Dé dam bảo xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Dang va Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm, tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng đối với tổchức bộ máy nhà nước, trong đó có nhiều nội
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁP TRƯỜNG
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thi Hồng ThúyThư ký đề tài: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Hà Nội, 2023
Trang 2THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI
1 Chủ nhiệm đề tài:
ThS Nguyễn Thị Hồng Thúy- Khoa PL Hành chính nhà nước- Trường
Đại học Luật Hà Nội
2 Thư ký đề tài:
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang- Khoa PL Hành chính nhà nước- Trường
Đại học Luật Hà Nội
STT Họ và tên Đơn vị Công việc thực hiện
Viết chuyên dé 1: Cơ sở lý luận về
tính độc lập của Tòa án trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Việt chuyên dé 2: Tính độc lập của Tòa
án một số nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
` ` Khoa 9
2 Mai Thi Mai 2.1 Tinh độc lập cua Toa án Cộng hòa
PLHCNN |.
Liên bang Đức 2.2 Tính độc lập của Toà án Cộng hòa Pháp
Trang 32.3 Một sô bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
Nguyễn Thị
Quỳnh Trang
Khoa PLHCNN
- Việt chuyên đê 3: Thực trạng tính độc
lập của Tòa án Việt Nam trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa hiện nay
3.2 Thực trạng về tính độc lập trong hệthống tổ chức của Tòa án nhân dân3.3 Thực trạng về tính độc lập trong
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
Nguyễn Thị
Hong Thúy
Khoa PLHCNN
- Xây dựng hô sơ, thuyết minh đề tài;
- Viết chuyên đề 3: Thực trạng tính độc
lập của Tòa án Việt Nam trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa hiện nay
3.1 Thực trạng về tính độc lập của
quyền tư pháp với các quyền lực khác
- Viết chuyên đề 4: Giải pháp bảo đảm
tính độc lập của Tòa án đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp trong xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
4.1 Bảo đảm tính độc lập của quyền tư
pháp với các quyên lực khác
4.2 Bảo đảm tính độc lập trong hệ
thống tô chức của Tòa án nhân dân
4.3 Bảo đảm tính độc lập trong hoạt
động của Hội đồng xét xử
- Viết bài đăng tạp chí;
Trang 4- Hoàn thiện dé tài nghiên cứu, viết báocáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả
nghiên cứu đê tài.
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIET TẮTT - << 5£ s£ sSs£SsES££s2EsEs£Ss£ssessessesersess 6PHAN MỞ DAU 55-cs<SLHE.4E 0.13 071307430710 741 741241 E43rkkd Z
1 Tính cấp thiết của đề tai . -<- <5 < se scsecsessEsessesersesersersesers 2
Zs LINH Hình NTE BỨH neeoeseesnsenoeooentirrinooorktettiigioiDiitikVENMCRLEEIGREESIADTREKSOGDDSS 4
3 Mục dich và mục tiêu nghiÊn CỨU o- <5 << 5 5< S5 91 95595 95ø 9
4 Cách tiếp cận va phương pháp nghiên cứu -5-< 5s se: 10
5 Nội CUMING G5 G6 G5 95 99 9 9 0 0 9.0 00.00.0009 60090600006 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÍNH ĐỘC LAP CUA TOA ÁNTRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHAP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
— ,ÔỎ 12
1.1 Khái niệm, tam quan trọng của nguyên tắc độc lập Tòa án 12
1.2 Những yếu tố bảo đảm tính độc lập của Tòa án 211.3 Độc lập giữa quyền lực Tư pháp với các quyền lực khác 30
1.4 Độc lập trong hệ thống tổ chức Tòa AM 5 5-5°<s©s<<sess<s2 361.5 Độc lập trong hoạt động của Hội đồng xét xử: -. . 38
CHƯƠNG 2 TINH ĐỘC LAP CUA TOA ÁN MỘT SO NƯỚC TRENTHE GIỚI VÀ BAI HOC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 42
2.1 Tinh độc lập của Toa an Cộng hòa Liên bang Đứcc - 42
2.1.1 Khái quát về hệ thong toà án ở Cộng hoà Liên bang Đức 42
2.1.2 Cơ chế bảo đảm tính độc lập của hệ thống toà án án Hiến pháp của
0:0 1010577 48
2.1.3 Cơ chế bảo đảm tính độc lập của các hệ thống toà án không phảitoà án hiến pháp ở CHLB ĐỨc -° 5-5 s s2 se se sessessessesesess 53
2.2 Tinh độc lập của Toà án Cộng hoà Phap .o 5s <5 55s ssssss« 58
2.2.1 Khái quát về hệ thống toà án Cộng hoà Pháp - 58
2.2.2 Cơ chế bảo dam tính độc lập của hệ thống toà án Cộng hòa Pháp 61
2.3 Tính độc lập của Tòa an Hoa ẾỲ G55 S5 5555558955653 65
2.3.1 Khái quát về hệ thống Tòa án Hoa Kỳ -s-«- 65
2.3.2 Cơ chế bảo đảm tính độc lập của hệ thống tòa án Hoa Kỳ 68
2.4 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam -°-5- 5s: 77
Trang 6CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN TRONGXÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN XHCN VIET NAM 83
3.1 Thực trạng về tính độc lập của quyền tư pháp ở Việt Nam với các
quyền lực khác .- s- << s2 s£ s©s£ s£S£Es£EsEs£ 9E EseEsEseEsessesessesersessese 83
3.1.1 Thực trạng về tính độc lập của Tòa án với các co quan nhà nước 83
3.1.2 Thực trạng về tính độc lập của Tòa án với các cơ quan, tổ chức, cá
HT 111, TT: tá 122161604641ãx1153812240447 056162253442740436-21121/á5Estak3.44301404062E30:58N42L60/80584.ki40i01 88
3.2 Thực trạng về tính độc lập trong hệ thống tổ chức của TAND 94
3.3 Thực trạng về tính độc lập trong hoạt động xét xử của TAND 99CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁNTRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIET y9 1264.1 Giải pháp bảo đảm tính độc lập của quyền tư pháp với các quyền lực
kKHÁCC 0G 0G Ọ nọ Họ cọ TT TH lọ TT 0 00 00040000900 126 4.1.1 Giải pháp bao dam tính độc lập của Tòa an với các cơ quan nhà nước 126
4.1.2 Giải pháp bảo đảm tính độc lập của Tòa án với các cơ quan, tố
chức, cá nhân khác -œ c5 5555558999 969999995559559595966668669999555556 128
4.2 Giải pháp bảo đảm tính độc lập trong hệ thống tổ chức của Tòa án
nhân GAN sexeeuraasioeiiboenitie11014010001014460106110195013610150157530E1039517011150G1L0018- 130
4.3 Giải pháp bảo đảm tính độc lập trong hoạt động của Hội đồng xét xử 139KET 8000/0007 O©” ÔỎ 154
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5 sss5ss5ssesssse 155
PHAN 2 — HE CHUYEN DE cscsssessesssssssssssssssssscssessssssssssssssssessessesssenseess 161NOI DUNG 1 CO SỞ LÝ LUẬN VE TÍNH ĐỘC LAP CUA TOA ÁNTRONG XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN XA HOI CHU NGHIA
NOI DUNG 2 TINH DOC LAP CUA TOA AN MOT SO NUOC TRENTHE GIỚI VA BAI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 195NOI DUNG 3 THUC TRANG TINH DOC LAP CUA TOA AN TRONGXÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHAP QUYEN XHCN VIET NAM 227
NỘI DUNG 4 GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÍNH ĐỌC LẬP CỦA TÒA ÁN
TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN XÃ HỘI CHỦ NGHĨAi0 — 273
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
Bộ máy nhà nước: BMNN
Cộng hòa: CH
Cộng hòa liên bang: CHLB
Tòa án nhân dân: TAND
Xã hội chủ nghĩa: XHCN
Hội thầm nhân dân: HTND
Viện kiểm sát nhân dân: VKSND
Trang 8PHAN 1 - BAO CAO TONG HỢP DE TÀI
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm bởi tính tất yêu khách quan của việc xây dung Nha nước pháp quyềnXHCN gan liền với xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh
Dé dam bảo xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Dang va Nhà nước ta
đã đưa ra những quan điểm, tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng đối với tổchức bộ máy nhà nước, trong đó có nhiều nội dung tập trung vào tô chức, hoạtđộng của TAND như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chínhtrị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” xác định
“Khi xét xử, các toà dn phải bảo dam cho mọi công dân déu bình dang trướcpháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phản và hội thẩm độc lập và chỉtuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quảtranh tụng tại phiên toà”, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày02/6/2005 ban hành về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác địnhnhiệm vụ “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức,
bộ máy các cơ quan tu pháp Trọng tâm là xây dung, hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng của TAND”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị
về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020”, trong đó đề cập đến: “Xay dựng và hoànthiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tu pháp phù hop vớimục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyên
năng và trách nhiệm pháp ly cho từng cơ quan, chức danh tư pháp Trong tâm
là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo damtoà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm mình; phân định thẩm
quyên xét xu của toà an sơ thám và toa án phúc thâm phù hop với nguyên tac
Trang 10hai cấp xét xử Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theohướng bảo dam tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử”.
Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức TAND năm 2014được ban hành với những điểm mới nhăm thé hiện sự thé chế hóa các quan điểm
mang tinh chi đạo nêu trên của Đảng như: quy định nguyên tắc tô chức Tòa ánđộc lập theo thâm quyền xét xử thay cho việc tổ chức Tòa án theo các cấp đơn
vị, hành chính lãnh thổ trước đây, lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc tranh trụng
trong xét xử được bảo đảm, đổi mới chế định Tham phán, Hội thẩm, đảm bảo
nguyên tắc Thâm phán, Hội thâm xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật Đây
là những điểm mới quan trọng góp phan đáng kể trong đảm bảo tính độc lập của
Tòa án và trên thực tế cũng đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên,
thực tế cho thấy vẫn còn có những vụ án oan sai, xét xử không chính xác, kháchquan, công bằng, tính độc lập của Tòa án chưa hoàn toàn được bảo đảm bởi gặp
phải những khó khăn, vướng mắc nhất định từ quy định pháp luật cho tới thực
tiễn triển khai như chưa quy định Tòa án tô chức thành hệ thống hoàn toàn theonguyên tắc độc lập theo thâm quyền xét xử; chế độ, chính sách dành cho Tham
phán chưa tương xứng; địa vị pháp lý của HTND cũng chưa thực sự được bảo
đảm Đại hội Dang lần thứ XIII đã tiếp tục đưa ra quan điểm, chủ trương cầnphải tập trung cải cách tư pháp, đảm bảo thực hiện các Nghị quyết của Đảng,trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện quyền tư pháp (trọng tâm củahoạt động tư pháp) Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứsáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoànthiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã
xác định mục tiêu cụ thé đến năm 2030 là: “Hoàn thành cơ bản việc xây dungnên tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chỉnh,phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyên công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tô chức, cá nhân” và xác định trọng
Trang 11tâm: “ Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩmquyên xét xử, Tham phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ”
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tính độc lập củaTòa án ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ giúp chỉ ra những
thành tựu, hạn chế trong chính sách, hệ thống pháp luật và thực tiễn thực hiệnnhằm bảo đảm tính độc lập của Tòa an, dé từ đó thay được những bai học kinhnghiệm từ các nước trên thé gidi, nhan thay van đề nội tại ở Việt Nam dé có théđưa ra những giải pháp phù hợp nham đảm bảo tính độc lập của Tòa án, giúpTòa án xét xử khách quan, chính xác, công bằng
Với lí do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tính độc lập của Tòa
án trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” làm đề tài cấp cơ
sở Đây là van dé mang tính thời sự, cấp bách và cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Trong nước
Liên quan đến đề tài đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công bốcác công trình khoa học nhưng chủ yếu các tác giả mới chỉ đề cập đến một khíacạnh trong đó như độc lập tư pháp hoặc Nhà nước pháp quyền Có một số đề tàiliên quan nhiều hơn đến tính độc lập của Tòa án trong xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN có thé ké đến như:
- “Cải cách tu pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền”, nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, 2004 của tác giả Lê Cảm, Nguyễn NgọcChí là cuốn sách chuyên khảo đề cập đến những van đề về cải cách tư pháp
trong lĩnh vực hình sự, tư pháp dân sự và tố tụng kinh tế, lao động, đất
đai trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Các tác giả cũng
đã chỉ rõ mục tiêu, đối tượng và những phương hướng cơ bản của cải cách tưpháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền sao cho đảm
bảo tính khoa học, khả thi, đáp ứng được những điều kiện cụ thé
- Bài viết “Cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 5/2005, tác giả Trần Ngọc Đường làm rõ
Trang 12mối quan hệ giữa cải cách tư pháp với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN,tác giả xác định quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Tòa án vànhững hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc các tô chức khác trực tiếp liên
quan đến hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ chế độ XHCN, pháp ché,
trật tự pháp luật, quyền va lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ich của Nha nước
và xã hội Từ đó chỉ ra một số định hướng cải cách tư pháp trong mối quan hệvới phát huy dân chủ, xây dựng NN pháp quyền XHCN
- Cuốn sách “Tính độc lập của toà án — Nghiên cứu pháp lí về các khía
cạnh lí luận và thực tiên ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối vớiViệt Nam” của tác giả Tô Văn Hòa do nhà xuất bản Lao động xuất bản năm
2007 đã đưa ra những nghiên cứu mang tính pháp lý cả về lý luận và thực tiễn
tính độc lập của Tòa án ở một số nước điền hình trên thé giới, có sự ảnh hưởngnhất định tới Việt Nam như Đức, Mỹ, Pháp và cả tính độc lập của Tòa án ViệtNam, từ đó cho người đọc thay được những bài học kinh nghiệm, yêu cầu nhấtđịnh nhằm bảo đảm tính độc lập cho Tòa án ở Việt Nam
- Các bài viết “Trọng tâm của cải cách tr pháp hiện nay là bảo dam chonguyên tắc độc lập có hiệu lực trên thực té” của tác giả Nguyễn Đăng Dung
đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2007; “Toa an giữ vai trò trung tam trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Trương Hòa Bình đăng
trên tạp chí Tòa án số 22/2009 đã làm rõ hơn quan điểm chỉ đạo của Đảng về
việc xác định hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp,
và đảm bảo tính độc lập của Tòa án là trọng tâm của cải cách tư pháp.
- Bài viết “Cải cách tw pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước” trong Tạp
chí Khoa học DHQGHN, Luật học 25/2009, tác giả Nguyễn Đăng Dung đã chỉ
ra từ những đòi hỏi của Nha nước pháp quyên và thực trạng về tổ chức và hoạtđộng Tòa án Việt Nam cần phải đảm bảo yêu cầu của công cuộc cải cách tưpháp hiện nay như: hiểu đúng nguyên nghĩa quyền tư pháp Quyên tư pháp phải
được mở rộng đối tượng xét xử ké các các hành vi lập pháp và hành pháp
Trang 13Những công trình này đã được công bồ từ rat lâu, từ trước khi có Hiến pháp
năm 2013 nên chưa cập nhật được tính mới, phù hợp với Hiến pháp và các văn
bản pháp luật hiện hành cũng như nhu cầu thực tiễn hiện nay Từ khi Hiến phápnăm 2013 ra đời, các nhà khoa học đã tiếp tục đưa ra những nghiên cứu liênquan đến tính độc lập của Tòa án trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,
có thé kê đến một số công trình tiêu biểu như:
- Đề tài “Quyên được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan, theo một
thời hạn hop lý trong TỔ tụng dân sự”,2018 là đề tài khoa học cấp trường,trường Đại học Luật Hà Nội của PGS.TS Trần Anh Tuấn Trong khuôn khô dé
tài, tác giả đã chỉ ra răng quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách
quan, theo một thời hạn hợp lý trong Tố tụng dân sự là một quyên cơ bản của
đương sự cần được ghi nhận và bảo đảm thực hiện, gan VỚI yêu cầu về chấtlượng và hiệu quả của hoạt động tô tụng tư pháp
- “Quyên tư pháp trong nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam từ lý luậnđến thực tiên”, nxb Tư pháp, 2018 do tác giả Nguyễn Văn Quyền và Nguyễn TấtViễn đồng chủ biên là cuốn sách chuyên khảo đã trình bày những van đề lý luận
cơ bản về quyền tư pháp như bản chất quyền tư pháp, bản chất về tư pháp trongnhà nước pháp quyền XHCN, làm rõ về khái niệm quyền tư pháp, hoạt động tưpháp, co quan tư pháp, các hoạt động mang tinh tự phát và bổ trợ tư pháp Bêncạnh đó, các tác giả cũng đã khái quát quá trình t6 chức thực hiện quyền tư phápcủa nhà nước ta từ năm 1945 đến nay và ở một số nước trên thế giới; nêu cácyêu cầu và đề xuất giải pháp về mô hình tổ chức thực hiện quyên tư pháp trongNhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sau năm 2020
- Trong đầu năm 2022, chuỗi hội thảo quốc gia của Ban chỉ đạo xây dựng
Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đã được tô chức tai Hà Nội, DaNang va Thành phố Hồ Chí Minh Trong các cuộc hội thảo này đã có rất nhiềutham luận của các nhà khoa học uy tín nghiên cứu liên quan đến quyền tư pháp,
cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, có thê ké đến
Trang 14một số tham luận tiêu biéu như: Mô hình lý luận về Chiến lược cải cách tư pháp
mới trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam đến năm 20030, định hướng đến năm 2045 của GS.TS Võ Khánh Vinh;Mục tiêu, quan điểm, định hướng cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng,hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của GS.TS Hoàng Thế
Liên; Xây dựng nên tư pháp Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm
2045 của tác giả PGS.TS Nguyễn Tắt Viễn; Bảo đảm nguyên tắc xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật của TAND trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam của PGS.TS Trần Văn Độ; Bảo vệ công lý va tăng cường năng lực tiếp
cận công lý của người dân trong hoạt động xét xử của Tòa án của PGS.TS Phạm Minh Tuyên
Tuy nhiên, các công trình nêu trên chủ yếu mang tính lý luận và khái quát cao,
tập trung vào Chiến lược cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN mà chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu trực tiếp, đầy đủ, toàn diện, thốngnhất và đặt các vẫn dé cần nghiên cứu trong tổng thé thống nhất về tính độc lập củaTòa án trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
2.2 Ngoài nước
Hiện nay, trên thế giới chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tính
độc lập của Tòa án trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN bởi đây là van đềmang dấu ấn đặc thù Tuy nhiên, trên thế giới đã có những nghiên cứu liên quannhưng chủ yếu tập trung vào một khía cạnh nhất định như sự độc lập của quyền tưpháp với quyền lực chính trị hay tính độc lập của Tham phán khi xét xử Một sốcông trình tiêu biểu liên quan có thé được vận dụng trong đề tài như:
- In dependent judges, dependent judiciary: explaining judicial
independence, 1998, tác giả John Ferejohn đã dé cập đến tinh độc lập của Tham
phán và chỉ ra rằng cần phải có thé chế và thiết chế dé bảo vệ Tham phán trước
sự tác động của các mối đe dọa hoặc cám dỗ dé có thé yên tâm xét xử một cách
khách quan, chính xác, công bằng
Trang 15- Judicial Independence and the Reality of Political power, Published online by Cambridge University Press: 05 August 2009, tac gia Gerald
N.Rosenberg đã đưa ra định nghĩa về độc lập tư pháp, chi ra những điều kiệnđảm bảo độc lập tư pháp và phân tích những ảnh hưởng từ quyền lực chính trịđối với quyền tư pháp
- The Independence of Supreme Courts in Latin America: A Review of the
Literature xuat ban truc tuyén boi Cambridge University Press, 2009 Theo do,
qua nghiên cứu, tác giả Joel G.Verner chỉ ra rang: Các học gia ít chú ý đến việcđánh giá tính độc lập của các tòa án tối cao ở các khu vực đang phát triển Mặc
dù Hiến pháp của hầu hết các nước đang phát triển quy định nhánh tư pháp độc
lập, đôi khi thậm chí là chung của Chính phủ, với các quyền hạn được xác định
rõ ràng và đáng ké, và với các bảo đảm Hiến pháp để bảo vệ sự độc lập của họ,bằng chứng cho thấy rằng chỉ có một số ít tòa án ở các quốc gia thực sự độc lập:
có nghĩa là, rat it toa án được tự do quyết định các vụ việc trên cơ sở luật đã ban
hành và 'giá tri của vụ việc, mà không có sự can thiệp dang ké từ các cơ quan
chính tri.
- Learning about Judicial Independence: Institutional Change in the State Courts, 44 Harv Int'l L.J 271(2003), trong đó, tac gia Ruth Mackenzie va
Philippe Sands chỉ ra: có sự đồng thuận rộng rãi rang một cơ quan tu pháp độc
lập là yêu tố quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia Tuy nhiên, việcphân tích một cách có hệ thống vé sự phát triển của các tòa án độc lập là rất khó,bởi vì, thông thường, các thể chế tư pháp chính thức hiếm khi thay đổi Và tácgiả đã có những nghiên cứu, kết luận về sự thay đổi của độc lập tư pháp ở Tòa
án liên bang đặc biệt liên quan tới thủ tục lựa chọn và giữ chân các Tham phan 6
cac bang cua Hoa Ky.
