1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long)

198 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long)
Tác giả Trương Quang Vinh, Đường Tuyết Miện, Phạm Thị Học, Hoàng Văn Hưng, Phạm Văn Bầu, Lê Đặng Doanh, Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Tuyết Mai, Cao Thị Oanh, Đào Lê Thu
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Vinh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 45,85 MB

Nội dung

Tuy bộ luật không trực tiếp khăng định: “Tội phạm là hành vi...” Điêu 8 BLHS năm 1999 như luật hình sự hiện nay,nhưng những quy định các tội phạm cụ thể trong Hoàng Việt luật lệ đã thé h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁP TRƯỜNG

TỘI PHAM VÀ HINH PHAT

TRONG HOANG VIET LUAT

LE (BO LUAT GIA LONG)

Chủ nhiệm dé tài: TS Trương Quang Vinh

Thu ki dé tai: ThS Cao Thi Oanh

2á v)

HÀ NỌI - 2006

Trang 2

TS TRƯƠNG QUANG VINH

TS DUONG TUYET MIEN

PHAM THI HOC

HOANG VAN HUNGPHAM VAN BAU

LE DANG DOANH

DO DUC HONG HANGUYEN VAN HUONGNGUYEN TUYET MAICAO THI OANH

DAO LE THU

: Trường Đại học Luật Hà Nội : Trường Đại học Luật Hà Nội : Trường Đại học Luật Hà Nội : Trường Đại học Luật Hà Nội : Trường Đại học Luật Hà Nội : Trường Đại học Luật Hà Nội

: Trường Đại học Luật Hà Nội

: Trường Đại học Luật Hà Nội

: Trường Đại học Luật Hà Nội

: Trường Đại học Luật Hà Nội

: Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG DE TÀI

Trang 4

a wn Fk YW N =

10,

11.

MUC LUC

TONG THUAT KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TAI

Hệ thong hình phat trong Hoang Việt luật lệ

Quyết định hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ

Một số van đề về tội phạm trong Hoàng Việt luật lệ

Khái quát về các tội phạm cụ thể trong Hoàng Việt luật lệ

Các tội xâm phạm an nỉnh quốc gia (Đạo tặc thượng, đạo tac

trung) trong Hoàng Việt luật lệ

Các tội xâm phạm sở hữu (Đạo tặc hạ) trong Hoàng Việt luật lệ

Các tội xâm phạm tính mạng của con người (Nhân mạng) trong

Hoàng Việt luật lệ

Các tội xâm phạm sức khỏe của con người (Đấu âu thượng, dau

âu hạ) trong Hoàng Việt luật lệ

Các tội phạm về chức vụ (nhận đút lót) trong Hoàng Việt luật

nhân) trong Hoàng Việt luật lệ

TÀI LIEU THAM KHAO

Trang 01 37 51

62 84

Trang 5

TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI

NOI DUNG VA GIA TRI CUA HOANG VIET LUAT LE

1 PHAN MO DAU

1.1 Tinh cấp thiết của đề tai

Trong kho báu cô luật Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật

Gia Long) được xem là sản phẩm lớn về mặt lập pháp của Vương triều Nguyễn Triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam và cũng là một trong những bộ luật

-lớn của chế độ phong kiến Việt Nam Hoàng Việt lệ có phản ánh chân thực bức

tranh xã hội đương đại hay không? Điều này đã từng có những quan điểm trái

ngược nhau giữa các nhà khoa học, các luật gia thời hiện đại khi nghiên cứuHoàng Việt luật lệ về khía cạnh “ddan tộc tinh và truyền thống pháp lý "của Bộluật này Tuy nhiên, cho đến nay nhiều vấn đề trong Hoàng Việt luật lệ vẫn là ân

số Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu Hoang Việt luật lệ luôn là điều cần thiếtnham góp phần chat lọc những tinh hoa va giá trị nhân bản của nên văn minhpháp lý cổ, có thể vận dụng vào quá trình hoàn thiện và áp dụng pháp luật ởnước fa trong xu thể hội nhập quốc tế như hiện nay

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Lịch sử pháp luật Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của giới khoa học, các nhà quản ly và đặc biệt là những người làm công tác tư tưởng, văn hoá.

Những van dé về sự xuất hiện của pháp luật hay những van dé về vai trò của

pháp luật trong việc báo đảm trật tự xã hội đã được nghiên cứu ở nhiều công trình như: Cuôn "Việt sử thông giám cương mục", Nhà xuất bản Việt sử địa, Hà

Nội, năm 1957; Cuốn "Lịch triều hiển chương loại chí" của Phan Huy Chú, Tập

Ul, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, năm 1961; Cuén "Đại Nam thực lục chính

biên", Tập IV, Nhà xuất ban Sử học, Hà Nội, năm 1962; Cuốn "Pháp chế sử" của

Vũ Quốc Thông, Tu sách Đại học, Sai Gòn, năm 1968; Cuôn “Cô luật Việt Nam

Trang 6

và tư pháp sử diễn giảng” của Thạc sỹ, Giáo sư Vũ Văn Mau, Sai Gòn, năm

1975: Cuốn “Pháp lý phục vụ cách mạng” của Hội luật gia Việt Nam, Tay Bắc,năm 1975; Cuốn “Lịch sử Việt Nam” của Phan Huy Lê, Hà Văn Tần, Trân Quốc

Vượng, Lương Ninh, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HàNội, năm 1985; Cuốn "Lịch sử Việt Nam", Tập 3, Nhà xuất bản Khoa học - Xã

hội, Hà Nội, năm 1985; Cuốn "Đại Việt sử ký toàn thu", của Ngụ Sỹ Liên, Nhà

xuất bản Khoa học - Xã hội, Hà Nội, năm 1993; Cuốn "Lịch sử Nhà nước vàPháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Phụng, Hà Nội, năm 1993; Cuốn "Luật và xã

hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII", của Insun Yu, Người giới thiệu: Phan Huy

Lê, Tổ chức dịch và hiệu đính: Nguyễn Quang Ngọc, Nhà xuất bản Khoa học xã

hội, Hà Nội, năm 1994; Cuốn “Nghiên cứu về hệ thống Pháp luật Việt Nam thế

kỷ XV - thé ky XVIII”, Chủ biên: Giáo sư, Tiến sĩ Dao Tri Uc, Nhà xuất bảnKhoa học - Xã hội, Hà Nội, năm 1994; Cuốn "Lịch sử các định chế chính trị vàpháp quyền Việt Nam", Tập 1, Từ thời đại Hùng Vương đến nhà Hô, của Phan

Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm

1995; Cuốn “Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước” của Tiến sỹ Cao Văn

Liên, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 1998; Cuốn “Pháp luật và dân luật đại

cương” của Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Nhà xuất bản thành phố Hỗ Chí Minh,

năm 2000; Tập bài giảng: “Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, từ nguồngốc đến giữa thế kỷ XX” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bán Chính

trị quốc gia, Hà Nội, năm 1996 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình

nào nghiên cứu có tính chuyên khảo về tội phạm, hình phạt và các tội phạm cụ

thể trong Bộ luật Gia Long - Bộ luật cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam

1.3 Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn

diện mững van dé cơ bản có liên quan đến tội phạm và hình phat trong Bộ luậtGia Long, trên co sở đó dé xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Namhiện harh.

1.4 Nội dung nghiên cứu

- 4é thông hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ;

Trang 7

- Quyết định hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ;

- Một số van dé về tội phạm trong Hoàng Việt luật lệ;

- Khái quát về các tội phạm cụ thê trong Hoàng Việt luật lệ:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Hoàng Việt luật le;

- Các tội xâm phạm sở hữu trong Hoàng Việt luật lệ;

- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Hoang Việt luật lệ;

- Các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong Hoàng Việt luật lệ;

- Các tội phạm về chức vụ (Nhận đút lót) trong Hoang Việt luật lệ;

- Các tội xâm phạm tinh dục (Phạm gian) trong Hoàng Việt luật lệ:

- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình (Hộ luật hôn nhân) trongHoang Việt luật lệ.

1.5 Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng

Kết quả nghiên cứu của dé tài là tài liệu tham khảo có giá trị để phục vu

cán bộ nghiên cứu, các giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật, các

sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành luật và những người quan tâm đến vắn

dé này

1.6 Phạm vi nghiền cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những quy định về luật hình sự trong

Hoàng Việt luật lệ.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả của dé tai dựa trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hỗ Chi Minh về Nhà nước vàpháp luật Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng các phương pháp truyền thống như

phân tích, so sánh, tông hợp, thông kê

2 PHAN NOI DUNG

2.1 Hệ thống hình phạt trong Hoang Việt luật lệ

2.1.1 Các đặc điểm cua hệ thông hình phạt trong Hoàng Viét luật lệ

Trang 8

Thit nhất, chu nghia phap tri chiếm một vi trí quan trọng trong hình luật

mà cụ thế là trong hệ thống hình phạt

Thứ hai, chủ nghĩa pháp tri đã can thiệp vào cả các lĩnh vực luân lý, tức lànhững lĩnh vực lẽ ra chỉ dành riêng cho các giáo điêu của chủ nghĩa nhân trị Sựcan thiệp này của chủ nghĩa pháp trị được coi là sự “xâm phạm” hay còn gọi là

điều chỉnh cả những vấn để thuộc phạm vi luân thường đạo lý mà chủ nghĩanhân trị coi là căn bản của gia đình, hay là cơ sở của nền Tam cương Ngũ thường

cô điền, đồng thời coi đây là những tội đại ác Do đó, các tội bất hiếu, bất nghĩa,loạn luân được xếp ngang hàng với các trọng tội chính trị “tội thập ác”! Với

cách qui định này, những người làm công việc xét xử dưới chế độ cũ đã được

trao cho những quyển hạn rộng rãi trong việc dùng hình phat để duy trì luân

thường đạo lý và các thuần phong mĩ tục

Thứ ba, mỗi tội phạm đêu được các nhà làm luật qui định bởi một hình

phạt nhat định Trong thực tê, các trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt cũng được qui định rõ ràng để áp dụng cho mọi trường hợp khác nhau tuỳ theo

tính chất và mức độ nghiêm trọng

Thứ tư, một số biệt lệ khi xây dựng Hoàng Việt luật lệ Mặc dù các nhà

làm luật căn cứ vào sự qui định của các Bộ luật trước đó, đông thời rút kinh

nghiệm dé xây dựng những điều khoản tỷ mi và các hình phạt rat phức tạp đề ápdụng đối với những trường hợp cụ thể

2.1.2 Các hình phạt chính trong Hoàng Việt luật lệ

- Hình xuy (Đánh roi)

Đánh roi là đánh bằng roi mây nhỏ vào mông người bị trừng phạt làm cho

họ thấy xấu hồ, nhục nhã để tự sửa lỗi lầm cho mình

- Hình trượng thình phạt đánh bằng gây)

Hình phạt này nghiêm khắc hơn hình phạt băng roi Luật qui định 2 roi thì

băng Ï trượng Ai phạm tội nặng hơn 50 roi thì người ta bỏ roi ma xử bãng

trượng Phạt bằng trượng có 5 bậc, mdi bậc là 10 trượng Mức tôi thiêu là 60

trượng tối đa là 100 trượng.

/\

Trang 9

- Hình đô (làm việc nặng nhọc)

Hình dé là hình phạt đứng thứ ba trên thang hình trong Hoàng Việt luật lệ,

Ap dụng đối với người phạm tội hơi nặng Người phạm tội bị gửi về quản thúc tạinơi Tran họ ở đồng thời người bị áp dụng hình phat này phải làm những công

việc nặng nhọc với thời hạn tu | năm đến 3 năm

- Hình lưu

Hình lưu là hình phạt đày đi nơi xa Loại hình phạt này đứng hàng thứ tư

trong thang hình phạt cô và được xếp liền ngay sau hình phạt tử hình Hình lưu

chia làm ba bậc, phạm nhân phải đày đi nơi xa 2000 dặm, 2500 dặm hoặc 3000

đặm là những khoảng cách giữa nơi sinh và nơi bị chấp hành hình phạt Việc ápdụng mức phạt ở các bậc là phụ thuộc vào tính chất nặng nhẹ của từng tội màngười đó thực hiện.

- Tw hình

Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thông hình phạt của Hoang

Việt luật lệ Hình phạt tử hình có 2 bậc là giảo (thắt cổ) và trảm (chém đầu).

Những phạm nhân bi xử tội giảo hay tội tram mà hành hình ngay thì gọi là giao

quyết và tram quyết

2.1.3 Các hình phạt bé sung trong Hoàng Việt luật lệ

- Hình phạt tiễn

Trong HVLL, các nhà làm luật không qui định hình phạt tiên một cáchtổng quát như Điều 26 của Quốc Triều Hình Luật, mà có một số điều qui địnhhình phạt này trong một số trường hợp đặc biệt

- Hình phạt xung quan

Trong hệ thống hình phạt của Hoàng Việt luật lệ không qui định hình phạt

xung quân Nhưng tại Điều 45 phần Danh lệ đã qui định: Nêu phạm nhân bị kết

án vào hình phạt xung quân thì tuỳ theo bị xung quân nơi phụ cận, nơi cận biên

hay viễn biên mà bị đày theo như 3 bậc của hình phạt lưu: 2000 dặm, 2500 dặm

và 3000 dặm Việc người phạm tội bị áp dụng hình phạt xung quân thì họ không những phải bị đưa đên nơi bi day như trong hình phạt lưu mà còn phai ghi tên

Trang 10

vào số quân tù, đồng thời bị bat lam công việc nặng nhọc dưới sự cai quản củaquan địa phương Những nơi đi xung quân thường là những nơi sơn lam chướng khi.

- Hình phat deo gong

Trong Hoang Việt luật lệ, nhà làm luật đã qui định một số điêu khoảntrcng đó có dự liệu hình phạt deo gong Thời gian đeo gông được qui định từ 20ngày đến chung thân Tuy trong hệ thống hình phạt của Hoàng Việt luật lệ không

qu định hình phat này nhưng trong bản hình cu đã tả ti mi những kích thước,

trọng lượng của các loại gông, cùm khác nhau Những kẻ phạm tội thập ác, trộmcướp đều bi gong dé chờ xử án

2.2 Quyết định hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ

2.2.1 Về các nguyên tắc quyết định hình phạt

- Nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt

Khác với luật hình sự hiện đại, Hoàng Việt luật lệ nói riêng (cũng như cô

luật nói chung) đã có sự ưu đãi đặc biệt trong việc giảm nhẹ hình phạt cho tám loại người do địa vị xã hội của họ Đó là trường hợp “bát nghị” nghĩa là tám loại người được quan xử án xem xét giảm nhẹ hình phat do địa vi, công lao, tai nang

của họ trong khi quyết định hình phạt Theo quan điểm của luật hình sự hiện đại,

đây thực chất là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Ngoài trường hợp bát

nghị Hoàng Việt luật lệ còn qui định một số trường hợp giảm nhẹ khác, đó là:phụ 1ữ, người gia, người tan tật, trẻ em, người tự thú, người còn phải nuôi dưỡng

cha ne

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự tập thể

Đây là nguyên tắc được áp dụng khá phổ biển trong các xã hội phong kiếnViệt Nam và Trung Quốc trước đây Nội dung của nguyên tac này là tuy mộtngười phạm tội nhưng họ hàng thân thích của người đó không liên quan đến việc

phar tội nhưng vẫn bị dua ra xét xử cùng với người phạm tội Theo quan điềm

của liat hình sự hiện đại thi đây là nguyên tắc rất vô nhân đạo, nó trái ngược với

nguy2n tac trách nhiệm cá nhân - một nguyên tac của luật hình sự hiện đại Tuy

Trang 11

nhiên, cũng phải thừa nhận rang sự hạn chế đó bị chi phối bởi yếu tố lịch sử vàcác nhà làm luật Nhà Nguyễn vì quyên lợi của triều đình va Hoang tộc đã khôngthoát ra khỏi hạn chế đương thời đê có thê có những quyết định đi trước lịch sử.

- Nguyên tac chuộc tội bang tiên

Chuộc tội bang tiền hay còn gọi là thục tội là một chế định có nguồn góc

từ pháp luật của phong kiến Trung quốc Trong Hoang Việt luật lệ, nhà làm luật

đã cho phép chuộc tất cả các hình phạt ghi trong bảng ngũ hình: suy, trượng, đồ,lưu, tu Theo quan điểm của luật hình sự hiện dai, chuộc tội băng tiền được coi là

một biện pháp chấp hành hình phạt Tuy nhiên, chuộc tội băng tiền chỉ có thểđược chuộc đối với các hình phạt trong các “ tội tạp phạm” nghĩa là những tội vô

ý hay bất hạnh xảy ra hoặc do người khác gây ra mà người này phải chịu tội theo

hoặc người phạm tội là người già cả, trẻ em, phế tật, những người xem thiên văn,

phụ nữ có tài sản hay vợ quan chức Những tội không thể chuộc được là các “tội

thực phạm” như tội thập ác, các tội dẫu gặp ân xá cũng không nên tha, phạm

nghĩa (ví dụ như con cháu kiện ông bà, cha mẹ), hồi lộ, dung túng kẻ phạm giandam, én cắp, làm người bị thương

5.225: Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt

- Quyết định hình phạt trong trường họp đông phạm

[rong Hoàng Việt luật lệ không có điều khoản nao trực tiếp qui định vềvấn đc quyết định hình phat của những người đồng phạm mà van dé nay được

qui định rải rác trong một số điêu luật cụ thể, nhìn chung, nội dung cua ché dinh

nay được qui định con rat so lược Cu thê trong Hoàng Việt luật lệ sự phân hoa

Trang 12

trách nhiệm hình sự cũng như cá thé hoá hình phạt của những người đông phạm

này là chưa đáng kê nhất là đối với những tội thuộc nhóm thập ác

- Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiêu tội

Nội dung của chế định này là phát giác hai tội cùng lúc thì xử theo tội

nặng nhất Nếu hai tội ngang nhau thì chỉ xử một tội Nếu một tội phát ra trước

đã bị xử rồi thì những tội sau phát ra cùng bậc không được xử nữa Nếu tội sauphát ra mà nặng hơn thì sẽ xử lại theo tội nặng nhất và tội đã xử lần đầu được

tính vào tội này.

- Quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm lội là người gia,trẻ em, người tàn tật

Đối với người phạm tội thuộc đối tượng nói trên, Hoang Việt luật lệ có

giam nhẹ hình phạt hơn so với đối tượng bình thường khác, mức giảm nhẹ có

khác nhau tuỳ thuộc vào lứa tuổi; riêng đối với đối tượng 90 tuổi trở lên, 7 tuổitrở xuống mà phạm tội thì không phải chịu hình phạt nào Hoàng Việt luật lệchia làm 3 mức tuổi: Từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và người tàn phế; 80tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và người bị bệnh nặng: 90 tuổi trở lên, 7 tudi trở

xuống

- Quyết định hình phạt đỗi với người tái phạm

Trong Hoàng Việt luật lệ, không có điều luật riêng biệt nào trực tiếp quiđịnh vẻ tái phạm cũng như quyết định hình phạt đổi với người tái phạm Quyết

định hình phạt đối với người tái phạm được qui định tại điều luật vê thiết đạo (ăn

trộm) Theo Hoàng Việt luật lệ, người tái phạm bị xử lí nghiêm khắc hơn so vớiphạm tội lần đầu

- Quyết định hình phat đối với người phạm tội chưa đạt

Trong Hoàng Việt luật lệ cũng không có điều luật riêng biệt nào trực tiếp

qui định về phạm tội chưa đạt hay quyết định hình phạt đối với người phạm tội

chưa đạt Quyết định hình phạt đôi với người phạm tội chưa đạt được thê hiện rảirác trong một số điều luật qui định về tội phạm cụ thê Nhìn chung, trong trường

Trang 13

hợp năy, nhă lăm luật có giam nhẹ hình phạt hơn so với trường hợp tội phạm hoan thănh.

- Quyết định hình phạt doi với người tự thu

Đđy lă qui định tương đối day đủ, chi tiết của Hoăng Việt luật lệ, với câchchia nhiều loại tự thú khâc nhau thì mức miễn giảm khâc nhau Qui định như vay

đê ít nhiều thể hiện được sự phđn hoâ trong xử lí của Bộ luật năy

2.3 Một số vẫn đề về tội phạm trong Hoăng Việt luật lệ

2.3.1 Khai niệm tội phạm trong Hoăng Việt luật lệ

Cũng như Bộ luật Hồng Đức vă nhiều văn bản luật hình sự đê ban hănh

của chế độ phong kiến Việt Nam, Hoăng Việt luật lệ không có điều luật địnhnghĩa về khâi niệm tội phạm vă như vậy cũng không có quy định phđn biệt khâiniệm tội phạm theo luật hình sự với khâi niệm vi phạm phâp luật khâc Nhungđối với một số loại tội cụ thể, Hoăng Việt luật lệ lại có những định nghĩa có tính

khâi quât cao, đó lă định nghĩa phâp lý của mười tội âc (thập âc) trong Điều 2

của Bộ luật.

