Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch Ở huyện hậu lộc – tỉnh thanh hoá (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN HẬU LỘC

3.7. Một số kiến nghị

*Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Đề xuất tăng cường hoạt động quản lý doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên,

cơ sở lưu trú du lịch. Đẩy mạnh liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; tăng cường công tác chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh… nhằm tạo thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch với các hiệp hội, hội ngành nghề khác liên quan, tham vấn với cơ quan có thẩm quyển; đồng thời phát huy vai trò chủ động trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng nghề của đội ngũ lao động du lịch và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.

Kiến nghị các sở quản lý du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch cần tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền phát huy những lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương, thúc đẩy xã hội hóa đầu tư du lịch, phát huy vai trò của nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển du lịch hiện đại, đẳng cấp quốc tế. Tiếp tục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, đổi mới tư duy về quản lý và phát triển du lịch.

Chú trọng tham mưu, nghiên cứu về các hình thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành Du lịch. Tích cực triển khai và tham mưu triển khai các sáng kiến, ý tưởng xúc tiến quảng bá mới, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương chỉ đạo và chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực tiễn, bảo đảm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy lợi thế phát triển du lịch. Duy trì, điều phối sự hợp tác, liên kết của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trong phát

triển du lịch. Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn vướng mắc, đề xuất chính sách mới phù hợp với thực tiễn đất nước, xu hướng phát triển của thế giới.

*Đối với doanh nghiệp du lịch

Để tạo ra những xung lực mới cho ngành du lịch Việt Nam, việc huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào hoạt động du lịch là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút, tạo sự kết nối, chia sẻ hiệu quả giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch.

Đầu tiên, cần làm rõ mối quan hệ hữu cơ, xác định rõ từng vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp và các bên liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng đối với từng điểm đến đặc thù; có định hướng để tránh sự trùng lắp, đơn điệu về sản phẩm, khai thác dựa quá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, làm ảnh hưởng đến môi trường

Bên cạnh đó, cần tăng cường sự hợp tác, kết nối, phối hợp của các doanh nghiệp

lữ hành với các điểm du lịch cộng đồng, nông nghiệp trong phát triển du lịch. Việc chia sẻ lợi ích cho người dân ở các điểm du lịch cần được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quan tâm thích đáng

Ngoài ra, không thể thiếu những chính sách hỗ trợ tạo thuận lợi về tài chính để các doanh nghiệp du lịch quay lại chung tay, góp sức phục hồi, phát triển ngành

du lịch, chẳng hạn như giảm lãi suất ngân hàng, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch… Cùng với đó, cần tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng, doanh nghiệp trong phát triển du lịch…

*Đối với người dân địa phương

Nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng địa phương, giúp người dân hiểu phát triển du lịch cộng đồng là con đường phát triển kinh tế bền vững nhằm nâng cao sinh kế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hữu hạn, đồng thời quảng bá được nét đẹp văn hóa truyền thống địa phương.

Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Tiểu kết chương III

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Ý thức rõ được tiềm năng, triển vọng khả quan và lợi ích nhiều mặt của ngành công nghiệp không khói này, ngày nay hầu hết các quốc gia đã và đang tìm ra những phương hướng, giải pháp để phát triển, quảng bá xúc tiến du lịch, nhằm mục tiêu thu hút và chiếm được thị phần khách du lịch lớn hơn và lợi ích nhiều hơn cho đất nước mình. Giải pháp về quy hoạch, về sử dụng nguồn vốn, về chính sách phát triển, xây dựng thương hiệu, tuyên truyền quảng bá…đều là những chính sách quan trọng trong việc tiến trình phát triển du lịch. Từ những tiềm năng phát triển du lịch mà em đã nghiên cứu ở chương 2 thì ở chương này, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm mong muốn đưa du lịch huyện Hậu Lộc ngày một phát triển hơn, để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân, để tăng thu nhập, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá và lịch sử, cũng như mong muốn du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch Ở huyện hậu lộc – tỉnh thanh hoá (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w