Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.8. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.8.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Vị trí của khu vực nghiên cứu là hai khu rừng trên núi đá vôi cách nhau bởi hồ Na Hang, nằm trên địa bàn của 3 xã: Khuôn Hà, Thượng Lâm ở huyện Lâm Bình và Sinh Long thuộc huyện Na Hang gọi tắt là khu (Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh
Long). Ranh giới phía tây bắc giáp với tỉnh Hà Giang, đông nam giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang ở xã Côn Lôn. Phía Tây tiếp giáp với xã Thúy Loa huyện Na Hang, phía đông nam tiếp giáp với xã Năng Khả Na Hang.
Bảng 1.1. Vị trí địa lý Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long Hệ tọa độ VN 2000 Hệ tọa độ UTM Hệ tọa độ DMS
438458 - 421428 2505428 - 2477620m N 22°39'19.39" - 22°24'16.21" N 2506355 - 2478652 0541414 - 0524575m E 105°24'11.12" - 105°14'19.55" E
Địa hình địa mạo:
Địa hình của khu vực nghiên cứu bao gồm các dãy núi đá vôi dốc và một phần của hồ Na Hang nằm vắt ngang qua khu bảo tồn và chia ra thành một phần phía bắc và một phần phía nam. Địa chất chính là núi đá vôi trong đó các dãy núi đá vôi bị chia cắt một phần và tạo thành vô số các mỏm đá dốc nằm rải rác và các đỉnh núi đất nằm xen kẽ ở một số thung lũng nhỏ, bằng phẳng.
Phần phía bắc hồ Na Hang chủ yếu là những ngọn đồi và núi đá vôi có độ cao khoảng 1.475 m so với mực nước biển. Địa hình của vùng này về phía Bắc và Tây Bắc của khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long cũng có các ngọn đồi và núi đá vôi với một vài thung lũng được bao quanh bởi các mỏm núi đá vôi. Đặc điểm chính ở phía Bắc có một loạt các dãy núi bị cô lập kéo dài từ Đông Nam sang Tây Bắc và một dãy núi đá vôi dốc đứng có độ cao lên tới 1.271 m so với mực nước biển kéo dài hơn 10 km dọc theo hồ Na Hang.
Phần phía Nam của khu nghiên cứu (phía Nam hồ Na Hang) chủ yếu là núi, đồi đá vôi, đỉnh núi đá vôi và một vài thung lũng nhỏ, bằng phẳng và biệt lập. Khu vực này có rất nhiều vỉa núi đá vôi bị cô lập so với phần phía Bắc, mặc dù khu vực này có độ cao thấp hơn. Trong khu này cũng có rất nhiều vỉa núi đá vôi và các thung lũng, đặc biệt là về phía hồ Na Hang.
Đặc điểm khí hậu:
Nhiệt độ: Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng cận nhiệt đới phía bắc Việt Nam.
Khu vực này được đặc trưng bởi tính thời vụ riêng biệt, bao gồm "Mùa mưa"
thường là từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô thường là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, với khoảng thời gian mùa xuân và mùa thu ít khác biệt. Dữ liệu khí tượng ghi
nhận ở huyện Na Hang cho thấy nhiệt độ khu vực trong năm 2018, 2020, 2022 dao động từ 180C vào tháng 1 và 12, đến 310C vào tháng 6, tháng 7. Nhiệt độ tối thiểu và tối đa được ghi nhận trong những năm này là 70C vào tháng 12 năm 2018 và 410C vào tháng 6 năm 2022 (Hình 1.9).
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình khu vực nghiên cứu
Năm Nhiệt độ trung bình tháng (℃))
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2018 16.5 20.5 23 26 30 30.5 29.5 29.5 28 25 23.5 16
2020 18 20 22.5 25.5 31 31 31.5 30.5 29.5 26.5 24.5 21.5
2022 19.5 21 23 25.5 27.5 32.5 31 30 29.5 25.9 23.5 17.8
Nguồn:https://www.accuweather.com/vi/vn/na-hang/356327/june-weather/356327#
Hình 1.9. Nhiệt độ thấp và cao nhất hàng năm
Lượng mưa: Tổng lượng mưa hàng năm cho khu vực trong năm 2022 là 2.037 mm, chủ yếu được diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10, với lượng mưa tối đa là 607 mm vào tháng 10 (Hình 1.10). Lượng mưa tối thiểu trong cùng năm là 5 mm vào tháng 2, tiếp theo là 9 mm trong tháng 11, ghi nhận về độ ẩm khu vực dao động từ 79% đến 88%, với độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82%.
Hình 1.10. Lượng mưa tại Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long
Đất đai:
Các loại đất trong khu vực nghiên cứu được mô tả như sau: đất sét và mùn chiếm ưu thế trên các sườn dốc cao hơn, đất sét phù sa màu nâu và vàng nhạt với đất đá vôi hoặc đất sét trên các sườn dốc bị xói mòn hoặc đất đã được canh tác, và đất phù sa xám và đá phiến bị phong hóa trên vùng núi đá vôi hoặc đá phiến sét gần phía sườn dốc và hồ Na Hang.
Hiện trạng thảm thực vật rừng:
Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích 8556,85 ha trong đó là những khu rừng trên sườn núi đá vôi dốc và thung lũng, bao gồm chủ yếu là rừng thành thục thường xanh, cận nhiệt đới và rừng rụng lá sớm. Cuộc khảo sát thực vật đầu tiên của khu vực được thực hiện vào năm 2004 (Lê Trọng Trải và cs., 2004), trong đó ghi nhận sáu quần xã thực vật lớn: hai quần xã nguyên sinh và bốn quần xã tái sinh.