Bản chất của Chương trình OCOP là một giải pháp nhằm mục đích là khuyến khích và hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa ở vùng nông thôn có thể khai thác các tiềm
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về việc triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP
2.1.1 Tóm tóm t ắ t v ề l ị ch s ử phát tri ể n c ủ a Ch ươ ng trình “M ỗ i xã m ộ t s ả n ph ẩ m” trên Th ế gi ớ i và t ạ i Vi ệ t Nam
2.1.1.1 Lịch sử phát triển của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên Thế giới
Tại một số Quốc gia trong khu vực và trên Thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, đối với việc xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước nói chung, từ lâu đã rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hướng nội sinh cũng như chú trọng các nguồn lực sẵn có để làm động lực phát triển (như: đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, công nghệ truyền thống, lòng tự hào, khả năng sáng tạo, )
Tiêu biểu nhất phải kể đến, đó là phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” - OVOP (tiếng anh là One Village One Product) bắt đầu được hình thành ở Oita (Nhật Bản) từ năm 1979, với mục đích khuyến khích mỗi làng lựa chọn ra một sản phẩm đặc biệt có thể đại diện cho khu vực để phát triển nó lên theo một tiêu chuẩn Quốc gia và toàn Thế giới Sự phát triển của phong trào OVOP - Nhật Bản được xem như một cách giúp tăng cường kỹ năng và khả năng kinh doanh của các cộng đồng cũng như các tổ chức địa phương theo cách thức sử dụng các nguồn lực sẵn có, những kiến thức địa phương và tạo ra giá trị bổ sung thêm thông qua các hoạt động xây dựng thương hiệu của sản phẩm và xây dựng nguồn nhân lực cho nền kinh tế của địa phương Phong trào OVOP rất nhanh đã được lan tỏa rộng rãi và triển khai thực hiện ở hơn 40 Quốc gia trên Thế giới như: các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, và đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn của các Quốc gia đó
Tại Trung Quốc có những Phong trào như: “Mỗi nhà máy, một sản phẩm”, “Mỗi thành phố, một sản phẩm”, “Mỗi làng, một báu vật”
Tại Thái Lan có Chương trình OTOP (One Tambon, One Product) Tại Philippine có Phong trào “One Barangay, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm)
Tại Malaysia có Phong trào “Satu Kampung, Satu Produk” (Mỗi làng, một sản phẩm) Hiện tại là Phong trào "Satu Daerah, Satu Industry" (SDSI hay
Tại Indonesia (Đông Java) có Phong trào “Back to Village” (Trở lại làng quê) Ở Campuchia có Phong trào “One Village, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm)
Tại Hàn Quốc có Chương trình "Mỗi làng một nhãn hiệu” Ở Hoa Kỳ có Phong trào “One Paris, One Product” (Mỗi xứ một sản phẩm) Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình này đã được triển khai thực hiện ở hơn 143 Quốc gia trên Thế giới với những tên gọi khác nhau nhưng vẫn luôn có những nét tương đồng là:
-Chương trình được tiếp cận theo hướng phát huy những giá trị nội sinh được gắn liền với các tổ chức cộng đồng và giải quyết các vấn đề việc làm, lao động ở vùng nông thôn;
-Là giải pháp để tổ chức sản xuất và phát huy những tiềm năng vốn có của các sản phẩm đặc sản tại địa phương;
-Chương trình còn đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với các chính sách hỗ trợ phù hợp;
-Nhằm mục đích xúc tiến và tiếp cận thương mại đối với các di sản vật thể, hình ảnh của địa phương, Quốc gia để thúc đẩy tiêu dùng và nâng cao giá trị (Bộ NN & PTNT, năm 2020)
2.1.1.2 Lịch sử phát triển của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở Việt Nam
Từ năm 2006 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các chính sách như: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển các ngành nghề nông thôn (đã được thay thế bằng Nghị định số 52/2018/NĐ-CP năm 2018) với mục tiêu tập trung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm phát huy các thế mạnh về sản phẩm ở các vùng nông thôn
Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thí điểm mô hình “Mỗi làng một nghề” tại một số địa phương như: Điện Biên, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, An Giang và đã đạt được một số kết quả đáng kể Trên cơ sở đó, nhiều địa phương đã chủ động hơn trong việc áp dụng mô hình này để phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” vào năm 2013 gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới Kết quả sau 05 năm triển khai, Chương trình đã khẳng định đây là hướng đi đúng đắn và sáng tạo một cách bài bản của tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển sản phẩm, hàng hóa theo chuỗi giá trị và gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm để phát huy những lợi thế, thế mạnh của địa phương, từng bước đưa người nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Qua một số bài học kinh nghiệm và yêu cầu của thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về việc phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 để triển khai trên phạm vi cả nước, nhằm những mục đích sau:
-Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong sản xuất, thương mại hóa các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn từ đó góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị
-Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới
-Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất" trong
Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới Đến nay Chương trình đã được triển khai đồng bộ và rộng khắp trên cả nước, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Đề án/Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP, cùng với đó là bộ máy tổ chức triển khai Chương trình được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã (Bộ NN & PTNT, năm 2020)
2.1.2 Khái ni ệ m v ề OCOP, s ả n ph ẩ m OCOP và quan đ i ể m c ủ a Ch ươ ng trình OCOP
2.1.2.1 Khái niệm Chương trình OCOP
Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (có tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP) Là một Chương trình phát triển về kinh tế quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với việc phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương; Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư và góp phần hoàn thành Chương trình “mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” (Bộ NN & PTNT, năm 2020)
2.1.2.2 Khái niệm sản phẩm OCOP
- Sản phẩm OCOP phải là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được xuất phát từ chính những ý tưởng, nguồn nguyên liệu, công nghệ của cộng đồng và do các thành viên trong cộng đồng cùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm và được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đánh giá và công nhận
- Sản phẩm OCOP được đánh giá dựa theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng được ban hành tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 về việc Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
2.1.2.3 Quan điểm của Chương trình OCOP
Chương trình OCOP được xác định là một giải pháp để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Cơ sở thực tiễn về việc triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
2.2.1 Kinh nghi ệ m tri ể n khai ch ươ ng trình OCOP thành công t ạ i m ộ t s ố đị a ph ươ ng
*Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Sau gần 10 năm triển khai và thực hiện Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh
- Mỗi xã, phường một sản phẩm”, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn như: làm thay đổi các tập quán sản xuất lạc hậu của người dân, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế địa phương; phát huy tối đa sức sáng tạo của cộng đồng dân cư trong phát triển sản phẩm OCOP; Nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng sản xuất theo chuỗi giá trị; sản phẩm phát triển từ thấp đến cao và ngày càng được người tiêu dùng đón nhận rất tích cực; tạp ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Qua quá trình triển khai và thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã rút ra những bài học bổ ích như sau:
-Phải thực hiện Chương trình OCOP một cách bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của người dân
-Cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng về các mô hình Quốc tế như: OVOP của Nhật Bản, OTOP của Thái Lan,
-Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
-Thiết lập được bộ máy chuyên trách tham mưu giúp việc các cấp
-Các cán bộ, người đứng đầu phải có nhận thức đầy đủ về Chương trình OCOP
-Phải tạo ra sự thống nhất về nhân thức của cả hệ thống Chính trị về Chương trình OCOP
-Chương trình phải được tổ chức khoa học theo hệ thống Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển các chủ thể trên nền tảng hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, (UBND tỉnh Quảng Ninh, năm 2020)
*Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái
Yên Bái được biết đến là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nằm trong nhóm dẫn đầu về việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Sau năm triển khai thực hiện, đến nay tỉnh Yên Bái đã có 147 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên Chương trình OCOP của tỉnh Yên Bái có mục tiêu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, Yên Bái đã tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực như: cây quế, cây chè, đem lại năng suất cao, gia tăng thu nhập cho các hộ gia đình Cây quế được coi là “vàng xanh” giúp người dân tộc Dao ở huyện Văn Yên thoát nghèo Đặc biệt là sau khi các sản phẩm làm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP thì thu nhập từ việc trồng quế đã giúp cho nhiều hộ gia đình người Dao tại địa phương có cuộc sống khá giả hơn Văn Yên hiện là địa phương trồng quế lớn nhất cả nước với tổng diện tích trên 50.000 ha, bình quân mỗi năm xuất bán khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại, 63.000 tấn cành lá quế, 300 tấn tinh dầu quế, đem lại nguồn thu trên 700 tỷ đồng Qua quá trình triển khai và thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Yên Bái đã rút ra những bài học bổ ích như sau:
-Các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cần chủ động ban hành các chính sách đặc biệt cụ thể như: hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 200.000.000 đồng/sản phẩm mới và 100.000.000 đồng/sản phẩm nâng hạng
-Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, hội chợ, góp phần quảng bá thương hiệu và tìm kiếm đối tác
-Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, thương mại hóa các sản phẩm chủ lực của địa phương, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu, tận dụng tối ưu các lợi thế và tiềm năng của địa phương
-Thay đổi nhận thức của người dân trong công tác trồng và chăm sóc, canh tác các loại cây trồng theo hướng hữu cơ
-Chủ trương đầu tư cho việc nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh và phát triển các sản phẩm mới (Lò Văn Liêm, năm 2021)
2.2.2 Bài h ọ c kinh nghi ệ m trong vi ệ c tri ể n khai Ch ươ ng trình “ m ỗ i xã m ộ t s ả n ph ẩ m” (OCOP) t ạ i huy ệ n Chiêm Hóa, t ỉ nh Tuyên Quang
Thông qua một số bài học kinh nghiệm về việc triển khai Chương trình
“Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số bài học cho Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang như sau:
1)Các chủ thể, các cán bộ quản lý cần phải lựa chọn được các sản phẩm có thế mạnh và có lợi thế tiềm năng của địa phương để tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển cho sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh
2)Cần phải lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh của địa phương nhằm mục đích hoàn thiện quy trình sản xuất và đăng ký thương hiệu để quảng bá, phát triển sản phẩm trong huyện cũng như trong tỉnh và một số địa phương lân cận
3)Chú trọng, đẩy mạnh các hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu và giới thiệu, quảng bá sản phẩm; từ đó hình thành mạng lưới kết nối sản xuất, kinh doanh dịch vụ kết hợp với các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu, phát triển mở rộng thị trường giúp cho các sản phẩm có thể phát triển bền vững, lâu dài
4)Vận dụng các chính sách một cách linh hoạt đồng thời phải có các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm khuyến khích các HTX, doanh nghiệp và các chủ thể đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của từng sản phẩm, tập trung vào hỗ trợ một số nội dung như: hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, mở rộng quy mô, hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ nhãn hiệu, khen thưởng theo thứ hạng đạt sao của các sản phẩm,… nhằm động viên và cổ vũ tinh thần cho các chủ thể cũng như thành viên của HTX, doanh nghiệp, giúp họ có thêm nhiều động lực để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm; không ngừng sáng tạo và phát triển được nhiều sản phẩm OCOP có lợi thế của địa phương hơn nữa trong tương lai.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đố i t ượ ng nghiên c ứ u Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
-Về không gian: tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
-Về thời gian: i.Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Từ năm 2020 đến năm 2022 ii.Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023
Nội dung nghiên cứu
-Các cơ sở lý luận và thực tiễn về triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”
-Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan đến việc triển khai Chương trình
-Thực trạng việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Chiêm Hóa
-Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai Chương trình OCOP tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
-Đề xuất một số giải pháp triển khai thành công Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2021-2025.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Ph ươ ng pháp thu th ậ p thông tin
3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa, Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hóa; Các bản đề án, kế hoạch thực hiện và công nhận kết quả về sản phẩm OCOP huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2020-2022
3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
- Địa điểm nghiên cứu: chọn 3 xã đại diện cho huyện Chiêm Hoá: i.1 xã phát triển sản phẩm OCOP nhất: thị trấn Vĩnh Lộc ii.1 xã phát triển sản phẩm OCOP trung bình: xã Kim Bình iii.1 xã phát triển chậm: xã Linh Phú
- Chọn mẫu khảo sát: i Tổng số hộ đăng ký làm sản phẩm OCOP của toàn huyện là 145 hộ, dựa vào số hộ đăng ký tham gia để xác định số lượng hộ sản xuất kinh doanh các sản phẩm OCOP để điều tra khảo sát là 50 hộ ii Chọn số người tiêu dùng các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện để tiến hàng điều tra khảo sát là 50 người iii Cán bộ quản lý về chương trình OCOP: Cấp huyện (Lãnh đạo UBND huyện, Lãnh đạo phòng nông nghiệp, Lãnh đạo của 3 xã nghiên cứu) 5 người
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được tác giả sử dụng phần mềm Microsorf Excel để tổng hợp, tính toán,… làm cơ sở phân tích thực trạng về triển khai Chương trình OCOP huyện Chiêm Hóa
3.3.3 Ph ươ ng pháp phân tích thông tin
3.3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT
Phân tích SWOT được áp dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các sản phẩm truyền thống, trong hệ thống các sản phẩm OCOP huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
3.3.4 Ph ươ ng pháp phân tích s ố li ệ u
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê:
-Phương pháp thống kê mô tả: liệt kê rõ ràng các thông tin, số liệu được mô tả, theo phương pháp thống kê
-Phương pháp thống kê so sánh: các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan tới nội dung nghiên cứu.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1 Ch ỉ tiêu v ề s ả n xu ấ t kinh doanh s ả n ph ẩ m OCOP c ủ a các xã
- Số xã, thị trấn tham gia chương trình OCOP
- Số sản phẩm OCOP của các xã, thị trấn tham gia chương trình OCOP
- Doanh thu từ sản phẩm OCOP
3.4.2 Ch ỉ tiêu ph ả n ánh v ề đặ c đ i ể m c ủ a s ả n ph ẩ m OCOP
Các sản phẩm tham gia thuộc nhóm sản phẩm nào trong 06 nhóm ngành hàng:
-Lưu niệm - nội thất - trang trí
-Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng
3.4.3 Ch ỉ tiêu ph ả n ánh v ề k ế t qu ả sau khi th ự c hi ệ n ch ươ ng trình OCOP
- Xếp hạng đạt sao của các sản phẩm
3.4.4 Ch ỉ tiêu ph ả n ánh v ề m ứ c độ nh ậ n bi ế t Ch ươ ng trình OCOP
- Mức độ nhận biết của chủ thể và người tiêu dùng đối với công tác triển khai Chương trình OCOP
- Nhận biết Chương trình OCOP qua đâu
3.4.5 Ch ỉ tiêu ph ả n ánh v ề các y ế u t ố khi mua c ủ a ng ườ i tiêu dùng đố i v ớ i s ả n ph ẩ m OCOP
Khi quyết định mua một sản phẩm OCOP nào đó, người tiêu dùng thường chú ý và quan tâm đến chỉ tiêu nào
Trên đây là các chỉ tiêu định tính, được xây dựng nhằm đánh giá được mức độ phù, mức độ hài lòng cũng như mục đích và các yếu tố của từng đối tượng khi tham gia Chương trình OCOP huyện Chiêm Hóa.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang
Huyện Chiêm Hoá nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, có toạ độ địa lý từ 21058’21” đến 22030’56” vĩ độ Bắc và từ 104058’21” đến 105031’33” kinh độ Đông Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Tuyên Quang khoảng 70 km về phía Bắc, có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn; Phía Bắc giáp huyện Na Hang, Lâm Bình; Phía Tây giáp huyện Hàm Yên; Phía Nam giáp huyện Yên Sơn
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2022 là 114.624,26 ha, bao gồm 24 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 23 xã)
Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện có 02 loại hình giao thông là đường bộ và đường thủy: Đường bộ có các tuyến chính là đường Quốc lộ 2C, Quốc lộ 3B, các tuyến đường tỉnh lộ như ĐT 185, và ĐT 188 và các tuyến đường huyện, giao thông nông thôn, giao thông nội thị,… đảm bảo cho việc lưu thông đến tất cả các xã trong huyện; Đường thuỷ: tuyến đường thuỷ trên địa bàn huyện chủ yếu là sông Gâm, có tổng chiều dài 25 km, nhiều đoạn cong, ghềnh thác, đá ngầm; do đó vận tải thủy chưa phát triển, chủ yếu là thuyền máy của các hộ dân hoạt động tự phát (UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2022)
- Tổng dân số trên địa bàn toàn huyện năm 2020 là 128.863 người với 18 dân tộc anh, em cùng chung sống (dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Hoa, dân tộc Mông, dân tộc Mường, dân tộc La Chí, dân tộc Nùng, Dân tộc Cao Lan ), trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ lớn nhất
- Người dân huyện Chiêm Hoá có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp, mặc dù trình độ lao động trong sản xuất hàng hóa còn hạn chế song với đặc tính cần cù và nhạy bén nên trong quá trình lao động có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất
- Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo nên đã tạo ra nền văn hoá đa dạng về bản sắc Trên địa bàn huyện có các loại hình nghệ thuật dân gian như: hát Then, đàn tính; hát Páo dung múa màng; thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ như CLB Dao tiền (1 CLB), CLB Thơ ca (2 CLB); Các lễ hội Lồng Tông mùng 8 tháng Giêng, Lễ hội Kim Bình; Lễ hội Bản Ho, Phú Bình; Lễ hộ Bản Cuống; Lễ hội Chùa Ninh Sùng Phúc, Yên Nguyên; Đền Thượng, xã Vinh Quang; Lễ hội cầu mùa của dân tộc Dao, đây là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn huyện Chiêm Hóa có thể bảo tồn và khai thác phụ vụ cho các hoạt động du lịch trong tương lai Toàn huyện có 146 di tích, trong đó có 115 di tích đã được xếp hạng (cấp Quốc gia 48, cấp tỉnh 67); có 51 di tích đã được đầu tư tôn tạo
- Là vùng đất lịch sử lâu đời, có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với sự phát triển của lịch sử Việt Nam, trong đó phải kể đến khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá: Nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951) Đây là Đại hội đầu tiên được tổ chức trong nước từ khi thành lập Đảng và là Đại hội duy nhất được tổ chức ở địa phương ngoài Thủ đô Hà Nội; ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều điểm di tích lịch sử như: Nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng, Nhà máy in tiền Khánh Thi, trại tù binh 41, di tích chiến thắng Cầu Cả, Sân bay Soi Đúng
- Huyện có nguồn tài nguyên rừng phong phú, hệ thống sông và các dãy núi đá vôi, hang động, rừng đặc dụng, các di tích lịch sử văn hóa tạo nên các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh hấp dẫn Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều điểm du lịch đang được khai thác, thu hút các khách bản địa và các khách địa phương lân cận
- Huyện Chiêm Hóa có nhiều di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng được nhân dân trong tỉnh cũng như các khu vực lân cận coi là những điểm đến linh thiêng, thu hút rất đông du khách đến tham quan, là tiềm năng lớn để khai thác du lịch tâm linh, tín ngưỡng Những di tích tâm linh tín ngưỡng nổi bật của huyện gồm: Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc xã Yên Nguyên, đền Đầm Hồng xã Ngọc Hội, đền Bách Thần thị trấn Vĩnh Lộc, Chùa Nhùng, xã Hòa Phú, Chùa Seo, xã Kiên Đài,…(UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2022)
-Kinh tế của huyện tập trung phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là thế mạnh
-Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch trong những năm gần đây đã được huyện phát huy các lợi thế và đẩy mạnh phát triển
-Trong giai đoạn 2020-2022, dưới sự chỉ đạo tích cực của các cấp, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành và nỗ lực của nhân dân, nền kinh tế huyện Chiêm Hóa đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể Kinh tế của huyện tăng trưởng ở mức khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 2020-2022 đạt trên 15%/năm Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm (UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2022)
*Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ - thương mại - du lịch Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2020-2022 được thể hiện như sau:
Bảng 4.1: Bảng cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất của huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2020-2022 Đ VT: T ỷ đồ ng
(Nguồn: UBND huyện Chiêm Hóa năm 2022)
Qua bảng 4.1, có thể thấy ngành thương mại và dịch vụ là ngành có tỷ trọng tăng nhanh nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2020-2023 Tiếp đến là ngành sản xuất công nghiệp, có tốc độ tăng tỷ trọng cao thứ 2 Tăng tỷ trọng chậm nhất là ngành sản xuất nông nghiệp Bảng này đã thể hiện cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hóa đang có hướng chuyển dịch từ phát triển sản xuất nông nghiệp sang các ngành thương mại và dịch vụ, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân
4.1.3 Ả nh h ưở ng c ủ a đ i ề u ki ệ n t ự nhiên - xã h ộ i và đ i ề u ki ệ n kinh t ế xã h ộ i đế n vi ệ c tri ể n khai Ch ươ ng trình OCOP c ủ a huy ệ n Chiêm Hóa
- Với những điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên vốn được thiên nhiên ban tặng, cùng với những nét đặc trưng địa lý, huyện Chiêm Hóa có thể thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nông sản đa dạng về giống và chủng loại, mang đậm những đặc trưng riêng của mảnh đất Chiêm Hóa Trong đó có rất nhiều sản phẩm, nông sản có điều kiện phù hợp để tham gia đánh giá, phân hạng và phát triển OCOP
- Điều kiện để phát triển các sản phẩm theo hướng đa dạng mẫu mã, chủng loại còn gặp nhiều khó khăn
- Các cơ sở sản xuất thường có quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất bằng phương thủ công là chính và mang tính tự phát
- Huyện Chiêm Hóa có địa hình phức tạp, các khu dân cư tách biệt và cách xa nhau nên vẫn còn tồn tại các tập quán sản xuất khác biệt và không đồng nhất
- Lực lượng cán bộ chuyên trách của Chương trình cũng gặp nhiều khó khăn với việc tiếp cận, tuyên truyền, tham mưu cho người dân về các thông tin, kế hoạch, phương hướng của chương trình OCOP.
Thực trạng triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020-2022
4.2.1 Th ự c tr ạ ng tri ể n khai Ch ươ ng trình “M ỗ i xã m ộ t s ả n ph ẩ m” c ủ a huy ệ n Chiêm Hóa n ă m 2020-2022
4.2.1.1 Nội dung của việc triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Chiêm Hóa
Nội dung của việc triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” có nghĩa là mỗi xã tùy vào điều kiện và hoàn cảnh, vị trí địa lý và lợi thế của địa phương mình để lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm những nét đặc trưng riêng của địa phương để phát triển và tạo ra lợi nhuận, giúp nâng cao đời sống của người dân
Các sản phẩm này có thể là các sản phẩm tiêu dùng, cụ thể như: nông sản, dược liệu, thủy, hải sản hay đồ thủ công mỹ nghệ hoặc có thể là các sản phẩm văn hóa du lịch,… Quan trọng nhất đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP phải là những sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của địa phương và phải có tính độc đáo kết hợp với các yếu tố địa lý, văn hóa, truyền thống của địa phương đồng thời phải có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu
Ngày 06 tháng 05 năm 2019 UBND huyện Chiêm Hóa ra Kế hoạch số 80/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” đến năm
2020 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa Theo nội dung xây dựng Chương trình OCOP của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2019 gồm những nội dung sau:
- Tổ chức tuyên truyền về Chương trình OCOP;
- Tổ chức hội nghị OCOP, triển khai kế hoạch OCOP;
- Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa về xây dựng nhãn hiệu đối với các sản phẩm chưa được công nhận và cải tiến mẫu mã, bao bì, trang thiết bị, ;
- Tổ chức đánh giá các sản phẩm OCOP; Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP;
- Tham gia hội chợ cấp Tỉnh;
- Tổ chức hội chợ OCOP của huyện (UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2019) Ngày 08 tháng 07 năm 2021 UBND huyện Chiêm Hóa ra Kế hoạch số 130/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” năm 2021 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa Nội dung trọng tâm của kế hoạch, bao gồm:
- Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn
- Phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hoá và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
- Xây dựng Mô hình điểm thực hiện Chương trình OCOP (UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2021)
Ngày 04 tháng 03 năm 2022 UBND huyện Chiêm Hóa ra Kế hoạch số 53/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” năm
2022 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa với các nội dung chính:
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho các cán bộ quản lý các cấp và các chủ thể sản phẩm
- Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
- Xúc tiến thương mại và quảng bá hình ảnh sản phẩm
- Hoàn thiện hồ sơ đánh giá, xếp loại (UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2022)
4.2.1.2 Kết quả thực hiện chương trình OCOP của huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2020-2022
- Sau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, huyện Chiêm Hóa đã có 26 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên, đồng thời nhận thức của người sản xuất đã từng bước được cải thiện và tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong sản xuất nông nghiệp Chương trình đã lan toả mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nâng cao thu nhập cho người dân, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển nông ghiệp, nông dân, nông thôn
Sau khi được công nhận OCOP các chủ thể đã quan tâm hơn trong việc đầu tư, nâng cao chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc Nhiều sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên trường và được người tiêu dùng đón nhận như: Trà túi lọc đậu đen xanh lòng Chiêm Hoá, Rượu nếp cất 2 lần Ông Chấp, Cá kho Mạnh Mẽ,
-Sản phẩm đặc trưng của địa phương nhiều nhưng, nhưng sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, theo phương thức thủ công giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng quá cao, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường; chất lượng, quy cách, mẫu mã sản phẩm hạn chế
-Do trượt giá thị trường thức ăn chăn nuôi nên một số chủ thể sản phẩm (cá Lăng Yên Lập) không có điều kiện duy trì mở rộng quy mô nguyên liệu (cá Lăng) của HTX; việc chăn nuôi một số sản phẩm cá đặc sản (cá Bỗng, cá Chiên, cá Quất) bị ảnh hưởng do việc điều tiết mức nước của thuỷ điện, mực nước nông, không đủ điều kiện để chăn nuôi các loại cá (cá Lăng, cá Quất, cá Bỗng, cá Chiên) do đó sản lượng sản xuất không đạt theo phương án sản xuất kinh doanh đã xây dựng
-Năm 2022, diện tích cam sành trên địa bàn xã Trung Hà hiện nay đang bị bệnh vàng lá, thối gốc, chưa có biện pháp khắc phục, do đó diện tích cây cam nguyên liệu và sản lượng sản phẩm Cam sành Trung Hà thu hoạch năm 2022 không đạt theo phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra
-Các sản phẩm của địa phương vẫn chủ yếu là sơ chế, ít sản phẩm chế biến sâu Việc hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít Số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP của một số địa phương chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; chất lượng sản phẩm còn chưa cao, sản lượng tiêu thụ nhỏ chủ yếu thông qua tư thương Sản phẩm đặc sản trên địa bàn huyện tuy nhiều, song vẫn chưa được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết tới
-Nhận thức của người sản xuất về việc tham gia chương trình OCOP sau
03 năm triển khai thực hiện Chương trình, dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều chủ thể chưa hiểu hết được ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng và phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP Một số cơ sở e ngại về vấn đề thủ tục và có tâm lý trông chờ, ỷ lại nên chưa chủ động tham gia Bên cạnh đó, năng lực của các hợp tác xã, hộ sản xuất đa phần còn yếu nên rất khó khăn về mặt bằng nhà xưởng, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khu bán hàng, giới thiệu sản phẩm bài bản; việc quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn
-Mặt khác sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các ngành, đoàn thể chưa thật sự quyết liệt, hiệu quả Nhận thức của cán bộ, đảng viên về thực hiện chương trình OCOP còn có những hạn chế nhất định nên công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân chưa hiệu quả Đặc biệt, vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã còn mờ nhạt Trong khi đó, bản thân các hợp tác xã, hộ sản xuất còn thụ động trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa nhiệt tình tham gia Việc triển khai ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị còn hạn chế
Kết quả thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa được thể hiện qua bảng bảng 4.2:
Bảng 4.2: Kết quả thực hiện Chương trình OCOP huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2020-2022
STT Kết quả ĐVT Năm
3-5 sao cấp Quốc gia Sản phẩm - - 3
3-5 sao cấp tỉnh Sản phẩm - 21 28
1.2 Phát triển mới sản phẩm
3-5 sao cấp Quốc gia Sản phẩm - - 2
3-5 sao cấp tỉnh Sản phẩm 14 5 9
2 Phát tri ể n, c ủ ng c ố t ổ ch ứ c kinh t ế
2.1 Tư vấn, hỗ trợ tái cơ cấu bộ máy Tổ chức 10 15 25 2.2 Số tổ chức kinh tế tham gia Tổ chức 10 14 23
(Nguồn: UBND huyện Chiêm Hóa, năm 2022)
Kết quả thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2020-
2022 của huyện Chiêm Hóa được thể hiện rõ ràng qua bảng 4.2, bao gồm số lượng sản phẩm phát triển, số lượng các tổ chức được hỗ trợ, phát triển Trong đó, năm 2020 huyện đã có phát triển 14 sản phẩm mới đạt xếp hạng 3 - 5 sao cấp tỉnh Năm 2021 có thêm 5 sản phẩm mới đạt xếp hạng 3-5 sao cấp tỉnh Năm 2022 vừa qua, huyện có thêm 9 sản phẩm mới được phát triển thành sản phẩm OCOP và được UBND tỉnh xếp hạng từ 3 sao trở lên Tương tự với số lượng sản phẩm, số lượng các đơn vị được tư vấn, hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức lên tới 10 tổ chức năm 2020, 15 tổ chức năm 2021 và 25 tổ chức năm 2022
4.2.1.3 Về kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của UBND huyện giai đoạn 2023-2025
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP để hình thành và phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện với quy mô vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị gắn liền với thị trường tiêu thụ, thực hiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm đảm bảo các tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” UBND huyện Chiêm Hóa đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2023-2025 nhằm đảm bảo bám sát thực tế, đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa theo chiều sâu, phát triển quy mô gắn với liên kết chuỗi giá trị và phát triển thị trường tiêu thụ bền vững, đảm bảo vấn đề môi trường, sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển bền vững Đồng thời duy trì phát triển, xây dựng thương hiệu đối với 26 sản phẩm đã được chứng nhận của những năm trước, định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực có thế mạnh đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên; tổ chức đánh giá, đề nghị xếp hạng và công nhận các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025, cụ thể như sau:
*Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về OCOP:
-Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, công chức quản lý các cấp về công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP;
-Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất, kinh doanh nông sản lập phương án và tổ chức thực hiện phương án triển khai Kiểm tra, hướng dẫn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, cải tiến nhãn mác, mẫu mã, bao bì các sản phẩm đã được chứng nhận xếp hạng sản phẩm OCOP để tiếp tục nâng hạng sao trong giai đoạn 2023-2025;
-Hỗ trợ quản lý nhãn hiệu các sản phẩm tham gia chương trình OCOP
-Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương tham gia đánh giá phân hạng giai đoạn 2023-2025
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang trong phát triển và thương mại hóa các sản phẩm truyền thống
hóa và thương mại hóa các sản phẩm truyền thống của khu vực nông thôn ngày một tốt hơn
- Số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn của huyện còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
- Kết cấu hạ tầng cơ sở còn yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, doanh nghiệp, chi phí vận tải cao đội giá thành sản phẩm dẫn đến viêc mất khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Ở một số vùng vẫn tồn tại tình trạng tàn phá môi trường và bóc lột tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất
- Sự thiếu thốn về các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trong và sau quá trình triển khai Chương trình OCOP như: Con người, các dịch vụ thiết kế, in ấn, bao bì, nguyên, nhiên vật liệu,
CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Định hướng
5.1.1 Đị nh h ướ ng phát tri ể n chung
-Thực hiện tốt chương trình OCOP huyện Chiêm Hóa dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp cần tạo mọi điều kiện khuyến khích nông dân làm giàu, góp phần giúp cho nền kinh tế của huyện được tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững
-Đẩy mạnh tiến trình thực hiện chương trình OCOP, đảm bảo phát triển theo hướng tăng dần sản phẩm và chất lượng sản phẩm tham gia OCOP Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
-Về các sản phẩm nông sản nên sử dụng các loại cây giống, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai dựa trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất Tận dụng mọi nguồn lực thâm canh hóa đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp
-Tận dụng các thế mạnh sẵn có của địa phương nhằm phát triển kinh tế
5.1.2 Đị nh h ướ ng phát tri ể n c ụ th ể
-Thúc đẩy quá trình triển khai đăng ký sản phẩm và lập các dự án sản xuất để làm phong phú thêm sản phẩm OCOP; đa dạng hóa các sản phẩm thay đổi kiểu dáng bao bì sản phẩm phù hợp; mở rộng quy mô, phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo vệ sinh ATTP; đầu tư, liên kết cơ sở sản xuất với các trung tâm, điểm bán hàng OCOP
- Định hướng và hỗ trợ tích cực các chủ thể, doanh nghiệp, HTX đổi mới, từ khâu thu hoạch sản xuất đến chế biến ra thành phẩm, áp dụng có hiệu quả các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất
-Sản xuất bằng công nghệ hiện đại nhưng phải quan tâm lớn đến đến bảo vệ tài nguyên môi trường
-Các sản phẩm đã được đánh giá đủ tiêu chuẩn là sản phẩm OCOP thì cần được tổ chức sản xuất có hệ thống theo các tiêu chí của chương trình OCOP; Thay đổi nâng cao hiệu quả kiểu dáng, bao bì sản phẩm
- Giải quyết những khó khăn về vốn, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm Huyện Chiêm Hóa nhận định, để thành công thực hiện chương trình OCOP cần phải thay đổi quan niệm sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.
Mục tiêu
-Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá các sản phẩm thế mạnh đặc trưng bằng nhiều hình thức như: xây dựng các bản tin chuyên mục về sản phẩm OCOP, thiết lập, liên kết các cửa hàng, mở các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại các lễ hội truyền thống
-Nâng cao năng lực cho cán bộ tổ chức thực hiện chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã và các chủ thể sản xuất (tổ chức tập huấn, tham quan sản xuất, đóng góp trao đổi ý kiến giữa người sản xuất)
-Duy trì phát triển 26 sản phẩm OCOP đã đạt sao cấp tỉnh của giai đoạn 2020-2022
-Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bao bì, tem truy suất, mã vạch, kiểm nghiệm sản phẩm cho 2 sản phẩm: Thịt lợn an toàn và măng tre trinh nói riêng và xây dựng, phát triển thêm nhiều sản phẩm có lợi thế địa phương tham gia vào Chương trình OCOP huyện Chiêm Hóa
-Phấn đấu có thêm 7 sản phẩm đạt xếp hạng từ 3 sao OCOP cấp tỉnh
-Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ du lịch có lợi thế của các địa phương theo chuỗi giá trị; nhằm phát huy sức sáng tạo và nội lực tiềm năng của các địa phương để nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025
-Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có trên 30 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên Mỗi xã, thị trấn có ít nhất 01 sản phẩm tham gia chương trình OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên
- Duy trì, phát triển có hiệu quả, chất lượng các sản phẩm OCOP đã được công nhận xếp hạng 3 sao trở lên giai đoạn 2020-2022
-Phấn đấu có 06 sản phẩm OCOP nâng hạng đạt 3 sao lên 4 sao và có 1-
3 sản phẩm nâng hạng sản phẩm OCOP 4 sao lên 5 sao
-Đẩy mạnh kết nối giữa người sản xuất với người lãnh đạo, người sản xuất với người tiêu dùng Từng bước đưa sản phẩm OCOP trở thành một ngành hàng thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nông dân, an ninh trị an được đảm bảo (UBND tỉnh Tuyên Quang, năm 2023).
Giải pháp
5.3.1 Gi ả i pháp nâng cao hi ệ u qu ả truy ề n thông
- Tăng cường công tác truyền thông qua phát thanh, truyền hình và các Website thông qua việc tăng thời lượng phát sóng các chương trình truyền hình liên quan đến các đề tài, phóng sự có nội dung về Chương trình OCOP và các sản phẩm OCOP
- Liên tục cập nhật các thông tin, sự kiện, các quyết định, chính sách của Nhà nước để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cấp ủy Đảng, Chính quyền về Chương trình OCOP một cách cụ thể như: về lợi ích, nguyên tắc, chu trình, các bước triển khai, trên cơ sở đó chỉ đạo sát sao các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tham gia chương trình
- Đồng thời sử dụng các ấn phẩm tài liệu, vừa để quảng bá du lịch huyện Chiêm Hóa, vừa để giới thiệu các sản phẩm OCOP của địa phương
- Xây dựng những biển quảng cáo, cổ động có thông tin về Chương trình OCOP tại các đường lớn, khu vực tập trung đông người, nhằm quảng bá hình ảnh của chương trình đến với nhiều đối tượng
- Nhân rộng các mô hình, các gương sản xuất giỏi ra các địa phương trong huyện cũng như trong tỉnh
- Tổ chức các chương trình, cuộc thi về sản phẩm OCOP nhằm nâng cao hiệu quả thi đua lao động sản xuất giữa các địa phương trong huyện
5.3.2 Gi ả i pháp thúc đẩ y chu ỗ i liên k ế t s ả n xu ấ t g ắ n v ớ i tiêu th ụ s ả n ph ẩ m
Thực tế quá trình triển khai các mô hình, phương thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm truyền thống trong thời gian qua trên địa bàn huyện cho thấy, mức độ thành công của các địa phương, các doanh nghiệp rất khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động, tổ chức triển khai, nỗ lực của chính quyền, người dân và doanh nghiệp Để thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, cần phải:
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý với các văn bản dưới luật để cụ thể hóa các quy định và các giải pháp khuyến khích 4 nhà trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
- Tập trung nâng cao nhận thức cho lực lượng cán bộ, người nông dân và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết; tập trung các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn và vướng mắc cho các chủ thể
- Tăng cường các công tác khuyến nông và đào tạo đối với nhóm sản xuất nhưng không chỉ dừng lại ở kỹ năng, kỹ thuật sản xuất mà cần phải mở rộng ra các kỹ năng phối hợp tiêu thụ sản phẩm
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản, ví dụ như: hệ thống kho bãi, đường xá, thủy lợi, chợ…; phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động kinh doanh hàng nông sản
- Tổ chức tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương trong việc sản xuất nông nghiệp, định hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa tập trung, các mô hình điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, các chính sách liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư sản xuất nhằm thực hiện sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững, có các chính sách để hỗ trợ các chủ thể, san sẻ rủi ro một khi xảy ra thiên tai do tình hình biến đổi khí hậu
- Các chủ thể phải có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết có trong hợp đồng; bên nào không thực hiện đúng nội dung đã ký mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thỏa thuận để xử lý các rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và đề xuất Nhà nước xem xét và hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật
- Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và dự báo về sản xuất, tiêu thụ nông sản ở địa phương giúp cho các chủ thể tiếp thu và chấp hành các khuyến cáo một cách kịp thời, mạnh mẽ hơn
- Đối với doanh nghiệp: Tăng cường công tác kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại Liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào để hỗ trợ sản xuất và đầu tư, hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho người sản xuất phát triển mở rộng vùng nguyên liệu
- Khuyến khích, khen thưởng các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác,
Hộ nông dân thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng
Việc xây dựng cơ chế liên kết không thể chỉ sử dụng các biện pháp hành chính mà cần phải áp dụng theo nguyên tắc điều tiết của thị trường, gắn với động lực và lợi ích của các bên tham gia Phương châm căn bản là chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích, trách nhiệm rõ ràng, giữ chữ tín và xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ liên kết
Do đó việc thể chế hóa các mô hình liên kết thành các quy định trách nhiệm bắt buộc đối với các thương nhân cần gắn với các biện pháp đòn bẩy kinh tế nhằm tạo động lực thúc đẩy liên kết trên thực tế cả từ phía người dân và doanh nghiệp Việc xây dựng các mô hình liên kết với quy mô phù hợp, có lộ trình để đảm bảo tính khả thi, sau đó phát huy tác dụng lan tỏa, thúc đẩy và mở rộng liên kết trên cơ sở định hướng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước và những giá trị thực tiễn mà các mô hình liên kết mang lại
Tăng cường các mối liên kết giữa các địa phương, cần tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp, nhà nhập khẩu trong và ngoài nước đến tham quan, khảo sát thực tế việc sản xuất các sản phẩm Kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, việc tham quan trực tiếp tại doanh nghiệp giúp nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin của các nhà nhập khẩu đối với doanh nghiệp, cũng nhƣ rút ngắn thời gian đàm phán, giao dịch để ký kết hợp đồng
5.3.3 Gi ả i pháp nâng cao hi ệ u qu ả , xúc ti ế n qu ả ng bá các s ả n ph ẩ m OCOP 5.3.3.1 Tăng cường công tác quảng bá, liên kết với các tour du lịch trong tỉnh
Kiến nghị
-Tiếp tục thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện chương trình Kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện
-Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân phát triển sản xuất
-Đưa người dân tới gần hơn với các chính sách của chương trình OCOP
-Nâng mức phân bổ vốn hàng năm để địa phương có thêm nguồn lực thực hiện chương trình đạt kết quả cao
-Có các chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của nông dân để nông dân phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá, ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông để nâng cao năng lực sản xuất, từ đó sản xuất ra các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn
5.4.2 Đố i v ớ i đị a ph ươ ng
-Làm tốt công tác dân vận, lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, mô hình kinh tế sản xuất hiệu quả để trở thành sản phẩm OCOP có tiềm năng phát triển mạnh mẽ
-Có chính sách thu hút những nhân tài là con em trong xã sau khi học tập về xã công tác, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của địa phương
-Thường xuyên tổ chức, tập huấn, bổ trợ cho các chủ thể sản xuất và toàn nhân dân về nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao hiểu biết về chương trình OCOP, cũng là để thêm nhiều người dân biết đến chương trình từ đó phát huy được những thế mạnh sẵn có địa phương
-Luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người dân mọi lúc mọi nơi bằng cách kết nối trực tiếp với người dân thông qua các các trang web như Facebook, Zalo,
-Các chủ thể, doanh nghiệp, HTX không ngừng nâng cao trình độ sản xuất của mình bằng cách tự bản thân phải phấn đấu và coi trọng việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của mình để phát triển theo hướng tích cực và bền vững
-Các chủ thể, doanh nghiệp, HTX căn cứ vào nhu cầu của thị trường về nông sản hàng hóa và điều kiện cụ thể của cơ sở mình để thay đổi tư duy về sản phẩm
-Đầu tư xây dựng và cải tiến hệ thống hầm biogas trong việc xử lý chất thải từ chăn nuôi vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường; áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì cho đất
-Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất sản phẩm để nâng cao khả năng tiêu thụ
-Biết cách huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả
-Mỗi chủ thể, doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm cần gắn liền với bảo vệ tài nguyên tự nhiên và bảo vệ môi trường.