1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại (Phần 2)

259 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

tài sản; (2) Quyên hưởng dụng (Quyên dụng ích cá nhân) được xác lập cho những người gan gũi thân thích nhất của chủ sở hữu; (3) Quyên địa dich được xác lập cho hàng xóm của chủ sở hữu; (4) Quyên bê mặt được xác lập cho chủ thé có quyên xây bat động sản trên dat của chủ sở hữu; (5) Vật quyền bảo đảm 1 Như vậy, có thé thông qua những mối

được xác lập cho chủ nợ của chủ sở hữu

quan hệ khách quan tôn tại trong xã hội dân sự dé khang định cần thiết phải quy định cho sự tồn tại của các vật quyền nêu trên Dé phân loại phân nhóm các vật quyên nêu trên cần những tiêu chí nhất định, dam bảo tính phù hợp và logic của

việc phân loại Mục đích của việc phân loại để tìm ra mối liên hệ giữa các vật

quyên trong cùng một nhóm và giữa các nhóm vật quyền với nhau Từ đó, có thé

hình thành nên một hệ thống các vật quyền có mối quan hệ tác động qua lại lẫn

nhau, tạo ra một cơ chế linh hoạt, phù hợp trong thực tiễn thực thi các vật quyên.

Có nhiều cách thức dé phân loại vật quyền tuỳ theo những căn cứ cụ thé để phân loại Học thuyết pháp lý châu Âu xây dựng nhiều cách phân loại vật quyền nhưng cách phố biến nhất là phân thành hai loại: vật quyền chính và vật quyền phụ Cơ sở của sự phân chia này dựa trên mức độ tác động của chủ thể quyên doi với vat'*8 Theo đó, vật quyên chính là các quyên cho phép người có quyên không chỉ nam giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thể khai thác các khả năng và đặc biệt là giá trị kinh tế của tài sản Quyên sở hữu là quyên đứng dau trong nhóm vật quyên này do tính chất hoàn hảo của quyên năng: nó tạo diéu kiện cho nguoi co quyên thu lợi từ việc khai thác một cách trọn ven khả năng kinh té của tai san’ Các vật quyền chính khác gồm có quyền bề mặt, quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, thì có mức độ hoàn hảo của

quyền năng thấp hơn so với quyền sở hữu, ví dụ: Quyền hưởng dụng chỉ cho phép người ta sử dụng, thu hoa lợi mà không cho phép người ta định đoạt tài sản;

Quyền địa dịch chỉ cho phép người ta khai thác, sử dụng tài sản ở góc độ hạn

chê nào đó (mở lôi đi hạn chê, mở tâm nhìn, mở đường thoát nước ).

Vật quyền phụ, con gọi là vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ có tác dung tạo ra sự an toàn cho người có quyên trong quá trình tham gia vào một

147PGS.TS Bùi Đăng Hiếu, Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Sửa đổi

các quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005” tô chức tại Dai học Luật HàNội, ngày 6 tháng 5 năm 2014.

'48 TS, Nguyễn Minh Tuan, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, NXB Tư Pháp,Hà Nội, năm 2016, trang 181.

149 PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyền và trái quyền trong luậtdân sự, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (184)/ 2010, trang 56.

Trang 2

quan hệ nghĩa vu với tư cách là trai chu Thay vì phải lệ thuộc vào vai trò chu động của thụ trái để có được sự thực hiện nghĩa vụ thoả đáng, người có vật 150 Hay, người có vật quyên

quyên có thể tác động vào giá trị tiễn tệ của tài san

có thê thực hiện việc xử lý tài sản đó để đảm bảo lợi ích của mình Loại vật quyền này chỉ trao cho người có quyền có các quyền năng hạn chế đối với vật và chỉ phát huy được quyền năng này trong điều kiện nhất định mà pháp luật có

quy định Ví dụ tiêu biểu cho loại vật quyền này là quyền của chủ nợ nhận thế

chấp, nhận cầm có Vậy, vật quyền chính khác vật quyền phụ ở điểm nào? Vật

quyên chính được hình thành với mục đích là dé trao cho chủ thé có quyền khai

thác các khả năng của tài sản để phục vụ cho cuộc sống Việc khai thác này cũng phụ thuộc vào đời sống xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi xã hội

khác nhau Ví dụ: trong lịch sử trước đây, con người chỉ mới khai thác sử dụng

được bề mặt phía trên của đất, ngày nay, thông qua khoa học kỹ thuật, con người đã khai thác được lòng đất với công trình ngầm rất to lớn như tầu điện ngầm, ham ngam Nguoc lại, vật quyền phụ không trao cho người có quyền

những công cụ khai thác các khả năng của tài sản để phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt của mình, giống như khả năng cho phép của vật quyền chính Cách

phân loại như trên được thé hiện điển hình trong pháp luật dân sự Pháp Theo cách phân loại vật quyén của Pháp: Vật quyên chính gom 5 quyén: Quyên sở hữu, quyên bê mặt, quyên hưởng dụng, quyên địa dịch, quyền thuê dài hạn Vật quyền phụ là vật quyên bảo dam!"

Có quan điểm khác cho rằng phân loại vật quyền thành vật quyền chính yếu và vật quyền phụ thuộc Cơ sở cho sự phân loại này dựa trên quá trình hình

thành của từng loại vật quyền và phương thức tôn tại của chúng Cụ thé hơn, vật quyền chính yếu là những vật quyên tồn tại độc lập và vì chính nó thì vật quyền

phụ thuộc lại tồn tại phụ thuộc vào vật quyền chính yếu Hay nói cách khác, vật quyền chính yếu là cái có trước và là tiền đề cho các vật quyền phụ thuộc Với

cách phân loại này, vat quyền chính yếu chỉ bao gom quyên sở hữu vì vật quyền này đương nhiên tôn tại độc lập mà không can phụ thuộc vào bat kỳ quyền nào

khác Vat quyên phụ thuộc bao gom các quyên hưởng dụng, quyên địa dịch, !50 PGS TS Nguyễn Ngọc Điện, Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyên và trái quyền trong luậtdân su, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, sô 23 (184)/ 2010, trang 57.

l5! TS, Vũ Thị Hồng Yến, Tham luận “Các vật quyền khác trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 —Một sô nhận xét và đánh giá”, Hội thảo Khoa học Câp Trường góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự 2005 sửa đôi, ngày05/3/2015, Đại học Luật Hà Nội.

Trang 3

quyên bê mặt, quyên thuê dat dai han và các vật quyên bao đảm vì những quyênnày thực chát déu được tách ra từ các quyên năng nam trong quyên sở hữu nên

3 Tiêu biéu cho cách phân loại thê

đương nhiên phụ thuộc vào quyển sở hữu

hiện trong Bộ luật dân sự Nhật Bản Theo cách phân loại của Bộ luật này thì vật

quyền chính yêu là quyền sở hữu và các vật quyền phụ thuộc là quyền bề mặt, quyền canh tác, quyền hưởng dụng, quyền dia dịch, quyền thuê bất động san

trường kỳ.

Căn cứ vào tiêu chí phân loại theo đối tượng tác động của quyên thì cũng có cách khác về phân loại vật quyền Từ thoi La Mã cổ đại, người ta chia vật quyên thành hai loại là quyén trên tài sản của mình (tức là quyển sở hữu) và quyên trên tài sản của người khác (tức là vật quyên khác ngoài quyên sở hữu) Các vật quyên khác ngoài quyển sở hữu có được là do chủ sở hữu cho một người hưởng lợi trên tài sản của mình Quyên trên tài sản của người khác có hai nhánh lớn là địa dich (dịch quyên thuộc vật — predial servitude or real servitude) và dịch quyên thuộc người (personal servitude) Trong quyên hưởng dụng có thé bao gom các quyên như: quyên dung ích; quyên sử dụng; quyên ngụ cư; quyén thuê dai hạn; và quyên bê mặt!?3 Tat cả những vật quyền trên đều là vật quyền chính yêu Quyên trên tài sản của người khác thì bị hạn chế mức độ quyền năng hơn so với quyền sở hữu Ngoài ra còn có các vật quyền phụ thuộc khác như cam có, thé chấp, dé đương Các vật quyền phụ thuộc có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho các trái quyền hay còn gọi là quyền yêu cầu Như vậy, dựa vào việc tác động lên tài sản mà có thé nhận biết được vật quyền được hình thành do tác động trực tiếp lên tài sản của mình và vật quyền được hình thành do tác động lên

tài sản của người khác Điều này là rất quan trọng bởi vì nó giúp cho các chủ thé (kế cả chủ sở hữu) khai thác được toàn bộ tính năng, lợi ích có được từ tài sản.

Ngoài ra, còn có thể phân loại vật quyền thành các loại như vật quyền gốc và các vật quyền phái sinh Theo cách phân loại này thì quyền sở hữu là vật quyền gốc (vật quyền ban đâu), bởi vì theo trình tự thành lập thì quyền sở hữu

đối với vật phải có trước tiên hay là phải được hình thành trước các vật quyền

!52 TS Vũ Thị Hồng Yến, Tham luận “Các vật quyền khác trong Dự thảo sửa đôi Bộ luật Dân sự năm 2005 —Một sô nhận xét và đánh giá”, Hội thảo Khoa học Cap Trường góp y Dự thảo Bộ luật Dân sự 2005 sửa đôi, ngày05/3/2015, Đại học Luật Hà Nội.

53 PGS TS Ngô Huy Cương, Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo Bộ luật Dan sự 2005 sửa đối, Kỷ yếu

Toa đàm khoa học “Chê định tai sản, nghĩa vu va hợp đông trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đôi”, Khoa Luật

Đại học Quôc Gia Hà Nội, tháng 02/ 2015.

Trang 4

khác Sau khi có quyền sở hữu thì các vật quyền khác cũng sẽ được hình thành nhưng trên cơ sở quyền sở hữu đã có trước đó Như vậy, theo cách phân loại này thì quyền sở hữu chính là vật quyền gốc, các vật quyền khác được gọi là các vật

quyền phái sinh (Quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch, vật quyền

bảo đảm ) Các vật quyền phái sinh này còn được hiểu là các vật quyền hạn chế, bởi vì các vật quyền hạn chế luôn mang tính không day đủ, trọn ven, không có đầy đủ quyền năng toàn mỹ như quyên sở hữu.

Pháp luật một số nước còn có những cách phân loại khác nữa Chăng hạn, pháp luật dân sự Đức chia vật quyền thành hai loại: vật quyền về nội dung và vật quyền về hình thức Vat quyền về nội dụng được quy định tại Bộ luật Dân sự và các luật khác (chang hạn như pháp luật về nhà ở, xây dựng ) Vật quyền về hình thức được quy định trong các văn bản diéu chỉnh về thủ tục như pháp luật đăng ký tài sản, đăng kỷ bat động sản!Š°.

Ngoài ra, còn có thê phân định vật quyền thành vật quyền luật định và vật quyền ước định Vật quyền có tính chất tuyệt đối của chủ thé có quyền, có tính

loại trừ, đối kháng với chủ thé khác, có tính chi phối trực tiếp đối với tài sản, do

vậy, cần phải quy định cụ thê trong văn bản luật, đảm bảo tính hiệu lực của Nhà nước quy định cho vật quyền Vật quyền ước định là quyền đối với tài sản được xác lập trên cơ sở hợp đồng (hợp đồng cầm có, hợp đồng thé chap ) và được pháp luật quy định Đồng thời, pháp luật cũng ghi nhận về các loại vật quyền ước định, hiệu lực của vật quyền ước định, cách thức công khai, công bố vật quyền ước định.

Tóm lại, tuỳ theo từng tiêu chí khác nhau mà có thé phân loại các vật quyền cơ bản nêu trên thành những loại, những nhóm vật quyén cụ thể Việc phân loại như trên cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thể chế quy định

các vật quyền trong Bộ luật dân sự, sắp xếp vi trí các vật quyền này trong Bộ

luật dân sự phù hợp hơn, hình thành kết cấu chỉnh thể hệ thống các vật quyền trong Bộ luật dân sự Đặc biệt, khi phân loại được các vật quyền theo các nhóm như trên cho phép chúng ta nhìn thay được các mối liên hệ hữu cơ mật thiết giữa các vật quyên với nhau trong hệ thống vật quyên, mối liện hệ giữa các vật quyền với nhau trong cùng một nhóm và môi liên hệ giữa các nhóm vật quyên với nhau.

'S4 ThS Lê Thị Hoàng Thanh và ThS Đỗ Thị Thuý Hằng, chuyên dé giới thiệu nội dung cơ bản của chế định vậtquyên, tạp chí Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ tư pháp, sô đặc san, trang 10.

Trang 5

Dưới góc độ quan điểm cá nhân, nhìn nhận theo quá trình hình thành của vật

quyền, trong pháp luật dan sự Việt Nam cần thiết nên nhìn nhận phân loại vật

quyền gồm hai loại là vật quyền gốc (chi bao gồm quyên sở hữu) và vật quyền phái sinh từ vật quyền gốc (bao gồm các quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch, vật quyền bảo đảm ) Theo thứ tự thời gian và quá trình hình thành, vật quyền gốc (quyền sở hữu) sẽ hình thành trước tiên, trên cơ sở đó các vật quyền phái sinh sẽ được hình thành từ vật quyền gốc này Việc phân loại vật quyên theo góc độ trên sẽ góp phan tích cực cho việc xây dựng các chế định về vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam sau này.

Với việc phân loại như trên, ta có thê thấy được các mối liên hệ cơ bản mật thiết trong hệ thống vật quyền Mot /à, mối liên hệ giữa vật quyên chính và

vật quyền phụ Vật quyền chính được tao ra dé giúp cho các chủ thể tác động trực tiếp vào vật, khai thác các giá trị của vật Vật quyền chính thường có trước vật quyền phụ và là cơ sở dé phát sinh vật quyền phụ trong quan hệ dân sự Ví du, A có quyền sở hữu vật thì A mới có quyền cầm có, thé chap vật đó cho B.

Khi B nhận cầm có, thế chấp thì mới phát sinh vật quyền bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ Hoặc ví dụ, H có quyền bề mặt, H mang quyền bề mặt đó đi thế chấp vay ngân hàng một khoản tiền Quyền của người nhận thế chấp được phát sinh sau khi hai bên cam kết thoả thuận Vật quyền chính và vật quyền phụ cùng có chung là hoạt động của quyền tác động lên vật Vật quyền chính khi tac động lên vật nhằm khai thác lợi ích từ vật còn vật quyền phụ tác động lên vật nhằm bảo

đảm cho một nghĩa vụ được thực hiện.

Hai là, mối liên hệ giữa các vật quyền trong cùng một nhóm quyền.

Nhóm vật quyền chính bao gồm quyên sở hữu và các vật quyền chính khác

(quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền địa dịch) Trong nhóm vật quyền chính, quyền sở hữu là trung tâm của các vật quyền còn lại Quyền sở hữu là nguyên gốc, là quyền ban đầu, tạo cơ sở phát sinh cho các vật quyền còn lại Các vật quyền còn lại được phái sinh từ quyền sở hữu Các vật quyên trong

nhóm vật quyên chính đều có tác động lên vật nhưng mức độ tác động, mức độ hoàn hảo của quyền là khác nhau Quyền sở hữu của chủ sở hữu là quyền có

mức độ tác động rộng lớn nhất, hoàn hảo nhất Các vật quyền khác chỉ tác động lên vật ở mức độ hạn chế hơn Các vật quyền khác chỉ tác động lên vật thông

qua một phân quyên của quyên sở hữu đôi với vật Quyên sở hữu là cơ sở ban

Trang 6

đầu, là xuất phát điểm làm phát sinh các vật quyền khác Ngược lại, các vật quyên khác được hình thành có tác động trở lại quyền sở hữu, mở rộng quyền sở hữu Các vật quyền khác giúp cho chủ sở hữu có khả năng cấp một phần quyền trong quyền sở hữu cho chủ thể khác (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng ) để

nhăm khai thác được các giá tri của tai san.

Ba là, mối liên hệ chung giữa các vật quyền Các vật quyền trong hệ thống các vật quyền có mối liên hệ chung là đều có sự tác động, hướng đến một tài sản nhất định nhưng được thông qua những sự tác động khác nhau Ví dụ, A có tài sản (ngôi nhà, mảnh đất, ) thì quyền sở hữu hướng đến tài sản đó theo nội dung của quyền sở hữu Nhưng nếu A đã cầm có, thế chấp tài sản trên cho B

thì B cũng sẽ hướng tới tài sản cua A dưới góc độ nhằm bảo vệ cho lợi ích của mình Nếu A cấp quyên bề mặt cho C thì C cũng hướng đến tài sản của A dưới

góc độ sử dụng bề mặt tài sản đó phù hợp theo quy định của pháp luật Trong hệ thống vật quyền, quyền sở hữu là vật quyền trung tâm, có ảnh hưởng, chi phối đến tất cả các vật quyền còn lại Ngược lại, các vật quyền còn lại cũng có tác

động người trở lại quyền sở hữu theo như nội dung quy định của vật quyền đó 1.5 Lý giải một số quyền không được coi là vật quyền

Trong thực tế, pháp luật ở mỗi nước đều có sự quy định về hệ thống các vật quyền là khác nhau Có thé có những vật quyền được quy định trong pháp luật của quốc gia này mà lại không xuất hiện trong pháp luật của quốc gia khác Ví dụ, pháp luật Nga có quy định về quyền quản lý kinh tế, quyền quản lý hoạt động, hoặc pháp luật của CHLB Đức có quy định về nợ điền địa, hoặc pháp luật của Nhật có quy định về bảo đảm chuyên nhượng nhưng những quyên này lại !5 Việc quy định quyên nao là

không được quy định trong pháp luật Việt Nam

vật quyền ngoài việc phải tuân theo những đặc điểm chung của vật quyền còn

xuất phát từ ý định chủ quan của người xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia Việc quy định các vật quyền khác nhau trong pháp luật các nước xuất phát từ

đặc thù điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, xuất phát từ điều kiện xã hội dân sự ở mỗi nước là khác nhau Tuy nhiên, đứng từ góc độ đặc điểm của các vật quyền mà chúng ta có thé lý giải được quyền nao là vật quyền và quyên nào không

phải là vật quyền Do vậy, khi xây dựng pháp luật dân sự Việt Nam cũng cần

!3' Xem phụ lục

Trang 7

thiết phải xác định rõ nên quy định quyền nao là vật quyền và quyền nào không

nên coi là vật quyên.

Như vậy, căn cứ vào các đặc điểm chung của vật quyền dé lý giải một số quyén trong pháp luật dân sự Việt Nam không được coi là vật quyền Quyền thuê đất dài hạn không được coi là vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam, bởi lẽ, quyền thuê đất được hình thành thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và không thoả mãn được day đủ các đặc điểm cơ bản của một vật quyền Quyền thuê đất không đảm bảo được các đặc tính như tính tuyệt đối, tính dõi theo vật, tính dịch chuyên được Người có quyền thuê đất dài hạn không hoàn toàn được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của các chủ thể khác

trong xã hội Trong thời han được quyền thuê đất, người có quyền thuê đất dài hạn vẫn có thé bị xâm phạm từ chính chủ sở hữu đất khi người này cham dứt

hợp đồng thuê đất (có thể có đền bù hoặc không tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng) Quyền thuê đất dài hạn cũng không thê hiện được day đủ tính dõi theo vật của một vật quyền Trong trường hợp người thuê đất đang thực hiện quyền thuê đất dài hạn nhưng mãnh đất đó lại bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ sở hữu đất thì người thuê đất cũng không được tiếp tục thực hiện quyền của mình mà chỉ được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ chủ sở hữu đất Nhu vậy, có thé khang định quyền thuê dat dài hạn không thé là vật quyền trong

pháp luật dân sự Việt Nam.

Quyền ưu tiên không nên được coi là một vat quyền độc lập Quyền ưu tiên có bản chất là thứ tự ưu tiên giữa các quyền khác nhau, chứ bản thân quyền

này không đứng tồn tại như một quyền độc lập Quyền ưu tiên cũng không thoả

mãn một số đặc điểm cơ bản của vật quyền như tính đối vật, đặc điểm thực hiện

vật quyền không làm cham dứt vật quyền Quyền ưu tiên (còn gọi là đặc

quyền lay trước) được hiểu là quyền của chủ thé có quyền lợi trong một quan hệ pháp luật quy định được ưu tiên thanh toán trước người có quyền khác!"° Như

vậy, phạm vi tác động của quyên này rất hẹp chỉ giới hạn trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán Đối tượng tác động trực tiếp của quyên này không phải là tài sản cụ thé mà chỉ là thứ tự ưu tiên thanh toán như án phí, chi phi mai táng, tiên lương, tiên công Do vậy, quyên ưu tiên, xét trong một khía cạnh nào

15 http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT DUTHAO LUAT/View Detail.aspx?ItemID=588&TabInd

ex=2&TaiLieuID=1617

Trang 8

đó, không thể hiện rõ tính đối vật của quyền này Đồng thời, khi người ta thực hiện xong quyền này cũng là điều kiện dé cham dứt quyền này Do vậy, quyền

ưu tiên không nên được quy định là một vật quyền mà nên coi là thứ tự ưu tiên

có thé được ghi nhận trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Có thê quy định về thứ tự ưu tiên giữa các quyền nhưng không nên quy định quyền ưu tiên là một vật quyền độc lập.

Quyền cầm giữ cũng không nên được coi là một vật quyền độc lập vì vấn

đề cầm giữ chỉ xuất hiện khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Cầm giữ tài sản chỉ phát sinh trong hợp đồng song vụ khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ Tuỳ theo từng loại hợp đồng mà áp dụng các điều kiện

về cầm giữ, trình tự, hậu quả của việc cầm giữ là khác nhau Không nên quy

định quyền cầm giữ là vật quyền chung để áp dụng cho mọi loại hợp đồng trong moi tình huống khác nhau sẽ dé dẫn đến việc lợi dụng quyền cầm giữ dé trì hoãn thực hiện nghĩa vu hợp đồng Khi xem xét đến đặc điểm chung của vật quyên thì quyền cầm giữ không thể hiện rõ tính chuyển dịch được của vật quyền Việc

thực hiện quyền cầm giữ với mục đích là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp

pháp của bên cầm giữ trước hành vi vi phạm nghĩa vụ Bên cầm giữ có thê khai thác lợi ích từ tài sản cầm giữ để bù trừ cho nghĩa vụ của mình Nhưng quyền cầm giữ không thể hiện được việc người cầm giữ có thé chuyền dịch quyền cam giữ của mình cho bên thứ ba để bảo đảm lợi ích của mình Theo quy định tại khoản 3 Điều 349, bên cầm giữ không được chuyên giao tài sản, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không được sự đồng ý của bên có nghĩa vụ Như vậy, có thé nói quyền cầm giữ không thé trở thành một vật quyền động lập khi không đảm bảo

được những đặc diém cơ bản của vật quyên.

Quyền quản lý kinh tế tuy không được quy định trong BLDS nhưng

quyền này vẫn được thể hiện trong thực tiễn xã hội, đó chính là việc Nhà nước giao các tài sản cho các cá nhân, tô chức thực hiện việc quản lý, sử dụng khai

thác các tài sản này Quyền quản lý kinh tế có thể được nhìn nhận có những điểm giống với quyền hưởng dụng ở chỗ là cá nhân, tô chức được giao quyền có toàn quyền khai thác, sử dụng tài sản được giao Tuy nhiên, trong pháp luật dân

sự thì quyền này không nên được coi là một vật quyên Bởi lẽ, các cá nhân, tổ chức được giao quyền quản lý kinh tế được quyền khai thác, sử dụng tài sản của

Nhà nước nhưng lợi ích từ việc sử dụng, khai thác tài sản này thông thường sẽ

Trang 9

được phục vụ cho mục đích công cộng, sẽ được chuyên một phần hoặc toàn bộ cho Nhà nước Cá nhân, tổ chức được giao quyền quản lý kinh tế không được đảm bảo quyền lợi tuyệt đối đối với tài sản được giao (không bảo đảm tính tuyệt đối của vật quyền), đồng thời các cá nhân, tổ chức có quyền quản lý kinh tế cũng không thê tự mình có toàn quyền chuyển dịch quyền này cho bên thứ ba

khác (không đảm bảo tính dịch chuyển được) Do vậy, theo quy định của pháp

luật dan sự thì không nên coi quyền quản lý kinh tế là một loại vật quyền độc lập Bảo lưu quyền sở hữu được thực hiện trong hợp đồng mua bán Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thé được bên ban bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp giúp cho bên bán bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản của mình Mục đích của việc bảo lưu quyền sở hữu vừa là nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bán đồng thời cũng nhằm bảo đảm bên mua phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của minh dé có thé trở thành chủ sở hữu mới của tái sản Bảo lưu quyền sở hữu được pháp luật nhiều nước trên thế giới coi là một biện pháp bảo đảm thực

hiện hợp đồng hơn là một vật quyền Tuy nhiên, có nước vẫn coi bao lưu quyền sở hữu là vật quyền Hiện tại, trong BLDS 2015 thi bảo lưu quyền sở hữu được

coi là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Cũng có quan điểm cho rằng, vì bảo lưu quyền sở hữu chỉ áp dụng trong một loại hợp đồng là hợp đồng mua bán, tính phố quát chung chưa cao, nên không nên coi bảo lưu quyền sở hữu là một vật quyền độc lập.

Trang 10

Phụ lục

Bảng so sánh các vật quyền hạn chế được quy định tại một số BLDS điển hình

(nguồn: Chuyên đề giới thiệu nội dung cơ bản của chế định vật quyền và van đề hoàn thiện Bộ luật dân sự Việt Nam, tạp chí Khoa học Pháp ly — Số 5/

Quyền thuê dat dài hạn

Quyền quản lý kinh tế X 1/4 Quyền quản lý hoạt X 1⁄4

Trang 12

Chuyên đề 2:

KHÁI QUAT SỰ PHÁT TRIEN CUA CHE ĐỊNH VAT QUYEN TRONG

PHAP LUAT DAN SU VIET NAM

ThS NCS Lé Dang Khoa

1 Chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam thời kỳ phong kiến

Thời kỳ nha nước phong kiến Việt Nam tổn tại trong khoảng thời gian khá dài trong lịch sử hình thành và phát triển đất nước ta Thông qua quá trình

dựng nước và giữ nước, cơ cấu bộ máy cai trị của Nhà nước phong kiến dan dần được hoàn thiện, góp phần ôn định trật tự xã hội, quản lý tốt xã hội, chăm lo cho đời sống người dân và đồng thời ngày càng củng cố địa vị, vai trò của giai cấp

phong kiến thống trị Bên cạnh sự phát triển chung về bộ máy nhà nước qua các thời kỳ, pháp luật phong kiến cũng dân dần hoàn thiện, góp phần không nhỏ vào

việc thể chế những tư tưởng chủ đạo của giai cấp phong kiến, đồng thời góp phần bảo vệ, giữ gìn trật tự ôn định của xã hội, bảo vệ quyền lợi cho không chỉ giai cấp phong kiến thống trị mà còn góp phan bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Pháp luật thời Ngô, Đỉnh, tiền Lê

Pháp luật thế kỷ X, cùng với vai trò quan trọng của ba triều đại phong

kiến Việt Nam là triều Ngô, Dinh, tiền Lê, được coi là đã có những bước phát

triển sơ khai, đơn giản và phiến diện, chưa có định hình rõ ràng, bộ phận lệ làng

vẫn tỷ trọng lớn cả về số lượng, đối tượng điều chỉnh, hiệu lực, hiệu quả Pháp

luật thời kỳ này chưa có sự phát triển, các quy định mới dừng lại ở mức manh nha, phục vụ mục đích duy trì trật tự xã hội, củng cô địa vị của giai cấp thống

trị, các quy định điều chỉnh trong lĩnh vực dân sự còn rất hạn chế Hệ quả dẫn đến là các quy định liên quan đến vật quyên chưa xuất hiện.

Pháp luật thời Lý, Trần, Hồ

Pháp luật thời kỳ các vương triều Lý, Trần, Hồ đã có sự phát triển và hoàn

thiện hơn so với các triều đại trước đó Trong giai đoạn này, các nhà nước phong

kiến đã dần thực hiện việc pháp điển hoá pháp luật Triều Lý đã ban hành bộ Hình thư năm 1042 dưới thời Lý Thái Tông Trên cơ sở kế thừa, Triều Trần cũng đã ban hành cũng ban hành bộ Hình luật được ban hành và sửa đổi vào các năm 1230, 1244, 1341 Dưới triều Trần còn có nhiều bộ luật như Quốc triều

thông chế (1230), Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều đại điển (1341),

Trang 13

Hoàng triều ngọc điệp (1267), Công văn cách thức (1290) Nhà Hồ cũng có bộ luật Hán thương định quan chế và hình luật nước Đại Neu Tom lại, pháp luật thời kỳ này đã có sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước đây Các quy định thời kỳ này chủ yếu nhằm đưa ra để quản lý đất nước, tập trung phần lớn vào

lĩnh vực hình sự, đưa ra các quy định về hình phạt nhằm 6n định trật tự xã hội, quản lý xã hội.

Các chế định về dân sự chỉ mới manh nha được hình thành Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này cũng đã ghi nhận được một số it ỏi chế định dân sự cơ bản:

chế định sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế.Trong chế độ phong kiến, nói đến van đề sở hữu thì trước tiên và chủ yếu là sở hữu về ruộng đất vì đó là tư

liệu sản xuất cơ bản Sử liệu cho biết thời kỳ này ở nước ta có hai chế độ sở hữu:

sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân về ruộng đất Tuy nhiên, chủ sở hữu tối cao ruộng đất của cả nước thuộc về nhà vua Nhà vua có quyền thu thuế, phong cấp đất đai cho vương hau, quý tộc, nhà chùa nhưng những người được phong này không có quyền mua bán, trao đổi, thừa ké , tức là chỉ có quyền sử dụng đất Như vậy, quyền sở hữu với giá trị tài sản to lớn thời bấy giờ của dân là đất đai đã được ghi nhận Sở hữu tư nhân về đất đai chính thức được nhà nước thừa nhận bằng các đạo chiếu năm 1135, 1142, 1145, 1237, 1254, 1292, 1320 Pháp luật thời Ly - Trần còn bảo vệ quyên sở hữu tư nhân đối với các loại tài sản khác (chiếu năm 1028, 1024, 1117).

Như vậy, quyền sở hữu đối với tài sản (ruộng đất và tài sản khác) của

người dân đã được ghi nhận một cách manh nha, it ỏi nhưng cũng giup tạo cơ sở

để cho người dân bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của mình Việc ghi nhận

quyền sở hữu như trên là chưa triệt để bởi sự ảnh hưởng của quyền sở hữu tuyệt

đối của nhà vua (sở hữu nhà nước) đối với ruộng đất và tất cả các tài sản khác trong xã hội Quyền sở hữu tài sản đã được ghi nhận nhưng các quy định liên quan đến quyền sở hữu như nội dung quyền sở hữu, hình thức sở hữu, căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu chưa được ghi nhận thành những chế định cụ

thể, chỉ được xuất hiện đan xen trong các quy định của các bộ luật Ngoài quyền sở hữu ra thì các vật quyền khác cũng hoàn toàn chưa được ghi nhận trong các

văn bản pháp luật, chưa có sự ghi nhận về các quy định chung của vật quyền cũng như bóng dáng ý tưởng về các vật quyền khác cũng chưa xuất hiện trong

pháp luật thời kỳ này Trong chế định hợp đồng thời kỳ này đã manh nha xuất

Trang 14

hiện quy định về mua bán, quy định về cầm đợ Tuy nhiên, những quy định này cũng chỉ dừng lại ở một góc độ nhỏ, chưa đầy đủ, hoàn thiện, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội thời bấy giờ Có thể nói, pháp luật thời kỳ này cũng

chỉ mới ghi nhận rõ hơn về quyền sở hữu (chủ yếu là sở hữu ruộng đất) chứ

chưa có quy định chung về vật quyền cũng như các quy định về nội dung các vật quyén khác ngoài quyền sở hữu.

Pháp luật thời hậu Lê

Có thé nói pháp luật thời Lê từ thế ky XV đến XVIII và pháp luật thời Nguyễn thế kỷ XIX là đỉnh cao của sự phát triển pháp luật của các triều đại

phong kiến Việt Nam Pháp luật ở những thời kỳ này được đánh giá là khá hoàn

chỉnh, đáp ứng tốt được việc quản lý xã hội, phù hợp chung với xã hội phong

kiến ở thời điểm hiện tại Trong triều đại Nhà Lê trải dai gần 400 năm (1428 —

1802), Nhà nước phong kiến Đại Việt đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Bộ Quốc triều hình luật đã được bố sung và hoàn chỉnh phan lớn ở dưới triều đại vua Lê Thánh Tông Bộ Quốc triều hình luật thời Nhà Lê đã được các triều đại sau này sử dụng va cũng có những sửa đổi, bố sung đôi chút cho

phù hợp nhưng nhìn chung là không có sự thay đổi lớn nào trong các quy định của Bộ luật này Pháp luật Nha Mạc, pháp luật thời ky Dang Trong — Dang

ngoài, pháp luật thời Tây Sơn về căn bản vẫn dựa theo pháp luật thời Lê với việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hồng Đức Có thê nói rằng, trải suốt một thời

gian đài trong lịch sử phát triển đất nước, từ khi xây dựng được bộ Quốc triều

hình luật cho đến các triều đại sau này đều chịu ảnh hưởng rất to lớn của bộ

Quốc triều hình luật Điều này được khăng định rõ hơn nữa trong Lời tựa của

Hoàng dé Gia Long dé mở đầu cho Hoàng Việt luật lệ: “Dé xem hình luật của các triều đại trước của nước Việt ta, mỗi triều đại thành lập từ Lý, Trần, Lê đều có pháp chế riêng cho mỗi triều đại, mà đầy đủ hơn cả là bộ Luật Hồng Đức” Trong Quốc triều hình luật, quyền sở hữu đã được quy định tương đối toàn diện trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng và của cá nhân Quyền sở hữu trong Quốc triều hình luật là chế định pháp luật vừa mang tính chủ quan,

vừa mang tính khách quan Quyền sở hữu mang tính chủ quan vì nó là sự ghi

nhận của nhà nước phong kiến thời Lê, mặt khác quyền sở hữu cũng mang tính khách quan, bởi vì về bản chất các quan hệ pháp luật về sở hữu phản ánh các

quan hệ kinh tế về sở hữu, chúng như mọi hiện tượng xã hội khác thuộc thượng

Trang 15

tầng kiến trúc tồn tại một cách tương đối độc lập Như vậy, quyền sở hữu trong Quốc triều hình luật là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu của nhà Lê.

Quốc triều hình luật đưa ra ba hình thức sở hữu đó là sở hữu nhà nước, sở

hữu làng xã và sở hữu tư nhân.

Về sở hữu nhà nước: Thông qua hình thức sở hữu nhà nước, nhà Lê muốn củng cô triều đại của minh, gắn chặt quyền lợi của quan lại và quân sĩ theo nhà Lê, kiểm soát đất đai và thần dân Khi quy định về quyền sở hữu, Quốc triều

hình luật rat chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất, nhất là van đề điền thổ Đảm nhận sứ mệnh lịch sử to lớn là giải quyết toàn bộ các vấn đề xã hội, trong đó phải đem lại ruộng đất cho nhân dân và quân sĩ để làm ăn sinh sống là một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra cấp thiết cho việc trị vì đất nước của nhà

Lê Như vậy, một mặt nhà Lê khăng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với lãnh thổ quốc gia, một mặt nhà Lê thực hiện việc chế độ ban cấp lộc điền và quân điền Có thé nói lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nhà nước trung ương ban hành quy chế day đủ về việc cấp ruộng lộc cho các quý tộc — thông qua chế độ lộc dién.Nha nước còn thực hiện quyền sở hữu đối với đất dai bằng chính sách đối với bộ phận ruộng đất công — làng xã còn lại — gọi là phép quân điền Bản chất của chính sách này là sự can thiệp của Nhà nước vào việc phân chia ruộng đất công của làng xã Thông qua phép quân điền, nhà Lê khăng định quyền sở hữu của Nhà nước đối với ruộng đất công của làng xã, trên cơ sở đó

tiễn hành thu tô thuế cho từng loại đất nhằm mở rộng quy mô sở hữu ruộng đất

của Nhà nước Sau khi được chia ruộng đất thì người được chia đất phải nộp tô

thuế cho nhà nước, nếu không nộp thì bị trừng phạt rất nặng Ví dụ: Điều 299:

“Về số thuế thóc các ruộng, quan các lộ phải chiếu số thực có ruộng của các làng, mà đốc thúc các quan huyện đòi bắt các xã trưởng đem thóc nộp vào kho cho đúng phép ”; Điều 299: “Các quan viên giấu giém cho dân đinh khỏi phải đóng thuế và sai dịch, thì cứ một người xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, càng

nhiều người càng tăng thêm tội, và vẫn phải truy thu tiền thuế dịch nộp vào

kho”; Điều 327: “Nếu những quan thu tiền thuế và những đồ phải thu đã thu được mà để quá kỳ không nộp vào kho, nếu quá 2 tháng, 3 tháng, cho là tội giấu

giém, quá 4 tháng trở lên cho là ăn trộm ”.

Về hình thức sở hữu làng xã: Quyên sở hữu vê ruộng dat của lang xã bị

Trang 16

Nhà nước can thiệp tương đối mạnh mẽ Các làng xã buộc phải chấp hành cách phân chia ruộng đất công theo quy định của Nhà nước đặt ra.Tuy nhiên, trong

phạm vi nhất định, quyền sở hữu của lang xã vẫn được chính quyền trung ương và luật lệ thừa nhận trong một chừng mực nhất định Nhà nước trung ương vẫn

cho phép làng xã có quyền sở hữu, quản lý đối với ruộng đất nhất định như ruộng đình, chùa, sông, ngòi, đường xá, thành quach Điều này được thé hiện thông qua một số điều luật như Điều 350: “Những ruộng đất công có chỗ bỏ hoang mà quan trông coi không tâu để xin chia cho người cày ruộng khai khẩn,

thì xử tội biém hay phạt (nơi nào dân ít ruộng nhiều thì không luận tội) Sau ba

năm khai khan thành phục rồi, mà không nộp một nửa hoa lợi vào của công, thì

xử biém ba tư Bắt kẻ cay ruộng phải bồi thường tiền giá ruộng”;Điều 352: “Những đầm bãi công hay tư, cho phép những dân xã gần đó được lĩnh canh,

đánh cá mà nộp thuế theo đúng ngạch thuế; nếu quan trong coi hay người chủ tự ý tăng thuế thì phải trả lại số tăng cho dân”; Điều 353: “Nếu ruộng đất không vào số công, dân chiếm ở đã lâu, mà khai gian là của riêng mình hay là đem những van khế và dấu vết đã lâu đời ra mà cố tranh, thì phải biém hai tu ” Việc Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu và quản lý đối với một số ruộng đất của làng xã đã góp phần bảo vệ quyên lợi cho làng xã trong phạm vi nhất định Theo đó, nêu xây dựng các công trình chung mà phạm vào ruộng đất công của làng xã thì Nhà nước phong kiến trung ương sẽ đền bù tuỳ theo giá trị; hoặc Nhà nước cam dân, quan lại không được phép lẫn chiếm những khu vực thuộc sở hữu làng xã, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt Qua đây, ta thấy được pháp luật nhà Lê cũng đã có những quy định rất cụ thể bảo vệ quyền lợi cho sở hữu làng xã trong

những trường hợp nhất định.

Về hình thức sở hữu tư nhân: Sở hữu tư nhân cũng đã được chú ý, coi

trọng trong Quốc triều hình luật Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu lớn của những quan lại, quý tộc được Nhà nước ban cấp ruộng đất, sở hữu nhỏ của những người nông dân do có sức lao động, có quyền mua ruộng dat và tích tụ đất đai

Dưới thời Lê, Nhà nước thực hiện chính sách ban cấp ruộng đất cho công than, quan lại, quý tộc với quy mô lớn, số lượng nhiều, đồng thời cho phép họ có

quyền định đoạt như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, trừ trường hợp phạm tội, dẫn đến sở hữu tư nhân về đất đai trở nên phổ biến trong thời kỳ này.

Quoc triêu hình luật không có quy định nào nêu bật vê khái niệm sở hữu

Trang 17

tư nhân nhưng đã đề cập đến loại hình sở hữu này thông qua những quy định cụ thé về phân chia tài sản trong gia đình ở những trường hợp nhất định Các quy định được thê hiện khá rõ trong chương Điền sản Các quy định pháp luật trong

chương này nhằm mục đích phân chia tài sản, ruộng đất của vợ chồng trong những trường hợp nhất định Tài sản được phân chia ở đây bao gồm ruộng đất và

tài sản của chồng (phu tông điền sản), ruộng đất và tài sản của vợ (thê tông điền sản), ruộng đất và tài sản của cả hai vợ chồng làm ra khi kết hôn (tần tảo điền sản) Theo Điều 374:““chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ trước hay con chồng trước Nếu điền

sản là của chồng và vợ trước làm ra, thì chia làm hai phan, vợ trước va chồng mỗi người một phan, phan của vợ trước dé riêng cho con, còn phần của chồng

thì lại chia như trước ”; Điều 376: “vợ chồng đã có con với nhau nếu một người chết trước, sau đó con cũng lại chết thì điền sản thuộc về chồng hay vợ”.Thông qua những quy định này, chúng ta thấy được việc ghi nhận quyền sở

hữu tài sản rất cụ thể thể hiện thông qua mối quan hệ về thừa kế tài sản của người chết dé lại.

Pháp luật thời kỳ này ngoài việc bảo vệ quyền sở hữu đất đai hợp pháp của tư nhân còn có những quy định bảo vệ sự xâm phạm đến sở hữu các loại tài sản khác Ví dụ: quy định mức lãi suất tối đa trong vay nợ (15 đồng kẽm/ 1 quan tiền) và cho phép người cho vay có thé đến nhà người vay tiền bắt nợ bằng dé đạc nếu quá hạn mà không trả Ngược lại, pháp luật cũng nghiêm cắm người bắt nợ không được lấy số tài sản quá số tiền mình đã cho vay (Điều 591 Quốc triều

Hình luật)

Các quy định liên quan đến quan hệ mua bán, cầm cố, chuyên nhượng

ruộng đất và điền sản cũng được quy định cụ thể Ngoài ra, các quy định liên quan đến quyền sở hữu tư nhân còn được tìm thấy rất nhiều trong Quốc triều

hình luật (Vi dụ: Điều 375, 376, 377, 380, 382, ).

Về nội dung quyền sở hữu: Trong Quốc triều hình luật, nội dung quyên sở hữu cũng đã được đề cập đến tương đối rõ nét Quyền chiếm hữu cũng đã được đề cập đến trong một số điều luật điển hình như Điều 356, 361, 384, 386, 603 Trong các điều luật này, chúng ta thấy được bong dáng nội dung quyền chiếm hữu ở trong đó Cụ thé, trường hợp những tá điền cấy nhờ ruộng ở nhà của

Trang 18

người khác, mà dở mặt tranh làm của mình, thì phạt 60 trượng, biém hai tư; nếu người chủ ruộng đất có văn tự xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp đôi số tiền ruộng đất, không có văn tự thì trả nguyên tiền thôi (Điều 356) Quy định tại Điều 603: cho người ta thuê thuyền mà cố cãi rang không cho thuê, dé

đòi thuyền lại, thì xử biém một tư, và phải bồi thường tiền thuê gấp đôi Qua

điều luật này, pháp luật ghi nhận quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản (thuyền) của

người thuê, bảo vệ quyên chiêm hữu cho người này.

Quyền sử dụng tài sản được đề cập đến trong một số điều luật cụ thê Ví

dụ: trường hợp nô tỳ bán trộm ruộng đất của chủ thì bị xử phạt, ruộng đất phải

trả lại cho chủ và trả tiền mua cho người mua Nếu người mua không biết thì

vẫn khai thác, sử dụng mảnh đất trên, nếu biết mà cứ mua thì cũng bị xử phạt (Điều 386).

Quyền định đoạt đối với tài sản cũng được thể hiện thông qua các điều luật cụ thê thông qua quan hệ mua bán, cho vay được thực hiện thông qua hình thức như văn khế hoặc khẩu ước.

Về căn cứ xác lập, căn cứ châm dứt quyên sở hữu:

Trong Quốc triều hình luật không đưa hắn ra điều luật về căn cứ xác lập,

chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản Tuy nhiên, khi nghiên cứu các điều luật cụ thé thì ta thấy được những căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được biểu hiện thông qua đó Căn cứ xác lập quyền sở hữu được biéu hiện ở một

sô diém sau:

+Xác lập quyền sở hữu thông qua lao động, sản xuất (Ví dụ: Điều 374,

375, 376 đều thể hiện rang tai san do vo chồng làm ra thì đều được chia đôi cho vợ, chong moi người một phân);

+ Xác lập quyên sở hữu thông qua các khế ước dân sự (Điều 355,363, 379,

534, 683 ) Pháp luật có những quy định nhằm bảo đảm cho việc xác lập quyền sở hữu thông qua các khế ước, những trường hợp mua bán nếu trái luật sẽ bị trừng phạt Ví dụ: người nào ức hiếp để mua ruộng của người khác thì sẽ bị phạt biếm

hai tư, cho lay lại tiền mua (Điều 355); cho phép mua bán nô tỳ (Điều 363) ; + Xác lập quyền sở hữu thông qua hưởng di sản thừa kế (Điều 374, 375, 380, 390 );

+ Xác lậptheo thời hiệu Ví dụ: Điều 387: Con trai từ 16 tuổi, con gái từ

Trang 19

20 tuổi trở lên, mà ruộng dat của mình dé người trong họ hay người ngoài cày hay ở đã quá niên hạn mới miễn cưỡng đòi lại, thì bi xử phat 80 trượng và mat ruộng đất Niên hạn được tính ở đây với người trong họ là 30 năm, người ngoài họ là 20 năm.Nếu vì chiến tranh hoặc là đi phiêu bạt mới về thì không áp dụng

luật này.

Về căn cứ châm dứt quyền sở hữu biêu hiện thông qua một sô diém sau:

+ Cham dứt quyền sở hữu thông qua các khé ước hợp pháp (Điều 377, 378, 589, 590);

+ Cham dứt quyền sở hữu khi tài sản bị tiêu huỷ (Điều 611, 631 );

+ Chấm dứt quyền sở hữu do tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ (Điều

435, 437, 448, 473, 498);

+ Cham dứt quyền sở hữu do pháp luật quy định (Điều 384, 387).

Đánh giá: Qua những phân tích nêu trên, các quy định chung về vật quyền, các loại vật quyền khác ngoài quyền sở hữu đều chưa được pháp luật thời kỳ này ghi nhận Các vật quyền khác như quyền hưởng dụng, cầm có, thế chấp tài sản mới dừng lại ở mức độ manh nha, chưa có quy định bằng pháp luật cụ thé (thé hiện ở các Điều 374, 375, 383, 384 Quốc triều hình luật) Do điều kiện xã hội thời kỳ này chưa tạo điều kiện để cho các quan hệ dân sự phát triển mạnh mẽ, đồng thời việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị vẫn là van dé quan trọng nhất, cho nên chưa thé xuất hiện các quy định về các vật quyên Tuy nhiên, quan hệ sở hữu đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn những thời kỳ trước đây thông qua

việc trong xã hội đã xuất hiện ba hình thức sở hữu quan trọng là sở hữu Nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu tư nhân Thời kỳ này, sở hữu tư nhân đã được ghi nhận một cách cụ thể, mãnh mẽ và rõ nét hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước đây Cũng giống như pháp luật thời kỳ trước đây, chế định về quyền sở hữu van

chưa được tập hợp quy định thành một chế định chung mà các quy định về quyền sở hữu được tìm thấy rải rác, đan xen trong các điều luật, ở trong những

phan, chương khác nhau của Quốc triều hình luật Khái niệm chung về quyền sở hữu cũng như nội hàm của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,

quyền định đoạt) chưa được nêu khái quát bằng những quy định trong Quốc triều Hình luật Tuy nhiên, sự phát triển hơn của pháp luật thời kỳ này đó là các

hình thức sở hữu đã được thê hiện rõ ràng, nội dung quyên sở hữu cũng được

Trang 20

quy định cụ thê trong các điêu luật, các căn cứ xác lập, châm dứt quyên sở hữuđã được ghi nhận rõ nét bởi các quy định liên quan.

Về sở hữu tư nhân được nhìn nhận thông qua sở hữu của người vợ, người chồng đối với tài sản chung và tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân và còn được nhìn nhận thông qua các quy định về trừng phạt các tội xâm phạm đến

sở hữu tư nhân Thời hiệu xác lập quyền sở hữu đã được thê hiện khá rõ nét, cụ

thê thông qua những điều luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu đối với ruộng đất của

người đã chiêm hữu, sử dụng lâu dài (quá niên hạn).

Tóm lại, có thể thấy pháp luật thời kỳ này chủ yếu giải quyết vấn đề

quyền sở hữu, củng cé vai trò và vị thế của giai cấp thống trị, nên rất ít đề cập đến các quyên tài sản khác Nguyên nhân trên là do pháp luật thời kỳ này bắt

nguồn từ một nhà nước quân chủ phong kiến định ra, chủ yếu phục vụ cho việc

quản lý trật tự của xã hội phong kiến, chưa có sự giao lưu trao đổi nhiều trong lĩnh vực dân sự Quy định pháp luật về quyền sở hữu thời kỳ nàylà phù hợp với điều kiện xã hội của một Nhà nước phong kiến thời bấy giờ, với loại tài sản có

giá trị nhất thời điểm đó chính là đất đai Tuy nhiên, các quy định trong Quốc triều hình luật chủ yếu mang nặng tính hình sự, định ra các loại tội, mức phạt dé

dam bao việc quan ly xã hội, bao vệ nén quan chu, bao vé phan lớn cho địa vi va sở hữu của giai cấp thống trị, van có phan duy trì yêu tố trọng nam khinh nữ, các

quy định mang tính dân sự chỉ dừng lại ở mức độ thừa nhận nhưng chưa có sự hoàn thiện đầy đủ.

Pháp luật thời Nguyễn:

Triều Nguyễn bước vào thời kỳ độc lập từ năm 1802, các Hoang dé thời

kỳ này cũng rất có ý thức tập trung xây dựng pháp luật Bộ Hoàng Việt luật lệ được soạn thảo theo quy trình chặt chẽ dưới sự kiểm soát của Hoàng dé Cau

trúc bộ luật này gồm có 398 điều, chia thành 22 quyền Việc chia quyền đã bước đầu phân ngành giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật Bộ

luật có hiệu lực trên toàn lãnh thé Dai Nam từ năm 1815 đến năm 1883, điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Như vậy, Hoàng Việt luật lệ

cũng đã thé hiện được giá trị và tam ảnh hưởng đến sống xã hội thời phong kiến triều Nguyễn trong một thời gian dài Hoàng Việt luật lệ chia nhỏ các vấn đề ra dé điều chỉnh như Luật Lại (quy định về chức chế, công vụ), Luật Lễ (quy định

về lễ nghĩ triều đình, tế tự, lăng tam, y phục ), Luật Binh, Luật Cong, Luật

Trang 21

Hình, Luật H6 Trong Hoàng Việt luật lệ thì quy định về Luật hình là tương đối nhiều hơn cả Đối với các van đề liên quan đến đời sống dân sự được điều

chỉnh thông qua Luật Hộ.

Cũng giống như Quốc triều Hình luật, các quy định trong Hoàng Việt

Luật lệ đều chưa có sự ghi nhận về các quy định chung của vật quyên, chưa ghi

nhận về các vật quyền cụ thể nào khác ngoài quyền sở hữu Pháp luật thời kỳ Nhà Nguyễn cũng có sự tương đồng với pháp luật Nhà Lê với những quy định chủ yếu nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị mà chưa có sự chú trọng

trong việc ghi nhận các quan hệ dân sự, các quyên tai sản trong giao lưu dân sự.

Quyền sở hữu trong Hoàng Việt luật lệ được quy định khá cụ thé về các

hình thức sở hữu Trong Hoàng Việt luật lệ, có khoảng 40 điều quy định về tài

sản của nhà nước, 12 điều về thuế và 22 điều về sở hữu của cá nhân và hộ gia đình Theo đó, sở hữu chủ yếu gồm hai loại: sở hữu công thuộc nhà nước và

thuộc các làng xã; và sở hữu tư của cá nhân và hộ gia đình Tuy nhiên, chỉ có

Vua mới có quyên thay đổi, điều chỉnh về quyền sở hữu Các tài sản thuộc sở hữu công được quy định rất nghiêm khắc, nếu ai vi phạm vào sẽ bị trừng phạt rất nặng Ví dụ: Điều 127 quy định về làm hư hao tài vật trong thương khó: “Pham người chủ thủ của cải chất chứa trong thương khé ma sắp đặt không đúng quy cách, phơi, hong không đúng thời để đến nỗi hao hư, thì tính theo số hư hao ấy đánh giá, buộc tội theo tang vật Mút tội 100 trượng, đồ 3 năm Căn cứ vào đó bồi thường nộp quan”; hay các tội khác như Ăn trộm tài vật trong nội phủ (Ð

229); Ăn trộm quân khí (Điều 231); người thường ăn trộm lương tiền trong

thương khố (Điều 234) Nếu ai vi phạm thì đều bị xử phạt nghiêm khắc theo

luật định.

Quyền sở hữu tư nhân cũng được pháp luật bảo vệ Tài sản tư bao gồm: nhà ở, ruộng đất, đồ thờ cúng, đồ gia dung, gia súc, gia cầm, thóc, lta Nha nước bảo hộ sở hữu tư nhân thông qua các quy định của pháp luật Nếu có hành vi xâm

hại đến sở hữu tư nhân đều bị trừng phạt nghiêm khắc, ví dụ: các quy định từ điều

237 đến 240 Điền hình như: Sang đoạt giữa ban ngày (Điều 237); Ăn trộm ngựa,

trâu, súc sản (Điều 239); Ăn trộm thóc lúa ngoài đồng (Điều 240).

Nhìn chung, Hoàng Việt luật lệ cũng giống như Quốc triều hình luật, các quy định về sở hữu đều không có sự tách bạch riêng thành các phần quy định

chung Chúng ta chỉ có thể tìm thấy các quy định này nam dan xen, rải rác trong

Trang 22

tong thé các quy định của Bộ luật này Hoàng Việt luật lệ chỉ quy định có hai hình thức sở hữu là sở hữu công và sở hữu tư nhân, cho thấy có sự thay đổi so VỚI Quốc triều hình luật Điểm tiễn bộ hơn là hình như sở hữu tư nhân ở trong Hoàng Việt luật lệ được quy định rõ ràng hơn, mọi người được bảo vệ quyền sở

hữu của mình một cách cụ thể, rõ ràng hơn thông qua quy định của điều luật Có thể nói, giao lưu dân sự thời kỳ này mạnh mẽ hơn thời kỳ nhà Lê, do vậy, các

quy định liên quan đến khế ước được thê hiện rõ ràng hơn, cụ thé hơn Ví dụ: có sự phân biệt khế ước đoạn mại (bán đứt) (Điều 87); khế ước điển mại (bán tạm, bán độ, bán đợ, bán có thời hạn) (Điều 89- Bán ruộng, nhà có thế chuộc); khế ước thuê mướn (Điều 93- Riêng mượn xe, thuyền của quan); Khế ước vay nợ

(Điều 134 — Trái với việc cam thủ lợi); khế ước cầm cố (Điều 95 - Cầm, cho

mướn vợ và con gái) Các quy định về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu đều được thé hiện thông qua những điều luật cụ thể trong Hoàng Việt luật lệ.

Như vậy, có thể thấy các quyền tài sản (chủ yếu là quyền sở hữu) trong

Hoàng Việt luật lệ đã được quy định một cách rõ nét hơn, các giao dịch dân sự

cũng được pháp luật điều chỉnh cụ thể hơn so với Quốc triều hình luật Tuy nhiên, các quyền tai sản khác (các vật quyền) chưa xuất hiện hoặc có chút ít

manh nha trong các quy định của hai bộ luật trên.

Đánh giá chung: pháp luật Việt Nam thời phong kiến thé hiện thành tựu rực rỡ thông qua hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ Trong hai bộ luật này, quyền sở hữu đối với tài sản đã được hình thành và bảo vệ thông qua các quy định của pháp luật Điểm nổi bật của hai bộ luật này đó là đã ghi

nhận được được ba hình thức sở hữu là sở hữu Nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân Đây là những quan hệ sở hữu có tính chat cơ bản tổn tại trong các

Nhà nước phong kiến nhưng đến các bộ luật này mới được ghi nhận một cách cụ

thể, mang tính chất pháp lý Đồng thời với việc ghi nhận ba hình thức sở hữu này thì các quan hệ sở hữu này đã được pháp luật bảo vệ xét trên một góc độ nhất định Tuy nhiên, có một điểm chưa nổi bật là pháp luật thời kỳ này cũng chưa có sự ghi nhận riêng biệt về quyền sở hữu thành một chế định cụ thé, các

quy định chung về sở hữu, khái niệm quyền sở hữu, các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, việc bảo đảm thực hiện quyền sở hữu đều không có sự ghi

nhận cu thé trong những điều luật hoặc trong một chế định luật riêng biệt.

Trang 23

Những van đề liên quan đến sở hữu chỉ có thé tìm thấy trong những điều luật quy định về các loại tội trong các bộ luật như đã nêu trên.

Các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu dường như không xuất hiện trong hai bộ luật này Các bộ luật trên mới chỉ có những quy định có tính chất manh nha, gợi mở và có chút ít liên quan đến một vài vật quyền như quyền hưởng dụng (người vợ được hưởng dụng di sản của chồng nếu chồng mất và không kết hôn với người khác (Quốc triều hình luật)), quyền cầm có, thế chấp tài sản Có

thé khang định rang, chế định vật quyền được coi là chưa xuất hiện trong pháp

luật thời kỳ phong kiến ở Việt Nam Thời kỳ này chỉ có sự xuất hiện le lói một số quy định liên quan đến quyền sở hữu nhưng cũng với tính chất quy định chưa đầy đủ và toàn diện về quyên sở hữu.

2 Chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Thời kỳ Pháp thuộc được kéo dài từ sau khi nhà Nguyễn buộc phải ký kết Điều ước Hác-măng (25-8-1883) và Điều ước Pa- tơ- nôt (6-6-1884) cho đến khi

Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký kết các điều ước trên, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp Đời sống kinh tế xã hội thay đổi, nền chính trị đặt dưới sự bảo hộ của Pháp Ngày 17/10/1887, tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp Việt Nam là một phần trong Liên bang Đông Dương Lãnh thé Việt Nam được phân chia thành ba khu vực: Bắc

kỳ (từ Ninh Bình ra Bắc); Trung kỳ (từ Thanh Hoá tới Bình Thuận); Nam kỳ.

Về mặt pháp luật, ở những năm đầu, chính quyền thực dân phong kiến

còn phải tạm thời sử dụng Bộ luật Gia Long Sau này, khi đã bình định được Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã tiễn hành xây dựng pháp luậtvới quy mô lớn và trên các lĩnh vực khác nhau của xã hội Việc xây dựng pháp dựa chủ

yếu trên nền tảng pháp luật của Pháp, gồm Bộ luật dân sự 1804, Bộ luật thương

mại năm 1807, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự Bên cạnh đó, việc xây dựng pháp luật còn có sự tham khảo nguồn của luật phong kiến bản xứ như dụ, sắc, chỉ Nhìn chung, thời kỳ này pháp luật áp dụng ở nước ta đã có nhiều tiến bộ, nhiều thay đổi Những tư tưởng pháp luật mới từ Pháp cũng đã được du nhập

vào Việt Nam Vì việc phân định lãnh thổ Việt Nam thành ba khu vực Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ nên thực dân Pháp đã có những bộ luật cụ thể để áp dụng,

điêu chỉnh cho từng khu vực trên Về lĩnh vực đời sông dân sự, do sự xâm chiêm

Trang 24

của thực dân Pháp, một mặt Việt Nam chịu sự đô hộ của thực dân Pháp nhưng

mặt khác cũng đã có được sự mở rộng hơn về các quan hệ, giao lưu dân sự trong đời sống xã hội Các quan hệ dân sự trong xã hội thời kỳ này đã có sự tiễn bộ, phát triển và mở rộng hon so với thời kỳ nhà nước phong kiến Vì lẽ đó, pháp luật được áp dụng ở 3 khu vực Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ cũng có phan tiến bộ, tiếp biến, thay đổi dé phù hợp với điều kiện xã hội thời kỳ này.

Về mặt các quy đinh pháp luật dân sự nhìn chung đã có sự tiến bộ hơn so

với pháp luật thời phong kiến trước đây Các bộ dân luật thời kỳ này đã điều

chỉnh nhiều vẫn đề về con người, hôn nhân, tài sản, khế ước, nghĩa vụ Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã có sự phân định rõ ràng các lĩnh vực trong pháp

luật dân sự dé điều chỉnh, pháp luật cũng hoàn thiện hơn, điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống dân sự thông qua những chế định luật được thiết kế cu thé, có sự tương quan với các chế định khác trong cùng một bộ luật.

Về pháp luật dân sự thời kỳ này có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh: Bộ Hoàng Việt luật lệ được sử dụng thời gian đầu; Bộ luật dân sự, thương sự tố

tụng Bắc Kì được ban hành ngày 2/12/1921, gồm có 4 chương, 373 điều; Bộ dân

luật Bắc ky ban hành ngày 30/3/1931, gồm 4 quyền, 1455 điều; Bộ luật dân sự,

thương sự t6 tụng Trung Ki được ban hành năm 1935; Bộ luật Dan sự Trung Kì (Hoàng Việt Trung Kì hộ luật) ban hành năm 1936, gồm 5 quyền 1.709 điều Bộ dân luật Bắc Kì thừa kế nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long, tiếp thu không it về kĩ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức pháp lý và một số nội dung của Bộ luật dân sự Napoleon và Bộ luật dân sự Thuy sĩ

(1912) Đồng thời, Bộ dân luật Bắc Kì, ở mức độ nhất định đã hấp thụ những phong tục tập quán của người Việt Nam nên có những quy định đặc thù khác với

luật của các nước phương Tây và luật Trung Hoa Chính vì vậy, có thể nói Bộ dân luật Bắc Kì là bộ luật tiêu biểu của pháp luật Việt Nam ở thời thuộc Pháp

Các quyền tài san đã được quy định cụ thé và rõ ràng trong pháp luật thời kỳ này Các quy định đã có sự phân định các quyên tài sản, đưa ra những khái

niệm về các quyền này (quyền sở hữu, quyên hưởng dụng, quyên địa dịch ) và

đưa ra cụ thé các căn cứ xác lập, cham dứt các quyền nay Dé làm rõ những quy định về vật quyền thì cần phải nghiên cứu các quy định trong một số văn bản pháp luật được áp dụng ở nước ta thời kỳ này Các quy định về các vật quyền như quyền sở hữu, quyên hưởng dụng, quyên địa dịch, quyền thuê dai hạn,

Trang 25

quyền cầm có, thé chấp đã được ghi nhận khá cụ thé trong các quy định của các Bộ dân luật Bắc Kì (1931), Hoàng Việt Trung Kì hộ luật (1936).

Về quyền sở hữu: Bộ dân luật Bắc kỳ được ban hành ngày 30/3/1931 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/1931 Trong Bộ dân luật Bắc Ki, tài sản được phân

biệt rất rõ ràng thành hai loại là động sản và bất động sản Việc phân loại này

dựa trên việc liệt kê tài sản là bất động sản, những tài sản còn lại được coi là

động sản Bộ luật này đã thừa nhận và bảo vệ cho các hình thức sở hữu sau:

(1) Sở hữu của pháp nhân công, bao gồm sở hữu nhà nước và sở hữu làng xã Ví dụ: Điều 475 quy định: “Những cù lao lớn, nhỏ và những bãi phù xa nỗi lên ở giữa hay hai bên bờ sông hoặc bằng đất bùn, cát và đá sỏi, hoặc vì khúc

sông bên lở, bên bồi mà thành ra, đều thuộc về Công thổ của Bắc Kì”; Điều 476:

“Những bãi tân bồi ở duyên hải là thuộc về công thô Bắc Kì”;

(2) Sở hữu của pháp nhân tư: pháp nhân tư là các hội thương mại và các

hội khác mà được phép thành lập Các pháp nhân này có quyên sở hữu tai sản của mình theo quy định của pháp luật Cụ thể, Điều 459: “Những tư nhân cùng pháp nhân thuộc về tư pháp, đều có quyền tự do sử dụng tai sản và quyền lợi của

mình, duy phải theo những điều thay đổi trong luật lệ hiện hành”;

(3) Sở hữu tư nhân : quyền sở hữu tư nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, bao gồm quyền hưởng dụng, sử dụng và định đoạt vật một cách tuyệt đối, miễn không vi phạm vào những điều mà pháp luật cấm Cụ thể, Điều 462 quy định: “Quyền sở hữu là quyền hưởng dung và sử dụng các vật một cách tuyệt đối, miễn là đừng dùng phạm vào điều cắm của pháp luật”.

(4) Sở hữu chung: Khi một vật thuộc quyên sở hữu của nhiều người mà không thể đem phân chia vật đó ra được thì những người này là đồng sở hữu

chủ Mỗi đồng sở hữu chủ đều có quyền lợi và trách nhiệm đối với tài sản chung, đều có quyền định đoạt tài sản chung Cụ thể, Điều 482: “Khi nào nhiều người đã chung phần có quyền sở hữu một vật gì mà không có thê phân ra được,

thì là đồng sở hữu chủ vật ấy; Phần của các người ấy là bằng nhau; Mỗi người

đồng sở hữu chủ có quyên lợi, trách nhiệm sở hữu về phần mình Phần đó tự

mình có thê câm bán được và chủ nợ có thê áp sai được”.

Về nội dung quyền sở hữu: Quyền sở hữu được quy định trong Bộ dân luật Bắc Kì có nội hàm bao gồm quyền hưởng dụng và quyền sử dụng Trong khái

Trang 26

niệm về quyền sở hữu nêu ở Điều 462 không nhắc đến quyền chiếm hữu, quyền định đoạt nhưng thông qua logic có thé hiểu việc “sử dụng vật một cách tuyệt đối” đã có hàm ý định đoạt ở trong quy định này Quyền định đoạt không được

ghi nhận trong một điều luật cụ thê nào Bộ luật này cũng đưa ra quy định cụ thể

về quyền chiếm hữu như là trạng thái thực tế của việc chiếm hữu Tuy pháp luật không nêu cụ thé về khái niệm quyền chiếm hữu nhưng lại đưa ra một trạng thái thực tế của người đang chiếm hữu dé khang định rằng họ có quyền chiếm hữu Cu thé, Điều 527: “Người nào có thực quyên tự chủ về vật gì thì có quyền chiếm hữu vật ấy; Về dia dịch thì sự chiếm hữu cé tại thực hành địa dịch” Như vậy, có thé nói pháp luật thời kỳ này đã ghi nhận trạng thái chiếm hữu thực tế như một quyền chiếm hữu của người đang được đặt trong trạng thái đó.

Về căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu: Điều 501 quy định: “Quyền sở hữu thu về được và chuyền đi được bằng hiệu lực của chúc thư, của quyền thừa kế và của khế ước Quyền đó lại có thê thu về được bằng cách chiếm hữu và bằng thời hiệu” Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu được quy định

phân loại dựa theo loại tài sản là động sản hay bất động sản Do vậy, đối với bất

động sản, Bộ Dân luật Bắc Kì đã có quy định về sự thủ đắc và di chuyên bất

động sản và những vật quyền bat động san và đối với động sản thì có quy định

vêsự thủ dac và di chuyên quyên sở hữu về động sản.

Quyền sở hữu không chỉ được ghi nhận trong Bộ dân luật Bắc Kì mà còn

được ghi nhận trong Hoàng Việt Trung Kì hộ luật năm 1936 Quy định về quyền sở hữu trong Hoàng Việt Trung Kì hộ luật lại được ghi nhận dưới tên gọi khác là

“quyền nghiệp chủ” Tại Điều 476 Hoàng Việt Trung Kì hộ luật: “Quyền nghiệp chủ là quyền hưởng dụng và sử dụng các vật một cách tuyệt đối và về phần

riêng, miễn đừng dùng quyền ay đến nỗi phạm vào những điều luật cấm” Như

vậy, mặc dù tên gọi có khác đi nhưng nội hàm của quyền sở hữu ở cả hai bộ luật này không có nhiều sự thay đôi Các căn cứ xác lập, cham dứt quyền nghiệp chủ

trong Hoàng Việt Trung Kì hộ luật 1936 cũng có phần tương tự như quy định trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 Theo đó, trong Hoàng Việt Trung Kì hộ luật, từ

Điều 520 đến Điều 524 nói về sự thủ đắc và di chuyên đối bất động sản và những vật quyên bất động sản; từ Điều 525 đến Điều 535 nói về thủ đắc và di chuyên quyền nghiệp chủ về động sản.

Ngoài quyền sở hữu, trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 còn có quy định về

Trang 27

các vật quyền khác như quyền chiếm hữu, quyền ứng dụng và thu lợi, quyền dùng và quyền ở, quyền cho thuê dai hạn, quyền dia dịch, quyền cầm có, thé chấp Các vật quyền nêu trên được quy định khá cụ thé trong pháp luật dân sự áp dụng ở Bac Ki trong giai đoạn này.

Quyền chiếm hữu lần đầu tiên đã được ghi nhận trong Bộ Dân luật Bắc kì 1931 đồng thời thể hiện sự phát triển của pháp luật thời kỳ Pháp thuộc so với

pháp luật thời kỳ trước đây Pháp luật thời kỳ trước đây mới ghi nhận một cách

đơn giản về quyền sở hữu đồng thời không có những quy định nói cụ thể về quyền chiếm hữu Hơn nưa, pháp luật thời kỳ trước đây không có sự ghi nhận nhằm có thể phân biệt, phân tách được quyền chiếm hữu với quyền sở hữu Quyền chiếm hữu được quy định tại Điều 527 Bộ Dân luật Bắc kì 1931như sau: “Người nào có thực quyên tự chủ về vật gì thì có quyền chiếm hữu vat ấy” Như vậy, quyền chiếm hữu ở đây được ghi nhận rất giản đơn dựa trên cơ sở một người đang chiếm hữu thực tế về một tài sản nào đó Quyền chiếm hữu chưa được thê hiện rõ ràng thông qua một khái niệm có tính chất khái quát như trong pháp luật thời kỳ sau này Tuy nhiên, đây cũng là một sự phát triển rất lớn trong quy định về chế định vật quyền của Bộ Dân luật Bắc kì 1931 so với các văn bản thời kỳ trước Quyền chiếm hữu cũng được quy định trong Hoàng Việt Trung kì hộ luật 1936 với tên gọi là quyền chấp hữu quy định tại Điều thứ 544: “Người

nào có thực quyên chủ sử một vat gì thời có quyên chap hữu vat ây'”.

Quyền ứng dụng và thu lợi được quy định cụ thé tại Điều 556 Bộ Dân luật

Bắc kì 1931: “Quyền ứng dụng thu lợi là quyền hưởng dụng vật sở hữu của

người khác cũng như sở hữu chủ vậy, nhưng phải giữ nguyên vật ay cho người

ta” Quyền này cũng được ghi nhận trong Hoàng Việt Trung kì hộ luật 1936 tại

Điều 575 Như vậy, vật quyền quan trọng nhất trong dịch quyền đối nhân là quyền hưởng dụng đã được ghi nhận một cách đơn giản trong pháp luật thời kỳ

Pháp thuộc.

Quyền địa dịch được ghi nhận cụ thể tại Điều 602 Bộ Dân luật Bắc kì 1931 và Điều 629 Theo quy định của các Điều luật này đều nêu rõ địa dịch là

sự phiền luy của một bất động san (bat động sản hưởng địa dịch) đối với một bat

động sản khác (bất động sản chịu địa dịch) Trong các quy định này đều thê hiện địa dịch là mối quan hệ giữa hai bất động sản với nhau mà bất động sản này phải chịu phiền luy để làm lợi cho bất động sản khác Cụ thể, Điều 629 Hoàng Việt

Trang 28

Trung kì hộ luật 1936 quy định: “Địa dịch là những sự mà một bắt động sản phải gánh, bat động san ay goi la bat động san chịu dia dich, dé làm ich cho một

bất động sản khác của người khác, bất động sản nây là bất động sản hưởng địa

dịch; những sự phải gánh ay hoặc là hạn chế tự do trong đường hưởng dụng

quyền lợi của người chủ bất động sản chịu địa dịch, hoặc là cho người chủ bất

động sản hưởng địa dịch được lợi dụng một đôi chút về bất động sản chịu địa dịch” Ngoài ra, hai bộ luật này cũng có những quy định rất cụ thê về địa dịch do địa thế tự nhiên, địa dịch do pháp luật quy định, địa dịch do con người lập ra.

Các vật quyền khác như quyền dùng vật của người khác và quyền ở nhà người khác, quyền thuê dài hạn đều được quy định trong các bộ luật này Có thê nói quyền dùng và quyền ở là những quyền cụ thé hoá quyền hưởng dung trong

những trường hop cu thể Điều 588 Bộ Dân luật Bắc kì 1931 quy định: “Quyền

dùng là một vật quyền được hưởng tạm thời hay là chung thân, làm cho người được hưởng quyên đó có thé dùng vật sản của người khác và thu lay hoa lợi có được nhưng chỉ được dùng cho mình và gia quyến mình mà thôi; Quyền ở là quyền dùng thuộc về nhà cửa” Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật cũng có quy định tương tự tại Điều 610 Nhìn chung, quyền dùng và quyền ở được nhìn nhận là những chi phân cụ thé hoá của quyền ứng dụng thu lợi (quyền hưởng dụng thu lợi) Quyền thuê dài hạn cũng được quy định cụ thê trong hai Bộ luật này Theo quy định tại Điều 592 Bộ Dân luật Bắc kì và Điều 616 Hoàng Việt Trung kì hộ

luật thì sự thuê dài hạn là sự hưởng dụng nhà đất của người khác, chiếu theo khế tự lập ra có kỳ hạn, ngắn nhất là mười tám năm, dài nhất là chín mươi chín năm.

Việc định ra thời hạn ngắn nhất là 18 năm và dài nhất là 99 năm trong quyền

thuê dài hạn là do quy định của pháp luật định ra và thực tế là cũng chưa có văn bản, tài liệu nào khang định được cơ sở pháp ly dé quy định thời hạn như trên.

Về các vật quyền có liên quan đến việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều được ghi nhận cụ thê trong pháp luật thời kỳ này Cụ thể: Điều thứ 1512

Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936: “Cầm động sản là một khế ước thuộc về vật quyền do người mac nợ hay một người đệ- tam nào giao một vật động san cho người chủ nợ hay một người đệ tam nào khác mà hai bên đã chọn để đảm bảo

món nợ Khế ước đó làm cho người chủ nợ được quyền bán vật ay dé trừ no mà được quyền ưu tiên đối với chủ nợ khác”; Điều thứ 1527 Hoang Việt Trung ky

hộ luật 1936: “Việc thé chap bat động sản là một khé ước thuộc về vật quyền do

Trang 29

một người mắc nợ giao cho người chủ nợ một bất động sản dé đảm bảo món nợ.

Việc thế chap bat động sản cũng có thé do một người đệ tam đứng làm” Có thé nói, tư duy về vật quyền trong pháp luật thời kỳ này đã rất phát triển nếu xét trên góc độ các quy định về các loại vật quyền Từ những phân tích nêu trên có thé

nhận thấy, trong pháp luật thời kỳ này vật quyền chính yếu, vật quyền phái sinh,

vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đều đã được pháp luật ghi nhận đầy đủ Việc ghi nhận đầy đủ các quy định như trên cho thấy sự phát triển về tư duy pháp luật, sự tiến bộ trong việc ghi nhận các quy định về vật quyền trong pháp

luật dân sự vượt bậc so với pháp luật thời kỳ trước đây Tuy nhiên, xét theo giai

đoạn lịch sử thì xã hội Việt Nam giai đoạn đó là xã hội thực dân — phong kiến,

các quan hệ dân sự mới phát triển ở mức độ thấp thì việc quy định của pháp luật

có đảm bảo tương xứng với các quan hệ dân sự thời kỳ này hay không còn cần

có nhiêu nghiên cứu cụ thê hơn đê làm rõ.

Nói tóm lại, có thé nói đây là một bước tiến dài trong các quy định của pháp luật dân sự nước ta So với Hoàng Việt luật lệ, Quốc triều hình luật thì pháp luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc đã có sự tiến bộ hon rất nhiều Các quy định

trong pháp luật thời phong kiến của Việt Nam, có thé nói, chưa có sự định hình

rõ nét về các quan hệ trong dân sự, quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, quan hệ

nghĩa vụ Thực tẾ, các quy định pháp luật dân sự không được quy định cụ thể, tổng quát trong phần, chương cụ thể nào của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt

luật lệ mà chỉ có thé tìm được trong sự len lỏi ở các quy định về các loại tội, về

các hình phạt trong các bộ luật này Do vậy, khi chuyên sang thời kỳ xã hội mới,

cùng với sự thay đổi của xã hội, pháp luật dân sự đã có sự thay đối đáng kể.

Thông qua đó, các quyền tài sản (đặc biệt là các vật quyền) đã được ghi nhận và quy định một cách cụ thé, rõ ràng Như vậy, cho đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật dan sự Việt Nam ở các vùng khác nhau (Bắc Ki, Trung Kì, Nam Ki) đã ghi nhận và mở rộng các quyền của chủ thé đối với tài sản của minh và tài sản của người khác Các vật quyền được quy định trong pháp luật dân sự thời kỳ này đã

góp phần không nhỏ trong việc ghi nhận các quyền đối với tài sản của của sở hữu và của người không phải là chủ sở hữu (tốt)

Ở một góc độ nào đó, chúng ta có thể nhìn thấy được những bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển của các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt

Nam ở thời kỳ Pháp thuộc Có thé viện dan các quyên được quy định trong Bộ

Trang 30

Dân luật Bắc Kì (Điều 556 quy định về Quyền ứng dụng thu lợi, Điều 588 Quyền dùng và quyền ở, Điều 602 quy định về địa dịch ) hay các quy định

trong Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (Điều thứ 629 về địa dịch; Điều thứ 1512 về

cam cô; Điều thứ 1527 về thế chấp ) dé minh chứng cho những nhận định trên Thông qua các quy định về vật quyền của pháp luật thời kỳ Pháp thuộc, ta có thể thấy đã có sự tách bạch rõ ràng trong tư duy của nhà làm luật đối với việc chiếm hữu và sử dụng tài sản của mình và tài sản của người khác Với quyền sở hữu, pháp luật khăng định được quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, nhưng với quyền địa dịch, quyền ứng dụng- thu lợi, quyền dùng và quyền ở, quyền thuê dài hạn đã tạo điều kiện cho phép người không phải là chủ sở hữu có

quyền khai thác tài sản của người khác để phụ vụ cho nhu cầu của mình Với

quy định này, ta thay được sự phát triển mạnh hơn trong đời sông dân sự thời kỳ

Pháp thuộc so với thời kỳ trước đó.

Các vật quyền đã được ghi nhận rất cụ thé, rõ ràng trong pháp luật thời kỳ này, tạo thành những quyền tài sản để phục vụ cho một xã hội dân sự phát triển

ở thời kỳ Pháp thuộc Để minh chứng cho nhận định này, có thể viện dẫn một số điều luật quy định trọng bộ Hoàng Việt Trung Ki hộ luật 1936 Cụ thể, Điều thứ

464 quy định như sau: “Các thứ vì quyền sở- dụng thuộc về bất động sản mà thành ra bất động sản là: A) Những vật quyền thuộc về bất động sản như sau này: 1) quyền sở hữu; 2) quyền hưởng dung thu lợi; 3) quyền dùng và quyên ở; 4) quyền cho thuê dài hạn; 5) quyền địa dịch; 6) quyền cầm cô bat động sản; 7) quyền dé đương ”; Điều thứ 469 quy định: “Các thứ vì pháp luật chỉ định ma là bất động sản là: 1) Những vật quyền thuộc về động sản và quyền đi kiện để

đòi hay là truy về một động sản” Như vậy, có thé thấy rang pháp luật dân sự giai đoạn này đã có hau hết các quy định về vật quyền Các quy định về vật

quyền góp phần đảm bảo cho đời sống giao lưu dân sự thời kỳ này sôi động và

phong phú hơn trước đây.

Đánh giá chung: khi nghiên cứu về sự phát triển của các vật quyên, ta thay được pháp luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc đã có sự thay đổi rõ rệt so với pháp luật của Nhà nước phong kiến trước đây Chế định vật quyền cũng được

thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật dân sự ở thời kỳ này Các quy định về các vật quyền như quyền sở hữu, quyền thuê dài hạn, quyền địa dịch, quyền cầm có, thế chấp đã được ghi nhận tương đối đầy đủ trong thời kỳ này, đã góp

Trang 31

phần điều chỉnh khá toàn diện đời sống xã hội đương thời Tuy nhiên, do điều kiện về kinh tế, xã hội, chính trị của nước ta thời kỳ này cho nên các quy định về vật quyền còn bị bó hẹp ở một số góc độ nhất định Điển hình như pháp luật thời

kỳ này chủ yếu nhìn nhận tai sản bao gồm động và bat động sản, chưa nêu lên khái niệm tổng quát về tài sản, nên xây dựng khái niệm các vật quyền chỉ xoay

quanh hai loại tài sản này Do vậy, đối tượng tác động của vật quyền chỉ hạn chế trong hai loại tài sản là động sản và bất động sản Ngoài ra, còn hạn chế nữa là pháp luật quy định về các vật quyền chưa bao quát và đầy đủ về nội hàm Quyền sở hữu chỉ mới có nội hàm bao gồm quyền hưởng dụng thu lợi mà chưa thé hiện hết được quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản Quyền thuê dài hạn chỉ

quy định dựa trên yếu tố dài ngắn của thời gian mà chưa thé hiện đến mục dich

của quyền này, chưa thé hiện được phạm vi của việc sử dụng đất khi thuê đất dài hạn Quyén địa dịch là phiền luy của đất của người này đối với đất của người khác chưa bao quát được hết quyền này bởi khái niệm đất ở đây chỉ được hiểu là mảnh đất cụ thé, trong khi đó phiền luy này có thé được gây ra bởi các bat động

sản liền kề nhau mà trên thực tế khái niệm bất động sản nhìn chung được hiểu là

rộng hơn khái niệm về đất Ngoài ra, còn một bất cập nữa có thé cần phải kê đến

đó là quan hệ dân sự trong thời kỳ này, tuy có sự mở rộng, phát triển hơn so với thời kỳ phong kiến nhưng cũng chỉ mới phát triển mạnh mẽ ở mức độ nhất định nào đó dẫn đến sự phát triển của đời sống dân sự đã tương xứng với sự thay đổi, tiễn bộ rất nhanh chóng của các quy định của pháp luật hay không còn cần có

nhiều những nghiên cứu cụ thé dé khang định.

3 Chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam từ 1945 đến 1990

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2/9/1945, việc điều hành đất nước cân dựa trên quy định của pháp luật Ngày 10/10/1945,

không lâu sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở

Bắc — Trung — Nam cho đến khi ban hành những bộ luật duy nhất ở toàn quốc nếu “những luật lệ ay không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”.Với tinh thần đó, các bộ luật dân sự Nam kỳ giản

yếu 1883; Bộ dân luật Bắc Kì 1931 và Bộ luật Dân sự Trung Kì (Hoàng Việt Trung Kì hộ luật) 1936 được tiếp tục thi hành

Do điêu kiện, hoàn cảnh đât nước xảy ra cuộc kháng chiên chông thực

Trang 32

dân Pháp, để điều hành Nhà nước và điều chỉnh các giao lưu dân sự trong điều kiện mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh, trong đó có Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 Theo đó, những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân Điều 14 Sắc lệnh 97/SL quy định: “Tất cả các điều khoản trong dân pháp điển Bắc Kì, dân pháp điển Trung Kì, Pháp quy giản yếu 1883 (Sắc lệnh ngày 3 tháng 10 năm 1883) thi hành ở Nam Ki, và những luật lệ theo sau, trai với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ” Như vậy, ké từ sau khi ban hành Sắc lệnh 97/SL thì vai trò của

các bộ luật dân sự thời Pháp thuộc trước đây đã không còn được áp dụng nữa.

Tuy nhiên, do điều kiện đất nước tiến hành chiến tranh kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 — 1954, cùng với điều kiện về kinh tế - xã hội nghèo nàn ở giai

đoạn nay, giao lưu dân sự chưa được day mạnh nên việc xây dựng các quy định

về pháp luật dân sự chưa nhiều Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ hất căng Pháp tại Đông Dương, xây dựng chế độ Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam Hiến pháp 1959 ra đời, đánh dấu bước chuyên minh của kinh tế xã

hội ở miền Bắc nước ta Điều 11 Hiến Pháp 1959 quy định: “Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu

sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao

động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà

tư sản dân tộc” Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu của công dân Điều 18 Hiến pháp 1959: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác” Do

chuyên đổi mô hình kinh tế xã hội, pháp luật thời kỳ này ở Miền Bac chưa trú

trọng nhiều đến các quan hệ dân sự, dẫn đến thiếu vắng các quy định liên quan đến các vật quyền Tuy Hiến pháp 1959 ra đời, quyên sở hữu của công dân được

ghi nhận nhưng trong thời gian ngay sau đó đất nước ta tiễn hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, tất cả sức người, sức của đều được tập trung ưu tiên cho mục

tiêu cao cả là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho nên các quan hệ

dân sự ít có điều kiện phát triển, không có các văn bản pháp luật dé thé chế hoá

quyền sở hữu của công dân Các quan hệ xã hội mang tính dân sự trong giai đoạn này ít được chú trọng và phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch

hoá tập trung, biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến làm biến dạng các quan hệ dân sự Có thé nói, ngoài việc quyên sở hữu được ghi nhận trong Hiên

Trang 33

pháp 1959, gần như các vật quyền khác đều không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Giai đoạn này, nhà nước chủ yếu tập trung công cuộc kháng chiến cứu nước, nên kinh tế được kế hoạch hoá tập trung, việc điều chỉnh các quan hệ

xã hội chủ yếu thông qua biện pháp hành chính, mệnh lênh, cho nên, các quan hệ kinh tế mang dân sự thời kỳ này rất kém phát triển Dẫn đến, các vật quyền không được ghi nhận một cách cụ thé va hau như không có những văn bản pháp luật quy định vê các vật quyên ngoai quyên sở hữu.

Ngược lại, ở Miền Nam, pháp luật dân sự Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa

các bộ dân luật trước đây Bộ Dân luật Tu Tri được ra đời trên cơ sở chỉnh sửa,

bồ sung thêm một số phần vào Bộ Dân luật Bắc Ki Ngoài ra, Bộ Dân Luật cũng

đã được ban hành ở Miễn Nam vào năm 1972 Những Bộ luật trên đều kế thừa các quy định pháp luật từ thời kỳ Pháp thuộc cho nên chế định về vật quyền van

được thể hiện rõ trong các bộ dân luật này, có được chỉnh sửa, bô sung dé hoàn thiện và phù hợp hơn Cũng kế thừa từ các bộ luật trước đây, Bộ Dân luật 1972

ghi nhận tài sản bao gồm động sản và bất động sản, từ đó, thiết lập nên hệ thống

các vật quyền trên động sản và bat động sản Cụ thé, Điều 369 Bộ Dân luật 1972 quy định: “ Các vật quyên trên bất động sản: quyền sở hữu; quyền dụng ích; quyền cư ngụ và hành dụng: quyền thuê trường kỳ; quyền địa dịch; quyền thế chấp; quyền dé đương ” Như vậy, có thé thấy hầu hết các vật quyền đều được ghi nhận trong Bộ luật này Thực tế, đời sống kinh tế xã hội ở Miền Nam vẫn được tiếp tục phát triển sau khi thực dân Pháp đầu hàng và dé quốc Mỹ tiếp quản Miễn Nam sau đó Do vậy, về mặt pháp luật không có nhiều thay đổi lớn giống như thời kỳ này ở Miền Bắc Các quan hệ dân sự vẫn được đảm bảo thực

hiện dẫn đến các quy định liên quan về vật quyên vẫn tiếp tục được ghi nhận trong các quy định của pháp luật Về nội dung các vật quyền quy định trong pháp luật dân sự thời kỳ này không có thay đổi nhiều về nội hàm so với các văn

bản pháp luật trước đây, chủ yêu có những sửa đổi về câu chữ cho phù hợp với đời sống xã hội.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Hiến pháp 1980 được ban hành,

nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung tiếp tục được khăng định, Nhà nước lãnh đạo

nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất, do vậy, dẫn đến các quyền dân sự, đặc biệt là quyền sở hữu tư nhân ít được coi trọng Các nguyên tắc trong

pháp luật dân sự thời kỳ này chưa được thê hiện rõ nét Đên giữa và nửa cuôi

Trang 34

những năm 80, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự nguyện, bình dang, hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mới bước đầu được ghi nhận Giai đoạn này có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến pháp luật dân sự được ban hành như Luật hôn nhân và gia đình (1986),

Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế (1989),

Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) Có thê thấy, các nguyên tắc của luật dân sự, địa vị pháp lý của

các chủ thé trong luật dân sự, mối quan hệ về nhân thân, mối quan hệ về tài sản

trong giao lưu dân sự mới bước đầu được ghi nhận nhưng ở góc độ riêng lẻ mà chưa được ghi nhận chung trong một văn bản có tính chất tổng hợp, khái quát

như bộ luật dân sự Có thé nói rằng, cùng với điều kiện chung của nền kinh

tế-chính trị, xã hội mà pháp luật dân sự thời kỳ này chưa được ghi nhận rõ nét,

đồng thời chế định về vật quyền trong dân sự cũng ít được nhắc đến, cơ bản mới ghi nhận về khá chung chung về quyền sở hữu còn các vật quyền cũng không

được ghi nhận trong các quy định của pháp luật.

Đánh giá chung: có thể thấy bước thăng trầm của việc ghi nhận chế định vật quyền trong pháp luật dân sự từ khi nha nước Việt Nam được thành lập năm 1945 cho đến những năm cuối thập kỷ 80, đầu những năm 90 Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập thì những quy định về pháp luật thời Pháp thuộc đã bị bãi bỏ, dẫn đến, chế định vật quyền cũng không còn được áp

dụng trong đời sống xã hội giai đoạn nay Sau khi Hiến pháp 1959 được ban hành cũng không có nhiều các văn bản pháp luật để ghi nhận các vật quyên.

Quyền sở hữu của công dân được Hiến pháp 1959 ghi nhận nhưng nội hàm của

quyền này như thế nào, căn cứ xác lập, các hình thức sở hữu, biện pháp bao dam thực thi quyền sở hữu và nhiều van dé khác liên quan đều không có những văn bản pháp luật ghi nhận một cách cụ thé, rõ ràng Đối với các vật quyền khác thì không được ghi nhận rõ ràng trong các văn bản pháp luật Những vấn đề liên quan đến các quyên lợi dân sự trong giai đoạn này đều được xử lý thông qua các biện pháp hành chính là chủ yếu Giai đoạn này ở Miền Bắc có một bước tụt lùi đi xuống rất rõ ràng đối với việc ghi nhận về các vật quyền — là những quyền dân sự cơ bản của đời sông xã hội.

Ở miền Nam, pháp luật vẫn được kế thừa tiếp tục từ thời Pháp thuộc, cho nên, các quy định về chế định vật quyền vẫn được ghi nhận đầy đủ thông qua

Trang 35

các văn bản pháp luật Trước khi ban hành Bộ Dân luật 1972, chế định vật quyền vẫn được duy trì và áp dụng Khi Bộ Dân luật 1972 được ban hành, chế định vật quyền lại tiếp tục được ghi nhận dé điều chỉnh các quan hệ pháp luật

dân sự có liên quan.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, điều kiện xã hội có những bước chuyển đổi nhất định Nhiều yếu tố tác động đến đời sống xã hội như chế độ chính trị, chế độ kinh tế quan liêu, bao cấp đã khiến cho các quan hệ dân sự kém phát triển Pháp luật thời kỳ này cũng đã có nhiều thay đối Đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, các quan hệ dân sự trong xã hội đã dần có những bước chuyên

đôi mạnh mẽ, giao lưu kinh tế dân sự đã ngày càng sôi động, do đó, đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự được ban hành như Luật hôn nhân gia đình 1986, Luật quốc tịch 1988, Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp

1989, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh về hợp đồng dân sự 1991 Tuy nhiên, chưa có một văn bản pháp luật điều chỉnh, ghi nhận chung về các quyền dân sự cụ thé Các van đề về quyền sở hữu như khái niệm quyền sở

hữu nội dung quyền sở hữu, xác lập quyền sở hữu, cham dứt quyền sở hữu đều

chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thé, rõ ràng Đồng thời, các vật quyền khác trong dân sự chưa được quan tâm ghi nhận trong giai đoạn này.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do thực trạng xã hội nước ta vừa thoát khỏi

chiến tranh, bước đầu xây dựng, kiến thiết đất nước; đời song xã hội bi chi phối

bởi nhiều yếu tố như chính trị, nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp bị

duy trì trong thời gian dài, các quan hệ dân sự chưa có nhiều điều kiện để phát triển Tóm lai, giai đoạn từ 1945 — 1990, chế định vật quyền có những thay đôi đi cùng với sự thay đổi của điều kiện xã hội nước ta Cho đến đầu những năm 90

của thé ky 20, chế định vật quyền không được ghi nhận cụ thé bằng những văn bản pháp luật.

4 Chế định vật quyền trong pháp dân sự Việt Nam từ 1992 cho đến nay

Giai đoạn từ 1992 đến 2005

Hiến pháp 1992 ra đời, khăng định đường lối đổi mới trong phát triển kinh tế-xã hội, định hướng kinh tế theo cơ chế thị trường, các hình thức sở hữu

được ghi nhận cụ thê tạo điều kiện cho đất nước phát triển Điều 15 Hiến pháp 1992 khăng định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ

Trang 36

nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thê là nền tảng” Như vậy, lần đầu tiên các hình thức sở hữu đã được ghi nhận cụ thê trong văn bản luật cao nhất của

một nhà nước là Hiến pháp Từ đây, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống dân sự

phát trién, các quan hệ dân sự, các quan hệ giao lưu kinh tế được tự do, mở rộng hơn, đa dạng hơn Cùng với việc ghi nhận hình thức sở hữu, Hiến pháp 1992

còn ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân, đặc biệt là đã ghi nhận, bảo

hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dan, cụ thé Điều 58 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh

hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tô

chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 ” Như vậy, trên cơ sở Hiến pháp quy định, Bộ luật dân sự 1995 (Bộ luật dân sự đầu tiên) của nước ta đã được ban hành ngày 28/10/1995 với 838 điều Bộ luật dân sự 1995 chưa có quy định về chế định vật quyền trong

một chương mục riêng nhưng đã ghi nhận được các vật quyên chính trong Bộ luật này Bộ luật dân sự 1995 lần đầu tiên ghi nhận khái niệm quyên sở hữu gồm

có nội hàm gồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản Có thé nói, cho đến Bộ luật dân sự 1995, quyền sở hữu của công dân đã được ghi nhận một cách đầy đủ nhất, tạo cơ sở vững chắc cho các chủ thể trong xã hội được bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của

mình Cụ thể, Điều 173 BLDS 1995 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền

chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy

định của pháp luật; Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba

quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản” Với quy

định tại điều 173 BLDS 1995, mọi chủ thé trong xã hội đều được bảo vệ quyền

sở hữu của mình, đều có đầy đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản của mình Quy định này góp phan rất lớn

vào quá trình đổi mới nên kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong xã hội, đồng thời tạo ra cơ chế tốt cho việc

chuyên giao tài sản trong giao lưu dân sự Cùng với việc ghi nhận khái niệm quyền sở hữu, Bộ luật dân sự 1995 đã ghi nhận rất cụ thé, rõ ràng các căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 176), căn cứ cham dứt quyền sở hữu (Điều 177), nguyên

tắc thực hiện quyền sở hữu (Điều 178), hình thức sở hữu (Điều 179) Như vậy,

Trang 37

Bộ luật dân sự 1995 đã lần đầu tiên thống nhất, ghi nhận các nội dung liên quan

đến quyền sở hữu trong một chế định chung của pháp luật dân sự để tạo cơ sở

pháp lý công nhận và bảo vệ quyên sở hữu của mọi chủ thê trong xã hội.

Bên cạnh quyền sở hữu, Bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã ghi nhận quyền đối với bất động sản của các chủ sở hữu liền kề (hay tên gọi khác là quyền địa dịch) Theo quy định tại Điều 278 BLDS 1995 chi nhận về quyền sử dụng hạn chế bat động sản liền kề như sau: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác dé bảo đảm các nhu

cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và

các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có

thoả thuận khác” Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 1995 cũng chưa đưa ra khái niệm

về quyền đối với bat động sản liền kề Do vậy, với quy định ở Điều 278 như trên cho ta thấy được quyền sử dung bat động sản liền kề được nhìn nhận dưới góc độ là quyền của một chủ sở hữu dat liền kề có quyền sử dụng bat động sản liền kề của chủ sở hữu khác Việc quy định còn hạn chế ở đây là chưa nêu rõ được ban chất vật quyền của quyên sử dung hạn chế bat động sản liền kề (quyền địa dịch) Như vậy, Bộ luật dân sự 1995 ra đời đã ghi nhận được cụ thé về quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bat động sản liền kề (quyền địa dịch) Có thé nói, quyền sở hữu là quyền tài sản quan trọng nhất trong xã hội, đã được thé chế hoá trong Bộ luật dân sự 1995, tạo ra điều kiên cơ bản để phát triển các quan hệ dân su Quyén dia dịch cũng đã được ghi nhận bởi lẽ vấn đề liên quan đến đất đai là vẫn đề rất cơ bản trong giai đoạn ban đầu của sự phát triển đời sống xã hội dân sự Các vật quyền khác như quyền thuê dài hạn, quyền cầm có, quyên thé chấp, quyền hưởng dụng chưa được quy định trong thời kỳ này.

Giai đoạn từ 2005-2015:

Sau 10 năm thực thi BLDS 1995, Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung

vào năm 2005 Bộ luật dân sự 2005, có 777 điều, có hiệu lực thi hành ngày 01/1/2006, đã có những sửa đổi, bố sung nhất định nhưng chi là những sửa đổi, bồ sung dé các quy định pháp luật phù hợp hơn chứ không phải sửa đổi, bố sung

mang tính chất đột biến, mạnh mẽ Các quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế

bat động san lién ké cũng đã được sửa đôi, bố sung thêm trong Bộ luật Dân sự

năm 2005 Như vậy, nhìn chung các quy định về quyền sở hữu, quyền đối với bat động sản liền kể trong BLDS năm 2005 thay đổi không nhiều, không mang

Trang 38

tính đột phá so với BLDS năm 1995 Bộ luật Dân sự 2005 cũng không có các

quy định ghi nhận các vật quyền như quyền hưởng dụng, quyền thuê dai hạn, các vật quyền bảo đảm Trong thực tế, giai đoạn này các quan hệ kinh tế dân sự đã có bước phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng trở nên đa dạng hơn khi mà đất nước ta ngày càng hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới Trong thực tế, có nhiều quan hệ vật quyền đã được thực hiện trong thực tiễn, vi dụ như việc các doanh nghiệp thuê dài hạn đất đai dé kinh doanh, các giao dịch liên quan đến cầm có, thế chấp tài sản ngày càng nhiều và phổ biến, các tranh chấp liên quan đến địa dịch nhưng các quy định pháp luật dé điều chỉnh những quan hệ này còn chưa hoàn thiện và đầy đủ, dẫn đến nhiều bất cập trong thực tiễn hoạt động dân sự Cùng với việc thúc đây nền kinh tế phát triển, mong

muốn khai thác hết mọi tiềm năng của tài sản, đưa các tài sản vào hoạt động

kinh doanh thì yêu cầu đặt ra là cần có những quy định, những thiết chế hoàn thiện hơn, bảo đảm quyền lợi cho các bên trong quan hệ dân sự Do đó, việc tất yếu cần có những quy định đầy đủ hoàn thiện về quyền tài sản, trong đó bao gôm cả những quy định liên quan đến chế định vật quyền Đây cũng là tiền dé

dé ban hành Bộ luật dân sự mới thay thé cho Bộ luật Dân sự năm 2005 Giai đoạn từ 2015- nay:

Sau hơn 10 năm thực thi Bộ luật dân sự năm 2005, trên thực tế đã có nhiều vướng mắc, bất cập xảy ra trong quá trình thực thi bộ luật này, đồng thời, dé đảm bảo day đủ các quyên lợi cho các chủ thể trong dân sự, phục vụ tốt cho việc thúc đây phát triển kinh tế, đây mạnh giao lưu dân sự, yêu cầu cần thiết đặt

ra là can có sự sửa đôi, bố sung mạnh mẽ các quy định của pháp luật dân sự Do vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/ 01/2017.

Bộ luật dân sự 2015 đã có những thay đôi căn bản so với Bộ luật dân sự năm 2005, trong đó, chế định vật quyền đã được sửa đôi, bỗ sung rất mạnh mẽ,

quan trọng Việc thay đổi các quy định pháp luật trong Bộ luật dân sự năm 2015 vừa thể hiện sự thay đôi triết lý về mặt lý luận của các nhà làm luật vừa đồng

thời có mục đích đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn xảy ra trong đời sống kinh tế xã hội.

Về nhận định chung, BLDS 2015 đã thê hiện rõ việc ghi nhận các quyền

tài sản bao gôm quyên sở hữu và các quyên khác đôi với tài sản, thê hiện thông

Trang 39

qua tiêu đề Phan thứ hai — Quyền sở hữu va quyền khác đối với tài san trong BLDS 2015 Điều này thể hiện đã có sự phân biệt, phân tách về quyền đối với tài sản của mình (quyền sở hữu) và quyền đối với tài sản của người khác (các vật quyền khác) Với việc phân định được về mặt lý luận như trên cho phép các chủ thể có thêm nhiều khả năng khai thác đối với tài sản (không chỉ tài sản của mình mà còn tài sản của người khác) để mang lại những giá trị nhất định.

Bộ luật dân sự 2015 đã thực hiện được việc quy định chế định vật quyền trong một chương cụ thê trong Bộ luật, tránh việc quy định các vật quyền tản mát ở những chương, phần tách biệt nhau như trong BLDS 2005, BLDS 1995 Trong dự thảo sửa đôi Bộ luật dân sự năm 2005, có nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi cho chế định vật quyén.Do vay, trong nhiều dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 đều có sự thay đổi về tên của chương của chế định này Đã có nhiều cách đặt tên chương được đưa ra cho chế định về vật quyền trong các dự thảo trình Quốc hội như Quyên sở hữu và các quyền khác đối với tài sản (Dự thảo lần 1); Vật quyền (Dự thảo lần 2; phương án 2 Dự thảo lần 3); Quyền sở hữu và các vật quyền khác (Dự thảo lần 4, 5, 6); Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản (Dự thảo lần 7, 8); Quyên sở hữu và quyền khác đối với tai sản (Dự thảo lần 9) Như vậy, có thể thấy chế định vật quyền đã được dự kiến đặt dưới nhiều tên gọi khác nhau qua các lần dự thảo của Bộ luật dân sự năm 2015, thé hiện sự quan trọng của chế định này và sự thận trọng của các nhà làm luật trong việc luật hoá chế định này trong điều kiện kinh tế- xã hội, chính trị ở Việt Nam.

Chế định về vật quyền của Bộ luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận được cụ thé các vật quyền cơ bản, quan trọng như Quyên sở hữu; Quyền đối với bat động

sản liền kề (Quyền địa dịch); Quyền hưởng dung; Quyền bề mặt So với Bộ luật dân sự năm 1995 và 2005 thì chế định vật quyền trong Bộ luật dân sự năm 2015

là một bước tiến dài và thay đổi căn bản Các vật quyền cu thé đã được nhóm

chung trong một phan cụ thé (Phan thứ hai) trong Bộ luật; các vật quyền cụ thé

đã được ghi nhận mới về khái niệm, về nội dung quyền, vé căn cứ xác lập, căn

cứ chấm dúứt, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của đời sống xã hội, giao lưu dân sự

của nước ta hiện nay; số lượng vật quyền được ghi nhận cũng nhiều hơn so với

trước đây.Cụ thê việc ghi nhận các vật quyền trong Bộ luật dân sự 2015:

Về quyền sở hữu: Quyền sở hữu đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015 với nhiều sửa đổi, bố sung về hình thức sở hữu, chủ thé trong luật dân sự,

Trang 40

xac lap, chấm dứt quyền sở hữu Đặc biệt, trong Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định một mục riêng về chế định chiếm hữu nhằm bảo vệ cho tình trạng chiếm hữu trên thực tế, đồng thời cũng nhằm phân biệt được rõ quyền chiếm hữu với

tình trạng chiếm hữu thực tế để bảo đảm những ôn định các quan hệ dân sự.

Về quyền địa dịch: Lần đầu tiên khái niệm về Quyền đối với bất động san liền kề đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự Theo Điều 245: “Quyền đối với bat động san lién ké la quyén được thực hiện trên một bat động sản (goi là bat động san chịu hưởng quyền) nhăm phục vụ cho việc khai thác một bat động san khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)” Với quy định này, ta thấy được sự phát triển hơn so với BLDS 2005 là BLDS 2015 đã có điều khoản xây dựng được định nghĩa cụ thể về quyền đối với bất

động sản liền kề (quyền địa dịch), thé hiện được mối quan hệ cụ thê giữa hai bat

động sản liền kề (một bên được hưởng quyền, một bên phải chịu phiền luy) Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề, căn cứ chấm dứt quyền đối với bat động sản liền kề, nguyên tắc thực hiện quyền này cũng đã được quy định rõ

ràng, cụ thé và hợp lý (Điều 246, 248, 256 ).

Về quyền hưởng dụng: Quyền hưởng dụng cũng được quy định lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự năm 2015 Đây là một quyền quan trọng cần được ghi nhận để phụ vụ cho đời sống dân sự Khi quy định về quyền hưởng dụng vừa đảm bảo cho chủ sở hữu nam giữ được quyền sở hữu những van có thé giúp chủ sở hữu cho phép chủ thể khác được hưởng dụng, sử dụng tài sản của mình mà

mình không mất đi quyền sở hữu trong thời hạn nhất định Khái niệm quyền hưởng dụng tại Điều 257 đã nêu rõ: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thé được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tai sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời gian nhất định” Căn cứ xác lập quyên, thời hạn hưởng quyền, căn cứ chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên đều

được quy định rat cụ thé trong Bộ luật dân sự nam 2015.

Về quyền bề mặt: Quyền bề mặt cũng lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2005 Quyền bé mặt là một quyền quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế, khai thác sử dụng bề mặt đất nói chung Quyên bề mặt được

hiểu là quyền khai thác bề mặt đất theo chiều thăng đứng, tức là, từ khoảng không gian phía trên đất, mặt đất, khoảng không trong lòng đất Khái niệm

quyên này được nêu cụ thê: “Quyên bê mặt là quyên của một chủ thê đôi với

Ngày đăng: 20/04/2024, 02:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN