Nhận thức rõ hậu quả to lớn của các hành vi tham nhũng và tội phạm về thamnhũng gây ra, ở cấp độ quốc tế, các nước đã có sự hợp tác dé mở rộng mạng lưới đốiphó với những thách thức của t
Nguyên tắc và yêu cầu chung của việc thu hồi tài sản tham nhũng
rõ nhất trong Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng Vượt ra ngoài khuôn khổ của các công ước khu vực và quốc tế trước đó, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã có bước tiến đột phá khi xây dựng một nên tảng mới, không chỉ đừng lại ở những nỗ lực phòng ngừa và hình sự hóa hành vi tham nhũng, mà còn yêu cầu các quốc gia thành viên phải có nhiều thay đổi trong hệ thống pháp luật và thể chế trong nước dé đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Công ước trong công tác thu hồi tài sản.
Trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, UNCAC đã dành một chương riêng về thu hồi tài sản (Chương V) trong tông số 08 chương, với tuyên bố chính thức: “Việc hoàn trả tài sản theo quy định tại chương này là nguyên tắc căn bản của Công ước, và các quốc gia thành viên sẽ dành cho nhau sự hợp tác và trợ giúp tối da trong vấn dé này” (Điều 51), khang định việc hoàn trả tài sản có được từ tham nhũng là một nguyên tắc cơ bản của Công ước Trên cơ sở đó, Công ước đã quy định các cơ chế, biện pháp linh hoạt nhằm tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản có được từ hành vi tham nhũng Theo đó, việc xử lý tài sản có được từ tham nhũng sau khi đã bị phong tỏa, tạm giữ và tịch thu sẽ được các quốc gia thành viên tiến hành phù hợp với các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia tiễn hành phong tỏa, tạm giữ va tịch thu tài sản Đồng thời, tại điều 57 Công ước cũng nêu rõ các các quốc gia thành viên căn cứ vào tính chất của tài sản, sẽ hoàn trả tai sản bị phong tỏa, tạm giữ hoặc tịch thu theo các hướng và tới những đối tượng cụ thé là:
“i) Tai sản tham ô hoặc rửa tiền sẽ được trả về nước yêu cau trên cơ sở một phán quyết cuối cùng của nước này; ii) Tai sản do các tội phạm tham nhũng khác sé được trả về nước yêu cẩu trên cơ sở một phán quyết cuối cùng của nước này với điều kiện là nước này có chứng cứ để chứng mình rằng nước đó là chủ sở hữu của các tài sản đó hoặc khi nước được yêu cẩu hoàn trả công nhận là nước yêu cau thực sự bị tồn hại do hành vi tham những; iii) Các tài sản khác sẽ được dua về nước yêu cau để nước này trả tài sản cho người chủ sở hữu hợp pháp hoặc bôi thường cho các nạn nhân của tội phạm tham những ”
Ngoài ra, Công ước cũng ghi nhận nguyên tắc các quốc gia thành viên được yêu cầu hoàn trả tài sản, nếu thấy cần thiết, có thể khấu trừ vào tài sản hoản trả những khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến việc hoàn trả và xử lý tài sản tịch thu phù hợp với các quy định của điều này Theo Điều 52
UNCAC, nhóm các yêu câu mang tính chat bat buộc của điêu nay có liên quan đên
18 nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác (khoản 1, 2, 3,
4 Điều 52) Cụ thể, trên cơ sở luật pháp trong nước, các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp cần thiết dé yêu cầu các tổ chức tài chính đang hoạt động trong phạm vi quyền tài phán của mình xác định những thông tin về nhận dạng của khách hang Các tô chức tài chính đang hoạt động trong phạm vi quyền tài phán của quốc gia cũng được yêu cầu tiến hành các biện pháp phù hợp dé xác định những chủ sở hữu được hưởng lợi từ các khoản tiền được gửi vào các tài khoản có giá trị lớn Đồng thời, các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp cần thiết để yêu cầu các tổ chức tài chính này tiến hành việc rà soát các tài khoản được sử dụng hay duy trì bởi hoặc nhân danh các cá nhân đang, hoặc đã từng giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, hay các thành viên trong gia đình hoặc cộng sự thân thiết của người này.
Công ước cũng quy định việc kiểm tra trên đây phải được tô chức và triển khai hợp lý dé phat hiện các giao dịch có dấu hiệu tội phạm, theo đó sẽ báo cáo các cơ quan có thấm quyền dé có biện pháp xử lý Tuy nhiên, Công ước cũng khang định, “những biện pháp kiểm tra này cần tránh đưa tới hậu quả là ngăn cản hay ngăn cắm các tổ chức tài chính giao dịch với khách hàng chính đáng của họ” (Khoản ]).
Dé tiến hành có hiệu quả các biện pháp trên đây, Công ước khuyến khích các quốc gia thành viên, căn cứ vào pháp luật quốc gia và theo sáng kiến tương ứng của các tô chức chống rửa tiền của khu vực, liên khu vực và đa phương, đưa ra khuyến nghị về loại tự nhiên cá nhân hay pháp nhân mà các tổ chức tài chính trên đây sẽ áp dụng việc rà soát đối với tài khoản của họ Công ước cũng khuyến khích các nước này
“đưa ra những khuyến cáo về các loại tài khoản và hoạt động giao dịch can được những tô chức tài chính trên đây chú ý đặc biệt” (Khoản 2a) Công ước cũng quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia thành viên, “khi thay phù hợp, trên cơ sở một dé nghị của một quốc gia thành viên khác hoặc căn cứ vào yêu cau của mình, phải thông báo các tổ chức tài chính trong phạm vi thẩm quyển của mình về nhận dạng của một tự nhiên cá nhân hoặc pháp nhân nào đó mà tai khoản của doi tượng này, can được xem
19 xét kỹ lưỡng bởi các tổ chức tài chính này ngoài các đối tượng mà chính các tổ chức tài chính đã nhận dạng ” (Khoản 2b).
Khi các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp nêu trên, Công ước yêu cầu cần tiến hành các biện pháp để đảm bảo rằng các tổ chức tài chính của mình duy trì việc lưu giữ thông tin một cách thích hợp, trong khoảng thời gian hợp lý, về các tài khoản và giao dịch liên quan đến các đối tượng nêu trên Thông tin lưu giữ tối thiểu phải có thông tin nhận dạng của khách hàng và trong phạm vi có thể, của chủ sở hữu được hưởng lợi (Khoản 3).
Với mục đích ngăn chặn và phát hiện các hành vi chuyền tài sản có nguồn gốc bất minh, Công ước nêu rõ trách nhiệm của các quốc gia thành viên là phải thông qua các cơ quan quản ly và giám sát của quốc gia minh, dé tiến hành các biện pháp thích hợp và có hiệu qua dé phòng ngừa việc thành lập các ngân hàng không có sự hiện diện thực tế và không phải là một bộ phận gắn liền với một nhóm tài chính nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật pháp Ngoài ra, Công ước cũng khuyến cáo các quốc gia thành viên yêu cầu các cơ quan tài chính của quốc gia mình từ chối tham gia hoặc duy trì quan hệ ngân hàng với các tổ chức đã nêu trên, cũng như từ chối thiết lập quan hệ với các tô chức tài chính nước ngoài mà tài khoản của họ có thể được sử dụng bởi các ngân hàng không có sự hiện diện thực tế và không có quan hệ với nhóm tài chính nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật pháp (Khoản 4).
Trong khi đó, nhóm các yêu cầu mang tính tùy nghi của Điều 52 có liên quan đến nghĩa vụ xem xét việc thực hiện công khai và minh bạch tài chính (khoản 5 và khoản 6 Điều 52) Theo đó, các quốc gia thành viên tự quyết định các công chức nào sẽ được áp dụng hệ thống công khai tài chính và lam cách nào dé công khai tài chính hiệu quả hơn Công ước cũng khuyến nghị các quốc gia thành viên xem xét việc thiết lập cơ chế hữu hiệu qua đó một số nhóm công chức có thé cung cấp những thông tin liên quan tới tài chính và ấn định chế tài thích hợp nếu những đối tượng trên đây không chấp hành Ngoài ra, Công ước cũng khuyến khích các quốc gia thành viên xem xét thực
20 hiện các biện pháp cần thiết dé cho phép các cơ quan có thẩm quyền của minh chia sẻ các thông tin công khai tài chính với các cơ quan có thâm quyền ở các quốc gia khác nếu cần thiết dé điều tra, khiếu kiện và THTS theo quy định của UNCAC (Khoản 5). Liên quan tới các tài khoản ở nước ngoài, Công ước cũng khuyến nghị các quốc gia thành viên xem xét áp dụng những biện pháp cần thiết để yêu cầu một số nhóm công chức nhất định được hưởng lợi, có chữ ký hoặc có quyền đối với một tài khoản ở nước ngoàải, phải báo cáo cơ quan có thâm quyền về mối quan hệ với tài khoản đó và duy trì những hồ sơ thích hợp liên quan đến các tài khoản như vậy Tuy nhiên UNCAC vẫn khang định, “khi các hệ thong này được thiết lập, cần phải có các chế tài phù hợp dé đảm bảo việc chấp hành nghiêm các quy định này ” (Khoản 6) Các nguyên tắc trên là cơ sở để các quốc gia thành viên có thể áp dụng cho phù hợp với hệ thống pháp luật của quốc gia mình.
Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thu hồi tài sản tham nhũng ẮÍadaddddầẳầầẦẳẦỎẢỶẢÁ
Quy định của một số quốc gia về thu hồi tài sản tham nhũng
Dé nâng cao khả năng thu hồi triệt dé tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng, một số quốc gia đã xây dựng khái niệm “tài sản tham nhũng” có nội hàm rất rộng Ví dụ, theo pháp luật Hoa Kỳ, tài sản tham nhũng là “bat cứ tài sản nào, hữu hình hay vô hình, động sản hay bat động sản, mà người phạm tội sẽ không thể có được nếu không thực hiện hành vi toi phạm ” [4] Ngoài ra, tai sản do phạm tội mà có không chỉ dừng lại ở giá trị tài sản đó mà còn bao gồm “bát cứ sự gia tăng nào về giá trị tài sản có được từ hành vi tham những” [5] Như vậy, tài sản tham nhũng bao gồm tài sản có được từ hành vi tham nhũng va giá trị tăng lên từ việc thu lợi nhuận từ tài sản có được từ tham nhũng.
Bên cạnh đó, để mở rộng tối đa nội hàm của tài sản tham nhũng, một sé quéc gia còn đưa ra định nghĩa tài sản tham nhũng là tat cả những tài san “có liên quan đến hành vi tham những” [22] Ví du, tai Nam Phi, theo quy định tại Luật Phòng ngừa tội phạm có tô chức của Nam Phi năm 1998, khi một tài khoản ngân hàng bao gồm cả khoản tiền hợp pháp và khoản tiền bất hợp pháp, các cơ quan chức năng được quyền tịch thu toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng đó [22].
1.4.2.2 Hình sự hóa hành vi làm giàu bat chính Hình sự hoá hành vi làm giàu bất chính được coi là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng Tại Hồng Kông, phần 10 Đạo luật ngăn ngừa hối lộ đưa ra quy định một quan chức chính phủ có thé phạm tội khi có mức sống hoặc sở hữu/kiểm soát tài sản không phù hợp với
34 mức thu nhập chính đáng, trừ khi có thé giải thích thỏa đáng trước tòa Theo quy định trên, mặc dù các quan chức nhà nước không bị kết tội một hành vi tham nhũng cụ thể, tuy nhiên bị các cơ quan điều tra cho là đã tích lũy của cải trong cả quá trình nhờ vào tiền tham nhũng Khi đó, trách nhiệm của người bị buộc tội là phải chứng minh tài sản tích lũy đó là thu nhập chính đáng Quy định này có tác dụng ngăn chặn hành vi tham nhũng trở thành hệ thống, đồng thời giảm nhẹ việc chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền khi phải thu thập đủ thông tin dé có thé truy tố một hành vi tham nhũng cụ thể.
Quy định này đã được nhiều nước học hỏi và đưa vào pháp luật quốc gia mình. Điển hình như theo pháp luật Indonesia, trong trường hợp một người bị kết tội tham nhũng, ngoài việc bị thu hồi tài sản có được từ tham nhũng, người này còn bị yêu cầu chứng minh tai sản của họ không liên quan đến hành vi tham những và cũng không phải là tai sản có được từ tham nhũng Bên cạnh đó, pháp luật nước nay quy định việc nhận quà không phải là phạm tội nếu được báo cáo một cách chính thức — đây là yêu cầu bắt buộc, sau đó quyết định thuộc về Ủy ban chống tham nhũng: người nhận có thể giữ lại quà tặng hoặc quà tặng sẽ trở thành tài sản của nhà nước Đối với pháp luật Singapore, nhà làm luật đã thể chế hoá một khuôn khổ chống tham nhũng toàn diện va mạnh mẽ bao gồm các luật, thực thi, dịch vụ công va tiếp cận công cộng Đặc biệt, Singapore đã ban hành Đạo luật Ngăn chặn Tham nhũng (PCA) Theo đó, bất kỳ một nguồn thu nhập nào được kê khai mà không có giải trình hợp lý sẽ bị điều tra và có thé bị tịch thu Việc người đó sở hữu tiền và tài sản có thể được coi là bằng chứng rằng họ đã nhận tiền hay tài sản đó “băng cách tham ô hay nhận đút lót dưới dạng tiền thưởng” [52] Tòa án cũng có thể tịch thu tiền và/hoặc tài sản như vậy.
Australia cũng ap dụng biện pháp tịch thu tài sản không giải thích được và tịch thu dân sự căn cứ vào Đạo luật Tài sản phạm tội năm 2002 (Proceeds of Crime Act 2002)
[52] Đạo luật này quy định có 02 hình thức thu hôi tài sản không qua thủ tục kết tội đều do tòa án quyết định, bao gồm:
(i) Tịch thu tài sản không giải thích được nguồn gốc: đây là cơ chế yêu cầu một người phải chứng minh biến động tài chính của bản thân là hợp pháp Khi có lý do hợp lý dé cho rằng tông tai sản của một người vượt quá giá trị tài sản mà người đó có được một cách hợp pháp, cơ quan chức năng có thé yêu cầu cá nhân đó giải thích về nguồn gốc tài sản mà mình này có được Sau phiên điều trần, nếu cá nhân đó không thé giải thích hoặc chứng minh được nguồn gốc số tiền, tài sản có được là hợp pháp, tòa án sẽ ra quyết định tịch thu tài sản, cụ thể là yêu cầu họ trả cho Liên bang số tiền chênh lệch giữa tổng tài sản và tài sản hợp pháp của họ Đặc biệt, trách nhiệm chứng minh nguồn gốc tai sản không thuộc về Nhà nước mà nghĩa vụ sẽ chuyên sang cho người bị yêu cầu giải thích dé chứng minh tải sản mà mình sở hữu là hợp pháp.
Gi) Tịch thu theo thủ tục dân sự: với quy trình rất chặt chẽ và rất minh bạch, cán bộ cảnh sát Liên bang Australia sẽ khởi kiện hoặc đệ trình lên Tòa án có thâm quyền về tài sản có đấu hiệu bất hợp pháp hoặc cá nhân có liên quan đến tội phạm Tòa án sau khi xem xét các bằng chứng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, trước khi ban hành quyết định chính thức, Tòa án sẽ ban hành lệnh hạn chế mà không nhất thiết phải truy tố một tội phạm Sau khi nhận được lệnh của tòa án có thẩm quyền có liên quan đến tài sản bị hạn chế, người có tài sản có thé nộp đơn giải trình, chứng minh về nguồn gốc hợp pháp của tài san.
Trong trường hop chủ tai sản chứng minh được tải sản mình dang sở hữu là hợp pháp va cơ quan có thâm quyền có căn cứ loại bỏ dấu hiệu nghi ngờ nguồn gốc bất hợp pháp của chủ tài sản bằng biện pháp ra lệnh kiểm tra chéo kỹ lưỡng, tòa án sẽ thu hồi lệnh và người có tài sản có thé giữ lại tài sản Ngược lại, nếu chủ tài sản không chứng minh được nguồn gốc tài sản hoặc tòa án nhận thấy khả năng cao tồn tại mối quan hệ giữa tài sản với tội phạm hoặc trong 06 tháng không có ai tuyên bé lợi ích liên quan đến tài sản, tòa án sẽ ban hành quyết định thu hôi tài sản.
Như vậy, có thê thấy, việc chứng minh về tính bất hợp pháp của tài sản không đồng nghĩa và cũng không thay thế việc điều tra, xác minh, làm rõ về hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội của người đang sở hữu hoặc nắm giữ tài sản đó Đồng
36 thời, cách tiếp cận này giúp cho các quốc gia tránh được những quan điểm trái ngược khi cho rằng, việc quy định là tội phạm đối với hành vi làm giàu bất chính là vi phạm quyền con người vì không dựa trên các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật như nguyên tắc về trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiễn hành tố tụng và nguyên tắc về suy đoán vô tội theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo trong tố tung hình sự.
1.4.2.3 Chế định thỏa thuận nhận tội Thỏa thuận nhận tội là là chế định được áp dụng phô biến trong mô hình tranh tụng ở nhiều quốc gia theo hệ thống thông luật Tại Mỹ và trong các mô hình tố tụng tranh tụng trên thế giới (như Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quéc ), ché dinh thỏa thuận nhận tội đều được sử dụng ở mỗi mức khác nhau [24] Tương ứng với mỗi mô hình tố tụng và tùy thuộc vào đặc điểm của nền tư pháp hình sự của mỗi nước, chế định thỏa thuận nhận tội có các hình thức và biểu hiện khác nhau Dù vậy, nhìn chung có thê quy về 02 loại hình chính như sau:
(i) Bị can, bị cáo khai nhận về hành vi phạm tội của chính mình để được hưởng các mức giảm tội danh, xóa cáo trạng tăng nặng hoặc giảm mức hình phạt.
+ Giảm tội danh: đây là thỏa thuận nhằm giảm mức cáo buộc của cáo trạng xuống mức ít nghiêm trọng hơn, nghĩa là giảm mức tội danh từ một tội danh nặng hơn sang một tội danh nhẹ hơn.
+ Xóa cáo trạng tăng nặng: được bác bỏ những tình tiết tăng nặng
+ Giảm mức hình phạt: bi cáo thỏa thuận với công tố viên nhận tội dé đôi lấy một thỏa thuận của công tố yêu cầu thâm phán có bản án nhẹ hơn đối với bị cáo.
THUC TRANG THU HOI TAI SAN THAM NHŨNG TẠI VIỆT 2.1 Quy định về thu hồi tài sản tham nhũng theo pháp luật Việt Nam và tính tương thích so với pháp luật quốc tẾ -¿- 2 25s E+EE£EE+EE£EEEEEEEEE2E12E122122171717121e 1e xe, 41 2.1.1 Quy định về thu hồi tài sản tham nhũng theo pháp luật Việt Nam
Thực trạng thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, số vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử có chiều hướng gia tăng, với giá trị tài sản tham nhũng, thất thoát ngày càng lớn, gây thiệt hại cho Nhà nước Trước thực trạng đó, công tác thu hồi tài sản thất thoát từ những vụ án này đã có những chuyền biến tích cực bởi sự phối hợp chặt chẽ ngay từ giai đoạn đầu giải quyết vụ án của các cơ quan điều tra, tố tụng, mang lại nhiều kết quả tích cực Cụ thể, trong giai đoạn những năm 2013 trở về trước, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng luôn được đánh giá ở mức rất thấp, với trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi Tuy nhiên, tới
61 giai đoạn sau đó, từ năm 2013 đến năm 2020, kết quả bình quân thu hồi tài sản đã đạt trên 32% Đặc biệt, trong năm 2020, riêng kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng do Ban Chi đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ dao, tài sản thu hồi được chiếm 61% trên tổng số tài sản đã thu hồi được.
Theo thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) [57], trong 6 thang đầu năm 2023, dù số việc thụ ly mới tăng khoảng 58.000 việc, tương đương hon 84.700 tỷ đồng (tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm 2022) và số thụ lý mới án tham nhũng, kinh tế tăng 328 việc (tăng gần 15.300 tỷ đồng - tăng 190% so với cùng kỳ năm 2022) nhưng kết quả thi hành án lại rất khả quan Cụ thê đã thi hành xong đã thi hành xong 653 việc, đạt tỉ lệ 31,39% (tăng 3,51%) so với cùng ky năm 2022; về tiền thi hành xong 17.383 tỷ 176 triệu 414 nghìn đồng, đạt tỉ lệ 31,39% (tăng 17,40%) so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, nhiều vụ án tài sản của Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt đã được thu hồi ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin và không chờ tới khi khởi tố vụ án Điển hình như trong vụ án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua cô phần của Công ty AVG, trước khi khởi tổ vụ án cơ quan chức năng đã thu hồi hon 8.500 tỷ đồng Tính tới hiện tại, đây vụ án đạt tỷ lệ thu hồi tài sản cao kỷ lục từ trước tới nay với tỷ lệ 100% tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt được thu hồi, với tổng số tiền thu hồi đạt 8.774 tỷ đồng tiền thất thoát và hơn 138 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính [53].
Trong vu nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 của Việt A, cho đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, số tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bat động sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Ha Nội va các địa phương khác, 8 bat động sản của Phạm Duy Tuyến Tổng giá trị tài sản đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên của đại án trên là hơn 1.600 tỉ đồng, trong đó có 460 tỉ đồng tiền mặt và giá trị bất động sản hơn 940 tỉ đồng [54].
Như vậy, có thé thấy công tác thu hồi tài sản thất thoát do tham nhũng thời gian gần đây đã đạt được những kết quả rất tích cực Tỷ lệ thu hồi tài sản ngày càng được nâng cao do nhiều nguyên nhân mà quan trọng nhất là nhờ sự vào cuộc tích cực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham những, tiêu cực, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương Đặc biệt, với sự thay đôi trong nhận thức của các cơ quan tố tụng, nhất là cơ quan điều tra, việc thu hồi tài sản không rõ nguồn gốc đã được quan tâm nhiều hơn ngay từ giai đoạn tiếp nhận nguồn tin và công tác công tác thu hồi, kê biên, ngăn chặn tâu tán tài sản kịp thời cũng được chú trọng Trong khi trước đây, các cơ quan điều tra, tố tụng thường chỉ tập trung vào việc tìm kiếm chứng cứ định tội các bị can ma chưa chú trọng công tác xác minh tải sản Đến khi vụ án được xét xử, bản án có hiệu lực, công tác thu hồi tài sản đạt được hiệu quả thấp do trong thời gian trước đó các bị can, bi cáo đã kip tâu tán tài sản trước khi bị khởi tố, điều tra Hiện nay, công tac nay đã được chú trọng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án, thậm chí ngay từ lúc giải quyết tin báo.
Bên cạnh đó, những sửa đổi về pháp luật trong thời gian gần đây đã cho thấy sự thay đôi về chính sách theo hướng coi trọng hơn yêu cầu thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát Ví dụ như, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định người bị kết án tử hình về tội
“Tham ô tài sản”, tội “Nhận hối lộ” mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm sẽ được giảm án xuống hình phạt tù chung thân (Điều 40) Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng có nhiều quy định bổ sung liên quan đến kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức như: Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập; thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai; biến động tài sản từ 300 triệu đồng/năm phải kê khai bổ sung; bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai; kê khai không trung thực có thé bị buộc thôi việc Đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, b6 sung năm 2022 (bổ sung thêm một cơ chế mới - cơ chế ủy thác xử lý tài sản tại Điều 55, 56, 57) đã góp phần khắc phục những khó khăn,
63 vướng mắc trong quy định về ủy thác thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, góp phần đây nhanh tiến độ thi hành án, xử lý tài sản nói chung và trong các vụ án tham nhũng, kinh tế nói riêng Cụ thể, về căn cứ ủy thác, Luật quy định: Cơ quan thi hành án dân sự có thé ủy thác xử ly tài san cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản được bản án, quyết định tuyên kê biên, phong tỏa hoặc xử lý tài sản để bảo đảm thi hành án mà tài sản ở nhiều địa phương khác nhau.
Như vậy, lợi thế đáng kề nhất của việc thu hồi tai sản tham nhũng ở Việt Nam là bối cảnh chính trị cụ thể và đã xây dựng cơ sở pháp lý Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn UNCAC, do đó, Việt Nam đã hỗ trợ quốc tế và ngược lại được học hỏi kinh nghiệm thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả từ các quốc gia thành viên khác.
Sau hơn 10 năm tham gia Công ước, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là các yêu cầu bắt buộc Bên cạnh đó, Việt Nam trú trọng nâng cao nhận thức, tăng cường trao đôi, chia sẻ, cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động chung trong khuôn khổ của Công ước. Ở phạm vi trong nước, Việt Nam đã xuất bản nhiều ấn pham và tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, các sự kiện truyền thông dé giới thiệu về nội dung của Công ước và kết quả đánh giá mức độ tương thích, tuân thủ của pháp luật Việt Nam Trong quá trình đánh giá việc thực thi Công ước, chúng ta còn tô chức lấy ý kiến rộng rãi của đại diện các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức quốc tế về kết quả tự đánh giá nhằm chia sẻ thông tin, phát huy sự tham gia tích cực của các bên có liên quan Kết quả đánh giá trong các chu trình đánh giá cũng được thông tin rộng rãi tới các cơ quan nhà nước và toàn xã hội để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong phòng, chống tham nhũng Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng, các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là yêu cầu về nội luật hóa và thực thi pháp luật đã được nêu ra, thảo luận kỹ lưỡng và được
64 coi là một trong những ưu tiên hoàn thiện pháp luật Chính nhờ sự thay đổi về chính sách pháp luật đó mà tỷ lệ thu hồi tài sản tham những ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, thu được nhiều kết quả tích cực so với thời gian trước đây.
Mặc dù đã thu được những kết quả tích cực, tuy nhiên, thực tiễn thực thi pháp luật về phòng, chống tham những cho thấy, vẫn tồn tại những khoảng trống pháp lý trong công tác thu hôi tài sản tham nhũng chưa được khắc phục Công tác phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay chưa chú trọng đúng mức đến việc thu hồi và xử lý tài sản tham nhũng Nói cách khác, thu hồi va xử lý tài sản tham những chưa được coi là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu, là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta Cũng như đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay, hệ thống pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chủ yếu vẫn đi theo phương pháp tiếp cận truyền thống, đó là chủ yếu tập trung vào các biện pháp phòng ngừa và chứng minh tội phạm, trong khi đó trên thực tế, khối lượng tài sản phải thu hồi còn rất lớn so với số đã thu hồi Theo thống kê cụ thể từ Báo cáo hàng năm về công tác PCTN của Chính phủ trình Quốc hội:
Năm 2020, các cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 501 vụ án, 971 bị can phạm tội về tham nhũng (khởi tố mới 202 vụ, 438 bị can); thiệt hại trên 8.503,5 tỷ đồng,
29.069 m dat; tài sản thu hồi trong các vụ án đã thụ lý, điều tra trên 11.455,2 tỷ đồng,
14.867 m? đất và nhiều tài sản (kê biên 06 căn nhà, 27 giấy chứng nhận quyền sử dung đất), phong tỏa tài khoản 600 triệu đồng [7].
Năm 2021, các cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 594 vụ án, 1.132 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó: năm 2020 chuyên sang 168 vụ, 364 bị can; khởi tổ mới
279 vụ, 554 bị can phạm tội tham nhũng (tăng 26,8% vụ, 15,6% bị can so với năm
2020); gây thiệt hại trên 9.521 tỷ đồng và 99.057m” đất; đã thu hồi 429 tỷ 431 triệu đồng, 511.000USD và 5.700 m” đất; kê biên 07 bat động sản, 02 xe 6 tô Lexus; 01 xe ô tô Audi; 01 xe ô tô Porche và dây chuyền trị giá 2,1 triệu USD) [8];
Nguyên nhân những hạn chế về thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt Nam
Thứ nhất, nguyên nhân quan trọng phải ké đến là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về tầm quan trọng và chiến lược thu hồi, xử lý tài sản tham nhũng, dẫn đến sự thiếu vắng một khuôn khổ pháp lý toàn diện, hiệu quả về vấn đề này Đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược rõ ràng và một chế định pháp lý riêng về thu hồi, xử lý tài sản tham nhũng Những quy định về thu hồi và xử lý tài sản tham nhũng hiện năm rải rác trong một số đạo luật (Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự ) với rất nhiều hạn chế, bất cập và mâu thuẫn Ngay từ việc định nghĩa thé nào là “tai sản có nguồn gốc tham những” trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa phù hợp với thực tiễn và tương thích với chuẩn mực quốc tế được quy định trong
UNCAC (khoản 3 Điều 2) Chúng ta vẫn còn thiếu những quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi, xử lý tài sản tham nhũng: hoạt động giám định tư pháp còn bat cập, gây khó khăn cho việc xác định mức độ tài sản bị thất thoát, thiệt hại trong những vụ án tham những phức tạp; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, quản lý các giao dịch tài chính hiện còn rất lỏng lẻo Ngoài ra, hoạt động tương trợ tư pháp về phòng, chống tham nhũng với các quốc gia, ké cả những quốc gia đã có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, còn thiếu hiệu quả; hiện vẫn chưa có cơ chế phối hợp trong và ngoài nước trong việc thu hồi và xử lý tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài, cu thé:
(i) Mặc dù BLHS có quy định về việc thu hồi tài sản tham nhũng, nhưng tội phạm tham nhũng có quá nhiều tình tiết “định tính”, khó xác định tài sản tham nhũng, chăng hạn như: gây hậu quả nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; ngoài ra, BLHS chưa pháp điển hóa đầy đủ một số quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng trong UNCAC, đặc biệt là hành vi làm giàu bất chính.
(ii) Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự mới chỉ chú ý đến việc phát hiện và xử lý hành vi phạm tội; chưa chú trọng làm rõ tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng dé thu hồi; chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, xác minh, làm rõ, thu hồi tài sản tham nhũng Kê biên tài sản là một biện pháp tố tung cần thiết dé bảo đảm thu hồi tài sản liên quan đến hành vi tham nhũng Tuy nhiên, hiện nay mọi việc kê biên tài sản chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của một điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 128 BLTTDS 2015) Nhiều biện pháp tố tụng cần thiết khác có tác dụng quan trọng đối với việc xác định và thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự nói chung và các vụ án tham nhũng nói riêng chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, gây khó khăn trong việc áp dụng đối với cơ quan tố tụng trong thời gian qua, ví dụ như quy định về phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng.
(iii) Luật Trợ giúp pháp lý chưa có quy định cụ thé về phát hiện, thu hồi, chuyển giao tai sản tham nhũng, chia sẻ thông tin với co quan nước ngoài liên quan đến tai sản tham nhũng Trong khi đó, số lượng các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước còn ít Bên cạnh đó, việc Việt Nam vẫn giữ án tử hình về tội tham nhũng cũng gây khó khăn cho hoạt động hợp tác quốc tế trong điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng tau tán ra nước ngoài.
(iv) Quy định về việc thu hồi tài sản tham nhũng trong Luật Thanh tra chỉ phù hợp nếu cơ quan thanh tra nhà nước thu hồi được tiền Nếu tài sản tham nhũng là bất động sản, đất đai, nhà ở thì việc cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thu hồi sẽ khó khăn do thâm quyền, chức năng quản lý, không có cơ chế kê biên tài sản, tài sản bảo đảm dé cưỡng chế Tương tự, quy định về thu hồi tài sản trong Thanh tra chỉ phù hợp khi việc thu hồi tài sản cũng là đối tượng thanh tra, nếu đối tượng quản lý tài sản tham nhũng không phải là đối tượng giám định thì cơ quan giám định sẽ khó quyết định thu hồi va không thé áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
(v) Chưa có đủ hành lang pháp lý để cơ quan điều tra thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc điều tra, phát hiện, thu giữ, kê biên tài sản tham nhũng; do chậm ban hành thông tư liên tịch thống nhất quan điểm xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham những trong ngành tư pháp; không có quy định nào buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân được đối tượng tham nhũng cho, tặng tài sản (thường dưới hình thức chuyển nhượng cho chủ sở hữu là người thân trong gia đình, dòng họ; trả nợ gốc, lãi các khoản vay cũ của ngân hàng, tổ chức tin dụng, cá nhân và tổ chức khác; từ thiện, biếu, tặng, cho đền thờ, miéu, am, trường học, trạm y tế, cơ sở hạ tầng giao thông) phải trả lại tài sản.
(vi) Quy định của pháp luật chưa rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan, tô chức, đơn vị có tài sản bị tham những trong việc chủ động đề nghị cơ quan có thâm quyền thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước Quy định về quản lý, kiểm soát tài sản, tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp chưa đầy đủ nên việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án rất phức tạp, nhất là trong vụ án tham nhũng Quy định chưa thống nhất, đồng bộ về cơ chế kiểm tra, theo dõi, quản lý thu nhập, tài sản của người phải thi hành án thông qua việc đăng ký, kê khai tài sản, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án trong việc xác minh, phát hiện, kê biên tài sản của người phải thi hành án.
Từ những phức tạp của quan hệ tải sản trong các vụ án tham nhũng, trong đó phải nhìn nhận rõ những khe hở của luật hiện hành, tạo cơ hội để tội phạm lợi dụng, thông qua việc nhờ người thân, người có quan hệ quen biết đứng tên giùm (với tư cách chủ sở hữu hợp pháp tài sản tội phạm) Phức tạp hơn, những tài sản này sau đó tiếp tục được đây vào các giao dịch, ké cả thông qua định chế ngân hàng (tổ chức tin dụng) dé bảo đảm cho các nghĩa vụ hợp đồng Các nghĩa vụ này được bảo đảm bằng tài sản của chính đối tượng phạm tội, theo một cơ chế xử lý tài sản bảo đảm đặc thù, chủ động được pháp luật cho phép có phần ưu ái về phía các ngân hàng, quy định khá cụ thé tại Điều 14 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ban hành ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí
87 điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng Nhiều trường hợp, các cơ quan tố tụng gặp khó khăn, xảy ra những mâu thuẫn, xung đột khi xử lý tài sản liên quan đến tội phạm là vật chứng vụ án, đồng thời là tài sản bảo đảm được giao dịch hợp pháp cho các khoản tín dụng được ký kết theo đúng trình tự, thủ tục, được ưu tiên thanh toán cho tổ chức tín dụng Tóm lại, đích đến cuối cùng của những tài sản này là xóa hoàn toàn các dấu vết tội phạm, biến những tài sản bất hợp pháp (tài sản có được từ chiếm đoạt, hối lộ ) thành tài san hợp pháp (được lưu chuyển hợp pháp, công khai trên thị trường) Trên con đường chuyên dịch này, chắc chắn sẽ có những khoản bị thất thoát, cũng có những khoản sinh lời, do vậy nếu các quy định pháp luật quá cứng nhắc và quy định không đầy đủ, chỉ tiết, đồng bộ, hoạt động điều tra không đến nơi đến chốn, chắc chắn sẽ không thể thu hồi các khoản tiền, hiệu quả thu hồi tài sản phạm tội không cao.
Thứ hai, việc thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay chỉ mới thông qua con đường kết tội (thu hồi qua thủ tục hình sự), mà không có cơ chế thu hồi không thông qua kết tội (thu hồi qua thủ tục dân sự) Khi một bị can phạm tội tham nhũng hàng trăm, hàng nghìn tỷ; tuy nhiên, trong quá trình điều tra bị can đó chết, khối tài sản đó có thé do người thừa kế của bị can hưởng Hiện nay, pháp luật Việt Nam sự linh hoạt trong cơ chế thu hồi tai sản, cụ thé là thiếu những cơ chế như khởi kiện dân sự dé thu hồi tài sản trong trường hợp nói trên, điều này dẫn đến thất thoát tài sản tham nhũng.
Thứ ba, do quá trình xử lý tham nhũng hiện nay vẫn còn chậm, gián đoạn qua nhiều khâu xử lý, mat nhiều thời gian và không thống nhất giữa các cơ quan có thấm quyền do hệ thống pháp luật còn chồng chéo Từ kiểm tra Đảng chuyền sang cơ quan tố tung mat một thời gian dai thi tài sản tham nhũng đã bi tau tán, che giấu Trong một số vụ án vẫn xảy ra trường hợp đối tượng bỏ trốn, việc tương trợ tư pháp hình sự còn gặp nhiều khó khăn Trong hệ thống pháp luật nước ta, nhiều văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến việc nghiên cứu, vận dụng, đánh giá dé áp dụng vào thực tiễn xử lý các vụ việc giữa Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát, Tòa án không thống nhất với nhau, ké cả khi đã tổ chức họp liên ngành nhiều lần Vì
88 vậy, tình trạng kéo dài việc xử lý thông tin tham nhũng, kinh tế, chức vụ, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc yêu cầu bé sung chứng cứ trước khi phê chuẩn, yêu cầu rút quyết định tố tụng đã ký vẫn còn tồn tại, dẫn đến hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng giảm đi.
'Thứ tư, do sự nhận thức, trang bi kiến thức chưa đầy đủ về quản lý kinh tế, xây dựng, đất đai, trong đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên trong khi tính chất các vụ việc tham nhũng, kinh tế, chức vụ ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu hồ sơ trong các giai đoạn tổ tụng Các đối tượng trong các vụ việc tham nhũng, kinh tế, chức vụ luôn có trình độ học thức, địa vị xã hội, chuyên môn nghiệp vụ cao và có mối quan hệ quen biết trong xã hội rộng, nên thường sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau dé che dấu hành vi phạm tội, che giấu nguồn gốc hình thành tài sản do phạm tội mà có, che dấu đường đi của dòng tiền và việc sử dụng tiền, nên rất khó phát hiện, luôn tìm cách né tránh, khai báo quanh co, không hợp tác, trong khi đó, tài sản bi tội phạm chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng lại đặc biệt lớn, nên việc đầu tranh làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng này hết sức khó khăn, vat vả. Hơn nữa, với áp lực trách nhiệm trong hoạt động tố tụng hình sự lớn nên tâm lý “an toàn” hoặc cầu toàn trong thu thập chứng cứ, trong quan điểm đề xuất xử lý của Tham phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên ở các cơ quan tố tụng trong một số VỤ VIỆC cụ thể vẫn còn ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ việc Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo, cán bộ của nhiều ngành về vai trò, trách nhiệm của ngành mình đối với công tác giám định tư pháp trong các vụ việc tham nhũng, kinh tế, chức vụ còn hạn chế, chưa đầy đủ; các cán bộ tại các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu kiến thức cần thiết về giám định tư pháp, thiếu sự chủ động, quyết đoán, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định.
Sau khi nghiên cứu các quy định hiện hành và thực trạng thực hiện các quy định trên về thu hồi tài sản tham nhũng, có thé thấy pháp luật Việt Nam đã rất tích cực sửa đổi dé phù hợp với pháp luật quốc tế Trước đây, do cơ quan điều tra, tiễn hành tố tụng thường chỉ tập trung vảo việc tìm kiếm chứng cứ định tội các bị can mà chưa chú trọng công tác xác minh tài sản dẫn tới chỉ khi vụ án được đưa ra xét xử, bản án có hiệu lực, công tác thu hồi tài sản mới dién ra dẫn dén tỷ lệ thu hồi tài sản rất thấp Trong khoảng thời gian từ khi phát hiện đến xét xử, các bị can, bị cáo đã kịp tau tán tài sản Với sự thay đổi trong nhận thức của các cơ quan tố tụng, nhất là cơ quan điều tra, công tác thu hồi, kê biên, ngăn chặn tâu tán tài sản kịp thời đã được chú trọng hơn ngay từ giai đoạn giải quyết tin báo, nhờ vậy, tỷ lệ thu hồi tài sản bất hợp phát ngày càng nâng cao.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam
Trong công tác PCTN, việc thu hồi lại được tài sản bị thất thoát, tham nhũng mới là kết quả cao nhất của PCTN Dù đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tải sản nhưng vẫn có những vụ án, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt đặc biệt lớn, nhưng việc thu hồi lại đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí lâm vào bế tắc mà nguyên nhân lớn nhất là do những lỗ hồng trong hệ thống pháp luật Do đó, dé những giải pháp, kiến nghị về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng được phát huy hiệu quả hơn nữa, việc sửa đổi, b6 sung đồng bộ, tránh chồng chéo hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến thu hồi tài sản, phòng ngừa ngăn chặn tâu tán tài sản là yêu cầu cấp bách Cụ thé:
3.1.1 Sửa đối, b6 sung các quy định bắt hợp lý trong các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến thu hồi tài sản
Như đã trình bày ở các phần trên, trong các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến thu hồi tài sản vẫn còn những quy định chưa hợp lý cần sửa đổi, bổ sung, điển hình như sau:
Một là, cần có sự giải thích cụ thể về nội hàm các khái niệm “tài sản tham nhũng”, “tài sản có được từ tham nhũng”, “tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng” trong Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Theo đó, mở rộng khái niệm “tải sản tham nhũng” trong Luật Phòng, chống tham nhũng phù hợp với pháp luật quốc tế theo hướng quan điểm tài sản tham nhũng bao gồm cả tài sản có được từ hành vi tham nhũng (như gây thiệt hại tài sản của Nhà nước) của cá nhân, tô chức, do hành vi tham nhũng gây ra mà tài sản này không do người có hành vi tham nhũng chiếm đoạt Đó là
91 tài sản của cá nhân, tổ chức khác thu lợi từ hành vi tham nhũng của người khác hoặc tài sản có được đo bị áp dụng các chế tài đối với người thực hiện hành vi tham nhũng (xử phạt dân sự, hình sự, hành chính) Tương tự, nội ham của khái niệm “thu hồi tài sản tham nhũng” cũng cần được mở rộng theo hướng quan niệm thu hồi tài sản tham những là hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyền nhằm thu hồi tài sản do hành vi tham nhũng, tai sản chiếm đoạt được có nguồn gốc từ hành vi tham những, tài sản do thực hiện hành vi tham nhũng hoặc tài sản có được do áp dụng chế tài đối với người thực hiện hành vi tham nhũng.
Hai là, cần hoàn thiện các quy định Luật PCTN về quản lý và kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là vấn đề kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức Trong đó, cần mở rộng đối tượng kê khai, thời gian, phạm vi công khai tạo cơ chế dé các tang lớp nhân dân tham gia giám sát; bổ sung quy định việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc Sớm xây dựng Luật Đăng ký tài sản, bảo đảm công khai, minh bạch hóa tài sản, thu nhập.
Ba là, sửa đôi các quy định pháp luật về tài chính, ngân hàng, đầu tư kinh doanh, phòng chống rửa tiền theo hướng quy định các giao dịch giá trị lớn của cá nhân, tổ chức như mua nhà đất, xe cộ bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng: hoàn thiện quy định, kiểm soát chặt hoạt động chuyên tiền ra nước ngoài, ngăn chan tội phạm tham nhũng, kinh tế với đối tượng là cán bộ, công chức sử dụng cách thức đầu tư ra nước ngoài nhằm mục dich rửa tiền Đồng thời, pháp luật nên bổ sung quy định về việc kiểm soát các khoản đầu tư ra nước ngoài của người thân cán bộ, công chức, theo đó mọi khoản đầu tư của những người này đều phải được khai báo rõ ràng với cơ quan có thâm quyền dé theo dõi, kiểm soát, nhất là về nguồn gốc tài sản.
Bon là, sửa đôi các quy định có liên quan của BLHS theo hướng: sớm nội luật hoá một số yêu cầu quan trọng mang tính tuỳ nghi của Công ước LHQ về chống tham nhũng, cụ thé là việc hình sự hóa hành vi tham nhũng trong khu vực tư, hối lộ công
92 chức nước ngoài; làm giàu bất chính; trách nhiệm hình sự của pháp nhân; thực hiện nghĩa vụ công khai, minh bạch về tài chính; nghiên cứu sửa đổi, bé sung quy định một số hành vi tham nhũng là tội phạm trong Bộ luật Hình sự để bảo đảm sự tương thích với Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc góp phần nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi tham nhũng va thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, rửa tiền, chuyển đổi chủ sở hữu, tâu tán tài sản ra nước ngoài đối với tài sản bất hợp pháp Bên cạnh đó, cần quy định bắt buộc trong xử lý tội phạm tham nhũng phải áp dụng hình phạt bổ sung dé thu hồi đầy đủ giá trị tài sản bị thiệt hại do phạm tội mà có; đồng thời chịu trách nhiệm vật chất về những thiệt hại của Nhà nước do hành vi phạm tội gây ra; Quy định tăng mức phạt tiền, giảm hình phạt tù có thời hạn và các hình phạt khác đối với người có hành vi tham nhũng nhưng tích cực khai báo, khắc phục hậu quả, nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản; Quy định không chỉ người phạm tội có nghĩa vụ trả lại tài sản, sửa chữa, bồi thường thiệt hại mà bất kỳ ai chiếm hữu không có căn cứ pháp luật cũng phải thực hiện nghĩa vụ trên.
Năm là, sửa đổi các quy định có liên quan của Bộ luật Tó tụng hình sự theo hướng: Quy định trình tự, thủ tục bảo đảm thu hồi tài sản tham những là thủ tục đặc biệt; Bổ sung các biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng; quy định cụ thé về thủ tục kê biên; Quy định cho phép cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt đối với một số tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng như ghi âm, nghe điện thoại, kiểm tra thư tín, tài khoản ngân hàng, giúp phát hiện, làm rõ hành vi tham nhũng cũng như tài sản một cách nhanh chong; Cu thé hóa quy định Tòa án nhân dân trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có quyền giám định tài sản trong trường hợp người phạm tội phải trả lại tài sản, phải bồi thường thiệt hại để quyết định có hay không việc bảo đảm cưỡng chế thi hành án Bên cạnh đó, cần nghiên cứu hướng dẫn việc áp dụng Diéu 507
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về hợp tác quốc tế trong xử lý tài sản do phạm tội mà có, làm rõ hơn nhiệm vụ của cơ quan đầu mối trong hợp tác thu hồi tài sản ở giai đoạn tham van, trao đổi thông tin trước khi lập yêu cầu tương trợ tư pháp chính
93 thức; bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tô chức được giao quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước trong việc khởi kiện vụ án dân sự đòi lại tài sản đo cơ quan, tổ chức mình quản lý nhưng có bị xâm phạm bởi hành vi tham nhũng, để trả lại cho Nhà nước Đồng thời, quy định chế tài đối với người có trách nhiệm, không có trách nhiệm khởi kiện, chứng minh tai sản bị xâm phạm hoặc do hành vi tham nhũng mà có; Hoàn thiện các quy định về sở hữu tài sản để ngăn chặn hiệu quả việc hợp pháp hóa quyền sở hữu tài sản tham nhũng thông qua các giao dịch dân sự.
Ngoài ra, Việt Nam cần nghiên cứu, sửa đôi quy định về án tử hình với tội phạm tham nhũng dé tạo cơ sở cho việc phối hợp điều tra, dẫn độ tội phạm, thu hồi tài sản tham nhũng tâu tán ở nước ngoài.
Sáu là, nghiên cứu, bé sung các quy định cụ thê về thi hành án đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế, cho phép chủ động, tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm bang tài sản trong quá trình xử lý hành vi tham những nhằm tăng kha năng thu hồi tài sản tham những Cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án thu tiền, tài sản tham nhũng mà không cần cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh được quyên thi hành án dân sự nộp đơn yêu cầu thi hành án, công khai danh tính, họ tên, địa chỉ của người phải thi hành án ngay sau khi bản án, quyết định có hiệu lực, nhất là người phải thi hành án tham nhũng chưa thi hành Đặc biệt, cần cụ thé hóa quy định các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản:
() Về thâm quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, cần có hướng dẫn cụ thé trường hợp nào Chánh án, Phó Chánh án ra lệnh, trường hợp nào Tham phán
Chủ tọa phiên tòa ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản;
(ii) Về phạm vi kê biên tai sản, phong tỏa tài khoản, cần có hướng dẫn cụ thé, thống nhất cách hiểu như thé nào là “trong ứng” dé các cơ quan tiến hành tô tụng hình sự áp dụng cho thống nhất, tránh áp dụng tùy tiện; quy định cụ thê trường hợp nào bắt buộc phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; hướng dẫn các bước
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng tại M/Z6@®m 0
tham nhũng tại Việt Nam Đề nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, Việt Nam cần vận dụng kinh nghiệm của một số nước trong van dé nay dé hoàn thiện khuôn khô chính sách pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
3.2.1 Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế cho thấy, việc kiểm soát hợp lý tài sản, thu nhập là một trong những điều kiện tiên quyết đề thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng Kiểm soát tài sản, thu nhập thể hiện trước hết thông qua việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, giúp cơ quan chức năng phân biệt được tài sản có nguồn gốc phù hợp hợp pháp và tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xử lý cho phù hợp. Ở Việt Nam, nhiều năm qua, việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hời hợt, kém hiệu quả, mang tính hình thức Đề khắc phục hạn chế nay, nhà nước cần xây dựng cơ chế kiểm soát hiệu qua tài sản dé xác định tài sản tham nhũng, tai sản hình thành từ tài sản tham nhũng, tạo điều kiện thu hôi tài sản tham nhũng bằng cách cải cách việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức đúng chất lượng, được kiểm tra, xác minh và công bố rộng rãi dé nhân dân giám sát Sự giám sát của nhân dân đối với việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước tại nơi cư trú là cần thiết Day là sự giám sát trực tiếp, mọi lúc, mọi nơi Người dân sinh sống cùng khu dân cư với cán bộ, đảng viên sẽ giúp kip thời phát hiện những biểu hiện, sinh hoạt có dấu hiệu bất thường, bởi tại các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri, người dân có thể nắm bắt và phản ánh rất nhiều thông tin liên quan đến cán bộ, đảng viên nơi mình cư trú Qua giám sát, phát hiện của nhân dân thì mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội sẽ có kiến nghị với cấp uy, t6 chức đê trực tiêp giám sát can bộ, dang viên có biêu hiện nghi ngờ Việc công khai tai
100 sản người có chức vụ, quyền hạn càng càng rõ ràng càng hiệu quả, nên có một website dé công bố công khai tài sản CBCC dé mọi người dân quan tâm có thể tiếp cận và nên coi việc kê khai tai sản này là bình thường, chỉ khi họ có liên quan tới tiêu cực thì mới điều tra, làm rõ.
3.2.2 Thúc day các cơ chế hợp tác thực chất trong khuôn khổ của Công ước UNCAC Đây nên được coi là phương thức hỗ trợ thực thi có hiệu quả pháp luật trong nước về phòng, chống tham nhũng Việc thực hiện các nghĩa vụ của thành viên trong khuôn khổ của Công ước gắn liền với nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong nước, vì đây chính là mục tiêu cuối cùng của các quốc gia khi tham gia Công ước Do vậy, cần tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa việc tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của Công ước với các yêu cầu về nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong nước về phòng, chống tham nhũng.
Hiện tại, các nhóm công tác đã được thành lập như đề cập ở trên nhằm giúp các thành viên thực thi Công ước, đặc biệt là thúc đây trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và thống nhất đưa ra các biện pháp thực thi Công ước có hiệu quả Việc tham gia các nhóm công tác đó sẽ giúp các thành viên tìm kiếm, thiết lập các cơ chế hợp tác thực chat hơn, bao gồm cả cơ chế hợp tác song phương giữa các thành viên nhằm tháo gỡ khó khăn hoặc rao cản về thực thi pháp luật, như trong thu hồi tài sản tham nhũng bị tau tán ra nước ngoài; thiết lập cơ chế trao đồi thông tin hoặc hop tác điều tra trong các vụ án, vụ việc tham nhũng có yếu tố nước ngoài Thực tiễn thời gian qua cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc xem xét, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng thường gặp khó khăn hoặc có phần bị kéo dài là do những vướng mắc này Vì vậy, Việt Nam có thê khắc phục được tình trạng này thông qua việc thúc đây hợp tác thực chất hơn trong khuôn khô của Công ước.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với những thông tin, dữ liệu cập nhật của các thành viên (bao gồm cả thông tin về chính sách, pháp luật, kết quả thực thi, khó khăn, vướng
101 mắc và thực tiễn tốt) được chia sẻ trong hoạt động của các nhóm công tác là rất cần thiết đối với Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta còn đang có nhiều vướng mắc với nhiều quy định, chế định, như kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập hoặc phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
Việt Nam cần tăng cường tham gia ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, tăng cường hợp tác quốc tế dé thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự; tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về thu hồi tài sản tham những và đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam dé có những chuyên biến tích cực trong công tác thu hồi tài sản Hoạt động thu hồi tài sản sẽ có hiệu quả cao hơn nếu huy động được sự hợp tác quốc tế về chống rửa tiền, chuyền đổi chủ sở hữu, tau tán tài sản ra nước ngoài đối với tài sản bất hợp pháp, bao gồm cả cơ chế hợp tác chính thức (hợp tác chính phủ) và phi chính thức Hiện có nhiều cơ chế hợp tác phi chính thức rất hiệu quả mà Việt Nam cần tích cực tham gia như Nhóm hợp tác chống rửa tiền khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APG), Mạng lưới liên cơ quan về thu hồi tài sản do phạm tội mà có thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ARIN - AP) Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc, trong đó có tài sản bat hợp pháp Thực tiễn cho thay, hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản có nguồn gốc bat hợp pháp là một lĩnh vực hết sức phức tap và doi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, là những chuyên gia có trình độ, kiến thức pháp luật cao, bao gồm cả pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, có trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này Hoạt động hợp tác quốc tế cũng gặp một số trở ngại như các quy định pháp luật liên quan đến tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong các vụ án tham nhũng khác nhau khá nhiều giữa các quốc gia thành viên; pháp luật về bảo mật thông tin ngân hàng tài chính ở hầu hết các quyên tài phán đều cắm tiết lộ thông
102 tin cá nhân và tài khoản về khách hàng của họ, trừ một số trường hợp được pháp luật quy định.
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ am hiểu các vấn đề kỹ thuật
- nghiệp vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ
Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát nguồn sốc và loại hình tài sản và xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu đội ngũ thực thi, bảo vệ pháp luật có trình độ chuyên môn, am hiểu các vấn đề kỹ thuật - nghiệp vụ và có kha năng ứng dụng các thành tựu khoa học — công nghệ Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực đòi hỏi có những kiến thức chuyên biệt, nghiệp vụ phức tạp như lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc nhà nước Đây cũng là những lĩnh vực phải đối mặt với các tội phạm mạng dưới nhiều hình thức khác nhau như các yêu cầu về bồi thường bảo hiểm, rửa tiền, thanh toán điện tử, các giao dịch ngân hàng, trộm cắp thông tin cá nhân, lừa đảo di động, lừa đảo thẻ ngân hàng và thẻ tín dung và gây ra các tốn thất to lớn Theo báo cáo của công ty phần mềm an ninh máy tính toàn cầu McAfee ước tinh, năm 2021, tội phạm mạng, trong đó có gian lận tài chính, gây thiệt hại cho thế giới tới hơn 1000 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2018 Theo hang tư van quản lý McKinsey, tổn thất toàn cầu do lừa đảo thẻ có thể lên đến gần 44 tỷ USD vào năm 2025 [43].
Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát trong thời đại kỹ thuật số hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức lớn, khi mà các vi phạm pháp luật ngày càng có tính chất tinh vi, phức tạp và khó phát hiện Những đối tượng rửa tiền, tau tán tài sản có nguồn gốc bat hợp pháp ngày càng có trình độ cao về công nghệ thông tin, phạm vi hoạt động rộng, có thé thực hiện hành vi phạm tội ở nhiều nơi trong một quốc gia hoặc xuyên quốc gia, có tính tổ chức cao, với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường Nếu đội ngũ làm công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Đảng và Nhà nước ứng dụng các thành tựu công nghệ mới một cách chậm trễ trong việc khai thác và phân tích khối lượng lớn dữ liệu liên quan đến
103 các lĩnh vực phức tạp như đất đai, đầu tư, tài chính, ngân hàng thì các hành vi vi phạm có thể vượt quá tầm giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra cần phải đây nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân hàng, tài chính, thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc nhà nước ; day mạnh phát triển dịch vụ công trực tuyến và có giải pháp khuyến khích người dân sử dụng; bao đảm hiệu quả, kip thời, công khai, minh bach trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công.
Có thé thấy, thông qua trang thông tin điện tử, mạng internet, người dân tham gia giám sát có thé năm bắt thông tin tình hình vi phạm; đồng thời, kết hợp với việc trao đôi thông tin, kiến thức về khoa học - công nghệ, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm thẩm tra, xác minh, cảnh báo, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm Do đó, cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách có đủ trình độ khoa học - công nghệ để sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa hiệu quả của giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát Điều này cũng gắn với yêu cầu phải hiện đại hóa các hệ thống quản lý, bảo đảm tính thống nhất, tính liên kết cao, bảo đảm sự chuẩn hóa phù hợp với thông lệ, chuân mực quốc tế và điều kiện cụ thé của Việt Nam Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới và chuẩn hóa quy trình, phương pháp nghiệp vụ thâm tra, xác minh kết hợp với việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin từ việc thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, chứng cứ điện tử đến việc nhập dữ liệu, xử lý, phân tích, đánh giá thông tin, báo cáo kết quả, cảnh báo, phát hiện nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý các giao dịch đáng ngờ, các hành vi vi phạm mới phát sinh.
Với sự tăng lên về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ trong vai năm gần đây, việc phát hiện và thu hồi tiền, tài sản do tham nhũng mà có đang là vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm và được đánh giá là một trong những khâu yếu nhất trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay Trên thực tế, khi xử lý các vụ việc tham nhũng, xã hội không chỉ quan tâm đến hình phạt đối với người tham nhũng mà còn đặc biệt quan tâm đến việc phát hiện và thu hồi tiền, tài sản đã bị chiếm đoạt hoặc bị thất thoát Thu hồi tiền và tài sản tham nhũng không những khắc phục được hậu quả nguy hiểm của hành vi tham nhũng, trả lại nguồn lực cho đất nước mà còn có ý nghĩa cảnh báo, ngăn chặn hành vi tham nhũng Day được coi là biện pháp giảm thiểu tác hai của hành vi tham nhũng, triệt tiêu động cơ của tội phạm tham nhũng, qua đó góp phần tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và liêm chính của các chính phủ Với ý nghĩa quan trọng đó, thu hồi tài sản tham nhũng đã được thể chế hóa trong một số văn kiện quốc tế, trong đó, sâu rộng và toàn diện nhất là Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Việc Việt Nam tham gia quá trình đàm phán và ký Công ước đã bước đầu khăng định quyết tâm của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đồng thời cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và thiện chí sẵn sàng hợp tác với các nước dé cùng nhau dau tranh có hiệu quả chống loại tội phạm này và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng Đề đáp ứng yêu cầu về hợp tác, trợ giúp và nhận trợ giúp có hiệu quả trong việc thu hôi tài sản tham nhũng đòi hỏi hệ thống pháp luật của quốc gia phải có quy định phủ hợp, tương đồng với những chuẩn mực được đặt ra trong Công ước Vì vậy, vấn dé nội luật hóa, sửa đôi, bé sung quy định của pháp luật Việt Nam, nhất là các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng, nâng cao mức độ tuân thủ Công ước là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, sỐ lượng tiền và tài sản bị chiếm dụng, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là rất lớn và hầu hết tội phạm trong các vụ