Về bản chất, những quy định này là sự tạm đình chỉ thựchiện một số quyền dân sự, chính tri trong một thời gian nhất định do bối cảnhkhan cấp của quốc gia, thông qua một số biện pháp cụ t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
TẠM DINH CHÍ QUYEN CON NGƯỜI TRONG TINH TRANG KHAN CAP - THỰC TIEN ÁP DỤNG TẠI
MOT SO QUOC GIA VA NHUNG GIA TRI THAM
KHAO CHO VIET NAM
Trang 2MỤC LỤCPHAN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CỨU - 1
I Tính cấp thiết của dé tài -5 <5 < se se sEs 3S EsESSEsEESESeE3E355035 5025 32 se 1
IL Tinh hình nghiên cứu dé tài cessssessssesssescessscessssessssesssssssessssesssseseseesessseees 3ILL Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài s < 5< 5< sese=sess=sesses 13
IV Đối tuợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài -5 < 5 <5 sese=sessssesses 14
V Phuong pháp nghiên cứu của dé tài - <5 < 5< s se sess=sessesesseseesessees 14PHAN 2: CAC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI 15
I CÁC VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LÝ VE TẠM ĐÌNH CHỈ QUYEN CONNGƯỜI TRONG TINH TRANG KHAN CAP .-2- <5 se sese=ses<es 15
1 Khái niệm và lịch sử hình thành, phát triển của quyền con người 15
2 Khái niệm tạm đình chỉ quyền con n8ười + 2s+ss+s+S++£££k+EzE+Eszxerszrees 16
3 Tạm đình chỉ quyền trong quan hệ với hạn chế quyên 2-2-2 2 s52: 18
4 Nguyên tắc và tiêu chí tạm đình chỉ quyền con người 2-2 sssc: 23
II TAM DINH CHỈ QUYEN CON NGƯỜI TRONG TINH TRANG KHAN CAP
Ở CÁC QUOC GIA VÀ KHU VUC TREN THE GIỚI -5- 5<: 37
1 Vấn dé tạm đình chỉ quyền con người trong tình trạng khan cấp tại Pháp 38
2 Thực tiễn tạm đình chỉ quyền con người ở Tây Ban Nha -2- 2-5552 42
3 Vấn dé tạm đình chỉ quyên con người trong tình trang khan cấp tại các quốc gia
IV DE XUAT DOI VỚI VIỆT NAM TU KET QUA NGHIÊN CỨU 66
880005 71
PHAN 3: NOI DUNG CÁC CHUYEN DE CUA DE TÀII -.5 5 <e- 74
Trang 3CHUYEN DE 1: Quy định về giới hạn quyền con người trong điều kiện khan cấpNCR Dg ee 75CHUYEN DE 2: Quy định về giới hạn quyền con người trong các văn kiện pháp
111.000 97CHUYEN DE 3: Thực tiễn việc áp dụng các biện pháp giới hạn quyền con ngườitại một số khu vực trên thế gÏới -s- <5 sse<sese=sessesessesessese 117
CHUYEN DE 4: Pháp luật và thực tiễn giới hạn quyền con người tại Việt Nam 149TÀI LIEU THAM KHAO - 2-2 << 2£ s£S<£S£ES£ se s2 £seEseEsezsesses 175DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-5-5 5° s2 se £se=sese=ses 176
Trang 4DANH SÁCH CÁC CHUYEN ĐÈ TRONG DE TÀI
Quy định về giới hạn quyền con người trong điều
kiện khân câp của quôc gia.
PGS TS Vũ Công Giao
2 | Quy định về giới hạn quyền con người trong các | ThS Đậu Công Hiệp
văn kiện pháp lý quốc tế
3 | Thực tiễn việc áp dụng các biện pháp giới hạn | ThS La Minh Trangquyền con người tại một số khu vực trên thế giới
4 | Pháp luật và thực tiễn giới hạn quyên con người tại | TS Nguyễn Thị Hồng
Trang 5DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI
STT Họ tên Don vị công tác Tư cách
tham gia
1 ThS Lã Minh Trang Trường Đại học Luật Hà Nội | Chủ nhiệm đề tài
2 | ThS Đậu Công Hiệp Trường Đại học Luật Hà Nội | Thư ký đề tài
3 | PGS TS Vũ Công Giao Trường Đại học Luật, Đại | Thành viên đề tài
học Quốc gia Hà Nội
4 | TS Nguyễn Thị Hồng Yến | Trường Đại học Luật Hà Nội | Thành viên dé tài
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
1 |ICCPR Công ước về các quyên dân sự, chính trị năm 1966
2_ |ICESCR | Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966
3 UDHR Tuyên ngôn thé giới vê quyên con người năm 1948
4 ECtHR Tòa án Quyên con người châu Âu (The European Court of
Human Rights (ECtHR)
5 |ECHR Công ước Chau Âu về Bảo vệ Quyên con người va Tự do
cơ bản (The Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms)
6 TTKC Tinh trang khan cap
Trang 7PHAN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CUU
I Tinh cấp thiết của đề tai
Giới han hay hạn chế quyền con người là một chế định được đặt ra cho
phép Nhà nước áp đặt các điều kiện hay hạn chế với việc thực hiện/thụ hưởng một
số quyền con người, quyền công dân nhất định nhăm bảo vệ lợi ích chung củacộng đồng Vẫn đề này được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế và Hiến phápcủa nhiều quốc gia ở các mức độ khác nhau Hiện nay, các văn kiện quốc tế nhưTuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948, Công ước
quyền dân sự - chính tri (ICCPR) năm 1966, Công ước về các quyền kinh tế - xãhội và văn hoá (ICESCR) năm 1966, Công ước châu Mỹ về Nhân quyền (ACHR)
năm 1969 và Công ước Châu Âu về nhân quyền (ECHR) năm 1950, và pháp
luật quốc gia đã ghi nhận giới hạn quyền con người bằng các quy định rõ ràng
Tạm đình chỉ có thé coi là một hình thức hạn chế quyền ở mức độ cao hơn
so với giới hạn quyền con người ở bối cảnh thông thường Khi đó, quốc gia xácđịnh có mối đe doa thực sự ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân
như dịch bệnh, thiên tai, nguy co chiến tranh, xâm lược, các khủng hoảng, thảm
họa, chính phủ sẽ hạn chế quyền con người ở một mức độ cao hơn bình thường,
gọi là giới hạn quyền con người trong tinh trang khan cấp Thường ở những trườnghợp khan cấp, biện pháp mà các quốc gia sử dụng dé đối phó với tình hình, khôiphục và duy trì trật tự chung là hạn chế quyền con người và tập trung quyên lựcvào cơ quan hành pháp Về bản chất, những quy định này là sự tạm đình chỉ thựchiện một số quyền dân sự, chính tri trong một thời gian nhất định do bối cảnhkhan cấp của quốc gia, thông qua một số biện pháp cụ thé như: thiết quân luật(trên cả nước, ở một khu vực hay một địa phương); cấm biểu tình, hội họp đông
người; cắm hoặc hạn chế hoạt động của một SỐ CƠ quan thông tin đại chúng như
truyền hình, phát thanh, báo ; cấm đi lại ra, vào một khu vực hoặc xuất, nhậpcảnh (với một số cá nhân hay nhóm),
Ở các quốc gia và pháp luật khu vực, vấn đề hạn chế quyền con người vàtạm đình chỉ quyền con người có sự tách biệt về điều khoản hạn chế quyền vàđình chỉ quyền; và ngược lại, nhiều điều ước quốc tế hay pháp luật quốc gia không
1
Trang 8phân biệt rõ ràng hai tình trạng này Điều đó dẫn đến các thức giải thích sai và sựlạm dụng trong quá trình thực hiện các quy định hạn chế quyền hay tạm đình chỉ
quyền con ngudi/quyén công dân Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013
của Việt Nam ghi nhận “Quyên con người, quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của luật trong trường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Quy định
trong Hiến pháp như vậy mang tính định hướng Do đó, thâm quyền hạn chế quyên,
mức độ hạn chế quyền sẽ được quy đinh ở các văn bản khác Như vậy, van dé cấp thiết
hiện nay cần nghiên cứu các quy định về tạm đình chỉ quyền con người trong tìnhtrạng khẩn cấp và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong pháp luật Việt Nam;
đồng thời, đề xuất cơ chế kiểm soát đặc thù dé kiểm soát tình trạng lạm quyền khi thực
hiện tạm đình chỉ quyền con người trong tình trang khan cấp
Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, dai dịch COVID-19 xảy ra được đánh giá là
cuộc khủng hoảng dịch té lớn nhất mà thế giới phải đối mặt ké từ Thế chiến thứ hai.Đại dịch này đã không chỉ là một cuộc khủng hoảng, tác động mạnh mẽ đến vấn
để về sức khoẻ, y té, ma no con tac dong đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá,
xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Để ứng phó, tại Châu Âu, chỉ 10/47quốc gia tuyên bồ tình trạng khan cap nhu Moldova, Latvia, Romania, Armenia,Estonia, Georgia, Albania, North Macedonia, Serbia, San Marino, Tai khu vựcĐông Nam A, chi có 3/10 quốc gia ban bồ tình trạng khan cấp và hạn chế quyềncon người trong thời hạn từ 1 tháng đến 6 tháng (Campuchia, Philippines và TháiLan) Hiện nay, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid 19, nhưng với sự
nỗ lực của mọi cơ quan nhà nước nhằm hạn chế tôi đa sự lây lan của vius nên ViệtNam là một trong những quốc gia không tuyên bố tình trạng khan cấp trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra Theo quy định của Điều 1 Pháp lệnh
Tình trạng khan cap nam 2000, Uy ban thuong vu Quốc hội hoặc Chủ tịch nướcban bồ tình trạng khan cấp dé áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngănchặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng 6n định tình hình Thôngqua việc bình luận về thực tiễn áp dụng tạm định chỉ quyền con người tại các quốcgia, đề tài cũng đề xuất những giải pháp cho Việt Nam khi áp đặt các biện pháp
2
Trang 9tạm đình chỉ trong thời kỳ dịch bệnh; từ đó nhằm tránh sự tuỳ tiện trong tạm đìnhchỉ trong các điều kiện tương tự
Il Tinh hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tinh hình trong nước
Giới hạn quyền con người là vấn đề phức tạp và còn nhiều tranh cãi trong
quá trình áp dụng, chính vì vậy, trong những năm gần đây, các nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này cũng khá phong phú Tại Việt Nam, những năm gần đây đã
có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giới hạn quyền con người
Cụ thể:
- Mạc Thị Hoài Thương, Some Legal Aspects of Restriction on Certain
Human Rights in the Context of Covid-19: A Case Study in Vietnam, International
Journal of Law Management & Humanities, Volume IV, Issue I, 2021.
Tác giả cho rằng việc hạn chế quyền con người trong tình huống khan cấp
là cần thiết, tuy nhiên, trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 không nên được sửdụng như một "cái cớ cho những vi phạm nhân quyền" Đảm bảo quyền con ngườiphải là chìa khóa dé đối phó với dai dịch, do vậy quyền con người cần được giảiquyết cả trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và trong bối cảnh tác
động của đại dịch đối với cuộc sống và sinh kế của người dân Trong bài viết, tác
giả phân tích một số khía cạnh pháp lý của việc hạn chế quyền con người trong
đại dịch covid-19 theo luật quốc tế Từ đó, tác giả nghiên cứu thực tiễn thực hiện
ở VIét Nam và liên hệ với Việt Nam.
- Khoa Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo khoa học: Pháp luật vềtình trạng khẩn cấp (Kỷ yếu hội thảo quốc tê), 12/2020
Kỷ yếu gồm 33 bài viết nghiên cứu về các van dé: các yêu cầu về cơ bản
và thủ tục dé tuyên bồ tình trạng khan cấp, các giới hạn thích hợp đối với việc sửdụng quyền hạn khẩn cấp, đặc biệt là bảo vệ các cam kết nhân quyền của các quốcØ1a, CƠ chế kiểm soát sự lạm quyền hoặc các tác động tiêu cực khác đối với côngdân trong tình trạng khẩn cấp và kinh nghiệm của các quốc gia Các bài viết đượcđăng trong kỷ yếu đã tiếp cận pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở nhiều khía cạnh;
Trang 10tuy vậy đây là một vấn đề có nhiều tranh luận về lý thuyết cũng như thực tiễn ápdụng pháp luật nên vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu tiếp.
- Bùi Tiến Đạt, Xây dung pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam:
T iép cận từ góc độ giới han quyền hiến định, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, sỐ
và hướng dẫn các Công ước quốc tế về quyền con người
- Vũ Hồng Anh, Nguyễn Thị Thuy, Bảo đảm quyên con người, quyén công
dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 10 (410), số 5 năm 2020
Bài viết khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện ban bốtình trang khan cấp, các biện pháp bảo đảm quyên con người, quyền công dântrong tình trạng khẩn cấp trong Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Tình trạng khẩncấp năm 2000 và các văn bản có liên quan Qua đó, các tác giả phân tích thựctrạng các quy định đó dé đưa ra nhận xét và các kiến nghị Bài viết đề xuất banhành Luật về Tình trạng khan cấp thay thé Pháp lệnh năm 2000, sửa đổi các quyđịnh về các biện pháp khẩn cấp trong Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật
Dự trữ quốc gia năm 2012, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015.
- Cầm Vũ Thảo Nguyên, Quy định của pháp luật Nhật Bản về tình trang khẩncap và những gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9 năm 2020
Xuất phát từ Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản không quy định về việcban bố tinh trạng khan cap, trong bối cảnh nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-
4
Trang 1119, hai quan điểm khác nhau đã gây tranh cãi trong giới luật học Nhóm thứ nhất
cho rằng việc không công nhận quyền công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia là sựthiếu sót lớn của Hiến pháp Ngược lại, nhánh thứ hai cho rằng, quyền công bốtình trạng khẩn cấp không cần thiết, do đó đánh gia cao Hién pháp hiện tại bởi vikhi phát sinh tình trạng khẩn cấp thì một quốc gia có chủ quyền phải ngay lập tứcthực hiện các biện pháp xử ly khẩn cấp, bất kế điều đó có được quy định trongHiến pháp hay không, đây là một nguyên lý bat thành văn mà ai cũng công nhận.Mặc dù không được ghi nhận trong Hiến pháp nhưng tình trạng khẩn cấp đượcquy định ở nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật Nhật Bản như Luật Chính sách
cơ bản về phòng chống thảm hoạ thiên tai, Luật Các biện pháp đặc biệt đối phóvới các loại virus cúm mùa chủng mới năm 2013, Luật Lực lượng phòng vệ NhậtBan, Qua đó, tác giả nhận xét rang bảo dam hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổchức, cá nhân, cần một hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp toàn diện, rõràng và chặt chẽ; bất kế những quy định đó có thé được nêu trong Hiến pháp haytại các văn bản pháp luật đưới Hiến pháp Đồng thời, một thiết chế độc lập, minh
bạch cần được xây dựng dé giám sát mọi quyết định liên quan đến tình trạng khan
cấp, trong đó Toà án cần đóng một vai trò quan trọng
- Đặng Minh Tuấn, Lê Quỳnh Mai, Giới hạn quyên con người, quyên côngdan tại Việt Nam: Nguyên tắc hiến pháp va van dé thực thi, Tap chí Khoa hocKiểm sát, số 5 năm 2020
Phân tích nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân trong Hiếnpháp năm 2013 Chỉ ra những kì vọng về giá trị áp dụng của nguyên tắc này; nêumột số hạn chế trong việc thực thi nguyên tắc giới hạn quyền con người, từ đóđưa ra kiến nghị, đề xuất
- TS Nguyễn Văn Hiển — NCV Trương Hồng Quang (đồng chủ biên):Nguyên tac hạn chế quyên con người, quyên công dân theo Hién pháp năm 2013(Sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, 2019
Nhóm tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận làm rõ nguyên tắc hạn chếquyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, các vấn đề pháp lýđặt ra trong thực tiễn xây dựng, thi hành pháp luật tại các quốc gia và Việt Nam
5
Trang 12Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp cụ thé góp phan thực hiện hoá nguyêntac này (cách thức, phương pháp cụ thé hoá nguyên tắc) Tuy nhiên, van dé tạm
đình chỉ quyền con người không được phân tích và làm rõ cụ thể trong sách mà
chỉ đề cập đề vấn đề hạn chế quyền con người nói chung
- Bui Thi Hương, The principle of limitation of human rights under the
international covenant on economic, social and cultural rights and its reflection
in Vietnam’s constitution and law, in Asian Constitutional Law Recent Development and trends: 6th and 7th December 2019, Ha Noi, Vietnam, Vol 2.
Dựa trên các nghiên cứu về các nguyên tắc chung về giới han của quyền
con người trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, bài
viết đưa ra một số khuyên nghị nhăm giảm thiểu các giới hạn đối với việc thựchiện một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong Việt Nam
- _ Nguyễn Văn Quân, Tiêu chí hạn chế quyên con người vì lý do trật tự công
cộng trong pháp luật một số nước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14 (390), số
7 năm 2019.
Quyền con người có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định vì
các lý do chính đáng, theo một trình tự thủ tục chặt chẽ Một trong những lý dohạn chế quyền phổ biến trong pháp luật của các quốc gia là bảo vệ trật tự côngcộng Bài viết trình bày và phân tích tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý dotrật tự công cộng trong pháp luật một số nước
- Nguyễn Minh Tuan, Những vấn dé pháp lý còn bỏ ngỏ về giới hạn quyềncon người, quyền công dan ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7 năm2019.
Đề cập đến những vấn đề pháp lí còn bắt cập về giới hạn quyền con người,quyền công dân ở Việt Nam tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 như: điềukiện cho việc giới hạn quyên, giới hạn bởi "luật" hay "pháp luật", quyền con
người, quyền công dân có bao hàm các quyên tuyệt đối hay không
- Bùi Tiến Đạt, “Đánh gia tính hop hién ctia viéc gioi han quyền hiến định:thách thức và xu hướng ”, Tạp chí Nha nước và Pháp luật, số 10 năm 2018
Trang 13Bài viết đánh giá tính hợp hiến của việc giới hạn quyên hiến định và vai trò
của cơ quan tài phán hiến pháp Đồng thời, thông qua phân tích phương pháp phân
tính tính tương xứng, bài viết đề xuất cẦn vận dụng các phương pháp nhằm đánhgiá tính hợp hiến của việc giới hạn quyền trong thực tiễn, như vai trò của cơ quantài phán hiến pháp nhằm “kiểm soát” tính hợp hiến trong hoạt động của cơ quanlâp pháp, hành pháp.
- Tran Thái Dương, Nguyên tắc giới hạn quyên trong các bản Hién pháp Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13(365), số 7 năm 2018
Quan niệm nguyên tắc giới hạn quyền (quyền con người, quyền cơ bản củacông dân) trong Hiến pháp theo nghĩa rộng gồm nguyên tắc chung về sự giới hạn
đối với các quyền và nguyên tắc về sự giới hạn đối với mỗi quyền cụ thé được
xác lập khi ghi nhận quyên Trong bài viết, tác giả đã so sánh sự thé hiện nguyêntắc giới hạn quyên trong 5 bản Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến phápnăm 2013, đưa ra nhận xét và kiến nghị về nguyên tac giới hạn quyên trong Hiénpháp Việt Nam.
- Nguyễn Tiến Đức, Giới hạn quyên con người trong Công ước Nhân quyền
châu Au và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4 năm 2018
Bài viết nghiên cứu giới hạn quyền con người trong Công ước Nhân quyền
châu Âu năm 1950, đồng thời có sự đối chiếu, so sánh với Hiến pháp Việt Nam
Thông qua các vụ kiện thụ lý, Tòa án nhân quyền Châu Âu (ECtHR) đưa ra nhữngnguyên tắc mà khi quốc gia rơi vào tình huống sẽ có thâm quyền xác định tinhtrang khan cấp hay không dựa trên tinh hợp pháp và tương xứng Từ đó, chế địnhgiới hạn quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam được phân tích trên cơ sởliên hệ tới những nguyên tắc trên
- Bùi Tiến Đạt, Nhận điện các mô thức giới hạn quyền con người trong phápluật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2(354), số 1 năm 2018
Bài viết nhận định, theo kinh nghiệm phổ biến trên thế giới, các quy phạm
dưới hiến pháp có thê giới hạn các quyên hiến định, vì vậy chúng ta phải nhậnbiết mức độ bảo vệ của quyền trên cơ sở pháp luật Tiếp đó, bài viết phân tích
bốn mô thức chính của việc giới hạn quyền con người trong pháp luật Việt Nam
7
Trang 14Cuối cùng, nghiên cứu này nêu ra các vẫn đề cần quan tâm trong việc ủy quyềnquy định về giới hạn quyền trong thực tiễn pháp luật hiện nay
- Nguyén Minh Tuấn (chủ biên), Giới han chính đáng doi với các quyên con
người, quyên công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: sáchchuyên khảo, Nxb Hồng Đức, 2015 Cuốn sách sách nghiên cứu và so sánh kinh
nghiệm thé giới về van đề “giới hạn quyền con người, quyền công dân”; qua đó,đưa ra những dé xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về van dénày Đề làm sáng tỏ mục đích đó, nhóm tác giả nghiên cứu vấn đề giới hạn và cơ
chế bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản trong sự so sánh, đối chiếu Hiến phápViệt Nam với các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng và các bản Hiến pháp tiêubiểu ở các khu vực dién hình trên thé giới như Hiến pháp của Mỹ, Đức, Nga vàmột số nước Châu Á, qua đó đưa ra những cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện
pháp luật về giới hạn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
- Bùi Tiến Đạt, Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyên con người: Can
nhưng chưa du, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6 năm 2015
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc giới hạn quyền conngười là một bước tiễn lớn trong tư duy lập hiến Tuy nhiên, việc áp dụng nguyêntắc này trên thực tế không đơn giản vì tính trừu tượng của nó Bài viết phân tích
nguyên tắc giới hạn quyền con người theo luật quốc tế cũng như kinh nghiệm từmột số quốc gia, đề xuất vận dụng phương pháp phân tích cân xứng nhằm đảm
bảo tính hợp hiến trong việc giới hạn các quyền con người
- Lương Thi Thu Don, Luận văn thạc sỹ: Nguyên tắc giới hạn quyên conngười theo Hiễn pháp năm 2013, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, GVHD:Đặng Minh Tuấn, 2018
Luận văn đã luận giải, làm rõ các cơ sở lý luận về nguyên tắc giới hạn
quyền con người trong pháp luật quốc tế và theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013
Bên cạnh đó, luận văn đã cho thay tam quan trong cua viéc Hién dinh nguyén tắcnày Từ đó, luận văn nêu lên những bất cập hạn chế trong việc thể chế hóa vàthực thi nguyên tắc giới hạn quyền con người Luận văn kiến nghị các giải pháp
Trang 15nhằm khắc phục những bat cập trong công cuộc thé chế hóa nguyên tắc giới hạn
quyền con người và nâng cao tính khả thi trong việc thực thi nguyên tắc này
2.2 Tinh hình nghiên cứu nước ngoài
- Sanja Jovici¢, COVID-19 restrictions on human rights in the light of the case-law of the European Court of Human Rights, ERA Forum 21, (2021) 545-560.
Bài viết đánh giá các biện pháp hạn chế quyền con người được các quốcgia châu Âu áp dung trong đại dich COVID-19 theo Công ước Châu Âu về Quyền
con người và Quyên tự do cơ bản Sau khi phân tích các án lệ của Tòa án Nhânquyền Châu Âu về các trường hop khan cấp công cộng và Điều 15 của Công ước,bài viết sẽ xem xét cách thức áp dụng án lệ của Tòa án trong tình hình dịch bệnh
Mặc dù được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều quốc gia nhưng
các biện pháp được áp dụng rộng rãi nhăm mục đích giãn cách xã hội để giảmthiểu sự lây truyền bệnh dịch từ người sang người của loại virus corona mới Kếtquả dù ở thời bình, các phản ứng này đã hạn chế mạnh mẽ các quyên tự do của cánhân ở mức độ chưa từng có như đang ở trong tình trạng chiến tranh Cao ủy Nhânquyền Liên hợp quốc đã lo ngại rằng các biện pháp hạn chế quyền con người có
thé mở đường cho việc lạm dụng các quy định về hạn chế quyên trong tình trạng
khân cấp Đề giải quyết vấn đề này, bài viết này bắt đầu bằng cách giải thích lý
do tai sao việc áp dụng các biện pháp ngăn chan đại dịch lại được bảo đảm theo
luật quốc tế về quyền con người, tập trung vào Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị (ICCPR) va Công ước châu Âu về quyền con người (ECHR).Tác giả cho rằng các quốc gia cần phân tích các điều kiện mà theo đó các quốc
gia có thé hạn chế quyên con người trong tình trạng khan cấp
Trang 16- Samo Bardutzky, Limits in Times of Crisis: on Limitations of Human Rights and Fundamental Freedoms in the Slovenian Constitutional Order, Central European Journal of Comparative Law 1.2 (2020): 9-31.
Bài viết thao luận về van dé giới hạn quyền con người và các quyền tự do
cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1991 của Cộng hòa Slovenia trong bối
cảnh một cuộc khủng hoảng y tế quy mô lớn, như dịch COVID-19 Bài báo giới
thiệu về các quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong hiến pháp Slovenia,
đồng thời thảo luận về các khả năng hạn chế quyền con người và các quyền tự do
cơ bản Trong phần này, bài viết phân tích các quy định về “giới hạn của giới hạn”trong luật hiến pháp Slovenia va cơ chế hạn chế quyền con người và và hạn chế
các quyền con người và các quyên tự do cơ bản trong thời kỳ chiến tranh hoặc
tình trạng khẩn cấp (Điều 16 của Hiến pháp Slovenia) Từ đó, tác giả nhận địnhrằng khái niệm “giới han của giới hạn” phù hợp đối với việc bảo vệ quyền conngười trong thời kỳ khủng hoảng dịch té học
- Leonard Rubenstein va Matthew Decamp, Revisiting Restrictions of Rights After COVID-19, Health and Human Rights, Volumn 22.2, (2020), 321.
Nguyên tắc Siracusa về các Điều khoản han chế và giới han trong Côngước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên hợp quốc, tồn tại trong suốt
35 năm qua, đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn và những giới hạn khi một quốcgia thực hiện hạn chế quyền con người Trong đó, nguyên tắc Siracusa có điều
khoản về sức khoẻ cộng đồng, trong đó có các tiêu chí để hạn chế các quyền dân
sự và chính trị nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm Nguyên tắc này
đã được chứng minh qua sự bùng phát của dịch Ebola năm 2015 ở châu Phi Tuy
vậy, đến khi virus corona bùng phát cudi năm 2019 đã tao ra đại dịch COVID ởtoàn cầu, các quốc gia lúng túng trong việc đảm bảo các quyền con người và thựchiện các biện pháp cách ly hay giãn cách xã hội Các tác giả đánh giá việc thựchiện nguyên tắc Siracusa trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Tuy nhiên, vì chưa cóphân tích về nội dung của nguyên tắc Siracusa, một ngoại lệ của việc đảm bảoquyền dân sự và chính trị nên nội dung chỉ đơn thuần là sự so sánh sự phản ứngcủa các quốc gia giữa hai đại dich Ebola và COVID-19
10
Trang 17- Audrey Lebret, COVID-19 pandemic and derogation to human rights, Journal of Law and the Biosciences, volumn 7.1, 2020, lsaa015.
Bài viết khái quát các trường hợp mà quốc gia có thé hạn chế quyền conngười trong các trường hợp khan cấp, vi loi ich công cộng Bên cạnh đó, tác giảcho rằng trong bối cảnh dich COVID-19, các biện pháp hạn chế nếu được đưa ra
cần đáp ứng các điều kiện dé giới hạn quyền một cách hợp pháp Tác giả lập luận
rằng các quốc gia cần đảm bảo rang các biện pháp chung mà họ áp dung dé đốimặt với cuộc khủng hoảng không gây tốn hại một cách tương xứng đến những
người dé bị ton thương Pham vi nghiên cứu của bài viết là các biện pháp ngăn
các cơ quan chức năng ở địa phương đôi khi không đáp ứng đầy đủ hoặc hoàn
toàn không quan tâm đến các tiêu chaun trong Nguyên tắc Siracusa dé đạt đượcmục tiêu ngăn ngừa bệnh lao Bài viết đề xuất các tiêu chuẩn cụ thé hơn ở cấp độ
quốc tế để hướng dẫn các quốc gia phát triển và sử dụng các biện pháp hạn chếquyền để giải quyết bệnh lao
- Aharon Barak, Proportionality: Constitutional Rights and Their Limitations (Cambridge University Press, 2012)
Cuốn sách nghiên cứu nguyên tắc tương xứng trong giới han quyên Giả sửquy định về giới hạn quyền trong những trường hợp khan cấp được hiến định Khi
đó, các biện pháp hạn chế quyền con người chỉ được áp dụng khi đáp ứng điều
kiện tương xứng, hay nguyên tắc tương xứng Từ góc nhìn pháp luật Isarel, tácgiả đi sâu đánh giá sự áp dụng nguyên tắc tương xứng ở những hệ thống pháp luậtdân chủ khác nhau như: Anh, New Zealand, Úc, nơi mà quy định về giới hạnquyền con người không được hiến định mà được thực hiện và giải thích bởi Nghị
II
Trang 18viện và Toà án Do đó, nguyên tắc tương xứng là một điều kiện quan trọng, tạo
nên quy luật chung đối với mọi hệ thống pháp luật trên thế giới khi hạn chế quyềncon người.
- Amrei Mũller, Limitations to and Derogations from Economic, Social and Cultural Rights, Human Rights Law Review, Volume 9, Issue 4, 2009, trang 557— 601.
Xung đột vũ trang, thiên tai và các trường hop khan cấp khác có thé ảnhhưởng đến việc thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, dù nghĩa vụ của các
quốc gia thành viên Công ước ICESCR là thực hiện các quyền này ở trong lãnh
thổ của minh Theo tác gia, sự lạm dụng điều khoản số 4 của Công ước ICESCRtrong các tình huống khẩn cấp để hạn chế quyền con người đã xảy ra thườngxuyên Bài viết là sự phân tích chuyên sâu các nguyên tắc và điều kiện mà các
quốc gia cần tuân thủ để bảo đảm các quyền con người cơ bản, đặc biệt trong
những trường hợp có xung đột vũ trang.
- He Zhipeng, The Derogation of Human Rights: Reasons, Purposes and Limits, Dialogue Seminar: Ratification and Implementation of the ICCPR, and Right to Health, The Hague, 8-9 November 2004.
Theo tác giả, quyền con người được đảm bao dựa trên những nguồn lực của
xã hội Do đó, trong bối cảnh xã hội không đủ nguồn lực, mức độ bảo vệ quyền
con người sẽ giảm xuống Đây là lý do cơ bản dẫn đến việc vi phạm nhân quyên
Trong xã hội đương đại, một quốc gia sẽ thực hiện nghĩa vụ duy trì lợi ích của cácdân tộc của mình, trong đó có nghĩa vu bảo đảm quyền con người Dé hạn chếquyền con người nhằm mục đích bảo đảm quyền con người, một SỐ nguyên tắccần được tuân thủ Bài viết phân tích các tiêu chí mà quốc gia cần thực hiện khi
hạn chế quyền con người trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị (ICCPR) cũng như các công ước toàn cầu và khu vực khác
Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu về van dé này, nhómnghiên cứu nhận thấy:
Đề tài giới hạn quyên con người nói chung và tạm đình chỉ quyền con ngườinói riêng được nhiều học giả nghiên cứu với các vấn đề pháp lý được nghiên cứu
12
Trang 19ở nhiều góc độ Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trước
năm 2019, đều nghiên cứu chung về giới hạn quyền như đánh giá giới hạn quyềnvới tư cách một quyên hiến định, so sánh quy định về giới hạn quyên trong các
bản hiến pháp; hoặc phân tích các điều kiện hạn chế quyền con người như tínhhợp pháp, về tính chính đáng, về tính cần thiết, tính tương xứng , các trường
hợp không được hạn chế quyền con người Ngược lại, vấn đề tạm đình chỉ quyền
con người trong tình trạng khân cấp có được nghiên cứu nhưng còn mang tính hạn
chế Ví dụ các học giả nước ngoài đã nghiên cứu tạm đình chỉ quyền conngười/quyêền công dân trong bối cảnh chiến tranh, xung đột vũ trang ở một số khuvực của quốc gia, đại dịch Ebola ở Châu Phi
Tạm đình chỉ có thé coi là một hình thức hạn chế quyền ở mức độ cao hơn
so với giới hạn quyền con người ở bối cảnh thông thường Nó được thé hiện qua
những biện pháp mà các quốc gia có thể áp dụng trong bối cảnh khẩn cấp, baogồm: thiết quân luật; cam biểu tình, hội họp đông người; cấm hoặc hạn chế hoạt
động của một số cơ quan thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo
chí; cấm ra, vào một khu vực hoặc xuất, nhập cảnh; cấm tô chức các hoạt độngtôn giáo Làn sóng nghiên cứu về tạm đình chỉ quyền con người hiện nay chothấy sự thiếu sót của các công trình nghiên cứu về vấn đề này Các công trìnhnghiên cứu trong nước hiện nay được công bố mới chi dừng lai ở những phân tích
và so sánh các điều kiện dé tạm đình chỉ quyền con người trong tình trạng khan
cấp dé tránh sự lạm dụng dẫn đến vi phạm quyền con người Khi hai van đề giớihạn hay tạm đình chỉ quyền con người được không được phân định rõ trong phápluật Việt Nam thì các công trình nghiên cứu nước ngoài, do lấy bối cảnh ở châu
Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, nên các đề xuất của các tác giả có những điểm chưa
phù hợp nếu áp dụng trực tiếp tại Việt Nam
HI Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích:
Cung cấp kiến thức lý luận và pháp lý về tạm đình chỉ quyền con người vàđưa ra đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan tới tạm đình chỉ quyền con ngườitại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13
Trang 203.2 Mục tiêu:
- _ Cơ sở lý luận và pháp lý của tạm đình chỉ quyền con người trong tinh trạng
khẩn cấp.
- _ Khuôn khổ pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ quyền
con người trong tinh trạng khan cấp
- _ Thực tiễn áp dung tạm đình chỉ quyền con người ở một số quốc gia
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tạm đình chỉ quyền con người trong tìnhtrạng khân cấp của Việt Nam hiện nay
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- _ Những van đề lý luận về tạm đình chỉ quyền con người;
- Cac quy định pháp lý quốc tế về tạm đình chỉ quyền con người;
- _ Các quy định của pháp luật của các quốc gia trên thế giới về tạm đình chỉquyền con người;
- Cac quy định của pháp luật Việt Nam về tạm đình chỉ quyền con người4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài không nghiên cứu tất cả các van đề về giới hạn quyền con người màchỉ nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý tạm đình chỉ quyền con người trongtình trạng khan cấp Một phan của đề tai sẽ phân tích thực tiễn các quy định củaViệt Nam đưa ra trong đại dịch COVID-19 dé đề xuất các biện pháp tạm đình chỉ
quyền trong các điều kiện tương tự
V Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phươngpháp nghiên cứu cụ thé như phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống vàphân tích tổng hợp; phương pháp suy luận logic
14
Trang 21PHAN 2: CAC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CUA DE TÀI
I CAC VAN DE LÝ LUẬN VA PHAP LY VE TẠM ĐÌNH CHỈ
QUYEN CON NGUOI TRONG TINH TRANG KHAN CAP
1 Khái niệm va lich sử hình thành, phát triển của quyền con người
Ở góc độ khái quát nhất, quyền con người có thê hiểu là những gì bam sinh,vốn có mà con người được hưởng xuất phát từ bản chất con người và lịch sử xã
hội Tại Việt Nam, dù tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung,quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốc gia và pháp luậtquốc tế Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc, quyền con người
bao gồm những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụngbảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc(omissions) làm tôn hại đến nhân pham, những sự được phép (entitlements) và tự
do co ban (fundamental freedoms) của con người! Theo Luật quốc tế về quyền
con người, hầu hết các quyền con người đều có thể bị giới hạn, song có một sốquyên tuyệt đối (absolute rights) — là những quyền không thé bị giới hạn trong bat
kỳ hoàn cảnh nao, vì bat kỳ lý do gì Ví dụ, niềm tin, thân thé, danh dự, nhân phẩmcủa con người là bất khả xâm phạm, vì vậy, các quyền tự do tư tưởng, tự do tín
ngưỡng, quyền không bị tra tan, đối xử tan bao, vô nhân đạo hay hạ nhục là nhữngquyền tuyệt đối
Tư tưởng về quyền con người hình thành từ lâu trong lịch sử nhưng chỉđược pháp dién hoá trong luật quốc tế ké từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai,cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc vào năm 1945 Sự phát triển của quyền con
người làm xuất hiện nhu cầu giới hạn và kiểm soát quyền lực của nhà nước đểphòng ngừa sự tuỳ tiện và lạm dụng quyền lực, dẫn đến những vi phạm nhân
quyên” Tiép theo đó, cũng xuât hiện nhu câu về giới hạn quyên của các cá nhân
!OHCHR, Frequently asked questions on a human rights-based approach to development cooperation, UN, New York and Geneva, 2006, p 1.
? Nguyễn Dang Dung (2005), S giới han quyên lực nhà nước, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.89, 96
15
Trang 22đê bảo đảm sự cân băng với lợi ích chung của cộng đông, quyên và lợi ích của các
chủ thê khác trong xã hội
Lịch sự phát triển quyền con người cho thấy sự tồn tại 3 thế hệ quyền Các
quyền dân sự và chính tri được xếp vào thế hệ quyền con người thứ nhất Thế hệquyền này được xem là các “quyền không hành động” hay là “quyền thụ động”(negative rights) Đứng về góc độ nhà nước, đây là các quyền không hành động,
vì nó liên quan đến nghĩa vụ không can thiệp của nhà nước đối với việc thụ hưởng
quyền của cá nhân Đối với người dân thì đó là quyền thụ động, vì người dân chỉ
có các quyền này một cách đầy đủ dựa trên sự tôn trọng của nhà nước Vì vậy,các quyền tự do cơ bản của cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị không chỉđược quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia mà đồng thời được ghi nhậntrong các điều ước quốc tế dé đảm bảo rang các quốc gia thực sự tôn trọng, bao
vệ những quyên trên Thế hệ quyền con người thứ hai bao gồm chủ yếu các quyềntrong lĩnh vực kinh tế, xã hội, hướng vào việc tạo lập các điều kiện và sự đối xửbình đẳng, công bằng cho mọi công dân Những quyền trên được đề xướng từ
cuối thế kỷ XIX và được đặc biệt quan tâm từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.Các quyền tiêu biểu thuộc về thế hệ quyền này bao gồm: quyền có việc làm, quyềnđược bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y té, quyén có nhà ở Thế hệ quyềncon người thứ ba bao gồm các quyền tiêu biéu như quyền tự quyết dân tộc (right
to self-determination), quyền phát triển (right to evelopment), quyền với cácnguồn tài nguyên thiên nhiên (right to natural resources), quyền được sống tronghoà bình (right to peace) Danh mục các quyền thuộc thế hệ quyền con người
thứ ba vẫn tiếp tục được bồ sung, trong đó những quyền được dé cập gần đây như
các quyền về thông tin (right to communicate, communication rights), quyền đượchưởng thụ các giá tri văn hóa (right to participation in cultural heritage).
2 Khái niệm tạm đình chi quyền con người
Xét về bản chất, tạm đình chỉ thực hiện quyền con người cũng chính là mộthình thức giới hạn quyền con người Tuy nhiên, nếu như giới hạn quyền con ngườiđược áp dụng trong mọi hoàn cảnh thì tạm đình chỉ thực hiện quyền con ngườichỉ được áp dụng trong những bối cảnh khẩn cấp
16
Trang 23Khi các quốc gia phải đối diện với các thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng
kinh tế, tan công khủng bố, dịch bệnh hay có xung đột vũ trang thì kèm theo đó
là nguy cơ các quyền con người sẽ bị xâm hại, không được bảo đảm Sự đe dọađến quyền con người như trên có thé diễn ra trên toàn bộ hay một phan lãnh thổ
quốc gia, thể hiện qua bối cảnh nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người dân,
độc lập chính trị hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ Khi đó, các nhà nước cần phải ưu tiên
một số nhiệm vụ trước mắt, trọng tâm dé ứng phó, bảo vệ quốc phòng, an ninh quốcgia, trật tự an toàn công cộng hay sức khỏe của cộng đồng Vì thế, việc đảm bảo một
số quyền con người có thé bị tạm dừng trong thời gian này Trường hop này pháp
luật quốc tế gọi là “tạm đình chỉ quyền” (derogation from righứs).`
Việc tạm đình chỉ quyền con người không có nghĩa là loại trừ nghĩa vụ của
quốc gia theo các điều ước quốc tế về nhân quyền, mà chỉ là tạm thời “hoãn” thực
hiện một số cam kết trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng dé có thé khắc phụctình trạng đó Việc tạm định chỉ thực hiện quyền phải tuân thủ các điều kiệnnghiêm ngặt, gồm thủ tục thông báo với Liên hợp quốc Ví dụ, Điều 4 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) quy định: “Trong thờigian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe doa sự sống còn của quốc gia và đã đượcchính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp tạm
đình chỉ các quyên nêu ra trong Công ước này, trong chừng mực do nhu cau khẩncấp của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trải với những nghĩa
vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa dung bat
kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáohoặc nguồn gốc xã hội `
Tình trạng khan cap có thé là những sự kiện như bão lụt, dịch bệnh, bạo loạnlật đỗ chính quyền Mặc dù vậy, những sự kiện đó nếu xảy ra trên thực tẾ sẽ không mặc nhiên được tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mà chỉ được xem là tìnhtrang khan cấp khi chúng trở thành một mối nguy hiểm thực tế có thé đe doa đến
sự tôn vong của một quôc gia — dân tộc, thê hiện qua việc chúng có thé ảnh hưởng
3 Điều 4 ICCPR
17
Trang 24nghiêm trọng đến toàn bộ dân cư hoặc một phần lãnh thô của quốc gia, đe dọa
đến sự toàn vẹn tính mạng, sức khỏe của người dân, hay độc lập chính trị hoặctoàn vẹn lãnh thé của quốc gia Mỗi quốc gia cần ban hành văn bản pháp luật dé
quy định cụ thé về trình tự, thủ tục, thâm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, từ đó
có cơ sở áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ quyên
Nói tóm lại, từ những phân tích trên, có thé hiểu tam đình chỉ quyên là việc
một nhà nước tuyên bố, dựa trên cơ sở quy định pháp luật, việc giới hạn quyền ởmức độ cao hơn trong một thời gian nhất định khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp dedoa sự song còn của quốc gia
3 Tạm đình chỉ quyền trong quan hệ với hạn chế quyền
Theo quy định của Luật quốc tế về quyền con người, tính cơ bản và tự nhiêncủa quyền con người không hàm ý sự tuyệt đối trong khả năng thụ hưởng Khi tự
do này chuyền hóa thành quyền pháp lý ghi nhận bởi quốc gia mà cá nhân đó sinhsong, lúc này khả năng can thiệp của quốc gia được thể hiện bởi đây là một phantrong “bản khế ước xã hội” mà cá nhân là một bên tham gia John Stuart Mill chorằng những quyền tự do này có thé bị giới hạn bởi nha nước trong trường hợp
chúng đe dọa tới đời sống xã hội
Hạn chế quyền con người có thé được quy định và thực hiện: (i) trong điều
kiện xã hội bình thường nhăm bảo đảm quyên con người trong mối tương quan
với quyền của các cá nhân khác và với lợi ích chung của cộng đồng (Hạn chế
quyén/Limitation/Restriction of rights); (ii) và trong tinh trạng khan cap (State ofemergency) đe dọa tới van mệnh quốc gia (Tạm đình chi quyén/Derogation ofrights).
UDHR cũng như các điều ước quốc tế về quyền con người đã chỉ ra rang
hạn chế quyên là sự cho phép các quốc gia thành viên đưa ra một số điều kiện vớiviệc thực hiện/thụ hưởng một số quyền con người nhất định và điều này là hợppháp Cụ thé, Khoản 2 Điều 29 UDHR quy định: “Môi người trong khi thực hiện
ác quyên và tự do cho cá nhân chỉ phải chịu những han chế do luật định nhằm
4 J.S.Mill, On Liberty, London: Watts & Co., 1929, tr 92-115.
18
Trang 25mục dich duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận va sự tôn trong đối với các quyền
va tu do của những người khác và phải phù hop với những đòi hỏi chính đáng vềđạo đức, trật te công cộng và sự phon vinh chung trong một xã hội dân chủ ”
Nhìn chung, có hai cách hạn chế quyền được chấp nhận trong Luật quốc tế về
quyền con người, đó là: (1) các hạn chế được nêu rõ trong luật (một số điều trongcác điều ước quốc tế về quyền con người hoặc trong pháp luật quốc gia nêu rõ
những hạn chế cụ thể); (2) những hạn chế hàm ý (là những trường hợp có những
điều khoản không nêu sự giới hạn của quyền có liên quan, nhưng trong thực tiễn
xét xử thì các co quan có thâm quyền đưa ra những giải thích về các trường hophạn chế)
Bên cạnh các biện pháp hạn chế quyền, Luật quốc tế về quyền con ngườiđồng thời ghi nhận một số trường hợp tạm đình chỉ quyền Có thể coi đây là mộthình thức hạn chế quyền ở mức độ cao hơn so với hạn chế quyền con người trongbối cảnh bình thường, được thực hiện qua những biện pháp mà quốc gia có thể ápdụng trong bối cảnh khẩn cấp, bao gồm: thiết quân luật (trên cả nước, ở một khuvực hay một địa phương); cắm biểu tình, hội họp đông người; cam hoac han chéhoạt động cua một SỐ CƠ quan thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh,báo chí; cắm ra, vào một khu vực hoặc xuất, nhập cảnh (với một số cá nhân haynhóm); cắm tổ chức các hoạt động tôn giáo
Tình trạng khan cấp là tình trạng có thé phát sinh từ chiến tranh, xâm lược,nôi dậy vũ trang, tan công khủng bó, thiên tai, dịch bệnh hoặc các loại khủnghoảng hay thảm họa khác” Ở tình trang này các quốc gia thực hiện các hành động
5 Art 29, para 2 "In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations
as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society."
5 Vi dụ, trong Tu chánh án thứ nhất của Mỹ chỉ ghi nhận Quốc hội Mỹ không được thiết lập các điều khoản nhằm ngăn cam quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng không nêu ra quyền này có thé bị hạn chế trong các
trường hợp nào Tuy nhiên, những hạn chế với quyền này đã được làm sáng tỏ bởi Toà án tối cao Mỹ, theo đó,
Toa tuyên rằng quyên này có thé bị hạn chế trong những trường hợp như: phi bang (thông báo sai về một người
hoặc làm tốn hại đến danh tiếng của họ), khiêu dam, kích động bao lực Chính phủ cũng có thé kiểm soát quyên
này thông qua việc giới hạn thời gian, địa điểm hoặc cách thức thực hiện Ví dụ, Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà hoạt động phải có được giấy phép trước khi tổ chức một cuộc biéu tình, phản đối lớn tại địa điểm công cộng Xem thêm tại, https://constitutioncenter.org/blog/first-amendment-freedomof-expression-and-religion/
7 Theo nguyên tắc Siracusa thì tình trạng khân cấp là hoàn cảnh ảnh hưởng đến toàn bộ dân cư và toàn bộ hoặc một phần lãnh thô của quốc gia, và đe dọa sự toàn vẹn về thể chất của dân cư, độc lập chính trị hoặc toàn vẹn
19
Trang 26cần thiết dé bảo vệ an ninh quốc gia, ôn định các dịch vụ công thiết yêu, huy độngcác nguồn lực cứu trợ và hướng các nguồn lực đó vào những lĩnh vực cần thiết
nhất nhằm khôi phục trạng thái bình thường của xã hội Những hành động cầnthiết này có thể bao gồm cả việc hạn ché/tam đình chi quyền con người Ngoài
ICCPR (điều 4), việc tạm đình chỉ quyền con người được ghi nhận trong nhiềuđiều ước quốc tế như: Công ước châu Mỹ về Nhân quyền (ACHR, Điều 27) vàCông ước Châu Âu về nhân quyền (ECHR, Điều 15)
Như đã dé cập, việc tạm đình chỉ quyền chi đặt ra khi nhà nước tuyên bố tình
trang khan cấp, qua đó cho phép cơ quan nhà nước có thể tiến hành những hànhđộng nhanh chóng, mạnh mẽ dé ứng phó với tình huống nguy hiểm, đe doa sự tồn
vong của quốc gia Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tạm đình chỉ quyền sẽ tạo ra
những hệ lụy với nhiều chủ thể trong xã hội, vì thế đòi hỏi phải có những quy trình,thủ tục chặt chẽ, nhăm phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực và để đảm bảo sự ủng
hộ của cộng đồng
Dé phân biệt tạm đình chỉ quyền với hạn chế quyền, có thé dựa trên một số
đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tạm đình chỉ quyễn con người là sự ứng phó mang tính tạm thời
Đây chính là điểm khác biệt giữa tạm đình chỉ quyền con người và hạn chế quyềncon người Điều này là bởi hạn chế quyền con người được áp dụng một cách cốđịnh, trong những điều kiện bình thường khi thỏa mãn các điều kiện cho trước.Trong khi đó, tạm đình chỉ quyền chi đặt ra trong tình trang khan cấp — tức lànhững tình huống diễn ra trong một thời gian ngắn, đòi hỏi nhà nước phải cónhững ứng phó khan cấp dé giải quyết tình hình Khi tình trạng khan cấp cham
dứt, cuộc sống trở lại bình thường thì các biện pháp tạm đình chỉ quyền cũng
phải được nhà nước tuyên bố chấm dứt
Các điều ước quốc tế đều có quy định nhằm phòng ngừa việc các nhà nước
có thé kéo dai thời hạn áp dụng tạm đình chỉ quyền một cách bất hợp lý Ví dụ,ICCPR quy định biện pháp tạm đình chỉ quyền chỉ được áp dụng “trong chừng
lãnh thé của quốc gia hoặc sự tồn tại oặc hoạt động cơ bản của các định chế không thé thiếu dé đảm bảo và thực
thi các quyên được thừa nhận trong ICCPR.
20
Trang 27mực đo nhu cầu khẩn cấp của tình hình” Tương tự, Công ước nhân quyền châu
Âu (ECHR) và Công ước nhân quyền châu Mỹ (ACHR) quy định, biện pháp này
chỉ được áp dụng “trong thời hạn nghiêm ngặt theo yêu cầu của tình hình” Điều
đó có nghĩa là khi tình trạng khẩn cấp đã kết thúc mà nếu các quốc gia vẫn ápdụng biện pháp tạm đình chỉ quyền thi sẽ cau thành hành vi vi phạm các công
ước đã nêuŸ
Thứ hai, tạm đình chỉ quyên gắn với trách nhiệm giải trình của nhà nước
Điều này thé hiện qua nghĩa vu của quốc gia khi áp dụng quy định về tạm đìnhchỉ quyền trong tình trang khan cấp, theo đó phải /hông báo ngay cho các bên liên
quan và cho Tổng thư ký Liên hợp quốc? về lý do tạm đình chỉ quyền, các quyền
bị tạm đình chỉ, về thời gian có hiệu lực và thời hạn áp dụng, và mô tả tác động
dự đoán của việc tạm đình chỉ quyền đối với việc hưởng thụ quyền!? ECHR còn
quy định cụ thể nghĩa vụ báo cáo “không chậm trễ” lên Tổng thư ký Hội đồngchâu Au trong thời gian từ 12 ngày đến 3 tuan!!,
Những quy định nêu trên buộc các nhà nước phải cân nhắc khi áp dụng biện
pháp tạm đình chỉ quyền, qua đó giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quy định tạmđình chỉ quyền của các nhà nước
Tứ tư, tạm đình chỉ quyên không đồng nhất với hạn chế quyén
Van đề này đã ít nhiều được dé cập ở các mục trên, dưới đây bô sung một séphân tích so sánh để làm rõ hơn hai thuật ngữ tạm đình chỉ quyền và hạn chế
quyên:
Cơ sở lý luận của việc cho phép hạn chế quyền con người 1a: (i) chỉ có một sốquyên là tuyệt đối hoặc không bị giới han; (ii) hầu hết các quyên là sự phản ánh sự
cân bằng giữa cá nhân và cộng đồng, và vì mục tiêu cân bang giữa quyền và tự do
cá nhân với các lợi ích công cộng khác mà quyền cần phải được giới hạn Điều
kiện để quyền con người bị giới hạn, gồm có: (1) quy định bởi luật/theo quy định
8 Grossman, Claudio A Framework for the Examination of States of Emergency Under the American
Convention on Human Rights, American University International Law Review, No 1, 1986, p.51.
° Khoản 3 Điều 4 ICCPR.
19 Nguyên tắc Siracusa, đoạn 45
'! Lawless v Ireland, 1961, đoạn số 47; The Greek Case, 1969, đoạn 41-43.
eal
Trang 28của pháp luật!?; (2) trong những trường hợp cần thiết hoặc “cần thiết trong một xãhội dân chủ” - được xem là muc đích chính đáng, như dé bảo đảm an ninh quốcgia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo đức, quyền và tự do cá nhân của
người khác!3: “sự thịnh vượng của đất nước”! “bảo vệ nền tảng chế độ hiến
pháp”!Š; (3) tương xứng với mức độ cần thiết — điều này đòi hỏi lợi ích đạt đượccủa việc hạn chế quyên phải cao hơn thiệt hại gây ra do quyền bi hạn chế! va nhà
nước phải chứng minh rằng việc hạn chế quyên là giải pháp tốt nhất trong số cácphương án có thê lựa chọn
Các biện pháp giới hạn quyền khi phù hợp với các điều kiện trên có thé được
áp dụng trong một thời gian dài, và trong tất cả các tình huống Tuy nhiên, điềunày không loại trừ việc hạn chế quyền trong một thời gian ngắn khi hoàn cảnhthay đổi mà lý do đó không còn “cần thiết”
Tạm đình chỉ quyền về bản chất là việc loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần
quyền khỏi các nghĩa vụ quốc tế trong một thời gian nhất định mà diễn ra bối cảnhkhan cấp de dọa đến sự sống còn của quốc gia!” Mục tiêu của tạm đình chỉ quyền
là để bảo đảm khả năng của nhà nước trong việc duy trì trật tự, an ninh và sự tồntại của xã hội khi có mối đe dọa nghiêm trọng đối với quốc gia Nói cách khác,tạm đình chỉ quyền là do yêu cầu ngặt nghèo của hoàn cảnh
Như vậy, có sự khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm hạn chế quyền và tạmđình chỉ quyền, mặc du trên thực tế tạm đình chỉ hay hạn chế quyền đều dẫn đếnmột kết quả là giới hạn việc bảo vệ quyền!Š Sự khác biệt giữa hạn chế quyền vàtạm đình chỉ quyền thê hiện qua đặc điểm và phạm vi áp dụng cũng như nhữngđiều kiện cần thiết để biện minh cho mỗi trường hợp Tạm đình chỉ quyền đượcđặt ra trong trường hợp khân câp, đe dọa sự sông còn của quôc gia — dân tộc, và
'2 Xem các Điều 12 (3), 18 (3), 19 (3), 21 và 22 ICCPR; Điều 4 và § ICESCR; Điều 5 (1), 8 (2), 9 (2), 10 (2) và
11 (2) ECHR; Điều 12 (3), 13 (2) và (4), 15, 16 (2), 21 (2) và 22 (3) ACHR; và Điêu 11, 12 (2) và 14 ACHPR.
!3 UDHR, ICCPR, ICESCR
'4 Điều 8 ECHR
!5 Khoản 3 Điều 55 Hiến pháp Nga 1993
'6 Aharon Barak, "Proportionality: Constitutional Rights and Their Limitations", Cambridge University Press,
2012, p.317.
7 Amrei Muller, “Limitations to and Derogations from Economic, Social and Cultural Rights” (tam dich là Giới han
va đình chi quyên kinh tế, xã hội va văn hóa), Human Rights Law Review, 2009, Volume 9, (4), pp 557 — 601.
'8 Viktor Mavi, 1998.
P29
Trang 29chỉ được áp dụng với một số quyền trong một thời gian ngắn (tạm thời) Trongkhi đó, hạn chế quyền là việc các quốc gia áp đặt các điều kiện thường xuyên với
việc thực thi, hưởng thụ quyền và tự do cá nhân trong bối cảnh bình thường Hạn
chế quyền xuất phát từ bản chất của quyền, còn tạm đình chỉ quyền xuất phát từhoàn cảnh đặc biệt được dự liệu trước răng khi nó xảy ra thì quyền được dự liệu
sẽ bị tạm đình chỉ trong thời gian diễn ra hoàn cảnh đặc biệt đó Chính vì thế, thủ
tục áp dụng đối với hạn chế quyền và tạm đình chỉ quyền cũng có sự khác nhau
nhất định Việc hạn chế quyền cần được xác định cụ thê bởi luật nhưng yêu cầunày lại không thường đặt ra đối với tạm đình chỉ quyền Tuy nhiên, việc tạm đìnhchỉ lại phải được tuyên bố chính thức và thông báo cho Liên hợp quốc cũng như
cho các quốc gia thành viên khác của công ước, trong khi giới hạn quyền thì không
cần đáp ứng yêu cầu này Bên cạnh đó, cũng có sự khác nhau về số lượng quyền
có thê bị giới hạn và quyền có thể bị tạm đình chỉ Theo quy định trong ICCPR thì hạnchế quyền chỉ ảnh hưởng đến các quyền cụ thé, trong khi tạm đình chỉ quyền có thé
ảnh hưởng đến tất cả các quyền (ngoại trừ với các quyền không thê bị tạm đình chỉ)
4 Nguyên tắc và tiêu chí tạm đình chỉ quyền con người
Xét về bản chất, tạm đình chỉ thực hiện quyền con người cũng chính là mộthình thức hạn chế quyền con người Tuy nhiên, nếu như giới hạn quyền con ngườiđược áp dụng trong mọi hoàn cảnh thì tạm đình chỉ thực hiện quyền con ngườichỉ được áp dụng trong những bối cảnh khẩn cấp Khi các quốc gia phải đối diệnvới các thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng kinh tế, tan công khủng bó, dịch bệnhhay có xung đột vũ trang thì kèm theo đó là nguy cơ các quyền con người sẽ bịxâm hại, không được bảo dam Sự đe dọa đến quyển con người như trên có thédiễn ra trên toàn bộ hay một phần lãnh thổ quốc gia, thể hiện qua bối cảnh nguyhiểm cho tính mạng, sức khỏe của người dân, độc lập chính trị hoặc sự toàn vẹnlãnh thé Khi đó, các nhà nước cần phải ưu tiên một số nhiệm vụ trước mắt, trọng
tâm để ứng phó, bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộnghay sức khỏe của cộng đông Vì thê, việc đảm bảo một sô quyên con người có thê
ĐT,
Trang 30bị tạm dừng trong thời gian này Trường hợp này pháp luật quốc tế gọi là “tạmđình chỉ quyền” (derogation from rights).'°
Việc tạm đình chỉ quyền con người không có nghĩa là loại trừ nghĩa vụ của
quốc gia theo các điều ước quốc tế về nhân quyền, mà chỉ là tạm thời “hoãn” thực
hiện một số cam kết trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng dé có thé khắc phụctình trạng đó.
4.1 Các nguyên tắc tạm đình chỉ quyền con người
Tạm đình chỉ quyền dẫn đến việc loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần của quyền
trong bối cảnh khẩn cấp đe dọa sự sống còn của quốc gia Vì vậy, các quốc gia cần
phải tuân thủ các nguyên tắc khi tuyên bố tạm đình chỉ quyền con người, cụ thể đólà:
Nguyên tắc về mối de dọa đặc biệt Nguyên tắc này chỉ ra rằng, các nha
nước chỉ có quyền thoát khỏi nghĩa vụ của mình trong việc bảo đảm, bảo vệ quyềncon người trong một số trường hợp ngoại lệ, cụ thê là những trường hợp nhà nướccần phải phản ứng nhanh với mối đe dọa mà xã hội đang phải đối mặt - mối đedoa này có thé khái quát thành cụm từ “tình trạng khan cấp” Tình trạng khan cấpnày đòi hỏi phải tạm đình chỉ quyền con người để cứu vãn sự sống còn của quốcgia Tình trạng khan cap hàm ý một sự kiện hoặc tình huống đột ngột, cấp thiết,thường là không lường trước được và cần phải hành động ngay lập tức mà ít cóthời gian suy xét, cân nhắc cần phải làm gì cho phù hợp Nó có thê là xung đột vũtrang, nội chiến, bạo loạn, khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế-xã hội, thiên tai,
dich bénh ”°
Nguyên tắc về mối đe doa đặc biệt được kết nỗi với mục đích mà tat cả các
biện pháp tạm đình chỉ quyền phải dựa vào Điều này chỉ ra răng bản chất của tạmđình chỉ quyền vẫn là bảo vệ chứ không phải để đàn áp người dân trong tình trạngkhan cấp Như vậy, việc duy trì lệnh tạm đình chỉ quyền một cách bất hợp lý cũng
là vi phạm quyên con người, bởi nó ngăn cản việc thực hiện các quyên con người
19 Điều 4 ICCPR.
20 Emilie M Hafner-Burton, et al, Emergency and Escape: Explaining Derogations from Human Rights Treaties,
International Organization, Volume 65, Issue 4, 2011, pp.673-707.
24
Trang 31cơ bản trong bối cảnh không còn khẩn cấp nữa Ví dụ, trong tình huống khẩn cấp
do xung đột vũ trang và thiên tai nghiêm trọng có thể cần tạm đình chỉ một số khía
cạnh của quyền tự do di lại, quyền tự do hội họp dé bảo vệ quyền sông hoặc đảm
bảo an ninh, trật tự (ngăn chặn trộm cướp), tuy nhiên, sau khi tình huống khẩn cấp đãđược khắc phục thì lệnh tạm đình chỉ quyền cần phải đỡ bỏ để các quyền đó được bảođảm thực hiện một cách bình thường.
Nguyên tắc không tạm đình chỉ một số quyền Nguyên tắc này yêu cầu các
quốc gia không được tạm đình chỉ việc thực hiện một SỐ quyền con nĐØười, kê cảtrong tình huống khẩn cấp ví dụ quyền sống, quyền không bị tra tắn và đối xử vô
nhân đạo, quyền không bị nô lệ và nô dịch, quyền không bị áp dụng hồi tố trong
tố tụng hình sự Dé làm được điều này thì Tòa án phải duy trì quyền tài phán củamình trong thời gian tình trạng khẩn cấp, để xét xử bất kỳ khiếu nại nào của cánhân cho rằng quyền của mình không thé bị tạm đình chỉ và đã bị vi phạm”!
Nguyên tắc không phân biệt đối xử Nguyên tắc cơ bản này yêu cầu các
quốc gia phải tuân thủ khi tạm đình chỉ bất kỳ quyền nào Nguyên tắc này thểhiện qua yêu cầu khi áp dụng biện pháp tạm đình chỉ quyền “không chứa đựngbất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôngiáo hoặc nguồn gốc xã hoi”
Nguyên tắc tương xứng Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp tạm đình chỉquyền tương xứng với yêu cầu thực tế của tình huống khan cấp” Về van dé nay,
trong Bình luận chung số 29 về Điều 4 ICCPR vẻ tinh trạng khan cấp?”?, Uy banNhân quyền nhận định rằng, mặc dù tạm đình chỉ quyền trong tình trang khan cấpkhác với giới hạn quyền trong hoàn cảnh thông thường, hai loại biện pháp này
cần được xây dựng tuân theo nguyên tắc tương xứng (principle of
proportionality) Điều này cũng được nhắc lại trong Ủy ban Liên Mỹ về quyền
con người khi yêu cầu nguyên tắc tương xứng dé xác định một tình huống khan
?! Nguyên tắc Siracusa, đoạn 60
22 Khoản 1 Điều 4 ICCPR, Khoản 1 Điều 27 ACHR
?3 Theo khoản 1 Điều 4 ICCPR, khoản 1 Điều 15 ECHR và khoản 1 Điều 27 ACHR, (to the extent strictly
required by the exigencies of the situation).
4 United Nations Human Rights Committee, General Comment No 29: States of Emergency (Article 4), doan
sô 4.
pe
Trang 32cấp dé được tạm đình chỉ quyền phải tương xứng với các mục tiêu chính đáng”.Tại châu Âu, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết về việc liệu các quốc gia khi giới hạnquyền có vượt quá “yêu cầu nghiêm ngặt” của cuộc khủng hoảng hay không”.
Nói tóm lại, nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp tạm đình chỉ quyền cần phải
được đánh giá khách quan về tình hình để xác định mức độ và phạm vi can thiệp
tương xứng với tình hình khân cấp đe dọa sự sống còn của quốc gia, bảo đảm răngcác biện pháp đình chỉ đó là phải thực sự cần thiết để đối phó với mối de doa’.Nguyên tắc này cũng đề cập đến phạm vi lãnh thé và thời gian của các biện pháp,
yêu cầu xem xét thường xuyên các biện pháp được áp dung, dé khi xác định mối
đe dọa nghiêm trọng đã giảm bớt hoặc không còn nữa thì việc tạm đình chỉ quyền
phải được điều chỉnh cho phù hợp hoặc phải gỡ bỏ hoàn toan
Nguyên tắc giải trình Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia khi ban bé tình
trạng khẩn cấp để tạo căn cứ áp dụng tạm đình chỉ quyền con người phải thông
báo ngay cho các bên liên quan, thông qua trung gian là Tổng thư ký Liên Hợp
Quốc, và thông tin chi tiết đi kèm với tuyên bồ về tình trạng khan cấp”° Tuyên bốcủa quốc gia về tinh trang khan cấp còn nhằm mục đích thông báo cho những
người bị ảnh hưởng về khu vực, thời gian của việc áp dụng các biện pháp khancấp, và cho phép cơ quan lập pháp và tư pháp giám sát tính hợp pháp của tuyên
bố cũng như việc thực hiện các biện pháp tạm đình chỉ quyền con người
Nguyên tắc phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế Các quéc gia chỉ được tạm
đình chỉ các quyền được ghi rõ trong tuyên bồ về tình trạng khan cấp, va các biện
pháp này không được trái với những nghĩa vụ khác theo quy định trong các điều
ước quốc tế đó Quy định này có thé tạo thành nghĩa vụ bồ sung cho các quốc gia
thành viên của các công ước ICCPR hay ECHR, nhăm bảo vệ các quyền trong
các điều ước quốc tế nhân quyền khác sẽ không bị quốc gia viện cớ là tạm đình
chỉ quyền để không thực hiện nghĩa vụ quốc tế Đối với các quốc gia tại châu Âu,nghĩa vụ của quôc gia trong các điêu ước quôc tê khác là đê cập đên việc phải
?Š Inter-American Commission Report, OEA/Ser L/V/II.116, đoạn số 55.
6 Brannigan and Mc Bride v.v The United Kingdom, 1993, đoạn 43; Aksoy v Turkey, đoạn 68
27 Nguyén tac Siracusa, doan 51, 53
8 Khoản 3 Điều 4 ICCPR.
26
Trang 33tuân thủ các quy định của luật nhân đạo quốc tế trong 4 công ước Geneva năm
chế quyền nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ và nhằm mục đích
thúc đây phúc lợi xã hội chung của cộng đồng hoặc dé bảo vệ an ninh quốc gia,
an toàn của cộng đồng, trật tự công cộng, sức khoẻ cộng đồng, đạo đức xã hội
hoặc quyền tự do của người khác
Đối với việc tạm đình chỉ quyền trong tình trạng khẩn cấp, việc thực hiệnngoại lệ trên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tinh hợp pháp, tính chính đáng và
tính can thiết và tương xứng”)
Thứ nhất, yêu cau về tính hợp pháp Tính hợp pháp trong trường hop nayđược hiểu việc tạm đình chỉ quyền phải được công khai bởi các quy định pháp
luật đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng và chính xác và được giải thích bởi các cơquan tư pháp độc lập Yêu cầu này nhằm ngăn ngừa sự tùy tiện trong việc áp đặtcác giới hạn Thực tế, pháp luật các nước trên thế giới hiện nay thường có quyđịnh vấn đề tạm đình chỉ quyền con người đo tình trạng khẩn cấp thông qua cácquy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành?0 Cụ thé, dé ngăn chặn sự lâylan của COVID-19, các quốc gia thường bắt đầu bang cách hạn chế quyền tự do
đi lại Vấn đề này được ghi nhận rõ ràng trong Điều 12 ICCPR: “Bat cứ ai cư trúhợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyên tự do đi lại và tự do lựa
chọn nơi cư trú trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết dé bảo vệ an ninh
quôc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyên tự do
2° Human Rights Council, Report of the Special Rapporteur on the promotion and protection
of the right to freedom of opinion and expression, A/HRC/38/35, đoạn 7, tại:
https://documentsdds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G18/096/72/PDF/G1809672.pdf?OpenElement.
3° UN Human Rights Committee (HRC), General comment no 34, Article 19, Freedoms of opinion and
expression, 12 September 2011, CCPR/C/GC/34, đoạn 24, tại: https://www.
refworld.org/docid/4ed34b562.html, truy cap ngay 18/3/2020.
SN
Trang 34của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công
nhận.” Đối với việc giới hạn quyền con người băng cách đình chỉ một số quyềnsau khi ban bồ tình trạng khan cấp, yêu cầu về tính hợp pháp còn bao gồm cả tínhhợp pháp trong việc ban bồ tình trạng khẩn cấp Thông thường, cơ quan lập pháp
có thé ban hành trước một đạo luật chung về tình trạng khan cấp Các quy địnhnày không được áp dụng trong điều kiện bình thường mà chỉ được áp dụng saukhi ban bố tình trạng khẩn cấp Song hành với nhóm quy định này, Hiến pháp các
nước cũng thường quy định co quan có thẩm quyền giám sát về tính hợp lý, hợp
pháp của quyết định ban bó tình trang khan cấp và hạn chế quyền con người?!
Liên quan tới việc quốc gia tạm đình chỉ quyền con người sau khi ban bốtình trạng khẩn cấp, ví dụ ứng phó với đại địch COVID-19, có 3 vẫn đề chính cầnxác định rõ ràng đó là: (i) Tinh trạng như thé nào là tình trang khan cấp, (ii) Cơquan nao có thâm quyên ban bố tình trạng khan cấp, (iii) Trinh tự thủ tục ban bốtình trạng khẩn cấp
Tinh trạng khan cấp là tình huống xảy ra khi thảm hoa lớn do thiên nhiên,con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt qua khả năng ứng phócủa chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cánhân, tài sản của Nhà nước và của tô chức khác Khi áp dụng tình trạng khẩn cấp
tat yếu sẽ dẫn đến việc hạn chế một số quyền con người nhất định trong từng tinh
huống cụ thể?? Hiện nay, việc xác định một tình trang có phải tình trạng khan cấphay không tùy thuộc vào quy định pháp luật mỗi quốc gia Điều đáng nói ở đây
là, hiện nay không có quy tắc hoặc định nghĩa chung về vẫn đề mức độ nghiêmtrọng, tiêu chí cụ thé dé xác định tình trạng khẩn cấp Trong phan quyết đầu tiênđược đưa ra Lawless kiện Ireland, Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECtHR) giảithích rang tình trạng khan cấp công cộng phải liên quan đến toàn bộ người dân
al Hiến pháp Kê-ni-a (Điều 58), cho phép Tòa án Tối cao quyết định về hiệu lực của: (a) tuyên bố tình trạng khân cấp; (b) bat kì sự gia hạn nào của việc tuyên bé tình trạng khẩn cấp; và (c) bat kì luật nào được ban hành, hoặc
hành động khác được thực hiện, do hậu quả của việc ban bố tình trạng khân cấp; Hiến pháp Nam Phi cho phép toà
án xem xét với cả tuyên bố ban đầu về tình trạng khẩn cấp (điều 37.3 (a)) và mọi gia hạn tiếp theo (điều 37.3 (b)).
Hiến pháp Pháp tại (điều 16) cho phép Hội đồng Hiến pháp xác định, theo yêu cau của khoảng 10% thành viên Nghị viện, rang tình huống có còn đòi hỏi tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp hay không.
32 Vũ Hồng Anh, Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khân cấp theo quy định của pháp
luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 8/2020.
28
Trang 35của một bang dé biện minh cho tinh trạng khẩn cấp”3 Chính vì vậy, việc xác định
đại dịch COVID-19 có dẫn tới tình trang khan cấp của quốc gia hay không hoàn
toàn tùy thuộc vào pháp luật, sự đánh giá và thực tiễn của từng quốc gia
Về cơ quan có thâm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, van dé này chưađược quy định trong các điều ước quốc tế về quyền con người Thay vào đó, cácquốc gia tự xác định cơ quan có thâm quyền công bố tình trạng khẩn cấp theo
pháp luật nước mình Việc ban bố tình trạng khan cấp quốc gia được thừa nhậnrộng rãi là một biện pháp của chính phủ đối với một tình huống bất thường gây ra
mỗi de doa cơ ban cho một quốc gia, bao gồm cả dịch bệnh Vi dụ theo Hiến pháp
Pháp, trong trường hợp có mối đe doạ đến chính thể Cộng hoà, nền độc lập củaquốc gia, sự toàn ven của lãnh thé hay việc thi hành các điều ước quốc tế và sự
điều hành của các cơ quan công quyên, Tổng thống được viện dẫn quyền hạn đặc
biệt dé thực hiện các biện pháp cần thiết (Điều 16 Hiến phap)** Trong trường hợpnày, Tổng thống có đặc quyền về lập pháp và hành pháp Sau 30 ngày, Hội đồngHiến pháp xem xét tính cần thiết áp dụng các biện pháp khẩn cấp
Về thủ tục ban bố tình trang khan cấp được xác định theo quy định phápluật quốc gia miễn là các thủ tục này phải được quy định trước tình huống khẩncap*> Ngoài thủ tục được quy định theo pháp luật quốc gia, một số điều ước quốc
tế quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải tiễn hành các thủ tục thông báo về việcban bố tình trạng khan cấp như: ICCPR?5, Công ước Châu Mỹ về quyền con người
33 Xem: http://cilj.co.uk/2020/07/04/derogation-of-human-rights-rules-in-times-of-emergency/, truy cập ngày
1/10/2022.
3 Constitution du 4 octobre 1958, xem tại:
https://www.legifrance.gouv.fr/loda/id/JORFTEXT000000571356/2022-11-24/, truy cập ngày 1/10/2022.
35 Các nguyên tắc Siracusa về giới hạn và đình chỉ các điều khoản trong công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính tri, 1984, nguyên tắc sô 43, xem: The Siracusa Principles on the Limitation and Derogation Provisions
in the International Covenant on Civil and Political Rights, 28 September 1984, E/CN.4/1985/4,
https://www.refworld.org/docid/4672bc122.html, truy cập ngày 1/10/2022.
36 Theo quy dinh cua ICCPR, khi quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyền, quốc gia phải thông báo ngay cho các quốc gia thành viên khác của ICCPR thông qua Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó nêu rõ những biện pháp
cụ thể đã áp dụng và thời gian dự định sẽ châm dứt các biện pháp đó
22
Trang 36(Chương IV)’, Công ước Châu Âu về quyền con người (Điều 15)°° Việc thôngbáo phải bao gồm day đủ thông tin dé cho phép các quốc gia thành viên thực hiệnquyền và nghĩa vụ của minh theo Công ước Đặc biệt phải bao gồm: (a) Các quyđịnh của Công ước mà quốc gia tạm đình chỉ thực hiện; (b) Một bản sao của văn
bản công bồ tình trạng khẩn cấp, cùng với các quy định của hiến pháp, pháp luật,nghị định điều chỉnh tình trạng khẩn cấp để hỗ trợ các quốc gia để đánh giá phạm
vi tạm đình chỉ; (c) Ngày có hiệu lực của việc áp đặt tình trang khẩn cấp và thời
hạn mà nó đã được công bố; (d) Một lời giải thích về những lý do mà quyết địnhcủa chính phủ căn cứ vào để tạm đình chỉ, bao gồm một mô tả ngắn gọn về các
hoàn cảnh thực tế dẫn đến việc công bồ tình trạng khan cấp; và (e) Một mô tangắn gọn về tác động dự đoán của các biện pháp tạm đình chỉ đối với các quyền
được công nhận bởi Công ước, bao gồm cả các bản sao của văn bản tạm đình chỉ
các quyền này đã ban hành trước khi thông báo?? Cho tới nay, có gần 20 quốc giatiến hành hạn chế quyền con người sau khi công bồ tình trang khan cấp do đạidịch Covid 19 một cách chính thức thông qua việc thông báo cho Liên hợp quốc,
Tổ chức châu Mỹ hoặc Hội đồng Châu Au* Trước đại dịch Covid 19, áp dụng
Điều 15 (3) của ECHR, Latvia*!, Romania',Armenia®, Estonia‘*, Moldova’,
37 Organization of American States (OAS), American Convention on Human Rights, "Pact of San Jose", Costa
Rica, 22 November 1969, xem: https://www.refworld.org/docid/3ae6b36510.html, truy cập ngày 1/10/2022.
38 Council of Europe, European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, as amended by Protocols Nos 11 and 14, 4 November 1950, ETS 5, xem:
https://www.refworld.org/docid/3ae6b3b04.html, truy cập ngày 1/10/2022.
3° Các nguyên tắc siracusa, tldd
40 Hạn chế quyền con người dựa trên B21 ICCPR, D11 ECHR, and Ð 15 ACHR do Covid 19, xem:
https://www.rightofassembly.info/assets/downloads/Derogatlons from the_Right_of Peaceful Assembly (at_1
1 _November_2020)_.pdf, truy cập ngày 1/10/2022.
41 Thông báo ngày 16 tháng 3 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809ce9f2 Cùng ngày, Latvia cũng thực
hiện thông báo cho ICCPR, https://treaties.un.org/doc/Publication/CN/2020/CN.105.2020-Eng.pdf, truy cập ngày 1/10/2022.
*# Thông báo ngày 16 /3/2020 ới ICCPR: https://treaties.un.org/doc/Publication/CN/2020/CN.
121.2020-Eng.pdf, truy cập ngày 3/5/2022.
43 Thông báo ngày 19 /3 /2020, https://rm.coe.int/09000016809cf885, truy cập ngày 1/10/2022.
44 Thông báo ngày 20 tháng 3 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809cfa87, truy cập ngày 3/5/2022.
45 Thông báo vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809cf9a2, truy cập ngày 3/5/2022.
30
Trang 37Georgia“5, Anbani*”, Bắc Macedonia*®, Serbia*’, và SanMarinoTM đã thông báo cho
Tổng thư ký Hội đồng Châu Âu về việc ban bồ tình trạng khan cấp và hạn chế
quyền con người Áp dụng Điều 27 (3) của ACHR, Guatemala, Peru, Ecuador,
Columbia, Bolivia, Panama, Chile, Honduras, Argentina, El Salvador va Cộnghoa Dominica đã thông báo cho Tổng thư ky Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ(OAS) về tinh trang khan cấp, thông báo các quốc gia thành viên khác về các quy
định đặc biệt mà họ đã thông qua”!.
Về thời hạn áp dụng tình trạng khẩn cấp, tình trạng khẩn cấp được coi là mộtphản ứng tạm thời đối với một nhu cầu khan cấp cụ thé Chỉ nên sử dụng cácquyền hạn được trao bởi tình trang khan cấp dé giải quyết nhu cầu cấp bách đó vàcần khôi phục tính quy phạm của hiến pháp càng sớm càng tốt Do đó, hầu hết
các hién pháp đều quy định cả thời hạn cho bat kì tuyên bố nào về tình trạng khan
cấp (thường là từ hai đến sáu tháng) mà sau đó tình trạng khân cấp sẽ tự động hếthiệu lực trừ khi được gia hạn Trong nhiều trường hợp, tình trạng khan cấp có thé
được cham dứt trước ngày hết hiệu lực nếu không còn cần thiết dé duy trì
Thứ hai, việc tạm đình chỉ quyên phải chính đáng Yêu cầu chính đáng thé
hiện ở các mục đích, lí do dé biện hộ cho việc giới hạn quyền con người của quốcgia Nói khác đi, việc hạn chế quyền con người của nhà nước không được tuỳtiện, vô cớ, mà phải phục vụ mục tiêu hợp lý Điểm dang chú ý ở đây là tồn tại sựkhác biệt giữa quy định của ICCPR và ECHR liên quan tới mục tiêu hạn chế
quyền con người Mặc dù, việc soạn thảo ICCPR dựa trên nhiều quy định mẫu
trong ECHR, nhưng Điều 19(3) không quy định “toàn vẹn lãnh thổ”, “an toàncông cộng”, “ngăn ngừa tội phạm hoặc mat trật tự”, “ngăn ngừa hành vi công bốthông tin mật”, “duy trì quyền lực và tính vô tư của cơ quan tư pháp” là mục tiêu
46 Thông báo vào ngày 23 tháng 3 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809cff20, truy cập ngày 3/5/2022.
47 Thông báo vào ngày 31 tháng 3 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809e0fe5, truy cập ngày 3/5/2022.
48 Thông báo vào ngày 2 tháng 4 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809e1288, truy cập ngày 3/5/2022 4° Thông báo vào ngày 6 tháng 4 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809e1d98, truy cập ngày 3/5/2022.
5° Thông báo về ngày 14 tháng 4 năm 2020, https://rm.coe.int/09000016809e2770, truy cập ngày 3/5/2022.
5! Xem các thông báo tại: http:/www.oas.org/en/sla/dil/inter american treaties Treo_guarantees.asp, truy cập ngày 3/5/2022.
31
Trang 38dé hạn chế quyền này giống như Điều 10(2) ECHRTM Tuy nhiên, các mục tiêu tại
Điều 19(2) ICCPR hoàn toàn có thé được diễn giải mở rộng dé bao hàm các mụctiêu nói trên trong Điều 10(2) ECHR Trên thực tế, một mặt, khi giải quyết các vụ
việc liên quan, Tòa án Nhân quyền Châu Âu cũng không phân định rành mạchcác mục tiêu chính đáng để giới hạn quyền con người Mặt khác, trong quá trìnhxét xử, Ủy ban nhân quyền cũng đã diễn giải những mục tiêu tại Điều 19(2)
ICCPR theo hướng mở rộng và bao quát nhiều van đề ké trên Trong đại dịch
COVID-19, mục dich hợp pháp các quốc gia thường áp dụng trong hạn chế quyền
con người đó là bảo đảm trật tự công cộng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Thứ ba, việc tạm đình chỉ quyên phải đáp ứng được yêu cau về tính can thiết
và tương xứng Yêu cầu này đòi hỏi sự cần thiết của biện pháp giới hạn quyền con
người với mục tiêu hợp lý kể trên và yêu cầu sự cân bằng giữa lợi ích thu được
của việc hạn chế quyền với những thiệt hại do việc hạn chế quyền gây ra Nói mộtcách đơn gan hơn, yêu cau về sự cần thiết và tương xứng đòi hỏi biện pháp hạnchế quyền mà quốc gia áp dụng là biện pháp hạn chế quyền thấp nhất mà vẫn đạtđược mục tiêu hợp lý đặt ra Ngoài biện pháp đó, không còn bất kỳ phương án
nào có mức độ hạn chế quyền thấp hơn mà vẫn đạt được mục tiêu hợp lý Tuyên
bố của Ủy ban Nhân quyên vào ngày 24/4/2020 nêu rõ: “Nếu có thé, và với quan
điểm nhu cầu bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người khác, các quốc gia thành
viên nên thay thế các biện pháp liên quan đến COVID-19 khi cắm các hoạt động
liên quan đến việc thụ hưởng các quyén theo Công ước băng các biện pháp ít hạn
chế hơn cho phép các hoạt động đó diễn ra, đồng thời tuân theo các yêu cầu sứckhỏe cộng đồng cần thiết như xác định khoảng cách tối thiêu”53
Hiện nay, Ủy ban nhân quyền không đưa ra một cách giải thích cụ thé thế nào
là “cân thiét’, thay vào đó, sử dụng khái niệm đa hợp va dung hoa, “cân thiét’ năm
52 Điều 10(2) ECHR quy định: “Việc thc hiện các quyển tự do này, kèm theo các nghĩa vụ và trách nhiệm, có thể phả
tuân theo các thủ tục, điêu kiện, hạn chế hoặc hình phạt theo quy định của pháp luật và là sự can thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an toàn công cộng, dé ngăn ngừa tội phạm hoặc mát trật tự, để bảo vệ sức khoẻ hoặc dao dita, để bảo vệ danh tiếng hoặc quyên của người khác, dé ngăn ngừa hành vi công bố thông
tin mật, để ngăn chặn việc tiết lộ thông tin nhận được trong sự tin trởng, hoặc để duy trì quyên lực và tính vô tu của cơ
quan tu pháp ”, tai: https://www.echr.coe.int/Documents/ Convention_ENG.pdf, truy cập ngày 3/5/2022.
53 Ủy ban Nhân quyền, Tuyên bố về những vi phạm Công ước liên quanvới đại dich COVID-19, ngày 24 thang 4
năm 2020, CCPR / C / 128/2, §2 (b).
32
Trang 39giữa khái niệm “không thé thay thé’ và các khái niệm có tính chất linh hoạt khácnhư “hợp li’ hay “hữu dung’, “thiết thực 'Št Trong một nghị quyết vào ngày
10/4/2020 đề cập đến COVID-19 Ủy ban Liên Mỹ đã cảnh báo các nước về nguy
cơ áp dụng các biện pháp quá mức: “Ngay cả trong trường hợp khắc nghiệt nhấtvac ác trường hợp ngoại lệ trong đó việc đình chỉ một số quyền có thể trở nên canthiết, pháp luật quốc tế đặt ra một loạt các yêu cầu như tinh hợp pháp, tính canthiết, tính tương xứng và kịp thời, được thiết kế dé ngăn chặn các biện pháp trongtình trạng khẩn cấp được sử dụng bất hợp pháp hoặc theo cách lạm dụng hoặckhông cân xứng, gây ra quyên con ngườivi phạm hoặc lam tốn hại đến hệ thongdân chủ của chính phi”, Dé đánh giá sự cần thiết, Uy ban Liên Mỹ yêu cầu
Quốc gia thành viên OAS (Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ) chỉ được hạn chế
quyền con người dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất Tuy nhiên, yêu cầu nàytrong bối cảnh đại dich COVID-19 đường như chưa thực sự phù hợp Có thê thấy,với các nghiên cứu về COVID-19, việc đánh giá sự lây lan của dịch bệnh với tiêu
chí tương xứng đề thực hiện các biện pháp tạm đình chỉ quyền chưa rõ ràng Trongkhi thiếu nguồn lực thiết yếu của bệnh viện như máy thở và khẩu trang cho nhânviên y tế, các biện pháp tạm đình chi được đánh giá là cần thiết dé hạn chế sự lâylan của bệnh dịch Các lệnh giới nghiêm bắt buộc có thê được coi là cần thiết vàtương xứng nêu chúng được triển khai dần dần: diễn biến điển hình là từ các cuộcgọi tự nguyện cách ly, đến cách ly bắt buộc và cuối cùng là đóng cửa
Cũng liên quan tới việc xác định tính cần thiết và tính tương xứng, trong
đại dịch COVID-19, khi hạn chế quyền tự do ngôn luận nhằm hạn chế thông tin
giả mạo về nguồn lây, con đường lây nhiễm gây hoang mang dân chúng cũngnhư kích động, phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm vius có thể vô tìnhlàm cản trở sự hiểu biết chính xác về dịch bệnh và tăng nguy cơ lây truyền bệnh.Thậm chí, hạn chế tự do ngôn luận hoàn toàn có thể dẫn tới bất lợi cho những nỗlực chống đại dich Minh chứng cho điều này có thé thay ở việc hạn chế quyên tự
54 Handyside, tlđd.
55 IACHR, Đại dich và Nhân quyền ở Châu Mỹ, Nghị quyết 1/2020, ngày 10 thang 4 năm 2020, § 3 (g), xewm:
https: //www.oas.org/en/iachr/decisions/pdf/Resolution- 1-20-en.pdf, truy cập ngày 3/5/2022.
a3
Trang 40do ngôn luận, hạn chế thông tin được đánh giá là một trong những nguyên nhân
dẫn tới việc bùng phát dịch ban đầu ở Trung Quốc Văn phòng Cao ủy Liên hợpquốc về quyền con người đã khang định, việc xử phạt hình sự đối với những thông
tin sai lệch liên quan đến đại dịch COVID-19 có thé không cân xứng và bat hop
pháp, và có thé phản tác dụng Ủy ban Nhân quyền cũng nhân mạnh “quyền tự dongôn luận và không gian dân sự nơi có thê tổ chức cuộc tranh luận công khai”
không chỉ là những quyền quan trọng vốn có cần được bảo vệ khi các quốc gia
đối phó với COVID-19, mà còn là công cụ quan trọng dé đảm bảo các Quốc gia
thành viên tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền khác của họ°° Tổng thư ký LHQ đãghi nhận sự cần thiết của “thông tin thực tẾ, kip thời, chính xác”, bao gom cả việccho phép giám sát và phê bình tính hiệu quả các biện pháp của chính phủ ứng phó
với dai dịch COVID-197 Đặc biệt Báo cáo về quyền tự do ngôn luận đã lưu ý
nghĩa vụ của các chính phủ đối về việc "Cung cấp thông tin trung thực về bản chất
của mỗi de dọa do corona virus gây ra”5S
Nguyên tắc tương xứng tạo nên một nguyên tắc chung cho pháp luật quốc
tế và bao hàm các yếu tố về mức độ nghiêm trọng, thời gian và phạm vi°° Cụ thể,Điều 4 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị có quy định: “Trong thời
gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe doạ sự sống còn của quốc gia và đã được
chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạnchế các quyên nêu ra trong Công ước nay, trong chừng mực do nhu cầu khan cấp
của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trái với những nghĩa vụkhác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa đựng bat kỳ
sự phân biệt đôi xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc
36 Just Security, COVID-19 and International Law Series: Human Rights Law — Civil and Political Rights, xem: https://www.justsecurity.org/73520/covid-19-and-international-law-series-human-rights-law-civil-and-political- rights/, truy cập ngày 3/5/2022.
57 United Nations, UN SG Policy Brief— Human Rights and COVID, xem:
https://www.un.org/ruleoflaw/blog/document/un-sg-policy-brief-human-rights-and-covid/, truy cap ngay 3/5/2022.
58 OSCE, COVID-19 pandemic: ODIHR activities and publications, xem:
https://www.osce.org/odihr/covid-19?page=1, truy cap ngay 3/5/2022.
>? M Eissen, ‘The Principle of Proportionality in the Case-Law of the European Court of Human Rights’ in R St
J Macdonald, F Matscher and H Petzold (eds), The European System for the Protection of Human Rights (Dordrecht, Boston: Martinus Nijhoff, 1993) 125-37.
34