1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo qui định của pháp luật Việt Nam

239 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Tài Xử Lý Hành Vi Hạn Chế Cạnh Tranh Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Tác giả NCS. ThS. Pham Phuong Thao, PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh, NCS. ThS. Pham Phuong Thao, NCS. ThS. Nguyễn Ngọc Quyên, ThS. Trần Thị Phương Liên, ThS. Trịnh Minh Tiên, ThS. GVC. Hoàng Minh Chiến, ThS. Tong Đức Duy
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 52,64 MB

Nội dung

Do đang trong quá trình thay đổi và hoàn thiện, nên phápluật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh còn nhiều hạn chế, bất cập khiến cơ quan cạnh tranh trong quá trình áp dụng luật gặp nhiề

Trang 1

34 (v}209 (05) |

~

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

FORA OKO EEE

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRUONG

DE TAI

CHE TAI XU LY HANH VI HAN CHE

CANH TRANH THEO QUY ĐỊNH CUA

PHAP LUAT VIET NAM

Mã số: LH - 2017 - 24 /ĐHL-— HN

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: NCS.THS PHAM PHƯƠNG THẢO

Thư ký Đề tài: ThS Trần Thị Phương Liên

TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIPHÒNG ĐỌC

HÀ NỘI - 2018

Scanned with CamScanner

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN DE TÀI `

Chủ nhiệm đề tài: NCS.ThS Pham Phương Thảo

Trường Đại học Luật Hà Nội

Các tác giả chuyên đề khoa học:

1 PGS, TS Nguyễn Thị Vân Anh & NCS ThS Pham

Phuong Thao Chuyén dé 1

(Trường Đại học Luật Ha Nội)

2 NCS Th§ Phạm Phương Thảo & ThS Trân Thị Phuong

Liên & NCS.ThS Nguyễn Ngọc Quyên Chuyên đề 2

(Trường Đại học Luật Hà Nội)

3 ThS Trịnh Minh Tiên

(Phòng hạn chế cạnh tranh- Cục Cạnh tranh và BV NTD) Chuyên đề 3

4 ThS, GVC Hoàng Minh Chiến & ThS Tong Đức Duy

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

HĐCT Hội đông cạnh tranh

HDXLVVCT Hội đông xử ly vụ việc cạnh tranh

Cục QLCT Cục Quản lý Cạnh tranh

Cup Cuc Quan ly Canh tranh

(Cục cạnh tranh va bảo vệ người tiêu dùng)

USFTC Ủy ban thương mại lành mạnh Hoa Kỳ

US DOJ Cục cạnh tranh — Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

JFTC Ủy ban cạnh tranh Nhật Bản

Scanned with CamScanner

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN I TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU CUA DE TAI “CHETAI XU LY HANH VI HAN CHE CẠNH TRANH THEO QUY ĐỊNHCUA PHÁP LUAT VIET NAM”” - 5-5 << se se sessessessessesersess 1

1 Phan m0 0 ăằằ.ằằ:(-OAỚỚƠỌÓ 1

2 Phần nội dung -¿- 2 2 £+EeEx9EE9EE2E12112171111121121111111111 1.111 txeE 112.1 Khái quát chung về hành vi han chế cạnh tranh và chế tài xử ly hành vihạn chế cạnh tranh 2 se +ESEEEEEEEEEEESE2E2E2E2EEEEE2E55555E555315 555155153 5e xe 112.2 Thực trang quy định pháp luật Việt Nam về chế tai xử ly hành vi han chế

PHAN II CÁC CHUYEN ĐÈ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI 85

Chuyên đề 1 Tổng quan về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh 85

Chuyên dé 2 Thực trạng quy định pháp luật về chế tai xử ly hành vi hạn chế

cạnh tranh ‹.‹‹-‹‹ c ccc Cc22020202001 1111k nh kh 133

Chuyên đề 3 Thực trạng thực thi pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh

Chuyên đề 4 Kinh nghiệm một số quốc gia trên thé giới về chế tài xử ly hành

vi hạn chế cạnh tranh và các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả

thực thi quy định pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt

8n ¡n0 203DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5 2-2 s2 s25: 231

Trang 5

TONG THUAT KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TAI “CHE TAI XU

LY HANH VI HAN CHE CANH TRANH THEO QUY DINH CUA

PHAP LUAT VIET NAM”

1 PHAN MO DAU

1.1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng phát triển như hiện nay, cạnhtranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy tri tính năng động vahiệu quả của nền kinh tế Pháp luật và chính sách về cạnh tranh là một trong

các bộ phận quan trọng của nền tảng pháp lý cho việc hình thành nên kinh tếthị trường.

Việc chuyền đổi sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với

việc chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường Trong đó có không

ít những hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận độc quyên,thậm chí là loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác Vì vậy chúng ta cần có sự

can thiệp của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh Pháp luật cạnh tranhnói chung và pháp luật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng chính làcông cụ quan trọng nhất trong hệ thống chính sách điều tiết cạnh tranh củaNhà nước Điều này cũng đòi hỏi cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh một trách

nhiệm hết sức nặng nề, đó là phát hiện điều tra xử lý triệt để các hành vi viphạm, đảm bảo cho nền kinh tế một môi trường cạnh tranh lành mạnh côngbang, bình đăng

Tuy nhiên thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý các hành vi hạn chế cạnhtranh vẫn còn nhiêu bat cập Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004 nhưng dường

như chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trong đời sống Các hành vi hạn chế

cạnh tranh diễn ra khá phô biến trên thi trường nhưng chỉ có một số ít vụ việc

được Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tiến hành điều tra và có biệnpháp xử lý Công tác giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh của cơ quan

cạnh tranh Việt Nam còn rất nhiều bất cập thể hiện qua SỐ lượng vụ việc hạn

Trang 6

chế cạnh tranh được tiễn hành điều tra và xử lý Theo báo cáo thường niên

năm 2017 của Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.! tính tới thời điểm

này, sau hơn mười năm có hiệu lực, cơ quan cạnh tranh Việt Nam mới chính

thức đưa ra kết luận xử lý đối với (08) tám vụ việc hạn chế cạnh tranh Trong

đó có đến hai vụ việc, sau khi chuyên lên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

thì Hội đồng đưa ra kết luận đình chỉ giải quyết vụ việc Chỉ có hai vụ việc

đưa ra được chế tài xử lý đó là vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền trên thịtrường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không của Công ty xăng dầu hàngkhông Việt Nam Vinapco và vụ việc thỏa thuận ấn định giá dịch vụ bảo hiểm

vật chất xe ô tô của mười chín (19) DN bảo hiểm Việt Nam Liên quan đến

mảng pháp luật về tập trung kinh tế, hiện nay cơ quan cạnh tranh Việt Namcũng chưa xử lý vụ việc vi phạm nao về tập trung kinh tế bị cắm thực hiện

Các hoạt động của Cục QLCT mới chỉ tập trung vào những hoạt động hỗ trợ

cạnh tranh như tổ chức hội thảo, hợp tác quốc té, phan tich cau trúc thitrường Ma chưa thực sự chú trong đây mạnh công tác phát hiện va điều tra

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Thêm vào đó các kết luận xử

lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trên thực tế cũng mới chỉ dừng lại ở việc “cảnhcáo”, số tiền phạt chưa mang tính răn đe, chưa xử lý theo đúng quy định phápluật cạnh tranh Cụ thẻ, trong vụ việc lạm dụng vi trí độc quyền của doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu hàng không Vinapco, và vụ thỏa thuận hạn chếcạnh tranh của 19 doanh nghiệp bao hiểm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranhchỉ tuyên phạt ở mức 0,025% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm

thực hiện hành vi vi phạm” Trong khi đó mức xử phạt theo quy định của luật

hiện thời là đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện

! Báo cáo thường niên năm 2014 của Cục quản lý cạnh tranh được công bố ngày

02/04/2015

? Quyết định số 11/QD-HDPXL của Hội đồng Cạnh tranh ngày 14 tháng 4 năm 2009 về việc

xử lý vụ Công ty xăng dâu hang không Việt Nam (Vinapco) ngừng cung cấp nhiên liệu cho công ty cô phan hàng không Jetstar Pacific Airlines

Trang 7

hành vi vi phạm Do đang trong quá trình thay đổi và hoàn thiện, nên pháp

luật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh còn nhiều hạn chế, bất cập khiến cơ

quan cạnh tranh trong quá trình áp dụng luật gặp nhiều lúng túng, vướng mắc.Theo quy định hiện hành mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm có thể được

tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hànghóa dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện hành vi

của từng doanh nghiệp vi phạm Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định hướng dẫn

cu thé cách thức tính thời gian thực hiện hành vi vi phạm của các doanhnghiệp Điều này gây khó khăn cho Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng

xử lý vụ việc cạnh tranh trong việc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các

doanh nghiệp vi phạm, thậm chí gây tranh cãi trong quyết định mức độ xử lý

vi phạm Ngoải ra các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu qua

chưa phản ánh đúng mục đích răn đe, giáo dục đối với doanh nghiệp vi phạm.Chính những thiếu hụt đó, khiến việc tìm hiểu phân tích, tìm ra hướng hoànthiện cho các quy định pháp luật về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trở nêncần thiết và quan trọng hơn

Mặc dù vậy, trong những nỗ lực gần đây để nhằm tăng cường khả năng

thực thi luật cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thầm quyền đã và đang từng

bước xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật liên quan đến chế

tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh Có thé ké ra một loạt những văn bảnpháp luật mới được ban hành trong thời gian qua như: Nghị định số71/2014/NĐ-CP ban hành ngày 21/07/2014 về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 07/2015/NĐ-CP ban hành ngày16/01/2015 quy định chức năng nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tổ chức củaHội đồng cạnh tranh Và mới nhất là Luật Cạnh tranh năm 2018 được banhành ngày 12/06/2018 và chính thức có hiệu lực vào 01/07/2109 Những vănbản pháp luật này chủ yếu được ban hành nhằm thay đổi các quy định về chế

tài xử lý vụ việc cạnh tranh sau một thời gian dài thực thi đã bộc lộ rất nhiều

hạn chê Các diém mới tiêu biêu có thê kê đên trong các văn bản này, đó là

Trang 8

những quy định về cách thức tính tiền phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi

vi phạm Ngoài ra còn có các quy định pháp luật nhăm thay đổi cơ chế làmviệc, cách thức phối hợp của các cơ quan cạnh tranh trong quá trình xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh Những điểm mới trong các quy định pháp luật

này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiễn mới trong công tác thực thi pháp luật

cạnh tranh nói chung và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng

Với những lý do trên, tác giả cho rằng việc triển khai đề tài nghiên cứukhoa học : “Chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định củapháp luật Việt Nam” sẽ trở thành công trình nghiên cứu có giá trị về mặt

khoa học pháp lý và giá trị thực tiễn, góp phần thúc đây công tác thực thipháp luật cạnh tranh ở Việt Nam.

1.2 Tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghién cứu trong nước

Mặc dù pháp luật cạnh tranh là chuyên ngành khá hẹp, song việc tìm

hiểu và nghiên cứu về mảng quy định này cũng đã đạt được những thành tựunhất định

Đầu tiên có thé kế đến các công trình khoa hoc đặt nền móng cho chuyên

ngành này như cuốn “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở ViệtNam hiện nay” của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do PGS Nguyễn

Như Phát và PGS.Trần Đình Hảo chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân

xuất bản năm 2001; cuốn “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và

chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nên kinh tế thị trường” củaPGS Nguyễn Như Phát và Thạc sỹ Bùi Nguyên Khánh do Nhà xuất bản Công

an Nhân dân xuất bản năm 2001 Cùng với đó đề tài nghiên cứu khoa học củatrường Đại học Luật Hà Nội năm 2005 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc

xây dựng nội dung chương trình môn học Luật cạnh tranh”, do Tiến sĩ Bùi

Ngọc Cường làm chủ nhiệm đề tài, chính thức mở ra một bước phát triển mới

cho mảng nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam

Trang 9

Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về

Luật cạnh tranh được công bó, tuy nhiên các nghiên cứu trực tiếp, đi sâu phân

tích về hành vi hạn chế cạnh tranh và chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

thì chưa nhiều Có thé ké tới đó là:

Các hội thảo hoặc đề tài nghiên cứu khoa học, cụ thé: Hội thảo khoa học

“5 năm thực thi pháp luật cạnh tranh trong kiểm soát hành vi hạn chế cạnh

tranh ở Việt Nam” của Hội đồng cạnh tranh và Dự án hỗ trợ thương mại đabiên MUTRAP, TP Hồ Chí Minh ngày 29/12/2010; Hội thảo khoa học

“Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam”, của

trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội ngày 25/12/2014; Hội thảo khoa học “10 năm thực thi luật cạnh tranh — góc nhìn từ phía doanh nghiệp” của Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội thang 11/2015; Hội thảo khoa học

“Đánh giá 10 năm thực thi Luật và Chính sách cạnh tranh tại Việt Nam”, của Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội tháng 12/2015.

Ngoài ra còn có các bài viết của tác giả, các nhà nghiên cứu đăng trên cáctạp chí uy tín về luật, cụ thê: Tạp chí Tạp chí nhà nước và pháp luật, s601/2006 với bai “Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo luật cạnh tranhViệt Nam” của tác giả PGS.TS Nguyễn Như Phát & ThS Lê Anh Tuấn, hayTạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 06/2006 về “Điều tra, xử lý

vụ việc cạnh tranh” của tác giả Nguyễn Hữu Huyện; Tạp chí Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội số 06/2006 “Giải pháp thực thi các quy định vềkiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh” của tác giả Đặng Vũ Huân; Tạp chíLuật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 04/2011 “Một số bất cập trongpháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh của Việt Nam” của tác giảNguyễn Thi Vân Anh; Tạp chí Nghé luật, Học viện Tư pháp số 1/2015 “Van

đề xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh nhìn dưới góc độ quyền tự do kinh

doanh” của tác giả Mai Xuân Hợi.

Đối với các số liệu thực tế và đánh giá của cơ quan quản lý cạnh tranh về

xử lý vụ việc hạn chê cạnh tranh có thê kê ra những ân phâm quan trọng như

Trang 10

sau: Báo cáo thường niên của Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng từ

năm 2009 đến 2017; Báo cáo rà soát các quy định của Luật Cạnh tranh năm

2012, Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành năm

2014; Báo cáo tập trung kinh tế năm 2012 và năm 2014

Một số tài liệu nghiên cứu tiếng Việt về luật cạnh tranh của nước ngoàiliên quan đến đề tài có thé ké đến như sau: “Luật mẫu về cạnh tranh” của Tổchức thương mại và phát triển Liên Hợp quốc, do Hoàng Xuân Bắc biên dịch,

Hà Nội năm 2001; “Luật về cạnh tranh và chống độc quyền của một số nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới” do Hoàng Xuân Bắc, Phạm Trường Thịnh và

Nguyễn Thanh Tú biên dịch và biên soạn, Hà nội năm 2001; “Hành vi hạn

chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu” tài liệu do Dự án hỗ

trợ thương mại đa biên MUTRAP phối hợp cùng Bộ Công thương và VCCIthực hiện tháng 10 năm 2009; Đánh giá của OECD về Luật và Chính sáchCạnh tranh Việt Nam năm 2018

1.2.1 Tình hình nghién cứu ngoài nước

Một số tài liệu tiếng nước ngoài có thé ké đến như sau:

“Optimal Sanctions for Antitrust Violations”, William M Landes, The

University of Chicago Law Review, Vol 50, No 2, Fiftieth Anniversary Issue

(Spring, 1983), pp 652-678 Viết về các chế tài áp dụng cho các hành vi viphạm về chống độc quyền ở Mỹ, đăng tải trên tạp chí Luật của đại học

Chicago.“Punitive Civil Sanctions: The Middle ground between Criminal and Civil Law”, Kenneth Mann, The Yale Law Journal, Vol 101, No 8,

Symposium: Punishment (Jun, 1992), pp 1795-1873; Bai tap chi vé ché tai

dân sự và mối quan hệ giữa chế tai dân sự và chế tài hình sự dag tải trên tapchí luật của đại học Yale.

“Is Criminalization of EU Competition Law the Answer” by Wouter P J Wils presented at the Amsterdam Center for Law and Economics (ACLE) Conference on “Remedies and Sanctions in Competition Policy: Economic

and Legal Implications of the Tendency to Criminalize Antitrust Enforcement

Trang 11

in the EU Member State”, Amsterdam, February 2005 Bài hội thao về việc có

nên hình sự hóa các quy định của luật cạnh tranh trong liên minh Châu Âu

EU, tại hội thảo về các biện pháp và chế tài trong chính sách cạnh tranh tổchức tại Trung tâm pháp luật và kinh tế Amsterdam

“EU coppetition law — Text, Cases and Materials” by Alison Jones andBrenda Sufrin, Oxford University Press, 2014 Sach về luật cạnh tranh củaLiên minh Châu EU, các vụ việc điển hình

“Building cartel Enforecement”, OECD competition workshop, Ha Noi,

2016 Hội thảo về thực thi các quy định chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

của OECD tại Hà Nội.

“Competition law in asia-pacific a guide to selected jurisdictions”,

OECD/Korea policy centre, 2018 Tai liệu giới thiệu vê pháp luật cạnh tranh mới nhat của các nước trong khu vực Chau A Thái Bình Dương, năm 2018.

Như vậy, cho tới nay chưa có tác giả nào có đề tài nghiên cứu khoa họcmang tính độc lập, khái quát về quy định pháp luật liên quan đến chế tài xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh Đặc biệt, là chưa có công trình nghiên cứu nào đề

cập hay phân tích được những điểm mới, những thay đổi về tông thé khi xử lýcác hành vi hạn chế cạnh tranh trong các văn bản quy định pháp luật mới banhành Việc tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về chế tài xử lý hành

vi hạn chế cạnh tranh một cách toàn diện và chuyên sâu về mặt lý luận trên cơ

sở xem xét thực tiễn thi hành sẽ góp phần củng cô cơ sở khoa học đồng thời

hoàn thiện thê chế, pháp luật hiện hành, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động

thực thi luật cạnh tranh, góp phần thúc đây phát triển kinh tế- xã hội Đây

chính là mục đích mà đề tài hướng tới và mong muốn đạt được

1.3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài

s* Mục đích:

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnhtranh, đánh giá thực trạng pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh

Trang 12

tranh, từ đó đưa ra các giải pháp có giá trị tham khảo nham hoàn thiện phápluật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam

- Dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua

thực thi pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt

Nam hiện nay.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

s* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nội dung pháp luật liên quan đếnchế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh, thực tiễn ban hành và thực thi phápluật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, kinh nghiệmtrong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh

tranh.

s* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những van đề pháp lý liên quan đến chế

tài xử lý các hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh Đề tài không đi nghiêncứu các van dé cụ thé về nội hàm hay hình thức của các dạng hành vi hạn chế

cạnh tranh, trình tự thủ tục xử lý hành vi han chế cạnh tranh, cũng như không

đề cập tới các vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành

mạnh.

