Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.5. Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển của loài Voọc
Đa dạng sinh học (ĐDSH) liên quan mật thiết đến lợi ích của cộng đồng dân cư ở gần hoặc trong các hệ sinh thái rừng, và những hoạt động hàng ngày của họ có
thể có ảnh hưởng đáng kể đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa và biến đổi môi trường (ví dụ: biến đổi khí hậu gây ra, phá hủy và suy thoái môi trường sống, săn bắn và bệnh tật) đã dẫn đến gần 38% các loài động vật và thực vật hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng (IUCN, 2023).
Theo Elliott và cs. (2006), việc phá hủy rừng nhiệt đới có thể coi là mối nguy hiểm lớn nhất đối với các loài động vật và thực vật trên Trái Đất. Sự phá hủy rừng đang dần biến các khu rừng lớn thành những mảng rừng nhỏ, bị cô lập, và từng mảng rừng nhỏ đó không đủ điều kiện để duy trì các cộng đồng sinh vật đa dạng.
Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích của bề mặt Trái Đất, nhưng lại chứa đựng hơn một nửa số loài động và thực vật trên toàn cầu. Ngoài ra, chúng cung cấp nguồn lợi ích lâm sản phong phú cho cộng đồng địa phương và giúp giảm thiểu thiệt hại từ lũ lụt và hạn hán. Tuy nhiên, những khu rừng này đang biến mất một cách nhanh chóng.
Ở các quốc gia đang phát triển, người dân thường xuyên khai thác thực phẩm, nhiên liệu, và nguyên liệu xây dựng từ môi trường rừng xung quanh mình. Các khu rừng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đang bị đe dọa bởi sự phát triển nhân loại nhanh chóng, nền kinh tế thay đổi và dân số ngày càng tăng. Quốc gia này đã mất 8,4% diện tích rừng nguyên sinh từ năm 2001 đến năm 2018, với độ che phủ rừng nguyên sinh/tổng số cây là 48% (https://rainforests.mongabay.com/deforestation/archive/Laos.htm ).
Do nạn phá rừng không bền vững và tiêu thụ thịt rừng, các khu rừng của CHDCND Lào ngày càng trở nên trống trải và nhiều loài thú rừng đang bị đe dọa.
Một tình trạng trong đó các khu rừng dường như được bảo tồn tốt nhưng hầu như không có động vật có xương sống do sự khai thác quá mức của cộng đồng địa phương. Trong số các loài động vật rừng bị săn bắn và bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng là những loài thuộc chi linh trưởng Trachypithecus, bao gồm 14 loài linh trưởng ăn lá ở châu Á, Voọc Lào Trachypithecus laotum là loài đặc hữu của Lào (Johnny Souwideth và cs., 2021).
Trong quá khứ, khi tài nguyên còn phong phú và dân số thấp, không có áp lực lớn từ việc phát triển kinh tế và xã hội. Nhưng sau này, với sự suy giảm của tài nguyên và gia tăng dân số, việc mở rộng diện tích đất canh tác và phát triển kinh tế đã trở thành mối đe dọa đối với công tác bảo tồn. Sự tăng cao của nhu cầu sử dụng các sản phẩm sinh học tự nhiên cũng gây ra lo ngại lớn về suy thoái đa dạng sinh học. Tại Vườn quốc gia Khao Yai, việc áp dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế và cải thiện sinh kế cho dân địa phương đã giúp giảm tình trạng trộm cắp và xâm lấn vào vườn quốc gia, đồng thời tạo cầu nối giữa công tác bảo tồn và phát triển nông thôn. Các biện pháp khuyến khích này đã hỗ trợ người dân Sherpas sống phụ thuộc vào Vườn quốc gia Sagarmatha, Nepal, giải quyết vấn đề cuộc sống khó khăn và thúc đẩy việc phục hồi rừng trong khu vực (Thakur Silwal và cs., 2022)
Hệ thống rừng đặc dụng ở vùng Bắc Trung Bộ đang gặp hạn chế trong tổ chức và quy hoạch, dẫn đến suy giảm ĐDSH ở nhiều khu bảo tồn. Cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chưa liên kết chặt chẽ giữa bảo vệ rừng và quy hoạch định canh, định cư để ổn định đời sống dân cư xung quanh. Sự suy giảm này gây mất cân bằng sinh thái và gây ra hậu quả nghiêm trọng về thiên tai, lũ lụt. Theo Bộ Công an, có đến 43% vụ phá rừng liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông, khai thác khoáng sản và xây dựng các công trình văn hóa, tâm linh. Đặc biệt, việc khai thác gỗ trái phép tập trung vào các loại lâm sản quý hiếm ở các khu rừng nguyên sinh và các khu bảo tồn, đây là một tình trạng đáng lo ngại (Trần Thế Liên, 2002).
Nguyễn Anh Hùng (2014), nghiên cứu tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Luận án tiên sĩ sinh học, Đại học sư phạm Thái nguyên, Khi phỏng vấn 50 người dân có
tới 80% cho biết họ thường khai thác các loại gỗ (Đinh, Sến, Re, Giổi…) để bán lấy tiền vì đời sống còn khó khăn. Trong giai đoạn 2005- 2014, một người khỏe mạnh có thể khai thác 10m3/tháng. Khai thác lâm sản ngoài gỗ như củi đun cũng diễn ra hàng ngày, qua điều tra 04 xã kết quả 82,8% lượng củi khai thác từ rừng tự nhiên và một năm trung bình mỗi hộ dùng 590,4 Ste, củi dùng chủ yếu để sao chè.
Theo Le, T.H (2019), Cư dân sống xung quanh khu vực núi đá vôi Chùa Hang thể hiện sự nhận thức tốt về việc bảo tồn loài Voọc bạc Đông Dương. Tuy
nhiên, vẫn có các hoạt động gây đe dọa đến quần thể của loài này, như du lịch, buôn bán, khai thác củi và cây cảnh, đào ao nuôi hải sản, trồng cây ăn quả cạnh núi, và cạnh tranh loài. Những hoạt động này ảnh hưởng đến sinh cảnh sống và thu hẹp vùng sống của loài, cũng như thay đổi tập tính hoang dã của chúng. Đề xuất trong nghiên cứu này gồm hai nhóm giải pháp: giải pháp kỹ thuật là tạo hành lang cây xanh ở chân núi cao 2m và ưu tiên trồng 8 loài thực vật Voọc bạc Đông Dương ăn nhiều nhất; giải pháp quản lý bao gồm việc sớm thành lập khu bảo tồn và quy hoạch khu du lịch theo đúng quy định pháp luật.
Theo Jialiang Han và cs. (2021), điều tra sự xáo trộn của con người và việc sử dụng môi trường sống của Voọc đen má trắng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mayanghe, Quý Châu, Trung Quốc, bằng cách phân tích tác động của các loại xáo trộn khác nhau của con người đối với việc sử dụng môi trường sống bằng cách sử dụng mô hình lỗi tự hồi quy đồng thời theo không gian (SAR). Nhận thấy rằng cường độ sử dụng môi trường sống của Voọc có tương quan thuận với độ dốc và khoảng cách tới đường nhưng lại tương quan nghịch với độ cao và khoảng cách đến các địa điểm nuôi ong và các địa điểm chăn thả ong. Tác dụng của từng loại khác nhau loại xáo trộn của con người có mối tương quan nhất quán với nhau, ngoại trừ khoảng cách đến nơi nuôi ong địa điểm và địa điểm chăn thả. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng Voọc bị giới hạn ở các khu vực nhỏ dọc theo các con sông trong Khu bảo tồn thiên nhiên Mayanghe và khu vực cũng được sử dụng bởi những con đường địa phương nhỏ. Vùng ảnh hưởng được ước tính là 1400m.
Theo Jatna Supriatna và cs. (2020), Sulawesi là hòn đảo quan trọng đối với loài linh trưởng. Tất cả 17 loài được tìm thấy đều là loài đặc hữu. Hòn đảo này cũng bao gồm các vùng tiếp xúc giữa các loài khỉ (chi Macaca) nơi có thể phát sinh các giống lai. Sulawesi tiếp tục bị phá rừng, đặc biệt là ở vùng đất thấp thích hợp cho trồng các sản phẩm nông nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá trên toàn hòn đảo về mức độ và tỷ lệ phá rừng hiện tại cũng như tác động của việc này đối với môi trường sống sẵn có của tất cả các loài linh trưởng. Các tỉnh Tây Sulawesi và Đông Nam Sulawesi có tỷ lệ phá rừng cao nhất. Ngô, cà phê, ca cao và cọ dầu là những mặt hàng đang lan rộng khắp hòn đảo. Mức độ phá rừng ở các khu vực lai là đáng báo động, đặc biệt là không có khu rừng nào trong số đó nằm trong các khu vực
được bảo vệ. Để giúp giải quyết những vấn đề này, cần đề xuất sự lồng ghép thận trọng giữa bảo tồn và phát triển, bao gồm việc đưa ra những đánh đổi rõ ràng và tiến hành nghiên cứu xuyên ngành về các hệ thống sinh thái xã hội trong sự giao thoa giữa chính sách và quản lý ở quy mô địa phương.
Đỗ Công Ba (2020), các yếu tố ảnh hưởng đến thảm thực vật bao gồm các hoạt động chính của con người như khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây thuốc, cây có tác dụng chữa bệnh, cây sản xuất dầu, cây làm thức ăn cho người và gia súc, cây cảnh...), phá rừng để mở đất canh tác, chăn nuôi gia súc, và gây cháy rừng. Nguyên nhân của những hoạt động này thường là do đói nghèo, phong tục tập quán canh tác đồi rừng, và mặt trái của du lịch, kèm theo việc thiếu sự nghiêm túc trong thực hiện chính sách và luật pháp.
Phạm Nhật (2002), bên cạnh việc mất môi trường sống, việc săn bắt không kiểm soát cũng đang đe dọa nghiêm trọng đối với các loài linh trưởng nói chung và đặc biệt là Voọc đen má trắng. Với sự phát triển của con người, nhu cầu về thú linh trưởng ngày càng tăng, chúng có giá trị lớn về mặt kinh tế, thực phẩm và y học truyền thống. Do đó, chúng thường là mục tiêu chính của săn bắn. Voọc đen má trắng, một trong những loài linh trưởng quý hiếm, lại có giá trị kinh tế cao, là đối tượng bị săn bắt nhiều nhất. Con người sử dụng nhiều phương tiện như bẫy cần giật, bẫy lồng sập, súng kíp, súng săn hai nòng, súng liên thanh để săn bắt. Mỗi năm, hàng loạt các loài linh trưởng bị săn bắt, dẫn đến tình trạng nguy cấp và rất nguy cấp của chúng, và nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo Nguyen Vinh Thanh và cs. (2022), trong năm 2019 và 2020, 14 vùng ở miền Bắc Việt Nam đã khảo sát Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) (Osgood, 1932) để khẳng định hiện trạng phân bố, ước tính quần thể và cường độ áp lực săn bắt. Những người từ chính quyền địa phương được bầu chọn, cũng như các cá nhân khác, đã được phỏng vấn để xác định nhận thức của họ về việc bảo tồn Voọc. Những dữ liệu này được kết hợp để phân tích thống kê. Kết quả cho thấy trạng thái bảo vệ có tương quan nghịch với áp lực săn bắt (Rs = -0,601; p = 0,006).
Áp lực săn bắt cũng có mối quan hệ nghịch biến với sự tăng trưởng số lượng quần thể Voọc (Rs = -0,616; p = 0,005) và số lượng cá thể Voọc (Rs = - 0,578; p = 0,01).
Tuy nhiên, việc đặt một khu vực dưới sự bảo hộ của Nhà nước không có mối tương
quan với tốc độ tăng trưởng quần thể Voọc mông trắng sinh sống ở đó (p > 0,05).
Nhận thức của người dân khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long rất cao (trên 99%) ủng hộ mạnh mẽ việc bảo tồn Voọc mông trắng) tương ứng với sự tăng trưởng quần thể Voọc mông trắng tại khu vực đó. Do đó, để bảo vệ cả Voọc và sinh kế của người dân, chúng tôi khuyến nghị biến các khu vực Voọc mông trắng phân bố thành các khu vực được bảo vệ, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân thông qua các hoạt động và phổ biến pháp luật. Việc đưa loài này vào môi trường sống được bảo vệ phù hợp cần được tiến hành một cách khoa học.
Các nghiên cứu về tác động của hoạt động con người đến nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn ở Việt Nam đã chỉ ra rằng các hoạt động này phổ biến và đang gây ra suy giảm ĐDSH. Tình trạng này đặt ra mối lo ngại toàn cầu về việc mất rừng gia tăng bởi các cộng đồng địa phương phải chịu sức ép của đời sống kinh tế. Thảm thực vật bị ảnh hưởng nặng nề, rừng chủ yếu còn lại là rừng thứ sinh, cấu trúc rừng bị phá vỡ nghiêm trọng, và nhiều loài quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cả Voọc đen má trắng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá tổng quan, thiếu đi sự nghiên cứu sâu và hệ thống hóa về tác động của người dân, làm cho phương pháp đánh giá còn hạn chế và kết quả không thể đo lường được mức độ tác động. Vì vậy, nghiên cứu về các tác động này và đề xuất các giải pháp phù hợp cho bảo vệ và phát triển môi trường sống cho các loài sinh vật nói chung, và Voọc đen má trắng nói riêng, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà khoa học.