1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội

161 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG DAI HỌC LUAT HÀ NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

MÃ SỐ:

Chủ nhiệm đề tài: TS Chu Văn Đức Thư kí đề tài: ThS Trần Thanh Vân

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

1 Chu Văn Đức - Khoa PL Hình Sự, DH Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài, viết báo cáo tổng thuật, chuyên đề 1, 2,3.

2 Trần Thanh Vân - Khoa PL Hình Su, DH Luật Hà Nội, thư kí dé tai, viết chuyên đề 1, 3.

3 Phan Thị Mai Hương — Viện Tâm lí học, xử lí số liệu, viết chuyên đề 2, báo cáo tổng thuật.

Trang 3

PP mĩ mm

Mục lục

Báo cáo tông quan két quả nghiên cứu đê tài

Chuyên đề 1: Những vẫn đề lý luận về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc trong công việc và tô chức, phương pháp nghiên cứu đề tài Chuyên đề 2: Thực trạng cảm nhận hạnh phúc trong công việc của

người lao động ở trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 3: So sánh cảm nhận hạnh phúc theo các lát cắt và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc trong công việc của

người lao động ở trường đại học Luật Hà NộiDanh mục tài liệu tham khảo

Bài báo đăng tạp chí Tâm lí học xã hội

Trang 4

BAO CAO TONG QUAN KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

CAM NHAN HANH PHUC TRONG CONG VIEC

CUA NGƯỜI LAO ĐỘNG O TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

TS Chu Van Đức — PGSTS Phan Thi Mai Hương

I MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xa xưa, hạnh phúc luôn là khát khao của toàn nhân loại Thời Hy Lạp cổ đại, nhiều triết gia đã xem động lực thúc day của mọi hạnh vi con người là tìm kiếm hạnh phúc, sự hài lòng và tránh khổ đau, bất hạnh Trong bản tuyên ngôn độc lập nỗi tiếng của nước Mỹ, được Thomas Jefferson công bố ngày 4/7/1776, và sau này được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại trong tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quyền mưu cầu hạnh phúc được xem là một trong ba quyên thiêng liêng không thé bị tước đoạt của con người Cũng từ năm 1945, khi nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa được thành lập, cùng với độc lập và tự do, hạnh phúc luôn là gia tri

lớn nhất mà cả đất nước, cả dân tộc hướng đến Do tầm quan trọng của van đề hạnh phúc, ké từ năm 2013, Liên hợp quốc đã quyết định lay ngày 20 tháng 3 hang năm làm ngày Quốc tế Hạnh phúc và quyết định này được nhiều nước trên thế giới, trong

đó có Việt Nam, hưởng ứng rộng rãi và tích cực.

Công việc là một phần quan trọng trong cuộc đời của con người Thời gian làm việc chiếm tỷ lệ không nhỏ ở người trong độ tuổi lao động Bởi vậy, như K.Marx đã dé cập trong tác phẩm Ban thảo kinh tế triết học (1844), con người phải tìm được niềm vui trong công việc Với người lao động, nếu không hạnh phúc trong công việc

thì cũng khó mà hạnh phúc trong cuộc đời Bên cạnh đó, hạnh phúc, sự hài lòng trong

công việc là động lực, là nguồn tâm năng cho công việc Một người không hạnh phúc trong công việc thì người đó sẽ đổi sang công việc khác ngay khi có thé, thậm chí là

|

Trang 5

bỏ việc Theo thống kê của bộ Lao động Mỹ, nguyên nhân chính làm cho người lao động Mỹ thay đổi công việc không phải vì lương thấp mà vì họ cảm thấy không được đánh giá đúng mức Bởi vậy nghiên cứu để biết người lao động ở tổ chức mình cảm thấy hạnh phúc ở mức độ nào và làm cách gì dé tăng cảm nhận đó luôn là mong muốn

của các nhà quản lí lao động.

Đối với người lao động trường Đại học Luật Hà Nội, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của xã hội, Trường có những bước phát triển về nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất, đội ngũ người lao động, thu nhập Tuy nhiên, người lao động của Trường có cảm thay hạnh phúc không? Hạnh phúc ở mức nào? Điều gi làm họ chưa hài lòng trong công việc? Cần làm gì để người lao động của Trường hạnh phúc hơn, từ đó để họ gắn bó với Trường lâu dài, cống hiến, lao động hiệu quả và sáng tạo hơn? Việc trả lời những câu hỏi này rõ ràng có ý nghĩa thiết thực với những người quan lí cũng như tất cả người lao động của trường DH Luật Hà Nội nói chung, đặc biệt trong bối cảnh hiện tượng chuyển công việc giữa các đơn vị trong Trường cũng như đến cơ quan khác làm việc không phải là ít xảy ra.

2 Tình hình nghiên cứu van đề

2.1 Tinh hình nghiên cứu van đề ở trong nước

Ở trong nước, vấn đề hạnh phúc nói chung và hạnh phúc trong công việc nói riêng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ khoảng chục năm trở lại đây Các nghiên cứu này, cũng theo xu hướng chung trên thế giới, tập trung vào ba hướng: hạnh phúc trong cuộc sống, hạnh phúc hôn nhân và hạnh phúc trong công việc.

Ở hướng thứ nhất, hạnh phúc trong cuộc sống là lĩnh vực rộng lớn, bởi vậy các nghiên cứu ở đây đề cập nhiều van dé đa dang: Phan Thi Mai Hương và Nguyễn Thị Thùy Anh (2017) quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của

học sinh ở trường học; Trương Khánh Hà (2015) nghiên cứu thang đo cảm nhận hạnh

phúc và mức độ hạnh phúc của học sinh ở độ tuổi 14-18 ; Nguyễn Thị Anh Thư đề

Trang 6

cập sự khác biệt về mức độ hạnh phúc của học sinh ở các khối lớp, giới tính, mức độ

quan tâm của cha mẹ ; Nguyễn Văn Lượt, Bùi Phương Thảo và Lê Nguyễn Hà An (2017) — giao tiếp và sự hài lòng tình duc của thanh niên Việt Nam; Trần Hoàng Diễm Ngọc (2017) — Cảm nhận hạnh phúc của người cao tuổi v.v.

Ở hướng nghiên cứu thứ hai, hạnh phúc hôn nhân, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng hôn nhân Đỗ Ngọc Khanh nghiên cứu sự biến đôi của mức độ hai lòng trong hai năm đầu hôn nhân; Đặng Thị Thu Trang và Phan Mai Hương (2017) - ảnh hưởng của sự tương đồng giữa vợ và chồng đến hạnh phúc hôn nhân ; Nguyễn Minh Hà — Binh đăng giwos và sự hài lòng

hôn nhân v.v.

Ở hướng thứ ba, hạnh phúc trong công việc, các nghiên cứu chủ yêu tập trung vào mức độ và yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với công việc Trong ba năm, từ 2014 đến 2016, Nguyễn Hữu Thụ (2017) và cộng sự đã thực hiện khảo sát sự thỏa mãn trong công việc trên mẫu gồm 478 người lao động làm việc ở một số doanh

nghiệp trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, sự thỏa mãn cao hơn sự

không thỏa mãn; thứ hai, người lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có

mức độ thõa mãn cao hơn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; thứ ba,

tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với

công việc của người lao động.

Các tác giả Đỗ Lệ Hằng, Phan Mai Hương và Đặng Thu Trang từ Viện Tâm lí

học, Lê Thị Linh Trang từ Học viện Cán bộ tp.HCM, Dương Thanh Thanh từ Đại học

Sư phạm Vinh (2017) phối hợp nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc trong công việc của người lao động trên mẫu 69 cán bộ thuộc một học viện ở tp.HCM Nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc là ít trải nghiệm cảm xúc âm tính, thường trải nghiệm cảm xúc dương tính, là tìm thấy sự hài lòng trong công việc, thấy được ý nghĩa của công việc và giá

trị của bản thân trong công việc.

Lê Thị Minh Loan từ Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) và Phạm Thị Hồng Phương từ trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

3

Trang 7

(2017) nghiên cứu mỗi quan hệ giữa sự phù hop cá nhân - tổ chức, tương tác lãnh đạo — nhân viên và sự hài lòng công việc Khảo sát 547 nhân viên làm việc ở Hà Nội, Bắc Giang và Hải Phòng, các tác giả nhận thấy có môi tương quan thuận có ý nghĩa giữa sự phù hợp cá nhân — tổ chức, sự hài lòng công việc và tương tác lãnh đạo — nhân viên Nghĩa là giữa cá nhân và tổ chức cảng có sự phù hợp, tương tác lãnh đạo — nhân viên càng chất lượng thì mức độ hài lòng công việc ở nhân viên càng cao.

Đặng Thị Thu Trang và Phan Thị Mai Hương từ Viện tâm lí học, Phạm Quang

Minh (2017) từ Đại học Dickinson (Hoa Kỳ), nghiên cứu “nhận dạng tình huống nảy sinh cảm xúc trong công việc” Nghiên cứu cho thấy ngoại trừ cảm giác hạnh phúc thường nảy sinh từ quan hệ riêng tư với đồng nghiệp trong công việc, những cảm xúc còn lại chủ yêu nảy sinh từ tình huống công việc và môi trường làm việc Nghiên cứu cũng cho thấy có những tình huống đặc trưng cho cảm giác bất hạnh trong công việc.

Trong dé tài “Đặc điểm tâm lí của giảng viên trẻ trường DH Luật Hà Nội tir góc độ nghề trong bối cảnh nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, ở các chuyên đề về

quan hệ và trí tuệ cảm xúc ở nơi làm việc, hai tác giả Chu văn Đức và Phan Mai

Hương (2016) nhận thấy nhiều đặc trưng về cảm xúc của giảng viên trẻ ở nơi làm việc như xu hướng ứng xử nặng về tình cảm, lãng mạn, yêu nghề ở giảng viên trẻ.

Ngày 17 tháng 3 năm 2017, để hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20 tháng 3, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm khoa học: “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Các ý kiến phát biéu và tham luận tại tọa đàm tập trung vào 4 nội dung chính: lý luận, các quan điểm về hạnh phúc, sự cần thiết của việc nghiên cứu hạnh phúc; quan niệm về hạnh phúc từ các hướng tiếp cận: tôn giáo, dân tộc và giới; giải pháp xây dựng hạnh phúc gia đình; van dé an sinh xã hội, tác động của văn học nghệ thuật đến hạnh phúc của người Việt Nam.

Như vậy ở trong nước, van đề hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống nói chung và

hạnh phúc, thỏa mãn trong công việc nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhànước, xã hội và giới khoa học Tuy nhiên, vân còn ít nghiên cứu vê hạnh phúc nói

Trang 8

chung và hạnh phúc trong công việc, đặc biệt chưa có nghiên cứu lớn chỉ ra quan

niệm và mức độ hạnh phúc của người Việt Nam, do đó cũng chưa đưa ra được kiến nghị hay giải pháp mang tính tổng thể cho việc nâng cao mức độ hạnh phúc của người

Việt Nam.

2.2 Tình hình nghiên cứu van đề ở ngoài nước

Ở nước ngoài, vấn đề hạnh phúc, hạnh phúc trong công việc và cảm xúc trong công việc nói chung được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, rộng rãi, đa dạng và mang tính hệ thống hơn.

Công trình khoa học lớn trong lĩnh vực nghiên cứu hạnh phúc mang tên Grant

& Glueck của đại học Havard được khởi đầu từ năm 1938 bởi Arlie Bock Nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu cuộc đời của 724 người đàn ông Hoa Kỳ từ nhiều phương diện, ké cả gene di truyền, tâm lí hoc dé tìm ra bí quyết sống hạnh phúc và

khỏe mạnh Năm 2012, tức là sau 75 năm, người chịu trách nhiệm thuộc đời thứ 4 của

công trình nghiên cứu này là giáo sư Robert Waldinger đến từ khoa Y Đại học Harvard đã giới thiệu thành quả nghiên cứu của họ Theo đó, thật bất ngờ, bí quyết ở đây chính là những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống sẽ khiến con người khỏe

mạnh và hạnh phúc.

Năm 1959, F Herzberg và các đồng nghiệp của mình phỏng vẫn hơn 200 người kỹ sư và kế toán làm việc trong nhiều ngành khác nhau đã phát hiện ra rằng, khi con người cảm thấy không thoả mãn với công việc của mình thì họ rất lo lắng về môi trường họ đang làm việc, còn khi họ cảm thấy hài lòng về công việc thì họ rất quan tâm đến chính công việc Từ đây Herzberg đưa ra thuyết hai nhân tố (duy trì và động viên) được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay trong quản trị người lao động.

Ở Phần Lan, Juulia T Suvilehto, Enrico Glerean, Robin I M Dunbar, Riitta Hari va Lauri Nummenmaa (2013) công bố công trình nghiên cứu bản đồ cơ thé tương ứng với 6 cảm xúc cơ bản: tức giận, sợ hãi, căm gét, hạnh phúc, buồn chán và ngạc nhiên, từ kết quả nghiên cứu trên mẫu 701 người Theo kết quả này thì chỉ duy nhất cảm xúc hạnh phúc có tác dụng kích thích toàn bộ cơ thể vào hoạt động: cả trải

5

Trang 9

tim, khối óc và cơ bắp John F Helliwell, Haifang Huang, Shun Wang (2013) cho biết con người sẽ hạnh phúc hơn khi họ làm những việc tử tế.

Bhattacharjee và Mogilner (2014) đã khảo sát 200 người tuôi từ 19 đến 79 tuổi về những trải nghiệm hạnh phúc cả bình thường và khác thường mà họ có được Ở tất cả các nhóm tuổi, mọi người tim thấy niềm vui thích với nhiều trải nghiệm khác nhau nhưng nhóm người cao tuổi là những người có được nhiều niềm vui nhất từ những trải

nghiệm hàng ngày: họ thích thú khi giành thời gian với gia đình, gặp mặt ai đó hay di

bộ trong công viên Trong khi đó, những người trẻ lại thường cảm thấy vui vẻ khi trải

nghiệm gi đó phi thường Mới đây, ngày 5 tháng 12, trung tâm nghiên cứu Pew công

bố kết quả khảo sát trên gần 43.000 người ở 38 quốc gia trên thế giới về cuộc sống hạnh phúc so với 50 năm trước Theo kết quả này, Việt Nam đứng đầu danh sách, 91% số người được hỏi ở Việt Nam cho rằng cuộc sống của họ hiện tại tốt hơn 50 năm trước Lý giải kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng, một nguyên nhân quan trọng ở đây là sự tương phản giữa cuộc sống vất vả, bất hạnh trước đây trong chiến tranh với cuộc sống yén bình hiện tại.

Tóm lại, trên thế gidi, van dé hanh phúc va hạnh phúc trong công việc được quan tâm nghiên cứu rộng rãi, thường xuyên, theo nhiều chiều kích khác nhau Nhiều quốc gia xem đây là chỉ báo sự phát triển của xã hội, mức độ hiệu quả của chính sách quản lí, phát triển đất nước và mức độ tốt đẹp mà các chính sách đó đem lại cho người

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ quan niệm, thực trạng và các yếu tô ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của người lao động ở Trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm nghiên cứu đề xuất kiến nghị về biện pháp thúc day mức độ hạnh phúc của người lao động ở Trường

Đại học Luật Hà Nội.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Đề đạt mục đích trên, đề tài đặt ra những mục tiêu sau đây:

Trang 10

- Làm rõ được những van đề lí luận về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của người lao động trong công việc, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh

phúc của người lao động trong công viéc.

- Làm rõ thực trạng cảm nhận hạnh phúc của người lao động ở Trường đại học

Luật Hà Nội, ảnh hưởng của các yếu tố: điều kiện làm việc, quan hệ trong công viỆc, văn hóa công sở, chức vụ, thu nhập, sự ghi nhận thành tích của người lao động đến

cảm nhận hạnh phúc của người lao động ở Trường đại học Luật Hà Nội.

- Đưa ra biện pháp tăng cường cảm nhận hạnh phúc của người lao động ởTrường Đại học Luật Hà Nội trong công việc.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Mức độ và biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc của người lao động trong công

- Sự biến đôi của mức độ hạnh phúc theo tuôi, thâm niên công tác, giới tính, tính chất công việc

- Ảnh ảnh hưởng của các yếu tô: môi trường công việc, đặc điểm người lãnh đạo trực tiếp, thu nhập, sự ghi nhận thành tích, nỗ lực của người lao động đến cảm

nhận hạnh phúc của người lao động ở Trường đại học Luật Hà Nội.5.2 Pham vi nghién cứu

Hạnh phúc là một phạm trù rộng va phức tạp Nội dung dé tai nay tập trung vào

3 mặt của cảm nhận hạnh phúc: sự hài lòng với công việc; mức chênh lệch của trải

nghiệm cảm xúc dương tính so với cảm xúc âm tính và cảm nhận về ý nghĩa và phát

huy giá tri bản thân trong công viéc.

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1 Cách tiếp cận

- Tiếp cận đa ngành: Nghiên cứu đề tài này đòi hỏi cách tiếp cận liên ngành: tâm lí học, xã hội học, khoa học về lao động, khoa học tô chức

Trang 11

- Tiếp cận hệ thống: Xem xét hạnh phúc của người lao động trong công việc như một hệ thống nhiều mặt, nhiều thành phần tác động qua lại và có liên hệ chặt chẽ

với nhau.

6.2 Phương pháp nghiên cứua, Phương pháp nghiên cứu tài liệu

b, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

c, Phương pháp trò chuyện — phỏng van, trò chuyện thảo luận

d, Một số phương pháp của toán thống kê như: tính độ tin cậy, tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan, trung vi, yếu vị, độ nhọn, độ nghiêng của đường phân bố

II NOI DUNG

1 Tổng thuật kết qua nghiên cứu lí luận

1.1 Khái niệm hạnh phúc

Hạnh phúc là từ Hán-Việt, có hai thành tô là “hạnh” và “phúc” Theo nghĩa tiếng Hán, “hạnh” là may mắn và “phúc” là “tốt lành Từ đó, hạnh phúc có nghĩa là may mắn, tốt lành Trong các tai liệu tiếng Anh, hai thuật ngữ happiness và

well-being thường được dùng tương đương nhau (Warr, 2007; Waterman, Schwartz, &

Conti, 2008) Cả hai thuật ngữ này được chuyên tải sang tiếng Việt là hạnh phúc hay an lạc, đều với nghĩa sống tốt, mọi thứ đều tốt, cảm xúc tích cực Tuy nhiên hiện nay, trong cuộc sống cũng như trong khoa học, hạnh phúc được định nghĩa rất khác nhau Có thé khái quát thành 3 cách hiểu về hạnh phúc.

1, Quan điểm hạnh phúc là thụ hưởng! khoái lạc (Hedonic happiness) quan điểm này xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, cho rằng có hai động cơ chính thúc đây hành vi của con người: tìm kiếm sự sung sướng, thỏa mãn, là trải nghiệm nhiều niềm vui và tối đa, né tránh đau khô Do đó hạnh phúc là sự thỏa mãn, vui sướng, hai lòng, dễ chịu, thuận tiện, không đau khổ (Huta, 2015) Những cảm giác này mang tính thụ hưởng và thường là cảm giác thoáng qua, diễn ra khá ngăn ngủi, không lâu dài Quan

Trang 12

điểm thụ hưởng thường gắn trạng thái cảm xúc tích cực với sự thỏa mãn mong muốn, nhu cầu, do đó những trải nghiệm về niềm vui, sự thích thú được coi là những thể hiện của hạnh phúc (Diener, 2009) Các nghiên cứu theo hướng này cho thấy, chiều kích quan trọng nhất trong việc mô tả hạnh phúc cá nhân chính là khoái lạc, hoặc dé

chịu - khó chịu (Watson, Wiese, Vaidya, & Tellegen, 1999).

