CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu
3.1.4. Vùng sống của Voọc đen má trắng tại Lâm Bình
3.1.4.1. Kích thước vùng sống
Vùng sống (home range) là diện tích toàn bộ mà một loài động vật sử dụng cho các hoạt động hàng ngày như di chuyển, tìm kiếm thức ăn, chăm sóc con, nghỉ ngơi và ngủ. Kích thước của vùng sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phân bố
của nguồn thức ăn, mật độ dân số và kích thước nhóm, cũng như kích thước nhóm loài tương tác và cạnh tranh lân cận (Gibson và Koenig, 2012). Để xác định kích thước vùng sống, cần xem xét khả năng chồng chéo với các vùng sống của các nhóm lân cận. Thông tin về kích thước vùng sống giúp hiểu rõ hơn về hành vi sinh học, yêu cầu về môi trường sống và nguy cơ tuyệt chủng của một loài, từ đó cung cấp dữ liệu cần thiết cho quản lý và bảo tồn (Haskell và cs., 2002).
Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích khoảng 8556,85 ha được phân làm 5 dạng sinh cảnh. Kết quả trong nghiên cứu này không ghi nhận bất kì khu vực nào khác có sự xuất hiện Voọc đen má trắng ngoài khu vực nghiên cứu. Như vậy, tổng diện tích khu vực có phân bố Voọc đen má trắng sẽ được tính toán khoảng 1372,95 ha (Hình 3.8) kết quả này dựa trên tính toán của phần mềm Arcgis 10.2 và các điểm được xác nhận đã quan sát thấy sự xuất hiện của Voọc đen má trắng trong khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài. Khu vực nghiên cứu này bị chia cách bởi các thung lũng canh tác nông nghiệp của người dân và hồ thủy điện, đây là lý do làm vùng phân bố của quần thể Voọc đen má trắng được chia thành 3 khu vực riêng biệt. Với diện tích khoảng 8556,85 ha, kết quả quan sát và ghi nhận đã xác định được vùng sống của Voọc đen má trắng là khoảng 1372,95 ha chiếm 16,05% tổng diện tích khu vực nghiên cứu. Phần diện tích còn lại khoảng 7183,9 ha không ghi nhận sự xuất hiện của Voọc, phần diện tích này chủ yếu là phần thung lũng bên trong núi, khu vực canh tác nông nghiệp của người dân và các khu vực đỉnh núi quá cao xa tầm nhìn của người quan sát. Từ diện tích vùng sống khoảng 1372,95 ha, chúng tôi cũng đã xác định được diện tích vùng lõi (chiếm 75% số điểm ghi nhận có xuất hiện Voọc) là khoảng 750,53 ha. Còn lại diện tích vùng rìa (chiếm 25% số điểm ghi nhận có xuất hiện Voọc) là khoảng 622,42 ha (Hình 3.8).
Hình 3.8. Các điểm ghi nhận Voọc đen má trắng và vùng sống của Voọc đen má
trắng tại khu vực nghiên cứu Kích thước vùng sống của các loài linh trưởng ở Châu Á có sự biến động lớn, đa số chúng có vùng sống dưới (1 km2 = 100 ha), mật độ cá thể dao động có sự khác biệt giữa các quần thể cùng loài hay theo đàn trên cùng một sinh cảnh sống (Kirkpatrick, 2007). Kết quả trong nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác biệt về vùng sống của đàn và cá thể trên cùng sinh cảnh sống là núi đá vôi. Hình 3.9 và bảng 3.2. Phạm vi vùng sống của các đàn Voọc ở Lâm Bình có quy mô khác nhau đáng kể, từ 11,73 ha ở đàn 16 đến 96,61 ha ở đàn 2 (mean = 46,9, SD = 26,94). Đàn 13 khi sáp nhập đàn 13-1 và đàn 13-2 có diện tích khoảng 25,4 ha. Tổng cộng, có
sáu đàn có vùng sống trong khoảng hoặc lớn hơn 50 ha (Bảng 3.2). Diện tích vùng sống của cá thể trung bình đạt quy mô cao nhất là 16,1 ha thuộc đàn 2 và quy mô nhỏ nhất là 1,02 ha thuộc đàn 15 (mean = 5,48, SD = 3,92). Mật độ, thước đo số lượng cá thể trên một ha, trái ngược với phạm vi sống của từng cá thể và đạt giá trị lớn nhất 0,99 ở đàn 16 và thấp nhất 0,06 ở đàn 2 (mean= 0,28, SD = 0,22).
Trong đó, đàn 12 (91,81 ha), đàn 4 (80,07 ha), đàn 3 (73,14 ha), đàn 11 (61,58 ha), đàn 9 (59,63 ha) tiếp theo là các đàn có diện tích dưới 50 ha đàn 6 (40,14 ha), đàn 7 (38,77 ha), đàn 8 (38,49 ha), đàn 10 (36,38 ha), đàn 5 (33,09 ha), đàn 1 (24,74 ha), đàn 14 (24,74 ha), đàn 13 (13-1 (19,41 ha); 13-2 (5,98 ha)), đàn 15 (14,22 ha), đàn 16 (11,73 ha). Vùng sống trung bình cho một cá thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình- Sinh Long dao động từ 1,02- 16,1 ha. So sánh các loài cùng giống
Trachypithecus cho thấy cùng sống trên sinh cảnh núi đá vôi nhưng các đàn có kích
thước vùng sống khác nhau. So sánh số liệu diện tích vùng phân bố của từng đàn trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác cho thấy ngoài một số đàn có số liệu khá trùng khớp với các số liệu nghiên cứu về giống Trachypithecus thì có một số
đàn Trachypithecus francoisi tại Lâm Bình- Sinh Long (1372,95 ha) có vùng sống lớn hơn so với T. germaini tại núi Chùa Hang (50 ha), T. delacouri tại núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (1784 ha) và T.
poliocephalus tại núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà (14.000 ha) và mật độ phân bố
cá thể lại nhỏ hơn. Điều này có thể giải thích, cùng sống trên sinh cảnh núi đá vôi, nhưng núi Chùa Hang (50 ha) bị tách rời so với khu hệ núi đá vôi Kiên Lương, trong khi các khu vực còn lại nằm trong khu hệ núi đá vôi có diện tích lớn, vùng sinh cảnh sống rộng. Chính sự giới hạn về phạm vi và không có các vùng sinh cảnh chuyển tiếp nên vùng sống của quần thể cũng bị giới hạn. Do đó, mật độ phân bố cá thể/ha của chúng cao hơn. Ngoài ra diện tích vùng sống của số đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình- Sinh long (1372,95 ha) lớn hơn so với T. poliocephalus tại núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà (14.000 ha) là vì diện tích khu vực sinh sống của chúng bị ngăn cách bởi các thung lũng nông nghiệp của người dân và giới hạn bởi hồ thủy điện Na Hang, khu vực sống thu gọn trong khoảng 1372,95 ha nhưng số lượng đàn thì lại nhiều gấp 8.5 lần so với số lượng đàn T. poliocephalus tại núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà (14.000 ha). Chính vì vậy đòi hỏi các đàn Voọc đen má trắng này cần di chuyển, hoạt động, sinh sống với diện tích lớn hơn để tránh gặp mặt các đàn khác.
Bảng 3.2. Vùng sống theo đàn của Voọc Đen Má Trắng tại Lâm Bình- Sinh Long
Đàn Số lượng
cá thể Vùng sống của
đàn (ha) Vùng sống của
cá thể (ha) Mật độ
(cá thể/ha)
Voọc Đen Má Trắng (Trachypithecus francoisi)- Nghiên cứu này
Sinh cảnh núi đá vôi Lâm Bình- Sinh Long (diện tích khoảng 1372,95 ha, vùng lõi
khoảng 750,53 ha)
Đàn 1 11 24,74 2,25 0,445
Đàn 2 6 96,61 16,10 0,062
Đàn 3 6 73,14 12,19 0,082
Đàn 4 12 80,07 6,67 0,150
Đàn 5 8 33,09 4,14 0,242
Đàn 6 17 40,14 2,36 0,424
Đàn 7 8 38,77 4,85 0,206
Đàn 8 9 38,49 4,28 0,234
Đàn 9 9 59,63 6,63 0,151
Đàn 10 14 36,38 2,60 0,385
Đàn 11 9 61,58 6,84 0,146
Đàn 12 13 91,81 7,06 0,142
Đàn 13 9 25,39 2,82 0,354
Đàn 14 5 24,74 4,95 0,202
Đàn 15 14 14,22 1,02 0,985
Đàn 16 4 11,73 2,93 0,341
Voọc Cát Bà (T. poliocephalus) (Hendershott, 2017)
Sinh cảnh núi đá vôi, đảo Cát Bà, diện tích khoảng 140 km2 =14.000 ha
1 10-13 50 5-3,8 0,02-0,26
2 7 22 3,14 0,32
Voọc quần đùi trắng (T. delacouri) (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2008)
Sinh cảnh núi đá vôi, Khu Bảo tồn TN Vân Long, diện tích khoảng 1784 ha
1 15 36 2,4 0.04
2 7 46 6,6 0.15
Voọc bạc Đông Dương (T. germaini) (Le, T.H, 2019)
Sinh cảnh núi đá vôi Chùa Hang, diện tích khoảng 50 ha
1 và 6 59 5,11 0,09 11
2 16 3,68 0,23 4
3 17 1,35 0,08 13
4 15 3,94 0,26 3
5 28 4,34 0,15 6
Đàn 1 Đàn 2
Đàn 3 Đàn 4
Đàn 5 Đàn 6
Đàn 7 Đàn 8
Đàn 9 Đàn 10
Đàn 11
Đàn 12
Đàn 13
Đàn 14 Đàn 15
Đàn 16
Hình 3.9. Vùng phân bố của các đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình- Sinh Long Ghi chú: Dấu chấm: điểm ghi nhận Voọc đen má trắng; Đường nét đứt: vùng
phân bố mùa mưa; Đường nét liền: Vùng phân bố mùa khô; Đường liền mầu đỏ:
Diện tích vùng sống lõi của từng đàn.