Cách thức sử dụng vùng sống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu

3.1.4. Vùng sống của Voọc đen má trắng tại Lâm Bình

3.1.4.2. Cách thức sử dụng vùng sống

Trên tổng diện tích phân bố của loài khoảng 1372,95 ha và vùng lõi khoảng 750,53 ha có 16 đàn được xác định, mỗi đàn có một vùng sống và cách thức sử dụng vùng sống là khác nhau, trường hợp vùng sống trùng nhau giữa hai đàn gần nhau khá là phổ biến. Trong đó khu vực thuộc xã Khuôn Hà đàn 6, đàn 7, đàn 8, đàn 9 và đàn 16 có diện tích vùng sống trùng nhau khoảng 65% có đàn trùng đến 75- 80% giữa các đàn gần nhau do hoạt động ăn, di chuyển, và xã hội. Tương tự vậy các đàn thuộc xã Thượng Lâm đàn 1, đàn 2, đàn 3, đàn 4, đàn 5, đàn 13 ngoại trừ đàn 14 đều có vùng sống trùng nhau trên 50%. Khu vực giáp Sinh Long trừ đàn 10 còn lại đàn 11, đàn 12 và đàn 15 cũng trùng vùng sống trên 50%. Theo Kirkpatrick

(2007), nhóm khỉ ăn lá Châu á giữa hai đàn sống gần nhau có diện tích vùng sống trùng nhau từ 0-100%. So sánh với các loài cùng giống Trachypithecus cho thấy T.

poliocephalus diện tích trùng nhau giữa hai đàn từ 10-24% (Harrison, 1986), T.

francoisi diện tích trùng nhau giữa hai đàn từ 1-83% (Hu, 2011), T. germaini có

diện tích trùng nhau giữa đàn là 60% (Le, T.H, 2019). Trong nghiên cứu này diện tích trùng nhau giữa đàn T. francoisi là từ 50- 80%. Nhưng các đàn hầu hết có vùng lõi không trùng nhau (Hình 3.8).

Bên cạnh đó, kết quả cũng đã xác định có sự khác biệt về diện tích vùng sống giữa mùa khô và mùa mưa đối với từng đàn (Bảng 3.3; hình 3.9).

Bảng 3.3. Diện tích vùng sống theo mùa của Voọc đen má trắng

tại Lâm Bình- Sinh Long

Tên đàn Vùng sống (ha)

Mùa mưa Mùa khô

Đàn 1 2,46 14,79

Đàn 2 39,55 47,18

Đàn 3 29,88 44,12

Đàn 4 55,53 20,88

Đàn 5 8,77 21,38

Đàn 6 19,27 28,11

Đàn 7 10,78 28,79

Đàn 8 11,02 24,61

Đàn 9 34,24 19,77

Đàn 10 4,03 15,22

Đàn 11 21,55 41,83

Đàn 12 71,93 66,14

Đàn 13 2.26 14,78

Đàn 14 11,88 10,08

Đàn 15 6,58 2,16

Đàn 16 2,56 1,32

Tổng diện tích theo mùa

(ha) 332,29 401,16

Trong quá trình quan sát cho thấy 11 đàn gồm đàn 1, đàn 2, đàn 3, đàn 5, đàn 6, đàn 7, đàn 8, đàn 10, đàn 11, đàn 13 có diện tích vùng sống mùa khô cao hơn mùa mưa. Điều này có thể giải thích, vào mùa mưa thực vật sinh trưởng tốt, Voọc có thể dễ dàng tìm thức ăn. Trong khi mùa khô thực vật rụng lá, thức ăn giảm Voọc thường di chuyển theo chiều ngang và phải di chuyển đoạn đường xa hơn nên tổng diện tích vùng sống sẽ cao hơn mùa mưa.

Sáu đàn còn lại là đàn 4, đàn 9, đàn 12, đàn 14, đàn 15 và đàn 16 có diện tích vùng sống mùa mưa cao hơn mùa khô.

Đàn 9 có diện tích vùng sống mùa mưa cao hơn mùa khô (34,24 ha so với 19,77 ha) nhưng chênh lệch không nhiều vì vùng sống của chúng phân bố nhiều loài thực vật là thức ăn ưu tiên lựa chọn của Voọc, chúng dễ dàng tìm thức ăn cho cả hai mùa khô và mưa trên cùng một diện tích.

Đàn 4 có diện tích vùng sống mùa mưa cao hơn mùa khô (55,53 ha so với 20,88 ha) điều này được giải thích là do đàn 4 và đàn 3 là hai đàn đã tách từ một đàn do vậy trong thời gian ngắn việc phân chia địa bàn thức ăn vào mùa mưa chưa có sự rõ ràng những khu vực thức ăn ưa thích của hai đàn này là giống nhau. Dẫn đến tình trạng đàn 4 phải di chuyển nhiều hơn vào mùa mưa để kiếm loài thực vật ưa thích của đàn tránh sự cạnh tranh không cần thiết với đàn 3.

Tương tự như vậy đàn 16 số lượng 04 cá thể được cho là tách từ đàn 6 việc tách đàn này mới diễn ra vì vậy đàn 16 cũng cần di chuyển nhiều hơn vào mùa mưa để tìm các khu vực mới so với đàn cũ.

Đàn 14 có diện tích sống mùa mưa cao hơn mùa khô (2,56 ha so với 1,32 ha) điều này được giải thích như sau đây là một đàn mới được phát hiện chưa được 1 năm. Do số liệu quan sát đàn này chưa có nhiều, số lần quan sát được đàn 14 không nhiều, chủ yếu nhìn thấy đàn vào mùa mưa tại một khu vực nhất định có thể đây là khu vực có thực vật yêu thích của chúng. Do vậy thông tin về vùng sống của đàn 14 cần thời gian cập nhật và bổ sung trong các nghiên cứu sau.

Đàn 12 và đàn 15 có diện tích sống mùa mưa cao hơn mùa khô (71,93 ha so với 66,14 ha và 6,58 ha so với 2,16 ha) sự khác biệt này có liên quan đến địa hình sinh sống của đàn. Vào mùa khô 2 đàn có xu thế hoạt động tại 3 sườn, vách, đỉnh núi dài có mặt hướng về phía hồ có thể khu vực này mát mẻ thu hút

chúng hơn. Vào mùa mưa chúng vượt đỉnh núi vào phía trong kiếm các loài thực vật ưa thích của chúng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(254 trang)
w