CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc đen má trắng ở khu vực nghiên cứu
3.2.1. Các kiểu thảm thực vật hiện có (các kiểu sinh cảnh)
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu phân loại thảm thực vật trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các hệ thống phân loại này thường chỉ phù hợp với vùng địa phương cụ thể và khó áp dụng cho các khu vực khác. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 1973, UNESCO đã công bố bảng "Phân loại thảm thực vật quốc tế và vẽ bản đồ thảm thực vật", nhằm cung cấp một khung phân loại tổng quát các loại thảm thực vật quan trọng nhất, có thể áp dụng được trên các bản đồ tỷ lệ 1:1 triệu và nhỏ hơn. Bảng phân loại này bao gồm tất cả các loại thảm thực vật tự nhiên, không quan trọng loại thảm đó có nguồn gốc nguyên sinh, thứ sinh tạm thời
hay tương đối ổn định, dựa vào cấu trúc bề mặt và sau đó là các yếu tố sinh thái, địa lý, địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng.
Bảng phân loại này đã được một số tác giả sử dụng (Phan Kế Lộc, 1985;
Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Lận án sử dụng bảng phân loại này để phân loại thảm thực vật Khu vực nghiên cứu. Hệ thống bảng phân loại được sắp xếp như sau:
I. Lớp quần hệ (Formation class) I.A. Phân lớp quần hệ (Formation subclass).
I.A.1. Nhóm quần hệ (Formation group) I.A.1.1. Quần hệ (Formation)
I.A.1.1.1. Dưới quần hệ (Subfmation) Ở khu vực nghiên cứu, các thảm thực vật rừng có nhiều phân quần hệ khác nhau, không phân biệt rõ ràng về ranh giới bởi sự tác động của con người, chúng phân bố đan xen với nhau và chủ yếu ở phân khu rừng tự nhiên ít bị tác động gồm có các lớp phân quần hệ bảng 3.5 và hình 3.11:
Bảng 3.5. Các dạng sinh cảnh tại khu nghiên cứu Bậc phân
loại Đặc điểm Tên viết
tắt Diện tích (ha) I. Rừng kín
I.A. Rừng thường xanh I.A.1. Rừng nhiệt đới ưa ẩm I.A.1.a. Rừng nhiệt đới ưa ẩm ở địa hình thấp
I.A.1.a (1)
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp cây lá rộng trên thung lũng đá vôi và phiến sét phân lớp, có độ cao từ 400m -800m so với mặt nước biển
SC1 353.69
I.A.1.a (2)
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp cây lá rộng ở thung lũng suối ẩm ngập nước theo mùa, đá vôi và phiến sét phân lớp, có độ cao từ 300m-500m so với mặt nước biển
SC2 491,7
IA.2. Rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới và Á nhiệt đới IA.2.a. Rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới hay á nhiệt đới vùng thấp
I.A.2.a (1)
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên sườn núi đá vôi kết tinh, có độ cao từ 800m -1200m so với mặt nước biển.
SC3 2879,95
I.A.2.a (2)
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất sườn hay vách núi, đỉnh thấp đá vôi kết tinh, có độ cao từ 500m -900m so với mặt nước biển.
SC4 1925,52
I.A.2.a (3)
Rừng kín thứ sinh giầu thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất núi cao cây lá rộng trên đỉnh núi đá vôi, có độ cao từ 1000m -1300m so với mặt nước biển (loài cây ưu thế là họ ngọc lan)
SC5 2905,99
Tổng 8556,85
Hình 3.11. Bản đồ phân loại sinh cảnh, vị trí OTC tại khu vực nghiên cứu
Từ bảng 3.5 và hình 3.11 ta thấy khu vực nghiên cứu có tổng diện tích thảm thực vật rừng tự nhiên là: 8556,85 ha trong đó:
SC1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng trên thung lũng đá vôi và phiến sét phân lớp, có độ cao từ 400m -800m so với mặt nước biển, có diện tích là 353,69 ha.
SC2. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp cây lá rộng ở thung lũng suối ẩm ngập nước theo mùa, đá vôi và phiến sét phân lớp, có độ cao từ 300m-500m so với mặt nước biển, có diện tích là 491,7 ha.
SC3. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên sườn núi đá vôi kết tinh, có độ cao từ 800m -1200m so với mặt nước biển, có diện tích là 2879,95 ha
SC4. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất sườn hay vách núi, đỉnh thấp đá vôi kết tinh, có độ cao từ 500m -900m so với mặt nước biển, có diện tích là 1925,52 ha.
SC5. Rừng kín thứ sinh giầu thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất núi cao cây lá rộng trên đỉnh núi đá vôi, có độ cao từ 1000m -1300m so với mặt nước biển (loài cây ưu thế là họ ngọc lan), có diện tích là 2905,99 ha.
Như vậy sinh cảnh 3 và sinh cảnh 5 có diện tích lớn nhất, vì rừng được hình thành trên đất núi đá có độ cao, độ dốc lớn đây là 2 dạng sinh cảnh chính trên núi đá vôi. Sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2 có diện tích nhỏ nhất vì rừng hình thành trên lũng, khe diện tích không lớn, hơn nữa nó được phân bố ở những nơi địa hình ít phức tạp, vì vây người dân sử dụng đất chủ yếu cho trồng trọt.