CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực tới Voọc đen má trắng và môi trường sống của chúng tại khu vực Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long
Trong Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long có 35 thôn, xã Khuôn Hà (12 thôn), xã Thượng Lâm (14 thôn) và xã Sinh Long (9 thôn), có 2.738 hộ gia đình với dân số là 15.528 người, có sáu nhóm dân tộc thiểu số: Tày (60,31%), Dao (18,35%), H'mông (10,03%), Mường (0,10%), Thái (0,07% và Nùng (0,04%), Kinh (2,11%) với 33,7% hộ nghèo. Dù sống trong cùng một cộng đồng, các dân tộc thường có những phong tục, tập quán canh tác khác nhau. Lịch sử lâu dài đã thấy người dân sử dụng nhiều sản phẩm từ rừng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và văn hóa theo truyền thống của dân tộc mình. Trong cộng đồng, có hai loại tài nguyên tự nhiên phổ biến mà người dân thường sử dụng. Nhóm đầu tiên là các loài cây gỗ, được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng nhà cửa, làm vật liệu xây dựng, chuồng trại, dụng cụ sản xuất, và cung cấp củi đốt. Nhóm thứ hai là các loài cây lâm sản ngoài gỗ, được sử dụng cho mục đích thực phẩm, dược phẩm, chế tạo công cụ, và sản xuất thức ăn cho gia súc.
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả điều tra về những tác động tiêu cực của người dân tới
tài nguyên rừng
Tác động Người dân
Số phiếu Tỷ lệ (%)
Khai thác gỗ 96 100
Khai thác củi 96 100
Sử dụng rừng không đúng mục đích 6 6,2
Khai thác lâm sản ngoài gỗ 96 100
Chăn thả gia súc 22 22,9
Cháy rừng 0 0
Săn bắt động vật rừng 12 12,5
Tác động khác (Khai thác Mỏ đá, Xây dựng nhà máy điện)
Có 01 mỏ khai thác đá vôi và nhà máy điện Na hang
(Nguồn điều tra)
Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Phỏng vấn 96 người dân có 100% số người phỏng vấn có khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ. Chăn thả gia súc 22 hộ (22,9%) chăn nuôi chủ yếu là dê và bò, săn bắt động vật 12 hộ (12,5%) chủ yếu là săn bắt các loại động vật thông thường như: Dúi, Sóc, gà rừng, cầy, chuột.
3.4.1. Khai thác gỗ trái phép
Theo Quyết định 156/2018/NĐ-CP quy chế quản lý rừng phòng hộ thì trong khu rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được khai thác, thu gom, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng trồng kèm, trồng xen, Lâm sản ngoài gỗ và cây trồng chính đến tuổi thành thục số lượng được khai thác sử dụng, nhưng phải trên nguyên tắc không làm mất khả năng phòng hộ của rừng và tính đa dạng sinh học. theo quy định của Nhà nước; được tận thu gỗ, củi, thực vật rừng phải có kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế việc khai thác gỗ củi diễn ra tự phát ở những nơi còn gỗ và có thể khai thác được.
Hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp đã gây ra nguy cơ đối với nguồn tài nguyên cây gỗ và gây thiệt hại đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật, trong đó có Voọc đen má trắng. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2021, các cơ quan kiểm lâm đã phát hiện và xử lý tổng cộng 78 trường hợp khai thác gỗ bất hợp pháp, 91 trường hợp vận chuyển gỗ trái phép, và 42 trường hợp buôn bán, lưu trữ, và chế biến lâm sản trái phép. Một số loài gỗ quý hiếm như Nghiến, Trai lý, Sến mật, được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam, đã bị khai thác mạnh mẽ để sử dụng trong xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng, và các công trình kiến trúc khác, do chúng có giá trị cao và được ưa chuộng trong việc xây dựng.
Dựa vào bảng 3.15, trong vòng 2 năm, đã ghi nhận tổng cộng 239 trường hợp vi phạm luật về bảo vệ và phát triển rừng. Biện pháp xử lý chủ yếu là tịch thu tang vật và xử lý hành chính, với chỉ có 12 trường hợp xử lý hình sự vào năm 2021. Các vi phạm chủ yếu liên quan đến việc khai thác và vận chuyển lâm sản.
Thông tin thống kê trong 2 năm cho thấy xu hướng giảm số trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, với 109 trường hợp phát hiện và bắt giữ vào năm 2021, giảm 16,2% so với năm 2020. Tuy nhiên, số trường hợp vi phạm vẫn khá lớn trong lĩnh vực này, gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng và suy
giảm nghiêm trọng tính đa dạng của hệ thực vật, ảnh hưởng đến môi trường sống của Voọc.
