1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

254 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang
Tác giả Lê Anh Tú
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Đức Minh, PGS. TS. Lê Sỹ Trung
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 254
Dung lượng 5,05 MB

Nội dung

Ý nghĩa khoa học - Bổ sung cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh thái, sinh học, biến độngquần thể và phân bố của loài Voọc đen má trắng phục vụ hoạt động nghiên cứu vàbảo tồn tron

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ANH TÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi)

TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2024

Trang 2

LÊ ANH TÚ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi)

TẠI TỈNH TUYÊN QUANGNgành: Khoa học môi trường

Mã số: 9.44.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Lê Đức Minh

2 PGS TS Lê Sỹ Trung

THÁI NGUYÊN - 2024

Trang 3

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Ý nghĩa của đề tài 4

4 Những đóng góp mới của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

1.1 Các kết quả nghiên cứu về phân bố và đặc điểm sinh học Voọc đen má trắng 5

1.1.1 Hiện trạng phân bố và số lượng 5

1.1.2 Đặc điểm hình thái ngoài của Voọc đen má trắng 7

1.2 Các kết quả nghiên cứu về sinh thái cấu trúc đàn, tập tính và thức ăn của một số loài Voọc và Voọc đen má trắng 9

1.2.1 Nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của một sốloài Voọc 9

1.2.2 Nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của Voọc đenmá trắng 13

1.3 Nghiên cứu về thực vật thân gỗ 18

1.4 Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi 19

1.5 Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển của loài Voọc 22

1.6 Các phương pháp điều tra thú linh trưởng 26

1.7 Các nghiên cứu về mô hình dự báo MaxEnt 27

1.8 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 34

1.8.1 Điều kiện tự nhiên 34

1.8.2 Điều kiện dân sinh- kinh tế 37

1.8.3 Nông lâm nghiệp 40

Trang 4

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 44

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 44

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 44

2.2 Thời gian và địa điểm 44

2.2.1 Thời gian 44

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 44

2.3 Nội dung nghiên cứu 44

2.4 Phương pháp nghiên cứu 45

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 45

2.4.2 Phương pháp chuyên gia 45

2.4.3 Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA) 45

2.4.4 Phương pháp điều tra Linh trưởng 46

2.4.5 Phương pháp điều tra sinh thái của Linh trưởng 50

2.4.5.1 Phương pháp GIS 50

2.4.5.2 Phương pháp mô tả cấu trúc sinh cảnh 51

2.4.6 Phương pháp xác định các mối đe dọa đến Voọc đen má trắng và sinh cảnh của chúng 54

2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu 55

2.4.7.1 Xử lý số liệu về Voọc đen má trắng 55

2.4.7.2 Phương pháp đánh giá cấu trúc thảm thực vật 55

2.4.7.3.Lập bảng danh lục thực vật và bảng danh lục các cây làm thức ăn cho Voọc 562.4.7.4 Phương pháp xử lý mẫu 57

2.4.8 Xây dựng bản đồ dự báo phân vùng thích nghi của Voọc đen má trắng 57

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 62

3.1 Một số đặc điểm quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 62

Trang 5

3.1.4.1 Kích thước vùng sống 71

3.1.4.2 Cách thức sử dụng vùng sống 78

3.1.5 Quỹ thời gian ăn và các hoạt động khác của Voọc đen má trắng 81

3.2 Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc đen má trắng ở khu vực nghiên cứu 83

3.2.1 Các kiểu thảm thực vật hiện có (các kiểu sinh cảnh) 83

3.2.2 Đặc điểm cơ bản của thực vật 86

3.2.3 Đặc điểm cơ bản của thực vật trên từng loại sinh cảnh 87

3.2.3.6 So sánh sự khác biệt của các loại sinh cảnh 99

3.2.4 Đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu 101

3.2.4.1 Sự lựa chọn thành phần thức ăn 101

3.2.4.2 Sự lựa chọn thức ăn theo tháng 102

3.3 Xây dựng mô hình bản đồ dự đoán phân vùng thích nghi cho loài Voọc đenmá trắng 103

3.3.1 Hiệu suất mô hình và sự đóng góp của các nhân tố 103

3.3.2 Tầm quan trọng và sự đóng góp của các nhân tố đến sự phân bố loài 104

3.3.3 Biểu đồ dự đoán phân vùng thích nghi cho loài Voọc đen má trắng 107

3.4 Các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực tới Voọc đen má trắng và môi trường sống của chúng tại khu vực Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long 111

Trang 6

3.4.7 Cháy rừng 120

3.4.8 Các hoạt động khác 120

3.4.9 Đánh giá tác động của các mối đe dọa đến Voọc và sinh cảnh của chúng 121

3.5 Kiến nghị một số giải pháp hướng tới bảo tồn bền vững Voọc đen má trắngtại khu vực nghiên cứu 123

3.5.1 Nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng 123

3.5.2 Quy hoạch, tổ chức, quản lý 124

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

(International Union for Conservation of Nature)

MaXent(SDM)

Mô hình phân bố loài(maximum entropy approach)

(People Resources and Conservation Foundation)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.Vị trí địa lý Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long 35

Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình khu vực nghiên cứu 36

Bảng 1.3.Tóm tắt nhân khẩu, dân tộc và cấp độ nghèo của xã 37

Bảng 1.4 Trường học và các dịch vụ y tế tại khu vực nghiên cứu ThượngLâm, Khuôn Hà và Sinh Long 39

Bảng 1.5 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ 40

Bảng 3.1.Thống kê số lượng Voọc đen má trắng tại Lâm Bình năm 2021 65

Bảng 3.2 Vùng sống theo đàn của Voọc Đen Má Trắng tại Lâm Bình- Sinh Long

75Bảng 3.3 Diện tích vùng sống theo mùa của Voọc đen má trắng tại LâmBình- Sinh Long 79

Bảng 3.4.So sánh quỹ thời gian hoạt động của các loài giống Voọc 82

Bảng 3.5 Các dạng sinh cảnh tại khu nghiên cứu 84

Bảng 3.6.Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 1 89

Bảng 3.7.Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 2 92

Bảng 3.8.Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 3 94

Bảng 3.9.Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 4 96

Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 5 98

Bảng 3.11 So sánh một số đặc trưng của 05 sinh cảnh 99

Bảng 3.12 Kết quả về lựa chọn thức ăn theo tháng của một số loài thực vật chính 102

Bảng 3.13 Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố 104

Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả điều tra về những tác động tiêu cực của ngườidân tới tài nguyên rừng 111

Bảng 3.15 Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu năm 2020 - 2021

113Bảng 3.16 Lượng củi được người dân sử dụng 115

Bảng 3.17 Các loại cây được người dân khai thác sử dụng làm cảnh và vật liệu 118

Bảng 3.18 Kết quả xử lý thu giữ động vật năm 2020-2021 119

Bảng 3.19 Thống kê đàn gia súc của các xã thuộc Khu bảo tồn 119

Bảng 3.20 Đánh giá tác động của các mối đe dọa đến Voọc và sinh cảnh của chúng 121

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNHHình 1.1 Mô hình MaxEnt về mức độ phù hợp với môi trường sống của

hươu nước 28

Hình 1.2 Môi trường sống thích hợp tiềm năng của chim Trĩ 29

Hình 1.3 Bản đồ môi trường sống phù hợp cho kỳ nhông từ các mô hìnhMaxEnt 30

Hình 1.4 Sự phù hợp với môi trường sống của cá voi vây lớn ở biển Bắc Âuvà biển Barents 30

Hình 1.5 Mô hình phân bố loài của Chà vá chân nâu bằng MaxEnt 31

Hình 1.6 Dự đoán các khu vực có khả năng phù hợp để phân bố P cinerea trong khu vực được bảo vệ 32

Hình 1.7 Sự phân bố môi trường sống thích hợp của cá heo lưng gù Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 33

Hình 1.8 Dự đoán môi trường sống phù hợp cho loài Vượn đen má trắngtheo mô hình MaxEnt 34

Hình 1.9 Nhiệt độ thấp và cao nhất hàng năm 36

Hình 1.10 Lượng mưa tại Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long 36

Hình 2.1 Tuyến điều tra và vị trị các OTC 47

Hình 2.2 Mô hình phương pháp điều tra theo tuyến thẳng góc 48

Hình 3.1 Số lượng cá thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình 62

Hình 3.2 Số lượng cá thể quần thể Voọc đen má trắng theo giới tính và độ tuổi 64

Hình 3.3 Vị trí ghi nhận các đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình 66

Hình 3.11 Bản đồ phân loại sinh cảnh, vị trí OTC tại khu vực nghiên cứu 85

Hình 3.12 Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu vực nghiên cứu 87

Hình 3.13 Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 1 88

Hình 3.14 Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 2 91

Trang 10

Hình 3.15 Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 3 94

Hình 3.16 Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 4 96

Hình 3.17 Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 5 98

Hình 3.18 Giá trị AUC của mô hình phân bố loài Voọc đen má trắng 104

Hình 3.19 Kết quả kiểm tra jacknife 105

Hình 3.20 Các đường cong phản ứng cận biên của Voọc đen má trắng với các nhân tố ảnh hưởng 105

Hình 3.21 Bản đồ dữ liệu nhân tố đầu vào để chạy mô hình MaxEnt và bản đồphân vùng thích nghi với các mức độ phù hợp cho loài Voọc đenmá trắng sau khi sử dụng phần mềm MaxEnt ở Lâm Bình- SinhLong (Khu vực không phù hợp P < 0,1; khu vực thích hợp thấp0,1< P <0,4; khu vực thích hợp vừa phải 0,4< P <0,6 và khu vựcthích hợp cao P > 0,6) 109

Hình 3.22 Các điểm ngủ và vị trí quan sát Voọc đen má trắng ở khu vực LâmBình-Sinh Long 110

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam là nơi sinh sống của 27 loài linh trưởng và phân loài, số lượng caonhất trong số các nước Đông Nam Á, với một số loài mới được mô tả hoặc phục hồitrong những thập kỷ gần đây Ít nhất có bốn loài đặc hữu ở các khu vực nhỏ hoặc

đảo ở Việt Nam, đó là Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus), khỉ đuôi dàiCôn Sơn (Macaca fascicularis condorensis), Voọc mông trắng (Trachypithecusdelacouri), và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) (Nadler, T A (1997);

Thinh, V.N và cs., (2010); Blair và cs., (2011, 2023); Roos và cs., (2013)) Tuynhiên, do các mối đe dọa trực tiếp khác nhau, bao gồm mất môi trường sống và nạn

săn trộm, quần thể của nhiều loài, ví dụ như Vượn Cao-vit (Nomascus nasutus),

Voọc Cát Bà, Voọc mông trắng và Voọc mũi hếch, đã bị suy giảm nghiêm trọngthấp hơn vài trăm cá thể (Quyet, L.K và Tu, L.A (2020); Rawson, B.M và cs.,(2020); Nguyen, A.T và cs., (2022); Wearn, O.R và cs., (2024)) Các mối đe dọahiện có cùng với tác động của biến đổi khí hậu có thể đưa loài này đến bờ vực tuyệtchủng (Tran, D.V và cs., (2020); Blair và cs., (2022); Nguyen, T.V và cs., (2022);Trinh-Dinh, H và cs., (2022))

Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) một loài linh trưởng đang bị

đe dọa, phân bố ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc được tìm ra bởiPousargues năm định loại 1898 Mặc dù trước đây loài này phổ biến rộng rãi hơnnhưng hầu hết quần thể Voọc đen má trắng hiện nay cư trú trong các mảng rừng đávôi bị chia cắt mạnh do nạn săn bắt trái phép và môi trường sống bị phá hủy xảy ratrong phạm vi phân bố trước đây của nó (Zhou và cs., (2018) Le và cs., (2022)).Quần thể Voọc đen má trắng trên toàn cầu ước tính vào khoảng 2.300 – 2.500 cáthể, và quần thể Voọc chính được tìm thấy ở Trung Quốc với tổng số hơn 2.000 cáthể ở miền Nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Quảng Đông), tậptrung tại 31 địa điểm với đàn lớn nhất gồm khoảng 550 con thuộc Khu bảo tồn thiênnhiên quốc gia Mayanghe ở Quảng Tây và các quần thể khác thường có ít hơn 190cá thể (Han và cs., (2013); Zeng và cs., 2013; Eames và cs., (2017)) Ở Việt Nam,theo báo cáo tổng số Voọc đen má trắng có thể không vượt quá 200 cá thể (Nadlervà Brockman (2014)) Voọc đen má trắng phân bố ở 7

Trang 12

tỉnh phía bắc Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,Tuyên Quang và Lào Cai (Phạm Nhật, 2002) Tuy nhiên, do mất môi trường sốngvà nạn săn bắn để làm thực phẩm và thương mại, loài Voọc này chỉ xuất hiện ở cáctỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Kạn và Tuyên Quang Các tiểu quần thể Voọccòn lại được ghi nhận có số lượng nhỏ (<50 cá thể), bị cô lập và dễ tuyệt chủng(Nadler và cs., 2003; Insua-Cao và cs., (2012); Tho, N.D (2012)) Với hai quần thểlớn nhất ở Việt Nam được ghi nhận là ở Vườn quốc gia Du Già ở tỉnh Hà Giang,với khoảng 50 cá thể (Eames và cs., 2017) và quần thể Voọc đen má trắng lớn nhấtở Việt Nam phân bố ở rừng phòng hộ Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Một khu rừngphòng hộ đầu nguồn chưa được chính thức công nhận là khu bảo tồn ở Việt Nam vànằm liền kề với Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Quyet, L.K và Tu, L.A (2020)).