- Pham vi nghiên cứu về không gian: quy định pháp luật và tình hình

thực thi pháp luật về chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh

Cụ thể là chế tài xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,

Trang 13

lạm dụng vi trí thống lĩnh, vi trí độc quyền và tập trung kinh tế bị

cắm

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: quy định pháp luật và tình hình

thực thi pháp luật về chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh kê

từ khi ban hành Luật cạnh tranh năm 2004 tới nay.

1.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

s* Cách tiếp cận:

Tếp tục sử dụng cách tiếp cận đã có về chế tài xử lý nói chung và chế tài

xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng, đồng thời bổ sung thêm nhữngquan điểm, học thuyết mới về van dé được nghiên cứu

s* Các phương pháp nghiên cứu:

- Phuong pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vat

lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin;

- Hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng

Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa;

- Phuong pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử được sử

dụng khi nghiên cứu tổng quan những van dé lý luận về hành vi hanchế cạnh tranh và chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Phuong pháp phân tích, phương pháp tong hợp được sử dụng khixem xét, tìm hiểu về định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định

của pháp luật nhằm đưa ra các chế tài xử lý có hiệu quả hành vi hạn chếcạnh tranh ở Việt Nam.

1.6 Những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài

Các cộng tác viên tham gia nghiên cứu đề tài là những giảng viên có uytín, kinh nghiệm chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu của Trường Đại học Luật Hà Nội Ngoài ra còn có các chuyên gia của Cục cạnh tranh và bảo

vệ quyên lợi người tiêu dùng là những người trực tiếp tham gia thi hành Luậtcạnh tranh nói chung và áp dụng các chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

nói riêng.

Trang 14

1.7 Quá trình nghiên cứu

Sau khi ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Luật HàNội vào 12/2017, Chủ nhiệm dé tài và các cộng tác viên đã thống nhất cáchthức thực hiện đề tài và phân công nghiên cứu các chuyên đề cụ thể Đề tàiđược đánh giá là khó, không nhiều tài liệu tham khảo nên các cộng tác viên

cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nghiên cứu Trong

suốt quá trình thực hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viênthường xuyên trao đổi với nhau để cùng làm rõ những vấn đề còn khúc

mắc

Đề phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập tàiliệu và thực hiện nhiều cuộc khảo sát như phỏng vấn thăm dò ý kiến của một

số cán bộ Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, một số chuyên gia pháp

luật của Bộ Tư pháp Trên cơ sở tài liệu thu thập và kết quả khảo sát, các cộngtác viên tiên hành việt chuyên dé của đê tài.

Trang 15

2 PHẢN NỘI DUNG

2.1 Khái quát chung về hành vi hạn chế cạnh tranh và chế tài xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh

2.1.1 Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh

Hành vi hạn chế cạnh tranh (HCCT) có thuật ngữ tiếng anh là Practices inrestraint of competition hoặc Anti-competitive practices Trong cuén từ điển

“The Australian legal dictionary” tác giả Marantelli và Tikotin° có đưa ra định

nghĩa về hành vi hạn chế cạnh tranh như sau: “Hanh vi hạn chế cạnh tranh

bao gom các thỏa thuận, khế ước, hợp dong hoặc các hành vi khác nhằm

giảm hoặc triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường” Tac giả cũng chỉ các hành vi

hạn chế cạnh tranh được quy định chủ yếu trong phần IV của Luật hành vi

thương mại năm 1974 của Australia", bao gồm những hành vi như thỏa thuận

an định giá, phân chia thị trường, số lượng khối lượng hàng hóa và thỏa thuận

tây chay đồng loạt; hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để ngăn cản doanh

nghiệp gia nhập thị trường hoặc cạnh tranh trên thị trường; bán dưới giá

thành toàn bộ nhăm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; phân biệt gia cả giữa các hànghóa cùng loại, và hành vi sáp nhập, hợp nhất phản cạnh tranh

Cũng giống như Australia, hầu hết pháp luật cạnh tranh các nước trên

thế giới như Luật Thương mại lành mạnh và những quy định độc quyền của

Hàn Quốc, Luật Cạnh tranh Canada, Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trìcạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản tuy đều có quy định về kiêm soát hành

vi hạn chế cạnh tranh, nhưng không đưa ra một khái niệm chung về hành vi

hạn chế cạnh tranh Mục đích ban hành những đạo luật này là nhằm tạo môitrường kinh doanh tự do lành mạnh công bang thông qua việc cam các hành

vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vi trí thống lĩnh, vi trí độc quyền

3 The Australian legal dictionary — Từ điển pháp lý Australia, Nhà xuất ban Edward

Arnold, (Australia) năm 1985, Tr267

4 Luật hành vi thương mai năm 1974 của Australia sau đó được sửa đôi nhiều lần và được thay thế bởi Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng 2010 hiện hành.

II

Trang 16

và tập trung kinh tế" Điều này phù hop với khuyến nghị mà Tổ chức thươngmại mà phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) đưa ra Cụ thé, trong Luật mẫu

về cạnh tranh, UNCTAD cũng không dua ra khái niệm hành vi hạn chế cạnh

tranh mà chỉ nêu ra mục đích, mục tiêu của luật là “nham kiểm soát hay xóa

bỏ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, việc sap nhập, mualại và hành vi lam dung vi tri thong lĩnh trên thị trường, làm can trở khả năng

gia nhập thị trường và can trở khả năng cạnh tranh một cách không hop ly,

làm phương hại đến sự phát triển kinh tế, thương mại trên thị trường nội địa

và thi trường quốc tế.”%

Tuy nhiên dù được thé hiện bằng hình thức nao thì các hành vi hạn chế

cạnh tranh đều có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi chủ yếu do các chủ thể

kinh doanh thực hiện trong quá trình kinh doanh.

Chủ thé thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh chính là các chủ thékinh doanh Các chủ thể kinh doanh này có thể là doanh nghiệp, hộ kinh

doanh hoặc là cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường Chỉ khi

tham gia vào thị trường với vai trò nhà sản xuất, cung cấp, phân phối sản

phẩm thì họ mới cạnh tranh với các đối thủ của mình, từ đó thực hiện các

hành vi hạn chế cạnh tranh Ngoai ra pháp luật cạnh tranh một số nước cũngghi nhận các chủ thể khác cũng có thể tham gia thực hiện hành vi hạn chế

cạnh tranh như các hiệp hội ngành nghề, hoặc cơ quan quản lý nhà nước, đơn

vị sự nghiệp, Tuy nhiên những chủ thé này không phổ biến bang các chủthể kinh doanh trên thị trường

Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh có tác động làm giảm sai lệch, cantrở cạnh tranh trên thị trường.

> Bộ thương mại, Tài liệu tham khảo Ludt về cạnh tranh và chồng độc quyên của một số nước và vùng lãnh thổ trên thé giới, Hà Nội 2001

5 Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc, Luật mẫu về cạnh tranh của Liên Hiệp quốc, Hà Nội 2001, Tr 12

Trang 17

Cạnh tranh trong nền kinh tế được thừa nhận là yếu tô đảm bảo cho việc

duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế Cạnh tranh lành mạnh vàbình đăng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thịtrường, thúc day sự phát triển khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, nâng

cao lợi ích của người tiêu dùng Tuy nhiên, khi thị trường có sự can thiệp củacác hành vi hạn chế cạnh tranh mức độ cạnh tranh sẽ bị suy giảm, lúc này thị

trường không còn vận động một cách tự nhiên theo quy luật vốn có mà chịu

sự kiểm soát của một hoặc một số chủ thé nhất định, do đó nó sẽ làm giảm,

sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, hành vi hạn chế cạnh tranh di ngược lại với quy luật thị trưởng,

gáy hại tới lợi ích người tiêu dùng và lợi ích công cộng.

Như đã nêu, khi các hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện, sự cạnhtranh trên thị trường sẽ không còn diễn ra theo quy luật tự nhiên mà đã bị ảnh

hưởng bởi sự kiểm soát của một hoặc một số chủ thé kinh doanh, do đó hành

vi này đi ngược lai với quy luật thị trường Những hành vi này được thực hiện

với mục tiêu thu lợi nhuận một cách bất chính, làm thiệt hại tới lợi ích chínhđáng của người tiêu dùng Các chủ thé nay cùng nhau “câu kết” hay thực hiện

những thủ đoạn tinh vi dé làm suy giảm sự cạnh tranh từ đối thủ, nâng vi thếcủa mình trên thị trường Hanh vi nay không những ảnh hưởng tiêu cực tớilợi ích người tiêu dùng mà tới cả nền kinh tế nói chung

Từ những phân tích nêu trên, có thể khái quát về hành vi hạn chế cạnhtranh như sau: “Hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng

gây tác động hạn chế cạnh tranh, thường bao gồm các dang hành vi như thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dung vi tri thong lĩnh, vị tri độc quyên, hay

những hành vi nhằm mục tiêu kiểm soát, thâu tóm thị trường bị nghiêm cam”

Có rất nhiều cách thức dé phân loại các nhóm dạng hành vi hạn chế cạnh

tranh Pháp luật cạnh tranh của mỗi quốc gia có thể đưa ra nhiều cách thức

phân loại khác nhau Tuy nhiên, căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi gây

ra đối với môi trường cạnh tranh, thông thường pháp luật cạnh tranh của đa số

13

Trang 18

các quốc gia trên thế giới đều phân thành: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạmdụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế bị cắm” Các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh hay hành vi thương mại không công bằng

(unfair trade) không được nhắc tới với mục tiêu “hạn chế cạnh tranh” màthường là các hành vi mang tính chất “gian lận”Š thương mai, làm ảnh hưởngtới người tiêu dùng, có thể quy định trong pháp luật cạnh tranh hoặc các pháp

luật chuyên ngành khác.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào thái độ của nhà nước đối với các nhóm hành vinày, hành vi hạn chế cạnh tranh có thé chỉ bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh và lam dung vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền mà không bao gồm pháp

luật về kiểm soát tập trung kinh tế nói chung’ Sở dĩ như vậy là do pháp luật

về kiểm soát tập trung kinh tế có những đặc trưng riêng biệt Như đã phân tích

ở trên, nếu như hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vi tri

thống lĩnh vị tri độc quyền là những hành vi luôn tiềm ân nguy cơ hạn chếcạnh tranh và thái độ của nhà nước đối với hai nhóm hành vi này là “nghiêmcam” trừ những trường hợp được hưởng miễn trừ Trong khi đó đối với hành

vi tập trung kinh tế, bản chất của hành vi này không phải là hành vi luôn tiềm

ân nguy cơ hạn chế cạnh tranh trên thị trường Tập trung kinh tế có thể mang

lại những tác động tích cực đến nền kinh tế Vì vậy thái độ của nhà nước đối

với hành vi này là nhằm mục tiêu “kiểm soát” chứ không phải ngăn cắm tuyệt

đối Mặc dù vậy các dạng hành vi tập trung kinh tế có tác động xấu đến cạnh

tranh trên thị trường vẫn bị pháp luật cạnh tranh nghiêm cam Và chế tài xử lý

đối với các hành vi tập trung kinh tế bị cắm cũng giống như hai hành vi hạn

7 Luật Cạnh tranh 2004 phân loại tại Khoản 3 Điều 3

m, 6

8 Trong Luật cạnh tranh của một số nước hay sử dụng thuật ngữ “gian lận” thương mại Vi

dụ đạo luật FTC Act cua Hoa Ky sử dụng thuật ngữ “deceptive behaviowurs”.

? Luật Cạnh tranh 2018 Khoản 2 Điều 3

Trang 19

chế cạnh tranh còn lại là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị tríthống lĩnh, vị trí độc quyền.

2.1.2 Khái quát về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

Theo giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật

Hà Nội: “Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm phápluật Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có

hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phan quy định

và giả định của quy phạm pháp luật”

Pháp luật kiểm soát hành vi HCCT quy định việc kiểm soát các thỏa thuận

HCCT, kiểm soát lạm dụng vi tri thống lĩnh, vị trí độc quyền và kiểm soát tập

trung kinh tế Vậy khi phát hiện những hành vi HCCT có dấu hiệu vi phạm

pháp luật cạnh tranh thì phải xử lý ra sao? Theo đó, pháp luật sẽ phải banhành những quy định về xử lý hành vi HCCT có dấu hiệu vi phạm pháp luật

cạnh tranh Chủ thê thực hiện hành vi phản cạnh tranh này sẽ phải gánh chịuhậu quả pháp lý bất lợi do hành vi mà mình gây ra Hậu quả pháp ly bat lợicủa hành vi vi phạm pháp luật về hạn chế cạnh tranh phụ thuộc vào chủ thêthực hiện hành vi cũng như mức độ xâm phạm của hành vi đó Cần nhận diện

hành vi vi phạm pháp hạn chế cạnh tranh một cách chính xác, hợp lý mới có

thể áp dụng các biện pháp chế tài một cách hiệu quả, đảm bảo công bằng cũng

như nghiêm minh của pháp luật.

Áp dụng biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật hạn chế

cạnh tranh một cách có hiệu quả ngoài mục đích xử lý hành vi vi phạm pháp

luật còn nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thé, ran đe cácchủ thể khác để họ biết kiềm chế, không thực hiện các hành vi phản cạnh

tranh xâm hại tới các đối thủ cạnh tranh nói riêng và ảnh hưởng tới môitrường cạnh tranh nói chung.

Như vậy, chế tài xử ly đối với hành vi han chế cạnh tranh là hậu quảpháp lý bat lợi được áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phản cạnhtranh trên thị trường Pháp luật xử lý hành vi HCCT đã trở thành một chế

15

Trang 20

định quan trọng của pháp luật về kiểm soát hành vi HCCT Chế định pháp

luật xử lý hành vi HCCT là tập hợp những quy phạm pháp luật cạnh tranh liên

quan đến việc xử lý hành vi HCCT

Chế tài xử lý đối với hành vi hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm sau

Thứ nhất, ché tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh được áp dụng đối vớichủ thê thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh

Cũng tương tự như các loại chế tài khác, chế tài xử lý hành vi HCCT cóphạm vi đối tượng áp dụng riêng Chế tài xử lý hành vi HCCT chỉ áp dụngđối với chủ thê thực hiện hành vi HCCT Trên thế giới, đối tương áp dụng của

chế tài xử lý hành vi HCCT có thể là doanh nghiệp thực hiện hành vi HCCT

hoặc các cá nhân cụ thể có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện hành

vi HCCT hoặc trong một số trường hợp các hiệp hội ngành nghé cũng là đối

tượng áp dụng của loại chế tài này

Căn cứ dé áp dụng chế tai xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh là khi có hành

vi vi phạm và có lỗi Cũng như các dạng chế tài khác, chế tài xử lý hành viHCCT chỉ được áp dụng khi xác định được hành vi vi phạm trên thực tế vàchủ thé thực hiện có lỗi Đây là hai yếu tố cơ bản làm căn cứ cho việc áp dụngloại chế tài này Tuy nhiên, theo quy định của luật cạnh tranh, trong một sỐtrường hợp, chủ thể thực hiện hành vi HCCT bị cắm nhưng được hưởng miễntrừ thì không bị áp dụng chế tài xử lý

Thứ hai, chê tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh mang đặc điểm củanhiều hình thức chế tài khác nhau, được áp dụng bởi các chủ thể có thâm

quyên

Trên thế giới, chế tài xử lý hành vi HCCT là loại chế tài mang tính tonghợp giữa chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự Các biện pháp

chế tài đối với hành vi HCCT thường bao gồm phạt tiền đối với doanh

nghiệp, cá nhân, phạt tù đối với cá nhân, và bồi thường thiệt hại Cụ thé, chế

tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh có thể được xem xét không chỉ bao gồm

chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong luật cạnh tranh mà còn có thé quy

Trang 21

định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác Có thé kế đến như chế tàihình sự được quy định trong luật hình sự về tội phạm liên quan đến cạnh

tranh Thậm chí nếu như hành vi này gây thiệt hại tới các chủ thé cạnh tranh

trực tiếp trên thị trường thì các chủ thé này cũng có quyền đòi bồi thườngthiệt hại theo chế tài dân sự Vì dụ như hành vi lạm dung vi trí thống lĩnhnhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh có thê dẫn đến việc loại bỏ các doanh nghiệpkhác ra khỏi thị trường Như vậy nếu chỉ áp dụng chế tài hành chính là phạt vi

phạm hoặc phạt tù cá nhân vi phạm có thê chưa giải quyết được mong muốn

của chủ thể bị xâm phạm Những doanh nghiệp đang kinh doanh trên thịtrường, bị buộc phải rút lui có thé muốn một khoản tiền bồi thường thiệt hạihơn là chỉ là khoản tiền phạt mang về cho ngân sách nhà nước hoặc có tính

ran đe với các chủ thé khác trên thị trường.!

Cũng chính vì có thé áp dụng các chế tài xử phạt khác nhau, nên cơ quan

có thâm quyền áp dụng các chế tài này cũng khác nhau Chế tài hình sự, chếtài dân sự được áp dụng bởi Tòa án; Chế tài hành chính được áp dụng bởi cơquan quản lý nhà nước các cấp và người đứng đầu các cơ quan đó Trong một

sỐ trường hợp đặc biệt, chế tài hành chính có thê được áp dụng bởi một số chủ

thé tham gia hoạt động quản ly nhà nước đặc thù Tuy nhiên pháp luật của đa

số các quốc gia trên thế giới đều quy định cơ quan cạnh tranh là cơ quan chủyếu áp dụng các chế tài xử lý đối với hành vi hạn chế cạnh tranh Trình thự

thủ tục áp dụng khác nhau, do đó quy định về tố tụng xử lý vụ việc cạnh tranh

sẽ bao gôm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mà không chỉ quy định

trong Luật cạnh tranh (LCT).

Ngoài ra việc các luật chuyên ngành cũng quy định về hành vi hạn chế

cạnh tranh đặc thù trong ngành, do đó chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

có thê không chỉ quy định trong văn bản Luật cạnh tranh mà còn có thể quy

định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác Ví dụ, trong Báo cáo rà

!9 William M Landes, "Optimal Sanctions for Antitrust Violations," Tạp chi University of

Chicago Law Review s6 652 (1983)

17

Trang 22

soát pháp luật cạnh tranh Việt Nam với pháp luật chuyên ngành của Cục cạnh

tranh và bảo vệ người tiêu dùng năm 2014, hiện nay có đến hơn 20 luật

chuyên ngành có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh và chế tài xử lý Cụ

thé như trong Luật Viễn thông, Luật Đấu thầu, Luật kinh doanh bảo hiém Thứ ba, là ché tài xử phạt nghiêm khắc mang tính ran đe cao

Chế tài xử phạt đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh luôn có tính răn đecao vì thái độ của Nhà nước đối với hành vi hạn chế cạnh tranh rất nghiêmkhắc Hành vi hạn chế cạnh tranh được xem là hành vi ảnh hưởng tới môi

trường cạnh tranh nói chung, hay nói cách khác là ảnh hưởng tới toàn bộ cácdoanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường Ví dụ, hành vi thỏa thuận ấn định giáhàng hóa dịch vụ luôn được xem là có tính nguy hại tới thị trường còn hơn cảtội phạm hình sự vì đây có thê được coi là hành vi “móc túi” người tiêu dùng,chủ thé bị thiệt hại ở đây là tat cả những người tiêu dùng sản pham và gián

tiếp làm ảnh hưởng tới các ngành kinh doanh khác trong cả nền kinh tế

Trong cuốn Competition law của tác giả Richard Whish và David Baileycho rằng chế tài xử phạt đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là một chế tài đặcbiệt, nó thé hiện quyền lực Nhà nước trong việc can thiệp hay điều chỉnh cạnhtranh trên thị trường Do đó chê tài xử phạt đối với hành vi này phải mangtính nghiêm khắc của luật công, mặc dù quan hệ điều chỉnh ở đây là quan hệ

tư, giữa các chủ thé thương mại trên thị trường

Tứ tư, việc áp dụng các chế tài mang tính linh hoạt và mềm dẻo va

thường đi cùng các biện pháp khắc phục hậu quả

Pháp luật cạnh tranh nói chung thường đặt ra các điều khoản mở dé từ đóxác định các hành vi phản cạnh tranh Bởi cạnh tranh chính là hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp trên thương trường nên rất đa dạng, phong phú Có

những hành vi ở thời điểm này được xác định là gây ảnh hưởng xấu tới môitrường cạnh tranh lành mạnh nhưng ở một thời điểm, hoàn cảnh khác thì hành

vi đó lại không xâm hại đến lợi ích công và không nên bị ngăn cắm Tương tự

như vậy, đôi với chê tài xử lý các hành vi hạn chê cạnh tranh cũng phải đặt ra

Trang 23

tính linh hoạt và mềm dẻo Có những hành vi yêu cầu chế tài xử lý rất nghiêm

khắc mang tính răn đe các chủ thể cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên cũng

có những hành vi vi phạm chỉ cần dừng lại ở mức cảnh cáo đối với chủ thê viphạm Có những hành vi vi phạm chế tài xử lý chỉ cần có các biện pháp xử

phạt chính, nhưng cũng có những hành vi vi phạm chỉ cần xử phạt cảnh cáo

Ngoài các biện pháp xử phạt chính còn phải kèm theo các biện pháp xử phạt

bồ sung va các biện pháp khắc phục hậu quả như : thu hồi giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy

phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng dé viphạm pháp luật về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực

hiện hành vi vi phạm, Buộc cơ cầu lại doanh nghiệp lam dụng VTTL thị

trường; Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lạiphần doanh nghiệp đã mua; Buộc cải chính công khai; Buộc loại bỏ những

điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh: 2.1.3 Cơ sở lý luận của chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

Thứ nhất, xuất phát từ hậu quả nghiêm trọng hành vi hạn chế cạnh tranh

gây ra

Nhìn chung, các hành vi HCCT gây ra tác động tiêu cực tới thị trường và

ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp và NTD, do đó, các hành vi này cần

phải được xử lý băng một hệ thống chế tài nghiêm khắc của pháp luật Cu thé:(i) Tac động tới người tiêu dùng

Trong cuốn Competition law!!, tác giả Richard Whish và David Bailey

cho rằng một trong những mục tiêu đầu tiên của luật cạnh tranh nói chung và

chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng đó là nhằm bảo vệ người

tiêu dùng Những hành vi hạn chế cạnh tranh, như hành vi thỏa thuận ấn định

giá hàng hóa dịch vụ hay lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để tănggiá bán hàng hóa dịch vụ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đối tượng là người

!! “Competition law” của tác giả Richard Whish và David Bailey, nhà xuất bản Oxford University Press, tái bản lần thứ 7, năm 2012, Trang 20 - 23

19

Trang 24

tiêu dùng Người tiêu dùng sẽ không có cơ hội lựa chọn mức giá cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp, mà thay vào đó các doanh nghiệp này cùng nhau thỏa

thuận nhăm bóc lột người tiêu dùng Hành vi này có mức độ nguy hiểm

không kém so với các hành vi được quy định trong luật hình sự Bởi thực chất

đây chính là hành vi “?rôm cắp, móc ti” của nhiều người, là những người tiêudùng yếu thế trong xã hội Do đó mục tiêu đầu tiên mà pháp luật cạnh tranhhướng tới cũng là cơ sở lý luận cho chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

đó là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ những lợi ích công cộng

(ii) Tác động đến đối thủ cạnh tranh

Học thuyết về cạnh tranh thường đưa ra hai luồng quan điểm đó là: pháp

luật cạnh tranh giúp bảo vệ đối thủ cạnh tranh hay bảo vệ quá trình cạnh tranh

trên thị trường Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả cũng như đa số các nhànghiên cứu pháp luật cạnh tranh khác, thì luật cạnh tranh nham bảo vệ cả đối

thủ cạnh tranh lẫn quá trình cạnh tranh!? Trước tiên nói đến bảo vệ đối thủ

cạnh tranh, thường là những doanh nghiệp nhỏ trên thị trường Luật cạnh

tranh sẽ giúp những doanh nghiệp này có cơ hội được cạnh tranh công bằngvới các đối thủ khác trên thị trường dé phát triển doanh nghiệp và thành công.Những đối thủ cạnh tranh lớn sẽ không thể dựa vào vị trí thống lĩnh hay ví tríđộc quyền của mình dé dé dàng loại bỏ hết các đối thủ cạnh tranh tiềm năngtrên thị trường Bởi hành vi loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì vị thế trên

thị trường là một trong những hành vi tuyệt đối nghiêm cắm và có chế tài xử

lý nghiêm khắc

(iii) Tác động đến môi trường cạnh tranh và sự phát triển kinh tế

Như đã đề cập ở trên, luật cạnh tranh giúp bảo vệ các đối thủ cạnh tranhtrên thị trường, đồng thời thúc đây quá trình cạnh tranh tạo môi trường cạnhtranh công bang và là động lực phát triển kinh tế Ngay từ thế kỷ XVIII nhà

!2 Richard Whish & David Bailey, “Competition law” nhà xuất bản Oxford University Press, tái ban lần thứ 7, năm 2012, nguyên van: “Competition law should be concern with

competitor as well as the process of competition”

Trang 25

kinh tế học Adam Smith đã khắng định cạnh tranh là “bàn tay vô hình” điều

tiết sự phát triển và cơ cấu của nền kinh tế.!3 Không có cạnh tranh sẽ không

có sự phát triển, do đó việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh chính là

giúp cho nền kinh tế phát triển Những hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở

cạnh tranh trên thi trường cần phải bị nghiêm cam nhằm tao ra môi trường tự

“ngầm”, thỏa thuận bí mật, rất khó dé phát hiện và xử lý Do vậy, cần có một

hệ thống chế tài đủ mạnh, đủ chắc dé xử lý các hành vi vi phạm này Các quy

định chế tài này sẽ là sự trừng phạt đối với những chủ thé kinh doanh vi phạmpháp luật cạnh tranh, bên cạnh đó cũng mang tính răn đe đối với các doanh

nghiệp khác, góp phần ngăn ngừa những vi phạm có thê xáy ra, đảm bảo môi

trường cạnh tranh lành mạnh, quyền, lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp

và NTD được bảo vệ.

Thứ ba, xuất phát từ mục đích thực thi quyền lực Nhà nước

Với vai trò là cơ quan quản ly, Nhà nước dùng quyên lực của minh dé xây

dựng và đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các doanh

nghiệp Với mục đích này, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật nhăm điều

chỉnh, kiểm soát các chủ thể kinh doanh khi thực hiện hoạt động vì lợi nhuậntrên thị trường, bên cạnh đó, dé đảm bảo một môi trường cạnh tranh công

'3 Adam Smith, trong cuốn “The Invisible Hand of the Market: The Theory of Moral

Sentiments and The Wealth of Nations”

21

Trang 26

bang, các hành vi vi phạm cần phải được xử lý, và dé làm được điều nay, cần

có các quy định chế tài xử lý hành vi vi phạm nói chung và chế tài xử lý hành

HCCT có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh (hành vi bị cam thực hiện,

không được miễn trừ, gây thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường kinh doanh,mat cân bằng cạnh tranh trên thị trường) mới là đối tượng điều chỉnh của chế

định pháp luật về xử lý hành vi HCCT Chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh

tranh, như đã phân tích tại mục 2.1 “Chế tài xử ly đối với hành vi hạn chế

cạnh tranh là hậu quả pháp ly bất lợi được ap dụng đối với chủ thể thực hiệnhành vi phản cạnh tranh trên thị trường Các chế tài co bản bao gồm : chế tàidân sự, chế tài hình sự và chế tài hành chính Hậu quả pháp lý bất lợi áp dụngđối với các chủ thê thực hiện hành vi vi phạm có thê là một trong các hìnhthức chế tài kế trên hoặc tổng hợp các chế tài đó Hiện nay trong các tài liệu

mà tác giả nghiên cứu, cũng chưa thấy dé cập tới khái niệm chế tai cạnhtranh, mà chỉ nhac tới chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luậtcạnh tranh Thuật ngữ ché tai được pháp luật của các nước theo hệ thống pháp

luật Anh — Mỹ sử dụng phổ biến là “penalty” hoặc “sanacfion” Trong phápluật cạnh tranh Việt Nam, nhìn chung cũng chỉ đề cập tới vẫn đề xử lý viphạm pháp luật cạnh tranh mà không nhắc tới nội dung cụ thé của các chế tài

xử lý Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, nội dung của chế tài xử lý hành vi hạn

chế cạnh tranh là các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnhtranh Các nội dung cơ bản được đề cập đến đó là đối tượng áp dụng chế tài,

chủ thể áp dụng chế tài, căn cứ áp dụng chế tài và các biện pháp chế tài

Trong đó các biện pháp chế tài bao gồm các biện phát xử phạt chính như cảnh

cáo, phạt tiền, phạt tù; các biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc

Trang 27

phục hậu quả hay buộc bồi thường thiệt hại Các biện pháp chế tài này

không chỉ được quy định trong pháp luật cạnh tranh mà còn được quy định trong pháp luật chuyên ngành khác.

2.1.4 Các yếu tô ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật về chế tài xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh

Thứ nhất, về năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật về chế tài xử

lý hành vi hạn chế cạnh tranh

Cơ quan thực thi pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

có một vị thế nhất định trong hệ thống cơ quan nhà nước VỊ thế này phải đảm

bảo được tính độc lập, tự chủ cũng như khả năng tự chịu trách nhiệm của cơ

quan này Chỉ khi đảm bảo được vị thế của mình, cơ quan thực thi pháp luật

về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh mới có thể điều tra xử lý các vụviệc hạn chế cạnh tranh một cách khách quan, công bằng và triệt để giúp đảm

bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của co quan

thực thi pháp luật cạnh tranh phải được thiết kế khoa học dé mỗi bộ phận có

chức năng nhiệm vụ quyền hạn riêng biệt nhưng vẫn có thể phối kết hợp hoạt

động với nhau một cách hiệu quả Một mô hình cơ quan thực thi pháp luật

cạnh tranh được thiết kế hợp lí sẽ đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, từ đó gópphần tăng cường năng lực của cơ quan này trong việc thực thi pháp luật hạnchế cạnh tranh nói chung và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng

Thứ hai, về nguồn lực để thực thi pháp luật về chế tài xử lý hành vi

hạn chế cạnh tranh

Nguon luc bao gom nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, và nguồn lực về

tài chính Kinh nghiệm của Việt Nam cũng như của quốc tế déu cho thay,nhân lực là một trong những yếu tô then chốt ảnh hưởng tới năng lực của một

cơ quan, tô chức Tuy nhiên, điều quan trọng là các yếu tố này phải được đảmbảo, cu thé đối với nguồn nhân lực phải được đào tạo, có nhận thức rõ vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phận sự của mình trong cơ quan, tô chức, vàđược bồ trí phù hợp Ngu6n lực về co sở vat chất kĩ thuật, co sở ha tầng cũng

23

Trang 28

là một trong những yếu tố quan trọng góp phan nâng cao năng lực của cơ

quan thực thi pháp luật về chế tài xử lý hành vi han chế cạnh tranh Bên cạnh

đó, phải kể đến sự bền vững và tính độc lập đối với nguồn lực tài chính Việc

xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh luôn đòi hỏi những phân tích chính xác

về sự ảnh hưởng đến nền kinh tế, một quá trình điều tra, phân tích lâu dài và

những chi phí tốn kém Vì vậy sự hạn chế về nhân lực, sự phụ thuộc về tài

chính, cũng như thiếu hụt trong việc chi ngân sách dé giải quyết các vụ việc

hạn chế cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi pháp luật hạn

chế cạnh tranh nói chung và chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói

riêng.

Thứ ba, về sự phối hợp hoạt động của của các cơ quan thực thi pháp

luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

Đối với những cơ quan quản lý nhà nước khác, sự phối hợp hoạt độngvới các cơ quan bên ngoài đôi khi không phải là yếu tổ ảnh hưởng mang tính

chất quyết định Tuy nhiên do đặc thù của việc thực thi pháp luật hạn chế

cạnh tranh, đây lại trở thành một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng tới

năng lực thực thi pháp luật của cơ quan cạnh tranh Cạnh tranh là một trong

những khái niệm rất trừu tượng, việc đảm bảo môi trường cạnh tranh nóichung cũng là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm Bởi việc cho phéphay cấm đoán những hành vi phản cạnh tranh có tác động rất lớn đến nền kinh

tế Vì vậy quyết định điều tra xử lý một vụ việc hạn chế cạnh tranh, cần phảitham khảo ý kiến của rất nhiều những cơ quan chuyên ngành quản lý khác

nhau Ngay cả nghiệp vụ điều tra thông tin ban đầu, hay việc tìm kiếm phântích các số liệu cũng đòi hỏi sự hợp tác của các cơ quan, tô chức nhất định Vivậy có thé nói cơ chế phối hợp hoạt động với các cơ quan tổ chức bên ngoài

cũng là một trong những yêu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc áp dung các chế tài

xử lý hành vi hạn chế cạnh

Thứ tw, điều kiện kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật

cạnh tranh nói chung và chê tài xử lý hành vi hạn chê cạnh tranh nói riêng.

Trang 29

Yếu tố kinh tế được hiểu là tông thể các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xãhội, hệ thống các chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng

chúng trong xã hội Hiện nay, Việt Nam đang đi theo cơ chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Cơ chế kinh tế này có những mặt tích cực như

thúc day su sang tao, đôi mới, giúp tạo lập được môi trường cạnh tranh Tuy

nhiên, chúng ta cũng vẫn thừa nhận rằng mình chưa có được một nên kinh tế

thị trường day đủ, nên van đặt mục tiêu “hoàn thiện thé chế kinh tế thịtrường” trong các chiến lược phát triển Bản chất cốt lõi của nền kinh tế thịtrường là sự bình đăng giữa các thành phần, các khu vực kinh tế mà độc

quyên ở Việt Nam hiện nay lại đang phổ biến Trên thế giới, các quốc gia phát

triển cũng luôn quan tâm tới van đề chong độc quyền dé bảo vệ lợi ích chung

của nên kinh tế Trong khi đó, van đề độc quyền ở nước ta còn đang là mộtthách thức rất lớn đặc biệt là độc quyền nhà nước Có thé nói, khi mà nền kinh

tế chưa thực sự "thị trường”, các thành phần kinh tế chưa thực sự bình đăng

thì vấn đề thực thi pháp luật vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Thứ năm, thực trạng quy định pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh vàchế tài xử lý

Nhìn chung, các hành vi HCCT và chế tài xử lý các hành vi này đã được

quy định tại LCT và luật chuyên ngành, bước đầu cho thấy các vấn đề về cạnh

tranh được chú trọng trong công tác xây dựng pháp luật và quản lý trên thực

tế Tuy nhiên, trong số những luật chuyên ngành có chứa đựng các quy phạm,

điều khoản hoặc nội dung về cạnh tranh đã được rà soát chỉ có một tỉ lệ nhỏ làđảm bảo được sự tương thích, phù hợp và thống nhất với các quy định của

pháp luật cạnh tranh Hơn nữa sự thong nhất cũng mới chỉ dừng lại ở cấp độ

quan điểm lập pháp hoặc ở các quy định mang tính nguyên tắc chứ chưa đạttới sự tương thích, phù hợp và thống nhất giữa các nội dung quy định chỉ tiết

cụ thể Kết quả rà soát giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành

đã cho thấy sự mâu thuẫn và sự chồng chéo của các quy định trong những văn

bản này cũng khá đặc thù và phức tạp Theo đó, pháp luật chuyên ngành hầu

Za

Trang 30

như không dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh dé điều chỉnh hành vi HCCTtrong các ngành, lĩnh vực cụ thể Không chỉ vậy, nhiều pháp luật chuyênngành có xây dựng những điều khoản quy định và điều chỉnh đối với các hành

vi HCCT với sự khác biệt khá lớn về nội dung như cấu thành hành vi, thâmquyền xử lý, hình thức và mức độ xử lý Điều này dẫn tới có khá nhiềuchồng chéo và thậm chí cả những lỗ hồng hay khoảng cách pháp lý giữa phápluật cạnh tranh và các pháp luật chuyên ngành về các quy định liên quan đến

cạnh tranh.

Thứ sáu, ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trên thị trường

Ý thức chấp hành pháp luật là một trong những yếu tố mang tính kháchquan, ảnh hưởng căn bản tới năng lực thực thi pháp luật về chế tài xử lý hành

vi hạn chế cạnh tranh Việc các doanh nghiệp không nam được các quy địnhpháp luật hạn chế cạnh tranh dẫn tới tính trạng vi phạm pháp luật diễn ra kháphổ biến, trong khi đó nguồn lực của cơ quan cạnh tranh lại hết sức hạn chế

Điều này dẫn đến thực trạng là, có những hành vi hạn chế cạnh tranh diễn rarất nhiều trên thực tế, nhưng lại chưa bao giờ bị xử lý bởi cơ quan cạnh tranh.Ngược lại, có những trường hợp doanh nghiệp đã hiểu rõ về quy định pháp

luật hạn chế cạnh tranh, nhưng lại cô tinh tìm cách vi phạm những quy định

đó Đây mới thực sự là những trường hợp gây ảnh hưởng tất lớn tới môitrường cạnh tranh cần phải được phát hiện, điều tra và xử ly Như vậy việc vi

phạm hay không vi phạm quy định pháp luật cạnh tranh nói chung, ảnh hưởngrất nhiều từ ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp Khi các doanh

nghiệp đã hiểu rõ được quy định pháp luật, cũng như có ý thức chấp hành

nghiêm chỉnh những quy định pháp luật đó thì năng lực thực thi pháp luật của

cơ quan cạnh tranh sẽ được nâng cao hơn Việc áp dụng các chế tài xử lý vi

phạm pháp luật cạnh tranh cũng rõ ràng và đạt hiệu quả hơn.

Có thé thay rằng, việc áp dụng chế tài xử lý hành vi HCCT ở mỗi quốc

gia đều phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản như nền kinh tế, môi trường pháp

lý và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh doanh Tuy nhiên, ở

Trang 31

Việt Nam, các yếu tổ này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, gây ra những tác độngtiêu cực, khiến thực áp dụng pháp luật cạnh tranh nói chung và chế tài xử lý

hành vi HCCT nói riêng còn gap nhiều khó khăn, bất lợi

2.2 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về chế tài xử lý hành vi

hạn chế cạnh tranh

2.2.1 Đối twong áp dụng chế tài

Đối tượng áp dụng chế tài xử lý hành vi HCCT là các chủ thé thuộc đốitượng áp dụng của Luật Cạnh tranh khi thực hiện các hành vi HCCT bị cam.Theo quy định tại Điều 2 LCT 2004 về đối tượng áp dụng:

“Luật nay áp dung doi với:

1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)bao gôm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích,doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước

và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;

2 Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam ”

Ngoài ra, Điều 2 Nghị định 71/2014/NĐ-CP cũng quy định đối tượngđiều chỉnh của văn ban này là các đối tượng như ở Điều 2 LCT 2004 và bổsung thêm các đối tượng là tô chức, cá nhân thực hiện các hành vi vi phạmquy định về cung cấp thông tin, tài liệu; tô chức, cá nhân thực hiện hành vi viphạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh

tranh; tô chức, cá nhân thực hiện hành vi thỏa thuận HCCT, hành vi TTKT

trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thâm quyên

Đến Luật cạnh tranh 2018 (LCT 2018), đối tượng áp dụng được quy định

mở rộng ra theo hướng, Luật này áp dụng đối với:

1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)bao gom cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích,doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyên nhà

nước, đơn vị sự nghiệp công lap và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Ay

Trang 32

2 Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.Như vậy điểm mới quan trọng của LCT 2018 là đưa “cơ quan tô chức

cá nhân nước ngoài” trở thành đối tượng áp dụng của Luật này Việc mở rộngđối tượng áp dụng của luật đồng thời với việc mở rộng kiểm soát đối với các

hành vi hạn chế cạnh tranh, không chỉ những hành vi hạn chế cạnh tranh xảy

ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cả những hành vi hạn chế cạnh tranh xảy ra

ngoài lãnh thổ, nhưng có thể gây ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh của

Việt Nam Điều này cũng đồng nghĩa với đối tượng áp dụng các chế tài xử lý

hành vi hạn chế cạnh tranh được mở rộng Không chỉ là những tô chức cá

nhân kinh doanh ở Việt Nam mà còn cả các cơ quan tổ chức cá nhân nước

ngoài có liên quan Đây thực sự là một thách thức rất lớn đặt ra cho cơ quanthực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam Bởi trên thực tẾ, việc phát hiện và xử

lý đối với các chủ thê thực hiện hành vi phản cạnh tranh có hiện diện thương

mại tại Việt Nam đã rat phức tạp, chưa kê đến các chủ thé là co quan tổ chứcnước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Ngoài các chủ thể nêu trên, pháp luật chuyên ngành cũng quy địnhnhững chủ thê khác là đối tượng áp dụng của chế tài xử lý vi phạm pháp luật

cạnh tranh.

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đôi năm 2017 (BLHS

2015) tại Điều 217 tội phạm quy định về cạnh tranh có quy định cá nhân cóthé bị xử phat theo cả hai hình thức là phạt tiền, phạt tù néu vi phạm quy địnhpháp luật cạnh tranh Đối với hình thức phạt tù, chủ thể bị áp dụng chỉ có thể

là “cá nhân” thực hiện hành vi vi phạm Do đây cũng là lần đầu tiên pháp luật

Việt Nam quy định chủ thé vi phạm các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh hay lam dụng vi trí thống lĩnh vi trí độc quyền cóthé bị phạt tù, nên thực tiễn áp dụng pháp luật chưa có Van đề được đặt ra khi

xử lý các chủ thê là cá nhân thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh đó là

việc xác định các cá nhân nao là cá nhân chịu trách nhiệm? Đó có thê là người

Trang 33

đại diện theo pháp luật của các pháp nhân (doanh nghiệp thực hiện hành vi

hạn chế cạnh tranh) hay là những cá nhân có chức vụ quyén hạn trực tiếptham gia đàm phán, kí kết hoặc thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, hay

cả hai nhóm chủ thể này?

Các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật viễn thông, Luật

kinh doanh bảo hiểm, Luật Giá cũng có dé cập tới các hành vi hạn chếcạnh tranh và chế tài xử lý đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh kể trên.Tuy nhiên chủ thể áp dụng chế tài xử phạt vẫn chủ yếu là các “doanh

nghiệp” nói chung, hoặc các doanh nghiệp đặc thù trong ngành lĩnh vực mà

luật đó quy định.

Như vậy, đối tượng áp dụng chế tài xử lý hành vi HCCT theo pháp luật

Việt Nam hiện hành chủ yếu là các tổ chức cá nhân kinh doanh mà theo Luậtcạnh tranh được gọi chung là “doanh nghiệp” Với cách quy định như vậy, có

thé thay khái niệm “Doanh nghiệp” trong Luật cạnh tranh không trùng khớp

với khái nệm “Doanh nghiệp” trong Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn

bản pháp luật có liên quan Cũng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 đốitượng áp dụng chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh có thê là cá nhân thực

hiện hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh Ngoài ra, các tổ chức cá nhân

khác trong quá trình thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh cũng có thé trởthành đối tượng áp dụng của chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

2.2.2 Chủ thể áp dụng chế tài

2.2.1.1 Cơ quan cạnh tranh

Cùng với các quy định điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh, Luật cạnh

tranh Việt Nam còn quy định cơ quan chịu trách nhiệm thi hành luật và quytrình tố tụng riêng dé phuc vu cho viéc giai quyét cac vu viéc canh tranh,

trong đó có các vụ việc liên quan đến hành vi HCCT

Theo Luật cạnh tranh 2004, cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết VỤ VIỆC

liên quan đến hành vi HCCT là Hội đồng cạnh tranh, một cơ quan thực thiquyền lực nhà nước độc lập có các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ

29

Trang 34

nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Cụ

thé, quy định tại khoản 2 Điều 53 LCT 2004: “Hội đồng cạnh tranh có nhiệm

vụ t6 chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quanđến hành vi HCCT theo quy định của Luật này” Đôi với mỗi vụ việc cạnhtranh cụ thể, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh thành lập một Hội đồng xử lý vụviệc cạnh tranh gồm ít nhất 5 thành viên của Hội đồng cạnh tranh để xử lý,

trong đó có một thành viên làm Chủ tọa phiên điều trần Quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh là quyết định được ban hành bởi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh

tranh Như vậy, chủ thê trực tiếp áp dụng chế tài xử lý hành vi HCCT là Hội

đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan lâm thời được thành lập bởi Hội đồng

cạnh tranh trong từng vụ việc cụ thể

Tuy nhiên đến Luật cạnh tranh 2018, chủ thé có thấm quyền xử lý vụviệc hạn chế cạnh tranh đã được quy định rất khác Theo đó, hội đồng xử lý

vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết

định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể Số lượng thành

viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, doChủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thànhviên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công

là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh Khi xử lý vụ việc hạn

chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theonguyên tắc tập thé, quyết định theo đa số '*

Sự thay đôi trong mô hình cơ quan cạnh tranh Việt Nam được xem làmột trong những điểm mới căn bản của LCT 2018 so với LCT 2004 Trướcđây, theo Luật Cạnh tranh 2004, mô hình cơ quan cạnh tranh của Việt Nam

bao gồm Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng và Hội đồng cạnh tranh.Trong đó Cục quản lý cạnh tranh (nay là Cục cạnh tranh và bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng- Bộ Công Thương) đóng vai trò là cơ quan tiến hành điều tra

1 Điều 60 Luật Cạnh tranh 2018

Trang 35

các vụ việc hạn chế cạnh tranh, còn Hội đồng cạnh tranh là cơ quan đóng vaitrò xử lý ra quyết định Vụ việc hạn chế cạnh tranh sau khi được cơ quan quản

lý cạnh tranh ra quyết định điều tra chính thức sẽ có báo cáo điều tra Báo cáo

điều tra chính thức sẽ chuyền lên Hội đồng cạnh tranh dé Hội đồng cạnh tranhthành lập Hội đồng xử lý vục việc cạnh tranh Hội đồng xử lý vụ việc cạnh

tranh sẽ tiễn hành tô chức phiên Điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc hạnchế cạnh tranh'Š Luật Cạnh tranh 2018 đã tái cơ cấu các cơ quan cạnh tranhhiện nay gồm Hội đồng cạnh tranh và Cơ quan quản lý cạnh tranh thành một

cơ quan duy nhất là Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia! để thực thi Luật Cạnh tranh(sửa đổi) Việc hợp nhất cơ quan tiến hành điều tra và cơ quan ra quyết định

xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là phù hợp với xu thế chung của pháp luậtquốc tế và yêu cầu thực tiễn thi hành của pháp luật cạnh

2.2.1.2 Các cơ quan tiễn hành tố tung

Theo quy định tại Điều 94 LCT 2004 trường hợp qua điều tra phát hiện

vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay vớiThủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quannhà nước có thâm quyền khởi tố vụ án hình sự Tại Điều 85 LCT 2018 cũng

quy định trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều

tra viên vụ việc cạnh tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc

cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyênmột phan hoặc toàn bộ hé sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quannha nước có thâm quyên xử lý theo quy định của pháp luật Trường hợp xác

định không có căn cứ hoặc không khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy

định về cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thâm quyên trả lại hồ sơ cho Ủy ban

Cạnh tranh Quốc gia để tiếp tục điều tra theo quy định của Luật này Thời hạnđiều tra được tính từ ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhận lại hồ sơ BLHS

'S Xem Chương IV Luật Cạnh tranh 2004

'6 Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018

3l

Trang 36

2015 cũng dành riêng Điều 217 về tội phạm vi phạm quy định cạnh tranh.Như vậy hành vi hạn chế cạnh tranh có thê bị xử lý theo chế tài hình sự Cũng

theo quy định tại Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 thì Co quan có thẩm

quyên tiễn hành tô tụng!” gồm cơ quan tiễn hành tố tụng và cơ quan được giaonhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra Cơ quan tiễn hành tố tụng đượcliệt kê theo quy định tại Điều 34 Bộ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơquan tiễn hành tố tụng gồm: (i) Cơ quan điều tra (ii) Viện kiểm sát; (iii) Tòa

án Trong đó chủ thể trực tiếp có thâm quyền áp dụng chế tài hình sự thuộc về

cơ quan xét xử tức Tòa án.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 117 LCT 2004 cũng như Điều 110 LCT

2018 thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt

hại đến lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhânkhác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Như vậy các

chủ thể có hành vi hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyên và lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác sẽ phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự Cũng theo Điều 4 Bộ luậtt6 tung dan su 2015 co quan, tô chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân

sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thâm quyền dé yêu cầu Tòa

án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác Nhưvậy, các tổ chức cá nhân bị vi phạm hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án dân

sự để yêu câu đòi bồi thường thiệt hại từ các hành vi vi phạm pháp luật cạnh

tranh Trong trường hợp này Tòa án cũng chính là cơ quan có thâm quyềntrong việc áp dụng chế tai dân sự đòi bồi thường thiệt hại

2.2.1.3 Cơ quan quan ly ngành

Nhu da phan tich, ngoai quy dinh phap luat canh tranh, phap luat chuyénngành như Luật viễn thông, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Giá cũng có

! Điều 4 Bộ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Trang 37

quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh và chế tài xử lý đối với các hành vihạn chế cạnh tranh ké trên Ví dụ, Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XII

ban hành ngày 23/11/2009, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2010 Vềcạnh tranh trong hoạt động viễn thông, khoản 1 Điều 19 Luật này quy định:

“1 Doanh nghiệp viên thông không được thực hiện các hành vi HCCT, cạnh

tranh không lành mạnh theo quy định cua Luật cạnh tranh” Như vậy, Luật

Viễn thông cũng nêu rõ cam các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các hành

vi HCCT pháp luật quy định Bên cạnh đó, theo Điều 6 Nghị định

25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, Cơ quan quản lýchuyên ngành về viễn thông sẽ chịu trách nhiệm xử lý các doanh nghiệp viễn

thông có VITL thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện

thiết yếu vi phạm hành vi HCCT quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Viễnthông.

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, có khoản hơn 20 luật

chuyên ngành có quy định về hành vi cạnh tranh'Š Như vậy cơ quan quản lýchuyên ngành cũng là chủ thé có thâm quyền áp dụng chế tài xử lý vi phạmđối với hành vi hạn chế cạnh tranh

2.2.3 Nguyên tắc và căn cứ áp dụng chế tài xử lý hành vì hạn chế

cạnh tranh

2.2.3.1 Nguyên tac áp dụng chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh

Luật cạnh tranh 2004 không đưa ra nguyên tắc áp dụng đối với xử lý viphạm pháp luật về cạnh tranh Trong khi đó LCT 2018 dành Điều 110 để quy

định về nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc

phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh Tuy nhiên về cơ bản, nội dung

của Điều 117 Luật cạnh tranh 2004 và Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 làtương tự nhau Cụ thể, Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau: “7 6chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tinh

! Bộ Công thương, Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành, Hà

Nội, 2014

33

Trang 38

chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gáy thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bôi thường thiệt hai

theo quy định của pháp luật ”

Như vậy về nguyên tắc, hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nói chung,

và hành vi hạn chế cạnh tranh bị cắm nói riêng có thê bị xử phạt vi phạm hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Điều này hoàn toàn phù hợp với

nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần!? Và đểlàm rõ ranh giới giữa xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệmhình sự, Luật Cạnh tranh 2018 đưa ra giới hạn về mức phạt tiền đối với hành

vi hạn chế cạnh tranh Theo đó mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạmquy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dung vi tri thống lĩnh thống

lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyên trong Luật cạnh tranh phải thấp hơp

mức phạt tiền thấp nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự Đây được xem

là một trong những điểm mới cơ bản nhằm phân định rõ ranh giới áp dụng

Luật cạnh tranh và Bộ luật hình sự cùng về hành vi vi phạm hạn chế cạnh

tranh.

Nguyên tắc thứ hai trong việc áp dụng chế tài xử lý đối với hành vi hạnchế cạnh tranh nói riêng và pháp luật cạnh tranh nói chung là nguyên tắc ápdụng pháp luật cạnh tranh trong mối quan hệ với các pháp luật chuyên ngành

khác Điều này được quy định khác nhau trong hai văn bản pháp luật cạnhtranh của Việt Nam là Luật cạnh tranh 2004 và Luật cạnh tranh 2018 Cụ thétại Điều 5 Luật Cạnh tranh 2004 có quy định: “Truong hợp có sự khác nhaugiữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế

cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này”.

Tuy nhiên tại Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 lại quy định: “Ludt này diéu chỉnh

chung về các quan hệ cạnh tranh Việc điêu tra, xử lý vụ việc cạnh tranh,

' Điều 3 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012

Trang 39

miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông bao tap trungkinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.

Trường hợp luật khác có quy định về hành vì hạn chế cạnh tranh, hìnhthức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử ly

hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định cua Luật này thì ap

dụng quy định của luật đó” Vậy nguyên tắc áp dụng pháp luật nào mới làchuẩn mực? Tại sao cùng là quy định pháp luật về cạnh tranh mà các nhà làm

luật ở các thời kỳ khác nhau lại có cách nhận thức khác nhau như vậy? Theo

quan điểm của tác giả, nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật

về xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng đều phải dựa vào các nguyên tắc

áp dụng pháp luật nói chung Và dé giải quyết đúng dan vấn dé này cần phải

nam vững mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành (Lex General và

Lex Specialis) Trong mối quan hệ với các văn bản pháp luật khác, Luật cạnhtranh có thé sẽ là Luật chung nhưng cũng có thé sẽ là luật chuyên ngành Vi

dụ, trong mối quan hệ giữa Luật doanh nghiệp hay Luật thương mại với Luật

cạnh tranh về hành vi cạnh tranh của một doanh nghiệp thì Luật cạnh tranh sẽ

là luật chuyên ngành vì nó điều chỉnh sát với hoạt động cạnh tranh của doanh

nghiệp hơn Trong mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và các luật quy định về

hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù (Luật kinh doanh bảo hiểm,Luật điện lực, Luật viễn thông, Luật đấu thầu, Luật sở hữu trí tuệ ) có liên

quan đến cạnh tranh thì Luật cạnh tranh lại có tính chất là luật chung và khó

có thé áp dụng thích hợp với những lĩnh vực đặc thù như vay.”°

2.2.3.2 Căn cứ áp dụng chế tài

Cũng như những lĩnh vực pháp luật khác, chế tài xử lý hành vi HCCT

được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm và lỗi của chủ thể thực hiện hành vi

Một chủ thê chỉ bị xem xét áp dụng chế tài xử lý hành vi HCCT khi chủ

thể đó thực hiện hành vi HCCT bị cắm Các hành vi HCCT bị cắm đã được

?° Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mai Tập 1, NXB Công an nhân

dân 2006, tr 355, 356

bàn

Trang 40

quy định tại Luật cạnh tranh 2004 cũng như Luật Cạnh tranh 2018 và đượcgiải thích cụ thé tại các văn bản hướng dẫn.

Ngoài ra, chế tài chỉ có thé bị áp dụng khi chủ thé đó có lỗi, tức là chủthé đó nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được hành vi cua mình là viphạm pháp luật, gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh khác và NTD nhưng

vẫn thực hiện dé thu lợi bất chính Khi đã chứng mình được một chủ thé đã

thực hiện hành vi HCCT và có lỗi thì co quan có thâm quyền hoàn toàn có cơ

sở dé áp dụng chế tài xử lý hành vi HCCT với chủ thé đó

2.2.4 Các biện pháp chế tài

2.2.4.1 Các hình thức xử phạt chính

(i) Hình thức xử phạt cảnh cáo

Hình phạt cảnh cáo được hiểu là hình phạt được áp dụng đối với cá nhân,

tổ chức đã vi phạm hành chính nhưng không nghiêm trọng, có tình tiết giảm

nhẹ va theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo”".

Như vậy, dưới góc độ pháp luật cạnh tranh thì cảnh cáo thể hiện thái độrăn đe nghiêm khắc của nhà nước đối với cá nhân, tô chức có hành vi xâmphạm trật tự quản lý kinh tế trong quá trình cạnh tranh Do dó, cảnh cáo mangtính cưỡng chế nhà nước, gây cho đối tượng bị xử phạt những tổn hại nhấtđịnh về mặt tinh thần hay uy tín Nhất là trong lĩnh vực cạnh tranh khi mà chếtài phạt tiền đôi khi trở nên quá khắt khe đối với các doanh nghiệp thì cảnh

cáo lại là biện pháp hữu hiệu trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiệnhành vi vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (trởthành biện pháp mang tính phòng ngừa vi phạm).

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w