Bảng 3.15. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu
năm 2020 - 2021
TT Tên chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2021
1 Tổng số vụ vi phạm Vụ 130 109
1.1 Khai thác Vụ 35 43
1.2 Vận chuyển Vụ 58 33
1.3 Chế biến, kinh doanh LS trái phép Vụ 19 23
1.4 Cháy rừng, đốt nương rẫy trái phép ha 2,411 1,25
1.5 Vi phạm khác Vụ 17 9
2 Tịch thu phương tiện
Cái
85 43
- Xe máy 2 -
- Cưa xăng 30 19
-Dụng cụ thô sơ 21 23
- Súng săn 2 1
3 Tịch thu Gỗ
M3
42,94 34,8
Gỗ quy tròn các loại 27,9 20,25
Gỗ xẻ 15,04 14,55
4 Động vật hoang dã (dúi, rắn, chim) Kg 1694,6 11,5 5
Lâm sản ngoài gỗ
Vỏ Quế Kg 509
Dây song 7154
6 Xử lý vi phạm
Vụ
130 109
Hành chính 98 97
Hình sự 12
Hình thức khác 32
7 Tổng thu nộp NS 1000
đồng 467.474 662.850
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2020-2021
Hạt Kiểm Lâm huyện Na Hang, Lâm Bình)
Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trộm nhằm thu
lợi bất chính. Ở vùng lân cận Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long, có nhiều xưởng cưa xẻ gỗ đang hoạt động. Một phần nguồn nguyên liệu cho việc chế biến gỗ này đến từ việc khai thác gỗ bất hợp pháp từ khu rừng Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa tìm ra cách kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả hoạt động chế biến gỗ từ nguồn gỗ lậu này.
Trên thị trường, có một nhu cầu cao và sự ưa chuộng đặc biệt đối với gỗ Nghiến, Trai lý,... mà vẫn còn nhiều trong khu rừng Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long, tạo ra nguy cơ rõ ràng cho việc tác động mạnh mẽ của người dân lên rừng.
Kết quả của cuộc điều tra đã chỉ ra rằng, người dân thường tiến vào rừng để khai thác gỗ chủ yếu để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và bán để kiếm thu nhập. Theo số liệu từ cuộc phỏng vấn 96 hộ dân, cần khoảng 17m3 gỗ để xây dựng một ngôi nhà, với các hộ có nhu cầu cao hơn là khoảng 21m3, hộ trung bình là khoảng 15m3 và hộ nghèo là khoảng 14m3. Tất cả gỗ để xây nhà đều được khai thác từ rừng tự nhiên, và một ít là từ gỗ dự trữ từ trước. Một thớt gỗ loại Nghiến nguyên liệu chưa qua gia công có giá khoảng 280.000 đồng, một khúc gỗ loại Nghiến nguyên liệu chưa qua xử lý với kích thước 80 cm x 4 cm x 4 cm có giá khoảng 75.000 đồng, và một thanh gỗ Nghiến có kích thước 3m x 30cm x 5cm có giá từ 550.000 đến 700.000 đồng. Lợi nhuận lớn từ việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép đã thu hút mạnh mẽ người dân trong vùng, đặc biệt là khi điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn và thu nhập từ nông nghiệp cùng các nghề phụ khác thấp hơn nhiều. Năm 2020-2021, đã thu hồi gỗ trái phép được 77,74 m3 gỗ nhóm III và nhóm VI.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng việc khai thác gỗ trái phép đã đe dọa trực tiếp đến nguồn tài nguyên cây gỗ, phá hoại nhiều sinh cảnh sống của nhiều loại động thực vật, đặc biệt là môi trường sống của Voọc đen má trắng.
3.4.2. Khai thác củi
Củi là nguồn nhiên liệu chính để đốt không thể thiếu đối với cư dân ở vùng miền núi, và cây thân gỗ là nguyên liệu chính. Thường, họ thu hoạch cành khô hoặc cây khô từ rừng tự nhiên trong Khu rừng phòng hộ để sử dụng làm củi đốt. Sự đa dạng trong thành phần cây làm củi thường được thể hiện trong (Phụ lục 12).
Dữ liệu từ Phụ lục 12 chỉ ra rằng có 29 loài cây thường được người dân khai thác để làm củi đốt. Trước đây, họ thường chọn những cây lớn để sử dụng làm củi, nhưng do những cây này trở nên hiếm hơn và bị kiểm soát chặt chẽ, nên họ bắt đầu thu hoạch các cành hoặc cây đã bị chặt hạ và đã được xẻ để sử dụng. Do đó, các loài như Côm tằng, Nghiến, Trai, Tre, Nứa, Vầu chẹo, Ô rô, Sồi,... trở nên phổ biến trong việc làm củi đốt, vì chúng hiện nay thường được tìm thấy nhiều trong rừng.