Mặc dù được đánh giá là cực kỳ nguy cấp, nhưng Voọc đen má trắng chỉđược phân hạng là loài nguy cấp trong Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN(IUCN, 2023), với số lượng bị suy giảm Ở Việt Nam, loài này đã được bảo vệnghiêm ngặt vào năm 1992 và tiếp tục được đưa vào Nhóm IB theo Nghị định số06/2019/NĐ-CP, do vậy “Bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng cho mục đíchthương mại, bao gồm cả thực vật và động vật có giá trị về khoa học, môi trường, cógiá trị kinh tế cao với các quần thể nhỏ sống trong tự nhiên và có nguy cơ tuyệtchủng cao” Theo công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoangdã nguy cấp (CITES), Voọc đen má trắng được bảo vệ, nhằm hạn chế thương mạiquốc tế đối với loài này

Có ít cuộc điều tra, nghiên cứu về Voọc đen má trắng tại huyện Lâm Bìnhtỉnh Tuyên Quang Số liệu từ một cuộc điều tra được tiến hành vào năm 2001 trongkhuôn khổ dự án PARC (Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tài nguyên thiênnhiên trên cơ sở sinh thái cảnh quan) ước tính có một quần thể gồm 35 cá thể Voọcđen má trắng (Lê Trọng Trải và cs., 2004) Năm 2004 đã phát hiện được 12 cá thể(Nguyen Manh Ha và Trinh Viet Cuong, 2004) và 14 cá thể được phát hiện vàonăm 2010 (Thach Mai Hoang, 2011a) Năm 2013, tổ chức con người tài nguyên vàbảo tồn (PRCF) đã tiến hành một cuộc khảo sát tập trung về loài Voọc đen má trắngvà môi trường sống của chúng; vào thời điểm đó số lượng quần thể Voọc đen má

Trang 13

trắng ở khu vực này ước tính khoảng 70 cá thể Năm 2018, tổ chức PRCF tiếp tụctiến hành khảo sát ghi nhận quần thể Vọoc đen má trắng có ít nhất 124 cá thể, 10con non, trong đó 114 cá thể trưởng thành, khoảng 10 - 13 đàn Mặc dù các cuộckhảo sát gần đây có sử dụng phương pháp thống kê, nhưng cũng khó có thể ước tínhmột cách chính xác số lượng các cá thể khi có sự di chuyển diễn ra giữa các đàntrong ba tiểu quần thể nhỏ (Thuộc: Lũng Nhòi, Lũng Chuột và Nghiều Lài thuộcKhuôn Hà và Thượng Lâm).

Các nghiên cứu của Việt Nam trước đây chủ yếu về khảo sát phân bố và sốlượng cá thể Chưa có nghiên cứu nào đầy đủ, hệ thống về quỹ thời gian hoạt động,sinh cảnh sống, thành phần thức ăn của loài Voọc đen má trắng tại Lâm Bình Vìvậy cung cấp thông tin định lượng, về đặc tính sinh học, đặc điểm môi trường sốngcủa Voọc đen má trắng giúp việc đánh giá về khả năng sinh tồn, phát triển cũng nhưcác giải pháp, nhằm đảm bảo khả năng sinh tồn và phát triển của quần thể Voọc nàylà cần thiết

Xuất phát từ vấn đề đó tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh

thái và giải pháp bảo tồn loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tạitỉnh Tuyên Quang”.

2 Mục tiêu của đề tài

2) Đánh giá được một số đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến quần thể Voọcđen má trắng tại khu vực nghiên cứu

3) Lập được bản đồ dự báo môi trường sống thích hợp của Voọc đen mátrắng tại Na Hang, Lâm Bình,

4) Xác định được các mối đe dọa và đề xuất một số giải pháp hướng tới bảotồn loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình

Trang 14

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

- Bổ sung cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh thái, sinh học, biến độngquần thể và phân bố của loài Voọc đen má trắng phục vụ hoạt động nghiên cứu vàbảo tồn trong tương lai

- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để tham khảo và tiếp tục thựchiện các nghiên cứu về Linh trưởng nói chung và Voọc đen má trắng nói riêng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sẽ đóng góp vào việc quảnlý hiệu quả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cung cấp cơ sở khoahọc cho việc thực hiện chương trình giám sát loài và phát triển kế hoạch bảo tồn đadạng sinh học dài hạn cho Khu vực nghiên cứu

4 Những đóng góp mới của luận án

- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về: đặc điểm cấu trúc đàn, sinh vật học,sinh thái học của Voọc đen má trắng

- Xác định được danh lục các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc đenmá trắng

- Xây dựng được bản đồ dự báo môi trường sống thích hợp của Voọc đen mátrắng dựa vào 7 nhân tố tác động: Loại rừng; Độ cao; Độ dốc; Khoảng cách suối;Lớp phủ thực vật; Khoảng cách dân cư; Khoảng cách giao thông

Trang 15

Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU1.1.Các kết quả nghiên cứu về phân bố và đặc điểm sinh học Voọc đen má trắng1.1.1 Hiện trạng phân bố và số lượng

Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiênQuốc tế (IUCN) Voọc đen má trắng được xếp loại Nguy cấp Khu vực phân bố địa lý trải dài từ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam đến Tây Nam Trung Quốc (Yaqiong Wan và cs., 2023) Các quần thể Voọc đen má trắng, xuất hiện trong các sinh cảnh rừng bị chia cắt rải rác trên phạm vi phân bố của nó Số lượng cá thể Voọc suy giảmđáng kể là do săn bắn, đã được ghi nhận ở Quảng Tây với số lượng ước tính là 300 cá thể ở Quảng Tây Tuy nhiên, ở Quý Châu áp lực săn bắn là không đáng kể và số lượng tăng từ 1.000 năm 1990 lên 1.160–1.200 vào năm 2010, mặc dù loài này đã bị tuyệt chủng khỏi một số địa điểm và hiện chỉ còn ở 5 khu vực biệt lập (Hu, G và

cs., 2011) Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Xa - Phượng Hoàng:

Từ ngày 12 đến ngày 27 tháng 3 và ngày 10 đến ngày 22 tháng 4 năm 2009,hai khu vực của khu bảo tồn đã được khảo sát về sự hiện diện của Voọc đen mátrắng (Lê Đình Duy, 2010) 12 cá thể đã được quan sát trong hai nhóm; một nhómnăm cá thể gần thôn Trung Thành, xã Thượng Nung và một nhóm bảy cá thể ở làngKim Sơn của xã Thân Xá

Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn:

Tháng 8 năm 2011, một cuộc phỏng vấn với các thợ săn địa phương của(Thach Mai Hoang, 2011b) đã báo cáo về hai nhóm Voọc đen má trắng với 5-7 cáthể sống trong khu vực núi đá vôi có tên là “Núi Cô Tiên” Tuy nhiên, không cócuộc khảo sát thực địa tiếp theo nào được thực hiện kể từ đó

Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già:

Từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 15 tháng 4 năm 2009, Các cuộc điều tra về Voọcđen má trắng được thực hiện tại hai khu vực ở trung tâm và phía đông bắc của DuGià, không có con Voọc nào được quan sát, mặc dù các báo cáo địa phương tiếp tục

khẳng định rằng chúng tồn tại ở số lượng thấp, cùng với Voọc xám (Trachypithecusphayrei), cũng không được quan sát thấy (Mai Sỹ Luân, 2009) Năm 2001, bốn đến

Trang 16

sáu nhóm gồm ba đến bảy cá thể được nhắc tới vẫn có mặt trong khu bảo tồn mộtmẫu lông Voọc được thu thập từ một con thú bị bắn (Le Khac Quyet, 2001) Gầnđây, loài này cũng đã được báo cáo từ các cuộc phỏng vấn địa phương có mặt trongkhu bảo tồn thiên nhiên Trong các đợt điều tra đa dạng sinh học do Quỹ Bảo tồnViệt Nam tài trợ Huyện Bắc Mê

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê:

Theo Le Khac Quyet (2001), vào tháng 7 năm 2001, một cuộc điều tra đadạng sinh học đã ghi nhận một nhóm gồm 7-10 cá thể Voọc đen má trắng đây là ghinhận đầu tiên tại Bắc Mê

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang:

Voọc mũi hếch cực kỳ nguy cấp và đặc hữu được phát hiện lại ở huyện Na Hang vào năm 1992, dẫn đến khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập vào năm 1994 để bảo vệ loài này Mặc dù các nghiên cứu gần đây không quan sát thấy có Voọcđen má trắng, nhưng vẫn có các báo cáo địa phương về 17-20 con Voọc đen mátrắng ở Đán Đeng khu vực (sông Năng) vào tháng 8 năm 2009 và một cá thể được nhìn thấy ở khu vực Tà Pẹt vào đầu tháng 9 năm 2010 (Thach Mai Hoang, 2011b)

Vườn quốc gia Ba Bể:

Các cuộc điều tra gần đây nhất về Voọc đen má trắng thực hiện trong năm2009, trong 21 ngày từ 13-26 / 2 và 16-22 / 11/2009 (Dong Thanh Hai, 2009) Cáccuộc điều tra đã bao gồm bốn địa điểm mà Voọc có thể xuất hiện: Đầu Đẳng, KeoCap, Pác Ngòi và Tà Han, tất cả đều nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể và chiếmkhoảng 60% diện tích Chỉ có hai nhóm gồm hai và bốn cá thể tương ứng được nhìnthấy gần Pác Ngòi, mặc dù quy mô nhóm có thể lớn hơn và một nhóm khác đã đượcdân làng địa phương báo cáo trong khu vực Một nhóm sáu đến mười ba cá thể cókhả năng tồn tại trong khu vực Đầu Đẳng, dựa trên các báo cáo địa phương mặc dùkhông nhìn thấy trong các cuộc khảo sát Điều này phù hợp với các báo cáo trướcđây từ năm 1999 (Lê Trọng Trải và cs., 2004)

Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ:

Gần đây nhất tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ năm 2009 khi các cá thểcủa một đàn Voọc đen má trắng đã được ghi lại bằng video và âm thanh trong một

Trang 17

cuộc khảo sát vượn (Geissmann và cs., 2009) Cũng trong cuộc khảo sát, một ngườiđược phỏng vấn đã báo cáo rằng vẫn có hai nhóm với tổng số khoảng 15 cá thể ởtrung tâm vùng lõi của khu bảo tồn.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc:

Mười hai ngày khảo sát được thực hiện vào tháng Năm 2010, nhưng cả Voọc

đen má trắng và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) đều không được ghi

nhận (Đông Thanh Hải và Vũ Tiến Thịnh, 2010)

Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên:

Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2000 tiến hành khảo sát sâu rộng về đa dạngsinh học của khu bảo tồn Nhóm khảo sát kết luận rằng Voọc đen má trắng có lẽ đãtuyệt chủng, do mức độ săn bắn cao vào thời điểm đó và địa phương người ta chobiết loài này trước đây đã được nhắm mục tiêu để săn bắn nhưng không được nhìnthấy nhiều năm (Furey và cs., 2002b)

Từ năm 2009 đến 2011, đã có nhiều cuộc khảo sát Voọc đen má trắng ởmiền Bắc Việt Nam, đã phát hiện được 5 đàn Voọc đen má trắng, với khoảng 26 cáthể quan sát được Trong số 9 địa điểm được khảo sát, Voọc chỉ được phát hiện tại 3địa điểm: Vườn quốc gia Ba Bể: 2 đàn, khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê 1 đàn vàKhu bảo tồn thiên nhiên Thần Xa - Phượng Hoàng: 2 đàn Song những bằng chứnggần đây từ tất cả các địa điểm nghiên cứu cho thấy số lượng Voọc đen má trắngđang giảm một cách đáng báo động do săn bắn Mặt khác ở Việt Nam có rất ít, hầunhư chưa có các công trình nghiên cứu về quy mô biến động của đàn, tập tính sinhhoạt, đặc tính sinh cảnh của Voọc đen má trắng (môi trường sống, nguồn thức ăn vàcác yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh tồn…) đó là những khoảng trống mà đề tài muốntriển khai thực hiện

1.1.2 Đặc điểm sinh học của Voọc đen má trắng

Tên khác: Vượn đen đuôi dài, càng đen (Việt), Tù càng (Tày).Đặc điểm nhận biết:

Voọc non (sơ sinh đến 6 tháng tuổi):

Màu lông: Khi mới chào đời, voọc con có bộ lông màu vàng cam rực rỡ, tạosự tương phản nổi bật với voọc trưởng thành

Trang 18

Kích thước: Thân hình nhỏ bé với các chi mảnh mai Khuôn mặt: Khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt to tròn.

Voọc chưa trưởng thành (6 tháng đến 2-3 năm tuổi):

Màu lông: Bộ lông dần dần chuyển sang màu đen, quá trình này kéo dài từ vài tháng đến một năm

Kích thước: Cơ thể phát triển nhanh chóng, các chi dài ra.Khuôn mặt: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ ở vùng má, dần hình thành đặcđiểm má trắng khi trưởng thành

Voọc trưởng thành (từ 3 năm tuổi trở lên):

Màu lông: Lông toàn thân màu đen, chỉ có má trắng nổi bật, đây là đặc trưng giúp nhận diện loài

Kích thước: Cơ thể phát triển hoàn toàn với chiều dài từ 50-70 cm và cânnặng từ 5-10 kg

Khuôn mặt: Má trắng rõ ràng, khuôn mặt dài và hẹp, đặc trưng của voọc đen má trắng

Hoạt động nghỉ ngơi:

Voọc đen má trắng dành thời gian nghỉ ngơi khi không tham gia vào việc ănuống, di chuyển hoặc tương tác xã hội Chúng thường nghỉ ngơi trên các cành câycao hoặc trong hang động, giúp phục hồi năng lượng và duy trì sức khỏe

Hoạt động ăn:

Chế độ ăn của voọc đen má trắng chủ yếu bao gồm lá, quả, hoa và hạt.Chúng thường ăn vào buổi sáng và chiều tối, tìm kiếm thức ăn trên các cây trongkhu vực sinh sống của chúng

Trang 19

Hoạt động di chuyển:

Voọc đen má trắng di chuyển chủ yếu bằng cách leo trèo và nhảy từ cành câynày sang cành cây khác Việc di chuyển này giúp chúng tìm kiếm thức ăn, tránh kẻthù và duy trì lãnh thổ của mình

Hoạt động xã hội:

Voọc đen má trắng sống thành đàn, thường có một con đực trưởng thành vànhiều con cái cùng con non Chúng có các hành vi xã hội phức tạp như chăm sóccon non, làm vệ sinh lẫn nhau và giao tiếp qua âm thanh và cử chỉ

Các hoạt động khác:

Ngoài các hoạt động chính, voọc đen má trắng còn tham gia vào việc chơiđùa, quan sát môi trường xung quanh và thực hiện các hành vi tự vệ Việc chơi đùagiúp các con non phát triển kỹ năng vận động và xã hội

1.2.Các kết quả nghiên cứu về sinh thái cấu trúc đàn, tập tính và thức ăn củamột số loài Voọc và Voọc đen má trắng

1.2.1 Nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của một sốloài Voọc

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa loài Voọc và môi trường sống của chúng.Môi trường sống của chúng không chỉ là môi trường vật lý (đất, nước, thời tiết) màbao gồm cả các loài thực vật, động vật khác và con người

Linh trưởng trong đó có Voọc ngày nay phân bố ở 3 lục địa (châu Á, châuPhi và Nam Mỹ) Một số ít loài Linh trưởng có khả năng sống sót ở vùng ôn đới,như Nepan và Nhật Bản, nơi mùa đông có thể rất khắc nghiệt Trong khi đó, đại đasố Linh trưởng thường được tìm thấy ở vùng khí hậu nhiệt đới, nơi mà sự biến đổinhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là điều bình thường Tại những vùng này, sựthay đổi theo mùa về lượng mưa thường có ảnh hưởng lớn hơn đến cấu trúc và sựphát triển của thảm thực vật so với sự thay đổi nhiệt độ theo mùa (Fleagle, 1999)

Trong vùng phân bố địa lý, Linh trưởng có thể tìm thấy ở nhiều loại môitrường khác nhau, từ sa mạc đến rừng mưa nhiệt đới Tuy nhiên, trừ một số ít loàinhư Tinh tinh, baboons có thể thích nghi với điều kiện khô hạn, phần lớn các loàiLinh trưởng sống ở vùng nhiệt đới Trong các khu rừng nhiệt đới, nơi mà cây cối

Trang 20

tạo nên nhiều tầng tán, các loài Voọc có thể tìm thấy ở các tầng khác nhau của rừng.Chúng phải đối mặt với nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, độ cao củacây, hình dạng của cành lá, cũng như sự đa dạng trong thức ăn và các loài động vậtkhác Trong rừng, có nhiều tầng khác nhau với điều kiện sống đặc trưng Ở tầng gầnmặt đất, ánh sáng ít và có nhiều cây leo, cây tái sinh, và động vật săn mồi Tầng táncây cao hơn có nhiều lá và quả hơn, cung cấp đường di chuyển cho các loài leo trèo.Ở tầng vượt tán, nhiệt độ cao hơn do ánh nắng mặt trời, và các loài phải đối mặt vớikẻ thù bay lượn Voọc giống như các loài sống trên cây khác, thích nghi với cáctầng tán cụ thể và sử dụng các loại cây khác nhau trong rừng để làm thức ăn Một sốloài ưa thích các loài cây nhỏ tạo ra số lượng quả nhỏ, trong khi các loài khác thíchăn quả từ các cây lớn hơn Điều này tạo ra sự đa dạng trong đời sống của Voọc phụthuộc vào các ổ sinh thái trong rừng (Fleagle, 1999).

Thực vật đóng vai trò quan trọng đối với động vật không chỉ trong việc cungcấp thức ăn mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản và tuổi thọcủa chúng Mối quan hệ giữa động vật và thực vật làm thức ăn thường rất mật thiết,dẫn đến việc chúng thường có vùng phân bố trùng nhau Ngoài việc làm thức ăn,thực vật còn đóng vai trò là nơi ẩn náu, cư trú và bảo vệ cho động vật khỏi kẻ thù.Hoạt động của con người có ảnh hưởng lớn tới các loài động vật hoang dã, đặc biệtlà trong khu hệ Linh trưởng Các hoạt động như săn bắn và bẫy bắt ảnh hưởng trựctiếp, trong khi các hoạt động như phá rừng, khai hoang, và công nghiệp gây ranhững thay đổi môi trường sống gián tiếp, đều có thể gây tổn thương cho khu hệLinh trưởng

Để bảo tồn Linh trưởng một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõsinh thái của từng loài và thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp Môi trường sốngphù hợp là yếu tố chính để đảm bảo sự tồn tại của Linh trưởng, vì tiến hóa củachúng phụ thuộc vào điều kiện sinh cảnh Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽtập trung vào việc khám phá các đặc điểm sinh thái như độ cao, loại đất, thảm thựcvật rừng và so sánh sinh cảnh sống của các loài thực vật ưu thế tại khu vực nghiêncứu với các loài thực vật mà Linh trưởng sử dụng làm thức ăn, cũng như ảnh hưởngcủa con người đến hệ sinh thái

Trang 21

Đặc điểm sinh thái loài Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis)

Voọc hà tĩnh sống chủ yếu ở rừng giàu, với nhiều cây gỗ lớn phát triển trênnền đá vôi, đặc biệt tại khu vực của Quảng Bình và Quảng Trị Theo một nghiêncứu của (Phạm Nhật, 2002) loài này có thể phân bố rộng hơn từ Hà Tĩnh đến QuảngTrị Mối đe dọa chính đối với loài Voọc hà tĩnh là áp lực từ việc săn bắt và mất môitrường sống, như đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nêu ra vào năm 2007 KhuBảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, đặc biệt ở các xã Hướng Việt và Hướng Lập,là nơi sinh cảnh lý tưởng cho loài này Tuy nhiên, diện tích rừng đá vôi không rộnglớn và một số phần bị chia cắt bởi con đường Hồ Chí Minh, tạo ra những vùng sốnghẹp và không đủ cho sự sống của loài Voọc hà tĩnh

Đặc điểm sinh thái, tập tính và thức ăn của Voọc bạc Đông Dương

đen (Phyllathus reticulatus), Da lâm vồ (Ficus rumphii), Sung bầu (Ficus

Trang 22

tinctoria), Gừa (Ficus microcarpa), Duối ô rô (Streblus ilicifolia), Duối nhám(Streblus asper), Dây vác (Cayratia trifolia), Quỳnh tàu (Combretum latifolium) là

loại thực vật được sử dụng quanh năm

Đặc điểm tập tính Voọc đầu trắng (Trachypithecus leucocephalus)

Sống trong rừng phía tây nam Quảng Tây, Trung Quốc Voọc chủ yếu sửdụng sườn đồi (55,91% ± 6,47%), tiếp theo là vách đá (29,70% ± 5,48%), đỉnh đồi(7,26% ± 3,55%), vùng bằng phẳng (6,99% ± 6,58%) và đất nông nghiệp (0,14% ±0,28%) Voọc di chuyển nhiều nhất trên sườn đồi (49,35% ± 6,97%) và vách đá(35,60% ± 9,17%) Các sườn đồi được sử dụng thường xuyên hơn (66,94% ±7,86%) trong thời gian kiếm ăn và Voọc tăng cường sử dụng các đỉnh đồi trong mùamưa và sử dụng các vách đá vào mùa khô Voọc thường nghỉ ngơi trên sườn đồi(49,75% ± 8,16%) và vách đá (38,93% ± 8,02%) Nhóm Voọc lớn hơn sử dụngvách đá thường xuyên hơn khi di chuyển và nghỉ ngơi, trong khi nhóm Voọc nhỏ sửdụng sườn đồi thường xuyên hơn khi nghỉ ngơi Voọc ở tất cả các nhóm đều tránhvùng bằng phẳng để kiếm ăn (Fengyan Liu và cs., 2022)

Đặc điểm cấu trúc đàn và sinh sản của Voọc vàng (Trachypithecus geei)