- A comparative study of the systems of review of administrative action by courts and tribunals in Australia and Vietnam: What Vietnam can learn from
Australian experience (2007), tác giả Nguyén Văn Quang đã đưa ra nghiên cứu
so sánh quan trọng về hệ thống Tòa án hành chính của Úc và Việt Nam tập trung
Trang 16vào bốn nội dung chính là mô hình tô chức, phạm vi của các hành vi hành chính
có thé được tòa án xem xét lại, căn cứ dé xem xét lại và thâm quyền của tòa án ởcác khu vực tài phán của Úc và Việt Nam Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một
số đề xuất về cơ chế giám sát tư pháp và áp dụng mô hình tòa án hành chính ở
Việt Nam.
- The Ideal Socio-Legal Order Its “rule of law” Dimension, Ratio Juris,
Vol.1, No.2, 2/7/1988, tác giả Robert S Summers đưa ra những nghiên cứu về
pháp quyên, tác giả cho rang “pháp quyền” nên được định nghĩa là một kháiniệm chỉ bao gồm một số khía cạnh được xác định rõ ràng của một trật tự pháp
lý lý tưởng.
- The Authority of Law: Essays on Law and Morality, Clarendon Press —
Oxford (1979), tác giả Joseph Raz đưa ra lời giải thích chi tiết về bản chất củaluật pháp và hệ thống pháp luật, trình bày một lập luận có ảnh hưởng sâu sắc về
chủ nghĩa thực chứng pháp luật Tác giả xem xét các lĩnh vực tư tưởng pháp lý
được coi là thấm nhuan các giá trị đạo đức - cụ thể là các chức năng xã hội củapháp luật, lý tưởng của nhà nước pháp quyên và vai trò xét xử của tòa án
3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục dich
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về tính độc lập của Tòa án cùng
với việc xác định đây là yêu cầu của cải cách tư pháp trong xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN, đề tài đưa ra những đề xuất trong việc đảm bảo tính độc lậpcủa Tòa án tạo cơ sở giúp Tòa án xét xử một cách khách quan, công bằng, chính
xác nhất, đảm bảo Tòa án là cơ quan bảo vệ công lý
Trang 17khác, độc lập trong hệ thống tô chức Tòa án, độc lập trong hoạt động của Hộiđồng xét xử và những yếu tô bảo đảm sự độc lập của Tòa án.
- Chỉ ra tính độc lập của Tòa án ở một số nước trên thế giới và tìm ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Làm rõ tính độc lập của Tòa án với các quyền lực khác, tính độc lập trong
chính hệ thống tổ chức của Tòa án và hoạt động của Hội đồng xét xử để từ đó
thấy được mức độ độc lập của Tòa án hiện nay đã thực sự bảo đảm trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
- Chỉ ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật và thực tiễn
nhằm tăng cường tính độc lập của Tòa án phù hợp với yêu cầu xây dựngNhà nước pháp quyền XHCNở Việt Nam trong thời gian tới
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Đề tài sử dụng một số cách tiếp cận truyền thống như:
- Tiếp cận từ lý thuyết -> ứng dụng vào thực tiễn -> giải pháp Đây là cáchtiếp cận được sử dụng đặc biệt trong nghiên cứu các vẫn đề mang tính lý thuyết
liên quan tới tính độc lập của tòa án và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
như tầm quan trọng, những yếu tổ bảo đảm độc lập tư pháp.v.v Cách tiếp cậnnày được sử dụng chủ đạo và xuyên suốt trong việc triển khai đề tài, trong đóviệc giải quyết các vấn đề lý luận được ưu tiên hàng đầu trước khi vận dụng vàothực tiễn Việt Nam và đề ra những gợi mở hợp lý
- Tiếp cận từ thực tiễn -> tổng hợp, phát triển bổ sung lý thuyết -> giảipháp Đây là cách tiếp cận bổ trợ, được sử dụng nhăm khái quát hóa một số van
đề từ thực tiễn các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam về tính độc lập của Tòa
án Các lý thuyết sau khi được b6 sung và tông hợp từ thực tiễn sẽ là cơ sở choviệc đánh giá và đưa ra những giải pháp nhăm đảm bảo và tăng cường hơn nữa
tính độc lập cho Tòa án đáp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Trang 184.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tich-tong hop được sử dung chủ yếu trong việc giảiquyết từng vấn đề liên quan đến các lý thuyết cơ bản xoay quanh tính độc lậpcủa Tòa án và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong đề tài khi xử lý cácvan đề pháp lý và thực tiễn trong phạm vi nội dung đề tai
5 Nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận vẻ tính độc lập của Toa án trong xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN
Chương 2 Tính độc lập của Tòa án một số nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 3 Thực trạng tính độc lập của Tòa án Việt Nam trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Chương 4 Giải pháp bảo đảm tính độc lập của Tòa án trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trang 19CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÍNH ĐỘC LAP CUA TOA ÁNTRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Khái niệm, tam quan trọng của nguyên tắc độc lập Tòa án
Nguyên tắc độc lập Tòa án là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng
trong khoa học pháp lý, với những cách sử dụng đa dạng khác như “độc lập tư
pháp”, “tính độc lập của tòa án”, “xét xử độc lập” Tuy nhiên, khi nói đến van
dé này, để hiểu một cách bao trùm về các khía cạnh liên quan thì cần phải nóiđến “độc lập tòa án”; trong đó có các vấn đề quan trọng như sau:
- Đầu tiên, cách hiểu về độc lập nhìn chung là thống nhất Theo từ điển
tiếng Việt, độc lập được hiểu: “7) như một tính từ, 'độc lap’ có nghĩa là: ‘1 Tựmình tôn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gìkhác '; và '2 (nước hoặc dân tộc) có chủ quyên, không phụ thuộc vào nước khác
hoặc dan tộc khác ; I) như một danh từ, độc lap’ chỉ ‘Trang thải cua một nước
hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác
'”È Trong tiếng Anh, từ độc lập được định nghĩa là “không bị
hoặc dân tộc khác
ảnh hưởng hoặc kiểm soát bằng bat cứ cách nào và bởi bat cứ người hay sự vật,hiện tượng nào ”” Như vậy, độc lập có thể nhìn nhận theo hướng ngăn ngừa sựcan thiệp từ bên ngoài Tuy nhiên, theo triết học, bất cứ sự vật, hiện tượng naocũng có mối liên hệ với nhau và luôn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mốitương quan với những sự vật, hiện tượng khác” Vì vậy, sự độc lập của mọi sự
vật, hiện tượng; trong đó có Tòa án, nhìn chung chỉ mang tính chất tương đối
Hay có thé nói “toa án phải giữ một vị trí, tr thé độc lập, một cương vi đứngngoài cuộc trong mot mic độ nào đó 4,
- Thứ hai, “độc lập tòa án” cần được nghiên cứu cùng với khái niệm “độclập tư pháp” Theo Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp, “Độc
lập tư pháp có nghĩa là: a) Cơ quan tư pháp quyết định những vấn đề thuộc thâm
' Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Da Nang, 2012, trang 485.
? https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/independent
3 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác — Lénin, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 2006.
* https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1 883
Trang 20quyền dựa trên sự đánh giá khách quan của mình về các sự kiện của vụ án và
trình độ hiểu biết pháp luật của mình ma không chịu sự tác động sai trai, trực
tiếp hay gián tiếp của bất kỳ cá nhân, tô chức, hay cơ quan nào; b) Cơ quan tưpháp có thẩm quyền giải quyết trực tiếp hoặc xem xét lại đối với tất cả nhữngvan đề mang tính chất tư pháp” Việc duy trì tính độc lập của cơ quan tư pháp là
cần thiết để đạt được mục tiêu và thực hiện đúng chức năng của cơ quan tư pháp
trong một xã hội tự do và tôn trọng pháp quyền Theo văn kiện Các nguyên tắc
cơ bản về tính độc lập của tòa án năm 1985, tính độc lập của tòa án thể hiện ở
các nội dung sau: “1 Tính độc lập của tòa án phải được nhà nước bảo đảm và
được ghi nhận chính thức trong hiến pháp hay pháp luật quốc gia Nhiệm vụ củatất cả các cơ quan của chính phủ và những cơ quan khác là phải tôn trọng vàtuân thủ tính độc lập của tòa án 2 Tòa án phải quyết định các vẫn đề một cách
vô tư, không thiên vị dựa trên sự việc và theo luật pháp mà không chịu những
hạn chế, những ảnh hưởng không phù hợp, dụ dỗ, sức ép, đe doa hay can thiệp
sai trái, trực tiếp hay gián tiếp từ bất cứ một nguồn nào hay vì bất cứ một lý donao 3 Tòa án phải có quyền tài phán đối với mọi van đề có tính chất xét xử vàphải có quyền lực riêng dé quyết định xem một van đề được trình lên tòa án cóthuộc thâm quyền của tòa theo như luật pháp quy định hay không 4 Không
được can thiệp không thỏa đáng hay không có lý do xác đáng vào quá trình xét
xử, cũng như không được xét lại các phán quyết của tòa án Nguyên tắc này
không ảnh hưởng đến quá trình xét xử phúc thâm hay việc các cơ quan có thầm
quyền giảm nhẹ các bản án mà tòa án đã tuyên phù hợp với luật pháp 5 Mọingười đều có quyền được xét xử bởi các tòa án thông thường sử dụng những thủtục pháp lý đã được an định Tòa án nào không sử dụng những thủ tục đã được
an định một cách hợp lệ trong quá trình xét xử sẽ không được thiết lập dé thaythế quyên tài phán của tòa án hoặc cơ quan xét xử thông thường 6 Nguyên tắc
độc lập xét xử của tòa án cho phép và yêu cầu tòa án bảo đảm rằng các thủ tục
xét xử đều được tiến hành một cách đúng đắn và quyền của các bên đều được
tôn trọng 7 Nhiệm vụ của môi quôc gia thành viên là phải cung câp đây đủ các
Trang 21nguồn lực dé ngành tòa án có thể thực hiện tốt những chức năng của mình” Nhưvậy, sự độc lập của tòa án thể hiện ở ba khía cạnh chính: (i) Tòa án phải độc lập
về mặt thé chế, nghĩa là phải có hệ thống tổ chức và với những quy chế hoạtđộng riêng; (ii) Tòa án phải có hành chính nội bộ riêng: (iii) Quyết định của tòa
án không bị sự can thiệp của các chủ thể khác, nghĩa là tòa án độc lập với các cơ
quan quyên lực, các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài ngành tòa án, và có sự
độc lập giữa các tòa án với nhau Đồng thời, sự độc lập của tòa án bao hàm ý
nghĩa là một cơ quan xét xử nói chung và sự độc lập của các thành viên Hội
đồng xét xử (Thâm phán, Hội thâm/Bồi thâm) với ý nghĩa là những thành tố làm
nên sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án”
- Thứ ba, khi nghiên cứu về nguyên tắc “độc lập Tòa án”, cần phải đặt nó
trong bối cảnh nhà nước pháp quyên
Nhà nước pháp quyền là thành quả nghiên cứu của giới triết học, chính trịhọc phương Tây Về mặt thuật ngữ, châu Âu lục địa thường sử dụng khái niệmpháp quyền, hay nhà nước pháp quyền (Etat de droit/ Rechsstaat) Còn theo cách
hiểu Anh-Mỹ, với thuật ngữ khá tương đồng là rule of law, có thê hiểu là sự cai
tri/théng tri cua phap luật” Nhìn chung, dù sử dụng thuật ngữ theo cách nào, tưtưởng về pháp quyền đều đặt ra những yêu cầu cơ bản về nhà nước và pháp luật,bao gồm:
- Pháp luật có vi trí tối thượng, không có bất kỳ cá nhân, tô chức, đảng
phái, giai cấp nào được đứng trên pháp luật, được quyền ban hành và thay đổinội dung của pháp luật theo hướng trái với những nguyên tắc cơ bản của nó
Theo cách hiểu này, pháp luật không phải là công cụ của nhà nước, của giai
cap thông tri, mà thậm chí còn đứng trên nhà nước, trong đó nhà nước có nghĩa
Ÿ Trương Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồ Điệp, Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 2/2018.
k Cách hiểu Anh-Mỹ về pháp quyền hay pháp trị (rules of law) khá tương đồng với quan điểm nhà nước pháp
quyền (Etat de droit/ Rechsstaat) của châu Âu lục địa Trong thuật ngữ État đe droit, từ droit vừa có nghĩa là lễ phải, vừa có nghĩa là quyền, vừa có nghĩa là pháp luật Còn trong từ rule of law, rule có nghĩa là cai trị, thống trị.
Khái niệm rule of law nhấn mạnh đến vai trò và vị tri thượng tôn của pháp luật trong việc điều chỉnh các chuân
mực xã hội theo nghĩa không phải nhà nước cai trị mà là pháp luật cai trị Do đó, nhà nước phải đứng dưới pháp
luật tự nhiên Theo: Nguyễn Sỹ Dũng, Pháp quyền hay pháp tri, đăng tại tạp chi Tia sáng:
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62 & News=257&CategoryID=3
Trang 22vụ phải tuân theo pháp luật Để có được điều đó, pháp luật do nhà nước ban
hành, hay pháp luật thực định, phải là sự phản ánh và không được trái pháp luật tự nhiên.
- Pháp luật có vai trò trọng tài công băng, điều hòa lợi ích của các bên
trong những mối quan hệ xã hội cụ thể thuộc các mặt kinh tế, văn hóa, chínhtrị.v.v Theo cách hiểu này, pháp luật phải đứng giữa lợi ích của mọi chủ thể,không thiên lệch về bat kỳ ai, dù đó là cá nhân, tô chức, đảng phái, giai cap nào.Pháp luật phải công bằng một cách tuyệt đối
Cu thé hon, theo tác gia N D Arora_ Giáo su Dai học Kinh tế và kỹ thuậtBerlin, pháp quyên, (rule of law), được hiểu là “sự cai trị của luật pháp, luật
pháp như dung nghĩa của nó: tức là luật pháp là thứ cai trị chứ không phải là
người thực thi pháp luật [cai trị]; trên thực tế, những người vận hành pháp luậtlại có bồn phận thi hành pháp luật theo nghĩa của nó, chứ không phải nhưngười đó muốn nó có nghĩa là gì ””
Nhu vậy, theo tư tưởng pháp quyên, tất cả mọi người đều bình đăng trước
pháp luật, không ai đứng trên pháp luật, ké cả nhà nước Quan trọng nhất là,
pháp luật, với đầy đủ kha năng và những tiêu chuẩn cần thiết của nó, là thứ có vịthế cao cả nhất, không có cá nhân, nhóm, đảng phái hay giai cấp nào đượcquyên sử dung nó như là công cụ cho sự cai trị của mình Mà ngược lai, cá nhân,nhóm, đảng phái hay giai cấp cầm quyền có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật giốngnhư tất cả những người còn lại trong xã hội Nhà nước, hay những người cầmquyền, do đó, phải nhận thức rang chân lý cao nhất không phải thuộc về minh
mà thuộc về pháp luật
Pháp luật là những chuẩn mực chung mà mọi người tuân theo vì nó phải
là kết quả của một nền dan chủ và được vận hành bởi một nhà nước đã loại trừhết sự lạm quyên Theo nghĩa này, pháp luật phải hoàn toàn vô tư, khách quan
và không chứa đựng sự bat công Có một câu ngan ngữ tiếng Latin nổi tiếng đã
7 Theo N D Arora, Polotical science, Tata McGraw Hill, 2011, mục 6-3 Nguyên văn: "Rule of law is the rule of
law, law as it is: it is the law that rules and not person who enforces the law; in fact, the person operating the law is under obligation to enforce the law as it is, and not as he/she wants it to mean."
Trang 23nói lên điều nay: Lex iniusta non est lex! (Luật mà bat công thì không phải làluật!) Như vậy, không có quyền lợi, ý chi của ai, dù là cá nhân, đảng phái haygiai cấp nào được đặt cao hơn pháp luật vì pháp luật đã quan tâm và đảm bảo tớiquyên bình dang giữa tat cả mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại.
Mục đích của việc xây dựng chế độ pháp quyền chính là đảm bảo sự côngbăng của pháp luật, ngăn ngừa sự lạm quyền của nhà nước Trong chế độ đó,nhà nước và pháp luật đóng vai trò điều hòa lợi ích của tất cả chủ thể trong xã
hội Sự điều hòa lợi ich đó chính là cách thức dé bảo vệ quyền con người Hay
có thê nói, dé có thé bảo vệ tốt nhất quyền con người thì phải xây dựng chế độpháp quyền “7 do, bình đẳng phẩm giá của con người và những hình thức thểhiện khác nhau của bảo đảm quyên con người là những yếu tổ đặc trưng truyềnthong của chế độ pháp quyền ”” Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ cũng đãkhang định: “Tat cả mọi người sinh ra déu có quyên bình dang, Tạo Hóa cho họnhững quyên không ai có thể xâm phạm được Trong những quyên ấy, có quyênđược sống, quyên tự do và quyền mưu cau hạnh phúc Rang để đảm bảo chonhững quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có đượcnhững quyên lực chỉnh đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân '”
Như vậy, sự độc lập của Tòa án trong bối cảnh nhà nước pháp quyền là
một sự độc lập có mục đích chứ không phải là tìm tới sự độc lập một cách tuyệt
đối Điều đây có nghĩa là phải nhận diện những sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực;
ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án và vi phạm những
giá trị mà học thuyết nhà nước pháp quyền theo đuôi Điều đó lại đòi hỏi chúng
ta phân tách những yếu tổ có khả năng ảnh hưởng tới Tòa án
Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm:
- Các yêu tố ảnh hưởng chung tới hệ thống tòa án
Về tổng thé thì tòa án là một hệ thống cơ quan với cơ cấu tổ chức và
nhiệm vụ quyên hạn xác định Vì vậy, nó có liên hệ với các cơ quan khác trong
Š Konrad - Adenauer - Siftung, Nhà nước pháp quyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, trang 51.
? Tác giả sử dung ban dịch được đăng trên trang mạng của Dai sứ quán Hoa Ky tại Việt Nam Địa chỉ truy cập:
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/dec_independence.html
Trang 24bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế quyền lực nói chung Mối liên hệ ở tam
vĩ mô này có thé thể hiện qua cơ chế tuyển dung và bố nhiệm, nguồn ngân sách,
quy định về nhiệm kỳ hay những quyền hạn cụ thé của Tòa án Và yêu cầu đặt rađối với những mỗi liên hệ đó nhằm đảm bảo các yêu cầu pháp quyền đó là các
cơ quan nhà nước hay các thiết chế quyền lực (kế cả từ phía xã hội) không đượclàm ảnh hưởng tới tính đúng đắn của quyền lực tư pháp Vì vậy, có định nghĩa
cho răng tính độc lập của tòa án là “sự do không chịu tác động từ nhánh lập
pháp hay nhánh hành pháp đổi với việc thực hiện chức năng tư pháp ”'° Từ góc
độ này, có thé hiểu độc lập Tòa án tương đương với “độc lập tư pháp” Dé hiểusâu hơn về điều này, cần thấy rang trong ba bộ phận cơ bản của quyền lực nhanước: lập pháp, hành pháp, tư pháp, dường như tư pháp là nhánh quyên lép về
nhất Trong Những luận cương Liên bang, Hamilton đã nói đến điều này: "7
pháp, nếu so sánh với các ngành quyên khác, là ngành quyên mém yếu nhấttrong ba ngành quyên, rằng ngành tr pháp không thể xâm lăng phạm vi quyénhạn của hai ngành lập pháp và hành pháp, và chúng ta can phải tìm cách dégiúp cho ngành tư pháp có thé tự bảo vệ chống đỡ những sự xâm phạm của haingành quyên kia."'" Như vậy, độc lập tư pháp có ý nghĩa giúp nhánh quyền nàykhang định vai trò của mình, nhằm tạo thé cân bằng với hai nhánh quyên còn lại
do về bản chất, nó mềm yếu hơn so với hai nhánh kia Đặc biệt là đối với ngànhlập pháp, đây là nhánh quyền được hình thành trên cơ sở bầu cử Trong khi đó,một điểm yếu của bau cử đã được chỉ ra bởi những Nhà Lập hiến Hoa Kỳ nhưMason, Gerry và Sherman, là những cử tri có thể bị thao túng và cơ quan đạidiện được dân bầu sẽ chủ yếu hành động theo những nhu cầu mang tính thờithượng của xã hội mà thiếu sự cân nhắc cần thiết” Theo hướng ngược lai, bảntính của cơ quan tư pháp là sự thảo luận, cân nhắc và tính chắc chắn khoa học
trong lập luận của Tham phán Vi vậy, su độc lập tư pháp sẽ tránh được việc
công lý bị thao túng bởi đám đông.