- Định nghĩa phâp lý của mười tội âc: Mưu phản lă mưu lăm sụp đồ xêtắc ; nưu đại nghịch lă mưu mô phâ huỷ tông miĩu, lăng vă cả cung điện vua ;

phản bội lă mưu phản bội tổ quốc, đi theo nước khâc ; âc nghịch lă đânh hay

giết ôag bă nội, cha me, ông ba ngoại, chú bâc, cô di, anh chị của ông nội,

chồng ; bất đạo lă không còn đạo lý giết chết ba mạng người trong một gia

đình đại bất kính lă bat kính lớn nhất, ăn cp đồ vua dùng để cúng tế đại lễ

thđn k, ăn cắp những đồ vật trong xe vua ổi, ngụy tạo con dau của vua ; bathiểu, h không có hiĩu, tổ câo, chửi mang ông, ba, cha me, ông ba nội chông, cha

mẹ vẵng ba nội cha mẹ ; bat lục lă mat hoă thuận mưu giết, ban ti ma trở lín,đânh, 6 câo chông vă đại công trở lín, tôn trưởng, tiíu ĐỒNG bat nghĩa lă bộdđn gi:t bốn thuộc, tri phủ, tri chđu, tri huyện, lính mă giết quan chi huy giếtthay hoc, nghe tang chông mă giđu không tô chức tang lễ, tự vui chơi ; nôi loạn

lă rỗi bạn bín trong, lă gian đđm với từ hăng tiểu công trở lín, với thiếp của cha,

a

Ong

Trang 14

- Quan niệm của nhà làm luật về tội phạm trong Hoàng Việt luật lệ: Một

là, tội phạm là hành vi của con người Tuy bộ luật không trực tiếp khăng định:

“Tội phạm là hành vi ” (Điêu 8 BLHS năm 1999) như luật hình sự hiện nay,nhưng những quy định các tội phạm cụ thể trong Hoàng Việt luật lệ đã thé hiệnđược nguyên tắc tội phạm là hành vi của con người Hai /à, tội phạm là hành vi

nguy hiểm cho xã hội Tuy không có điều luật trực tiếp khăng định dau hiệu nội

dung này và các dấu hiệu khác của tội phạm như BLHS hiện nay Nhưng các quyđịnh về các tội phạm cụ thé trong Bộ Hoàng Việt luật lệ đã thê hiện được tộiphạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bởi nó xâm phạm đến những quan hệ xã

hội được nhà nước bảo vệ Ba /à, tội phạm được quy định trong luật Dấu hiệu

hình thức pháp lý này của tội phạm cũng được thừa nhận trong Hoàng Việt luật

lệ qua việc xác định các hành vi bị coi là tội phạm và quy định chúng trong Bộ

luật Trong đó những quy định sau đây đã trực tiếp thể hiện nguyên tắc không

có luật thì không có tội phạm Bốn là, tội phạm là hành vi có lỗi cô ý hoặc vô ý.Khác với luật hình sự hiện nay, lỗi được quy định trực tiếp trong định nghĩa tộipham là một dấu hiệu của tội phạm từ đó có thể suy ra “không có lỗi thì không

có tội phạm” là một nguyên tac của luật hình sự Nam là, các dau hiệu (yếu tố)

để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Hoàng Việt luật lệ

không phân biệt mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quy định

tội phạm, nhưng khi xác định trách nhiệm hình sự (loại và mức hình phạt) chocác tội cụ thể thì lại dựa trên cơ sở là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội

2.3.2 Phân loại tội phạm trong Hoàng Việt luật lệ

- Cách phân loại thứ nhất, lấy hình phạt làm cơ sở để phân loại tội phạm,

Hoang Việt luật lệ phân biệt và có các loại tội sau: Tội suy, tội trượng, tội đồ, tộilưu và tội tử.

- Cách phân loại thứ hai, căn cứ vào tính chât nghiêm trọng của tội phạm,Hoang Việt luật lệ phân biệt tội phạm thành mười tội ác (thập ác) và các tội phạm thường.

Trang 15

- Cách phân loại thứ ba, can cứ vào lỗi của người phạm tội, Hoàng Việt

luật lệ phân biệt tội phạm thành tội phạm cô ý và tội phạm do lâm lỡ (do vô ý)

2.3.3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Hoàng Việt Luật Lệ

Do không trực tiếp quy định vẻ lỗi, nên Hoàng Việt luật lệ cũng không đặtvan dé chủ thé của tội phạm nói chung cũng như van dé năng lực trách nhiệmhình sự nói riêng của con người nên cũng không có quy định trực tiếp tuổi chịutrách nhiệm hình sự của con người như Bộ luật hình sự hiện nay Độ tuổi chịutrách nhiệm hình sự của chủ thé tuy có được nhac đến trong Hoàng Việt luật lệnhưng không trực tiếp trong một điều luật riêng ma được thé hiện gián tiếp qua

quy định của Điều 21 Nhận giá tiền chuộc đối với người già, trẻ em và ngườitàn phế khi giải quyết van dé nhân đạo trong chính sách hình sự của nhà nước

Với mục đích như vậy, nên điều luật này đã gộp độ tuôi thấp với độ tuổi cao và

người có sự phát triển không bình thường thành từng cặp để xác định mức độTNHS, mức độ tha miễn Theo những quy định trong Hoàng Việt luật lệ, tuổiphải chịu TNHS của con người thống nhất là trên 7 tuổi và cao nhất là không quá

90 tuổi Trừ trường hợp đặc biệt khi phạm tội phản nghịch thì luật không giới

hạn tuôi tối đa phải chịu TNHS

2.3.4 Một số vấn dé khác liên quan đến tội phạm trong Hoàng Việt luật

- Van dé đông phạm trong Hoàng Việt luật lệ

+ Thứ nhất, Hoàng Việt luật lệ không có quy phạm định nghĩa khái niệm

đồng phạm, thế nhưng van dé phân biệt vai trò những người phạm tội - nhữngngười đông phạm lại rất được chú ý đến

+ Thứ hai, nếu tội phạm do các thành viên trong một gia đình thực hiện thì

chỉ truy cứu TNHS người trưởng gia Quy định xuất phát từ nguyên tắc người

Ôn trưởng có khả năng chi phối, chế phục những người khác trong gia đình,

thững người khác con, cháu, ty âu không được phép và cũng không dám cưỡng

lat tôn trưởng nên chỉ buộc tội tôn trưởng ma không buộc tội những người khác.

Trang 16

+ Thứ ba, những người đông phạm phai chịu TNHS về toàn bộ tội phạm

do họ cùng thực hiện.

- Van đề các giai đoạn thục hiện tội phạm trong Hoang Viet luật lệ

+ Thứ nhất, theo Hoàng Việt luật lệ, biêu lộ ý định phạm tội là giai đoạnđầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm và bị trừng trị thậm chí trừng trị rấtnghiêm khac như tội mưu phản đại nghịch, tội mưu phản, tội mưu sát nhân

+ Thứ hai, Hoàng Việt luật lệ không có quy định khái quát các trường hợpchuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong các điều luật riêng như luật hình sựhiện nay Những trường hợp được coi là chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt vàhình phạt đối với các trường hợp phạm tội này được quy định trực tiếp trong điều

luật quy định tội phạm cụ thể

- Van dé những tình tiết lại trừ tinh chất nguy hiêm cho xã hội của hành vi

trong HVLL

+ Phòng vệ chính đáng: Trong Hoang Việt luật lệ, nhà lam luật quy định

một số trường hợp cụ thé của phòng vệ chính đáng Trường hợp một, Điều 246

Đêm tối không lý do vô nhà người ta quy định: “Phàm ban đêm vô cớ xông vàonhà người ta thì bị phạt 80 trượng Gia chủ giết chết ngay lúc đó thì không bị

tội” Trường hợp hai, Điều 292 ông ba bị đánh luật quy định: “Phàm ông ba, cha

me bị người khác đánh, cháu con tức thì cứu giúp đánh trả lại người hành hung

kia néu không gây thương tích thì không bị tội, nếu gây thương tích trở lên thìgiam 3 bậc tội đánh lộn người thường”.

+ Tinh thé cấp thiết: Theo Điều 265 Bộ Hoàng Việt luật lệ có thé coi

trường hop sau đây là tình thé cấp thiết “Pham vô cớ không được cho ngựa, xe

chạy nhanh nơi phô chợ làm người ta bị thương thì giam một bậc tội theothương nhân đánh lộn có thương tích Nếu nhân đó làm chết người phạt 100

trượng lưu 3000 dặm Nếu vì công vụ khân cập cho ngựa phóng nhanh làm bị

thương người thi bi xử tội sai lầm, y luật chuộc đên cho nạn nhân”

2.4 Khái quát về các tội phạm cụ thê trong Hoàng Việt luật lệ

Trang 17

2.4.1 Diện các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là khách thể

(rực tiếp của các tội phạm trong Hoàng Việt luật lệ có phạm vi rất rộng

Hoàng Việt luật lệ bảo vệ các quan hệ liên quan đến duy trật tự xã hội

phong kiến mà các hành vi xâm phạm tới đêu phải bị trừng trị Đó là các quan hệ

về sở hữu, quyền tôn trọng tinh mạng, sức khoẻ, nhân phâm, danh dự của conngười cũng như sự hoạt động bình thường, đúng đăn, uy tín của hệ thống các cơ

quan nhà nước và các quan hệ đảm bảo giữ gìn thuần phong mĩ tục v.v

2.4.2 Trong một sé trường hợp, Hoàng Việt luật lệ xác định trách

nhiệm hình sự tap thể một cách tàn bạo nhất

Ngoài trách nhiệm hình sự đặt ra thông thường đối với người phạm tội,

trong một SỐ trường hợp đặc biệt, Hoàng Việt luật lệ còn qui trách nhiệm hình sự

về hành vi của thân nhân người phạm tội Trách nhiệm này được đặt ra trên cơ

sở phạm vi quyền và trách nhiệm của mgười gia trưởng hay tỉnh thần đoàn kết

trong gia đình hoặc chỉ vì cùng ở một nhà Sự qui định này của Hoàng Việt luật

lệ được dự liệu trực tiếp trong điều luật về tội phạm cụ thể

2.4.3 Nhiều điều luật trong Hoàng Viét luật lệ qui định hành vi phạmtội của các quan lại ở các lĩnh vực khác nhau

Nhà làm luật của vương triều Nguyễn muốn xây dựng một hệ thống quan

chức ở các cương vị khác nhau từ trung ương đến địa phương biết trung thành,trung thực, có năng lực và trách nhiệm, không dựa vào chức vụ làm điều sai trái

Vì vây, nghiên cứu Hoàng Việt luật lệ chúng ta thấy có khá nhiều điều luật dự liệu hành vi phạm tội của quan chức (loại chủ thể đặc biệt) (gan 150 diéu trong

tổng số 353 diéu luật về tội phạm cụ thể, chiếm ty lệ hon 1/3) Các điều luật này

có trong tat cả các mục theo thẩm quyên các bộ như phan qui định về lại luật

(luật về quan lại): 27 điều; luật về lính: 58 điều v.v Trong các qui định này,

không ít tội phạm mà ý nghĩa thực tiễn của sự tiến bộ về mặt lập pháp trong

Hoàng Việt luật lệ vẫn còn phủ hợp với hiện nay.

2.4.4 Các điều luật của Hoàng Việt luật lệ được phân loại theo thẩm

quyên sáu bộ

Trang 18

Hoàng Việt luật lệ được biên soạn trong trong 22 quyền, từ quyên 4 đền

quyên 21 qui định các tội phạm cụ thê với tông số 353 điêu luật về tội phạm cụthể Các Điều luật này được phân chia theo sáu nhóm theo thâm quyền của sáu

bộ do nhà vua lập ra, gồm: Bộ lại (các việc về quan lại, viên chức); Bộ hộ (các

việc vé dân, thuế khoá, tài chính); Bộ lễ (các việc về tế lễ); Bộ binh (các việc

quân chính); Bộ hình (các việc liên quan đến tội phạm); Bộ công (các việc về

kiến trúc, xây dựng đường sá ) Tương ứng với mỗi bộ trên đây là các luật,

như: Lại luật (luật về quan lại): 27 điều; luật hộ: 66 điều; luật luật lễ: 26 điều;

luật binh lính: 58 điều; luật hình: 176 điều; luật công: 10 điều Sự qui định nhưtrên đây của Hoàng Việt luật lệ cho thấy mỗi bộ đều có quyền xử lý và áp dụnghình phạt đối với những vụ việc của nhóm các tội thuộc bộ mình khi cấp địa

phương chuyển lên Trong mỗi luật theo từng bộ, các tội phạm lại được phân loạithành các nhóm tội khác nhau dựa vào đặc điểm quan hệ xã hội bị xâm hại Tuynhiên, trong chừng mực nào đó, do phụ thuộc vào chức năng của mỗi bộ cho nên

có những tội danh nếu xét vẻ tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại thì lẽ ra phải

thuộc nhóm tội phạm khác, thậm chí còn thuộc luật của bộ khác Điều này có thể

thấy trong bất cứ nhóm điều luật nào của từng bộ

2.4.5 Từ việc xây dựng mỗi điều luật về tội phạm cụ thể, Hoàng Việt

luật lệ đã thể hiện sự tiễn bộ mới trong kỹ thuật lập pháp của Nhà Nướcphong kiến triều Nguyễn

- Hoàng Việt luật lệ đã đặt tên tội danh cho mỗi tội phạm tương ứng trong

điều luật Đây cũng là đặc điềm thể hiện sự tiên bộ, là điểm khác biệt so Quốctriều hith luật (còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức) của triêu đại nhà Lê Quốc

triéu hình luật không đặt tên tội danh cho hành vi mà chỉ mô tả trực tiếp hành vi

phạm tci cụ thê Việc đặt tên tội danh cho hành vi nào đó thê hiện khả năng tâm

khái quit của nhà làm luật triệu Nguyễn Tuy nhiên, sự khái quát ở đây còn ở

mức độ hạn chê nên phan lớn các tội danh được đặt tên theo hành vi thực tê.

Trang 19

- Các qui định vê tội phạm cụ thé trong Hoang Việt luật lệ không mang

tính khái quát như trong luật hình sự hiện dai ma được mô tả ti mi, chi tiết và cụthể

2.4.6 Các hình phạt qui định trong từng tội phạm thể hiện sự tiễn bộ về

kha năng ca thé hoá mức độ trách nhiệm hình sự trong xây dựng luật

Trong Hoàng Việt luật lệ, ứng với mỗi dạng hành vi phạm tội có một một

hình phạt nhất định Hình phạt qui định trong Hoàng Việt luật lệ tuyệt đại bộphận thuộc loại chế tài dứt khoát (chế tài ấn định dứt khoát loại và một mức cụthể) là hà khắc Tuy nhiên, nhăm đảm bảo không có sự lạm dụng pháp luật trong

các cơ quan áp dụng, Hoàng Việt luật lệ đã chia các hình phạt theo nhiều bậc

khác nhau và trực tiếp dự liệu trong mỗi tình huống cụ thé Mỗi tình huống cuthể đó có thể làm cho hình phạt tăng bậc lên (Cấu thành tội phạm tăng nặng)

hoặc có thể làm giảm bậc của hình phạt theo (Cấu thành tội phạm giảm nhẹ).

Cách qui định hình phạt chi tiết từng bậc, cụ thé cho hành vi phạm tội là hoàn

toàn đáp ứng yêu cầu tính pháp chế trong áp dụng pháp luật Ở mức độ nào đó,với thời hiện đại, kinh nghiệm lập pháp này có thé giúp nhất định cho việc xây

dựng pháp luật.

2.5 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Hoàng Việt luật lệ

2.5.1 Quan niệm về các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Trước hết trong Bộ luật Gia Long thời bấy giờ chưa có khái niệm về anninh cuốc gia, do đó trong luật hình sự cũng chưa có các tội xâm phạm an ninh

quốc gia Việc chia tội phạm thành từng nhóm tội cũng dựa trên những tiêu chí

rất khác nhau Việc xác định các tội danh cụ thé coi là các tội xâm phạm an ninh

quốc gia trong Hoàng Việt luật lệ là do chúng tôi tự nhận thức đánh giá trên cơ

sở nhân thức đánh giá theo quy định hiện hành vê các tội xâm phạm an ninh

quốc gia trong BLHS 1999, Trên tinh thần đó, chúng tôi cho răng những tộiphạm só nội dung trực tiếp xâm phạm đến sự tôn tại và sự vững mạnh của nhà

nước, sua chế độ phong kiến hay trực tiếp xâm phạm đến sự an toàn của nhà vua,đền tô tiên, tông miều lang tâm của nhà vua thì có thé được coi là các tội xâm

Trang 20

phạm an ninh quốc gia Với quan niệm như vậy, khi nghiên cứu Hoàng Việtluật lệ tại quyên 2 phân danh lệ có dé cập Thập ác (10 tội ác) trong đó quy địnhnhững tội mà theo chúng tôi có thé coi là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, đólà:

Muu phản (mưu làm sụp đồ xã tac) xã tắc là vua, mưu làm xụp đồ xã tắc

là lật đồ ngôi vua, lật đồ triều đình

Muu đại nghịch - mưu mô phá tông miều, lăng và cả cung điện

Muu phién - là mưu phản bội tổ quốc, đi theo nước khác

2.5.2 Nội dung về các tội phạm cụ thể

- Các hành vi được coi là các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Theo quan điềm của chúng tôi, những tội phạm có thé được coi là có mục

đích chống nhà nước, trực tiếp xâm phạm đến sự tổn tại của xã tắc, sự vữngmạnh của nhà nước Phong kiến bao gồm tội Mưu phản đại nghịch, tội Mưuphản, tội Tạo yêu thư yêu ngôn Những tội phạm này trong nội dung mô tả thểhiện rõ nội dung chống đối nhà nước, chống đối nhà vua, có khả năng gây nguy

hại cho xã tắc, đến sự tôn tại của chế độ Phong kiến.

- Về đường lỗi xử lý

+ Về đồi tượng bị áp dụng hình phạt

* Trong Hoàng Việt luật lệ, hình phạt được quy định đối với các tội xâm

phạm an ninh quốc gia có thể áp dụng với những người thân thích trong gia đình,

thậm trí còn áp dụng nguyên tắc không đồng mưu nhưng đồng cư (ở chung trong

một nhà) mặc dù khác dong họ cũng bị trừng phạt Diéu nay cho thấy tinh chất

hà khic của hình phạt cũng như mục dich của hình phat không chỉ trừng trị

người phạm tội mà còn mang tính trả thù đổi với họ

* Ngoài chỉ rõ đối tượng bị trừng phạt, trong Hoàng Việt luật lệ tội Mưuphản đại nghịch còn quy định rõ một số đối tượng như người có hành vi bao che

được coi là cùng đồng dang và bi áp dụng hình phạt nghiêm khắc.

* Trong Hoàng Việt luật lệ đã có đường lỗi phân hoá các đôi tượng phạmtội như: Người tự thú thi không bị trị tội “ai tự thú pháp luật giâu kín tên như

Trang 21

thé được khỏi tội ” và “chính phạm cùng bè dang tự thú tội, chính phạm được

miễn tội đã làm” Đặc biệt trong tội Mưu phản còn quy định rõ trách nhiệm của

quan địa phương “làng xóm bảo vệ nhau, tố cáo quan địa phương biết, mà quankhông nghe, lại không chịu lùng bat chúng, chi lo che chỗng bên ngoài Đến lúc

giặc nổi như ong, trộm cướp hoành hành, cướp phá thì các quan văn võ địa

phương ấy bị cách chức, trị theo lỗi nang.”

* Trong quy định của các điều luật trong Hoàng Việt luật lệ về các tội

xâm phạm an ninh quốc gia đều dự liệu nhiều tình huống có thê xảy ra trên thực

tế như các trường hợp a tòng, trường hợp che dấu tội phạm, trường hợp có mưu

phản nhưng chưa thực hiện, đối tượng là con nuôi, ông bà, cha mẹ, cháu, anh em

ở khác làng v.v đều có quy định rõ ràng về cách xử lý, về loại và mức hình

phạt.

