộ các tiêu chí của nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêngcủa một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Hoàn thiện pháp luật luôn là tiêuchí hàng đầu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ViệtNam bởi vì trong nhà nước pháp quyền luôn phải đảm bảo tính tối thượng của

pháp luật.

Có thé nói sau 25 năm tiến hành sự nghiệp đôi mới, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã có

bước đổi mới và chuyền biến đáng ké cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt sau

5 năm thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020 hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành mới hoặc

sửa đối, bổ sung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phan tiếp tụctăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

té - xã hội và đây mạnh toàn diện công cuộc đôi mới và hội nhập quốc tế Công

tác thi hành pháp luật được quan tâm và chú trọng hơn, công tác phổ biến giáo

dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được triển khai khá đồng bộ, có trọng tâm, trọng

Trang 30

điểm với nhiều hình thức phong phú, thiết thực Công tác thanh tra, kiểm tra,

giám sát việc thi hành đã khắc phục được nhiều sở hở, khiếm khuyết của các văn

bản pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Trong tiến trình thực hiệncải cách hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Lào

nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ Việt Nam, đồng thời Lào có thé thực hiện việchoàn thiện pháp luật dựa trên những bài học kinh nghiệm, thực tiễn từ Việt Nam

KET LUẬN CHƯƠNG 1Nghiên cứu căn cứ lý luận để so sánh pháp luật về huy động vốn củaNHTM của Việt Nam và Lào có thê rút ra một số kết luận sau đây:

1 Hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng đối với NHTM trong

việc duy trì, phát triển toàn bộ hoạt động kinh doanh Vai trò này của các quan

hệ huy động vốn quyết định vai trò của pháp luật về huy động vốn của NHTM

2 Hoạt động huy động vốn của NHTM liên quan đến nhiều chủ thé trong xã

hội và ảnh hưởng tới sự ôn định tài chính - tiền tệ - tin dụng trong nền kinh tế

Chính vì vậy, sự can thiệp của nhà nước thông qua công cụ pháp luật là hết sứccần thiết

3 Việc nghiên cứu căn cứ lý luận để so sánh các quy định của pháp luật vềhuy động vốn của NHTM của Việt Nam, của Lào giúp việc xác định rõ căn cứ

để so sánh, đánh giá sự tương đồng, sự khác biệt của pháp luật về huy động vốncủa NHTM của hai nước và xác định những kinh nghiệm cần nghiên cứu, tham

khảo từ thực tiễn xây dựng pháp luật của mỗi nước

Trang 31

CHUONG 2 SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE HUYDONG VON CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ LAO2.1 Nguồn quy phạm điều chỉnh của pháp luật về huy động vốn của ngân

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong thời kỳ nền kinh tế vận hành

theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, pháp luật về huy động vốn của các

ngân hàng chuyên doanh (chuyên nghiệp) thực chất là pháp luật bao cấp vốn kinhdoanh cho các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác

xã tín dụng va công ty tài chính năm 1990 là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lýcao nhất, đặt nền móng pháp lý cho việc cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam,trong đó có các quy định về huy động vốn của ngân hàng thương mại Sau pháplệnh này, Luật các tô chức tin dụng đã được ban hành năm 1997, 2004 và 2010

Về hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các ngân

hàng thương mại bao gồm hai nhóm chính:

Nhóm một: Các quy phạm pháp luật chuyên ngành có ở các văn bản QPPL

như: Luật Các tô chức tin dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày

16 tháng 06 năm 2010; Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hànhngày 16 tháng 07 năm 2009 về tô chức và hoạt động của ngân hàng thương mại vàcác quyết định của Ngân hàng nhà nước trong việc ban hành các quy chế của cáchình thức cụ thể, các quyết định công bố lãi suất huy động, lãi suất chiết khau ),chủ yếu hướng đến các vẫn đề mang tính nghiệp vụ

Nhóm hai: các quy phạm pháp luật chung, chủ yếu được quy định ở Bộ luật

Dân sự.

Trang 32

Đối với quan hệ huy động vốn của NHTM, đây là các quy phạm quy địnhnhững vấn đề có tính nguyên tắc chung như nguyên tắc giao kết hợp đồng, nguyên

tắc chung của việc thực hiện quyên, nghĩa vụ của các bên, hiệu lực của hợp đồng

Do đặc tính của quan hệ huy động vốn của NHTM là quan hệ gắn với nghiệp vụ

kỹ thuật kinh tế nên các văn bản pháp luật chuyên ngành đều thé hiện những quy

định chung bằng nhiều quy phạm pháp luật cụ thể

2.1.2 Nguôn quy phạm điều chỉnh của pháp luật về huy động von của

ngân hàng thương mại ở Lào

Sau khi thành lập nước CHDCNH Lào vào năm 1975, hệ thống ngân hàngcủa Lào còn yếu kém do bị ảnh hưởng từ chiến tranh, và việc quản lý và hoạtđộng của NH không theo cơ chế kinh tế thị trường Việc quản lý các hoạt động

NH là chưa có luật, chưa có quy định cụ thé dé điều chỉnh hoạt động NH

Sau Đại hội Dang lần thứ IV năm 1986, Dang đã dé ra chính sách và đường

lối đôi mới về kinh tế Vào năm 1989 Chính phủ đã chuyền đồi hệ thông NH mộtcấp sang hệ thống NH hai cấp; trong đó NHNN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về tiền tệ và NHTM thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ Đó là bước đôimới trong hệ thông NH của Lào

Ban đầu NHTM của Lào được hình thành do sự giáp nhập của 19 NH quốc

doanh ở các tỉnh thành, 7 NHTM Trong lúc đó, các NHTM tư nhân, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài được thành lập dựa vào Luật Doanh nghiệp vàLuật Kinh doanh của nước ngoài Đến ngày 23 tháng 01 năm 1992 , Chính phủmới ban hành Pháp lệnh số 03/1992/CP ngày 23 tháng 01 năm 1992 về NHTM

dé điều chỉnh các hoạt động của NHTM Trong giai đoạn này Chính phủ quan lyhoạt động NH nói chung và hoạt động huy động vốn của NHTM bằng pháp lệnh

và dựa vào luật của một số nước cộng với thông lệ quốc tế mà Lào ký kết, thamgia và thừa nhận.

Trang 33

Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện mô hình ngân hàng 2 cấp, ngày 14 tháng

10 năm 1995 Quốc Hội ban hành Luật Ngân hàng nhà nước CHDCND Lào Đâychính là căn cứ pháp ly dé chính thức xác lập mô hình ngân hàng ở Lào trở thành

mô hình 2 cấp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng

và hoạt động tiền tệ - tín dụng ngân hàng Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Lào

chỉ đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt

động ngân hang Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng

trung gian tiễn hành Các ngân hàng thương mai và những tô chức tin dụng trunggian được pháp luật trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt

động kinh doanh của mình.

Trong quá trình thực thi hai pháp lệnh đã bộc lộ một số điểm hạn chế trướcnhững yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập

kinh tế quốc tế , chăng hạn như hạn chế trong quy định về nghiệp vụ kinh doanh

ngoại hối trên thị trường quốc tế, chưa quy định bao quát các loại hình t6 chức

tín dụng, chưa xác định rõ các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng Do vậy,

đến năm 1997 Chủ tịch nước đã ban hành Nghị định số 01/1997/CTN ngày IItháng 3 năm 1997 thay thế Pháp lệnh số 03/1992/CP ngày 23 thang 1 năm 1992

với một sô điểm mới Đến ngày 14 tháng 10 năm 1999, Luật NHNN đã được sửa

đổi bổ sung một số điều, tiếp đó Pháp lệnh số 02/2000/CTN ngày 22 tháng 02năm 2000 được thay thế bằng Pháp lệnh 01/2006/CTN Đến ngày 26 tháng 12

năm 2006 Luật Các NHTM mới được ban hành va có hiệu lực vào ngày 16 tháng

1 năm 2007 dé điều chỉnh tất cả hoạt động của NHTM Đó là một bước tiến đáng

kể trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ngân hàng Điểm tiến bộ nhất của Luật

NHTM là điều chỉnh các hoạt động ngân hàng theo hướng phù hợp với các quyluật của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Những nội dung chủ yếucủa 2 đạo luật tập trung vào việc thiết lập và các nghiệp vụ của NH, các quy định

Trang 34

về hình thức của các tô chức tin dụng, hoạt động kiểm tra, kiểm toán trong nội

bộ các NHTM

2.2 Những so sánh chủ yếu nội dung các quy định của pháp luật về huyđộng vốn của NHTM

2.2.1 Hoạt động huy động vốn thông qua nhận tiền gửi

2.2.1.1 Quy định về hoạt động huy động vốn thông qua nhận tiền gửi theopháp luật Việt Nam

Thuật ngữ “tiền gửi” đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử phát triểncủa các NH Trong thời thượng cô, các nghiệp vụ đôi tiền, cho vay, nhận tiền gửi

và các nghiệp vụ NH khác đã được thực hiện vào khoản 2000 năm trước côngnguyên tại thành cỗ Babilon

Cùng với thời gian là sự phát triển của nền thương mại hàng hóa đã biến

những người giữ của cải thuê trở thành NH thực thụ với nghề nghiệp mới là nhậntiền gửi thường xuyên của công chúng rồi dùng tiền đó cho những người có nhucầu về vốn vay lại nhằm mục đích kiếm lời [5]

Ở Việt Nam, nghiệp vụ nhận tiền gửi được các ngân hàng của nhà nước thựchiện ngay cả trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa

tập trung Việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi là một hình thức huy động vốn

đặc trưng riêng có của các tô chức tín dụng và của các tô chức khác được nhànước cho phép hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, tùy thuộc vào các loại hình hoạtđộng mà các tô chức này được phép thực hiện các loại hình huy động vốn bằngtiền gửi khác nhau

Theo quy định tại khoản 13, Điều 4 Luật Các tô chức tín dụng năm 2010:

“Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tô chức, cá nhân dưới hình thức tiêngửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tién gửi, kỳ phiếu, tinphiếu và các hình thức nhận tiên gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đây au tiền

Trang 35

gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thoận” Theo quy định của pháp luật, quan

hệ nhận tiền gửi giữa NHTM với khách hàng có các đặc điểm sau:

Thr nhất, tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hang,ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn Hoạt động nhận tiền gửi được

nhìn nhận như là một nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, với nội dung chủ yếu là

nhận tiền gửi của khách hàng thông qua mở cho khách hàng một tài khoản như

tài khoản gửi định kì (tiền gửi có kỳ hạn), tài khoản tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi

không kỳ hạn) và tài khoản tiền gửi tiết kiệm Giao dịch nhận tiền gửi của NHđược hiểu là cam kết song phương giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, thôngqua việc giao kết hợp đồng tài khoản tiền gửi Giai đoạn dau, nó chi đơn thuần làmột hợp đồng dịch vụ gửi giữ tài sản, theo đó NH đóng vai trò là bên nhận gửigiữ dé được nhận thù lao Về sau, do nhu cầu khách quan của hoạt động kinh tẾ,giữa NH và khách hàng có thêm thoả thuận NH có thê sử dụng chính số tiền này

để đầu tư nhằm mục đích sinh lợi, với điều kiện là phải hoàn trả cho người sửdụng tòan bộ số vốn đã sử dụng kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tuỳ thuộcvào thời gian mà NH giữ khoản tiền đó Giao dịch nhận tiền gửi được nhìn nhận

là hành vi vay tiền với cam kết đảm bảo an toàn cho số tiền gửi đó cùng vớinghĩa vụ hoàn trả cả lãi và gốc Việc NH giữ các khoản tiền gửi này cho kháchhàng không đơn thuần là một nghiệp vụ giữ hộ tài sản hay quản lý tài sản cho

khách hang dé nhận thù lao (như giai đoạn khởi thuỷ) mà quan trọng hon nó là

nghiệp vụ huy động vốn - nghiệp vụ đi vay của NHTM từ nền kinh tế Do đó,khi người gửi tiền yêu cầu thanh toán thì ngân hàng buộc phải thực hiện nghĩa vụ

như đã cam kết trong hợp đồng

Tứ hai, tiền gửi là đỗi tượng phải dự trữ bắt buộc Các ngân hàng có thé

giữ tiền mặt cao hơn hoặc băng tỷ lệ đữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữtiền mặt ít hơn tỷ lệ này Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w