BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
MÃ SỐ: LH-2019-11/ĐHL-HN
Chủ nhiệm đề tài: Ths Đậu Công Hiệp
Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy
Hà Nội - 2020
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
Nội dung 1: Một số vẫn đề lý luận về dân chủ đại diện Ths Mai Thị Mai
Những yếu tô đảm bảo của dân chủ đại diện Ths Mai Thị Mai Nội dung 2: Nên tảng và sự hình thành chế định dân
Sự du nhập của tư tưởng dân chủ đại diện vào Việt Namtrong thời kỳ Pháp thuộc
Ths Đậu Công Hiệp
Công việc 3:
Cách mạng Tháng Tám và bước ngoặt trong sự hình
thành chế định dân chủ đại diện ở Việt Nam
Ths Đậu Công Hiệp
Nội dung 3: Một số hạn chế trong chế định bầu cử và Ths Nguyễn Thi Hong
nhu cầu đôi mới Thúy
Công việc 1: Ths Nguyễn Thị Hông Về quyền bầu cử Thúy
Trang 3Về nguyên tac bau cử Thúy
Công việc 3: Ths Nguyễn Thị Hồng Về quy trình bầu cử Thúy
Nội dung 4: Một sô hạn chê trong chê định về tínhchịu trách nhiệm giữa đại biêu và cử tri và nhu cauđôi mới
Ths Nguyễn Thị
Quỳnh TrangCông việc 1:
Về trách nhiệm của đại biểu trong khuôn khổ hoạt động
của cơ quan dân cử
Nội dung 5: Phương hướng và giải pháp đôi mới chế
định dân chủ đại diện ở Việt Nam hiện nay Ths Lã Minh Trang Công việc 1:
Công việc 2:
Đôi với các quy định vệ tính chịu trách nhiệm giữa đạibiêu trước cử tri
Ths Lã Minh Trang
Trang 4Mục lục
PHẢN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿5c Sk St E1 1E 191111511215111111111111111111 11111 11 y6 1.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của dé tài - ¿s52 SE +£E+EE+EeEE+Erkerersees 2.
"P4 co 0 +31 2."8š [<0 21 6.
2.3 Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu -¿- - 2 2 s+z++se£xex++se£ fr 3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 2-2 2 +k+Ex+E++E++EzEzxerxered 8 3.1 Cách tiẾp Can cececccceccscsscsscsescsssscsesscsssstsscsesecsesessssstsecsesassecstsassesensnsensaeavees 8.
3.2 Cac phương pháp nghién CUU - - - ¿+ << 3218333 E+*EEESEeEEseeeeeeeeerseere 9.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨu - - 2 s2 %+£EE+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkers 9 4.1 Đối tượng nghiên cứu -¿- 2 SE SEx‡EEEEEE2EEE1E1111112151111111111e 111 cxe, 9.
4.2 Pham ¿8i4ii 0u 9.
5 Kết cau của báo cáo tổng HOD o eececeecesceseessssssessessescsscseseessceeseessetsussesassssetsseetsatsseess 10.
PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE CHE DINH DAN CHU DAI DIEN
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chế định dân chủ dai diện 11 1.1.1 Khái niệm chế định dân chủ đại diện 2 252555522 11 1.1.2 Đặc điểm của chế định dân chủ đại diện - 2-52 52552 13 1.1.3 Vai trò của chế định dân chủ đại diện 2 25255552 14 1.2 Cơ sở lý luận của chế định dân chủ đại diện 2-5 s2 2 s+cs+5e¿ 21.
1.2.1 Tư tưởng dân chủ cô đại phương Tây 25 s+scc+xered 21.
1.2.2 Sự hình thành nén dân chủ dai diện thời kỳ Khai sáng 25.
1.3 Nội dung của chế định dân chủ đại diện - - 2 2 s+S++Sz£+Eerxerxzxee 30 1.3.1 Bầu CỬ -2 5c 22 tk EEE12111112111121121121121111111 1111211111 teye 30 1.3.2 Các thiết chế dân chủ dai diện 2 2-5 sc++£++£+2zzxcrxerxee 32 1.3.3 Trách nhiệm giữa đại biểu dân cử với cử tri - s+sscs¿ 33.
Trang 51.4 Những yếu tố đảm bảo của dân chủ đại điện - - s2 2 secx+Eerexezxeẻ 36.
1.4.1 Bảo dam trong cách thức hình thành quan hệ đại diện 36.
1.4.2 Bảo dam trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện - 40.
1.5 Sự hình thành và phát triển chế định dan chủ ở Việt Nam - 45.
1.5.1 Nền tảng của dân chủ đại diện ở Việt Nam thời phong kiến 46.
1.5.2 Sự du nhập và tiếp nhận dân chủ đại diện vào nước ta trong thời kỳ Ji) ưng 53.
1.5.3 Cách mạng Tháng Tám và bước ngoặt trong sự hình thành chế định dân chủ đại diện ở Việt Nam - 222111111111 1112225331 1111111 119553555111 rrrr 60. Tiểu kết chương L - - 2 SE 9k9 E+EEEE+EEEEE112181121511111111115111111 1111.1111111 L6 67 CHUONG 2: THUC TRANG CHE DINH DAN CHU DAI DIEN O VIET NAM 2.1 Thực trạng quy định về bầu CU eee esesscesesecsessesesstsscstsstseeatsssseeasaneess 68 2.1.1 Về quyền bau cử, Ứng CỬ -¿- + +Sk+EEk£EEEEEEEEEEEErkerkerrrkd 68 2.1.2 Về nguyên tắc bầu Cử -¿- -©+ck+Ek+EE2E2EEEEEEEEEEEEEEEErrkerkee 75 2.1.3 Về quy trình bầu CU -¿- - 2 2 +k+SE+ESEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrrkd 80 2.2 Thuc trang về các thiết chế dân chủ dai di@n c.ccccccccccececssssseseseseseseseseseees 69 "00219003000 .Ô 89 2.2.2 Đối với Hội đồng nhân dân - 2 2s 2+E£EE+E££E+EE+EerxzEred 91 2.3 Về chế độ chịu trách nhiệm giữa đại biểu với cử tri 94.
2.3.1 Về trách nhiệm của đại biểu trong khuôn khổ các hoạt động của cơ l0 2108908101000 6 (-@AẶAẶA 4 95.
2.3.2 Về mối liên hệ trực tiếp với cử tio eee eeeseseseeseeseseeseeeeeees 98.
Tiểu kết chương 2 52 SE+EEk9 1E 121E11111211121111111111111111111 111111111111 10 106 CHUONG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CHE ĐỊNH DAN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM
3.1 Đối với các quy định về bầu cử - - + + +x+EE+E£E+EEEEEEEEEEErkerkerkrkee 107.
Trang 63.1.1 Về quyên bau cử, Ứng CỬ - + c1 3 12 111391111 511111 re 107.
3.1.2 Về nguyên tắc bầu cử -s- s+ck+E2E22EeEEEEEEEEEEErrrrkerkrred 110 3.1.3 Về quy trình bầu CUP eee csesessesessesssstssessestssestsstssestsestestseeeen 111 3.2 Về các thiết chế dan chủ đại diện - 2 2 2+S+E+£E+EE+EEzEzxerxerxee 112 3.3 Đối với chế độ trách nhiệm giữa đại biểu với cử tri - 2-55: 114.
3.3.1 Trong khuôn khổ các hoạt động của cơ quan dân cử 117.
3.3.2 Về mối liên hệ trực tiếp với cử tri - c- cx+x+kerskerkeresees 117 3.3.3 Về chế độ chịu trách nhiệm của đại biéu trước cử tri 118.
Tiểu kết chương 3 2 SE SSk2 2E 121E11511211111111111111115111111 1111111111110 120 ))7.08 45180097.) 121.
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 5° 5° s2 ©ssessessessessessssse 123 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1 (Tác giả: Ths Mai Thị Mai): Một số van dé lý luận về dân chủ đại 00100007 - | 134
Công việc 1 Nguồn gốc tư tưởng về dân chủ đại diện - 134
Công việc 2 Vai trò của dân chủ đại diện với nhà nước hiện đại 144.
Công việc 3 Những yếu tô đảm bao của dân chủ đại diện 153.
Nội dung 2 (Tác giả: Ths Đậu Công Hiệp): Nền tảng và sự hình thành chế định dân chủ đại diện ở Việt Nam 221111111111 111112553311 11111 k9 11x re 164 Công việc 1 Tư tưởng về dân chủ đại điện ở Việt Nam thời phong kiến 164 Công việc 2 Sự du nhập của tư tưởng dân chủ đại diện vào Việt Nam trongthoi e0ä:)87010 1.17 172.
Công việc 3 Cách mạng Tháng Tám và bước ngoặt trong sự hình thành chế
định dân chủ đại diện ở Việt Nam C00000 161111111111111111 11111111 EEEEEEEEEEErei 181.
Nội dung 3 (Tác giả: Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy): Một số hạn chế trong chế
định bau cử và nhu câu đôi TỚI 222226666111 EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkkeeeeeeeeees 189.
Trang 7Công việc 1 Về quyên DAU CỬ - c1 3321113311135 exex 189.
Công việc 2 Về nguyên tắc bầu cử - ¿- 2+ x+ExeEeEzErrerkersered 198 Công việc 3 Về quy trình bầu cử - ¿+ 2 +S++E+£k+E+keEkzErkerxrrees 206 Nội dung 4 (Tác giả: Ths Nguyễn Thị Quỳnh Trang): Một số hạn chế trong chế định về tính chịu trách nhiệm giữa đại biểu và cử tri và nhu cầu đôi mới 216.
Công việc 1 Vê trách nhiệm cua đại biéu trong khuôn khô hoạt động của cơGD LIL NM zens tr a AS AS AUR ö08AU47030.520068 ti80atZR 216.
Cong viéc 2 Về mối liên hệ trực tiếp giữa đại biểu với cử tri 223 Công việc 3 Về chế độ chịu trách nhiệm giữa đại biểu với cử tri 230.
Nội dung 5 (Tác giả: Ths La Minh Trang): Phương hướng và giải pháp đổi mới chế định dân chủ đại điện ở Việt Nam hiện nay - 2 + s52 ke eEk+EzEeExxeei 235.
Công việc 1 Đối với các quy định về bầu cử -2- - 2 2 s+xz+sze: 235.
Công việc 2 Đối với các quy định về tính chịu trách nhiệm giữa đại biểu
;xi/eoi0x 0n 249.
BAO CÁO TÓM TAT KET QUA DE TAL 2-5-5 << se S2 S2 ssese 2s se 267.
Trang 8PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Dân chủ đại diện là một chế định có lịch sử lâu đời trong lịch sử lập hiến Việt Nam Ngay từ khi chúng ta chuyên từ chế độ phong kiến sang chính thể cộng hòa, chế định dân chủ đại diện đã được xây dựng bởi đây là phương thức cơ bản và quan trọng nhất dé người dân trao quyền cho nhà nước Dân chủ đại diện, xét trên góc độ một phương thức thiết lập nên các cơ quan nhà nước, chính là động lực và
cũng là phương tiện dé đảm bảo quyên làm chủ của nhân dân Đối với pháp quyên,
dân chủ đại diện cũng có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó là tiền dé cho việc tạo dựng
các cơ quan ban hành, thực thi pháp luật và do đó dân chủ đại diện chính là conđường tạo nên tính chính danh của một bộ máy nhà nước, tính hiệu lực của một hệ
thống pháp luật Không những thế, dân chủ đại diện còn gắn chặt với kiểm soát
quyền lực nhà nước bởi nó tạo ra sự sắn kết và tính chịu trách nhiệm của chính quyền đối với nhân dân Cơ chế dân chủ đại diện chính là chốt chặn để ngăn ngừa sự lạm quyền của nhà nước Vì vậy, có thé nói, dân chủ đại điện có mối liên hệ mật
thiết với cả ba nguyên tắc nền tảng của nhà nước và pháp luật, bao gồm: (1) Chủ nguyễn nhân dân; (2) Nha nước pháp quyền; và (3) Hạn chế quyền lực.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hon 70 năm qua, chế định
dân chủ đại diện không đứng yên mà luôn luôn được đặt trong một xu hướng phát
triển và vận động Ngay tại kỳ Đại hội gần đây nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, van dé dân chủ nói chung va dân chủ đại diện nói riêng tiếp tục được nhấn mạnh với việc khăng định những kết quả như: “Quyển làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh té”; và bên cạnh đó cũng không it hạn chế đã được chi ra: “Quyên làm chủ của nhân dân ở nhiễu nơi, nhiễu lĩnh
Trang 9vực con bị vi phạm Có lúc, có nơi, việc thực hiện dan chủ con hạn chế hoặc mang tính hình thức ” Vì vay, dân chủ đại điện vẫn còn là một van đề được quan tâm và cần được hoàn thiện trong thời gian tới Điều này đặt ra yêu cầu quan trọng trong
việc định hình lại cả một quá trình ton tại của chế định dân chủ đại diện trong hệ
thống pháp luật Việt Nam va qua đó chỉ ra xu hướng phát triển và biến đổi của chế
định này trong thời gian tới nhằm đưa ra những dự báo, đánh giá về đường hướng
hoàn thiện chế định dân chủ đại diện Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Chế định dân chủ đại diện ở Việt Nam - thực trang và giải pháp” trong khuôn khổ đề tài
nghiên cứu khoa học câp cơ sở.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Trong nước
Dân chủ đại diện là một đề tài dành được khá nhiều sự quan tâm ở Việt Nam Điều đó một phần phản ánh tầm quan trọng của chế định dân chủ đại diện trong tổng thé các quy định về tổ chức quyền lực nhà nước Trong những công
trình nghiên cứu về đề tài này, đã có những công trình tiếp cận theo hướng lịch sử
như bài viết: “Sự phát triển của cơ chế dân chủ đại diện ở nước ta qua các Hiến
pháp ” của tác giả Bùi Xuân Đức, trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/1998.
Do khuôn khổ của một bài tạp chí, công trình chủ yếu dừng lại đánh giá và nhận
xét các quy định ở trong Hiến pháp chứ không mở rộng ra toàn bộ chế định này
trong cả các văn bản khác nữa.
Về mặt ly luận, có kha nhiều công trình về dân chủ đại diện, tiếp cận trên các
góc độ khác nhau như:
- Bài viết “Trách nhiệm của Dai biếu Quốc hội đối với việc hoạt động có hiệu quả của chế độ dân chủ đại diện” của tác giả Đào Trí Úc trên tạp chí Kiểm
sát, sô 15/2012, nhân mạnh một van dé mang tính lý luận sâu sắc, đó là việc muôn
Trang 10có một chế độ dân chủ đại diện làm việc hiệu quả thì không thé thiếu vai trò và
trách nhiệm tích cực của các vị đại diện dân cử.
- Bài viết: “Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong diéu kién hién nay ở nước ta” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2011 Tại đây, tác giả không chỉ đưa ra so sánh đối chiếu giữa hai khái niệm tương đối gần gũi là “dân chủ đại diện” và “dân chủ trực tiếp” mà còn gắn việc thực hiện chúng với điều kiện của Việt Nam thời đại mới.
- Bài viết “Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và việc đổi mới chế độ bdu cử nhằm hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Thái Vĩnh Thắng trên tạp chí Luật học, số Đặc san Hiến pháp năm 2013 đã đi sâu vào
một khía cạnh pháp lý quan trọng của dân chủ đại điện, đó là bầu cử Ra đời trong
bối cảnh Việt Nam vừa thông qua Hiến pháp 2013, bài viết nhận diện những vấn đề cần đôi mới và hoàn thiện của luật bầu cử nhằm thê chế hóa tốt hơn quy định về dân chủ đại diện trong Hiến pháp.
- Bài viết “Giải pháp hoàn thiện các diéu kiện thực hiện dân chủ đại diện ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 11 năm 2018 lại hướng tới một mục đích khác đó là thúc đây dân chủ đại diện từ chính những điều kiện căn bản của nó, trong đó có điều kiện về pháp luật.
- Bài viết “Những điểm mới trong nhận thức lý luận về dân chủ đại diện ở
Việt Nam hiện nay” của tac giả Mai Thi Minh Ngọc trên tạp chí Quản lý nhà nước,
số 8/2018 lại cung cấp những tri thức quan trọng về mặt nhận thức Qua đó, chúng
ta có thể giải thích được nguyên do từ lý luận của các quy định pháp luật về dân chủ đại điện ở Việt Nam và từ đó tìm được những bài hoc dé hoàn thiện hơn nữa nhận thức lý luận về vấn đề này.
Liên quan đến khía cạnh đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của dân chủ đại diện, tức là chế độ bầu cử; đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này cả về
lý luận cũng như thực tiễn ở Việt Nam Cụ thé một số công trình nôi bật như:
Trang 11- Cuốn sách “ABC về Badu cử” của tác giả La Khánh Tùng, Nxb Hồng Đức, năm 2016, là một công trình cung cấp những tri thức rất cơ bản về bầu cử, trong đó có cả những van dé mang tính chat lý luận nền tảng, các nguyên tắc pháp lý quốc tế về bầu cử cũng như hoạt động bầu cử ở Việt Nam.
- Cuốn sách “Chế độ bau cử của một số nước trên thé giới” của tác giả Vũ
Hồng Anh, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1997; trình bày một cách chi tiết về các
nguyên tắc tô chức, trình tự tiến hành bầu cử ở nhiều nước trên thế giới Cuốn sách có giá trị tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu so sánh cũng như tìm kiếm
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Bài viết “Thành công của cuộc tổng tuyển cử bau Quốc dân đại hội và
những kinh nghiệm giúp hoàn thiện chế độ bau cử hiện nay” của tac giả Bùi Xuân Đức, trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2016, đưa ra một cách tiếp cận mang
tính lich sử trong việc học tập những thành tựu trong cuộc tong tuyển cử dau tiên
của nước ta.
- Bài viết “Đổi mới chế độ bau cử ở Việt Nam là tiền dé quan trong trong việc đổi mới bộ máy nhà nước với việc bảo đảm quyên con người ” của tác giả Võ Văn Nhiêm trên tạp chi Khoa học pháp lý, số 1/2012, đã nhắn mạnh tam quan trọng của việc đôi mới chế độ bầu cử, đặc biệt là trong việc nâng cao trách nhiệm của nhà nước dé bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người.
Liên quan đến khía cạnh thứ hai, tức là mối liên hệ giữa đại biểu dân cử với
cử tri, có một số công trình nồi bật như:
- Bài viết “Chế độ bau cử và việc xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm giữa đại biểu quốc hội với cử tri” của tác giả Phan Văn Ngọc trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16/2017, đã phân tích tác động của chế độ bầu cử đối với việc xây dựng mối quan hệ giữa đại biéu Quốc hội với cử tri và đề xuất các
kiến nghị hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, góp phần thực hiện chủ
Trang 12trương của Đảng về xây dựng cơ chế dé đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có
trách nhiệm với cử tri.
- Bài viết “Dé tiếp tục xứng đáng gánh vác trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước cử tri và nhân dân ” của tác giả Luu Ngọc Tố Tâm trên tạp chí Cộng sản, Số chuyên dé cơ sở 9/2016, đã nêu được Đại biéu Quốc hội là cầu nối với cử tri cả
nước, thay mặt nhân dân, nói tiếng nói cử tri tại Quốc hội Từ đó, bài viết trình bày
một số vấn đề đặt ra từ thực thi các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Đại biéu Quốc hội với cử tri và nhân dân; giải pháp nâng cao hơn nữa trách
nhiệm Đại biểu Quốc hội với cử tri.
- Bài viết “Kiến nghị hoàn thiện quy trình tiếp xúc cử tri của Đại biếu Quốc hội ” của tác giả Phùng Văn Huyên trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2013, đi sâu vào một khía cạnh của mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri, đó là quy trình tiếp xúc cử tri Bài viết đưa ra được nhiều kiến nghị sâu sắc để hoàn thiện hơn nữa
quy trình này.
- Bài viết “Trách nhiệm của đại biểu dân cử trong việc giải quyết khiếu nại, tô cáo của công dân ” của tác giả Dao Xuân Tién trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2/2005 lại đề cập đến một khía cạnh khác trong mối quan hệ này Bài viết chỉ ra rằng, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lí đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân không những là trách nhiệm của đại biéu dân cử, mà còn là hoạt động giám sát nhăm thúc đây trách nhiệm của các quan chức, các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết hiệu qua các khiếu nại, tổ cáo của công dân Từ đó, tác giả đưa ra
một số yêu cầu dé nâng cao trách nhiệm của đại biểu dân cử trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân.
Liên quan tới hoàn thiện tổ chức và hoạt động các cơ quan nhà nước, quan trọng nhất là Quốc hội để đảm bảo dân chủ đại điện, một số công trình nôi bật có
thé ké tới như:
Trang 13- Luận án tiễn sĩ Luật học “Đảm bảo tính đại diện của Quốc hội đáp ứng
yêu câu xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Minh Hiếu, trường Đại học Luật Hà Nội, 2014, đã xây dựng các yếu tô bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội Việt Nam xét theo cấu trúc đại diện bao gồm: (1) Cách thức hình thành mối quan hệ đại diện; (2) Tính tương đồng giữa Đại biéu Quốc hội với cử tri; (3) Năng lực đại diện của người Dai biểu Quốc hội và (4)
Nội dung đại diện.
- Luận án tiến sĩ: “Những vấn dé lý luận và thực tiễn về Quốc hội — cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thúy Hoa, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015, đã trình bày một cách tổng quát các
vấn đề liên hệ đến cách thức đảm bảo vị trí của Quốc hội với tư cách cơ quan đại diện cao nhất của toàn bộ xã hội.
- Bài viết: “Những yếu tổ ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội ” của tác giả Trần Thị Hạnh Dung, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 8 năm 2010 đã liệt kê khá nhiều yếu tố, trong đó tập trung vào các khía cạnh pháp lý, có ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội, qua đó chỉ ra những yêu cầu cần
làm đê nâng cao hơn nữa vai trò đại diện của cơ quan này.
2.2 Ngoài nước
Đối với các nghiên cứu ngoài nước, xung quanh đề tài dân chủ đại diện nói chung có rất nhiều công trình từ kinh điển tới học thuật nghiên cứu tới Điều này là
dễ hiểu bởi dân chủ đại điện là một chủ đề quan trọng và đã được nhắc tới từ hàng
trăm năm nay ở các nước phương Tây.
Một công trình cơ bản và quan trọng gần đây về dân chủ đại diện là cuốn
“Representative Democracy: Principles and Genealogy” của tac gia Nadia
Urbinati, do University of Chicago Press xuất bản Công trình không những trình bày những nguyên lý cơ bản của dân chủ đại điện mà còn khái quát quan niệm về
Trang 14van dé này dưới góc độ một “pha hệ” từ Rousseau, Kant, Thomas Paine tới các nhà tư tưởng về sau.
Ngoài ra cuốn sách “Deepening Democracy and Increasing Popular Participation in Viet Nam” của Pamela D McElwee, xuất bản bởi UNDP năm 2006 nói về tiễn trình nền dân chủ ở Việt Nam trở nên sâu sắc với sự tham gia của quần chúng ngày càng được tăng cường Đây là một trong những công trình hiếm hoi đi sát vào đề tài dân chủ và sự tham gia của người dân ở Việt Nam với góc
nhìn từ một nhà nghiên cứu nước ngoài.
Công trình “Thiét kế hệ thong bau cử Cẩm nang mới của International
IDEA” do nhóm chuyên gia của IDEA bao gồm Andrew Reynolds, Ben Reilly, Andrew Ellis biên soạn và an hành năm 2015 là một hướng dẫn quan trọng dé các nhà hoạch định chính sách có thé tham khảo và áp dụng trong việc thiết kế nên một
hệ thống bầu cử hiệu quả, tiên tiến.
Công trình “?zernafional IDEA handbook on democracy assessment” của
David Beetham, xuất ban: The Hague : Kluwer Law International, 2002; dua ra mot hé thong đánh giá mức độ dan chu, trong đó có đề cập tới vấn đề bầu cử cũng
như môi liên hệ giữa cử tri với người đại diện cho mình.
2.3 Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu
Dân chủ đại diện và các khía cạnh của nó, đặc biệt là về bầu cử là một đề tài
được nghiên cứu rộng rãi ở trong và ngoài nước Không khó dé tìm kiếm những
công trình mang tinh lý luận về dé tài này ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau Về mặt thực tiễn, các công trình cũng tương đối phong phú và ngày càng đề cập
sâu sắc tới nhiều khía cạnh, trong đó có cả những khía cạnh mang tính kỹ thuật liên quan đến hoạt động bầu cử Thông qua việc xem xét tình hình nghiên cứu liên
quan đên đê tài, có thê thây một sô vân đê như:
Trang 15- Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu lý luận nhẫn mạnh đến những khía cạnh mới, có tính chất liên hệ đối với chế độ dân chủ đại diện như tính
minh bạnh, chịu trách nhiệm của nhà nước, van đề quyền con người và thực thi các
cam kết quốc tế vé dân chủ.
- Mặc dù Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân được ban hành chưa lâu nhưng vẫn có những công trình tìm và chỉ ra những hạn chế của chế độ bầu cử cũng như tìm cách đổi mới nó Cá biệt có những công trình ra đời trước khi có luật trên, đề cập tới nhiều phương hướng và giải pháp tiễn bộ nhưng không được áp dụng triệt đề.
- Van dé mối liên hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri ngày càng được quan tâm trên nhiều khía cạnh Việc gia tăng mối liên hệ này cũng được xét tới trong mối liên hệ với nhiều vẫn đề khác như chế độ hoạt động của đại biểu, các yếu tô bảo đảm công tác của đại biểu.
- Các công trình nghiên cứu quốc tế ngày càng tìm tới những mô hình chuẩn hóa và cách thức đánh giá, nhìn nhận về mức độ dân chủ của các quốc gia Đây là điều cần phải xem xét trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước, cả về kinh tế,
văn hóa, xã hội lẫn chính trị.
Xét trên những khía cạnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài “Chế độ dan
chủ đại diện ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp ” là điều hết sức phù hợp, đặc biệt trong việc bồ sung luận cứ khoa học và tiếp tục làm giàu những tri thức liên quan
tới vân dé này.
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận từ lý thuyết đến ứng dụng vào thực tiễn đến giải pháp Đây là cách tiếp cận được sử dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan tới dân chủ đại diện như khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc, điều kiện thúc đây Cách tiếp
Trang 16cận này được sử dụng chủ đạo và xuyên suốt trong việc triển khai đề tài, trong đó việc giải quyết các van dé lý luận được ưu tiên hàng đầu trước khi vận dụng vào thực tiễn Việt Nam và đề ra những gợi mở hợp lý.
- Tiếp cận từ thực tiễn đến tổng hop, phát triển bổ sung lý thuyết đến giải pháp Day là cách tiếp cận bổ trợ, được sử dụng nhăm khái quát hóa một số van dé từ thực tiễn Việt Nam dé chỉ ra xu hướng vận động của chế định dân chủ đại diện ở nước ta và từ đó tìm được những phương hướng cần thiết cho việc hoàn thiện chế
định nay trong tương lai.
3.2 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tich-téng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc giải quyết từng vấn đề liên quan đến các lý thuyết cơ bản xoay quanh dân chủ đại diện.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài khi xử lý các vấn đề thực tiễn pháp lý của Việt Nam, đặc biệt là trong việc so sánh chế định dân chủ đại diện
qua các thời kỳ dé thay được sự phát triển của nó 4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề xoay quanh chế định dân chủ đại diện như tư tưởng về dân chủ đại diện, bầu cử, tính chịu trách nhiệm của đại biểu với cử tri Trong đó, vấn đề bầu cử và mối liên hệ giữa đại biểu với cử
tri được xem xét cả dưới góc độ lý luận lân thực tiên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các đối tượng trên được khảo sát chủ yếu ở trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, từ thời kỳ Hiến pháp 1946 cho đến nay Tuy nhiên, các van dé mang tinh tư
tưởng có thể được nghiên cứu cả ở nước ngoài và trong lịch sử Việt Nam.
Trang 175 Kết cấu của báo cáo tổng hợp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo tổng hợp được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về chế định dân chủ đại diện Chương 2: Thực trạng chế định dân chủ đại diện ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chế định dân chủ đại diện ở Việt Nam
Trang 18PHẢN NỘI DUNG
CHUONG MOT: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CHE ĐỊNH DÂN CHỦ DAI DIEN
Thực hiện quyền làm chủ thông qua đại diện là một cách thức quan trong dé người dân truyền tải được ý chí, nguyện vọng của mình vào quá trình quản lý xã hội của nhà nước Qua đó, bản chất và vai trò của nhà nước, với tư cách tô chức
bảo vệ trật tự công của toàn xã hội sẽ ngày càng được nâng cao; các văn bản pháp
luật của nhà nước sẽ càng gần gũi với công lý và ý chí tập thể hơn Để làm rõ
những điều trên, chương này hướng tới việc giải quyết các góc độ lý luận dé làm
nên tảng cho việc xem xét các mặt thực trạng cũng như đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật Cụ thể, bắt đầu từ những nghiên cứu về nhận thức và tư tưởng của nhân loại được vun đắp và gạn lọc qua nhiều thế hệ, chương này làm rõ tầm quan trọng của chế định dân chủ đại diện và các yếu tố cần thiết phải đảm bảo để phát
huy vai trò này trong thực tiễn.
1.1 Khai niệm, đặc diém, vai tro của chê định dân chủ dai diện
Trước khi đi vào những nội dung cụ thê của chê định dân chủ đại diện,chúng ta cân làm rõ những vân đê cơ bản nhăm định hình cách hiêu vê chê định
này Cụ thể là thông qua một số khía cạnh như sau:
1.1.1 Khái niệm chế định dân chủ đại diện
Để làm rõ khái niệm chế định dân chủ đại diện, chúng ta phải nhìn nhận nó
dưới một số góc độ như sau:
Đầu tiên là về dân chủ đại diện Trước hết, cần phải thấy rằng, dân chủ là hình thức tô chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là
nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đăng, tự do và quyền con
Trang 19người Dân chủ cũng được vận dụng vào tô chức và hoạt động của những tô chức và thiết chế chính trị nhất định" Khái niệm dân chủ cũng gan liền với quyền dân chủ Cụ thể, quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình dang va day đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người Quyền dân chủ thực chất chính là yêu sách về bình đắng chính trị và xã hội của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với Nhà nước, bảo đảm cho cá nhân khả năng hành động theo ý mình, cho sự tự quyết định và làm chủ ý chí của mình
mà không có hại cho người khác, và do đó cho khả năng giải phóng toàn diện
những năng lực bản chất người của mỗi cá nhân Dé thực hiện quyền dân chủ, có
hai phương thức thường được nói đến là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Trong đó, dân chủ đại diện có thé hiểu là cách thức người dân thực hiện quyền làm
chủ thông qua người đại diện cho mình.
Tiếp theo là về chế định Chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội gần gũi có cùng tính chất trong phạm vi mỗi
ngành luật vốn bao gồm nhiều chế định” Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại va thống nhất với nhau, chúng không ton tại một cách biệt lập Việc xác định ranh
giới giữa các chế định nhăm tạo ra khả năng dé xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội Và phải đặt các chế định trong mối liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của pháp luật cũng như một ngành luật Mỗi chế định pháp luật dùng mang đặc điểm riêng những nó cũng phải tuân theo
các quy luật vật động khách quan, chiu sự ảnh hưởng và tác động của chế định khác trong hệ thống pháp luật Khi nói tới chế định dân chủ đại diện, từ khía cạnh
' Hoàng Văn Nghĩa, Dân chủ và việc thực hiện quyên dân chủ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1/2013.
2 Truong Dai hoc Luật Hà Nội, Gido trinh Ly luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, 2011.
Trang 20này ta có thể hiểu răng nó bao gồm nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, gắn với những nội dung cụ thé khác nhau nhưng đều nằm trong những chỉnh thé rộng lớn hơn là chế định về dân chủ, ngành luật hiến pháp và cao nhất là thuộc về hệ thống
pháp luật.
Như vậy, có thé định nghĩa chế định dân chủ đại diện như sau:
Chế định dân chủ đại diện có thé hiểu là tổng thé các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội xác lập quyền làm chủ của người dân thông qua
cơ chê đại diện.
1.1.2 Đặc điểm của chế định dân chủ đại diện
Dé thấy được đặc điểm của dân chủ đại diện, chúng ta phải nhìn nhận vào
mối liên hệ cũng như điểm khác biệt giữa nó với hình thức dân chủ trực tiếp.
Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ, cả hai hình thức này đều đóng một vai trò quan trọng bảo đảm
cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thé thiếu được của việc quản lý,
điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể Giữa hai hình thức này có mối quan hệ
biện chứng tác động qua lại và chuyên hoá cho nhau Để thực hiện được dân chủ đại diện thì phải cần đến dân chủ trực tiếp, chăng hạn việc bầu cử lựa chọn ra các
đại biéu Quốc hội hay đại biéu Hội đồng nhân dân, nghĩa là trước khi mỗi công
dân chuyên giao quyền lực của mình cho người đại diện ư những đại biéu dân cử
và cho Nhà nước thì họ đã phải thực hiện dân chủ trực tiếp bằng cách: thứ nhất,
tham gia vào hội nghị hiệp thương nhân dân để lựa chọn các ứng cử viên hoặc
thông qua tiếp xúc trực tiếp với một hay một số ứng cử viên mà mình sẽ lựa chọn; thứ hai, thông qua việc bỏ phiếu kín, trên nguyên tắc phố thông đầu phiếu, công bằng, công khai và minh bạch, dé lựa chọn cho mình một đại biểu ưu tú dựa trên ý chí quyết định của chính mình Ngược lại, đến lượt mình, các đại biểu Quốc hội
Trang 21(nghị sĩ) khi thực hiện quyền lực của công dân (cử tri) giao cho thì lại cần phải dựa
trên phương thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là tham gia một cách trực tiếp va thé hiện
ý chí của mình trong việc lập pháp cũng như các công việc quan trọng khác củaNhà nước.
1.1.3 Vai trò của chế định dân chủ đại diện
Dân chủ đại diện là một hình thức nhân dân làm chủ quyền lực nhà nước Vì vậy, vai trò của dân chủ đại diện có thé xét tới trong môi quan hệ giữa người dân với nhà nước Mối quan hệ đó biểu hiện trên các khía cạnh như: (1) Nhà nước có
thực sự là của người dân hay không?; (2) Người dân có thê làm gì khi nhà nước trở
nên sai trái?; và (3) Nhà nước và người dân có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề
tồn tại trong xã hội như thế nào?
1.1.3.1 Dân chu đại diện dam bao cho tính chính danh của nhà nước
Một trong những tính năng quan trọng của nhà nước là cai tri Nhà nước
thực hiện việc cai trị của mình một cách thường xuyên, liên tục; thông qua nhiều
biện pháp khác nhau với nhiều mức độ can thiệp khác nhau Vậy đâu là lý do cho
điều đó? Hầu hết các nước theo chủ nghĩa hợp hiến, đề cao hiến pháp như một bản khế ước xã hội đều dựa trên những quan điểm cô xưa dé biện minh cho sự tồn tai của nhà nước Thomas Hobbes và John Locke đều đưa ra những kiến giải về sự cần thiết của nhà nước với tư cách một chủ thé cứu vớt xã hội ra khỏi trạng thái tự nhiên, vô chính phủ' Nói một cách đơn giản, nhà nước ton tại với sứ mệnh duy trì trật tự xã hội bởi vì đó là nguyện ước chung của mọi cá thê.
Xét về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, có thé thay viéc hinh thanh mot bộ máy cai tri tách biệt khỏi xã hội là một tất yếu lich sử Nếu như mô hình thi tộc,
bộ lạc thực hiện việc quản tri với sự đồng thuận cua tat cả các thành viên, gia đình
3 Tống Đức Thảo, Những lập luận chính trị căn bản của chủ nghĩa lập hiến, Tạp chí Lý luận chính trị, s6 3/2014.
Trang 22thì nhà nước được coi như một tổ chức chuyên nghiệp, “tựa hồ” như đứng trên xã hội” Chính sự tách biệt nhất định giữa nhà nước và xã hội khiến chúng ta phải đặt
ra vẫn đề tính chính danh của nhà nước, tức là trả lời cho câu hỏi vì sao nhà nước
có quyền cai tri, quản tri xã hội Bởi lẽ, nhà nước cũng là một sản phẩm sinh ra từ xã hội mà thôi Tính chính danh của một nhà nước sẽ khiến người dân trong xã hội chấp nhận cho nó tồn tại và duy trì quyền lực của mình Tuy nhiên, từ những góc độ khác nhau, có nhiều quan niệm giải thích cho nguồn gốc của quyền lực nhà
nước như:
- Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ những thế lực siêu nhiên Có thể tạm gọi chung đây là thuyết thần quyền Các học thuyết mang tính thần quyền lý giải sự chính đáng của quyền lực nhà nước là do những thế lực siêu nhiên như Trời, Thuong dé, thần thánh ban cho và vì thé mà sự cai trị của nhà nước là chính đáng vì con người có nghĩa vụ phải tuân phục các thé lực siêu nhiên đó nếu không muốn
bị trừng phạt.
- Quyén lực nhà nước bắt nguồn từ những sức mạnh thế tục như sức mạnh
gia đình (con phải phục tùng cha), sức mạnh bạo lực (kẻ yếu phải phục tùng kẻ mạnh) Cu thé, tính chính đáng của nhà nước thé hiện ở chỗ nó là tổ chức của
những quyền lực được tạo nên từ sức mạnh đủ dé đàn áp các bộ phận khác trong xã hội Trong gia đình, sức mạnh đó được tạo dựng bởi trật tự huyết thống: trong xã hội, sức mạnh đó là sự liên kết giữa các thé lực khác nhau dé đè nén những thành phan khác.
- Quyén lực nhà nước bắt nguồn từ toàn thể cộng đồng Theo thuyết này, tất
cả mọi cá thê trong cộng đồng thỏa thuận với nhau về những quy tắc giới hạn cách
hành xử của bản thân và tạo nên một bộ máy duy trì những quy tắc đó Tính chính
đáng của nhà nước thê hiện ở cho nó dé tạo ra đê và chỉ đê bảo vệ những quy tac
“Ph Ănghen, Tuyén tập, Tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984.
a Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhan dân, Hà Nội, 2016,
trang 23-25.
Trang 23và trật tự mà xã hội đã đồng lòng Và vì thế mà nhà nước đó được coi như là đại
diện cho xã hội.
Ở đây có thê thấy, vấn đề dân chủ đại diện và tính chính danh của nhà nước được đặt ra một cách sát nhất là khi quyền lực nhà nước được giải thích dựa trên thuyết Khế ước xã hội, tức là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ toàn thê cộng đồng Cụ thể, dân chủ đại diện là cách thức dé hình thành nên bộ máy nhà nước mà ở đó ý chí của tất cả mọi công dân đều được ghi nhận Khi người dân bỏ phiếu bầu chọn cho người sẽ lãnh đạo mình, họ đã được thuyết phục rằng người đó sẽ phản ánh ý
chí và nguyện vọng của mình chứ không phải là áp bức và bóc lột mình Ngược lại,
người được bầu sẽ có đủ uy tín và tự tin dé thực hiện công việc của mình, trong đó có cả việc quản trị và điều hành chính những người bầu ra mình Tính chính danh của nhà nước thể hiện ở chỗ những chức danh quan trọng nhất, cơ quan có quyền lực quan trọng nhất đều được bầu ra nhằm thỏa mãn ý chí và nguyện vọng của
nhân dân Một nhà nước được hình thành thông qua dân chủ đại diện là nhà nước
chính đáng nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ điều này khi Người kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu trong cuộc bau cử đầu tiên của nước ta vào ngày 06 tháng 01 năm 1946: “Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bau ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ Chính phủ do thật là Chính phủ của toàn dân ”°.
Bên cạnh đó, thông qua qua cách thức thực hiện dân chủ đại diện, trong đó
có cả hoạt động bau cử và mối liên hệ giữa cử tri với người đại diện sẽ giúp chúng
ta đánh giá được tính chính đáng của nhà nước Chế độ bầu cử công bằng, dân chủ
sẽ đảm bảo tính công bằng, trung thực của cuộc bầu cử, qua đó bảo đảmtính dân chủ, đại diện của chính quyên Tất nhiên, ở chiều ngược lại, chế độ bầu cử không
công băng và hạn chê dân chủ cũng có thê là nhân tô làm cho bâu cử ở một quôc
° Hồ Chí Minh, 7oàn tap, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 239.
Trang 24gia trở nên hình thức, ngụy dân chủ, tất yếu dẫn tới một chính quyền không mang tính đại diện, không thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Tóm lại, dân chủ đại diện và tính chính danh của nhà nước là hai van đề gan
bó hữu co, mật thiết Trong một nền dân chủ thì hoạt động bầu cử chính là biểu hiện rõ nét nhất của sự giao thoa giữa cả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp Một mặt, bầu cử chính là bước đầu tiên tạo nên sự đại diện khi người dân bỏ phiếu bầu ra đội ngũ lãnh đạo Mặt khác, quy mô của bầu cử cho phép tất cả các cử tri được tham gia, điều này hoàn toàn giống với hình thức dân chủ gián tiếp khi mọi cử tri đều được bỏ phiếu quyết định một vấn đề quan trọng nào đó Vì vậy, dân chủ đại diện cần có một bước đầu tiên đó là bầu cử, cũng chính là cách thức tập hợp ý chí, nguyện vọng của đại đa số công dân dé thiết lập nên một nhà nước
có tính chính danh cao nhất.
1.1.3.2 Dân chủ đại diện là cách thức để người dân kiểm soát quyên lực nhà
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một vấn đề muôn thuở ở bất cứ đâu Kiểm soát hay giới hạn quyền lực nhà nước được coi là vấn đề căn cốt nhất của nhà nước “Một khi đã cần có đến nhà nước, thì cần phải có giới hạn quyên lực nhà ”* Việc kiểm soát quyền lực nhà nước không chỉ giúp ngăn ngừa sự lạm
quyền mà còn định hướng nhà nước trở về với vai trò quan trọng và cơ bản nhất
của nó, đó là duy trì trật tự công Nhìn chung, có nhiều cách thức khác nhau dé
quyền lực nhà nước được kiêm soát nhưng dân chủ đại diện là nơi mà người dân có
thé kiểm soát quyền lực nhà nước một cách tốt nhất Điều này thể hiện ở những
diém sau:
L Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2018, trang 305.* Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyên lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, trang 28.
Trang 25- Dân chủ đại diện chính là sự chuyển giao quyền lực có điều kiện Ở đây,
điều kiện tối cao và cũng là quan trọng nhất chính là việc người được chuyên giao quyền lực phải dùng quyên lực đó để phục vụ lợi ích, ý chí của nhân dân Sự đại
diện này không phải là vĩnh viễn mà phải có tính định kỳ Tính chất định kỳ, phổ
thông, công khai, bình đăng, tự do tranh cử và bỏ phiếu của bầu cử cho phép công chúng đánh giá, phế truất những đại diện cũ không còn xứng dang, chon lựa những người mới có năng lực, phâm chất tốt hơn Nguy cơ không tái trúng cử và phải rời khỏi chức vụ trong lần bầu cử sau, và thậm chí ngay trong nhiệm kỳ, luôn nhắc
nhở những đại diện dân cử phải chứng tỏ năng lực và phẩm chất đạo đức của mình
với công chúng ở mọi thời điểm, trong mọi hoàn cảnh” Một yêu cầu quan trọng là sự đại diện phải được làm mới và có tính luân phiên Sở dĩ có điều này là vì hai lý do: (1) Quyén lực phải được thay đôi nhằm tránh hiện tượng tham quyên, cô vi; và (2) Ý chí và nguyện vọng của người dân có thé thay đổi theo thời gian nên cần có các kỳ bau cử dé người dân thê hiện xu hướng và quan điểm mới của mình Nhiệm
vụ của người đại diện, do đó, không có gì khác hon là làm hài lòng cử tri của mình.
Khi họ không thé làm được điều đó nữa, có thé do bat đồng quan điểm, tụt hậu về khả năng hay nguy hiểm nhất là lợi dụng quyền lực mà mình được trao cho những mục đích sai trái thì rõ ràng người dân sẽ có thê thay thế họ bang mot chon lua
- Tuy nhiên, người dân không chi kiểm soát quyên lực nhà nước mỗi khi đến
kỳ bầu cử Sự kiểm soát quyền lực của người dân còn được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của người đại diện Điều đó thê hiện trong trách nhiệm của vị đại diện dân cử đối với cử tri của mình Và ngược lại, cử tri cũng có quyền giám sát người đại diện mình trong quá trình hoạt động của họ Điều đó thé hiện ở một số khía cạnh như: (1) Cử tri có quyền tiếp cận thông tin về đạo đức, tư cách, nhân
phâm, công việc, hoạt động của người đại diện cho mình đê có cái nhìn khách quan
Nguyễn Đăng Dung, Vai tro của bau cử, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 34, số 1, 2018.
Trang 26trong nhận xét về họ; (2) Cử tri có quyền được lang nghe chương trình hành động, ý kiến, quan điểm của người đại biểu dân cử dé nắm bắt được việc thực hiện vai trò đại diện của họ; (3) Cử tri có quyền được chất vấn, yêu cầu người đại biéu dân cử giải trình về các vấn đề mình chưa năm bắt rõ, những vẫn đề mình cho rằng người đại biểu dan cử đã làm sai; (4) Cử tri có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị (trực tiếp hoặc thông qua đơn, thư) người đại biéu dân cử thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; và (5) Cử tri có quyền đề xuất bãi miễn người đại biểu dân cử khi người đó không còn đủ tín nhiệm Nhìn chung, hậu quả pháp lý cao nhất của việc một người đại biểu không làm tròn chức trách của mình là họ bị bãi miễn ra khỏi chức vụ Có thể nói “việc bãi miễn được xem như một cơ chế khiến cho các đại điện của người dân trở nên nhạy cảm hơn trước những yêu cau của cử tri’””” Những quyền của cử tri luôn song hành với nghĩa vụ tương đương của người đại biểu Điều đó cho thấy bản thân họ không phải chỉ là người được trao quyền lực mà ngược lại còn bị trói buộc bởi rất nhiều nghĩa vụ liên quan mà hậu quả lớn nhất của việc không thực hiến đúng nghĩa vụ đó là bị loại trừ khỏi bộ máy nhà nước bởi
chính người dân đã bầu cho mình.
Tóm lại, việc kiểm soát quyền lực nhà nước là một quyền của người dân Thông qua dân chủ đại diện, người dân có thể thực hiện quyền này một cách hữu
hiệu nhất nhằm tránh dé việc trao quyền vào những người đại diện cho minh trở nên đúng đắn hơn Khi người đại biểu dân cử ý thức hơn về vi trí của minh không
phải là người lãnh đạo bâm sinh, vĩnh viễn mà chỉ là người được trao quyền trong một thời hạn nhất định; chắc chắn nguy cơ lạm quyên của ho sẽ trở nên ít đi.
1.1.3.3 Dan chu đại điện và sự thúc đẩy một nên chỉnh trị năng động
'° Nguyễn Thị Vân, Bãi miễn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cap theo pháp luật Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2017, trang 30.
Trang 27Một nhà nước muốn tồn tại và phát triển cùng với sự tiễn bộ của xã hội thì
phải được xây dựng trên một nên tảng chính trị năng động Điều đó không phủ
nhận một nén chính trị ôn định mà ngược lại còn rất hợp lý bởi muốn tôn tại một
cách bên vững thì phải đủ năng động để thích nghi với thời cuộc Lịch sử nhân loại chứng kiến nhiều bước đổi thay mà ở đó quan điểm, nguyện vọng của người dân cũng có những chuyền đổi nhất định Chính đó là bối cảnh để nhà nước buộc phải thích ứng trên cơ sở một nên chính trị năng động Điều này thê hiện ở một số điểm
- Dân chủ đại diện thúc day tự do ngôn luận Tự do ngôn luận là kha năng
của con người bày tỏ những vấn đề chính trị, xã hội và trong đó có thê có sự phản
biện với các quan điểm trái chiều Giữa dân chủ và tự do ngôn luận có một mối quan hệ chặt chẽ Dân chủ phụ thuộc vào việc công dân cần có tri thức, hiểu biết và việc tiếp cận thông tin cho phép họ tham gia day đủ nhất có thé vào đời sống chung của xã hội và chỉ trích các quan chức chính phủ hay các chính sách bất hợp lý và mang tinh áp bức'' Chi có trong một môi trường chính trị nơi các ý kiến, quan điểm được trình bày một cách rõ ràng, có tính phản biện cao thì dân chủ mới được phát huy Đó cũng chính là diễn đàn cho người dân lựa chọn đường lối phát triển
đất nước Khi các chính kiến của các chính trị gia được đưa lên bàn cân cho người
dân phản biện và lựa chọn, đường lối của họ sẽ trở nên chuẩn xác hơn, bám sát hơn
vào ý chí, nguyện vọng của người dân Đồng thời dân chủ đại diện cũng giúp đưa
những vấn đề còn tranh cãi ra hòa giải thông qua bàn luận, đối thoại và thỏa hiệp ”.
- Dân chủ đại diện tạo cơ hội cho người dân tham gia vào công việc của nhà
nước va là cách thức dé tìm những người thực sự có tài năng và dao đức để lãnh
đạo đất nước Trong một nền chính tri năng động, mỗi cá nhân cần có động lực dé phát huy quyền làm chủ của minh Lé di nhiên trong xã hội có những người da
'' Tém lược dân chủ, An phẩm của Chương trình Thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Ky, trang 10.
'* Nguyễn Văn Bông, Luật hiến pháp và chính trị học, Sài Gon, 1972, trang 184.
Trang 28dạng về trình độ cũng như xu hướng Vì vậy, dân chủ đại diện chính là cách để gạn
lọc những người có đủ điều kiện lãnh đạo đất nước Một người dân, do đó, nếu muốn tham gia công việc của nhà nước cần ý thức được mình phải thấu hiểu và
làm thỏa mãn được ý chí, nguyện vọng của cử tri.
Dân chủ đại diện có vai trò to lớn với nhà nước và theo đó là toàn xã hội.
Đây không chỉ là cách thức quan trọng để hình thành nên bộ máy nhà nước, tạo
cho nó một tính chính danh mà còn giúp nó hoạt động một cách tốt đẹp tránh lạm quyên, đồng thời thúc day xã hội và nền chính trị phát triển Dé phát huy những vai trò này, không có gi quan trong hon là thúc day quyền làm chủ của người dân, đồng thời với đó là có cơ chế dé người đại biểu chịu trách nhiệm hơn nữa với cử tri
của mình.
1.2 Cơ sở lý luận của chế định dân chủ đại diện
Cơ sở lý về dân chủ đại diện có một lịch sử rất sâu xa và bên cạnh đó, sự thực hành của dân chủ đại diện đã và đang bồi đắp thêm những kinh nghiệm cho nhân loại về việc thúc day vai trò của nó Từ thời kỳ cổ đại với những tư tưởng sơ
khai nhưng lại đóng vai trò là nền móng, cho đến thời kỳ Khai sáng, nơi dân chủ đại diện được phát triển và thực hành một cách rõ nét; hành trình của dân chủ đại
diện luôn song hành với lịch sử tư tưởng của nhân loại Trong hành trình đó phảikê tới những cột môc quan trọng sau:
1.2.1 Tu tưởng dân chủ cô đại phương Tây
Khi nghiên cứu vé lịch sử thé giới cổ đại, thông thường người ta phân chia thế giới thành hai khu vực chính: phương Đông và phương Tây với những điểm khác biệt nhau cơ bản về văn hóa, sắc tộc, kinh tế cũng như tư tưởng Phương Tây
mà trung tâm là nền văn minh Hy Lạp-La Mã được coi là cái nôi khai sinh tư
Trang 29tưởng dân chủ có vị trí quan trọng trong lịch sử chính trị của nhân loại Cụ thê, khi nói đến tư tưởng dân chủ ở nơi đây, chúng ta cần chú ý một số điểm:
- Các dòng tư tưởng đáng lưu ý
Khi nói đến dân chủ, không thể không quan tâm tới sự ý thức của người dân
về quyền làm chủ của mình Từ rất sớm, Hêraclít (530-470 TCN) đã nhận thức được về điều này Ông cho rằng, hạnh phúc của con người không phải ở sự thỏa mãn nhu cầu thể xác mà là ở sự tư duy, ở chỗ biết nói sự thật, biết lắng nghe tiếng nói của tự nhiên và biết hành động theo tự nhiên' Tư tưởng này tiến bộ ở chỗ nó thúc đây sự tự chủ của con người thông qua hành động dựa trên lý tính, khuyên răn con người biết vươn tới làm chủ chính mình thay vì hưởng thụ những hạnh phúc, tự do được ban phát Đối với Đêmôcrít (460-370 TCN), bên cạnh tư tưởng triết học duy vật tiến bộ so với thời đại thì ông cũng rất ủng hộ nền dân chủ Theo ông
“nghèo trong một nước dan chủ con hơn là giàu có trong một nước độc tài, vi tu
do tốt hơn nô lệ”'* Đỗi với ông, hạnh phúc nằm ở việc được tận hưởng một bầu không khí chính trị dân chủ chứ không nam ở sự giàu có hay khèo khổ Bên cạnh đó, Arixtốt (384-322 TCN) đã có những nghiên cứu khá khách quan về van dé nhà nước, chính quyền trong đó có dân chủ Trong tác phẩm của mình, ông đã dùng
khái niệm “dân chủ” dé chỉ loại chính quyền thuốc về nhiều người, va so sánh nó
với chế độ quân chủ (quyên lực thuộc về một người) và quả đầu (quyền lực thuộc
về một thiểu số)'” Tính khách quan trong nghiên cứu của ông thé hiện ở chỗ ông đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của cả ba hình thức chính quyên trên Tư tưởng
của Arixtốt còn tiếp tục gây ảnh hưởng lên các học giả La Mã sau khi dé quốc này
chiếm được Hy Lạp, với những nhân vật điển hình như Polybe và Ciceron, vốn
'3 Trần Văn Phòng, Triét học Hy Lạp cổ dai, Nxb Lý luận chính trị, 2006, trang 26.
'4 Theo: N.M Voskresenskaia, N B Davletshina, Chế độ dân chủ - nhà nước và xã hội, Phạm Nguyên Trường dịch,
Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009, trang 5.
'S Aristole, Chính tri luận, Nông Duy Trường dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2015, trang 167.
Trang 30không tán dương một chính thé thuần túy nào ma cần dung hòa cả các yếu tố của
quân chủ, quý tộc và dân chủ '° - Nền dân chủ tại Aten
Trong lich sử phương Tây, thành bang Aten được coi là “đỉnh cao của nên
dan chủ cô đại”'” Điều này cho chúng ta thay, dân chủ không chi đơn thuần là một luồng tư tưởng mà thực sự đã trở thành một hình mẫu Sự ton tại của nền dân chủ Aten là kết quả của sự phát triển, tiến hóa của xã hội với những động lực và dau tranh nhất định Dinh cao này thể hiện ở những điểm như Ÿ: (1) Công dân Aten được quyền tham gia vào Hội nghị công dân dé quyết định các van dé quan trong nhất và bầu ra những cơ quan khác; (2) Nền dân chủ được bảo vệ bằng luật cho phép trục xuất những người độc tài khi có số đông dân cử bỏ phiếu (Ostracism);
(3) Dân cư được quản lý dựa trên các đơn vị hành chính được phân chia rõ ràng
nhằm pha bỏ sự tồn tại của chế độ quý tộc Quá trình hình thành nền dan chủ ở Aten thường được mô tả qua ba cuộc cải cách lớn, lần lượt của Xôlông, Clitxten và Pêriclét; nhưng nhìn chung, mục đích và động lực cho sự tồn tại của nền dân chủ ở Aten thé hiển ở chỗ: Ở Aten, giai cấp chủ nô mới giàu có nhờ buôn bán thương
nghiệp (Aten là một hải cảng lớn) luôn muốn chống lại giai cấp chủ nô cũ vốn chiếm nhiều đất đai canh tác nên sớm liên kết với giới bình dân để mở rộng quyền làm chủ chính quyền vốn do giới quý tộc năm giữ” Như vậy, dân chủ ở phương Tây cô đại không đơn thuần là một ý niệm, một học thuyết mà đã trở thành một hiện thực để nghiên cứu và học hỏi Nền dân chủ Aten tuy có nhiều khiếm khuyết nhưng nó đã khơi lên một cảm hứng cho việc xây dựng chính quyền mà ở đó người
dân có nhiêu quyên lực hơn trong việc quyêt sách các vân đê quan trọng Cảm
'° Nguyễn Ngọc Huy, Lich sử các học thuyết chánh trị, Nxb Cấp tiễn, Sài Gòn, 1970, trang 133-138.'7 Lương Ninh (chủ biên), Lich sử thé giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012, trang 184.
'S Đậu Công Hiệp, Cải cách dân chủ của Cleisthènes ở Athènes cổ đại và giá trị tham khảo đối với Việt Nam hiệnnay, Tạp chí Luật học, số 4/2017.
'? Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình lich sử nhà nước và phát luật thé giới, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội,
2014, trang 97-104.
Trang 31hứng đó một phần đến từ việc nền dân chủ Aten chính là bệ đỡ cho sự thăng hoa về
văn hóa, triết học, nghệ thuật cũng như quân sự của thành bang này khi Aten đã dẫn đầu Hy Lạp hai lần đánh thắng đề quốc Ba Tư.
- Mô hình dân chủ gián tiếp tại La Mã
Lịch sử La Mã trải qua ba giai đoạn chính Thời kỳ đầu gắn với sự hình thành nhà nước và chế độ vương quyên Giai đoạn thứ hai đánh dấu thời kỳ thịnh trị và bành trướng của đất nước này, từ một thành bang nhỏ bé dần vươn ra khắp khu vực Địa trung hải Thời kỳ này cũng gắn với nền cộng hòa nỗi tiếng tại đây Cuối cùng là giai đoạn La Mã quay về với mô hình quân chủ với nhiều biến động
trước khi suy vong vào năm 476 SCN Mặc dù nhà nước cộng hòa ở La Mã thường
được quy cho hình thức cộng hòa quý tộc”, nhưng những mô thức của dân chủ gián tiếp như bau cử, giám sát việc thực hành dân chủ đã tồn tại ở đây Điển hình nhất chúng ta có thể thấy là trong bộ máy nhà nước La Mã thời kỳ này có Viện nguyên lão đóng vai trò cơ quan quyên lực cao nhất được bầu ra bởi những người quý tộc và Viện quan bảo dân được bầu ra bởi mọi công dân trưởng thành Ở đó, những quyết sách được thông qua bởi một bộ máy hình thành do bau cử và có thé
bị xem xét nếu như chúng xâm phạm lợi ích của người dân.
Có thé thấy, cả Aten và La Mã déu dé lại những bai học về dân chủ Tuy nhiên, nếu như ở Aten, hình mẫu dân chủ trực tiếp có phần bó hẹp trong khuôn khổ một thành bang với dân số và diện tích nhỏ, thì những yếu tô mang tính dân chủ
đại diện của nền cộng hòa La Mã lại được học tập và mô phỏng nhiều hơn”' Ngay
trong những cuộc tranh luận làm nên hiến pháp Hoa Kỳ, một thiết chế cổ xưa của
La Mã là Viện quan bảo dân đã được đưa ra xem xét và cân nhac” Như vậy, có
? Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lich sử nhà nước và pháp luật thé giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2014, trang 101.
*! Loke Hagberg, Mikael Nordfors, Demosocracy, the solution to the political dilemma?: How slavery started, still
continues and can be ended, Books on Demand, Stockholm, Sweden, 2019, trang 72.
? Nguyễn Cảnh Binh, Hién pháp My được làm ra như thé nào, Nxb Thế giới, 2012, trang 102.
Trang 32thê thấy xã hội phương Tây cô đại đã thai nghén không chỉ tư tưởng dân chủ mà
còn cả những nên dân chủ trong thực tê.
1.2.2 Sự hình thành nên dân chủ đại diện thời kỳ Khai sảng
Châu Âu bước vào thế ky XVII, XVIII với những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội và kéo theo đó là các cuộc cách mạng cả về tư tưởng lẫn chế độ Sự hình thành và lớn mạnh của giai cấp tư sản cùng những mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến khiến cho họ phải liên kết với giai cấp nông dân, bình dân tập hợp sức mạnh cho công cuộc tranh dau của mình Do là căn nguyên sâu xa cho sự ra đời của những dòng tư tưởng cô vũ dân chủ nói chung và dân chủ đại diện nói riêng.
Là người đóng góp cho cả thuyết khế ước xã hội và thuyết phân quyên, John Locke (1632-1704) đã đặt ra những nền móng hết sức cơ bản cho nền dân chủ đại diện Điều này thé hiện ở hai điểm Trước hết, John Locke khang định quy luật cơ bản của nền dân chủ, đó là đa số thắng thiểu số Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyên — Chính quyên dân sự”, ông viết: “Họ vì thé cũng đã tạo cho cộng dong đó một cơ quan có quyên lực để hành động, với tư cách là một cơ thể chung, chỉ theo ý chí và quyết định của da số ”” Có thé thay, John Locke đã nhắc
đến cả nguyên tắc đa số và việc thiết lập một cơ quan phục vụ ý chí của đa số Và
với chính bản chất phục vụ đa số này, chính cơ quan có quyên lực tối cao (cơ quan
lập pháp), theo Locke, cũng phải chịu những giới hạn nhất định Theo ông, “quyên lực đó, ở ranh giới cuối cùng của nó, chịu sự giới hạn vào lợi ích công của xã
hội ”” Điều này cũng phan ánh ban chat “đại điện” của cơ quan lập pháp, tức là nó mặc dù có quyên lực rất lớn nhưng không thể làm gì khác ngoài những thứ mà nó đại diện cho So sánh với các nhà nước chuyên chế, ta có thé thấy Locke đã chỉ ra
vai trò cực kỳ quan trọng của nên dân chủ đại diện đó là khả năng giới hạn quyên
3 John Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyên — chính quyền dân sự, Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu, Nxb Tri
thức, Hà Nội, 2005, trang 144.
** John Locke, Sdd, trang 194.
Trang 33lực nhà nước Cuối cùng, Locke cũng đề cập đến một vấn đề tối quan trọng mà dân chủ đại điện đem tới, đó là khả năng người dân có quyền dùng lá phiếu của mình để quyết định việc thiết lập một chính quyền mới phù hợp với chính mình hơn Quyên lực này thuộc về nhân dân và nhân dân là người xứng đáng nhất Theo ông, “Nhân dân sẽ là người phán xét, vì còn ai là người phán xét rằng người được ủy
thác hay thay mặt cho mình có hành động xứng dang và có theo sự uy thác được
đặt vào hay không, ngoài người đã uy nhiệm cho ông ”” Nhận xét về tư tưởng của Locke nói chung cũng như lý thuyết của ông về dân chủ đại diện nói riêng, điểm nồi bật có thé thay là tinh thần cách mạng trong việc giới hạn quyền lực nhà nước
và trao quyền làm chủ cho nhân dân Nó được coi là đã làm sáng tỏ tỉnh thần của
cách mạng tư sản Anh (1688) và gây ảnh hưởng lớn tới cách mạng Mỹ (1774) khi
liên tục được viện dẫn và áp dụng”.
Trào lưu Khai sáng ở Pháp lại chứng kiến những quan niệm đối lập nhau về dân chủ đại điện Montesquieu (1689-1755) được coi là người tiếp nối và phát triển học thuyết phân chia quyền lực lên tầm cao nhất Bản thân ông cũng có những kiến
giải nhất định về van dé dân chủ Trong tác phẩm nỗi tiếng “Bàn về tinh than pháp
luật”, ông đã khang định rằng: “?uật về cách bau cử cũng là một luật cơ bản trong nên dân chủ Vi cách bau cử ở môi nước cộng hòa một khác, nên tôi cho rang cũng nên bàn thêm: tất nhiên khi dân di bỏ phiếu thì cuộc bau cử phải công khai Đây phải là một điều luật cơ bản của nên dân chi” Như vay, ông đã khang định và cô vũ cho việc công khai hóa bầu cử và coi đây là điều cơ bản cho sự tồn tại của nền dân chủ Điều này có thé bắt gặp trong nguyên tắc bau cử của hầu hết các quốc
gia đương đại vì nếu thiếu tính công khai, các cuộc bầu cử sẽ trở nên vô nghĩa.
Hơn thế, Montesquieu đi sâu vào vấn đề mang tính tranh luận giữa dân chủ trực
tiép va dân chu đại diện Cân phải thay răng, mặc dù cả hai đêu là cách thức người
5 John Locke, Sdd, trang 323.
°° AR M Murray, An introduction to political philosophy, Routledge Revivals, 2010.
“ Montesquieu, Ban về tinh than pháp luật, Hoàng Thanh Dam dịch, Nxb Thê giới, Hà Nội, 2018, trang 66-67.
Trang 34dân làm chủ quyên lực nha nước nhưng không phải các nhà tư tưởng đều có quan
điểm giống nhau Rousseau (1712-1778) lại có quan điểm phê phán mạnh mẽ nền dân chủ đại điện và cỗ vũ cho dân chủ trực tiếp Trong cuốn sách nổi tiếng “Khé nước xã hội”, ông dành nguyên một chương dé phê phán dân chủ đại diện Theo ông, “quyển tối thượng, vì lý do không thé di nhượng được, nên không thé dé ai đại diện; nó cốt yếu nam trong ý chi tập thé, và sẽ không dé cho người khác dai điện được "”” Ong cũng trực tiếp phê phán mô hình bau cử ở Anh và cho rằng ngay khi các nghị viên được bầu lên thì dân chúng trở thành nô lệ Montesquieu thì lại phản đối điều này Dân chủ trực tiếp, theo ông, sẽ day từng người dân đến việc
phải thực hiện những việc mà họ không đủ sức làm Chăng hạn nếu bất kỳ công
việc nào cũng cần tất cả người dân quyết sách thì sẽ có những việc mà đa số người
dân không đủ trình độ để hiểu Ông cho răng, “đân chúng chỉ nên tham gia việc
nước bang cách chọn đại biểu của mình là những người đủ năng lực làm việc””” Ông phê phán nước Đức, nơi các vị đại biểu phải hỏi ý kiến cử tri với từng việc nhỏ bởi ông cho răng lỗi làm việc nay sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian xử lý các công việc và làm ngưng trệ sức mạnh quốc gia trong những trường hợp cấp bách Bên cạnh đó, ông cũng rất sâu sắc khi chỉ ra một điểm yếu của nền dân chủ đại
diện Cụ thé, “khi cơ quan lập pháp khóa này thay thé khóa kia liên tục, nhân dan
sẽ có quan niệm xấu đối với nghị viện đương thời, chỉ hy vọng ở nghị viện khóa
sau nhưng rồi khóa nào cũng như nhau thì nhân dân sẽ thấy rõ cơ quan lập pháp
đã bại hoại, chẳng hy vọng gì ở luật pháp nữa, họ sẽ tức giận hoặc hững hờ với Việc Nước 730.
Một trong những hoc giả nghiên cứu toàn diện về dân chu đại diện phải kế
tới trong thời kỳ này là John Stuart Mill (1806-1873) Ong đã nhận diện được van đề cốt lõi nhất của dân chủ đại diện, đó là bình đăng Theo ông, “Ý /ưởng thuần
? Rousseau, Khé ước xã hội, Dương Văn Hóa dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2018, trang 165.°° Montesquieu, Sdd, trang 143.
*° Montesquieu, Sdd, trang 146.
Trang 35khiết của dân chủ theo định nghĩa của nó là chính quyên của toàn thể nhân dân do
toàn thé nhân dân déu được đại diện bình dang’”' Đỗi với ông, nền dân chủ hoàn hảo không chỉ dựa trên sức mạnh số đông mà còn cần phải có đại diện theo giai cấp Đặc biệt, ông chỉ ra một van đề rất được quan tâm, đó là bảo vệ quyền lợi của thiểu số trong khi vẫn tôn trọng quyết định đa số Ông khăng định “các nhóm thiểu số phải được đại diện day đủ, dy chính là một phan mang tính bản chất của nên dân chủ Không có điều này thì không thể nào có dân chủ thực sự mà chỉ là màn trình diễn giả doi của dân chủ mà thôi ””” Ong cũng đòi hỏi quyền bau cử cho nữ
giới, thé hiện qua tác pham “Sw áp bức phụ nữ” được viết năm 1869 và đệ đơn yêu
cầu quyền bau cử cho phụ nữ với 1.500 chữ ký lên Hạ viện Anh Đây có thé coi là một nỗ lực day tiến bộ của ông nếu xét trong bối cảnh thời bấy giờ Nói chung, đóng góp của Mill thé hiện ở chô, ông đã chú giải ti mi về chính thé - co quan quyên lực nhà nước chịu trách nhiệm tối cao trong việc tô chức, quản ly con người và xã hội, về quyền lực nhà nước, về dân chủ, ông đi sâu phân tích hình thức chính
thé thức lý tưởng bang cách phân biệt dân chủ chính hiệu và dân chủ giả hiệu, dựa
trên thuyết công lợi đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chính thé, vạch ra phương hướng
xây dựng một chính thé đại diện cho tat-ca chứ không phải cho số đông cơ học Ÿ.
Ở Hoa Kỳ, dân chủ đại diện được coi là một truyền thống từ thời lập quốc” Vì vậy điều dé hiểu là các nhà tư tưởng và cách mạng ở đây đã ra sức bảo vệ cho
nên dân chủ đại diện như thế nào James Madison (1751-1836), người được coi là cha đẻ của Hiến pháp Hoa Ky đã khang định: “Hiệu qud của một nên dân chủ dai
điện là tỉnh chỉnh và mở rộng quan điểm của công chúng, bằng cách dua những quan điểm đó thông qua trung gian là một công dân được lựa chọn, người mà có
3! John Stuart Mill, Chính thé đại điện, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2016, trang 208.* John Stuart Mill, Sdd, trang 215.
3 Đinh Thi Quỳnh Anh, Quan niệm về bau cử của John Stuart Mill trong tác phẩm “Chính thé dai diện” và ý nghĩacủa nó đối với Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, 2016,
trang 27-28.
* Joseph E Stiglitz, Can American Democracy Come Back?, Project Syndicate, 06/11/2018.
Trang 36trí tuệ đề nhận ra rõ nhất lợi ích thực sử của quốc gia là gì 735 Những tranh luận về việc cho phép người dân bầu cơ quan lập pháp liên bang ở Hoa Kỳ chủ yếu xoay quanh góc độ tính hiệu quả của điều này” Với cơ cấu hai viện, các nhà lập pháp Hoa Kỳ chấp nhận một viện sẽ do người dân trực tiếp bầu lên còn viện kia sẽ do cơ quan lập pháp tiêu bang bầu ” Nói chung, việc lựa chọn mô hình dân chủ đại
diện ở Hoa Kỳ là một quá trình tranh đấu Bản chất của một nhà nước liên bang
khiến cho dân chủ đại diện lại càng có cơ hội phát triển bởi tính chất khác biệt và đa dạng trong xã hội Một mô hình dân chủ trực tiếp có thé bị lợi dụng dé khiến người dân đồng thuận theo những phương án đã được định sẵn Trong khi đó, dân chủ đại điện sẽ giúp các cuộc thảo luận xung quanh những khác biệt về quan điểm chính sách được sâu sắc hơn do những người đại diện thường có tiếng nói mạnh mẽ và hiểu biết chuyên sâu Nền dân chủ đại diện ở Hoa Kỳ đã trải qua gạn lọc lịch sử với hàng trăm năm tôn tại Đó cũng là lý do tại sao khi nghiên cứu về nhà nước
Hoa Kỳ, học giả Alexis de Tocqueville đã tán thưởng sự pha trộn khéo lẽo giữa
dân chủ trực tiếp va dân chủ đại diện ở đây ” Ông mô tả: “Khi thi nghị hội làm luật giống như ở Athènes, khi thì các dân biểu được bầu tiễn hành việc này đưới sự giám sát gan như trực tiếp của nhân dân ””” Như vay, dân chủ đại điện ở Hoa Kỳ là một yếu tổ đóng góp vào sức mạnh của nền dân chủ ở nơi đây Nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia khi xây dựng nền dân chủ của mình.
Những tư tưởng về dân chủ đại diện đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử Nó thai nghén từ các nền văn minh phương Tây, và tiếp tục được các quốc gia
châu Âu nuôi dưỡng trong suốt thời kỳ Khai sáng Lịch sử tư tưởng về dân chủ đại
diện không chỉ cho thay nó ra đời một cach tự nhiên, trong những bối cảnh kinh tế,
3 The Federalist Papers: No 10 https://avalon.law.yale.edu/18th_century/fed10.asp
36 „„ Nguyễn Cảnh Bình, Sdd, trang 79-83.
3” Điều này đã thay đổi từ năm 1913 khi Tu chính án số 17 yêu cầu Thượng viện phải do bầu cử trực tiếp.
* Bùi Văn Nam Son, Alexis de Tocqueville và sự tram tư về nên dân trị,
3 Alexis de Tocqueville, Nền dan tri Mỹ, Phạm Toàn dich, Nxb Trí thức, Hà Nội, 2015.
Trang 37xã hội nhất định mà nó còn trở thành một hệ giá trị mà nhân loại ngày nay vẫn tìm
về tham khảo nhằm xây dựng nên một hệ thống chính quyền ngày càng bảo vệ tốt hơn quyền và tự do của con người Đặc biệt, dân chủ đại diện còn là kết quả của những cuộc đấu tranh khốc liệt thời kỳ cách mạng tư sản Do đó, nó là sự kết tỉnh
không chỉ của trí tuệ mà còn từ thực tiên sông động của nhân loại.
1.3 Nội dung của chế định dân chủ đại diện
Dân chủ đại diện với tư cách là một chế định pháp luật tự nó lại có thé chia
ra làm nhiều khía cạnh khác nhau Trong quá trình hình thành, hoạt động, duy trì
cũng như cham dứt sự tồn tại của quan hệ đại diện, các quy phạm pháp luật điều
chỉnh chúng tạo nên chế định dân chủ đại diện Cụ thé, nội dung của chế định dân
chủ đại diện bao gôm những mặt sau:
1.3.1 Bau cử
Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nam giữ các chức vụ thuộc chính quyền Có thé nói bau cử là hoạt động cơ ban và quan trọng nhất trong việc hình thành quan hệ đại diện Điều này là dé hiểu bởi thông qua bau cử, người dân có thê thé hiện ý chi và lựa chọn của minh dé ủy thác quyền lực cho một người đại diện Tat nhiên là trong thực tế, việc hình thành
các cơ quan đại diện không nhất thiết phải thông qua bầu cử, ví dụ như Thượng nghị viện Anh (Viện Quý tộc) là cơ quan đại diện, lập pháp nhưng chủ yếu hình
thành qua con đường thé tập và đương nhiên Tuy vậy, bau cử vẫn được coi là “trái
tim” của nền dân chủ Khi nói đến nội dung bầu cử trong chế định dân chủ đại
diện, người ta thường đề cập tới những van dé sau: - Quyền bầu cử, ứng cử.
Quyền bau cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước Quyền
Trang 38bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về việc công dân có đủ điều kiện thé hiện nguyện vọng của minh được ứng cử vào cơ quan
đại diện Liên quan đến nội dung này, pháp luật thường quy định về tiêu chuẩn
thực hiện quyền bầu cử, ứng cử Vì tính chất quan trọng của quyền bầu cử nên quyền bầu cử chỉ được quy định cho những người phát triển bình thường về mặt thần kinh, đạt đến độ chín chắn của sự phát triển tâm, sinh lý nhằm bảo đảm cho họ có sự lựa chọn chính xác và độc lập Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định độ tuổi của công dân để có quyền bầu cử là mười tám Cũng có nước chỉ quy định
chung: Tat cả các công dân đến tuôi trưởng thành đều có quyền tham gia bau cử
(Hung ga ri) Cũng có nước quy định công dân đủ 16 tuổi là có quyền bau cử (Cu Ba) Pháp luật của một số nước khác thường có những quy định về tài sản, thời hạn
định cư, trình độ văn hoá dé hạn chế quyền bầu cử của cử tri.
- Các nguyên tắc bầu cử
Đề định hình nên một cuộc bầu cử và đảm bảo vai trò của nó thì rất cần tuân thủ các nguyên tắc bầu cử Các nguyên tắc bầu cử là các quy tắc, nguyên lý chỉ đạo được áp dụng cho quyền bầu cử của chủ thé (quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động) Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi pháp luật bầu cử của mỗi quốc gia, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử
quyết định tính hợp pháp của cuộc bầu cử Ở Việt Nam, các nguyên tắc bầu cử dân
chủ được kế thừa, bổ sung và phát triển để làm một căn cứ thực hiện một chế độ bầu cử mới thực sự dân chủ Các nguyên tắc bầu cử theo quy định của pháp luật gồm bốn nguyên tac, đó là: (1) Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu; (2) Nguyên tắc bình đăng: (3) Nguyên tắc trực tiếp; và (4) Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
- Quy trình bầu cử
Quy trình bầu cử là các quy định nhằm xác lập nên trình tự tiến hành một cuộc bầu cử Việc tuân thủ đúng quy trình bầu cử được xác lập một cách nghiêm
Trang 39ngặt chính là sự bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc bầu cử đã nói tới ở
trên Quy trình bầu cử được thiết kế sao cho cuộc bầu cử điễn ra một cách khách quan, công bằng và đơn giả nhất Trong đó có một số công đoạn chính như sau:
+ Đầu tiên là chuẩn bị bầu cử
Trong công đoạn này có rất nhiều việc phải thực hiện Từ việc ấn định ngày bầu cử, thành lập các tô chức phụ trách bầu cử, phan chia đơn vi bau cử, xác định khu vực bỏ phiếu, lập danh sách cử tri, chốt danh sách ứng cử viên cho tới vận động bầu cử.
+ Tiếp theo là ngày bầu cử
Trong công đoạn này, mặc dù chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng các quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu được đặt ra một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo kết quả phản ánh trung thực, không sai lệch.
+ Cuối cùng là hậu bầu cử
Sau khi bỏ phiếu và kiểm phiếu sau, những công đoạn thường được thực hiện là xác định kết quả bầu cử, công bố kết quả bầu cử Trong một số trường hợp,
có thê phải thực hiện bau cử lại, bau cử thêm, bau cử bô sung.
1.3.2 Các thiết chế dân chủ đại diện
Dé thực thi dân chủ đại diện, sự tồn tại của các thiết chế dân chủ đại diện là hết sức quan trọng Ở các nước khác nhau, thiết chế dân chủ đại diện có thê khác
nhau Cụ thê:
Ở hầu hết các nước, bộ máy đại nghị đóng vai trò lập pháp được lập nên thông qua dân chủ đại diện Đó có thé ké tới với các tên gọi như Quốc hội, nghị
viện Nghị viện, hoặc gọi nghị hội, là một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do
số lượng đại biéu nhất định trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp; các vị đại biểu này gọi là nghị si, có thê thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sản sinh, cũng có thể là do nhà nước uỷ nhiệm Ở Việt
Trang 40Nam, thiết chế đại điện cao nhất là Quốc hội Xuất phát từ bản chất của Quốc hội
với tính cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan đại điện cao nhất của nhân dân nên trong cấu trúc bộ máy nhà nước, Quốc hội luôn được xác định là thiết chế quyền lực trung tâm Do vậy, quyên lực của Quốc hội phải là quyền lực có tính chi phối đối với các lĩnh vực quyền lực nhà nước khác Tức là xét trên phương diện thâm quyên, Quốc hội cần nam giữ những quyền han mà việc thực thi chúng có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động nhà nước.
Ở một số nước, nguyên thủ quốc gia cũng hình thành qua con đường dân chủ đại diện dù là bầu cử trực tiếp hay gián tiếp thông qua đại cử tri Về mặt thực tế, nguyên thủ quốc gia ở các nước này cũng nhận quyên lực trực tiếp từ người dân và được người dân ủy nhiệm với một mức độ nhất định Ở Việt Nam, nguyên thủ quốc gia không được hình thành từ bầu cử.
Bên cạnh đó phải nói tới các thiết chế dân chủ đại diện ở địa phương Các thiết chế này cũng hết sức đa dạng, đặc biệt là về thâm quyền Ở Hoa Kỳ với các mô hình chính quyền địa phương khác nhau, có những cơ cấu đại diện khác nhau
và nắm những quyền hạn khác nhau Ở Việt Nam, Hội đồng nhân dân các cấp là cơ
quan đại diện ở địa phương.
1.3.3 Trách nhiệm giữa đại biểu dân cử với cử tri
Việc xác lập nên mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri cần phải dựa trên một cơ chế trách nhiệm rõ ràng Ở Việt Nam, quy định trên của Hiến pháp đã xác định
rõ mối quan hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri và Nhân dân Thể hiện ở hai khía
Dau tiên là với đại biéu Quốc hội;
- Đại biểu Quốc hội là người được Nhân dân ủy quyên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước Vì vậy, Đại biéu Quốc hội và Quốc hội chính là chủ thé phải có trách nhiệm nói lên ý