+ Về loại và mức hình phạt được áp dụng

Do điều kiện lich sử chi phối, nhìn chung hình phạt trong Hoàng Việt luật

lệ nói chung và các tội trong nhóm Đạo tặc thượng nói riêng là rất nghiêm khắc,

phần lớn là áp dụng hình phạt tử hình như lăng trì, treo cổ, chém hay các hìnhphạt khác như phạt trượng, lưu day nơi xa v.v Nhiều hình phat mang tính tan

ác và mang tính dã man Tính cải tạo, giáo dục không rõ nét mà chủ yếu răn đe

và trừng trị, do vậy các hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ không còn phù hợp

với chế dé dân chủ và nhân đạo ngày nay

2.6 Các tội xâm phạm sở hữu trong Hoàng Việt luật lệ

2.6.1 Vai trò, vị trí và một số đặc điểm chung của các tội xâm phạm sở

hữu trong Hoàng Việt Luật lệ

Để a0 vệ nhà nước phong kiến với vị trí cao nhất của nhà vua và nên tảng

vật chất cia xã hội, Hoàng Việt luật lệ có các quy phạm pháp luật hình sự xácđịnh nhữrg hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu là tội phạm Các quy phạm

pháp luật tinh sự bảo vệ chế độ sở hữu của nhà nước phong kiên được quy định

tập trung ai chương Dao tặc cua Hoàng Việt luật lệ Hoàng Việt luật lệ có tông

số 398 dicu, trong đó có 18 điêu luật quy định trực tiép về các tội xâm phạm so

Trang 22

hữu Đó là: Tội trộm cắp đô vật của vua dùng tế thần (Điều 226), tội trộm cắp

dé vật trong nội phủ (Điều 229), tội trộm cắp đỗ quân khí (Điều 231), tội trộm

cắp cây côi, đô vật trong viên lăng (Điều 232), tội trộm cắp lương tiên trong

thương khô của giám thủ (Điều 233), tội trộm cắp lương tiền trong thương khôcủa người ngoài (Điều 234), tội cướp tài sản (Điều 235), tội cướp giật tài sản(Điều 237), tội trộm cắp tài sản (Điều 238), tội trộm cắp trâu, ngựa, súc sản(Điều 239), tội trộm cắp thóc lúa ngoài đồng (Điều 240), tội trộm cắp tài sản củangười thân thuộc (Điều 241), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 242), tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản (Điều 243), tội đào mộ lấy tài sản (Điều 237), tội đang đêmvào nhà lấy tài sản (Điều 246), tội đồng phạm trộm cắp tài sản (Điều 248), tộicông nhiên chiếm đạt tài sản (Điều 249),

2.6.2 Khai niệm các tội xám phạm sở hitu trong Hoàng Việt luật lệ

Căn cứ vào 18 điều luật cụ thể của chương Đạo tặc trong Hoàng Việt luật

lệ ta thấy nhà nước phong kiến Việt Nam quan niệm các tội xâm phạm sở hữu là các hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu, gây thiệt hại đến tài sản của nhà vua

y4 người dân trong xã hội

2.6.3 Một số tội phạm cụ thể xâm phạm chế độ sở hữu trong HoàngViệt luật lệ

- Tội trộm cap tài sản

Hoàng Việt luật lệ có 12 Điều luật quy định về tội trộm cắp tài sản, ngoài

1 điều quy định về tội trộm cặp tải sản nói chung còn có 11 điều luật khác quy

định c¿c tội trộm cắp tài sản cụ thể từ tội trộm cắp dé vật dùng để tế thần của vuađến tộ: trộm cắp tài sản của người thân thuộc trong đó tội trộm cắp tai sản của

nhà vu được coi là có tính chất va mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nhất

đình phạt đối với người phạm tội trộm cặp tài sản rất khác nhau tuy thuộc

vào tím chât, giá trị cua tài sản bị xâm hại và số lần phạm tội.

- Tội cướp tài san

Trang 23

Tội cusp tai sản được quy định tại Điêu 235 của Hoang Việt luật lệ véđược gọi là “cường đạo” Nội dung của Điều luật quy định về tội CưỚp tải sarphản ánh các đặc điểm sau:

+ Tội cướp tai sản được hiéu là hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản củ:người khác hoặc dùng các loại thuốc mê đầu độc người khác và lấy tài sản clengười do Tuy đây là khái niệm về tội cướp tài sản gần gũi với quan điểm cue

luật hình sự hiện đại nhưng luật hình sự phong kiến nhân mạnh đến chi tiết mangtheo khí giới và đặc tính công khai của sự chiếm đoạt tài sản Điều 235 khôngphân biệt trường hợp chuyển hoá từ tội trộm cap tài sản sang tội Cướp tải sản với

trường hợp trộm cắp tài sản có hành vi hành hung người khác để tâu thoátNgười phạm tội trộm cắp tài sản cứ có hành vi chống lại người đuổi bắt gây chếtngười hoặc gây thương tích thì đều xử như cướp tài sản

+ Trách nhiệm hình sự của người phạm tội cướp tai sản được phân hoá

căn cứ vào tình tiết đã lấy được tài sản hay chưa lấy được tài sản Nếu lấy được

tài sản thì hình phạt là tử hình, nếu chưa lấy thì hình phạt là đánh 100 trượng.

đày di 3000 dam.

- Toi cướp giật tài san

Tội cướp giật tai sản được quy định tại Điều 237 của Hoàng Việt luật lệ

Các nhà lập pháp hình sự phong kiến Việt Nam quan niệm: Tội cướp giật là hànF

vị công khai lấy tài sản của người khác Dé phân biệt giữa tội cướp giật va tội

cướp, luật hình sự phong kiến chú ý đến tình tiết có mang vũ khí khi lấy tài sảrhay không Nếu đông người lấy tài sản lại đem theo vũ khí thì là phạm tội cướ

tài sản.

Hình phạt đối với người phạm tội cướp giật tài sản là đánh 100 trượng về

dé 3 nan không tính đến giá trị tài sản bị chiếm đoạt Hình phạt đổi với ngườiphạm tội sướp giật nhẹ hơn tội cướp tài sản và nặng hơn tội trộm cặp tài sản

- Ti cưỡng đoạt tài sản

T6 cưỡng đoạt tài sản trong bộ luật nay được hiểu là hành vi đe doa ngườikhác va ley tài san của người đó.

Trang 24

Tội cưỡng đoạt tai san được coi là có tính chất nguy hiểm cho xã hội caohơn tội trộm cắp tài sản Hình phạt đôi với người phạm tội cưỡng đoạt tài sảnđược quy định chiêu theo tội trộm cap tài sản Trong mọi trường hợp cưỡng đoạttài sản, người phạm tội sẽ bị áp dụng hình phạt “nặng hơn một mức” so với tộitrộm cắp tài sản Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản cũng được “miễn thích

chữ”.

- Tội lừa đảo chiếm doat tài sản tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tai sản được quy định trong Điều 243 Hoàng Việt

luật lệ Các nhà lập pháp hình sự phong kiến quan niệm tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản là hành vi của quan lại hoặc dân thường dùng các kế sách để lừa gạt

người khác và chiếm đoạt tài sản

Điều 243 không quy định hình phạt trực tiếp đối với người phạm tội lừa

đảo chiếm đoạt tai sản Hình phạt đối với người phạm tội này phải chiéu theo các

quy định khác trong chương Đạo tặc dé áp dung Đây cũng có thé được coi là

quy định về chế tài hình sự mang tính chất chỉ dẫn

Các quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Hoàng Việt luật lệ tuy có

những hạn chế nhất định do điều kiện, hoàn cảnh xã hội chi phối và mang nặngdấu ấn đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam nhưng đã có tác dụng to lớn

củng có chế độ sở hữu phong kiến Không những thé các quy định này còn góp

phén duy trì trật tự xã hội, chồng lại các hành vi phạm tội nói chung va tội xâmphem sở hữu nói riêng.

2.7 Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Hoàng Việt

luật lệ

Trong Hoàng Việt luật lệ, các tội xâm phạm tính mạng của con ngườiđược qui định tập trung tại Quyền 14, từ Điêu I đến Điều 19, gồm các tội: Mưusát nhân" (Âm mưu siết người); "Muu sát chế sứ cập bản quản trưởng quan"

(Mu sát sứ của vua và trưởng quan bản quản); "Muu sát tô phu mẫu, phụ mau"

(Mru sát ông ba, cha mẹ); "Sát tử gian phu" (Giết chết gian phụ); "Mưu sát có

phu phụ mẫu” (Muu sát cha me cua người chong đã qua đời); "Sát nhat gia tam

Trang 25

thương); "Xa mã sát thương nhân" (Xe và ngựa làm bị thương, chết người);

"Dụng y sát thương nhân" (Thay thuốc vụng về làm người chết, bị thương); "Oa

cung sát thương nhân" (Cung bay làm bị thương chết người); "Uy bức nhân trítử" (Ra oai ép ngặt người đến chết); "Tôn trưởng vị nhân sát tư hòa" (Tôn trưởng

bị người giết mà lén giảng hòa) Nghiên cứu quy định về các tội xâm phạm tínhmạng của con người trong Hoàng Việt luật lệ, chúng tôi rút ra một số nhận xétsau đây:

- Hoàng Việt luật lệ đã có những quy định thể hiện trình độ lập pháp rấtC30) tiễn gan đến trình độ lập pháp hiện đại Nếu trong BLHD các tội xâm phạm

tính mạng của con người được quy định rải rác ở các chương khác nhau và khi

quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người nhà làm luật không đặt tên

tội (tội danh) cho hành vi được quy định mà mô tả ngay hành vị phạm tội thi

trong Hoàng Việt luật lệ các tội xâm phạm tính mạng của con người đã được quyđịnh tập trang trong một quyền - Quyền 14 với những tội danh cụ thể Căn cứ để

nhà làm luật quy định các trường hợp phạm tội xâm phạm tính mạng của con

người vào cùng một phần đó là tinh chat của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại

(quyền sorg của con người) Đây chính là sự tiến bộ đáng kê nhất trong kỹ thuật

lập pháp h.nh sự của thời phong kiến Bên cạnh đó, trong Hoàng Việt luật lệ nhàlàm luật thường xây dựng nhiều loại và mức hình phạt khác nhau, tương xứngvới tính cFất và mức độ nguy hiém cho xã hội của từng trường hợp phạm tội cụ

thê khiến cho quan lại khi xét xử không thé tự ý tăng nặng hoặc giam nhẹ hình

phạt.

Trang 26

- Theo đánh giá của các nhà lập pháp thời kỳ này, các tội xâm phạm tính

mạng của con người là nhóm tội có tính nguy hiểm cho xã hội rât cao Sự đánh

giá nay trước hết thé hiện ở quy định trong mười tội ác (Thập ác) đã có đến bồn

tội liên quan đến hành vi giết người là ác nghịch, bat đạo, bất mục và bat nghĩa

Ngoài ra, những chế tài rất nghiêm khắc được quy định đối với các tội danhtương ứng này cũng phản ánh nhận thức về tính nguy hiểm cao cho xã hội củanhóm tội phạm này.

- Hoàng Việt luật lệ quy định đường lối xử lý theo hướng phân hóa mộtcách khá rõ nét trách nhiệm hình sự đối với những người phạm các tội xâm phạm

tính mang của con người Cụ thé là:

+ Phân hoá trách nhiệm hình sự qua những quy định về các giai đoạn thực

hiện tội phạm Đề đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xácđịnh phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội, Hoàng Việt luật lệ đã có

những quy định nhăm phân biệt các mức độ khác nhau của quá trình thực hiện

tội phạm và tương ứng với nó là các mức độ trừng trị khác nhau Theo đó, hình

phạt áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn hình phạt áp dụng đối với

người phạm tội chưa đạt; hình phạt áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt nhẹ

hơn hình phạt áp dụng đối với người phạm tội đã hoàn thành

+ Phân hoá trách nhiệm hình sự qua những quy định về đồng phạm

Hoàng Việt luật lệ có nhiều quy định đối với những người đồng phạm và đặc

biệt đã có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm của từng người đồng phạm (thủphan, chủ mưu hay tong pham ) Theo đó, người thủ phạm va người chủ mưu

là nrững người bị trừng trị nặng nhất

+ Hoang Việt luật lệ quy định một số trường hợp phạm các tội xâm phạmtính mạng của con người bị xử phạt nặng hơn những trường hợp thông thườngkhác Nghiên cứu những trường hợp này cho thây, nhiều trường hợp việc quyđịnh hình phạt tăng nặng đối với người phạm tội đã xuât phát từ mức độ của tínhnguy hiểm cho xã hội của tội phạm phù hợp với quan diém của luật hình sự hiện

Trang 27

trên, các tường hợp phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác được xử phạtnhẹ cũng 5ao gồm cả những trường hợp xuất phát từ mức độ của tính nguy hiểm

cho xã hội của hành vi phạm tội thấp hơn và cả những trường hợp xuất phát từtính bất bình đăng trong một số quan hệ xã hội giai đoạn này

+ Xuất phat từ sự đánh giá về tính nguy hiém cho xã hội của các tội xâm

phạm tínF mạng của con người như trên, Hoảng Việt luật lệ quy định hình phạt

khá nghiêm khắc đối với nhóm tội này Trong các hình phạt chính được quy địnhđối với tệi phạm nói chung (xuy, trượng, đô, lưu, tử), các hình phat được quy

định đối với nhóm tội này gém trượng, dé, lưu và tử (hình phạt xuy không đượcquy định) Các hình phạt này cũng được quy định với các mức hoặc hình thứckhác nhau tuỷ thuộc vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Ngoài ra, để hỗ trợ cho hình phạt chính và dé nâng cao hiệu quả áp dụng hìnhphạt, Hoàng Việt luật lệ đã quy định các hình phạt bổ sung và các biện phápcưỡng chẻ khác (tương tự như các biện pháp tư pháp trong Bộ luật Hình sự hiệnđại) có thé áp dụng đối với người phạm các tội xâm phạm tính mang của conngười như: Hình phạt cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định; hình phạttịch thu tải sản; biện pháp buộc phải bồi thường thiệt hại

2.8 Các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong Hoàng Việt luật

Trang 28

chức thống thuộc âu trưởng quan (Quan phó dưới quyên đánh trưởng quan);Thượng ti quan dữ thống thuộc quan tương âu (Quan thượng ti va quan dướiquyên cùng đánh nhau); Cửu phẩm dĩ thượng quan âu trưởng quan (Quan cửuphẩm trở lên đánh trưởng quan); Cự âu trị nhiếp nhân (Chống cự, đánh người

đến thu thuế); Âu thụ nghiệp sư (Đánh thầy dạy mình học); Uy lực phế phượcnhân (Dùng oai lực áp chế trói người); Lương tiện tương âu (Kẻ lành, kẻ hèncùng đánh nhau); Nô tì âu gia trưởng (Nô tì đánh gia trưởng); Thê thiếp âu phu

(Thê thiếp đánh chồng); Đồng tính thân thuộc tương âu (Thân thuộc cùng họ

đánh nhau); Âu đại công dĩ hạ tôn trưởng (Đánh hàng đại công xuống đến tôn

trưởng); Âu kì thân tôn trưởng (Đánh hàng kì thân tôn trưởng); Âu tổ phụ mẫu,phụ mẫu (Đánh ông bà, cha mẹ); Thê thiếp dữ phu thân thuộc tương âu (Thêthiếp cùng đánh lộn với thân thuộc bên chồng); Âu thê tiền phu chỉ tử (Đánh conchồng trước của vợ); Thê thiếp âu cố phu phụ mẫu (Thê thiếp đánh cha mẹ củachồng đã chết); Tổ phụ bị âu (Ông bà bị đánh) Như vậy, Các tội xâm phạm sức

khỏe của con người trong Hoàng Việt luật lệ được sắp xếp thành một nhóm căn

cứ vào khách thê loại như cách sắp xếp của Luật Hình sự hiện đại.

- Trong Hoàng Việt luật lệ các tội xâm phạm sức khỏe của con người đượcqui định rất ti mi, chi tiết Cách qui định này của Hoàng Việt luật lệ tuy vụn vặt

nhưng nó lại thể hiện rõ tính cụ thể và tính phân hoá cao trong luật, khiến quanlại kni xét xử không thể tự ý tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, góp phần nâng

cao hiệu quả áp dụng hình phạt và hạn chế những hành vi tiêu cực

- Mỗi điều luật trong Hoàng Việt luật lệ thường qui định nhiêu tội phạm

khác nhau và tuy các tội phạm này không xâm phạm cùng một khách thê nhưngchúrg lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên rất thuận tiện cho việc xét xử Sở

di nhà làm luật thời đó qui định nhiều tội phạm khác nhau trong cùng một điềuluật là vì họ đã phát hiện và đã triệt dé khai thác mồi liên hệ giữa các tội phạm.Mối liên hệ nay dựa trên cơ sở: Khi hành vi phạm tội cu thể xảy ra có thể liên

quar đến các hành vi khác và vì vậy nhà làm luật đã qui định luôn hành vi phạm

tội lân quan trong cùng một điêu luật.

Trang 29

là tsa

- Hoang Việt luật lệ tuy ra đời cách đây gân 200 năm nhưng hau hết cáctội xâm phạm sức khỏe của con người đều đã được qui định trong Bộ luật này

Đó là: Tội đánh lộn (tương ứng với tội cố ý gây thương tích); Tội đánh nô tì có

tội (tương ứng với tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh than bị kích động

mạnh); Tội đánh lại kẻ đánh ông bà, cha mẹ mình (tương ứng với tội cô ý gây

thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng); Tội lơ dénh gây thươngtích (tương ứng với tội vô ý gây thương tích)

- Đường lối xử lí người phạm tội trong Hoàng Việt luật lệ có nhiễu tiến

bộ, thể hiện ở việc qui định nhiều loại và mức hình phạt khác nhau (nhưng

khống chế mức hình phạt cao nhất) phù hợp với nhân thân người phạm tội, vai

trò của người phạm tội trong vụ đồng phạm, mối quan hệ giữa người phạm tội vànạn nhân

- Hinh phạt được áp dụng đối với các tội xâm phạm sức khỏe của conngười trong Hoàng Việt luật lệ rất nghiêm khắc, thấp nhất là hai mươi roi, cao

nhất là chém Ngoài hình phạt chính, Hoàng Việt luật lệ còn qui định hình phạt

bổ sung và biện pháp "Bảo cô kì hạn" (tương tự như biện pháp tư pháp trong Bộ

luật Hình sự hiện đại) có thể áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm sức khỏe

của con người nhằm tăng khả năng dau tranh phòng, chống nhóm tội phạm nay

và bù đắp phan nào những đau thương, mat mát mà nạn nhân và gia đình của nạn

nhân phải gánh chịu.

- Ngoài các đặc điểm như đã nêu trên, do ảnh hưởng sâu sắc bởi lễ giáo

phong kiến và những qui định của Bộ luật Mãn Thanh Trung Quốc cho nên,chính sacl hình sự trong Hoang Việt luật lệ có sự phân biệt rõ nét Theo đó, concháu đánh ông bà, cha mẹ; bé dưới đánh bề trên; nô tì đánh chủ hoặc đánh dân;

vợ đánh chong; thiếp đánh vợ lớn thì bị xử phạt rất nặng nhưng ngược lại, ông

ba, cha me đánh con cháu; bê trên đánh bé dưới; chủ hoặc dân đánh nô tì; chồng

đánh vợ; ‘o lớn đánh thiếp thì lại được xử nhẹ, thậm chí có trường hợp cònđược coi le không phạm tội.

2.9 Các tội phạm về chức vụ (Nhận đút lót) trong Hoàng Việt luật lệ

Trang 30

nhà quan lại xin mượn (Điều 318); Nhân việc công mà xử gom (Điều 319); Giữ

lại tang vật ăn trộm (Điều 320) Qua nghiên cứu các quy định có liên quan đến

các tội phạm về hối lộ trong HVLL, một số van dé về các tội phạm này có thể rút

ra như sau:

- Về đặc điểm của các tội phạm về hồi lộ trong Hoàng Việt luật lệ

*Ƒẻ những yếu t6 bị các tội phạm về hồi lộ xâm phạm

Trật tự pháp luật là yếu tổ được hết sức coi trọng dưới thời Gia long Quan

lại là người năm luật pháp nên khi phạm các tội về hói lộ hành vi của họ đã xâm

phạm nghiêm trọng đến sự uy nghiêm của trật tự pháp luật

* Về chủ thể của các tội phạm về hồi lộ

Các tội phạm về hối lộ trong Hoàng Việt luật lệ có thê do một trong ba

loại chủ thé thực hiện: thứ nhất là các quan lại, thứ hai là người thân hoặc ngườilàm công của các quan lại (Gia nhân) và thứ ba là những chủ thé khác Da SỐ cáctội phạm quy định trong nhóm này được thực hiện bởi loại chủ thê thứ nhât (7

trêr 9 tội), loại chủ thé thứ hai chỉ có ở tội “Người nha quan lại xin mượn” (Điều

31£) và loại thứ ba xuất hiện trong tội “Vướng vào tang vật đưa đến tội” (Điều313) và tội “Có việc dùng tiền, của thỉnh cầu” (Điều 316)

* Vé các dấu hiệu khách quan cua các lội phạm về hoi lộ

Các tội phạm về hồi lộ theo quy định cua Hoàng Việt luật lệ có thé được

chĩ¿ thành ba loại: thứ nhat là nhóm hành vi nhận (và xin, mượn) tiên, tài sản của

người khác; thứ hai là nhóm hành vi đưa tiên, của và thứ ba là nhóm hành vi

Trang 31

tham 6 tài sản Như vậy, Hoàng Việt luật lệ đã không quy định tội danh “lanmôi giới hồi lộ” như luật hình sự hiện hành Tat cả các tội phạm về hối lộ nétrên đều không phản ánh dấu hiệu hậu quả Như vậy, nếu xét theo quan điểm củ

luật hình sự hiện đại thì đây là những tội phạm có cầu thành tội phạm hình thức

* Vé dấu hiệu lỗi của các tội phạm về hoi lộ

Tất cả các tội phạm về hối lộ đều có lỗi cố ý Tuy hình thức lỗi khôn;được nêu một cách cụ thể trong các điều luật song thông qua việc mô tả dau hiéhành vi, dau hiệu lỗi cố ý đã thé hiện kha rõ ràng

- Về khái niệm các tội phạm về hỗi lộ trong Hoàng Việt luật lệ

Các tội phạm về hối lộ trong HVLL là những hành vi nguy hiểm cho x

hội, xâm phạm trật tự pháp luật phong kiến và các nguyên tắc của chế độ quailại, do quan lại hoặc những người khác thực hiện một cách cố ý

- Đường lỗi xử lý các tội phạm về hỗi lộ trong Hoàng Việt luật lệ

Do tính chất nghiêm trong của các tội phạm về hối lộ, hình phạt được qu

định cho các tội phạm nay khá nghiêm khắc Điều đó biểu hiện ở chỗ trong s‹

chín tội phạm thuộc nhóm này có hai tội quy định hình phạt cao nhất là tử hinlđều dưới hình thức treo cd Hình phạt phổ biến nhất được quy định cho các tộ

phạm này là phạt trượng, sau đó đến phạt dé và lưu Phat roi cũng là hình pha

được quy định cho một số tội phạm trong nhóm này

Ngoài hình phạt được quy định áp dụng cho người phạm tội về hối lộ, mộ

số biện pháp xử lý khác đem lại hậu quả pháp ly bat lợi cho quan lại phạm cá:

tội này cũng được quy định.

2.9.2 Một số van dé về các tội phạm về chức vụ cụ thể trong Hoàng Viéluat lệ

- Tội “Quan lại nhận của, tiên” được xem là tội phạm nguy hiểm nha

trong số các tội phạm về hối lộ Nhà làm luật đã thé hiện đánh giá đó qua viéquy định hình phạt nghiêm khắc nhât cho tội phạm này

- Tội “Vướng vào tang vật đưa đến tội” thực chat là hành vi nhận hoi |

mua chuoc.

Trang 32

- Tội “Có việc đem của thỉnh cau” quy định hành vi của người đưa hối lộ.

- Tội “Quan buộc mượn hành hoá, tài vật của người” thục chat là một

trường hợp “đòi hối lộ”

- Tội “Người nhà xin mượn ” mô tả loại hành vi phạm tội giống như hành

vi của tội “Quan lại buộc mượn hành hoá, tài vật của người” nhưng chu thể củatội phạm gồm hai loại là người nhà của quan lại (có thê hiểu là những người cóquan hệ họ hàng thân thích với quan lại) và nô bộc trong dinh tư của quan lại.

2.10 Các tội xâm phạm tình dục trong hoàng việt luật lệ

2,10.1 Quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Hoàng Việt luật lệ

đã góp phần duy trì trật tự xã hội

Trong Hoang Việt luật lệ, các tội xâm phạm tinh dục - phạm gian là nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền tự do tình dục của phụ nữ,quyền bat khả xâm phạm về tinh dục của trẻ em (gái) và đặc biệt xâm phạm luân

lý đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng như trật tự xã hội phong kiến nói chung

Các tội phạm gian trong Hoàng Việt luật lệ, bao gồm 9 điều luật, quy định 9 vềtội danh, nhưng thực chất chỉ quy định về 8 loại hành vi phạm tội Do là: Thông

gian (ngoại tỉnh); Gian dâm (thuận tình giao cau); Cưỡng gian (hiếp dam);

Cưỡng dâm; Loạn luân; Dung túng thê thiệp phạm gian; Vu cáo bậc thân thíchcao niên phạm gian; Quan lại ở đêm với con hát (tội mua dam).

Các tội xâm phạm tình dục (phạm gian) là những hành vi nguy hiểm cho

xã hội Nó xâm phạm nghiêm trong các moi quan hệ xã hội cơ bản trong xã hội

như quan hệ cha con, vợ chông, anh em, chủ tớ, quan dân ; xâm phạm nghiêm

Trang 33

trong nghĩa vụ của con người đôi với nhau, làm băng hoại luân lý đạo đức, rối

loạn kỷ cương xã hội Việc quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi phạm

tội này là nhăm góp phan làm ôn định xã hội, tao dựng và duy trì trật tự kỷ

cương, củng có nên tảng xã hội của nhà nước phong kiến Việt Nam thé ky 19

2.10.2 Quy định các tội phạm về phạm gian trong Hoàng Việt luật lệgóp phan bảo vệ gia đình phong kiến và các giá trị đạo đức truyền thông Việt

Nam

Pháp luật phong kiến nói chung, luật hình sự phong kiến nói riêng được

ban hành nhằm điều chỉnh, bảo vệ các mối quan hệ xã hội quan trọng như quan

hệ vua tôi, quan dân, cha con, vợ chồng Trong Hoàng Việt luật lệ, bên cạnh

việc quy định bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống tr, bảo vệ trật tự xã hội, nhàlàm luật thời Nguyễn còn có nhiều quy định thể hiện việc bảo vệ gia đình cũng

như uy quyển và sự tôn nghiêm của người gia trưởng Điều đó cũng được thể

hiện rõ trong quy định về các tội phạm gian trong Hoàng Việt luật lệ Trườnghợp người phụ nữ có chồng mà phạm gian thì cả gian phu và gian phụ đều bị

phạt nặng hơn so với trường hợp phụ nữ chưa có chồng (Điều 332) là một ví dụ

điển hình

2.10.3 Nhà làm luật thời Nguyễn đã có sự phân biệt khá rõ tính chất,mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội xâm phạm tinh dục

Trong Hoàng Việt luật lệ, nhà làm luật đã có sự phân biệt mức độ nguy

hiểm của các trường hợp phạm tội của các tội phạm về tình dục Mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội có thé phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm Mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội có thê phụ thuộc vào đặc điêm nhân than của

người phạm tội Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội có thể phụ thuộc vào

đối tượng của hành vi phạm tội Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội có thêphụ thuộc vào thủ đoạn hay phương tiện phạm tội Mức độ nguy hiểm của hành

vI phạm tội có thể phụ thuộc vào hậu qua của tội phạm Can cứ vào mức độ hậu

quả của hành vi phạm toi, Hoàng Việt luật lệ có sự phan biệt các trường, hợp

Trang 34

Nghiên cứu các tội phạm gian trong Hoàng Việt luật lệ cho thấy, việc quy

định các tội phạm gian nói riêng cũng như quy định về các tội phạm nói chungtrong Hoàng Việt luật lệ bộc lộ những điểm hạn chế sau:

việc sử dụng từ ngữ, cũng như các dau hiệu điển hình dé quy định trong luật.Cách quy định đó đã làm cho nội dung điều luật bị lu mờ, mang tính lý thuyết và

chắc chăn hiệu quả áp dụng sẽ không cao

+ Phần Lệ: Trong mỗi điều luật về các tội đều có phần Lệ - dẫn ra những

án lệ, những cách thức xử lý các vụ phạm tội cụ thể đã xảy ra trong thực tiễn đểgiải thích, bổ sung cho việc quy định đồng thời hướng dẫn việc áp dụng luật xử

lý các trường hợp phạm tội cụ thể, dẫn đến sự phiền toái, bó buộc người áp dụngluật khi xét xử các vụ án cụ thé ì

+ Ngoài phan Luật và Lệ, nhà làm luật còn dành một quyên (Quyền 22) sách dẫn điều luật với 30 điều, thực chất là 30 trường hợp phạm tội cụ thể của

-các tội chưa được luật quy định Trong đó có 9 trường hợp phạm tội cụ thể củacác tội thuộc nhóm tội phạm gian.

- Về nội dung

Vì quy định theo cách kể lễ, chỉ nêu ra các trường hợp cụ thể của loại tội

được quy định nên tính khái quát của điều luật không cao, không nêu được day

đủ bản chất của tội phạm, không bao quát được các trường hợp phạm tội khác

Trang 35

nhau của một loại tội Nhà làm luật chưa phân biệt rạch ròi những dâu hiệu bản

chất của một loại tội với dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ của loại tội ay Mặt khác,

trong một điều luật, nhà làm luật lại quy định về nhiều loại tội khác nhau, có tínhchất nguy hiểm cũng như mức độ xử lý khác nhau Điều này thể hiện sự thiếukhoa học trong kỹ thuật lập pháp của nhà làm luật thời Nguyễn

2.11 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình (Hộ luật hôn nhân)trong Hoàng Việt luật lệ

2.11.1 Đặc điểm chung của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình

trong Hoàng Việt luật lệ

- Về hình thức: Duong như trong hau khap các điều khoản của Hoàng Việt

luật lệ cũng như các Bộ luật cổ đông phương, đâu đâu chúng ta cũng dễ thấy

những quy định nhằm củng cố, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến,nhưng đồng thời lại không dễ dàng trong việc nhận diện các tội xâm phạm chế

độ hôn nhân và gia đình nói riêng (trong tội phạm nói chung, cũng như phân biệt

với các vi phạm luân lý và đạo đức).

- Về tính chất nghiêm trọng của tội phạm: Các hành vi xâm phạm chế độ

hôn nhân và gia đình phong kiến đều được xác định ở mức độ đặc biệt nghiêm

trọng, vì nó xâm phạm đến những mối quan hệ được đặc biệt coi trọng dưới chế

độ phong kiến (chỉ sau mối quan hệ quân - thân) Đáng lưu ý là có tới 5 trong 10

tội được xếp vào nhóm tội thập ác thuộc các tội xâm phạm chế độ hôn nhân vàgia đình (các tội ác nghịch, bất hiểu, bất mục, bất nghĩa và nội loạn); có10/22

điều luật chương Đấu ấu, 5/8 điều luật chương Ma ly quy định về các hành viphải chịu chế tài diễn ra trong phạm vi gia đình

- Về nội dung: Mặc dù ra đời và có phạm vi áp dụng ở hai thời kỳ lịch sử,

hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau, nhưng chúng ta cũng thấy thấp thoáng

những nét quy định tương đồng về hôn nhân và nên tảng gia đình, cũng như địnhhướng chế tài hình sự đối với các vi phạm, trong Hoàng Việt luật lệ và Bộ luậthình sự hiền hành Những khác biệt đều gan liền và chịu chi phối bởi sự khác

Trang 36

biệt giữa tư tưởng đạo đức phong kiến Nho giáo và tư tưởng đạo đức xã hội chủ

nghĩa ngày nay.

- Về hậu quả pháp lý: Một đặc điểm nổi bật của Hoàng Việt luật lệ, cũngnhư cổ luật Việt Nam, là có sự hỗn đồng giữa việc xác định trách nhiệm hình sự

và các dạng trách nhiệm khác Tuy nhiên, ở một chừng mức nhất định, Hoàng

Việt luật lệ cũng đã có các quy định bước đầu xác định ranh giới giữa vi phạm

đạo đức và vi phạm pháp luật, cũng như manh nha thể hiện tư tưởng phân hoátrách nhiệm hình sự.

2.11.2 Tư tưởng đạo đức Nho giáo với việc bảo vệ chế độ hôn nhân giađình phong kiến

Về thực chất, Hoàng Việt luật lệ vẫn là pháp luật của chế độ quân chủ

chuyên chế phong kiến, thể hiện tư tưởng chính trị pháp lý Nho giáo thịnh trị

thời đó Tư tưởng chính trị Nho giáo được để cao trong xã hội phong kiến Việt

Nam thé ky XIX là tư tưởng chính tri phong kiến, nhăm mục đích thiết lập trật tự

gia đình và xã hội phong kiến Trật tự xã hội phong kiến lay gia đình làm trung

tâm (Đạo té) Vì vậy, các quy tắc xử sự mang tính pháp lý nhằm xác lập và bảo

vệ trật tự gia đình phong kiến rất được chú trọng, những vi phạm đạo đức lễ nghỉNho giáo trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bị trừng phạt rất nặng.

2.11.3 Một số quy định cụ thể về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân

gia đình trong Hoàng Việt luật lệ

- Trong lĩnh vực hôn nhân

Hcàng Việt luật lệ cũng như cô luật Việt Nam không quy định tuổi tối

thiểu cho nam nữ kết hôn Vì việc kết hôn được nhìn nhận từ quyền lợi của gia

đình, của dòng tộc nhiều hơn là của đôi bên nam nữ Tuy nhiên, các nhà lập phápxưa cũng đã nhận thức được hậu quả tiêu cực của tục tập nhận ga con cho nhaukhi hai đứa trẻ chưa lọt lòng mẹ, nên đã có quy định cắm chỉ việc làm giá thúbăng các" xén vat áo đăng trước dé làm bang, khi các đứa trẻ còn chưa sinh ra

đời (Điều 94, lệ số 2)

Trang 37

Trong xã hội phong kiến, hôn nhân được coi như là một sự liên kết giữahai gia đình nhiều hơn là sự phối hợp của hai cá nhân nam - nữ Hôn nhân phải

xuất phát từ quyền lợi của gia đình, dòng họ, nhăm giao hiểu giữa hai dòng họ và

kế truyền dòng dõi dân tộc Do vậy, vấn đề hôn nhân phải được đặt ra dưới sựxem xét và quyết định của người gia trưởng Trong các điều luật của mình,Hoàng Việt luật lệ xác định rất rõ quyền quyết định hôn nhân thuộc về cha mẹ vàgia đình chứ không phải do 2 bên chủ thể quyết định

Xã hội phong kiến, trên cơ sở bảo vệ chế độ gia đình phụ hệ, thừa nhận

chế độ đa thê (đối lập với chế độ một vợ một chồng hiện nay) Tuy nhiên, điều

đáng lưu ý là Hoàng Việt luật lệ cũng nghiêm câm song hôn, với ý nghĩa “là sựkết lập giá thú khi còn một giá thú trước chưa đoạn tiêu”

Cả xưa và nay, người ta đều nhận thức được hậu quả của các hành vi giaocầu giữa những người có quan hệ thân thích gần, đứa trẻ sinh ra thường khôngbình thường, dễ ngu độn Đồng thời hành vi này còn được xem là một điều philuân Bởi vậy, HVLL rất nghiêm khắc trong việc cam loạn luân

nhất - tội thập ác Hình phạt đối với các tội phạm này là đặc biệt nghiêm khắc

Đánh, mắng nhiếc ông bà cha mẹ xử đồ, lưu, tử

3 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Nghiên cứu quy định về tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ

chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

3.1 Hạn chế:

- Hoàng Việt luật lệ thiếu những quy định có tính khái quát, nguyên tac về

định nghĩa khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm, đồng phạm, lỗi và các hình

Trang 38

thức lỗi những khái niệm mà luật hình sự hiện nay rất quan tâm và khôngngừng hoản thiện.

- Do cac quy định của Bộ luật mang nặng tính thực nghiệm, chi tiết nên

nhiều quy định của luật đã thu hẹp phạm vi áp dụng trong thực tế như quy định

về quyền phòng vệ, quyền hành động trong tình thế cấp thiết, việc xác định mộttrường hợp cu thé là đồng phạm hay không phải là đồng phạm không cé.can cứpháp lý thống nhất

- Trong Hoàng Việt luật lệ, nguyên tắc chịu trách nhiệm tập thể được áp

dụng khá phổ biến, nhất là đối với những tội xâm phạm sự an toàn của Nhà nước

phong kiến, lợi ích của Nhà Vua và Hoàng tộc Nguyên tắc này là một hạn chế

của Hoàng Việt luật lệ, nó thậm chí còn hà khắc hơn cả nguyên tắc tru di tam tộc

vì Bộ luật này xử lý cả những người ở chung nhà mặc dù khác họ với người

phạm tội.

3.2 Bệ luật đã khăng định được những thành tựu rực rỡ trong các quyđịnh về luật hình sự trong đó có một số quy định vẫn có giá trị tham khảo trong

việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự hiện nay của Nhà nước ta Những

quy định đó theo chúng tôi là:

+ Coi rhững hành vi xâm phạm tính mang, sức khoẻ, bat hiếu, bất nghĩađối với ông ba, cha mẹ, thầy cô là những hành vi có tính nguy hiểm rất cao cho

xã hội Những quy định này cần được tiếp tục nghiên cứu, kể thừa nhất là trong

điều kiện đạo đức xã hội đã và đang xuống cấp nghiêm trọng hiện nay :

+ Quy định cụ thể tuổi và các mức tuổi 70, 80, 90 của người phạm tội

được hưởng rhững mức độ khoan hồng khác nhau thể hiện chính sách hình sự

nhân dao cle Nhà nước cũng có giá trị tham khảo để sửa đổi cho quy định

“người phạm tội là người già” một khái niệm không xác định trong luật hình sự

hiện nay.

+ Quy định không trừng tri việc che dấu tội phạm cho nhau của một số

loại người rust thịt như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu trong Hoàng Việtluật lệ cũng cược cân nhac, kê thừa theo hướng Luật hình sự hiện nay nên thu

Trang 39

hẹp phạm vi phải chịu TNHS về ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của người

phạm tội tương tự quy định của Điều 22 BLHS năm 1999 Bởi tình nghĩa chacon, chồng vợ, ông cháu khiến những người này không thé không che dấu chonhau trong thực tế Việc sửa đổi này vừa làm cho quy định của luật có tính khả

thi vừa củng cố thêm truyền thống hiếu nghĩa của con người Việt Nam

+ Mặt khác, có qui định tội phạm về quan chức trong Hoàng Việt luật lệ

mang ý nghĩa tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm ở mọi chế độ nhà

nước, thể hiện sự tiễn bộ về mặt lập pháp của triều đại nhà Nguyễn Hành vi nhưvậy lại không được ghi nhận trong luật hình sự năm 1999 Vi dụ: Qui định tại

Điều 52 Hoàng Việt luật lệ về tội cử dùng những quan lại đã phạm lỗi và Điều

317 về tội đang làm quan mượn ép hàng hoá của cải của người Theo chúng tôi,

tư tưởng tiễn bộ trên đây nên chăng cần được chọn lọc và kế thừa chơ sự hoànthiện pháp luật hình sự của nhà nước ta hiện nay theo hướng: 7) Cần hình sự hoáhành vi của quan chức bổ nhiệm người có chức vụ từng sai phạm bị kỉ luật dưới

hình thức nào đó hoặc vẫn giữ họ nguyên vị trí hiện tại và coi đây là một loại tội

phạm về chức vụ; 2) Hình sự hoá hành vi quan chức đương nhiệm mượn tải sản

của người một cách mờ ám

+ Trong mỗi điều luật trong Hoàng Việt luật lệ có kèm theo phần “Lệ” và

phan giải thích được nêu trực tiếp sau mỗi điều luật đó tạo thuận lợi cho người

áp dụng và pháp luật được áp dụng thống nhất Ngày nay, tuy không thể thực

hiện kỹ thuật lập pháp như thời ky Hoàng Việt luật lệ nhưng cần có một văn banhướng dẫn thống nhất để cho việc áp dụng được dễ dàng, tránh tình trạng hiệnnay có quá nhiều văn bản của các cơ quan khác nhau hướng dẫn về cùng một vẫn

đề

+ Hạt nhân quan trọng trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia của

Hoàng Việt luật lệ, theo chúng tôi hiện nay có thể tiếp thu đó là tính chỉ tiết, cụ

thể cũng như tính dự liệu các tình huống có thể xay ra trên thực tế để quy định

đường lỗi xử lý phù hợp Ngày nay, nhiều tội phạm trong BLHS hiện hành

không dự liệu các tình huống có thể xảy ra nên trong thực tế khi xảy ra rất khó

Trang 40

khăn cho việc áp dụng Ví dụ: Một công dân Việt Nam có ý định mong muốncâu kết với nước ngoài nhưng trên đường đi để thực hiện việc tìm kiếm, liên lạcvới nước ngoài đã bị bắt (chưa câu kết được với nước ngoài) thì áp dụng tộidanh gi để xét xử, luật hình sự không có quy định và thực tế chưa có văn ban nàohướng dẫn Theo chúng tôi nếu ngay trong luật hình sự dự liệu được các trường

hợp nay và quy định cách xử lý cụ thé thì rất thuận lợi cho việc áp dụng _

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN