3.1. Thực trạng về tính độc lập của quyền tư pháp ở Việt Nam với các quyền lực khác
3.1.1. Thực trạng về tính độc lập của Tòa án với các cơ quan nhà nước Việc bảo đảm tính độc lập của Tòa án thé hiện rõ trong các quy định về mỗi quan hệ của Tòa án với các cơ quan nhà nước. Tính độc lập của Tòa án được xem xét thông qua việc bảo đảm các các điều kiện cốt lõi như: độc lập trong tổ chức, hoạt động, ngân sách, chế độ chịu trách nhiệm...
Thứ nhất, tính độc lập của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác được thể hiện trong mối quan hệ về tổ chức, hoạt động và chế độ chịu trách
nhiệm.
Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “3. Quyên lực nhà nước là thong nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tu pháp”. Theo đó, Quốc hội được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, phân công, phân nhiệm cho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp”.
Nguyên tắc này đề cập đến vấn đề “kiểm soát” trong việc thực hiện ba nhánh quyên lực nhà nước. Tuy nhiên, cần phải xác định kiểm soát như thé nào dé vừa đảm bảo mục đích hạn chế sự lạm quyên, chuyên quyền độc đoán mà vẫn đảm bảo được sự độc lập của tư pháp với các nhánh quyền lập pháp, hành pháp.
Nhiều quốc gia trên thế giới tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, mặc dù quyền lực cũng trao cho các cơ quan khác nhau thực hiện, nhưng có sự kiềm chế, đối trọng giữa các nhánh quyén nay, dé dàng hơn để có thé bảo đảm tính độc lập của Tòa án. Còn ở Việt Nam, mặc dù hiện nay ba nhánh quyền
lực chính cũng được trao cho ba cơ quan khác nhau thực hiện nhưng theo
nguyên tắc tập quyền XHCN, tập trung quyền lực nhưng có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan khi thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dễ tạo ra những sự phụ thuộc, tác động, ảnh hưởng nhất định đến Tòa án, làm ảnh hưởng tính độc lập của cơ quan này nên đặt ra yêu cầu cần chú trọng nghiên cứu để có được cơ chế “phân công, phối hợp, kiểm soát” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước một cách phù hợp, hiệu quả để bảo đảm tăng cường
tính độc lập của Tòa án.
Hiến pháp và Luật Tô chức TAND năm 2014 hiện nay không quy định về cơ chế chịu trách nhiệm của Chánh án TAND địa phương trước Hội đồng nhân dân (chỉ báo cáo công tác) tạo cơ sở để các Tòa án địa phương tách dần khỏi sự phụ thuộc vào chính quyền địa phương, giúp các Tòa án này tăng cường tính độc lập. Trong khi đó, vẫn duy trì chế chịu trách nhiệm và báo cáo của Chánh án TAND tối cao trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm va báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, '3. Thêm vào đó, Hiến pháp quy định Chủ tịch nước bổ nhiệm
Chủ tịch nước
các Tham phán TAND tối cao phải dựa vào Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chánh án TAND tối cao lại có quyền bồ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các TAND cấp dưới, tức có thẩm quyền quản lý hành chính toàn bộ hệ thống TAND. Luật tổ chức TAND năm 2014 cũng quy định về chế độ báo cáo công tác và chịu sự giám sát của TAND trước Hội đồng nhân dân địa phương: “Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và TAND tối cao, Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và TAND tỉnh,
”! Những quy định này nhằm tăng cường thành phố trực thuộc trung ương
sự giám sát đối với Tòa án nhưng lại có thể trở thành một phần trong những
rào can bảo đảm nguyên tac độc lập của Tòa án.
' Xem Khoản 2, Điều 105 Hiến pháp năm 2013.
!% Xem khoản 2, Điều 42 và khoản 2 Điều 47
84
Cơ chế kiểm soát từ phía tư pháp với lập pháp, hành pháp còn khá hạn chế bởi hiện nay, có những thâm quyền về lý luận thì đương nhiên phải thuộc về Tòa án nhưng lại thiếu quy định pháp luật như thâm quyền giải thích pháp luật hay xét xử về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật (Ở Việt Nam hiện nay, thâm quyền này trao cho nhiều cơ quan khác nhau như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ). Điều này sẽ không giúp Tòa án thé hiện được đúng địa vị pháp ly của mình dé có thé tăng cường kha năng độc lập bởi việc thực hiện những thâm quyền đó là cơ chế kiểm soát quan trọng đối với chính quyên, là cơ sở đảm bảo sự tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt là các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp và hành pháp, hạn chế tối đa sự lạm dụng quyền lực để thực hiện những hành vi tac động, can thiệp vào
hoạt động xét xử của Tòa án.
Bên cạnh đó, hiện nay, Tòa án còn chiu sự ảnh hưởng, tác động nhất định từ một số cơ quan nhà nước ở Trung ương khi các Bộ luật tố tụng có quy định về Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Tham phán TAND tối cao”.
TAND tối cao được xác định là cấp cao nhất trong hệ thống Tòa án, có quyền giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng “Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND tôi cao cùng với Chánh án TAND tối cao có quyên yêu cau, kiến nghị Hội dong Tham phan TAND tối cao xem xét lại quyết định của mình. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND lối cao không biết được khi ra quyết định đó”. Việc đưa ra quy định này là không hợp ly, phần nào làm ảnh hưởng đến sự tự tin dé độc lập của Tòa án.
Khoản 5 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” làm cơ sở pháp lý dé chuyên dan từ mô hình tổ tụng
kế Chương XXVII Bộ luật Tố tụng hình sự, Chương XXII Bộ luật Tố tụng dân sự, Chương XVII Luật Tố tụng
hành chính
thâm vấn trước đây sang mô hình tố tụng tranh tụng, giúp Tòa án đưa ra được bản án, quyết định khách quan, chính xác, công bằng nhất khi chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Trên cơ sở đó, các luật tô tụng đã đưa ra những quy định tạo điều kiện bảo đảm nguyên tắc này. Bởi nếu áp dụng thuần túy tố tụng thấm vấn, vai trò của Tham phán thé hiện không nhiều và sẽ khó tránh khỏi tình trạng khi xét xử để đưa ra phán quyết cuối cùng, Tòa án chủ yếu dựa vào kết quả của cơ quan điều tra hoặc bản cáo trạng của Viện kiểm sát dẫn đến tình trạng “án tại hồ sơ”, “án bỏ túi” dẫn đến “y án”. Tuy nhiên, việc chuyển minh từ t6 tụng thâm van sang tố tụng tranh tụng trong thời gian qua thể hiện khá chậm chạp. Thâm phán ở Việt Nam còn chủ yếu chỉ cứng nhắc áp dụng pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có hệ thống luật thành văn khá đồ sộ nhưng chưa thực sự day đủ bởi đôi khi có những tranh chap mới xảy ra mà các nhà làm luật chưa “tiên đoán” được để đưa ra quy định thì Tòa án còn khá lúng túng, cần xin ý kiến khắp nơi mà không tự mình giải quyết tranh chấp đó theo đúng chức năng, nhiệm vụ và theo nguyên tắc độc lập.
Tính độc lập của Tòa án hiện nay còn có thể bị ảnh hưởng bởi quy định về chức năng của VKSND. Khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “VKSND thực hành quyền công tô, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Theo đó, VKSND có quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, cụ thể là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các chủ thé tiến hành
hoặc tham gia hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử. Trong phiên tòa xét
xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên — đại điện cho VKSND là người vừa thực hiện chức năng buộc tội (công bố cáo trạng, tranh luận, luận tội, đề nghị Tòa án áp dụng pháp luật để kết tội bị cáo theo quy định của pháp luật) vừa kiểm sát xét xử. Vì vậy, sẽ khó để Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng có sự khác biệt lớn với quan điểm, nhận định Viện kiểm sát đã đưa ra khi thực hành quyền công tố.
Thứ hai, sự độc lập vê ngân sách của Tòa án
SỐ
Hiện nay, Chính phủ trình dự án ngân sách nhà nước trước Quôc hội ''° và
Quôc hội là chủ thê có quyên quyêt định dự toán ngân sách nhà nước và phân bô
' Nhằm cụ thê hóa quy định của Hiến pháp, Luật Ngân
ngân sách trung ương
sách Nhà nước năm 2015 quy định: Quốc hội sẽ phê duyệt dự toán ngân sách nha nước và phân bổ ngân sách trung ương ”” còn Chính phủ lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết "”.
Kinh phí hoạt động của hệ thống tòa án ở nước ta hiện vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ quan nhà nước khác, đồng thời phụ thuộc vào các tòa án cấp trên.
Tình trạng này khiến cho các tòa án khó tránh khỏi sự tác động của các cơ quan nhà nước khác, cũng như khiến cho các tòa án cấp dưới khó duy trì sự độc lập xét xử với tòa án cấp trên. Toà án phải được cung cấp đủ tài chính thông qua cơ chế cấp ngân sách hoạt động minh bạch, rõ ràng và không bị phụ thuộc. Trước đó, Đảng ta đã quan tâm và đưa ra chủ trương nhăm đảm bảo tính độc lập của Tòa án từ việc bảo đảm tính độc lập trong ngân sách cho TAND, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến 2020” đã nêu: “Nhà „ước bảo đảm diéu kiện vật chat cho hoạt
động tư pháp phù hop với đặc thù cua từng cơ quan tư pháp và khả năng cua
đất nước.... Đồi mới và hoàn thiện cơ chế phân bồ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc hội phân bồ và giao các cơ quan tu pháp địa phương quan lý và sử dung, có sự giảm sát, kiểm tra của các cơ quan tư pháp trung ương; có cơ chế cho phép địa phương hỗ trợ
kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp từ khoản vượt thu ngân sách của địa
phương. ” Phương thức này hạn chế những tác động từ các nguồn cung cấp ngân sách khác ngoài hệ thống Toà án như chính quyền địa phương. Khi ngành Tòa án được chủ động hơn về ngân sách hoạt động của mình thì tính độc lập của Tòa
'9 Khoản 2, Điều 96 Hiến pháp năm 2013 ' Khoản 4, Điều 70 Hiến pháp năm 2013 '8 Điều 19 Luật Ngân sách Nha nước 2015 ' Điều 25 Luật Ngân sách Nha nước 2015
án sẽ tốt hơn hay nói cách khác là sẽ bảo đảm được vị trí nhất định của quyền lực tư pháp. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được bảo đảm thực hiện một cách triệt để. Để hạn chế được những tiêu cực trong công tác tự quản về ngân sách của Toà án, công tác quản lý tài chính của Toà án cần phải được minh bach, công
khai hơn nữa.
3.1.2. Thực trạng về tính độc lập của Tòa án với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác.
Mặc dù độc lập dé đảm bảo phán xử công bằng nhưng không có nghĩa là hoạt động của Tòa án hoàn toàn tách khỏi sự giám sát. Ngoài kênh kiểm soát quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước thì hoạt động giám sát của người dân cũng như của nhiều tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thông tin truyền thông... là biểu hiện của dân chủ cũng như là sự văn minh của nhân loại. Với nguyên tắc này, hoạt động xét xử của tòa án cũng phải chịu sự giám sát của nhiều chủ thé khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, làm thé nào dé bảo đảm có cơ chế giám sát hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng, tác động đến tính độc lập của Tòa án là van dé cần được xem xét kĩ lưỡng.
Thứ nhất, về sự độc lập của Tòa án với tô chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội
Trong Nhà nước pháp quyên, tổ chức và hoạt động của các tô chức phi nhà nước, bao gồm các đảng phái chính trị cũng phải tuân thủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật; những tranh chấp trong hoạt động liên quan cũng được xem xét ở một Tòa án độc lập. Hiện nay, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, dong thời là đội tiên phong của Nhân dán lao động và của dan tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hô Chí Minh làm nên tảng tư tưởng,
là lực lượng lãnh dao Nhà nước và xã hội ”. GIữ vững va nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng là điều kiện cơ bản, then chốt và tập trung nhất của việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Mặc dù, các thế lực thù địch
S8
luôn âm mưu phá hoại nền tảng chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng: phá hoại sự đoàn kết thống nhất của Đảng từ bên trong và mối quan hệ giữa Đảng với dân, hòng làm cho Đảng ta suy yếu đi đến tan rã nhưng Đảng luôn thể hiện tốt vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của mình. Nhằm thực hiện cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng đã ban hành nhiều hướng dẫn, chỉ đạo giúp cho Tòa án t6 chức và hoạt động ngày một hiệu qua hơn như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” xác định “Khi xét xử, các toà án phải bảo đảm cho mọi công dân đêu bình đắng trước pháp luật,
thực sự dân chủ, khách quan; Tham phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phan quyết của toà dn phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà”, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/6/2005 ban hành về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định nhiệm vụ
“Xác định rõ chức năng, nhiệm vu, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tu pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về
“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, trong đó đề cập đến: “Xdy dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tu pháp phù hop với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyên
năng và trách nhiệm pháp ly cho từng cơ quan, chức danh tu pháp. Trọng tâm
là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhán dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kip thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyên xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử. Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử”; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nha nước pháp
quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định mục tiêu cụ