1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại bãi rác Đá mài - thành phố Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại bãi rác Đá Mài - thành phố Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp
Tác giả Lò Giao Long
Người hướng dẫn PGS.TS Lò Hà Thanh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 10,17 MB

Nội dung

Rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay được thu gom và chôn lap tại bãi rác Đá Mai thuộc địa phận xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.Tuy nhiên trong quá trình ho

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

58 38 OR OK KE oe ok

CHUYEN DE THUC TAPChuyên ngành: Quan lý Tài Nguyên và Môi Trường

DE TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN LY CHAT THAI RAN TẠI

BAI RAC DA MAI - THÀNH PHO THÁI NGUYÊN:

THUC TRANG VA GIAI PHAP

Sinh vién : Lê Giao Long

Lớp : Quản lý Tài Nguyên & Môi Trường

Khoá : 60

Hệ : Chính quy

Người hướng dẫn : PGS.TS Lê Hà Thanh

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường, Biến Đồi Khí Hậu và

Đô Thị, các anh chị trong phòng ban Quản Lý Đô Thị Tp Thái Nguyên, UBND xã

Tân Cương Đặc biệt em vô cùng cảm ơn cô giáo PGS.TS Lê Hà Thanh đã hướng

dẫn, chỉ bảo tận tình giúp cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

Trong thời gian thực tập chuyên dé, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khókhăn để hoàn thiện đề tài Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế và kiến thức

chuyên đề của em nên khó tránh khỏi những thiếu sót Vậy kính mong các thầy cô và

các bạn giúp đỡ và góp ý tạo điều kiện dé chuyên dé của em hoàn thiện hơn

Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một

sinh viên thực tập nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè dé chuyên đề của

em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Em xin cam đoan nội dung bdo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cat ghép các báo cáo hoặc chuyên dé của người khác; nếu sai phạm em xin chịu kỷ luật với Nhà trường.

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 2-22 2 <£SE£EE2EE2EEEEEEEEEEEESEEEEErrkerrkrrkrredDANH MỤC CÁC BẢNG - 52-5221 E2 211271271121121121111211211 11111 cre.DANH MỤC CÁC HÌNH 2-22-5221 E2 E2E19E1711211211271711211211 11111 cre

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THUC TIEN VE QUAN LY CHAT THAI RAN 4

1.1 Khái niệm về chat thai và chất thải rắn: 2-5 5 ©cz+cssrxersee 41.2 Một số phương pháp xứ lý chất thải ran ở Việt Nam và Thế giới: 5

1.2.1 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn: 5-55 ccsccccec 51.2.2 Sơ lược về chất thải ran tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên: 11

1.3 Điều kiện tự nhiên ccc eccessesecssessescsessessessessesecssestssessesseseessees 14

1.3.1 Điều kiện khí hật -©2+-©SeSExcSEEEEE E211 211cc 14

1.3.2 Địa hìnÌg 55 5c 2 St H21 ườu 15

1.3.3 Địa chất - Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY CHAT THAI RAN TẠI BAI RAC ĐÁMAI — THÀNH PHO THÁI NGUYEN .00 cccssscssssesssessssesssessseessseessecssesssseesseeess 17

2.1 Khái quát về bãi rác Đá Mài 5c 52222 22x 222tr 172.2 Công suất xử lý, quy mô thiết kế của bãi rác Đá Mài: 19

2.2.1 Công tác vận hành xử lý rác thải tai Bãi rác Đá Mùài 22

2.2.2 Hiện trang 6 chôn lấp 86 Ï: -©-¿©5e+ck+EteEEcEEEEEEkerrrrrerkerrees 23

2.2.3 Hiện trạng ô chôn lắp số 2,33 c.cccccccccccsssesssessssssesssessssssssssssssesssssessseesseess 242.2.4 Hệ thong cấp điện chiếu Sáng: - 5c ceccEEEerEererkererres 25

2.3 Công nghệ xử lý rác thải tai bãi rác Da Mài: - - co sex 26

2.3.1 Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp thiêu đốt: 26

2.3.2 Công nghệ xử ly rác thải bằng phương pháp chôn lắp: - 30

Trang 4

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ CHATTHAI RAN TẠI BAI RAC ĐÀ MÀI - THÀNH PHO THÁI NGUYÊN 33

3.1 Để giảm các tác động của bãi rác Đá Mài tới môi trường, đề tài đề xuấtcác biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường như sau: - 33KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2-52-5222 E2 2112112171212 xe re, 37TÀI LIEU THAM KHẢO À 2 2-52 SS9SE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEE 2E Ekerkrrex 39

Trang 5

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường

CTR: Chat thải ran

CTRSH: Chat thai ran sinh hoat

DTM: Đánh gia tac động môi trường

QD-UBND: Quyết định - Uy ban nhân dân

STNMT-BVMT: Sở Tài nguyên Môi trường — Bảo vệ môi trường

TT-BXD: Thông tư Bộ xây dựng

TT-BTNMT: Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

TNMT: Tài nguyên Môi trường

TSS: Tổng chất rắn lơ lửng

TT-BTNMT: Thông tư — Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANGBang 1: Tình hình phát triển dân số của tỉnh Thai Nguyên Bảng 2: Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái Nguyên

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Cơ cau thành phan chat thải rắn của Việt Nam - 2 ¿22 2 s+cs+£zzez 4Hình 2: Quy trình tái chế chất thải rắn ¿2 2£ S2E2E£2EE£EEtEEtzEezEkrrkrrkeres 10Hình 3: Vị trí bãi rác Da Mai, xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên 18Hình 4: Sơ đồ Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác - s- sz+sz+s+zxsrxzsz 21Hình 5: Hiện trang 6 số 1 (đã đóng bãi) ¿- ¿2+ ©2++2x++£x2EEtrxxerxesrxerrsees 23

Hình 6: Hiện trạng 6 số 2,3 (đang d6 rác) + ¿+ x+Sx+Ex+E++EzEezEerkerxerxersrree 24

Hình 7: Hiện trạng hệ thống chiếu sáng bãi chôn lấp 2-2 + s2 s+£s2 +2 25Hình §: Sơ đồ hoạt động hệ thống (0i 29

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Bảo vệ môi trường là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cầuthành không thê tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng

bao dam phát triển bền vững của từng quốc gia, địa phương và khu vực Phát triển kinh

tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện

tốt công tác bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội

Việt Nam cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Một trong những

nguồn gây ô nhiễm là do nước thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt

và nhiều nguồn khác Riêng đối với các quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển,

hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng nhưkhông theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phô Hà Nội,

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá của tỉnh TháiNguyên Là một thành phố công nghiệp luyện kim, cơ khí và giáo duc dao tạo Với

vị trí địa lý là cửa ngõ của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông và giao lưu kinh tếgiữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc Thái Nguyên có vị trírất quan trọng, tác dụng hỗ trợ và thúc đây tăng trưởng kinh tế cho vùng tam giáckinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta (Hà Nội - Bắc Giang - Bắc Kạn)

Với 28 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường và 9 xã, tổng số dân hơn 330nghìn người Thành phố Thái Nguyên đứng thứ 3 của cả nước về hệ thống giáo dục.Với đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh các trường Đại học, cao đăng, trung học

chuyên nghiệp Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự

nghiệp phát triên của thành phô, của tỉnh và của cả nước.

Rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay được thu gom

và chôn lap tại bãi rác Đá Mai thuộc địa phận xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bãi rác, nhiều vẫn đề môi trường đã nảy sinh

cân được quan tâm giải quyết.

Trang 9

Chính vì vậy em đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và thực hành làm đề tài:

“Đánh giá thực trạng quản lý chất thải ran tại bãi rác Đá Mai — Thành phố

Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

e Đánh giá hiện trang 6 nhiễm chat thai ran

e Chỉ ra những nguyên nhân của hiện trang 6 nhiễm

e Phân tích thực trạng quản lý bãi rác

e Chi ra những tồn tại, khó khăn của hoạt động quản ly

e Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trang ô nhiễm môi trường tại

bãi rác Đá Mài.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý và môi trường trong bãi rác Đá Mài

Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên.

4.Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau theo mốcthời gian, thường là các năm gan đây, các số liệu được cung cấp bởi các anh chị ởPhong Quan Lý Đô Thi, Thành phó Thái Nguyên trong thời gian tiến hành thực tập

Các thông kê về công suất, quy mô và công nghệ xử lý rác đều được cập nhật

va thu thập thông tin từ chính ban quản lý của dự án bãi rac Da Mai.

Trang 10

- Phân tích và xử lý số liệu: Từ những số liệu đã thu thập được, tiễn hành chọn

lọc ra các số liệu quan trọng dé phục vụ công tác nghiên cứu, sau đó kết hợp phần

mềm excel, word và các công thức tính toán đề phân tích số liệu

5 Kết cấu chuyên đề:

Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về quản lý chat thải rắn

- Chương 2: Thực trạng quản lý chat thải ran tại bãi rác Đá Mai — Thành phó

Thái Nguyên.

- Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại bãi rác

Đà Mai — Thành phố Thái Nguyên

Trang 11

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THUC TIEN VE QUAN LÝ CHAT THAI RAN

1.1 Khai niệm về chat thai và chat thải ran:

Theo Luật Bảo vệ Môi Trường 2020, chat thải là vật chat ở thé ran, lỏng, khí

hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạthoặc hoạt động khác Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải được thải ra từ

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

Pháp luật môi trường quy định về việc phân loại và xử lý chất thải rắn chia thành

2 nhóm đó là: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn trong công nghiệp

Khối lượng các chất thải rắn ở các nhà máy và các khu đô thị Việt Nam (bao

gồm chat thải công nghiệp, chat thải sinh hoạt, chat thải phá dỡ công trình xây dựng, ) tao ra ngày càng nhiều Theo thống kê của Viện chiến lược chính sách tài nguyên

và môi trường (Bộ Tài nguyên — Môi trường) năm 2020: “Hằng năm cả nước thải rakhoảng hon 15 triệu tan chat thải ran, trong đó 80% chất thải sinh hoạt (12 triệu tan)

và 20% chat thải công nghiệp (3 triệu tan) 50% chat thai ran ở các đô thị là rác thải

sinh hoạt của các hộ gia đình Khoảng 70% lượng rác thải đô thị đã được thu gom.”

= Chất thải độc hại = Chat thải khác

= Chat thải sinh hoạt = Chat thải công nghiệp

Hình 1: Cơ cấu thành phần chất thải rắn của Việt Nam

Trang 12

“Dự báo đến năm 2022 lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 55 triệu tấn

1 năm Trong đó chi có 15 — 20% lượng chất thải rắn được phân loại và tái chế thủcông tại các làng nghề, số còn lại được chôn lấp Nguồn phát sinh chất thải rắn tậptrung chủ yếu ở các khu đô thị lớn Hiện nay, khoảng 80% chất thải công nghiệpphát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam.Trong đó, 50% lượng chat thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố HồChí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng Sông Hồng

và Bắc Trung Bộ

Thêm vào đó, gần 1500 làng nghề tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn miền

Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải công nghiệp”

1.2 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam và Thế giới:

1.2.1 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn:

1.2.1.1 Phuong pháp thiêu đốt:

Thiêu đốt hiện nay là phương pháp phô biến trên thế giới để xử lý chất thải rắn

nói chung, đặc biệt là đối với chất thải rắn độc hại công nghiệp, chất thải nguy hại y

tế nói riêng Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một van dé cần đặc biệt

quan tâm Phụ thuộc vào thành phan khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có théđược áp dụng như phương pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá ), phương

pháp hoá lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly), phương pháp cơ học (loc, lăng)

Thiêu đốt chất thải răn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại

chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác Đây là giai đoạn ôxy hoá

nhiệt độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyềnhoá thành khí và các thành phần không cháy được Khí thải sinh ra trong quá trình thiêuđốt được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí Tro xi được chôn lap

Phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản,Duc, Thuy Si, Ha Lan, Dan Mach là những nước có số lượng đất cho các khu thải

rác bị hạn chê.

Trang 13

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảmbớt tới mức nhỏ nhất chat thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ Mặt khác,năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thé tận dung cho các lò hơi, lò sưởihoặc các nghành công nghiệp cần nhiệt và phát điện Mỗi lò đốt cần phải được trang

bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt

có thê gây ra

Mặc dù phương pháp xử lý bằng thiêu đốt đòi hỏi chi phí xử lý cao nhưng vanthường áp dụng để xử lý rác thải độc hại như rác thải y tế và công nghiệp vì cácphương pháp này xử lý tương đối triệt dé chất gây ô nhiễm

Quá trình thiêu đốt rác thải thường được thực hiện trong các lò đốt rác chuyên

dụng ở nhiệt độ cao, thường từ 850 đến 1.100oC Bản chất của quá trình là tiến hành

phản ứng cháy, tức phản ứng ôxy hoá rác thải bằng nhiệt và ôxy của không khí Nhiệt

độ phản ứng được duy trì bằng cách bổ sung năng lượng như năng lượng điện hay

nhiệt toả ra khi đốt cháy nhiên liệu như gas, dầu diezen

Hiện tại, ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lò đốt côngsuất nhỏ được trang bị cho từng bệnh viện Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung

ương trực thuộc Bộ Y tẾ cÓ công tác thu gom, phân loại, vận chuyền và xử lý chất

thải y tế được thực hiện tốt Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y

tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế từng tỉnh Số bệnh viện tuyến huyện đượctrang bị lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít Vì vậy, chất thải y té thường được đốt bằng lò đốt

thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện

Đối với rác thải nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp đốt thì gầnnhư tuân theo nguyên lý đốt của chất thải y tế nhưng công suất lò lớn hơn Hiện tại,các khu công nghiệp có đầu tư khu xử lý chat thải ran nguy hại tập trung không nhiều.Các chất thải rắn nguy hại thường được doanh nghiệp hợp đồng với công ty, đơn vị

có chức năng, được cấp giấy phép vận chuyên và xử lý chat thải rắn nguy hại xử lý.Tại Việt Nam, các công ty môi trường đô thị (viết tắt là URENCO) vẫn là những đơn

vị hàng đầu trong xử lý chất thải rắn nguy hại Công ty nghiên cứu, thiết kế, chế tạo

Trang 14

các lò dot chat thải ran công suât lớn đặt tại một sô địa điêm, phục vụ nhu câu xử lý

chất thải khu vực xung quanh

1.2.1.2 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh:

Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn trên thế giới nói chung

và tại Việt Nam nói riêng, chôn lấp là phương pháp phố biến và đơn giản nhất.Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới Về thựcchất, chôn lap là phương pháp lưu giữ chat thải trong một khu vực và có phủ đất lên

trên.

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là rác thải đô

thị không được sử dụng dé tái chế, tro xi của các lò đốt, chất thải công nghiệp Phươngpháp chôn lấp cũng thường áp dụng dé chôn lap chat thải nguy hai, chất thải phóng

xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của các chấtrắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ

bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong dé tạo ra sản phẩm cuối cùng là

các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như

CO2, CH4.

Tại miền Bắc, bãi chôn lap rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) là bãi chôn lấprác lớn nhất, chịu trách nhiệm xử lý rác cho toàn thành phố Hà Nội Mỗi ngày bãichôn lấp rác Nam Sơn tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác và có thể tăng lên 4.000tan/ngay trong 2 năm tới Hiện tại, bãi Nam Sơn đã lap day 6/9 ô chôn lap

Tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 6.000 tan rác được đem tớicác bãi chôn lap Tuy nhiên, vì lý do quỹ đất và địa hình nên tại thành phó Hồ ChíMinh có nhiều bãi chôn lấp phục vụ công tác xử lý chất thải rắn của thành phó

Bãi chôn lắp Gò Cát tại thành phố Hồ Chí Minh đã từng là bãi chôn lắp chính củathành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, hiện nay đã đóng cửa bãi chôn lap vì bãi đã day

Hiện nay, bãi chôn lắp rác Gò Cát tuy đã đóng cửa nhưng hệ thống xử lý nước

Trang 15

rác, hệ thống thu hồi khí gas va thiét bi máy phat điện vẫn tiếp tục hoạt động.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chi Minh có bãi chôn lap Phước Hiệp, thuộc Khu liênhop xử lý chat thải rắn Tây Bac Bãi chôn lap này có diện tích trên 22,8 ha, công suất

xử lý rác trung bình khoảng 3.000 tân/ngày, được xây dựng với tổng kinh phí trên

197 tỷ đồng Công nghệ xử lý của bãi rác này là công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh,nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bang hé thong ống nhựa HDPE và dẫn về trạm

xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai

Ngày 16/2/2008, Công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã chính

thức đưa vào hoạt động bãi chôn lấp rác số 2 tại Khu liên hiệp xử lý chất thai ranPhước Hiệp — Củ Chi Đây là bãi chôn lấp rác thay thế cho bãi chôn lap 1A (đã hếtkhả năng tiếp nhận vào đầu năm 2008) có sức chứa khoảng 4,464 triệu tấn rác, côngsuất tiếp nhận trung bình 2.000 tan/ngay và tối đa trên 4.000 tan/ngay, thời gian khai

thác 5 năm với tổng mức vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng (100% vốn do công ty đầu tư)

Bãi chôn lap rác Da Phước thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Da Phước chủ

yếu phục vụ xử lý rác thải khu vực phía nam thành phố Hồ Chí Minh Tổng diện tích

khu liên hợp là 73,64 ha trong đó diện tích đề xây dựng ô chôn rác là 29,7 ha với côngsuất tiếp nhận 3000 tan/ngay đêm Dự kiến bãi rác sẽ hoạt động 4 năm rồi đóng cửa

Ngoài hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có bãi chôn lap hợp

vệ sinh quy mô lớn, việc thu gom, vận chuyền, xử lý rác được tổ chức quy củ thì tại

các tỉnh thành khác, mặc dù cũng có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh nhưng việc vậnhành bãi rác còn gặp nhiều khó khăn Do đó, việc xử lý chất thải rắn bằng phương

pháp chôn lấp tại Việt Nam vẫn cần phải được quan tâm và đầu tư nhiều

1.2.1.3 Phương pháp ủ sinh học:

Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử

nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và âm Độ âm và nhiệt độ được kiểm soát

để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo

ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ Sản phẩm cuối cùngcủa quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin,

Trang 16

xenlulo, sợi

Đối với qui mô nhỏ (vi dụ như trang trai chăn nuôi), rác hữu cơ có thể áp dụngcông nghệ ủ sinh học theo đồng Đối với qui mô lớn có thê áp dụng công nghệ ủ sinhhọc theo qui mô công nghiệp Nhiệt độ, độ ầm và độ thông khí được kiểm soát chặt

chẽ dé quá trình ủ là tối ưu

Tại Việt Nam, Nha máy chế biến phế thai Cầu Diễn thuộc Công ty trách nhiệm

hữu hạn Nhà nước Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) là một

trong những nhà máy đi đầu Việt Nam trong lĩnh vực ủ sinh học rác thải hữu cơ đểchế biến phân compost

Ngoài ra, tại phía Bắc còn có nhà máy chế biến phế thải Việt Tri, nay đổi tên vàphát triển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên xử lý và chếbiến chất thải Phú Thọ cũng có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ủ sinh học

1.2.1.4 Phương pháp tái chế chat thải ran:

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam Các loại chất thải có thể tái chế như

kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồngnát, sau đó chuyên về các làng nghề Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề

hầu hết là cũ và lạc hậu, co sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình

trang 6 nhiễm môi trường nghiêm trong ở một số nơi Một số làng nghề tái chế hiệnnay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như xã Chỉ Đạo (Hưng Yên), xã MinhKhai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy xã Dương O (Bac Ninh) Nhìn chung,hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống mà chủ yếu

do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

Trang 17

Rác thải điện tử là một trong những loại rác được tái chế khá nhiều ở Việt Nam.Các máy tính, tivi, đầu máy hỏng thường được bán cho đội ngũ thu gom phế thải

(đồng nát, ve chai) Các sản phẩm thai ra này thường được tách ra dé thu gom linh

kiện, hoặc lây kim loại và vỏ máy đem bán lại cho các cơ sở tái chê.

Tuy nhiên, điều đáng nói là công nghệ tái chế tại các cơ sở này còn quá lạc hậu

Sau khi các kim loại và linh kiện điện tử còn dùng được được bóc tách và đem bán

hoặc sửa chữa, phần còn lại chủ yếu được đốt hoặc nghiền rồi pha thêm hóa chat détạo ra sản phẩm mới, vốn là các sản phẩm đơn giản như chai lọ, túi nylon với số lượng

còn hạn chê.

Tái chế nhựa cũng là một ngành tiềm năng ở nước ta Hiện nay, Việt Nam cóhơn 2.200 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa, khoảng 80-90% nguồnnguyên liệu đều phải nhập khâu trong khi tốc độ phát triển của ngành này là từ 15đến 20% mỗi năm Tuy nhiên, hiện nay, việc tái chế nhựa ở qui mô công nghiệpchưa được thực sự quan tâm phát triển Các cơ sở tái chế nhựa chủ yếu là cơ sở qui

mô hộ gia đình, tập trung ở các làng nghề với công nghệ thủ công, lạc hậu nên gây

10

Trang 18

ô nhiêm môi trường nghiêm trọng như làng nghề Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyệnYên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Cả làng có hơn 40 cơ sở tái chế nhựa và hàng chục hộ

thu mua phế thải nhựa cung cấp cho các cơ sở tái chế Mỗi tháng, làng tái chế

khoảng 150-200 tan nhựa

Ngoài ra, giấy cũng là vật liệu có thé tái chế nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ giấy đã sửdụng thu hồi được so với tong lượng giấy tiêu dùng chỉ ở mức khoảng 25%, rất thấp

so với các nước trong khu vực vì nhiều ly do: công nghệ, chi phí, cách hợp thức hoatrong chi phí sản xuất đối với việc mua giấy loại thu gom trong nước phức tạp, khiến

công tác thu hôi giây trong nước không có tiên triên.

Giấy đã qua sử dụng sau khi thu hồi chuyên về nhà máy có thé tái chế thànhgiấy khăn giấy làm bao bì, giấy tissue, giấy in báo Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏchủ yếu sử dụng giấy loại thu gom trong nước để sản xuất các sản phẩm cấp thấp

Ngược lại, các cơ sở quy mô trung bình và lớn chủ yếu sử dụng giấy đã dùng nhập

khâu từ nước ngoài đê tái chê giây phục vụ cho các sản phâm cao câp hơn.

Từ năm 2000 đến nay, nhiều dây chuyền hiện đại, đồng bộ sản xuất bột từ giấythu hồi đã được lắp đặt ở Việt Nam Năm 2009, Việt Nam đưa vao sản xuất một sốdây chuyên sản xuất mới với tổng công suất 190.000 tắn/năm Bên cạnh đó, những

dây chuyền cũ được nâng cấp các khâu nghiền, sảng bột và tách xơ sợi nhằm đem

lại hiệu suất bột cao hơn và chất lượng bột tốt hơn Công nghệ sử dụng giấy đã qua

sử dụng ở Việt Nam đang có những chuyên biến tích cực, góp phần kích thích sự

phát triển của hoạt động thu gom giấy thải và phát triển ngành công nghiệp giấy

trong nước.

1.2.2 So lược về chất thải rắn tại địa bàn tinh Thái Nguyên:

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên3.562,82 km 2, dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người

Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với cáctỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang vàphía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm

11

Trang 19

chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắcnói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miềnnúi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thốngđường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Cùng với vi trí trung tâm của Việt Bac, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nên văn

hóa của các dân tộc miên núi phía Bac, là dau môi các hoạt động van hóa, giáo dục

của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hóa,

đô thị hóa tăng nhanh trên địa bàn tỉnh, cuộc sống của người dân ngày càng được cảithiện, nhu cầu vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng vềkhối lượng chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên một số địa phương trong tỉnh chưa

thực sự quan tâm đúng mức cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn; hạ tầng thu

gom, lưu giữ, tập kết, trung chuyền, vận chuyền và xử lý rác thải chưa đáp ứng vớitình hình thực tế; việc phân loại rác thải tại nguồn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm,chưa đem lại kết quả thiết thực; rác thải vẫn chủ yếu được xử lý bằng phương phápchôn lấp trực tiếp hoặc băng các lò đốt cỡ nhỏ không đáp ứng các yêu cầu về bảo

vệ môi trường

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về quản lý chất thải trong thời gian qua

tại Thái Nguyên có sự giao thoa, chồng chéo, chưa phù hợp với nguyên tắc một việcchỉ giao cho một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm

Do đó mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND

về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh TháiNguyên Chị thị đã giao nhiệm vụ đến các cấp, ngành và đặc biệt là người dân trongcông tác phân loại, vận chuyền, xử lý chất thải rắn

Theo số liệu của Sở TN&MT Thái Nguyên, hiện lượng rác thải sinh hoạt ởmột số địa phương có tốc độ phát trién công nghiệp và dân cư tập trung đông như:T.P Thái Nguyên khoảng 250 tan/ngay; huyện Phú Binh từ 12-15 tan/ngay; T.X

12

Trang 20

Phổ Yên gần 100 tan/ngay, với tỷ lệ gia tăng ở mức 10-15%/năm Ngoài ra, lượng

chất thải công nghiệp (chất thải thông thường, chất thải nguy hại) cũng đạt hơn

450 tắn/ngày, lượng bùn thải trong khai thác, chế biến khoáng sản phát sinh hàng

nghìn m3/ngày.

Các nguồn thải phát sinh, gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là: rác thải, nướcthải sinh hoạt; chất thải trong chăn nuôi; chất thải công nghiệp; bùn, nước thải trongkhai thác và chế biến khoáng sản Dé giải quyết nguồn thải gây ô nhiễm, cơ quanchức năng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý hiệu quả các nguồn thải

Đối với rác thải sinh hoạt, trước đây, nhiều bãi rác xử lý theo hình thức chôn lấp

không đảm bảo quy chuẩn nên đã gây ô nhiễm, phát tán mùi hôi thối, ruồi muỗi khiếnngười dân sinh sống gần khu vực bức xúc

1.2.3 Hiện trạng môi trường chất thải rắn (CTR)

CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động

kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy

tri sự tôn tại của cộng đông )

Lượng chất thải tạo thành đối với dân thành thị là khoảng 0,6 kg/người/ngàyđêm, đối với dân cư nông thôn khoảng 0,4 kg/người/ngày Tiêu chuẩn tạo rác trungbình theo đầu người mang tính đặc thù của từng địa phương, mức sống văn minh của

dân cư ở mỗi khu vực đó Căn cứ vào số lượng các cơ sở kinh doanh đã đăng ký

(2004), ở khu vực thành phó, ước tính lượng rác thải ra hơn 32 tan/ngay

Rac thai của các cơ quan, công sở trường hoc 6 tan/ ngày Theo báo cáo của

công ty Gang thép Thái Nguyên khoảng từ 60.000 - 70.000 tan CTR, với hơn 50 năm

hoạt động.

Hiện nay lượng CTR này được lưu trữ tai một bãi có tổng diện tích là: 230m”.

Rac thải xây dựng ước trừng có khoảng 1.000 tan/ngay phan lớn lượng CTR

này được thu gom va vận chuyển bởi các tư nhân, lượng rác còn lại được đồ lại các

khu dat trông và trên các dia đường của các xã.

13

Trang 21

Những nguồn chất thải y tế chính ở vùng đô thị gồm các bệnh viện, phòng khám,

các trung tâm chuyên khoa tại thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công Các cơ

sở này phan lớn điều trị nội trú, là nơi sản sinh ra nhiều chat thải y tế Nguồn chatthải y tế ở vùng cận đô thị, vùng nông thôn gồm các trung tâm y tế huyện, bệnh việnphong và da liễu, các trạm y tế của xã phường, thị tran tat cả đều thải ra lượng CTR

mang tính độc hại cao và lượng rác thải sinh hoạt (bảng 8).

Bảng 1: Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện của tỉnh Thái Nguyên

; Tổng lượng chất thải | Chat thải y tế nguy hai

Tuyên bệnh viện

(kg/giường bệnh/ngày) | (kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện DKTU Thái Nguyên 0,90 0,14

Bệnh viện tỉnh (BVA) 0,86 0,12

Bệnh viện tuyến huyện 0,6 0,10

1.3 Điều kiện tự nhiên

1.3.1 Điều kiện khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai

Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ

14

Trang 22

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000

đến 2.500 mm; cao nhất vào thang 8 và thấp nhất vào thang 1

1.3.2 Địa hình

1.3.2.1 Dia hình tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp dần xuốngphía Nam Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều

hang động và thung lũng nhỏ.

Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng

đứng và kéo dai theo hướng Tây bắc — Đông nam Ngoài dãy núi trên còn có dãyNgân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đến Võ Nhai vàdãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Cả ba dãy núi Tam Đảo,Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạplắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên

cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnhtrung du miền núi khác

1.3.2.2 Dia hình khu vực dự án

Khu đất dự án được xây dựng trên hiện trạng là bãi rác Tân Cương, địa hình

trong phạm vi 6 chôn lap tương đối bằng phẳng, nhưng xung quanh là các sườn đồi

Trang 23

Bảng 2: Tình hình phát triển dân số của tỉnh Thái Nguyên

Số dân 1.098.490 | 1.131.278 | 1.249.531 | 1.286.751 1.302.179

- Tóc độ gia tăng tự nhiên dân số qua các năm (tỉnh Thái Nguyên):

Thực hiện kế hoạch hoá dân SỐ, tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái

Nguyên trong những năm 2000-2004 có chiều hướng giảm, nhưng hai năm gần đây

- Gia tăng co học và nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số

Thái Nguyên là tỉnh đã diễn ra hiện tượng gia tăng cơ học dẫn tới biến động dân

số nổi rõ hơn nhiều tỉnh khác Là một tỉnh trước đây đất rộng người thưa, có nhiều

tài nguyên, nên từ xa xưa đã thu hút nhiều người dân ở các nơi đến làm ăn sinh sống

- Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất

Sự gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học làm cho Thái Nguyên có lựclượng lao động bô sung déi dào, làm tăng cường trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật

để phát triển kinh tế- xã hội

Tuy nhiên sự gia tăng nhanh dân số cũng nay sinh nhiều van đề phải giải quyết

như về lao động và việc làm, giáo dục, y tế, môi trường cũng như liên quan tới vấn

đề chất lượng dân cư

16

Ngày đăng: 12/06/2024, 02:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w