1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Dịch vụ công trong nền quản trị mở ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam

112 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dịch vụ công trong nền quản trị mở ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS Bùi Tiến Đạt
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 30,36 MB

Nội dung

hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dan...’ và “Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách hành chính

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC LUẬT

PHAM THỊ NGỌC

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THỊ NGỌC

Chuyên ngành: Quan tri nhà nước và Phòng, chống tham nhũng

Mã số : 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI TIEN ĐẠT

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan luận văn “Dịch vụ công trong nên quản trị mở ở một số quốc gia trên thé giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam” là công trình nghiên

cứu của cả nhân của tôi với sự hướng dan khoa học cua PGS.TS Bùi Tiến Đạt Các kết luận nghiên cứu được tôi đưa ra trên là khách quan, trung thực trên cơ

sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu, số liệu thong kê có nguồn gốc rõ rang.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý về nội dung công trình nghiên

CỨUu nay.

Người cam đoan

Phạm Thị Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

0000/9690 0077 iMUC LUC 0H ÔÔÔÔỒÔỒỐỒỐ ii

DANH MỤC CAC TU VIET TẮTT 5< s<ssssSsEssEss£sseEseEseEssessrrserssrssrssre iv

006700075 1

0:19) .).) 9

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE DỊCH VỤ CÔNG TRONG NEN

9)7.0\0):(0 cà: 91.1 Khái quát về dịch vụ, dich vụ công - -s- << s<s° se sssessessesseseesersersersess 9

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất, chất lượng của dich vụ -s-esccecceecsceses 9

1.1.2 Khái niệm, đặc trưng, mô hình cung ứng dich vụ công và vai tro, chức nang

của Nhà nước trong thực hién dich VU CÔNHG c6 <5 S< SH 000060896686 11 1.2 QUAM tI IT1Ở o - << 5 < 5 9 9 9 0 0.000.001.000 1.00060010009160 800196 20 1.2.1 Khái MiG QUỈN ẨHH| MIO ả co Ă< SH 1 TH TH 00.00000000 601400800006 010 20

1.2.2 Đặc điểm của quản trị mở: Tính mở, Dịch vụ mở, Dữ liệu mở . 25

1.2.3 Các tiêu chuẩn của quản trị NG ee-ce-cescesccseeeeeseeeeeeetteetsereettesrserserserssrrssree 271.3 Tác động của quan trị mở đối với dịch vụ công .s s-scsssscssecsses 281.3.1 Tiếp cận quản trị mớ để cai thiện chất lượng dịch vụ CONG -. .« «e-s-s« 281.3.2 Tăng CƯỜNG tinh Minh ĐẠCH co << 9 ml 04006008400 100 321.3.3 Nâng cao trách nhiệm giải trình trong cung cấp dich vụ CON - 33

1.3.4 Tối ưu hóa chỉ phí dịch vụ CON . e« sce<cesceeeeeeeeseeereertertsersersertesrssrssresrsee 35

1.3.5 Phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong cung ứng dich vụ công 371.3.6 Bảo một và quyéN rÏÊHg CU -o-ces©csceceeSeeEesEtsEEseEeeEvseEEsErsetseExstrserserserssrrssree 39

1.3.7 Binh đẳng và công bằng trong cung cấp dich vụ cÔng -s seescesesecsecs 4Tiểu kết chương 1 - << 5£ s£ << s£S£ES£ SE s£Es£SsE34 E34 E94 EsE5EE5 2533039 5752se22 43

CHƯNG 2 5 5-5< 5< TT HH 0 TT 0000.0004.404 50000006009010.56 44

THUC TRANG DỊCH VU CÔNG ĐÁP UNG YÊU CAU CUA QUAN TRI MỞ

O MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VA VA SO SANH VỚI VIET NAM 44

2.1 Tiếp cận bối cảnh triển khai cải cách dich vụ công trong nền quản tri mớ, cải

cách hành chính công và phòng chống tham nhũng -s ssscssess=sess 44

Trang 5

2.2 Thực trạng triển khai dịch vụ công ở Việt Nam -2-scssecsscssessesse 492.3 Đánh giá chung: kết quả đạt được, ưu nhược điỂm ° 2s se se 55

2.3.1 Đánh giá chung cải cách dịch vụ công ở các nước trên thé giới -«- 55

2.3.2 Đánh giá chung các cải cách dịch vụ công ở Việt Nam trong nền quản trị mở 562.3.3 Uu nhược điểm của cải cách dịch vụ công ở Việt NAM -eces5csccsc<2 56

2.4 So sánh quá trình, kết quả thực hiện cải cách dịch vụ công ở Việt Nam với

một số quốc gia trên thế giới - 2s s° s2 £Ss£EssEssSSs£xseEseEssEssexserserserssrrserssrse 58

2.4.1 Cải cách dich vụ công ở các nước phát TIEN -.e-eee< co se cecsessesseseeseesersers 612.4.2 Cải cách dịch vụ công ở các nước đang phát trÌỂH -. -e-cesccsccsecescsscssesss 78

I8 cu, 2 117 83

CHƯNG 3 << TT HH TT 00.00 000404010 84

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG HƯỚNG TỚI NÈN

QUAN TRI MỞ Ở VIET NAMM s- << 5< s£Ss£SsESsESSEssEseEseEseEsexsessesersersersere 843.1 Quan điểm cải cách dịch vu công hướng tới nền quan trị mở - 843.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công hướng tới nền quản trị mở ở

VIỆT ÏNaIm - 5-5 G0999 004.09 0 0009.01.06.01 000000009898.0896.ø 88

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật - . -s -«- 88

3.2.2 Tăng cường sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội ««« 91

3.2.3 Tang cường tính minh bạch và trách nhiệm giải frÌHÌH.ả -<<e<s<e<seessesse 93

3.2.4 Tăng cường giám sát và kiểm soát chất lượng dịch vụ công, thành lập cơ

quan giảm sát và đánh gid chat lượng dich VỤ CONG ú ceeeĂseĂSĂSĂSĂSĂS S5 SSSSSSSSsseseseese 93

3.2.5 Đầu tư công nghệ mới, nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật 943.2.6 Phát triển, kết noi, khai thác dữ liệu dé tạo ra giá tri Hới -« scescsscses 97

3.2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung ứng dich vụ công «- 98Tidu két ChUONG c1 ) 101

000900077 102DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2 22s 104

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

VCCI Liên đoàn Thuong mại và Công nghiệp Việt Nam

PGS Phó Giáo Sư

TS Tiến Sĩ

UNDP United Nations Development Programme

CNTT Công nghệ thông tin

GDPR General Data Protection Regulation

CCPA California Consumer Privacy Act Policy

TTHC Thủ tục hành chính

iv

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuNgày nay, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thứcphức tạp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vốn đã trở nên trầm trọng hơn sau đạidịch Covid-19 Bối cảnh dịch bệnh đã làm bộc lộ sự yêu kém về quản tri công và cungứng dịch vụ công ở một số quốc gia khi các nước này không có biện pháp hiệu quảứng phó với đại dịch Kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa cũng đặt các Chínhphủ trong bối cảnh đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia trong và ngoàikhu vực trong việc thu hút đầu tư Đề nâng cao lợi thế cạnh tranh, một trong các giảipháp mà mỗi Chính phủ phải thực hiện là cải cách chất lượng dịch vụ công, song song

với cải cách về quản trị nhà nước Cải cách dich vụ công là một yếu tố rất quan trọng

trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện

nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ công, ngày 22 tháng 6 năm 2022,

Liên hợp quốc đã tô chức lễ kỷ niệm “Ngày dich vụ công” Lay chủ đề theo “Chươngtrình nghị sự phát triển bên vững 2030 "của Liên Hợp quốc, các chính trị gia trên thégiới đã tập trung thảo luận vai trò của đối mới trong việc tạo ra và duy tri quan hệ đối

tác để cung cấp dịch vụ công hiệu quả hơn Quá trình cải cách khu vực công nóichung, cải cách dịch vụ công nói riêng đã diễn ra ở nhiều nước phát triển như Anh,

Mỹ, Canada, Autralia, New Zealand ; ở khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,

Trung Quốc, Singapore từ giữa thập niên 80 của thế ky XX đến nay đã đạt được

nhiều thành tựu nổi bật với nhiều hình thức đa dạng, đổi mới Các quốc gia này đã nỗlực cải cách dịch vụ công, trong đó sử dụng quản trị mở như một phương tiện dé thúcđây sự minh bạch, trách nhiệm giải trình Khi áp dụng phương pháp quản trị mở,Chính phủ có thé sử dụng công nghệ và nền tảng mở dé kết nối và tương tác với ngườidân và doanh nghiệp, giúp cung cấp dịch vụ công tốt hơn Đây là một phương pháp

quản trị rất hiệu quả dé nang cao chat lượng dich vụ công Do đó, quan tri mở được

nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng

Ở Việt Nam, Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 ban hànhChương trình tong thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 — 2030 nhắn mạnhcần: “Tiếp tục xây dựng nên hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tỉnh gọn,

|

Trang 8

hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dan ’

và “Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong

cải cách hành chính nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những

bài học thành công trong cải cách của các nước có nên hành chính phát triển để vận

dụng vào thực tiên một cách phù hợp” Đề thực hiện các mục tiêu đó, Việt Nam cần

tập trung nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia cải cách thành công, hoànthiện lý luận về chính sách, pháp luật dịch vụ công, tăng cường đôi mới, sáng tạo và

ưu tiên thực hiện quyết liệt các chương trình cải cách dịch vụ công, làm cho dịch vụcông ngày càng tốt hơn, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, hướng đến

sự công bằng, bình đăng và làm hài lòng người dân

Trong những năm gần đây, Chính phủ rất quan tâm đến cải cách dịch vụ công,với quan điểm xuyên suốt là lay người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thé, mụctiêu và động lực Điều đó đã và đang giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công,tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao đời sông

cho người dân Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động cung ứng dịch vụ

công trong thực tiễn cũng bộc lộ nhiều bất cập bắt nguồn từ cơ chế, chính sách, cácphương thức tô chức quản lý và cung ứng dịch vụ công của Nhà nước Trong bối cảnh

đó, nghiên cứu ứng dụng quản trị mở là một mô hình quản trị công mới có ý nghĩa rất

quan trọng trong cải cách dịch vụ công hiện nay, áp dụng mô hình quản trị mở không chỉ nâng cao năng lực, khả năng đáp ứng và hiệu quả của các cơ quan hành chính công

mà còn có thé thúc đây tính minh bạch, tính toàn diện trong cung cấp dịch vụ công,củng cố lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Dang va Nhà nước Do vậy, sựcần thiết nghiên cứu đề tài “Dịch vụ công trong nên quản trị mở, kinh nghiệm cácquốc gia trên thé giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam” có ý nghĩa về mặt lý luận vàthực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các nghiên cứu ở nước ngoài

- Qpen governance systems: Doing more with more, Jeremy Milard, 2016.

Nghiên cứu của Jeremy Millard đưa ra một hệ thống lý thuyết mới bao gồm khungkhái niệm, đặc điểm của hệ thong quan tri mở, tài san mở, dir liệu mở, dich vụ mở,

đánh giá các cơ hội và thách thức từ đó đưa ra các giải pháp hoan thiện Theo tac giả,

2

Trang 9

quản trị mở đòi hỏi sự hợp tác, chia sẻ về cơ sở vật chất, quy trình, dữ liệu, tài sản,nguồn lực, nội dung và công cụ giữa các chủ thể quản lý ở nhiều cấp độ, nhiều địađiểm cả công lẫn tư Các dịch vụ công cần ngày càng tập trung vào việc trao quyềncho người dùng và tạo ra giá trị công cho người dùng cũng như toàn xã hội Bài viết đã

nêu ra nhiều quan điểm, nhận định một cách có hệ thống, logic, cho thấy toàn cảnh

dịch vụ công cần phải thiết lập theo tư duy thiết kế, sáng tạo trong quản trị mở

- Models of public service reform: A problem — solving approach, McCourt

2014, World Bank, Policy Research Working Paper No 6428 Nghiên cứu củaMcCourt đề cập đến các that bại thường xuyên của chương trình cải cach dich vụ công

ở các quốc gia trên thế giới từ cách tiếp cận chính trị và thé chế Sáu mô hình cải cách

được thực hiện ở các nước đang phát triển là: Xây dựng năng lực hành chính công

Weberian; mô hình phân quyền; mô hình cải cách tiền lương và việc làm; mô hìnhquản lý công mới; mô hình cải cách liêm chính chống tham nhũng và mô hình cải cách

từ đưới lên Các khái quát về thất bai của các mô hình cải cách bổ sung hệ thống lýluận nhằm giúp các nhà quản trị, nhà khoa học nhận thức rõ ràng hơn, từ đó đưa ra cácgiải pháp đổi mới dịch vụ công hiện tại

- “Learning from our mistakes: Public management reform and the hope of open government”, 2020, Alex Ingram, Suzanne Piotrowski, Daniel Berliner, Góc

nhìn về Quản lý va Quản trị công, Tập 3, Số 4, Tháng 12 năm 2020, Trang 257-272.Bài viết đã phân tích, đánh giá các rủi ro của cải cách quản lý công dưới một lăng kính

toàn diện, so sánh các phương pháp cải cách quản lý công để giải quyết một số thách

thức mà mô hình cải cách quản trị mở có thé gặp phải trong những hướng tiếp cận từcấp độ bên trong và bên ngoài Một phan giá trị của phân tích này đã được sử dung délàm sáng tỏ những lĩnh vực chưa được hiểu rõ trước đây trong cải cách quản trị mở, nócũng có thé được áp dụng tương tự cho các phương pháp cải cách sau quản lý công

Trang 10

dịch vụ công, hiện đang được áp dụng trong lĩnh vực hành chính công của Italia trong

bối cảnh cải cách dịch vụ công chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc của mô hình quản

tri mở.

- Open Governance: A New Model for Understanding Urban Governance in the

Information Age, 2019,Research Topic Platform Urbanism and the Governance of

Cities, Meijer AJ, Lips M and Chen K Bài viết đã bé sung một lý luận mới về xu

hướng quản trị mở và các tác động đến dịch vu công Xu hướng ngày nay, các Chínhphủ đóng cửa theo mặc định đang dần chuyền đổi hình thức sang Chính phủ mở với bộ

dữ liệu mở, minh bach hơn, dé đạt được các chính sách công và cung cấp dịch vụ hiệuqua hơn Việc mở cửa không chi là lay ý kiến của công dân mà còn dé cung cấp cho

công dân phản hồi và công khai quy trình trên cơ sở liên tục Điều đó đồng nghĩa với

các đòi hỏi quyền truy cập mở vào các thỏa thuận quản trị giữa Chính phủ và ngườidân Các thỏa thuận quản trị được cho là tạo thuận lợi hơn là các chỉ thị một chiều từChính phủ Các hình thức hành động tập thé sáng tạo mới có khả năng giải quyết các

van đề phức tạp, mang tinh cộng đồng, giải quyết các khiếm khuyết của chính sách

công hiện hữu hoặc thay thế các hình thức cung cấp dịch vụ công truyền thống

- Báo cáo đánh giá quốc gia Việt Nam 2016 do Ngân hàng thế giới thực hiệnvới chủ đề “Tiếp bước thành công, nhóm uu tiên tăng trưởng toàn diện và bên vững”cho thay bức tranh toàn cảnh của Việt Nam về dich vụ công trong mối liên hệ với xóađói giảm nghèo, phát triển bền vững Báo cáo đã đưa ra bức tranh Việt Nam về dịch vụcông, những thành tựu và thách thức, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, việclàm Dịch vụ công trở thành một ưu tiên của Chính phủ Việt Nam do đầu tư nguồn lực

là yếu tố tiên quyết cho nghị trình tăng trưởng chung khi Việt Nam chuyên đổi môhình tăng trưởng mới, đồng thời khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ công là yếu

tố chính đảm bảo phúc lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu

số, người khuyết tật

Các nghiên cứu trong nước

Dịch vụ công không phải chủ đề mới mẻ trên thế giới và được tiếp cận từ nhiềugóc độ, từ kinh tế, xã hội đến quản trị và pháp luật Những học giả từ chuyên ngànhkinh tế, pháp luật, xã hội đã có các nghiên cứu phong phú, đa dạng với cách tiếp cận từnhiều góc độ khác nhau

Trang 11

- Sách tham khảo “Dich vụ công, một số van dé lý luận, pháp lý và thực tiên”, VũCông Giao, Bùi Tiến Đạt, Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, Nhà xuất bản tư phápnăm 2020, tập hợp bài viết của nhiều chuyên gia về dịch vụ công trong khuôn khổ hộithảo: “Pháp luật về dich vụ công trên thé giới và Việt Nam” Các nghiên cứu mang tinh

khoa học và chuyên sâu, cung cấp cho các nhà quản trị, các nhà nghiên cứu tham khảo

trong quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách, là cơ sở dé luận văn có các định

hướng, tiếp thu có chọn lọc các giá trị trí thức hữu ích dé hoàn thiện quan điểm, nhận

thức.

- Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia: “Hoàn thiện khung pháp luật về dịch vụcông ở Việt Nam”, Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Luật — Dai hoc Quốc gia Hà Nội chủtrì năm 2015 Đề tài đã làm rõ khái niệm và đặc điểm của dịch vụ công trên cơ sởnghiên cứu mô hình dịch vụ công ở một số nước thuộc khối các nước thuộc hệ thốngCivil Law- nơi mà dịch vụ công được xây dựng thành học thuyết pháp lý, tách biệt vớikhoa học quản lý hay kinh tế Vì vậy, cần phải cải tiến phương thức tổ chức thực hiện

dịch vụ công, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ chế giám sát và giải quyết tranh

chấp về dịch vụ công ở Việt Nam thông qua hoàn chỉnh pháp luật về khiếu nại và khởi

kiện hành chính.

- Đề tải luận án: “Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay”,

Quách Thị Minh Phuong, Học viện Khoa học xã hội — Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam năm 2019 Đề tài đã tổng hợp hệ thống lý thuyết về chính sách dịch vụ côngtrực tuyến theo chu trình chính sách, phân tích chính sách từng giai đoạn cụ thể, ưuđiểm và hạn chế của từng giai đoạn, làm cơ sở dé hoàn thiện chính sách và pháp luật

về dịch vụ công trực tuyến.

- Đề tài luận án: “Chat lượng hành chính công trên địa bàn thành phố Hà Nội”,

Vũ Quỳnh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2017 Luận án đã hệthống cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

dịch vụ công Chất lượng dịch vụ công sẽ được phản ánh và đo lường qua sự đánh giá

của người dân.

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, có một số nghiên cứu ở cấp độ bài viết như:

- Các bài viết: “Sáng kiến đối tác Chính phủ mở và ý nghĩa với Việt Nam”, Tạpchí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2019 năm2019 và “Chính phủ mở: Triển vọng và tác

5

Trang 12

động đến quản trị nhà nước ở Việt Nam, Vũ Công Giao, Tạp chí tia sáng năm 2018.

- Bài viết: “Tiếp cận liên ngành quản trị - luật trong quản trị nhà nước hiệnđại: Kinh nghiệm thé giới và việc vận dung ở Việt Nam”, Bùi Tiên Dat, Tạp chí Luậthọc số 2/2021 năm 2021

- Bài viết: “Chính phú mở - những nhận diện và gợi mở cho Việt Nam”, NguyễnHoàng Anh, Tạp chí Tổ chức nhà nước năm 2019, Bộ Nội vụ, số 5, tr 51 — 56

- Bài viết: “Bàn về quy chế pháp lý của dịch vụ công”, Nguyễn Hoàng Anh,Nguyễn Văn Quân, Tạp chí Quản lý nhà nước năm 2016, Học viện Hành chính Quốcgia, số 240, tr 53-57

- Bài viết: “Xã hội hóa dich vụ công trong tư pháp: liệu có còn qua sớm”,Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Khoa học DHQGHN, Kinh tế - Luật 23 năm 2007, tr.146-150.

- Bài viết: “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công, Kinh nghiệm quốc tế vàhàm y chính sách cho Việt Nam”, Pham Thi Hồng Điệp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN

- Kinh tế và Kinh doanh năm 2013, Tập 29, số 3, tr 26-32

- Bài viết: “Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công đáp ứng yêu cau phục

vu nhân dan”, Vũ Thị Hoài Phương, Tạp chí giáo dục lý luận năm 2018, số 271, tr

48-56.

- Bài viết: “Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ công của một số nước trên thế giới

và một số gợi mở đối với Việt Nam”, Lê Thị Huong, Tạp chí công thương năm 2019

Những nội dung liên quan đến đề tài đã được đề cập ở trên, từ nhiều góc độkhác nhau, tác giả có thể kế thừa và hoàn thiện thêm để làm phong phú luận văn.Tham chiếu vào những công trình nghiên cứu trong nước, trong giới hạn tài liệu tácgiả đã tổng hợp đến thời điểm này thì có thể thấy rằng có nhiều công trình nghiên cứu,

đề cập đến dịch vụ công với nhiều giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện nâng cao chấtlượng dịch vụ công Tuy nhiên, chưa có công trình nao nghiên cứu về đề tài dịch vụ

công hướng tới nền quản trị mở, các tác động của quản trị mở đến dịch vụ công và dự

báo tương lai dịch vụ công trong bối cảnh mở Vì vậy, đề tài nghiên cứu có tính mới

và chưa bị trùng tên với các công trình nghiên cứu trước đó.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 13

Mục tiêu của nghiên cứu là tổng kết kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

về cải cách dịch vụ công; phân tích bối cảnh, thực trạng ở Việt Nam trong cung ứng

dịch vụ công; từ đó, trên cơ sở các luận giải khoa hoc đưa ra một số giải pháp, khuyến

nghị cho Việt Nam dé nang cao chat lượng dịch vu công.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tập hợp, chắt lọc

những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất về dịch vụ công, quản trị mở trong mối quan hệ tác

động lẫn nhau; thống kê số liệu, lồng ghép những đánh giá, nhận định về kết quả thực

tế triển khai dịch vụ công ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó tìm ra nguyên nhân cáchạn chế cũng như bài học kinh nghiệm từ các thành tựu đã đạt được Trên cơ sở phântích các tác động của quản trị mở trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức và xu

hướng mới của quốc tế, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp

luật dịch vụ công ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dịch vụ công ở Việt Nam dưới góc độ quản trị nhà nước

và pháp luật Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nội dung mục tiêu,

cách thức, mô hình quản trị dịch vụ công, các cải cách dịch vụ công gan liền với cảicách thé chế, chính trị trong những năm gần đây Luận văn tập trung nghiên cứu cảicách dịch vụ công trong bối cảnh quản trị mở ở một số quốc gia, trên cơ sở so sánh,đối chiếu với thực trạng ở Việt Nam, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm từ cácthành công hoặc thất bại của những quốc gia đó để nghiên cứu học tập

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng lý thuyết về quản trị nhà nước và pháp luật để luận giải cácvấn đề có liên quan Từ góc độ khoa học quản trị nhà nước và pháp luật, trên cơ sở lýthuyết về tổng quan cải cách tong thé khu vuc công, quan tri công, luận văn xác địnhnhững vấn đề mới phát sinh, các thách thức, đòi hỏi từ bối cảnh quốc tế, trong nước

Luận văn sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng trong đó tập

trung chủ yếu là phương pháp phân tích — tổng hợp

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các đặc trưng của quản trị nhànước mở, các tác động đến cải cách dịch vụ công đề hình thành hệ thống lý thuyết khi

nghiên cứu chương I.

Trang 14

- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, tổng hợp và trình bày trong quá trìnhphân tích tổng hợp phục vụ nghiên cứu chương II.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh đối chiêu các mô hình dịch vụcông trên thế giới, các điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam, từ đó rút ra bài

học kinh nghiệm.

6 Đóng góp khoa học của luận văn

Về nhận thức lý luận, luận văn cung cấp những tri thức về dịch vụ công trongnên quan tri mở, góp phần hoàn thiện lý luận, nhận thức về quản tri nhà nước hiện đại

và cải cách dịch vụ công, cụ thể:

- Những lý luận về nền quản trị mở và dịch vụ công trong nền quản trị mở.

- Phân tích thực trạng dịch vụ công ở một số quốc gia khác trên thế giới, sosánh đối chiếu với Việt Nam

- Chỉ ra những kinh nghiệm quốc tế về cải cách dịch vụ công trong nền quản trị

mở và khuyến nghị phù hợp với Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở khoa học dé các nhà quan

trị rà soát, sửa đôi, bố sung, hoàn thiện thể chế chính sách dịch vụ công, tạo ra môitrường pháp lý triển khai các đổi mới, sáng tạo trong quản trị nhà nước về dịch vụcông Ở khía cạnh thực tiễn, luận văn chỉ ra những thách thức hiện có ở Việt Nam, từ

đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế, cải thiện chất lượng

dịch vụ công hướng tới nền quản trị mở

7 Cau trúc của Luận vănNgoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấugồm 3 chương:

Chương 1 Những van đề lý luận chung về dịch vụ công trong nền quan trị mở.Chương 2 Thực trạng cải cách dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của quản trị mở ở

một số quốc gia trên thế giới và so sánh với Việt Nam

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công hướng tới nền quản trị

mở ở Việt Nam.

Trang 15

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG NEN

QUAN TRI MỞ

1.1 Khái quát về dịch vụ, dịch vu công

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất, chất lượng của dịch vụ1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất cua dịch vụ

Dịch vụ công cũng có bản chất là một loại dịch vụ Để hiểu về dịch vụ công

trước hết cần hiểu khái niệm và đặc điểm của dịch vụ nói chung Về nguồn gốc của dịch

vụ, Karl Marx cho rằng: “Dịch vụ là con đẻ của nên kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà

kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suối, trôi chảy, liên

tục dé thoả mãn nhu cau ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát

triển ” [23]

Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động ma kết quảcủa chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cảcác lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội,

môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung Ở đây,

dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du lịch,ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông mà còn lan toả đến các lĩnhvực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hành chính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn

Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng,

là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người, như vận

chuyền, sửa chữa và bao dưỡng các thiết bi máy móc hay công trình

Có thé định nghĩa một cách chung nhất về dịch vụ như sau: Dịch vụ là nhữnghoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dướihình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thờicác nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người Việc quan niệm theo nghĩarộng hẹp khác nhau về dịch vụ, một mặt tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế củamỗi quốc gia trong một thời kỳ lịch sử cụ thể, mặt khác, còn tùy thuộc vào phươngpháp luận kinh tế của từng quốc gia Những quan niệm khác nhau ảnh hưởng đến đặcđiểm, chất lượng dịch vụ, quy mô, tốc độ phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng

và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Trang 16

Một số đặc điểm của dịch vụ được Diamond và Pintel (2010) chỉ ra bao gồm:tính vô hình; tính không thé tách rời; tính dé hư hong; tính biến đối; tính không đồngnhất về quyền sở hữu và chất lượng đo lường cũng như bản chất của nhu cầu Nhưvậy, khác với hàng hóa thông thường, bản chất dịch vụ là hoạt động được thực hiệnnhằm cung ứng giá trị trải nghiệm cho những người khác mà không mang lại sự sởhữu, có tính không đồng nhất, khó sản xuất hàng loạt, phụ thuộc vào thái độ va cảmgiác của khách hàng, khó kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn thống nhất và đặc biệtchịu ảnh hưởng lớn bởi kỹ năng và thái độ của người cung cấp.

1.1.1.2.Chắt lượng cua dịch vụ và do lường chat luong dich vu

Co nhiéu dinh nghia về chất lượng: “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản

phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng (European Organization for Quality

Control) Corsby (1979) cho răng chất lượng là sự phù hợp hay tương xứng với nhucầu Theo Druker (1985), chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ không phải làthứ nhà cung cấp đặt ra mà là những thứ khách hàng muốn và sẵn sang trả tiền dé có

được chúng Theo Parasuraman và cộng sự (1985): Chất lượng dịch vụ là khoảng cách

giữa kỳ vọng của khách hàng và sự cảm nhận của họ khi đã sử dụng dịch vụ [2].

Căn cứ trên lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một mô hình đánh giá

chất lượng gọi là mô hình SERVQUAL, là một mô hình được ứng dụng ở nhiều lĩnh

vực khác nhau Tuy nhiên, bản thân Parasuraman cũng phải thừa nhận rằng mô hìnhSERVQUAL không phải là mô hình toàn năng dé đo lường phù hợp về chất lượng

dịch vụ ở tất cả các ngành khác nhau Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ

SERVQUAL được điều chỉnh, bổ sung dé có thé đo lường chất lượng dịch vụ ở một

ngành phù hợp [9] Một van đề lớn và khó khắc phục với thang đo SERVQUAL là

nó đòi hỏi nhiệm vụ thu thập dữ liệu khổng lồ, điều này gây khó khăn khi sử dụng

thang đo này trong thực tiễn.

Có thể thấy điểm chung từ các định nghĩa về chất lượng dịch vụ đó là gắn chấtlượng dịch vụ với sự hài lòng khách hàng Dù vậy, cần thấy rằng chất lượng dịch vụkhông phải là yếu t6 duy nhất tạo ra sự hài lòng của khách hàng Ngoài chất lượngdich vụ, sự hài lòng của khách hang còn chịu sự chi phối bởi một vài yếu tố chủ quan

và khách quan khác, trong đó bao gồm cả tình trạng cảm xúc của khách hàng ở thời

điểm thụ hưởng dịch vụ Do lường chat lượng dich vụ là một yêu cầu quan trọng dé có

10

Trang 17

thể có cách tác động vào sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi làm cho việc cung cấp dịch

vụ trở lên tốt hơn Mục tiêu của việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ có quan hệ chặt

chẽ với đối tượng nghiên cứu về địch vụ công trong nên quản trị mở Bởi xét từ bản

chất của chất lượng dịch vụ là gan với sự cam nhận, đánh gia và mức độ hai long củakhách hàng, trong khi dịch vụ công lại mang những đặc trưng rất riêng biệt so với dịch

vụ hàng hóa thông thường Dịch vụ công là sản phẩm của quản trị nhà nước và gắn

liền với tài chính công, đầu tư công và khu vực công, các yếu tô rất quan trọng và cốtlõi để tạo nên chất lượng dịch vụ, mang đến cho người dân, doanh nghiệp những trảinghiệm tốt và hài lòng khi sử dụng dịch vụ công cộng

Quản trị mở yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ công phải tiếp nhận liên tục các phảnhdi từ khách hang dé cải thiện chất lượng dịch vụ do mình cung cấp trên nguyên tắc

cởi mdi, công khai, minh bạch Tuy nhiên, khối lượng công việc trong lĩnh vực cung

ứng dịch vụ công là không nhỏ, việc phải tiếp thu, lang nghe, phản hồi, đánh giá vàđưa ra giải pháp giải quyết các ý kiến đóng góp, khiếu nại của người dân có thé làm

céng kénh thêm bộ máy hoặc phức tap trong việc giải quyết, đòi hỏi phải hoàn thiện

hàng lang pháp lý đặc biệt là liên quan đến pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên nền tảngtrực tuyến Chính phủ cần phải đầu tư hạ tang CNTT và tạo ra thói quen sử dung dich

vụ công trực tuyến cũng như giao tiếp trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người sửdụng dịch vụ công Sự tương tác nhanh chóng, kịp thời và cởi mở giữa nhà cung cấp

dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp cũng là đòn bẩy để thúc đây nền kinh tế

phát triển, tăng cường tính dân chủ, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan

nha nước.

1.1.2 Khai niệm, đặc trưng, mô hình cung ứng dich vụ công và vai tro, chức

năng của Nhà nước trong thực hiện dịch vụ công

1.1.2.1 Khái niệm, đặc trưng cua dich vụ công

Dịch vụ công (Tiếng Anh: Public Service) có nguồn gốc từ thời cô xưa, gan liền

quản trị công Mỗi quốc gia trên thế giới có định nghĩa riêng về dịch vụ công, hơn nữa,

dịch vụ công phát triển theo thời gian và có lịch sử riêng của nó Ngày nay, khi nói đếndịch vụ công, các nhà nghiên cứu hành chính học hiểu theo cách tiếp cận chuyền từ nhà

nước cai tri sang nhà nước cung cấp dịch vụ công, theo đó, người dân bao gồm cá nhân

và các doanh nghiệp được coi là khách hàng, thay vì đối tượng bị quản lý (cai trị) của

11

Trang 18

các cơ quan hành chính [4] Dịch vụ công có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa

công cộng và mang nhiều đặc điểm của dịch vụ nói chung nhưng cũng có đặc trưngriêng biệt Dịch vụ (service) mang bản chất là công việc của con người dưới hình tháilao động thé lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mai

Từ công (public) là công cộng, mang nghĩa đó là những gi thuộc về toàn thé cộng đồng,

chung cho mọi người Thuật ngữ dịch vụ công được nhiều từ điển nỗi tiếng thế giới địnhnghĩa:

Theo từ điển Cambridge Dictionary, dịch vụ công là dịch vụ do Chính phủ cungcấp như bệnh viện, trường học, cảnh sát, cung cấp cho công chúng các dịch vụ có tínhthiết yếu và không nhăm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Theo từ điển Oxford Dictionary, dịch vụ công là một dịch vụ như giáo dục hoặcgiao thông mà Chính phủ hoặc tô chức chính thức cung cấp cho mọi người nói chungtrong một xã hội cụ thé, được thực hiện dé giúp đỡ mọi người hơn là tìm kiếm lợi

nhuận.

Từ điển chính trị Le Dictionnaire de Politique định nghĩa: Dich vụ công là mộthoạt động được thực hiện trực tiếp bởi cơ quan công quyền (Nhà nước, chính quyềnvùng lãnh thổ hoặc địa phương) hoặc dưới sự kiểm soát của nó, với mục đích đáp ứngnhu cầu vì lợi ích chung

Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, dịch vụ công là cách mà Nhà nước can thiệp

nhằm đáp ứng các hàng hóa mang tính công cộng Ranh giới giữa khái niệm hành

chính công với những dịch vụ và tiện ích mang tính công cộng khác dường như không

có định được và được xác định một cách tương đối [5]

Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước can

thiệp vào việc cung ứng nhằm mục tiêu hiệu quả, ồn định và công bằng, theo đó, dịch

vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhànước, bao gồm từ việc ban hành chính sách, pháp luật, an ninh, quốc phòng, cho đếnnhững hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụtrực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Nhà nước can thiệp vào việc cungứng nhằm mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng như y tế, giáo dục, vệ sinh môi

trường, cung cap điện, cap thoát nuéc vv.

12

Trang 19

Đề phân biệt dịch vụ công với dịch vụ tư cho hoạt động thương mại, Hiệp địnhnăm 1994 về thương mại dịch vụ (GATS 1994) của Tổ chức Thương mại thế giớiWTO ghi nhận rằng: Những dịch vụ được cung cấp trong khi thừa hành công quyềnthì không bị coi là đối tượng của thương mại dịch vụ Trên thế giới có nhiều quan

điểm về dịch vụ công liên quan đến phạm vi, chủ thể, nội dung và phụ thuộc vào bốicảnh và nhu cầu quản lý nhà nước của mỗi quốc gia vào những giai đoạn nhất định

Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân

vì lợi ích chung của chung của xã hội, do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội

(trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảođảm ồn định va công băng xã hội, gắn liền với vai trò và chức năng quản lý xã hội của

nhà nước.

Từ định nghĩa như trên, dịch vụ công có những đặc điểm:

- Dịch vụ công là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai

sử dụng nó, là loại dịch vụ có tính xã hội với mục tiêu chính là phục vụ cộng đồng,

đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân và không có sự phân biệt đối xử, việc tiêu dùng

của người này ít làm ảnh hưởng tới việc tiêu dùng của người khác.

- Không thé vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóacông cộng vẫn tôn tại

- Là loại hàng hoá đặc biệt do Nhà nước cung ứng hoặc uỷ nhiệm cho tô chức,

cá nhân thực hiện cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội

- Việc trao đôi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, người

sử dung dich vụ không trực tiếp trả tiền hoặc chi trả một phan chi phí nhưng nhà nước

vẫn có trách nhiệm cung ứng vì mục tiêu lợi ích chung.

- Dịch vụ công có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại với quản trị tốt và xóa

đói giảm nghèo, phòng chống tham nhũng và phát triển bền vững

- Dịch vụ công gắn bó chặt chẽ với sự phát triển ứng dụng CNTT và chuyền đổi

Dịch vụ công tôn tại khoảng cách giữa các nước phát triên và các nước đang phát triên Trình độ phát triên kinh tê - văn hóa - xã hội tác động rât lớn đên chính sách

dịch vụ công ở mỗi quốc gia Với đặc tính bị giới hạn về ngân sách, giới hạn về kết

quả và có thể không tương xứng với mong đợi của người sử dụng dịch vụ, kết quả và

13

Trang 20

hiệu suất không tương xứng với việc sử dụng dịch vụ Bên cạnh đó, kết quả thực hiệndịch vụ công thường được đánh giá bằng khả năng duy trì ngân sách, sự tồn tại của

dich vụ cũng có thé bị xem xét, điều chỉnh bởi ngân sách Dịch vụ công cũng thường

độc quyền hoặc có tính chất độc quyền cao, vi vậy, thiếu tính kiểm tra, khó giám satchất lượng, hoạt động kiểm soát chưa chắc đã hướng tới tăng hiệu suất dich vụ Khác

với dịch vụ thương mại, dịch vụ công chưa hoặc ít chú ý đến đáp ứng hay thoả mãn

nhu cầu thị trường, chậm phản ứng với nhu cầu của khách hàng

Bản chất của dịch vụ là hoạt động kinh tế tạo ra giá trị và cung ứng lợi ích cho

khách hàng tại một thời gian và địa điểm xác định, đem lại những thay đôi mong muốn

cho người thụ hưởng dịch vụ Song, do gan liền với khu vực công, dịch vụ công mang

bản chất:

- Là một loại dịch vụ do Nhà nước (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của

Nhà nước) trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nướcthực hiện dưới sự giám sát của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân(những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu);

- Nhà nước chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội cả về chất lượngcũng như sé lượng dich vu, thé hién qua viéc hoach dinh chinh sach, thé ché pháp luật,quy định tiêu chuẩn chất lượng, thanh tra kiểm tra giám sát thực hiện;

- Dịch vụ công là những dịch vụ rất cơ bản và vì lợi ích chung của cộng đồng Dịch vụ công có nhiệm vụ khắc phục những trở ngại về thể chất và tài chính

của các đối tượng sử dụng có nguy cơ không được tiếp cận dé họ sử dụng (những dịch

vụ thiết yếu) theo nhu cầu dưới những hình thức thích hợp Đồng thời, dịch vụ côngcũng góp phần tạo ra mối liên kết xã hội hay cảm giác được đứng trong một cộng đồng

có t6 chức nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng lãnh thổ và các nguồn lực một cách có

hiệu quả và cân bằng cả về không gian lẫn thời gian

1.1.2.2 Phân loại địch vụ công

Trong môi trường kỹ thuật số, việc phân loại dịch vụ công có ý nghĩa rất quantrọng liên quan đến tính tiện dụng về dé dang sử dụng cho người dân và doanh nghiệp.Dịch vụ công có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Xét theo tính chất

của dich vụ có thé chia thành: dịch vụ công mang tính thiết chế (cảnh sát, quân đội, hộtịch ); dịch vụ công mang tính xã hội (giáo dục, y tế, cứu trợ ); dịch vụ công mang

14

Trang 21

tính kinh tế - kỹ thuật (giao thông, viễn thông, năng lượng ).

Dịch vụ công cũng có thể được phân loại thành:

- Dịch vụ sự nghiệp công (có người gọi là hoạt động sự nghiệp công), phục vụ

những nhu cầu thiết yếu cho xã hội, quyền và lợi ích công dân Nhà nước trực tiếp

(thông qua) các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc uỷ quyền cho các tổ

chức ngoải Nhà nước thực hiện (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá,

thé duc thé thao, khoa học, bảo hiểm an sinh xã hội, phòng cháy chữa cháy, bão lụt,thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người nghẻo );

- Dịch vụ công ích, một phần mang tính chất kinh tế hàng hoá như cung cấpđiện, cấp nước sạch, giao thông công cộng, quản lý đô thị, viễn thông, vệ sinh môi

trường, xây dựng kết cấu ha tang, vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngu ;

- Dịch vụ hành chính công, liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật của các

cơ quan nhà nước, ví dụ như hoạt động thâm định hồ sơ, ký phê duyệt, tô chức chođăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản, trật tự an toàn xã hội, hải quan, chứngthực ;

Có quan điểm cho rằng dịch vụ hành chính công là dịch vụ gắn liền với quyềnlực nhà nước, cụ thể là hoạt động thực thi pháp luật, không có nguồn gốc từ nhu cầucủa người sử dụng, bởi vậy, tính chất địch vụ không nổi bật mà mang tính áp đặt đốivới người dân Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của dịch vụ công với nội ham rộng va

gắn liền với khu vực công, cách tiếp cận dịch vụ công là nhu cau thiết yếu không chỉ

dừng lại ở các nhu cầu tự nhiên, mà còn là nhu cầu xuất phat từ đòi hỏi việc thực thichức năng quản ly xã hội của nhà nước vi lợi ích “công cộng” Những yếu t6 cấu thành

của dịch vụ công luôn gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước trong khuôn

khổ pháp luật Dịch vụ hành chính công thường được nhiều quốc gia trên thế giới công

nhận là một dạng dịch vụ công.

1.1.2.3 Một số mô hình cung ứng dịch vụ công

Dịch vụ công có lịch sử phát triển lâu dài và cải cách liên tục để phù hợp với sựbiến đổi mọi mặt của thé chế, chính sách, pháp luật và sự phát triển của công nghệ.Các mô hình cung ứng dịch vụ công đã từng tồn tại có thể kể đến như:

- Mô hình Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng hàng

15

Trang 22

hóa, dịch vụ công: Nhà nước bỏ vốn ra tạo lập, tiễn hành hoạt động sản xuất, cung ứng

dịch vụ công trên cơ sở kế hoạch Nhà nước giao, theo cơ chế bao cấp (lãi nộp ngân

sách nhà nước, lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ) Chủ thể cung ứng dịch vụ công là Nhànước.

- Mô hình khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức cung ứng dich

vụ công: là hình thức cung ứng trong đó Nhà nước dành phan lớn (nếu không muốn

nói là “hầu hết”) việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công cho khu vực tư trực tiếp sảnxuất và cho xã hội Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân được phát triển

mạnh mẽ, ngay cả trong lĩnh vực công.

- Mô hình Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và

cung ứng dịch vụ công Nhà nước và tư nhân liên kết, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch

vụ công cho xã hội Cùng với sự khuyến khích khu vực tư đầu tư vào các lĩnh vực củanền kinh tế, Nhà nước cũng muốn có một số doanh nghiệp của mình như là một công

cụ điều tiết trực tiếp việc sản xuất, cung ứng một số hàng hóa dịch vụ công quan trọng

mà Nhà nước thấy cần thiết Mô hình này được thể hiện ở một số hình thức như sau:

+ Hình thức Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ chức cung ứng

dịch vụ công Đây là mô hình hợp đồng giữa Nhà nước và các tô chức tư nhân trongviệc cung ứng dịch vu công do Nhà nước tra chi phí Chủ thé trực tiếp tổ chức thực

hiện là doanh nghiệp thuộc khu vực tư.

+ Hình thức khu vực tư nhân cung ứng tai chính va Nhà nước cung ứng dịch vụcông Đây là hình thức được áp dụng để cung ứng những loại dịch vụ công thường gắn

liền với đời sống dân sinh mà doanh nghiệp nhà nước có thé được nhân dân (người trựctiếp thụ hưởng) chọn (thông qua đấu thầu, đặt hàng ) trực tiếp đứng ra t6 chức cung

ứng.

+ Hình thức Nhà nước và khu vực tư nhân cùng đầu tư góp vốn cùng cung ứngdịch vụ công Đây là hình thức cung ứng dịch vụ công dựa trên nguyên tắc bình dang

giữa các nhà đầu tư, trong đó có Nhà nước Hệ quả của hình thức này là sự ra đời các

hình thức hợp tác, liên kết kinh doanh giữa Nhà nước với các tô chức thuộc khu vực tư

nhân hoặc sự ra đời các công ty hoạt động trong lĩnh vực công ma trong đó, Nhà nước

và các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân là những cổ đông hoặc thành viên công ty

- Mô hình “lấp chỗ trống”: Hoạt động cung cấp dịch vụ công có đặc trưng

16

Trang 23

không nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bởi những hoạt động này luôn có sự quản lý tươngđối chặt chẽ của Nhà nước với tính chất là phục vụ, đảm bảo duy trì sự phát triển bìnhthường và 6n định của đời sống xã hội trong khi doanh nghiệp với bản chất là một tổchức kinh tế được thành lập để tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy, Nhà nước với chức năng,vai trò xã hội của mình phải đứng ra t6 chức, thực hiện dịch vụ công để đảm bảo

nguyên tắc công bang và bình dang cho các chủ thé trong xã hội khi tiếp cận với dịch

vụ công, thay thế các doanh nghiệp thuần tuý khác Tùy thuộc vào trình độ phát trién,chính sách của mỗi quốc gia mà ứng dụng mô hình cung cấp dịch vụ công khác nhau

[6].

1.1.2.4 Chất lượng dịch vụ công và đo lường chất lượng dịch vụ công

Chất lượng dịch vụ công là một thước đo quan trọng đối với hoạt động của bộ

máy hành chính nhà nước Việc đánh giá chất lượng dịch vụ công giúp xác định điểm

yếu, điểm mạnh, những hạn chế cần khắc phục của hệ thống, từ đó đưa ra các giải

pháp nhằm phục vụ người dân tốt hơn Các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụcông cần mang tính khoa học, phù hợp cả lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất

lượng dịch vụ.

Có nhiều cách tiếp cận đánh giá chất lượng dịch vụ công Haywood và Farmercho rang chất lượng dich vụ gồm ba phan: (i) quy trình và cơ sở vật chat; (ii) hành vicủa con người; (iii) đánh giá chuyên môn Từ bản chất của dich vụ công, Aurel Mihail

Tu và Anca Ioana Vlad đã chi ra một tập hợp các chỉ số chất lượng dịch vụ công

được phân thành 05 nhóm như sau: Nhóm 1: Chất lượng của các dịch vụ được cung

cấp bởi nhân sự từ hành chính công địa phương cho công dân; Nhóm 2: Tính chuyên

nghiệp của việc hợp tác với công dân — những người được thuê trong các lĩnh vực hợp

pháp; Nhóm 3: Chat lượng của sự hợp tác giữa các nhánh của các tổ chức công; Nhóm

4: Sự phù hợp giữa mục tiêu của các tổ chức và chất lượng dịch vụ được cung cấp;

Nhóm 5: Việc quản lý chất lượng dịch vụ được cung cấp bằng cách giảm thời gian đápứng các yêu cau

Các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ công rất đa dạng Trên thế giớihiện có nhiều mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ công, tuy nhiên, các mô hình nàykhông chỉ đánh giá duy nhất chất lượng dịch vụ công mà còn được sử dụng để đo

lường hiệu quả quản trị hoặc là chỉ số cảm nhận tham những Mô hình đánh giá chất

17

Trang 24

lượng dịch vụ SERVQUAL được xem là một trong các mô hình đánh giá chất lượng

dịch vụ phố biến nhất hiện nay Với mô hình này, có thé đo lường chất lượng dịch vụdựa trên năm tiêu chí: Độ tin cậy; Sự đồng cảm; Độ đảm bảo; Yếu tố thực tế; Trách

nhiệm Đề đo lường chất lượng dịch vụ công, một số mô hình đang được sử dụng dé

danh gia chat lượng dich vụ công hiện có trên thế giới như là Bộ chỉ sỐ quản trị thế

giới (World Governance Indicators — WGI) do WB giới thiệu từ năm 1996; ở Việt

Nam có Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là PCI) và Chỉ số Hiệu quả Quảntrị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính

(SIPAS), Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính (PAR INDEX) [2] Có rat

nhiều bộ công cụ được sử dụng dé đánh giá chất lượng dịch vụ công, mỗi mô hình có

ưu điểm và hạn chế khác nhau, các bộ cung cụ giúp cho Chính phủ có được số liệu cụ

thé dé có thé đưa ra các chính sách dịch vụ công phù hợp

1.1.2.5 Mối quan hệ của Nhà nước và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ côngTrong việc cung ứng dịch vụ công, mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực tư

được quy định bởi các quy định của pháp luật liên quan về dịch vụ công Việc phân

chia trách nhiệm giữa Nhà nước và khu vực tư trong cung cấp dịch vụ công được xácđịnh dựa trên những yếu tố khác nhau, bao gồm tính chất, quy mô và khả năng cungcấp dịch vụ của khu vực tư, nhu cầu của người dân và các quy định pháp luật về dịch

vụ công Nhà nước có thê giao cho tô chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ công

theo các phương thức, hình thức và quy định của pháp luật Tuy nhiên, Nhà nước vẫn

giữ vai trò quản lý, kiểm soát và đảm bảo chất lượng các dịch vụ công được cung cấpbởi khu vực tư Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm pháp lýnếu có bất kỳ vẫn đề nào liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công bởi khu vực tư

Khu vực tư với khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công của ngườidân, có thé được giao phó một số trách nhiệm cung cấp dịch vụ công Tuy nhiên, khuvực tư phải tuân thủ các quy định pháp luật về dịch vụ công, bảo vệ thông tin cá

nhân, quản lý hồ sơ và đảm bảo chất lượng dịch vụ Theo đó, khu vực tư phải đáp

ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, tiện ích và độ tin cậy của dịch vụ công, đồng thờiphải đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của thông tin cá nhân.Các quy định về việc

giao dịch, hợp đồng, thỏa thuận giữa Nhà nước và khu vực tư trong cung cấp dịch vụ

công phải được quy định rõ ràng, day đủ Các hợp đồng và thỏa thuận này phải quy

18

Trang 25

định rõ các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên, mức phí cung cấp dịch vụ, chấtlượng dịch vụ và thời hạn cung cấp.

Khi khu vực tư vi phạm các quy định pháp luật hoặc không đảm bảo chất lượngdịch vụ, Nhà nước có thé thực hiện các biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc cham

dứt hợp đồng, thỏa thuận cung cấp dịch vụ công Các biện pháp kiểm tra, xử lý viphạm này được quy định trong pháp luật Nếu khu vực tư vi phạm các quy định pháp

luật hoặc không đảm bảo chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, khu vực tư cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường

thiệt hại cho người dân nếu có sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ hoặc vi phạmcác quy định pháp luật Việc bồi thường thiệt hại này cũng phải được quy định bởi

pháp luật dé dam bảo quyền và lợi ích cho người dân và doanh nghiệp

Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ công là mối

quan hệ pháp lý được quy định bởi pháp luật, đặc biệt là các quy định pháp luật hành

chính Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cung cấp các dịch vụ công đầy đủ, tiện lợi và

chất lượng cao cho công dân và tổ chức Khu vực tư có trách nhiệm cung cấp các dịch

vụ công được Nhà nước giao phó hoặc được phép cung cấp các dịch vụ theo các quyđịnh của pháp luật Trên cơ sở đó, cả Nhà nước và khu vực tư cần phải hợp tác chặtchẽ dé cung cấp các dịch vụ công day đủ, tiện lợi và chất lượng cao cho người dân va

tổ chức Các bên cần phối hợp trong việc thiết kế, triển khai và cung cấp các dịch vucông, đồng thời cần tăng cường quan lý, giám sát và kiêm tra chất lượng dịch vụ dé

đảm bảo tính pháp lý, công bằng và chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người

dân Việc tăng cường sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ

công cũng giúp nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động cung cấp dịch vụcông.

Khu vực tư với tính linh hoạt và nhanh nhạy trong hoạt động cung cấp dịch vụ

có thể đóng góp nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng các dịch vụ công Cụ thé hơn,

tăng cường sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ công giúp

tối ưu hóa tài nguyên và quan lý chi phí, từ đó giảm chi phí sản xuất, cung cấp dich vụ

và nâng cao hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, việc tăng cường sự hợp tác này giúp cảithiện quy trình cung cấp dịch vụ, giảm thiêu TTHC, đơn giản hóa quy trình cung cấpdịch vụ, từ đó tạo ra sự thuận tiện và nhanh chóng cho người dân và tô chức khi sử

19

Trang 26

dụng dịch vụ công Hơn nữa, việc tăng cường sự hợp tác giữa Nhà nước va khu vực tư

trong cung ứng dịch vụ công còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường độ tincậy và uy tín của dịch vụ công, từ đó tăng sự hài lòng của người dân và tô chức đối vớicác dich vụ công và giúp day mạnh sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước

Mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực tư trong cung ứng dịch vu công là một

quan hệ phức tạp và quan trọng Việc tăng cường sự hợp tác, đồng bộ hóa quy định và

tiêu chuẩn, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng dịch vụ cônggiữa Nhà nước và khu vực tư sẽ giúp nâng cao chất lượng và độ phủ của các dịch vụcông, đảm bảo tính pháp lý, công bằng và chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu củangười dân, đồng thời giúp người dân đánh giá và lựa chọn dịch vụ công tốt nhất cho

nhu cầu của mình Việc tăng cường sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong

cung ứng dịch vụ công còn mang lại nhiều lợi ích khác cho đất nước, như tăng cường

sự cạnh tranh, tạo động lực cho sự phat triển kinh tế và xã hội, đồng thời góp phần xâydựng một xã hội phát triển và tiễn bộ hơn Nhưng dé dat duoc su hop tac tốt nhất giữa

Nhà nước và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ công, cần có sự thấu hiểu và tôn trọng

đối tác Nhà nước cần thê hiện sự minh bạch, công băng trong việc thiết kế và triểnkhai các chính sách, đồng thời đánh giá, đánh giá chất lượng và nâng cao hiệu quả cáchoạt động cung cấp dịch vụ Khu vực tư cần đảm bảo chất lượng dịch vụ, tuân thủ cácquy định pháp luật và tôn trọng quyền lợi của người sử dụng dich vụ

1.2 Quản trị mở 1.2.1 Khái niệm quan trị mở

Có nhiều cách hiểu về quản trị mở Theo Harlan & Robinson (2012), quản trị mở

được định nghĩa là đặc điểm cốt lõi của các hệ thong dân chu, trong đó các mối quan hệ

và quy trình quản trị cho phép giải quyết các quan điểm, nhu cầu và quyền của mọi côngdân, kể cả những người bị thiệt thoi nhất Theo Tổ chức minh bạch quốc tế(Transparency International — TI), quản trị mở được thé hiện trên các quyền được biết và

tham gia vào quá trình ra quyết định, được duy trì bởi các thể chế vững mạnh và giám

sát hiệu quả, và được phát triển thông qua các chính sách thúc đây và hiện thực hóa tínhminh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia Các chính sách này yêu cầu đầu tư vào

các công cụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ, đặc biệt là CNTT và truyền thông, do tính phù hợp

của chúng đôi với việc củng cô và cải thiện tính minh bạch, đê tạo điêu kiện cho tiêng

20

Trang 27

nói và sự tham gia của người dân, cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình của nhà nước.

Theo OECD (2016), quản trị mở được coi là: “M6t nên văn hóa quản trị dựatrên các chính sách và thực tiễn công đổi mới và bên vững lấy cảm hứng từ cácnguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia nhằm thúc đẩy dân chủ

và tăng trưởng toàn diện” [35] Có lš định nghĩa của OECD đã gần như biểu đạt toàn

diện ban chất của quản trị mở cũng như nguồn gốc ra đời của quan điểm quản trị nhànước này Quản trị mở không chỉ dựa trên tính mở như một cấu trúc mà còn như một

nền văn hóa quan điểm về quản trị Xây dựng dựa trên lý tưởng về một xã hội mở,

quản trị mở đôi khi được hiểu là một quan điểm vượt trội về mặt chuẩn mực và được

khái niệm hóa như một hình thức quản trị Tuy nhiên, trong thực tiễn, quản trị mở là

một khái niệm có thể được sử dụng dé hiểu và nghiên cứu các thỏa thuận quản tri mới,đang nồi lên, có ý nghĩa như một hình thức bồ sung của quản trị hiện tại Các nguyêntắc và thực hành quản trị mở thường khác nhau đối với các quốc gia trên toàn cầu do

ảnh hưởng và đặc điểm của các yêu tố chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ và kinh tế

khác nhau Các Chính phủ trên toàn cầu đã phải hình dung lại và xác định lại vai trò,trách nhiệm và chức năng hiện tại trong bối cảnh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cônghiệu quả cho công dân của họ Nhu cầu về các đầu ra cung cấp dịch vụ mạnh mẽ, linhhoạt và đáp ứng đã định vị các Chính phủ hướng tới các hệ thống phi tập trung vàkhông quan liêu và các thông lệ dé cải thiện việc cung cấp dịch vụ

Các Chính phủ cần phải cải thiện các hệ thống, quy trình quản trị nội bộ củaminh dé đảm bảo rằng các nguyên tắc quản trị tốt được tuân thủ trong toàn bộ khu vựccông Các tô chức khu vực công cần thiết phải đánh giá lai, tái cấu trúc và thiết kế lại

các hệ thong t6 chức, thủ tục, chính sách va khuôn khổ pháp lý hiện tại, các nền văn

hóa và truyền thống gắn liền, cũng như các cấu trúc chức năng của các tô chức khuvực công nhằm hướng tới việc cải thiện sự công bằng, bình đăng, dé tiếp cận

Quản trị mở có thé được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau

* Theo góc nhìn khoa học quản trị công:

Quan trị mở (Open Governance) là một phương pháp quản trị công khai dựa

trên nguyên tắc của tính minh bạch, tính tương tác và tính tham gia của cộng đồng, ápdụng trong các tổ chức, cơ quan hoặc Chính phủ để cải thiện quá trình quản trị, tăng

21

Trang 28

tính minh bạch và sự tương tác giữa cơ quan quản lý và người dân Cách quản trị mở

thường được thực hiện là sử dụng các công cụ trực tuyến, chăng hạn như các trang

web mở, mạng xã hội và phần mềm mở Các công cụ này cung cấp cho cộng đồng cáckênh dé thảo luận, đưa ra ý kiến và phản hồi về các hoạt động của tô chức hoặc cơ

quan quản lý Việc sử dụng các công cụ này cũng có thé giúp cho tổ chức và cơ quanquản lý thu thập thông tin từ cộng đồng và tạo ra các chính sách và quyết định dựa trên

thông tin này Một trong những ưu điểm của quản trị mở là nó tạo ra một môi trườngtích cực cho sự phát triển của các giải pháp sáng tạo Với sự tham gia của cộng đồng,các giải pháp này có thé được thử nghiệm, đánh giá và cải tiến nhanh chóng Điều nàygiúp cho tô chức hoặc cơ quan quản lý tạo ra các giải pháp tốt hơn và đáp ứng tốt hơn

với nhu cầu của cộng đồng

Tuy nhiên, việc triển khai quản trị mở không phải lúc nào cũng dé dàng Việctích hợp các công cụ trực tuyến và các chiến lược kinh doanh và quản trị có thể gặpphải nhiều khó khăn trong thực tế

Thứ nhất, khó khăn trong việc quản lý quá trình đưa ra quyết định Trong quản

trị mở, quyết định thường được đưa ra dựa trên quá trình thảo luận và đánh giá ý kiếncủa nhiều cá nhân, tổ chức và cộng đồng Quá trình này cần sự cần trọng và công tâm

dé đảm bao tính công bằng và minh bạch

Thứ hai, khó khăn trong việc đảm bảo tính bảo mật Việc quản trị mở có théđưa đến việc tiết lộ thông tin quan trọng hoặc bí mật của tổ chức, do đó cần phải đảm

bảo rằng hệ thống được bảo vệ chặt chẽ dé không bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mụcđích.

Thứ ba, khó khăn trong việc quản lý và đào tạo nguồn nhân lực Việc triển khaiquản trị mở đòi hỏi sự tham gia của nhiều cá nhân và tô chức, đồng nghĩa với việc cần

có một số lượng lớn các nhân viên và tình nguyện viên đề tham gia và đóng góp Điềunày đòi hỏi các tô chức phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc quan lý và dao tạo

nhân lực dé đảm bảo sự tham gia cua họ được hiệu quả va chất lượng

Thứ tư, khó khăn trong việc quản lý và đánh giá hiệu quả Việc triển khai quảntrị mở đòi hỏi phải có các chỉ số và tiêu chí để đánh giá hiệu quả Tuy nhiên, việc xácđịnh các chỉ số này có thể gặp khó khăn vì tính chất đa dạng và phức tạp của các hoạt

động trong quan tri mở.

22

Trang 29

Thứ năm, khó khăn trong việc duy trì động lực và cam kết Việc triển khai quảntrị mở đòi hỏi sự đóng góp của nhiều cá nhân và tô chức, nhưng dé duy trì sự đóng gópnày thì cần phải có một cộng đồng đầy đủ và cam kết Tuy nhiên, sự đóng góp củacộng đồng có thé giảm dan theo thời gian nếu họ không nhận được sự đánh giá và

động viên đúng mức, hoặc nếu không có sự đầu tư và phát triển cần thiết để duy trìmột môi trường hỗ trợ sáng tạo và đa dạng.

Thứ sáu, khó khăn trong việc đối phó với ý kiến trái chiều và xung đột Khitriển khai quản trị mở, các ý kiến trái chiều và xung đột có thê xảy ra, đòi hỏi sự thấu

hiểu và kỹ năng giải quyết xung đột Việc đối phó với các ý kiến trái chiều và xung đột

đòi hỏi sự linh hoạt, cởi mở và có thé mat thời gian và tài nguyên.

Thứ bảy, khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo sự nhất quán Khi triển khai

quan trị mở, có thé có nhiều ý kiến và đánh giá khác nhau từ các cá nhân và tô chứctham gia Do đó, cần phải có sự quản lý và đảm bảo sự nhất quán giữa các ý kiến và

quyết định để đạt được mục tiêu chung và tránh sự rối loạn.

Những khó khăn trên đòi hỏi sự chủ động và quản lý cân trọng trong quá trình

triển khai quản tri mở Đề đạt được thành công trong quan tri mở, các tô chức hoặc cơquan quản lý cần có sự đồng thuận và sự hỗ trợ từ các bên liên quan, cũng như cóchiến lược phù hợp dé đảm bao tinh minh bach và tương tác đúng mức với cộng đồng.Ngoài ra, việc triển khai quản trị mở cũng đòi hỏi các tổ chức và cơ quan quản lý phảisẵn sang chấp nhận phản hồi và đóng góp từ cộng đồng, ké cả những phản hồi tiêu cực

và tranh luận Tuy nhiên, điều này lại là một cơ hội dé cải thiện và đưa ra các quyết

định dựa trên các thông tin thực tế và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng

* Theo góc nhìn triết học Mác-Lênin:

Triết học Mác- Lênin (Marxism) là một trường phái triết học xã hội chủ nghĩađược phát triển bởi Các Mác và Phriđorich Ăngghen vào đầu thế kỷ IXX Từ góc nhìncủa triết học Mác- Lênin, quản trị mở có thé được xem là một phương pháp dé tăng

cường sự tham gia của công nhân và giai cấp lao động trong quá trình quản trị và điều

hành các van dé xã hội Theo triết học Mac-Lénin, tất cả các lực lượng xã hội đều phảiđược tham gia vào quá trình sản xuất, bao gồm cả công nhân Công nhân và giai cấp

lao động có quyền được tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến sản xuất

và quản lý sản phẩm Việc áp dung quản trị mở có thé tạo ra một môi trường cho phép

23

Trang 30

công nhân và giai cấp lao động tham gia vào các quyết định quan trọng và kiểm soátquyền lực của các tổ chức, cộng đồng hoặc Chính phủ Đồng thời, từ góc nhìn của triếthọc Mác - Lênin, quản trị mở cũng có thể giúp tăng cường sự hiểu biết và giám sát củacông nhân và giai cấp lao động đối với hoạt động sản xuất và quản lý Điều này có thểtạo ra một môi trường làm việc minh bạch hơn, giúp ngăn chặn các hành vi bất hợp

pháp và tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho các công nhân [23].

Về cơ bản, quan tri mở từ góc nhìn của triết học Mác - Lênin có thê được xem

là một phương pháp đề tăng cường quyền lực của công nhân và giai cấp lao động trong

quá trình quản trị và điều hành các vấn dé xã hội Nó có thé giúp tạo ra một môi

trường công bằng và minh bach hơn, nơi mà quyền lợi của công nhân và giai cấp lao

động được đảm bảo và tôn trọng.

* Theo những góc nhìn khác:

- Góc nhìn kinh tế:

Quản trị mở có thé được coi là một phương pháp dé tăng cường sự cạnh tranh

va sáng tao trong nền kinh tế Việc áp dung quản trị mở có thé giúp tạo ra một môi

trường kinh doanh công bằng hon, nơi mà tất cả các doanh nghiệp có thé có cơ hộitham gia vào các quyết định liên quan đến chính sách và quy trình quản lý Điều này

có thé tạo ra sự đổi mới và sáng tạo trong kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế và tạo racác cơ hội việc làm mới Trong khuôn khổ của quyền sở hữu trí tuệ, quan tri mở có thékhuyến khích sự sáng tao và tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

- Góc nhìn xã hội:

Quản trị mở có thé giúp tăng cường sự công bằng va bảo vệ quyền lợi củanhững người yếu thế trong xã hội Điều này có thể đạt được bằng cách cho phép sựtham gia của các nhóm dan tộc thiểu số, người dân nghèo, người khuyết tật và nhữngngười khác có tiếng nói trong các quyết định quan trọng liên quan đến chính sách xãhội Quản trị mở cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề

xã hội như bat bình đăng, đói nghèo và phân biệt chủng tộc

- Góc nhìn công nghệ:

Quản trị mở có thể được coi là một phương pháp sử dụng công nghệ để tạo ra

sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý va điều hành tổ chức, cộng đồng hoặc

Chính phủ Các công nghệ mới như blockchain, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu mở có thể

24

Trang 31

được sử dụng để tăng cường tính minh bạch và đảm bảo trách nhiệm trong việc quản

lý và điều hành Điều này có thê giúp tạo ra sự tin tưởng và sự hiểu biết về hoạt động

của tô chức, giúp ngăn chặn các hoạt động bat hợp pháp và giảm thiểu rủi ro

- Góc nhìn văn hóa:

Quản trị mở có thé được xem là một phương pháp dé tạo ra một môi trường

thúc đây sự tham gia và sự chia sẻ ý tưởng và kiến thức Nó có thể tạo ra một cộng

đồng da dạng và sang tao, tạo ra các giá trị văn hóa mới và giúp thúc day sự phát triểncủa một xã hội thông minh Việc tạo ra các kênh liên lạc và phương tiện để đóng góp

vào quyết định và giám sát hoạt động của tổ chức hoặc Chính phủ có thê giúp tạo ra

một môi trường thuận lợi cho các hoạt động đối thoại và trao đổi giữa các nhóm khácnhau trong xã hội Điều này có thể tạo ra sự đa dạng ý tưởng và kiến thức, giúp tăngcường sự sáng tạo và thúc đầy phát triển văn hóa và xã hội

1.2.2 Đặc điểm của quan trị mo: Tinh mo, Dịch vụ mở, Dữ liệu mở

Quản trị mở là một phương pháp quản lý dựa trên tính mở, dịch vụ mở và dữ

liệu mở Tính mở đề cập đến sự minh bạch va độ tin cậy của tô chức trong mắt cộng

đồng Dịch vụ mở là các dịch vụ công cộng được cung cấp thông qua sự hợp tác giữaChính phủ và các đối tác khác Dữ liệu mở là các dit liệu được công bố và chia sẻ dégiúp các nhà khoa học, Chính phủ và cộng đồng đưa ra các quyết định tốt hơn Tất cảcác yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tạo ra sự minh bạch, công khai và thamgia của cộng đồng trong quyết định và hoạt động của tô chức, cộng đồng hoặc Chính

phủ.

*Tinh mở:

Tính mở trong quản trị mở là một khía cạnh quan trọng dé tạo ra sự công khai

và minh bạch trong quyết định và hoạt động của tổ chức, cộng đồng hoặc Chính phủ.Tính mở bao gồm việc công khai thông tin về tài chính, các quyết định quan trọng, cácchính sách và nhiều hơn nữa Công khai thông tin về tài chính là một phần quan trọng

của tính mở Các tổ chức, cộng đồng hoặc Chính phủ cần công bồ thông tin về ngân

sách và tài sản dé người dân có thé hiểu rõ hơn về việc sử dụng tiền của họ Các thôngtin này bao gồm báo cáo tài chính, danh mục tài sản và chỉ phí tiêu dùng Các tổ chức,cộng đồng hoặc Chính phủ cần công khai các thông tin này dé đảm bảo rằng tiền của

người dân được sử dụng đúng mục đích và có tính minh bạch cao.

25

Trang 32

Việc công bố các quyết định quan trọng cũng là một phần quan trọng của tính

mở Các tô chức, cộng đồng hoặc Chính phủ cần công khai các quyết định về chínhsách và hoạt động quan trọng, chang hạn như quyết định về chính sách giáo dục, chínhsách y tế hoặc chính sách an ninh quốc gia Việc công bố các quyết định này giúpngười dân hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của các quyết định này đến cuộc sống của

họ và cũng giúp họ tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định quan trọng này

Các chính sách công khai cũng là một phần quan trọng của tính mở Các chínhsách này bao gồm các hướng dẫn và quy định được thiết lập bởi các tổ chức, cộng

đồng hoặc Chính phủ Các chính sách này cần được công bố công khai để người dân

hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của minh trong việc tuân thủ các quy định và

hướng dẫn nay Vi dụ về tính mở của quản trị mở có thé là cách các tổ chức công khai

thông tin về quyết định của họ, bao gồm cách ho sử dụng ngân sách và chi phí cho các

dự án và hoạt động Điều này giúp tạo ra sự minh bạch và độ tin cậy của tô chức trongmắt cộng đồng

*Dich vụ mở:

Dịch vụ mở là việc cung cấp các dịch vụ công cộng hoặc các sản phẩm, dịch vụ

của tô chức, cộng đồng hoặc Chính phủ với sự tham gia va đóng góp của cộng đồnghoặc các bên liên quan Điều này đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp đáp ứng nhucầu thực tế của người dân và mang lại lợi ích cho cộng đồng nó phục vụ Dịch vụ mở

có thể được cung cấp thông qua các kênh truyền thông trực tuyến như trang web, ứng

dụng di động, các trang mạng xã hội hoặc các hệ thống khác Điều này giúp cho việctruy cập đến các dịch vụ và thông tin trở nên dé dàng và thuận tiện hơn cho người dân

Ví dụ về dịch vụ mở bao gồm cung cấp thông tin về các dự án đang triển khai trong

khu vực của tô chức, cộng đồng hoặc Chính phủ và cho phép người dân đóng góp ý

kiến của minh dé cải tiến dự án Ngoài ra, các ứng dung di động cũng có thé được sử

dụng dé cung cấp thông tin về các dịch vụ công cộng như đường phó, giao thông, y tế

hoặc giáo dục [33].

*Dit liệu mo:

Dữ liệu mở là các dữ liệu được công bố công khai để sử dụng hoặc tái sử dụngbởi bất kỳ ai Dữ liệu mở được cung cấp bởi các tô chức, cộng đồng hoặc Chính phủ

dé cung cấp thông tin và đảm bảo sự minh bach và công khai trong quyết định và hoạt

26

Trang 33

động Dữ liệu mở có thé là các báo cáo tài chính, bản đô, thống kê và nhiều hơn nữa.Các dit liệu này có thé được sử dụng dé phân tích và đưa ra quyết định về các van déquan trọng trong kinh tế, xã hội hoặc môi trường Điều này giúp cho quyết định được

đưa ra dựa trên các thông tin, dữ liệu đáng tin cậy, đảm bảo sự minh bạch và công khai

trong quá trình quyết định Ví dụ về đữ liệu mở bao gồm cung cấp các bản đồ về mức

độ ô nhiễm không khí trong thành phố, thống kê về tình hình đầu tư, số lượng việc làmtrong một khu vực hoặc thống kê về dân số và tuổi tác của cư dân trong một vùng.Những thông tin này có thé được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp va

Chính phủ dé đưa ra các quyết định tốt hơn Một ví dụ về dữ liệu mở của quản tri mở

có thé ké đến là dữ liệu về khí hậu và tình trạng môi trường được công bồ và chia sẻ dé

giúp các nhà khoa học, Chính phủ và cộng đồng đưa ra các quyết định tốt hơn Ví dụ

như đữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí, tình hình biến đổi khí hậu, dữ liệu về tìnhtrạng sức khỏe của cộng đồng và các thông tin liên quan đến việc quản lý tài nguyên

Tính mở, dịch vụ mở và dữ liệu mở là các yếu tố quan trong cua quan tri mở.Chúng giúp tạo ra sự minh bach, công khai va sự tham gia của cộng đồng trong quyếtđịnh và hoạt động của tô chức, cộng đồng hoặc Chính phủ Điều này mang lại nhiềulợi ích cho cộng đồng bao gồm việc tăng cường sự tín nhiệm và sự hỗ trợ từ cộngđồng, giảm chi phí và tăng cường hiệu qua trong hoạt động của tô chức, cộng đồng.Trên thế giới, quản trị mở được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm CNTT,tài chính, y tế và giáo dục Nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách và quy định để

khuyến khích và hỗ trợ việc áp dụng quản trị mở nhằm tăng cường sự phát triển bền

vững va sự tiễn bộ của xã hội

1.2.3 Các tiêu chuẩn của quản trị mởCác tiêu chuẩn của quản trị mở bao gồm sự minh bạch, sự tham gia, sự trách

nhiệm, sự độc lập, sự linh hoạt, sự đồng thuận, sự công bang va su tién tién Nhữngyếu tô này giúp tạo ra một môi trường quản trị tổ chức hoặc cộng đồng mở, minh bạch

và tiên tiến, giúp tăng tính minh bạch, sự tham gia và tin tưởng giữa các thành viên

Sự mình bạch: Minh bạch là một yếu tố cốt lõi của quản trị mở Minh bạch cónghĩa là các thông tin liên quan đến hoạt động của tô chức hoặc cộng đồng đều được

công khai và dé tiếp cận cho mọi người Điều này giúp tăng tính minh bach và tin

tưởng giữa các thành viên của tô chức hoặc cộng đông.

27

Trang 34

Sự tham gia: Sự tham gia của các thành viên là rất quan trọng trong quản trị

mở Tất cả các thành viên đều có thể tham gia vào quá trình ra quyết định và thực hiện

các hoạt động của tổ chức hoặc cộng đồng Điều này giúp tạo ra một sự đa dạng trong

suy nghĩ và quan điểm, giúp đưa ra quyết định tốt hơn

Sự trách nhiệm: Sự trách nhiệm là một yếu tô quan trong trong quản trị mở Tat

cả các thành viên của tổ chức hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm với những

quyết định mà họ đưa ra và các hoạt động mà họ thực hiện Điều này giúp tăng tínhminh bạch và tin tưởng giữa các thành viên của tô chức hoặc cộng đồng

Sự độc lập: Sự độc lập là một yếu tố quan trọng trong quan tri mở Các quyết

định và hoạt động của tô chức hoặc cộng đồng phải độc lập và không bị ảnh hưởng bởi

các lợi ích cá nhân hoặc các lực lượng bên ngoài Điều này giúp tạo ra sự công bằng

và tin tưởng giữa các thành viên của tổ chức hoặc cộng đồng

Sự lĩnh hoạt: Sự linh hoạt là một yếu tố quan trọng trong quản trỊ mở Tổ chứchoặc cộng đồng phải có khả năng thích nghỉ va thay đổi nhanh chong dé phù hợp với

sự thay đổi của môi trường xung quanh Điều này giúp tạo ra sự đôi mới và sáng tạo

trong hoạt động của tổ chức hoặc cộng đồng

Sự đông thuận: Sự đồng thuận là một yếu tố quan trọng trong quản tri mở Tat

cả các thành viên của tổ chức hoặc cộng đồng đều cần phải đồng ý với các quyết định

và hoạt động của tổ chức hoặc cộng đồng Điều này giúp tạo ra sự đồng nhất và ồn

định trong hoạt động của tổ chức hoặc cộng đồng.

Sự công bang: Sự công bang là một yếu tố quan trọng trong quản trị mở Các

quyết định và hoạt động của tô chức hoặc cộng đồng phải được thực hiện một cáchcông bằng và không bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử hoặc các lợi ích cá nhân.Điều này giúp tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên của tổ chức hoặccộng đồng

Sự đổi mới, sáng tạo: Sự đôi mới, sáng tạo là một yếu tố quan trong trong quan

trị mở Tổ chức hoặc cộng đồng phải luôn phải đổi mới sáng tạo dé tạo ra động lực

phát triển va đáp ứng, thích nghi với các yêu cầu của môi trường xung quanh Điềunày giúp tạo ra sự sáng tạo và cải tiến trong hoạt động của tô chức hoặc cộng đồng

1.3 Tác động của quản trị mé đối với dịch vụ công

1.3.1 Tiếp cận quản trị mở để cải thiện chất lượng dịch vụ công

28

Trang 35

Quản trị mở được coi là một phương tiện thuận tiện dé thúc đây sự minh bạch,trách nhiệm và tương tác với cộng đồng trong công việc quản trị các hoạt động củaChính phủ Khi áp dụng phương pháp quản trị mở, Chính phủ có thể sử dụng côngnghệ và nền tảng mở dé kết nối và tương tác với người dân và các bên liên quan khác

để giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ công Đây là một phương pháp rất hiệuquả để nâng cao chất lượng dịch vụ công, do đó được nhiều tô chức và Chính phủ áp

dụng trên toàn thế gidi Dé cải thiện chất lượng dịch vụ công, một trong những cáchtiếp cận hiệu quả là quản trị mở

Quản trị mở giúp Nhà nước và người dân có thé trao đổi thông tin với nhau một

cách rõ rang va minh bạch Việc tăng tính minh bạch giúp cải thiện sự tín nhiệm va

niềm tin của người dân vào hoạt động của cơ quan Nhà nước, đồng thời giúp người

dân kiểm soát được hoạt động của cơ quan Nhà nước và đánh giá chất lượng dịch vụ

công được cung cấp Quản trị mở cho phép người dân có thé tương tác trực tiếp với cơquan hành chính thông qua các kênh tương tác như mạng xã hội, email và tin nhắn văn

bản Điều này giúp người dân đưa ra phản hồi và đóng góp ý kiến để cải thiện chất

lượng dịch vụ công Ngoài ra, tiếp cận quản trị mở còn cho phép người dân tham giavào quá trình quản lý và cung cấp dịch vụ công, đặc biệt là trong việc đưa ra ý kiến vàđóng góp ý tưởng Điều này giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công và tạo sự đồng

thuận và tin tưởng từ phía người dân.

Sử dụng các công nghệ và công cụ của quản trị mở là một trong những cách

hiệu quả dé cải thiện chất lượng dịch vụ công Một số công cụ và kỹ thuật cụ thể như

các ứng dụng mở, công nghệ blockchain và giám sát dich vụ công là những công nghệ

va công cụ của quản tri mở, được sử dụng dé cải thiện quá trình quản lý xã hội, đảm

bảo rằng các dịch vụ công được cung cấp đáp ứng nhu cầu của người dân Sau đây làcác công cụ khi áp dụng quản trị mở trong dịch vụ công:

- Phát triển ứng dụng mở: Các ứng dụng mở là một trong những cách hiệu qua

nhất dé kết nối và tương tác với người dân Các ứng dụng nay cho phép người dân đưa

ra phản hồi và giúp cải thiện dịch vụ công

- Sử dụng công nghệ blockchain: Công nghệ blockchain có thé được sử dung

dé cải thiện quy trình quản lý và giám sát quá trình chuyên đổi tai sản của cơ quan

Chính phủ.

29

Trang 36

- Sử dụng kết noi dữ liệu: Kết nỗi dit liệu giữa các cơ quan của Chính phủ cóthé giúp cải thiện sự tương tác giữa các cơ quan này, từ đó giúp cải thiện và nâng cao

chất lượng dịch vụ công [21].

- Hợp tác mở với cộng đồng: Chính phủ có thể hợp tác với các nhóm cộng đồng

dé phát triển các giải pháp chung nhằm cải thiện chất lượng dich vụ công

- Giám sát dich vụ công: Chính phủ có thé sử dụng các công cụ giám sát déđảm bảo rằng các dịch vụ công được cung cấp đúng cách và đáp ứng nhu cầu của

người dân.

*Uu điểm của tiếp cận quản trị mở trong cung ứng dịch vụ công:

Tiếp cận quản trị mở trong cung cấp dịch vụ công có thể đạt được các kết

quả sau:

- Tăng cường tính minh bạch: Tiếp cận quản trị mở giúp tăng tính minh bachtrong quá trình quản lý và cung cấp dịch vụ công Việc tăng tính minh bạch giúp Nhàngười dan có thể trao đổi thông tin với nhau một cách rõ ràng, đồng thời giúp người

dân kiểm tra, giám sát được hoạt động của Nhà nước và đánh giá chất lượng dịch vụ

công được cung cấp Ví dụ: ở Việt Nam, công thông tin điện tử Chính phủ là mộttrong những nền tảng quản trị mở được triển khai nhằm tăng tính minh bạch trong hoạtđộng của Chính phủ trước người dân Các hoạt động của Chính phủ được cập nhật rấtnhanh chóng trên phương tiện thông tin này, đồng thời được ứng dụng Zalo cập nhậtgửi các những người dùng Zalo ở Việt Nam giúp cho người dan tiếp cận thông tin tốt

hơn về các chính sách đối nội, đối ngoại

- Tăng khả năng tương tác: Tiếp cận quản trị mở cũng giúp tăng tính tương tácgiữa Nhà nước và người dân Quản trị mở cho phép người dân có thé tương tác trực

tiếp với các cơ quan Nhà nước hoặc những người có thẩm quyên trong cơ quan Nhà

nước, thông qua các kênh tương tác như mạng xã hội, email và tin nhắn văn bản Điềunày giúp người dân đưa ra phản hồi và đóng góp ý kiến dé cải thiện chất lượng dich vụcông Ví dụ: Chính phủ Anh đã triển khai một nền tang quan trị mở gọi là “Gov.uk” décung cấp thông tin về các dịch vụ công và cho phép người dân đưa ra phản hồi vàđóng góp ý kiến

- Tăng khả năng đóng góp, tham gia: Tiếp cận quản trị mở cho phép người dântham gia vào quá trình quản lý và cung cấp dịch vụ công, đặc biệt là trong việc đưa ra

30

Trang 37

ý kiến và đóng góp ý tưởng Điều này giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công và tạo sựđồng thuận và tin tưởng từ phía người dân Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, cácứng dụng công nghệ quản trị mở được sử dụng rộng rãi nhằm tăng tính đóng góp củangười dân vào quá trình cung cấp dịch vụ công.

- Sử dụng công nghệ: Quản trị mở cung cấp các công nghệ mới nhất dé hỗ trợhoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công Ví dụ: Ở Estonia, Chính phủ đã triển khai

một hệ thống quản trị mở dựa trên công nghệ blockchain, cho phép công dân sử dụngchữ ký số dé thực hiện các giao dịch với cơ quan Nhà nước

- Hợp tác giữa các bên liên quan: Cuỗi cùng, tiếp cận quản trị mở đòi hỏi sự

hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng, để phát triển các giải phápchung nham tăng cường tính tương tác và đóng góp của người dân Ví dụ: Chính phủĐức đã xây dựng một nền tang quản trị mở gọi là “Biirgerportal” cho phép người danđăng nhập và tương tác trực tiếp với các cơ quan Chính phủ dé đưa ra ý kiến và đóng

góp ý tưởng.

*Nhược điểm:

- Phát triển hệ thong quản trị mở đòi hỏi sự dau tư lớn về ngân sách và thờigian Việc triển khai quản trị mở đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư nhiều tiền và thờigian để phát triển các nền tảng, công cụ và ứng dụng quản trị mở Bên cạnh đó, mộtvan dé đáng lo ngại có thé gặp phải là rủi ro về bảo mật thông tin Vì tiếp cận quản tri

mở cho phép nhiều người có thê truy cập thông tin, điều này có thé gây ra rủi ro vềbảo mật thông tin và dẫn đến việc lộ thông tin cá nhân của người dân

- Khả năng đáp ứng nhu cau của người dân có thé bị giới hạn Quản trị mở cóthé không đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu của người dân nếu không được triển

khai đúng cách hoặc chưa được cập nhật thường xuyên Khả năng tương tác của người

dân với Nhà nước có thể bị giới hạn Không phải tất cả các người dân đều có kinhnghiệm và kiến thức về các công nghệ mới như mạng xã hội hay blockchain dé có thé

tương tác với các cơ quan nha nước thông qua các kênh tương tác sử dung công nghệ.

Quản trị mở cũng đặt ra các thách thức về giáo dục và đào tạo Đề triển khai quản trị

mở, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn vào đảo tạo và giáo dục cán bộ, công nhân viên

chức dé nâng cao nhận thức về quản trị mở và các công nghệ liên quan

Sau đây là các công dụng khi áp dụng quản tri mở vào dịch vụ công:

31

Trang 38

Thứ nhất, quản trị mở tăng cường tính minh bạch trong quản trị công Việc ápdụng tiếp cận quản trị mở giúp tăng cường tính minh bạch trong quản trị công, giúp

người dân có được thông tin chính xác và đầy đủ về các hoạt động của Chính phủ

Điều này giúp tăng cường sự tin tưởng và tham gia của người dân trong quá trình

quản trị công.

Thứ hai, quản trị mở góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ công Tiếp cận quản

trị mở giúp Nha nướcnăm bắt được nhu cầu của người dân và đưa ra các giải pháp phihợp, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ công và tăng cường sự hài lòng của người dân

dân đối với các dịch vụ này

Thứ ba, quản trị mở giúp tăng cường trách nhiệm của công chức, viên chức

trong quản trị công Tiếp cận quản trị mở giúp tăng cường trách nhiệm của các cơquan quản lý và nhân viên công chức đối với hoạt động của mình Việc công khaithông tin, tham gia cộng đồng va chia sẻ dữ liệu giúp tăng cường tính minh bạch vàđảm bảo rằng các quyết định và hành động được thực hiện một cách chính đáng và

hiệu quả.

Thứ tư, quản trị mở làm tăng cường mức độ tương tác với cộng đồng Tiếp cậnquản trị mở rộng giúp tăng cường tương tác giữa Chính phủ và cộng đồng, đưa ra cơchế phản hồi va đóng góp ý kiến, từ đó chắc chắn rang các quyết định và hành độngđược đáp ứng nhu cầu của người dân

Tóm lại, quản trị mở là một trong những phương pháp quản lý dịch vụ công

hiệu quả, cải thiện chất lượng của các dịch vụ công được cung cấp.

1.3.2 Tăng cường tính minh bach

Tính minh bach là yếu tố quan trọng trong quan trị mở Các biện pháp dé tăngcường tinh minh bạch bao gồm công bố thông tin về ngân sách, chính sách và cácquyết định quản trị khác cũng như đưa ra thông tin chỉ tiết về các hoạt động của các cơquan quản trị công Tiếp cận quản trị mở là một phương pháp mới trong quản trị công,

tập trung vào tăng cường tính minh bạch và cải thiện chất lượng dịch vụ công Phương

pháp này có mục tiêu đảm bảo rằng quy trình quản trị công khai, minh bạch và đáng

tin cậy, từ đó nâng cao sự tin tưởng và tham gia của công dân trong quá trình quản tri

và giúp cho việc quản trị trở nên hiệu quả hơn Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các

bên liên quan, bao gôm cả Chính phủ và công dân, đê đảm bảo răng các dịch vụ công

32

Trang 39

được cung cấp đáp ứng được nhu cầu của người dân và đáp ứng được tiêu chuẩn chấtlượng cao nhất Các bên liên quan cần tương tac và hợp tác với nhau dé đảm bảo tinhminh bạch trong quá trình quản trị, cụ thé:

Chính phủ, là bên điều hành chính của quản trị công, Chính phủ đóng vai tròquan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch trong quá trình quản trị Chính phủ cần

công bồ thông tin về ngân sách, chính sách và quyết định quản trị công khác, giúp cho

các bên liên quan hiểu rõ hơn về quyết định được đưa ra Chính phủ cũng cần tạo điều

kiện cho sự tham gia của công dân trong quá trình quản tri, đảm bao sự đa dạng và đại diện trong các quá trình tham gia của công dân.

Doanh nghiệp, là bên tham gia vào qua trình quản tri công thông qua các hoạt

động kinh doanh và cung cấp dịch vụ Doanh nghiệp cần đảm bảo tính minh bạch

trong việc cung cấp dịch vụ va đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được đề ra bởiChính phủ Doanh nghiệp cũng cần tham gia vào các quá trình tham gia của công dân

và đưa ra các đóng góp xây dựng.

Công dân, là bên được hưởng lợi từ quản trị công và đóng góp vào quá trình

quản trị thông qua các hoạt động tham gia, đánh giá và đóng góp ý kiến Công dân cầnđược dao tạo và có kiến thức dé hiểu và tham gia vào quá trình quản trị Sự tham giacủa công dân là một yếu tố quan trọng trong quản trị mở Điều này đòi hỏi sự tươngtác nhiều hơn nữa, bao gồm cả Chính phủ và công dân dé dam bảo rằng các quyết địnhquản trị được đưa ra dựa trên ý kiến và nhu cầu của người dân Sự tham gia của công

dân cũng giúp tăng tính minh bạch và sự đáng tin cậy trong quá trình quản trị công.

1.3.3 Nâng cao trách nhiệm giải trình trong cung cấp dịch vụ công

Trách nhiệm giải trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh

bạch, trung thực và công băng trong quản trị mở và dịch vụ công Việc nâng cao tráchnhiệm giải trình có thé được thực hiện thông qua các biện pháp pháp lý và chính sách

dé đảm bao sự minh bach và trung thực trong việc cung cấp thông tin và dich vụ công

Tiếp cận quản trị mở là một phương pháp quản lý nhằm tăng tính minh bạch, trungthực và tính tham gia của cộng đồng trong quản trị nhà nước và dịch vụ công

Quản trị mở được xem là một tiêu chuẩn quốc tế dé đánh giá tính minh bạch vatrung thực trong quản trị nhà nước và dịch vụ công Tiếp cận quản trị mở có thê giúp

nâng cao trách nhiệm giải trình trong dịch vụ công thông qua các phương tiện cung

33

Trang 40

cấp thông tin, công khai thông tin, tăng cường giám sát và kiểm tra, đào tạo và nângcao nhận thức, tham gia tương tác và phản hồi của cộng đồng, sử dụng CNTT và các

biện pháp khác.

Trường hợp cụ thê để minh họa lợi ích của tiếp cận quản trị mở trong việc nângcao trách nhiệm giải trình trong dịch vụ công là việc áp dụng công nghệ Blockchain đểquản lý hồ sơ hành chính công Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền tảithông tin dựa trên một hệ thống mạng ngang hàng được mã hóa bảo mật Việc sử dụngBlockchain trong quản lý hồ sơ hành chính giúp đảm bảo tính minh bạch và trung thựctrong quá trình quản lý, lưu trữ và truy xuất thông tin Công nghệ Blockchain đảm bảotính toàn vẹn và bảo mật của thông tin trong việc quản lý hồ sơ hành chính, giúp đảm

bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin, từ đó tăng tính minh bạch và trung thực

trong việc quan tri dịch vụ công Blockchain cũng giúp cải thiện quá trình xử lý và xác

thực thông tin, giảm thiểu thủ tục giấy tờ và đơn giản hóa quá trình thực hiện các dịch

vụ công Ngoài ra, Blockchain còn giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử

dụng thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ Blockchain cũng đòi hỏi sự chuyên môn và

kỹ năng của các cán bộ, công chức và nhân viên liên quan đến việc quản lý hồ sơ hànhchính công Các cơ quan hành chính nhà nước cần đưa ra các quy định và chính sách

để hướng dẫn việc áp dụng công nghệ Blockchain trong quản trị dịch vụ công Đồngthời, cần có sự đồng thuận và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và cộng đồng dé dambảo tinh đầy đủ, chính xác và minh bạch của thông tin cung cấp cho người dân và

doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thé giới dang phát triển về kinh tế va công nghệ, tiếp cận quantrị mở là một xu hướng không thể phủ nhận trong quản trị nhà nước và dịch vụ công.Việc nâng cao trách nhiệm giải trình trong dịch vụ công thông qua tiếp cận quản trị mở

là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước Ngoài ra,việc đưa ra các chính sách, cơ chế hợp lý và hiệu quả đề hỗ trợ cho tiếp cận quản trị

mở cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm giảitrình trong dịch vụ công Một ví dụ khác dé minh họa lợi ích của tiếp cận quản tri mởtrong việc nâng cao trách nhiệm giải trình trong dịch vụ công là việc sử dụng các nên

tảng trực tuyến dé cung cấp dịch vụ công Việc sử dụng các nén tang trực tuyến giúp

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w