“ Norman S Marsh, The rule of law in a Free Society, International Congress of Jurist, New Delhi, 1959, p 11.
!! Dẫn theo: Nguyên Đăng Dung, Phạm Hong Thái, Vũ Công Giao, Sdd, trang 182.
! Xem thêm: Nguyên Cảnh Bình, Hiền pháp Mỹ được làm ra như thé nào, Nxb Thê giới, Hà Nội, 2013, trang
74-77.
Trang 25- Các yêu tố ảnh hưởng tới Thâm phán
Xét tới cùng thì người đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện chức
năng của Tòa án là cá nhân Thâm phán Sự quan trọng của việc bảo đảm độc lậpcho Tham phan thé hiện ở chỗ” Chức năng của Tham phán là người đại diện cho
công lý chứ không hoàn toàn đại diện cho cử tri, trong nhiều trường hợp công lý
không đồng nghĩa với đa số cử tri, với khuynh hướng, chính sách nào đó của lậppháp và hành pháp Đôi khi, các Tham phán còn phải có trách nhiệm phán quyết
sự đúng sai của các chính sách, đường lỗi do lập pháp và hành pháp tạo ra Vìvậy, sự độc lập cho việc phán xử vô tư, công bằng của Thâm phán là rất cầnthiết” Khi nói tới cá nhân Thâm phán thi cũng đồng nghĩa với chức năng xét xử
của Tòa án bởi thông qua từng Tham phan thì việc xét xử mới thực hiện được
Vì vậy dưới góc độ này, độc lập Tòa án gần với khái niệm “độc lập xét xử” vớihàm nghĩa là một công việc mang tính nghề nghiệp của Thâm phán Trong đó,các yếu tố ảnh hưởng đến cá nhân Thâm phán trong quá trình xét xử lại có thểchia thành: (1) Các yếu tố vô hình như nền tang giáo dục, các trường phái pháp
luật, ý thức hệ, tôn giáo, kinh nghiệm sống và điều kiện làm việc; và (2) Các yếu
tố hữu hình như hành động của các đương sự, các cơ quan nhà nước hoặc các
đồng nghiệp của Thâm phán hay ké cả ý kiến của báo chí, công luận”
Nói chung, sự độc lập của Tòa án song hành với việc ngăn chặn những
yếu tô có ảnh hưởng tiêu cực tới cơ quan này trong việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nó; hướng tới sứ mệnh bảo vệ công lý Điều đó không hàmnghĩa quyên lực tư pháp phải đứng riêng rẽ, không hé có mối liên hệ nào tới các
quyền lực khác hay tự mình hành động mà không cần cân nhắc tới các ý kiếnbên ngoài Thực tế cho thấy sự độc lập của Tòa án luôn di đôi với sự minh bach
Một mặt, Tòa án phải được hoạt động một cách độc lập nhăm đảm bảo sự vô tư,
khách quan trong xét xử Mặt khác, các hoạt động của Tòa án phải được minh
!3 Nguyễn Dang Dung, Nguyên tắc độc lập của Tòa án và quy định của Hién pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2014.
'* Tô Văn Hòa, Tinh độc lập của Tòa án — Nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb Lao động, 2007, trang 76.
Trang 26bạch nhằm và chịu sự giám sát từ người dân ` Vậy có một van dé đặt ra là liệu
Tòa án có bị ảnh hưởng bởi các ý kiến bên ngoài, từ cả công chúng lẫn các cơquan nhà nước khác khi mọi hoạt động của Tòa án đều bị đưa ra “soi mói” mộtcách công khai hay không? Tính độc lập của Tòa án có bị ảnh hưởng không nếu
cơ quan này vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận? Theo chúng tôi đó
chính là mâu thuẫn giữa việc Tòa án vừa phải độc lập lại vừa phải minh bạch
Một cách chung nhất, độc lập không có nghĩa là phải tự cô lập và minhbạch không có nghĩa là phải chạy theo quần chúng Vấn đề là trong mối liên hệ
giữa các cơ quan nhà nước phải cân bằng được hai yếu tố trên và thực tế tại
Vương quốc Anh là một ví dụ điển hình cho điều đó ” Hệ thống Tòa án Anh đãthoát ra khỏi Nghị viện về cả cơ cau tô chức (từ năm 2005 Tòa Phúc thâm tốicao không còn trực thuộc Nghị viện) lẫn một quy trình lựa chọn Tham phán độc
lập hơn Tuy vậy, Nghị viện Anh vẫn đòi hỏi Tòa án phải minh bạch hơn thông
qua những góc độ cụ thể bao gồm:
- Chế độ báo cáo thường niên
- Giám sát thực thi pháp luật
- Điều trần trước các Ủy ban
Trong mỗi hoạt động đó, yếu tố trung tâm mà Nghị viện Anh hướng tới làlàm sao để Nghị viện “hiểu” Tòa án hơn là để Nghị viện “chỉ huy” Tòa án Vớivai trò là cơ quan dân cử, thiết nghĩ các hoạt động đó của Nghị viện cũng chính
là cầu nối dé đưa Tòa án gan với công chúng hơn
Như vậy, cũng có thé đặt ra vẫn đề kiêm soát, giám sát và trách nhiệm giảitrình đối với Tòa án mà không mâu thuẫn với sự độc lập của cơ quan này Điều
đó cho thấy sự độc lập của Tòa án cũng chỉ hướng tới mục đích chung là đảm
bảo cho chức năng bảo vệ công lý chứ không phải là độc lập tới cùng Vì vậy, có
thé định nghĩa về nguyên tắc độc lập Tòa án như sau:
'S UNODC, Hướng dẫn tăng cường năng luc và liêm chính tu pháp, 2011 ; ;
'* Đậu Công Hiệp, Gidm sát của nghị viện đối với nhánh quyên lực tư pháp ở Vương quốc Anh: một sô giá tri
tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, sô 8/2019.
Trang 27“Nguyên tắc độc lập Tòa án là một quan điểm xuyên suốt nhằm xácđịnh cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyên han của Tòa án; tiêu chuẩn và địa vipháp lý của thẩm phám; quy trình, thủ tục tô tụng nhằm ngăn chặn những sự
tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện chức năng xét xử, bảo vệ công lý của Toa an”.
Định nghĩa trên cho ta thấy một cách rõ ràng tầm quan trọng của nguyên
tac này Bởi nguyên tắc nói chung là là hệ thống những tư tưởng, quan điểm tồn
tại xuyên suốt trong một hoặc toàn bộ giai đoạn nhất định và bằng cách thức, sựràng buộc nào đó sẽ khiến mỗi cá nhân hay tô chức phải tuân theo Vì vậy, khi
đã nhìn nhận sự độc lập của Tòa án ở tầm “nguyên tắc” thì điều đó phải được
nhìn nhận và thực thi một cách “xuyên suốt” chứ không phải là giải pháp tình
thế hoặc những yêu cầu mang tính nhất thời
Thứ tư, độc lập Tòa án không phải chỉ nằm ở hoạt động xét xử và gắn
với cá nhân Tham phán Dé đảm bảo cho Tòa án độc lập đó còn là sự ngăn
ngừa nguy cơ tác động từ phía những quyền lực nhà nước khác và kể cả quyền
lực chính trị Để đảm bảo điều này, không chỉ các quy định về thủ tục tố tụng
tại tòa phải đảm bảo sự độc lập mà các quy định về cơ cau tô chức, nhiệm vụquyền hạn và ké cả địa vị pháp lý, tiền lương, bổ nhiệm Thâm phán cũng rất
quan trọng.
Thứ năm, mục đích của việc bảo đảm sự độc lập của Tòa án là dé ngăn
chặn việc can thiệp dẫn đến xâm phạm chức năng xét xử, bảo vệ công lý của
Tòa án Dé đóng vai trò là người trọng tài trung dung, là chốt chặn cuối cùng déchống lại hành vi vi phạm pháp luật, là nơi người dân gửi gam niềm tin; Tòa ánphải thực sự khách quan, công tâm Chỉ có như vậy, công lý mới có thể đượcbảo vệ một cách hữu hiệu nhất
Cuối cùng, nguyên tắc độc lập của tòa án đòi hỏi quyền của các bên thamgia tô tụng đều phải được tôn trọng, bat kế đó là bên buộc tội hay gỡ tội Điều
này liên quan đến phương thức tiến hành tố tụng ma theo đó, dé đảm bảo tính
độc lập của tòa án, tô tụng tại tòa phải là tố tụng tranh tụng chứ không phải tố
Trang 28tụng buộc tội Tòa án chỉ đóng vai trò là trọng tài xem xét và phán quyết dựatrên việc đánh giá quan điểm của các bên buộc tội và gỡ tội chứ không tham giavào bat cứ bên nào ”.
1.2 Những yếu tố bảo đảm tính độc lập của Tòa án
Như đã trình bày, tính độc lập của Tòa án được thê hiện trên nhiều khía
cạnh thuộc về tổ chức, hoạt động nói chung của hệ thông cơ quan này cũng như
cá nhân những người nắm các chức danh tư pháp Cụ thé, dé đảm bảo tính độclập của Tòa án, cần quan tâm tới các yếu tố sau:
1.2.1 Tổ chức bộ máy của Tòa án
Đối với những quốc gia theo truyền thống dân luật thường có hai hoặc
nhiều hệ thống Tòa án, mỗi hệ thống có thâm quyền riêng, có cau trúc và có thủ
tục riêng Còn ở những quốc gia theo truyền thống thông luật, chỉ có một hệthống Tòa án duy nhất Các quốc gia theo truyền thống pháp luật xã hội chủnghĩa, trước hết mang đặc trưng của Tòa án theo truyền thống dân luật là chỉ
được viện dẫn luật khi xét xử mà không được giải thích luật; thêm vào đó là phải
bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, do đó, không áp dụng chế độ án lệ, nhưng
sau khi Liên Xô giải thể thì hệ thống Tòa án cũng đã có những cải cách theotruyền thống dân luật Để đảm bảo được tính độc lập của Tòa án từ khía cạnh tổ
chức bộ máy thì cần phải thoát ly khỏi mô hình xã hội chủ nghĩa, với bộ máy tưpháp quá nặng tính hành chính và phải tổ chức theo thâm quyền xét xử
Thực hiện tốt độc lập của Tòa án theo thâm quyền xét xử sẽ góp phan tao
điều kiện thực hiện tốt hơn nguyên tắc “phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp” đã được hiến định Hiến pháp năm 2013 quy định, Quốc hội là cơ quanthực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tòa
án nhân dân là cơ quan thực hiện quyên tư pháp Thực tế hiện nay, trong quan hệvới lập pháp và hành pháp, tư pháp nói chung và toà án nói riêng ở vị thế yếu
'7
http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-duong/item/329-doc-lap-tu-phap-va-cac-yeu-to-dam-bao, truy cập ngày 29/3/2023
Trang 29hơn Tòa án chịu sự giám sát của cơ quan dân cử và chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ
quan hành pháp Điều này có nghĩa trong cơ chế hiện nay, yếu tô kiểm soát
quyền lực nhà nước chưa được nhìn nhận đầy đủ dưới góc độ tòa án Độc lậpcủa tòa án theo thâm quyền xét xử là một trong những điều kiện cần và đủ dé tòa
án có vi trí, vai trò đúng dan hơn trong mối quan hệ với hai nhánh quyền lực còn
lại Trong việc cụ thé hóa cơ chế kiểm soát quyền lực, tòa án cần xác định rõ vịtrí pháp lý của mình và cần đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong kiểm soát hoạt độngcủa lập pháp và hành pháp Chọn lọc một số kinh nghiệm phù hợp của thế giới
về cơ chế tư pháp giám sát dé Việt Nam có thê nghiên cứu khi gắn nguyên lý vềđộc lập của tòa án theo thầm quyền xét xử với việc cụ thé hoá cơ chế kiểm soátquyền lực Do vậy, hiện thực hóa cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước cũng làyêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả bảo đảm độc lập của tòa án theothâm quyền xét xử
Ngoài ra dé dam bảo sự độc lập của tòa án, cần tô chức bộ máy nhằm thựchiện chế độ hai cấp xét xử là nguyên tắc đúng đắn của Nhà nước pháp quyền và
tố tụng hiện đại mà các Nhà nước tiến bộ đều phải tuân thủ Công cuộc cải cách
tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tổ chứcthực hiện nguyên tắc đó về mặt tô chức cũng như t6 tung thé nào dé thực hiện cóhiệu quả nguyên tắc đó Cụ thể, cần tổ chức Toà án theo cấp xét xử gồm Toà ántối cao, Toà án phúc thâm (lãnh thổ một hoặc nhiều tỉnh) và Toà án sơ thẩm
(quận, huyện hoặc liên quận, huyện) Những người này cho rằng cũng với việc
tổ chức này sẽ đổi mới phương cách lãnh đạo của Đảng đối với các Toà án, quan
hệ các cơ quan Nhà nước khác với Toà án và điều quan trọng là phân bố hợp lý
cơ cau các vụ án xét xử đỡ lãng 8 phí vì có Toà án có rất ít án, có Toà án lại quá
nhiều án và đảm bảo cho các Toà án độc lập thực sự trong xét xử Bên cạnh đó,không thé chỉ tổ chức một loại Toà án sơ thâm Việc dồn tat cả các loại án vớitính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp khác nhau vào thâm quyền của mộtToa án là bat hợp lý, gây rất nhiều bat cập về tô chức, cán bộ, trang bị, phương
tiện cũng như thủ tục tố tụng Điều đó cũng khó phù hợp với xu thế xây dựng
Trang 30Nhà nước pháp quyên là mở rộng phạm vi tài phán các tranh chấp trong xã hội.
Vì vậy, cần tô chức hai loại Toà án sơ thấm: Toa án xét xử các vụ án nghiêm
trọng, phức tạp và Toà án xét xử các vụ án ít nghiêm trọng, đơn giản, rõ ràng.
1.2.2 Mỗi liên hệ với cơ quan quản lý hành chính Tòa án
Công tác hành chính tư pháp trong hoạt động Tòa án chưa được quy định
cụ thể tại một văn bản pháp quy nào Một số nghị quyết đề cập đến công táchành chính trong hoạt động tư pháp thì đặt ra yêu cầu “tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân tiếp cận công lý ” và “phân định rõ thẩm quyền quản lý hành
chính với trách nhiệm, quyên hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo
hướng tăng quyên và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Tham
phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình ”15 Từ năm 2005, ngành Toa án nhân dân đã xác định “đôi mới thủ tục hành chính
tư pháp tại Toà án theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện để người dân dễ
dàng thực hiện quyền khởi kiện của họ trước Toà án, người dân khởi kiện ở mộtToà án, Toà án có trách nhiệm xác định thâm quyên giải quyết thuộc cơ quannào dé chuyên hồ sơ và thông báo cho người khởi kiện biết; công khai hoá thủtục tiếp cận hồ sơ, cung cấp tài liệu, thông tin, trích lục bản án, quyết định của
Toà án theo quy định của pháp luật”.
Mô hình quản lý hành chính Tòa án hiện nay mang tính nội bộ và do đó
ảnh hưởng lớn tới tính độc lập của tòa án Việc giao cho Tòa án nhân dân tối caoquản lý Tòa án địa phương về mặt tô chức và thực hiện việc quản lý theo ngànhdọc là không phù hợp với xu thế chung, tạo tình trạng “khép kín” trong nội bộ
ngành Tòa án, không tách bạch giữa chức năng, thâm quyên theo tổ tụng tư pháp
và chức năng quản lý, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc độc lập vàchỉ tuân theo pháp luật của Thâm phán và Hội thấm khi xét xử Vì vậy, đã có ýkiến đề xuất chuyền từ mô hình hiện nay trong đó Tòa án nhân dân tối cao quan
lý toàn bộ hệ thống tòa án sang một thiết chế độc lập hơn — Hội đồng tư pháp
quốc gia Những người ủng hộ mô hình mới này cho rằng theo mô hình quản lý
Trang 31hành chính tòa án hiện nay, thì quan hệ giữa Tòa án nhân dân tối cao với cácTòa án khác vừa là quan hệ tố tụng, vừa là quan hệ trực thuộc về hành chinh-t6chức, dẫn đến thiếu sự độc lập về tô chức và xét xử của các tòa án trong mốiquan hệ với Tòa án nhân dân tối cao Thực tế, nhiều quốc gia đã xây dựng mộtthiết chế độc lập để quản lý hành chính tư pháp, đó là Hội đồng tư pháp quốc
gia Phương án này được cho là vừa bảo đảm tính thông nhất, thông suốt của nềnhành chính quốc gia, vừa đảm bảo tính độc lập của các cơ quan xét xử, vừa tăngcường tính kết nối trong việc đào tạo nguồn và luân chuyên sử dụng hiệu quả
các chức danh tư pháp mà tòa án là khâu trung tâm.
1.2.3 Chế độ bổ nhiệm Tham phán
Thâm phán là một chức danh tư pháp, đồng thời là một nghề nghiệp đặc
biệt - nghề xét xử Người thực hiện nghé xét xử được gọi là Thâm phán Khi xét
xử, Thâm phán không nhân danh cá nhân hay Hội đồng xét xử mà nhân danh
Nhà nước để định tội danh, hình phạt trong các vụ án hình sự, để phân định
đúng, sai trong các vụ việc, tranh chấp dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh
thương mại, hôn nhân gia đình Khi xét xử, người Thâm phán phải tuân thủnghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc cơ bản và quan
trọng nhất là độc lập, chỉ tuân theo pháp luật Đó cũng là quyền, trách nhiệm vàlương tâm của người Tham phán Như vậy, nguyên tắc “Tham phán xét xử độclập, chỉ tuân theo pháp luật” trở thành điểm tựa của nền tư pháp, của pháp đình,
có tính bất khả xâm phạm Tuy nhiên, sự cao cả, linh thiêng ấy của nguyên tắc
“Thâm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật” lại hết sức “mong manh”,
dễ bị vi phạm, bởi Tham phan cũng chỉ là con người, mọi hành động của họkhông chỉ phụ thuộc vào chính họ mà còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, vào cơ chế ma trong đó người Thâm phán chịu sự chi phối, tác động Vìvậy, có thê khang định, việc b6 nhiệm Tham phán có tác động rat lớn tới tinh
độc lập của Tòa án nói chung.
Thủ tục bố nhiệm Tham phán hiện nay cũng là van đề ảnh hưởng đến độc
lập xét xử của Thâm phán Theo quy định hiện hành, thủ tục bắt đầu là việc lấy
Trang 32phiếu tín nhiệm của cơ quan nơi người được xem xét bố nhiệm công tác, ý kiếncủa cấp ủy Đảng, của Tòa án cấp trên trực tiếp đưa ra Hội đồng tuyển chọnThâm phán Việc bố nhiệm một Thâm phán qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiềuthủ tục, nhiều "cửa" sẽ đảm bao hơn về chất lượng Tham phán Tuy nhiên, chínhnhiều "cửa ải" đó cũng sẽ sinh ra nhiều yếu tố tác động đến Thâm phán hơn.
Tham phán được bồ nhiệm khi xét xử cũng phải "né" nơi đã cân nhắc, xem xét
dé nghị bổ sung mình Nhiệm kỳ của Thâm phán, Hội thẩm là 5 năm thì quangăn, họ chưa thê yên tâm với vị trí của mình, những kinh nghiệm, những bàihọc rút ra từ mỗi lần xét xử sẽ ít có cơ hội để vận dụng nếu không tái nhiệm
Thời gian như vậy cũng không đủ để một Thâm phán có thể vô tư xét xử độc lập
mà không phải chịu bất cứ sức ép nào đến hoạt động xét xử của họ, chưa kịp xét
xử thì đã hết thoi hạn của nhiệm kỳ, lại phải lo lang để bổ nhiệm nhiệm kỳ sau
Trên nguyên tắc, Thâm phán phải do bổ nhiệm Những người được chọnvào làm việc ở cơ quan xét xử phải là các cá nhân liêm khiết, có khả năng, đượcdao tạo thích hợp và có chuyên môn về luật pháp Việc đề bạt Thâm phán phảidựa vào những yếu tố khách quan, đặc biệt là năng lực, tính liêm khiết và kinh
nghiệm Bat cứ cách thức lựa chọn Tham phán Tòa án nào cũng phải bảo đảm
nguyên tắc không bồ nhiệm vì những động co không chính đáng Trong việc lựa
chọn Tham phán, không được phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da,
giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị và các quan điểm khác, nguồn gốc dân
tộc hay xã hội, tải sản, thành phần xuất thân, trừ yêu cầu rằng, một ứng viên
được chọn vào cơ quan xét xử phải là công dân của quốc gia có liên quan và yêucầu đó không bị coi là có tính chất phân biệt đối xử
1.2.4 Chế định Hội thẩm
Việc đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý
xã hội nói chung và công tác xét xử của Tòa án nói riêng là yêu cầu quan trọng
trong một nhà nước tiễn bộ Ở các nước theo hệ thống thông luật, có chế định về
Bồi thâm đoàn Ở những nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, Hội
đồng xét xử có thé bao gồm Tham phán chuyên nghiệp và Tham phán không
Trang 33chuyên nghiệp hoặc Tham phán và Hội thâm nhân dân Nói chung, hình thức thé
hiện việc nhân dân tham gia công tác xét xử của Tòa án cũng có sự khác nhau ở
mỗi nước Ở nước ta, việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tòa án đượcthể hiện tập trung nhất thông qua chế định về Hội thẳm nhân dân Chế định Hội
thâm là sự bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt
động xét xử của Tòa án, thể hiện bản chất nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
Mặc dù không phải là chức danh thuộc biên chế của Tòa án nhưng Hội
thâm cũng có ảnh hưởng nhất định đến tính độc lập của Tòa án bởi bằng sự tham
gia của mình vào Hội đồng xét xử, Hội thâm thực hiện quyền lực tư pháp và
thông qua đó dé nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản ly
Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng Chính bằng hoạt động xét
xử, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu
tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác, bảo vệ quyên và lợi
ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật.
Vai trò của Hội thâm trong việc bảo đảm tính độc lập của Tòa án thể hiện
ở chỗ: (1) Một là, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử
của Tòa án Việc tham gia vào công tác xét xử của Tòa án, không chỉ là thực
hiện quyền tư pháp, mà còn tham gia vào việc kiểm soát thực hiện quyền tưpháp, thông qua việc góp tiếng nói phản ánh tâm tư từ thực tiễn gắn bó gần gũivới đời sống hoàn cảnh của người dan, bi cáo trong vụ án, dé từ đó làm sáng tỏnguyên nhân, hoàn cảnh phát sinh tội phạm cụ thể, phát sinh tranh chấp, vào
quá trình xét xử, nhằm giúp Hội đồng xét xử có sự đồng cảm từ đó đưa ra quyếtđịnh thật chính xác, khách quan, bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp của ngườidân theo quy định của pháp luật; (2) Hai là, tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án
và Nhân dân thông qua cầu nối là Hội thâm Cũng thông qua Hội thâm, Tòa ánnăm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, tình cảm của Nhân dân Một phánquyết của Tòa án chỉ có thể nhận được sự đồng tình của Nhân dân, khi nó phản
Trang 34ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, khi thật sự là chỗ dựa vềmặt tinh thần, là niềm tin vào công lý của Nhân dân và khi đó tính thượng tôn
pháp luật mới được dé cao; và (3) Ba là, thông qua công tác xét xử Hội thẩmgiúp Tòa án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luậttrong Nhân dân, tuyên truyền về kết quả xét xử, phân tích rõ cơ sở áp dụng
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ đó góp phan giáo dục ý thức pháp
luật của công dân tại nơi Hội thấm làm việc
1.2.5 Chế độ đãi ngộ Thẩm phán
Trên lý thuyết Thâm phán phải có nhiệm kỳ lâu dài, thậm chí có thê là
suốt đời, lương bồng tương xứng, không bị các hoạt động chính trị của lập pháp
và hành pháp chi phối Nếu Tham phán chỉ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ
ngắn ngủi theo bất cứ một thé thức nào hoặc do bất cứ nganh/quyén nào cũng
vậy, họ sẽ không có được một tinh thần độc lập và cương quyết Hơn nữa, Thamphán là một nghề đặc thù luôn phải chịu áp lực từ dư luận xã hội va bi đe dọa
bởi các thế lực nguy hiểm trong xã hội, nên nếu không có một nhiệm kỳ vữngchắc, dai lâu và chế độ lương bồng tương xứng thì khó có thé tìm được những
người có tai, có đức, lại chí công, vô tư trong hoạt động xét xử Chính sự độc lap
của Tham phán là yếu tố quan trọng đáp ứng được yêu cầu của nhà nước phápquyền về việc hạn chế quyền lực nhà nước, đảm bảo thực hiện các quyền dânchủ, quyền con người
Khi còn sự lệ thuộc vào ai đó, hoặc con sự sợ hãi thì Tham phán sẽ khôngthể độc lập được Nếu đặt câu hỏi thăm dò cho các Tham phán Việt nam hiệnnay rang họ sợ gi nhất thì có lẽ câu trả lời sẽ là: Sợ không được làm Tham phán
nữa Bởi vì được bố nhiệm Tham phán toà án nhất Tham phán là toà án tối cao
là cả quá trình phan dau lâu dài và gian khổ Chính vì vậy, sự độc lập của Thamphán phải gắn liền với sự 6n định về vị trí làm việc Với logic này thì việc bổnhiệm Thâm phán theo nhiệm kỳ, nhiệm kỳ quá ngắn rõ ràng ảnh hưởng đến
tính độc lập xét xử của toà án Việc quy định chế độ bổ nhiệm Tham phán theo
nhiệm kỳ ngắn như hiện nay có lý do của nó Đó là việc người ta đánh đồng hoạt
Trang 35động xét của Thâm phán với hoạt động của những chức danh bầu cử trong bộ
máy hành pháp và lập pháp mà chưa chỉ ra đặc thù của hoạt động xét xử Thâmphán không phải là một chức vụ mà là một nghề nghiệp lay sự độc lập làm tiền
đề thay cho phục tùng trên dưới Bên cạnh đó, còn có lý do đặc thù củaViệt Nam đó chính là chất lượng đội ngũ Thâm phán của chúng ta Có thời gian
dài, đội ngũ Thâm phán Việt Nam không duoc dao tạo bai bản Việc tuyên dụng,
bồ nhiệm Tham phán nhằm giải quyết sự thiếu hụt về lực lượng một cách rất
tình thế Họ là những cán bộ chuyền ngành, bộ đội xuất ngũ chuyển sang làm
cán bộ toà án và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản về luật bằng các loại hình đào tạo
phi chính quy đủ các thé loại Không phải tất cả nhưng rõ ràng chất lượng Thamphán đã bi ảnh hưởng bởi hậu quả lịch sử như vậy Việc b6 nhiệm Thâm phán
theo nhiệm kỳ ngắn còn có lý do khắc phục tình trạng những Thâm phán kémnăng lực và phẩm chất ngồi lâu giữ chỗ, tạo điều kiện cho một thế hệ cán bộ trẻ
được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp có cơ hội trở thành Thâm phán Tuy nhiên,
đó là câu chuyện của hôm qua Hiện nay, khi đất nước hoà bình đã được hơn 30
năm, việc đảo tạo cử nhân luật chính quy đã tái khởi động, hàng năm cung cấp
cho xã hội một đội ngũ đông đảo cử nhân luật thì rõ ràng tư duy về nhiệm kỳThâm phán như trên không có lý do dé tồn tại
Dé vị trí nghề nghiệp của Thâm phán vững chắc, không bị áp lực bởi vấn
đề nhiệm kỳ, đảm bảo cho họ được độc lập thì cần thiết phải kéo dài nhiệm kỳ
Tham phán tiến tới chế độ Thâm phán suốt đời Kéo dai bao nhiêu năm hay suốt
đời là vấn đề cần bàn nhưng không thể quá ngắn như hiện nay Việc kéo dàinhiệm kỳ Tham phan phải và chi với mục dich đảm bao cho ho duoc độc lập xét
xử chứ không phải là sự ưu đãi hay an sinh xã hội dành riêng cho Tham phán.Điều đó có nghĩa là nếu Tham phan vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp
luật, năng lực yếu kém (không thé độc lập xét xử) cần phải sa thải Như vậy,việc kéo dài nhiệm kỳ Tham phan sé đem lại lợi ich: On dinh nghé nghiép; tranh
sự can thiệp của cấp uy địa phương, các cơ quan hành pháp, lập pháp bva ngay
cả sự can thiệp của toà án cấp trên vào công việcbổ nhiệm Tham phán sẽ làmcho Tham phán không chỉ có khả năng độc lập mà còn dám độc lập xét xử
Trang 361.2.6 Cơ chế bảo vệ Tham phán
Hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp, ngày càng gia tăng về
số lượng vụ án và tính chất nguy hiểm mà Thâm phán phải thường xuyên đốimặt Đặc thù nghề nghiệp của Thâm phán là liên quan tới tính mạng, danh dự,
nhân phẩm, quyền lợi của công dân, nên đối tượng bị thua kiện, bị xử phạt, rất
dễ mang tâm ly thù oán đối với Tham phán Trong xã hội đã phát sinh nhiều sự
việc đặt ra vấn đề bảo vệ Thâm phán tại phiên tòa, giữ gìn sự tôn nghiêm của
Tòa án và bảo vệ Thâm phán sau phiên tòa, một cách thiết thực, nhằm bảo đảm
an toàn thân thẻ, tính mạng cho Tham phan va than nhan ho, dé ho an tâm nuôi
dưỡng phẩm chất của người Tham phán, can đảm thực thi nhiệm vu của mình
Thực tế công tác bảo vệ phiên toà hiện nay, lực lượng bảo vệ chưa chuyên
nghiệp, rất thụ động trong việc có đương sự và người tham dự phiên tòa làm mattrật tự Do đó cần phải có lực lượng chuyên nghiệp, hiểu biết về tổ tung cũng
như quyền nghĩa vụ của những người tiến hành và tham gia phiên toà, dé ứng xử
hợp lý, đúng luật.
Cơ chế bảo vệ Toà án cũng chưa rõ ràng Nhiều trường hợp gây rối trongkhuôn viên Toa án, cũng có trường hợp gây rối ngoài khuôn viên, phía trước vàxung quanh trụ sở Toà án, nhưng lực lượng cảnh sát nhiều lúc cho rằng họ chỉ
có nhiệm vụ bảo vệ phiên toa, còn ngoài phiên toa họ không có trách nhiệm
Một yếu tổ quan trọng khác là sự nhạy cảm, kinh nghiệm xử lý, điều hànhphiên tòa của Tham phán, nếu thấy có nguy cơ căng thang bùng phát khó kiểmsoát thì nên tạm hoãn phiên tòa Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thâm phán cũngcần dự liệu trước các tình huống dé có sự chuẩn bị chu đáo
Các Tham phán, cán bộ Tòa án cũng cần can thận, tuân thủ đầy đủ quy
định của pháp luật, cũng như quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức dé tạo niềm
tin tưởng và tôn trọng từ phía các đương sự cũng như người dân tham dự phiên
tòa Nếu các Thâm phán thật sự gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
là những tam gương về phụng công, thủ pháp, chí công vô tư, liêm chính, độclập, khách quan, công bằng, tận tụy và chỉ tuân theo pháp luật khi thi hành
Trang 37nhiệm vụ, công vụ; xử sự có bản lĩnh, đúng mực, khoan dung, nhân ái, lịch thiệp
và thận trọng khi thực hiện nhiệm vụ cũng như trong đời sống cá nhân thì
chắc chắn những phản ứng quá khích, tiêu cực đối với Thâm phán, với cán bộTòa án sẽ được giảm thiểu Đó chính là cách tự bảo vệ
1.3 Độc lập giữa quyền lực Tư pháp với các quyền lực khác
Ở góc độ tông thê nhất, quyền Tư pháp cần phải độc lập với các quyền lựckhác, bao gồm cả quyền lực chính trị lẫn quyền lực nhà nước Điều này không
chỉ giúp toàn bộ ngành Tòa án không phải chịu chi phối, kiểm soát mà còn giúp
cá nhân Tham phan trong khi xử lý từng vụ việc có thé giữ được sự khách quan,
trung dung, công bằng của mình Nhìn chung, sự độc lập giữa quyền lực Tưpháp với các quyền lực khác cần được hiểu trên các khía cạnh Ÿ:
- Độc lập về vị trí tức là quyền tư pháp có vị trí riêng trong cơ chế quyềnlực nhà nước, không bị “hoà lẫn”, “hoà tan” trong quyền lập pháp, quyền hànhpháp và ngược lại; quyền tư pháp có một vi trí độc lập như vi trí độc lập củaquyền lập pháp, vị trí độc lập của quyền hành pháp Nói cách khác, quyên tupháp có “chỗ đứng độc lập” trong cơ chế quyền lực nhà nước
- Độc lập về vai trò nghĩa là quyền tư pháp có vai trò riêng của mình trong
cơ chế quyền lực nhà nước, tức là có sự tác động quyền lực riêng, có chức năng
riêng, có mối liên hệ tương tác với hai lĩnh vực quyền lực còn lại là quyền lập
pháp và quyền hành pháp
- Độc lập về quyền năng nghĩa là quyền tư pháp bao gồm các quyền năng
riêng có của mình: quyền năng xét xử và phán quyết, quyền năng giải thích phápluật, quyền năng tong kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật thốngnhất trong cả nước, quyền năng xây dựng và phát triển án lệ, quyền năng xâydựng và phát triển cộng đồng Thâm phán, quyền năng giám sát thi hành án
- Độc lập về chủ thé thực hiện: độc lập của Toà án, độc lập của Tham
pháp, Hội thầm nhân dân Toa án là một hệ thống các cơ quan độc lập trong hệ
'3 https://tapchitoaan.vn/ve-quyen-tu-phap-va-che-do-tu-phap-o-nuoc-ta
Trang 38thống các cơ quan nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ, cơ cầu của mình; Tham
phán, Hội thâm nhân dân xét xử độc lập
- Độc lập về phương thức thực hiện quyền: quyền tư pháp được thực hiệnbăng phương thức riêng có của mình là tố tụng tư pháp với tu cách là các loại tốtụng tư pháp và các hoạt động tố tụng tư pháp được quy định rất rõ ràng, minh
bạch, cụ thé, chặt chẽ
Bên cạnh đó, quyền tư pháp còn cần được phát huy và có khả năng kiểmsoát các quyên lực khác theo đúng nguyên tắc pháp quyền Xét từ góc độ lýluận, việc bảo đảm pháp quyên thông qua kiểm soát quyền lực là một trongnhững nội dung thiết yếu Nếu coi pháp quyền như một nguyên tắc thì vấn đề
đầu tiên cần phải đảm bảo đó là việc thực hiện quyền lực nhà nước không được
vượt quá những giới hạn cho phép của pháp luật Đây là yêu cầu có thể coi là cơbản nhất bởi vì nó trực tiếp bảo vệ tính thượng tôn của pháp luật, khi mà ngay cảnhà nước cũng không có quyền vượt qua nd” Dé có thé đáp ứng được yêu cầu
đó, hầu hết các nghiên cứu về pháp quyền đều nhắn mạnh vào tòa án với tư cách
là cơ quan xét xử Điều này là dé hiểu bởi quyền xét xử của tòa án không chiđược áp lên các hành vi của tổ chức, cá nhân trong xã hội mà còn có thé tácđộng trực tiếp tới các co quan nhà nước khi chúng sử dụng quyền lực của mìnhvượt quá giới hạn Vì vậy, Joseph Raz nhấn mạnh việc cần “bdo đảm rằng bộ
may thi hành pháp luật không tước di khả năng định hướng hành vi của pháp
luật bằng một cơ chế thi hành pháp luật tôi và rằng bộ máy này phải có khảnăng giám sát việc tuân thủ nguyên tac nhà nước pháp quyên và có thé dua ra
nha nước Cụ thé, ở một số nước, tong thống đứng dau nhánh hành pháp có thé
' Robert S Summers, “The Ideal Socio-Legal Order Its “rule of law” Dimension”, Ratio Juris, Vol.1, No.2,
2/7/1988, trang 158-159.
?° Joseph Raz, “The Authority of Law: Essays on Law and Morality”, Clarendon Press — Oxford (1979), trang
218.
Trang 39yêu cầu nghị viện thảo luận lại một đạo luật hay ngược lại nghị viện có thể buộctội tông thống theo thủ tục đàn hạch” Tuy nhiên, đó thường là những cơ chếmang tính chính trị mà ít có thiên hướng bảo vệ pháp quyền như việc xét xử của
tòa án bởi tòa án chỉ thực hiện quyền lực của mình khi có sự khởi kiện của
đương sự và việc tòa án phán quyết một hành vi của nhánh lập pháp hay hànhpháp là sai trái phải dựa trên hiến pháp, pháp luật va cả thực tế về ton thất của
đương sự Vì thế, trên góc độ lý luận, có thê khẳng định tòa án là cơ quan có vaitrò nồi bật nhất trong việc bảo đảm pháp quyền
Với góc nhìn thực tế ở Việt Nam, kiểm soát quyền lực nhà nước là mộtnội dung quan trọng và được coi là điểm mới nổi bật của Hiến pháp 20137.Được coi là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng từ Đại hội lần thứ XI (2011),việc kiểm soát quyền lực nhà nước dan trở thành một tinh thần có tầm bao phủrộng khắp và là một yêu cầu không thẻ thiếu trong việc bảo đảm pháp quyên
Đây có thể coi là một bước chuyên quan trọng khi Hiến pháp 1992, sửa đổi 2001
mới chỉ quy định về việc “có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trongviệc thực hiện quyên lập pháp, hành pháp, tu pháp” thì Hiến pháp 2013 khôngchỉ thêm từ “kiém sodt” mà còn định danh rõ ràng tòa án là cơ quan thực hiệnquyên tư pháp Có thé thấy rõ ràng răng, Hiến pháp 2013 đã mở đường cho việcphát huy vai trò của tòa án trong việc kiểm soát quyên lực nha nước và tiếp theo
đó là bảo đảm pháp quyên Cụ thé hóa tinh thần trên, các văn bản cả về luật nội
dung lẫn luật hình thức đã ra đời nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho hệ thống tòa
án thé hiện vai trò của mình rõ nét hơn như sau:
- Đối với việc tòa án kiểm soát các cơ quan hành chính, biểu hiện rõ nét
nhất được thé hiện trong Luật Tố tụng hành chính 2015 Văn bản này đã cónhững quy định nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả của việc này Điển hình là ởchỗ khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân
?! Ví dụ ở Mỹ Xem thêm: Vũ Văn Nhiém, “Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm quyền con người ”, Nxb Hong Duc, Hà Nội, 2013, trang 53.
? Hoàng Thế Liên, “Vé chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên sâu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội,
10/2014, trang 4.
Trang 40dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc thâm quyền giảiquyết của Tòa án cấp tỉnh thay vì cấp huyện như luật cũ” Quy định này đượcđánh giá là đảm bảo tốt hơn tính độc lập của tòa án trong việc xét xử các vụ việc
liên quan đến chính quyền địa phương ””
- Đối với việc tòa án kiểm soát cơ quan lập pháp, vấn đề này đã có thêm
một điểm nhấn đó là khi vận dụng Khoản 7, Điều 2, Luật Tổ chức tòa án nhân
dân 2014 thì tòa án có thê kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đồi,
bồ sung hoặc hủy bỏ luật, nghị quyết của Quốc hội nếu văn bản đó trái với Hiếnpháp “Cơ quan có thẩm quyên” nói trên, đối chiếu theo quy định của Hiến phápthì chỉ có thể là chính Quốc hội Cụ thể hóa quy định này, các luật thủ tục chủyếu giao tham quyền kiến nghị cho chánh án của tòa án” Mặc dù thực tiễn chưa
chứng kiến việc một chánh án tòa án nào kiến nghị với Quốc hội về một văn bản
do cơ quan này ban hành trái với Hién pháp nhưng quy định như trên rõ ràng đãtạo một cơ chế tuy chưa cứng rắn nhưng cũng đủ dé vận dụng nhằm giúp tòa ánkiểm soát cơ quan lập pháp
Mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy việc vai trò của tòa án trong việckiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước khác đang được phát huy
và có thé coi như một triển vọng cho việc kiểm soát quyền lực nhằm bảo đảmpháp quyên, tuy nhiên vẫn không còn ít thách thức đặt ra cho van dé này:
- Đầu tiên, mặc dù Luật Tố tụng hành chính đã có quy định nhằm nâng
cao tính độc lập của tòa án trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính đối vớicấp huyện nhưng ở cấp tỉnh, điều này vẫn chưa thay đôi Nếu để tòa án cấp tỉnhgiải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính của ủy ban nhân dân cấptỉnh thì công tác sẽ gặp khó khăn bởi tòa án địa phương chiu sự lãnh đạo cua cấp
ủy Đảng ở địa phương” Về mặt thực tiễn, sự thiếu độc lập dẫn đến chất lượng
?3 Xem: Điều 32, Luật Tố tụng hành chính 2015 và Điều 30, Luật Tố tụng hành chính 2010.
2 Nguyễn Thị Ha, “Ban về thẩm quyên xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, số 03/2017.
3 Xem: Điểm h, Khoản 1, Điều 47, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Khoản 13, Điều 38, Luật Tố tụng hành chính
2015 Riêng Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không có quy định tương tự.
ee Dang Minh Tuấn, Hoàng Thị Ái Quỳnh, “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền luc nhà nước ở địa phương tai
Việt Nam: Tiếp cận dưới góc độ phân quyên ”, Tạp chí Khoa học Dai học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Luật học, số 2/2018.