Cách tiếp cận hạnh phúc thụ hưởng được minh họa bang nhiều nghiên cứu về

cảm nhận hạnh phúc chủ quan Cảm nhận hạnh phúc chủ quan thường được xem là có

hai các thành phần tương quan với nhau: các đánh giá về sự hài lòng của cuộc sống và sự cân bằng cảm xúc, hoặc có cảm xúc dương tính chiếm ưu thế và tương đối ít hoặc hiễm cảm xúc âm tính (Diener, Suh, Lucas, & Smith, 1999; Schimmack, 2008).

Diener va các cộng sự (1999) cho rang cảm nhận hạnh phúc chủ quan (subjective well-being) bao gồm các thành phần riêng biệt: sự hài lòng với cuộc sống nói chung; sự hài lòng với các mặt cụ thé như công việc, gia đình ; trải nghiệm các cảm xúc dương tính như vui vẻ, yêu, dễ chịu, thoải mái ở mức cao trong khi trải nghiệm các cảm xúc âm tính như tức giận, buồn, lo âu hay căng thắng ở mức thấp.

2, Quan điểm hạnh phúc gid trị tin rang con người hạnh phúc khi họ làm gì đó có giá tri, có dao đức, hay đúng đắn về mặt đạo đức, đúng với bản thân và có ý nghĩa (Ryan và Deci, 2001; Ryff & Singer, 2008) Những người ủng hộ quan điểm này đề xuất một cuộc sống tốt đẹp, vui vẻ, hạnh phúc của con người gan với những việc lam đúng và có đạo đức, mang tính phát triển, theo đuôi các mục tiêu quan trọng hoặc phù hợp bản thân, sử dụng, phát triển được kỹ năng và tài năng của bản thân tại bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống (Warr, 2007; Seligman, 2002; Sheldon & Elliot, 1999) Nhiều cá nhân theo đuôi các mục tiêu gia tri cũng sẽ tạo ra một xã hội cùng theo đuôi các giá trị đó và đó là dau hiệu cho một cuộc sống tốt đẹp (Keyes & Annas, 2009).

Sau này, khái niệm hạnh phúc giá trị của các nhà tâm lý học được mở rộng hơn và

khá đa dạng Huta và Waterman (2014) đã tổng hợp thành 4 nội dung có mặt ở hầu hết các định nghĩa hạnh phúc theo quan điểm giá trị: (1) Hạnh phúc là làm những việc có ý nghĩa/ giá trị/ sự phù hợp với bối cảnh rộng hơn; (2) Hạnh phúc là phát triển cá

9

Trang 13

nhân/ hiện thực hóa bản thân/ sự trưởng thành; (3) Hạnh phúc là trở thành người xuất sắc/ có đức hạnh /chất lượng: và (4) Hạnh phúc là đích thực/ tự chủ/ tích hợp.

Có thể thấy, quan niệm hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị khá khác nhau và dù có những bất đồng nhưng hau hết các nhà tâm lý học đương đại hiện nay đồng ý răng tiếp cận hạnh phúc theo hướng thụ hưởng hay giá trị đều biểu thị các khía cạnh quan trọng của hạnh phúc Điều này đã dẫn đến

3, Quan điểm tích hợp cho rằng hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị không đối lập mà là đều là những mặt, những chiều cạnh của khái niệm hạnh phúc Seligman, Park và Steen (2004) lần đầu tiên đề xuất lý thuyết tích hợp này và ông gọi

đó là Hạnh phúc đích thực, theo đó trong hạnh phúc đích thực có sự hiện diện của

cảm xúc tích cực, ý nghia/ giá trị và sự an lành (well-being), cụ thé bao gồm các cảm xúc dương tính, sự tham gia, ý nghĩa cá nhân, mỗi quan hệ va sự thành công

- Hanh phúc là trải nghiệm nhiều niềm vui, thoải mái, dé chịu; ít đau khổ, ít nỗi buôn, ít những giây phút tệ hại trong cuộc sống:

- Hanh phúc là làm những điều có đúng đắn, có ý nghĩa, cảm thấy phát huy được khả năng của bản thân, cảm thấy mình có ích.

Trong nghiên cứu này, hạnh phúc được hiểu theo quan điểm tích hợp và được

định nghĩa: Hạnh phúc (cảm nhận hạnh phúc) là trạng thải tích cực của con người

thể hiện ở sự hài lòng, trải nghiệm các cảm xúc dương tính ưu thế hơn cảm xúc âm tính và cảm thấy giá trị của bản thân trong cuộc sống.

Hanh phúc mang tính tính cảm nhận chủ quan, nó thé hiện cảm giác, đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân về trạng thái hài lòng và cảm xúc của mình Mỗi

người có thê có cảm nhận khác nhau vê cùng một sự kiện xảy ra, trải nghiệm những

Trang 14

trạng thái khác nhau, cho nên ngày nay bên cạnh thuật ngữ “hạnh phúc” người ta còn

dùng thuật ngữ “cảm nhận hạnh phúc” và thường hiểu chúng tương đương nhau.

1.2 Khái niệm hạnh phúc trong công việc

Hạnh phúc trong công việc là một dạng, là hạnh phúc trong một lĩnh vực cụ thể của cuộc sống, đấy là công việc Đây là hạnh phúc trong công việc, liên quan đến công việc, tại nơi làm việc, và nó cũng có những dau hiệu chung của hạnh phúc nói

chung Hạnh phúc (cảm nhận hạnh phúc) trong công việc là trang thải tích cực cua

người lao động thé hiện ở sự hài lòng, trải nghiệm các cảm xúc dương tính ưu thể hơn cảm xúc âm tinh và cảm thay y nghĩa của công việc cũng như giá trị của bản thân

trong công Việc.

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc gồm 3 mặt:

- Hài lòng với công việc;

- Trải nghiệm cảm xúc đương tính trội hơn hắn cảm xúc âm tính trong công

- Thấy được ý nghĩa của công việc mình làm và thé hiện được giá trị ban thân

trong công việc.

Như vậy, người lao động cảm thấy hạnh phúc trong công việ là người hài lòng với công việc; thường xuyên trải nghiệm nhiều cảm xúc dương tính và ít trải nghiệm cảm xúc âm tính; cảm thấy mình đang làm những việc có ý nghĩa và thấy được giá trị

của bản thân trong công việc mình làm.

1.3 Hạnh phúc trong công việc của người lao động ở trường đại học LuậtHà Nội

Cảm nhận hạnh phúc trong lao động của người lao động ở trường đại học Luật

Hà Nội cũng bao gồm 3 khía cạnh: hài lòng với công việc, trải nghiệm cảm xúc dương tính trội hơn cảm xúc âm tính và cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa.

- Hai lòng với công việc

Nhiệm vụ chính của trường đại học Luật Hà Nội là đào tạo và nghiên cứu khoa

học Vì vậy, công việc của người lao động ở đây cũng chủ yếu là giảng dạy và nghiên

11

Trang 15

cứu khoa học, hoặc các công việc hỗ trợ hoặc liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu

khoa học, như giáo vụ, thư viện, tài chính, quản lí người học Công việc của người

lao động ỏ trường đại học Luật Hà Nội gồm 13 khía cạnh chính và sự hài lòng vơi công việc chính là tong hợp sự hai lòng trên 13 khía cạnh này:

1 Hài lòng với nội dung công việc mình dang làmHài lòng với thu nhập từ công việc

Hài lòng về điều kiện vật chất của trường

Hài lòng với môi trường văn hóa chung của trường

Hài lòng với đồng nghiệp

Hài lòng với người lãnh đạo trực tiếp của mình Hai lòng với đánh giá của lãnh đạo về mình

Hài lòng với đánh giá của đông nghiệp vê mình ewe aA A A SY p Hài long với vi tri của minh trong nhà trường

10.Hài lòng với sự tiễn bộ của bản thân về chuyên môn 11.Hài lòng với sự thăng tiễn của bản thân trong công việc 12.Hài lòng về năng lực làm việc của mình

13.Hài lòng về người học là sinh viên (chính quy văn bang | trong trường) - Trai nghiệm cảm xúc dương tính nhiều hơn cảm xúc âm tính

Cam xúc mang tính phố quát cao Trên cơ sở quan sat trong quá trình công tác và tham khảo một số công trình nghiên cứu về cảm xúc ở nơi làm việc của Phan Thị Mai Hương, Đỗ Lệ Hang, Dang Thu Trang (2017), chúng tôi xác định 7 cảm xúc

dương tính và 7 cảm xúc âm tính đặc trưng ở người lao động ở trường đại học Luật

Hà Nội dé tiến hành khảo sát Các cảm xúc đó bao gồm:

+ Cảm xúc dương tính: Vui vẻ, Hứng thú, Thoải mái, Có động lực, Hy vọng,

Tu hào, Bình yén;

+ Cảm xúc âm tính: Khó chịu, Tức giận/ Buc minh, Buôn, Chán nản, Lo lắng,

Thất vọng và Căng thắng.

Trang 16

- Cam thấy công việc của mình có ÿ nghĩa, có giá trị Cảm nhận ý nghĩa, giá trị của công việc bao gồm:

+ Cảm nhận ý nghĩa của công việc: cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa; cảm thấy công việc mình đang làm có ích;

+ Cảm thấy giá trị của bản thân trong công việc: cảm thấy năng lực của mình được phát huy; cảm thấy kết quả lao động của mình là có giá trị.

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của người lao động ở trường đại học luật

Hà Nội chính là sự tích hợp của 3 mặt trên, đến lượt mình, mỗi mặt lại là sự tích hợp

của các khía cạnh trong mặt đó.

1.4 Vếu tô ảnh hưởng đến cảm hạnh phúc trong công việc

Hanh phúc của người lao động trong công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tô, từ sinh học, tâm lí cho đến văn hóa, xã hội (Knud S Larsen, Lê văn Hảo, 2015) Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của 4 yêu tố: 1, thu nhập; 2, yếu tố lãnh đạo; 3, môi trường làm việc; 4, sự ghi nhận (nỗ lực, thành tích).

2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của người lao

động ở trường đại học Luật Hà Nội

2.1 Vài nét về trường Đại học Luật Hà Nội và người lao động ở trường Đại

học Luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà Nội được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1977, làmột trường công lập Hiện nay, trường là don vi trực thuộc Bộ tư pháp, trường có 24

đơn vi trực thuộc trong đó có 8 khoa, 2 bộ môn trực thuộc Ban giám hiệu, 9 phòng, 5

trung tâm và viện Trong định hướng phát triển, trường đại học Luật Hà Nội xác định là trường đại học có định hướng nghiên cứu; có sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước, cung cấp các sản pham khoa học và dịch vụ pháp lý chất lượng cao cho Nhà nước, xã hội và người dân, tham gia tích cực trong công tác xây dựng pháp luật và chính sách, phản biện xã hội, góp phần thực hiện

13

Trang 17

nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trường xác định tầm nhìn trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo pháp luật và cán bộ về pháp luật ở Việt Nam, phan dau trở thành cơ sở đào tạo luật có uy tín, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá khoa học pháp lý hàng đầu của Việt Nam và có thương hiệu trong khu vực Đông Nam Á Hiện tại, tổng số người

làm việc ở trường đại học Luật Hà Nội là hơn 420 người, trong đó có 243 giáo viên,178 cán bộ, viên chức.

2.2 Mẫu nghiên cứu

Do đặc điểm của trường đại học Luật Hà Nội là tất cả các đơn vị tập trung ở một địa điểm, số lượng cán bộ, nhân viên không quá lớn (420) người, giảng viên lại thường đi công tác, hoặc có việc (giờ lên lớp, chấm bài ) mới vào trường, cho nên chúng tôi quyết định điều tra toàn bộ, nghĩa là chúng tôi mang phiếu đến từng bộ phận, phát phiếu cho tất cả những người có mặt và cố gắng liên hệ với những người văng mặt dé nghị họ trả lời Kết quả chúng tôi phát ra 250 phiếu, thu về 219 phiếu và

sau khi loại trừ những phiếu không hợp lệ, còn lại 198 phiếu Một số đặc điểm của

mẫu nghiên cứu được thê hiện ở bang 1.

Bang 1 Một sô đặc điềm của mau nghiên cứu

Công việc Giảng viên : 117 59,1Ì Chuyên viên và nhân viên 81 40,9

Tổng 198 100

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 18

Phương pháp thu thập đữ liệu chủ yếu là bảng hỏi Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp trò chuyện - phỏng vấn và trò chuyện — thảo luận.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trên cơ sở tham khảo bảng hỏi được một số tác giả trong và ngoài nước đã sử dụng và đang sử dụng để nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc nói chung và cảm nhận

hạnh phúc của người lao động trong công việc, chúng tôi xây dựng bảng hỏi (phụ lục

1) bao gồm các nội dung dưới đây.

- Thang do mức độ hài lòng với công việc (câu B) gom 13 items tìm hiểu về

mức độ hài lòng trên 13 mat của sự hài lòng chung với công việc.— Hài lòng với nội dung công việc mình dang làm tại trường

Hài lòng với thu nhập từ công việc

Hài lòng về điều kiện vật chất của trường

Hài lòng với môi trường văn hóa chung của trường

Hài lòng với đồng nghiệp

Hài lòng với người lãnh đạo trực tiếp của mình Hài lòng với đánh giá của lãnh đạo về mình

Hai lòng với đánh giá của đông nghiệp vê mình

\(©_ mA ¬\ CƠ CC: BP C2 WN Hài lòng với vi trí của mình trong nhà trường

10 Hài lòng với sự tiến bộ của bản thân về chuyên môn 11 Hài lòng với sự thăng tiến của bản thân trong công việc 12 Hài lòng về năng lực làm việc của mình

13 Hài lòng về người học là sinh viên (chính quy văn bang 1 trong trường) - Thang do cảm xúc dương tính và âm tính (câu C):14 items hỏi về 7 cảm xúc

dương tính và 7 cảm xúc âm tính.

+ Các cảm xúc dương tính: Vui vẻ, Hứng thú, Thoải mái, Có động lực, Hy

vọng, Tự hào, Bình yên

15

Trang 19

+ Các cảm xúc âm tính: Khó chịu, Tức giận/ Bực mình, Buồn, Chán nản, Lo lắng, Thất vọng và Căng thắng

- Thang do mức y nghĩa (giá trị) cua công việc (cau D)

Do lường mức độ đánh giá của cá nhân về ý nghĩa của công việc mình thực hiện và giá trị bản thân thể hiện trong công việc của người lao động băng 4 mệnh đề Thang 5 mức độ từ không đúng với tôi (1 điểm) đến 5 (hoàn toàn đúng với tôi) được

sử dụng.

Trong bảng hỏi còn có các câu E, F, G, H, I, K, LvàM dé tìm hiểu về các yếu tố nha môi trường làm việc, lãnh đạo, sự ghi nhận thành tích, nỗ lực của người lao động Câu A trong bản hỏi dùng để thu thấp thông tin cá nhân người lao động.

Phương pháp trò chuyện — phóng van và trò chuyện - thảo luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, chủ yếu là khi phân tích dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi còn sử dụng hai hình thức trò chuyện: trò chuyện phỏng vấn và trò chuyện thảo luận để thu thập thêm một số thông tin nhằm lí giải một số van đề ở kết quả nghiên cứu Cụ thé chúng tôi đã sử dung 2 phương

pháp nay với 8 trường hop.

2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Tạo các biến số hạnh phúc và đánh giá mức độ hạnh phúc

- Mức độ hài lòng của công việc: là tông hợp của mức độ hài lòng trên 13 khía cạnh (13 items) Căn cứ vào điểm trung bình, người lao động sẽ thuộc một trong

những mức độ sau:

+ Không hài lòng: Có điểm trunh bình trong khoảng 0 — 3,0; + Ít hài lòng: Có điểm trunh bình trong khoảng 3,01 — 5;

+ Bình thường (nửa hài lòng, nửa không hài lòng): Có điểm trunh bình trong

khoảng; 5,01-6,0

+ Kha hài lòng: Có điểm trunh bình trong khoảng 6,01 — 8;

Trang 20

+ Hài lòng: Có điểm trunh bình trong khoảng 8,01 — 10.

- Mức độ trội của cảm xúc dương tính so với cảm xúc âm tính được tính bằng

chênh lệch (hiệu) của trung bình cảm xúc dương tính — trung bình cảm xúc âm tính,

mức chênh có thể có giá trị âm, dương hoặc = 0 Căn cứ vào độ trội của cảm xúc

dương tính, người lao động sẽ thuộc | trong những mức sau:

+ Cảm xúc âm tính lẫn at: từ giá trị âm cho đến +0,00 điểm; + Tương đương: từ 0,01 cho đến +1,00 điểm;

+ Cảm xúc dương tinh lấn at: từ 1,01-5 điểm

- Mức ý nghĩa cua công việc: là trung bình cộng của 4 item của thang va sau

đó căn cứ vào điểm này để đưa người lao động vào một trong những mức:

+ Rất có ý nghĩa (4,21 đến 5,0 điểm);+ Có ý nghĩa (3,41 đến 4,20 điểm);

+ Bình thường (50/50) (2,61 đến 3,40 điểm);+ Ít ý nghĩa (1,81 đến 2,60 điểm);

+ Không có ý nghĩa gì (1,0 đến 1,80 điểm);

- Hạnh phúc tổng hợp là tích hợp của mặt: hài lòng chung, ý nghĩa của công việc và mức độ trội của cảm xúc dương tính Từ sự tích hợp này, có thể xác định những mức độ hạnh phúc tông hợp như sau:

+ Những người rất hạnh phúc Đây là những người hội tụ đủ 3 tiêu chí của

hạnh phúc trong công việc, gồm: có mức độ hài lòng cao ở các mặt trong công việc, có cảm xúc dương tính trội hơn hắn cảm xúc âm tính và thay được ý nghĩa công việc

mình làm cũng như giá tri của bản thân trong công việc.

+ Những người khá hạnh phúc Gồm những người hội tụ được 2 trong số 3 tiêu chí của hạnh phúc Họ gồm 3 nhóm: 1, những người có mức độ hài lòng cao với công việc, trải nghiệm cảm xúc đương tính nhiều hơn hắn cảm xúc âm tính nhưng không cảm thay công việc cũng như bản thân có giá tri cao; 2, những người có mức độ hài

lòng cao với công việc, cam thay công việc cũng như ban thân có giá tri cao, nhưng17

Trang 21

trải nghiệm cảm xúc dương tính ít hơn hoặc mức độ tương đương cảm xúc âm tính; và

3, những người trải nghiệm cảm xúc đương tính nhiều hơn hắn cảm xúc âm tinh, cảm thấy công việc và bản thân có giá trị cao, nhưng lại có mức độ hài lòng trong công

việc không cao.

+ Những người cảm thấy it hạnh phúc (hạnh phúc nhỏ nhoi) trong công việc Gồm những người chỉ hội tụ được | tiêu chi của hạnh phúc Ho cũng gồm 3 nhóm:], những người cảm thay công việc và bản thân có giá tri cao, nhưng có mức độ hài lòng

không cao với công việc, trải nghiệm cảm xúc dương tính ít hơn hoặc tương đươngcảm xúc âm tính; 2, những người có mức độ hài lòng cao với công việc nhưng trảinghiệm cảm xúc dương tính ít hơn hoặc tương đương cảm xúc âm tính và không cảm

thấy công việc và bản thân có giá trị cao; 3, những người trải nghiệm cảm xúc dương tính nhiều hơn hắn cảm xúc âm tính, nhưng không cảm thấy công việc và bản thân có

gia trị cao, và có mức độ hài lòng không cao với công viéc.

+ Những người không hạnh phúc trong công việc Gồm những người không hội

tụ được bất cứ tiêu chí nào của hạnh phúc Họ có mức độ hài lòng với công việc không cao, trải nghiệm cảm xúc âm tính nhiều hơn hoặc tương đương cảm xúc dương tính và không thấy công việc cũng như bản thân có giá trị cao.

- Điểm hạnh phúc tổng hợp được tính toán bằng cách tích hợp 3 tiêu chuẩn của

hạnh phúc: hài lòng với công việc, trải nghiệm cảm xúc dương tính trội hơn cảm xúc

âm tính và cảm thấy công việc và bản thân có có giá trị Do thang điểm của 3 thành phan này không như nhau, nên chúng được qui về điểm chuẩn Z cho thống nhất (điểm trung bình = 0 và độ lệch chuẩn = 1 cho cả 3 phân bố điểm của 3 biến số tương ứng với các tiêu chuẩn của hạnh phúc).

Các phép tính của toán học thông kê

Với việc sử dụng phần mềm SPSS, các dữ liệu thu được đã được xử lí một cách nhanh chong và chính xác, cho chúng tôi các giá trị thống kê dé phân tích Trong dé tài này, các phép thống kê được sử dụng gồm:

Trang 22

- Độ tin cậy Các thang đo được điều tra thử trên mẫu 30 người lao động dé kiểm tra độ tin cậy, hệ số Cronbach Alpha, và nếu cần thiết thì chỉnh sửa Kết quả cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy.

- Thống kê mô tả: điểm trung bình, tần suất, độ lệch chuẩn, trung vỊ, yếu VỊ,

giá tri lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ nghiêng, độ nhọn được dùng để mô tả đặc điểm

các đường phân bồ điểm hài lòng với công việc, mức độ vượt trội của cảm xúc đương tính, ý nghĩa của công việc và hạnh phúc tổng hợp chuẩn hóa.

- Phép kiểm định t-test và F test được sử dụng trong so sánh điểm hạnh phúc trong công việc theo các lát cắt, trong kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với mô hình tổng thé.

- Tương quan Pearson được áp dụng để xem xét mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn đánh giá hạnh phúc.

- Phép hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là cảm nhận hạnh phúc tổng hợp chuẩn hóa và bién độc lập là các yếu tô lãnh đạo, môi trường làm việc và sự ghi nhận thành tích dé phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ

3 Tong thuật kết quả nghiên cứu thực trang mức độ hạnh phúc trong công

việc của người lao động tại trường đại học Luật Hà Nội3.1 Thực trạng mức độ hài lòng với công việc3.1.1 Mức độ hài lòng chung

Bảng 2 Các mức độ hài lòng tổng hợp

TT Mức độ/điểm hài lòng Số người Ty lệ %

1 | Không hai lòng (< 3 điêm) 0 0

2 | It hai lòng (3,01 — 5) 8 4

3 | Binh thường (5,01-6,5) 37 18,7%4 | Kha hài lòng (6,51 - 8,0) 102 51,5

19

Trang 23

5 | Hài long (8,01 — 10) 51 25,8

Tong 198 100%

Hài lòng với công việc trong nghiên cứu này là tổng hợp sự hai lòng về tat cả các mặt cơ bản liên quan đến công việc như hài lòng với chính công việc, với thu

nhập, với môi trường tô chức (văn hóa, vật chất), con người trong tô chức (lãnh đạo,

đồng nghiệp và người học) và các yếu tố bản thân liên quan đến thực hiện công việc

(chức vụ, sự tiễn bộ về nghè, năng lực làm việc, sự thăng tiến).

Kết quả tông hợp cho thấy, người lao động tại Đại học Luật Hà Nội đạt điểm hài lòng là 7,18 trên thang điểm 10 Có thé coi họ là những người tương đối hài lòng với công việc của mình Điểm tối thiểu là 4 và điểm tối đa là 10 Theo cách phân chia

thành 5 mức thi không có người lao động nao ở mức không hai lòng, 8 người, tức 4%,

ở mức ít hài lòng; 37 người, tức 18,7% cảm thấy bình thường, tức là nửa hai lòng va nửa không hài lòng; 102 người, chiếm 51,5% ở mức khá hài lòng và 51 người, chiếm 25,8% ở mức hài lòng Đặc biệt ở đây có 13 người, chiếm 6,5% có điểm hài lòng từ 9 đến 10, có thể xem đây là những người hoàn toàn hài lòng Như thế, mẫu nghiên cứu có tỷ lệ người hài lòng cao hơn gấp hàng chục lần những người ít hài lòng với công

việc tai trường.

Có thé thấy, tại trường DH Luật Hà Nội, da số hài lòng với công việc, trong đó

có một nhóm cảm thấy rất hài lòng nhưng cũng có một số ít cảm thấy ít hài lòng 3.1.2 Mức độ hài lòng với công việc trên từng khía cạnh cụ thể

Xét từng khía cạnh của hài lòng trong công việc (bang 3 và 4) có thé thấy các

khía cạnh này vừa có những điêm chung vừa có đặc trưng riêng.

Bảng 3 Mức độ hài lòng trong công việc ở các khía cạnh cụ thể

Các mặt Trung | Trung | Độ lệch Độ Độ° binh vi chuan | nghiêng | nhọn

Hai lòng tong hop 7,18 | 7,17 | 1,14 | -0,25 | 0,32

1 Hai lòng với nội dung công việc 7,31 8,00 1,75 -0,71 1,16

Trang 24

2 Hài lòng với thu nhập 5,95 6,00 2,02 -0,45 0,403 Hài lòng với môi trường văn hóa 7,35 7,00 1,35 -0,49 0,75

4 Hài lòng với điều kiện vật chât 6,41 6,50 1,87 -0,30 0,21

5 Hài lòng với vi trí của mình 7,50 8,00 1,50 -0,40 0,15

6 Hai lòng với tiên bộ chuyên môn 7,44 8,00 1,36 -0,55 0,60 7 Hài lòng với su thang tién 6,94 7,00 1,80 -0,94 2,24

8 Hai long voi nang luc lam viéc 7,73 8,00 1,22 -0,70 2,269 Hai long voi lanh dao 7,64 8,00 1,82 -0,97 0,9310 Hài long với đánh gia của lãnh dao |_ 7,38 8,00 1,73 -1,07 1,75

11 Hai lòng với đông nghiệp Ộ 7,71 8,00 1,47 -0,84 1,40

12 Hải lòng với đánh giá của đông 7,47 8.00 1,63 1,26 3,67

13 Hài lòng với người học 6,94 7,00 1,45 -0,25 0,56

Trừ khía cạnh thu nhập, điểm hài lòng trung bình của tất cả các khía cạnh còn lại đều ở mức trung bình, không có khía cạnh nào ở mức cao, nghĩa là cảm nhận hai lòng của người lao động trên các khía cạnh là tương đối đồng đều Tat cả các khía cạnh đều có độ nghiêng âm, tức là đường phân bố mức độ hài lòng lài về bên trái, trung vị lớn hơn trung bình, phần đông người lao động có điểm hải lòng cao hơn điểm hài lòng bình quân, tuy nhiên bên cạnh đó có một bộ phận cảm thay không hai lòng, ít hài lòng (phân bố lan trái) Ở 9/13 khía cạnh có điểm hai long cao hơn điểm hài lòng trung bình tổng hop, trong đó Hai lòng với năng lực làm việc của bản thân có điềm cao nhất (TB=7,73), tiếp đến là Hài lòng với đồng nghiệp (TB=7,71), Hài lòng với lãnh đạo trực tiếp của mình (TB=7,64), Hài lòng với vị trí của mình (TB=7,54), Hài lòng với đánh giá của đồng nghiệp (TB=7,47), Hài lòng với tiễn bộ chuyên môn (TB=7,40), Hài lòng với đánh giá của lãnh đạo

(TB=7,38), Hai long với môi trường văn hóa (TB=7,35) và Hai lòng với nội dungcông việc (TB=7,31) Trừ khía cạnh Hai long với môi trường văn hóa có trung vi

=7, tất cả những khía cạnh còn lại đều có trung vị = 8, nghĩa là có 50% người lao động ở trường Đại học Luật Hà Nội cảm thấy khá hài lòng và rất hài lòng với

công viéc.

Trong 13 khía cạnh duoc xem xét, thu nhập là khía cạnh người lao động

cảm thấy ít hài lòng nhất Điểm hài lòng ở đây là 5,95 - ở mức thấp và kém xa

21

Trang 25

điểm hài lòng tong hop Tuy nhiên độ lệch chuẩn ở khía cạnh này = 2,02, là lớn nhất trong thang đo Điều này chứng tỏ ở đây có sự phân tán lớn nhất trong đánh giá của người lao động, bên cạnh phần đông chưa hài lòng với thu nhập của mình thì có một bộ phận lại cảm thấy hài lòng Tiếp sau thu nhập là Diéu kiện vật chat làm việc (TB = 6,41), Sự thăng tiễn của bản thân và khía cạnh Hài lòng với người học có cùng điểm hài long là 6,94 Nét chung ở các khía cạnh này là điểm trung bình hài lòng thấp hơn trung bình hài lòng chung, giá trị trung vị đều = 7 và nhỏ hơn giá tri trung vi tổng hợp Ngoài ra, như đã nhận xét ở phần trên, độ nghiêng của chúng đều có giá trị âm nghĩa là đồ thị phân bố điểm hài lòng ở các khía cạnh nay lệch trái Tất cả những điều nay cho thay người lao động ít cảm thấy hai lòng ở các khía cạnh này và mức độ hai lòng của họ có xu hướng thấp

hơn trung bình hài lòng chung Tỷ lệ các mức hài lòng trên từng khía cạnh được

tổng hợp ở bảng 4.

Bang 4 Tỷ lệ % các mức độ hài lòng ở các khía cạnh cu thé ae Không | [thai | Binh | Khahai| Hài 3 Môi trường van hóa 1,5 8,1 11,6 62,1 16,7

4 Điều kiện vật chat 8,6 20,8 20,7 39,4 10,6

5 Vi tri cua minh 1,5 9,6 10,6 54,6 2352

6 Tiên bộ chuyên môn 1,0 9,6 9,1 63,7 16,7 7 Su thang tién 4,5 13,1 16,7 49,5 16,2

8 Nang luc lam viéc 0,5 4,0 7,1 66,7 21,7

9 Lãnh dao tric tiép 4,0 8,6 7,1 43,4 36,8

10 Đánh gia của lãnh dao 3,5 11,6 6,6 56,0 22d

Trang 26

Trên bình diện giới tính, mặc dù có sự chênh lệch về điểm hài lòng giữa hai nhóm nam và nữ người lao động nhưng phép thẩm định T cho biết sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,143) Tương tự như vậy cũng không có sự khác biệt đáng ké về mức độ hài lòng giữa hai nhóm người lao động theo chức vụ (nhóm đang

hoặc đã từng giữ chức vụ lãnh đạo và nhóm nhân viên), theo công việc (giảng viên vàngười thực hiện công việc khác), theo ngạch bậc (nhóm giảng viên chính, giảng viên

cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp) Điều này cho thay mức độ hài

lòng với công việc ít phụ thuộc vào giới tính, chức vụ, công việc và chức danh của

Giữa các nhóm người lao động theo độ tudi va theo thâm niên công tác, kết qua so sánh cho thấy có sự khác biệt đáng ké về mức độ hài lòng giữa các nhóm người lao động Theo độ tuổi, nhóm người lao động đến 30 tuổi cảm thay hai long hơn trong công việc (TB hai lòng =7,31); sang độ tuổi 31 — 40, mức độ hai lòng giảm (TB hai

23

Trang 27

lòng =6,67), sau đó tăng lên ở 2 nhóm độ tuổi tiếp theo là nhóm 41-50 (TB hai lòng =7,42) và nhóm trên 50 tuổi (TB hài long =7,59) Giá trị p<0,001 và F=7,69 cho biết sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê và mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng ở các

nhóm là phù hợp Tương tự như vậy, theo thâm niên làm việc, nhóm người lao động

có thâm niên từ 1-5 năm có mức độ hài lòng là 7,45; chuyển sang nhóm có thâm niên từ 6 — 15 năm giảm xuống còn 6,72 và sau đó lại tăng lên đến 7,41 ở nhóm 16 — 25 năm và 7,49 ở nhóm có thâm niên trên 25 năm Gia trị p<0,001 và F=7,573 cho thay khác biệt giữa các nhóm người lao động theo thâm niên là có ý nghĩa thống kê và mô hình nghiên cứu ở đây là phù hợp Tức là, kết quả so sánh mức độ hài lòng giữa các nhóm người lao động theo tuổi và thâm niên công tác là đáng tin cậy.

3.1.4 Tương quan giữa mức độ hai lòng với các khía cạnh công việc

- Có nhiều mối tương quan, tất cả đều là tương quan thuận, nghĩa là cùng tưng hoặc cùng giảm, mức độ mạnh yếu da dang: từ không đáng kê, yếu, trung bình đến mạnh (trong thống kê, mối tương quan có hệ số tương quan (Pearson

correlation) từ 7 trở lên được xem là mạnh).

- Giữa các khía cạnh của hài lòng với công việc, tương quan mạnh nhất và duy nhất ở mức mạnh là tương quan “Hài lòng về đánh giá của lãnh đạo”- “Hai lòng về đánh giá của đồng nghiệp” (R=0,85), các tương quan gần chạm ngưỡng mạnh gồm “Hài lòng về vị trí của mình” — “Hài lòng về sự thăng tiến” (R=0,67), “Hài lòng về vị trí của minh” — “Hài lòng về đồng nghiệp” (R=0,66), “Hài long về điều kiện vật chất ở nơi làm việc” — “Môi trường văn hóa” (R=0,64), “VỊ tri làm việc” — “Nội dung công việc” (R=0,64), “Môi trường văn hóa” — “Đồng nghiệp” (R=0,63) và một số tương quan khác Trong khi khía cạnh “Hài lòng với

lãnh đạo” và “Hài lòng với đánh giá của lãnh đạo” ít có tương quan và tương

quan không mạnh với những khía cạnh còn lại, thì việc tương quan “Hài lòng về đánh giá của lãnh đạo”- “Hài lòng về đánh giá của đồng nghiệp” không những mạnh nhất mà còn rất mạnh (R=0,85) là một điểm đáng chú ý Nó cho thấy, với

Trang 28

người lao động, đánh giá của lãnh đạo liên quan chặt chẽ với đánh giá của đồng nghiệp về người lao động Ở đây có hai khả năng: 1, người lãnh đạo đánh giá về người lao động trên cơ sở tham khảo ý kiến đánh giá của tập thể người lao động và 2, đánh giá của người lãnh đạo ảnh hưởng đến đánh giá của đồng nghiệp khác đến người lao động.

Bảng 6 Tương quan giữa các khía cạnh của hài lòng với công việc

Khía | Nội | Thu | DK |Đồng|Lãnh| Văn |Vị trí Tiến Thăng Năng | Đánh | Đánh | Sinh

cạnh |dung| nhập | vật nghiện đạo | hóa bộ CM tiên lực LV gia củabgiá của| viên

Trang 29

- Những khía cạnh có tương quan mạnh hơn với khía cạnh khác gồm nội dung công việc, thu nhập, điều kiện vật chất, đồng nghiệp, môi trường văn hóa, v1 trí làm việc, đánh giá của lãnh đạo, đánh giá của đồng nghiệp, tiến bộ về chuyên môn, sự thăng tiễn và sinh viên, nghĩa là hầu hết các khía cạnh Điều này cho thay những việc mà trường ĐH Luật Hà Nội dang day mạnh hiện nay như tim cách nâng thu nhập của người lao động, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh sẽ có tác dụng dén nhiều mặt khác và cả mức độ hài lòng

chung với công viéc.

- Khía cạnh có ít mối tương quan có ý nghĩa và tương quan yếu nhất là “Hài lòng với lãnh đạo trực tiếp của mình” Khía cạnh này có mối tương quan có ý nghĩa chỉ với “Hài lòng về đồng nghiệp”, ‘Hai lòng về môi trường văn hóa”, “Hài lòng về vị trí của mình”, “Hai lòng về đánh giá của đồng nghiệp” va “Hài lòng về đánh giá của lãnh đạo” Hệ số tương quan R (Pearson correlation)<0,30 cho biết các tương quan này không mạnh Điều này cho thấy, theo đánh giá của mẫu nghiên cứu, ảnh hưởng không mạnh của người lãnh đạo trực tiếp đến các khía cạnh của hài lòng với công việc Điều này, theo chúng tôi, chứng tỏ người lao động có xu hướng xem công việc là công việc, nó không phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo trực tiếp, và đây chính là thái độ chuyên nghiệp của người lao động trong công việc, nghĩa là nên xem đây là một biểu hiện tích cực.

- Mỗi khía cạnh có tương quan thuận với sự hài lòng chung về công việc, trong đó ưu thế là những tương quan mạnh và trung bình, trong đó mạnh nhất là tương quan “Hài lòng với vị trí của mình” — “Hài lòng chung về công việc” (R=0,81), tiếp theo “Hài lòng về môi trường văn hóa chung” - “Hài lòng chung về

công việc” (R=0,75), “Hài lòng vê nội dung công việc” - “Hài lòng chung vé

Trang 30

công việc” (R=0,72), “Hài lòng về điều kiện vật chất” - “Hài lòng chung về công việc” và “Hài lòng về đồng nghiệp” - “Hài lòng chung về công việc” đều có hệ số tương quan R=0,72 Tương quan yếu nhất là “Hài lòng với lãnh đạo” - “Hài lòng chung về công việc” có R = 0,50 và “Hài lòng về sinh viên” - “Hài lòng chung về công việc” có R=0,58 Như vậy, dé nâng cao mức độ hài long về công việc của người lao động ở trường ĐH Luật Hà Nội thì những biện pháp về sắp xếp vị trí,

giao nội dung công việc với từng người, nâng cao môi trường văn hóa chung,

tăng cường các mỗi quan hệ đồng nghiệp rất có thé là những biện pháp hiệu qua

3.2 Thực trạng trải nghiệm cảm xúc dương tính và cảm xúc âm tính3.2.1 Trai nghiệm cam xúc dương tinh

Phan lớn người lao động có trải nghiệm cảm xúc đương tinh lan at cảm xúc

âm tính: 46,8% người lao động trải nghiệm cảm xúc dương tính khá thường xuyên,25,3% - thường xuyên 4,8% luôn có cảm xúc tích cực Tuy vậy, cũng có 2,1% người

lao động ít được trải nghiệm cảm xúc dương tính trong công việc Có thé thấy, bức tranh ở đây về cơ bản tương đồng với bức tranh về mức độ hài lòng với công việc đã được bàn đến ở trước đó.

Bảng 7 Mức độ trải nghiệm cảm xúc dương tính

TT | Mức điểm — mức trải nghiệm cảm xúc Số lượng người lao Tỷ lệ%

1 | Mức 2 diém — hiếm khi 4 2,12 | Mức 3 điểm - thỉnh thoảng 44 23,2

3 | Mức 4 diém — khá thường xuyên 85 46,84_ | Mức 5 điểm — thường xuyên 48 25,3

5 | Mức 6 diém - luôn luôn 7 4,8 Tong cộng 190 100,0

3.2.2 Trái nghiệm cam xúc âm tinh

Phân đông (55,7%) người lao động hiêm khi hoặc hau như không bao giờ trảinghiệm cảm xúc tiêu cực trong công việc Sô người thường xuyên cảm nhận cảm xúc

tiêu cực là 2, chiếm 1%, khá thường xuyên 15, chiếm 7,6% Tức là tỷ lệ người ưu thế

27

Trang 31

về trải nghiệm cảm xúc tiêu cực là 8,7%, ít hơn nhiều lần tỷ lệ người hiếm khi và hầu như không trải nghiệm cảm xúc tiêu cực trong khoảng 1 tháng qua (chiếm 55,7%) Kết quả này phù hợp với kết quả về trải nghiệm cảm xúc tích cực đã phân tích ở trên.

Bảng 8 Mức độ trải nghiệm cảm xúc âm tính

TTỊ Mức điểm — mức trải nghiệm cảm Số lượng người lao Tỷ lệ%

xúc động

1 | Mức 1 điểm - không bao giờ 20 10,3 2_ | Mức 2 diém — hiém khi 89 45,4 3 | Mức 3 diém — thỉnh thoảng 69 34,7 4 | Mức 4 điêm - khá thường xuyên 15 7,6 5 | Mức 5 điểm - thường xuyên 2 1,0 6 | Mức 6 điểm - luôn luôn 0 0

Tổng cộng 194 100,0

3.2.3 Độ chênh giữa mức độ trải nghiệm cảm xúc dương tính và âm tính

Mức chênh giữa cảm xúc đương tính va âm tinh là một trong những mặt biểu hiện của hạnh phúc Người hạnh phúc có trải nghiệm cảm xúc dương tinh lan at cảm xúc âm tính, thậm chí vượt nhiều lần Ở nghiên cứu này, sỐ người lao động có cảm xúc dương tính lan at chiếm 67,6%, vượt xa nhiều lần số người có cảm xúc âm tính trội (10,1%) và số người mà hai loại cảm xúc này tựa như tương đương (22,3%).

Bảng 9 Mức chênh lệch trải nghiệm cảm xúc dương tính và âm tính

TT | Mức điểm — mức trải nghiệm cảm xúc Số lượng người lao Tỷ lệ%

3.3 Thực trang về cảm nhận ý nghĩa của công việc

Phan đông người lao động ở trường DH Luật Hà Nội cảm thấy công việc họ đang làm là có ý nghĩa và rat có ý nghĩa (giá trị trung vị = 4,00 cho biết 50% có điểm từ 4,0 đến 5,0) Tuy nhiên, đường phân bố lan trái (độ nghiêng âm và đáng kế) cho thay cũng có một bộ phận người lao động cảm thấy công việc của họ ít ý nghĩa hoặc bình

thường.

Trang 32

Bang 10 cho biét cu thé tỷ lệ các mức độ cam nhận ý nghĩa của công việc: 1, rất có ý nghĩa: 76 người, chiếm 38,4%; 2, có ý nghĩa: 88 người, chiếm 44,5%; 3, bình thường: 28 người, chiếm 7,1%; 4, ít ý nghĩa: 6 người, chiếm 3% Nghĩa là có đến 82,8% người lao động cho rằng công việc của họ rất có ý nghĩa hoặc có ý nghĩa Điều

này là hợp lí bởi vì mẫu nghiên cứu ở đây là những người làm công tác giáo dục đào

tạo hoặc phục vụ việc giáo dục và đào tạo ở một trường công lập Đáng chú ý ở đây là

có 17,2% cảm thấy công việc của mình ít ý nghĩa hoặc bình thường Điều này làm chúng tôi nhớ đến một số giảng viên trẻ bày tỏ thái độ băn khoăn về ý nghĩa của nghề

Gia trị công việc

Như vậy, xét về khía cạnh hạnh phúc trong công việc là thực hiện công việc có ý nghĩa, có 76 người lao động, chiếm 38,4% cảm thấy rất hạnh phúc trong công việc, 88 người, chiếm 44,4% cảm thay hạnh phúc; 28 người, chiếm 14,2% cảm thay binh thường và 6 người, 3%, cảm thấy ít hạnh phúc.

Bang 10 Mirc độ ý nghĩa của công việc

TT Mức điểm — mức ý nghĩa Số lượng người lao Tỷ lệ%

I_ | Rất có ý nghĩa (4,21 đến 5,0 diém) 76 38,4 2_ | Có ý nghĩa (3,41 dén 4,20 điêm) 88 44,4

' Chu Van Đức (2015), Thái độ đối với nghề của giảng viên trẻ trường đại học Luật Ha Nội, chuyên dé thuộc đề tài khoa

học cap trường 2015 “Đặc điêm tâm lí của giảng viên trẻ trường đại học Luật Hà Nội từ góc độ nghé trong bôi cảnhnâng cao chât lượng đào tạo”.

29

Trang 33

3 | Bình thường (50/50) (2,61 đến 3,40 điểm) 28 14,20 4_ | Ity nghĩa (1,81 đến 2,60 diém) 6 3,00 5 | Không có ý nghĩa gì (1,0 đên 1,80 diém) 0 0,00 Tong cộng 198 100,0

3.4 Tương quan giữa sự hài lòng chung trải nghiệm cảm xúc và cảm nhận

về ý nghĩa công việc

Bảng 11 cho biết hài lòng chung với công việc, trải nghiệm cảm xúc đương tính, trải nghiệm cảm xúc âm tính và mức ý nghĩa của công việc đều có tương quan

với nhau, trong đó tương quan giữa hài lòng với công việc, cảm xúc dương tính và ý

nghĩa của công việc đều là tương quan thuận, còn tương quan giữa hài lòng với công việc và ý nghĩa của công việc với cảm xúc âm tính đều là tương quan nghịch Trong

các tương quan nay, tương quan giữa cảm xúc dương tính và ý nghĩa của công việc

mạnh hơn (r=0,585) nhưng tất cả cũng chi ở mức trung bình.

Bảng 11 Hệ số tương quan giữa các mặt của hạnh phúc trong công việc Hài lòng với | Cảm xúc âm| Cảmxúc | Ý nghĩa của

công việc tính dương tính | công việc

Cảm xúc âm tính -0,432”” |

Cảm xúc dương tính 0,487" -0,425” |

Ý nghĩa của công việc 0,380” -0,306”” 0,585” |

Ghi chú: ở đây chỉ thé hiện những giá trị R có ý nghĩa thong kê, R** khi p<0,01.

3.5 Đánh giá chung về hạnh phúc trong công việc của người lao động ở

trường ĐHL Hà Nội

Bức tranh tong quan về hạnh phúc trong công việc

Hạnh phúc trong công việc của người lao động ở trường DH Luật Hà Nội

chính là tổng hợp của hạnh phúc trên 3 mặt: hài lòng với công việc, trải nghiệm cảm xúc trong công việc và mức ý nghĩa của công việc Tổng hợp các mặt này được hiển thị ở bảng 12 Dựa vào bảng này, có thé phân chia các nhóm người lao động với mức

độ hạnh phúc như sau:

| Bang 12 Tong hợp cảm nhận hạnh phúc trong công việc |

Trang 34

i nee 4a Cảm xúc dương | Y nghĩa củacông

So Nhan tính trội hơn việc Số | Tÿlệ A A A Ae A ` 0

HP Không Cao Không Trội | Không Cao người %

cao trội hơn | hon cao

Ghi chu: + là những mặt được đánh giá là hạnh phúc, - là những mặt không hạnh phúc.

- Những người rất hạnh phúc Đây là những người hội tụ đủ 3 tiêu chí của hạnh phúc trong công việc, gồm: có mức độ hai lòng cao ở các mặt trong công việc, có cảm xúc dương tính trội hơn hắn cảm xúc âm tính và thấy được ý nghĩa công việc mình làm cũng như giá trị của bản thân trong công việc Trong mẫu nghiên cứu, nhóm này có 52 người, chiếm 27,7 % Đây là dạng hạnh phúc có thể được xem là vững bền tại

nơi làm việc.

- Những người khá hạnh phúc Gồm những người hội tụ được 2 trong số 3 tiêu chí của hạnh phúc Nhóm này có 51 người, chiếm 27,1%, cụ thé ho là:

+ Những người có mức độ hài lòng cao với công việc, trải nghiệm cảm xúc

dương tính nhiều hơn han cảm xúc âm tính nhưng không cảm thấy công việc cũng như bản thân có giá trỊ cao: 5 người, chiếm 2,7%.

+ Những người có mức độ hài lòng cao với công việc, cảm thấy công việc cũng

như bản thân có giá tri cao, nhưng trải nghiệm cảm xúc dương tinh ít hơn hoặc mức

độ tương đương cảm xúc âm tính: 26 người, chiếm 13,8%.

+ Những người trải nghiệm cảm xúc dương tính nhiều hơn hắn cảm xúc âm tính, cảm thấy công việc và bản thân có giá trị cao, nhưng lại có mức độ hài lòng trong công việc không cao: 20 người, chiếm 10,6%.

31

Trang 35

- Những người cảm thấy hạnh phúc nhỏ nhoi trong công việc Gồm những người chỉ hội tụ được 1 tiêu chí của hạnh phúc Nhóm này có 52 người, chiếm tỷ lệ

27,7% Họ là:

+ Những người cảm thấy công việc và bản thân có giá trị cao, nhưng có mức độ

hài lòng không cao với công việc, trải nghiệm cảm xúc dương tính ít hơn hoặc tương

đương cảm xúc âm tính: 40 người, chiếm 21,3%.

+ Những người có mức độ hài lòng cao với công việc nhưng trải nghiệm cảm

xúc dương tính ít hơn hoặc tương đương cảm xúc âm tính và không cảm thay công việc va bản thân có giá tri cao: 10 người, chiếm 5,3%.

+ Những người trải nghiệm cảm xúc dương tính nhiều hơn hắn cảm xúc âm tính, nhưng không cảm thấy công việc và bản thân có giá trị cao, và có mức độ hài lòng không cao với công vié Ty lệ những người này rất thấp, chỉ có 2 người, chiếm

- Những người không hạnh phúc trong công việc Gồm những người không hội tụ được bất cứ tiêu chí nào của hạnh phúc Họ có mức độ hài lòng với công việc không cao, trải nghiệm cảm xúc âm tính nhiều hơn hoặc tương đương cảm xúc dương tính và không thấy công việc cũng như bản thân có giá trị cao Nhóm này có 33 người, chiếm tỷ lệ 17,6% trong mẫu người lao động.

Vậy những ai, thuộc mức độ hạnh phúc nào? Sử dụng phép kiểm định Chi dé

tìm mối liên hệ giữa các biến: mức độ hạnh phúc với tuôi, giới tính, công việc, chức

vụ thu được kết quả ở bảng 13 Từ bảng này có thể thấy rằng, ở chiều kích nào cũng có người hạnh phúc, người tương đối hạnh phúc và người không hạnh phúc

nhưng với tỷ lệ khác nhau Cụ thé:

- Trong số những người không hạnh phúc:

+ Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (trong số nữ có 21,3% không hạnh phúc, nhưng con sỐ này ở nhóm nam là 11,1%, ø < 0,05);

Trang 36

+ Ở độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, nhiều hơn các nhóm tuổi khác (trong số những người ở nhóm tudi này có 24,6% không hạnh phúc, con số này ở các nhóm khác là thấp hơn, ø < 0,001)

+ Thâm niên 6 -15 năm nhiều hon các nhóm khác (trong số những người có thâm niên công tác, có 23,2% không hạnh phúc, tỷ lệ này ở các nhóm khác đều thấp hơn, tuy vậy, nhóm 16 — 25 năm có tỷ lệ 22,9% không hạnh phúc, gần tương đương, còn nhóm mới di làm và nhóm làm việc lâu năm hơn thi tỷ lệ thấp hơn han, p<0,001) + Ở các đặc điểm khác cũng có sự chênh lệch, nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).

- Trong số những người hạnh phúc:

+ Tỷ lệ nữ ít hơn nam (trong số nữ có 21,3% hạnh phúc, nhưng con số này ở

nhóm nam là 41,3%, p < 0,05);

+ Ở độ tuôi từ 31 đến 40 tuổi, ít hơn các nhóm tuổi khác (trong số những người ở nhóm tuổi này có 4,6% hạnh phúc, con số này ở các nhóm khác là cao hơn, p <

Bang 13 Môi liên hệ giữa các mức hạnh phúc với độ tuôi giới tính, thâmniên, chức vụ, công việc, ngạch bậc của người lao động

Các đặc điểm Rất Tương | Không Tổng 3 Dp

Trang 37

+ Thâm niên 6 -15 năm ít hon các nhóm khác (trong số những người có thâm niên công tac từ 6 — 15 năm, có 8,7% hạnh phúc, ty lệ này ở các nhóm khác đều cao

hơn, p < 0,001)

+ Ở các đặc điểm khác cũng có sự chênh lệch, nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).

Điểm hạnh phúc tong hop

Điểm hạnh phúc tông hợp được tính toán bang cách tích hợp 3 tiêu chuẩn của

hạnh phúc: hài lòng với công việc, trải nghiệm cảm xúc dương tính trội hơn cảm xúc

âm tính và cảm thấy công việc và bản thân có có giá trị.

Phân bố điểm hạnh phúc được hiển thị ở biểu đồ trên đây Các chỉ số thống kê của phân bố điểm hạnh phúc: điểm trung bình = 0; trung vi = -0,0028; độ lệch chuẩn = 0,998; độ nghiêng = -0,346; độ nhọn = -0,064; cho thay phan bố tiệm cận chuan với điểm tối đa = 2 và điểm tối thiểu = -3,02 Biểu đồ lan nhẹ sang trái (độ nghiêng âm không đáng kể) cho thấy mặc dù số người thuộc nhóm rất hạnh phúc và hạnh phúc chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng bên cạnh đó có những người tất ít cảm thấy hạnh phúc

trong công việc.

Trang 38

~ an|

Frequency = co]1

Hạnh phúc tông hợp chuẩn hóa

Có thê khái quát rằng, người lao động tại trường Đại học Luật có mức độ hạnh

phúc không đồng đều Có những người rất hạnh phúc, nhưng cũng có những người không hạnh phúc, tuy vậy, tỷ lệ nhóm rất hạnh phúc vẫn cao hơn so với nhóm không hạnh phúc Bên cạnh đó có những người tương đối hạnh phúc và hạnh phúc nhỏ nhoi, họ chiếm ty lệ lớn nhất.

4 So sánh cảm nhận hạnh phúc trong công việc theo các lát cắt

4.1 Giới tính

Bảng 13 Kết quả so sánh cảm nhận hạnh phúc theo giới tính

Giới tính Hài lòng | Mức độ trội hơn | Y nghĩa của Hạnh phúc

chung của CXDT công việc tông hợp

Kết quả so sánh điểm trung bình của các mặt và hạnh phúc tổng hợp giữa hai

nhóm nam va nữ người lao động cho thay, trên hai mặt hai lòng chung với công việc35

Trang 39

và cảm nhận ý nghĩa của công việc, mặc dù điểm trung bình của nhóm nam đều cao hơn nhóm nữ, song sự khác biệt giữa hai nhóm là không đáng kể (p>0,05) Tuy nhiên ở mức độ trội hơn của cảm xúc dương tính, thì điểm trung bình của nam cao hơn nữ và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,007<0,05) Nghĩa là ở đây, người lao động là nam trải nghiệm nhiều niềm vui hơn, thoải mái hơn, có động lực hơn người lao động nữ Về hạnh phúc tong hợp, trung bình hạnh phúc tổng hợp của người lao động nam cũng cao hơn nữ và giá trị p=0,016<0,05 cho biết khác biệt này có ý nghĩa thông kê Sử dụng phương pháp phỏng van sâu và trò chuyện — thảo luận, chúng tôi thu được lời giải thích rang áp lực cuộc sông đối với nữ cao hơn nam: ngoài công việc ở

trường còn có việc nội trợ, chăm sóc con cái Tuy nhiên, theo chúng tôi, ở đây còn

có những nguyên nhân khác, ví dụ như đặc điểm sinh học hay sự khác biệt về tính cách giữa nam và nữ Chang han, so với nam, nữ thé hiện tinh hướng ngoại cao hon, thường hay dé ý cả những chuyện nhỏ nhặt và rất cóthê điều này làm giảm sự hài long

của họ với công việc nói riêng và cuộc sông nói chung.

Tóm lại, trong công việc, người lao động là nam cảm thấy hạnh phúc hơn người

lao động là nữ.

4.2 Tuổi

Bảng 14 Kết quả so sánh cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm theo độ tuổi

Hài lòn Mức độ trội | ,, „ Ề

Nhóm tuổi chung với hơn của om rh cons Egon pile

công việc CXDT Việc tông hợp

Trang 40

| Độ lệch chuẩn 1,19 1,02 0,51 0,82

p < 0,001 <0,001 0,043 <0,001

Gitra các nhóm người lao động theo độ tuôi, sự khác biệt có ý nghĩa ton tại ở

trên tất cả các mặt và cảm nhận hạnh phúc tổng hợp Cụ thể là:

- Ở các mặt của cảm nhận hạnh phúc trong công việc, bảng 3.2 và biểu đồ 3 dễ thấy quy luật chung ở đây là: cảm nhận sự hài lòng, ý nghĩa của công việc và độ vượt trội của cảm xúc dương tính giảm ở độ tuổi 31- 40, nhưng tiếp theo tăng ở những độ tuổi sau đó Tuy nhiên, độ biến đổi của mức ý nghĩa công của công việc chậm hơn so với mức biến đôi của mức độ hài lòng và độ chênh của cảm xúc dương tính so với

cảm xúc âm tính.

- Với hạnh phúc tổng hợp, sự biến đổi ở đây cũng theo quy luật trên: mức cảm nhận hạnh phúc cao ở độ tuôi không quá 30, giảm mạnh ở độ tuôi 31-40 và sau đó tăng ở những độ tuôi tiếp theo, nghĩa là ở đây, sau 40 tuổi, cảm nhận hạnh phúc trong công việc tăng khi tuôi của người lao động tăng Sự biến đổi ở đây là có ý nghĩa thống kê (p<0,001) Có nhiều cách giải thích sự biến đổi của cảm nhận hạnh phúc trên các mặt của nó và cảm nhận hạnh phúc tổng hợp theo độ tuôi:

Biểu đồ 3 Sự biến đổi cảm nhận hạnh phúc

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w