1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay

226 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNGNHỮNG PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA

NGƯỜI THẤM PHÁN TRONG

GIAI DOAN HIEN NAY

BAN CHỦ NHIEM ĐỀ TAI

Chu nhiém dé tai: Ths BANG THANH NGAThu ky dé tai: Ths BUI KIM CHI

TRUNG TAM THONG TIN THU VIENTRUONG ĐẠI HOC LUẬT HA NỘIPHÒNG Đọc _— ,„.)}Q

HÀ NỘI, NĂM 2003

Trang 2

DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN

1.ThS DANG THANH NGA

2.ThS BÙI KIM CHI

3.TS PHAM VĂN LỢI4.ThS PHAN CÔNG LUẬN5.ThS CHU VĂN ĐÚC

Trang 3

BANG CHỮ VIET TATCNXH Chu nghĩa xã hội

NXB Nhà xuất bảnTK Thu ky

XHCN Xã hội chủ nghĩa

C.Phó án Chánh án, Phó chánh án

Trang 4

MỤC LỤC

1 _ Tổng thuật kết quả nghiên cứu của đề tài |

2 Những vấn đề lý luận về nhân cách và phẩm chất nhân cách 313 Một số vấn đề về chức năng, quyyén hạn và nghĩa vu của Thẩm phán 49

theo qui định của pháp luật hiện hành

4 Đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán 58

Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán 70

6 Đặc điểm tâm lý của hoạt động xét xử và ảnh hưởng của một số yếu 85

tố tâm lý đến kết quả của hoạt động xét xử nói chung và việc ra bảnán, quyết định nói riêng

ce Phong cách giao tiếp của Tham phán trong hoạt động xét xử 1028 _ Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 1199 Thực trạng nhận thức về vị trí của các phẩm chất nhân cách thẩm 127

phán trong giai đoạn hiện nay

10 Thực trạng biểu hiện về các phẩm chất nhân cách thẩm phán trong 152

giai đoạn hiện nay

Phu lục 1 174Phu lục 2 175Phu luc 3 189

Trang 5

TỔ NG THUẬT KET QUA NGHIÊN CỨU Dé TÀI

NHỮNG PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI THẤM

PHÁN TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

1 PHAN MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang tiến hành công

cuộc đổi mới một cách toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhằm xây dựng

một nhà nước pháp quyền XHCN Mội trong những yêu cầu cấp bách của việc xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là đổi mới hệ thống tư pháp nói chung, đổi mới tổchức và hoạt động của Toa án các cấp nói riêng Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định : “Cai cách tổ chức, nâng cao chất

luong và hoạt động của các cơ quan tu pháp, nâng cao tinh thân trách nhiệm của cơ

quan và cán bộ tu pháp trong công tác diéu tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi

hành án, không để xảy ra các trường hợp oan sav’ và : "" Sắp xếp lại hệ thống TAND,

phân định hợp lý thấm quyên của Toà án các cấp Tăng cường đội ngũ Thẩm phán vàHội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng” Nhìn trong tổng thể hệ thống tưpháp, đội ngũ thẩm phán có vi trí quan trọng - là người đại điện cho Nhà nước bảo vệ

sự công bằng xã hội cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người Hoạt

động của họ có ảnh hưởng lớn tới tính công minh của pháp luật, uy tín và nền công lý

của một quốc gia, đồng thời góp phần giáo dục công dân có ý thức pháp luật Vậy mà

hiện nay khi nhận định về đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đội ngũ thẩm phán nói

riêng, Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị “Vé một số nhiệm vụtrọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” nêu rõ : “Công tác cán bộ của các cơ

quan tu pháp chua dap ứng được yêu cau của tình hình hiện nay Đội ngũ cán Độ tc

pháp còn thiếu về số lượng, yến về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phần tiêucực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về dao đức `”.

Bên cạnh đó xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhànước, trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi hơn lúc nào hết công tác bồi dưỡng, đào taocán bộ phải được chú trọng Chính vì vậy việc khảo sát đánh giá đúng thực trạng về

phẩm chất nhân cách người thẩm phán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết không chỉ

có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Trang 6

Xuất phát từ lý do trên chúng tôi chọn dê tài : “ Những phẩm chát nhân cáchcủa người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay”.

1.2 Tình hình nghiên cứu.

Qua hơn 10 năm kể từ khi đất nước đổi mới, việc nghiên cứu đối mới tổ chức và

hoat động của TAND đã được tiến hành Bộ tư pháp có dé tài từ năm 1987 — 1990,

TAND Tối cao cũng tổ chức nghiên cứu về quá trình phát triển TA ở Việt Nam Dự án

cải cách tư pháp ở Việt Nam do Canađa và Bộ Tư pháp hợp tác nghiên cứu đã có

những kết quả nhất định Gần đây đề tài cấp Bộ : “Quy chế Thẩm phán” ( từ 3/1999

đến 3/2000) đã nghiên cứu một số vấn đề như : tiêu chuẩn đạo đức nghề Thẩm phán,cơ chế pháp lý bảo đảm cho Thẩm phán hoạt động có hiệu quả

Việc nghiên cứu nhân cách của người thẩm phán đã được một số tác giả đề cập

ở một vài khía cạnh như TS Nguyễn Dinh Lộc trong bài giảng cho học viên lớp đào

tạo nguồn Thẩm phán đã viết về “Những yêu cầu về đạo đức và thẩm mỹ đối vớingười thầm phán”, hay tác giả Nguyễn Văn Hiển trong dé tài khoa học cấp Bộ “Quy

chế thẩm phán” đã viết về “Pham chất đạo đức của người thẩm phán” trong đó cáctác giả đã dé cập đến những nét đạo đức cu thể của người thẩm phán như: lương tâm

nghề nghiệp, tính nhân dao, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm

Trong giáo trình tâm lý học tư pháp do Đặng Thanh Nga (Chủ biên) cũngđã nêu những phẩm chất tam lý của Thẩm phán như: ý thức và tinh thần trách

nhiệm cao trong hoạt động , ý thức pháp luật XHCN, kha năng thiết lập mốiquan hệ tâm lý với những người tiến hành tố tụng và với những người tham gia

tố tụng Tuy nhiên, nghiên cứu hoạt động cũng như đặc điểm tâm lý — nhân

cách của Thẩm phán dưới góc độ Tâm lý học còn chưa được đề cập tới Việc

nghiên cứu đó bao gồm rất nhiều vấn đề như : nghiên cứu xu hướng nhân cách

của Thẩm phán, nghiên cứu các phẩm chất và năng lực cần có ở người Thẩmphán Vì vậy chúng tôi chọn vấn dé những phẩm chất nhân cách của người

thẩm phán trong giai đoạn hiện nay làm đề tài nghiên cứu.

1.3 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu, điều tra thực trạng về phẩm chất nhân cách của ngườithẩm phán đang công tác tại các TAND, từ đó đưa ra hệ thống các phẩm chất nhân

cách cần thiết của người thẩm phán, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng

cao hiệu quả công tác xét xử ở các TAND và chất lượng công tác đào tạo nguồn

Trang 7

1.4 Nội dung nghiên cứu.

- Lam rõ khái niệm nhân cách, phẩm chất nhân cách; khái niệm, vị trí, quyênhạn và nghĩa vụ của Thẩm phán.

- Phân tích những đặc điểm đặc thù về hoạt động của Toa án nói chung và củaTham phán nói riêng.

- Phân tích các phẩm chất nhân cách cơ bản của Tham phán trong giai đoạn hiện nay.- Khao sát thực trang về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán đang công tác 6TAND các địa phương Từ đó đưa ra hệ thống các phẩm chất nhân cách cần thiết của

Tham phán, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nhằm nâng cao hiệu quả công

tác xét xử ở các TAND và chất lượng công tác đào tạo nguồn Thẩm phán hiện nay.

1.5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.1.5.1 Khách thể nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi điều tra trên khách thể chính là các

Tham phán đương nhiệm tại một số TAND địa phương trên dia bàn cả nước.

Theo báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ côngtác năm 2003 thì tổng số Thẩm phán ở TAND địa phương là 3373 người, trong đó

925 Thẩm phán TAND cấp tỉnh (còn thiếu 193) và 2448 Thẩm phán TAND cấp

huyện (còn thiếu 1067) Do điều kiện về thời gian, nên chúng tôi chỉ điều tra: 300

Thẩm phán; 66 Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà; 200 Thư ký ở

TAND (quận, huyện, thành phố, tỉnh) trên các địa phương:

Miền Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc.

Miền Trung bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nắng, Khánh Hoà.

Miền Nam bao gồm: An Giang, Lam Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ 200 học viên lớp đào tạo nguồn thẩm phán, khoá 5, trường Đào tạo các

chức danh tư pháp.

+ 60 Luật sư, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, Giáo viên trường Đại học Luật

và trường Dao tạo các chức danh tư pháp.

1.5.2 Đối tượng nghiên cứu : Những phẩm chất nhân cách của Thẩm

phán TAND địa phương.

1.6 Nau cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng

Kết qui nghiên cứu của dé tai này có ý nghĩa sau :

- Đón: góp cơ sở lý luận tâm lý học cho một lĩnh vực trong hoạt động của các

cơ quan tư gqháp, từ đó góp phần bổ xung kiến thức lý luận trong giảng day và đào tạo

Trang 8

- Góp phần bồi dưỡng, nâng cao những phẩm chất nhân cách cơ bản ở người

thấm phán tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công tác của mình.

1.7 Giả thuyết khoa học.

Dựa vào lý thuyết hoạt động, những lý luận về nhân cách, cấu trúc của nhân

cách, trên cơ sở phân tích những đặc điểm đặc thù về hoạt động xét xử của Thẩm

phán, chúng tôi có thể phát hiện và giả thiết rằng: Trong hoạt động xét xử, Thẩm pháncần phải có 6 nhóm phẩm chất nhân cách sau:

1 Nhóm phẩm chất chính trị-tư tưởng.2 Nhóm phẩm chất đạo đức.

3 Nhóm phẩm chất chuyên môn.4 Nhóm phẩm chất ý chí.

5 Nhóm phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động

6 Nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến

hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng.

Trong đó nhóm phẩm chất chính trị - tư tưởng cùng với nhóm phẩm chất đạo

đức chiếm vị trí hàng đầu, sau đó đến các nhóm chuyên môn, ý chí Cả 6 nhóm

phẩm chất có quan hệ chặt chẽ với nhau và có quan hệ với chức năng xét xử củaThẩm phán.

1.8 Phạm vỉ nghiên cứu.

Với dé tài này, chúng tôi chỉ có điều kiện nghiên cứu những Tham phán đang

công tác tại các TAND địa phương như đã nêu trong phần khách thể nghiên cứu, mà

không có điều kiện nghiên cứu phẩm chất nhân cách của Thẩm phán ở TANDTC và

TA quân sự các cấp.

1.9 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện dé tài này chúng tôi sử dung các phuog pháp sau đây :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp trò chuyện, phông vấn.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Day là phương pháp chính của đề tài.- Phương pháp thống kê toán học Bằng phương pháp thống kê SPSS(phần mền chuyên dụng, xử lý phân tích số liệu thống kê dành cho khoa họcxã hội) chúng tôi tiến hành xử lý những kết quả thu được để tìm ra những chỉ

Trang 9

2 PHAN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu một số phẩm chất nhân cách

cơ bản của người thẩm phan.

2.1.1 Lý luận về nhân cách và phẩm chất nhân cách.

2.1.1.1 Lý luận về nhân cách

*Quan điển của các nhà tâm lý học Phương Tây.

Trên thế giới, vấn đề nhân cách đã được nghiên cứu từ rất lâu Năm 1900,W Stern đã xuất bản tác phẩm “Bàn về tâm lý học những khác biệt cá nhân”.Sau W Stern, có rất nhiều các nhà tâm lý học đã bàn đến khái niệm nhân cách Họ đãcố găng tìm xem cái gì đã gắn đời sống tâm hồn của con người thành một khối, cái gì

đã tạo nên sự thống nhất của nhân cách con người.

âm lý học phương Tây hiện đại đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về nhân

cách như: Thuyết Phân Tâm Học của S Freud, thuyết siêu đẳng và bù trừ của A.Adler

thuyết đặc trưng của G.Allport, thuyết nhu cầu tâm lý của H.Murray, thuyết tương tácxã hội của G.H Mead, thuyết cái tôi của C.Rozers, thuyết trường tâm lý của K.Lewin,

thuyết chạy trốn tự do của E.Fromm

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tồn tại một số khuynh hướng sau đây về nhân cách:

Khuynh hướng sinh vat hoá nhan cách: Thuyết Phân Tam Học của S Freud

(1856- 1939)

Khuynh hướng xã hội hoá nhân cách: Thuyết siêu đẳng và bù trừ của

Alfred Adler (1870- 1937) ,Thuyết đặc trưng của Gordon Willard Allport(1897- 1967), Thuyết lo lang của Karen Horney (1885 - 1952), Thuyết pháthuy ban ngã cua Abraham Maslow (1908 - 1970),Thuyét cái tôi của Carl

Rogers (1902 - 1987), Thuyết nhu cầu tâm lý của Henry Murray, Thuyết tương tác

xã hội của G.H.Mead, Thuyết liên cá nhân của Robert Sears.

Các quan niệm về nhân cách trong tâm lý học phương Tây rất đa dạng, phong

phú Các quan niệm này có những yếu tố tích cực nhất định như :

+Xu hướng ngày càng phủ định nguyện nhân sinh vat của sự thù địch giữa nhâncách và xã hội, nhấn mạnh những nhu cầu “nhân văn” của con người.

+ Sự cố gắng, chứng minh khả năng phát triển không ngừng của nhân cách

+ Phát hiện những hiện tượng, những sự kiện phong phú trong đời sống tâm lý

thực của con người (động cơ vô thức, sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, sựbù trừ, vai trò của hoạt động giao tiếp , sự chuyển hoá hoạt động, tính trọn vẹn của

nhân cách, tính có một không hai của nhân cách).

Trang 10

+ Chú ý tới tính chat đặc trưng và tính chat cơ động của nhân cach

Tuy nhiên các quan điểm này có những hạn chế nhất định Đó là :

+ Hiểu nhân cách nếu không phải là hiện tượng thứ nhất đối với xã hội thì trong

mọi trường hợp cũng xem nó như là mot thực thể tồn tại song song với xã hội Kếtquả nhân cách không tránh khỏi bị nhân chủng hoá và tâm lý hoá.

+ Nhiều lý thuyết về nhân cách giải thích các quan hệ xã hội như là những quan

hệ liên nhân cách thuần tuý có tính chất cá nhân của con người (điều này thể hiện rõ

trong thuyết “tương tác xã hội” hay thuyết “én nhân cách”)

+ Cất nghĩa hành vi xã hội của con người bằng những thuộc tính đóng kín trongmình của nhân cách hoặc của môi trường, phủ nhận những quy luật phát triển thực tế

của xã hội , của các nhóm xã hội, của nhân cách.

Hiện nay mặc dù có sự hạn chế nhất định trong quan niệm về mối quan hệ giữa

ban chất cá nhân với xã hội về ý thức hệ, niềm tin các nhà tam lý học phương Tayđã chú ý nhiều hơn tới khía cạnh nhân văn, tới việc xem xét lại bản chất nhiều khái

niệm liên quan đến nhân cách, đi sâu nghiên cứu nhân cách ở góc độ thường ngày.

Các lý thuyết nhân cách trong tâm lý học phương Tây với những thông tin đa dạng và

phong phú đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cách nhìn bao quát và khá cụ thể

về vấn đề này Nhưng chỉ dựa trên học thuyết Mác- xít về vấn đề nhân cách và các tưtưởng tâm lý học hiện đại thì mới có được một cách giải quyết thực sự khoa học về

vấn đề này.

* Quan điển của các nhà tâm lý học Xô viết.

Các nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về nhân cách dựa trên ba nguyêntắc : nguồn gốc triết học Mác - Lê Nin, tâm lý học và giáo dục học Ho xem xét nhân

cách trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường Nhân cách không phải làcon người mang những thuộc tính tâm lý đơn giản và càng không phải là cá nhân

mang những nét riêng biệt của nó Nhân cách được xem xét như một chủ thể có ý

thức, mang những đặc điểm tâm lý tổng hoà các mối quan hệ mà trong đó con người

sống và hoạt động Có các khuynh hướng chủ yếu sau đây:- Khuynh hướng sinh - tâm lý

- Khuynh hướng tiếp cận triết học

- Khuynh hướng nghiên cứu nhân cách nhằm định hướng giáo dục.

Các quan niệm trên đều cho rằng : Chỉ có thể nói đến con người như là

Trang 11

cách cả Nhân cách không phải được sinh ra mà là được hình thành, phát triển

trong hoạt động xã hội của con người Hoạt động của cá nhân mới là con

người quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của

nó Hoạt động để lại dấu ấn của mình lên chính bản thân con người Nhâncách không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động Nhân

cách là những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân nói lên giá trị xã hội của

con người và nó điều khiển hành vi của con người khi quan hệ với người khác

và xã hội.

* Vấn đề nhân cách qua các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.

Kế thừa nền tâm lý học Xô Viết các tác giả Việt Nam như GS.VS Phạm MinhHạc, GS.TS Bùi Văn Huệ, PGS Trần Trọng Thuỷ, GS.TS Nguyễn Quang Uấn,PGS.TS Đỗ Long, PGS.TS Lê Đức Phúc, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bích đã dé cập

đến khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của nhân cách trong các công trình nghiên cứu

của mình và trong các giáo trình tâm lý học được giảng dạy trong các trường Đại học.

Về khái niệm nhân cách có nhiều ý kiến khác nhau, bởi mỗi tác giả khi đưa rakhái niệm nhân cách đã nhìn nhận, nghiên cứu nhân cách ở những góc độ khác nhau.

Như vậy nhân cách là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, nhiều mặt và nhiều

góc độ khác nhau Do đó, hiện nay người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về

nhân cách Có những định nghĩa thu hẹp khái niệm nhân cách, có những định nghĩa

mở rộng khái niệm nhân cách Mỗi định nghĩa của mỗi tác giả nêu ra đều dựa trên

một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó.

Như vậy, khi bàn về khái niệm nhân cách chúng ta thấy nó rất phức tạp, đadạng Nhưng chúng tôi sử dụng khái niệm nhân cách do GS.VS Phạm Minh Hạc nêu

làm khái niệm công cụ để nghiên cứu đề tài này , khi nói về nhân cách tác giả chorằng : “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểuhiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”

2.1.1.2 Khái niệm về phẩm cháf nhân cách.

Khái niệm “phẩm chất” trong tâm lý học thường dùng để khảo sát ở các đối

tượng khác nhau và được xếp thứ hạng nhất định trong hàng loạt các phẩm chất do

hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi và hình thành Trong Từ điển tâm lý học do

A.V.Petrovxki và I.M.larôsepxki chủ biên không có từ “phẩm chất” mà chỉ có từ “néttính cách” Trong Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Năng 1997 có viết “đặc điểm: Nét riêngbiệt” còn “phẩm chất: Cái làm nên giá trị ở người hay vật” Trong Từ điển tiếng Việt

Trang 12

của người, sự vật, hiện tượng” và “phẩm chất: Giá trị và tính chất tốt đẹp của con

người hay vat gi”.

Phẩm chất nhân cách là những đặc điểm tâm lý biểu hiện về mat dao đức,

trí tuệ, năng lực của con người Nó qui định hành vi, cách ứng xử có ý nghĩa

xã hội của người đó trong những tình huống khác nhau.

Các nhà tâm lý học (kể cả các nhà tâm lý học phương Tây và tâm lý học

Mác - xit) đều cho rằng : Nhân cách của con người được cấu tạo từ nhữngthành tố cấu trúc nhất định Chang hạn như :

Quan niệm thit nhất coi nhân cách bao gồm ba Tinh vực cơ bản : Nhận thức (bao

gồm cả tri thức và nang lực trí tuệ), rung cảm ( tình cảm và thái độ) và ý chí ( phẩm

chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen) (PGS TS Pham Hoàng Gia)

Quan niệm thứ hai coi nhân cách bao gồm bốn tiểu cấu trúc : Xu hướng ( thế

giới quan , lý tưởng, hứng thú, tâm thế ), kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thói

quen), đặc điểm của của các quá trình tâm lý (các phẩm chất trí tuệ, ý chí, đặc điểm

của cảm xúc, tình cảm), các thuộc tính sinh học quan trọng (khí chất, giới tính, lứa

tuổi, các đặc điểm bệnh lý ) (K.K Platonov)

Quan niệm thứ ba cho rằng nhân cách có nhiều tầng : Tầng nổi, sáng tỏ (bao

gồm ý thức và ý thức nhóm) và tang “sâu”, tối tăm (bao gồm tiém thức và vôthức).(Thuyết phân tâm học của S.Freud)

Quan niệm thứ tu coi nhân cách bao gồm bốn thuộc tính phức hợp của nhân

cách là xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất (A.G.Kovalev)

Quan niệm thứ năm xem nhân cách con người bao gềm bốn khối hay bốn

bộ phận Xu hướng của nhân cách, những khả năng của nhân cách, phong cách

hành vi của nhân cách, hệ thống điều khiển của nhân cách (GS.VS Pham

Minh Hạc, PGS Trần Trọng Thuỷ)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về nhân cách người cán bộ đã thể hiện quan

điểm của minh trong một loạt các tác phẩm nổi tiếng như: “Đường cách mệnh”; “Sita

đổi lẻ lối làm việc”

Để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân, Hồ Chí Minh đã đề

cập đến nhân cách Người nói : “Muốn giữ vững nhân cách tránh khỏi hit hoá thì luônluôn phổi thực hành bốn chữ : Cần - Kiệm - Liêm - Chính” Trong quan niệm củaChủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức không đối lập với năng lực Về mối quan hệ giữa tài

Trang 13

ngồi trong chùa không giúp ích được cho ai” Tóm lại, tư tưởng xây dựng con người,

giải phóng con người về mặt phẩm chất nhân cách cũng như tài năng trí tuệ là một bộ

phận quan trọng của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

Như vậy, nhân cách là sự thống nhất giữa mat đức và tài Về thực chất việc đánh

giá con người là nói về mặt phẩm chất, phẩm giá trong đó đã bao hàm mặt năng lựccủa con người Có thể kể ra đây một số các phẩm chất sau :

+ Phẩm chất chính trị, tư tưởng : lý tưởng, lập trường, niềm tin, thế giới quan+ Phẩm chất đạo đức, tác phong : các thái độ đối với xã hội, đối với người khác

và thái độ đối với bản thân, tính khí, lối sống, tính nết, thói quen, đạo đức

+ Phẩm chất ý chi: Tinh kỷ luật, tính kỷ luật, tính tự chủ, tính quả quyết, tính phê phán.

+ Các năng lực và sở trường, năng khiếu.

Trong đề tài này, chúng tôi xem nhân cách của người cán bộ được hiểu là toànbộ các thuộc tính tâm lý biểu thị những đặc trưng chung của người cán bộ và cấu trúcnhân cách được xem ở hai mặt '“đức” và “tài”, bao gồm các nhóm phẩm chất :

+ Nhóm phẩm chất chính trị tư tưởng+ Nhóm phẩm chất đạo đức

+ Nhóm phẩm chất chuyên môn

+ Nhóm phẩm chất ý chí

+ Nhóm phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động

+ Nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người khác

2.1.2 Phẩm chất nhân cách của người thẩm phán

2.1.2.1 Khái niệm, vị trí, quyền han và nghĩa vụ của Tham phán

Trong điều | Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND (2002), đã quy định:“Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụxét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyên của Toà án”.Mà theo quy định tại Điều | Luật tổ chức TAND thì “Toa án xét xử những vu án

hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết

những việc khác theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định tại điều 37 Luật tổ chức TAND và điều 5 Pháp lệnh về Thamphán và Hội thẩm TAND (2002) về tiêu chuẩn một người có thể trở thành Thẩmphán, đó là : “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng

hoà XHCN Việt Nam, có phẩm chất dao đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thankiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về

Trang 14

quy dinh của pháp lệnh này, có sức khoe, bao dam hoàn thành nhiệm vụ được giao

thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán `.

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản | Điều 5, có trình độ

cử nhân Luật, có đủ thời gian làm công tác pháp luật (4 năm trở lên đối với Thamphan cấp huyện, 5 năm đối với cấp tinh, 8 năm đối với cấp tối cao), có năng lực xét xửcác vụ án thuộc thẩm quyền của TA các cấp tương ứng, thì có thể duoc tuyển chọn va

bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND huyện, tỉnh (tương đương), tối cao (Điều20,21,22,23 — Pháp lệnh Tham phán và Hội thẩm TAND 2002).

Theo quy định của những văn bản này thì Thẩm phán có quyền và những nghĩa

vu sau đây:

* Quyền:

+ “Thẩm phán, Hội thầm được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử ” (Điều 7

-Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND).

+ “Thẩm phán có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có

liên quan đến việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng” (Điều 10

-Pháp lệnh Tham phán và Hội thẩm TAND).

+ Tham phán được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định

của Nhà nước” (Điều 13 - Pháp lệnh TP và Hội thẩm TAND)

+ “Thẩm phán được cấp trang phục, giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm

vụ” (Điều 14 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND)

Pháp luật Việt nam trong điều kiện hiện nay còn thiếu những văn bản quy định

việc bảo vệ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và những thành viên trong gia đình củahọ trước những phần tử tội phạm Do vậy Thẩm phán, các thành viên gia đình và tài

sản của họ phải được Nhà nước bảo vệ đặc biệt Các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc

biệt là lực lượng nội vụ có nghĩa vụ phải đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo antoàn tính mạng, tài sản cho Thẩm phán và gia đình của họ nếu như họ gặp nguyhiểm Các cơ quan bảo hiểm Nhà nước cần phải bảo hiểm cả tính mạng và sức khoẻ

của Thẩm phán.

* Nghĩa vụ:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp và pháp luật Điều này có nghĩalà “Đối với quan toà (Thẩm phán) không có cấp trên nào ngoài pháp luật”.

+ “Thẩm phán, hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện

nhiện vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tinh

Trang 15

chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị xử lý ky luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm

hình su ” (Điều 5 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND)

+ Vấn dé này còn được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999,theo điều 295 thì

“ Thẩm phán , Hội thẩm nhân dân nào cố ý ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật

thì bị phat tù từ 1 năm đến 5 nam; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3nam đến 10 năm”.

Theo Điều 279, 281, 284 thì Thẩm phán có thể bị truy tố về các tội phạm liên

quan đến chức vụ quyền hạn của mình nh tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ quyềnhạn hoặc làm dụng quyền trong khi thi hành công vụ, tội gia mạo trong công tác

+ “Thẩm phán, Hội thẩm phải giữ bí mật công tác theo quy định của pháp luật”(Điều 6 - Pháp lệnh Tham phánvà Hội thẩm TAND)

+ “Thẩm phán làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án” (Điều 9 - Pháp

Vấn đề này được cụ thể hoá trong Điều 28 và 30 Bộ Luật Tố tụng hình sự, Điều

17 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Điều 18 Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án kinh tế.

Tuy nhiên pháp luật hiện hành của chúng ta còn thiếu nhiều chế định pháp lý

nhằm đảm bảo cho Thẩm phán được độc lập những chế định này được quy định trong“Các nguyên tắc cơ bản của độc lập xét xử đối với các cơ quan toà án trong việc đấutranh và phòng ngừa tội phạm” do Hội nghị lần thứ 7 của Liên Hợp Quốc tổ chức tại

thành phố Milan (Italia) từ ngày 26/8 đến 6/9/1985 ( xem chuyên đề ““Một số vấn dé

về chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của Tham phán theo quy định của pháp luật

hiện hành”).

Qua việc phân tích khái niệm, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Tham phán chúngta thấy rằng Thẩm phán là nhân vật trung tam của Toa án, của hoạt động xét xử nhândanh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Với trọng trách như vậy, Tham phán được xãhội coi như một nghề- nghề thẩm phán với những đặc thù nghề nghiệp riêng.

Trang 16

2.1.2.2 Đặc điểm đặc thù trong hoạt động xét xử của Thẩm phán.

Thứ nhất, Lao động của Thẩm phán là lao động trí não, đây khó khăn, phức tap

đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xd hội, của công dân.

Khác với những lao động khác, lao động của Tham phán là lao động đặc thù

nghia là trên cơ sở các quy định của pháp luật Tham phán có nhiệm vụ xem xét các

tnh tiết của vụ án, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, vấn đề định khung và áp dụng vào

từng trường hợp cụ thể áp dụng ở đây không phải là cứng nhắc mà là một quá trìnhtư duy vất vả và phải huy động tổng thể của những hiểu biết không chỉ về pháp luậtmà còn về cuộc sống xã hội.

Hoạt động xét xử của Thẩm phán phải chịu những áp lực, áp lực từ phía các

phần tử tội phạm, áp lực từ phía xã hội, công luận Vì xã hội luôn luôn giám sát hoạt

dong của Tòa án Không phải ngẫu nhiên mà trong Điều 131 Hiến pháp 1992 và Điều7 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 1992 đã ghi nhận nguyên tắc Tòa án xét xử

=, 6

céng khai Nguyên tắc “việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm nhân dân (hoặc Hội thẩm

quân nhân) tham gia” được ghi nhận từ năm 1946 đến nay trong các Hiến pháp và

Luật tổ chức Tòa án của nước ta năm 1960, 1981, 1992, 2002.

Thứ hai, Hoạt động của Thẩm phán gắn liền với việc áp dụng các biện phápcưỡng chế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức.

Nói đến chức nang của Nhà nước ta là dé cập đến phương diện hoạt động chủ

yéi của bộ máy nhà nước mà mỗi co quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện 6

nhing mức độ khác nhau Còn chức năng của các cơ quan nhà nước là những phươngdién hoạt động chủ yếu của các cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng

chung của nhà nước Đối với Tòa án nhân dân có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng

xét xử đó là chức năng chính, chủ yếu của Tòa án nhân dân.

Điều 127 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đã

quy định ““Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quânsự và các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ

nga Việt Nam” Chi Tòa án mới có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự, dân sự,

hôr nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác

theo quy định của pháp luật.

Xét xử là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấpconz nhân và nhân dan lao động nói chung Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là

phương pháp cơ ban đảm bao cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thongnhã, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững Hoạt động xét xử nhằm bảo vệ chế độ

Trang 17

xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế - chính trị, xã hội, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ

nghĩa, quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân.

Hoạt động xét xử có thể dẫn đến chỗ công dân, pháp nhân, các tổ chức được

hưởng các quyền và lợi ích hoặc gánh chịu các nghĩa vụ nhất định.

Thứ ba, Thẩm phán hoạt động theo một trình tự pháp lý chặt chế được quy định

trong pháp luật tố tụng.

Trong hoạt động xét xử của Tòa án, Thấm phán là nhân vật trung tâm Thamphán phải chịu trách nhiệm về các phán quyết của mình Các phán quyết (bản án,

quyết định) của Thẩm phán nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và là kết quả cuối cùng hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

Các phán quyết của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụcủa cá nhân, tổ chức Cho nên hoạt động xét xử cha Toa án có tính tổ chức rất chặtchẽ Tbà án khi xét xử một vụ việc cụ thể phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật

định một cách nghiêm ngặt, không được tuỳ tiện bỏ qua một thủ tục nào Nếu vi

phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật tố tụng thì Quyết định của Tbà án

sẽ bị kháng cáo hoặc kháng nghị và sẽ bị Tòa án cấp trên xem xét lại theo các thủ tục

phúc thẩm, giám đốc thẩm để cải, sửa hoặc hủy Day chính là điểm đặc thù của hoạtđộng xét xử của Thẩm phán so với các nghề khác.

Thứ tư, Khi xét xứ, Hội đông xét xử nhân danh Nhà nước đểra bản án, quyết định.Bản án, quyết định của Tòa án do Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước để

tuyên đối với bị cáo và các đương sự khác Bản án và quyết định của Tòa án đã có

hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã

hội và mọi công dân tôn trọng.

Bởi tính hiệu lực cao của bản án và quyết định của cơ quan Tòa án như vậy cho

nên pháp luật tố tụng quy định việc sửa đổi, hủy bỏ các văn bản đó không phải như

những văn bản hành chính đơn thuần mà phải thông qua trình tự tố tụng nghiêm ngặt

bằng thủ tục kháng cáo hoặc kháng nghị.

2.1.2.3 Phẩm chat nhân cách của Thẩm phán

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhân cách và phẩm chất nhân cách củangười cán bộ nói chung cũng như nghiên cứu những đặc điểm đặc thù hoạtđộng của Thẩm phán, chúng tôi cho rằng nhân cách của người thẩm phánđược hiểu là toàn bộ các thuộc tính tâm lý biểu thị những đặc điểm đặc thù vàcấu trúc nhân cách của họ được thể hiện ở hai mặt : “đức” và “tài Để có thể

Trang 18

cau trúc nhân cách của họ được thể hiện ở hai mặt : “đức” va “tài Để có thể

tìm hiểu, phát hiện và xây dựng được các nhóm phẩm chất nhân cách củaThẩm phán chúng tôi tiến hành các công việc sau:

+ Khao sát hoạt động thực tiễn của Toà án nói chung và của Tham phán nói riêng.

+ Trao đổi với các đồng chí cán bộ quản lý Toà án; các đồng chí cán bộ

lãnh đạo Toà án như Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà.

Ngoài ra chúng tôi còn gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí Thẩm phán có thâm

niên công tác lâu năm trong nghề.

+ Tiến hành phát phiếu phỏng vấn để mở, hỏi về những phẩm chất nhân cáchnổi bật của Thẩm phán trong hoạt động xét xử.

Trên cơ sở đó chúng tôi tổng kết, phát hiện và giả thiết trong hoạt động xét xử

Thẩm phán có thể xuất hiện những nhóm phẩm chất nhân cách cơ bản sau đây:* Phdm chất chính trị - tutuéng -

Đây là phẩm chất nhân cách cần có đối với những người làm công tác xét

xử Thẩm phán là cán bộ của Dang, được Dang và nhân dân tin yêu giao cho

trọng trách là người “cẩm cân nảy mực ”, là người dem lại sự công bằng cho

xã hội Do đó, Thẩm phán phải có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng

cũng như phải có thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nghề thẩm phán là một nghề đặc thù nên đòi hỏi người thẩm phán phải

thể hiện sự giác ngộ chính trị cao, thấu hiểu sâu sắc các mục đích nhiệm vụ,chức trách được giao phó Thẩm phán phải tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp

đổi mới của Đảng Đồng thời còn thể hiện ở lòng yêu Tổ quốc, trung thành với

Nhà nước XHCN Việt Nam, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, sắn sàng vượt

qua mọi khó khăn gian khổ, kiên quyết bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chếXHCN Một người không thể thi hành pháp luật trong cuộc sống, không thé

đem lại sự công bằng cho xã hội khi chính người đó không tin vào sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam Vì lẽ đó, Thẩm phán phải là người có lậptrườnp cách mạng vững chắc, kiên định với đường lối chính sách mà Dang đãdé ri nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xét xử, chống hiện tượng “máy móc,

pháp lý dơn thuần, vô chính trị” trong quá trình giải quyết các vụ án.

* Phẩm chất đạo đức.

Do đặc điểm, yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp nên người thẩm phánphải có những phẩm chất cơ bản như công bằng, vô tư, khách quan, tính trung

Trang 19

Công bang, vô tư và khách quan là những yếu tố hiện thân của Toà án.

