1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch Ở huyện hậu lộc – tỉnh thanh hoá

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và văn hoá xã hội, nhu cầu về du lịch ngày càng tăng cao. Sự phát triển mạnh mẽ này đã thu hút một lượng lao động đông đảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích về nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, sự giao lưu giữa kinh tế và văn hoá quốc gia. Ngoài ra phát triển du lịch còn tạo ra sự tiến bộ về xã hội, tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, tạo sự liên kết giữa con người với con người. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Hội nhập đã trở thành xu thế tất yếu trong quá trình phát triển du lịch, đặc biệt ở các nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Việt Nam. Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến lớn trên con đường hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc sẽ có tác dụng thực tiễn to lớn trong việc phát triển du lịch ở Thanh Hoá nói chung, và các điểm du lịch tương tự trong cả nước. Bên cạnh đó, mặc dù du lịch Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn độc đáo song đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Trước tình hình đó, du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi phù hợp là xây dựng biểu tượng một đất nước thanh bình, thân thiện, đánh thức tiềm năng của đất nước hình chữ S xinh đẹp. Trong đó, Hậu Lộc là một huyện của Tỉnh Thanh Hoá có những tiềm năng chưa được khai thác nên việc tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc là hết sức cần thiết. Vùng đất Hậu Lộc là nơi phát tích nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, gắn với những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, huyện Hậu Lộc đã và đang tích cực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy du lịch phát triển, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Những năm qua, người dân cùng các cấp chính quyền địa phương đang từng bước thực hiện công văn của nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ các danh lam thắng cảnh nhằm tăng sức hấp dẫn cho du khách khi đến đây. Nhìn chung, huyện Hậu Lộc cho đến nay vẫn đang rất nỗ lực tìm hướng đi phù hợp để phát triển các tiềm năng du lịch ở nơi đây. Vì những lí do trên, việc nghiên cứu thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưa ngành kinh tế du lịch ở huyện Hậu Lộc phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, khắc phục những thiếu sót cũng như xây dựng thương hiệu cho Hậu Lộc. Vì vậy em đã chọn vấn đề “thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài tiểu luận của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu: Nghiên cứu và đánh giá được tiềm năng du lịch của huyện Hậu Lộc. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Hậu Lộc; những mặt tích cực, tiêu cực, những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng. Từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp thúc đẩy du lịch Hậu Lộc phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, xứng đáng với tiềm năng vốn có của vùng. Đề ra các giải pháp khoa học nhằm phát triển của du lịch Hậu Lộc trong những năm sau, hướng tới sự phát triển bền vững. - Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc Đề xuất giải pháp phát triển hơn nữa ngành du lịch ở huyện Hậu Lộc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ huyện Hậu Lộc. - Về thời gian: Các số liệu, tài liệu liên quan đến được thu thập từ năm 2010 đến T6/2024. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thông qua những số liệu, tài liệu giúp cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc. Để đạt được mục tiêu đề ra, tiểu luận đã sử dụng các số liệu từ các nguồn khác nhau như tài liệu thống kê của phòng du lịch huyện, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá; thông tin từ các bài báo, sách vở và thông tin về du lịch Hậu Lộc. Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Hậu Lộc, từ đó đề ra các giải pháp cần thiết. 4.2. Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh Giúp cho việc nhận định, đánh giá, dự báo trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê và phép đối chiếu so sánh khoa học đạt được những kết quả nhất định. Qua các số liệu, các thông tin sẽ được đưa vào xử lí, phân loại, so sánh giúp đưa ra những kết luận, những nhận định có giá trị thực tiễn cao. 4.3. Phương pháp quan sát và điều tra Đây là phương pháp phổ biến để thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu. Quan sát là một trong những phương thức cơ bản để nhận thức được các sự vật và hiện tượng. Các dữ liệu khi thực hiện việc quan sát và điều tra thường khách quan, chính xác do được quan sát và ghi chép trực tiếp thay vì dựa vào các yếu tố ngoại cảnh. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc. Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc. Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH TIỂU LUẬN

Trang 2

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2024

LỜI CẢM ƠN

Bài tiểu luận về đề tài “Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch ở địaphương” là kết quả của quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của em tại khoaDu Lịch trường Đại học Văn hoá Hà Nội Cùng với đó là sự tìm tòi, nghiên cứuriêng của bản thân và sự chỉ dạy tận tình của các quý thầy cô trong khoa Du lịchnói chung và thầy Nguyễn Văn Thắng nói riêng- người trực tiếp hướng dẫn vàchỉ dạy em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành và sựquan tâm sâu sắc.

Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được cũng như tìm tòi thêmnhiều thông tin để có thể hoàn thành bài tiểu luận thật chỉn chu Và do sự hạnchế về mặt kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên bài làm khó tránh khỏinhững thiếu sót Em kính mong nhận được những lời góp ý của quý thầy, cô đểbài làm ngày càng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN HẬU LỘC 16

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 16

2.2 Tài nguyên du lịch văn hoá 18

2.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 37

2.4 Thực trạng khai thác, phát triển du lịch 38

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN HẬU LỘC 43

3.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch 43

3.2 Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn 45

3.3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước 47

3.4 Giải pháp xây dựng thương hiệu cho du lịch Hậu Lộc 49

3.5 Giải pháp tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương 52

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỊCH

Trang 5

NỘI DUNG

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và văn hoá xã hội, nhucầu về du lịch ngày càng tăng cao Sự phát triển mạnh mẽ này đã thu hútmột lượng lao động đông đảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích về nhiềumặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, sự giaolưu giữa kinh tế và văn hoá quốc gia Ngoài ra phát triển du lịch còn tạo rasự tiến bộ về xã hội, tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, tạo sự liênkết giữa con người với con người Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp,ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hộivà bảo vệ tài nguyên môi trường.

Hội nhập đã trở thành xu thế tất yếu trong quá trình phát triển du lịch, đặcbiệt ở các nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Việt Nam.Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến lớn trên conđường hội nhập quốc tế Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng, tiềm năngvà giải pháp phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc sẽ có tác dụng thực tiễnto lớn trong việc phát triển du lịch ở Thanh Hoá nói chung, và các điểmdu lịch tương tự trong cả nước.

Bên cạnh đó, mặc dù du lịch Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên vànhân văn độc đáo song đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềmnăng Trước tình hình đó, du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi phù hợp làxây dựng biểu tượng một đất nước thanh bình, thân thiện, đánh thức tiềmnăng của đất nước hình chữ S xinh đẹp Trong đó, Hậu Lộc là một huyệncủa Tỉnh Thanh Hoá có những tiềm năng chưa được khai thác nên việc

Trang 6

tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc là hết sứccần thiết.

Vùng đất Hậu Lộc là nơi phát tích nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, gắnvới những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử đấu tranhdựng nước và giữ nước của dân tộc Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâuđời, huyện Hậu Lộc đã và đang tích cực bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa truyền thống, thúc đẩy du lịch phát triển, đóng góp quan trọng vào sự

phát triển KT-XH của địa phương Những năm qua, người dân cùng các

cấp chính quyền địa phương đang từng bước thực hiện công văn của nhànước trong việc xây dựng và bảo vệ các danh lam thắng cảnh nhằm tăngsức hấp dẫn cho du khách khi đến đây Nhìn chung, huyện Hậu Lộc chođến nay vẫn đang rất nỗ lực tìm hướng đi phù hợp để phát triển các tiềmnăng du lịch ở nơi đây

Vì những lí do trên, việc nghiên cứu thực trạng, tiềm năng phát triển dulịch ở huyện Hậu Lộc trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưangành kinh tế du lịch ở huyện Hậu Lộc phát triển theo hướng chuyênnghiệp và bền vững, khắc phục những thiếu sót cũng như xây dựngthương hiệu cho Hậu Lộc Vì vậy em đã chọn vấn đề “thực trạng và tiềmnăng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài tiểuluận của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu:

Nghiên cứu và đánh giá được tiềm năng du lịch của huyện Hậu Lộc.Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại Hậu Lộc; những mặt tíchcực, tiêu cực, những thành quả đạt được và những hạn chế còn tồnđọng Từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp thúc đẩy du lịch Hậu Lộcphát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, xứng đáng với tiềm năng vốn có củavùng

Trang 7

Đề ra các giải pháp khoa học nhằm phát triển của du lịch Hậu Lộctrong những năm sau, hướng tới sự phát triển bền vững.

- Nhiệm vụ:

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc

Đề xuất giải pháp phát triển hơn nữa ngành du lịch ở huyện Hậu Lộctrong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại huyện HậuLộc tỉnh Thanh Hoá

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thông qua những số liệu, tài liệu giúp cho việc đánh giá thực trạngphát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc Để đạt được mục tiêu đề ra, tiểuluận đã sử dụng các số liệu từ các nguồn khác nhau như tài liệu thốngkê của phòng du lịch huyện, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển dulịch tỉnh Thanh Hoá; thông tin từ các bài báo, sách vở và thông tin vềdu lịch Hậu Lộc

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, tiến hành phân tích, tổnghợp các tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phát triển dulịch huyện Hậu Lộc, từ đó đề ra các giải pháp cần thiết

4.2 Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh

Giúp cho việc nhận định, đánh giá, dự báo trên cơ sở phân tích các sốliệu thống kê và phép đối chiếu so sánh khoa học đạt được những kếtquả nhất định Qua các số liệu, các thông tin sẽ được đưa vào xử lí,

Trang 8

phân loại, so sánh giúp đưa ra những kết luận, những nhận định có giátrị thực tiễn cao.

4.3 Phương pháp quan sát và điều tra

Đây là phương pháp phổ biến để thu thập thông tin của đối tượngnghiên cứu Quan sát là một trong những phương thức cơ bản để nhậnthức được các sự vật và hiện tượng Các dữ liệu khi thực hiện việcquan sát và điều tra thường khách quan, chính xác do được quan sát vàghi chép trực tiếp thay vì dựa vào các yếu tố ngoại cảnh

Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc.

Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc.CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ỞHUYỆN HẬU LỘC

1.1Khái quát về huyện Hậu Lộc 1.1.1 Vị trí địa lý

Hậu Lộc là một huyện ven biển, nằm ở phía Đông Bắc thuộc tỉnh ThanhHóa, phía Bắc giáp với hai huyện Nga Sơn và Hà Trung, phía Nam vàphía Tây giáp huyện Hoằng Hóa, phía Đông giáp với Biển Đông nên kháthuận lợi cho phát triển kinh tế biển Điều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàutiềm năng với ba vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa vàvùng ven biển

Hệ thống giao thông ở Hậu Lộc khá phát triển đó có quốc lộ 1A, tuyếnđường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 10 chạy qua Những yếu tố này đã tạo

Trang 9

điều kiện thuận lợi cho huyện Hậu Lộc phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinhtế, văn hoá và dịch vụ

1.1.2 Địa hình

Về địa hình của huyện rất phong phú, đa dạng; là điều kiện để phát triểncác ngành nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơcấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữarừng - biển - đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ Độ caochênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với nhiều hệthống sông suối, tạo ra nhiều tiềm năng

Hậu Lộc là huyện đồng bằng có tổng diện tích đất tự nhiên xếp thứ 19trong huyện, thị của Thanh Hoá, nhưng cảnh quan rất đa dạng Đây là nơihội tụ đầy đủ những dạng địa hình tương phản, dồn nén trong một diệntích không lớn: có đồi núi, đồng bằng, sông biển và hải đảo

Với địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Hậu Lộc có đầy đủba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Xuân Lộc, Hoa Lộc, PhúLộc đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, ĐạiLộc, Đồng Lộc và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, MinhLộc, Hưng Lộc, Đa Lộc.

- Vùng đồi

Nằm ở phía Tây Bắc của huyện gồm các xã: Châu Lộc,Triệu Lộc, ĐạiLộc, với diện tích là 2166,32 ha, chiếm 15,2 % diện tích tự nhiên tồnhuyện Đây là vùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằngphẳng Thuận lợi cho trồng lúa, chăn nuôi gia súc, trồng cây lâmnghiệp (trầu, sở), cây ăn quả (dứa gai, cam, vải, nhãn, bưởi, mít).

- Vùng đồng bằng giữa huyện:

Gồm các xã: Đồng Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tiến Lộc, Phong Lộc,Tuy Lộc, Lộc Tân, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Thuần Lộc, Thịnh Lộc, XuânLộc và Thị Trấn, với diện tích là: 6590,80 ha, chiếm 46,49% diện tíchtự nhiên tồn huyện Đây là vùng chuyên canh cây lúa của huyện, địa

Trang 10

hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa có glây trungbình thích hợp với cây lúa, cây vụ đông trên đất 2 lúa (cây ngô) vàchăn nuôi

- Vùng ven biển (đất cát phía Đông)

Gồm 10 xã phía Đông huyện, rộng 5820,40 ha bằng 39,8% diện tích tựnhiên tồn huyện, trải dài trên 10 km từ Bắc xuống Nam, tạo thành haivệt bãi cát pha hai bên bờ kênh De Địa hình này không bằng phẳng vàđược chia thành 2 vùng rõ rệt.

+ Vùng phía tây kênh De là đất đai của 5 xã: Quang Lộc, Lên Lộc,Hoa Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc.

+ Vùng phía Đông kênh De: Qua cầu De về phía Đông là đồng bãi cátcủa 5 xã ven biển: Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc và Hải Lộc.Do phù sa của sông Mã, sông Lèn qua của Lạch Sung, nhất là do phùsa sông Hồng, sông Đáy qua cửa Đáy được hải lưu đưa dạt xuống nênđất đai ở phía Bắc (Đa Lộc) được bồi đắp rất nhanh và mở rộng rabiển

- Một dạng địa hình khác của Hậu Lộc dài 12 km, gần bằng 1/10 bờbiển Thanh Hóa Biển Hậu Lộc rộng 2000 km2, cùng với núi Trườngcủa Hoằng hóa, các hịn đảo nhỏ trên vùng biển Hậu Lộc như hòn Bò,hòn Sụp, hòn Nẹ tạo thành một cánh cung án ngữ sóng gió mặt Nam vàmặt Đông Đặc biệt trong đó là hòn Nẹ, một cù lao dài gần 900m, bềngang nơi rộng nhất 400m, cao 70,8m so với mặt nước biển, trải quanhiều thời kì lịch sử đã trở thành lá chắn tiền tiêu vững trải về quân sự,đồng thời cũng là ngọn hải đăng trên biển chỉ đường cho các đồnthuyền đánh cá ngồi khơi xa tìm về đúng bến.

1.1.4 Tên gọi

Trang 11

Năm 1428, Lê Thái Tổ lên ngôi vua, chia huyện lại như cũ, đặt tên làThuần Hựu Đến năm 1673, do kỵ huý vua Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu)lại đổi tên thành Huyện Thuần Lộc

Năm 1802, vua Gia Long đổi tên thành huyện Phong Lộc.

Năm 1821, vua Minh Mạng đổi tên huyện thành Hậu Lộc, và tên gọi nàytồn tại đến ngày nay

- Thời kì Bắc thuộc: Cho tới năm 106 TCN, thuộc quyền quản lý của NhàHán Hán Vũ Đế bắt đầu phân chia thành các huyện dưới quận Hậu Lộc vẫnmang tên cũ thành huyện Dư Phát, quận Cửu Chân.

Năm 46 TCN (Bắc thuộc, đời vua Hán Nguyên Đế năm thứ 3), bỏ huyện DưPhát, kiêm nhiệm trực tiếp vào quận Cửu Chân

Đời thuộc Tấn, thuộc Tống, thuộc Nam Tề, thuộc Lương: Như cũ.

Năm 607 (thuộc đời Tùy Dạng Đế, năm Đại Nghiệp thứ 3) thuộc huyệnNhật Nam

Năm 622 (thuộc đời Đường Cao Tổ, năm Vũ Đức thứ 5): thuộc huyện NhậtNam.

Thời kì nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê: thuộc huyện Nhật Nam.Nhà Lý, trực thuộc trại/ phủ/ lộ trị Thanh Hóa.

Nhà Trần là huyện Thống Bình thuộc châu Ái.

Năm 1407 (thời kỳ thuộc Minh), Minh Thành Tổ đổi tên đất Thống Bìnhthành huyện Thống Ninh.

Năm 1415 (thuộc Minh), sáp nhập với huyện Hà Trung.

Trang 12

Năm 1428, Lê Thái Tổ lên ngôi, chia huyện lại như cũ, đặt là Thuần Hựu.Năm 1673, do kỵ húy vua Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu) lại đổi tên thànhhuyện Thuần Lộc.

Năm 1802, vua Gia Long đổi tên thành huyện Phong Lộc.

Năm 1821, vua Minh Mạng đổi tên huyện thành Hậu Lộc, và tên gọi này tồntại cho đến ngày nay.

Năm 1837, vua Minh Mạng thành lập huyện Mỹ Hoá trên cơ sở 4 tổng cắt ratừ Hậu Lộc và Hoằng Hoá: Đại Lý (nay gồm các xã: Đại Lộc, Đồng Lộc,Triệu Lộc), Dương Thủy (nay gồm các xã: Hoằng Huyền, Hoằng Cát,Hoằng Quỳ, Hoằng Phú, Hoằng Quý và một phần phường Tào Xuyên), LỗHương (nay gồm các xã: Hoằng Hợp, Hoằng Khánh, Hoằng Xuân, HoằngPhượng, Hoằng Giang), Dương Sơn (nay gồm các xã: Hoằng Sơn, HoằngTrinh, Hoằng Trung, Hoằng Kim).

Năm 1850, kiêm lý toàn bộ huyện Mỹ Hoá vào huyện Hoằng Hoá.

Năm 1877, vua Tự Đức lại cắt phần đất tổng Đại Lý (nay là các xã: Đại Lộc,Đồng Lộc, Triệu Lộc, Châu Lộc) về cho Hậu Lộc Ranh giới tự nhiên HậuLộc ổn định cho tới ngày nay.

- Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, quận, gọi chung là huyện Huyện HậuLộc khi đó gồm có 10 xã: Đại Lý, Đông Thành, Liên Cừ, Liên Thịnh, LongThịnh, Phú Thịnh, Thuần Lộc, Trường Xuân, Uy Thống, Vạn Lộc.

Năm 1954, chia 10 xã cũ thành 26 xã mới với tiền tố hoặc hậu tố là "Lộc":Cầu Lộc, Châu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, HòaLộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc,Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành Lộc, Thịnh Lộc, Thuần Lộc, TiếnLộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Văn Lộc, Xuân Lộc và thị trấn Hậu Lộc.

- Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghịquyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xãthuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)Theo đó:

Sáp nhập xã Châu Lộc vào xã Triệu Lộc

Trang 13

Sáp nhập xã Văn Lộc vào xã Thuần Lộc

Sáp nhập các xã Thịnh Lộc và Lộc Tân vào thị trấn Hậu Lộc.Huyện Hậu Lộc có 1 thị trấn và 22 xã như hiện nay.

1.3Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.1 Dân số và lao động

- Theo số liệu thống kê, tổng huyện hiện nay có 187412 nhân khẩu, mật

độ dân số cao: 1305 người/km2 Mật độ dân số của huyện phân bố khôngđều, xã có số dân đông nhất là Ngư Lộc (16710 người).

Dân số đô thị là 3880 người, chiếm 2,07% dân số tổng huyện Dân sốnông thôn là 183532 người, chiếm 97,93% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là0,95%, giảm so với năm 2000 là 2% Điều này chứng tỏ công tác dân sốkế hoạch hóa gia đình được làm tốt và có hiệu quả.

- Tổng huyện có 82860 người trong độ tuổi lao động, chiếm 44,21 % dânsố Trong đó số lao động có việc làm ổn định là 70.550 người Lao độngnông nghiệp có 50375 người, chiếm 60,79 % tổng số lao động toànhuyện Lao động phi nông nghiệp có 19975 lao động, chiếm 39,21% tổngsố lao động Tuy nhiên số lao động qua đào tạo còn thấp, chiếm 24,6 %lao động được đào tạo chủ yếu ở các cơ quan nhà nước, lao động ngànhnghề chưa được quan tâm đào tạo Có thể nói lực lượng lao động tronghuyện khá dồi dào nhưng lao động chất lượng cao vẫn còn khá ít.

1.3.2 Kinh tế

- Thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo nghị quyết đạihội Đảng bộ huyện lần thứ 27, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hậu Lộc xác định:kinh tế biển vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư, trong đótập trung vào 2 lĩnh vực chính là nuôi trồng và khai thác, chế biến hải sản.

Trang 14

- Với tiềm năng kinh tế biển, trong những năm qua, kinh tế huyện HậuLộc Thanh Hoá đã có bước phát triển vượt bậc Tổng giá trị sản xuất ướcđạt 253,329 tỷ đồng, tăng 28,9% so cùng kỳ

- Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 2023dự kiến đạt 59,27 triệu đồng/người, bằng 83,5% kế hoạch Hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư ngày càng đồng bộ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu pháttriển kinh tế, văn hoá - xã hội

1.4 Cơ sở hạ tầng 1.4.1 Giao thông

Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A,

tuyến đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 10 chạy qua Những yếu tố này đãtạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vựcnông – lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ Những năm qua, các tuyến đường qua địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnhThanh Hóa đã được Nhà nước và địa phương hỗ trợ kinh phí đầu tư xâydựng, nâng cấp mở rộng và duy tu sửa chữa hàng năm, đáp ứng nhu cầuđi lại của người dân, cơ bản phục vụ tốt các hoạt động của huyện trênnhiều lĩnh vực.

1.4.2 Giáo dục

Huyện Hậu Lộc có tất cả bốn trường Trung học phổ thông và một

trung tâm giáo dục thường xuyên, mỗi xã đều có ít nhất một trường Trunghọc cơ sở và một trường Tiểu học cơ sở Các trường đang không ngừngnâng cao chất lượng đào tạo.

Các trường Trung học phổ thông là Trung học phổ thông Hậu Lộc 1,Trung học phổ thông Hậu Lộc 2, THPT Hậu Lộc 3, Trường THPT HậuLộc 4.

1.4.3 Điện, nước

Trang 15

Đến tháng 1/2024, lưới điện do Điện lực Hậu Lộc quản lý vận hành

gồm 5 lộ đường dây 35 kV với tổng chiều dài 112,612 km và 4 lộ đườngdây 10 kV với tổng chiều dài 86,38 km; 2 trạm biến áp (TBA) trung gian;164 TBA phân phối 35/0,4 kV với tổng công suất 58.158 kVA; 120 TBAphân phối 10/0,4 kV với tổng công suất 33,230 kVA; 254,907 km đườngdây hạ thế các loại

Với mục tiêu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý vận hành antoàn, hiệu quả lưới điện trong mọi tình huống, phục vụ phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn, Điện lực Hậu Lộc đã thực hiện tốt các chỉ đạo củaTổng Công ty Điện lực Miền Bắc nói chung và Công ty Điện lực ThanhHóa nói riêng, góp phần để huyện Hậu Lộc hoàn thành xây dựng nôngthôn mới vào cuối năm 2023.

Hiện trên địa bàn huyện Hậu Lộc đang có 4 đơn vị cung cấp nước

sinh hoạt gồm: Nhà máy nước sạch Hậu Lộc cung cấp nước cho thị trấnHậu Lộc và các xã Thịnh Lộc, Xuân Lộc và Lộc Tân, Lộc Sơn, Văn Lộc,Mỹ Lộc, Thuần Lộc, Tuy Lộc, Cầu Lộc và Thành Lộc Nhà máy nướcMinh Lộc cung cấp nước cho các xã: Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, HảiLộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Phú Lộc (hai nhà máy trên đều lấy nước từ sôngLèn) Nhà máy nước Ngư Lộc lấy nước từ kênh De phục vụ cho nhân dânxã Ngư Lộc và Nhà máy nước Tiến Lộc lấy nước giếng khoan phục vụcho nhân dân xã Tiến Lộc.

Tiểu kết chương I

Với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội khá đồng bộ, cơ sởvật chất ngày một được nâng cao, huyện Hậu Lộc đang là một trong nhữnghuyện có nhiều tiềm năng về du lịch xứng đáng để tìm hiểu và khai thác Vànhìn chung chương 1 của bài tiểu luận đã giới thiệu được khái quát về huyệnHậu Lộc, về những điều kiện để phát triển du lịch ở nơi đây Tuy nhiên, để trởthành một địa điểm du lịch lí tưởng, ngoài những điều kiện ta vừa tìm hiểu thì

Trang 16

hiểu, phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc trongchương 2 tiếp theo sau đây.

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN HẬULỘC

2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiênKhí Hậu

Hậu Lộc nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển của Thanh Hóa Khí hậu mangtính chất nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, có mùa đông ạnh, ít mưa,kèm theo sươnggiá, sương muối.

- Nhiệt độ:

+ Tổng nhiệt độ trong năm là 86000C, biên độ dao động năm từ 12-130C, biênđộ ngày 5,5 – 60C.

+ Nhiệt độ trung bình cả năm ở Hậu Lộc là 23,40C

Hậu Lộc có khí hậu đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam Trời thườngkhá lạnh vào mùa đông; mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 37-38

Trung bình hàng năm từ 17- 18 đợt gió mùa, có những đợt xuất hiện sương muốinhưng không nhiều, khi sương muối như vậy nhiệt độ xuống khá thấp: 50C, đãảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất.

Lượng mưa trung bình cả năm của Hậu Lộc là 1879 mm Vụ mùa chiếm 87 90% lượng mưa cả năm Mùa mưa kéo dài từ đầu tháng 5 đến tháng 10, nhưngtập trung vào tháng 6, 7, 8, 9.

Hậu Lộc chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc vàomùa đông và gió Đông Nam vào mùa hè Tốc độ gió mạnh trung bình từ 1.8 -

Trang 17

2.2 m/s Tốc độ gió đo được trong cơn bão mạnh nhất lên tới 401 m/s Trong đógió mùa Đông Bắc là 25 m/s.

Khí tượng, thủy văn

- Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:

Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua TrungQuốc thổi vào

Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọilà gió Lào hay gió Tây Nam

Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ.- Thủy văn: Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng17 tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nướcmặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.

Trang 18

19°54'46" độ Vĩ bắc và 106°00'32" độ Kinh đông Đảo có đồn trú của một đơnvị bộ đội biên phòng của quân đội nhân dân Việt Nam.

Hòn Nẹ có đền thờ Long Vương Hàng năm vào ngày 15 tháng 5 âm lịch là ngày"Trời đất giao hoà" dân chài ven biển Nga sơn, hậu Lộc, Hoằng Hóa lại tổ chứccác đoàn thuyền rồng ra đảo làm lễ hội cầu mưa thuận gió hoà, sóng yên biểnlặng Cũng tại Hòn Nẹ, vào tháng 7 năm 1964, các chiến sĩ Hải quân nhân dânViệt Nam đã chọn Nẹ làm nơi phục kích để đánh đuổi sự khiêu khích và viphạm chủ quyền của tàu khu trục Maddox trong cái gọi là "sự kiện vịnh BắcBộ"Hòn đảo này hiện đang được bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa quản lý.Hòm đảo Nẹ này còn gắn liền với 1 tích về tình mẫu tử và trong tích đó thì còngắn liền với cả 2 ngọn núi của huyện Hậu Lộc.

Đảo Hòn Nẹ có diện tích khoảng 1 cây số và theo truyền thuyết của người dânvùng Hải Tiến lưu truyền thì Hòn Nẹ được coi là con của núi Sỏi và núi chúa vàlà mẹ của núi Bần Không chỉ sở hữu vẻ đẹp trữ tình nơi đây còn gắn liền với giátrị lịch sử văn hóa lâu đời đó là tục thời cá voi( ông Nam Hải) gắn với hiệntượng có thật về loài cá voi hay cứu người, cứu những con thuyền lúc gặp bão tốngoài khơi bởi vậy lễ cầu ngư được tổ chức trên đảo hàng năm với những nghithức thành kính, trang trọng của người dân vùng biển nơi đây.

*Cửa biển Lạch Trường

Cửa biển Lạch Trường nằm giữa huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, là nơi hợp lưugiữa dòng sông Lạch Trường với biển Vùng cửa biển này từng ghi dấu chiếnthắng trận đầu của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 5/8/1964.Lạch Trường có núi, có sông, có biển và có cả những ruộng đồng tương đốibằng phẳng, phì nhiêu Cửa biển Lạch Trường được nối liền với cả hai nhánhcủa sông Mã (nhánh chảy qua Hàm rồng và nhánh chảy qua Lèn) Sông LạchTrường còn được nối với sông Ấu và sông Trà Giang, sông kênh De tạo thànhmột mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận tiện Và do ảnh hưởng của các

Trang 19

nguồn nước khác nhau ấy mà nhiều loài thuỷ sản ở Lạch Trường rất giàu chất bổvà có vị ngon đặc biệt (phi, hàu, sò huyết, cua gạch, tôm, ghẹ, cá các loại…)Lạch Trường còn đẹp bởi được điểm tô thêm những di tích cổ (chùa Cam Lộ,chùa Vích, cụm di tích Nghè Diêm Phố và những ngôi nhà thờ xinh xắn: Nhàthờ Đa Phạn, nhà thờ Nam Huân, nhà thờ Trương Xá) Làng Trương Xá (HoàLộc) từ lâu đã nổi tiếng trong vùng về nhiều mặt và thường được so sánh vớiBút Sơn Hoằng Hoá “Hậu Lộc Trương Xá-Hoằng Hoá Bút Sơn”

2.2 Tài nguyên du lịch văn hoá 2.2.1 Văn hoá vật thể

Nhắc đến Hậu Lộc là nhắc đến vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyềnthống yêu nước và cách mạng Trên địa bàn huyện có di chỉ văn hóa Gò Trũngthuộc sơ kỳ đồ đá cũ và di chỉ văn hóa Hoa Lộc thuộc sơ kỳ đồ đồng cùng nhiềudi tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống tiêu biểu Hiện nay, trên địa bànhuyện có 51 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 3 ditích quốc gia và 47 di tích cấp tỉnh Nổi bật là Khu Di tích quốc gia đặc biệt BàTriệu, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chùa Vích, chùa Ngọc Đới, đền thờ LêDoãn Giai, Di tích lịch sử cách mạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) Đểgiữ gìn, phát huy giá trị di sản, huyện Hậu Lộc thường xuyên quan tâm làm tốtcông tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, tôn tạo di tích và khôi phục các lễ hộitruyền thống Hơn 10 năm qua, huyện đã huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo gần20 di tích với kinh phí trên 50 tỷ đồng Hiện nay, các di tích quan trọng nhưCụm di tích chùa - nghè Diêm Phố, Đền Đức Thánh Cả, Chùa Sùng NghiêmDiên Thánh; Khu lưu niệm đồng chí Lê Hữu Lập, Nhà lưu niệm Mẹ Tơm đềuđã được trùng tu, tôn tạo, trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống văn hóa, cáchmạng của quê hương.

Những năm qua, huyện Hậu Lộc đặc biệt quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạodi tích xứng tầm Nhiều di tích đã thực hiện tốt việc dựng biển chỉ dẫn, giớithiệu tóm tắt lịch sử hình thành; tăng cường công tác bảo vệ di tích, thực hiện

Trang 20

quản lý hòm công đức, hòm đựng tiền dầu đèn trong di tích theo quy định Hiệnnay, ban quản lý các di tích đều đã được thành lập và kiện toàn.

*Đền Bà Triệu

Đền Bà Triệu được vua Lý Nam Đế xây dựng vào thế kỷ VI Công trình là nơitưởng nhớ Bà Triệu Thị Trinh - vị nữ tướng anh hùng có công lao trong cuộckhởi nghĩa năm 248 chống quân Ngô xâm lược.

Bà Triệu (tên là Triệu Thị Trinh, còn gọi là Trinh Nương, hay Triệu Ẩu), sinhnăm 226, người huyện Quân Yên (Quan Yên), quận Cửu Chân Bà có dung mạohơn người, võ nghệ cao cường, thích giao du bạn bè, có hoài bão lớn thể hiệnqua câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chémcá trường kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nôlệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người!"

Năm 248, Bà Triệu cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp trai tráng trong vùngtụ nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Ngô Một thời gian ngắn sau, Triệu Quốc Đạtlâm bệnh qua đời, Bà được tướng sĩ tôn làm Chủ tướng Trước sức mạnh củaquân ta, các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị đánh hạ Cuộc khởinghĩa phát triển, lan rộng ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài vào tận Nhật Nam.Trước tình hình đó, Ngô vương Tôn Quyền đã phải cử viên tướng Lục Dận làmThứ sử đem quân sang đàn áp Sau nhiều trận chiến ác liệt, nghĩa quân khôngthể chống chọi được với cường địch Bà Triệu đã tuẫn tiết trên Núi Tùng (naythuộc xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào ngày 22 tháng Tám, năm MậuThìn (248), khi mới tròn 23 tuổi.

Để tưởng nhớ ân đức của Bà Triệu và các tướng sĩ, nhân dân đã lập đền thờngay tại địa điểm trước đây Bà cùng nghĩa quân đã chiến đấu và hy sinh oanhliệt Trải qua biến cố của thời gian và lịch sử, đền thờ Bà Triệu tại Núi Tùng vẫnđược nhân dân gìn giữ, là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng Khu ditích Bà Triệu được xây dựng, trùng tu, tôn tạo qua nhiều thời kỳ khác nhau, bao

Trang 21

gồm các địa điểm: Đền thờ và lăng mộ Bà Triệu, mộ ba Ông tướng họ Lý, miếuBàn thề, đình Phú Điền, đền Đệ Tứ

Dưới thời vua Minh Mạng (thế kỷ XVIII), công trình này được chuyển tới vị tríhiện tại và giữ nguyên cho tới bây giờ Trải qua thời gian, công trình cũngnhuốm màu phong sương, cổ kính, tuy nhiên, địa phương cũng có những dự ántu sửa hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách trong và ngoàitỉnh.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu là sự kếthợp giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, với cảnhquan thiên nhiên hài hòa, tươi đẹp Quần thể này bao gồm các hạng mục côngtrình liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và nơi thờ tự Bà, bao gồm: Đền BàTriệu; lăng mộ Bà Triệu; mộ ba ông tướng họ Lý; miếu Bàn Thề; đình Phú Điềnvà đền Đệ Tứ Toàn bộ quần thể di tích được quy hoạch trên diện tích 3,8 ha,thuộc địa phận xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) Trong đó, nổi bật và giàu giá trị nhất làĐền Bà Triệu.

Ngày 7 - 4 -2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao bằng công nhận ditích Quốc gia đặc biệt tại Đền Bà Triệu ở thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyệnHậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Khu di tích Đền Bà Triệu không chỉ là chốn linhthiêng với các quần thể kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa mà còn là nơi cóphong cảnh đẹp để du khách tưởng niệm và tham quan vãn cảnh Được biết, đâylà di tích đặc biệt Quốc gia thứ 2 của Thanh Hóa được công nhận, trước đóQuần thể di tích lịch sử Lam Kinh được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch côngnhân là di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

*Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh

Nói tới những ngôi chùa cổ xứ Thanh, không thể không nhắc tới chùa sùngNghiêm Diên Thánh, một di tích lịch sử - văn hóa có niên đại hàng nghìn nămtuổi, nằm trên vùng đất Duy Tinh, xã Văn Lộc nay thuộc xã Thuần Lộc huyệnHậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Duy Tinh là vùng đất có truyền thống hiếu học, khoa

Trang 22

bảng, có nhiều người đỗ đạt, học vị cao Ngay từ TK XV, Duy Tinh có danhnhân Lê Niệm, văn võ song toàn làm tới chức Thượng thư vào đời vua Lê ThánhTông, từng tham gia cùng vua viết tập sách Anh hoa hiếu trị Chùa sùng NghiêmDiên Thánh là một công trình tiêu biểu, mang đậm yếu tố chính trị, kiến trúcPhật giáo, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Duy Tinh nói riêng, tỉnhThanh Hóa nói chung.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được khởi dựng không rõ năm nào Song chỉbiết chùa được sửa lại năm 1118 lưu lại trên tấm bia ghi, do các quan đầu tỉnhlà: Lý Thường Kiệt, Chu Công được coi giữ trấn Thanh Hóa này và đã từng chosửa chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (theo nội dung văn bia tại chùa) Nhữngnăm cuối TK XI, Thái úy Lý Thường Kiệt trấn thủ Thanh Hóa 19 năm (từ 1082-1101), đặt lỵ sở tại Duy Tinh, ông đã cho xây đồn đắp lũy để bảo vệ cửa biểnLinh Trường, lúc bấy giờ là một thương cảng lớn của Châu Ái từ đầu côngnguyên (nay là Lạch Trường) 15 năm sau, ông Chu Công được đảm nhận trọngtrách coi giữ trấn Thanh Hóa và tiếp tục cho sửa chùa Sùng Nghiêm DiênThánh.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một di tích lịch sử - văn hóa, một di tích kiếntrúc nghệ thuật thuộc hệ thống các di tích kiến trúc, nghệ thuật thời đầu tự chủvà các thời kỳ sau này của đất nước ta Đây là ngôi chùa cổ có từ thời Lý còn lạiđến ngày nay, đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa - kiến trúcnghệ thuật cấp quốc gia năm 1990 Ngôi chùa được học giả Hoàng Xuân Hãncông bố trên sách viết về Lý Thường Kiệt, tấm bia và nhiều hiện vật thời Lý cònlại ở chùa từ năm 1943 Tiếp sau đó, nhiều đoàn cán bộ khoa học, văn hóa nghệthuật và các đoàn nghiên cứu khoa học của quốc tế như Mỹ, Nhật đã đến tìmhiểu nghiên cứu.

Do biến động của lịch sử, chùa bị đổ nát Sau đó, chùa được các nhà sư và nhândân quanh vùng sửa chữa lại với quy mô nhỏ, diện tích chùa bị thu hẹp Chùađược tu bổ tôn tạo lớn như hiện nay từ năm 1997-1998: tòa gác chuông, trungđường; năm 2001: tòa tiền đường; năm 2005: nhà tổ được tu bổ; năm 2010: tu

Trang 23

bổ tam quan, cảnh quan khu hồ sen, cầu đá…Với những giá trị lịch sử - văn hóa,chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh luôn được Bộ VHTTDL chỉ đạo, hướng dẫn vềnhiều mặt, UBND tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư tu bổ, để bảo đảm cho ditích được bảo tồn phát huy giá trị, là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

*Cụm di tích chùa- nghè Diêm Phố

Cụm di tích nghè Diêm Phố thuộc xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) Trải qua nhiều biếncố và xâm thực nước biển, cụm di tích nghè - chùa - phủ - miếu Diêm Phố đượcdi chuyển nhiều lần và hiện đặt trên địa bàn thôn Ninh Phú (xã Đa Lộc) Cụm ditích không chỉ là điểm đến tâm linh hấp dẫn mà còn là nơi giáo dục truyền thốngcho thế hệ trẻ xã Ngư Lộc và vùng lân cận Mặt của khu kiến trúc hướng ra biển,có cổng Tam quan đồ sộ Từ cổng Tam Quan trở vào có con đường lớn chạy đếncửa đền, đồng thời chia đôi khu di tích này thành hai phần, có các đường xươngcá để vào nghè, đề, chùa, miếu, phủ Trong quần thể này có Nghè thờ Tứ vịThánh Nương, chùa Liên Hoa, Đền thờ Đức Ông và Miếu thờ chung 344 ngườiDiêm Phố tử nạn trong bão (1931).

Dựa vào cuốn dư địa chí Diêm Phố - Ngư Lộc và theo thần phả Diêm Phố (Linhtích Cổ Lục) của các vị tiền nhân để lại, từ ngàn đời nay nơi đây đã có ngư dânđến lập ấp ở Xứ Cồn Bò (Cửa Linh Trường) và đặt tên cho làng mình là DiêmPhố Trải qua hơn 8 thế kỷ, người dân Ngư Lộc vẫn kiên trì vươn khơi bámbiển, tiếp nối nghề truyền thống mà ông cha để lại.

Qua những dấu tích về vật chất và thư tịch cổ để lại quần thể di tích nghè DiêmPhố chứa đựng một hệ thống di tích thờ tự phong phú gồm: Nghè Thánh Cả (đềnCả thờ tứ vị thánh Nương), Chùa Liên Hoa, đền thờ thần Cá Ông (Ngọc Lânthần), miếu kỷ niệm năm bão gõ (thờ 334 ngư dân của làng tử nạn trên biển năm1931), đền thờ Nẹ Sơn (thờ đức vua Thông Thủy Nẹ Sơn) hệ thống di tíchphong phú, có giá trị tinh thần, vật chất to lớn nên tháng 4/1991 quần thể di tíchlịch sử văn hóa chùa - nghè Diêm Phố được công nhận là Di tích lịch sử văn hoácấp tỉnh - một điểm đến tâm linh của người dân các xã ven biển Hậu Lộc và du

Trang 24

nghè - chùa -phủ - miếu Diêm Phố được di chuyển nhiều lần và hiện tại được đặttrên địa bàn thôn Ninh Phú (xã Đa Lộc) Vào những ngày rằm, mùng 1, dịp lễ,tết, người dân quanh vùng lại nô nức đến đây cầu mong biển lặng, sóng êm, mưathuận, gió hòa để người dân ra khơi bội thu tôm cá.

Đặc biệt, nằm trong Cụm di tích nghè Diêm Phố còn có chùa Tam Bảo, thờPhật Khu Tam Bảo được các mạnh thường quân phát tâm công đức xây dựngnăm 2008 Sư trụ trì Tam Bảo, Đại Đức Thích Nguyên Lương cho biết: ChùaTam Bảo được xây dựng trong cụm khu di tích nghè Diêm Phố, tuy nhiên chùacó một khuôn viên riêng biệt phù hợp với tính chất của chùa Cùng với tínngưỡng sùng bái thờ thánh thần, cư dân Ngư Lộc cũng rất chú trọng việc thờPhật, đặc biệt là các cụ già trong xã Cùng với quần thể di tích nghè, chùa, miếu,phủ, đền Diêm Phố, khu Tam Bảo là điểm đến tín ngưỡng tâm linh hấp dẫn củangười dân xứ biển.

*Chùa Vích

Nằm trên địa bàn xã Hải Lộc, chùa Vích có tuổi đời gần 800 năm, đến nay vẫngiữ được những nét kiến trúc cổ đặc sắc với nhiều đồ thờ, di vật quý Ngôi chùacổ này hiện là một trong những điểm đến tâm linh ven

biển nổi tiếng của huyện Hậu Lộc

Chùa Vích còn có tên gọi khác là “Bích Liên tự” là tên ghép lại của 2 làng YBích và Lộc Tiên Chùa sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú, tươi đẹp, nằmcạnh dòng kênh De, bên cạnh chùa có phủ thờ “Quỳnh Nga công chúa”, làngười đã có công xây dựng chùa.

Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XIII, lúc đầu bằng tranh tre nên bị cháynhiều lần Thời Vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), chùa Vích được xây dựng lạibằng gạch ngói Chùa được xây dựng khang trang từ đời Vua Lê Thánh Tông(1460-1497) Những năm 1936-1938 chùa còn là nơi ở, che giấu các nhà hoạtđộng cách mạng như cụ Đinh Chương Dương và các đồng chí cán bộ chủ chốt

Trang 25

của Đảng về hoạt động bí mật như Lê Chủ, Bùi Đạt, Tố Hữu, Trịnh Hồng Quế…và là nơi in ấn cất giữ tài liệu quan trọng của cách mạng.

Đến với chùa Vích, được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của những photượng cổ nơi đây mới thấy hết sự tài hoa của con người và sự linh thiêng của đấttrời Tất cả 27 pho tượng cổ cùng những tạo tác mang nhiều nét dân gian, sốngđộng được người dân nơi đây nối tiếp nhau giữ gìn, phát huy giá trị qua nhiềuđời Hai tấm bia đá thời Lê ở chùa với những hoạ tiết, hoa văn đẹp mắt Trướcchùa có trụ đá đề bài thơ “Thiên đài trụ” và chiếc chuông đồng nặng một tấn…Bên trong chùa có nhiều hình khối khác nhau nhưng được bài trí rất trang trọng,hài hòa theo phong cách Á Đông Có thể phân chia đồ thờ thành ba nhóm:Nhóm tượng gỗ gồm 11 pho; nhóm thổ tượng gồm16 pho; nhóm thứ ba gồm cáchiện vật khác Hiện chùa cũng còn lưu giữ nhiều sắc phong, câu đối, đồ thờ cổTuy trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng đến nay ngôi chùa vẫn lưu giữ được nhữnggiá trị nguyên gốc về vật liệu, kết cấu, các họa tiết trang trí và cách thức bài tríthờ tự bên trong.Chùa đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tíchkiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2008.

*Nhà Lưu niệm mẹ Tơi

Di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm nằm trên đường liên thôn ở làng ĐôngThành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc Hiện dấu tích căn nhà tranh vách đất nămxưa không còn, mà được thay bằng ngôi nhà ngói ba gian khang trang trongkhuôn viên rộng khoảng 500 m2 với vườn cây rợp bóng mát Theo chính quyềnđịa phương, hàng năm khu lưu niệm thu hút rất đông người dân, các nhà nghiêncứu lịch sử văn hoá và du khách thập phương đến tham quan.

Ngôi nhà được bài trí gọn gàng với ban thờ ở chính giữa và chủ yếu lưu giữ kỷvật gắn với cuộc đời mẹ Tơm cùng những nhân vật lịch sử thời kỳ tiền khởinghĩa trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển (1880-1953, quê ở làng Hanh Cù, nay làthôn Đông Thành, xã Đa Lộc) Theo tài liệu lịch sử, sau khi chiếm khu du kích

Trang 26

Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành thất bại, tình thế nguy cấp nên vào năm 1942,Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa phải chuyển sang vùng Nga Sơn, Hậu Lộc tiếp tụchoạt động Ngôi nhà tranh vách nứa ba gian trên cồn cát ven biển hoang vắngcủa gia đình mẹ Tơm được chọn trở thành nơi nuôi giấu cán bộ, in tài liệu, viếttruyền đơn Nơi đây được coi là căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Thanh Hóa lâmthời bấy giờ.

Ngôi nhà mẹ Tơm được công nhận Di tích lịch sử năm 2010 Bà Nguyễn ThịQuyển, tức mẹ Tơm được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng "Có công với nước".

*Chùa Ngọc Đới

Chùa Ngọc Đới (xã Tuy Lộc, Hậu Lộc) được biết đến là một trong những ngôichùa gìn giữ gần như nguyên vẹn tính cổ, mang nét đẹp của nghệ thuật điêukhắc và in đậm dấu ấn lịch sử Theo cuốn chùa Ngọc Đới – lịch sử và di tích doNhà Xuất bản Thanh Hóa ấn hành cho biết: Chùa Ngọc Đới được xây dựng từthế kỷ thứ XIII, do vua Trần Nhân tông đích thân sắc phong

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, chùa Ngọc Đới luôn tích cực thamgia vào các phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do chodân tộc Trước Cách mạng Tháng Tám, chùa Ngọc Đới chính là hậu cứ củanghĩa quân Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp Cũngtheo cuốn Chùa Ngọc Đới lịch sử và di tích, khi vua Hàm Nghi hạ chiếu CầnVương (ngày 3 – 7 – 1885), lúc này có tướng Phạm Bành, quê làng Trương Xá,tổng Xuân Trường và em rể là Hoàng Bật Đạt, người làng Bộ Đầu, tổng DuTrường đứng lên hưởng ứng chiếu Cần Vương, chiêu mộ binh lính Hai anh emlấy làng Ngọc Đới, tổng Chi Nê làm căn cứ địa hoạt động, luyện tập binh sĩ củanghĩa quân Chùa Ngọc Đới trở thành trung tâm đại bản doanh của nghĩa quân,thường xuyên tổ chức họp tướng lĩnh, bàn bạc các quyết sách quan trọng và lànơi tế cờ trước khi ra Ba Đình – Nga Sơn hợp với quân của Đinh Công Trángkhởi nghĩa Đặc biệt, từ năm 1937, thời kỳ nhà sư Thích Đàm Lan làm trụ trì,chùa Ngọc Đới đã có công nuôi dưỡng các cán bộ cách mạng về đây hoạt độngbí mật Trong đó có một số nhân vật tiêu biểu như: Đồng chí Lê Tất Đắc, đồng

Trang 27

chí Lê Chủ - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Trần Quang Tịch – Trưởngban Khởi nghĩa Tháng Tám của huyện Hậu Lộc và nhiều đồng chí khác ChùaNgọc Đới trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã tích cực tham gia nhiềuphong trào giúp sức cho cách mạng: Phong trào lúa khao quân, công trái khángchiến

Với những nét đẹp vốn có về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cùng lịch sử đángtự hào, năm 1996, chùa Ngọc Đới được Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thanh Hóacông nhận là di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Sau đó, vào năm2001, chùa đón bằng có công với nước do Thủ tướng Chính phủ trao tặng Đâylà một vinh dự mà không phải ngôi chùa nào cũng có được

*Khu lưu niệm đồng chí Lê Hữu Lập

Khu tưởng niệm chiến sĩ cách mạng Lê Hữu Lập tọa lạc tại thôn 13, xã XuânLộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Sử sách ghi chép, Lê Hữu Lập sinh năm 1897 trong một gia đình nông dân ởthôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường - nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnhThanh Hóa Lúc nhỏ ông tên là Độ, còn một số tên gọi khác như Cậu Ấm,Hoàng Lùn Với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp hoạt động cáchmạng, giải phóng dân tộc, ngày 29/8/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đãký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Khu tưởng niệmchiến sĩ cách mạng Lê Hữu Lập và giao Tỉnh đoàn Thanh Hóa làm chủ đầu tư.Khu tưởng niệm được khởi công xây dựng trên diện tích gần 10.000m2 tại xãXuân Lộc - quê nhà của chiến sĩ cách mạng Lê Hữu Lập, khánh thành vào năm2016

Trong khu tưởng niệm, ngoài những tài liệu, hình ảnh về quá trình hoạt độngcách mạng của Lê Hữu Lập, còn có 3 hiện vật gồm chiếc mâm gỗ được gia đìnhông sử dụng vào năm Tân Mão 1891, chiếc nồi đồng và mâm đồng sử dụng năm1910

Trang 28

Ông Bùi Ngọc Thanh - Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc - cho biết: "Từ khi Khutưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nơi đâylà một "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống cách mạng, là cơ sở cho thế hệ cháucon hôm nay và mai sau đến tham quan, tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệpcủa người thanh niên cộng sản ưu tú" Về Xuân Lộc (Hậu Lộc), ai cũng muốnđược đến thăm Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, dâng nén tâm hươngtưởng nhớ người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa - hình ảnh màlớp lớp các thế hệ thanh niên noi gương.

*Đền Đức Thánh Cả

Đền Đức Thánh Cả, thôn Vạn Thắng (xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) là ngôi đềncổ, thờ Tứ vị Thánh Nương Ngôi đền cổ cũng là nơi sinh hoạt tâm linh của ngưdân vùng biển Thanh Hóa nơi đây Đa Lộc là địa phương thuộc vùng ven biển(huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), người dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừađánh bắt hải sản…Qua đó, đền Đức Thánh Cả là nơi sinh hoạt tâm linh, ngườidân thường đến cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tốttươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc Đền Đức Thánh Cả xưa kia tọa lạc tại làngHanh Cù, Hanh Cát (quê mẹ Tơm), nay thuộc địa phận thôn Vạn Thắng (xã ĐaLộc, huyện Hậu Lộc), được xây dựng vào thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX.

Theo tìm hiểu của Dân Việt, trước đây, ngôi đền bao gồm Tiền đường, Trungđường và Hậu cung thờ Đức Thánh Cả, Tứ vị Thánh Nương là những vị phúcthần tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ mẫu có công bảo vệ cuộc sống cho ngườidân vùng biển.

Đền Đức Thánh Cả (xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc), từng là công trình bề thế, tuynhiên, trải qua bao biến cố lịch sử, chỉ còn lại nghinh môn là còn nguyên vẹn.Với giá trị lịch sử đó, nhằm giữ lại cho hậu thế mai sau, 2005, cấp ủy, chínhquyền xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) kêu gọi nhân dân, tổ chức,cá nhân quyên góp, trùng tu tôn tạo ngôi đền 5 gian làm nơi thờ tự và mời thanh

Trang 29

đồng Vũ Ngọc Chinh làm chủ nhang Hiện nay, ngoài thờ Tứ vị Thánh Nương,đền Đức Thánh Cả còn thờ thần Độc Cước, Bà Chúa Kho, ông Hoàng Mười, cácdanh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc.

Đền Đức Thánh Cả trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng vẫn đứng đó uynghiêm, sừng sững như một phần hồn cốt không thể tách rời của người dân venbiển Đồng thời, là biểu tượng văn hoá tốt đẹp của đất và người xã Đa Lộc, làđiểm tựa tinh thần, điểm đến tâm linh mang lại sự thanh thản cho người dâncũng như du khách thập phương Năm 2010, đền Đức Thánh Cả được Chủ tịchUBND tỉnh Thanh Hoá công nhận là di tích lịch sử văn hoá.

2.2.2 Văn hoá phi vật thể

Hậu Lộc là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống yêu nước vàcách mạng Trên địa bàn huyện có 14 lễ hội, trong đó tiêu biểu như Lễ hội Cầungư (xã Ngư Lộc), lễ hội Đền Đức Thánh cả (xã Đa Lộc), Lễ hội đền Bà Triệu,lễ hội đền Hàn (xã Triệu Lộc), lễ hội làng văn hóa Duy Tinh – chùa SùngNghiêm Diên Thánh (xã Thuần Lộc).

Hậu Lộc còn có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời như: Nghè rèn (TấtTác, xã Tiến Lộc); nghề nấu rượu (Chi Nê, xã Cầu Lộc); nghề đánh cá (DiêmPhố, xã Ngư Lộc); nghề làm muối (Tam Hòa, xã Hòa Lộc)

*Lễ hội Cầu Ngư- Xã Ngư Lộc

Lễ hội cầu ngư là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chấtcộng đồng dân cư chặt chẽ, những phong tục tập quán, quy ước trong lễ hộiđược quy định nghiêm ngặt Đây là một lễ hội được đánh giá có quy mô và sứclan tỏa lớn không những ở huyện Hậu Lộc mà còn ảnh hưởng đến ngư dân cáchuyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thanh Hóa Theo các cụ cao niên trong làng, lễ hộicầu ngư ở vùng Diêm Phố xưa và Ngư Lộc nay xuất hiện từ thời Lê, trải quanhiều thế kỷ vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị Đây là lễ hội lớn nhất trongnăm của xã, đồng thời, cũng là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất vùng ven biển

Trang 30

xứ Thanh Lễ hội cầu ngư được tổ chức thường xuyên hằng năm vào các ngày từ21 đến 24/2 âm lịch, do toàn bộ nhân dân xã Ngư Lộc tham gia.

Lễ hội cầu ngư là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính chấtcộng đồng dân cư chặt chẽ, những phong tục tập quán, quy ước trong lễ hộiđược quy định nghiêm ngặt Đây là một lễ hội được đánh giá có quy mô và sứclan tỏa lớn không những ở Hậu Lộc mà còn ảnh hưởng đến ngư dân các huyệnHoằng Hóa, Nga Sơn, được thể hiện rõ nét trong những nghi thức, nghi lễ trangnghiêm, long trọng và những trò chơi đầy ý nghĩa gắn liền với phong tục, tậpquán của ngư dân lấy việc đánh cá làm nguồn sống chính của mình Ngoài ýnghĩa lịch sử, lễ hội còn chứa đựng nội dung sâu sắc về mặt văn hóa – xã hội.Đây cũng là dịp để nêu cao tinh thần làng xã, kết nối cộng đồng Phần hội khôngchỉ là các hoạt động vui chơi giải trí của cộng đồng mà còn là dịp để người dânthể hiện tài năng giữa các thôn trong làng, tăng cường rèn luyện thể chất và lòngdũng cảm, biểu dương lực lượng, sức mạnh của cư dân nhằm gắn kết cộng đồnglàng xã Lễ hội là dịp để người dân Hậu Lộc nói chung và người dân xã NgưLộc nói riêng tưởng nhớ công đức to lớn của các vị thần, phật Đồng thời còn làdịp để người dân gửi gắm vào đó những khát vọng về nghề đánh cá, ra khơi vàolộng, được gió lặng, sóng yên, khát vọng về mùa màng, về cuộc sống thanh bìnhcùng với ước mong được các vị thần phật phù trợ, che chở, gia ân công đức, banphúc cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc Là nơi tái hiện không gian văn hóatruyền thống của một làng cổ ven biển, tái hiện các phong tục tập quán cũng nhưcác nghi thức, nghi lễ truyền thống của người dân cùng các trò chơi dân gian,văn hóa dân gian và các tri thức dân gian khác

Hằng năm, lễ hội cầu ngư thường xuyên thu hút đông đảo nhân dân và du kháchthập phương tham dự, với 81 dòng họ, 450 chiếc tàu đánh cá của xã Ngư Lộcđều về tham gia lễ hội, với đám rước dài khoảng 2 km và hàng trăm hương áncủa nhân dân bái lạy Long Châu suốt dọc đường rước về lễ đài, thể hiện lễ hộinày là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, thực hành tín ngưỡng vớilòng ước mong có cuộc sống tốt đẹp Bên cạnh đó, lễ hội thể hiện khát vọng của

Trang 31

người dân làng Diêm Phố với triết lý “sống hòa – người với biển” mà bao đờicha ông truyền lại Lễ hội còn phản ánh tín ngưỡng tâm linh và sắc thái văn hóabiển cần phải được bảo tồn và phát huy giá trị của nó trong cuộc sống hôm nay.

*Lễ hội đền Bà Triệu

Lễ hội Bà Triệu được tổ chức vào các ngày 20 - 23/02 âm lịch hàng năm tại xãTriệu Lộc - Hậu Lộc - Thanh hoá Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới vị anhhùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộcủa nhà Ngô vào năm 248.

Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn trên một không gian rộng theo quy trìnhđền, lăng, đình Các điểm di tích ấy đều diễn ra tế lễ với nghi thức trang trọngvừa truyền thống vừa kết hợp với lễ hội đương đại Tại đền Bà Triệu chủ yếu làtế lễ, như rước kiệu, tế nữ quan Trong phần hội không có trò diễn dân gian màchỉ có Hội trận, khơi dậy, liên tưởng đến hào khí chống quân Ngô của bà Tiếpsau những đại lễ, rước kiệu còn có hát chầu văn, một hình thức âm nhạc truyềnthống trong ngày lễ rất linh thiêng Trong ngày lễ, dân làng dâng lên những sảnvật, thức ăn tốt nhất, ngon nhất mà họ thu hoạch được trong một năm như cáchđể báo công và tạ ơn thần Cùng với các nghi lễ dâng cúng, dân làng còn tổ chứccác trò chơi dân gian, như nấu cơm thi, đánh bài điếm, đánh cờ người, đặc biệtlà hội trận Ngô - Triệu giao quân.

Lễ hội đền Bà Triệu là một di sản văn hóa, mang trong mình sự kết hợp giữalịch sử, văn hóa và du lịch Việc quảng bá thông tin và giới thiệu về lễ hội đềnBà Triệu không chỉ giúp thu hút du khách mà còn giữ gìn và phát triển giá trịvăn hóa truyền thống của đất nước Hãy đến và khám phá lễ hội đền Bà Triệu đểtận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời và khám phá vẻ đẹp độc đáo của di sảnvăn hóa Việt Nam Bên cạnh những ý nghĩa về giữ gìn, phát huy các giá trị vănhóa lịch sử truyền thống, lễ hội đền Bà Triệu còn là dịp để huyện Hậu Lộc nóiriêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, tăng cường hoạt động giới thiệu, quảng bá về

Trang 32

mạnh, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là kinh tếdu lịch Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nét độc đáo đó mà lễ hội đền Bà Triệuđã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao chứng nhận Danh hiệu di sản phivật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu

*Lễ hội Đền Đức Thánh Cả

Đền Đức Thánh Cả thờ Tứ vị Thánh Nương tọa lạc tại thôn Vạn Thắng, xã ĐaLộc là một địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng độc đáo, tiêu biểucủa ngư dân ven biển Đền Đức Thánh Cả được xây dựng cách đây hàng thế kỷ.Trước đây, ngôi đền bao gồm Tiền đường, Trung đường và Hậu cung thờ ĐứcThánh Cả, Tứ vị Thánh Nương là những vị phúc thần tiêu biểu trong tín ngưỡngthờ mẫu có công bảo vệ cuộc sống cho người dân xứ biển Đền Đức Thánh Cảtừng là công trình bề thế, tuy nhiên, trải qua bao biến cố lịch sử, chỉ còn lạinghinh môn là nguyên vẹn Điều đặc biệt, nghinh môn cổ kính sau hàng trămnăm vẫn sừng sững như minh chứng cho vẻ đẹp kiến trúc trường tồn của côngtrình tâm linh Trong hai cuộc chiến tranh của dân tộc, mảnh đất Đa Lộc nhiềulần phải hứng chịu bom đạn của kẻ thù cày xới nhưng kỳ lạ thay nghinh môncủa ngôi đền vẫn hiên ngang đứng vững.

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả năm 2023 được diễn ra từ ngày 4 đến6/3/2023 (tức từ ngày 13-2 đến 15-2 năm Quý Mão 2023) gồm phần lễ và phầnhội với các nội dung như: Rước kiệu du xuân, nghi thức tế lễ; thi bày và trang trímâm lễ, cắm hoa; tổ chức các trò chơi dân gian; thi nấu cơm cần; hầu thánh.Trong đó, nổi bật nhất là nghi thức rước kiệu du xuân từ Đền Đức Thánh Cả vềTrung tâm văn hóa xã Đa Lộc và ngược lại, thu hút đông đảo Nhân dân, dukhách tham gia.

Lễ hội truyền thống Đền Đức Thánh Cả nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi,giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu tínngưỡng của Nhân dân và du khách thập phương.

*Lễ hội làng Duy Tinh- Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh

Ngày đăng: 02/07/2024, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w