1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam và những giá trị tham khảo

255 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 255
Dung lượng 58,24 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

BAO VỆ NHÓM YEU THE TRONG PHAP LUAT PHONG KIEN VIET NAM

VA NHUNG GIA TRI THAM KHAO

MA SO: DTCB.07/21-DHLHN

Chủ nhiệm đề tài : TS Tran Hồng Nhung

Thư ký đề tài : Ths Nguyễn Thị Khánh Huyền

Hà Nội - 2022

Trang 2

THONG TIN VE DE TÀI

Bảo vệ nhóm yếu thé trong pháp luật phong kiến Việt Nam va

những giá trị tham khảo

Chủ nhiệm dé tài: TS Tran Hong NhungThue ký dé tài: ThS Nguyễn Thị Khánh Huyền

Sản phâm của dé tài:

Chuyên dé 1: Những van đề lý luận về bảo vệquyên của nhóm yếu thế trong pháp luật đương đạivà bảo vệ quyền của nhóm yếu thế trong pháp luậtphong kiến Việt Nam

TS Trần Hồng NhungTS Phạm Thị Thu HiềnChuyên dé 2: Bảo vệ nhóm yếu thé trong pháp

luật phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ

TS Trần Hồng Nhung

ThS Nguyễn Thị Khánh HuyềnChuyên đề 3: Những giá trị tham khảo đối với

việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật vềbảo đảm quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam hiện

TS Trần Hồng NhungTS Phạm Thị Thu HiềnBài báo khoa học: “Bảo vệ quyền của nhóm

yếu thế ở Việt Nam thời kì phong kiến và bài học

kinh nghiệm”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam,

số tháng 7 năm 2022.

TS Trần Hồng Nhung

Trang 3

BAO CAO TONG HOP DE TÀI

BAO VE NHOM YEU THE TRONG PHAP LUAT PHONG KIEN VIET NAM VA NHUNG GIA TRI THAM KHAO

MUC LUC

i08) | 1.Tính cấp thiết của đề tài ¿- 5c SsSeSx E2 EE1E112111111111111 111k 1 2 Tình hình nghiên cứu van 6.0 csssessesecscssesscsessesssetsseseseesessesseees A 3 Mục đích và mục tiêu của đề tài -cc-cccirrrtirrrrirrrrrirerrirrr 17 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 2-5 s2 s+s+ze+sz£: 17 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿2-2 + s2 +x+£++E+£++xezxzrszxee 18 19 CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÍ LUẬN VE BAO VỆ NHÓM YEU THE TRONG PHAP LUAT PHONG KIEN VIET NAM 20 1.1.Khái niệm, đặc điểm nhóm yếu thế ở Việt Nam thời phong kiến 20 1.2 Khái niệm, đặc điểm Bảo vệ nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kì phong kiẾn i2 HH re 23

1.3 Chủ thé thực hiện việc bảo vệ nhóm yếu thé trong pháp luật phong kiến Việt Nam .:-22ct 2 tt H2 25

1.4 Quan điểm, cách thức bảo vệ nhóm yếu thé của nhà nước phong kiến Viet ÌNa1m G G G G GG G E1 1010130101113 ng xy 28

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thé thời phong kiến ¿2 2s £EE+E£E+E+Ee£E+Eerxei 31 I0I208:45109210/9) c1 43 CHƯƠNG 2: THUC TRANG BAO VỆ NHÓM YEU THE TRONG PHÁP LUAT PHONG KIEN VIỆT NAM - 5c s+cccxererterxerered 44 2.1 Khái quát về hệ thong văn bản pháp luật ở Việt Nam thời kì phong kiến 44

Trang 4

2.2 Những biện pháp bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam từ thé ki XV đến thé ki XIX ¿55tr 48 2.3 Đánh giá thực trạng bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam từ thé ki XV đến thế kỉ XIX -¿+cccsccersrrerree 72 2.4 Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật đương đại- góc nhìn so sánh với

LICH SỬ -QQ Q1 S1 S1 SSSSSSSSSS ST SnnnnE net 75

TIEU KET CHUONG 60221121725 83 CHUONG 3: NHUNG GIA TRI THAM KHAO DOI VOI VIEC BAO VỆ NHÓM YEU THE Ở VIỆT NAM HIEN NAY -5- 5c: 84

3.1 Xác định cụ thé nhóm người yếu thé trong xã hội để có những chính

seach phủ Hợp (ehn Te OM, TIM TT sec sasies canes since KHH 2400003 HH0 Came G0165 008006 1000687 85

3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Nhóm yếu thế trên cơ sở kế thừa tinh thần của pháp luật phong kiến - 2-2 2 2 s2 zx+£+zSe£ 86 3.3 Xây dựng quy định pháp luật rõ rang, dé hiểu, chú trong hoạt động giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật - - - 2 2+s+s+£+£z£zszxzzzcez 94 3.4 Nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phô biến pháp luật 97 II208.95109:1019)) c1 100 KẾT LUẬN - 52s C1 1 1E 1212112111111 1111211111111 11011111111 1x re 101 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-2-5252 2+se£xecx2 103

PHU LỤC 22-2222 2EE1E22E11E22211122111E 22.11.112.112 E xeae 108

Trang 5

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững

mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ va vì sự

phát triển của đất nước giai đoạn 2021-2030 là một trong những nội dung quan trọng Nghị quyết Dang lần thứ XIII Dé đạt được mục tiêu đó thì việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền của nhóm yếu thế cần được chú trọng và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế Với quan điểm “Không ai bị bỏ lại phía sau” nhà nước ta đã quan tâm va tao điều kiện thuận lợi cho các nhóm yếu thế tham gia vào các lĩnh vực của đời sống Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại những khoảng trống pháp lý và hạn chế trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế, đặc biệt đối với phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và trẻ em là những nhóm dé bị tôn thương nhất.

Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam cũng tham gia hầu hết những điều ước quốc tế về quyền con người, thúc đây sự ra đời của nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo đảm quyền của con người, quyền của nhóm yếu thế Điển hình như Luật bình đẳng giới 2006 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, Luật phòng chống mua bán người 2011, Luật trẻ em

2016, Luật người khuyết tật 2010 Bên cạnh những thành tựu dat được, việc

nội luật hóa những điều ước quốc tế trong điều kiện cụ thê của Việt Nam cũng gặp phải những thách thức và khó khăn nhất định.

Trong nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để khắc phục những khoảng

trồng và hạn chế trong việc bảo vệ của nhóm yếu thế thì quay về lịch sử, tìm

hiểu những quy định và kinh nghiệm của cha ông ta trong quá khứ là những gợi mở có giá trị tham khảo hữu ích đối với hiện tại Khảo cứu các văn bản pháp luật ở Việt Nam thời phong kiến, có thê thấy nhà nước quân chủ qua các triều đại đã chú trọng bảo vệ quyền lợi của nhiều đối tượng yếu thế trong xã

hội, đó là: phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiêu sô,

Trang 6

người cô đơn không nơi nương tựa, tù nhân, nô tỳ Không chỉ quy định trên văn ban, nhà nước cũng áp dụng các giải pháp khác nhau dé những quyền lợi đó được bảo đảm thực thi trên thực tế Những kinh nghiệm lịch sử cần được nhận diện, kế thừa và tham khảo trong bối cảnh Việt Nam hiện nay hướng đến mục tiêu xây dung nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phan nâng cao hơn hiệu quả của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của nhóm yếu thé nói riêng.

Bên cạnh đó, tiếp cận quyền con người trong đó có quyền của nhóm yếu thế dưới góc độ liên ngành luật học và lịch sử đã được quan tâm nghiên cứu trong một số công trình chuyên khảo Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung vào một số giai đoạn cụ thé trong pháp luật phong kiến Việt Nam hoặc tìm hiểu về quyền một số nhóm đối tượng nhất định Một cái nhìn hệ thống, toàn diện về hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam trong van dé bảo vệ nhóm yếu thé do đó van còn là khoảng trồng trong nghiên cứu nói chung.

Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu về những quy định và biện pháp bảo vệ quyên lợi của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kì phong kiến tập trung vào giai đoạn từ thé ki XV đến thé ki XIX nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyên, phát triển bền vững, bảo vệ con người trong bối cảnh hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

2.1.Các công trình nghiên cứu về nhóm yếu thế và bảo vệ quyền của nhóm yếu thé.

Nhóm yếu thế là đề tài nghiên cứu dành được sự quan tâm của nhiều

học giả trong và ngoải nước với hang trăm các công trình dưới các góc độ

khác nhau Dù có nhiều định nghĩa được nêu lên song các học giả trong và ngoài nước đều có quan điểm tương đối thống nhất rằng: Nhóm người yếu thé là những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người Bởi vậy cần chú ý bảo vệ đặc biệt so với các nhóm khác.

Trang 7

Các nghiên cứu nổi bật về quyền con người nói chung và quyền của nhóm yếu thé, nhóm người dé bị tổn thương trong xã hội nói riêng có thé kể đến một số công trình như:

Trước hết cần phải kể đến các nghiên cứu chuyên sâu của GS.TS Võ Khánh Vinh như: Quyển con người: Tiếp cận ẩa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009: Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; Những vấn đề lý luận và fhực tiễn về các quyên mới xuất hiện trong quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012 Tác gia đã tập trung vào các van đề lý luận và lịch sử về quyền con người, đảm bảo thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người; Bảo vệ quốc tế quyền con người; Những vấn đề chung về quyền con người ở Việt Nam; Quyền của các nhóm đối tượng khác nhau như quyền của các dân tộc thiểu số, quyền con người trong thảm họa thiên nhiên, ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên rừng đến các quyền con người ở Việt Nam; Nhận thức về quyền con người góp phần phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính, bảo vệ quyền của trẻ em

trong quan hệ nuôi con nuôi

Hội Luật gia Việt Nam với cuốn sách Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyên của các nhóm xã hội dé bị ton thương, Nxb Dai học quốc gia Hà Nội, 2007 đã đi vào 4 van dé cơ bản: Khái quát về van đề quyền con người, quan điểm và khuôn khổ pháp luật chung về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; Khuôn khổ các quyền con người cơ bản trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; Quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; Bảo vệ quyền con người

trong hoạt động tư pháp.

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011 Nội dung của giáo trình bao gồm: (i) Nhập môn lý luận pháp luật về quyền con người; (ii) Khái quát về quyền con người; (iii)

Trang 8

Khái quát Luật quốc tế về quyền con người; (iv) Các quyền dân sự và chính trị trong Luật quốc tế; (v) Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong Luật quốc tế; (vi) Cơ chế bảo vệ va thúc day quyền con người; (vii) Pháp luật về quyền con người ở Việt Nam Đặc biệt, giáo trình dành 1 chương đề cập đến Luật quốc tế về quyền của một số nhóm người dé bị ton thương.

Một số bài báo đăng trên các tạp chí trong nước cũng bàn luận về quyền của những nhóm người cụ thé: Đối với phụ nữ: Dương Thanh Mai, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phán biệt đối xử với phụ nữ và dự an luật bình dang giới của Việt Nam, Nghiên cứu Lập pháp số 75, thang 5/2006; Trần Thi Van Anh, Lê Ngoc Hùng, Phu nit, giới và phat triển, Nxb phụ nữ, Hà Nội 1996 :TS Nguyễn Thị Báo (2015), “Bảo đảm quyền của phụ nữ nông thôn trong chiến lược xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2015; Đôi với người khuyết tật: Công ước về quyên của người khuyết tật năm 2006 (Liên hợp quốc); Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy năm 2010; Luật quốc tế về quyền của những người dễ bị tôn thương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động — Xã hội, 2011; Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng và Robet Leroy

Bach, 2005, “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam; Đại học

quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của những người dễ bị tổn thương, Nxb Lao động — Xã hội, 2011 Đối với người dân tộc thiểu số: ThS Lừ Van Tuyên (2015), “Quyên của các dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Ly luận chính trị số 10/2015

Ở ngoài nước, các công trình như: “Human Rights Protections for Vulnerable and Disadvantaged Groups” - Human Rights Quarterly, Volume

33, Number 3, August 2011, pp 682-732 (Article) Published by The Johns

Hopkins University Press (“Bảo vệ quyên con người cho những người dé bi ton thương và bất hạnh” - Nhân quyền hàng quý, Tập 33, Số 3, 08/2011, tr 682-732 NXB-Johns Hopkins University — Đóng góp của UBLHQ về các

Trang 9

quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.); Ingrid Nifosi-Sutton, The Protection of

Vulnerable Groups under International Human Rights Law (Bao vé cac nhom

dé bị ton thương theo Luật Nhân quyền Quốc tế); Human Rights Issues and Vulnerable Groups -Volume 1 Current and Future Developments in Law - J. Alberto del Real Alcala - Bentham Science Publishers -13/11/2017 (Các van dé nhân quyên và các nhóm dé bị ton thương — Tập 1 trong tuyên tap sự phát triển luật học đương đại và tương lai — Tác giả J Alberto del Real Alcala -Nhà xuất bản khoa học Bentham - 13/11/năm 2017) đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của van đề nhân quyên trong đó có nhóm người yêu thé.

Tác giả Pham Hùng Cường trong luận án tiến sĩ Quyển nhân thân của nhóm người dé bị tốn thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Đại học Luật Hà Nội, 2020 đã khái quát những thành tựu

và hạn chế trong các nghiên cứu về van đề quyền của nhóm yếu thế như sau: - Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội trên cơ sở chỉ ra những quy định của các công ước quốc tế, quy định của pháp luật quốc gia cùng những lập luận, phân tích về từng đối tượng trong nhóm dé bị tốn thương

- Nhóm "dé bị tổn thương” được đề cập đến trong một s6 cong trinh nghiên cứu được xác định ở hai trang thai: trang thai cô định hoặc trạng thái biến đổi Từ những trạng thái này có thé có cách thức khác nhau dé bảo vệ quyên cho từng đối tượng trong nhóm.

- Các nguy cơ bị xâm phạm quyên của nhóm người dễ bị tôn thương cũng được một số công trình nghiên cứu chỉ rõ;

- Các biện pháp bảo vệ quyên đối với nhóm người dễ bị tổn thương được ghi nhận trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia;

- Quyền của một số đối tượng trong nhóm dễ bị tổn thương được các công trình nghiên cứu trong nước dé cập đến như nhóm người dân tộc thiểu

sô, trẻ em, phụ nữ nông thôn, người đông tính, song tính và chuyên giới ;

Trang 10

- Nhiều công trình nghiên cứu trong nước đã tiếp cận sâu về quyền con người, trong đó có quyền của nhóm dễ bị ton thương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một số nội dung chưa được các công trình nghiên cứu trên đây đề cập đến như tìm hiểu các quy định liên quan đến quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; Tiền đề lý luận và thực tiễn của việc tiếp cận quyền nhân thân của nhóm dễ bị tôn thương; Thực tiễn vận dụng va bảo vệ quyên nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương ở Việt Nam Nghiên cứu quyền của nhóm yếu thế dưới góc độ lịch sử cũng chưa thực sự có nhiều công trình

nghiên cứu.

2.2 Các công trình nghiên cứu về pháp luật phong kiến Việt Nam trong đó có dé cập đến vẫn dé bảo vệ nhóm yếu thé

Đã có rất nhiều công trình, sách chuyên khảo về pháp luật phong kiến Việt Nam bàn về các khía cạnh khác nhau như lịch sử lập pháp kĩ thuật lập pháp, thành tựu lập pháp, đặc điểm, nội dung, giá trị của pháp luật phong kiến trong đó có đề cập đến những quy định nhăm bảo vệ quyền của nhóm yếu thế trong xã hội phong kiến Những công trình tiêu biéu như: Cổ luật Việt Nam và tu pháp sử dién giảng, Sài Gon, 1973 của tác giả Vũ Văn Mẫu; Pháp chế sử, Sài Gòn, 1974 của tác giả Vũ Quốc Thông: Sơ thao lịch sử nhà nước và pháp quyên Việt Nam (Từ nguôn gốc đến thé ky XIX), NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1968 của tác giả Dinh Gia Trinh; Nghiên cứu về hệ thong pháp luật Việt Nam thé kỷ XV — Thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, 1994 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên

Những nghiên cứu chuyên sâu về những bộ luật cô ở Việt Nam đã đề cập đến những giá trị nhân văn, tiễn bộ của các bộ luật trong van đề bảo vệ quyền của nhóm yếu thé trong xã hội phong kiến như:

Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và gid tri, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 do tác gia Lê Thi Sơn (chu biên) Chuyên

khảo này gôm 16 công trình của các nhà khoa học thuộc nhiêu lĩnh vực khác

Trang 11

nhau, trong đó có nhiều công trình trực tiếp khai thác giá trị của bộ luật trên

các phương diện dân tộc học, luật học, quân sự, chính trỊ, kinh tế, văn hóa - xã hội và các giá trị nhân văn, tiễn bộ của bộ luật trên từng lĩnh vực: giá tri về tư tưởng lập pháp, kỹ thuật lập pháp, chính sách kinh tế, chính sách sử dụng

quan lại, chính sách hình sự, chính sách dân sự (trong đó có quan hệ hôn nhânvà gia đình) đã được các nhà khoa học nghiên cứu toàn diện.

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử và đương đại góp phan xây dựng nhà nước pháp quyên ở Việt Nam do Nhà xuất bản Tư pháp an hành năm 2008 Công trình gồm 22 bài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có một SỐ công trình tiêu biéu như Quốc triểu hình luật - công trình mang đậm bản sắc văn hóa pháp ly và tính nhán văn của dan tộc Việt Nam của GS.TS Lê Minh Tâm Nội dung bài viết đề cập khái quát về sự ra đời, hoàn thiện của QTHL, phân tích những nhân tố gây ảnh hưởng trực tiếp và đậm nét trong việc hình thành văn hoá pháp lý và sự sáng tạo của triều Lê sơ trong QTHL, nhân mạnh đến yếu tố giá trị truyền thống, phong tục, tập quán có tính chất nền tảng đã được chú trọng và giữ vai trò chỉ phối trong bộ luật cùng những tư tưởng, quan niệm rất tiễn bộ còn giá trị trong xã hội hiện đại.

Công trình Bộ luật Hồng Đức di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của Việt Nam do nhà nghiên cứu Lê Đức Tiết thực hiện và được Nxb Tư pháp ấn hành tại Hà Nội năm 2010 đã đề cập đến QTHL trên ba phương diện: / nhất là Những tư tưởng lớn về trị quốc an dân trong quá trình soạn thảo và thực thi Bộ luật Hồng Đức; thir hai ià Bộ luật Hồng Đức với tác dụng là sự định hướng, là hành lang pháp lý cho việc soạn thảo, thực thi luật tục của các dân tộc miền núi và hương ước, lệ làng của dân tộc Kinh ở vùng trung du và châu thổ; thi ba là kế thừa và phát huy kinh nghiệm soạn theo, thực thi Bộ luật Hồng Đức vào sự

nghiệp hoàn thiện pháp luật của NNPQ XHCN Việt Nam Các nội dung trongcông trình cũng phân nào đê cập đên việc bảo vệ các quyên cho các đôi tượng

Trang 12

yếu thế nói riêng như phụ nữ, người già, trẻ em, người dân tộc thiểu số và mở rộng ra là đối với việc an dân của triều đại nhà Lê.

Nghiên cứu về Hoàng Việt luật lệ, có thé kê đến các công trình của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, (2011) Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ”

và “Đại Thanh luật lệ” Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7, 2011, tr

69-80 Nguyễn Thị Thu Thủy, (2012) Tinh tích cực của “Hoàng Việt luật lệ” va gid tri của no đối với nên tư pháp Việt Nam hiện đại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Gần đây nhất là công trình “Hoàng Việt luật lệ- một cách tiếp cận mới”, NXB Đại học Quốc gia, H, 2019 Tác giả đã đưa ra những kết luận: Một là, Hoàng Việt luật lệ tuy đã tiếp thu phần nhiều bố cục,

nội dung từ Đại Thanh luát lệ nhưng không phải là một sự sao chép nguyên

xi Bộ luật đã thay đổi và sáng tạo thêm một số điều khoản cho phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam thời Nguyễn Thứ hai, mặc dù có một số điểm hạn chế nhưng cũng không thê phủ nhận những giá trị tích cực của bộ luật, thê hiện tính xã hội, tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc Đó là những quy định bảo vệ quyền lợi của người già, cô quả, tàn tật và trẻ em, bảo vệ dân thường Đặc biệt, người phụ nữ trong xã hội đã dành được một vi tri nhất định trong bộ luật Về nghĩa vụ, người phụ nữ phạm tội phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật Nhưng, khi thực thi hình phạt, phụ nữ có thê nộp tiền chuộc dé giảm nhẹ mức hình phạt hoặc thay thế cho việc thi hành hình phạt Trước pháp luật, người phụ nữ cũng được bảo vệ những quyền lợi cơ bản, như quyên bảo vệ thân thé, quyền thừa kế tai sản, quyền tự do hôn nhân, quyền từ bỏ hôn ước và quyền ly dị chồng.

Một số bài báo, tạp chí trong nước nghiên cứu về pháp luật ở Việt Nam thời kì phong kiến có liên quan đến chủ đề này như:

Nguyễn Minh Tuấn, khoa Luật ĐHQGHN với bài viết “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ Quốc triéu hình luật” được đăng trên Tạp chí khoa học, DHQGHN, chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004, trang 39-44 Bài viết đã phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới các

Trang 13

chính sách trong Quốc triều hình luật, trong đó bao gồm các chính sách với các đối tượng yếu thé trong xã hội.

Tu trởng dé cao pháp luật trong các triéu đại phong kiến Việt Nam của

tác giả Phan Thị Lan Hương và Phạm Thị Duyên Thảo, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp số 8(360)-thang 4/2018, trong bài viết có nêu lên những luận cứ chứng minh cho sự nhân đạo của pháp luật các triều đại bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của con người Ví dụ như, thời Lý, để bảo vệ quyên, lợi

ích, giảm bớt sự khắc nghiệt, oan uống von dé bị các quan lại của nhà nước

gây ra cho nhân dân, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, điển hình là các chiếu (năm 1208, 1042) về xử phạt binh lính cướp của của dân, sẽ bị chém hoặc bi trượng; bảo vệ quyền tự do của con người như các chiều cắm mua bán hoàng nam làm day tớ (năm 1042); bảo vệ thường dân trong chiến tranh (chiếu năm 1044); bảo đảm an ninh trật tự cho dân chúng trong hương ấp (chiếu năm 1128); nhà Lý cũng thường xuyên ban hành các lệnh đại xá thiên hạ như miễn thuế, miễn lao dịch, tha bồng hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tù nhân trong những dịp nhất định Pháp luật triều Lý thé hiện tinh thần nhân đạo, bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội qua các đạo chiếu: cho phép người già 70-80 tuổi, trẻ em 10-15 tuổi, người ốm yếu nếu phạm tội trừ tội thập ác, được phép chuộc tội băng tiền; chọn cắm quân không được chọn ở hộ cô độc (các chiếu năm 1042, 1147) Thời Trần và các triều đại tiếp sau đó cũng có nhiều tư tưởng và quy định mang tính tiễn bộ.

Trong số các công trình nghiên cứu của những học giả nước ngoài về pháp luật Việt Nam thời kì phong kiến phải kể đến cuốn Luật và xã hội Việt Nam thé kỷ XVII — XVII của GS Insun Yu Trên cơ sở thống kê va so sánh những quy định của pháp luật phong kiến Trung Quốc thời Đường, Minh với bộ Quốc triều hình luật thời kì Hậu Lê tác giả đã chỉ ra bên cạnh việc thê chế hóa những lễ nghi, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của Nho giáo, pháp luật Việt Nam thé ki XVII, XVIII đã tôn trọng những truyền thống văn hóa của dân tộc

như việc ghi nhận và bảo vệ những quyên của người phụ nữ, chê độ gia đình

Trang 14

nhỏ Cuốn sách cho thấy sự tiến triển của pháp luật dưới triều Lê từ Lê Lợi đã đặt nền móng cho nền pháp chế triều đại và đến triều Lê Thánh Tông thì pháp luật Việt Nam bat đầu đạt tới sự khai hoa rực rỡ Với nhận thức để kiêm soát chặt chẽ nhân dân, nhà nước phải bảo vệ họ, vì nếu người dân không được chăm lo một cách thích đáng thi nhà nước sẽ mat đi các nguồn lợi tức và nhân lực của mình Theo đó ông đã sử dụng nhiều biện pháp mà một trong số đó là bảo vệ đông đảo quan chúng khỏi sự ức hiếp của các gia đình quyên thé.

Trước khi công trình của Insun Yu được công bố, chuyên khảo của

Alexander B.Woodside "Vietnam and Chinese Model A Comparative Study

of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century" (Harvard University Press, 1971) được giới nghiên cứu về Việt Nam đánh giá rat cao Công trình này tập trung khảo cứu và phân tích sâu các khía cạnh nhà nước và pháp luật của hệ thống chính trị quân chủ Trung Hoa thời nhà Thanh Tuy không phải là đối tượng nghiên cứu trung tâm, nhưng hệ thống nhà nước thời Lê sơ và bộ QTHL cũng được Woodside đề cập đến khá sâu sắc Ông đặc biệt chú tâm khảo cứu và chỉ ra những sự tương đồng và khác biệt giữa hệ thống nhà nước và pháp luật quân chủ Lê sơ với mẫu hình nhà nước ở Trung Quốc Ông nhắn mạnh đến những quan niệm về quyền và nghĩa vụ của phụ nữ và đàn ông rất khác biệt, mang đặc sắc bản địa ở Việt Nam được phản ánh trong nhận thức dân gian.

2.3 Các công trình nghiên cứu trực tiếp về bảo vệ nhóm yếu thé trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

Có hai công trình chuyên khảo nghiên cứu về quyền con người trong pháp luật Hậu Lê cần phải kê đến đó là:

Sách chuyên khảo “Nhà nước và Pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người” của tác giả Nguyễn Minh Tuan và Mai Van Thắng (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 đã chỉ ra một số đặc trưng, giá trỊ lịch sử và giá trị pháp lý tiêu biểu về Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, đồng thời tổng hợp những đặc trưng cụ thể đó

Trang 15

để chỉ ra một số giá trị đương đại, những giá trị cần kế thừa vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển bền vững, bảo vệ con người trong giai đoạn hiện nay Nhóm tác giả đã rút ra những kết luận quan trọng :

Pháp luật hình sự dù có hệ thông các hình phạt nghiêm khắc, nhưng vẫn thé hiện tinh thần nhân đạo khi đã bước đầu phân biệt được lỗi cố ý, vô ý trong quá trình xác định tính chất của hành vi cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự; đề cao nguyên tắc "vô luật bất hình": nhân đạo với nhóm người yếu thế trong xã hội, như miễn giảm trách nhiệm đối với người già, trẻ em, phụ nữ

có thai, người tàn tật; trường hợp quan lại bạo hành, tra tan, ngược đãi tù nhân

bi nghiêm trị.

Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật triều Lê đã thể hiện những điểm tiễn bộ khi quy định về sở hữu, thừa kế, hợp đồng Trong thừa kế, pháp luật đã ghi nhận cả quyên thừa kế của con gái, con nuôi, người vợ; trong lao động, phụ nữ được trả công ngang bằng với đàn ông: "không có sự phân biệt về tiền

công nhật cho lao động đàn ông với đàn ba"

Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, pháp luật Hậu Lê đã đặc biệt bảo vệ

quyền lợi của người phụ nữ: họ được đảm bảo quyền về tài sản, có quyền có tài sản riêng: có quyền được bảo vệ hôn nhân; quyền được ly di khi quyền lợi

chính đáng bị xâm hại

Trong lĩnh vực tố tụng, pháp luật Hậu Lê đã có những tư tưởng cơ ban về liêm chính tư pháp: đề cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý như: yêu cầu cán bộ tư pháp giải quyết các van đề tô tụng phải trên tinh thần bảo vệ được cao nhất các lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; các hành vi xâm hại đến quyền con người từ phía cán bộ tư pháp đều bị nghiêm trị.

Công trình thứ hai xuất bản năm 2021 với tiêu đề: “Triều đại Hậu Lê và quyền con người trong bộ luật Hồng Đức” (NXB Khoa học xã hội) của tác giả

Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa Các tác giả đã đưa ra và chứng minh chonhận định: Trong việc trị nước của nhà Hậu Lê, nước ta xây dựng nên Bộ

Trang 16

Quốc triều hình luật, một bộ luật cơ bản của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, phát huy những giá trị nhân quyền tiến bộ, đặc biệt là nữ quyền va quyền của người thấp kém, yếu thế Các giá trị nhân quyền của bộ luật Hồng Đức được tác giả đề cập đến như: quyền được sống, quyền bình đắng, quyền tư hữu ruộng đất, quyền được bảo đảm an ninh, an toàn, không bị quấy nhiễu, quyền học tập, thi cử, quyền phụ nữ, quyén trẻ em, quyền người cao tuổi, quyền của người khuyết tật, quyền không bị buộc làm nô tì, quyền kiện cáo và được xét xử công băng Tác giả tuy có nhiều liên hệ với những quyền con người hiện đại và đánh giá cao những tiến bộ của bộ luật Hồng Đức song chưa có những luận giải sâu sắc về những quy định, một số quyền cũng cần được xem xét và đánh giá thêm ví dụ như quyền bình đăng, quyền thi cử, quyền hôn nhân tự nguyện Phạm vi thời gian của dé tài là Triều Đại Hậu Lê song những quy định các tác giả trích dẫn cũng chủ yêu là Luật Hồng Đức và một vài quy định tản mát trong các văn bản như Hồng Đức thiện chính thư, Thiên Nam dư hạ tập, chưa có sự mở rộng nghiên cứu ra nhiều văn bản pháp luật khác như Quốc triều thư khế thể thức, Quốc triều khám tụng điều lệ, các

văn bản đơn hành

Bên cạnh hai nghiên cứu chuyên sâu về quyền con người thời Hậu Lê nêu trên còn có những bài viết trên các tạp chí, các luận văn, luận án đề cập đến quyền con người, quyền của những người yếu thé ở Việt Nam thời phong kiến Theo dòng thời gian, càng về sau càng có nhiều các công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ quyên nhìn từ khía cạnh lich sử.

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/1996 có bài viết Pháp luật phong

kiến Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ của tác giả Trần Thị Tuyết.

Theo tác giả, nói đến địa vị của người phụ nữ trong xã hội Nho giáo là nói đến hoàn cảnh, ngôi thứ, cao thấp, lớn nhỏ, trách nhiệm mà họ gánh chịu trong gia đình và ngoài xã hội do quan điểm trọng nam khinh nữ Từ cuối thời Trần, nhất là từ thời Lê sơ, Nho giáo đã xâm nhập sâu rộng vào đời sống chính tri, xã hội Việt Nam đương thời, bộ QTHL hay còn gọi là Bộ luật Hồng

Trang 17

Đức là đỉnh cao về lập pháp thời Lê sơ đã có những chế định bảo vệ quyền của người phụ nữ Mặc dù tuân thủ nghiêm những nguyên tắc của gia đình Nho giáo nhưng Lê Thánh Tông vẫn cho phép nới lỏng những trói buộc phụ nữ trong điều kiện có thé ở nhiều lĩnh vực.

Một số chính sách đối với người dân tộc thiểu số thời phong kiến được thé hiện trong công trình “Chinh sách dân tộc của các chính quyên nhà nước phong kiến Việt Nam (A-XIX)” của tác giả Phan Hữu Dat và Lâm Bá Nam (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, H, 2001 Dân tộc là vẫn đề luôn được các vương triều phong kiến Việt Nam quan tâm Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, quân sự của mỗi vương triều, cũng như tác động của quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khu vực mà chính sách đối với các dân tộc thiểu số có những khác nhau nhất định Nhìn một cách chung nhất, chính sách dân tộc của các vương triều phong kiến Việt Nam thé hiện trên một số mặt: Ràng buộc, thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số, phủ dụ dân chúng; Sử dụng sức mạnh của Nhà nước trung ương, chống xu hướng ly khai cát cứ, dé thống nhất quốc gia; Giải quyết van dé dân tộc gan liền với điều

kiện lịch sử.

Công trình nghiên cứu của Lương Văn Tuấn (2008), Những giá trị đương đại của Bộ Quốc triểu hình luật , Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật — Đại học Quốc Gia Hà Nội Tác giả đã có công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc các giá tri của Bộ QTHL trên tất cả các lĩnh vuc,trong đó cung đã có phần dé cập tới việc bảo vệ nhóm người yêu thé trong các quan hệ về thừa kế, hôn nhân gia đình, tô tụng, sở hữu.

Bài viết: “Bảo vệ quyên lợi phụ nữ trong Luật Hong Đức (Lê Triéu hình

luật) - Tĩnh tiễn bộ, nhân văn và giá trị đương đại của Hoàng Thị Kim Quế,

Tap chí Khoa học DHQGHN, Luật học số 28 (2012), tr 199-203 phân tích tính nhân văn, tiễn bộ của Lê Triều hình luật, còn gọi là Quốc Triều hình luật, Luật Hồng Đức về bảo vệ quyền lợi phụ nữ Bộ luật đã quy định nhiều quyền

lợi cho người phụ nữ trong các lĩnh vực: hôn nhân, gia đình, tư pháp, hành

Trang 18

chính, xã hội Đây là quan điểm, chính sách, pháp luật rất tiên bộ của vua Lê Thánh Tông, vượt lên trên những hạn chế lịch sử của học thuyết nho giáo và chế độ phong kiến đương thời Những quy định về bảo vệ quyền lợi phụ nữ của Luật Hồng Đức có giá trị kế thừa trong pháp luật và đời sống xã hội Việt

Nam đương đại đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc

bảo vệ, thực hiện các quy định pháp luật về quyền lợi của phụ nữ.

Bài viết Quốc triểu hình luật với việc bảo vệ quyên lợi người phụ nữ, trẻ em, người già yếu, cô đơn không nơi nương tựa của tác giả Dương Thị Thanh Mai đã chỉ ra tư duy tổng hợp, linh hoạt của các vua Lê trong việc dung hợp hài hoà những giáo lý "nhập ngoại" của đạo Nho với các nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ của văn hoá bản địa Hồn Việt nhân hậu thắm đượm trong nhiều chương, điều của QTHL liên quan đến phụ nữ, trẻ em đã góp phần làm nên và duy trì những giá trị trường tồn của văn hoá pháp lý Việt Nam Tác giả cũng chỉ ra răng trong QTHL, phụ nữ, trẻ em là những

nguoi cu thé, những chu thê độc lập được pháp luật bảo vệ các quyền dân sự

cơ bản; phụ nữ, trẻ em, người già yếu, tàn tật là đối tượng được pháp luật bảo

vệ đặc biệt, phù hợp với truyền thống nhân đạo của dân tộc; QTHL đã kết hợp

chặt chẽ giữa pháp luật với phong tục, tập quán, giữa pháp luật và đạo đức,

giữa lý và tình trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân - gia đình, bảo vệ quyền của phụ nữ; và dé đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, các quy định của QTHL đều rất cụ thé, thưởng phạt nghiêm minh, mọi người đều có thể hiểu và thi hành đúng

Luận văn thạc sĩ: “Bảo vệ nhóm yếu thé trong bộ luật Hong Đức và gid trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật tai Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Bình, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 đã chỉ ra: quy định về bảo vệ người yêu thé (NYT) trong QTHL tương đối đầy đủ và toàn diện với các quy định về xác định NYT, trách nhiệm pháp lý và hình phạt với người yếu thế khi vi phạm pháp luật, trách nhiệm quan lại với NYT, quy định về xử lý các đối tượng xâm phạm quyền lợi NYT Qua các quy định

Trang 19

pháp luật chặt chẽ và nghiêm khắc như vậy có thé thấy được NYT dưới triều Lê đã phần nào thật sự nhận được sự bảo vệ của chính quyền phong kiến trước những nguy cơ xâm phạm của các đối tượng khác trong xã hội, ít nhiều mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho người yếu thế Mặc dù có nhiều điểm rất tiến bộ nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về “ Trung quân ái quốc”, “Trọng nam khinh nữ”, bảo vệ quyền gia trưởng của nam giới trong gia đình nên những lợi ích QTHL mang lại cho NYT vẫn còn nhiều hạn chế Những giá trị tiến bộ của pháp luật truyền thống trong bảo vệ người yếu thế đã và cần được Đảng và nhà nước kế thừa trong việc xây dựng và hoàn

thiện pháp luật hiện nay.

Bên cạnh đó có thê kê đến những bài viết khác như: Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyên con người trong "Quốc triều hình luật" của tác giả Nguyễn Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Triết học, Số 7/2008, tr 9-16; bài viết “Khía cạnh quyền con người, quyền công dân và quản lý nhà nước trong bộ Quốc triều hình luật” của tác giả Cao Quốc Hoàng, đăng trên Tạp chí Triết học, Số 7/2005, tr.37-42

Từ tong quan tình hình nghiên cứu vấn đề nêu trên có thé thay:

-Tìm hiểu về quyền con người nói chung và quyền của nhóm yếu thế trong xã hội Việt Nam thời kì phong kiến đã có một số chuyên khảo hoặc là đi vào một giai đoạn lịch sử cụ thé hoặc là dé cập đến quyền của một đối tượng cụ thể mà chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về việc bảo vệ quyền cho người yếu thế trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

- Việc nghiên cứu những quy định về bảo vệ nhóm người yếu thế trong tiễn trình lịch sử một mặt cho thay sự kế thừa, phát triển các chế định của các triều đại mặt khác góp phần chứng minh rõ nét cho tính dân tộc, tính xã hội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong thời kì độc lập, tự chủ.

- Một số công trình đã chỉ ra những bai học kinh nghiệm cũng như giá trị kế thừa của pháp luật truyền thống trong việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam

hiện nay nói chung và trong lĩnh vực bảo vệ quyên của người yêu thê nói riêng

Trang 20

song chủ yếu tập trung khai thác giá trị của luật Hồng Đức và mở rộng ra là pháp luật thời kì Hậu Lê Pháp luật thời Nguyễn trong đó cần phải kế đến bộ Hoàng Việt luật lệ,mặc dù không có nhiều điều khoản mang tính sáng tạo như bộ luật thời Hậu Lê song cũng bao hàm nhiều quy định tiễn bộ nhất là đối với nhóm người yếu thế cũng cần được so sánh và khẳng định thêm những giá trị của bộ luật này Day cũng là nội dung cần được bổ sung trong dé tài này và

cũng là hướng đi mới của công trình so với các nghiên cứu trước đó là bảo vệ

quyền của nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam

- Việc thống kê, phân tích những điểm tích cực, hạn chế của các quy định và luận giải những cơ sở và yếu tố tác động đến pháp luật phong kiến Việt Nam về nhóm yếu thế cũng cần nhìn nhận sâu sắc và toàn diện hơn Bên cạnh đó, đề tài sẽ đi sâu làm rõ một số trường hợp thực tiễn trong việc áp dụng những quy định về bảo vệ quyền của nhóm yếu thế trong xã hội phong kiến Việt Nam dựa trên những ghi chép của chính sử Đề tài còn tập trung phân tích những biện pháp bảo đảm cho những quy định về bảo vệ quyền của nhóm yếu thế được thực thi trên thực tế Liên hệ với pháp luật Việt Nam hiện nay, những văn bản hoặc quy định về quyền của nhóm yếu thé trong xã hội có thé thấy khá đa dang song việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định đó trên thực tế vẫn còn gặp nhiều hạn chế Vì thế, nghiên cứu những kinh nghiệm trong quá khứ có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, tìm hiểu về quyền con người nói chung và quyền của nhóm yếu thế trong xã hội Việt Nam thời kì phong kiến đã có những nghiên cứu khai thác ở các khía cạnh khác nhau và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm đối

với việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, có thê thấy,

các công trình đi trước hoặc là đi vào một giai đoạn lịch sử cụ thể hoặc là đề cập đến quyền của một đối tượng cụ thể mà chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về việc bảo vệ quyền của những nhóm đối tượng yêu thế khác nhau trong pháp luật phong kiến Việt Nam dé thấy được sự kế thừa, phát triển của hệ thống các quy định và nhìn nhận một cách tông

Trang 21

quát hơn về các giá trị, hạn chế Đề tài dựa trên việc thống kê, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam về nhóm người yếu thế tập trung giai đoạn từ thé ki XV đến thé ki XIX từ đó chỉ ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng, ban hành, tô chức thực hiện các quy định bảo vệ người yêu thé và bao đảm các quyên đó trên thực tế.

3 Mục đích và mục tiêu của đề tài

3.1 Mục dich:

- Nghiên cứu những van đề lí luận và thực trang quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam về bảo vệ nhóm yếu thế qua đó chỉ ra những giá trị tham khảo đối với việc hoạch định và thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật Việt Nam hiện nay.

3.2 Mục tiêu:

- Phân tích những cơ sở lí luận về bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam: khái niệm, nội dung, cách thức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ nhóm yếu thé.

- Hệ thống, phân tích, đánh giá, lí giải những quy định, biện pháp bao vệ cho nhóm người yêu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

- Liên hệ với pháp luật Việt Nam đương đại trong việc bảo vệ nhóm

người yéu thé từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử có thé kế thừa và tham khảo trong bối cảnh hiện nay.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận: Đề tài chủ yếu thuộc hai lĩnh vực sử học và luật học, hướng tiếp cận do vậy dưới góc độ đa ngành, liên ngành.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Các phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử được quán triệt sâu sắc Đề tài cũng vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp mô tả lịch sử, phương pháp hệ théng- cau trúc, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương

Trang 22

pháp phân tích định lượng, phương pháp tiếp cận dựa trên quyén Dé tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê tư liệu và phương pháp so sánh làm cơ sở nhận diện các giá trị quan trọng của pháp luật phong kiến về bảo vệ nhóm yếu thế Nhóm dé tài vận dụng phương pháp luật học so sánh dé chi ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc bảo vệ nhóm yếu thé ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay từ đó rút ra những bai học, những gia tri, kinh nghiệm có thể áp dụng Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu Human Rights Based

Approach — HBRA là phương pháp tiếp cận dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố: nội dung quyên va cách thức thực thi quyên Theo phương pháp này, quyền con người được đảm bảo cả trên những quy định về mặt pháp lý và cả ở quy trình xác lập, ban hành và thực hiện các quy định đó Áp dụng phương pháp này góp phần tạo cơ hội nhiều hơn cho cá nhân thụ hưởng các quyền con người trên thực tế đặc biệt là những nhóm yếu thé trong xã hội bởi vì nó vừa có thể nâng cao nhận thức của các cá nhân về quyên lợi của mình, vừa có thé tăng kha năng chịu trách nhiệm của chủ thé có trách nhiệm thực thi quyên.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về nhóm yêu thé và các quy định, biện pháp bảo vệ cho nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam Những người yếu thé trong xã hội phong kiến là những người có những đặc điểm và hoàn cảnh bat lợi khiến họ khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội sẽ bị thiệt thoi và dé bị tổn thương hơn các nhóm người khác Trong các bộ luật Việt Nam những nhóm người được coi là yếu thế được xác định khá rộng đó là người phụ nữ, trẻ em, người gia, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, tù nhân, nô tì, người cô quả, những người bị đây vào hoàn cảnh khó khăn

do thiên tai, dịch bệnh Những nhóm đối tượng này sẽ được ưu tiên hơn,

hưởng sự khoan hồng hơn và được nhà nước bảo vệ quyền lợi bằng nhiều

biện pháp khác nhau.

5.2 Pham vi nghién CỨU:

Trang 23

Về đôi tượng, dé tài tập trung nghiên cứu những biện pháp bảo vệ của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với một số nhóm đối tượng yếu thế như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiểu số Những nhóm đối tượng khác mặc dù cũng được pháp luật phong kiến ghi nhận bảo vệ song do hạn chế về tư liệu lịch sử nên không được bàn luận sâu trong đề tài.

Về thời gian, nghiên cứu những quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam từ thé ki XV đến thế ki XIX do đây là thời kì còn lưu giữ nhiều văn bản pháp luật dé khai thác tư liệu liên quan đến dé tài Đây cũng là thời kì phát triển của pháp luật phong kiến Việt Nam với những thành tựu phong phú, dé lại nhiều giá trị và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng và hoàn thiện

pháp luật của Việt Nam đương đại.

6 Kết cau.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến

Việt Nam.

Chương 3: Những giá trị tham khảo đối với việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế ở Việt Nam hiện nay.

Trang 24

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE BẢO VỆ NHÓM YEU THE TRONG PHAP LUẬT PHONG KIEN VIET NAM

1.1.Khái niệm, đặc diém nhóm yếu thé ở Việt Nam thời phong kiến.

Trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những nhóm người yếu thế có địa vị thấp kém, dé bị tổn thương, không có hoặc có rất ít tài sản, tư liệu sản xuất trong tay nên đưa đến hệ luy là không có khả năng đáp ứng nhu cầu thiết yêu của bản thân cũng như người khác trong cuộc sống thường ngày Đồng thời, cuộc sông lại bị phụ thuộc vào những nhóm người khác cho nên quyền lợi không được đảm bảo nên rat dé bị xâm hại hoặc dé bị lừa gạt, lôi kéo.

Theo một nghĩa chung nhất thì nhóm yếu thế /à những nhóm, cộng đồng Người có Vi thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương về quyên con người, và bởi vậy cần được chủ ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đông người khác!.

Một số đặc điểm cần nhắn mạnh về nhóm yếu thé là:

- Nhóm yếu thế là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thé xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự Họ gặp phải hàng loạt thách thức, ngăn cản khả năng hòa nhập của họ vào đời sống cộng đồng Hàng rào đó có thé liên quan đến thể chất, liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh giá, kỳ thị của xã hội, các vấn đề tâm lý Hàng rào đó có thể là vô hình, có thê là hữu hình, ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các phương tiện sống thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết cho mọi thành viên “bình thường” của xã hội Dé nâng cao vi thế xã hội, giảm sự thiệt thoi, họ rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ xã hội.

- Họ là những đối tượng mà trong những hoàn cảnh giống nhau khi

tham gia vào một quan hệ xã hội, quan hệ lao động, quan hệ pháp luật những

! Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học

Quoc gia, Hà Nội, 2018, tr 229

Trang 25

đối tượng này luôn gặp những bắt lợi hơn so với những đối tượng khác trong cùng một hoàn cảnh Nói cách khác, những đối tượng này phải thực hiện theo một cách hoàn toàn bat lợi với họ trong quan hệ đó Do đó, việc xác định nhóm người nhất định, chủ thé nhất định thuộc đối tượng là những người yếu thế cần căn cứ theo mục tiêu nghiên cứu, xem xét và quan hệ mà họ tham gia Ví dụ, trong mối quan hệ giữa chính quyền với người dân thì người dân luôn luôn ở vị thế yếu thế hơn, giữa người lao động với người sử dụng lao động thì người lao động thường ở vị thế yêu hơn trong quan hệ lao động-hợp đồng lao động Điều này cho thấy, một người bình thường, có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì vẫn có thể là người yếu thế trong những quan hệ nhất định.

Nghiên cứu các quy định trong cô luật Việt Nam có thé thay những nhóm người yếu thé, dễ bị ton thương, chịu nhiều thiệt thoi được pháp luật quan tâm bảo vệ bao gồm: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số, tù nhân, nô tỳ, người bị áp bức về vật chất và tinh thần Họ được nhà nước dành cho những ưu tiên và quan tâm hơn những nhóm người khác xuất phát từ những đặc điểm và hoàn cảnh bắt lợi mà họ gặp phải trong cuộc sống:

- Với người yếu thế là phụ nữ, vì phải sống trong một xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng Nho giáo nên họ không có nhiều quyên lợi trong gia đình

cũng như ngoài xã hội Họ không được học hành, thi cử, ít có tài sản riêng vakhông có chút địa vị xã hội nào Trong gia đình họ luôn phải đứng sau người

chồng và người chồng có thé dé dàng bỏ vợ khi họ phạm vào “thất xuất” - Những người dân tộc thiểu số ít người sống ở những địa bàn khó

khăn, ít được học hành, phải chịu sự cai trị của cả quan lại địa phương người

dân tộc và quan lại triều đình Sống dưới hai tầng áp bức nên cuộc sống bấp bênh không ôn định Họ không có khả năng dé tự bảo vệ mình trước những bất công, áp bức mà các tầng lớp khác đối xử với họ Thậm chí họ còn bị

2 Không có con, dâm đãng, không chịu thờ cha me chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật

Trang 26

phân biệt đối xử như: Cam vào Kinh D6? , cắm được kết bạn với người Kinh, trong con mắt của các quan lại, vua chúa phong kiến những dân tộc thiểu số luôn bị coI thường, họ bị cho là những dân tộc man di, không được giáo hóa.

- Người già, trẻ em là 2 đối tượng ít có khả năng tham gia vào sản xuất, cuộc sống phải dựa vào những người khác trong gia đình nên rat dé

chịu thiệt thoi.

- Người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa: Cũng như nhóm

người già và trẻ em, hai nhóm người này bị hạn chế khả năng tham gia sản suất để tự nuôi sống bản thân mình, cuộc sống của họ phải sống dựa vào người khác, vào trợ cấp của xã hội.

- Người bị áp bức về vật chất và tinh thần: ngoài những nhóm người yếu thế trên còn có một số nhóm người khác trong một số hoàn cảnh nhất định cũng rơi vào tình trạng khó khăn, không có sự đảm bảo quyền lợi, tài sản Xuất phát từ vị trí địa lý và đặc điểm lịch sử “dựng nước đi đôi với giữ nước”, trong mỗi cuộc chiến tranh, người dân Việt lại chịu rất nhiều cảnh áp bức bóc lột, không tự bảo vệ được bản thân hay sau mỗi cuộc chiến tranh tự vệ, người dân Việt lại rơi vào trạng thái xiêu tán, mất nhà, mất tài sản, gia đình bị chia cắt khiến cho cuộc song của ho lại lầm than Những người dân xiêu tán, người dân nghèo bị thiệt hại trong chiến tranh cũng được xếp vào nhóm người yếu thế Mặt khác, sự cướp bóc của giặc, cường hào, thiên tai, dịch bệnh cũng làm cho đời sống người nông dân đôi khi rơi cảnh khốn cùng, mất tài sản, 6m đau, bệnh tật.

Ngoài ra, trong các chương điều khoản của luật có quy định về việc đối đãi với tù nhân của quan coi ngục, quan xét xử, có thể nhận thấy, một nhóm người nữa cũng được xếp vào nhóm người được coi là yếu thế trong xã hội, đó là các tù nhân bị ngược đãi Sự ngược đãi được thé hiện: không thuốc men

khi 6m đau, bệnh tật; ép khâu Cung sai; tra tan; bắt đi phục vụ cho cai ngục

3 GS.TS Phan Hữu Dat - PGS.TS Lâm Bá Nam, “Chính sách dân tộc của các Vương triều phong kiến Việt

Nam”, Tạp chí ly luận của Uy ban dân tộc

Trang 27

Điều này cho thấy, các quyền của họ đã bị xâm phạm, không được đảm bảo

quyên lợi nhất định.

Việc xác định nhóm yếu thế trong xã hội Việt Nam thời kì phong kiến

cũng cần được đặt trong những mối quan hệ cụ thé Bởi lẽ, một chủ thé đặt ở

mối quan hệ này là người yếu thế nhưng đặt trong mối quan hệ khác họ không còn “yếu thế” nữa Chang hạn, người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ở mối quan hệ với chồng, rõ ràng họ là người yếu thế hơn nhưng cùng là người vợ, giữa vợ cả với vợ lẽ lại có sự phân biệt dia vi rất rõ ràng, lúc này người vợ cả lại có quyền gia trưởng với vợ lẽ của chồng và trong mối quan hệ với người vợ lẽ, người vợ cả không phải là người “yếu thế” nữa.

Từ sự phân tích trên đây có thể nêu lên khái niệm về nhóm yếu thế thời phong kiến đó là: Nhóm yếu thé ở Việt Nam thời phong kiến là những nhóm người có địa vị thấp, không có nhiều quyên lợi, ít có tiếng nói trong gia đình

và xã hội Họ phải phụ thuộc vào các nhóm đối tượng khác, các quyền cơ bản

luôn bị đe dọa, trong đó bao gồm các quyền về bình đăng, được chăm sóc sức khỏe, quyên về tài sản, quyền được được bảo vệ và quyền tự quyết

1.2 Khái niệm, đặc điểm Bảo vệ nhóm yếu thế ở Việt Nam thời ki phong kiến

Bảo vệ nhóm yếu thế là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến nhóm yếu thế khi họ hành xử quyền của mình.

Bang các quy phạm pháp luật, nhà nước trong thời kì phong kiến xác nhận và quy định những quyền nhất định của nhóm yếu thế Mặt khác, Nhà nước dùng pháp luật như một công cụ pháp lí để bảo vệ các quyền đã được pháp luật công nhận và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền của nhóm yếu thé Các hành vi xâm phạm đến quyền của nhóm yếu thé đều bị trừng phạt nặng Không chỉ ghi nhận những quyên của nhóm yếu thế, pháp luật thời kì phong kiến còn tạo những điều kiện để những quyền đó được thực thi trên thực tế.

Trang 28

Việc bảo vệ nhóm yếu thế trong thời kì phong kiến có những đặc điểm: Trong chừng mực nhất định, nhà nước phong kiến đã có sự quan tâm và bảo vệ quyền lợi cho những người yếu thế trong xã hội, tất nhiên những quyền đó không thể đầy đủ như quy định của pháp luật hiện nay nhưng đặt trong bối cảnh của thời kì phong kiến, việc ghi nhận những quyền nhất định của con người trong đó có nhóm yếu thé thé hiện tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việc bảo vệ nhóm yếu thế của nhà nước phong kiến khá toàn diện, được thé hiện trên nhiều lĩnh vực:

Pháp luật hình sự dù có hệ thống các hình phạt nghiêm khắc, nhưng vẫn thé hiện tinh thần nhân đạo với nhóm người yếu thé trong xã hội, như miễn giảm trách nhiệm đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật; trường hợp quan lại bạo hành, tra tan, ngược dai tù nhân bị nghiêm tri.

Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật phong kiến đã thể hiện những điểm tiến bộ khi quy định về sở hữu, thừa kế, hợp đồng Trong thừa kế, pháp luật đã ghi nhận cả quyền thừa kế của con gái, con nuôi, người vợ; trong lao động, phụ nữ được trả công ngang băng với đàn ông: "không có sự phân biệt về tiền

công nhật cho lao động đàn ông với đàn ba"

Trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, pháp luật phong kiến cũng đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: họ được đảm bảo quyên về tai sản, có quyên có tài sản riêng; có quyền được bảo vệ hôn nhân; quyền được ly di khi quyên lợi chính đáng bị xâm hại

Trong lĩnh vực tố tụng, pháp luật thời phong kiến đã có những tư tưởng cơ bản về liêm chính tư pháp: đề cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý như: yêu cầu cán bộ tư pháp giải quyết các van đề tô tụng phải trên tinh thần bảo vệ được cao nhất các lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; các hành vi xâm hại đến quyền con người từ phía cán bộ tư pháp đều bị nghiêm trị.

Trong quan điểm và chính sách của nhà nước phong kiến, so với những người thường dân khác, người yêu thé có những ưu tiên và khoan hồng hon

Trang 29

như được hưởng những trợ cấp về vật chất, giảm nhẹ hình phạt hơn trong quá trình áp dụng pháp luật, áp dụng nguyên tắc có lợi trong tố tụng, trừng phạt nặng hơn những hành vi xâm phạm đến quyên lợi của nhóm yếu thế Cách thức và quan điểm tiếp cận đó được xem là điểm tiễn bộ của nhà nước phong kiến Việt Nam.

So với pháp luật hiện nay, nhà nước phong kiến không xây dựng những thiết chế chuyên trách (cơ quan nhân quyên) để bảo vệ cho nhóm yếu thế nhưng bằng những biện pháp khác nhau, quyền con người nói chung và quyền của nhóm yếu thế nói riêng trong thời kì phong kiến đã được bảo vệ ở mức độ nhất định Có những biện pháp hiện nay nhà nước ta đã làm hiệu quả hơn rất nhiều nhưng cũng có những biện pháp mà hiện nay cần có sự tham khảo và kế thừa đề thực hiện tốt hơn việc bảo vệ nhóm yếu thế.

1.3 Chiu thé thực hiện việc bảo vệ nhóm yếu thé trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

Trong thời kì phong kiến, bảo vệ nhóm yếu thế được xác định là trách

nhiệm của nhà nước, của xã hội và gia đình

Trước hết, người đứng đầu nhà nước, những vị vua thời kì phong kiến phải có trách nhiệm yêu dân, thương dân, xuất phát từ tư tưởng Nho giáo, từ yêu cầu và thực tiễn cai trị, từ việc thực hiện chức năng nhà nước.

Quan điểm Thiên mệnh của Nho giáo một mặt thần thánh hóa, tạo ra uy quyên to lớn của nhà vua nhưng mặt khác nó cũng đặt ra nghĩa vụ quan trọng của người đứng đầu nhà nước đó là khi nhận mệnh trời cần thi hành đạo trời, thuận theo đạo trời, đạo trời thé hiện qua lòng dân, ý dân Từ đó hình thành quan điểm trên tuân mệnh trời, dưới theo ý dân Thực hiện tốt tư tưởng “ái dân”, quan tâm tới dan cũng là một biện pháp hữu hiệu dé giảm những hành vi phạm tội của con người, bởi theo Không Tử “Giảm thu thuế, dan chúng sẽ no đủ; không quay nhiễu làm phiền dân, dân sẽ ít phạm tội; ít phạm tội thì có thể sống lâu”t.

* Lê Cảnh Vững (2012), “Tư tưởng đề cao Nho giáo của vua Minh Mệnh trong Minh Mệnh chính yếu”, Tạp

chí Khoa học, Đại học Huê, tập 72A, sô 3, năm 2012

Trang 30

Trong việc thực thi các chức năng cơ bản của nhà nước là tri thủy thủy

lợi và chiến tranh tự vệ, các nhà vua phong kiến Việt Nam đã ý thức được vai trò to lớn của nhân dân Lấy dân làm gốc, thi hành những chính sách thân dân không chỉ tạo nên sự 6n định và phát triển kinh tế- xã hội và còn giúp duy trì lợi ích lâu dài của triều đại Các triều đại phong kiến Việt Nam do đó đã có những chính sách hài hòa giữa lợi ích của triều đại với lợi ích của dân tộc, lợi ích của người dân, quan tâm đến đời sống của dân chúng và nhiều tầng lớp xã

hội khác nhau.

Tư tưởng “thân dân” do đó luôn được các vị vua Việt Nam dé cao Vua Trần Thái Tông từng nói “Tram muốn di ra ngoài chơi dé được nghe tiếng nói của dân và xem xét lòng dân, cho biết tình trạng khó khăn của dân” Hay vua Lê Thái Tổ từng nói với các quan văn võ đại thần rằng:

Như người di đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu, người đi chiến dau thì không có một thước một tác đất dé 6, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiễu, hoặc có kẻ làm nghề trộm cướp, thành ra không có ai chịu hết lòng với nước, chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi Nay sắc chỉ cho các đại thân bàn định số ruộng cấp cho quan quân va dân, trong từ đại than trở xuống, cho đến các người già yếu, bồ cồi, god chong, đàn ông, đàn bà trở lên, loại nào được cấp bao nhiêu thì tau lên

Tinh thần này được thể chế hoá băng việc ban hành các chính sách lộc điền và quân điền nhằm “củng cố dia bàn nông thôn, diéu hoà bat bình xã hội, 6n định trật tự trị an xã hội thời hậu chiến ”° là co sở đảm bảo quyền lợi cho tầng lớp quan liêu và các công thần có công với triều đại, và nó cũng góp phần “duy tri cơ sở kinh tế dé đảm bảo cho người nông dân làng xã có một phan ruộng dat để gánh vác các nghĩa vụ tô thuế, sưu dịch và đi lính cho nha

mước ”' Nhận thức rõ vai trò của dân, cua mọi nhóm người trong xã hội đôivới việc đóng gop sức người sức cua cho nhà nước, các vi vua cũng đã ban

Š Đại Việt sử ky toàn thư (2004), tập I, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr.99

5 Lê Thị Son (2004), Quốc triéu hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, tr.38

7 Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (1997), Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và sự

nghiệp, Nxb Đại học quôc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.216-217.

Trang 31

hành chính sách để đảm bảo cuộc sống cho “thần dân” của mình Theo Đại Việt sử kí toàn tư, năm 1498, Vua Lê Hiến Tông “sai sứ đi khắp bốn phương, truy xét những người nghèo túng, người gia còn trong quân ngũ thì thải cho về, những người chịu thuế khóa và phục dịch công trình quá nặng thì giảm nhẹ cho; tha cho những kẻ lầm lỡ, xét rõ người oan khuất, bổ dùng kẻ mat chức, khen thưởng người có công, tha nợ thuế, nới hình phạt, nêu gương người tiết nghĩa, giúp đỡ kẻ côi cút, người đói nghèo, cât nhắc người liêm khiết, tiến cử người hiền tài, trong ngoài ai cũng thỏa lòng”Š

Tiếp theo, hệ thống quan lại, những người giúp vua triển khai và thực thi quyền lực cũng thấm nhuan tư tưởng Nho giáo về trách nhiệm với dan chúng Các vị quan xưa cũng nêu cao tinh thần “thân dân” Trần Quốc Tuấn từng nói “khoan thư sức dân làm kế gốc rễ bên, ấy là thượng sách giữ nước” đã thé hiện quan điểm lấy dân làm gốc Hay Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh “Phàm người có chức vụ coi quản trị dân déu phải theo phép công bằng, bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng, coi công việc của quốc gia là công việc của minh, lấy điều lo của sinh dân làm diéu lo thiết kỷ” Trong quan hệ với dân,

quan lai can có những bổn phận, trách nhiệm nhất định Sách Trung dung có viết: “người lãnh đạo dân chúng có tài đức thì đất nước mau hưng thịnh, cũng như dat mau mỡ thì cây cối mau tươi tốt Việc chính sự phát triển nhanh như cây lau, cây sdy Vi vậy, thi hành biện pháp trị nước, cốt ở con người ”!9 Do đó, lựa chọn người hiền tai giúp nước chính là mau chốt của việc trị nước yen dân Vi lẽ đó, quan lại khi gánh vác việc nước cần phải ban ân huệ cho dân;

không có lòng tham; không kiêu căng; giữ sự uy nghiêm; không so đo, bủn

xin với dân!!: hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều viéc!”.

Những quan điểm trên có ảnh hưởng lớn đến việc đặt ra trách nhiệm của người cam quyên (vua) và đội ngũ thi hành công vụ trong quan hệ đôi với

8 Đại Việt sứ ký toàn thư (2004), tập III, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr.10

Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.199

!0 Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong, 7# thi, sdd, tr.73-74!! Nguyễn Hiến Lê, Khong Tử, sdd, tr.147-148

!2 Hàn Phi, Hàn Phi Tứ, Nxb Văn hoc, Hà Nội, 2005, tr.57

Trang 32

người dân trong xã hội nói chung và những người được coi là yếu thế nói riêng trong xã hội xưa Pháp luật trừng phạt nghiêm khắc những hành vi của quan lại xâm phạm đến quyên lợi của nhóm yêu thé và trừng phạt tăng nặng hơn mức người thường vi phạm, được coi là biện pháp bảo đảm cho quyền của người yếu thế.

Không chỉ vua, quan lại mà cả cộng đồng xã hội cũng phải có trách nhiệm đối với người yếu thế Pháp luật giao trách nhiệm cho quan sở tại cùng

người dân địa phương có nhiệm vụ chăm sóc những người có hoàn cảnh khó

khăn, không người thân thích dé đảm bảo những điều kiện sinh hoạt tối thiểu

cho họ và khi những người này không may qua đời thì có trách nhiệm an táng

(điều 294 QTHL) Không chỉ những người đau yếu không thé chăm sóc ban thân mới được nhận sự quan tâm của triều đình, cộng đồng mà những người thuộc các nhóm yếu thế khi rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn không người thân

thích cũng sẽ được quan lai địa phương chăm sóc trong phạm vi trách nhiệm

của mình, nếu không làm tròn trách nhiệm của mình, bỏ mặc những người này viên quan đó sẽ bị phạt nặng (điều 295 QTHL).

Trong gia đình, pháp luật đặt ra những quy tắc xử sự và trách nhiệm đối với những người gia trưởng trong mỗi quan hệ với những người yêu thế hơn như quy định rõ trách nhiệm của người chồng đối với vợ, của cha mẹ với con cái, của con cháu đối với người già qua đó cũng nhăm bảo vệ cho quyên lợi của những người yếu thế trong gia đình.

1.4 Quan điểm, cách thức bảo vệ nhóm yếu thé của nhà nước phong kiến Việt Nam

Trong thời phong kiến, mặc dù người dân là “thần dân” của nhà vua nhưng họ vẫn là đối tượng được nhà nước bảo vệ, quan tâm đến lợi ích Các

chính sách và pháp luật của nhà nước một mặt thê hiện việc bảo vệ đặc quyên,

đặc lợi của giai cấp thống trị, mang tính giai cấp, đăng cấp rõ nét nhưng mặt khác cũng đảm bảo phan nào lợi ích cơ bản của các nhóm đối tượng khác Ở Việt Nam, xuất phát từ cơ sở tư tưởng Nho giáo, từ quy luật lịch sử, từ truyền

Trang 33

thống văn hóa, nhà nước đã có những quy định để bảo vệ quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đối với những người yếu thế, có hoàn cảnh khó

khăn trong xã hội đương thời.

Trên cơ sở của việc nhận diện, phân định các nhóm người yếu thế, nhà nước phong kiến Việt Nam cũng đã xác định những quan điểm, cách thức bảo

vệ những nhóm người này.

Mot là, pháp luật ghi nhận và bảo vệ một SỐ quyền nhất định của nhóm yếu thế trên các lĩnh vực Đối với người phụ nữ, họ được pháp luật ghi nhận những quyền nhân thân và tài sản như: quyền từ hôn, quyền xin li hôn, quyền tái hôn, quyền thừa kế tai sản, quyền sở hữu tai sản riêng, quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự Đối với người gia, trẻ em, người tan tật pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm cũng như đảm bảo đời sống và sự chăm sóc đối với những người này Pháp luật quy định rõ nghĩa vụ

chăm sóc của cha mẹ với con cái; nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc

già yếu Đối với người dân tộc thiểu số, nhà làm luật đã thé hiện sự tôn trọng đối với tập quán của các dân tộc thiểu số, quy định: “ Những người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội”- điều 40 QTHL Nhà nước cũng hướng đến nhìn nhận sự bình đăng giữa các dân tộc Mặc dù việc ghi nhận các quyền của nhóm yếu thế không thê đầy đủ và tiến bộ như pháp luật hiện nay nhưng việc quy định những quyền và lợi ích chính đáng của con người đặt trong bối cảnh thời kì phong kiến được coi là điểm tiến bộ, đặc biệt là với những ghi nhận về quyền của người phụ nữ, người già, trẻ em, người dân tộc thiểu só.

- Thứ hai, tuỳ từng nhóm người, ở mỗi thời điểm khác nhau có thê nhận được sự ưu đãi quan tâm từ nhà nước về vật chất lẫn tinh thần Đối với những người tàn tật, goá phụ, trẻ em, nhà nước sẽ cấp cho 1 phần đất theo chinh sách quân điền để đảm bảo cuộc sống Những người đau ốm, bệnh tật, chết đường chết chợ, xã quan địa phương nơi đó cũng cần có trách nhiệm chăm sóc, chôn cất cho tử tế Đối với phụ nữ thủ tiết hay người già thượng thọ cũng nhận

Trang 34

được ban thưởng và nêu gương Bên cạnh đó, nhà nước có nghĩa vụ giúp người nghèo khó, tật nguyền, cô nhi, quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men; binh sĩ, tù nhân đang giam cầm; dân đỉnh đi sưu dịch cũng được săn sóc - Thứ ba, người yếu thé được giảm nhẹ hình phạt, được ưu tiên và áp dụng những nguyên tắc có lợi trong quá trình tố tụng Phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiểu số trong một số trường hợp được chiếu cố giảm hoặc miễn tội, được chuộc tội bằng tiền dé không phải thực hiện hình phạt Các nhóm người dân tộc thiêu số được cho phép dùng tập quán của mình để xử khi họ cùng nhau phạm tội “Những người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội ” (Điều 40 Quốc triều hình luật) hay những người tàn tật khi phạm tội được áp dụng những quy định sao cho có lợi nhất cho họ: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật” (Điều 17 Quốc triều hình luật) Với người phụ nữ phạm tội hay mang thai cũng có những quy định cho phép miễn giảm hình phạt.

- Thứ tv, nhà nước có những biện pháp bảo đảm cho quyền người yếu thế được thực thi như quy định trách nhiệm của quan lại với dân chúng, trừng phạt nặng những hành vi xâm phạm đến quyên lợi của người yếu thế; quy định trình tự, thủ tục tố tụng rõ ràng hướng đến bảo vệ quyền con người, cho phép những người yếu thế trong một số hoàn cảnh bị áp bức bởi quyền thế có thé được yêu cầu bảo vệ quyền lợi ! Triều Ly còn cho đặt chuông trong thành Thăng Long dé “Dân chúng ai có việc kiện tụng oan uống thì đánh chuông lên ”, một định chế pháp lý bảo vệ quyền con người rất hiệu quả thời

bấy giờ hay thời Nguyễn đặt trồng đăng văn và Kinh lược sứ nhận đơn kiện

oan udng từ người dân Pháp luật triều Nguyễn quy định: "Pham các quan tỉ phân thu thuế lương và bắt phu phen tạp dịch, déu phải căn cứ vào hiện số nhân đỉnh trong số mà định lập các hạng sai dịch cho dung Nếu tha người !3 Hộ luật Hộ dịch Điều 6: Thuế khóa, tạp dịch không đều", Viện sử học, Cổ /uật Việt Nam, Cổ luật Việt

Nam: Quốc triéu hình luật va Hoàng Việt luật lệ, sdd, tr.402

Trang 35

giàu, bắt người nghèo thay đổi thứ hạng, thì gây ra tệ hại, nên cho phép dân nghèo bị bức hại đó đến cửa quan tô cáo các cấp từ dưới lên trên ”

Có thể nhận thấy, mặc dù chưa có điều khoản hay một văn bản pháp luật riêng nào cụ thé hoá về các quyền của nhóm người yếu thé trong xã hội nhưng những chính sách, quy định trong pháp luật xưa và quan điểm của các vị vua phong kiến cũng đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các triều đại phong kiến đối với những đối tượng này.

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế thời phong kiến

1.4.1 Tư trởng

Du nhập vào Việt Nam vào thời kì Bắc thuộc, Nho giáo cho đến thế kỉ XV trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Việt Nam, có ảnh hưởng lớn đến đường lỗi cai trị của các vị vua phong kiến và mọi mặt đời sông văn hoá, kinh tế xã hội của người Việt Nho giáo là hệ thống quan điểm dé cao dao đức của con người, đặc biệt là đức Nhân Thuật ngữ “Nhân” trong Nho giáo có nội hàm rất rộng lớn, tùy từng điều kiện, từng hoàn cảnh nó được

giải thích khác nhau Tuy nhiên, đỉnh cao của chữ “Nhân” trong Nho giáo

chính là sự quy tập nó thành tư tưởng nhân chính, tức là tư tưởng chính trị nhân nghĩa Tư tưởng này nhắn mạnh việc cai trị là phải dạy dân biết làm ăn để dân no 4m và không làm loạn và người làm vua thì không cần gi nói đến lợi, có nhân nghĩa là đủ rồi Như vậy, tư tưởng nhân chính và nhân nghĩa đã có mặt tích cực và phát triển Theo tư tưởng đó nhà vua cần phải quan tâm đến người dân, tạo điều kiện cho người dân có sự ôn định về kinh tế và chính trị; trong quản lý xã hội coi trọng dân Nội dung nhân chính là đặt chính trị trên một nên tảng triết học nhân nghĩa Cho nên, “Nhân chính” là làm sao dé nhân dân được

an cư lạc nghiệp, không có chiến tranh loạn lạc Vì vậy, Không Tử hay Mạnh

Tử chủ trương sử dụng “Đức trị”, “Nhân trị” trong quản lý đất nước, tức không dùng hình pháp dé cai tri dân chúng mà té chỉnh, uốn nắn dân băng đạo đức,

đưa dân vào khuôn phép băng lê Bởi, nêu nhà cam quyên “ding đức dé cam

Trang 36

hoá dân thì như sao bac dau ở một nơi, mà các ngồi sao hướng về ca’, lòng dân tin theo thi sẽ cai trị được cả thiên hạ Nho giáo cũng cho rằng “Dân là gốc của nước, gốc mà kiên cô thì nước được an ninh"'Š, vì vậy, mọi chính sách đều phải hướng về dân, đảm bảo cuộc sống của người dân, chỉ khi cuộc sống của dân được đảm bảo thì đất nước mới thái bình, thịnh trị được.

Mạnh Tử về sau cũng khang định “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghĩa là: dân đáng quý, rồi đến xã tắc, vua không đáng trọng Đây chính là quan điểm di đân vi ban, coi lợi ich của nhân dân là trên hết, thứ đến là lợi ích quốc gia, còn lợi ích của vua là không đáng kể Khi tong kết cuộc kháng chiến chéng Minh, Nguyễn Trãi đã viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân chính là nêu cao tư tưởng Nhân chính này Tư tưởng đề đề cao dân của Nho giáo làm cơ sở cho các vị vua phong kiến Việt Nam hoạch định chính sách Do đó, theo Nho giáo, chính sách của nhà cầm quyền cần hướng đến dân, chăm lo, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh than của người dân.

Bên cạnh những quan điểm tích cực của Nho giáo trong việc đặt ra trách nhiệm quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người dân của nhà vua và hệ thống quan lại, tư tưởng của học thuyết này cũng có những yếu tô hạn chế quyền của một số đối tượng mà trước hết là người phụ nữ Nho giáo chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình đa thê, bất bình đăng, gia trưởng, phụ quyên Xuất phát từ yếu tô “lễ” trong đạo đức Nho giáo, các mối quan hệ trong gia đình được dựa trên 3 nguyên tắc: tôn ti trật tự dé phân định các mối quan hệ trong gia đình, trọng nam khinh nữ và đảm bảo quyền tối cao của người gia trưởng” Kinh thượng thư khang định “Gà mái không gáy buổi sáng, ga mái mà gáy buổi sáng thì dao nhà suy vi” Nho giáo cho rang dé gia đình hưng thịnh, đàn ông phải nắm quyền quản lí, người phụ nữ chỉ là cái bóng của người đàn ông với nguyên tắc tam tòng Theo Mạnh Tử, điều quan trọng nhất mà người mẹ dạy

! Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tir, sdd, tr 142

!5 Khong Tử, Nxb Trung tâm học liệu Bộ giáo duc, Sài Gòn, 1967, tr.314

'6 Nguyễn Tài Thư Nho hoc và Nho học ở Việt Nam — Một số vấn đề lí luận và thực tiên Nxb Khoa hoc xã

hội, Hà Nội, 1997, tr.101-103

Trang 37

cho con gái khi xuất giá theo chồng là đạo thuận tong “con di về nhà chong,

”!” Hơn nữa, người phụ nữ

phải kính cẩn, phải giữ gin, đừng có trải ý chong

theo lễ nghi Nho giáo phải thực hiện những đức tính: công, dung, ngôn, hạnh và đặc biệt là chữ “tiết” Theo những nguyên tắc đó, cuộc song của người phụ nữ là cuộc sống trong phạm vi gia đình với nghĩa vụ té gia nội trợ, chăm sóc chồng con, không được tham gia các tô chức hoạt động xã hội và đưa đến một nếp sống an phận, cam chịu của người phụ nữ.

Nền giáo dục Nho học cũng hạn chế, triệt tiêu quyền lợi chính đáng của

người phụ nữ khi ngăn cam họ được học tập “cửa Không, sân Trình” không

mở rộng cho người phụ nữ được tham gia, được đào tạo và đóng góp tài năng cho đất nước Cùng với việc triệt tiêu cơ hội được học tập, thì người phụ nữ cũng đương nhiên bị loại bỏ khỏi hệ thống chính trị Bởi phương thức tuyên chọn quan lại chủ yếu trong thời kỳ này là qua thi tuyển Thậm chí nếu tham gia vào việc chính sự người phụ nữ có thé bị xử tội Quy định tại Điều 331 chương Hộ hôn của Quốc triều hình luật “7? thiép vua ban nếu can dự vào việc chính sự thì xu toi tang thất phụ tăng thêm một bậc, người chong bị xử tội biém hay bãi chức” Điều này đã làm giảm thiêu sự đóng góp của người phụ nữ cho sự phát trién của gia đình, xã hội và đất nước Nó hình thành nên quan điểm, lối ứng xử trọng nam khinh nữ trong các tầng lớp xã hội, tạo dựng tâm lý tự ti, cam chịu của người phụ nữ, hình thành định kiến giới vẫn còn ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Trong quan hệ gia đình, Nho giáo dé ra những quy tắc ứng xử: Cha từ, con hiếu; anh nghĩa, em dé; chồng có nghĩa, vợ vâng lời Thực hiện đúng các chuẩn mực dao đức đó thì gia đình mới hoà thuận, yên ồn, có tôn ti Chính vì quan niệm như trên làm cho tính chất phục tùng luôn hình thành trong các

mối quan hệ gia đình, đặc biệt là người phụ nữ, trẻ em khiến cho địa vị của họ

trong xã hội bi hạn chê vé tai sản, hoc tập và gia nhập quan trường.

1 Mạnh Tủ, Manh tử - Tập ha, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn,1968, tr 134.

Trang 38

Bên cạnh Nho giáo, Pháp tri là một trong những tư tưởng có ảnh hưởng

lớn đến đường lối cai trị của các vị vua phong kiến Việt Nam Mặc dù chủ trương dùng pháp luật để cai quản nhưng những quan điểm của Pháp trị đối với đạo đức, bổn phận của người làm quan trong mối quan hệ với vua và dân luôn được các vị vua phong kiến tiếp thu trong việc xây dựng chính sách quan lại và quản lý dân chúng Pháp trị nhấn mạnh, bổn phận của người bề tôi

“không được ra uy, không được mưu lợi, mà phải theo ý nhà vua Không được

theo diéu ác mà phải theo đường lỗi nhà vua”!Š, họ cũng không dam có

những “hành vi gian tra”, “kéo bè kéo đảng”, “tham 6”, “bẻ cong pháp luật

để mưu lợi riêng” họ sẽ phải “liêm khiết, ngay thang, chính trực ”'° Những quan điểm này đã định hình thái độ, bồn phận và đạo đức của người bề tôi trong công việc và với người dân Nếu quan lại không phạm những điều trên sẽ làm cho đời sống của người dân ổn định và được đảm bảo về mọi mặt Việc quy định trách nhiệm và đạo đức công vụ của quan lại đã gián tiếp bảo vệ quyên lợi của người dân nói chung, của nhóm người yếu thé nói riêng.

Dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Pháp trị, pháp luật sử dụng những

hình phạt nghiêm khắc mang tính răn đe đối với các hành vi phạm tội trong đó những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của những người yếu thế trong xã hội cũng phải chịu những chế tài hình sự Pháp luật quy định cả những vi phạm về đạo đức như bat hiếu, bất nghĩa, nội loạn những bị xếp vào nhóm tội Thập ác và phải chịu những hình phạt nghiêm khắc nhất Qua việc sử dụng những hình phạt nặng và hà khắc, pháp luật hướng con người đến những sử xự mang tính chuẩn mực, buộc con người tuân theo những luân lí, đạo đức, trật tự xã hội được Nho giáo xây dựng Ở khía cạnh tích cực, việc sử dụng hình phạt nghiêm khắc để bảo vệ các giá tri đạo đức, ôn định trật tự xã hội là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế trong các mối quan hệ gia đình và xã hội Nhưng

!8 Hàn Phi, 2005, Hàn Phi Tử, Nxb văn học, tr.60! Hàn Phi, sđd, tr 126-127

Trang 39

mặt khác, các hình phạt được áp dụng thời phong kiến lại mang tính chất hà khắc, tàn bạo xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trong đó phải kế đến Ngũ hình (Xuy, trượng, đồ, lưu, tử) va các hình phat khác như thích chữ, tru di Trong một số trường hợp, nhằm đề cao chữ Hiếu, con cháu phải thay thế ông bà chiu tội roi, trượng và được giảm một bậc; nhằm đề cao chữ Trung, những hành vi như mưu phản, mưu đại nghịch

không chỉ phạm nhân phải chịu hình phạt mà cả vợ con, họ hàng thân thíchcũng phải liên đới chịu trách nhiệm (tru di tam tộc) Những hình phat này

theo quan điểm hiện nay, rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền Của con người.

Cùng với Nho giáo, Phật giáo có sự ảnh hưởng lớn đến văn hoá Việt Nam Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam sớm, từ trước công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc Giáo lý của đạo Phật nêu cao đức đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn của đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và các vị Bồ Tát khác của đạo Phật Các vị đó biểu thị lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận của chúng sinh và có thiện ý muốn làm giảm nhẹ hoặc xóa bỏ những nỗi đau khổ của con người trên trái đất này Phật giáo khuyên con người sống đạo đức, khổ hạnh tu hành (giữ gìn các giới) ở kiếp song này dé cầu đạo giải thoát (Phật đạo) dé sau khi chết được siêu sinh đến cõi Tịnh độ (Niết Bàn) không còn khổ dau trần tục Giáo lí nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam Phật giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thé để con người rèn luyện Những chuẩn mực dao đức phổ biến nhất là Ngũ giới: “không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu” và Thập thiện: “3 điều

thuộc về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; 3 điều thuộc về ý

thức: không tham lam, không thù hận, không si mê; 4 điều thuộc về nói năng: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói điều ác” Những chuẩn mực dao đức này, cũng chính là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, nhằm hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp Tinh

Trang 40

thần từ bi, bác ái trong Phật giáo không chỉ hướng đến con người đến cái thiện,

lòng nhân đạo, yêu thương Đặc biệt trong quan hệ gitra người với người, tinh

yêu thương phải biến thành hành động xoa dịu nỗi đau, cứu giúp con người, gìn giữ hòa bình Những tư tưởng đó đã thâm đãm vào cách ứng xử của người Việt xưa và cách đối nhân xử thế và tư tưởng cai trị của các vị vua phong kiến Việt Nam Trong các chính sách của nhà vua đều thê hiên tư tưởng khoan dung, từ bi đối với những người khốn cùng trong xã hội.

Từ đó, có thé thay, “Ti ứưởng nhân nghĩa của đạo Nho, lý thuyết từ bi bác ái của đạo Phát đã được nâng cao thành tư tưởng nhân văn Đại Việttrong tình cảm yêu nước thương dân” ?° Những tư tưởng đó đã định hình hành vi ứng xử của vua quan đối với các nhóm người trong xã hội cũng như các chính sách, pháp luật đối với người dân.

1.4.2 Kinh tế - xã hội

Các chính sách kinh tế của nhà nước trong thời kì phong kiến hướng đến việc đảm bảo đời sống của người dân nói chung và của nhóm yếu thé nói riêng Là nền kinh tế thuỷ nông, nên vấn đề trị thuỷ, xây dựng kênh, mương dẫn nước vào đồng ruộng được đặt lên hàng đầu Các vương triều phong kiến Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đê điều, kênh, mương dé dẫn nước vào đồng ruộng, đặc các chức quan (như Hà đê sứ) và cơ quan quản lý về đê điều Nhà nước cũng ban hành chính sách quan lý và thu thuế ruộng dat, đất đai

trong cả nước thông qua các phương thức như khai hoang, chính sách quân

điền, lộc điền Các chính sách đó giúp đảm bảo đời sống nhân dân, không những tạo nên sự 6n định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho nha

nước mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà vua, bộ máy quan lại tới đời song,

nhu cầu của người dân, quan tâm tới nền sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp lúa nước, người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong lao động sản xuất Hình ảnh “Chồng cày — vợ cấy” đã thành những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với nền kinh tế

Truong Lưu (1996), Chu nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, tr.16

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w