Nghĩa là khi xét xử, Tham phán phải làm theo lẽ phải, không thiên lệch về bên

nào Tất cả các đương sự, bị cáo không phân biệt thành phần xuất thân, địa vịxã hội, điều kiện kinh tế, dân tộc đều được Tham phán xem xét như nhau.

Các hành vi, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ được Thẩm phán xét xử căn

cứ theo qui định của pháp luật.

Trong các hoạt động xã hội, một trong những yêu cầu cần thiết đối với

mỗi người nói chung và đối với người thẩm phán nói riêng là phải có phẩm

chất trung thực Đức tính trung thực giúp cho người thẩm phán xây dựng lòngtin, tinh thần kiên quyết và tự chủ, sự thanh thản của lương tâm.

Tỉnh thần trách nhiệm là một phẩm chất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt

động, đặc biệt đối với những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền,

nghĩa vụ, sinh mạng của con người Lương tâm nghề nghiệp của mỗi thẩm

phán là yếu tố nội tâm tạo cho họ khả năng tự đánh giá hành vi của mình về

mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh hành vi của mình.

Tính nhân đạo của người thẩm phán xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo

XHCN Nhưng nó không đồng nghĩa với việc không xử hoặc xử nhẹ ngườiphạm tội, mà cần phải xét xử một cách công bằng, tội đến đâu thì trách nhiệm

hình sự phải chịu đến đó Ngoài ra, tính nhân đạo của người thẩm phán cònthể hiện thông qua việc họ biết đấu tranh với điều ác, bảo vệ điều thiện.

Như vậy, tính công bằng, vô tư, khách quan, lương tâm, tỉnh thần trách

nhiệm cũng như phẩm chất trung thực luôn luôn hoà quyện vào nhau tạo nênphẩm chất đạo đức của người thẩm phán, đồng thời giúp họ đưa ra phán quyết

đúng pháp luật.

* Phẩm chất chuyên môn.

Lao động của Thẩm phán là lao động đầy khó khăn, phức tap và đặt dướisự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân Do đó, mỗi Thẩm phán

phải có kiến thức chuyên môn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng Người

thẩm phán không thé ra bản án thấu tình đạt lý khiến cho các bên “4m phụckhẩu phục ” khi mà thiếu kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.

Ngoài việc phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, người thẩmphán cần phải có những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khoa học khác như

xã hội học, tâm lý học

Trang 20

*Phẩm chất y chí.

Trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng thì xét xử là hoạtđộng mang tính quyết định Mỗi phán quyết của Toà án đều có ảnh hưởng trựctiếp tới quyền, nghĩa vụ, thậm chí cả tính mạng của con người, ảnh hưởng đến

tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật Do vậy, ngoài những phẩm chất

đạo đức, chuyên môn, người thẩm phán cần phải có những phẩm chất ý chí

như: Tính độc lập, tự chủ, tinh thần trách nhiệm

Tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử được hiểu là năng lực đưa ra các

phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở chứng cứ có trong hồ sơ và đượcxem xét tại phiên toà mà không chịu ảnh hưởng của một ai Vấn dé nay được

qui định tại Điều 130 Hiến pháp 1992; Điều 5 Luật tổ chức TAND và Điều 4Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND.

Tính tự chủ là khả năng người thẩm phán làm chủ bản thân, duy trì được

sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, tránh được những tác động cótính chất xung động, xúc động (các biểu hiện thái quá, nóng nảy, giận dữ,

cục căn ).

Tất cả những phẩm chất ý chí nói trên là một thể thống nhất, có quan hệ

chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau Những phẩm chất ý chí đó

chỉ có thể được hình thành và phát triển ở những Thẩm phán có tính tự tin, thái

độ cương quyết, tinh thần độc lập, không bi chi phối bởi những suy nghĩ lệchlạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân khi đưa ra những phán quyết.

*Phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử.

Hoạt động xét xử là hoạt động phức tạp, khó khăn với sự tham gia của

nhiều người Vì vậy, Tham phán (với tư cách chủ toa phiên toà) phải có nănglực tổ chức phiên toà, duy trì kỷ luật phiên toà Năng lực tổ chức hoạt động xétxử của Thẩm phán thể hiện ở tư duy tổ chức phiên toà, sự hiểu biết và đánh

giá đúng khả năng của các thành viên trong Hội đồng xét xử, cũng như sự

thành thạo trong việc điều khiển phiên toà.

Đúi tượng tổ chức của Thẩm phán là các thành viên của Hội đồng xét xử,Thư ký phiên toà, ngoài ra cả các Kiểm sát viên, Luật sư Vì vậy, sự hiểu biết

và đánh giá đúng khả năng của từng người với những địa vị pháp lý khác nhau

của họ trong quá trình điêù khiển phiên toà là yêu cầu cần thiết đối với ngườithẩm plán Trên cơ sở đó, Thẩm phán có thé chủ động điều khiển phiên toànhằm tao nên sự thống nhất giữa các thành viên trong hội xét xử, thiết lập mối

Trang 21

quan hệ đúng đắn giữa các bên tham gia tranh luận, đồng thời bảo đảm không

khí nghiêm túc và duy trì được kỷ luật phiên toà.

*Phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến

hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng.

Hoạt động xét xử là hình thức giao tiếp tâm lý nhiều chiều diễn ra giữacác thành viên trong Hội đồng xét xử với các bên tham gia phiên toà, với bị

cáo và các đương sự khác Trong đó, Thẩm phán- chủ tọa phiên toà luôn giữvai trò chủ đạo, tổ chức, phối hợp, điều khiển giao tiếp ` Do đó, Thẩm phán

phải có khả năng thuyết phục cao trong quan hệ giao tiếp xét xử, như khả

năng tiếp xúc thiết lập quan hệ, khả năng điều khiển quá trình giao tiếp, biếtcân bằng nhu cầu, linh hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp.

Khả năng điều khiển quá trình giao tiếp tại phiên toà của Thẩm phán thể

hiện ở sự làm chủ trạng thái tình cảm của bản thân, làm chủ các phương tiệngiao tiếp ( ngôn ngữ va phi ngôn ngữ) Mặt khác, để có khả năng thuyết phục

cao trong giao tiếp, Tham phán phải biết biểu hiện sự chú ý lắng nghe, có thái

độ kiên trì và khách quan đối với những người tiến hành tố tụng khác vànhững người tham gia tố tụng.

Như vậy, để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động xét xử, Thẩm phán phảikết hợp hài hoà các phẩm chất nhân cách trên Các phẩm chất nhân cách nàyluôn gắn bó, bổ sung cho nhau tạo nên nền tảng của nhân cách của ngườithẩm phán Những phẩm chất nhân cách của họ không phải là cái vốn có, cáibẩm sinh, mà nó được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong quá trình

sống và hoạt động xét xử.

2.1.3 Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động xét xử nóichung và việc ra bản án, quyết định của toà án nói riêng.

* Tác động của nhu cầu, động cơ, mục đích đến kết quả hoạt động xét xử.

Trong hoạt động xét xử các yếu tố như nhu cầu, động cơ, mục đích có ảnhhưởng đến các biện pháp xét xử, kết quả hoạt động xét xử |

Người thẩm phán có nhu cầu, động cơ, mục đích hoạt động đúng đắn thường

tìm được các biện pháp xét xử phù hợp và dẫn đến việc đưa ra được quyết định, bản

án ding người, đúng việc, đúng pháp luật.

Tóm lại các yếu tố nhu cầu, động cơ, mục đích hoạt động xét xử có liên quanchặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng đến những quyết định, bản án của toà án Tác động

của các yếu tố đó có thể theo hướng thúc đẩy hoặc

Trang 22

tiêu cực) Vấn dé quan trọng bậc nhất ở đây là thẩm phán có nhu cầu động cơ xét xử

phục vu lợi ích x2 hoi, bảo bệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân thì những

phan quyết của ho sẽ là những phán quyết đúng người đúng việc, đúng pháp luật;

được mọi người tm phục, khẩu phục.

* Ảnh hưởng của nhận thức, thái độ, niêm tin đến hoạt động và kết qua hoạt

động xé: vit.

Ni.an thức của người thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến những nhận xét,

đánh giá, quyết định của thẩm phán trong quá trình xét xử.

Người thẩm phán có trình độ nhận thức cao, có hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực

°hoạt động xã hội, các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án,

‹có kinh nghiệm xét xử phong phú thường có những quyết định có căn cứ, hợp lô gic,

đúng pháp luật, phù hợp với thực tiến Họ có thể giải quyết linh hoạt các tình huống,các xung đột tâm lý có thể xảy ra tại phiên toà.

Thái độ của thẩm phán đối với một vụ án, đối với nghề thẩm phán có tác động

marh mé đến kết qua hoạt đông xét xử một vụ án nói riêng và hoạt động xét xử nói chung.

Mot trong những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động xét xử nói chung và

việc ra bản án quyết định nói riêng đó là niềm tin nội tâm Cũng giống như các phẩmchất tâm lý khác tác động của niềm tin đến những phán quyết, hành động của thẩmphán có thể theo hai hướng tích cực và tiêu cực Nếu niềm tin nội tâm của thẩm phán

được xây dựng có căn cứ thực tiễn và khoa học thì sẽ tạo cảm giác tự tin, ý chí quyết

tâm hành động cho cá nhân thẩm phán khi ra những quyết định, bản án để giải quyếtvụ án Ngược lại nếu bản thân thẩm phán chưa tin tưởng vào trình độ, năng lực củamình dễ có biểu hiện giao động, a dua theo ý kiến của người khác, dễ bị ám thị, thiếuquyết đoán trong khi giải quyết những tình huống cụ thể.

* Ảnh hưởng của các phẩm chát ý chí đến những nhận định, phán quyết của

người thẩm phán trong quá trình xét xử.

Ý chí là mặt năng động của ý thức thể hiện ở việc ra mục đích và có những nỗlực khắc phục những khó khăn nhằm đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình hànhđộng Để hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó là ngườicầm cân, nay mực tại phiên toà thẩm phán phải thể hiện những cố gắng, nỗ lực ý chíđể vượt qua những khó khăn, trở ngại khách quan và chủ quan trong quá trình ra bảnán, quyết định về vụ án Thông qua hoạt động xét xử các phẩm chất ý chí của thẩmphán được hình thành và củng cố Đến lượt mình các phẩm chất ý chí đó lại điềuchimk hành động của thẩm phán trong quá trình xét xử.

Trang 23

* Ảnh hưởng của tinh cách đến những phán quyết của Thẩm phán trong xét xử.

Tính cách có vai trò quan trọng đối với hoạt động và kết quả hoạt động của cánhàn Trong hoạt động xét xử của Thẩm phán- người đại diện công lý, người đóng vai

trò quyết định địa vị pháp lý của công dân- vai trò của tính cách cá nhân là cực kỳ

quan trọng |

Tóm lại, hoạt động xét xử của Thẩm phán là một hoạt động phức tạp Kết quả

của nó phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố khách quan như tính đây đủ của hồ sơ, tài

liệu về vụ án; thái độ thiện chí, tích cực của những người làm chứng, người bị hại; trật

tự tại phiên toà , mà vào cả những yếu tố tâm lí chủ quan ở người thẩm phán như

nhu cầu, động cơ, mục đích, nhận thức, thái độ, niềm tin, ý chí, các nét tính cách Vì

vay, bên cạnh việc không ngừng hoc hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

củ: mình, Thẩm phán còn chú ý rèn luyện, hoàn thiện mình để đáp ứng những doi hỏingiy càng cao của xã hội đối với nhân cách người thẩm phán.

2.1.4 Một vài nét về phong cách giao tiếp của Thẩm phán trong hoạt động xét xử.* Khái niệm về phong cách giao tiếp của Thẩm phán:

Phong cách giao tiếp của Thẩm phán là toàn bộ hệ thống những phương phápthủ thuật tiếp nhận, phan ứng, hành động tương đối bên vững, ổn định của Thẩm phán

với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng để nhằm giải

quyết vụ án đúng người, đúng việc, đúng pháp luật.

* Phân loại phong cách giao tiếp của Tham phán.

Theo chúng tôi phong cách giao tiếp của người thẩm phán thường thể hiện ở 3

đạng sau:

Thứ nhất Phong cách dân chủ thể hiện ở người thẩm phán trong quá trình tiếp

xúc với những người tién hành tố tụng khác họ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến,

quan điểm của những ngudi cùng làm việc.

Trong quá trình giải quyết vụ án, khi tiếp xúc với đương sự của vụ án Tham

phán chú ý đến đặc điểm tâm lý riêng của từng đối tượng, lắng nghe ý kiến của họ;

tôn rọng họ Những đề nghị hay ý kiến của họ được thẩm phán chú ý lắng nghe và có

sự giải thích rõ ràng Phong cách dân chủ tạo cho những người tiến hành tố tụng khác

hoại động một cách độc lập, sáng tạo và có trách nhiệm.

Tuy nhiên phong cách này chỉ có thể hình thành ở những Thẩm phán có trình độ

chuyén môn, có khả năng quản lý và có bản lĩnh cao Mat khác phong cách dân chủcũng được Thẩm phán sử dụng một cách linh hoạt tuỳ theo từng tình huống, tuỳ theo

Trang 24

từng đối tượng mà có trường hợp Thẩm phán sử dụng phong cách độc đoán lại cóhiệu quả hơn nhiều.

Thư hai: Phong cách độc đoán trong giao tiếp thể hiện ở người thẩm phán trongquá trình điều khiển phiên toà cũng như giải quyết vụ án chủ yêú dùng mệnh lệnh

hành chính |

Tham phán sử dụng phong cách giao tiếp này thường không chú ý đến nhữngđặc điểm tâm lý riêng của đối tượng khi tiếp xúc cho nên nhiều khi họ đưa ra những

ứng xử chưa phù hợp nên không đem lại hiệu quả cho công việc.

Tuy nhiên phong cách này vẫn phát huy hiệu quả trong những trường hợp nhất

định Chẳng hạn: trong trường hợp cần bắt người hay khám xét nhà khẩn cấp; hoặc

trong trường hợp có một số người cố tình gây mất trật tự phiên toà thì Thẩm phán có

thể sử dụng phong cách này.

Thứ ba: Phong cách tự do trong giao tiếp thể hiện ở người thẩm phán dễ dàng

thay đổi thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ ứng xử trong những tình huống, hoàn cảnh

giao tiếp khác nhau

Nghiên cứu biểu hiện của phong cách giao tiếp của Thẩm phán trong các giai

đoạn của hoạt động xét xử chúng tôi thấy để đảm bảo cho việc xét xử nghiêm minh,

đúng pháp luật và đưa ra được bản án đúng người, đúng việc, đúng pháp luật thì đòi

hỏi người thấm phán phải tạo ra được phong cách giao tiếp mềm dẻo, cơ động tuỳ

theo từng tình huống, tuỳ theo từng đối tượng- đó là kiểu phong cách giao tiếp có hiệuquả nhất.

Trong thực tiễn hoạt động xét xử chúng tôi cho rằng để đảm đương được trong

trách mà dang va nhà nước giao cho là người “cầm cân nay mực” tại phiên toà Thẩm

phán sử dụng phong cách dân chủ là phong cách mang lại hiệu quả cao nhất Vấn đề

này thể hiện trong các giai đoạn như xét hỏi (thẩm vấn), tranh luận, nghị án và tuyên án.* Những yêu cầu về phong cách giao tiếp của Thẩm phán.

Người thẩm phán trong hoạt động nghề nghiệp phải tạo ra cho mình phong cách

giao tiếp mềm dẻo, cơ động tuỳ theo từng tình huống tuỳ theo từng đối tượng mà họđưa ra cách ứng xử phù hợp - đó là kiểu phong cách giao tiếp có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên để xây dựng cho mình một phong cách ứng xử phù hợp thì trong quá

trình giao tiếp người thẩm phán phải dam bảo một số yêu cầu sau :

- Trong giao tiếp Thẩm phán phải thể hiện sự công bằng, vô tư, khách quan Sự

công bằng, vô tư, khách quan phải thể hiện trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động

với những người tố tụng khác và nhất là với những người tham gia tố tụng.

Trang 25

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ của người thẩm phán đượcbiểu hiện cả ở nội dung và hình thức vì thế yêu cầu về ngôn ngữ của thẩm phán là

phải sâu sắc về nội dung, giản dị về hình thức.

- Tư thế tác phong của thẩm phán phải thể hiện sự nghiêm túc, đúng mực, dang

hoàng, chững chạc; trang phục phải chỉnh tề bởi vì họ là người thay mặt toà án nơi họ

công tác và toà án lại nhân danh nhà nước để tuyên một bản án, quyết định.

- Ngoài ra Nhà nước va các cơ quan có thẩm quyền cần chú ý tạo điều kiện vềcơ sở vật chất cho Toa án các cấp để đảm bảo cho Toa án tinh uy nghiêm cần thiết của nó.

2.2 Thực trạng nhận thức về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán.

2.2.1 Thực trạng nhận thức về vị trí của các nhóm phẩm chất nhân cáchcủa Thẩm phán.

Qua nghiên điều tra thực trạng về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán, chúngtôi thấy ý kiến của các khách thể có sự thống nhất, đều cho rằng: trong hoạt động xétxử , Thẩm phán cần phải có 6 nhóm phẩm chất nhân cách sau:

+ Nhóm phẩm chất chính trị — tư tưởng+ Nhóm phẩm chất đạo đức

+ Nhóm phẩm chất chuyên môn+ Nhóm phẩm chất ýchí -

+ Nhóm phẩm chất về năng lực tổ chức

+ Nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến

hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng.

Trong đó nhóm phẩm chất chính trị tư tưởngchiếm vị trí thứ nhất; nhómđạo đức chiếm vị trí thứ hai; nhóm phẩm chất chuyên môn chiếm vị trí thứ ba;nhóm phẩm chất ý chí chiếm thứ tư; sau đó đến nhóm phẩm chất về năng lựctor chức xét xử, cuối cùng đến nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập

quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố

tụng Cả 6 nhóm phẩm chất này hoà quyện vào nhau tạo thành hai mặt Đức

và Tài của Thẩm phán để đáp ứng ngày càng cao của nhiệm vụ xét xử (xemmô hình tổng quan các phẩm chất nhân cách của Thẩm phán ở phụ lục 1).

Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi thấy các khách thể đều đánh giá rất thấp vịtrí của nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiếnhành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng (có điểm trung bình thấp hơnnhóm phẩm chất chính trị - tư tưởng là 5 lần: 5.41so với 1.09) Day là điều phải quantâm, vì hoạt động xét xử của Thẩm phán là hoạt động giao tiếp nhiều chiều, rất da

Trang 26

dạng, phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân Do đó,

Thẩm phán phải có khả nang thuyết phục cao trong giao tiếp xét xử, nếu không quantâm đúng mức đến lĩnh vực này Thẩm phán sẽ gặp phải những thất bại nhất định

trong xét XỬ.

So sánh ý kiến các nhóm khách thể được nghiên cứu chúng tôi thấy tổng hợpcác ý kiến đánh giá về vị trí các nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán thì:

- Ý kiến của Thẩm phán và Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà

là không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế,bởi vì các đồng chí Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà trước hết đều

là Tham phán, nhưng được cấp trên bổ nhiệm làm công tác quản lý hành chính ở Toa

án đó, ngoài công việc quản lý ra, họ vẫn tham gia vào công tác xét xử Do đó ý kiến

đánh giá về vi trí các nhóm phẩm chất của Tham phán của hai loại khách thé này như

nhau là phù hợp.

- Ý kiến đánh giá của Thẩm phán và Thư ký về vị trí của nhóm phẩm chất chínhtri tue tđởng và nhóm phẩm chất chuyên môn là có sự khác biệt một cách có ý nghĩa.Điều này có thể lý giải được, bởi do vị trí và công việc đảm nhiệm của Thẩm phán vàThư ký là khác nhau Thẩm phán là người được giao những trọng trách quan trong

trong Toa án đó là quản lý, điều hành công việc và trực tiếp tham gia xét xử Vì vậy,hơn ai hết họ là người phải luôn luôn cập nhật và nắm vững đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước Thư ký là người giúp việc cho Chánh án, Phó chánh án, Chánh

toà, Phó chánh toà, Thẩm phán, chịu sự hướng dẫn của Thẩm phán và sự phân công

của Chánh án, họ không phải là người trực tiếp tham gia xét xử nên ho quan tâm tới

mặt chuyên môn nhiều hơn nhằm đáp ứng và giải quyết, hoàn thành các nhiệm vụ,công việc hết sức cụ thể trong hoạt động xét xử do Thẩm phán giao phó Cũng chínhvì lý do này mà Thư ký đánh giá cao nhóm phẩm chất chuyên môn so với ý kiến đánh

giá của Thẩm phán (Xe„= 4.58 > Xey=4.4), còn về nhóm phẩm chất chính trị tư

tưởng thì họ đánh giá thấp hơn so với Tham phán(X„= 5.24< Xpp=5.51).

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy yết tố giới tính cũng như khu vực (địa ly) không

ảnh hưởng đến những đánh giá của Thẩm phán về vị trí của các nhóm phẩm chất

nhân cách.

2.2.2 Thực trạng nhận thức về các phẩm chất nhân cách cần có đối với Tham phán.Khi xét riêng từng nhóm phẩm chất thì thấy rằng có sự khác nhau về điểm trung

bình và sự xếp thứ bậc đối với các phẩm chất:

Trang 27

+ Các pham chất nhân cách của Tham phán được các khách thểnghiên cứu đánh giá cao về mức độ cần thiết trong 6 nhóm phẩm chất đó

là: “Trung thành tuyệt đối với Nhà nước XHCN Việt Nam”; “sống'và làm

việc theo pháp luật”; “có trình độ hiéu biết về đường lốt chính sách của Dang

va Nhà nước”; “công bằng, khách quan, vô tu và trung thực trong xét xử”;“có tình than trách nhiệm cao trong hoạt động xét xử”; “không tham những,

có lối sống văn hoá, lành mạnh”; 'có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp

vụ”; “không ngừng tự cập nhật các kiến thức mới về pháp luật”; “khôngnung học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ”; “độc lập trong xét

xu”; “tit tin khi đưa ra những quyết định”; “dám nghĩ, dám làm dám chịu

trách nhiệm” ; “chủ động diều khiển trình tự phiên toà theo kế hoạch”; “có

kha năng lập kế hoạch hoạt động xét xứ một cách khoa học”; 'có năng lực

phối hợp với các thành viên trong hội đồng xét xử để thẩm vấn các đương sự”;

“năng động và sáng tao trong việc tổ chức hoạt dong xét xử”; “ tác phong đàng

hoàng đĩnh đạc, tự tin và chỉnh tê trang phục trong xét xử”; “chú ý nghe bài

phát biểu của kiểm sát viên và luật su để đưa ra những phán quyết đúngngười, đúng việc, đúng pháp luật”; “khả năng diễn dat lưu loát, sử dụng từ ngữ

chuẩn mực, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao trong xét xử”,

+ Một số phẩm chất nhân cách của Thẩm phán được các khách thểnghiên cứu đánh giá thấp về mức độ cần thiết trong 6 nhóm phẩm chất

đó là: “Nhạy bén với tình hình chính trị xã hội”; “tôn trọng và làm việc theo

chế độ tập trung dân chủ”; “yêu quí con người, bao dung, độ lượng”; “hiểu

biết tâm lý của những người tiến hành tố tụng khác và đặc biệt là của những

người tham gia tố tụng”; “có khả năng đưa ra những quyết định cứng rắn, kịp

thời trong xét xử”; “ năng lực dự báo và định hướng hoạt động xét xử”; “ cưxử tế nhị, lịch sự, tôn trọng, có niềm tin đúng mức đối với những người tiên

hành tố tung khác và những người tham gia tố tụng ”;

Nói chung các phẩm chất nhân cách cơ bản nói trên cần có ở Tham phántheo quan niệm của các khách thể được khảo sát là hoàn toàn đúng đắn, kháchquan phù hợp với Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND, Luật tổ chứcTAND nam 2002 cũng như yêu cầu của Nghị Quyết 08 — NQ/TW của Bộ

chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gia tới.

Mặc dù một số phẩm chất nhân cách được các khách thể đánh giá cao nhưngchưa ngang tầm với vai trò của những phẩm chất dé đối với hoạt động xét xử

Trang 28

của Thẩm phán Điều này cho thấy có thể đây là những hạn chế trong quan

niệm về nhân cách của Thẩm phán Do đó cần tiếp tục bồi dưỡng nhận thức để

có quan niệm toàn diện hơn về các phẩm chất nhân cách của Thẩm phán nhằmđáp ứng với yêu cầu cao của hoạt động xét xử trong thời gian tới.

Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn 66 khách thể bao gồm: Kiểm sát viên, Luật

sư, Hội thẩm nhân dân, Giáo viên của trường Đại học Luật Hà Nội và trường Đào tạo

các chức danh tư pháp Sau khi tổng kết tất cả các ý kiến đánh giá của các khách thểđược phỏng vấn về những phẩm chất nhân cách cần có của Thẩm phán hiện nay,chúng tôi thu được kết quả: Tất cả các khách thể này đều cho rằng Thẩm phán phảicó đây đủ 6 nhóm phẩm chất: Nhóm phẩm chất chính trị- tư tưởng; Nhóm phẩm chất

đạo đức; Nhóm phẩm chất chuyên môn; Nhóm phẩm chất ý chí; Nhóm phẩm chất về

năng lực tổ chức hoạt động xét xử, Nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan

hệ với những người tiên hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.

Cả 6 nhóm phẩm chất này đều có vai trò quan trọng nhưng những phẩm chất

hàng đầu phải là những phẩm chất chính tri- tư tưởng, kế đến là những phẩm chất đạo

đức, sau đó là những phẩm chất chuyên môn, tiếp theo là những phẩm chất ý chí,

những phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử và sau đó mới đến nhữngphẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng và

tham gia tố tụng.

Khi hỏi về những phẩm chất nhân cách cơ bản nhất cần có của Thẩm phán, các

khách thể đều cho rằng: Tham phán phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởngtuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; có hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và

Nha nước; là người thật sự công bằng, khách quan vô tư, trung thực, có tinh thần trách

nhiệm; có hiểu biét sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; có tính độc lập, tự chủ, dámlàm dám chịu; có phong cách làm việc khoa học dân chủ; biết tổ chức hoạt động xét

xử một cách sáng tạo; có khả năng giao tiếp.

2.3 Thực trạng biểu hiện về phẩm chất nhân cách của Tham phán.

Qua nghiên cứu thực trạng biểu hiện về phẩm chất nhân cách của Thẩm

phán chúng tôi thấy: Trong 6 nhóm phẩm chất nhân cách được nghiên cứu, thì

nhóm phẩm chất chính trị - tư tưởng được đánh giá cao nhất, nhóm phẩm chất

đạo đức xếp thứ hai, nhóm phẩm chất ý chí xếp thứ ba, nhóm phẩm chất vềnăng lực tổ chức hoạt động xét xử xếp thứ tư Hai nhóm được đánh giá thấp

Trang 29

quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác vànhững người tham gia tố tụng xếp thứ sáu Qua đây có thể thấy rằng: Đội ngũ

Tham phán hiện nay có phẩm chất chính trị- tư tưởng, đạo đức khá tốt, nhưng

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kha năng giao tiếp cũng như kha năng tổ chứchoại động xét xử còn nhiều hạn chế Vì vậy, cần phải có những biện pháp

thích hợp để nâng cao nhận thức và bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất nhân

các đặc biệt hơn cả là các phẩm chất chuyên môn, phẩm chất về năng lực tổ

chức hoạt động xét xử, phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với

những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng Cầnđược rèn luyện, bồi dưỡng không chỉ về lý luận mà còn rèn luyện kỹ năngthực hành, xử lý tình huống, rèn luyện tính độc lập, chủ động hoàn thành các

công việc được giao trong hoạt động cụ thể thường nhật để giúp Thẩm phán

hoàn thiện nhân cách.

So sánh ý kiến các nhóm khách thể được nghiên cứu chúng tôi thấy, tổnghợp các ý kiến tự đánh giá về biểu hiện các nhóm phẩm chất nhân cách của

Thẩm phán thì:

- Ý kiến giữa Thẩm phán và Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó

chánh toà là không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa.

- Ý kiến đánh giá giữa thẩm phán và Thư ký về thực trạng biểu hiện của 3

việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham

gia tố ung: Xyp=3.71 <Xiy=3.92.

Từ kết quả trên có thể thấy rằng Thư ký thường đánh giá về thưc trạng các nhómphẩm chat nhân cách của Tham phán cao hơn so với Thẩm phán tự đánh giá về mình.

Fang phương pháp điều tra phiếu hỏi chúng tôi cũng đã thử tìm hiểu về một số

yếu tố khác như thâm niên công tác toà án, thâm niên công tác xét xử có ảnh hưởng

đến sự đánh giá thực trạnz về các nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán không,nhưng chưa phát hiện thấy có sự khác biệt (có thể do mẫu điều tra chưa đủ lớn vàcũng co thể do bảng hỏi chưa đủ nhạy để phát hiện ra những điều này).

Trang 30

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giữa các nhóm phẩm chất được điều tra có mối

tương quan với nhau theo mức độ khác nhau Kết quả này thoả mãn với giả thiết đã

nêu rằng phép đo có cùng cấu trúc với cái nó được thiết kế để đo.Xét trong 6 nhóm phẩm chất cho thấy:

+ Các phẩm chất được các khách thể đánh giá cao là: “Có niém tin vào sựkính đạo của Dang, vào sit thắng lợi của cuộc đối mới của Dang và Nhà nước ”;

"công bằng, khách ¿uan, vô tt và trung thực trong Xét xứ”; “có hiển biêt sâu sắc vềchuyên môn nghiệp vụ”; “tự tin khi dua ra những phán quyết”; “chủ động diéu khiển

trình tu phiên toà theo kế hoạch ”

+ Các phẩm chất được các khách thể đánh giá thấp nhất là: “Nhẹ¿y bén

với tình hình chính trị xã hội”; “tham gia ý kiến xây dung dường lối, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”; “giữ bí mật ý kiến, quan điểm củamình về đường lối giải quyết vụ án trước khi mở phiên toà”; “hiểu biết tâm lý

của những người tiến hành tố tụng khác đặc biệt là của những người tham gia

tố tung”; “quan tâm đến việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho nhân

dân”; “có khả năng làm chủ được cam xúc của mình trước những người tiến

hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng”; “có kha năng lập kếhoạch hoạt động xét xử một cách khoa hoc”; “biết sử dụng ngôn ngũ phù hợpvot từng loại phiên toà và từng đối tượng giao tiếp”; “trong Xét xứ có chú y

đến trình độ của đương sự khi dùng các thuật ngữ pháp lý”; “ khả năng diễndat lat loát, sửchụng từ ngữ chuẩn mực, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao trong xét xử”,

Chỉ có duy nhất một phẩm chất trong cả 6 nhóm phẩm chất không có ý kiếnđánh gia xếp loại yếu đó là “có niém tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự thẳng lợicủa công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ” Điêu này cho thấy các khách thể

nghiên cứu đã nhận thức sâu sắc về CNXH va con đường đi lên CNXH của Dat nước.

Nhìn chung đội ngũ Thẩm phán vẫn giữ được các phẩm chất chính trị - tư

tưởng, đạo đức như: Có lập trường tư tưởng vững vàng; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh

dao của Đẳng; sống va làm việc theo pháp luật; có lối sống lành mạnh; có tinh thần

trích nhiệm cao; công bằng, khách quan vô tư và trung thực trong xét xử; có ý thức tự

lực, tự cường vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên vẫn còn một số Thẩm phán chưa nêu cao tỉnh thần trách nhiệm trongcông tác, thiếu thận trọng nên đã phạm phải những sai sót trong nghiên cứu hồ sơ,trong điều tra xác minh vụ án, thu thập tài liệu chứng cứ của vụ án, trong điều khiển

Trang 31

Bên cạnh đó còn một số ít Tham phán thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chấtchính trị,

đạo đức, có biểu hiện pháp lý đơn thuần.

Về nang lực xét xử của đội ngũ Tham phán còn nhiều hạn chế, cụ thểlà: Trìnhđộ và năng lực nghiệp vụ còn yếu Một số Thẩm phán chưa tích cực nghiên cứu, học

tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ nên chưa nắm vững các hướng dẫn về áp dụng

pháp luật, nhận thức chưa đầy đủ và chính xác những qui định của pháp luật nên dẫnđến việc xét xử còn oan sai Tác phong làm việc của một số Thẩm phán chưa thực sựkhoa học, khả nang thích ứng của họ chưa cao và còn thiếu năng động, sáng tao trong

việc tổ chức hoạt động xét xử Ngoài ra còn có một số Thẩm phán thiếu sự nhạy bén

về chính trị, tâm lý vé văn hoá dẫn đến phong cách ứng xử và việc sử dụng ngôn ngữtrong việc điều hành phiên toà của họ đôi khi thiếu thuyết phục.

2.4 Một sô vấn đề liên quan khác.

Khi khảo sát thực tiễn chúng tôi cồn tìm hiểu một số vấn dé như : mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố tới quá trình ra bản án quyết định của Thẩm phán; những yếu tố

tao nên uy tín người thẩm phán; chương trình đào tao cử nhân luật đã đáp ứng được

nhứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử chưa, người thẩm phán có cần đào tạo về

tâm lý học không, điều kiện kinh tế gia đình các Thẩm phán hiện nay Chúng tôi đã

thu được kết quả như sau :

2.4.1 Thực trang nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quá

trình ra ban án quyết định của Tham phán.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các yếu tố sau đều ảnh hưởng tới quá trình ra

bản án, quyết định của Thẩm phán Nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có

khác nhau và xếp thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:—“Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ”.

to “Tính độc lập ”.

3 “Có niém tin nội tâm”.

4 “Lính trung thự và tình người `.

5 “Luong tâm nghề nghiệp ”.

6 ‘Tinh cập nhật các văn bản pháp luật ”.

7 “Tinh bất cập của các văn bản pháp luật ”.

8 “Sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân "và “Quan hệ cá nhân ”.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người thẩm phán phải là người có trình độ

chuyèn môn, nghiệp vụ, có tính độc lập, có niềm tin nội tâm, tính trung thực và tình

Trang 32

người thì mới đưa ra được bản án, quyết định “thấu tinh, đạt ly” được đương sự cũngnhư những người tham dự phiên toà một cách trực tiếp hay gián tiếp “tâm phục, khẩu phục”.

2.4.2 Thực trạng nhận thức về những yếu tố tạo nên uy tín người thẩm phán.

Qua nghiên cứu 324 (Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó

chánh toà) chúng tôi triấy :

Về phẩm chất đạo đức có 98.5 % Tham phán cho rằng có ảnh hưởng đến uy

tín của Thẩm phán chỉ có 1.5 % Thẩm phán cho rằng không ảnh hưởng đến uy tíncủa Tham phán.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có 98.5 % Thẩm phán cho rằng có ảnhhưởng đến uy tín của Thẩm phán chi có 1.5 % Tham phán cho rằng không ảnhhương đến uy tín của Thẩm phán.

Về năng lực xét xi các vụ án có hiệu quả có 96.6 % Tham phán cho rằng có

ảnh hưởng đến uy tín của Tham phán chỉ có 3.4 % Thẩm phán cho rằng không ảnh

hưởng đến uy tín của Thẩm phán.

Về chức vụ, địa vị có 17.6 % Thẩm phán cho rằng có ảnh hưởng đến uy tíncủa Tham phán chỉ có 82.4 % Tham phán cho rằng không ảnh hưởng đến uy tín của

Tham phán.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người thẩm phán để có thể xây dựng uy tín

thật sự cho mình, làm cho đồng nghiệp, các đương sự liên quan đến vụ án thật sự tintưởng, kính trọng mình thì họ phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cóđạo đức và phải có nang lực xét xử các vụ án một cách có hiệu quả bởi vì chất lượng

Xét xử và giải quyết các loại vụ án là thước đo hiệu quả công tác và phẩm chất cán bộ.

2.4.3 Thực trạng nhận thức về chương trình đào tạo cử nhân luật đã đáp

ứng được những doi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Qua nghiên cứu 324 (Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó

chánh toà) chúng tôi thấy :

Có 10 8 % Tham phán cho rằng chương trình đào tạo cử nhân luật hoàn foàn

dap tng được những doi hỏi của thực tiên hoạt động xét xử.

Có 60 8 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào tạo cử nhân luật nói chung

dap tg được những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Có 7.1 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào tạo cử nhân luật í đáp ứng

duoc những đòi hỏi của thực tiên hoạt động xét xử.

Có 21.0 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào tao cử nhân luật cu đáp ứng

Trang 33

2.4.4 Thục trang quan niệm về van đề đào tao kiến thức tâm lý học cho Tham phán.

Qua nghiên cứu 324 (Tham phán, Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó

chánh toa) chúng tôi thay :

Có 98.8 % Thẩm phán cho rằng cần đào tạo kiến thức tâm lý học cho Thẩm phán.Có I.2 % Thẩm phán cho rằng không cần đào tạo kiến thức tâm lý học cho

3 KIEN NGHỊ.

3 1 Đối với công tác bồi dưỡng cán bộ toà án nói chung, Thẩm phán nói riêngngoài những kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu, cần coi trọng việc bổ sung nhữngkiến thức thuctién tương đối toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi

trường tư pháp, kiến thức tâm lý học và giáo đục học vào chương trình giảng day

(chẳng hạn chuyên đề giao tiếp trong hoạt động xét xử) Vì khi nghiên cứu thực trạng

biểu hiện các phẩm chất nhân cách chúng tôi thấy những biểu hiện được đánh giá yếulà: “hay bén với tình hình chính trị xã hội”; “Tiểu biết tâm lý của những người tiến

hành tố tung khác, đặc biệt là của những người tham gia tố tung”, “Biết sử dung ngôn

nụữ phù hợp với ting loại phiên toà và từng đối tượng giao tiếp”, “Khả năng diễn dathưu loát, sử dụng từ ngữ chuẩn mực, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao trong Xét Xử”,

“Hong Xét xứ có chit ý đến trình độ của đương sự khi dùng các thuật ngữ pháp ly”.

Qua việc bồi dưỡng đó mỗi Thẩm phán có thể tự nhìn nhận, đánh giá và tìm racách thức rèn luyện cho bản thân để từ đó nâng cao kha nang giao tiếp của mình với

Trang 34

những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia 16 tung; cũng như nắmbat được những diễn biến tam lý của họ Kết quả nghiên cứu của dé tài cho thấy có

98.8 % Tham phán cho rằng họ cần được đào tạo chương trình Tâm lý học

-Đồng thời trong chương trình lớp đào tạo nguồn thẩm phán cần tăng thời gian

cho học viên luyện tập kỹ năng giao tiếp bằng cách tập giải quyết các bài tập tình

huống và diễn án (để cho họ có thể nhập vai làm Tham phán chủ toa phiên toà, Hội

thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, hay những người tham gia tố tụng ) có sự hỗ trợ của

pido viên tâm lý.

Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thẩm phán trong sạch, liêm

khiết, chí công vô tư.

Rèn luyện bản lĩnh, phong cách của Thẩm phán theo hướng tôn trọng nguyên

lac tôn trong lợi ích của mọi người, có kha năng độclập suy nghĩ và hành động đúng

theo pháp luật, vững vàng và không bị chỉ phối bởi các tác động tiêu cực bên ngoài.3.2 Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có 38% số Thẩm phán được hỏi cho rằng

điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn Thực tế cho thấy việc hưởng lương và các

phụ cấp khác của Tham phán được Nhà nước quy định , lương của Thẩm phán cao

hơn lương của ngạch hành chính tương đương nhưng trong thực tế đồng lương đó

chưa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình Để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống

cho Thẩm phán cũng như các cán bộ Toa án khác vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 06/2001/QĐ- TT ngày 10/01/2001 Về thực hiện chế độ bồi dưỡng đối

với một số chức danh tư pháp, ngày 28/3/2001Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức- Cán bộChính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ra Thông tư liên tịch số 05/TTLT-BTP-BTCCBCP-BTC-BCA hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư

pháp.; theo Thông tư này Thẩm phán được hưởng 120.000đồng/người“tháng Tuynhiên, mức thu nhập của Thẩm phán như vậy theo chúng tôi còn rất “khiêm tốn” Đề

nghị Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm để tiếp tục nghiên cứu

và thiết kế thang bảng lương đối với ngạch Thẩm phán cho phù hợp , đủ nuôi sốngbản thân và gia đình họ Đây cũng là một trong các giải pháp nhằm góp phần ngăn

chặn tệ tham những trong các cơ quan Tòà án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán.

3.3 Trong quy hoạch đào tạo Thẩm phán nên dành thời gian, tạo điều kiện cơ sở

vật chất, kinh phí nhằm động viên cán bộ học tập, nhất là với cán bộ học theo chế độtập trung Chú ý đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ kế cận góp phần nâng cao chất lượng

đội ngũ Thẩm phán đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.

Trang 35

chưa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình Dé giảm bớt khó khăn trong cuộc sốngcho Tham phán cũng như các cán bộ Toa án khác vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 06/2001/QĐ-TT ngày 10/01/2001 Về thực hiện chế độ bồi dưỡng đối

với một số chức danh tư pháp ,ngày 28/3/2001Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức- Cán bộ

Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ra Thông tư liên tịch số

05/TTLT-BTP-BTCCBCP-BTC-BCA hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư

pháp., theo Thông tư này Thẩm phán được hưởng I20.000đồng/người“háng Tuy

nhiên, mức thu nhập của Tham phán như vậy theo chúng tôi còn rất “khiém tốn” Dé

nghị Dang, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm để tiếp tục nghiên cứuvà thiết kế thang bảng lương đối với ngạch Thẩm phán cho phù hợp , đủ nuôi sống

ban thân và gia đình ho Đây cũng là một trong các giải pháp nhằm góp phần ngăn

chặn tệ tham những trong các cơ quan Toa án, đặc biệt là đội ngũ Tham phán.

3.3 Trong quy hoạch đào tao Thẩm phán nên dành thời gian, tạo điều kiện cơ sở

vật chất, kinh phí nhằm động viên cán bộ học tập, nhất là với cán bộ học theo chế độtập trung Chú ý đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ kế cận góp phần nâng cao chất lượng

đội ngũ Tham phán đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.

Trang 36

Nhân cách tuy là một khái niệm quen thuộc, đời thường gắn với mỗi

một con người trong xã hội (Ví dụ: Khi đánh giá kiểm điểm lẫn nhau người ta

thường đưa ra nhận định “nhân cách của anh thế này”, “nhân cách của anh thế

kia”) nhưng bản thân nó lại là một khái niệm phức tạp, phong phú với nhiều

quan niệm khác nhau Mỗi lý thuyết về nhân cách đều có sự lập luận và lý giảiriêng, song nếu tìm hiểu các lý thuyết khác nhau về nhân cách, chúng ta sẽ cómột cách nhìn tổng thể về nhân cách của con người Trong tâm lý học, nhân

cách luôn là vấn đề phức tạp Vì thế, việc nghiên cứu nhân cách thường gặpkhông ít trở ngại Bởi vì, khi nghiên cứu nhân cách thường đụng chạm đếnnhững quan tâm chính trị xã hội, và các lý thuyết được tạo ra, mang tính duy

tâm hay duy vật, đều tuỳ thuộc vào sự định hướng, ý thức hệ của tác giả Bên

cạnh đó, nhân cách là một vấn dé rộng, các quan điểm tiếp cận rất đa dạng,

cho nên còn có nhiều tranh cãi về các vấn đề cơ bản xoay quanh khái niệm,

cấu trúc và quá trình phát triển nhân cách

1.1 Các quan niệm của tác giả phương tây về nhân cách.

Vấn đề nhân cách đã được nghiên cứu ở phương Tây từ rất sớm Ngaytừ năm 1900, W Stern đã xuất bản tác phẩm : "Bàn về tâm lý học những khác

biệt cá nhân" Ông cho rằng nhân cách như là một kiến tạo hoàn chỉnh của đời

sống tâm lý của con người W Stern đã đưa ra khái niệm "Person" để chỉ bấtcứ một thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển, kể cả trong thếgiới vô cơ hữu cơ Theo ông, toàn bộ thế giới là một tổ chức có thứ bậc của

các "person" Ở con người, "person" là nhân cách và đều có những phẩm chất

tích cực, cá biệt, có xu hướng và mục đích hoạt động: Sự tồn tại của chúng

luôn tuân theo các quy luật hoạt động của các "person"!.

LPGS Trần Trọng Thuỷ (Tổng thuật) “Van dé nhân cách trong tâm lý học phương Tây” thông tin Khoa học

Trang 37

Có thể nói rằng, quan điểm của W.Stern là một triết thuyết duy tâm, chứ

không phải là thuyết khắc phục cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật.

Bởi vì, ông đã tâm lý hóa mọi tồn tại và theo ông mọi sự vật đều chưa thuộc

tính nhân cách Tâm lý học theo quan niệm của ông như là một khoa học về

các "person" mang những trải nghiệm, rung động.

Trong tâm lý học phương Tây đang tồn tại nhiều các thuyết khác nhau

về nhân cách như: Thuyết phân tâm của S.Fend, thuyết siêu đẳng và bù trừ củaA.Adler, thuyết lo lắng của K.Hornly, thuyết phát huy bản ngã của A Maslow

thuyết đặc trưng của G.Allport Cụ thé :* Thuyết phân tâm của S.He#KM.

S.Freud là thầy thuốc tâm thần người Áo, cha đẻ của thuyết phân tâmhọc ông cho rằng từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành, nhân cách pháttriển qua 4 giai đoạn Ở mỗi giai đoạn dục vọng tập trung ở một bộ phận khác nhau.

- Giai đoạn tiền sinh dục (Pregenital)

- Giai đoạn môi miệng (Oral - Stage)

- Giai đoạn hậu môn (Anal Stage) và giai đoạn dương vật (Pental Stage).- Giai đoạn sinh duc (Genital Stage).

Các giai đoạn trên không có ranh giới rõ rệt Ba giai đoạn đầu là các

giai đoạn tiền sinh dục Giai đoạn thứ tư là giai đoạn sinh dục bắt đầu ở tuổi

day thì O một trong ba giai đoạn đầu nếu gặp phải quá nhiều sự thất vọng gaygắt, bất ổn trong tinh thần sẽ trở thành "cố định hoá" (Fixation), lúc trưởng

thành sẽ có những hội chứng (Syndrome) nhân cách.

Trong ba giai đoạn đầu, cá nhân có khuynh hướng chú trọng đến bản thânmình Ở giai đoạn sinh dục, cá nhân bắt đầu chú ý đến những người xung quanh

và để làm day đủ các vai trò xã hội của một người trưởng thành bình thường.

Phân tâm học đặt ra một loạt các vấn đề Tâm lý học quan trọng như vô

thức, động cơ bị che dấu của hành vi người bệnh, thu hút sự chú ý vào tầm quan

trọng của yếu tố vô thức trong đời sống cá nhân Các khái niệm của phân tâm

học được sử dụng phổ biến trong tâm lý học hiện đại.

Hạn chế của phân tâm học thể hiện ở cơ sở phương pháp luận: coi cái

Tôi vô thức là yếu tố quan trọng nhất của toàn bộ nhân cách, xem đối tượngcủa tâm lý học là vô thức Phân tâm học đã sinh vật hoá con người và xem nhẹ

vai trò của ý thức và điều kiện xã hội trong sự phát triển nhân cách.

Trang 38

* Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred (1870 - 1937).

A Adler là một nhà tâm lý học người Áo, một môn đệ của A Freud Lý

thuyết của ông chú trọng đến vấn đề nhu cầu hay động cơ thúc đẩy cá nhân

giành địa vị siêu đẳng hơn người khác Theo ông, các đam mê sinh dục, nhận

thức về sự thiếu hụt va sự phải bù trừ những khuyết tật chiếm vi trí trung tam

trong sự phát triển nhân cách.

Nhận thức về sự thiếu hụt có thể do nguyên nhân của bản thân như sựkhông hoàn thiện về mặt thể chất, hình thái, do khó khăn trong giao tiếp xãhội Nhận thức này là động cơ thúc đẩy nên cá nhân luôn có khát vọng vượt

qua bằng hình thức muốn dành ưu thế - địa vị siêu đẳng, muốn làm chủ môi

trường xung quanh.

Theo A Adler sự "mặc cảm tự ti" nay sinh khi cá nhân nhận thấy sựthua kém của bản thân, cố gắng vượt qua những nhược điểm, nhưng nhiều lần

bị thất bại hoặc quá chú ý đến sự kém cỏi của bản thân Trong lý thuyết này,

khái niệm "bù trừ" dùng để chỉ những khát vọng, muốn hoàn thiện Khát vọng

giành lấy địa vị siêu đẳng trong một lĩnh vực khác chính là sự bù trừ thừa mức

mà cá nhân trở nên siêu việt hơn người về chính các phương diện mà nguyên

nhân là các nhược điểm của họ.

A Adler đối lập với S Freud trong quan niệm về yếu tố xã hội trong sựphát triển của nhân cách Ông cho rằng nhân cách không đối lập với xã hội.

Nhân cách như là phong cách sống Sự hình thành phong cách sống phụ thuộc

vào hoàn cảnh gia đình, trước tiên là người mẹ và phụ thuộc vào môi trường xã

hội mà nó đang sống Ông chia cuộc sống của cá nhân thành 3 lĩnh vực cơ

bản: Hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội với người khác, tình yêu và hôn

nhân Nhân cách bình thường được thể hiện trong việc thực hiện 3 lĩnh vực

trên Còn cá nhân không có khả năng hoà nhập xã hội và thực hiện 3 vấn đề

quan trọng đó thì sẽ có biểu hiện hành vi lệch lạc trong quá trình phát triển.

Nhân cách bệnh lý có đặc điểm là sự nhận biết về những thiếu hụt được tăngcường, các hứng thú xã hội kém phát triển và mục đích vươn tới sự ưu thế

được hoạt hoá hơn mức bình thường Đối với trẻ em, có 3 nhóm điều kiện gây

ra cảm giác thiếu hút :

- Thiếu hụt về thể chất.

- Giáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ không nhận thấy giá trị bản thân.

Trang 39

- Giáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ luôn có quan hệ thù địchVỚI mol ngudi.

Theo A Adler, sự khuyết tat không tiền định số phận phát triển của cánhân và có thể bù trừ trong quá trình giáo dục.

Mặc dù A Adler tiếp nhận các quan điểm của Phân tâm học trong lýthuyết của mình, cho rằng cái vô thức bam sinh là động lực của hành vi nhưngông là người đầu tiên có xu hướng xã hội hoá trong phân tâm học đã khẳng

định vai trò của yếu tố xã hội trong sự phát triển của nhân cách.

Sự đóng góp của A Adler cho tâm lý học chính là phát hiện ra hiện

tượng bù trừ trong đời sống tâm lý con người: cảm giác về sự yếu kém của

mình và nguyện vọng muốn bù trừ tình trạng đó.

Tuy nhiên, ông chưa làm rõ vai trò quan trong của yếu tố xã hội đốt với

việc nghiên cứu thuyết bù trừ; quan niệm nhân chủng hoá về bản tính xã hội

của con người, cá thế hoá và tâm lý hoá nguyện vọng của cá nhân muốn hoàn

thiện, khắc phục những thiếu sót, yếu kém của mình.

* Thuyết lo lắng của Karen Horney (1885 -1952).

Karen Horney là nhà tâm lý học người Mỹ Trong học thuyết của mình,bà đã chú trọng đến một vấn đề cơ bản là sự lo lắng của con người Bà cho

rằng sự lo lắng phát sinh là đo những ảnh hưởng xã hội lịch sử trong sự phát

triển của đứa trẻ chứ không phải là do sự xung đột giữa các động cơ sinh lý

với thức ngã và thiện ngã.

Sự lo lắng của đứa trẻ này sinh trong hoàn cảnh làm nó sợ hãi (cha mẹ

xung đột, trẻ bị đối xử lãnh đạm, thờ ơ) Những cách thức đối phó với sự lo

lắng do trẻ tập được trong hoàn cảnh sống trở thành những nhu cầu u uất Nhu

cầu này do học tập, do kinh nghiệm mà có và có nhiều loại tuỳ theo đứa trẻ

cần cái gì để trấn áp sự lo lắng Có nhiều loại nhu cầu u uất, tuỳ theo đứa trẻ

cần cái gì đế trấn áp sự lo lắng.

K Horney đã thử lập bảng liệt kê gồm gần 10 nhu cầu như : nhu cầu

thương yêu, lệ thuộc, quyền lực, uy thế, thành đạt

Trong lý thuyết của mình, bà đề cập nhiều tới vấn để xung đột và chorằng quan trọng nhất là xung đột giữa bản thân các nhu cầu Việc giải quyếtxung đột của các nhu cầu sẽ quyết định thuộc tính tâm lý cá thể và quyết địnhcá thể là người bình thường hay mắc bệnh thần kinh.

Trang 40

Theo K Horney, tính thù địch với người khác, nguyện vọng an ninh

như là những phản ứng tự vệ có tính chất tâm bệnh của những cá nhân đang

cảm thấy mình bị de doa, dang bị lừa dối, chịu nhục.

Bà khẳng định chính mối quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa là nguồn gốc

thường xuyên của mối đe doa, đã sinh ra các kiểu nhân cách tâm bệnh đặc biệt

nói trên Bà đã phân tích một vài đặc điểm của xã hội tư bản như cạnh tranh vàthấy chúng là động lực phát triển kinh tế của xã hội Các mối quan hệ con

người trong xã hội tư bản đều mang tính cạnh tranh Mọi người thường so

sánh mình với người khác để vươn tới Quá trình sống đã tạo ra cảm xúc sợhãi nặng nề trước những bất hại có thể xảy ra Sự bất an được nảy sinh từ hoàncảnh của cuộc sống của từng cá thể.

K Horney đã có những đóng góp vào lý luận chung về nhân cách bằng

việc vạch ra tính quy định xã hội - lịch sử của các hình thức bệnh tâm căn.Tuy vậy, lý thuyết của bà cũng có những hạn chế nhất định Bà đã không đề ra

các con đường để biến đổi cơ bản cái xã hội mà bà phê phán, nhưng chưa làm

rõ những nhân tố xã hội của sự hình thành nhân cách lành mạnh về mặt tâm

lý, không giải thích được sự tồn tại của một kiểu nhân cách độc lập, dũng cảm

dám xoá bỏ những truyền thống ngăn cản sự tiến bộ và xây dựng lại xã hội

cần thiết cho sự phát triển hài hoà nhân cách con người.

* Thuyết phát huy bản ngã của Abrraham Maslow (1907 - 1970).

A.Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ, là tác giả của thuyết phát huy

bản ngã vào năm 1954 Đây là thuyết nhiều nhân tố, trong đó ông đưa ra 5

quy trình do nhu cầu xếp thành đẳng cấp từ thấp đến cao như sau :

- Nhu cầu sinh lý (đói, khát, tình dục)

- Nhu cầu an toàn (an ninh, yên Ổn, trật tự)

- Nhu cầu sở thuộc và yêu mến (thương mến, lệ thuộc, đồng nhất hoá).- Nhu cầu ngưỡng mộ (uy tín, thành công, tự trọng)

- Nhu cầu phát huy bản ngã (phát triển tiềm năng cá nhân).

Việc xếp hạng các nhu cầu phù hợp với sự xuất hiện chúng trong quá

trình phát triển cá nhân và cũng là thứ tự thoả mãn các nhu cầu đó Các nhu

cầu thấp cần được thoả mãn thì mới có sự đòi hòi thoả mãn ở các nhu cầu sau.

Trong các nhu cầu trên thì nhu cầu phát huy bản ngã là cao nhất Đó là nhu

cầu muốn phát huy và phát triển để tiểm năng cá nhân của mình Trong quá

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ các quy định về Thẩm phán 1960 ” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Sơ đồ c ác quy định về Thẩm phán 1960 ” (Trang 55)
Sơ đồ các quy định về Thẩm phán 198] - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Sơ đồ c ác quy định về Thẩm phán 198] (Trang 56)
Bảng 1: ộ tin cậy của các pháp o trên mau thử - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1 ộ tin cậy của các pháp o trên mau thử (Trang 128)
Bảng 3: So sánh giữa các khách thể nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3 So sánh giữa các khách thể nghiên cứu (Trang 133)
Bảng 5: So sánh sự khác biệt ý kiến của Tham phán giữa các khu vực về vị trí - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 5 So sánh sự khác biệt ý kiến của Tham phán giữa các khu vực về vị trí (Trang 138)
Bảng 6: T°¡ng quan về mức ộ cần thiết của các nhóm phẩằm chất nhân cách - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 6 T°¡ng quan về mức ộ cần thiết của các nhóm phẩằm chất nhân cách (Trang 139)
Bảng 7: So sánh sự khác biệt ý kiến giữa Chánh án, Phó chánh án — Tham phán — Thu ky về mức ộ cần thiết của các nhóm phẩm chất nhan cách của - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 7 So sánh sự khác biệt ý kiến giữa Chánh án, Phó chánh án — Tham phán — Thu ky về mức ộ cần thiết của các nhóm phẩm chất nhan cách của (Trang 140)
Bảng 9: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể về mức ộ cần thiết của các phẩm nhân cách Thẩm phán trong nhóm A. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 9 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể về mức ộ cần thiết của các phẩm nhân cách Thẩm phán trong nhóm A (Trang 141)
Bảng 10: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể về mức ộ cần thiết của các phẩm nhân cách Thẩm phán trong nhóm C. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 10 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể về mức ộ cần thiết của các phẩm nhân cách Thẩm phán trong nhóm C (Trang 145)
Bảng 12: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể về mức ộ cần thiết của các phẩm nhân cách Thẩm phán trong nhóm E. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 12 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể về mức ộ cần thiết của các phẩm nhân cách Thẩm phán trong nhóm E (Trang 149)
Bảng 14: ánh giá và tự ánh giá của Chánh án, Phó chánh án — Thẩm phán - Th° ký về các nhóm phẩm chát nhân cách Thẩm phán hiện có. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 14 ánh giá và tự ánh giá của Chánh án, Phó chánh án — Thẩm phán - Th° ký về các nhóm phẩm chát nhân cách Thẩm phán hiện có (Trang 157)
Bảng 15: So sánh giữa các khách thể nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 15 So sánh giữa các khách thể nghiên cứu (Trang 158)
Bảng 16: So sánh tỉ lệ trung bình các mức ộ ánh giá của 3 khách thể về 6 nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán hiện có. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 16 So sánh tỉ lệ trung bình các mức ộ ánh giá của 3 khách thể về 6 nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán hiện có (Trang 159)
Bảng 18: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm A. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 18 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm A (Trang 163)
Bảng 21: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm D. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 21 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm D (Trang 169)
Bảng 22: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm E. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 22 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm E (Trang 171)
Bảng 23: Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm G. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay
Bảng 23 Ý kiến tổng hợp 03 loại khách thể ánh giá và tự ánh giá về các phẩm nhân cách của Thẩm phán trong nhóm G (Trang 173)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN