1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về thi hành án phạt tù tại Việt Nam

301 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Lí Luận Và Thực Tiễn Về Thi Hành Án Phạt Tù Tại Việt Nam
Tác giả PGS.TS. Đỗ Thị Phương Thư, ThS. Đàm Quang Ngọc
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 301
Dung lượng 70,79 MB

Nội dung

Khai niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của thi hành án phat tùCơ sở và những nguyên tắc cơ bản của thi hành án phạt tù Thị hành án phạt tù trong các văn kiện quốc tế, tại một số nước trên thế gi

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN

VE THỊ HANH ÁN PHẠT TU TẠI VIỆT NAM

TRUNG TÂM THGNG TIN THU VIỆ;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ khả

PHÒNG ĐỌC Y

Chu nhiém dé tai: PGS.TS Dé Thi Phuong Thu ki dé tai: ThS Dam Quang Ngoc

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CÁO KET QUA

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

TEN DE TAI NHUNG VAN DE LÍ LUẬN VA THUC TIEN

VE THI HANH AN PHAT TU TAI VIET NAM

HA NOI - 2015

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THUC HIỆN

HỌ VÀ TÊN HỌC HÀM

HỌC VỊ

CƠ QUAN CÔNG TÁC NOI DUNG VIET

Đỗ Thi Phuong

Hoang Thi Minh Son

| Phan Thi Thanh Mai |

Tiến sy luật học Trường DH Luật Hà Nội Chuyên để 4 _

Khoa luật, ĐH Quốc gia

Lê Lan Chi Tiến sỹ luật học HN Chuyên đề 3Nguyễn VănNam _ Thạc sỹ luật học | Tòa án nhân dân tối cao Chuyên đề 2

| Dinh Hoàng Quang Thạc sỹ luật học | Trường Đại học Kiểm sát Chuyên dé 13_| Trần Thị Thu Hiển Thạc sỹ luật học | Trường ĐH Luật Hà Nội | Chuyên dé 8

‘|Tran ThiLién — -| Thac sỹ luật học | Trường ĐH Luật Hà Nội | Chuyên đề 9

| Đàm Quar Thạc sỹ luật học | Trường ĐH Luật Hà Nội | Chuyên dé 6

_ Dam Quang Ngọc.

Trang 4

BANG CHỮ VIET TAT

Thi hanh an phat tu Thi hành an hình sự

Trang 5

PHAN THỨ NHẤT

BAO CAO TONG HOP KET QUÁ THỰC HIỆN DE TÀI

Trang

1 PHAN MO DAU |1.1 Tính cấp thiết của đề tài |

1.2 Tình hình nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 91.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 91.5 Phạm vi nghiên cứu của dé tài 101.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 111.7 Cơ cấu của đề tài 11

2 PHAN NOI DUNG 122.1 Những van đề lý luận về thi hành án phạt tù 12

2.1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của thi hành án phạt tù 1]

2.1.2 Co sở áp dụng và nguyên tắc co bản của thi hành án phạt tù 202.1.3 Thị hành án phạt tù tại một số nước trên thế giới và kinh nghiệm 23đối với Việt Nam

2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù và thực tiễn 32

thi hành

2.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù 32

2.2.2 Thực tiễn thi hành án phạt tù tại Việt Nam 44

2.3 Những giải pháp nham hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng 55

thi hành án phạt tù tại Việt Nam

2.3.1 Hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù 552.3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù tại 60

Việt Nam

Trang 6

Khai niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của thi hành án phat tù

Cơ sở và những nguyên tắc cơ bản của thi hành án phạt tù

Thị hành án phạt tù trong các văn kiện quốc tế, tại một số nước trên thế

giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Những van đề lý luận và thực tiễn về cơ quan quản lý thi hành án phạt

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ quan thi hành án phạt tù và mối

quan hệ giữa cơ quan thi hành án phạt tù với các cơ quan, tổ chức, cá

nhân khác trong thị hành án phạt tù

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành án phạt tù đối với phạm

nhân là người chưa thành niên

Những van dé lý luận và thực tiễn về thi hành án phạt tù đối với phạm

nhân là phụ nữ

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục miễn, giảm thời hạn chấp

hành án phạt tù

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án phạt tù

Những van dé lý luận và thực tiễn vé tạm đình chỉ thi hành án phạt tù

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ giam giữ trong thi hành án

271

Trang 7

PHAN THỨ NHAT

BAO CAO TONG HOP KET QUA THUC HIEN DE TAI

1 PHAN MO DAU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

THAPT là quá trình các cơ quan, người có thẩm quyền buộc phạmnhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người

có ích cho xã hội THAPT luôn được nhận thức là một quá trình phức hợp các

hoạt động tổ chức giam giữ, quản lý, giáo dục, rèn luyện nhân cách, điều trịtâm lý cho phạm nhân, để khi thi hành án xong họ không chỉ hoàn thànhthời gian bị trừng trị mà còn được giáo dục lại về nhân sinh quan và chuẩnmực xã hội, được trang bị các điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp, kiến thức,

kỹ năng để hòa nhập cộng đồng, trở thành thành viên có ích của cộng đồng.Tuy nhiên, quá trình phức hợp trên trên chủ yếu diễn ra trong không gian chật

hẹp của nhà tù và trong các cơ sở giam giữ, khác không gian chật hẹp đó là

nơi tích tụ những cá nhân có các hành vi lệch chuẩn so với xã hội, đã từngthực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và do đó, họ bịcách ly khỏi đời sống xã hội bởi các bức tường và hàng rào dây thép gai củanhà tù Môi trường nhà tù càng trở nên chật hẹp do sự bức bối, căng thắng của

các phạm nhân và sự ức chế, ngột ngạt của chính những người có trách nhiệm

quản lý, giam giữ phạm nhân Những hiện tượng vi phạm pháp luật trong nha

tù không chỉ đến từ phía các phạm nhân, giữa các phạm nhân với nhau màcòn đến từ phía các cán bộ quản giáo Thể chế hóa chủ trương và đường lốicủa Đảng, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác THAHS, ngày 17/6/2010,Quốc hội đã thông qua Luật THAHS năm 2010 Đây là bước đột phá trong

cải cách Tư pháp, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách thi hành án hình sự

(THAHS) Luật THAHS góp phan hoàn thiện và là cơ sở pháp lý cho hoạtđộng THAHS, đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc cải cách Tư pháp.Tuy nhiên, để luật thực sự đi vào cuộc sống thì chúng ta vẫn cần phải cónhững điều chỉnh tùng bước cho phù hợp với điều kiện thực tế, có các văn

Trang 8

lấn hướrg dẫn luật một cách đồng bộ và cụ thể đối với từng loại hình phạt,

Img vấn đà cụ thể trong công tác THAHS.

Thự: tế thi hành án phạt tù (THAPT) ở Việt Nam đã đặt ra yêu cầu bức

uc cần pai nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn những vấn để lý luận cơ bản vềTHAPT, tiến hành tổng kết một cách đầy đủ hơn nhằm chi ra những kinh

ghiém thành công cũng như chưa thành công của thực tiễn công tác THAPT,

i đó xây dựng luận cứ khoa học cho nhiệm vu tiếp tục đổi mới công tác HAPT trong giai đoạn hiện nay Vi vậy, việc nghiên cứu một cach có hệ

hong vẻ THAPT ở nước ta hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.Với ahững lý do trên, chúng tôi đã chọn dé tài “Những vấn dé lý luận

@ thực tiễn về thi hành án phạt tù tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa

gc cấp trường với mong muốn đóng góp một phan vào việc nghiên cứu lý

ị n, cũng như đánh giá thực tiễn và hoàn thiện các qui định của pháp luật về

T trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

1.2 Tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ớ nước ngoài

Nghiên cứu về pháp luật THAPT ở nước ngoài, chúng tôi thấy nổi bật

một sô công trình như sau:

- Sách chuyên khảo “The Constitutional Rights of Prisoners” (Các

én Hiến pháp của phạm nhân) tác giả Tiến si John W Palmer, Nhà xuấtLexis Nexis, Hoa Kỳ, năm 2006 Cuốn sách đề cập tới các khía cạnh quan

g về quyền con người của phạm nhân như quyền được thông tin về kháng

IO, diéu kién giam giữ cô lập, tiếp cận với các Tòa án, quyền được tạm tha,kiên trợ giúp y tế và trách nhiệm của cán bộ nhà tù, các hành động của tòa

ị tối cao và Quốc hội dé làm giảm tình trạng khiêu kiện trong nhà tù Tác giả

ân tích sâu về quyền sử dụng mạng internet của phạm nhân, quyền sử dụng

điện tử, điện thoại của phạm nhân, vân đề tôn giáo trong nhà tù.

Trang 9

- Sách chuyên khảo “Prison reform Guide” (Hướng dẫn cải cách Nha

tù) của Trung tâm Nghiên cứu Nha tù Quốc tế King's College London, Vươngquốc Anh xuất bản năm 2002 Trong đó, các tác giả đã phân tích những vấn

dé về quyền con người của phạm nhân trong THAPT, dé xuất các giải phápcho các vấn dé cốt lõi là tình trạng quá tải ở các nhà tù, các điều kiện giamgiữ trước khi xét xử và đưa nhà tù vào các quy tắc luật pháp Trong cuốnsách, các tác giả đưa ra kiến nghị xem xét nhà tù như một cơ quan dân sự,

chịu sự theo dõi giám sát của xã hội dân sự chứ không phải là cơ quan quân

sự Nhà nước cần tập trung phát triển các dự án bảo đảm quyền của phụ nữ,trẻ em trong nhà tù, đây mạnh thực hiện nhân đạo hóa, chăm sóc sức khoẻtrong nhà tù, xây dựng các hình phạt khác thay thế hình phạt tù giam

Sách chuyên khảo “A human rights approach to prison management

-Handbook prison officers and prison management board” (Một cách tiếp cận

về quyền con người dé quản lý nhà tù - Cẩm nang cán bộ quản giáo và Ban

quản lý nhà tù) tác giả Giáo sư Andrew Coyle, trung tâm Nghiên cứu Nhà tù

Quéc tế, London, Vương Quốc Anh xuất bản năm 2002 Tác giả phân tíchtầm quan trong của công tác quản lý nhà tù, sự cần thiết phải tôn trọng quyềncon người của tất cả những người liên quan đến THAPT như phạm nhân,nhân viên nhà tù, những người đến thăm nhà tù, sự phức tạp của công tácquan lý nhà tù và những kỹ năng cần thiết đối với những người có nhiệm vụliên quan trực tiếp tới công việc này

- Sách chuyên khảo “Public health behind bars, from prison to

community” (Y té công cộng sau song sắt, từ nha tù tới cộng đồng) tac giảRotert B Greifinger, Nhà xuất bản Springer, New York, Hoa Ky, năm 2007.Cuến sách dé cập tới thực trang sức khỏe của phạm nhân ở Hoa Kỳ, những

tác lộng đến sức khỏe phạm nhân, các khuyến nghị để chăm sóc sức khỏe

_ phạm nhân cho Chính phủ.

- Sách chuyên khảo “Treatment of prisoners under international law”

(Đồ xử với các phạm nhân theo Luật quốc tế) tác giả Giáo sư, Tiến si Nigel

Rodley va Matt Pollard, Nhà xuất ban Dai hoc Oxford, Vương Quốc Anh,

Trang 10

năm 2009 Cuốn sách dé cập tới sự phát triển của luật quốc tế liên quan tới

Luyện con người của phạm nhân.

| Ngoài các sách chuyên khảo trên, còn có một số bài viết tiêu biểu của

các nhà khoa học được đăng trên các tạp chí luật học uy tín trên thế gidinghiên cứu về nhiều khía cạnh có liên quan tới nguyên tắc nhân đạo trong

THAHS như: “Health Care in Prison” (Chăm sóc sức khoẻ ở nhà tù), tác gia

Jonh Reed, Tạp chi Tâm than học, Trường Cao dang Hoang gia Tâm thanhoc, London, Vuong quéc Anh, thang 6 nam 2002; “Prison reform in the

world, the role of managers” (Cải cach nhà tù trên thé giới, vai trò của nhà

quản lý), tác giả Andrew Coyle, Tạp chí Pace Law, London, Vương quốcAnh, số 1 năm 2004 “International context and use of international humanrights law to reform the prisons of America” (Bối cảnh quốc té va sử dunguật nhân quyền quốc tế dé cải cách nhà tù của Mỹ), tac gid Bronstein, J.Grain

borough, tạp chí Law Review, Washington, Hoa Kỳ, tháng 5 năm 2004;

‘Prison conditions and human rights” (Điều kiện nhà tù và quyền con người),tac gia Steve Foster, Tạp chí Dai hoc Coventry, Vương quốc Anh, số 1, năm

2009

1.2.2 Tinh hình nghiên cứu ở trong nước

Ở trong nước, các đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động

ITHAHS và bảo đảm quyén, lợi ich của phạm nhân được lồng ghép trong các bông trình về THAHS Các công trình tập trung nghiên cứu về THAPT còn

chá ít, chủ yếu đề cập ở các mức độ khác nhau trong sách tham khảo, giáorình, luận văn cao học và luận án tiến sĩ Ngoài ra, còn có một số bài viết

rong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Luật học của Trường Đại học

_„uật Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân của Tòa án

thân dân tôi cao, Tạp chí Khoa học pháp lý của Trường Đại học Luật thành

shỗ Hồ Chí Minh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Cụ thể:

- Trần Quang Tiệp (2002), Mét số vấn dé về THAHS, Nxb Công anthan dân, Hà Nội Tác giả phân tích những vấn đề chung về THAHS, trong

Trang 11

đó có phân tích về nguyên tắc THAHS Các biện pháp tác động kê cả các biện

pháp cưỡng chế đối với người bị kết án chỉ được áp dụng đến mức độ cần cho

sự giáo dục, cải tạo và pháp luật THAHS còn có những quy định nhân đạo

dành riêng cho người bị kết án là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, đang

nuôi con nhỏ, người già yếu, bệnh tật Toàn bộ hoạt động THAHS phải tạo

moi diéu kiện có thé dé giáo dục, cải tạo người bi kết án trở thành ngườilương thiện, có ích cho xã hội và tái hòa nhập cộng đồng

- Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật THAHS Việt

Nam - Những vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội Các tác giảnghiên cứu có hệ thống các vấn đề cơ bản và thực tiễn thi hành các hoạt độngTHAHS, phân tích các nguyên tắc cơ bản của pháp luật THAHS Theo các tácgiả, tư tưởng của các nguyên tắc này thé hiện ngay trong mục dich của hoạtđộng THAHS là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho

mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, bảo vệ có hiệu quả các loại lợi

ích trong xã hội.

- Đường Minh Giới (2007), "Những vấn dé lý luận co bản về THAPT ở

Việt Nam", Học viện Cảnh sát nhân dân, Khoa Nghiệp vụ giáo dục và cải tạo

phạm nhân, Hà Nội Tác giả nghiên cứu các van đề cơ bản về lý luận và thựctiễn của THAPT, như: Những vấn đề lý luận cơ bản về THAPT; Quản lý nhànước về THAPT; Quản lý, giam giữ phạm nhân, giáo dục phạm nhân; Dạynghề và tổ chức cho phạm nhân lao động; một số vấn đề về tạm giữ, tạm

giam.

- Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) (2012), Bình luận khoa học Luật

THAHS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Các tác giả bình luận Luật THAHS

năm 2010.

- Nguyễn Đức Phúc (2012), Thực hiện pháp luật về quyỄn con người

của phạm nhân trong THAPT ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ luật học Tác giả

phân tích cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện và các giải pháp thực hiện pháp

luật về quyền con người của phạm nhân Trong đó, tác giả tập trung làm sáng

Trang 12

tỏ việc thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân trong THAPT;Những nội dung của luận án hết sức can thiết cho việc nghiên cứu của đề tài.

- Nguyễn Ngọc (2004), Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luậtTTHS Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học Tác gia phân tích chế định thi

hành hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003.

- Trần Thị Thu Hang (2009), Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù —Những van dé ly luận và thực tiên, Luận văn thạc sĩ Luật hoc Tác giả phan

tích hình phạt tù và thi hành hình phat tu, lý luận và thực trạng áp dụng, tac

giả nghiên cứu phát triển quy định pháp luật về hình phạt tù và thi hành hìnhphạt tù từ năm 1945 đến 2009 Tác giả cho rằng từ khi thành lập nước (1945)lến nay, qua các giai đoạn phát triển nhất định và do nhu cầu của xã hội, Nhàước và các cơ quan tương ứng của Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản

uy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động giáo dục và cải tạo những người

>i kết án và những hoạt động khác liên quan chặt chẽ đến nội dung giáo dục

và cải tạo những người bị kết án

- Nguyễn Văn Nam (2010), Những vấn đề về thi hành bản án phat tu có

‘hoi hạn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Dai hoc Quéc gia Ha Nội.Tac gia phân tích việc thi hành bản án phạt tù có thời hạn, có tham khảo pháp

uật về thi hành bản án phạt tù có thời hạn ở một số nước (Liên Bang Nga vàmột số nước tư bản) Trong luận văn, tác giả cho rằng để bảo đảm việc thiảnh hình phạt tù có thời hạn đạt hiệu quả thi cần tuân thủ các nguyên tắc củaTHAHS Trong thi hành bản án phat tù có thời hạn, cần phải làm rõ nhữngqui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng về việc pháp luật nghiêm cam các

nành VI đầy đọa, hành hạ về thể xác, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh

Hr đối với phạm nhân hay các quy chế giảm, miễn hoặc tạm đình chi THAPT

›ó thời han, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn, ở, học tập, lao động nghềnghiệp trong thời gian thi hành án

- Đặng Quang Thắng (2012), Mét số vấn dé lý luận và thực tiễn THAPT

y Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học Tac gia phân tích hoạt động THAPT heo Luật THAHS năm 2010, có tham khảo THAPT trong pháp luật THAHS

Trang 13

của một số nước trên thé giới (Nga, Thái Lan, CHND Trung Hoa, Bungaria

và các nước khác — kê cả Anh và Wales) Đặc biệt, trong luận văn, tác giả

phân tích phân tích khá sâu sắc vai trò của THAPT trong công tác giáo dụcnhững người bị kết án

- Đề tài khoa học cấp bộ Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003),Luan cứ khoa học và thực tiên của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành

án ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Báo cáo phúc trình, Mã số đề tài:

2000-58-198, Hà Nội Dé tài nghiên cứu tổng quan về việc đổi mới tô chức và hoạt

động thi hành án (gồm THAHS và thi hành án dân sự) ở Việt Nam, trong đó

có phân tích về nguyên tắc nhân đạo trong thi hành án là một trong nhữngnguyên tắc cơ ban của việc tô chức và hoạt động thi hành án Theo các tácgiả, THAHS thé hiện ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn, ở, học tập, laođộng nghề nghiệp dé có thé tạo nên trong từng con người đó sau khi ra tù thóiquen sinh hoạt cộng đồng, về mặt tâm lý không mặc cảm, tự ty, không han

học, ác cảm, đồ ky, thù địch, xa lánh cộng đồng, có y thức tôn trọng tuân thủ,

làm theo, phục tùng pháp luật, chủ yếu là để họ hoàn toàn hòa nhập, hoàn

lương Ngoai ra, quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ THAPT cũng the

hiện rất rõ tính nhân đạo không nhằm mục đích trả thù, dày vò người lương

thiện

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường — trường Dai học Luật Hà Nội

(2012), Xây dung nội dung và phương pháp giảng dạy môn luật THAHS, Chủ

nhiệm đề tài: TS Đỗ Thị Phượng Các tác giả nghiên cứu xây dựng nội dung

và phương pháp giảng dạy môn luật THAHS theo Luật THAHS mới năm

2010 Trong đó, theo các tác giả mục đích của hoạt động THAHS là nhằmthực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã

hội trước pháp luật, bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội Do vậy, hoạt động THAHS phải bảo đảm có hiệu quả, hài hòa các loại lợi ích khác

nhau, tôn trọng nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án.THAHS thé hiện ở qui chế giảm, miễn hoặc tạm đình chỉ THAPT, ở chế độ

ăn, mặc, ở, học tập, lao động của phạm nhân trong thời gian châp hành án

Trang 14

các qui định này giúp cho người chấp hành án hình thành thói quen sinh hoạt

cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành

hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, thù địch, xa lánh cộng đồngcủa những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt dé giúp đỡ họ

dé dang tái hòa nhập cộng đồng Với những nội dung được nghiên cứu trong

đề tài, đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho luận án khi nghiêncứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về THAPT ở Việt Nam

Ngoài ra, một số giáo trình như: “Giáo trình quản lý nhà nước về côngtác THAPT” năm 2003, “Giáo trình tổ chức quản lý, giam giữ phạm nhân,trại viên, học sinh trường giáo dưỡng" năm 2004, “Giáo trình những van dé

cơ bản về tạm giữ, tạm giam, THAPT, thi hành quyết định xử lý hành chínhdua vào cơ sở giáo duc, trường giáo dưỡng” năm 2006 của Khoa Nghiệp vụ

giáo dục và cải tạo phạm nhân, Học viện Cảnh sát nhân dân Các bài viết:

"Pháp luật điều chỉnh THAPT" của tác giả Tién sĩ Trần Đình Nhã, Tap chíNhà nước và Pháp luật, số 3, năm 1991; bài viết "Những vấn dé cấp bách về

ly luận và thực tiễn THAHS" của tác giả Hoàng Ngọc Nhat, tạp chi Nha nước

và Pháp luật, số 1, năm 2001; bài viết “Một số nội dung co bản của Luật

THAHS năm 2010” của tac giả Kiều Trang, tạp chí Kiểm sát, số 17 (tháng

9/2010); bài viết “Những quy định mới về THAHS” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh,

tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2011 Các công trình trên chủ yếu bàn vềnhững vấn đề chung nhất có liên quan tới THAHS hoặc các khía cạnh cụ thể

của hoạt động này.

Ngoài ra trong các giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Dai hoc

Luật Hà Nội, khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện đại học Mở Hà Nộisting giảnh một chương để phân tích các qui định của Bộ luật TTHS về

THAPT.

Trên đây là những công trình nghiên cứu tống thé lĩnh vực THAHS,rong đó có một số lĩnh vực cụ thể trong THAPT Các bai viết đã nêu ra đượcnhững khái niệm, bản chất của THAHS, trong đó có THAPT nhưng mới chỉ

lừng lại những phân tích khái quát pháp luật hiện hành chưa có những đánh

Trang 15

giá về công tác THAPT, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, khoahọc về công tác THAPT.

1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về THAPT, những qui địnhcủa pháp luật tô tụng hình sự (TTHS) và THAHS về thủ tục này, từ đó chỉ ranhững bat cập, vướng mắc trong nhận thức cũng như trong các qui định củapháp luật để đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ Đồng thời đề tài cũng

nghiên cứu về THAPT tại một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với

Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá một cách khách quan về thực trạng tổ chức và hoạtđộng THAPT; những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động THAPT từ nhiềugóc độ khác nhau, đồng thời xác định các nguyên nhân của tình trạng ay, lam

cơ sở đề xuất những giải pháp khắc phục phù hợp và nâng cao chất lượng

THAPT ở Việt Nam.

1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung nghiên cứu dé tài bao gồm 3 phan:

Phan 1 Những van đề lý luận về THAPT: Trong phan này, dé tài tậptrung nghiên cứu những vấn đề về khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa, cơ sở vàcác nguyên tắc của THAPT Bên cạnh đó để tài cũng đi nghiên cứu qui định

về THAPT trong các văn kiện pháp lý quốc tế và một số nước trên thế giới vàtìm ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc quản lý, giam

gitt chap hành án phạt tù và bảo đảm các quyên con người của phạm nhân.

Phản 2 Qui định của pháp luật Việt Nam về THAPT và thực tiễn thihành: Mục đích của phần này là nhằm phân tích những nội dung của pháp luậtViệt Nam về THAPT, từ đó áp dụng vào thực tiễn THAPT tại các trại giamtrên cả nước Thông qua những số liệu minh họa, đề tài sẽ khắc họa một bứctranh toàn cảnh về thực trạng quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân tại các trại

giam, từ đó tìm ra những nguyên nhân cua những hạn chê, tôn tại đó làm co

Trang 16

sở cho việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất

lượng THAPT.

Phan 3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật va nâng cao chấtlượng THAPT tại Việt Nam: Trong phan này, chúng tôi đưa ra những kiếnnghị cụ thé nhăm hoàn thiện Bộ luật TTHS năm 2003 và Luật THAHS năm

2010 Bên cạnh đó là các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THAPT tại cáctrại giam trên địa bàn cả nước như: nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại các

rại giam, cải thiện cơ sở vật chất, đảm bảo hơn nữa quyền của các phạm

hân

1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Với mục đích nghiên cứu như đã đặt ra ở trên, đề tài giới hạn phạm viighién cứu ở những van dé về lý luận và thực tiễn của pháp luật THAPT Cuhé:

Một là, Co quan quản lý, cơ quan THAPT và mối quan hệ của các cơjuan này với các cơ quan khác của Nhà nước và các tô chức xã hội tham gia7ao qua trình giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù; hình thức tham gia,

quyên và nghĩa vụ của các cơ quan, tô chức đó.

Hai là, quyền và nghĩa vụ chấp hành bản án của phạm nhân trong trạixsiam, quyén và nghĩa vụ của một số phạm nhân là chủ thể đặc biệt như phụ

1ữ, người chưa thành niên.

Ba là, các trình tự, thủ tục của việc giam giữ, giảm thời hạn, hoãn, tạm

tinh chi và kiểm sát THAPT

Đề tài không đi vào nghiên cứu các đối tượng khác, như THAPT

hưng cho hưởng án treo, THAPT chung thân hay THAPT chung thân nhưng

lược đặc xá xuống thành hình phạt tù

Bên cạnh đó khi nghiên cứu thục tiễn áp dung các qui định của pháp

uật vê THAPT, dé tài giới hạn phạm vi sô liệu và các vụ việc điên hình trong

thoảng 05 năm (từ 2009 đến 2014) tại Việt Nam

Trang 17

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lich sử của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh,các quan điểm của Đảng và Nhà nước về THAHS, về đấu tranh phòng vachống tội phạm, cũng như thành tựu của các ngành khoa học khác như: LuậtTHAHS, luật hình sự, luật TTHS và triết học, những luận điểm khoa học

trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên

tạp chí của một số nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Đề tai còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương phápthong kê, phương pháp phân tích - tong hợp, phương pháp luật học so sánh Đồng thời, việc nghiên cứu dé tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhànước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của công tác

THAPT.

1.7 Cơ cấu của dé tài

Tong thuật kết quả nghiên cứu

1 Phần mở đầu

2 Phần nội dung

2.1 Những van đề lý luận về thi hành án phat tù

2.2 Qui định của pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù và thực

tiễn thi hành

2.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất

lượng thi hành án phạt tù tại Việt Nam

Các chuyên đề

1 Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của thi hành án phạt tù

2 Cơ sở và những nguyên tắc cơ bản của thi hành án phạt tù

Trang 18

3 Thi hành án phạt tù trong các văn kiện quốc tế, tại một số nước trên thé

giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

4 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ quan quản lý thi hành án phạt tù

5 Những van đề lý luận và thực tiễn về cơ quan thi hành án phạt tù và mốiquan hệ giữa cơ quan thi hành án phạt tù với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

trong thi hành an phat tù

6 Những van dé lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

7 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành án phạt tù đối với phạm

hân là người chưa thành niên

8 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành án phạt tù đối với phạm

nhân là phụ nữ.

9, Những van dé lý luận và thực tiễn về thủ tục miễn, giảm thời hạn chấp

nành án phạt tù

10 Những van đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án phạt tù

11 Những van dé lý luận và thực tiễn về tạm đình chi thi hành án phat tù

12 Những van dé lý luận và thực tiễn về chế độ giam giữ trong thi hành án

phạt tù

13 Những van dé lý luận và thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù

Tài liệu tham khảo

2 PHAN NOI DUNG

2.1 NHUNG VAN ĐÈ LY LUẬN VE THI HANH AN PHẠT TU

2.1.1 Khai niệm, nhiệm vụ va ý nghĩa của thi hành án phat tù

2.1.1.1 Khai niệm thi hành an phạt tu

Trang 19

THAHS là việc thực hiện công lý, công bằng xã hội trong thực tế.Bao dam thi hành các ban án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật củaToà án là nhiệm vụ sống còn của Nhà nước, của toàn xã hội, nó liên quantrực tiếp đến tính nghiêm minh của cả hệ thong pháp luật, đến uy tín củaNhà nước Đối với các hành vi phạm tội, Toà án ra bản án hoặc các quyếtđịnh khác bắt buộc người đó phải thi hành nhằm trừng trị đồng thời giáodục, cải tạo người phạm tội, thực hiện công lý, công bằng xã hội Vì vậy,yêu cầu các bản án, quyết định của Toà án trong đó đặc biệt là các bản ánhình sự phải được xã hội đặc biệt tôn trọng, các cơ quan, tô chức, cá nhânphải chấp hành nghiêm chỉnh chấp hanh.

Các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự không chihướng tới mục đích là ra bản án và quyết định đúng đắn mà còn đảm bảo

sao cho bản án và quyết định đó khi đã có hiệu lực phải được đưa ra thi

hành kịp thời và triệt để Chỉ có như vậy thì chế độ xã hội chủ nghĩa, cácquyên và lợi ích hợp pháp của công dân mới được bảo vệ, các qui tắc của

cuộc sống XHCN mới được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống, uy tíncủa Nhà nước mới được nâng cao Do đó, mọi sự quan liêu, thiếu trách

nhiệm trong việc thi hành bản án và quyết định của toà án như không đưahoặc chậm đưa bản án và quyết định đã có hiệu lực của toà án ra thi hànhhoặc thi hành không đầy đủ, đúng pháp luật đều là nguyên nhân gây ranhững hậu quả không tốt cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm

Mục đích của THAHS là giáo dục người có tội trở thành người lương

thiện, có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội,thói quen lao động, hành vi hướng thiện vì lợi ích cá nhân và cộng đồng.Ngoài ra thông qua việc tổ chức THAHS, Nhà nước chứng tỏ cho mọi

công dân biết tính nghiêm minh của pháp luật, sự trừng trị nghiêm minh,

kịp thời đối với bất cứ ai phạm tội Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động

trong quá trình thi hành bản án và quyết định của toà án đều nằm trong

phạm vi điều chỉnh của luật TTHS bởi vì ngoài các cơ quan tiến hành tố

tụng có thâm quyên, còn có các cơ quan, tô chức có thâm quyên tham gia

Trang 20

vào hoạt động thi hành án nham đảm bao cho bản án và quyết định của toa

án được thi hành một cách chính xác, kịp thời.

Có thể nhận thấy ban chất của THAHS thé hiện ở những đặc điểm cơbản sau: Thứ nhất, THAHS với tinh chất là một hoạt động chấp hành, cho dùcăn cứ để thi hành là bản án và quyết định của Toà án, nhưng quá trình

THAHS được thực hiện với những hoạt động, biện pháp, cách thức không

mang tính tố tụng Thứ hai, trong quá trình thi hành, các cơ quan thi hành án

bao gồm một hệ thông các cơ quan có thầm quyền mà không phải là các cơ

quan tiến hành tố tụng như cơ quan quản lý THAHS (cơ quan quan lýTHAHS thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc

2hòng); Cơ quan THAHS (trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ

Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; cơ quan THAHS Công an tỉnh, thành

›hố trực thuộc trung ương, co quan THAHS Công an huyện, quận, thị xã,hành phố thuộc tỉnh, cơ quan THAHS quân khu và tương đương) và cơ quanđược giao một số nhiệm vụ THAHS: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại

am giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại

‘am giam cap quan khu, Uy ban nhân dân xã, phường, thi tran Thứ ba, trongqua trình thi hành án, các đối tượng thi hành án phải có nghĩa vu tự giác thinành hoặc áp dụng các biện pháp đã được xác định trong ban án, quyết địnhrua Toa an; các cơ quan có thâm quyền thi hành án phải có trách nhiệm trong

;iệc giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ich của cá nhân, của

Nhà nước và xã hội, giáo dục họ trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Thứ tư, THAHS trước hết là hoạt động của cơ quan Nhà nước Tuy nhiên,tùng với sự phát triển của xã hội, quá trình xã hội hoá hoạt động THAHStũng đang được tiến hành với nhiều triển vọng Theo đó, THAHS sẽ có sự

ham gia của các tô chức, cá nhân, gia đình của người bị kết án

Như vậy có thể nhận thấy, mọi hoạt động TTHS đều dừng lại ở việc

bhan quyét của Toa án, còn thi hành án lai được triển khai bắt dau từ một

|hán quyết của Toa án có hiệu lực thi hành Luật THAHS năm 2010 ra đời đã

Trang 21

khăng định tính độc lập của ngành luật này trong hệ thống pháp luật ViệtNam Điều 1 Luật THAHS đã xác định rõ: “Luật này quy định nguyên tắc,trình tự, thủ tục, tô chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thấm quyềntrong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ, cam cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dan,cam đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, ántreo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biệnpháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan trong

THAHS, biện pháp tư pháp”.

Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về THAHSnhư sau: THAHS là việc các cơ quan, người có thẩm quyên thực hiện nhiệm

vụ theo trình tự thu tục do luật định nhằm dua bản án và quyết định hình sự

có hiệu lực pháp luật ra thi hành.

THAPT là một trong những hoạt động của THAHS Ban án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện đúng với nội dung trong

bản án trên thực tế, Mà cụ thé là buộc người bị kết án tù chấp hành hình phat

tại trại giam, trại tạm giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện

Trong thời gian chấp hành hình phạt, người bị kết án phạt tù phải bị giam giữ,lao động và học tập theo quy định của pháp luật Hình phạt tù về thực chất làtước một số quyền tự do, giam giữ người bị kết án phạt tù tại trại giam, cách

ly người đó khỏi môi trường xã hội bình thường một khoảng thời gian nhấtđịnh dé thực hiện các mục đích của hình phạt là bảo đảm công lý, công bằng

xã hội, cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.

Hiện nay còn nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về hoạt động THAPT.Theo tiêu dé của Chương XXVII Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS) năm

2003 và các qui định trong chương này đều sử dụng cum từ: “Thi hành hìnhphạt tù ` Một cách gọi khác trong các sách báo pháp ly, đó là: “Thi hành ban

án phạt fu ”, còn trong Luật THAHS lại sử dung cụm từ “THA4P7” Về bản

chât chung các cụm từ này đêu nhăm mục đích buộc người bị kêt án tù châp

Trang 22

hành hình phạt tại trại giam, trại tạm giam trong một thời hạn nhất định Theo

chúng tôi, nên thống nhất sử dụng cụm từ: “THAPT” cho hợp lý

Về mặt lập pháp khoản 3 Điều 3 Luật THAHS năm 2010 giải thích

“THAPT là việc cơ quan, người có thẩm quyên theo quy định của Luật nàybuộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trởthành người có ích cho xã hội” Hiện nay cũng có nhiều ý kiến liên quan đếnvan dé này TS Trần Quang Tiép cho rang: Thi hanh hinh phat tu co thoi han,

tù chung thân là buộc người bi kết án tù có có thời hạn, tù chung thân chap

hành hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện.Trong thời gian chấp hành hình phạt, người bị kết án tù phải bị giam giữ, laođộng và học tập theo quy định của pháp luật' PGS.TS Hỗ Trọng Ngũ lại chorăng: "THAPT là buộc những người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chungthân chấp hành hình phạt tại trại tạm giam, trại giam nhằm giáo dục họ trởthành người lương thiện" ? Chúng tôi cho răng, việc THAPT cần phải cónhững đặc trưng chủ yếu sau: Thứ nhất, bản án phạt tù được đưa vào thi hànhnhải có đủ những điều kiện và theo đúng trình tự, thủ tục về thi hành án do

pháp luật TTHS và THAHS quy định; Đó là: Ban án, quyết định có hiệu lực

pháp luật và đã có quyết định thi hành, đây là bản án hoặc phần của bản áncủa tòa án cấp sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúcthâm; bản án của tòa án cấp phúc thâm; quyết định giám đốc thâm hoặc táilhẩm của tòa án; Bản án hoặc quyết định của tòa án được thi hành ngay theo

quy định của Bộ luật TTHS Đó là trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà tòa

in cap so tham quyét dinh dinh chi vu an, khong kết tội, miễn trách nhiệm

iinh sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phat

ù cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn đã tạmtiam Trong những trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị

‘ét án pháp luật quy định, ban án hoặc quyết định của tòa án được thi hành

Tran Quang Tiệp (2002), Một số ván dé về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.81.

Học viện Cảnh sát nhân dan (2005), Công tác THAPT - Những van dé lý luận và thực tiền, Ky yêu Hội thao

bọ: học, Hà Nội, tr.124.

Trang 23

ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị; Quyết định của tòa án Việt

Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Namchấp hành án và đã có quyết định thi hành án; quyết định chuyển giao ngườiđang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài; Bản án quyết định về

áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị

trấn, đưa vào trường giáo dưỡng Thứ hai, cơ quan, tô chức có trách nhiệm thi

hành án đưa ban án phạt tù vào thi hành và phải báo cáo cho Chánh án Tòa án

đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành.Thủ tục THAPT là cách thức, trình tự do pháp luật quy định để cơ quan,

người có thấm quyền buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo

dục, cải tạo trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội Dưới góc độ là

một hoạt động mang tính chất hành chính — tư pháp phức tạp và nhạy cảm

hoạt động THAPT có liên quan đến quyên tự do dân chủ của người bị kết án

tù có thời hạn và tù chung thân, những đôi tượng của việc THAPT Theo quy

định của BLHS năm 1999 thì tù có thời hạn là buộc người bị kết án tù phải

chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định với mức tối

thiểu là ba tháng và tối đa là hai mươi năm.” Trường hợp người bị kết án về

nhiều tội hoặc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án tù có thời hạn thì thời hạntối đa là ba mươi năm Như vậy đối tượng phải chấp hành án phạt tù theo quy

định trên là người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân và bản án kết tội đối

với họ đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định thi hành Ngoài ra, còn có

ban án của tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật TTHS” Theo

Luật THAHS thì, người đang chấp hành hình phạt tù được gọi là phạm nhân

và như vậy có thê nói, đối tượng chấp hành án phạt tù là phạm nhân

Từ những phân tích trên có thê hiệu THAPT là việc các cơ quan, người

có thâm quyên thực hiện nhiệm vụ theo trình tự thủ tuc do luật định cuộc người bị kết án phạt tù phải chap hành hình phạt, nhăm hạn chê quyền tự do

của người bị kết án trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vô thời hạn,

ˆ ˆ at

3 aN TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆ vị

" Xem Điều 33 BLHS nam 1999 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ |

4 2 _ ^ , ` : 3 x oes ˆ ^

Xem khoản 2 Điêu 2 Luật thi hành án hình sự và Điêu 228 Bộ luật TTHS ọ G

Trang 24

buộc họ phai chịu sự quan lý giam giữ, giáo dục, cai tạo dé họ trở thành người có ích cho xã hội.

2.1.1.2 Nhiệm vụ của thi hành an phạt ta

Nhiệm vụ của pháp luật THAPT không thé tách rời khỏi nhiệm vụ của

cả hệ thống pháp luật nói chung và của hệ thống tư pháp hình sự nói riêng.Tuy nhiên với tư cách là một ngành luật, THAPT có những nhiệm vụ cụ thêđặc thù với tính cách là hình thức thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ chung.THAPT là việc thực hiện phán quyết của Toà án là kết quả của quá trình

TTHS cho nên nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các

nhiệm vụ thực tế của TTHS Những nhiệm vụ chính của Luật THAPT đó là:

Thứ nhất, bảo đảm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luậtsua Toa án phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế Đây là nhiệm vụrọng tâm nhất của THAPT Bởi lẽ, điều này xuất phát trực tiếp từ chức năng

›ơ bản của pháp luật THAPT và việc thực hiện mọi nhiệm vụ đều được thông

1ua việc thực hiện chức nang này Nếu bản án hoặc quyết định hình sự đã có

\iệu lực của Toa án không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thi

shang những các nhiệm vu của Luật THAPT không thực hiện được mà ngay

›ả nhiệm vụ của Luật hình sự, Luật TTHS cũng không thực hiện được.

Thứ hai, cải tạo, giáo dục người bị kết án phạt tù để họ không phạm tội

noi và trở thành người có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết dé họ tái10a nhập cộng đồng va bằng cách đó thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội

nhạm.

| Thứ ba, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng

luc tội phạm nói chung, động viên khuyến khích sự tham gia của xã hội và

ông dân vào cuộc dau tranh phòng ngừa và chống tội phạm

2.1.1.3 Ý nghĩa thi hành án phạt tù

THAHS nói chung và THAPT nói riêng là một trong những công việc

iG trong cua bat ky nha nước nào Tam quan trọng cua nó được thê hiện ở

l

Trang 25

chỗ, hình phạt tù là loại hình phạt được áp dụng phô biến nhất đối với người

phạm tội Nói một cách khái quát, ý nghĩa của THAHS nói chung trong đó có

THAPT gồm:

Thứ nhất, bảo đảm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật

của Toa án phải được thực hiện đúng dan trong thuc tế

Nếu bản án hoặc quyết định của Tòa án không được thực hiện hoặcthực hiện không đúng, thì chang những các nhiệm vụ cua luật hình su khôngđược thực hiện, mà ngay cả các kết quả tố tụng trước đó cũng không có ýnghĩa TTHS là việc giải quyết các vụ án hình sự, một vụ án chỉ có thể đượccoi là được giải quyết xong khi phán quyết của Tòa án được thi hành xongtrong thực tế Như vậy, bản án, quyết định của Tòa án mới chỉ xác định chân

ly sự việc, xác định hành vi có tội hay không có tội; ai là người phạm tội và

cân áp dụng hình phạt gì trên văn bản Và phán quyết đó sẽ vô nghĩa và do

vậy, vụ án vẫn chưa được giải quyết chừng nào bản án, quyết định của Tòa án

chưa được thực hiện trên thực tế

Thử hai, cải tạo, giáo dục người bị kết án tù để họ không phạm tội mới

và trở thành người có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết dé họ tái hòanhập cộng đồng và bằng cách đó thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm.Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với những người phạm tội là nghiêmtrị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với cải tạo Hình phạt mà Nhànước Việt Nam áp dụng không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà cònnhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp

luật và quy tac của cuộc sông, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Thư ba, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng

ngừa tội phạm nói chung, động viên, khuyến khich sự tham gia của xã hội vacông dân vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Thi hành hình phạt tùkhông chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có

ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sông xã

Trang 26

hội chu nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Đây là ý nghĩa chính và là nội

dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta Tất cả các quy

định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở

thành người có ích cho xã hội.

2.1.2 Cơ sở áp dụng và nguyên tắc cơ bản của thi hành án phạt tù

2.1.2.1 Cơ sở của thì hành án phạt tù

Cơ sở lý luận: Quan điểm và đường lối nhất quán, xuyên suốt của Dang

Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong quá trình đấu tranh cách mạng

là đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho người dân; tôn trọng và bảo vệ quyền

:on người Moi chủ trương của Dang và Nhà nước ta đều nhằm phục vụ mụciéu cuối cùng là tất cả vì con người và cho con người Việt Nam trở thànhhành viên của hầu hết các công ước quốc té quan trọng của LHQ trong lĩnhruc quyền con người va đã tham gia các Công ước quốc tế về quyền còn

\gười Những năm qua, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc các công ước

nà nước ta là thành viên, trong đó có việc xây dựng và bảo vệ thành công báosáo quốc gia định kỳ cho các Ủy ban theo dõi thực hiện Công ước của Liên

việp quốc Các cam kết và kết quả Việt Nam đạt được trong lĩnh vực thực

viện quyền con người được cộng đồng quốc tế đánh giá cao

Trong những năm gân đây, chúng ta đã không ngừng hoàn thiện hệ

hong pháp luật mà trong đó có pháp luật về THAPT như sửa đổi, b6 sung hayban hành mới thay thé các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợpđới thực té phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như thực tiễn[HAPT Điều này đã trở thành quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và

oan dân, được ghi nhận trong hau hệt các Văn kiện của Dang và trong các

"hương trình hành déng nhắm từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã

ội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Cơ sở thực tiên: Qua những năm thực hiện Bộ luật TTHS năm 2003,

uật THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn tình hình công tác THAPT

Trang 27

đã có tiễn bộ, đạt được nhiều kết quả tốt: Đã hình thành hệ thống bộ máy, tổchức chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác THAPT ở BộCông an và Bộ Quốc phòng từ Trung ương đến địa phương Hệ thống tô chứchình thành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện từ việc theo dõi, quản lýngười bị kết án tù còn ngoài xã hội và tổ chức quản lý người bị kết án tù đangchấp hành án tại các nhà tạm giữ, tạm giam và các trại giam, tạo bước chuyểnbiến mới trong công tác THAPT ở nước ta, khắc phục những sơ hở, buông

lỏng kéo dài nhiêu năm trước đây.

Cơ sở lập pháp: Các điều kiện để THAPT được quy định trong Hiếnpháp, BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật TTHS năm

2003, Luật THAHS năm 2010 Việc thi hành hình phạt tù được phát sinh

trên cơ sở các quyết định pháp lý nhất định Thi hành hình phạt tù phải bảođảm đầy đủ các điều kiện sau: (1) Bản án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật: Những bản án và quyết định của Toà án tuyên hình phạt tù đã có

hiệu lực pháp luật bao gồm: Những bản án và quyết định của Toà án cấp sơ

thâm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thâm; những bản án

và quyết định của Toà án cấp phúc thâm; những quyết định của Toà án giámđốc thấm hoặc tái thẩm (2) Quyết định thi hành hình phạt tù: Chánh án Tòa

án đã xử sơ thâm phải ra quyết định thi hành án và uỷ thác cho Toà án kháccùng cấp ra quyết định thi hành án Trong thời han bảy ngày, ké từ ngày bản

án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc ké từ ngày nhận được bản

án, quyết định phúc thâm, quyết định giám đốc thâm, quyết định tái thẩm,Chánh án Toà án đã xử sơ thâm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ tháccho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án

2.1.2.2 Nguyên tắc của thi hành án phạt tù

Các nguyên tac cơ bản của THAPT là những phương châm, định hướng

chi phối toàn bộ giai đoạn THAPT trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp

luật THAPT Những nguyên tắc này thé hiện chính sách hình sự, quan điểm

của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi

Trang 28

hành án Vi vay, trong quá trình xây dựng pháp luật va áp dụng pháp luật dé

THAPT, những nguyên tac cơ ban của Luật TTHS và Luật THAHS cần được

quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh.

Nhóm những nguyên tắc bao đảm pháp chế XHCN trong THAPT:

Nội dung của nhóm nguyên tắc này thể hiện ở việc các quy định củapháp luật về thi hành bản án phạt tù phải được tuân thủ, chấp hành nghiêmchỉnh, nhất quán Yêu cầu đó, trước hết phải được quán triệt trong toàn bộcông tác tô chức và trong hoạt động tác nghiệp của các cơ quan, cán bộ, chiến

sỹ thi hành bản án phạt tù Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thihành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực phápluật, loại bỏ sự tuỳ tiện, vô tổ chức, thiếu ky luật trong lĩnh vực thi hành ban

An và xử ly nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật khi thi hành bản án,sao gồm những vi phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp

1anh bản án và những người có trách nhiệm tô chức việc thi hành an.

Nhóm các nguyên tắc bảo đảm quyên con người, các quyên cơ bản của ông dan trong THAPT:

Nhóm các nguyên tắc bảo đảm quyển con người thé hiện ở việc phápuật nghiêm cấm các hành vi đầy đọa, hành hạ về thể xác, các hành vi xâmbhạm nhân phẩm, danh dự đối với phạm nhân Nhóm các nguyên tắc nay

‘ing thé hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ THAPT, ở việc quylịnh rõ chế độ sinh hoạt, ăn, ở, học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian

hi hành an.

Nhóm các nguyên tắc riêng (đặc thù) trong THAPT:

- Két hợp trừng tri và giao dục cai tạo trong việc thi hành án; áp dụng

H

ién pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chat va mức độ phạm tội, độ

ôi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc diém nhân thân khác của người

hấp hành án

Trang 29

- THAPT đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp

đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xãhội Nội dung của nguyên tắc này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước

ta đôi với người chưa thành niên phạm tội.

- Khuyến khích người chấp hành án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học

tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại

- Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tô chức, cá nhân và gia đình vàoviệc giáo dục cải tạo người chấp hành án phạt tù Thi hành bản án phạt tùkhông chỉ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của các cơ quan thi hành án chuyên

trách mà còn phụ thuộc vào sự tham gia của chính quyền địa phương, của các

cơ quan nhà nước khác, các tô chức xã hội và của mọi công dân.

2.1.3 Thi hành án phạt tù tại một số nước trên thế giới và kinhnghiệm đối với Việt Nam

2.1.3.1 Thi hành án phạt tù trong các văn kiện pháp lý quốc tế

Pháp luật quốc tế về THAPT chủ yếu tiếp cận từ giác độ bảo vệ quyền

con người, đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với phạm nhân đểcác quyền con người cơ bản của họ và các quyền công dân mà họ chưa bị bản

án kết tội tước bỏ được bảo đảmcũng như ràng buộc trách nhiệm của các quốc

gia trong việc bao đảm các tiêu chuân tôi thiêu ay.

Nguyên tắc này mang tính xuyên suốt trong toàn bộ các quy định, cáctiêu chuẩn của Quy tắc, trong việc thiết kế các nhóm tiêu chuẩn về đăng ký(quản lý việc nhập — xuất khỏi cơ sở giam giữ, di chuyền tù nhân), cách ly và

phân loại khu vực giam giữ với từng nhóm đôi tượng phạm nhân; ăn ở, vệ

sinh cá nhân; thể dục thể thao, dịch vụ y tế, thông tin, sách báo, tiếp XÚC VỚIthế giới bên ngoài; trừng phạt, ký luật, thiết bị công cụ giam giữ Có thểnhận thấy các quy tắc được xây dựng theo cách tiếp cận như sau:

Trang 30

Mot là, đặt ra các tiêu chuân theo hướng bao quát những nhu câu tôi thiêu của con người về sinh lý (ăn, mặc, ở, vệ sinh cá nhân) và tâm lý (giao

tiếp với thân nhân, tiếp cận báo chí, sách vở và chăm sóc y tế

Hai là, đặt ra các tiêu chuẩn ở mức sàn- mức tôi thiểu mà các quốc gia

thành viên cần phải tuân thủ

Ba là, đặt ra các tiêu chuẩn về công tác quản lý giam giữ của chínhquyền nhà tù, bao gồm quản ly đăng ký hồ sơ, trừng phạt, kỷ luật, thanh tragiám sát, các yêu cau với đội ngũ quản giáo và nhân viên giam giữ

Bốn là, đặt ra các tiêu chuẩn về bảo đảm thực hành tín ngưỡng, tôn giáo(bảo đảm quyền tự do tôn giáo) cho phạm nhân

Năm là, các tiêu chuẩn phải được áp dụng trên cơ sở bình đẳng với

sham nhân nhưng có tính đến sự phân biệt đối xử tích cực với các nhóm

hhạm nhân đặc thu về tù nhân chính trị hay dân sự, tù nhân thi hành ánhay tù

thân chờ xét xử (người bị giam giữ trước khi bị kết án)

2.1.3.2 Thi hành án phạt tù tại một số nước trên thế giới

Thứ nhất, triết lý lập pháp về THAHS và THAPT

Khảo sát luật THAHS tại nhiều quốc gia theo hệ thống Thông luật trên

hé giới, chúng tôi thấy rang hầu hết các quốc gia đều sử dụng khái niệm cảiian hay cai tao (Correction, Corrections, va Correctional) để miêu ta các

toạt động trừng phạt, đối xử và giám sát đối với những người đã bị kết án

tình sự Các hình thức kết án (hình phạt) và thi hành hình phạt tương ứng baoròm phạt tù, Parole (tạm dich tha tù hay giảm thời hạn chấp hành hình phat tùfe) điều kiện) va Probation (án treo hay miễn chấp hành hình phat tù có điều

iện) Trong đó, thiết chế cải huấn điển hình nhất là phạt tù Hệ thống cải

an con gọi là hệ thông hinh phạt, để chỉ mạng lưới các cơ quan thực hiệnham quyền quản lý hoạt động giam giữ tai nhà tù và các chương trình'HAH§S tại cộng đồng Quá trình nay song hành với những thay đổi cụ thé

‘ong một sô nhà tù với những ưu đãi nhiêu hon cho tù nhânvà những no lực

Trang 31

A ni SA 1ã ` „ ˆ x ee:

dé mang tới một môi trường mang tinh cộng đồng cao hơn che phạm nhân “Itnhất là trên danh nghĩa, hau hết các nhà tù đã trở thành các thiết chế cải huanhay trại cải tạo, và các “lính canh ngục” đã trở thành sĩ quan al huan hay cán

Phan 2: Hệ thống cải huấn:

- Tham quyền và trách nhiệm (của Bộ trưởng, Trưởng THAHS, cơquan cảnh sát , giám thị nhà tù), các viên chức nhà tù, nhân viên an ninh,nhân viên y tế

- Việc thành lập và hoạt động của các trung tâm lao dong cộng đồng

- Việc thành lập và hoạt động của các nhà tù, các quy định đối với tủ nhân (bị giam, giữ trước xét xử: các quy định chung, quy định đối với người

bị tạm giữ, tạm giam chưa thành niên, tài sản và tài chính của phạm nhân ; các

kế hoạch quản lý, các chương trình đào tạo, định hướng, việc trích xuất và di

chuyên tù nhân, căn cứ trích xuất; các trường hợp trả tự do tạm thời; lao động

và thu nhập từ lao động trong nhà tù, các tiêu chuẩn sinh hoạt (ngăn ngủ nghỉ,

vệ sinh, thể dục thể thao) ở mức tối thiểu; chế độ chăm sóc y tế và chữa bệnh,việc nhận gửi thư, điện thoại; tiếp cận thông tin và giáo dục; tôn giáo và tín

ngưỡng, điều kiện lao động; các chế độ đối với phụ nữ nuôi con nhỏ và chế

độ đổi với con nhỏ ở cùng bà mẹ phạm nhàn; các biên pháp ky luật và trườnghợp sử dụng vũ lực đối với phạm nhân; Khiếu nại Điều tra, Thanh tra

Phần 3: Điều khoản chuyên tiếp

“https://en.wikipedia.org/wiki/Corrections

Trang 32

Trong các luật cải huấn, chế độ giam giữ và đối xử với phạm nhân

chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, không phải vì cải huấn giam giữ là một bộphận chính của hệ thống cải huấn mà là van dé xử lý mối quan hệ giữa anninh nha tù và nhân quyền cho phạm nhân, giữa van đề nhân quyền đối vớiphạm nhân và sự phức tạp của thế giới nhà tù trong quá trình đạt tới mục tiêu

cải huan người phạm tội.

Thứ ba, các biện pháp giám sát tại cộng đông để giảm thiểu số lượng

phạm nhân thay thé cho hình phạt tù và thi hành hình phạt tù

Có thê kế đến một số qui định về các biện pháp giám sát tại cộng đồng

sau:

Một là, biện pháp về tha tù trước thời han có điều kiện (Parole)

Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện (Parole) hay đặc xá tha tùsting được quan tâm đặc biệt trong THAHS dù có quốc gia ghi nhận Parolenhư một chế định của luật THAHS hoặc ở một văn bản pháp luật riêng khácvới luật THAHS như Việt Nam Da số các quốc gia trên thế giới đều phải đối

liện với một thách thức chung, đó là tình trang quá tai trong các nhà tù, thậm

thi có thời điểm tình trạng này được đánh giá là đã tạo ra nhữngcuộc khủngtoảng trầm trọng đối với hệ thong THAPT Việc coi noi, xây mới các nhà tùthông đáp ứng đủ nhu cầu giam giữ, dẫn tới sự vi phạm các nguyên tắc giamdit, chế độ đối với phạm nhân, mục tiêu “corrections” không thực hiện được

Ji vậy, đây là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển các hình thức thi hành án dựa

lào cộng đồng đặc biệt được coi trọng Thi hành án tại cộng đồng thay vì tại

ác cơ sở giam giữ còn giúp cho người thi hành án có cơ hội tái điều chỉnhành vi của mình phù hợp với mong muốn của gia đình và cộng đồng Theouan niệm của pháp luật nhiều bang tại Canada, Parole dùng để chỉ biện phápdung đối với những người phạm tội hình sự được tha tù sớm hơn một cách

6 điều kiện, họ được trở về với cộng đồng để thực hiện nốt phần còn lại của

an án của họ Các tù nhân có thé được tha về theo quyết định gần giống

óiquyềt định đặc xá của Việt Nam Trở vê cộng đông, họ sé là đôi tượng

Trang 33

giám sát của các cơ chế hậu giam giữ có điều kiện (post-custody conditional

supervision), bao gồm: (i) giám sát thường xuyên, có nghĩa là họ được yêucau phải thường xuyên báo cáo cho co quan có thâm quyền bằng thư hoặcbang điện thoại; (ii) một s6 đối tượng do tuân thủ hoặc dap ứng tất cả các điềukiện cần thiết trước khi bản án tha bồng chấm dứt, và do đó có thể đượcchuyển sang chế độ giám sát không thường xuyên Dù vậy, tất cả các đốitượng tù được tha sớm đều bị yêu cầu phải tuân thủ các quy định cụ thé vềcách xử sự khi về sống trong cộng đồng Việc không tuân thủ bất kỳ điều kiệnnào theo quy định của pháp luật có thể dẫn đến việc phải quay trở lại cơ sở

giam giIữ.

Hai là, biện pháp cho lao động công ích:

Ngoài biện pháp “parole”, biện pháp cho lao động công ích cũng được

áp dụng để tạo cơ hội việc làm cho phạm nhân và sử dụng lao động phạmnhân cho các lợi ích cộng đồng Tại Thái Lan, biện pháp này tạo cho quanchức nhà tù khung pháp lý để gửi những phạm nhân mà thời gian chấp hành

án còn lại tối đa là 2 năm lao động bên ngoài nhà tù, những ngày lao độngcông ích bên ngoài được trừ vào thời hạn chấp hành án, các công việc laođộng công ích thường bao gồm: xây dựng, dọn vệ sinh nơi công cộng Ngoài ra, những phạm nhân này còn có quyền được hưởng 80% số tiền công.Tại Hoa Kỳ, chương trình lao động tại cộng đồng của phạm nhân bắt đầuđược luật hóa tại tiểu bang Wincosin vào năm 1913 va dần lan tỏa sang cácbang khác Nội dung của chương trình này là bố trí cho phạm nhân ra ngoàilàm việc, tối quay trở lại nhà tù, họ vẫn phải chịu sự quản lý của cán bộ quản

giáo.

Ba là, biện pháp đặc xá của nguyên thủ quốc gia:

Đặc xá của nguyên thủ quôc gia (Toàn quyên, Tổng thống, Nhà vua),nguyên thủ quốc gia có quyền miễn, giảm, đình chỉ chấp hành hình phạt có

điêu kiện hoặc vô điều kiện trong các sự kiện trọng đại của đât nước (hôn lễ

Trang 34

hoàng gia, sinh nhật nhà vua, hoàng hậu ), hoặc vì hòa hiểu — thống nhấtdân tộc, vì mục đích thúc đây các quan hệ bang giao

Bon là, biện pháp chế độ trại lính (Boot Camp):

Đây là chế độ quân sự áp dụng cho các phạm nhân tội phạm ma túy,

theo đó người phạm tội sẽ bị đối xử theo kiểu chế độ trại lính với các điều

kiện sinh hoạt hàng ngày trong doanh trai quân đội, Boot Camp được áp dung

trong THAPT với sự hỗ trợ của quân đội để giảm tải tình trạng quá tải nhà tù,

áp dung cho những người bị kết án tù dưới 1 năm tù về các tội phạm ma túy

Họ sẽ bị áp dụng chế độ quân quản nghiêm ngặt trong giai đoạn kéo dài 3tháng: sau khi trải qua giai đoạn này, họ được phóng thích có điều kiện và trảiqua chế độ giám sát tại cộng đồng cho tới khi hết thời hạn của bản án

Thư tư, xã hội hóa nhà tu

Xã hội hóa nhà tù mà hạt nhân của nó là vấn đề tư nhân hóa cơ sở giampitt đã được khu vực Bắc Mỹ và một số nước Châu Âu đặt ra từ rất sớm với

Việc cho phép các nhà thầu khoán bỏ vốn xây dựng các nhà tù và sau đó kýtợp đồng với các nhà thầu khoán dé đưa phạm nhân đến các cơ sở tư nhân

nay dé thi hành án, đặc biệt, tại Hoa Kỳ, các nhà tù tư nhân ra đời từ những1m 1800 Đến nay, “đã có hon 30 bang của Mỹ trong đó có California,

lexas, Florida va Colorado áp dụng giải pháp nhà tù tư nhân Tinh đến cuối

băm ngoái, có xap xi 9% tù nhân được đưa vào các nhà tù tư và đang gialăng với tốc độ chóng mặt Các công ty tù nhân tư nhân đã cởi mở thừa nhận,

ơi nhuận cua họ phụ thuộc vào sự gia tang số lượng người bị bắt giữ sởNgoài ra, xã hội hóa nhà tù còn được hiểu là các thành phần kinh tế tư nhânham gia cung cấp các dịch vụ ăn uống, y tế, giáo dục cho nhà tù

| Mặc dù có nhiều quy định ràng buộc như vậy, song quá trình tổ chứchực hiện phát sinh nhiều bất cập, hạn chế, dẫn tới sự xuất hiện nhiều ý kiến

é nhà tù tư nhân, về vi phạm nhân quyên trong nhà tù tư nhân Do là tình

]tIp://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef775820/nha-tu nganh-cong-neghiep-ty-usd-o-my.htm]: Nhà tù - Ngành

ing nghiệp ty USD ở Mỹ (10/06/2012 06:30 GMT+7)

Trang 35

trạng bóc lột lao động phạm nhân, cắt giảm các chế độ của phạm nhân dégiảm tải chi phí nhà tù, tình trạng bạo lực, bạo loạn và phạm nhân bỏ trồn Tạinhiều nhà tù tư nhân của Mỹ, đã có không ít cuộc biéu tình tuyệt thực dé phảnđối những điều kiện sống vô nhân đạo đối với phạm nhân.Một mặt trái khác,

đó là “các nhà tù tư nhân ký kết hop động với các trại giam nhà nước nhiễubản hợp đồng đổi với các nhà tù tư nhân trong đó bao gôm điều kiện luônphải dam bao định mức (hay còn gọi là hạn ngạch cua trại giam) từ 80% đến

100% Nói một cách khác tức là, theo bản hợp đông này, các trại giam tư

nhân phải dam bảo đủ từ 80 đến 100% số tù nhân mà họ có thể giam giữ Do

dd, không loại trừ khả năng một số người trong số phạm nhân này không thực

As x - ` ` 2 rR 34> Coo A,997

sự phạm tội nhưng van bị tông vào tu chỉ dé đủ “năng sudat’”’.

2.1.3.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ nghiên cứu pháp luật quốc tế về THAPT, chúng tôi rút ra một sốvấn đề có ý nghĩa tham khảo trong việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật

THAPT tại Việt Nam sau đây:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam cần tiếp tục đây mạnh việc thực hiệnnguyên tắc “Bảo đảm tính nhân đạo, tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợppháp của người chấp hành án phạt tù”” Việc ghi nhận và thực hiện này là phùhợp với các công ước quốc tế về quyền con người, đặc biệt là công ước về cácquyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc năm 1966 và các Quy tắc về tiêuchuẩn đối xử tối thiểu đối với tù nhân, phù hợp với xu thé chung của thé giớingày càng coi trọng van dé đối xử và bảo đảm quyền của tù nhân, coi thựctrạng đối xử với tù nhân là một thước đo để đánh giá vấn đề dân chủ và nhân

quyền của mỗi quốc gia, đánh giá sự phát triển của tiến bộ xã hội Điều này tựthân nó cũng phù hợp với tinh thần cơ bản của Hiến pháp năm 2013, đề cao

os

`

các gla trl của quyền con người, quyên công dân.

’Hitp://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/75820/nha-tu nganh-cong-nghiep-tv-usd-o-mv.html: Nhà tù - Ngành công nghiệp ty USD ở Mỹ(10/06/2012 06:30 GMT+7)

* Khoản 3 Điều 4 Luật thi hành án hình sự năm 2010

Trang 36

Thứ hai, pháp luật nước ta đã đặt van dé kết hợp trừng trị và giáo dục

sải tạo trong Luật THAHS năm 2010 với tính chất là một nguyên tắc THAHS

Một số ý kiến cho rằng pháp luật Việt Nam nên đặt mục tiêu giáo dục cải tạo

lên trước mục tiêu trừng trị dé phù hợp với cách tiếp cận cải huấn (correction)như nhiều nước trên thé giới Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, các truyền thốngpháp luật, mô hình pháp luật khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau về vấn đềnày Việt Nam theo mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm (crime-controlmodel), hơn nữa, trong bối cảnh chính trị - xã hội hiện tại, cách tiếp cận “Kếthợp trừng trị và giáo dục cải tạo” mà không phải là “Kết hợp giáo dục cải tạo

và trừng trị “ trong việc THAHS nói chung và THAPT nói riêng van là phù

hợp dé bảo đảm mục đích của hình phạt, bảo đảm “pháp luật hình sự là một:ong những công cu sắc bén, hữu hiệu dé đấu tranh phòng ngừa và chống tội

9

hạm”?.

Thứ ba, pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới có sự phân định rõ giữa

ham nhân và người bị giam giữ Ở Việt Nam, sự phân loại nay cũng rõ nét

mặt pháp lý giữa người bị giam giữ trước và sau khi có quyết định

"HAPT Về thiết chế, Việt Nam có ba loại cơ sở giam giữ là nhà tạm giữ, trại

am giam và trại giam, trong đó trại giam chủ yếu thuộc thấm quyền của cơ

uan quản lý THAHS Phạm nhân được tô chức thi hành án không chỉ ở trai

1am mà còn ở cả các trại tạm giam va nha tạm giữ Vấn đề đặt ra là các chế

lộ đối với phạm nhân có được bảo đảm tại các nhà tam gif, trại tạm giamhông (trong khi các trại giam mới là nơi các điều kiện tổ chức thực hiện trên

hực tế để phạm nhân được lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt văn

óa — thé thao và các thụ hưởng các chế độ khác) Mặc dù cũng cần phải xuấthat từ một van dé thuc tế là rất cần có các lao động tại nhà tạm giữ, trại tạmiam để bảo đảm cho việc ăn uống, vệ sinh tại các cơ sở giam giữ này, giảm

ài ganh nặng biên chê và gánh nặng kinh tê cho ngân sách Nhà nước.

đời nói đầu Bộ luật hình sự năm 1999

Trang 37

Thứ tu, pháp luật Việt Nam cần làm rõ sự khác biệt mang tính nguyên

tắc “chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hànhhình phạt tù”'“để bảo đảm thực hiện quyền suy đoán vô tội với một trongnhững nội dung quan trọng của quyền này là không ai bị coi là có tội, bị đối

xử như là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.Nguyên tắc “chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ chấp hành án phạt tù”cần được hiện thực hóa khi xây dựng Luật tạm giữ, tạm giam theo hướngngười bị tạm giữ, tạm giam chưa phải là người phạm tội và họ nếu bị giamgiữ thì cần được đối xử như chưa phải là người phạm tội

Thu năm, nghiên cứu áp dụng thử nghiệm mô hình Parole: tha tù có

điều kiện cũng như các biện pháp thay thế THAPT khác Mô hình Parole này

có phần khác với chế định đặc xá của Việt Nam khi đặt ra các điều kiện sau

khi phạm nhân được trở về với cộng đồng, và nếu vi phạm các điều kiện này

thì có khả năng phải quay lại nhà tù Trong khi đó, đặc xá của Việt Nam trả tự

do hoàn toàn cho phạm nhân Mô hình Parole kết hợp yếu tổ thời gian thửthách của án treo và tích hợp được các ưu điểm của chế định này Mô hình

Parole nhân văn hơn với người THAPT khi họ được trở về với cộng đồng

sớm hơn, tuy nhiên, cũng cần tính đến hiệu quả giám sát thực tế với ngườiđược hưởng chế định này vì thực tế hiệu quả giám sát đối với người đượchưởng án treo ở nước ta chưa cao, thậm chí bị chính quyền cấp xã ở nhiều nơi

buông lỏng, bỏ mặc.

Thứ sau, biện pháp cho lao động công ich cũng nên được áp dụng dé

tạo cơ hội việc làm cho phạm nhân và đem lại các lợi ích cộng đồng, giản

thiểu chỉ phí nhà tù, đồng thời tạo thu nhập cho phạm nhân Điều kiện đểphạm nhân được áp dụng biện pháp này cần được quy định chặt chẽ, đồngthời phải bảo đảm các vấn đề về quản lý phạm nhân và duy trì ký luật lao

động.

'°Điều 89 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2013

Trang 38

Thứ bay, vẫn đề tôn giáo và thực hành tôn giáo trong các trại giam

được pháp luật nước ngoài ghi nhận và bảo đảm thực hiện, quyền thực hành

ôn giáo, tín ngưỡng là một trong nhữung quyên con người của phạm nhân

chông bị tước đoạt bởi các bản án hình sự kết tội họ, do đó quyên này phải

được bảo lưu trong thời gian họ THAPT.

Thứ tám, pháp luật về THAPT ở nước ta có thể tham khảo việc quyđịnh về các chương trình hỗ trợ chuyển đối như kinh nghiệm của một số quốczia đã thành công trong việc thể chế hóa chương trình này Chương trình này

ziup phạm nhân thích nghi sớm hơn với môi trường bên ngoài, có thời gian

chuyén tiếp về tâm lý và thói quen, từ đó giúp họ tái hòa nhâp cộng đồng hiệuquả hơn, chủ động hơn Pháp luật THAHS nhiều nước còn có các chươngtrinh “half-way houses” để xây dựng các nhà ở tạm thời cho phạm nhân saukhi mãn hạn tù trong trường hợp họ không có hoặc không còn nơi cư trú, tạo

tho họ cơ hội từng bước mưu sinh, tái hòa nhập với cộng đông.

Thứ chín, việc xã hội hóa nhà tù chưa phù hợp với điều kiện chính trị tỉnh tế - xã hội của nước ta hiện nay do nhu cầu bảo đảm an ninh và thực hiện

-ác biện pháp nghiệp vụ của ngành công an Tuy nhiên, triết lý tư nhân hóa

hà tù của nhiều nước cũng cho thấy không phải vì lý do bảo đảm an ninh và

kục hiện các biện pháp nghiệp vụ mà không thể bất biến cho rằng chỉ có

anh công an, quốc phòng mới có thé quản ly nhà tù Mặc dù cơ quan điều

ra và cơ quan THAHS là hai co quan độc lập nhưng vẫn trong cùng một hệ

hong và rat khó giải quyết tận gốc những vấn dé về bảo đảm tinh minh bạch,

ề bức cung, dung nhục hình Do đó, vẫn nên tiếp tục nghiên cứu về chiều

ướng tách THAHS khỏi Bộ Công an và giao một cơ quan Nhà nước khác

hong nhất đầu mối quản lý THAHS và thi hành án dân sự

|

> 2.2 QUI ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIET NAM VE THI HANH

iN PHAT TU VA THUC TIEN THI HANH

2.2.1 Qui định của pháp luật Việt Nam về thi hành án phat tù

Trang 39

2.2.1.1 Cơ quan có thẩm quyên thi hành án phạt tù

Theo quy định của Luật THAHS thì hệ thống tổ chức cơ quan THAHSgdm Cơ quan quản lý THAHS, Cơ quan THAHS và Cơ quan được giao một

số nhiệm vụ THAHS Hệ thống tô chức THAPT chính là một bộ phận trong

cơ cau tô chức cơ quan THAHS nói chung THAPT là chức năng đặc biệt của

cơ quan thuộc Bộ Công an, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm

vụ thi hành hình phạt tù Cơ quan THAPT là cơ quan chuyên trách (trại giam;

trại tạm giam; Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cấp huyện; Cơ quan

THAHS quân khu và tương đương) được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành

ban án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật VỀ Cơ quan quản lýTHAPT ở Bộ Công an là Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp (Tổngcục VIII) và ở Bộ Quốc phỏng là Cục Điều tra hình sự Nhiệm vụ cơ bản nhất

của cơ quan thi hành bản án phạt tù là bảo đảm việc thị hành các bản án phạt

tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong thực tế theo đúng quy định của

pháp luật.

* Cơ quan quản ly THAHS gom: Cơ quan quản lý THAHS thuộc BộCông an; Cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng

* Cơ quan THAHS gom: trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc

Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam); Cơ quanTHAHS Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơquan THAHS Công an cấp tỉnh); Cơ quan THAHS Công an huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan THAHS Công an cấp huyện);

Cơ quan THAHS quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan THAHS

cấp quân khu)

* Co quan được giao mdt sô nhiệm vụ THATS: Ngoài các cơ quan có

thâm quyền trên, còn một sô cơ quan được giao một sô nhiệm vụ THAHS như

trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quôc phòng, trại tạm

giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại

Trang 40

ạm giam) Uy ban nhân dân xã, phường, thị trân (sau đây gọi là Ủy ban nhân

lân cấp xã); Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi làion vị quân đội) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quytinh chỉ tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS.2.2.1.2 Quyên của phạm nhân

Thứ nhất, quyên được bảo đảm về ăn, ở, mặc và tu trang

Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt,

›á, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt Đối với phạm nhân lao động

xặng nhọc, độc hai theo quy định của pháp luật, thì định lượng ăn được tang

hêm Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêmahung mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường Phạm nhânlược ở theo buông giam tập thể, trừ phạm nhân dang bị giam riêng theo quy

linh tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 27 của Luật THAHS Ché nằm tối

hiéu của mỗi phạm nhân là 02 mét vuông (m”) Đối với phạm nhân có con

ho ở cùng thi được bố trí chỗ năm tối thiêu là 03 mét vuông (m”) Phạm nhân

lược cấp quần áo theo mẫu thông nhất, khăn mặt, chăn, chiếu, man, dép, mũ

oặc nón, xà phòng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệinh của phụ nữ Phạm nhân tham gia lao động được cấp quần áo bao hộ laoộng và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thé được cấp thêm dụng cụ bảo hộ

ho động cần thiết

Thứ hai, quyên được học tập, học nghề và được thông tin: Phạm nhân

hải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề Phạm

han chưa biết chữ phải học văn hoá để xoá mù chữ Phạm nhân là ngườiước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt Phạm nhân được cung cấp

tông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, quyên được tập luyện thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, vănpre

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w