Kích thước nhóm Voọc vàng tổng thể là 11,3 ± 3,5 và dao động trongkhoảng từ 5 đến 18 Kích thước nhóm trung bình sống ở lõi rừng, bìa rừng và đồnđiền cao su khác nhau đáng kể Chúng tôi ghi nhận tổng cộng 46 ca sinh trong 12nhóm ở ba môi trường sống khác nhau Số lượng Voọc sơ sinh có mối tương quantích cực với con cái trưởng thành và quy mô nhóm ở tất cả 12 nhóm trong suốt cácnăm Số ca sinh xảy ra trong tất cả các tháng thay đổi đáng kể qua các tháng Tỷ lệsinh xảy ra vào tất cả các tháng nhưng cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 9 (82,6%).Số lần sinh trung bình có mối tương quan dương với lượng mưa trung bình hàngtháng Khoảng cách giữa các lần sinh trung bình là 24,5 ± 1,6 tháng và không khácnhau giữa các con cái Do đó, có vẻ như quy mô nhóm rất nhạy cảm với nhân tố loạirừng và số lần sinh có liên quan tích cực đến các yếu tố xã hội và môi trường(Joydeep Shil và cs., 2020)

Đặc điểm tập tính của Voọc (Trachypithecus shortridgei)

Voọc (Trachypithecus shortridgei) trải qua hai thời điểm kiếm ăn cao điểm

(9:00 và 17:00) và hai thời điểm di chuyển cao điểm (10:00 và 19:00) trong mỗi

Trang 23

ngày Khoảng thời gian nghỉ ngơi chủ yếu diễn ra trong khoảng thời gian từ 10:00đến 13:00 và qua đêm Hoạt động ăn chiếm 38,5% quỹ thời gian hoạt động hàngngày, tiếp theo là nghỉ ngơi (35%), di chuyển (24,5%) và giao tiếp xã hội (2%).Trong thời kỳ có nhiều lá non nhất, Voọc tăng thời gian ăn lá non (35% so với 4%).Trong thời kỳ có trái cây Voọc giảm tổng thời gian kiếm ăn (36,6% so với 40,4%),dành nhiều thời gian hơn để di chuyển (28,1% so với 21%) và tăng thời gian ăn trái cây(49,1% so với 11,8%) Trong mùa đông Voọc tăng cường ăn lá trưởng thành(44,5%) và giảm thời gian di chuyển (20,2% so với 25,4%) Nhìn chung, thời giannghỉ ngơi lớn nhất vào mùa xuân (47,5%), thời gian cho ăn nhiều nhất vào mùa hè(51,1%) và thời gian đi chuyển nhiều nhất vào mùa thu (33,2%) Tần suất tương tácxã hội vẫn tương đối ổn định trong suốt cả năm Nỗ lực kiếm ăn diễn ra mạnh mẽnhất vào mùa hè, khi trái cây chiếm ưu thế trong khẩu phần ăn (Jia-Yang Zhang vàcs., 2023).

Đặc điểm tập tính kiếm ăn của Voọc An Nam (Trachypithecus margarita)

Dựa trên kiến thức hiện tại về hệ sinh thái kiếm ăn của nhiều loài Voọc châu

Á, T margarita được dự đoán là loài động vật ăn thực vật nói chung, với chế độ ăn

thay đổi theo mùa Tập tính kiếm ăn của một nhóm Voọc An Nam theo thói quen tạinúi Takou được nghiên cứu Chế độ ăn của những loài Voọc này được phát hiện làtương tự như các loài Voọc khác, có đặc điểm là ăn nhiều lá (54,4%) lá non, (7,1%)lá trưởng thành và được bổ sung bằng quả (29,9%) Voọc An Nam ăn các bộ phậnthực vật của 31 loài thuộc 20 họ trên núi Takou, nơi có 689 loài thực vật được biết

đến trên núi Moraceae là họ thực vật quan trọng nhất trong khẩu phần ăn của Voọc

với ít nhất 10 loài được tiêu thụ và chiếm 41,1% thời gian cho ăn Dựa trên cácnghiên cứu về thức ăn hiện tại và trước đây của loài Voọc, có thể kết luận rằng chinày là loài ăn lá nói chung và mô hình chế độ ăn uống tương tự giữa các loài (VanBang Tran và cs., 2019)

Các nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của một số loàiVoọc là cơ sở cung cấp thông tin phương pháp luận so sánh với loài Voọc đen mátrắng của đề tài nghiên cứu

1.2.2 Nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của Voọc đenmá trắng

Sở thích môi trường sống và phạm vi sống của Voọc đen má trắng đã đượckhảo sát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mayanghe, Quý Châu, Cộng hòa Nhân dân

Trang 24

Trung Hoa Tổng phạm vi phân bố của Voọc đen má trắng trong khu bảo tồn là68,76 km2, chiếm 22,1% tổng diện tích của khu bảo tồn Độ cao của khu vực đượcsử dụng chính là 500–800 m, chiếm 48,53% tổng diện tích của khu bảo tồn Độ dốc

trường sống được sử dụng chủ yếu phân bố dọc theo các thung lũng, rừng lá rộngưa thích, độ cao thấp hơn và gần sông Rừng lá rộng là kiểu sinh cảnh chính đượcsử dụng, với tổng diện tích 25,57 km2 và chiếm 37,19% tổng diện tích Môi trườngsống thích hợp trong khu bảo tồn là 62,46 km2, chiếm 20,08% tổng diện tích khubảo tồn, với 32,93 km2 môi trường sống thích hợp ở vùng lõi, 22,44 km2 ở vùngđệm và 7,02 km2 trong khu vực thí nghiệm (Jialiang Han và cs., 2023)

Voọc đen má trắng sống từng đàn Trước đây đàn Voọc thường rất đông, 30 con Theo Koenig và Borries (2012), kích thước nhóm của các loài thuộc giốngVoọc có thể dao động từ 6 đến 33 cá thể Tổ chức đàn là đặc điểm quan trọng củacác loài linh trưởng sống theo nhóm, bị ảnh hưởng bởi kích thước đàn, tỉ lệ sinh, tỉlệ tử vong, giới tính, sự thay đổi do tách nhập đàn của các cá thể Ba hình thức tổchức đàn cơ bản gồm sống theo nhóm (group-living), sống theo cặp (pair-living) vàsống đơn độc (solitary) hoặc các con cùng giới sống cùng nhau (Kappeler, 2002).Khảo sát thực địa ở Phong Quang - Hà Giang, Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì trong nhữngnăm gần đây cho thấy, Đàn Voọc đen má trắng có số lượng thay đổi phổ biến từ 5 -15 con (Phạm Nhật, 2002) Về cấu trúc đàn, theo quan sát mỗi đàn có một con đầuđàn và đó là một con đực nhanh nhẹn Trung bình, mật độ Voọc đầu trắng ở tỉnh

Voọc ở Việt Nam có mật độ quần thể lớn hơn với 733 cá thể/km2 ở Trachypethicusgermani ở mỏm đá vôi Chùa Hang ở tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam (Le,

T.H., 2019), hoặc 28 cá thể/km2 ở T delacouri ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vân

Long, tỉnh Ninh Bình, phía tây bắc Việt Nam (Nguyen, T.V 2008)

Theo Lê Đình Duy (2010), khu vực sống của Voọc đen má trắng thường ổnđịnh qua nhiều năm nếu không bị săn bắn hoặc chặt phá Trong khu vực sống Voọcđen má trắng có ít nhất là 2 chỗ ngủ Hình thức vận động chiếm ưu thế của Voọcđen má trắng là nhảy (38,38%), tiếp theo là đi bộ bốn chân (31,2%), leo thẳng đứng(25,1%) và chạy bốn chân (5,3%) Mặt đất là tầng được sử dụng thường xuyên nhất

Trang 25

trong quá trình di chuyển (33,4%) Hầu hết sự vận động xuyên qua cây xảy ra ởkích thước nhỏ (48,7%) và trung bình (47,6%) Chế độ vận động, sử dụng tầng rừngtrong quá trình di chuyển không thay đổi theo mùa Khi đứng yên tư thế ngồi là tưthế phổ biến nhất (92,1%) tiếp theo là đứng bằng hai chân (3,7%), nằm (3,5%),đứng bằng bốn chân (0,6%), đứng vững đang chờ xử lý (0,2%) và đang chờ xử lý(<0,1%) Tư thế thay đổi đáng kể theo mùa Trong lúc nghỉ ngơi, Voọc đã sử dụngngồi và hai chân đứng thường xuyên trong các mùa khô, trong khi nằm thườngxuyên trong các mùa mưa nhiều (Chen và cs., 2019)

Hoạt động kiếm ăn của Voọc đen má trắng diễn ra trong hai giai đoạn trongngày: sáng và chiều, với một thời gian nghỉ trưa Cường độ kiếm ăn của chúngthường cao vào hai khoảng thời gian đầu tiên của buổi sáng, từ sáng sớm đếnkhoảng 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ 30 Thời gian hoạt động hàng ngày có thểthay đổi tùy theo mùa Trong mùa nóng, Voọc thường ra khỏi chỗ ngủ sớm hơn, trởvề hang muộn và thời gian nghỉ trưa có thể kéo dài Trong khi đó, vào mùa lạnh,chúng thường bắt đầu hoạt động kiếm ăn muộn hơn và trở về hang sớm Trong mùanóng, Voọc đen má trắng thường chọn ngủ trên các gờ đá hoặc cây gỗ ở phía trướccủa hang, trong khi vào mùa đông, chúng thường chọn ngủ bên trong hang để tránhlạnh Ảnh hưởng của nguồn thức ăn và nơi ngủ đối với phạm vi hoạt động của Voọcđen má trắng Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về các hành vi khác nhau củamột nhóm Voọc đen má trắng từ tháng 8 năm 2003 đến tháng 7 năm 2004 trong môitrường sống trên đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Nonggang, Trung Quốc Họ đãđánh giá ảnh hưởng của nguồn thức ăn và nơi ngủ đối với các hành vi khác nhaucủa loài Voọc Trong suốt thời gian nghiên cứu, tổng diện tích nghiên cứu của nhómnghiên cứu là 64,5 ha Kích thước phạm vi hoạt động hàng tháng của Voọc là từ 9,8ha đến 23,3 ha và kích thước phạm vi hoạt động hàng tháng tương quan nghịch vớimức độ phổ biến của lá non Voọc có xu hướng hoạt động ở phạm vi lớn hơn tronggiai đoạn lá non Voọc không hoạt động trong phạm vi phân bố của đàn một cáchđồng nhất 65% hoạt động của chúng xảy ra quanh phạm vi khu vực ngủ và chỉ 35%hoạt động trong phạm vi phân bố của đàn (Zhou, 2011) Các nhà nghiên cứu kếtluận: "Các khu vực hoạt động sinh sống được sử dụng nhiều nhất trong phạm vi

Trang 26

nằm gần phân bố đàn của chúng, cho thấy rằng các khu vực ngủ nghỉ có ảnh hưởngđáng kể đến các hành vi khác nhau của Voọc đen má trắng trong môi trường sốngtrên đá vôi."

Lựa chọn địa điểm ngủ của Voọc đen má trắng trong hai môi trường sống ởKhu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Mayanghe, Quý Châu và nghiên cứu gần đây từNam Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, "Lựa chọn địa điểm ngủ là một khíacạnh quan trọng của sinh học hành vi của động vật linh trưởng So sánh các môitrường sống khác nhau cho một loài hoặc các loài trong bối cảnh, điều kiện khácnhau nhằm nâng cao hiểu biết về sự thích nghi của chúng với các môi trường bịthay đổi "nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu về các hành vi liên quan đến giấc ngủcủa 6 đàn Voọc trong hai nhóm sinh cảnh tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc giaMayanghe, Quý Châu, Trung Quốc Bất kể môi trường sống, tất cả các vị trí ngủđều nằm trong khu vực có địa hình dốc ≥ 60o

Trong môi trường sống không bị xáo trộn, các vị trí ngủ chỉ nằm ở rừng lárộng thường xanh với các hang đá và khe nứt được bao quanh chủ yếu bởi một lớpthực vật cây bụi và đá

Trong môi trường sống bị xáo trộn, các điểm ngủ cũng nằm trong rừng hỗngiao lá rộng thường xanh và rụng lá và trong đồng cỏ, bao gồm các hang đá, khe nứtvà hố, được bao quanh chủ yếu bởi cây thông, cây bụi và cây bụi, đá

Thức ăn tự nhiên có sẵn, nguồn nước đủ đáp ứng, không hoặc ít bị săn bắt(trong môi trường sống không bị xáo trộn), đời sống của Voọc đen má trắng khôngbị sáo trộn Ngược lại lượng thức ăn Nguồn nước bao gồm sông, rãnh hoặc ao theomùa Có ảnh hưởng rõ ràng đến lựa chọn điểm ngủ

Lựa chọn số lượng địa điểm ngủ cũng khác nhau giữa các nhóm Voọc đenmá trắng và cũng khác nhau giữa các đàn Voọc có môi trường sống khác nhau Kếtquả cho thấy trong môi trường sống không bị xáo trộn, không có nguy cơ bị sănbắn Việc lựa chọn địa điểm ngủ tại địa hình dốc, thời gian và số lần ngủ tại mộtđiểm nhiều hơn so với môi trường sống bị xáo trộn và có nguy cơ bị săn bắn Wangvà các đồng nghiệp kết luận: "Cuối cùng, điều kiện sống ảnh hưởng đến việc lựachọn các địa điểm ngủ " (Wang, 2011)

Trang 27

Theo Lê Đình Duy (2010), môi trường sống phổ biến của Voọc đen má trắnglà rừng giàu cây gỗ lớn trên núi đá vôi Đã có các quan sát khác về Voọc đen mátrắng sinh sống và kiếm ăn trong một số loại rừng khác như rừng kín thường xanhvà rừng kín nửa rụng lá, đặc biệt là những khu vực tiếp giáp với rừng trên núi đávôi Các nghiên cứu trước đó về Voọc đen má trắng đã chỉ ra rằng chúng chủ yếu ănlá, chồi non và quả của cây rừng, không ăn động vật Kết quả sơ bộ của các nghiêncứu đã ghi nhận được 47 loài thực vật thuộc 24 họ khác nhau được Voọc đen mátrắng sử dụng làm thức ăn Các họ thực vật phổ biến mà chúng thích ăn nhất bao

gồm Moraceae, Euphorbiaceae và Arecaceae (Phạm Nhật, 2002) Voọc đá vôi sống

trong môi trường có nhiều ion kim loại, đặc biệt là canxi, chế độ ăn của chúng chứahàm lượng canxi cao hơn nhiều do ăn thực vật núi đá vôi (Hao và cs., 2015; Jin vàcs., 2018; Wei và cs., 2018) Mặc dù tất cả voọc đá vôi đã phát triển cơ chế genđể tiêu thụ chế độ ăn đặc biệt (Liu và cs., 2020), chúng vẫn có thể mất nhiềuthời gian nghỉ ngơi hơn để tiêu hóa nguyên liệu thực vật so với các loại thức ănthông thường khác

Theo Qihai Zhou và cs (2006), đã xác định 90 loài thực vật là thức ăn tàinguyên của Voọc đen má trắng Bao gồm 70 chi từ 43 họ, với 61 loài cây gỗ, 24loài dây leo, 4 loài thảo mộc và 1 loài thực vật biểu sinh Các loài cây gỗ chiếm79,4% trong tất cả các loại thực vật là thức ăn được ghi nhận, dây leo chiếm 18,1%,các loại thảo mộc 1,2% và biểu sinh là 1,3%.Voọc là loài ăn lá tương đối và chế độăn uống hàng tháng của chúng bao gồm 52,8% lá trung bình Lá non và lá trưởngthành trung bình 38,9% và 13,9% ghi nhận hàng tháng, tương ứng Mức tiêu thụ tráicây trung bình là 17,2% ghi nhận hàng tháng, và phần lớn trái cây trong các loại

thức ăn chỉ đến từ 4 loài thực vật: Ficus ner-vosa, F microcarpa, Securidacainappendiculata và Tetrastigma cauliflo-rum, chiếm 82% trong số 607 loại trái cây

được ghi nhận Dựa trên 552 loại trái cây (91% tổng số loại trái cây) Voọc ăn hạt

hầu như chỉ từ 4 loài thực vật Pithecellobium clypearia, Bauhinia sp., Acaciapennata, và Wrightia pubescens (99% trong số 638 loại hạt giống được ghi nhận).

Trung bình hàng tháng lượng hoa tiêu thụ thấp 7,5% lượng thức ăn hàng tháng Cácloại khác như cuống lá, thân, rễ và vỏ cây đóng góp vào 7,4% lượng thức ăn hàng

Trang 28

tháng Một số lần, nhóm tác giả đã quan sát thấy những con Voọc đen má trắngđang liếm tảng đá bề mặt trong vách đá Chúng tôi thường quan sát thấy chúng haykiểm tra bề mặt đá và đưa chúng vào miệng bằng tay Có lẽ chúng đang kiếm ănnhững loài côn trùng nhỏ như kiến.

Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học, thức ăn của Voọc đen má trắngtrên thế giới là cơ sở cung cấp phương pháp luận, các chỉ tiêu sinh học cần nghiêncứu, cũng như kết quả có được là thông tin quan trọng cho luân án xây dựng các nộidung theo dõi, là số liệu đầu vào so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án

1.3.Nghiên cứu về thực vật thân gỗ

Theo Võ Văn Chi (2003), mô tả thực vật thân gỗ như các cây sống lâu năm,có thân chính phát triển mạnh mẽ và phân cành ở phần trên, cũng như sản xuất chồimới và lá Theo Trần Văn Con (2008), cây gỗ, với chiều cao trên 5m, chiếm vị tríquan trọng và chiếm ưu thế trong hệ sinh thái rừng

Đặng Văn Sơn (2009), phân loại dạng sống của cây gỗ tại hệ thực vật Củ Chithành ba nhóm: cây gỗ lớn (cao trên 25m), cây gỗ vừa (cao từ 15-25m), và cây gỗnhỏ (cao dưới 15m), cùng với một nhóm cây bụi

Cao Thị Lý (2007), tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ sinh thái giữa cácloài thực vật thân gỗ nhằm hỗ trợ việc phục hồi rừng khộp tại Vườn quốc gia YokĐôn, tỉnh Đắk Lắk

Nguyễn Văn Thanh (2005), thực hiện khảo sát khu bảo tồn nghiêm ngặt củaVườn quốc gia Xuân Sơn, và đã ghi nhận 301 loài cây thân gỗ thuộc 197 chi, 76 họ.Từ đó, phân tích các dạng sống của thực vật có chồi trên thân gỗ thành 5 nhóm

Hoàng Văn Sâm (2013), tập trung nghiên cứu về hệ thực vật thân gỗ bản địatrong rừng quốc gia Đền Hùng, Phú Thọ Cũng có nhiều nghiên cứu khác về đadạng thực vật ở các Khu bảo tồn, bao gồm cả loài cây thân gỗ và những phát hiệnmới về hệ thực vật của Việt Nam

Đề án "Bảo tồn nguồn gen cây rừng" do Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam chủ trì, triển khai từ năm 1989 đến 1999, đã tập hợp thông tin từ nhiều nguồnkhác nhau, bao gồm cả kết quả điều tra trực tiếp và xuất bản sách "Một số loài câybị đe dọa ở Việt Nam" Các thông tin này chứa các chi tiết quan trọng về 40 loài cây

Trang 29

đầu tiên trong số hàng trăm loài cây rừng bị đe dọa, bao gồm cả 16 loài cây hạt trầnvà 24 loài cây hạt kín (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999).

Nguyễn Đức Tố Lưu và cs (2004), đã biên soạn tài liệu "Cây lá kim ViệtNam", cung cấp thông tin tổng quan về tất cả các loài cây lá kim được biết đến tạiViệt Nam, bao gồm các đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, nhân giống, côngdụng và bảo tồn của 29 loài cây lá kim Thực vật thân gỗ là nguồn tài nguyên rấtquan trọng đối với sinh cảnh sống của động vật nói chung và Voọc đen má trắng nóiriêng, những nghiên cứu về nó làm cơ sở khoa học cho việc xác định mối quan hệ,đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái (sinh cảnh) có cấu trúcthích hợp với môi trường sống của Voọc Vấn đề này đến nay rất ít các đề tài tiếnhành nghiên cứu Chính vì vậy, vấn đề này cần đi sâu nghiên cứu và mang tínhchiến lược

1.4.Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi

Núi đá vôi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đa dạng và phong phúcủa động và thực vật cũng như các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam Theo số liệu củaNguyễn Huy Dũng và cs (2005), trên toàn quốc có tới 20 khu rừng đặc dụng phânbố trên diện tích núi đá vôi, chiếm phần lớn trong tổng diện tích của các khu bảotồn, lên đến 366.371 ha Sự quan trọng của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi khôngchỉ đóng góp vào kinh tế, môi trường và cảnh quan mà còn là đối tượng của nhiềunghiên cứu khoa học ở Việt Nam Hiện tại, vẫn chưa có hệ thống phân loại rừng đặcbiệt cho núi đá vôi Các công trình điều tra vẫn sử dụng hệ thống phân loại rừngtheo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng ban hành bởi Bộ Lâm nghiệp vào ngày1/8/1984, áp dụng cho cả rừng núi đất và rừng núi đá Theo Trần Hữu Viên, (2004).Dựa vào kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg và Báo cáo đặc điểm lâm họcrừng trên núi đá vôi của Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1996 - 2000), đã nêu cácđặc trưng tổng quát về tình trạng của rừng trên núi đá

Các nhà nghiên cứu quốc tế nhìn nhận rằng Đông Nam Á, với các khu vực

nhiên của vùng, đó là một trong những khu vực caxtơ quan trọng trên thế giới Vàonăm 1997, Ủy ban Thế Giới về các khu bảo tồn và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên

Trang 30

Quốc tế (IUCN) đã công nhận các cảnh quan caxtơ là khu vực đang đối mặt vớinguy cơ đe dọa và cần được bảo vệ (Lê Trần Chấn, 2006).

Trong báo cáo về "Đặc điểm tự nhiên của rừng núi đá vôi Na Hang, TuyênQuang", Nguyễn Huy Dũng (2000) Đã cung cấp số liệu về diện tích và trữ lượngtài nguyên của rừng núi đá vôi, đồng thời chỉ ra các đặc điểm chính của một số loàicây như Nghiến, Trai, Tre trinh, Đao, Báng, cũng như tình trạng sâu bệnh hạitrong khu vực Báo cáo này cũng đề cập đến tình hình tái sinh của các loài nhưNghiến, Trai lý

Trong nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn và Trần Quang Ngọc (1997), đãtiến hành điều tra và ghi nhận tổng cộng 1251 loài thực vật, phân bố trong 604 chivà 152 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch ở vùng núi đá vôi Hòa Bình.Nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn và Vũ Quang Nam (2002) tại vùng núi đá vôiphía Đông bắc Khu BTTN Hữu Liên, Lạng Sơn đã xác định được 554 loài thực vật,phân bố trong 334 chi và 124 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch Nguyên cứucủa Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Kim Oanh (2007), tập trung vào thảm thựcvật ở Khu BTTN Trùng Khánh, Cao Bằng Nơi thuộc kiểu quần hệ rừng rậm thườngxanh trên núi đá vôi Cuối cùng, trong công trình của Đỗ Ngọc Đài và Phạm HồngBan (2007), họ đã thống kê hệ thực vật trên núi đá vôi tại VQG Bến En, tỉnh ThanhHóa, với tổng cộng 412 loài, 267 chi và 110 họ

Các loài quý hiếm trên núi đá vôi:

Có một số nghiên cứu tập trung vào việc bảo tồn các loài thực vật thân gỗquý hiếm Ví dụ, Trần Ngọc Hải (2011), đã nghiên cứu về loài Du sam đá vôi

(Keteleeria davidiana) Quần xã của loài này đang đối diện với nguy cơ bị biến mất

do cháy rừng ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng Hoàng Kim Ngũ(2002), cũng đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học sinh tháihọc của loài Nghiến Theo sách “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo tồn,2004” (Nguyễn Tiến Hiệp và cs., 2004), nêu rõ rằng nước ta hiện nay ghi nhận tồntại 33 loài thông được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độtoàn cầu và quốc gia, trong đó có 16 loài chỉ phân bố trên núi đá vôi

Trang 31

Nghiên cứu về phục hồi rừng trên núi đá vôi:

Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp - Viện Điều tra quy hoạchrừng đã có một dự án điều tra đa dạng sinh học và tri thức bản địa tại xã Phúc Sen,huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Sau 6 năm nghiên cứu, họ đã khám phá cáchmà cộng đồng ở Phúc Sen đã thực hiện việc tái sinh và phục hồi rừng trên các đồivà núi đá vôi Kết quả của nghiên cứu này đã được chia sẻ thông qua sách "Pháttriển bền vững, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học trên núi đá vôi ở Việt Nam"(Nguyễn Huy Dũng và cs., 2005)

Các nghiên cứu khác như của Nguyễn Tiến Bân và cs., (2001) đã tập trungvào việc lựa chọn các loại cây bản địa để trồng lại rừng tại khu vực núi đá vôi miềnBắc Việt Nam Kết quả của họ đã tuyển chọn được 40 loài cây phù hợp cho việcphục hồi rừng ở vùng núi đá vôi, với các loại cây tiên phong như Mắc rạc, Mắc mậtvà Nữ trinh

Theo nghiên cứu của Trần Hữu Viên (2002), việc khảo sát khả năng tái sinhvà phát triển rừng trên núi đá vôi tại xã Tự Do - Quảng Uyên, Cao Bằng đã chỉ rarằng mặc dù tổ hợp cây gỗ chưa phong phú, nhưng cũng đã có sự xuất hiện của mộtsố loài cây có giá trị Mật độ tái sinh khá cao và thay đổi theo từng trạng thái khácnhau Cây Nghiến thường xuất hiện nhiều trong các trạng thái rừng, tuy nhiên sốlượng cây tái sinh triển vọng và có giá trị lại rất ít

Hệ sinh thái núi đá vôi là môi trường sống chủ yếu của các loài linh trưởngnói chung và Voọc nói riêng Tuy một số vùng núi đá trọng điểm được quan tâmnghiên cứu nhưng cũng cần nghiên cứu các vùng nhỏ hơn để có giải pháp cụ thểnhằm phục hồi hệ sinh thái này Phương pháp điều tra cấu trúc sinh cảnh thường sửdụng phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC) Tuy nhiên, có một số nghiên cứu lại sửdụng phương pháp điều tra thực vật theo tuyến hoặc dựa vào bản đồ thảm và tìnhtrạng rừng (Hoàng Anh Tuân, 2016) Phương pháp này mang tính chủ quan theocách phân loại của từng nhà nghiên cứu, nhưng cũng phụ thuộc vào kinh nghiệmcủa họ Do đó, trong luận án này, sẽ sử dụng phương pháp điều tra theo OTC để xácđịnh cấu trúc sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu

Trang 32

1.5.Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển của loài Voọc

Đa dạng sinh học (ĐDSH) liên quan mật thiết đến lợi ích của cộng đồng dâncư ở gần hoặc trong các hệ sinh thái rừng, và những hoạt động hàng ngày của họ cóthể có ảnh hưởng đáng kể đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học Sự gia tăng dânsố, công nghiệp hóa và biến đổi môi trường (ví dụ: biến đổi khí hậu gây ra, phá hủyvà suy thoái môi trường sống, săn bắn và bệnh tật) đã dẫn đến gần 38% các loàiđộng vật và thực vật hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng (IUCN, 2023)

Theo Elliott và cs (2006), việc phá hủy rừng nhiệt đới có thể coi là mối nguyhiểm lớn nhất đối với các loài động vật và thực vật trên Trái Đất Sự phá hủy rừngđang dần biến các khu rừng lớn thành những mảng rừng nhỏ, bị cô lập, và từngmảng rừng nhỏ đó không đủ điều kiện để duy trì các cộng đồng sinh vật đa dạng.Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích của bề mặt Trái Đất, nhưng lại chứađựng hơn một nửa số loài động và thực vật trên toàn cầu Ngoài ra, chúng cung cấpnguồn lợi ích lâm sản phong phú cho cộng đồng địa phương và giúp giảm thiểuthiệt hại từ lũ lụt và hạn hán Tuy nhiên, những khu rừng này đang biến mất mộtcách nhanh chóng

Ở các quốc gia đang phát triển, người dân thường xuyên khai thác thựcphẩm, nhiên liệu, và nguyên liệu xây dựng từ môi trường rừng xung quanhmình Các khu rừng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào)đang bị đe dọa bởi sự phát triển nhân loại nhanh chóng, nền kinh tế thay đổivà dân số ngày càng tăng Quốc gia này đã mất 8,4% diện tích rừng nguyênsinh từ năm 2001 đến năm 2018, với độ che phủ rừng nguyên sinh/tổng số câylà 48% (https://rainforests.mongabay.com/deforestation/archive/Laos.htm )

Do nạn phá rừng không bền vững và tiêu thụ thịt rừng, các khu rừng củaCHDCND Lào ngày càng trở nên trống trải và nhiều loài thú rừng đang bị đe dọa.Một tình trạng trong đó các khu rừng dường như được bảo tồn tốt nhưng hầu nhưkhông có động vật có xương sống do sự khai thác quá mức của cộng đồng địaphương Trong số các loài động vật rừng bị săn bắn và bị ảnh hưởng bởi nạn phárừng là những loài thuộc chi linh trưởng Trachypithecus, bao gồm 14 loài linh

trưởng ăn lá ở châu Á, Voọc Lào Trachypithecus laotum là loài đặc hữu của Lào

(Johnny Souwideth và cs., 2021)

Trang 33

Trong quá khứ, khi tài nguyên còn phong phú và dân số thấp, không có áplực lớn từ việc phát triển kinh tế và xã hội Nhưng sau này, với sự suy giảm của tàinguyên và gia tăng dân số, việc mở rộng diện tích đất canh tác và phát triển kinh tếđã trở thành mối đe dọa đối với công tác bảo tồn Sự tăng cao của nhu cầu sử dụngcác sản phẩm sinh học tự nhiên cũng gây ra lo ngại lớn về suy thoái đa dạng sinhhọc Tại Vườn quốc gia Khao Yai, việc áp dụng các biện pháp khuyến khích kinh tếvà cải thiện sinh kế cho dân địa phương đã giúp giảm tình trạng trộm cắp và xâmlấn vào vườn quốc gia, đồng thời tạo cầu nối giữa công tác bảo tồn và phát triểnnông thôn Các biện pháp khuyến khích này đã hỗ trợ người dân Sherpas sống phụthuộc vào Vườn quốc gia Sagarmatha, Nepal, giải quyết vấn đề cuộc sống khó khănvà thúc đẩy việc phục hồi rừng trong khu vực (Thakur Silwal và cs., 2022)

Hệ thống rừng đặc dụng ở vùng Bắc Trung Bộ đang gặp hạn chế trong tổchức và quy hoạch, dẫn đến suy giảm ĐDSH ở nhiều khu bảo tồn Cơ chế quản lýchưa đồng bộ, chưa liên kết chặt chẽ giữa bảo vệ rừng và quy hoạch định canh, địnhcư để ổn định đời sống dân cư xung quanh Sự suy giảm này gây mất cân bằng sinhthái và gây ra hậu quả nghiêm trọng về thiên tai, lũ lụt Theo Bộ Công an, có đến43% vụ phá rừng liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựngthủy điện, thủy lợi, giao thông, khai thác khoáng sản và xây dựng các công trìnhvăn hóa, tâm linh Đặc biệt, việc khai thác gỗ trái phép tập trung vào các loại lâmsản quý hiếm ở các khu rừng nguyên sinh và các khu bảo tồn, đây là một tình trạngđáng lo ngại (Trần Thế Liên, 2002)

Nguyễn Anh Hùng (2014), nghiên cứu tác động của con người đến tính bềnvững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Luậnán tiên sĩ sinh học, Đại học sư phạm Thái nguyên, Khi phỏng vấn 50 người dân cótới 80% cho biết họ thường khai thác các loại gỗ (Đinh, Sến, Re, Giổi…) để bán lấytiền vì đời sống còn khó khăn Trong giai đoạn 2005- 2014, một người khỏe mạnhcó thể khai thác 10m3/tháng Khai thác lâm sản ngoài gỗ như củi đun cũng diễn rahàng ngày, qua điều tra 04 xã kết quả 82,8% lượng củi khai thác từ rừng tự nhiên vàmột năm trung bình mỗi hộ dùng 590,4 Ste, củi dùng chủ yếu để sao chè

Theo Le, T.H (2019), Cư dân sống xung quanh khu vực núi đá vôi ChùaHang thể hiện sự nhận thức tốt về việc bảo tồn loài Voọc bạc Đông Dương Tuy

Trang 34

nhiên, vẫn có các hoạt động gây đe dọa đến quần thể của loài này, như du lịch, buônbán, khai thác củi và cây cảnh, đào ao nuôi hải sản, trồng cây ăn quả cạnh núi, vàcạnh tranh loài Những hoạt động này ảnh hưởng đến sinh cảnh sống và thu hẹpvùng sống của loài, cũng như thay đổi tập tính hoang dã của chúng Đề xuất trongnghiên cứu này gồm hai nhóm giải pháp: giải pháp kỹ thuật là tạo hành lang câyxanh ở chân núi cao 2m và ưu tiên trồng 8 loài thực vật Voọc bạc Đông Dương ănnhiều nhất; giải pháp quản lý bao gồm việc sớm thành lập khu bảo tồn và quy hoạchkhu du lịch theo đúng quy định pháp luật.

Theo Jialiang Han và cs (2021), điều tra sự xáo trộn của con người và việcsử dụng môi trường sống của Voọc đen má trắng ở Khu bảo tồn thiên nhiênMayanghe, Quý Châu, Trung Quốc, bằng cách phân tích tác động của các loại xáotrộn khác nhau của con người đối với việc sử dụng môi trường sống bằng cách sửdụng mô hình lỗi tự hồi quy đồng thời theo không gian (SAR) Nhận thấy rằngcường độ sử dụng môi trường sống của Voọc có tương quan thuận với độ dốc vàkhoảng cách tới đường nhưng lại tương quan nghịch với độ cao và khoảng cách đếncác địa điểm nuôi ong và các địa điểm chăn thả ong Tác dụng của từng loại khácnhau loại xáo trộn của con người có mối tương quan nhất quán với nhau, ngoại trừkhoảng cách đến nơi nuôi ong địa điểm và địa điểm chăn thả Kết quả của chúng tôichỉ ra rằng Voọc bị giới hạn ở các khu vực nhỏ dọc theo các con sông trong Khubảo tồn thiên nhiên Mayanghe và khu vực cũng được sử dụng bởi những con đườngđịa phương nhỏ Vùng ảnh hưởng được ước tính là 1400m

Theo Jatna Supriatna và cs (2020), Sulawesi là hòn đảo quan trọng đối vớiloài linh trưởng Tất cả 17 loài được tìm thấy đều là loài đặc hữu Hòn đảo này cũngbao gồm các vùng tiếp xúc giữa các loài khỉ (chi Macaca) nơi có thể phát sinh cácgiống lai Sulawesi tiếp tục bị phá rừng, đặc biệt là ở vùng đất thấp thích hợp chotrồng các sản phẩm nông nghiệp Chúng tôi đã tiến hành đánh giá trên toàn hòn đảovề mức độ và tỷ lệ phá rừng hiện tại cũng như tác động của việc này đối với môitrường sống sẵn có của tất cả các loài linh trưởng Các tỉnh Tây Sulawesi và ĐôngNam Sulawesi có tỷ lệ phá rừng cao nhất Ngô, cà phê, ca cao và cọ dầu là nhữngmặt hàng đang lan rộng khắp hòn đảo Mức độ phá rừng ở các khu vực lai là đángbáo động, đặc biệt là không có khu rừng nào trong số đó nằm trong các khu vực

Trang 35

được bảo vệ Để giúp giải quyết những vấn đề này, cần đề xuất sự lồng ghép thậntrọng giữa bảo tồn và phát triển, bao gồm việc đưa ra những đánh đổi rõ ràng vàtiến hành nghiên cứu xuyên ngành về các hệ thống sinh thái xã hội trong sự giaothoa giữa chính sách và quản lý ở quy mô địa phương.

Đỗ Công Ba (2020), các yếu tố ảnh hưởng đến thảm thực vật bao gồm cáchoạt động chính của con người như khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ (bao gồm câythuốc, cây có tác dụng chữa bệnh, cây sản xuất dầu, cây làm thức ăn cho người vàgia súc, cây cảnh ), phá rừng để mở đất canh tác, chăn nuôi gia súc, và gây cháyrừng Nguyên nhân của những hoạt động này thường là do đói nghèo, phong tục tậpquán canh tác đồi rừng, và mặt trái của du lịch, kèm theo việc thiếu sự nghiêm túctrong thực hiện chính sách và luật pháp

Phạm Nhật (2002), bên cạnh việc mất môi trường sống, việc săn bắt khôngkiểm soát cũng đang đe dọa nghiêm trọng đối với các loài linh trưởng nói chung vàđặc biệt là Voọc đen má trắng Với sự phát triển của con người, nhu cầu về thú linhtrưởng ngày càng tăng, chúng có giá trị lớn về mặt kinh tế, thực phẩm và y họctruyền thống Do đó, chúng thường là mục tiêu chính của săn bắn Voọc đen mátrắng, một trong những loài linh trưởng quý hiếm, lại có giá trị kinh tế cao, là đốitượng bị săn bắt nhiều nhất Con người sử dụng nhiều phương tiện như bẫy cần giật,bẫy lồng sập, súng kíp, súng săn hai nòng, súng liên thanh để săn bắt Mỗi năm,hàng loạt các loài linh trưởng bị săn bắt, dẫn đến tình trạng nguy cấp và rất nguycấp của chúng, và nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng

Theo Nguyen Vinh Thanh và cs (2022), trong năm 2019 và 2020, 14 vùng ở

miền Bắc Việt Nam đã khảo sát Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri)

(Osgood, 1932) để khẳng định hiện trạng phân bố, ước tính quần thể và cường độáp lực săn bắt Những người từ chính quyền địa phương được bầu chọn, cũng nhưcác cá nhân khác, đã được phỏng vấn để xác định nhận thức của họ về việc bảo tồnVoọc Những dữ liệu này được kết hợp để phân tích thống kê Kết quả cho thấytrạng thái bảo vệ có tương quan nghịch với áp lực săn bắt (Rs = -0,601; p = 0,006).Áp lực săn bắt cũng có mối quan hệ nghịch biến với sự tăng trưởng số lượng quầnthể Voọc (Rs = -0,616; p = 0,005) và số lượng cá thể Voọc (Rs = - 0,578; p = 0,01).Tuy nhiên, việc đặt một khu vực dưới sự bảo hộ của Nhà nước không có mối tương

Trang 36

quan với tốc độ tăng trưởng quần thể Voọc mông trắng sinh sống ở đó (p > 0,05).Nhận thức của người dân khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long rất cao (trên 99%) ủnghộ mạnh mẽ việc bảo tồn Voọc mông trắng) tương ứng với sự tăng trưởng quần thểVoọc mông trắng tại khu vực đó Do đó, để bảo vệ cả Voọc và sinh kế của ngườidân, chúng tôi khuyến nghị biến các khu vực Voọc mông trắng phân bố thành cáckhu vực được bảo vệ, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân thông qua cáchoạt động và phổ biến pháp luật Việc đưa loài này vào môi trường sống được bảovệ phù hợp cần được tiến hành một cách khoa học.

Các nghiên cứu về tác động của hoạt động con người đến nguồn tài nguyênvà đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn ở Việt Nam đã chỉ ra rằng các hoạt độngnày phổ biến và đang gây ra suy giảm ĐDSH Tình trạng này đặt ra mối lo ngại toàncầu về việc mất rừng gia tăng bởi các cộng đồng địa phương phải chịu sức ép củađời sống kinh tế Thảm thực vật bị ảnh hưởng nặng nề, rừng chủ yếu còn lại là rừngthứ sinh, cấu trúc rừng bị phá vỡ nghiêm trọng, và nhiều loài quý hiếm đứng trướcnguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cả Voọc đen má trắng Tuy nhiên, nhiều nghiên cứuchỉ dừng lại ở mức đánh giá tổng quan, thiếu đi sự nghiên cứu sâu và hệ thống hóavề tác động của người dân, làm cho phương pháp đánh giá còn hạn chế và kết quảkhông thể đo lường được mức độ tác động Vì vậy, nghiên cứu về các tác động nàyvà đề xuất các giải pháp phù hợp cho bảo vệ và phát triển môi trường sống cho cácloài sinh vật nói chung, và Voọc đen má trắng nói riêng, đang thu hút sự quan tâmđặc biệt từ các nhà khoa học

1.6.Các phương pháp điều tra thú linh trưởng

Hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam Hầuhết các tác giả sử dụng phương pháp giám sát theo tuyến, phương pháp giám sáttheo điểm, phương pháp bẫy ảnh, phương pháp thu âm và phỏng vấn người dân(Đồng Thanh Hải, 2016) Phương pháp quét scan-sampling và focal-sampling(Altmann, 1974) để điều tra về thú linh trưởng

Có thể nói, đây là những phương pháp phù hợp và được áp dụng rộng rãi.Tuy nhiên, một trong những hạn chế của điều tra thú Linh trưởng là các thông tin cóđược chủ yếu từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp còn hạn chế Do linh trưởng là loài cósố lượng rất ít, chúng lại phân bố rải rác, sinh cảnh sống của chúng thường là cáckhu rừng già núi sâu

Trang 37

Đối việc điều tra thú Linh trưởng theo tuyến gặp nhiều khó khăn do địa hìnhvà ngoại cảnh phức tạp, cần đầu tư nhiều nhân lực để thực hiện một cách tỉ mỉ vàchi tiết Quy định về lập tuyến điều tra, vị trí, số lượng và chiều dài tuyến chưa rõràng, đòi hỏi sự tham khảo ý kiến của chuyên gia và thực hiện đề tài trong thời giandài để kiểm tra chéo thông tin thu thập từ phỏng vấn và khảo sát địa điểm Phươngpháp phỏng vấn chưa có quy tắc cụ thể, thường dựa vào kinh nghiệm của ngườiđiều tra, cần tiến hành các bước kiểm tra và tham khảo ý kiến của các chuyên gia đểkhắc phục nhược điểm của phương pháp này.

1.7 Các nghiên cứu về mô hình dự báo MaxEnt

Mô hình hóa dự báo môi trường sống của loài Việc thu thập dữ liệu điểm vềphân bố các loài trở nên khả thi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ (Viễnthám, Hệ thống thông tin địa lý và Hệ thống định vị toàn cầu) trong những năm gầnđây Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mô hình phân bố loài (SDM)trong sinh thái xâm lấn và sinh học bảo tồn để dự đoán các loài và sự phân bố củachúng ứng phó với biến đổi khí hậu và các thay đổi môi trường khác (Wang và cs.,2017) Mô hình maximum entropy model (MaxEnt) là một loại mô hình phân bốloài (SDM), và nó được thiết lập như một mô hình ước tính mật độ và dự đoán phânbố loài dựa trên lý thuyết maximum entropy (Phillips và Dudík, 2008) MaxEnt làmột mô hình thuật toán có khả năng dự đoán đáng chú ý, bảo toàn các ràng buộc vềthông tin dữ liệu môi trường nhưng không có hạn chế về dữ liệu phân phối khôngxác định và các biến môi trường bị thiếu (Poor và cs., 2012) Mô hình này đã đượcxác định là hữu ích để xác định sự thay đổi phân bố của động vật hoang dã (Dongvà cs., 2019; Zhang và cs., 2020), và nó đã được sử dụng để chứng minh sự phù hợpvới môi trường sống năng động của các quần thể hoang dã dưới tác động của cácyếu tố môi trường và con người (Jiang và cs., 2019)

Một số nghiên cứu sử dụng mô hình MaxEnt như:

Dự đoán mở rộng phạm vi và ước tính các tuyến đường phân tán của hươu

nước (Hydropotes inermis) trong khu vực xuyên biên giới giữa Trung Quốc, Viễn

Đông Nga và Bán đảo Triều Tiên (Li và cs., 2022)

Li, Ying và cs đã sử dụng MaxEnt để dự đoán mức độ phù hợp với môitrường sống của hươu nước và sử dụng bảy biến số môi trường ví dụ: Độ cao, độdốc, hướng, khoảng cách đến khu vực, khoảng cách đến nguồn nước, khoảng cách

Trang 38

đến đất trồng trọt và khoảng cách đến các con đường để dự đoán tính phù hợp vớimôi trường sống Li, Ying lựa chọn mô hình MaxEnt (AICc = 2572,86) phù hợp vớidữ liệu của họ kết quả giá trị AUC là 0,935 ± 0,014 Có môi trường sống chất lượngtốt cho hươu nước trong khu vực ranh giới của các cửa sông Yalu và Tumen giữaTrung Quốc, Triều Tiên và Viễn Đông của Nga, cũng như các khu vực phía đông vàphía tây của Bán đảo Triều Tiên.

Hình 1.1 Mô hình MaxEnt về mức độ phù hợp với môi trường sống của hươu nước

Môi trường sống thích hợp Chrysolophus spp Cần được bảo vệ khẩn cấp khỏi

sựphân mảnh môi trường sống ở Trung Quốc: Môi trường sống đặc biệt thích hợp trongcác khu vực không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên (Med Wang và cs., 2022)

Med Wang, Peng đã ước tính môi trường sống thích hợp và sự phân mảnh

môi trường sống của chim Trĩ (Chrysolophus spp) ở Trung Quốc bằng cách sử dụng

MaXent và Fragstast 4.2 So với các nghiên cứu trước đây, khu vực sinh sống củanó đã bị giảm Hầu hết các môi trường sống thích hợp của nằm ngoài các khu bảotồn thiên nhiên, và phần này của các sinh cảnh thích hợp đã bị chia cắt nghiêm

trọng Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã liệt kê C Pictus và C amherstiae là loài

được bảo vệ cấp II theo Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã của Trung Quốc và đã

Trang 39

nghiêm khắc trấn áp nạn săn trộm không kiểm soát đối với Chrysolophus spp Việc

bảo vệ loài này vẫn còn chưa đủ

Hình 1.2 Môi trường sống thích hợp tiềm năng của chim Trĩ

Mô hình hóa sự phân bố của kỳ nhông núi Jemez có nguy cơ tuyệt chủng

(Plethodon neomexicanus) liên quan đến địa chất, địa hình và khí hậu (Bartlow và

cs., 2022)

Kỳ nhông dãy núi Jemez (Plethodon neomexicanus; sau đây gọi là JMS) là

một loài kỳ nhông có nguy cơ tuyệt chủng được giới hạn ở Dãy núi Jemez ở phíabắc trung tâm New Mexico, Hoa Kỳ Tác giả đã lập mô hình phân bố của JMS bằngcách sử dụng MaXent để đánh giá xem các biến địa chất, địa hình và khí hậu ảnhhưởng như thế nào đến sự phân bố của nó Mô hình phù hợp với môi trường sốngtốt nhất chỉ ra rằng kiểu địa chất và nhiệt độ tối đa vào mùa đông (tháng 11 đếntháng 3) là quan trọng nhất trong việc dự đoán sự phân bố của kỳ giông (tầm quantrọng hoán vị lần lượt là 23,5% và 50,3%) Nhiệt độ mùa đông tối thiểu cũng là mộtbiến số quan trọng (21,4%), cho thấy điều này cũng đóng một vai trò trong môitrường sống của kỳ nhông

Trang 40

Hình 1.3 Bản đồ môi trường sống phù hợp cho kỳ nhông từ các mô hình MaxEnt

Mô hình phân bố của cá voi vây lớn (Balaenoptera Physalus) trên các bãi

kiếm ăn ở Bắc Âu và Biển Barents của chúng (Duengen và cs., 2022)

Duengen, Diandra đã sử dụng xác thực chéo khối không gian để điều chỉnhcác tham số MaxEnt và đánh giá hiệu suất mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu thửnghiệm độc lập về không gian Các biến số môi trường quan trọng là khoảng cáchđến bờ biển và rìa băng biển, sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt biển và độ mặn bề mặtnước biển, và độ sâu Các môi trường sống thích hợp của cá voi vây đã được dựđoán dọc theo bờ biển phía tây của Svalbard, giữa Svalbard và phía đông biển NaUy, các khu vực ven biển ngoài khơi Iceland và phía nam Đông Greenland, và dọctheo Knipovich Ridge đến Jan Mayen

Hình 1.4 Sự phù hợp với môi trường sống của cá voi vây lớn ở biển Bắc Âu và

biển Barents

Ngày đăng: 29/08/2024, 06:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Hoàng Anh Tuân (2016). Xác định một số đặc điểm sinh thái loài Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pygathrix nigripes
Tác giả: Hoàng Anh Tuân
Năm: 2016
13. Lê Đình Duy (2010). Đánh giá tình trạng quần thể Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus francoisi
Tác giả: Lê Đình Duy
Năm: 2010
17. Mai Sỹ Luân (2009). Nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai các thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus poliocephalus
Tác giả: Mai Sỹ Luân
Năm: 2009
30. Nguyễn Vĩnh Thanh (2008). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái Voọc quần đùi trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus delacouri
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thanh
Năm: 2008
38. Trần Ngọc Hải (2011). Đặc điểm sinh vật học của loài Du sam sam đá vôi (Keteleeria davidiana Beissn) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (2+3), tr. 177-181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Keteleeria davidiana Beissn
Tác giả: Trần Ngọc Hải
Năm: 2011
44. Bartlow, Andrew W; Giermakowski, J Tomasz; Painter, Charles W; Neville, Paul; and Emily S. Schultz‐Fellenz (2022). Modeling the distribution of the endangered Jemez Mountains salamander (Plethodon neomexicanus) in relation to geology, topography, and climate. Ecology and Evolution; Bognor Regis Vol. 12, Iss. 8. DOI:10.1002/ece3.9161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plethodon neomexicanus
Tác giả: Bartlow, Andrew W; Giermakowski, J Tomasz; Painter, Charles W; Neville, Paul; and Emily S. Schultz‐Fellenz
Năm: 2022
46. Blair, M.E.; Nguyen, A.T.; Le, M.D.; Liu, Z.; Meng, T.; Horning, N.; Sterling, E.J.; Thach, H.M.; Xu, M.; Galante, P.J. (2022). Karst as a biotic driver of Franỗois’ langur distribution, with predictions for biological communities on karst under climate change. Frontiers of Biogeography, 14, e51838 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Franỗois’ langur "distribution, with predictions for biological communities onkarst under climate change. Frontiers of Biogeography, "14
Tác giả: Blair, M.E.; Nguyen, A.T.; Le, M.D.; Liu, Z.; Meng, T.; Horning, N.; Sterling, E.J.; Thach, H.M.; Xu, M.; Galante, P.J
Năm: 2022
49. Chen, T., Huang, Z., Huang, C., Wei, H. and Zhou, Q (2020). Positional Behaviours of Franỗois’ Langur (Trachypithecus francoisi) in the Limestone Forest of Nonggang, Guangxi, South-West China. Folia Primatologica, 91:170-187 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus francoisi") in the LimestoneForest of Nonggang, Guangxi, South-West China. "Folia Primatologica
Tác giả: Chen, T., Huang, Z., Huang, C., Wei, H. and Zhou, Q
Năm: 2020
50. Clements, R.; Sodhi, N.S.; Schilthuizen, M.; Ng, P. (2006). Limestone karsts of Southeast Asia: imperiled arks of biodiversity. BioScience, 56, 733–742 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BioScience, 56
Tác giả: Clements, R.; Sodhi, N.S.; Schilthuizen, M.; Ng, P
Năm: 2006
51. Crockett, C.M.; Janson, C.H. (2000). Infanticide in red howlers: female group size, male membership, and a possible link to folivory. In Infanticide by males and its implications; van Schaik, C.P.; Janson, C.H., Eds.; Cambridge University Press: Cambridge, UK; pp. 75–98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Infanticide by malesand its implications
Tác giả: Crockett, C.M.; Janson, C.H
Năm: 2000
52. Dong Thanh Hai (2009). Final Project Report: Survey of Population Status of Franỗois’ Langur (Trachypithecus francoisi) at Ba Be National Park. People Resources and Conservation Foundation (PRCF) and Ba Be National Park, Hanoi, Vietnam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus francoisi
Tác giả: Dong Thanh Hai
Năm: 2009
54. Duengen, Diandra; Burkhardt, Elke and Ahmed El‐Gabbas (2022). Fin whale (Balaenoptera physalus) distribution modeling on their Nordic and Barents Seas feeding grounds. Marine Mammal Science; Beaufort Vol. 38, Iss. 4:1583-1608. DOI:10.1111/mms.12943 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Balaenoptera physalus
Tác giả: Duengen, Diandra; Burkhardt, Elke and Ahmed El‐Gabbas
Năm: 2022
55. Fashing, P.J. (2001). Activity and ranging patterns of guerezas in the Kakamega forest: Intergroup variation and implications for intragroup feeding competition. International Journal of Primatology, 22, 549–577 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Primatology, 22
Tác giả: Fashing, P.J
Năm: 2001
60. Gibson L. and Koenig A. (2012). Neighboring groups and habitat edges modulate range use in Phayre’s leaf monkeys (Trachypithecus phayrei crepusculus), Behavioral Ecology and Sociobiology, 66 (4):633-643 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus phayreicrepusculus
Tác giả: Gibson L. and Koenig A
Năm: 2012
61. Han, Z.; Hu, G.; Wu, S.; Cao, C.; Dong, X. (2013). A census and status review of the Endangered Franỗois’ langur Trachypithecus francoisi in Chongqing, China. Oryx, 47, 128–133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecus francoisi "in Chongqing,China. "Oryx, 47
Tác giả: Han, Z.; Hu, G.; Wu, S.; Cao, C.; Dong, X
Năm: 2013
62. Hao, Z.; Kuang, Y.W.; Kang, M. (2015). Untangling the influence of phylogeny, soil and climate on leaf element concentrations in a biodiversity hotspot. Functional Ecology, 29, 165–176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Functional Ecology, 29
Tác giả: Hao, Z.; Kuang, Y.W.; Kang, M
Năm: 2015
65. Hendershott R.L. (2017). Socioecology of Cat Ba Langurs (Trachypithecus poliocephalus): Implications for Conservation. The Australian National University, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trachypithecuspoliocephalus
Tác giả: Hendershott R.L
Năm: 2017
72. IUCN (2023). The IUCN red list of threatened species. Version 2023-1.https://www.iucnredlist.org (accessed on 30 March 2024) Link
111. Poor, E.E.; Loucks, C.; Jakes, A. and Urban, D.I. (2012). Comparing habitat suitability and connectivity modeling methods for conserving pronghorn migrations.PLoSONE;7,e49390.[DOI:https://dx.doi.org/10.1371/journal.pone.0049390] Link
130. Thakur Silwal, Bishnu P. Devkota and Mark Morgan (2022). Do Buffer Zone Programs Improve Local Livelihoods and Support Biodiversity Conservation?The Case of Sagarmatha National Park, Nepal. Tropical Conservation Science.Volume 15. https://doi.org/10.1177/19400829221106670 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình MaxEnt về mức độ phù hợp với môi trường sống của hươu nước - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.1. Mô hình MaxEnt về mức độ phù hợp với môi trường sống của hươu nước (Trang 38)
Hình 1.2. Môi trường sống thích hợp tiềm năng của chim Trĩ - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.2. Môi trường sống thích hợp tiềm năng của chim Trĩ (Trang 39)
Hình 1.3. Bản đồ môi trường sống phù hợp cho kỳ nhông từ các mô hình MaxEnt - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.3. Bản đồ môi trường sống phù hợp cho kỳ nhông từ các mô hình MaxEnt (Trang 40)
Hình 1.5. Mô hình phân bố loài của Chà vá chân nâu bằng MaxEnt - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.5. Mô hình phân bố loài của Chà vá chân nâu bằng MaxEnt (Trang 41)
Hình 1.6. Dự đoán các khu vực có khả năng phù hợp để phân bố P. cinerea trong - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.6. Dự đoán các khu vực có khả năng phù hợp để phân bố P. cinerea trong (Trang 42)
Hình 1.7. Sự phân bố môi trường sống thích hợp của cá heo lưng gù Ấn Độ Dương- - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.7. Sự phân bố môi trường sống thích hợp của cá heo lưng gù Ấn Độ Dương- (Trang 43)
Hình 1.8. Dự đoán môi trường sống phù hợp cho loài Vượn đen má trắng theo mô - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.8. Dự đoán môi trường sống phù hợp cho loài Vượn đen má trắng theo mô (Trang 44)
Hình 1.9. Nhiệt độ thấp và cao nhất hàng năm - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 1.9. Nhiệt độ thấp và cao nhất hàng năm (Trang 46)
Bảng 1.5. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng 1.5. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (Trang 50)
Hình 2.1. Tuyến điều tra và vị trị các OTC - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 2.1. Tuyến điều tra và vị trị các OTC (Trang 57)
Hình 2.2. Mô hình phương pháp điều tra theo tuyến thẳng góc - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 2.2. Mô hình phương pháp điều tra theo tuyến thẳng góc (Trang 58)
Hình 3.1. Số lượng cá thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.1. Số lượng cá thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình (Trang 72)
Hình 3.2. Số lượng cá thể quần thể Voọc đen má trắng theo giới tính và độ tuổi - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.2. Số lượng cá thể quần thể Voọc đen má trắng theo giới tính và độ tuổi (Trang 74)
Hình 3.3. Vị trí ghi nhận các đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.3. Vị trí ghi nhận các đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình (Trang 76)
Hình 3.6. Tổ chức đàn theo hình thức (3) - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.6. Tổ chức đàn theo hình thức (3) (Trang 79)
Hình 3.7. Tổ chức đàn theo hình thức (4) - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.7. Tổ chức đàn theo hình thức (4) (Trang 79)
Bảng 3.3. Diện tích vùng sống theo mùa của Voọc đen má trắng - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng 3.3. Diện tích vùng sống theo mùa của Voọc đen má trắng (Trang 89)
Hình 3.11. Bản đồ phân loại sinh cảnh, vị trí OTC tại khu vực nghiên cứu - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.11. Bản đồ phân loại sinh cảnh, vị trí OTC tại khu vực nghiên cứu (Trang 95)
Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu vực nghiên cứu - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu vực nghiên cứu (Trang 97)
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 2 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 2 (Trang 101)
Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 3 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 3 (Trang 104)
Bảng 3.11. So sánh một số đặc trưng của 05 sinh cảnh - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng 3.11. So sánh một số đặc trưng của 05 sinh cảnh (Trang 109)
Hình 3.18. Giá trị AUC của mô hình phân bố loài Voọc đen má trắng - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.18. Giá trị AUC của mô hình phân bố loài Voọc đen má trắng (Trang 114)
Hình 3.19. Kết quả kiểm tra jacknife - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.19. Kết quả kiểm tra jacknife (Trang 115)
Hình 3.21. Bản đồ dữ liệu nhân tố đầu vào để chạy mô hình MaxEnt và bản đồ - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.21. Bản đồ dữ liệu nhân tố đầu vào để chạy mô hình MaxEnt và bản đồ (Trang 119)
Hình 3.22. Các điểm ngủ và vị trí quan sát Voọc đen má trắng - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Hình 3.22. Các điểm ngủ và vị trí quan sát Voọc đen má trắng (Trang 120)
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả điều tra về những tác động tiêu cực của người dân tới - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả điều tra về những tác động tiêu cực của người dân tới (Trang 121)
Bảng 3.17. Các loại cây được người dân khai thác sử dụng làm cảnh và vật liệu - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng 3.17. Các loại cây được người dân khai thác sử dụng làm cảnh và vật liệu (Trang 128)
Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Bảng t ổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính (Trang 190)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w