Một Nguyên thủ coi mọi người dân đều là người của mình, thiết kế được một nhà nước mà ai ngồi vào cũng rất khó tham nhũng, khó lạm quyền; kiến tạo được những nền tảng dân chủ để quốc gia
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa lý luận của đề tài 2
6 Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 3
1.1 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ 3
1.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể cộng hòa 4
1.2.1 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống 4
1.2.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa đại nghị 5
1.2.3 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa hỗn hợp 6
1.2.4 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa 8
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÂY DỰNG MỘT NGUYÊN THỦ QUỐC MẠNH .8 1.1 Quan điểm của nhóm về vấn đề nghiên cứu 9
1.2 Kiến nghị về việc xây dựng một Nguyên thủ quốc gia mạnh 11
1.2.1 Về mặt pháp lý 11
1.2.2 Các yếu tố khác 12
Trang 2PHẦN KẾT LUẬN 13 LỜI CẢM ƠN 15
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên thủ quốc gia là một vị trí chính yếu trong bộ máy nhà nước, không chỉ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đất nước mà là người đại diện cho nhân dân Tùy từng thể chế chính trị - lịch sử - hoàn cảnh mà nhiều nơi trên thế giới sẽ cho ra những mô hình Nguyên thủ quốc gia vô cùng đa dạng Nhưng theo như các chính thể hiện nay, quyền lực của Nguyên thủ quốc gia của một số nước còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, "Nguyên thủ quốc gia mạnh" là đề tài có giá trị tham khảo, đặc biệt trong bối cảnh chung của toàn cầu, nếu tìm ra các phương
án, yếu tố cấu thành một lãnh đạo mạnh sẽ giúp đất nước đó bắt kịp đà phát triển, trở thành cường quốc đứng đầu thế giới
Thông qua việc nghiên cứu các mô hình chính thể hiện có, đề tài nghiên cứu này
sẽ mang lại cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về chức năng, quyền hạn, vai trò nên có của Nguyên thủ quốc gia Qua đó, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hòng tạo ra một Nguyên thủ quốc gia mạnh
Tóm lại, công trình nghiên cứu “Một Nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải là một người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy Một Nguyên thủ coi mọi người dân đều là người của mình, thiết kế được một nhà nước mà ai ngồi vào cũng rất khó tham nhũng, khó lạm quyền; kiến tạo được những nền tảng dân chủ để quốc gia vẫn phát triển ngay cả khi không có mình, Nguyên thủ ấy mới đáng được coi
là Nguyên thủ mạnh.” đã hệ thống lại những lý luận liên quan đến các mô hình Nguyên thủ quốc gia trên thế giới Từ đó tạo ra một cơ sở lý luận mang tính tham khảo trong việc xây dựng trong việc xây dựng chế định về Nguyên thủ quốc gia mạnh
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 4Đối với đề tài nêu trên, đã có một số công trình nghiên cứu tương tự cùng làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan về Nguyên thủ quốc gia:
Nguyễn Thị Phương Thúy (2022), "Chế định Nguyên thủ quốc gia trên thế giới
và những giá trị tham chiếu cho Việt Nam" Công trình nghiên cứu này với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chế định người đứng đầu nhà nước, Nguyên thủ quốc gia ở các nước trên thế giới, luận án đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt, những điểm mạnh và yếu của từng mô hình chế định Nguyên thủ quốc gia; trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chế định người đứng đầu nhà nước ở Việt Nam
Vi Thị An (2013), "Chế định Nguyên thủ quốc gia: Từ mô hình cộng hòa lưỡng tính cho đến thực tiễn Việt Nam" Đề tài này nhằm nghiên cứu về chế định Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa lưỡng tính Chế định Nguyên thủ quốc gia Việt Nam và định hướng hoàn thiện nhìn từ chính thể cộng hòa lưỡng tính
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là những quy định, trách nhiệm
và quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia được thể hiện trong những thể chế chính trị khác nhau của từng nước và trong các văn bản pháp luật liên quan khác
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày, đề tài sử dụng các phương pháp khoa học như: so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo luận án của một số tác giả nghiên cứu về vấn đề liên quan đến Nguyên thủ quốc gia trước đó
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Trang 5Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho các sinh viên chuyên ngành luật ở các trường đại học hiện nay và những ai quan tâm đến nội dung này
6 Kết cấu đề bài
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn còn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Nguyên thủ quốc gia trên thế giới
Chương 2: Quan điểm của nhóm về đề tài nghiên cứu và kiến nghị về việc xây dựng một Nguyên thủ quốc mạnh
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Nguyên thủ quốc gia trên thế giới
Nguyên thủ là người đứng đầu Nguyên thủ quốc gia được hiểu là người đứng đầu một quốc gia Với vị trí như trên, trong khoa học pháp lý đã có nhiều cách gọi khác nhau về Nguyên thủ quốc gia như: Tổng thống, Chủ tịch nước, Vua, Hoàng đế, Nữ hoàng , v.v tùy vào mỗi quốc gia khác nhau sẽ chọn một mô hình Nguyên thủ quốc gia phù hợp Hiện nay, trên thế giới phân chia làm hai hình thức chính thể là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
Chính thể quân chủ trao toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước cho một người, một cá nhân cụ thể (Vua, quốc vương) hầu hết theo phương thức thế tập Ngược lại, chính thể cộng hòa lại dùng cách thức bầu cử lập nên một số cơ quan,
tổ chức để trao quyền lực nhà nước Trong mỗi chính thể lại có những biến thể
đa dạng khác nhau Chính thể quân chủ phân làm hai nhánh quân chủ chuyên chế và quân chủ hạn chế Đặc biệt, quân chủ hạn chế lại có hai tập con khác là quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị Về phía chính thể cộng hòa bao gồm
Trang 6bốn dạng: cộng hòa Tổng thống , cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp và cộng hòa xã hội chủ nghĩa
1.1 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể quân chủ
Trước cách mạng tư sản, các nhà nước trên thế giới tổ chức theo mô hình chính thể quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước lúc này là một cá nhân nắm toàn bộ quyền lực và theo nguyên tắc cha truyền con nối Nhà nước này không
có cơ quan đại diện hay cả hiến pháp Hiện nay trên thế giới chỉ còn Ôman theo
mô hình này
Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì vua là người đứng đầu nhà nước, nhưng chỉ nắm một phần quyền lực Quyền lực sẽ được phân bớt cho các cơ quan khác như nghị viện Theo nguyên tắc này nhà vua không có thực quyền
“vua trị vì nhưng không cai trị” Quân chủ lập hiến lại chia ra thành hai nhánh:
Thứ nhất, Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản đại diện cho quyền lực của vua và quyền lực của nghị viện Đây là mô hình tồn tại không lâu của thời kì đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng đứng đầu cơ quan vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện
Thứ hai, Quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến) là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản sau khi cách mạng tư sản thành công Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu và mục đính chính trị của mình mà vẫn giữ nguyên hình tượng Nguyên thủ quốc gia – Vua, tuy là người đứng đầu nhà nước nhưng vua chỉ mang tính tượng trưng, không có thực quyền Quyền lực thực sự thuộc về nghị viên và các cơ quan có thẩm quyền khác
1.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể cộng hòa 1.2.1 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống
Trang 7Chính thể cộng hòa Tổng thống là mô hình áp dụng triệt để nguyên tắc phân quyền và dùng quy tắc cân bằng đối trọng để xây dựng mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp Quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập chính thể này là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo Hiến pháp 1787
Hiện nay, có khoảng 50 quốc gia trên thế giới tổ chức bộ máy nhà nước theo chính thể cộng hòa tổng thống, phổ biến nhất ở các nước Châu Mỹ và Châu Phi Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, là người đứng đầu nhà nước và được nhân dân bầu ra, đồng thời là người đại diên tối cao cho quyền lực của nhân dân Nguyên thủ quốc gia này có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Tổng thống được lập ra thông qua bầu cử, đa số theo chế độ bầu cử trực tiếp
Thứ hai, Tổng thống đứng đầu Chính phủ, có toàn quyền hành pháp Trong mô hình nhà nước này không tồn tại Thủ tướng Chính phủ do Tổng thống bầu ra và độc lập hoàn toàn với Nghị viện Chính vì thế các thành viên khác của Chính phủ trên thực tế là những nhân viên giúp việc cho Tổng thống và chỉ chịu trách nhiệm pháp lý trước Tổng thống
Thứ ba, Tổng thống do nhân dân bầu ra nên phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhân dân, không chịu trách nhiệm pháp lý trước Quốc hội Tổng thống cũng không có quyền hạn giải tán Quốc hội
Thứ tư, Tổng thống có quyền can thiệp vào quá trình làm luật Sau khi được Nghị viên thông qua, văn bản luật phải được chuyển đến Nguyên thủ quốc gia
để phê chuẩn Một số quốc gia có chính thể cộng hòa tông thống như Hoa Kỳ, Philippin, phủ quyết luật được xem là một đặc quyền của Tổng thống
Thứ năm, Tổng thống có thể chấm dứt quyền hạn và chức năng Nguyên thủ của mình vì nhiều lý do khác hoặc bị truất quyền bởi Quốc hội và Tòa án nhân dân
Trang 8tối cao do bị luận tội Ngoài ra, Tổng thống có thể bị khởi tố vì hành vi bán nước, nhận hối lộ và các trọng tội khác, v.v
1.2.2 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa đại nghị
Mô hình cộng hòa đại nghị là việc tổ chức cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra Nguồn gốc của nó là những quốc gia trước đây theo chế độ quân chủ lập hiến mà người đứng đầu nhà nước trong quá khứ là vua và được thay thế bằng một Tổng thống không có quyền hành pháp, quyền lực mang tính tượng trưng
Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa đại nghị là Cộng hòa liên bang Đức (theo Hiến pháp năm 1958), Italia (theo Hiến pháp năm 1947), Áo (theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998), v.v
Mô hình Tổng thống trong chính thể cộng hòa đại nghị có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Tổng thống được bầu ra theo hai cách chính, hoặc là được nghị viên bầu ra, hoặc là được nhân dân bầu Tuy nhiên, việc bầu cử trực tiếp bởi nhân dân sẽ tăng tính dân chủ và tăng quyền lực cho Tổng thống Bởi vì, Nguyên thủ quốc gia do dân bầu bao giờ cũng có thực quyền hơn rất nhiều so với việc thông qua một cơ quan đại diện
Thứ hai, Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, không đứng đầu Chính phủ
Ở những nước theo mô hình, Thủ tướng đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp Các văn bản do Tổng thống ban hành đều phải có chữ ký của Thủ tướng hoặc của Bộ trưởng tương ứng – những người chịu trách nhiệm thực thi các văn bản đó theo thẩm quyền mà pháp luật quy định
Thứ ba, Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện
Trang 9Thứ tư, Tổng thống chỉ có quyền công bố luật sau khi dự luật được nghị viện thông qua, và không có quyền phủ quyết
Thứ năm, các nước theo nền cộng hòa đại nghị đều tuyên bố nguyên tắc Nguyên thủ quốc gia “không chịu trách nhiệm” có nghĩa là trong thời gian đương nhiệm, Tổng thống sẽ được hưởng đặc quyền miễn nhiệm, không ai có hể bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống
1.2.3 Mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa hỗn hợp
So với chính thể cộng hòa Tổng thống và cộng hòa đại nghị thì cộng hòa hỗn hợp xuất hiện muộn hơn, nhưng lại mang theo đặc điểm của hai hình thức chính thể này
Hình thức chính thể này trên thế giới hiện nay có khoảng 20 quốc gia, như: Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, …
Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này là Tổng thống - là người có địa vị tương đối đặc biệt trong bộ máy nhà nước Tổng thống trong mô hình chính thể này có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, đứng đầu đất nước và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyền hành pháp của quốc gia đó Tổng thống có quyền tham gia lãnh đạo, chủ tọa Hội đồng Chính phủ, hoạch định chính sách của Chính phủ và trao lại cho Thủ tướng lãnh đạo chính phủ thực hiện
Tuy chính thể này tồn tại Thủ tướng – có quyền hành pháp, nhưng vai trò của Tổng thống lại tác động mạnh mẽ đến hành pháp Tổng thống có quyền thành lập nên Chính phủ, ban hành các chính sách, lãnh đạo các hoạt động của Chính phủ Tổng thống còn có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng người này phải là thủ lĩnh của đảng chiếm phần lớn ghế trong Nghị viện Bên cạnh đó, Tổng thống không có quyền đơn phương cắt chức Thủ tướng nhưng có đủ quyền hạn để chấm dứt hoạt động của Thủ tướng khi Thủ tướng trình đơn xin từ chức Ngoài
Trang 10ra, Tổng thống có có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm toàn bộ các Bộ trưởng theo
đề nghị của Thủ tướng
Thứ hai, dù Tổng thống không có quyền làm luật nhưng lại có quyền can thiệp quá trình xây dựng luật bằng sáng kiến luật lên Quốc hội, định hướng cho Quốc hội trong việc giải quyết vấn đề cấp thiết của quốc gia Khi Quốc hội thông qua
dự luật đều sẽ cần chữ ký của của Tổng thống và Thủ tướng Trái lại, nếu Tổng thống không đồng ý ban bố dự luật mà Quốc hội đề ra, Tổng thống cũng có quyền hạn yêu cầu Quốc hội bàn luận lại dự luật Trong trường hợp đạo luật vi hiến, Tổng thống hoàn toàn có quyền phủ quyết
Bên cạnh đó, Tổng thống còn có quyền hạn triệu tập cuộc họp bất thường của Quốc hội và quyền giải tán Hạ viên trước thời hạn Đây là quyền của Tổng thống nhằm mục đích gây áp lực đối với Hạ viên và đã được áp dụng nhiều lần trên thực tế
Thứ ba, Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri và miễn trừ trách nhiệm chính trị trước Quốc hội Vì thế, Tổng thống là một vị trí mang tính độc lập với Quốc hội và Chính phủ trong việc ban hành chính sách bởi được bầu bằng phổ thông đầu phiếu Nhưng cũng bởi vì được bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp, Tổng thống cũng phải từ chức nếu làm mất đi sự tín nhiệm từ người dân thông qua các cuộc trưng cầu ý dân
Trong trường hợp Nguyên thủ quốc gia phản bội Tổ quốc hoặc vi phạm luật hình sự thì Tổng thống vẫn bị đưa ra tòa xét xử bởi tòa án do Quốc hội lập ra Với vai trò là Nguyên thủ quốc gia, Tổng thống cùng Thủ tướng Chính phủ đồng thời nắm quyền hành pháp; Tổng thống lãnh đạo tối cao các lực lượng quân sự; có sự ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của cơ quan lập pháp bằng quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện, có thẩm quyền quyết định giải tán Nghị viện sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng và chủ tịch hai viện của Quốc hội; can thiệp vào hoạt động hành pháp, tư pháp Khi liên minh đảng của
Trang 11Tổng thống chiếm đa số trong Hạ viện, Tổng thống có quyền lực gần như tuyệt đối
1.2.4 Mô hình Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia theo chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa thường theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào một
cơ quan đại diện cao nhất cả nước Ban đầu đây là mô hình nhà nước của Liên
Xô với mô hình Nguyên thủ quốc gia tập thể được xây dựng theo chủ nghĩa Marx và Lenin
Nhưng sau thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của một số nước xã hội chủ nghĩa (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba, ) đã dẫn đến việc ra đời của một nhà nước kiểu mới – Nhà nước dân chủ nhân dân Với sự xuất hiện của chế định Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước và phải là thành viên của cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước, cùng với cơ quan này thực hiện các chức năng của nguyên thủ quốc gia
Ở Việt Nam hiện nay, Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước, nhưng Chủ tịch nước chỉ là biểu tượng của quốc gia, tượng trương cho đất nước Tuy nhiên, Chủ tịch nước lại không nắm nhiều thực quyền mà chỉ phụ trách các hoạt động đối nội, đối ngoại
Chức năng, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia tùy thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước ấy Ở nền cộng hòa đại nghị, Thủ tướng mới là người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp, nên thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia
là hạn chế, chỉ thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại Còn nền quân chủ lập hiến, quyền lực tối cao không nằm trong tay nhà vua hay nữ hoàng mà trao cho nghị viện hoặc hội đồng đại biểu Nguyên thủ quốc gia của cộng hòa tổng thống
có vị trí vô cùng quan trọng, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu chính phủ, được Hiến pháp trao quyền hành pháp Riêng các nhà nước