Khi cây khô cạn kiệt, họ thậm chí còn chặt cả cây to và cây nhỏ vẫn còn sống. Về lượng củi khai thác được thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Lượng củi được người dân sử dụng
Nhóm hộ Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Lượng củi tiêu thụ TB/tháng/hộ
(Kg)
Sử dụng nhiều 30 31,25 1250
Sử dụng TB 42 43,75 1026
Sử dụng ít 24 25 855
TB 1043
(Nguồn điều tra)
Mức tiêu thụ củi hàng ngày phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của từng hộ gia đình, với một lượng trung bình khoảng 1043 kg củi khô được sử dụng mỗi tháng.
Có 30 hộ (chiếm 31,25%) trong nhóm sử dụng nhiều nhất, tiêu thụ khoảng 1250 kg củi/tháng, tiếp theo là 42 hộ (43,75%) trong nhóm sử dụng trung bình khoảng 1026 kg củi/tháng, và nhóm sử dụng ít nhất tiêu thụ khoảng 855 kg củi/tháng. Hoạt động khai thác củi diễn ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa nông nhàn, từ tháng 11 đến tháng 12. Địa điểm khai thác chính thường tập trung ở khu vực gần khu dân cư. Ngoài lượng củi được khai thác bởi các thôn giáp ranh khu rừng phòng hộ còn có người dân từ thôn khác tới rừng phòng hộ khai thác. Củi được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như nấu cơm, đun nước, nấu cám lợn, nấu rượu, sưởi ấm và đôi khi được bán đi, tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm một phần nhỏ. Kết quả điều tra cho thấy 52,2% nam giới và 47,8% phụ nữ tham gia vào hoạt động khai thác củi, bởi vì công việc này đòi hỏi nhiều sức lao động. Phụ nữ thường tham gia vào việc khai thác củi khi đi rừng chăn nuôi hoặc thu hái rau. Do đó, hoạt động khai
thác củi quá mức cũng đang gây ra tác động tiêu cực đến khả năng tái sinh và môi trường sống của nhiều loài sinh vật, bao gồm cả Voọc đen má trắng.
3.4.3. Sử dụng rừng không đúng mục đích
Trên thực tế, trong quá trình điều tra, đa số khu vực đất bằng phẳng đã bị khai thác và biến đổi thành đất nương rẫy, đặc biệt là ở xã Sinh Long, nơi mà hiện tượng này diễn ra nghiêm trọng nhất (đặc biệt là ở những khu vực cao núi, nơi mà dân tộc chủ yếu là người Mông). Để đáp ứng nhu cầu về đất đai cho sản xuất và đất ở để đáp ứng sự gia tăng dân số, người dân đã tiến hành phá rừng và chiếm đất rừng để sử dụng làm nương rẫy. Từ năm 2020 đến 2021, cơ quan Hạt Kiểm lâm của Na Hang và Lâm Bình đã phát hiện và xử lý tổng cộng 06 vụ sử dụng rừng không đúng mục đích, dẫn đến việc phá hủy 2,411 ha rừng để trồng cây lương thực (Báo cáo kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2020 và kế hoạch năm 2021, của Hạt kiểm lâm Lâm Bình).
Để giải quyết vấn đề này, cần tiến hành lập kế hoạch sử dụng tài nguyên và đất với sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo canh tác bền vững. Đồng thời, cần xây dựng các quy định cụ thể tại cấp địa phương và tăng cường tuân thủ pháp luật.
Ngoài ra, các ban ngành và hệ thống khuyến nông - khuyến lâm cần phải vào cuộc để hỗ trợ cộng đồng trong việc tăng sản xuất trên diện tích đất hiện có và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện sinh kế và giảm thiểu tác động tiêu cực lên rừng phòng hộ từ hoạt động của người dân.
3.4.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Theo Quyết định số 156/2018/NĐ-CP, trong khu rừng phòng hộ, việc khai thác và sử dụng bền vững các loài thực vật ngoài gỗ là bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế, việc khai thác các loại thực vật ngoài gỗ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư. Đa số người dân thường tập trung vào việc khai thác các loài phổ biến, có giá trị mà thường không quan tâm đến bảo tồn và sự phát triển của chúng.
Cây làm thức ăn:
Kết quả khảo sát cho thấy có tổng cộng 23 loài thực vật (Phụ lục 13) thường được người dân tận dụng làm nguồn thực phẩm, bao gồm ngót rừng, măng tre, nứa, rau dớn, hoa chuối, bò khai, quả trám, sấu, tai chua và nhiều loại rau quả khác.
Măng là loại được khai thác nhiều nhất, được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày và cũng được bán trên thị trường. Lượng măng vầu thu hái trung bình của một người lớn 5-10 kg/người/ngày (7.000-15.000 đ/kg). Lượng khai thác măng nứa trung bình 15-20 kg/người/ngày (5.000- 10.000 đ/kg). Hoạt động khai thác măng có
ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng. Ngoài việc thu hoạch các loại cây để sử dụng làm thực phẩm cho con người, người dân còn thu hái các loại rau rừng như cây chuối rừng, rau tầu bay, cây ráy để nấu cám lợn; cũng như lấy lá cây mạy tèo và các loại cỏ từ rừng để làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò.
Khai thác cây làm thuốc:
Phụ lục 14. Kết quả điều tra cho thấy có 18 loài cây thuốc thường được người dân địa phương thu hái, họ có kinh nghiệm trong việc khai thác, chế biến và sử dụng chúng. Một số loài cây được thu hái mà người dân không biết công dụng chính xác, chỉ thu hái để bán. Các phần của cây thuốc được sử dụng đa dạng như thân, lá, rễ, củ, hoa,... Tuy nhiên, những loài cây thuốc quý như Hoàng đằng, bình vôi, kim tuyến, hiện chỉ còn lại rất ít, do khai thác suy giảm nghiêm trọng và chúng thường tồn tại ở những khu rừng sâu, có địa hình phức tạp. Vì khai thác chủ yếu là tự phát và riêng lẻ, việc thống kê và quản lý số lượng cụ thể rất khó. Trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2021, Hạt kiểm lâm đã bắt giữ được 509 kg vỏ quế, nhưng số lượng của các loài cây thuốc khác khá khó quản lý và thống kê.
Đặc biệt khu vực nghiên cứu đang đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nhiều Homestay đã được xây dựng chỉ tính riêng xã Khuôn Hà có
tới 26 gia đình xây dựng Homestay hầu hết các nhà đều có dịch vụ xông hơi tắm nước thuốc. Đó là nguồn tiêu thụ lớn cây thuốc tại địa phương.
Khai thác cây cảnh và các vật liệu khác:
Kết quả khảo sát cho thấy người dân trong khu vực thường khai thác 14 loài cây để sử dụng làm cây cảnh và nguyên liệu cho việc đan lát các dụng cụ nông nghiệp và công cụ hàng ngày trong gia đình, bao gồm tre, song, mây, nứa, trúc, cọ và phong lan. Do mục đích sử dụng chủ yếu là cho nhu cầu gia đình, nên mức độ khai thác các loại cây cảnh này thường không cao. Tuy nhiên, việc khai thác dây song đặc biệt đã đạt mức độ lớn, với 7145 kg được thu giữ trong năm 2020-2021
bởi cơ quan kiểm lâm địa phương (báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 hạt kiểm lâm Na Hang).
Bảng 3.17. Các loại cây được người dân khai thác sử dụng làm cảnh và vật liệu
TT Tên Việt Nam Tên Khoa Học
1 Lộc vừng Baringtonia asiatica(L.) Kurz
2 Si sanh Ficus benjamina L.
3 Sơn tuế Cycas balansae Warb
4 Đuôi chồn Adiantum caudatum L.
5 Ruối Streblus asper Lour
6 Ráy leo Pothos repens (Lour) Druce
7 Huyết giác Dracaena cochinhinensis (Lour) S.C.Chen
8 Lan tiên hài Paphiopedilum hirsutisimum
9 Lam hài tía P.purpuratun
10 Mây Calamus tonkinensis Becc
11 Song Calamus rudentum Lour
12 Tre Banbusa blumeana Schut
13 Nứa Neohouzeana dullosa A. Camus
14 Cọ Livistona cochisinnensis (Luor)
(Nguồn điều tra)
3.4.5. Săn bắt động vật
Mặc dù tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, canh gác, nắm bắt thông tin, ký cam kết, chủ động đấu tranh ngăn chặn bảo vệ rừng tận gốc. Xong hiện tượng săn bắt, mua bán, vận chuyển động vận trái phép vẫn còn diễn ra. Bảng 3.18 cho thấy lực lượng chức năng đã xử lý, thu giữ 1636 cá thể tương đương 1706,1 kg, gồm các loài Dúi, Sóc, Rắn hổ mang, cầy vòi. Trong đó chủ yếu là rắn, năm 2020 đã thu giữ được 1605 kg rắn Hổ mang vận chuyển qua địa bàn. Lượng động vật khai thác tại chỗ không nhiều và có xu hướng giảm như Dúi năm 2020 thu giữ 88 cá thể nhưng năm 2021 chi còn 18 các thể giảm (80%). Nhưng dù sao việc săn bẫy động vật, chim tự nhiên vẫn còn, với nhiều hình thức tinh vi hơn mà lực lượng chức năng chưa phát hiện được. Các bên liên quan đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, cán bộ thôn, xã cần phối hợp nắm bắt thông tin, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để ngăn chặn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường.