Do vậy, để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học loài cánày, cũng như góp phần xây dựng quy trình nuôi loài cá này tại Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới, đề tài : “Nghiên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA THỦY SẢN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ SINH TRƯỞNG CÁ
CHỐT (Mystus gulio) PHÂN BỐ Ở THỪA THIÊN HUẾ”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Nhật Vinh Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản 53C
Giáo viên hướng dẫn: TS Võ Điều
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Hình thái phân loại 3
2.2 Hình thái giải phẫu 5
2.2.1 Hệ tiêu hóa 5
2.2.1.1 Miệng 6
2.2.1.2 Răng 8
2.2.1.3 Lược mang 9
2.2.1.4 Thực quản 11
2.2.1.5 Dạ dày 11
2.2.1.6 Manh tràng 13
2.2.1.7 Ruột 14
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 15
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu tính ăn của cá 15
2.3.1.1 Phương pháp số lượng 15
2.3.1.2 Phương pháp khối lượng 16
2.3.1.3 Phương pháp trọng lượng 17
2.3.2 Tính ăn của cá 18
2.4 Đặc điểm sinh trưởng 18
2.5 Đặc điểm phân bố 18
PHẦN 3: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
Trang 3NGHIÊN CỨU 19
3.1 Phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Thời gian nghiên cứu 19
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 19
3.1.2.1 Địa điểm thu mẫu 19
3.1.2.2 Địa điểm phân tích mẫu 19
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
3.3.1.1 Số liệu sơ cấp 20
3.3.1.2 Số liệu thứ cấp 20
3.3.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu cá 20
3.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 20
3.3.3.1 Phân tích một số chỉ tiêu hình thái 20
3.3.3.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng 22
3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng 24
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo của hệ thống tiêu hóa 25
4.1.1 Miệng 25
4.1.2 Răng 26
4.1.3 Lược mang 27
4.1.4 Hệ tiêu hóa 27
Trang 44.4 Hệ số sinh trắc dạ dày 32
4.5 Thành phần thức ăn trong dạ dày và ruột 32
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 33
5.1 Kết luận 33
5.2 Đề xuất 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang 5Hình 2.1 Họ cá lăng Bagridae 4
Hình 2.2 Quá trình phát triển ống tiêu hóa cá 6
Hình 2.3 Các dạng miệng của cá 7
Hình 2.4 Các dạng răng của cá 9
Hình 2.5 Các dạng lược mang của cá 10
Hình 2.6 Các dạng dạ dày của cá 12
Hình 2.7 Vị trí và hình dạng của dạ dày cá leo 13
Hình 2.8 Các dạng ruột của cá 14
Hình 3.1 Chiều dài toàn thân cá chốt 21
Hình 3.2 Chiều dài không có đuôi 21
Hình 3.3 Cân khối lượng cá bằng cân điện tử 22
Hình 4.1 Hình dạng miệng cá chốt 25
Hình 4.2 Răng trên cá chốt 26
Hình 4.3 Răng dưới cá chốt 26
Hình 4.4 Lược mang cá chốt 27
Hình 4.5 Hệ tiêu hóa cá chốt 27
Hình 4.6 Thực quản cá chốt 28
Hình 4.7 Dạ dày cá chốt 29
Hình 4.8.Ruột cá chốt 29
Hình 4.9 Tương quan giữa chiều dài ruột và thân 30
Trang 6Bảng 4.1 Tương quan giữa chiều dài và ruột của cá chốt 30 Bảng 4.2 Độ no và tần suất xuất hiện độ no của cá chố 31 Bảng 4.3 Tần suất xuất hiện các loại thức ăn 32
Trang 7PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Nước ta với đường bờ biển dài 3260 km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển Trong nội địa hệ thống sôngngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta cótiềm năng lớn về diện tích mặt nước Với tiềm năng to lớn đó chúng ta đãkhông ngừng tìm tòi nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như kỹ thuật nuôi vàsản xuất giống Sự thành công trong các lĩnh vực đó đã đưa ngành thủy sản pháttriển vượt bậc trong những năm gần đây và nó đã trở thành ngành kinh tế mũinhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cùng với việc xuấtkhẩu thu ngoại tệ góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước việc phát triển nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi trồng thủy sảnnước ngọt đã giải quyết hàng triệu việc làm, tăng thu phập, mức sống góp phầnxóa đói giảm nghèo cho người dân mà hơn hết là những đồng bào dân tộc vùngcao, vùng xa xôi hẻo lánh
Các loài cá được nuôi trồng phổ biến hiện nay ở nước ta bao gồm cá trắm,
cá trôi, cá mè, cá chép, cá tra, cá basa, nhưng hiện vẫn còn nhiều hạn chế như:thiếu kiến thức, việc quản lí và quy hoạch chưa tốt Vì vậy, việc đưa các loài
cá bản địa vào nuôi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học
và người nuôi để đa dạng loài nuôi và tăng lợi nhuận
Cá chốt (Mystus gulio) là một trong những đối tượng đó, nó được tìm thấy
ở các nước Châu Á như: Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Nepal và Việt Nam Đây
là loài cá bản địa giá trị kinh tế cao và khá giàu chất dinh dưỡng Trong nhữngnăm gần đây, cá chốt trở thành một “đặc sản” cung cấp nhiều món ăn khá đặc
Trang 8Do vậy, để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học loài cánày, cũng như góp phần xây dựng quy trình nuôi loài cá này tại Thừa Thiên Huế
trong thời gian tới, đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
cá chốt (Mystus gulio) ở Thừa Thiên Huế” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
+ Xác định các đặc điểm phân loại, hình thái của cá chốt (Mystus gulio)
phân bố ở khu vực đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Xác định một số chỉ tiêu chủ yếu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởngcủa cá chốt làm cơ sở cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm
Trang 9PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bộ cá da trơn (Siluriformes) là một trong những bộ có số lượng loàitương đối phong phú với khoảng 2.584 loài, chiếm khoảng 32% cá nước ngọt
(Teugels, 1996 trích dẫn bởi Oliveira et al., 2001) Bộ cá này có nhiều loài có
giá trị thương phẩm cao, là đối tượng nuôi quan trọng ở các quốc gia trên thế
giới (Mai Đình Yên và ctv, 1992) Bộ Siluriformes gồm có 7 họ là: Siluridae,
Clariidae, Pangasiidae, Bagridae, Sisoridae, Ariidae và Plotosidae
Những loài cá thuộc họ cá chốt Bagridae có thịt ngon và sức sống caotương tự họ cá trê (Clariidae ) Chúng thường sinh sống ở các vùng nước ngọt,nước lợ tại khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
Ở nước ta, cá chốt được tìm thấy nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đặcbiệt là ở Bạc Liêu Ở Việt Nam, cá chốt là một trong những loài có giá trịthương phẩm cao
2.1 Hình thái phân loại
Họ Cá lăng (danh pháp khoa học: Bagridae) là một họ cá da trơn có
nguồn gốc từ châu Phi và châu Á (từ Nhật Bản tới Borneo) Các loài cá trong họnày có các tên gọi chung như cá lăng hay cá bò Các loài cá lớn trong họ này làcác loài cá thực phẩm quan trọng Một vài loài được nuôi trong các bể cảnh
Vây lưng của chúng có một gai (ngạnh) ở trước (ngoại trừ chi Olyra) Có
vây mỡ và nó có thể có phần cuống gốc tương đối dài ở một số loài Ngạnh củavây ức có thể có khía răng cưa Thân không có vảy, hơi nhớt Chiều dài tối đakhoảng 1,5 m.[3] Cá trong họ Bagridae có 4 cặp râu khá phát triển; các cặp râunày được che phủ bằng một lớp biểu mô nhiều nụ vị giác Hiện nay có đến 46
loài đã được ghi nhận, phổ biến là Mystus gulio, Mystus wolffii và Mystus
Trang 10vây ngực và gai vây lưng cứng nhọn, mặt sau của gai này có răng cưa hướngxuống gốc Vây mỡ nằm đối diện với vây hậu môn và chiều dài hai gốc vây nàytương đương nhau Phần lưng của thân và đầu có màu trắng xám, toàn thân ánhlên màu vàng nghệ Các vây có màu vàng sậm Phần ngọn vây lưng, vây đuôi,vây hậu môn, vây mỡ màu xám đen Râu mép màu đen, các râu khác màu nhạthơn Kích thước có thể đạt đến 30 cm.
Cá chốt sọc hay cá chốt vạch (Mystus mysticetus) phân bố ở một số lưu
vực sông ở Đông Nam Á ở Lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya: Thái Lan,Lào, Campuchia và Việt Nam Cá chốt sọc còn gọi cá chốt trâu chiếm đa số.Loại cá này mình không vảy, đầu hơi giẹp, dưới hai mép có bốn sợi râu, hai bênmang có hai ngạnh và dọc theo hai bên hông có sọc màu sậm chạy dài từ mangchạy dài tới đuôi cá Cá chốt giấy thì mình hơi giẹp, da láng màu trắng bạc, dàihơn cá chốt sọc Tháng ba, tháng tư loại cá này ở các sông sắp tới mùa mưa nên
cá chốt giấy con nào cũng mang một bụng trứng vàng nghính Còn cá chốt chuộtthì mình hình ống tròn, chiều dài lại ngắn hơn hai loại cá chốt sọc và cá chốtgiấy; trên mình có các chấm đen và vàng, loài cá này thích ở các sông sâu hơn làlên trên đồng
Hình 2.1: Họ cá lăng Bagridae
Trang 112.2 Hình thái giải phẫu
2.2.1 Hệ tiêu hóa
Trốn tránh kẻ thù, sinh sản, di cư và nhiều hoạt động khác có thể có thờiđiểm hoặc diễn ra lặp lại, nhưng đi tìm thức ăn thường là một phần củahoạt động thường xuyên hàng ngày và một số loài cá đòi hỏi phải có thời gian
đi tìm thức ăn nhiều hơn Từ lúc bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài ở giai đoạn cá bột,các loài cá đều phải trải qua vài lần chuyển đổi tính ăn và cuối cùng là chuyểnsang ăn loại thức ăn ưa thích của loài
Phần lớn các loài cá đều đặc biệt thích nghi với một vài loại thức ăn cụ thể(Bond, 1999) và tương ứng với sự thay đổi thành phần thức ăn trong quá trình cáthể phát triển, cấu tạo của các cơ quan tiêu hóa cũng bị thay đổi (Nikonxki,1963) Như vậy, sau khi kết thúc quá trình chuyển đổi tính ăn cũng như
sự hình thành, phát triển và hoàn chỉnh chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở cácon, các cơ quan thuộc ống tiêu hóa cá sẽ tiếp tục phát triển theo hướnggiúp cá thuận tiện trong việc bắt mồi, tiêu hóa và hấp thu những loại thức ăn màchúng ưa thích (Hình 2.6) Chiều dài ruột cá thường thay đổi theo giai đoạn pháttriển cơ thể của cá Ở những giai đoạn đầu của đời sống, ruột cá cũng là ốngngắn, thẳng (chỉ số Li/L nằm trong khoảng 0,42-0,48) và thức ăn hiện diện trongống tiêu hóa của cá là thực vật phiêu sinh và động vật phiêu sinh (Hình 2.6)
Ở những giai đoạn kế tiếp, khi cá chuyển sang ăn các loại ấu trùng côn trùngsống ở đáy thì chỉ số Li/L (1,09) cũng tăng lên rõ rệt, chiều dài ruột càng tănglên lúc cá chuyển sang ăn các loại nhuyễn thể (Li/L = 1,3) (Nikonxki, 1963)
Trang 12Hình 2.2: Quá trình phát triển ống tiêu hóa cá Rutilus rutilus
(Nikonxki, 1963)
Ống tiêu hóa của cá trưởng thành thường gồm có miệng, răng, lưỡi,lược mang, thực quản, dạ dày, manh tràng, ruột, trực tràng và hậu môn Tuynhiên, tùy theo tính ăn của từng loài mà hình dạng cấu tạo cơ quan tiêu hóa củacác loài cá cũng phát triển theo những hướng khác nhau
2.2.1.1 Miệng
Thức ăn được đưa vào trong cơ thể cá thông qua miệng Hình dạng củamiệng cá nói lên rất nhiều điều về tính ăn của cá (Castro và Huber, 2003).Các dạng thích nghi đối với các hình thức ăn mồi khác nhau được tìm thấy ởnhiều nhóm cá và các dạng thích nghi tự nhiên này bao gồm kích thước, vị trí vàhình dạng của miệng
Về kích thước, cá ăn thịt có miệng phát triển theo chiều rộng để có thể bắt
được mồi lớn như: cá lóc (Channa striata), cá chẽm (Lates calcarifer) …Cá
ăn thực vật hay ăn tạp nghiêng về thực vật có miệng nhỏ như các loài thuộc
giống cá sặc (Trichogaster), cá trích (Sardinella), cá đối (Liza), cá he vàng (Barbonemus altus), cá linh (Cirrhinus jullieni),… (Mai Đình Yên và ctv, 1979;
Trang 13đầu có miệng bên trên do có xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên
như: các loài cá trèn (họ Siluridae), cá mang rổ (Toxotes chatareus), cá lìm kìm
(họ Hemirhamphidae) Một số loài cá có miệng giữa (miệng trước) như cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus); nhưng ở nhiều loài cá ăn thức ăn tầng đáy
nên miệng chúng cũng hướng xuống dưới do xương hàm trên phát triển hơn
xương hàm dưới như: cá trê (Clarias), cá hú (Pangsius conchophilus)(Hình 2.7), cá thòi lòi (họ Periophthalmidae) (Lagler et al., 1977; Nguyễn Hữu Phụng
1999 và Nguyễn Bạch Loan, 1999; Nguyễn Hương Thùy và ctv, 2006)
A: Dạng miệng trên cá mang rỗ B: Dạng miệng dưới của cá thòi
lòi
(Toxotes Charareus) (Periophthalmodon shlosseri)
Trang 14C: Dạng miệng giữa ở cá tra D: Dạng miệng dưới cá hú
(Pangasianodon hypophthalmus) (Pangasius conchophilus)
Hình 2.3: Các dạng miệng của cá (Nguyễn Bạch Loan, 2004;
Fish base, 2008)
2.2.1.2 Răng
Ở các loài cá xương (Osteichthyes) thường có 3 loại răng là: răng hàm(hàm trên và hàm dưới), răng vòm miệng (răng lá mía, răng khẩu cái) và rănghầu Hầu hết các loài cá thuộc họ Cyprinidae không có răng hàm nhưng rănghầu lại rất phát triển để giúp cá dễ dàng tiêu hóa thức ăn ưa thích của loài
như: cá chép (Cyprinus carpio) có răng hầu dạng răng cối để cắn vở lớp vỏ của các loại nhuyễn thể; răng hầu cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus) có hình
dạng lưỡi liềm sắc bén dùng để cắt rong, cỏ thành những mẫu nhỏ giúp các mentiêu hóa dễ hoạt động thành từng khúc để nuốt vào bụng
Trang 15A B
Trang 16Hình 2.4: Các dạng răng của cá (Nguyễn Bạch Loan và ctv, 2006 và
Lagler et al., 1977)
A- Răng hàm cá tra; B- Răng hầu cá ó; C- Răng hàm, răng vòm miệngcủa cá trác; D- Răng hầu của cá trắm & cá chép: E và F-Răng hàm, răng vòm
miệng & răng hầu cá leo;
Cá vẹt (Scaridae) có thể cắn san hô ra thành từng khúc Cá chó (Esocidae)
và nhiều loài cá mập (Squaliformes) có miệng lớn và các răng hàm to, sắc nhọn
có thể cắn và nuốt nguyên con mồi có kích thước khá lớn Một số loài cá mập(họ Carcaridae) có các răng hàm phát triển to bén một cách đặc biệt giúpchúng có thể cắn con mồi kích thước lớn ra thành từng khúc để nuốt vào bụng
Một số loài cá mthuộc giống Characins, cá nhồng (Sphyraena spp.) và cá leo (Wallago attu) cũng có thể ăn con mồi theo phương thức trên Nhiều loài cá ăn thịt ở biển sâu như cá rắn (Chauliodus) có các răng to và dài giúp chúng cắn và giữ chặt con
mồi có kích thước tương đối lớn cho đến khi con mồi chết rồi nuốt vào bụng (Bond,
1999, Phan Phương Loan, 2006; Nguyễn Bạch Loan và ctv, 2006).
2.2.1.3 Lược mang
Các cung mang cá nằm ở phần sau của xoang miệng hầu Trên các cungmang thường có 1-2 hàng lược mang Hình dạng, kích thước và số lượng lượcmang trên các cung mang sẽ phát triển theo những hướng khác nhau để phù hợptính ăn của từng loài cá
Trang 17D
Hình 2.5: Các dạng lược mang của cá (Theo Lagler et al., 1977;
Nguyễn Bạch Loan, 2004)
A- Lược mang của cá chép; B- Lược mang tra; C- Lược mang của
cá trê; D- Lược mang của cá lóc
Các loài cá ăn phiêu sinh vật (cá mòi chấm Dorosoma, cá mòi dầu
Brevoortia) có số lược mang trên các cung mang rất nhiều, chúng phát triển
thành những que mảnh, dài và xếp rất khít nhau trên các cung mang tạo thànhnhững tấm lọc giúp cá lọc lấy những loại phiêu sinh có kích thước rất nhỏ trongnước Những loài cá ăn động vật kích thức nhỏ (Clariidae, Pangasiidae) lượcmang là những que mềm, mảnh dài và xếp thưa trên các cung mang (Hình 2.9 B
và C) Những loài cá dữ (cá lóc, cá leo) có số lược mang trên các cung mang ít
Trang 182.2.1.4 Thực quản
Thực quản là cơ quan tiêu hóa có dạng ống nối tiếp với xoang miệng hầucủa cá Thành thực quản được cấu tạo bởi cơ vòng và cơ dọc tham gia vàoviệc nuốt thức ăn Mặt trong thực quản có biểu mô phân tầng, biểu mô trụ vớinhiều tế bào hoặc tuyến nhầy và các chồi vị giác
Nhìn chung, tùy theo tính ăn của từng loài mà thực quản sẽ phát triển theochiều dài hay chiều rộng Những loài cá ăn phiêu sinh thực vật như cá trích(Clupeidae), ăn thực vật hay ăn tạp nghiêng về thực vật như các loài cá thuộc họ
cá chép (Cyprinidae) có thực quản nhỏ, dài và vách mỏng Cá ăn động vật
kích thước lớn như cá chẽm (Lates calcarifer), các loài thuộc họ cá thu
(Scomberidae), họ cá lóc (Channidae) có thực quản ngắn nhưng lại phát triểntheo chiều ngang, vách cơ dày và mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể giãn ra
để nuốt những con mồi có kích thước lớn Ở các loài cá bướm cơ vách thực quản
phát triển thành vách rất dày Một số loài cá chim thuộc giống Pampus, Nomeus
(họ Stromateidae) có nhiều răng được gắn kết vào xương mỏng trên mặt trong
của vách thực quản (McMillan, 2007; Lagler et al., 1977).
2.2.1.5 Dạ dày
Do tập tính bám và hút máu con mồi nên các loài cá bám đá(Petomyzones) không có dạ dày Đa số các loài cá thuộc họ cá chép(Cyprinidae) cũng không có dạ dày hay dạ dày không chính thức mặc dù nốitiếp sau xoang miệng - hầu cũng có một đoạn phình to hơn thực quản, dùng đểchứa thức ăn nhưng không được xem là dạ dày bởi vì bộ phận này không cótuyến tiết ra men tiêu hóa giống như các loài cá khác Dạ dày ở hầu hết các loài
cá khác nhau về hình dạng cũng như cấu trúc liên quan đến các loại thức ănkhác nhau và kích thước con mồi Thông thường dạ dày cá là một ống có hìnhdạng giống như chữ U, chữ J hoặc chữ V và gồm có hai phần: vùng thượng vị
và vùng hạ vị, trong đó vùng thượng vị có hệ cơ nổi bật hơn Vùng hạ vị nối vớinhiều manh tràng (Hình 2.10) Theo Smith (1991) những loài cá có dạ dày lớn
có thể ăn được những con mồi có kích thước lớn và ngược lại Ở những cá ăn
Trang 19A B C
thực vật hay ăn tạp nghiêng về thực vật như các loài cá sặc (Trichopterus), cá rô phi (Tilapia), dạ dày phát triển theo dạng ống nhỏ, hẹp, dài với vách cơ mỏng.
Ngược lại, những loài cá dữ, ăn thịt như cá lóc, cá kết, cá thu,… dạ dày của cá
có thể có dạng ống phình to với phần đầu nối với miệng cá, hoặc dạng túi kín
có van vào và van ra, kích thước lớn, vách cơ dày, mặt trong dạ dày có nhiềunếp gấp để có thể giãn nở khi cần chứa con mồi to (Hình 2.10) (Nikonxki,
1963; Lagler et al., 1977; Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006) Ở những loài cá này,
vách dạ dày có ba lớp cơ trơn bao quanh
Hình 2.6: Các dạng dạ dày của cá (Theo Lagler et al., 1977)
A: Dạng dạ dày của cá ăn mùn bả hữu cơ; B: Dạng dạ dày của cá thực vật hoặc ăn tạp nghiêng về thực vật; C: Dạng dạ dày của cá ăn động vật
Lớp cơ trơn ngoài cùng nằm dọc, lớp trong cùng nằm theo đường tròn,lớp giữa nằm thành một góc xiên so với 2 lớp cơ kia Bên trong những lớp cơnày là một lớp biểu mô hình trụ Hàm lượng axít trong dạ dày thay đổi tùy theo
Trang 20Hình 2.7: Vị trí và hình dạng của dạ dày cá leo (Nguyễn Bạch Loan
và ctv, 2006)
Một dạng phổ biến khác là dạ dày với lỗ mở phía trước hướng vào thực
quản và ruột Dạ dày của các loài cá đối (Dorosoma, Liza subviridis) có vách
dày giống như vách mề gà (Bond, 1999; Herrera, 1996; Nguyễn Hương Thùy và
bơn (bộ Pleuronectiformes) có từ 2 đến 5 manh tràng Số manh tràng của cá mú
đen (E.pinephelus malabaricus) có thể tăng lên 81 cái Các giống loài khác
thuộc họ cá thu (Scombridae), cá hồi (Salmonidae), cá móng tay (Liparidae) sốmanh tràng có thể từ 200 hoặc hơn Manh tràng của các loài khác nhau thayđổi đáng kể về kích cỡ, trạng thái phân nhánh và cách kết nối với ruột như ở cátầm (Acipenseiidae) nhiều manh tràng tạo thành một khối lớn nhưng chỉ cómột ống dẫn thông tới ruột Trong khi đó các manh tràng của cá hồi kết nốitrực tiếp với ruột Chức năng của manh tràng có thể bao gồm cả tiêu hoá lẫn
thẩm thấu (Lagler et al., 1977, Ramel, 2009)
2.2.1.7 Ruột
Trang 21có ruột ngắn với khả năng giãn nở cao và vách ruột cực kỳ mỏng.
Các loài cá ăn thịt nói chung thì có ruột thẳng và ngắn, chiều dài ruột (Li)
thường ngắn hơn chiều dài cơ thể (L) Ở cá leo (Wallago attu) tỉ lệ Li/Lt =
0,650,11; tỉ lệ Li/Lt của cá lóc nhỏ hơn 1
Các loài cá ăn tạp có ruột dài trung bình Cá ăn tạp nghiêng về thựcvật, cá ăn thực vật, mùn bã hữu cơ có ruột nhỏ, vách ruột mỏng nhưng ruột rấtdài, chiều dài ruột gấp nhiều lần so với chiều dài của cơ thể và cuộn lại thànhbúi tròn Các loài cá thuộc họ cá chép (Cyprinidae), cá rô phi (Cichlidae), cá sặc
(Trichogaster), cá đối (Mugilidae) thường có dạng ruột này.
Trang 22A: Dạng ruột thẳng và ngắn của cá Esox lusius; B: dạng ruột thẳng với nhiều manh tràng của cá Perca; C: dạng ruột cuộn của cá rô phi
Ở cá tầm, cá nhiều vây (Latimeria), cá nhái (Lepisosteus) và cá mập,
bên trong ruột hình thành rất nhiều van xoắn ốc để tăng diện tích tiếpxúc và hấp thu thức ăn Ở hầu hết các loài cá xương, phần ruột trước cótuyến ruột tiết ra men tiêu hóa đưa vào ruột để tham gia vào quá trìnhtiêu hóa thức ăn Những enzyme tiêu hóa khác thì được tạo ra bởi màng
nhầy của ruột (Lagler et al., 1977; Bond, 1999; Castro and Huber,
2003; Phan phương Loan 2006).
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu tính ăn của cá
Những thông tin về thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá cũng quantrọng trong nuôi thủy sản (Hassan, 1990, trích bởi Fish base, 2006) Cách tốtnhất để xác định tính ăn của cá ngoài tự nhiên là khảo sát thức ăn chứa trongống tiêu hóa của cá Nhiều phương pháp đã được sử dụng để phân tích thức ăncủa cá, có thể gom thành ba phương pháp chung như sau:
2.3.1.1 Phương pháp số lượng
Đây là phương pháp đếm tổng số các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêuhóa của cá Phương pháp trên có thể biến đổi thành bốn cách khác nhau như sau:+ Phương pháp tần suất xuất hiện: Phương pháp này được mô tả nhưphương pháp phân tích định tính các loại thức ăn, cũng như cho biết tần suấtcủa từng loại thức ăn riêng biệt xuất hiện trong ống tiêu hóa của cá
Phương pháp số lượng (đếm): Số lượng của từng loại thức ăn sẽ được ghilại và tính ra tỉ lệ phần trăm trên tổng các loại thức ăn có trong mẫu nghiên cứu.+ Phương pháp này sẽ có hiệu quả cao trong trường hợp phân tích thức ăn củaloài cá ăn phiêu sinh vật Thế nhưng, nó sẽ bộc lộ nhược điểm khi phân tích
Trang 23thức ăn ở nhóm cá ăn tạp do sự khác biệt về kích cỡ của các loại thức ăn (khôngđồng nhất).
+ Phương pháp ưu thế: Phương pháp này cũng giống như phương pháptần suất xuất hiện Điểm khác biệt là thay vì ghi lại tất cả các loại thức ăn hiệndiện trong ruột cá thì chỉ ghi những loại hoặc nhóm thức ăn chiếm phần lớn(chiếm ưu thế) trong ruột cá, số mẫu cá có chứa loại thức ăn này được ghilại và tính ra phần trăm trong tổng số mẫu cá khảo sát Nhược điểm củaphương pháp này là nhóm thức ăn cá ưa thích có thể chỉ bắt gặp với số lượngnhỏ do ảnh hưởng bởi môi trường, trong khi một nhóm thức ăn khác vượt trộihơn và trở thành nhóm thức ăn ưu thế nên sẽ khó đánh giá chính xác tập tínhdinh dưỡng của cá
+ Phương pháp đếm - điểm: Đây là phương pháp cải tiến nhất của cácphương pháp số lượng Số điểm của mỗi loại thức ăn sẽ phụ thuộc vào sốlần bắt gặp và kích cỡ các loại thức ăn Phương pháp này được xem là thích hợpnhất trong bốn phương pháp phân tích số lượng bởi vì nó nhanh, dễ thực hiện vàkhông yêu cầu nhiều dụng cụ đặc biệt
2.3.1.2 Phương pháp khối lượng
Có ba cách để đánh giá khối lượng thức ăn chứa trong ruột cá như sau:+ Phương pháp ước lượng (đánh giá) bằng mắt: Toàn bộ thức ăn chứa trongruột cá sẽ được lấy ra cho vào lọ chứa dung dịch (formol) nhất định, lắcmạnh sau đó nhỏ một giọt hổn hợp trên lên lame và kiểm tra dưới kính hiển vi.Việc đánh giá dựa trên diện tích của các loại thức ăn chiếm trên lame (trungbình) qua mười lần đếm