Điều kiện dân sinh- kinh tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 47 - 50)

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.8. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.8.2. Điều kiện dân sinh- kinh tế

Theo số liệu thống kê năm 2022 đã ghi nhận có tổng cộng 2.738 hộ gia đình ở trong khu khu vực Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long, với dân số là 15.528 người. Dân số đông nhất trong khu vực nghiên cứu nằm ở phía nam, trong đó xã Thượng Lâm chiếm 45,47%, tiếp theo là xã Khuôn Hà với 30,50% và sau đó là xã Sinh Long với 24,03% tổng dân số. Số khẩu trung bình của các hộ xã Thượng Lâm (với 4,42 người/hộ); xã Khuôn Hà (với 4,70 người/hộ); và xã Sinh Long (với 4,73 người/hộ) (Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Tóm tắt nhân khẩu, dân tộc và cấp độ nghèo của xã

Nhóm dân tộc/thôn Hộ gia

đình

Dân số

Nghèo đói Thu nhập trung bình

14 thôn

Tày, Dao, Mong, Mường, Thái, Pà Thèn, Kinh 1.286 5.696 21,5% Đạt trug bình 2.200.000

VNĐ/người/tháng 12

thôn Dao, Mông, Tày, Cao Lan, La chí, Thái, Kinh 816 3.821 20,4% Đạt trug bình 2.250.000

VNĐ/người/tháng 9

thôn Dao, Mông, Tày, Kinh 636 3.011 70% Đạt trug bình.

500.000VNĐ/người/tháng

Tổng cộng 2.738 12.528

(Nguồn: Dân số (2022), Ban dân số kế hoạch hóa gia đình, UBND huyện Na Hang,

Lâm Bình)

Theo thống kê của chính quyền địa phương, thu nhập trung bình của hộ gia đình năm 2022 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa các hộ gia đình ở các thôn phía Bắc và phía Nam của Khu nghiên cứu, thu nhập bình quân hộ gia đình ở khu vực Sinh Long chỉ bằng một phần tư các hộ gia đình ở khu vực Thượng Lâm và Khuôn Hà. Khi so sánh các thôn ở ba xã của khu vực nghiên cứu, có thể thấy rằng phần lớn hộ nghèo là ở khu vực xã Sinh Long, với khoảng 60% hộ dân được coi là nghèo và hai thôn người Dao và H'mông của Trung Phìn và Khuổi Phìn chiếm trên 93%. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực Khuôn Hà và Thượng Lâm là khoảng 20% (Phụ lục 16 a,b,c) Hầu hết 35 thôn trong khu nghiên cứu, ở Khuôn Hà (12 thôn), Thượng Lâm (14 thôn) và xã Sinh Long (9 thôn), có sáu nhóm dân tộc thiểu số: Tày (60,31%), Dao (18,35%), H'mông (10,03%), Mường (0,10%), Thái (0,07% và Nùng (0,04%) và một số ít hộ người Kinh (2,11%).

Giáo dục và y tế:

Hệ thống trường học trong Khu vực nghiên cứu được xây dựng khá tốt và phân bố khắp khu vực, trong đó cả ba xã có các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Xã Thượng Lâm hiện có 236 học sinh và 26 giáo viên trung học phổ thông ở thôn Bản Chợ, điều này đã giúp hệ thống trường học trong xã hoàn thiện hơn so với hai xã còn lại. Ở Sinh Long, mẫu giáo và tiểu học đều có 1 trường với 8 điểm trường, hai xã còn lại có 1 mẫu giáo và 2 tiểu học ở Khuôn Hà, và 5 mẫu giáo và 3 tiểu học ở Thượng Lâm.

Tại thời điểm nghiên cứu, số lượng giáo viên và học sinh những trường này là: Trường Mẫu giáo - Khuôn Hà 237 học sinh và 20 giáo viên, Thượng Lâm 360 học sinh và 30 giáo viên, Sinh Long 240 học sinh và 22 giáo viên. Trường tiểu học - Khuôn Hà có 407 học sinh và 19 giáo viên,Thượng Lâm có 407 học sinh và 36 giáo viên, Sinh Long có 386 học sinh và 43 giáo viên. Trường THCS - Khuôn Hà có 188 học sinh và 18 giáo viên, Thượng Lâm có 243 học sinh và 19 giáo viên, Sinh Long có 275 học sinh và 17 giáo viên. Trường THPT ở thôn Bản Chợ, xã Thượng Lâm với 236 học sinh và 26 giáo viên (Bảng 1.4).

Các dịch vụ y tế:

Các dịch vụ y tế trong khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long khá đầy đủ, cả ba xã đều có các trạm xá và có từ một đến năm bác sĩ, y tá và từ năm đến

mười giường bệnh. Trung tâm y tế ở thôn Kà Nò (xã Khuôn Hà) và Nà Liềm (xã Thượng Lâm) là trung tâm có khả năng tiếp nhận bệnh nhân tốt từ các thôn khác trong xã, đặc biệt là do mạng lưới đường xá hiện có khá thuận lợi. Tuy nhiên, hai trạm y tế này nằm gần nhau, chỉ cách khoảng 3 km và mặc dù cách nhau bởi một ngọn núi nhưng chúng không được bố trí mang tính chiến lược để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của khu vực nông thôn. Trạm y tế Lũng Khiêng cũng nằm ở trung tâm phía nam của xã Sinh Long với một số thôn trong thung lũng. Phần phía bắc của xã Sinh Long không có trung tâm y tế hoặc phòng khám, khiến thôn Bản Lá và thôn Khuổi Phìn nằm cách khá xa với các dịch vụ y tế, với khoảng cách tương ứng khoảng 7 km và 14 km từ địa điểm Lũng Khiêng.

Bảng 1.4. Trường học và các dịch vụ y tế tại khu vực nghiên cứu

Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long

Xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình Dịch vụ/hệ

thống Địa điểm thôn Số lượng

học sinh

Số lượng giáo viên

Hệ thống trường học

Mầm non (1) Kà Nò 237 20

Cấp I (2) Kà Nò, Nà Muông 280 22

Cấp II (1) Nà Thom 188 18

Dịch vụ y tế

Trạm Y tế/Phòng Khám

(1)

Kà Nò

4 Bác sỹ

2 Y tá

10 Giường

Xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình

Dịch vụ/hệ thống Địa điểm thôn Số lượng

học sinh Số lượng

giáo viên

Hệ thống trường học

Mầm non (5) Nà Va, Nà Lầu, Khun

Hon, Bản Chợ, Bản Bó 360 30 Cấp I ((3) Nà Va, Nà Bản, Bản

Chợ 407 36

Cấp II (1) Bản Chợ 243 19

Cấp III (1) Bản Chợ 236 26

Dịch vụ y tế

Trạm Y tế/Phòng Khám

(1)

Nà Liềm

Trạm Y tế

5 Bác sỹ

1 Y tá

5 Giường

Phòng khám

5 Bác sỹ

3 Y tá

9 Giường

Xã Sinh Long, huyện Na Hang Dịch vụ/hệ

thống Địa điểm thôn Số lượng

học sinh

Số lượng giáo viên

Hệ thống trường học

Mầm non (1 và 8 điểm trường)

Trung Phìn, Phiêng Ten, Lũng Khiêng, Phiêng Thốc, Nà Tấu,

Nậm Đường, Khuổi Phìn, Bản Lá, Phiêng Ngàm

240 22

Cấp I ((1 và 8

điểm trường) 386 43

Cấp II (1) Lũng Khiêng 275 17

Dịch vụ y tế

Trạm Y tế/Phòng Khám

(1)

Lũng Khiêng

1 Bác sỹ

4 Y tá

5 Giường

(Nguồn: Ban thống kê dân số xã Sinh Long, Thượng Lâm, Khuôn Hà, 2022)

Bảng 1.5. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ

Năm Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2019 99,2 % 94,1 % 99,1 % 93,5 %

2020 95,4 % 91,9 % 98,9 % 92,8 %

2021 96,4 % 93,6 % 99,4 % 95,7 %

2022 98,2 % 96,4 % 99,8 % 97,2 %

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2022)

Giao thông:

Tất cả các thôn ở xã Khuôn Hà và Thượng Lâm đều có những con đường bê tông đẹp từ Ủy ban nhân dân xã đến trung tâm thôn. Hệ thống đường cho các thôn ở xã Sinh Long kém phát triển, vẫn còn sáu thôn không có đường giao thông. Một số con đường trong khu vực vừa mới hoàn thành. Hầu hết các con đường gần trung tâm xã được trải nhựa, rộng hơn và thường đủ rộng để hai phương tiện tránh nhau (rộng 8 m), trong khi đường vào các vị trí xa hơn thường được làm bằng bê tông và chỉ đủ rộng để một chiều xe đi một lúc (rộng 4 m).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w