CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN HẬU LỘC
2.4. Thực trạng khai thác, phát triển du lịch
2.4.1. Thực trạng khai thác
2.4.1.1. Thực trạng khách du lịch
Tính đến đầu tháng 5-2023, toàn huyện Hậu Lộc đã đón hơn 65.000 lượt du khách đến tham quan, dâng hương tại các di tích, lễ hội trên địa bàn. Giai đoạn 2020-2023, toàn huyện ước đón trên 200.000 lượt khách, chủ yếu là khách tham quan trong tỉnh và một số tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình... Trong Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, huyện Hậu Lộc xác định rõ: phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; đồng thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm khai thác
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn. Với lộ trình
và những bước đi cụ thể, tin rằng, huyện Hậu Lộc sẽ đạt mục tiêu đón khoảng
100 nghìn lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 15 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.
Trong thời gian tới, huyện Hậu Lộc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền
về di tích lịch sử, ý nghĩa lễ hội và phổ biến các quy định của pháp luật đến người dân; phục dựng các hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian trong lễ hội. Chỉ đạo các ngành, các cấp, các ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội tăng cường sự phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội trên địa bàn như: chèo kéo khách, ăn xin, ăn mày, khấn thuê; hàng quán lấn chiếm lối đi vào
di tích; nâng giá trông giữ phương tiện; hướng dẫn Nhân dân và du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội, tham quan di tích
2.4.1.2. Thực trạng khai thác du lịch
Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, huyện Hậu Lộc đã và đang tích cực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy du lịch phát triển, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, huyện Hậu Lộc đặc biệt quan tâm đến công tác trùng tu, tôn tạo di tích xứng tầm. Nhiều di tích đã thực hiện tốt việc dựng biển chỉ dẫn, giới thiệu tóm tắt lịch sử hình thành; tăng cường công tác bảo vệ di tích, thực hiện quản lý hòm công đức, hòm đựng tiền dầu đèn trong di tích theo quy định. Hiện nay, ban quản lý các di tích đều đã được thành lập và kiện toàn.
Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hậu Lộc Nguyễn Văn Thọ cho biết: Thời gian qua, phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản để tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, lễ hội. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn ban quản lý các di tích và các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác đón tiếp khách, đảm bảo an toàn cho Nhân dân và khách thập phương khi đến dâng hương, vãn cảnh tại các di tích, lễ hội; phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác tu bổ,
tôn tạo Di tích đình Miễu Nhị, xã Liên Lộc; chùa Vích, xã Hải Lộc; đình Phong Mục, xã Triệu Lộc; đình Phú Vinh, xã Tuy Lộc; chùa Phúc Hưng, xã Xuân Lộc; khảo cứu lịch sử một số di tích trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
tổ chức tốt lễ hội cấp địa phương.
UBND huyện Hậu Lộc chỉ đạo các ngành, các cấp, các ban quản lý di tích, ban
tổ chức lễ hội tăng cường sự phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội trên địa bàn; hướng dẫn Nhân dân và du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội, tham quan di tích. Trong Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, huyện Hậu Lộc xác định rõ: phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; đồng thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn. Với lộ trình và những bước đi cụ thể, tin rằng, huyện Hậu Lộc sẽ đạt mục tiêu đón khoảng 100 nghìn lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 15 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.
2.4.2. Phát triển du lịch về mặt quy mô
Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng, có kết nối chặt chẽ, mật thiết với các ngành kinh tế khác, cũng như có vai trò kết nối kinh tế - xã hội các địa phương trong khu vực và cả nước. Do đó, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy các ngành lĩnh vực khác như lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tiêu dùng, y tế… tăng tốc. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch về mặt quy mô giúp củng cố và phát triển hơn nữa du lịch của huyện so với các huyện khác trong tỉnh.
Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; góp phần
bá hình ảnh đất nước, con người xứ Thanh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, ngành Du lịch Hậu Lộc còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và
an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hoá sâu sắc; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Thể chế, chính sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
2.4.3. Phát triển du lịch về mặt chất lượng
Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao đang là xu hướng của các quốc gia trên thế giới và các tỉnh thành ở Việt Nam. Sản phẩm du lịch chất lượng cao mang lại giá trị kinh tế và đóng góp cao vào GDP của các địa phương. Sản phẩm
du lịch chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch của địa phương, từ việc xây dựng hình ảnh tích cực đến tạo
ra giá trị thương hiệu và gia tăng lợi ích kinh tế. Sản phẩm du lịch chất lượng cao thường được coi là một phần quan trọng của thương hiệu du lịch của địa phương. Việc cung cấp các trải nghiệm du lịch chất lượng cao giúp tăng cường
giá trị thương hiệu và định vị địa phương là một điểm đến đáng giá trong tâm trí của du khách
Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một vùng đất cổ, có nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể lâu đời. Đây là cơ sở quan trọng để khai thác, xây dựng các điểm đến du lịch văn hóa tâm linh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong công tác quản lý nhà nước, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn chú trọng tu bổ, tôn tạo, bảo vệ di tích. Hiện nay, huyện Hậu Lộc có di tích chùa Vích, đình Miễu Nhị đang hoàn thiện hồ sơ
đề nghị tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định. Địa phương thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, trang thông tin điện tử từ
xã đến huyện; treo băng rôn và dựng một số cụm cổ động tại các di tích, vì vậy ý thức trong công tác quản lý, bảo vệ di tích của người dân được nâng cao.
Tiểu kết chương II
Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, thiên nhiên, con người, về kinh tế xã hội và bản sắc văn hóa…Hậu Lộc có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá đa dạng và phong phú, cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng đồng bộ,..Những năm qua, huyện Hậu Lộc đã chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, đa dạng về du lịch để phát triển bền vững.
Chương 2 của bài tiểu luận em đã phân tích chi tiết về tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Hậu Lộc, liệt kê tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên
du lịch văn hoá, các cơ sở vật chất kỹ thuật… Ngoài ra em còn tìm hiểu về thực trạng khai thác du lịch trạng hoạt động du lịch trên địa bàn quận huyện Hậu Lộc , từ đó rút ra đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch tại địa phương này mà em sẽ trình bày trong chương 3.