1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

159 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ©

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

BAO DAM TÍNH XÃ HỘI CUA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH

VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT

MA SO: LH — 2015 — 400/DHL - HN

Chủ nhiệm dé tai : TS Bùi Thi Dao

Thư ki dé tai : TS Nguyén Ngoc Bich

TRUNG TAM THONG TIN THU VIENTRƯỜNG ĐA! HOC LUAT HÀ NỘI

PHÒNG 00C_ 2 — _.

Hà Nội, tháng 4 năm 2015

Trang 2

DANH MỤC CHUYÊN DE

Nhóm chuyên dé lí luận về tính xã hội cua pháp luật và yêu cau bao

đảm tính xã hội của pháp luật trong thực tiễn 1 Quan niệm về tính xã hội của pháp luật

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật

3 Yéu cầu bảo dam tính xã hội của pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Nhóm chuyên đề bảo đảm tinh xã hội trong các hoạt động cu thé của quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật

1 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động xác định nhu cầu điều

chỉnh pháp luật

2 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá pháp luật,

tình hinh thi hành pháp luật, thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự thảo

văn bản qui phạm pháp luật

3 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá tác độngtrong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật

4 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm

5 Bảo dam tính xã hội trong hoạt động thẩm tra, thâm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

6 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động soạn thảo nội dungvăn bản qui phạm pháp luật

Chuyên đề sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để kiến nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản qui phạm phap luật

1 Kiến nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật nhằm bảo

đảm tính xã hội của pháp luật

Trang 3

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CHUYÊN ĐÈ

| TS Nguyễn Ngọc Bích Đại học Luật HN 9

2 | TS Bùi Thi Dao Đại học Luật HN 5,7, 8, 103 ThS Doan Thị Bạch Liên Đại học Luật HN 34 PGS.TS Lê Vương Long Đại học Luật HN 1,2

5 TS Nguyễn Văn Năm Đại học Luật HN 4

6 | TS Doan Thị Tố Uyên Đại học Luật HN 6

Trang 4

MỤC LỤC

STT NOI DUNG TR1 | Phan mo đầu 42 | Báo cáo tổng thuật 93 | Quan niệm về tính xã hội của pháp luật 414 | Các yếu tổ ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật 525 Yêu cầu bảo đảm tính xã hội của pháp luật ở Việt Nam hiện nay 696 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động xác định nhu cầu 80

điều chỉnh pháp luật

7 | Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá pháp | 90

luật, tình hình thi hành pháp luật, thực trạng quan hệ xã hội liên quan

đến dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

8 | Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá tác động | 99

trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật

9 | Bảo đảm tinh xã hội của pháp luật trong hoạt động lấy ý kiến trong| 114

quá trình soạn thảo văn bản qui phạm

10 | Bảo đảm tính xã hội trong hoạt động thẩm tra, thẩm định dự thảo văn | 124bản qui phạm pháp luật

11 | Bao đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động soạn thảo nội | 134dung văn bản qui phạm pháp luật

12 |Kiến nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật| 146nhằm bảo đảm tính xã hội của pháp luật

13 | Danh mục tài liệu tham khảo 155

Trang 5

PHAN THỨ NHAT

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong mọi xã hội có nhà nước, pháp luật luôn được coi là phương tiện

chủ yếu dé nhà nước quan lí xãhội Xét về bản chất, pháp luật của nhà nước nào cũng vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội Pháp luật có tính giai cấp vì pháp luật được ban hành bởi nhà nước- một tô chức của giai cấp cam quyền và pháp luật luôn có mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp cảm quyền Pháp luật có

tính xã hội vì pháp luật được ban hành ra dé điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan, tô chức, cá nhân trong xã hội nhăm đảm bảo sự hài hòa

trong sự tồn tại, phát triển của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó Pháp luật không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cam quyền nhưng không có nghĩa ý chí đó là tuyệt đối mà ý chí của giai cấp cầm quyền bị chỉ phối bởi những điều kiện xã hội cụ thê từ đó pháp luật nảy sinh và trong đó pháp luật được thực hiện Đồng thời, ý chí của các giai cấp, tầng lớp khác của xã hội cũng được thé hiện trong pháp luật ở những mức độ nhất định Mặc dù pháp luật luôn có tính giai cấp và tính xã hội nhưng mức độ và cách thức thé hiện của tính giai cấp, tính xã hội của pháp luật ở mỗi nhà nước, mỗi 'giai đoạn lịch sử đều có sự khác nhau Trong những thời kì xa xưa, ở các chế độ

chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tính giai cấp của pháp luật thường được coi là trội hơn so với tính xã hội Khi đó pháp luật được sử dụng như là phương tiện

để giai cấp cầm quyền thống trị xã hội, thực hiện sự cai trị đối với các giai cấp, các tầng lớp khác Tuy nhiên, xã hội phát triển đã kéo theo sự thay đôi về vai trò của pháp luật Ngày nay, xu hướng phổ biến trên toàn thế giới là nhà nước chuyển từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ Các nhà nước đều sử dụng pháp luật dé quản lí hướng tới một xã hội phén thịnh nói chung Không những thé, ở tat các quốc gia hiện nay đều có những van đề gần như thoát li hoàn toàn yếu tố giai cấp như vẫn đề bảo vệ môi trường, chống tác động xấu do biến đổi khí hậu Tất cả những điều đó đã khiến cho tính xã hội của pháp luật ngày càng

được coi trọng và phải được thê hiện rõ trong tỉnh thần chung cũng như trong các qui định cụ thể của pháp luật.

Trang 6

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới Tuy nhiên, do những yếu tố đặc thù về lịch sử, chúng ta mới thoát ra khỏi chế độ

phong kiến chưa lâu và ngay sau đó lại là một thời gian chiến tranh với nhận thức, tư duy mang nặng tính chủ quan, duy ý chí nên ít nhiều đã làm cho pháp

luật không thực sự xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh xã hội cụ thể, đã có

lúc pháp luật lại chính là nhân tố cản trở xã hội phát triển Ké từ khi Dang chủ trương đôi mới nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đôi mới cơ chế

quản lí kinh tế kéo theo sự biến đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực xã hội khác thì nhận

thức về vai trò của pháp luật trong đời sống cũng có những thay đổi căn bản Mặc dù vậy, do thói quen, nếp nghĩ cũ đã ăn sâu không dễ gì xóa bỏ ngay, cũng

như tư duy mới đòi hỏi cách làm mới không tránh khỏi lúng túng nên pháp luậtvẫn chưa đảm bảo được tính xã hội ở mức độ đòi hỏi của xã hội dân chủ, hiệnđại.

Hàm lượng, mức độ biểu hiện của tính xã hội của pháp luật trong pháp luật thực định như thế nào trước hết phụ thuộc vào nhận thức của nhà nước, của xã hội nói chung dẫn đến quyết tâm ghi nhận, bảo đảm tính xã hội của pháp

luật Sau nữa, tính xã hội của pháp luật có được ghi nhận, bảo đảm hay không

còn phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể trong quá trình ban hành các văn bản

qui phạm pháp luật.

Hiện nay, thủ tục ban hành văn bản qui phạm pháp luật về cơ bản được quan tâm cả trong các qui định về thủ tục ban hành văn bản và trên thực tiễn

thực hiện hoạt động này Tuy nhiên, tất cả các hoạt động đó đều có hai tầng ý

nghĩa: một là, các hoạt động đó thuần túy là qui trình, là thủ tục thực hiện việc

ban hành văn bản qui phạm pháp luật; hai là, thông qua các hoạt động đó dé

chuyền tải các vấn đề xã hội vào từng qui định của pháp luật Trong đó, tầng ý nghĩa thứ nhất được thé hiện tương đối tốt trên thực tế, nhưng tầng ý nghĩa thứ

hai thì chưa thực sự được coi trọng và chính ở đây xuất hiện nhu cầu xem xét

một cách nghiêm túc, khoa học dé thay được tính xã hội của pháp luật cần và có thé được bảo đảm như thé nào thông qua các hoạt động trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để pháp luật thực sự là phương tiện quản lí tốt nhất dé thúc đây xã hội phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 7

Liên quan đến hoạt động xây dựng văn bản qui phạm pháp luật có khá nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau, bao gồm các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về nhà nước và pháp luật; các luận văn thạc sĩ; đề tài khoa học Có thể ké đến các công trình:

Một là, các bài tạp chí: Bàn về kĩ thuật lập hiến của GS.TS Trần Ngọc Đường, Bàn vệ việc lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Hiến pháp của Ths.

Tào Thị Quyên, Đánh giá tác động pháp luật của TS Nguyễn Thị Kim Thoa và

ThS Nguyễn Thi Hạnh, Tham vấn công chúng của Nguyễn Đức Lam, Thẩm tra

và giá trị của thẩm tra của PGS.TS Phan Trung Lý, Hoàn thiện qui định của pháp luật vê qui trình, thủ tục rút gọn trong hoạt động lập pháp của Quốc hội của TS Vũ Hồng Anh, Kiểm tra trước văn bản pháp luật của ThS Bùi Thị Đào, Nhân dan đóng góp ý kiến cho dự thảo văn bản qui phạm pháp luật của

ThS Bùi Thị Dao

Hai là, luận văn thạc sĩ: luận văn Thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật của Hội đông nhân dân và Ủy ban nhân dân của Vũ Thị Thanh Tú;

luận văn “Van bản qui phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn ban qui phạm pháp luật của các cap chính quyên thành phố Hải Phòng” của Trần Mạnh

Tuệ; luận văn Lấy ý kiến đối tượng tác động của văn bản quản lí hành chính

của Cao Kim Oanh

Ba là, dé tài khoa học cấp trường Kiểm tra, rà soát, xử li, hệ thong hóa văn bản qui phạm pháp luật do TS Bùi Thị Đào chủ nhiệm.

Các công trình nói trên đã bàn đến nhiều hoạt động, nhiều khía cạnh trong hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật nhưng thường là xem xét

các vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kĩ thuật xây dựng văn bản, như: mỗi hoạt

động do ai thực hiện, thực hiện vào giai đoạn nào trong quá trình xây dựng văn bán, cách thức thực hiện như thế nào, những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn

chế của các hoạt động đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng văn bản qui

phạm pháp luật nói chung Các công trình đó không trực tiếp xem xét tính xã

hội của pháp luật thông qua hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật,

hoặc ít nhất thì đó cũng không được coi là mục đích nghiên cứu của công trình.

Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động xây dựng pháp luật nhằm mục đích ban hành được các văn bản qui

Trang 8

phạm pháp luật vừa là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội một cách hiệu

quả, vừa là phương tiện thuận lợi để người dân thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình là phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân hiện nay.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin

về nhà nước và pháp luật Các vấn đề thuộc phạm vi đề tài được nghiên cứu bằng những phương pháp truyền thống trong khoa học pháp lí như phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp, phương pháp so sánh.

4 Mục đích nghiên cứu

- Khẳng định bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động ban hành

văn bản qui phạm pháp luật là tat yếu, đặc biệt trong điều kiện xã hội dân chủ, hiện

- Chỉ ra được khả năng bảo đảm tính xã hội của pháp luật thông qua các hoạt động cụ thể trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật.

- Tìm ra những giải pháp nhằm bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong

hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

- Cung cấp tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập

'chuyên ngành luật ở các bậc đại học và sau đại học.

- Đóng góp ý kiến cho việc xây dựng Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

5 Phạm vi và nội dung nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu khái quát về tính xã hội của pháp luật, về

việc bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong từng hoạt động cụ thé của quá trình xây dựng văn ban qui phạm pháp luật Mặc dù dé tài nghiên cứu về bảo đảm tính xã hội của pháp luật thông qua các hoạt động cụ thể trong xây dựng văn

bản qui phạm pháp luật nhưng vì tính xã hội của pháp luật là đại lượng không thể lượng hóa được, đồng thời mục đích bảo đảm tính xã hội của pháp luật lại an sâu bên trong mỗi hoạt động xây dựng văn bản nên không thé đo lường hoặc

minh chứng bang các số liệu thực tiễn hay các con số thông kê Vì vậy, dé tài

Trang 9

chủ yêu nghiên cứu các vân đê dưới góc độ lí luận, trên cơ sở các qui định của

pháp luật và thực tiễn xây dựng pháp luật trong những năm gần đây 6 Các chuyên đề nghiên cứu

Nhóm chuyên đề lí luận về tính xã hội của pháp luật và yêu cau bảo

đảm tính xã hội của pháp luật trong thực tiễn

1.Quan niệm về tính xã hội của pháp luật

2 Các yếu tô ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật

3 Yêu cầu bảo đảm tính xã hội của pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Nhóm chuyên đề bảo đảm tính xã hội trong các hoạt động cụ thể của qua trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật

1. Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật

Bao đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá pháp luật, tình hình thi hành pháp luật, thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự

Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá tác động

trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật

Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động lay ý kiến trong quá

trình soạn thảo văn bản qui phạm

Bảo dam tinh xã hội trong hoạt động thâm tra, thâm định dự thảo van bản

qui phạm pháp luật

Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động soạn thảo nội dung

văn bản qui phạm pháp luật

Chuyên dé sử dụng kết quả nghiên cứu của dé tài để kiến nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật

Kiến nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính xã hội của pháp luật

Trang 10

PHAN THỨ HAI

BAO CÁO TONG THUẬT

Đề tài: Bảo đảm tính xã hội của pháp luật

trong hoạt động xây dựng văn bản qui phạm pháp luật

1 MỘT SÓ VẤN DE LÍ LUẬN VE TÍNH XÃ HOI CUA PHÁP LUẬT 1.1 Quan niệm về tính xã hội của pháp luật

1.1.1 Khái niệm tính xã hội của pháp luật

Pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp gan liền với nhu cầu tồn tại và phát triển của loài người trong những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thê Trải qua các thời kì lịch sử khác nhau, ở các không gian khác nhau, pháp luật có vai trò, những nội dung và biểu hiện không giống nhau Tuy nhiên, xét về bản chất

chung của pháp luật với nghĩa pháp luật là một công cụ của nhà nước được

dùng dé quản lí xã hội thi bản chat xã hội thường được xem xét ở hai khía cạnh Đó là, tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật.

Cùng với tính giai cấp, tính xã hội cũng được coi là một thuộc tính của

pháp luật Không chỉ là một thuộc tính của pháp luật tồn tại song song, hòa

quyện với tính giai cấp, tính xã hội của pháp luật càng ngày càng được nói đến

nhiều hơn trong các xã hội dân chủ, hiện đại.

Sở dĩ pháp luật có tính xã hội trước hết là do chính nguồn gốc ra đời của pháp luật Nguồn gốc của pháp luật có thé được xem xét ở hai bình điện:

Một là, nguồn gốc khởi thủy của pháp luật, tức là do đâu mà xã hội loài người cần đến pháp luật Về cơ bản, pháp luật được sinh ra do xã hội đã xuất hiện những lợi ích quá khác biệt của các nhóm, các giai cấp vượt quá khả năng điều chỉnh của các yếu tố điều chỉnh xã hội truyền thống như phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, đạo đức Do vậy, xã hội cần đến một yếu tố điều chỉnh có khả năng điều chỉnh mạnh hơn, có tính bắt buộc cứng rắn hơn, đó chính là pháp luật Như vậy, pháp luật xuất hiện do nhu cầu của xã hội, không phải do sự

áp đặt đơn thuần của bất cứ cá nhân hay lực lượng nào trong xã hội Với các nhà

nước phương Đông nhà nước xuất hiện chủ yếu do nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm, pháp luật cũng được ra đời do yêu cầu phải liên kết những cá

Trang 11

thể, những nhóm người riêng biệt trong những hoạt động chung ở phạm vi rộng

lớn vì lợi ích chung Cho dù có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều thể hiện một

điểm chung thống nhất là pháp luật xuất hiện một cách khách quan do nhu cầu của chính bản thân xã hội khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó.

Hai là, nguồn gốc của các qui định cụ thể của pháp luật Điều này đã

được Mác khăng định nhà lập pháp phải coi mình như nhà khoa học tự nhiên.

Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên, ông ta biểu hiện những qui lật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức Chúng ta sẽ phải chê trách nhà

làm luật là vô cùng tùy tiện nếu như ông ta thay thế bản chất của sự việc bằng

nhiều điểm bịa đặt của mình.Sự xuất hiện của các qui định cụ thể của pháp luật là do yêu cầu của đời sống xã hội và nội dung của các qui định đó là do những

điều kiện kinh tế- xã hội chi phối Điều này thể hiện ở chỗ các quốc gia có điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau thì nội dung pháp luật khác nhau, và ngay ở trong cùng một quốc gia thì pháp luật của các thời kì khác nhau cũng có nội

dung khác nhau Mỗi quốc gia có thể học tập một cách có chọn lọc những điểm

tiến bộ trong pháp luật của quốc gia khác, nhưng pháp luật không bao giờ có thé được “nhập khẩu” một cách tùy tiện.

Mặt khác, pháp luật có tính xã hội là do mục đích sử dụng của pháp luật‘qui định nên Nói chung, pháp luật của mỗi nhà nước, mỗi giai đoạn được sử

dụng dé đạt được những mục đích cụ thé khác nhau, nhưng ở mức độ khái quát

nhất thì pháp luật luôn có mục đích tạo ra và duy trì trật tự xã hội, thúc đây xã

hội phát triển trong sự 6n định Dé đảm bao cho xã hội phát triển một cách 6n

định thì lẽ dĩ nhiên là pháp luật phải phù hợp với các qui luật vận động khách

quan của xã hội Do đó việc xác định mục đích điều chỉnh, tác động tới quan hệ

xã hội bằng pháp luật không thể áp đặt duy ý chí, chủ quan hoặc nóng vội Việc

hướng tới những mục đích để pháp luật có tính khả thi phải sát thực, phù hợp với đời sống thực tế việc và ý nguyện của nhân dân Thước đo tính xã hội của

pháp luật là sự hài hòa các quyền, lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể như cá

nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội Mọi sự tác động trái ngược các qui luật khách quan đều không thê có hiệu quả cao, càng không thể có kết quả bền vững Pháp luật cũng phải đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa lợi ích của các thành

Trang 12

viên, các nhóm trong xã hội; cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài;

cân bằng giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của cộng đồng Và điều tất yếu là

lợi ích của giai cấp cầm quyền không thể tuyệt đối hóa, không phải lúc nào cũng

là ưu tiên hàng đầu.

1.1.2 Các biểu hiện chủ yếu của tính xã hội của pháp luật

Thứ nhất, pháp luật không chỉ thê hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp

cầm quyền mà còn thể hiện ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Mức độ ghi nhận ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội của pháp luật nói chung tùy thuộc vào từng nhà nước,

từng điều kiện lịch sử cụ thể Đồng thời, ngay tại một thời điểm thì pháp luật

của một nhà nước cũng có mức độ thê hiện ý chí, nguyện vọng của các giai cấp,

tầng lớp khác nhau tùy thuộc vào nội dung của các văn bản qui phạm pháp luật cụ thê qui định về vấn đề gì.

Thứ hai, pháp luật hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhằm đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người Lịch sử xã hội loài người đã cho thấy rõ rằng, nền kinh tế phát triển như thế nào không chỉ phụ thuộc vào các

nguồn lực tự nhiên, xã hội mà còn phụ thuộc vào chính sách kinh tế của nhà

nước Một chính sách kinh tế phù hợp có thể đưa nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, vững chắc Ngược lại, chính sách kinh tế không thích hợp có thé day nền kinh tế vào tình trạng chậm phát triển, thậm chí khủng hoảng Sự phục hồi kinh tế của Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự “hóa rồng” nhanh chóng của

một số quốc gia châu Á là những minh chứng hùng hồn cho giá trị tác động tích

cực của pháp luật đối với kinh tế.

Pháp luật phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, phù hợp với các qui

luật phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết cho kinh tế phát triển Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra sự thịnh vượng chung của toàn xã hội do tạo ra nhiều hàng hóa,

nhiều dịch vụ đa dạng, chất lượng cao hơn Các nhu cầu của con người được

đáp ứng ở mức độ ngày càng cao và thuận tiện hơn Khi kinh tế phát triển, nhà

nước nói riêng và xã hội nói chung có điều kiện để thực hiện nhiều chương trình mang tính xã hội rộng rãi hướng tới lợi ích của cả cộng đồng hoặc từng nhóm xã hội chuyên biệt Hiện nay, pháp luật của các quốc gia đều không chỉ quan

tâm tới việc xóa đói nghèo mà còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc

Trang 13

sống Nói cách khác, con người là đích đến và cũng là trung tâm của phát triển

kinh té.

Thứ ba, pháp luật ghi nhận, bảo vệ các giá trị xã hội phô biến, làm phong

phú thêm đời sống tỉnh thần của con người, định hướng hành vi của con người phù hợp với lợi ích chung Con người mong muốn kinh tế phát triển để có được cuộc sống sung túc, day đủ, nhưng con người cũng cần một xã hội ngày càng

nhiều tính nhân văn hơn Các giá trị xã hội đó có thể là những giá trị chung của nhân loại, không bị ngăn cách bởi biên giới quốc gia hay cách biệt thế hệ và cũng có những giá trị đặc thù cho từng khu vực, từng dân tộc Một mặt, các giá

trị xã hội này có tính độc lập tương đối so với pháp luật, tồn tại song song với pháp luật Mặt khác, các giá trị đó vừa hỗ trợ cho pháp luật trong việc duy trì

trật tự xã hội, vừa nương vào pháp luật dé phat huy gia tri diéu chinh hanh vi

của con người Rất nhiều giá trị xã hội được pháp luật ghi nhận, tao điều kiện

tồn tại, phát huy giá trị, bảo vệ Chang hạn, các giá trị công bằng, bình dang, nhân đạo là những giá trị xã hội được thừa nhận ở mọi thời đại Bản thân các giá

trị này, tự bản thân chúng, có khả năng tác động vào nhận thức của con người, chi phối hành vi của con người, là thước do trình độ văn minh của xã hội Tuy

vậy, khi các giá trị này được pháp luật ghi nhận, bao đảm thực hiện thi khả năng tác động vào xã hội được tăng lên nhiều lần Các giá trị mang tính tinh thần

hướng tới chân, thiện, mĩ được thể hiện trong các qui định về công nhận, bảo

vệ, phát huy các di sản văn hóa vật thé và phi vật thé, các lễ hội truyền thống,

các hình thức sinh hoạt tâm linh trong dân gian đã làm cho đời sống tinh thần

của nhân dân phong phú, giữ gìn được nét đẹp truyền thống, khích lệ lòng tự

hào dân tộc, là chất keo kết dính con người với nhau vượt qua không gian và

thời gian.

Thứ tư, pháp luật là phương tiện để đảm bảo cung ứng các dịch vụ công,

vừa giảm gánh nặng cho nhà nước, vừa tạo điều kiện cho mọi người được thụ

hưởng các dịch vụ đa dạng với chất lượng cao Bắt cứ nhà nước nào, xã hội nào thì cũng luôn có những hoạt động nhất định phải thực hiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người Hiện nay, ở nước ta, việc cung ứng các dịch vụ công đang chuyển dan từ chỗ nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc chịu trách nhiệm cung ứng sang xã hội cung ứng dưới sự kiêm soát của nhà nước Khi chuyên

Trang 14

trách nhiệm cung ứng dịch vụ công từ nhà nước sang xã hội thì pháp luật đóngvai trò là khung pháp lí cho việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ công và

pháp luật là phương tiện quan trong dé kiểm soát việc cung ứng các dịch vụ đó, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, bảo vệ lợi ích của cả người cung ứng dịch vụ và

lợi ích của người thụ hưởng dịch vụ.

Thứ năm, pháp luật bảo vệ các nhóm người yếu thế trong xã hội Pháp luật là một hiện tượng xã hội chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng có những lợi ích xã hội (lợi ích nhóm) khác nhau Trong các xã hội này bao giờ cũng có những nhóm người được coi là yếu

thé hơn, dé bị tốn thương hơn các nhóm khác Nếu không có sự hỗ trợ của xã

hội thì những nhóm người này có thể ngày càng yếu thế hơn Họ bị hạn chế hoặc mat cơ hội tiếp cận, thụ hưởng những kết quả của sự phát triển kinh tế- xã hội họ bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển Hiện nay, khi xây dựng nền kinh tế thị trường, cùng với tác động tích cực không thé phủ nhận thì tất cả các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với mặt trái của nó, trong đó có vẫn dé là có những nhóm xã hội khó có thé thích ứng với kinh tế thị trường như người già, người khuyết tật, hay những nhóm dễ bị ảnh hưởng bat lợi như trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số Điều đó giải thích tại sao các nước có nên kinh tế thị trường phát triển đều rất quan tâm đến chính sách an sinh xã hội.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật 1.2.1 Yéu tổ kinh tế

Kinh tế được hiểu một cách chung nhất là toàn bộ hoạt động của con

người trong quá trình “sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất”, đó là quá

trình bao gồm nhiều giai đoạn đan xen, liên hệ mật thiết với nhau, gồm: sản

xuất, phân phối, trao đổi va tiêu dùng Theo C.Mác yếu té kinh tế quyết định

tính xã hội của pháp luật ở chỗ “quyên không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát trién văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định ”.

Trong thời kì bao cấy, phương thức quản lí kinh tế mang nặng mệnh lệnh hành chính đã làm hạn ch quyền chủ động, sáng tạo, quyền quyết định của người dân với tư cách cá rhân về kinh tế Điều kiện kinh tế khó khăn lúc ấy khiến cho một số qui định của pháp luật như van đề giáo dục, chăm sóc sức

Trang 15

khỏe của nhân dân dù được pháp luật qui định nhưng rất khó thực hiện trên thực tế Trong những năm gan đây, nền kinh tế dần phục hồi đã tác động đến pháp luật theo hướng tích cực Pháp luật hiện hành không chỉ ghi nhận mà còn bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của người dân về phương diện kinh tế Kinh tế phát triển cũng cho phép qui định và thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa,

uống nước nhớ nguồn, tôn vinh người có công với cách mạng: mẹ Việt Nam

anh hùng, người đã từng tham gia quân ngũ, thanh niên xung phong Các chế độ phúc lợi xã hội khác cũng không ngừng được mở rộng như chế độ đối với người cao tuôi, người khuyết tật, đối với các hộ nghèo, đối với đồng bào dân tộc thiểu SỐ.

1.2.2 Yéu tố chính tri

Chính trị biểu hiện trên thực tế ở thể chế chính trị, cương lĩnh đường lối chính trị cũng như vai trò của đảng phái đối với xã hội Khi chính trị có những thay đổi căn bản thì kéo theo sự thay đôi của pháp luật Quốc gia hiện đại nào

cũng ghi nhận quyền bau cử, ứng cử của công dân dé thành lập cơ quan quyền

lực của nhà nước, quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân để trực tiếp quyết định các vấn đề trọng đại của quốc gia, quyền tự do ngôn luận, quyên biểu tình dé thé hiện ý chí, nguyện vọng, quan điểm của mình về các van đề liên quan dén cá nhân cũng như của cộng đông.

Nhà nước ta hiện nay là nhà nước của liên minh giai cấp công nhân- nông dân và tầng lớp trí thức Lợi ích của tất cả các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội đều được quan tâm, được bảo vệ như nhau Pháp luật không chỉ thể hiện ý chí của một giai cấp nào mà đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội Nhà nước không còn là công cụ thống trị xã hội do một giai cấp nam giữ nữa mà là tổ chức được lập ra đại diện cho toàn xã hội và vì lợi ích toàn xã hội Nhà nước chuyền từ bộ máy cai trị thành tổ chức phục vụ cộng đồng Rất nhiều các qui định trong hiến pháp từ “nhà nước cho phép”, “nhà nước qui định”, “nhà nước tạo điều kiện” đã dần chuyền thành các qui định “công dân có quyền” Pháp luật là công cụ hữu hiệu dé thực hiện và bảo vệ lợi ích của mọi thành viên trong xã hội.

1.2.3 Yéu to truyền thong văn hoá

Trang 16

Truyền thống văn hóa là một trong các nhân tố có tính nền tảng đối với

pháp luật Các truyền thống văn hóa như đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, truyền thống hiếu học, truyền thống uống nước nhớ nguôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến pháp luật Sự ghi nhận, bảo vệ các truyền

thống văn hóa của dân tộc làm cho pháp luật trở thành phương tiện sử dụng

đáng tin cậy của nhân dân trong đời sống dé thực hiện va bảo vệ những quyền con người, quyền công dân mang tính nhân văn sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày Những qui định của pháp luật về đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng; qui định chính sách của nhà nước, trách nhiệm của xã hội đối với người khuyết tật; những qui định về an sinh xã hội; các qui định về bảo tôn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa vật thê và phi vật thể đều là những qui định chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố văn hóa truyền thống và những qui định này là minh chứng cụ thể, rõ ràng về tính xã hội của pháp luật.

1.2.4 Yếu to quốc tế

Đối với hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào thì sự tác động khách

quan của điều kiện hoàn cảnh quốc tế luôn luôn là một vấn đề cần quan tâm.

Mặc dù nhân tố bên trong (tức là điều kiện tồn tại của quốc gia) có tính quyết

định nhưng sự tác động từ các yếu t6 quốc tế đối với tinh xã hội của pháp luật cũng rất quan trọng.

Đời sống quốc tế càng đa dạng, mang tính toàn cầu hóa sẽ không cho

phép một quốc gia nào muốn phát triển mà thiếu đi sự hội nhập, hài hòa hóa với nền kinh tế thé giới.Nhìn chung, các công ước quốc tế có giá trị về nhân quyền, dân chủ, môi trường đã trực tiếp chỉ phối nội dung, phương hướng điều chỉnh của pháp luật ở từng quốc gia Tính xã hội của pháp luật trong trường hợp đó có tính phổ biến chung của cả nhân loại.

1.2.5 Yếu tố nhận thức và thủ tục ban hành van ban qui phạm pháp luật

Yếu tố nhận thức ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật bao gồm nhận thức của xã hội nói chung, nhận thức của nhà nước và nhận thức của những

người trực tiếp tham gia vào hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

Nhận thức của nhà nước, của xã hội nói chung, đặc biệt là ý thức hệ chi phối đời

sống tư tưởng của con người trong xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến tính xã hội của pháp luật Nhận thức của người trực tiếp tham gia ban hành văn bản qui phạm

Trang 17

pháp luật ảnh hướng út lớn đến việc nhận diện và chuyền hóa các nội dung, giá

trị xã hội vào các vin2an qui phạm pháp luật cụ thê.

Bên cạnh đó, hủ tục ban hành văn bản qui phạm pháp luật cũng ảnh hưởng mạnh mẽ déntinh xã hội của pháp luật Thực chất thì bản thân thủ tục

không có giá trị ảnh hrởng đến tính xã hội của pháp luật, nhưng các yếu tố khác

có thê được chuyển tỉ vào trong nội dung văn bản được ban hành như thế nào lại phụ thuộc vào thủ tục ban hành văn bản Bởi vậy, cũng có thể nói, thủ tục ban hành văn bản qui phạm pháp luật là một yếu tố ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật.

2 YEU CAU BẢO DAM TÍNH XÃ HỘI CUA PHAP LUẬT Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

Yêu câu bảo dim tính xã hội của pháp luật ở nước ta hiện nay xuât phát

từ các góc độ chủ yêusau:

2.1 Bảo đảmtính xã hội của pháp luật dé phát triển bên vững

Việt Nam hiện nay, cũng như nhiều quốc gia dang phát triển khác, dang đứng trước mâu thuất phải giải quyết một cách khéo léo là tận dụng mọi cơ hội,

mọi khả năng để phát triển kinh tế nhanh, đồng thời phải giảm thiểu những hậu quả bat lợi cả về tự rhiên và xã hội do phát triển kinh tế thuần túy gây nên và

giải quyết các vấn đềxã hội.

Pháp luật phải được coi là phương tiện tốt nhất dé tạo ra và bảo đảm sự

phát triển bền vững Một mặt, pháp luật tạo ra khuôn khổ cho các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã lội hướng tới phát triển bền vững Mặt khác, pháp luật phải

có khả năng kiểm scát được quá trình phát triển bền vững thông qua hệ thống chế tai phù hợp để han chế, loại trừ các hành vi ảnh hưởng bắt lợi đến sự phát

triển bền vững Bên cạnh đó, pháp luật phải bảo đảm được những nhu cầu ít nhất là ở mức tối thêu đối với các nhóm yếu thé trong xã hội như người già,

người khuyết tật.

Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QD-TTg v¿ việc ban hành Dinh hướng chiến lược phát triển bền vững

ở Việt Nam, xác định các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, kiêm soát ô nhiễm môi trường cân ưu tiên trong phát

Trang 18

triển bền vững Một trong các hoạt động được ưu tiên dé phát triển bền vững

thường xuyên được nhắc đến là xây dựng pháp luật Điều đó cho thấy pháp luật là công cụ quan trong dé đảm bảo phát triển bền vững.

2.2 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật dé bảo đảm quyền con người,

quyên công dân

Van đề quyền con người thực sự được quan tâm trên bình diện quốc tế kê từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới, khi thế giới nhận thức rõ về những đau khổ

nhân loại đã phải gánh chịu trong chiến tranh và nguy cơ con người bị áp bức, nghèo đói, bat bình dang vẫn tiềm an Sự quan tâm này thé hiện trong quyết tâm

của quốc tế trong việc gìn giữ hòa bình, công lí, thúc đây tiến bộ xã hội, được đánh dấu bằng sự ra đời của các văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con

người như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về

các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã

hội và văn hóa năm 1966.

Quyên công dân do pháp luật qui định, phụ thuộc vào quan niệm của nhànước về vị trí, vai trò của người dân trong xã hội và các điêu kiện đảm bảo choviệc thực hiện các quyên đó.

Mặc dù quyên con người là những quyên tự nhiên, độc lập với nhà nước,nhưng trong xã hội có nhà nước thì các quyên con người muôn được thực hiệnmột cách chac chan thì phải được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.Nói cách khác, pháp luật sẽ đóng vai trò lớn trong việc bảo đảm các quyên conngười.

2.3 Bao dam tính xã hội của pháp luật dé bảo đảm an sinh xã hội

An sinh xã hội là công cụ đề xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh và

không phân biệt doi xử An sinh xã hội có ba diém đặc trưng: một là, an sinh xãhội là sự bảo vệ của xã hội doi với các thành viên của minh; hai là, sự bảo vệnày được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng; ba là, mục đích của ansinh xã hội là giúp đỡ các thành viên của xã hội trước những biên cô, rủi ro danđên giảm hoặc mat thu nhập.

Cũng nÌư nhiêu vân dé xã hội khác, an sinh xã hội cũng cân có sự tham

gia tích cực cua nhà nước và trách nhiệm bảo vệ các thành viên trong xã hội

TRUNG TÂM THONG TIN THU Việ3

17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 19

tránh khỏi rủi ro, chia sẻ rủi ro của các thành viên trong xã hội cũng là tráchnhiệm của nhà nước Ngày nay, an sinh xã hội đã trở thành một nội dung không

thé thiếu trong pháp luật của các quốc gia.

Thực tế hiện nay có nhiều van dé mới nảy sinh, hoặc những van dé đã có

nhưng hậu quả ngày càng rõ rệt và nặng né hơn đòi hỏi quyết tâm cao của nhà

nước mới có thé giải quyết được hoặc giảm thiểu rủi ro có thé gây ra Có thé nói, an sinh xã hội là vẫn đề mang tính nhân văn sâu sắc Chính vì vậy, để bảo đảm an sinh xã hội, pháp luật phải đảm bảo được tính xã hội đậm nét.

3 Bảo dam tính xã hội của pháp luật dé hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại Hội nhập quốc tế mang

lại cho các quốc gia những cơ hội lớn dé phát triển như: mở rộng thị trường thúc đây thương mại, thúc đây kinh tế tăng trưởng; tạo động lực chuyển dịch cơ cau

kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; giúp bé sung những giá trị và tiến bộ xã hội, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc day tiễn bộ xã hội Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các quốc gia những thách thức, như: gia tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh; làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài làm cho kinh tế quốc gia bị biến động theo những biến động của thị

trường quốc tế; tăng nguy cơ kéo giãn cách biệt giàu, nghèo; tăng nguy cơ ‘van hóa dân tộc bị xói mòn, hủy hoại trước sự pha trộn, lan at của văn hóa

ngoại lai

Để tận dụng tốt những cơ hội va hạn chế những bat lợi do hội nhập mang

lại, nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật Về kinh tế, các văn bản pháp luật đều nhằm khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài vào

Việt Nam để khai thác tốt hơn các nguồn lực hiện có, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm với chất lượng ngày càng cao Về khoa học, công nghệ, các văn bản pháp luật tạo điều kiện cho việc phát triển khoa học, công nghệ trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức trong nước được tiếp cận, ứng dụng, thụ hưởng các kết quả tiến bộ của hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới Về

văn hóa, nhà nước có chính sách phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

Trang 20

sắc dân tộc Một mặt, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, quảng

bá các giá trị văn hóa dân tộc ra thế giới Mặt khác, tiếp thu các giá trị văn hóa của thé giới dé làm giàu thêm đời sống văn hóa của quốc gia Nói chung, ở khía cạnh này, tính xã hội của pháp luật được thể hiện đậm nét đáp ứng yêu cầu của

quá trình hội nhập quôc tê của đât nước.

2.1 BẢO ĐẢM TÍNH XÃ HỘI CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÁC

HOẠT ĐỘNG CỤ THẺ CỦA QUÁ TRÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT

3.1 Bao dam tính xã hội của pháp luật trong hoạt động xác định

nhu cầu điều chỉnh pháp luật

3.1.1 Tính xã hội của pháp luật được bao đảm thông qua sự tham gia

của nhiêu chủ thể khác nhau vào việc phát hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật Việc ban hành một văn bản qui phạm pháp luật được bắt đầu từ việc

phát hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật Sự tham gia của nhiều chủ thể khác

nhau vào việc phát hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật là điều kiện để văn bản

pháp luật được ban hành xuất phát từ yêu cầu, lợi ích của các nhóm, các lực

lượng xã hội khác nhau.

Từ phía các cá nhân, các t6 chức xã hội thì nhu cầu điều chỉnh pháp luật

thường được phát hiện dưới góc độ của đối tượng thi hành pháp luật Nhu cầu

điều chỉnh pháp luật do cá nhân, tổ chức phát hiện, về cơ ban, phản ánh khá sát thực khả năng thực thi pháp luật và sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa nhà nước với xã hội, giữa các nhóm xã hội với nhau Từ phía các cơ quan nhà nước, nhu cầu điều chỉnh pháp luật thường được phát hiện từ việc tổ chức thực hiện quyền

lực nhà nước,một mặt thé hiện rõ ý chí chủ quan của nhà cầm quyền, nhưng mặt khác cũng phản ánh nhu cầu khách quan của xã hội.

Sự tham gia đồng thời của các chủ thé nói trên vào việc phát hiện nhu cầu

điều chỉnh pháp luật là điều kiện cần thiết dé cơ quan có thấm quyền lập chương trình xây dựng pháp luật có thể đưa vào chương trình những văn bản xuất phát từ

nhu cầu điều chỉnh thực tế của đời sống xã hội, phù hợp với điều kiện thực hiện

và đáp ứng nguyện vọng, bảo đảm quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong

xã hội.

Trang 21

3.1.2 Tính xã hội của pháp luát được bao đảm thông qua các căn cứ xác

định nhu câu điêu chỉnh pháp luận

Một là, căn cứ đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng Đảng vừa là một tô chức chính trị, vừa là tổ chứcđại diện cho lợi ích của toàn dân tộc nên

đường lối, chủ trương của Đảng vừa là định hướng chính trị, vừa phản ánh ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn dân tộc Do đó,

khi căn cứ đường lối, chính sách của Dang dé xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật thì nhu cầu đó không chỉ thé hiện tính giai cấp mà còn thé hiện tính xã hội sâu sắc.

Hai là, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh.

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng do nhà nước định ra

nhằm đưa đất nước phát triển theo định hướng mà nhà nước mong muốn Chiến

lược phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng do nhà nước định ra mang

tính giai cấp rõ ràng nhưng vẫn phải dựa trên nền tảng xã hội cụ thé và nhằm mục đích phát triển xã hội hợp qui luật.

Ba là, căn cứ yêu cau quản li nhà nước, bảo đảm quyên, nghĩa vụ của

công dân So với các căn cứ nói trên, căn cứ yêu cầu quản lí nhà nước, bảo đảm

quyền, nghĩa vụ của công dân càng thé hiện tinh xã hội của pháp luật nhiều hơn Việc bảo đảm quyên, nghĩa vụ của công dân chính là việc ban hành pháp luật vì lợi ích của số đông trong xã hội Các yêu cầu quản lí nhà nước luôn luôn thay đổi tương ứng với sự vận động thường xuyên của mọi mặt đời sống Bat cứ sự bảo thủ, trì trệ chủ quan nào của nhà nước, của người quản lí đều có thể dẫn đến những khó khăn, thất bại hay đánh mắt những cơ hội thành công, phát triển.

3.1.3 Tĩnh xã hội của pháp luật được bao đảm thông qua các nội dung cân có trong dé nghị xây dựng pháp luật.

Trong đề nghị xây dựng pháp luật có nhiều nội dung nhưng ảnh hưởng đến tính xã hội của pháp luật nhiều hơn cả là sự cần thiết ban hành văn bản; dự kiến các nguồn lực về tài chính, con người cho việc thực hiện; đánh giá tác động sơ bộ của văn bản.

Sự cần thiết ban hành văm bản được chứng minh từ nhiều góc độ pháp lí và thực tiễn Từ góc độ thực tiễn, ban hành văn bản có thể là để pháp luật phù

Trang 22

hợp hơn với những điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu mới trong quản lí; có thé là điều chỉnh những vẫn đề mới phát sinh trong thực tiễn Và như vậy, chứng minh sự cần thiết ban hành văn bản không thể không chứng minh yêu cầu của xã hội đối với việc ban hành văn bản và giá trị xã hội của văn bản cần được ban hành.

Dự kiến các nguồn lực về tài chính, con người cho việc thực hiện văn bản và đánh giá tác động sơ bộ của văn bản là sự hình dung sơ bộ về VIỆC nếu văn

bản được ban hành thì cần nguồn lực như thé nào dé thực hiện, việc thực hiện văn bản sẽ cần đến những điều kiện nào khác, khả năng thực hiện văn bản dễ dàng hay khó khăn, việc thực hiện văn bản mang lại tác động tích cực hay tiêu

cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường Những nội dung này giúp cho cơ

quan có thâm quyền giảm bớt tính chủ quan, áp đặt để đánh giá chính xác hon nhu cầu điều chỉnh pháp luật để pháp luật thực sự nảy sinh từ chính đời sống xã hội và là phương tiện để nhà nước giữ gìn sự ôn định và thúc đây xã hội phát

3.1.4 Tính xã hội của pháp luật được dam bao trong thủ tục xác định nhu câu điêu chỉnh pháp luật

Thủ tục xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật được qui định riêng đối với từng loại văn bản qui phạm pháp luật Các văn bản càng có hiệu lực pháp lí

cao thì thủ tục xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật càng được qui định chỉ tiết.

Chang hạn thủ tục xác định nhu cầu ban hành luật, pháp lệnh có thé thấy nhu cầu xây dựng luật, pháp lệnh được tông hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau mà phần lớn trong đó là từ các cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyền quản lí ngành, lĩnh vực Đây là những cơ quan trực tiếp quản lí các

ngành, lĩnh vực trên thực tế và từ thực tiễn quản lí đó, các cơ quan này phát hiện

nhu cầu xây dựng luật, pháp lệnh Đồng thời, các đề nghị xây dựng luật, pháp

lệnh, ngoài việc phải có các nội dung cần thiết như đã nói ở trên, còn được Bộ

Tài chính cho ý kiến về tính hợp lí của nguồn tài chính, Bộ Nội vụ cho ý kiến về tính hợp lí của nguồn nhân lực dự kiến cho việc thực hiện thực hiện van bản; được các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia ý kiến Tất cả các đề nghị đều được Ủy ban pháp luật cùng Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội thâm tra Sau nhiêu lân xem xét ở các cơ quan khác nhau, Quoc hội mới quyêt

Trang 23

định đưa đề nghị vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Với thủ tục như

vậy, các khía cạnh xã hội, các yếu tố xã hội liên quan đến việc ban hành luật,

pháp lệnh và nội dung của luật, pháp lệnh dự định ban hành được xem xét khákĩ lưỡng.

3.2 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giácác văn ban qui phạm pháp luật, tình hình thi hành pháp luật, thực trang

xã hội liên quan đến dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

3.2.1 Đánh gia các văn ban qui phạm pháp luật và tình hình thi hành

pháp luật liên quan đến dự thảo

Đánh giá các văn bản qui phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến dự thảo có giá trị bảo đảm tính xã hội của pháp luật thé hiện ở nội dung đánh giá và mục

đích đánh giá.

Thứ nhát, nội dung đánh giá

Để phục vụ cho việc xây dựng văn ban mới có chất lượng cao, khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật hiện hành, đảm bảo sự phù hợp giữa pháp

luật với thực tiễn, các văn bản pháp luật hiện hành cần được đánh giá về nhiều

nội dung, trong đó có ý nghĩa hơn cả trong việc bảo đảm tính xã hội của pháp

luật là đánh giá về tính hợp lí, tính toàn diện, tính khả thi của các qui định hiện

Đánh giá tình hình thi hành pháp luật là làm rõ những thành công, han chế của việc thực hiện các qui định của pháp luật so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi ban hành văn bản; xác định được những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện

các qui định đó; chỉ ra và phân tích các nguyên nhân dẫn đến những thành công,

hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản.

Đánh giá tính hợp lí của các văn bản hiện hành phải là sự đánh giá khách quan, vô tư, xuất phát từ bản chất tự nhiên của sự vật, hiện tượng Vi dụ, đánh

giá Luật Thanh tra năm 2004 cho thấy Luật này có nhiều điểm hợp lí có thể kế thừa như: Mục đích hoạt động thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra Bên cạnh đó, Luật Thanh tra năm 2004 cũng có những vấn dé chưa hợp lí như: Không qui định Chánh thanh tra các cấp, các ngành có thầm quyền ra quyết

Trang 24

định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Khi cơ quan thanh tra phát hiện vi phạm pháp luật, nhưng vì không có quyền ra quyết định thanh tra trong trường hợp này nên quyết định thanh tra không thể ban hành kịp thời (và vì vậy không thê tiến hành thanh tra kịp thời) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tính toàn diện, tính khả thi thực chất cũng nằm trong phạm trù tính hợp lí nhưng thường được quan tâm một cách rõ rệt vì đây có thể coi là những biểu hiện cụ thể của tính hợp lí Nếu các qui định hiện hành không đảm bảo được tính toàn diện, không điều chỉnh được hết các tình huống phát sinh trên thực tế

sẽ làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Các qui định không có khả năng

thực hiện thuận lợi trên thực tế cũng không có giá trị điều chỉnh cao Thứ hai, mục đích đánh giá

Đánh giá tính hợp lí của các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp tới dự thảo là phải chỉ ra được sự hợp lí và không hợp lí của các văn bản đó là gì; phải khẳng định được sự không hợp lí đó đã đạt đến mức độ không thê chấp nhận được, cần phải thay đổi các qui định hiện hành dé khắc phục sự không hợp li đó Những khó khăn của việc thực hiện pháp luật cũng chỉ là cơ sở dé thay đôi các qui định khi đó là khó khăn mang tính pho biến, không phải là khó khăn nhất thời hay chỉ xảy ratrong một vài trường hợp, một vài địa phương.

Cụ thể hơn, đánh giá các văn bản và tình hình thực hiện pháp luật liên quan tới nội dung dự thảo là xác định những quan điểm, tư tưởng, nội dung tiếp tục kế thừa, những van dé cần sửa đổi, bd sung dé đáp ứng những thay đổi của lĩnh vực cần điều chỉnh phù hợp với tình hình mới Những đánh giá này sẽ giúp cho việc ban hành văn bản mới lấp được các lỗ hổng pháp lí, khắc phục tính hình thức của các qui đnh không có khả năng đi vào đời sống.

3.2.2 Đánh giá thực trạng xã hội liên quan đến nội dụng dự thảo

Sự điều chỉnh pháp luật của pháp luật chỉ có thể có hiệu quả cao khi phù

hợp với hiện trạng của các quan hệ đó và khuynh hướng vận động của chúng

trong tương lai.

Khi đánh giá tive trạng xã hội liên quan đến nội dung dự thảo thì cần

xem xét mức độ phô: biin của các tình huong, các quan hệ; tác động tích cực hay

Trang 25

tiêu cực đối với xã hội của việc điều chỉnh các quan hệ đó; các yếu tố kinh tế, xã

hội, tự nhiên nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đôi của các

tình huống, quan hệ cần điều chỉnh Kết quả đánh giá này là cơ sở cho việc quyết định cần hay không cần có qui phạm điều chỉnh, nếu cần thì các qui phạm đó điều chỉnh theo hướng nao: cho phép, bắt buộc hay cam đoán; qui định nghĩa vụ, qui trình chặt chẽ hay linh hoạt Mục đích của đánh giá thực trạng xã hội

chính là tìm ra cơ sở xã hội để xây dựng văn bản qui phạm pháp luật Thông qua

hoạt động này pháp luật mới đúng là sự mô hình hóa các nhu cầu khách quan, có thé phản ánh đúng những qui luật khách quan và những điều kiện cụ thé của

xã hội trong từng thời kì Bởi vậy, đánh giá thực trạng xã hội liên quan đến dự

thảo văn bản có giá trị bảo đảm tính xã hội của pháp luật rất lớn.

3.3 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động đánh giá tácđộng trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật

3.3.1 Khái niệm và vai trò của đánh giá tác động trong việc bảo đảm

tính xã hội của pháp luật

Khái niệm danh giá tác động

Đánh giá tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment — RIA) là

quá trình phân tích và đánh giá thông tin một cách hệ thống, qua đó xác định được rõ ràng, chính xác vấn dé bất cập, cũng như giải pháp chính sách tốt nha dé giải quyết van dé đó.

Báo cáo RIA cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định của các cơ quan nhà nước Mục đích cuối cùng của RIA là lựa chọn ra các

phương án phù hợp, khả thi nhất, dựa trên kết quả phân tích định tính và định

lượng tác động tiềm tàng của các giải pháp chính sách dự kiến RIA cũng giúp

cán bộ thâm tra, thâm định hiểu sâu sắc hơn về nội dung cơ bản của dự thảo văn bản, tìm ra cách giải quyết van dé phù hợp, nhằm đảm bảo văn bản sẽ đem lại

cho xã hội lợi ích lớn hơn chi phí (bao gồm cả chi phí xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản).

Như vậy, từ các phân tích trên đây có thể khăng định đánh giá tác động

chính là quá trình phân tích, đánh giá các phương án đặt ra, xác định các tác động tích cực, tiêu cực của một chính sách pháp luật; bao gồm tập hợp các bước

Trang 26

logic hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách, qua đó tìm ra mặt lợi, mặt

hại của một qui định pháp luật sẽ tác động tới các quan hệ xã hội thuộc phạm

trù kinh tế, xã hội khi được ban hành đồng thời tìm ra giải pháp tối ưu nhất, có

lợi nhất.

Vai tro của đánh gia tác động trong qua trình soạn thảo văn bản quiphạm pháp luật.

Đánh giá tác động đối với dự thảo văn bản qui phạm pháp luật sẽ giúp cơ

quan có thâm quyền có cái nhìn tổng thể, toàn diện về bất cập của xã hội sẽ

được giải quyết trong văn bản, trả lời cho câu hỏi có cần thiết phải ban hành văn

bản qui phạm pháp luật hay không và nếu cần thì xem xét và tìm ra phương án

giải quyết tốt nhất, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nên kinh tế và tính công bằng xã hội Mục đích cuối cùng là hướng tới việc cho ra đời một văn bản qui phạm pháp luật có khả năng giải quyết kịp thời những vấn đề mà xã hội đặt

ra, đảm bảo nhiệm vụ chính trị, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí, phù hợp với thực tiễn, điều chỉnh tốt các van dé trong xã hội nhưng không kìm chế sự phát triển

của nền kinh tế.

RIA giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của pháp luật, hạn chế việc làm tăng gánh nặng pháp luật tới các đối tượng, chỉ phí quản lí ở mức tối thiểu nhưng đem lại hiệu quả vì đạt được mục tiêu đề ra.

‘ 3.3.2 Nội dung đánh gia tác động trong quá trình soạn thao văn ban qui

phạm pháp luật

Tinh toán, phân tích những lợi ich và chi phi:

Nguyên tắc chung là: nếu lợi ích mà giải pháp đem lại có giá trị lớn hơn

chi phí mà nó tiêu tốn, giải pháp đó sẽ được coi là đáng triển khai, còn nếu chỉ phí lớn hơn lợi ích thì đề xuất đó nên loại bỏ.

Đánh giá tác động làmô tả những lợi ích tiềm năng của các qui định tương lai, kế cả những lợi ích vô hình, không tính được bằng tiền; những ai sẽ nhận được các lợi ích đó; xác định những lợi ích ròng tiềm năng, mô tả những phương án khác có thé đạt được mục đích mà văn bản hướng tới với chi phí

thấp hơn; đồng thời phân tích những lợi ích và chi phí tiềm năng của các

phương án đó; giải thích những nguyên nhân pháp lí tại sao chúng có thê không

Trang 27

được thông qua; giải thích tại sao các qui định đó không cần phải phân tích chỉ phí-lợi ích.

Danh giá các tác động

Quá trình thực hiện RIA phải đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội,

môi trường, hệ thống pháp luật, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; khả năng tuân thủ của cơ quan, tô chức, cá nhân và các tác động chính khác.

Trong đó, đánh giá về mặt xã hội được hiểu là xem xét những tác động về

việc làm và thị trường lao động; tiêu chuẩn và các quyền liên quan đến chất

lượng việc làm; bảo vệ hay hòa nhập của nhóm xã hội; công bằng trong đối xử và cơ hội; cuộc sống riêng của cá nhân và hộ gia đình; tiếp cận được với

phương tiện truyền thông, với công lí; dịch vụ y tế công cộng và an sinh xã hội; tội phạm, khủng bố và an ninh xã hội; hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hệ thống giáo dục.

Phan tích rủi ro, các tác động gián tiếp và không mong muon.

Việc phát sinh các rủi ro, tác động gián tiếp và không mong muốn của

các chính sách, pháp luật khi áp dụng vào cuộc sống là điều rất dễ xảy ra Tuy nhiên, khi có những phân tích hợp lí, logic những rủi ro này sẽ được hạn chế tới mức thấp nhất.

Phân tích rủi ro được sử dụng nhằm trả lời các câu hỏi quan trọng ban

đầu về việc có cần phải tiến hành quản lí bằng văn bản qui phạm pháp luật đối

với một vấn đề nào đó hay không Phân tích rủi ro sẽ liên quan tới: đánh giá mức độ rủi ro cho xã hội của van đề; khả năng giảm thiểu rủi ro của từng phương án; và xem xét liệu các biện pháp dự kiến là hiệu quả nhất nhằm xử lí van đề hay không.

3.3.3 Thực trạng việc bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt độngđánh giá tác động.

Kết quả đạt được

Thực tế cho thấy, về cơ bản, các báo cáo RIA đối với dự án luật, pháp

lệnh đã tương đối hoàn chỉnh với những nội dung: Xác định rõ được các vấn đề cần phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước; nguyên nhân của những bat cập và nêu được tác hại đôi với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân nêu

Trang 28

vấn đề không được giải quyết; xác định rõ mục tiêu phải đạt và nhiều báo cáo

RIA đã xác định được rõ các mục tiêu cụ thể đối với từng vẫn đề được lựa chọn; chỉ rõ được các phương án (có phương án giữ nguyên hiện trạng) và trong mỗi

phương án đều có lập luận, lí giải, có kết luận đề xuất lựa chọn phương án Các báo cáo RIA soạn thảo đạt yêu cầu đều nêu được thực trạng của vấn đề và luận giải được vấn đề cần giải quyết, đưa ra được các phương án cần đánh giá và lựa

chọn được các phương án giải quyết phù hợp chủ yếu dựa trên phân tích tác

động tích cực/tiêu cực, có so liệu làm cơ sở cho việc phân tích định lượng.Hạn chê

Nhiều báo cáo RIA mô tả van đề bất cập của xã hội một cách chung

chung như “chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nhu cầu quản lí nhà nước ”.

Hau hết, các báo cáo RIA không phân tích tác động tiêu cực và tích cực theo đúng nghĩa, mà chỉ nêu tác động chung chung mang tính lí thuyết Vẫn xảy ra trường hợp các báo cáo thiếu số liệu phục vụ việc phân tích, thậm chí không có bảng so sánh tông hợp kết quả phân tích để người đọc dễ dàng so sánh và lựa

chọn Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng các báo cáo RIA chưa xác định được

nguyên nhân chính gây ra van dé bat cập cần được điều chỉnh bang văn bản qui

phạm pháp luật; các lập luận, phân tích phương án giải quyết chưa đúng, chưa

đủ, chưa sâu, ; chưa nêu được đầy đủ các phương án khác nhau có khả năng giải quyết van đề cũng như chưa phân tích đầy đủ các tác động tích cực và tiêu cực của mỗi phương án đến các đối tượng chịu sự ảnh hưởng; kết luận lựa chọn phương án chưa thuyết phục do chưa dựa trên cơ sở so sánh chỉ phí — lợi ích với

những thông tin, số liệu minh bach Thậm chí không ít trường hợp báo cáo RIA

gần như được "bê nguyên xi nội dung của tờ trình”.

3.4 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động lấy ý kiến

trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật

3.4.1 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật thông qua việc lựa chọn doi tượng lấy ý kiến

Đối tượng lấy ý kiến càng rộng rãi thì càng có nhiều khả năng văn bản

được bảo dam tinh xã hội nhiều hơn Tuy nhiên, việc lay ý kiến mọi cá nhân, tô

chức đối với tất cả các văn bản qui phạm pháp luật là không thé thực hiện được.

Thông thường, đối tượng lấy ý kiến bao gồm:

Trang 29

Một là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyên liên quan đến vấn dé văn

bản điều chỉnh hay liên quan đến việc tổ chức thực hiện văn bản: Sự tham gia ý

kiến của các cơ quan đó cho phép nhìn nhận, đánh giá lĩnh vực văn bản điều chỉnh hài hòa, đồng bộ với các lĩnh vực khác, hay để đảm bảo văn bản khi ban

hành có thé được thực hiện thuận lợi.

Hai là, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu vé vấn dé văn bản diéu

chỉnh: Các chuyên gia, các nhà khoa học vốn không phải là nhà quản lí, không bị chỉ phối, thúc ép bởi ý thức hệ giai cấp hay mục đích chính trị nhiều nên có thê có ý kiến thuần túy về mặt khoa học, chuyên môn Các ý kiến chuyên môn

này chính là cơ sở lí luận vững chắc cho các qui định trong văn bản qui phạm

pháp luật.

Ba là, các hội, các hiệp hội: Các hội, hiệp hội luôn đại diện cho ý chí,nguyện vọng của các thành viên, mục đích hoạt động chính của các hội, hiệp

hội là vì lợi ích của các thành viên Vì thế, ý kiến của các hội, hiệp hội không

phải là ý kiến của một, một vài cá nhân, đơn vị, cũng không phải ý kiến của hội, hiệp hội với danh nghĩa là một tổ chức xác định mà là tiếng nói chung thống

nhất của nhiều cá nhân, tổ chức tập hợp trong hội, hiệp hội đó nên có sức mạnh

lan tỏa rất lớn.

Cuối cùng là, đổi tượng chịu sự tác động trực tiếp cua văn ban: Day là các cá nhân, tô chức, đơn vi có nghĩa vụ thực hiện nội dung văn ban qui phạm pháp luật Bằng việc tham gia ý kiến, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản có thé thé hiện ý chí, nguyện vọng của mình, đóng góp trí tuệ vào việc xây dựng văn bản Có những trường hợp, đối tượng tác động của văn bản có thể đưa ra những ý kiến mà các cơ quan nhà nước không hề nghĩ tới.

3.4.2 Bao dam tính xã hội của pháp luật thé hiện trong nội dung lấy ý kiến và điều kiện can thiết cho việc đóng góp ý kiến

Nội dung lấy ý kiến đối với các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau Nội dung nào được đưa r lẫy ý kiến đối tượng nào là do cơ quan, tô chức soạn thảo

văn bản quyết định pau hợp với pháp luật và phù hợp với khả năng đóng góp ý kiến của đối tượng ấy ý kiến Lựa chọn chính xác van dé lấy ý kiến nhằm

hướng sự chú ý của đối tượng lấy ý kiến vào những vấn đề thực sự quan trọng, can thiết dé tập trung được quan điểm, trí tuệ của người góp ý, đồng thời lại tiết

Trang 30

kiệm thời gian lấy ý kiến Nếu nội dung lấy ý kiến là những vấn đề liên quan

đến các nhóm lợi ích khác nhau, những vấn đề cần có sự đồng thuận cao trong xã hội, hoặc những vẫn đề ảnh hưởng bat lợi đến lợi ích của đối tượng tác động của

văn bản thì sự đóng góp ý kiến của đối tượng tác động, một mặt, có thể giúp nhà nước tìm được phương án giải quyết vấn đề thỏa đáng nhất, mặt khác, động viên

được công chúng đồng lòng, nhất trí, chủ động, tự giác tham gia giải quyết các van dé chung của nhà nước và xã hội.

3.4.3 Bao dam tính xã hội của pháp luật qua cách thức, thời điểm, thời

hạn lấy ý kiến

Cách thức lấy ý kiến cho dự thảo văn bản gồm: lấy ý kiến trực tiếp; gửi

dự thảo để góp ý; tô chức hội thảo; thông qua Trang thông tin điện tử của cơ

quan ban hành văn bản, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Mỗi cách thức nói trên có ưu thế và hạn

chế riêng Lựa chọn cách thức lay ý kiến phù hợp với đối tượng lấy ý kiến sẽ tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho việc thé hiện chính xác ý kiến của đối tượng được lấy ý kiến.

Tùy thuộc mục đích lấy ý kiến mà việc lấy ý kiến được thực hiện ở giai

đoạn nào trong quá trình soạn thảo văn bản Khi cần có ý kiến về việc xác định những vấn đề cơ bản như đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản thì việc lay ý kiến được thực hiện ngay từ những bước đầu của giai đoạn soạn thảo văn bản Lúc này, nên lấy ý kiến các cơ quan, các chuyên gia, các nhà khoa học Lấy ý kiến đối tượng tác động trực tiếp của văn bản được thực hiện ở những bước cuối cùng của giai đoạn soạn thảo, trước khi chuyển sang giai đoạn thông qua văn

bản Như vậy, việc tô chức lay y kiến được thực hiện trong suốt giai đoạn soạn

thảo văn bản phù hợp với mục đích, nội dung, đối tượng lấy ý kiến Điều này giúp cho cơ quan, tô chức soạn thảo văn bản tập trung được trí tuệ của nhiều người trong việc xây dựng dự thảo, đồng thời góp phần tránh sự chủ quan, áp đặt trong việc định hướng xây dựng cũng như soạn thảo các qui định cụ thé của văn bản.

3.4.4 Tiếp thu ý kiến

Các ý kiến đóng góp chỉ thực sự có ý nghĩa khi được tiếp thu, chuyên tai vào nội dung văn bản qui phạm pháp luật Do vậy, cơ quan, tổ chức soạn thảo

Trang 31

văn bản qui phạm pháp luật có trách nhiệm lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản sũng có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp dé chỉnh lí dự thảo Các ý kiến đóng góp được tổng hợp theo nhóm đối tượng Điều đó có nghĩa là việc tiếp thu các ý kiến hay không, tiếp thu đến mức độ nào không chỉ dựa vào số lượng các ý kiến đồng ý, phản đối nhiều hay ít mà còn phải xem xét các ý

kiến đó xuất phát từ những cơ sở thực tiễn, lí luận hay pháp lí nào, hiệu quả thực

hiện văn bản, tính khả thi của văn bản đó cao hay thấp khi tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến đó.

Nói chung, mục đích lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật là để đảm bảo tính xã hội của pháp luật Tuy nhiên, chất lượng của hoạt động này cũng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như mong

muốn của toàn xã hội Điều này xuất phát từ những nguyên nhân từ trong các

qui định của pháp luật cũng như hoạt động lấy ý kiến trên thực té:

Một là, chon đối tượng lấy ý kiến Ngoại trừ các phương thức lay ý kiến mà ai cũng có thé tham gia, hoặc nội dung lấy ý kiến được qui định bắt buộc phải lấy ý kiến đối tượng nào thì cơ quan soạn thảo có thê chọn nhóm đối tượng dé lấy ý kiến.Việc chọn đối tượng lấy ý kiến sẽ quyết định tính xã hội

trong ý kiến được đóng góp, đó có thê thực sự là tiếng nói của xã hội hay

không phụ thuộc vào nhóm được chọn có thực sự đại diện cho những đối

tượng không được lựa chọn hay không.

Hai là, chọn nội dung lấy ý kiến Cơ quan soạn thảo văn ban gần như toàn quyền trong việc chọn nội dung lay ý kiến Sự lựa chọn nội dung lấy ý kiến khó tránh khỏi cái nhìn chủ quan của cơ quan soạn thảo Điều này sẽ ảnh hưởng ' trực tiếp đến cơ hội để các cơ quan, tô chức, cá nhân tham gia ý kiến vào quá trình soạn thảo văn bản.

Ba là, thời hạn lấy ý kiến Nếu coi lẫy ý kiến là hoạt động hữu ích, thiết

thực trong việc nâng cao chất lượng văn bản thì cần dành thời gian hợp lí cho

việc lấy ý kiến Một số thời hạn lấy ý kiến theo pháp luật hiện nay rất ngắn, khó có thê đảm bảo việc đóng góp ý kiến có chất lượng cao, việc lấy ý kiến như thế mang tính hình thức nhiều hơn thực chất.

Bốn là, tiếp thu ý kiến Các ý kiến đóng góp được tổng hợp theo nhóm, được nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lí dự thảo Cho dù các ý kiến đóng góp thé

Trang 32

hiện chính xác ý chí của các nhóm trong xã hội, phản ánh chân thực các lợi ích xã hội nhưng nếu cơ quan soạn thảo không có cái nhìn khách quan, khoa học,

cởi mở đề đánh giá, tiếp thu ý kiến đóng góp thì những ý kiến thực sự có giá trị chưa hắn đã được thể hiện trong dự thảo Do vậy, dự thảo cũng không mang tính xã hội nhiều.

3.5 Bao đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động thâm tra,

thâm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

3.5.1 Chủ thể thẩm tra, thẩm định

Chủ thể tham tra gồm Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân Chủ thé thâm định bao gồm Bộ Tư pháp, tô chức pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan tư pháp ở địa phương.

Như vậy, cơ quan thâm tra, thẩm định có vị trí tương đối độc lập so với

cơ quan ban hành và cơ quan, tô chức soạn thảo văn ban Đồng thời, cơ quan thâm định luôn là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn về pháp luật (cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế), cơ quan thâm tra là cơ quan chuyên trách về các lĩnh vực khác nhau trong quản lí nhà nước, quản lí xã hội (các Ủy ban của Quốc hội,

các ban của Hội dong nhân dân).

Với vị trí, tính chất như vậy, hoạt động thẩm tra, thẩm định của các cơ

quan đó góp phan bảo đảm tính xã hội của pháp luật bởi lẽ yếu tố chủ quan luôn

luôn có mặt làm cho cơ quan, tổ chức soạn thảo văn bản khó có thể nhận thấy

những sai sót, bất cập trong các qui định mà mình dự thảo Cơ quan ban hành

cũng dé bị chi phối bởi cách nhìn nhận vấn dé của cơ quan, tô chức soạn thảo

nên không dễ phát hiện những thiếu sót, bất cập đã thê hiện trong bản dự thảo.

Như vậy, sự độc lập tương đối của cơ quan thâm tra, thấm định so với

cơ quan ban hành, co quan soạn thao là yếu tố quan trọng dé co quan thâm tra,

thâm định có thé phát hiện được những bat hợp lí, bat hợp pháp mà cơ quan, tổ chức soạn thảo đã vô tình hoặc cố ý tao ra, vừa giúp cơ quan, tô chức soạn

thảo văn bản loại bỏ những khiếm khuyết của bản thảo, vừa giúp cơ quan ban

hành văn bản có thêm căn cứ để quyết định ban hành văn bản khách quan, chính xác hơn.

Trang 33

3.5.2 Nội dung thấm tra, thấm định

Nội dung thẩm tra, thâm định khá rộng, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến tính xã hội của pháp luật là thẩm tra, thẩm định sự cần thiết ban hành văn bản và tính khả thi của dự thảo văn bản.

Một là, thâm tra, thâm định sự cần thiết ban hành văn bản Mỗi văn bản qui phạm pháp luật được ban hành là để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội trên thực tế Nếu văn bản qui phạm pháp luật được ban hành không thực sự đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của đời sống xã hội thì vừa làm lãng phí thời gian, công sức, tiền của nhà nước, vừa làm giảm giá trị điều chỉnh của pháp luật nói chung.

Hai là, thẩm tra, thẩm định tính khả thi của dự thảo văn bản, tức là kiểm tra sự phù hợp giữa qui định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo dam dé thực hiện văn bản một cách thuận lợi và hiệu quả Tính khả thi của văn bản cũng phụ thuộc vào mức độ phù hợp của các qui định trong văn ban với các yếu tố điều chỉnh xã hội khác như dao đức, phong tục, tập quán vốn là những yếu tố điều chỉnh gần gũi với nhân dân và được nhân dân tự giác tiếp nhận, thực hiện hơn pháp luật Nếu thâm tra, thâm định bỏ qua nội dung này thì có thể làm giảm giá trị xã hội của văn bản được ban hành.

3.5.3 Vai trò của hoạt động thẩm tra, thẩm định

Thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật có hai vai trò: Một là, tham mưu cho cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự thảo văn bản Y kiến thẩm định được gửi lại cơ quan soạn thảo văn bản Cơ quan soạn thảo văn bản có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu và giải trình việc tiếp thu ý kiến thâm tra, thâm định Như vậy, với nội dung thấm tra, thâm định nói trên, đặc biệt là

về sự cần thiết phải ban hành văn bản và tính khả thi của văn bản, hoạt động

thâm tra, thâm định có khả năng hướng cơ quan soạn thảo quan tâm thích đáng đến tính xã hội của văn bản.

Hai là, tham mưu cho cơ quan ban hành văn bản trong việc quyết định thông qua văn bản Báo cáo thấm tra, thẩm định được đưa vào trong hồ sơ trình dự thảo tới co quan có thâm quyền ban hành văn bản và báo cáo thâm tra, thẩm

Trang 34

định cũng được trình bày tại phiên họp xem xét, thông qua văn bản Do ý kiến

của cơ quan thâm tra, thẩm định là ý kiến đánh giá về dự thao mang tính phan

biện nên ý kiến này tạo nên một góc nhìn khác với góc nhìn của cơ quan soạn

thảo về các vẫn đề cần xem xét Trong trường hợp cơ quan soạn thảo đưa ra các

qui định mang tính chủ quan, áp đặt hay thiên lệch thì ý kiến thâm tra, thâm

định giúp cho cơ quan ban hành văn bản nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn

diện hơn.

Nói chung, thẩm tra, thâm định góp phan bảo đảm tinh xã hội của pháp

luật do hoạt động này là sự kiểm tra, đánh giá văn bản ngay trong quá trình soạn

thảo một cách toàn diện bởi các cơ quan hoạt động mang tính chuyên môn cao và có Vi trí tương đối độc lập Tuy vậy, hoạt động này vẫn có những hạn chế

làm ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm tính xã hội của pháp luật Điều đáng bàn

nhất có lẽ chính lànội dung thâm tra, thâm định.

Trong nội dung thâm tra không có sự cần thiết ban hành văn bản Vì vậy, đối với các văn bản không được thâm định mà chỉ thẩm tra thì sự cần thiết ban

hành văn bản không được xem xét bởi cơ quan đánh giá có tính phản biện (thâm tra) Với các dự thảo văn bản của các cơ quan nhà nước ở địa phương, nội dung thâm định về sự phù hợp của nội dung dự thảo với tình hình, điều kiện phát

triển kinh tế- xã hội của địa phương không phải là nội dung bắt buộc Những qui định này làm giảm khả năng bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động thâm tra, tham định dự thảo văn ban.

3.6 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong hoạt động soạn thảonội dung văn bản qui phạm pháp luật

Tính xã hội của pháp luật có thé được biểu hiện ở việc ghi nhận và bảo vệ

những lợi ich chung của toàn xã hội, những quyền, lợi ích phổ biến của cá nhân,

tổ chức hoặc là bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự

tác động trực tiếp của một văn bản qui phạm pháp luật va đặc biệt bảo vệ quyền,

lợi ích của những cá nhân “yếu thế” trong xã hội như người khuyết tật, người

nghèo, người thuộc các dân tộc thiểu số, người già, trẻ em, phụ nữ

Soạn thảo nội dung văn ban qui phạm pháp luật là quá trình chuyển tải

các ý tưởng, các định hướng, các nguyên tắc, các quy tắc xử sự chung thành các

qui định cụ thé trong một văn ban qui phạm pháp luật Pháp luật có thé hiện

Trang 35

được tinh xã hội hay không, thé hiện tinh xã hội như thế nào phụ thuộc nhiều vào quá trình soạn thảo nội dung văn bản qui phạm pháp luật.

3.6.1 Bảo dam tính xã hội của pháp luật trong hoạt động soạn thaonội dung dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

Để bảo đảm tính xã hội của pháp luật, trong hoạt động soạn thảo nội dung dự thảo văn bản qui phạm pháp luật cơ quan soạn thảo can xác định được các lợi ích xã hội cần ghi nhận, bảo vệ của một văn bản qui phạm pháp luật cụ thê là quyền, lợi ich gì.

Với những văn bản qui phạm qui định về một nhóm quan hệ xã hội cụ thể

hoặc qui định về một loại hoạt động quản lí nhà nước cụ thé thì xác định, ghi nhận, bảo vệ quyên, lợi ích của đối tượng chịu sự tác động của văn ban là bảo

đảm tính xã hội của văn bản qui phạm pháp luật đó Với các văn bản qui phạm

pháp luật được ban hành để (chủ yếu) điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là

nhà nước, các cơ quan nhà nước, người có thâm quyên trong cơ quan nhà nước với bên kia là các cá nhân, tô chức (vi dụ như các văn bản qui phạm pháp luật

về các hoạt động tố tụng, về hoạt động thanh tra, về thuế, xử phạt vi phạm hành chính ) thì tính xã hội của pháp luật chủ yếu được thé hiện thông qua việc qui định các quyền, nghĩa vụ cho cá nhân, tổ chức, đặt ra trách nhiệm của các cơ

quan nhà nước, người có thâm quyên trong cơ quan nhà nước trong bảo vệ

quyên, lợi ích của cá nhân, té chức Nếu một văn bản qui phạm pháp luật được

ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân, tô chức với nhau (như pháp luật về dân sự, lao động, ngân hàng, bảo hiểm ) thì hài hòa lợi ích của các bên, hướng các bên đến các lợi ích chung của xã hội, giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ giữa dân cư với nhau là bảo đảm tính xã hội của pháp luật và hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực nhà nước.

Các quyền, lợi ích xã hội có thể được qui định trực tiếp trong nội dung

văn bản qui phạm pháp luật nhưng cũng có thể không qui định trực tiếp thành

các điều khoản của văn bản qui phạm pháp luật mà vẫn được văn bản qui phạm pháp luật đó bảo vệ Việc ghi nhận, bảo vệ quyền của các đối tượng trong xã hội có thể thể hiện thành các nguyên tắc thực hiện một loại công việc, có thé là quyền của các đối tượng cần được bảo vệ, có thé là nghĩa vụ của nhà nước, của các đôi tượng có liên quan Do có nhiêu cách thức khác nhau đê truyén tải các

Trang 36

quyên, lợi ích xã hội vào nội dung văn bản qui phạm pháp luật nên cơ quan soạn

thảo lựa chọn cách thức nào tối ưu nhất phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của qui định đó tới nội dung của văn bản qui phạm pháp luật hoặc kết quả đạt được

khi qui định quyền, nội dung đó.

Để bao đảm tính xã hội của pháp luật, hoạt động soạn thảo nội dung các

qui định của pháp luật phải bảo đảm chuyển tải được chính xác các chính sách, các mục đích xã hội thành các điều luật cụ thé với ngôn ngữ và cách thức diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, tránh gây ra cách hiểu đa nghĩa về một nội dung Vì nếu các bên trong quan hệ được pháp luật điều chỉnh hiểu khác nhau về một nội

dung thì bên mạnh hơn sẽ áp đặt cách hiểu của mình để giành lợi thế trước bên yếu hơn.

Khi soạn nội dung các qui định với nhóm chủ thé là người khuyết tật, người nghèo, người thuộc các dân tộc thiểu số, người già, trẻ em, phụ nữ là các đối tượng có nhiều bat lợi, bị hạn chế khả năng tiếp cận và thực hiện các

quyên, lợi ích của cá nhân đã được pháp luật ghi nhận thì phải dam bảo các qui

định của pháp luật về nhóm đối tượng này chủ yếu gắn với việc hiện thực hóa các quyên con người, quyên công dân của mỗi cá nhân.

3.0.2 Bảo đảm tính xã hội của pháp luật trong giai đoạn chỉnh sửa nội

dung dự thảo sau khi tiếp thu ý kién đóng góp, sau khi có ý kiến thẩm định, thẩm tra

Cơ quan soạn thảo phải bảo đảm tất cả các ý kiến đóng góp của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều được tiếp nhận Việc không tiếp nhận ý kiến đóng góp của một cá nhân, té chức nào đó có thé làm cho việc tiếp nhận ý kiến phiến

diện, không đa chiều.Các ý kiến đóng góp cho dự thảo thể hiện sự đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật hoặc nhu cầu về điều chỉnh pháp luật cũng như mong

muốn của các cơ quan, tô chức, cá nhân và của đối tượng chịu tác động trực tiếp

của văn bản về dự thảo văn bản qui phạm pháp luật Thường ý kiến của cơ quan nhà nước sẽ xuất phát và hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi cho cơ quan hoàn

thành nhiệm vụ do pháp luật qui định Ý kiến của đối tượng chịu tác động của pháp luật, của cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi ích của các chủ thê đó hoặc tạo điêu kiện cho chủ thê thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình

Trang 37

một cách tốt nhất Các chuyên gia, các nhà khoa học đưa ra ý kiến trên cơ sở những phân tích, đánh giá có tính khoa học hơn cả.

Lựa chọn ý kiến đóng góp để tiếp thu, chỉnh lí dự thảo, xử lí các ý kiến không được tiếp thu Dé bảo đảm tinh xã hội của pháp luật, việc tiếp thu các ý

kiến đóng góp vào dự thảo nên ưu tiên quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân,

các cá nhân, tô chức bị tác động trực tiếp bởi văn bản qui phạm pháp luật hơn là

ưu tiên việc tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước Với

các ý kiến đóng góp liên quan đến quyên, lợi ích của những người “yếu thế” thì

cho dù ý kiên đó chỉ là thiêu số vẫn cân ưu tiên tiếp thu, chỉnh lí vào dự thảo.

4 | KIEN NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT BAN HANH VAN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT NHẰM BẢO ĐẢM TÍNH XÃ HỘI CỦA PHÁP

Thứ nhất, về xác định nhu câu điêu chỉnh pháp luật

Một là, cần có những qui định nhằm tăng cường khả năng tham gia của các tô chức, cá nhân ngoài bộ máy nhà nước vào việc xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật, đặc biệt là các tổ chức là đại diện cho đối tượng tác động trực tiếp của vin bản Chang hạn, khi đối tượng tác động trực tiếp của văn bản là doanh nghiệp thì rất cần có sự tham gia của các hiệp hội của các doanh nghiệp, hay Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; khi đối tượng tác động trực tiép của văn bản là người lao động thì nên có sự tham gia của Công đoàn.

Hai là, cần tăng cường vai trò của các cơ quan quản lí hành chính nhà

nước trong hoạt động xác định nhu cau điều chỉnh pháp luật Không chỉ qui

định các bộ có trách nhiệm phát biểu về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ về các lĩnh vực mình quản lí, mà còn cần qui định trách nhiệm phát biểu về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan, tô chức, cá nhân khác.

Ba là, pháp luật hiện hành không phân biệt thủ tục xác định nhu cầu ban hành văn bản dé cụ thé hóa văn ban của cấp trên và ban hành văn bản dé điều chỉnh van đề mới hoặc vấn dé thuộc thẩm quyền chủ động quyết định của cơ quan ban hành văn bản Việc ban hành văn bản mới phải xuất phát từ nhu cầu

Trang 38

của đời sống xã hội Trong khi việc ban hành văn bản cụ thể hóa văn bản cấp trên chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu tổ chức thực hiện văn bản đó Thủ tục xác định nhu cau trong trường hợp ban hành văn bản điều chỉnh về van đề mới phải chặt chẽ hơn so với thủ tục xác định nhu cầu trong trường hợp ban hành văn bản để thi hành văn bản của cấp trên.

Thứ hai, về đánh giá pháp luật, tình hình thi hành pháp luật, thực trạng các quan hệ xã hội liên quan đên dự thảo

Hiện nay, pháp luật không qui định rõ hoạt động này cần được tiễn hành khi nào Như vậy, cơ quan soạn thảo có thé lựa chọn những thời điểm khác nhau

để tiến hành hoạt động này Mỗi thời điểm đánh giá đều có ưu, nhược riêng Đối

với các văn bản có hiệu lực pháp lí thấp, cần có thủ tục ban hành văn bản linh hoạt thì nên để cơ quan soạn thảo văn bản quyết định thời điểm đánh giá Đối với các văn bản có hiệu lực pháp lí cao, để đảm bảo giá trị khách quan của việc

đánh giá có lẽ nên qui định thời điểm đánh giá là ngay khi được giao trách

nhiệm soạn thảo văn ban dé định hướng cho việc soạn thảo văn bản Trong trường

hợp cần thiết, có thé đánh giá bé sung trong quá trình soạn thảo các qui định cụ thé để khẳng định thêm các cơ sở thực tế cho các qui định trong dự thảo.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đối với chất lượng của

kết quả đánh giá và trách nhiệm trong việc sử dụng kết quả đánh giá đó vào quá trình soạn thảo văn bản như thế nào lại chưa được pháp luật qui định Nên chăng, pháp luật cần b6 sung những qui định có giá trị gan kết rõ rệt hơn kết

quả đánh giá với nội dung của các qui định được cơ quan soạn thảo đưa ra,

trong đó có trách nhiệm giải trình về những vấn đề đã được tổng kết nhưng không thé hiện trong dự thảo Kết quả đánh giá này cần được cung cấp cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật, bao gồm ca các cơ quan, tô chức, cá nhân được lấy ý kiến cho

dự thảo Thậm chí, trong trường hợp cần thiết, một số chủ thể như cơ quan thâm

tra, thầm định; co quan ban hành văn bản có thé yêu cầu đánh giá lại hay đánh giá bé sung về những nội dung nhất định.

Thứ ba, về thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

Hiện nay, hoạt động thâm tra, thẩm định tương đối khép kín, chỉ được thực hiện bởi cơ quan có thầm quyền thấm tra, thâm định Ngoại trừ trường hợp

Trang 39

các dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng

thâm định, bao gồm đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa

học Để cơ quan thâm tra, thâm định có thể đánh giá được chính xác tính hợp lí của dự thảo thì nên chăng pháp luật có qui định bắt buộc hoặc khuyến khích thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học, trong trường hợp văn bản tác động đến

các doanh nghiệp thì có cả các hiệp hội của các doanh nghiệp đó tham gia vào quá trình thâm tra, thâm định dự thảo.

Hơn nữa, cần có qui định về những trường hợp bắt buộc phải thâm định tính khả thi của văn bản qui phạm pháp luật của địa phương Chẳng hạn, những trường hợp văn bản qui định về vấn đề đặc thù ở địa phương; vấn đề mới mẻ, chưa có kinh nghiệm điều chỉnh trên thực tế; vẫn đề mang tính nhạy cảm xã hội;

van dé ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đại đa số dân cu ở địa phương Thứ tư, về lay ý kiến trong quá trình soạn thảo

Cần có qui định những trường hợp nào bắt buộc phải lấy ý kiến của đối

tượng nào, như: nếu đối tượng tác động trực tiếp của văn bản chủ yếu là thành viên của tô chức xã hội nào thì phải lấy ý kiến của tổ chức xã hội đó; nội dung

văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lí của cơ quan nào thì phải lấy ý kiến của

cơ quan đó (trừ khi chính cơ quan này soạn thảo văn bản); trong trường hợp đối tượng tác động của văn bản là các nhóm yếu thế trong xã hội thì cần qui định cơ quan soạn thảo nhất thiết phải lay ý kiến của đối tượng tác động, của các tô chức đại diện cho quyền, lợi ích của họ và của cơ quan quản lí chuyên môn về vấn đề liên quan đến người yếu thế; qui định khi lấy ý kiến thì cơ quan soạn

thảo phải có trách nhiệm cung cấp đủ thông tin cần thiết cho đối tượng lấy ý kiến dé nâng cao chất lượng của ý kiến đóng góp; những khoảng thời gian lay ý kiến cần được xác định hợp lí để đối tượng đóng góp ý kiến có đủ thời gian xem xét nội dung dự thảo cũng như các vấn đề lí luận, pháp lí, thực tế liên quan đến

dự thảo Khi qui định thời gian lẫy ý kiến thì nên thống nhất qui định theo ngày

làm việc để phù hợp với thực tế hiện nay có thể có những khoảng thời gian nghỉ

các ngày lễ, tết khá dài, đảm bảo đối tượng được lấy ý kiến không bị mat cơ hội

đóng góp ý kiến do thời gian lấy ý kiến trùng với thời gian nghỉ lễ, tết.

Thứ năm, về thủ tục rút gọn trong ban hành văn bản qui phạm pháp luật

Trang 40

Một là, cần nhận thức rõ ràng rằng thủ tục rút gọn không phải là thủ tục pho biến trong ban hành văn ban qui phạm pháp luật Vì vậy, pháp luật cần qui định cụ thể trường hợp được áp dụng thủ tục rút gọn.

Hai là, vì nguy cơ ban hành văn bản kém chất lượng khi áp dụng thủ tục

rút gọn rất lớn nên đối với những văn bản được ban hành theo thủ tục này cần có những qui định riêng về kiểm tra văn bản sau khi ban hành (hậu kiểm) khắt khe hơn so với các văn bản được ban hành theo thủ tục thông thường dé nhanh chóng phát hiện những khiếm khuyết của văn bản (nếu có) do văn bản được ban

hành theo thủ tục rút gọn.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN