1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nghiên cứu xây dựng định mức nguyên phụ liệu ứng dụng xây dựng định mức nguyên phụ liệucho mã hàng 32131n

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU - ỨNG DỤNG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆUCHO MÃ HÀNG 32131N
Tác giả Lê Thị Huế
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Ánh
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ May
Thể loại Đồ án phương pháp NCCNSX
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 906,68 KB

Nội dung

Nhận thấy việc xây dựng định mức NPL cho một mã hàng là rất quan trọng và đòi hỏi độchính xác cao; cần phải được thực hiện tốt để góp phần nâng cao hiệu quả ở các khâu sau trong quấ trìn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY

ĐỒ ÁN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

MAY CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀINGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU - ỨNGDỤNG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆUCHO MÃ HÀNG

32131NSinh viên : Lê Thị Huế Mã sinh viên : 1850010376

Lớp : ĐHM7-K3 Giáo viên hướng dấn :Th.s Nguyễn Thị Ánh

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Trang 3

g bảng

1.1 Hệ số tiêu hao chỉ của đường may máy 1 kim 1.2 Hệ số tiêu hao chỉ của đường may máy vắt sổ 1.3 Hệ số tiêu hao chỉ của đường may máy móc xích, kan sai 1.4 Hệ số tiêu hao chỉ của máy đính bọ

1.5 Hệ số tiêu hao chỉ của máy thùa khuyết1.6 Hệ số tiêu hao chỉ của máy đính cúc 1.7 Bảng giải trình định mức chỉ may A1.8 Bảng giải trình định mức chỉ may 1.9 Bảng giải trình định mức chỉ may cho mã hàng1.10 Bảng giải trình hệ số chênh lệch chỉ giữa các cỡ

2.1 Bảng thông số thành phẩm mã hàng 2.2 Bảng thống kê chi tiết mã hàng2.3 Bảng tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu mã hàng2.4 Bảng thống kê phụ liệu đếm được

2.5 Bảng thống kê phụ liệu sử dụng trong mã hàng2.6 Bảng giải trình định mức chỉ may Saba 50 shell 1 #5202.7 Bảng giải trình định mức chỉ may Saba 80 shell 2+3 black2.8 Bảng giải trình định mức chỉ may Saba 80 tit ribbon

2.9 bảng giải trình định mức chỉ may Saba 80 shell 4 #012.10 Bảng giải trình tính định mức chỉ may Saba 120 tit Lining2.11 Bảng giải trình ttính định mức chỉ may Saba 120 tit Lining (250M)2.12 Bảng giải trình tính định mức chỉ may Saba 80 tit shell 2.13 Bảng giải trình tính định mức chỉ may Saba 30 tit shell 2.14 bảng giải trình tính hẹ số chênh lệch các cỡ shell 1#520

2.15 Bảng tính hệ số chênh lệch giữa các cỡ shell 2+3 , black2.16 Bảng tính hệ số chênh lệch giữa các cỡ shell 4

2.17 Bảng tính hệ số chênh lệch giữa các cỡ Saba 120 tit Lining (110MM)2.18 Bảng tính hệ số chênh lệch giữa các cỡ Saba 120 tit Lining (250M)2.19 Bảng tính hệ số chênh lệch các cỡ Saba 80 tit shell

2.20 bảng tính hệ số chênh lệch giữa các cỡ Saba 80 tit Ribbon2.21 Bảng định mức phụ liệu đếm được mã hàng 32131N 2.22 Bảng định mức nhồi bông cho sản phẩm cỡ L mã 32131N

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

3 HSCL Hệ số chênh lệch

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang Kí hiệu hình ảnh Tên hình ảnh

1.2 Quy trình xây dựng định mức

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quý thầy côcủa Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Côngnghệ may của trường, những người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức bổích cho em trong thời gian qua Đó là nền tảng cơ bản là hành trang vô cùng quý giá chochúng em

Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ánh - Giảng viên phụ trách hướng dẫn đề

tài “Quy trình xây dựng định mức nguyên phụ liệu cho mã hàng áo jacket 32131N” đã

tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho chúng em qua từng buổi thảo luận rút kinh nghiệm Nếunhư không có những lời hướng dẫn của cô thì bọn em sẽ khó hoàn thành được đồ án này.Trong quá trình thực hiện, vì chưa có kinh nghiệm thực tế nên đồ án chắc chắn sẽ khôngtránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy (cô) để emrút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công nghiệphoá- hiện đại hoá nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra nhiều củacải vật chất thoả mãn các nhu cầu trong đời sống xã hội Do đó đời sống ngày càng nângcao, và nhu cầu làm đẹp của con người cũng tăng lên Điều đó đã thúc đẩy ngành may mặcvà thời trang phát triển, không những đáp ứng như cầu may mặc ở trong nước mà cònvươn xa ra thị trường quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành may đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnphải có các phương án sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tế Bất kì một quá trìnhsản xuất nào cũng cần các yếu tố như sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.Nguyên phụ liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới dạng vật hoá, là một trongnhững điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất

Đối với doanh nghiệp, xây dựng định mức nguyên phụ liệu vô cùng quan trọng và cần thiếttrước khi triển khai sản xuất một mã hàng Nó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong quátrình sản xuất, tiết kiệm NPL, giảm tối đa những khó khăn, lãng phí do việc thiếu hoặcthừa NPL gây ra Định mức NPL là cơ sở cho việc kí kết hợp đồng và tính toán các chi tiêukinh tế trong sản xuất Là cơ sở dự trù lượng NPL cần thiết cho quá trình sản xuất, căn cứcấp phát NPL cho các đơn vị Ngoài ra căn cứ vào đó sẽ xác định được giá thành sảnphẩm, cơ sở cho việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, đồng thời là căn cứ pháplí giải quyết các phát sinh với khách hàng

Nhận thấy việc xây dựng định mức NPL cho một mã hàng là rất quan trọng và đòi hỏi độchính xác cao; cần phải được thực hiện tốt để góp phần nâng cao hiệu quả ở các khâu sau

trong quấ trình chuẩn bị sản xuất, em đã lựa chọn đề tài “ Quy trình xây dựng định mứcNPL của mã hàng áo jacket 32131N ” để thực hiện ngiên cứu.

2.Tổng quan tài liệu

Trang 7

Đã có một số tài liệu liên quan đến phương pháp xây dựng định mức nguyên phụ liệu như:- Giáo trình Công Nghệ Sản Xuất May Công Nghiệp 2 của Trường Đại Học Công

Nghiệp Dệt May Hà Nội đã đưa ra những nền tảng cơ bản về xây dựng định mứcnguyên phụ liệu

- Hồ Thị Quỳnh Sa - Định Mức Nguyên Phụ Liệu đã đề cập đến những đặc điểm, yếutố ảnh hưởng nguyên phụ liệu, giới thiệu một số phương pháp tính định mức nguyênliệu, công thức tính định mức cho một số loại vải điển hình Tài liệu đã đưa ra cáccách tính tuy nhiên chưa áp dụng vào mã hàng cụ thể nào

- Dave Garwood – Bill Of Materials (2020), đề cập tới nguyên phụ liệu cần thiết đểsản xuất cho mã hàng, phương pháp tính và quản lý nguyên liệu Tuy nhiên cácnguyên phụ liệu đó đều là nguyên liệu chung, chưa cụ thể

=> Vì vậy tác giả đã thực hiện nghiên cứu phương pháp xây dựng tính định mức NPL ứng dụng phương pháp xây dựng định mức cho mã hàng 32131N

-3.Mục tiêu nghiên cứu3.1 Mục tiêu chung Xây dựng cách tính định mức NPL cho mã hàng 32131N một cách chính xác để tiếtkiệm NPL và tiết kiệm chi phí sản xuất

3.2 Mục tiêu cụ thể+ Hoàn thiện cơ sở lí luận về vấn đề xây dựng cách tính định mức NPL+ Lập quy trình xây dựng định mức nguyên phụ liệu

+ Xây dựng định mức nguyên phụ liệu cho mã hàng 32131N+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tính định mức NPL4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Mã hàng 32131N

Trang 8

- Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Trường Đại học công nghiệp Dệtmay Hà Nội

- Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 20215 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng định mức nguyên phụ liệu mã hàng 32131N6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề đưa ra thì tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứunhư sau:

+ Phương pháp tham khảo tài liệu+ Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận , cơ sở thực tiễn để hoàn thiện quy trình xây

dựng định mức NPL cho mã hàng 23131N+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh+ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm cho mã hàng 32131N7 Bố cục của đề tài

Nội dung của đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơđồ, bảng biểu…, bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ cở lí luận xây dựng định mức NPLChương 2 Nội dung và phương pháp xây dựng định mức NPL cho mã hàng 32131NChương 3 Kết luận và đưa ra giải pháp

Trang 9

CHƯƠNG I : NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Khái niệm.

1.1.Một số khái niệm về NPL. Đối với các sản phẩm may mặc, giá trị NPL chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quyết định tới chất lượng sản phẩm Có rất nhiều loại NPL khác nhau, chủng loại NPL dựa vào yêu cầu của từng loại sản phẩm may mặc Dựa vào vai trò và đặc điểm của từng loại NPL đối với sản phẩm may, người ta chia NPL thành 2 nhóm chính là nguyên liệu chính và nguyên liệuphụ( phụ liệu)

 Khái niệm về nguyên liệu chính :

- Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm, chiếm từ 70-80% giá

thành công xưởng của sản phẩm may mặc gồm vải dệt, vải không dệt, vải giả da. Vải dệt

- Quá trình sản xuất vải được thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 10

- Vải dệt kim

Vải dệt kim được hình thành trên cơ sở tạo vòng, các sợi được uốn cong liên tục hìnhthành nên vòng sợi Vòng sợi là đơn vị cấu tạo cơ bản của vải dệt kim, các vòng sợi liên kết với nhau theo hướng ngang tạo thành hàng vòng lồng và với nhau tạo thành cột vòng Vải dệt kim có đặc điểm khác vải dệt thoi là có tính co dãn, đàn hồi đáng kể, vì vậy khi xác định kích thước của mẫu vải hoặc tấm vải dệt kim thì phải lưu ý đến tính chất này.[1]

 Vải không dệt Là loại sản phẩm ở dạng tấm được sản xuất ra từ một hoặc nhiều lớp xơ đồng nhất hoặc không đồng nhất Vải không dệt chủ yếu được hình thành bằng phương pháp liên kết các xơ sợi với nhau tạo ra đệm xơ cho nên loại vải này có chiều dày và khối lượng thay đổi nhiều

 Vật liệu da Là loại sản phẩm được tạo ra từ các loại da thiên nhiên hoặc vải giả da Da thiên nhiên được tạo ra từ một số loài động vật cỡ lớn như trâu , bò, dê…Vải giả da được tạo nên trên cơ sở vải nền sau đó đem phun, tẩm hoặc lồng ghép các lớp polyme khác nhau và xử lí hoàn tất để hình thành nên vật liệu

 Ngoài ra còn một số nguyên liệu đặc biệt như bông, lông vũ…o Nguyên liệu phụ( phụ liệu)

Đối với sản phẩm may mặc, phụ liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mĩ cho sản phẩm Số lượng chủng loại phụ liệu đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của từng loại sản phẩm may mặc Phụ liệu gồm có 1 số loại chủ yếu như:

 Chỉ may

Trang 11

Là phụ liệu không thể thiếu trong may mặc có tác dụng liên kết, hoàn tất sản phẩm may Chỉ may được tạo ra từ 2 loại nguyên liệu cơ bản là xơ thiên nhiên và xơ hóa học, ở dạng nguyên chất hoặc pha trộn để tạo thành chỉ may Theo tính chất này, chỉ may được chia làm 2 loại chính là chỉ từ xơ thiên nhiên và chỉ thừ xơ hóa học.[2]

- Chỉ từ xơ thiên nhiên

Gồm có chỉ bông và chỉ tơ tằm Chỉ bông là loại chỉ được sử dụng khá phổ biến trong may mặc Chỉ tơ tằm là loại chỉ se từ tơ tằm

- Chỉ từ xơ hóa học

Là loại chỉ được se từ xơ hóa học gồm có chỉ từ xơ sợi nhân tạo và chỉ từ xơ sợi tổng hợp

 Vật liệu dựng Là phụ liệu chủ yếu sử dụng trong may mặc, góp phần tạo dáng cho sản phẩm may Chức năng chính của vật liêu dựng là tạo bề mặt cứng, tạo độ phồng, tạo phom cho các chi tiết, định hình dáng cho sản phẩm phù hợp với dáng của cơ thể người mặc, làm tăng độ bềncủa sản phẩm .[2] Vật liệu dựng gồm:

- Dựng dính hay còn gọi là mex Có 2 loại mex là mex vải và mex giấy- Dựng không dính gồm có vải dựng, xốp dựng, đệm bông.

 Vật liệu cài+ Khóa kéo là loại phụ liệu dùng để may vào nẹp áo, miệng túi hay moi quần…yêu

cầu của khóa kéo cần phải bền, khít và chắc, có màu phù hợp với màu của sản phẩm.Dây khóa kéo thường làm bằng nhựa và bằng kim loại.[2]

+ Cúc là loại vật liệu cài chủ yếu có tác dụng mở ra, cài vào dễ dàng Ngoài ra còn có tác dụng là vật trang trí, có rất nhiều loại cúc như cúc nhựa, cúc kim loại, cúc gỗ.[2]

Trang 12

+ Các phụ liệu khác: ngoài những phụ liệu chủ yếu trên, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại sản phẩm lại có những phụ liệu khác đi cùng Một số phụ liệu khác có thể kể đến như nhám, dây luồn, chốt chặn….

1.2 Khái niệm về định mức NPL Một số khái niệm về định mức NPL+ Định mức NPL là số lượng NPL cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo

một quy trình công nghệ nhất định và dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn kĩ thuật đã quy định.[2]

+ Định mức NPL là số lượng NPL tiêu hao cần thiết cho một sản phẩm trung bình của mã hàng.[3]

+ Định mức NPL là lượng NPL tiêu hao lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một bước công việc nhất định trong điều kiện tổ chức sản xuất và điều kiện kĩ thuật của doanh nghiệp.[4]

+ Định mức NPL là tính số lượng NPL cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn, chất lượng và theo một quy trình công nghệ nhất định nhằm mục đích tiết kiệm NPL.[5]

 Phân loại định mức NPL :

- Có 4 loại định mức:

+ Định mức lí thuyết : là định mức đưa ra làm cơ sở đàm phán giữa khách hàng và doanh nghiệp Định mức được xác định bằng cách giác sơ đồ một hay hai sản phẩm trên sơ đồ giác

+ Định mức thực hiện : là định mức mà doanh nghiệp và khách hàng thống nhất để làmcăn cứ sau khi thực hiện thỏa thuận, kí kết hợp đồng Định mức này là căn cứ chuẩn bị cho NPL cho sản xuất

+ Định mức chỉ đạo (định mức cho phép): là định mức mà các doanh nghiệp đưa ra cho các cán bộ kĩ thuật làm căn cứ giác sơ đồ Trong quá trình giác sơ đồ đinh mức chỉ đạo có thể rút ngắn hay tăng thêm

Trang 13

+ Định mức kĩ thuật : là định mức sau khi giác sơ đồ Đây là định mức xác định được doanh nghiệp đưa ra buộc các đơn vị triển khai sản xuất phải tuân theo Định mức này là cơ sở để hạch toán tiêu hao NPL và hạch toán các chi tiêu kinh tế.

1.3.Tầm quan trọng của việc xây dựng định mức NPL Thông thường trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nên việc xây dựng định mức NPL để tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kết quả sản xuất kinh doanh

- Một: là căn cứ để xác định số lượng nguyên phụ liệu tiêu hao cho cả mã hàng Sau khi

tính được lượng NPL cho một sản phẩm ta sẽ tính được định mức nguyên phụ liệu cần thiết cho cả mã hàng Bên cạnh đó ta có thể dự trù được hệ số tiêu hao trong trường hợp sản phẩm sai hỏng phải thay thân, làm lại, Từ đó giúp cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho sản xuất, tránh trường hợp vật tư chuyển về không đủ gây gián đoạn cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng xuất và hiệu quả công việc

- Hai: là căn cứ xác định giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm bao gồm:

+ Nguyên phụ liệu+ Lương cho công nhân và các khoản chi theo lương+ Năng lượng, nhiên liệu

+ Khấu hao máy móc+ Các chi phí cho quản lýChi phí cho NPL có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định giá thành sản phẩm Từ bảng định mức, ta sẽ tính được chi phí cho từng loại nguyên phụ liệu để sản xuất được một sản phẩm Sau đó kết hợp với các loại chi phí khác ta sẽ xác định được chi phí cho sản phẩm, từ đó tính được giá thành sản phẩm

Trang 14

- Ba: là căn cứ để cấp phát NPL cho các đơn vị sản xuất Dựa vào bảng định mức nguyên

phụ liệu, nhà kho sẽ biết được định mức cấp phát NPL cho các bộ phận sản xuất: số lượng vải chính, vải lót cho bên nhà cắt để tiến hành cắt BTP, số lượng chỉ, mác, cúc, cấp phát cho các tổ may Tránh việc cấp phát bừa bãi gây thiếu hụt, thất thoát NPL ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất

- Bốn: là thước đo đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất, đóng vai trò trong việc giảm

chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Trong quá trình sản xuất khó tránh khỏi các vấn đề phát sinh trên tổ may như: sản phẩm bị là cháy hay bấm rách phải đi thay thân; các phụ liệu như cúc, mác, khóa bị mất, lỗi hay làm hỏng phải xuống kho đổi hoặc xin thêm, đôi khi nhà kho không còn thì phải đợi khách hàng gửi về Các vấn đề phát sinh trên đều ảnh hưởng đến sản xuất, làm phát sinh thêm chi phí cho NPL đồng thời làm trì trệ sản xuất Do đó căn cứ vào định mức vật tư và tổng số lượng vật tư cấp phát sẽ đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp, các cán bộ tổ luôn kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong tất cả các công đoạn đồng thời kiểm soát được số lượng vật tư đã cấp phát trên chuyền sẽ giúp giảm thiểu các sai hỏng, thất thoát từ đó tránh được các chi phí phát sinh cho NPL Góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

- Năm: phản ánh tình trạng tổ chức trong doanh nghiệp, là cơ sở cho việc xây dựng cũng

như quản lý định mức NPL

1.4 Điều kiện xây dựng định mức NPL

- Để xây dựng định mức NPL thì chúng ta cần phải có những điều kiện cơ bản sau:

+ Kế hoạch mã hàng: giúp xác định được đối tượng, sản phẩm cần sản xuất, thời gian

dự kiến để sản xuất

+ Sản phẩm mẫu: dựa vào sản phẩm mẫu để xác định số lượng, màu sắc, tính chất, vị

trí sử dụng NPL

+ Nhận xét mẫu đối của khách hàng: xem khách hàng nhận xét về sản phẩm, có yêu

cầu bổ sung hay loại bỏ gì không

Trang 15

sNghiên cứu tác nghiệp, tài liệu kĩ thuật ,sản phẩm mẫuXác định loại NPL sử dụng trong mã hàng Xác

+ Tài liệu kĩ thuật: giúp xác định thông số, kích thước các đường may, vị trí sử dụng

NPL1.5.Nguyên tắc xây dựng định mức NPL

- Dựa vào tài liệu kĩ thuật để xây dựng định mức nguyên phụ liệu.- Định mức xây dựng cho sản xuất phải nhỏ hơn hoặc bằng định mức khách hàng.- Đảm bảo đúng, đủ chủng loại, quy cách theo tiêu chuẩn mã hàng:

- Đảm bảo tính thống nhất, hợp lí giữa tài liệu gốc và định mức mà công ty đưa ra- Kiểm duyệt trên sản phẩm mẫu

1.6.Quy trình xây dựng định mức NPL- Quy trình xây dựng định mức NPL gồm 4 bước:

Hình 1.2 Quy trình xây dựng định mức NPL

Để xây dựng định mức NPL cần nghiên cứu kĩ sản phẩm mẫu để xác định có tất cả bao nhiêu loại NPL, các loại đường may, các thiết bị gia công cho sản phẩm nhằm đưa ra định mức sử dụng NPL phù hợp nhất trước khi đưa vào sản xuất

Bước 1: Nghiên cứu tác nghiệp, tài liệu kĩ thuật, sản phẩm mẫu:- Nghiên cứu tác nghiệp: Nghiên cứu hình dáng sản phẩm; nghiên cứu về NPL như màu sắc, thành phần vải, chỉ , dựng, các phụ liệu…

Xây dựng định

Mức nguyênphụ liệu

Kiểm tra

Trang 16

- Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật là nghiên cứu về số lượng, vị trí sử dụng NPL, thông số các đường may

- Nghiên cứu sản phẩm mẫu là nghiên cứu về kết cấu sản phẩm, vị trí sử dụng NPL màu sắc, tính chất (độ co, độ dàn hồi tính dẫn nhiệt ) của NPL

Bước 2: Xác định loại NPL sử dụng trong mã hàng- Xác định loại nguyên liệu ( vải chính, vải lót, vải phối ), phụ liệu ( nhãn, mác, cúc, khóa, thẻ treo, chỉ…)

- Xác định tính chất vật lí, tính chất hóa học của NPL sử dụng trong mã hàng- Xác định tên, kí hiệu, hình dáng, màu sắc của NPL

Bước 3: Xây dựng định mức NPL cho một sản phẩm- Dựa vào kế hoạch mã hàng, tài liệu kĩ thuật, sản phẩm mẫu để tính định mức NPL phù hợp

Bước 4: Kiểm tra- Căn cứ vào danh mục phụ liệu để tiến hành kiểm tra đúng đủ NPL cần thiết cho sản phẩmcác cỡ trong mã hàng, phần trăm hao phí cho mã hàng

1.6.1.Phương pháp tính định mức ( vải, bông, dựng ….)Định mức nguyên liệu là số mét nguyên liệu trên một khổ vải thực tế của sản phẩm may mặc Trong sản xuất may công nghiệp việc định mức nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhấtquyết định đến giá thành của sản phẩm Việc tính toán chính xác định mức nguyên liệu là yêu cầu rất cần thiết đối với người làm yêu cầu kĩ thuật để đảm bảo đúng, yêu cầu của khách hàng cũng như xác định số lượng sản phẩm của đơn hàng (đối với hàng gia công)

 Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức sản phẩm như:

+ Chất liệu

Trang 17

+ Chu kì kẻ+ Khổ vải+ Chất lượng nguyên liệu và những yêu cầu về giác sơ đồ, canh sợi.

 Xây dựng định mức vải, dựng, bông được căn cứ trên cơ sở giác sơ đồ

- Quy trình thực hiện + Bước 1: Giác sơ đồ

Thực hiện giác sơ đồ 1 sản phẩm/ cỡ Sau khi giác xong, đo, lấy định mức chiều dài sơ đồ giác

+ Bước 2: Tính định mức

Định mức nguyên liệu = Định mức giác sơ đồ + Định mức tiêu hao nguyên liệu Chú ý: lượng tiêu hao nguyên liệu tùy thuộc vào chất liệu vải, yêu cầu của khác

hàng.o Một số nguyên liệu đặc biệt như lông vũ, bông vón… Thì thông thường người ta sử

dụng phương pháp cân. Quy trình thực hiện :- Bước 1: Lập bảng

Chi tiết có lông Trọng lượng bìa

Trang 18

- Cột 2: Ghi trọng lượng bìa đã cân được ở bước 2 và tổng trọng lượng bìa đã tính được ở bước 3.

- Cột 3, 4: Ghi trọng lượng lông của từng chi tiết đã tính được ở bước 5

- Bước 2: Cân mẫu

Thực hiện cân từng chi tiết mẫu bìa cứng( cân các chi tiết có lông) Phải cân trước khi bấm trổ mẫu

Chú ý: Trong trường hợp trần trước, nhồi lông sau, phải cắt tách rời các ô trần trên chi

tiết mẫu bán thành phẩm, sau đó cân lần lượt từng ô trần đã tách rời

- Bước 3: Tính tổng trọng lượng bìa

Tính tổng cộng trọng lượng bìa đã cân của các chi tiết nhồi lông trên sản phẩm

- Bước 4: Tính trọng lượng trung bình (Mtb) của lông

∑ trọng lượng lông Mtb lông các chi tiết =

∑ trọng lượng bìaTrong đó:

+ Mtb là trọng lượng trung bình của lông+ ∑ trọng lượng lông: là định mức khách hàng cho trước+ ∑ trọng lượng bìa: đã tính được ở bước 2

- Bước 5: Tính trọng lượng lông

Công thức:M lông từng chi tiết = Mtb lông các chi tiết * trọng lượng bìa từng chi tiếtTrong đó:

Trang 19

+ M là trọng lượng+ Trọng lượng trung bình lông các chi tiết đã tính ở bước 3+ Trọng lượng bìa từng chi tiết đã tính ở bước 1

1.6.2 Phương pháp xây dựng định mức nguyên phụ liệu

 Trong sản xuất may công nghiệp, phụ liệu được chia thành 2 dạng chính để tính định mức :

Dạng 1: Phụ liệu đếm được như khóa, mác, cúc, ôzê….Dạng 2: Phụ liệu không đếm được như chỉ may, chỉ thêu, chỉ vắt sổ, nhám dính, dây dệt, chun…

 Quy trình xây dựng

- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu+ Nghiên cứu tác nghiệp, sản phẩm mẫu, mẫu bán thành phẩm.+ Nghiên cứu số lượng phụ liệu/ sản phẩm, màu sắc trong mã hàng.+ Nghiên cứu chủng loại phụ liệu để đưa ra phương pháp tính phù hợp.+ Đặc tính của nguyên liệu( độ dày mỏng của vải).

+ Kết cấu sản phẩm( 1 lớp, 2 lớp…).+ Thiết bị gia công( hệ số tiêu hao).+ Thông số của sản phẩm(cỡ/ vóc ).+ Mật độ mũi may theo tiêu chuẩn mã hàng.- Bước 2: Xác định loại phụ liệu sử dụng trong mã hàng

+ Nghiên cứu tổng hợp lại trong mã hàng sử dụng bao nhiêu loại phụ liệu, gồm

những loại nào

- Bước 3: Xây dựng định mức phụ liệu+ Xây dựng định mức cho 1 sản phẩm : đưa ra phương pháp tính cho từng loại phụ

liệu

Trang 20

+ Xây dựng định mức cho các cỡ : tính định mức chênh lệch cho các cỡ, từ đó tính

định mức cho từng cỡ trong mã hàng

- Bước 4: Kiểm tra+ Căn cứ vào danh mục phụ liệu kiểm tra : số lượng sản phẩm từng cỡ/ mã hàng ;

kiểm tra phần trăm hao phí cho mã hàng

1.6.3 Xây dựng phụ liệu đếm được

Có 2 phương pháp : phương pháp đếm và phương pháp cân  Phương pháp đếm : đếm từng chiếc, đếm theo đôi, đếm theo 5… cho đến hết định

mức Thường sử dụng đếm cho các phụ liệu như mác, cúc, khóa, chốt…

+ Bước 1: Nghiên cứu tác nghiệp, sản phẩm mẫu, mẫu bán thành phẩm, để biết

được số lượng phụ liệu cũng như định mức dùng trong mã hàng

+ Bước 2: Xây dựng đinh mức phụ liệu

Tính định mức cho một sản phẩm : căn cứ vào sản phẩm mẫu, tài liệu đếm từng phụ liệu được sử dụng trên từng sản phẩm

Tính định mức mã hàng = Định mức 1sp * ∑sp mã hàng + ∆(∆% tiêu hao cho mã hàng)

Chú ý : phần trăm tiêu hao phụ thuộc vào từng khách hàng quy định.

+ Bước 3: Kiểm tra

Kiểm tra số lượng phụ liệu/ 1 sản phẩm.Số lượng sản phẩm từng cỡ/ mã hàng.Kiểm tra phần trăm hao phí cho mã hàng. Phương pháp cân( đếm, cân)

Phương pháp phải kết hợp giữa đếm và cân, vì vậy trước khi cân phản tiến hành đếm một lượng phụ liệu nhất định, sau đó cho lên cân( cân một lượng phụ liệu nhất định sau

Trang 21

đó cho lên đếm) thường dùng cho các loại phụ, sử dụng nhiều, bé, đếm lâu như ôzê, long đen, đệm nhữa, cúc….

1.6.4 Xây dựng định mức không đếm được (Định mức chỉ) [2] - Trong sản xuất may công nghiệp thường có 2 phương pháp xây dựng định mức chỉ : + Phương pháp 1 : tính định mức bằng phương pháp may khảo sát

+ Phương pháp 2 : đo bằng chiều dài đường mayo Để tính được định mức chỉ phải căn cứ vào hệ số tiêu hao chỉ Các loại máy khác

nhau thì hệ số tiêu hao cũng khác nhau. Hệ số tiêu hao chỉ của một số đường mayTT Loại vải Số mũi/1cm Chiều dài đường may

Đơn vị: (m)

Hệ số tiêu haoĐơn vị: (m)1 Vải dày( nhung,

Trang 22

2 May móc xích 2 kim 1 14-16

Bảng 1.3 Hệ số tiêu hao chỉ của đường máy máy móc xích, kansai

0.5cm0.7cm1.0cm1.5cm2.0cm

0.22m0.29m0.40m0.54m0.74m

Bảng 1.4 Hệ số tiêu hao chỉ đính bọ

1.2cm1.4cm1.6cm1.8cm2.0cm2.2cm2.4cm

0.53m0.59m0.65m0.72m0.78m0.84m0.90m

Bảng 1.5 Hệ số tiêu hao chỉ thùa khuyết

Cỡ cúc( đường kính) Hệ số tiêu hao10-11 ly

13 ly14-15 ly17 ly20 ly21 ly22 ly

0.31m0.33m0.37m0.41m0.45m0.78m0.83m

Bảng 1.6 Hệ số tiêu hao chỉ đính cúc

Trang 23

 Phương pháp 1: Tính định mức chỉ bằng phương pháp may khảo sát Trước khi may đo trước một lượng chỉ nhất định Tiến hành may cỡ trung bình để làm cơ sở Sau khi may hoàn chỉnh sản phẩm, đo chỉ còn lại để xác định chỉ tiêu hao cho một sản phẩm

Định Mức một sản phẩm là: ∑Định mức chỉ =∑ Lđường may + ∆ (∆ chỉ tiêu hao công nghiệp thường từ 5-10% số lượng chỉ của sản phẩm may

 Phương pháp 2: Tính định mức chỉ theo chiều dài đường may trên sản phẩm.- Bước 1: Nghiên cứu

+ Nghiên cứu tác nghiệp, sản phẩm mẫu về đặc tính của nguyên liệu( độ dày mỏng của

vải); kết cấu sản phẩm; thiết bị gia công; thông số sản phẩm; mất độ mũi may theo tiêuchuẩn của mã hàng; chủng loại chỉ dùng trong mã hàng

- Bước 2: Tính định mức phụ liệu Tính định mức chỉ tiêu hao cho 1 sản phẩm o Lập bảng

TT Tênđườngmay

Chiều dài đườngmay BTP +∆(8:10)

Số lượngđườngmay

Hệ sốđườngmay

Tổng(cm)

Thiếtbị

thiết bị, thống kê hết các đường may của thiết bị cùng loại rồi mới ghi tên đường may của thiết bị khác)

Trang 24

+ Cột 3: Điền thông số chiều dài đường may BTP + ∆1( ∆1 đầu chỉ + lại mũi ∆1

được cộng thêm bao nhiêu phụ thuộc vào đơn hàng nhiều hay ít, khó hay dễ, thôngthường cộng từ 8-10 cm hoặc có thể nhiều hơn)

+ Cột 4: Điền số lượng của từng đường may trên sản phẩm+ Cột 5: Điền hệ số tiêu hao tương ứng đối với mỗi loại đường may trên sản phẩm.+ Cột 6: Điền lượng chỉ tiêu hao của từng đường may, được tính theo công thức:

Ltổng = Lđường may * số đường may * hệ số đường may

+ Cột 7: Tên thiết bị, ghi chú loại thiết bị của các đường may trên sản phẩm+ Cột 8: Ghi những ghi chú cần thiết (nếu có)

+ Phân tích phương pháp may của từng bộ phận trên sản phẩm và lần lượt thống kê

các đường may (theo từng loại thiết bị, theo loại chỉ, màu chỉ, chi số chỉ…) điền vào bảng giải trình

TT Tên đường may

Thiết bịLđm

+ ∆1

Số lượng đườngmay

Hệ số đườngmay

Tổng Lđm

+ ∆1

Số lượng đường may

Hệ số đườngmay

Tổng

12

Tổng

Bảng 1.9 Bảng giải trình định mức chỉ may cho mã hàng

 Tính định mức chỉ các cỡ trong mã hàng Để tính được định mức chỉ các cỡ trong mã hàng phải phân tích được các hệ số chệnh lệch về độ dài, ngắn, rộng, hẹp, của từng đường may trong sản phẩm của các cỡ trong mã hàng( căn cứ vào bảng thông số thành phẩm mã hàng)

∑L chênh lệch( chỉ) = ∑L chênh lệch ( đường may) * hệ số tiêu hao chỉ

Trang 25

Lchênh lệch: độ chênh lệch chỉ hoặc đường may giữa các cỡ TT Tên

đườngmay

Hệ số chênh lệch đường may(cm)

Số lượngđườngmay

Hệ sốđườngmay

Tổng(cm) Thiết bị Ghi chú

12

Tổng

Bảng 1.10 Bảng giải trình tính hệ số chênh lệch chỉ giữa các cỡ- Bước 3: Kiểm tra

+ Kiểm tra số lượng sản phẩm, màu của từng cỡ/ mã hàng; chủng loại chỉ theo yêu cầu

của mã hàng; phần trăm hao phí cho mã hàng.1.6.5 Xây dựng định mức phụ liệu khác: dây chun tròn, chun cạp, dây dệt, nhám…[2]

- Bước 1: Nghiên cứu

Nghiên cứu tác nghiệp, sản phẩm mẫu, mẫu BTP về: kết cấu sản phẩm, thông số của sảnphẩm, chủng loại phụ liệu dùng trong mã hàng, phương pháp tính

- Bước 2: Tính định mức phụ liệu+ Tính đinh mức cho một sản phẩm

Đối với loại phụ liệu không có độ co dãn, đàn hồi như: nhám dính, dây dệt… để xây dựng định mức phải đo khảo sát ttổng chiều dài sử dụng trên sản phẩm sẽ được định mức 1sản phẩm

Đối với loại phụ liệu có độ co dãn đàn hồi( chun, dây luồn tròn…) để xây dựng định mức phải đo khảo sát tổng chiều dài ở trạng thái để êm sử dụng trên sản phẩm

+ Tính định mức 1 cỡ trong mã hàng

Trang 26

Định mức 1 cỡ bằng đinh mức của một sản phẩm nhân với tổng số lượng sản phẩm của 1 cỡ trong mã hàng sau đó cộng với ∆, nhưng một số loại phụ liệu có giá trị cao, ít sai hỏnglượng dự trữ thường rất nhỏ, đôi khi ∆ = 0.

Định mức 1 cỡ = Định mức 1 sản phẩm* số sản phẩm + ∆( ∆ là phần trăm tiêu hao trong quá trình sản xuất)

+ Tính định mức cho mã hàng

Sau khi tính định mức cho một sản phẩm để tính định mức cho cả mã hàng phải nhân định mức đó với số lượng sản phẩm trong mã hàng

∑Định mức mã hàng= Định mức 1 sản phẩm * ∑ số lượng sản phẩm1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng định mức NPL mã hàng

1.7.1 Tính chất NPL

Trước khi xây dựng định mức cho sản phẩm, đầu tiên ta cần quan tâm đến tính chất của NPL Đây là yếu tố quan trọng trong tính định mức nguyên phụ liệu Tính chất đó có thể làđộ dày mỏng của NPL, các tính chất hóa học, vật lí có tác động ảnh hưởng đến NPL như độ co, độ đàn hồi, nhiệt độ là, ép… từ đó điều chỉnh thiết bị sao cho phù hợp

- Trình độ :

+ Đối với người xây dựng định mức: phải có khả năng ứng xử, cách đàm phán với

khách hàng khi xảy ra các trường hợp liên quan đến NPL

Trang 27

+ Đối với nhân viên may mẫu: cần phải nghiên cứu tính chất NPL để khi thao tác may

sẽ có những phương pháp may phù hợp

+ Đối với công nhân may: cần thực hiện đúng yêu cầu của kĩ thuật chuyền, tuân thủ

các thao tác mà kĩ thuật hướng dẫn.- Ý thức :

+ Mọi người, mọi bộ phận phải nghiêm túc làm việc, thực hiện đúng trách nhiệm được

giao

1.7.3 Tài liệu kĩ thuật

Tài liệu kĩ thuật là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng định mức NPL: Thông tin trong tài liệu kĩ thuật phải đầy đủ, chính xác

1.7.4 Môi trường làm việc

Ngoài các yếu tố kể trên thì môi trường làm việc cũng rất quan trọng

+ Nơi bảo quản kho NPL: xác định tính chất NPL để từ đó đưa ra trình tự bảo quản,

điều chỉnh nhiệt độ của kho NPL phù hợp

Nơi làm việc như tổ cắt, tổ may: cần điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, sắp xếp các NPL

một cách hợp lí

1.7.5 Máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng định mức nguyên phụ liệu Tùy từng loại nguyên liệu khác nhau ( độ bai giãn khác nhau) sẽ có những loại máy chuyên dùng khác nhau từ đó ứng dụng các phương pháp hợp lý

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy việc xây dựng định mức NPL vô cùng quan trọng trong chuẩn bị sản xuất đặc biệt quan trọng đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam sản xuất dưới hình thức CMT Dưới hình thức này, các doanh nghiệp nhận NPL từ khách hàng sau đó doanh nghiệp phải tính toán lại định mức để xem khách hàng gửi định mức đã phù hợp hay chưa, xây dựng lại định mức làm sao sử dụng tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo quy cách chất lượng của sản phẩm Việc xây dựng định mức NPL chuẩn, tiết kiệm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí phát sinh do thiếu NPL, giúp tăng doanh thu nhờ NPL dư, giúp hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh Chương 1 đã trình bày quan hệ cơ sở lí luận về việc xây dựng định mức phụ liệu Trong đó chỉ ra được các khái niệm khác nhau về định mức NPL, khái niệm về nguyên liệu, phụ liệu, quy trình, các phương pháp tính định mức phụ liệu đếm được như ôzê, chốt chặn phụ liệu không đếm được như các loại chỉ may Đây là những căn cứ để xác định xây dựng định mức phụ liệu cho các loại mã hàng khác nhau Ngoài ra chương 1 còn trình bày điều kiện cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng định mức NPL Có thể sử dụng đượctiết kiệm NPL mà vẫn đảm bảo về số lượng và chất lượng thì người kĩ thuật cần xây

Trang 29

dựng, tính toán một cách hợp lí Trên cơ sở phân tích ở chương 1 đã làm căn cứ để phântích xây dựng NPL mã hàng cụ thể ở chương 2.

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU CHO MÃ HÀNG 32131N

2.1.Đặc điểm mã hàng 32131N2.1.1.Thông tin mã hàng 32131N

- Khách hàng: CABANO- Kí hiệu mã hàng: 22167N-1131- Loại sản phẩm: áo jacket 4 lớp- Cỡ gốc: 50

Trang 31

Hình 2.2.a Thân lót áo jacket 32131N Hình 2.2.b.Mũ lần lót áo jacket 32131N

 Lần chính:- Áo jacket 4 lớp lông vũ, dài tay , mũ rời

+ Cổ đứng trong cổ dùng vải phối, có khóa kéo đến sống cổ.+ Thân trước có túi khóa ngực có hầm đối xứng sang 2 bên thân áo, túi cơi sườn có viền

2 bên thân và chần bông không thấm qua lót

+ Có nẹp đỡ bên trong may liền với ve nẹp ở bên thân trước phải khi mặc, nẹp che bên

ngoài ở thân trước trái khi mặc cúc được đính ở bên ngoài nẹp che

+ Thân sau được chần bông không thấm qua lót.+ Tay dài, thêu logo bên tay trái khi mặc, tay áo được gập kín mép, cửa tay chắn gió, tay

áo chần bông không thấm qua lót

+ Mũ có khóa tách rời có ống luồn dây mũ, dập oze ở trước mũ, đường chần không thấm

qua lót

+ Gấu đường chần gập kín mép không thấm qua lót.

 Lần lót

Trang 32

+ Lần lót thân trước được may với ve nẹp đối xứng 2 bên, lót thân trước có túi cơi sườn

Bảng 2.2 Bảng thống kê chi tiết mã

31231N.

Vải chính 1

Trang 33

7 Đáp cửa mũ 1 Canh sợi dọc

Vải chính 2

Vải chính 3

Vải chính 4

Trang 34

5 Cửa tay 2 Canh sợi dọc

Vải lót 1-F

Vải lót 4 – T1

Dựng

Trang 35

5 Cổ giữa 1 Canh sợi dọc

2.1.5.Bảng tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu

Dựa vào bảng TCKT khách hàng đưa, tác giả đưa ra bảng tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu:

Trang 36

Bảng 2.3 Bảng nguyên phụ liệu của mã hàng 32131N.

STT

1 SP (m)

Vị trí sử dụng1 Vải chính 1 CB1132 #520 147 cm 2.37 Thân trước, tay, mũ, bản cổ, nẹp trái,

đáp cửa mũ nẹp, ve nẹp.2 Vải chính 2 CB1150 Đen (#700) 147cm 0.22 Mũ ngoài, sống cổ.3 Vải chính 3 CB1153 Đen (#01) 134 cm 0.07 Cạnh viền cổ, viền gập cửa mũ

5 Vải lót 1- F LI90106 #720 145 cm 0.88 Các chi tiết thân trước thân sau, cửa

7 Vải lót túi -T CB1156 #01 155 cm 0.32 Lót túi sườn và lót túi ngực

17 Chỉ/ sợi Saba 80 Cùng màu với

vải chính

Lớp chần lông

Ngày đăng: 16/09/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w