CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.5. Phương pháp điều tra sinh thái của Linh trưởng
2.4.5.1. Phương pháp GIS
Nhằm mục tiêu phân tích các nhóm nhân tố sinh thái của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu có những khác biệt gì để từ đó lý giải cho việc phong phú về cá thể.
Luận án đã vận dụng các định nghĩa, phân loại sinh thái của Thái Văn Trừng (1998 và 2001) và các kết quả nghiên cứu đã được công bố về địa hình, khí hậu, lượng mưa, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng của huyện, Na Hang, Lâm Bình, sử dụng phương pháp phân tích GIS để xác định các vùng địa hình, thổ nhưỡng và khi hậu nhỏ hơn trong Khu vực. Riêng nhân tố con người được nghiên cứu trong mục các mối đe dọa ảnh hưởng đến Voọc đen má trắng. Cụ thể các chỉ tiêu sử dụng để phân tích GIS như sau:
* Địa hình:
- Đai thấp: Độ cao < 800 m - Đai trung bình: Độ cao 800 – 1.200 m - Đai cao: Độ cao > 1.200 m
* Đá mẹ và thổ nhưỡng: Sử dụng các dữ liệu về đất để phân vùng lập địa, trong đó tập trung hai tiêu chí chính như sau:
- Vùng núi đất - Vùng núi đá có cây
* Thảm thực vật rừng:
- Các loại rừng Sau khi đã phân vùng các nhóm nhân tố, luận án thực hiện các tuyến khảo sát thực địa để thẩm định các sinh cảnh và thu thập dữ liệu về sự bắt gặp Voọc đen má trắng qua các dạng sinh cảnh (sinh thái) ở các thời gian, theo mùa trong năm. Điều này rất cần thiết để khẳng định sự xuất hiện cũng như việc di cư, kiếm ăn và cư trú của chúng ở các thời điểm khác biệt trong năm.
2.4.5.2. Phương pháp mô tả cấu trúc sinh cảnh
Xác định các dạng sinh cảnh và thảm thực vật rừng:
Tại Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các dạng thảm thực vật rừng. Trong đó hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng (1978) được nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp, sinh thái trong nước sử dụng trong nghiên cứu sinh thái rừng, lập bản đồ rừng bởi vì hệ thống phân loại này thích hợp khi áp dụng cho thảm thực vật rừng tự nhiên, nguyên sinh. Vì vậy đây là phương pháp phù hợp cho nghiên cứu sinh thái tại Khu vực nghiên cứu.
Sử dụng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng qua các năm, đặc biệt là bản đồ kiểm kê rừng 2020 và quá trình quan sát trực tiếp trên tuyến điều tra tại Khu nghiên cứu.
Điều tra sinh thái theo ô tiêu chuẩn:
Căn cứ vào diện tích các loại sinh cảnh, căn cứ thông tư 33/2018/ TT- BNN và PTNT, ngày 16/11/2018 về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
Luận án đã xác định được số ô tiêu chuẩn (OTC) cần điều tra là 15 OTC kích thước 20m x 25m (500m2) (Hình 2.1) cho 5 dạng sinh cảnh có quan hệ gắn bó với Voọc đen má trắng tại Khu nghiên cứu, các OTC được thiết kế đại diện điển hình cho các dạng sinh cảnh khác nhau gắn bó chặt chẽ với môi trường sống của Voọc
- Các yêu cầu đối với ô tiêu chuẩn + Ô phải đại diện cho sinh cảnh nơi đó;
+ Ô phải đại diện cho điều kiện địa hình;
+ Ô phải bao gồm nhiều cây với các kích thước khác nhau;
+ Ô phải nằm gọn trong lâm phần hoặc lô rừng;
+ Ô phải nằm cách xa đường mòn lớn, đường cái, bìa rừng ít nhất là 10m;
+ Ô không được vượt qua khe hoặc vắt qua dông núi;
+ Ô không chứa đựng các khoảng trống lớn (mật độ cây phải rải đều trong toàn bộ diện tích ô);
+ Phải thuận lợi cho các thao tác điều tra.
Các bước lập ô tiêu chuẩn:
1. Trong khu vực điều tra, dùng dây để đánh dấu điểm xuất phát lập ô;
2. Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS để định hướng các cạnh của OTC;
3. Những người khác dùng thước dây để đo khoảng cách từ điểm xuất phát theo các cạnh của OTC. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 5-10 m nên dùng cọc để đánh dấu;
4. Để chắc chắn các góc hình thành bởi hai cạnh của ô phải là 90 độ, sử dụng định lý Pitago, ở mỗi góc của OTC lập 1 tam giác với chiều dài các cạnh là 3m, 4m, 5m; góc tạo bởi hai cạnh 3 m, 4 m là góc của OTC. Tại trung điểm của hai cạnh đối diện sử dụng thước dây để kiểm tra khoảng cách giữa 2 trung điểm này. Khoảng cách giữa 2 trung điểm của hai cạnh đối diện phải bằng với độ dài cạnh OTC;
5. Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách 5-10 m, trên mỗi cạnh của ô, sử dụng dây nối các cọc của ô để đánh dấu ranh giới OTC;
6. Ghi chép các thông tin chung trong ô (vị trí, tọa độ tại tâm ô) vào phiếu điều tra hiện trường.
Điều tra trong Ô tiêu chuẩn:
Trong OTC, tiến hành đo tất cả các cây có đường kính 6 cm trở lên. Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: Đường kính ngang ngực (D1.3), Chiều cao vút ngọn (Hvn), xác định độ tàn che, các cây trong OTC sẽ được đánh số thứ tự bằng sơn đỏ. Các cây
trong OTC sẽ được định loại và thu mẫu tại chỗ. Đối với những cây không thể định loại ngoài thực địa, các mẫu sẽ được thu thập và nhờ các chuyên gia thực vật tại Trường Đại học Nông Lâm định loại. Bao gồm các cây làm thức ăn cho Voọc. Tất cả các thông tin thu thập được ghi chép vào mẫu biểu.
- Định loại tên cây, đo đường kính thân cây (D1,3, cm): bằng thước dây, đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng phần mềm Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:
D1.3= C
π
Trong đó:
D là đường kính thân (cm); C là chu vi thân (cm); π 3,14 .
- Chiều cao vút ngọn HVN (m): sử dụng máy đo cao Laser TERRIOX LRF 1800 hoặc 1200. HVN của cây rừng được xác định từ chiều cao của mắt đo đến ngọn cây và chiều cao từ mắt cho đến gốc cây (chú ý khoảng cách đo cao từ gốc đến điểm đứng đo ít nhất bằng chiều cao cây theo phương pháp ước lượng).
-Xác định độ tàn che của tầng cây cao và độ che phủ của thảm tươi Áp dụng phần mềm GLAMA APPLICATION, lens mắt cá cho điện thoại thông minh để xác định độ tàn che của tán cây rừng và độ che phủ của thảm tươi.
Phương pháp thực hiện sau khi cài đặt phần mềm vào điện thoại. Trong OTC trên 2 đường chéo chọn ít nhất 5 địa điểm 4 điểm 4 góc, 01 điểm ở giữa OTC, Chụp độ tàn che, chụp độ che phủ của thảm tươi. Ta được kết quả độ tàn che, che phủ tại địa điểm chụp, kết quả ghi vào phiếu điều tra. Việc phân chia các dạng sinh cảnh sẽ dựa trên số liệu đo đếm trong các OTC, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.
Phương pháp thu mẫu:
Thu mẫu đối với các loài không định loại được tại hiện trường mẫu lựa chọn bao gồm những lá nguyên vẹn, đẹp, mang tính đại diện nhất của cây, tốt nhất nên chọn mẫu có cả lá già, lá non, ngọn, hoa, quả (nếu có), xem thật kỹ lá để xác định lông phủ mặt lá (nếu có), màu sắc mặt trên và mặt dưới lá, mép lá, có tuyến hay không có tuyến, và có lá kèm hay không; kiểu hoa tự, các dạng quả… Ghi lại các thông tin đó và chụp hình mẫu tại thực địa.
+ Số hiệu mẫu + Người lấy mẫu + Ngày lấy mẫu + Địa điểm và nơi lấy + Đặc điểm quan trọng Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen to mang về nhà mới xử lý mẫu.
Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to nhưng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trước khi cho vào túi. Có
thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng một loài và buộc chặt lại và tất cả các túi nhỏ đó
cho vào túi to hay bao tải.