1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phòng ngừa tội phạm - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

121 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 12,12 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

KY YEU HỘI THẢO KHOA HỌC

TRUNG TÂM TOI PHAM HỌC - KHOA PL HÌNH SỰ

vue TÂM THÔN TM THƯ VỆY

i HÀ Nội

HÀ NỘI —2014

Trang 2

TRUNG TAM TOI PHAM HỌC

DANH MỤC CAC CHUYÊN DE HỘI THẢO CAP KHOA “Phòng ngừa tội phạm - Một số vấn đề lí luận và thực

Chuyên đề Trang

1, Giới thiệu một số học thuyết về phòng ngừa tội phạm 1

A PGS.TS Dương Tuyết Miễn ~ DH Luật Hà Nội

2 Khái niệm, phân loại, các nguyên tắc của phòng ngửa tội phạm 13

{Ths Nguyễn Viet Khánh Hoà- DH Luật Hà Nội.

3 Phòng ngừa tội phạm từ gỏc 46 tội phạm học so sánh 2

'GS.TS Lê Thị Sơn- ĐH Luật Hà Nội.

4, Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam hiện nay 44Ths Ngõ Văn Vinh- Học viện Cảnh sát nhân dân

5 Phòng ngừa tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam giai đoạn hiện Số

T> nay Ths lý Văn Quền- ĐH Luật Hồ Nội

6 Phòng ngừa tội phạm theo hướng tiếp cận nhân thân người phạm tội 77

f TS Đỗ Thi Phượng - DH Luật Hà Nái

7 Phòng ngừa tội phạm vŠ ma tuý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay 82

{s Nguyễn Tuyết Mai - DH Luật Hà Nội.

8, Phòng ngừa tội phạm về tình dục ở Việt Nam giai đoạn hiện nay — 103 Ths Lưu Hải Yến - ĐH Luật Hà Nội

Trang 3

GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN CUA MOT SO THUYET VEL PHONG NGỪA TỘI PHAM

PGS.TS Dương Tuyết Miên

Giám đắc TT Tội phạm học

Trường ĐH Luật Hà Nội

Các thuyết về phòng ngừa tội phạm đóng vai trò quan trong trong việc cung cấp những lí luận nền tảng trong phòng ngừa tội phạm Vì tội phạm học là

ngành khoa học xã hội, do vậy, không nên đi sâu tranh luận thuyết nào đúng,

thuyết nào sai Vấn đề quan trọng là ở chỗ đóng góp của từng thuyết trong việc

ngăn ngừa cũng như kiểm soát tội phạm và người hoạch định chính sách phòng,

ngừa tội phạm phải biết phát huy, tận dụng những mặt mạnh của từng thuyết để

ngăn ngừa không cho tội phạm xảy ra hoặc xảy ra hạn chế Sau đây, tác giả xin giới thiệu một số thuyết về phòng ngừa tội phạm.

1) Thuyết cơ hội phạm tội (Crime Opportunity Theory)

Người đứng đầu “thuyét cơ hội” là Felson và Clarke (1998)' Hai ông cho ring nắm được lí thuyết của “thuyet co hội” có thể trợ giúp cho phòng ngửa tội

phạm Theo nội dung của “thuyết co hội”, "cơ hội phạm tội” được coi là nguyên nhân gốc rễ sinh ra tội phạm (root cause of crime) Do vậy, dé giảm tỉ

Ví dụ,

phụ nữ đi lại một mình nơi hoang vắng sẽ dễ tạo cơ hội cho người phạm lệ tội phạm thi tốt nhất không tạo ra cơ hội cho người khác phạm tí

thực hiện hành vi hiếp dâm, người chủ chiếc xe máy để xe ở nơi công cộng ma không khoá xe, không gửi vào chỗ qui định dẫn đến cơ hội thuận lợi cho người

phạm tội trộm cắp tài sản

“Thuyết cơ hội” đã đưa ra 10 nguyên tắc trong phòng ngừa tội phạm (the

Ô Xem Felson, M and Clarke, R.V (1998), Opparumly Mates the Thi: Police Research Seres Paper 98,

Policing and Reheng Crime Unit” Research Development and Sniels và xem

\wwchomeotice gous pepatepr98 poe

1

Trang 4

10 principles of crime opptunity theory)’ Việc hoạch định chính sách phòng,

ngừa tội phạm cũng như triển khai các biện pháp phòng ngừa cụ thể cần bám sát 10 nguyên tắc này Cụ thể là:

1 Các cơ hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nguyên nhân của tất cả. phạm, không chỉ đơn thuần đối với các tội xâm phạm tài sản nói chung 2 Các cơ hội phạm tội là khác nhau đối với các mục đích phạm tội khác

nhau Ví dụ cơ hội trộm cắp ô tô vì cảm giác thích lái xe xịn thi rit khác về cơ hội đối với việc trộm cắp các bộ phận của chiếc 6 tô để bản lấy tiền.

co hội phạm tội thường tập trung ở một thời điểm nhất định và trên

một địa bàn nhất định Ở một thời điểm nào của ngày hoặc tuần, tội phạm dễ

4, Cơ hội phạm tội phụ thuộc vào hành vi thường xuyên, các thói quen của

con người trong đời sống hàng ngày Ví dụ trộm cắp tai sản trong nhà thường sản đi vắng,

Xây ra khi chủ

5 Mộtội phạm xây ra có thé tạo cơ hội cho người khác thực hiện tội phạm ‘Vi dụ: sau khi giết chết nạn nhân, người phạm tội ra khỏi nhà nạn nhân, không khoá cửa tạo cơ hội cho người khác vào trộm cấp tài sản.

6 Một số hàng hoá “néng”'(hot products) cũng thúc đẩy đưa đến cơ hội i Vi dụ: sự xuất hit

ất tiền

của những chiếc điện thoại di động sang trọng, thôi thúc một số người muốn sở hữu loại hàng đó và để đạt được

điều này họ đã phạm tội (như cướp tai san dé có tiền mua điện thoại di động).

7 Sự thay đổi của xã hội và công nghệ đã tạo ra cơ hội phạm tội mới Khi bit đầu ở giai đoạn tăng trưởng và tiếp cận thị trường 6 ạt, các tài sản thường.

được bảo vệ ở mức cao nhất Nhưng khi phần lớn các hàng hoá đạt đến giai đoạn “bão hoà” (saturation), khi đó phần lớn mọi người đã có chủng, do vậy,

hg sẽ lỏng lẻo hơn trong việc bảo vệ tài sản.

Ê Xem bai ging tực tytn On

Ieper cimeredit tang 1.23,

ˆ “Hot product có hb ann hàn hoi thời hượng, a dn tha hủ sự em mể côn người khác, Ch

thích cls ác gi.

ne leaning, “Ten prnelples of crime oppramiy theory” tên trang Webs

Trang 5

8 Tội phạm có thể được phòng ngừa bằng cách làm giảm cơ hội phạm tội.

phát sinh tội phạm phải được thực hiện hàng ngày

‘va phải đáp ứng ngay cả đối với các tinh huống đặc biệt.

Các biện pháp giảm cơ hội

9, Giảm co hội phạmội thì không loại trừ được hoàn toàn tội phạm Nhiềucuộc nghiên cứu đã chứng minh là giảm cơ hội phạm tội thì có tác dụng làm tỉlệ tội phạm giảm đi chứ không lo bỏ hẳn tội phạm.

10 Giảm cơ hội phạm tội một cách tập trung thì có thể tạo ra hiệu ứng dây

chuyển giảm mạnh ti lệ tội phạm Cụ thé là các biện pháp phòng ngừa ở địa

phương này có hiệu quả thì cũng ảnh hưởng, làm giảm mạnh tội phạm ở địaphương lân cận khác Điều này có nghĩa là các biện pháp phòng ngừa ở địaphương này đã làm cho người phạm tội ở địa phương lân cận phải e ngại khôngdám thực hiện tội phạm như trước hoặc dừng lại không thực hiện tội phạm nữa.

Trên cơ sở thuyết cơ hội phạm tội, các nhà tội phạm học đã xây dựng các kĩ thuật phòng ngừa tội phạm Người đầu tiên đưa ra các kĩ thuật phòng ngừa tội phạm là nhà tội phạm học Clarke (năm 1993) Ông đã đưa ra 12 kĩ thuật phòng,

ngừa nhằm đối phó với tình hình tội phạm đường phố và tội cướp Sau đó, vào.

năm 1997, Clarke và Holme đã sửa đổi 12 kĩ thuật này thành 16 kĩ thuật nhằm.

đối phó với một số tội phạm khác nữa như tội phạm trong lĩnh vực giao thông,

tội phạm lạm dụng tình dục, trốn thuế, trộm cắp tải sản Đến năm 2003, Cornish và Clarke đã mở rộng tổng số các kĩ thuật phòng ngừa tội phạm lên thành 25 kĩ thuật, bao gdm cả những kĩ thuật giảm sự khiêu khích phạm tội."

2) Thuyết sự lựa chọn day lí (Rational Choice Theory

là RCI)

lắng Anh viết tắt “Thuyết sự lựa chọn duy li có vị trí rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm `, “Thuyết sự lựa chọn duy lí" được hình thành dựa trên sự kết hợp tư

tưởng của nhà sáng lập ra trường phái tội phạm học cỗ điển Cesare Beccaria* Để biết thêm về các kĩ thuật phòng ngừa tội phạm, bạn đọc có thé xem sich “Tội phạm học

đương đại", NXB chính trì quốc gia, HN năm 2013,

Ô Xem bồi ging tực tuyển ve “THỤỚ sự fer chọm chy ÍP tên tang Web MP

wow timeredvtion govulletmingznn

3

Trang 6

(với luận điểm cho rằng nguyên nhân của tội phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn

của cá nhân người phạm tội) và "thuyết vị lợi” của Jeremy Bentham.

Một thời kì dai, trường phái tội phạm học cổ dién bị lấn at bởi tội phạm học thực chứng và trường phái Chicago Cho đến thập niên 70, thuyết sự lựa chọn

duy lí đã được phát triển trở lại bởi James.Q Wilson, Gary Becker, George Stigler” Đến năm 1986, thuyết sự lựa chọn duy lí tiếp tục được phát triển bởi

Comish và Clarke.

“Thuyét sự lựa chon duy lí" cho ring người phạm tội cũng như những.

người bình thường khác đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện hành vi của minh, Họ suy nghĩ xem có lợi hay không có lợi trước khi quyếtđịnh thực hiện hành vi phạm tội và suy nghĩ vấn đề này trong các thuật ngữkinh tế Khi có cơ hội phạm tội, người phạm tội thường phân tích, cân nhắc họ. hiện tội phạm, nếu thấy có lợi họ mới phạm tội và lợi ích của việc phạm tội thì lớn hơn lợi ích của việc không thực hiện tội phạm Phần lớnđược gì khi thục

tội phạm được thực hiện bởi lí do người phạm tội suy nghĩ rằng họ có thể

không bj bắt và ho sẽ được hưởng lợi một cách xứng đáng sau khi phạm tí 'Nội dung của thuyết này gồm những luận điểm cơ bản sau”:

1 Bản chất hành vi của con người là xử sự có lí trí;

2 Tính có lí của hành vi liên quan dựa trên sự tính toán của cá nhân conngười;

3 Mọi người tự do lựa chọn tắt cả các hành vi của họ bao gồm cả hành vi

hợp pháp và cả hành vi lệch lạc trên cơ sở sự tính toán hợp lí của ho;

.4 Yếu tố tập trung của sự tính toán có liên quan đến sự phân tích mức độ có

> Xen Gary Becker, “Crime andjpmislmtenf" In Jooral of Polite Econony, Vol 6), March: Asi 1968,

{© 196.217 và Xem George StiglrTM Phe optimum enforcement of avs”, ol 783) Nay-lưe 1970, 326-536.

* Xen tang Web btp/foineptevenlonrưgerssdulogieUSCP®/20Netyyđheo2.

“Xem bãi giảng trực tuydn v8 “thuyEt ự lựa chọa dy IF tên mang Web hp?

rv erimereduction gov ubleangzon

LÊ Xem trang Web htp./www.unsledu-keel200fatchocumlhobe xem cức cing tinh nghiên cứu củ: các

tắc ii Marcas Fe, Crime and Breryday Life Insight and Implications fr Sct, Pine Farge Pes, 1994;

Allen Lis, Perspectives ov Deviane, 2nd el Prentice Hal, 1987; Lary Sigel, Criminology, hed, West

publishing, 1993

4

Trang 7

lợi (bao gồm cả vấn dé có lợi va bat lợi);

5 Sự lựa chọn của cá nhân với tất cả các điều kiện ngang bằng khác nhau sẽ: trực tiếp hướng tới lợi ích cho cá nhân ở mức tối đa;

6 Sự lựa chọn hành vi của cá nhân có thể được kiểm soát thông qua việc

nhận thức và hiểu biết về nội dung trimg trị của hình phạt sẽ được áp dụng đối

với hành vi phạm tội;

7 Nhà nước sẽ làm nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội và các lợi ích của cộng,

đồng thông qua hệ thống pháp luật (hệ thống này phải đảm bảo kết hợp hài hoà.

lợi ích của cộng đồng và lợi ích cá nhân);

8 Tính kịp thời, nghiêm khắc và đút khoát của hình phạt là chia khoá cho éu biết về khả năng, hiệu lực của pháp luật đối với việc kiểm soát hành vi

của con người, Bởi vì mọi người sẽ không thực hiện hành vi lệch lạc hoặc tội

phạm nếu ho biết sợ pháp luật và hình phạt Điều này có nghĩa là hình phạt có.

vai trò quan trọng trong phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

"Thuyết này cho rằng để phòng ngừa tội phạm cần tăng cường khả năng rủi ro đối với việc thực hiện tội phạm thông qua việc tăng cường tuẫn tra, giám sát,

nâng cao vai trò, hiệu lực của lực lượng cảnh sát và bảo vệ, tăng cường ánh.

sáng đường phố, củng cố hiệu lực của hình phạt

3) Thuyết hành vi hàng ngày hay còn gọi là Thuyết hành vi thói quen (Routine activity theory - tiếng Anh viết tắt là RAT)

“Thuyết hành vi hàng ngày” là một trong những thuyết chủ đạo của tội phạm học môi trường' (Tội phạm học môi trường là một nhánh của tội phạm.

học thực chứng, nó sử dụng các biện pháp khoa học để kiểm tra các nguyên nhân xã hội của tội phạm trong đó có nhắn mạnh đến yếu tố môi trường)” Tội

phạm học môi trường cho rằng một tội phạm xảy ra khi hội tụ đủ 4 yếu tố:

1) Luật pháp (Lane);

‘xem Bndnghun, Pd Đanlnghan, P1.(1991) Bnommeddf Criminology Prospect Height TÚ

ayeland Pes Retvieved fon'tenwihipeia.orwikilvowmena ering)"

® pba on cỡ bề em Chong X- Ti post học mol Cuong ve dye im thông hd

$

Trang 8

2) Người phạm tội (Criminalojfendor);3) Mục tiêu nạn nhân (Target/victim);

4) Địa điểm (Location).

“Thuyết hành vi hàng ngày” được phát triển bởi hai nhà tội phạm học

Lawrence Cohen và Marcurs Felson Hai học giả này đã mắt nhiều năm nghiên.

cứu các thuyết phòng ngừa tội phạm” Thuyết này cho rằng các nguyên nhân xã.

hội làm phát sinh tội phạm như đói nghèo, bat bình đẳng xã hội và nạn that nghiệp chỉ đóng vai trò tương đối Ví dụ, sau khi chiến tranh thế giới II, nền

kinh té của các nước phương Tây đã bùng nỗ, rat phát triển và phúc lợi của các

nước nay đã được mở rộng Tuy nhiên, tội phạm đã tăng đáng kẻ trong thời gian này Theo Felson và Cohen, lý do dẫn đến sự gia tăng tội phạm là sự thịnh vượng của xã hội đương thời cung cấp nhiều cơ hội cho tội phạm xảy ra cũng,

như có nhiều cơ hội hơn nữa để phạm tội Thuyết hành vi hàng ngày được 4p cdụng để giải thích nguyên nhân phát sinh tội phạm cũng như đề xuất biện pháp phòng ngừa tội phạm rất hiệu quả đối với một số nhóm tội phạm như: các tội

xâm phạm sở hữu, tội phạm công nghệ cao, tội phạm tình dục; bên cạnh đó

thuyết này cũng giải thích rõ quá trình nạn nhân hoá đối với một số tội cố ý

cũng như biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.

Thuyết này cho rằng đối với một tội phạm cố ý, khi tội phạm xảy ra phải hội tụ đủ 3 yếu tố sau tại cùng một thời gian, một địa điểm:

+ Mục tiêu mà người phạm tội hướng tới là sẵn có;

+ Thiếu sự bảo vệ phù hợp cho việc ngăn chặn tội phạm xảy ra;

“+ Khả năng và động cơ phạm tội là sẵn sing.

Ê Xem hip cimeredoction homeofice govakfeuningzonefat hm hoc cổ thé xem Clarke, RLV and

Bek, J 200) Becoming a Problem-Solving Crime Ana, II Dando Instat of Crime Science, LondonUniversity Colege London

ge xen hplvenejdiuelae.tk/pubieafensiuber_puBliewiene5Sdeps; Hoặc Xem Clatke, RV aM,

Felson (Eds) (1993) Routine dene and Rational Choe Advanexs in Criinolgiel Theory, Vai 5 New

‘Brunswick, NJ Trmsaction Books; Hoge xem Coben, LE and M, Feloa(1979), Socal change and rine

rate rods a rotine activity approach American Sociological Review, Vol 4, ages5B8 408, Hoặc xem,

Felson, M, (1997) Tecnology: business, andere Felson, M and RLV Cla, Business and Crime

Prevettion, Monsey, NY: Criminal Jusies Press; Hoge xem Felson, M (1998), Crime and Everday Lie,

‘Secon Edition Thousand Oaks, CA: Pine Forge Press

6

Trang 9

ROUTINE ACTIVITY THEORY

'* Mục tiéu phù hợp (suitable target): điều kiện đầu tiên dẫn đến tội phạm có thể xảy ra là mục tiêu mà người phạm tội hướng tới là sẵn có Có 3 loại mục.

tiêu chính: 1) Con người; 2) Vật thể; 3) Địa điểm Có khá nhiều loại mục tiêu.

xung quanh chúng ta nhưng không phải tất cả những mục tiêu đó đều phù hợp Có 2 từ viết tắt (viết tắt chữ cái đầu tiên) sau đây thường được sử dụng để mô.

tả mục tiêu phủ hợp:

+ VIVA (value, inertia, visbility, access) tạm dich là: có giá trị, tính không,

có tác dụng, khả năng thấy trước, cơ hội)

+ CRAVED (concealable, removable, available, valuable, enjoyable,

disposable) tạm dich là: khả năng giấu giém, có thé di chuyển, sẵn có, có gid trị, húng thú, lợi ích côn lại.

Tuy nhiên, “mục tiêu phủ hợp” sẽ là vô nghĩa, tội phạm sẽ không thể xây ra

nếu có sự giám sát chặt chẽ Tội phạm sẽ chỉ xảy ra nếu thiếu vắng sự bảo ve

và người phạm tội lại có mặt đúng lúc đó.

* Thiểu vắng sự bảo vệ: Điều kiện thứ hai dẫn đến tội phạm có thể xảy ra là thiểu vắng sự giám sát, bảo vệ, quản lí chặt chẽ Sau đây là một vai ví dụ về sự giám sát hữu hiệu: đội tuần tra của cảnh sát, nhân viên an ninh, giám sắt của.

7

Trang 10

hàng xóm, nhân viên gác cổng, bạn bè, nhân viên có tỉnh thần cảnh giác cao.

trong công ty, hệ thống camera Tuy nhiên, vai trò của sự bảo i có giá trị tương đối Ví dụ: nhân viên cảnh sát thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc hệ thống camera được lắp đặt không đúng vị tri, không đúng qui cách thì tội phạm vẫn có thé xdy ra,

* Người phạm tội: Khi mục tiêu mà người phạm tội hướng tới là sẵn có,

đồng thời, thiếu sự bảo vệ phù hợp thì đây chính là cơ hội cho tội phạm được thực hiện Như vậy, yếu tố cuối cùng dẫn đến tội phạm có thể xảy ra là khi người phạm tội có mặt đúng lúc, khi ma hội tủ đủ hai yếu tổ trên - mục tiêu phù hợp, thiếu sự bảo vệ.

“Thuyết hành vi hàng ngày đã giới thiệu một công cụ dé phân tích vấn để tội

phạm thường được gọi là “tam giác tôi pham” (Crime triangle), thuật ngữ này

còn được gọi là phân tích vấn đề tam giác tội phạm (tiếng Anh viết tắt PAT) Tam giác tội phạm nói về mối quan hệ giữa mục tiêu/nạn nhân, địa điểm và thiếu sự bảo vệ phù hợp Nếu có sai sót nào đó từ nhân tố bảo vệ (ví dụ sự lo là, mat cảnh giác của người quản lí tài sản hoặc người bảo vệ) thì tội phạm có thể xây ra, Do vậy, đới thuyết này, để ngăn ngừa tội phạm hiệu quả thì không được để xây ra tinh trạng giám sát, bảo vệ, quản lí lỏng lẻo hoặc lơ là, thiếu trách nhiệm.

Mô hình tam giác tội phạm

Trang 11

4) Thuyết cửu sé bị vỡ (The broken windows theory)!

“Thuyét cửa sổ bj vỡ" do hai nhà tội phạm học người Mỹ James Q Willson và.

George Kelling đưa ra trong bài báo với tiêu đề “Những chiếc cửa sổ bị

vỡ"(Broken Windows) đăng trên tạp chi The Adlantic Monthly, vào tháng,

3/1982 Lí thuyết này đã được sở cảnh sát NewYork sử dụng làm cơ sở để giảm tỉ lệ tội phạm rất hiệu quả tại thành phố nay’

Hai ông cho rằng tội phạm là hậu quả tit yếu của sự mắt trật tự, vô tổ chức trong xã hội “Thuyết của số bị vor" cho rằng việc duy trì và giám sắt môi trường đô thị trong điều kiện trật tự tốt sẽ ngăn ngừa sự phá hoại cũng như gia

tăng tội phạm nghiêm trọng hơn Nếu một chỉ i phá hỏng, vỡ vụn mà

cứ dé vậy không sửa chữa thì những người di ngang qua sẽ cho rằng, án đókhông có người quản lí, không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước

hiện tượng đó Rồi thời gian sau, nhiều cánh cửa số khác cũng sẽ bị đập vỡ, din dần, ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn không được kiểm soát sẽ lan rộng, truyền tải đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra Cũng theo hai ông, trong một thành phố, những vấn đề tương đối nhỏ như: hành vi sơn vẽ bin lên tường, gây mắt trật tự công cộng và nạn ăn xin đều là những chuyện tương tự như những cánh cửa số bị vỡ, nếu không được ngăn ngừa kịp thời thi sẽ ngày cảng lan rộng hơn Hai

‘Thy, tước kira đời huyết của sổ bj vỡ, ah tm lý học người MP - Pili Gaorge Zimbardo (08.18 ea

trường đại bọc Stanford) đã thng nghiên cía về ội dang này Vo năm 196, ng đã tiến hành một cuộc hie

nghiện: ly ai chắcxeö tổ cũng mẫu mã, iễu dng đạt ö ha khu phổ khác nha Tong đồ cộ một chiếc đặt

tại khu tg lop rung lưu sinh sng - Palo Alo, chiếc xe khác bổ nhấn hig, mở mai xe đặt khu phổ TheBrow (ku có nhu người có tu nhập tấp sin sng) hú lộn ộn, phức tạp về ran Kết quả là chiếc xe đặttại khu Palo Alt, qua mgt tan vẫn khôn xy ra vẫn độ, tong Hi cide xo mổ nu ạ khu The Bronx sâuVải ng đi bị mắt cập Philip George Zinhard it làm vữ kính củ chide xe 616 đặ ti khu phố Palo Alto,

‘Et qu là chỉ su một và gi, ciế xe đó cũng không cò nữa Từ đỏ ông dĩ đến ết lận, sự Việc tê củ thể

xây m6 bit kí hành phổ nto và s My lan aban hông nu ii ự gins, quan tim của cộng dng, củachính quyên hơi xây ra sự vite

2 Xen bai vất “Broken Windows" tử địa chỉ bupshwww manhatan-insttut ogjpÄ7 sale monthly

broken windows pd,

hoje xem James Q Wilton and Goorg L Kelling “BROKEN WINDOWS: The police end neighborhood

se” (PDE), Retived 2007-09-03 (HTML version)

* Xem “Broten windows theory” đị ch Mipen wikipedia org/wikiroken_ windows they

9

Trang 12

ông cho rằng dé giải quyết được nạn tội phạm trong thành phó, trước hét, hay bắt đầu giải quyết từ những chuyện nhỏ Hai ông cho rằng, dù là người ăn may

hay là tên cướp giật, dù là chớp thời cơ phạm tội khi có cơ hội hay là phạm tội

có tính chất chuyên nghiệp, những người này luôn tin tưởng chúng có thể giảm thiểu nguy cơ bị bắt giữ, hay nhận đạng nếu việc thực hiện hành vi của mình trên đường phố không bị ngăn cản, nạn nhân sợ hãi người phạm tội, người xung,

quanh thì thờ ơ với nạn nhân cũng như tội phạm đang xảy ra “Có một người

làm vỡ kính cửa sổ Khi mà cánh cửa này chưa kịp sửa, người khác có lẽ ngầm hiểu rằng hành động này được dung túng nên lại di đập vỡ nhiều của kính

người ta căm giác bắt an Khi mọi người có thái độ bằng quan thi tội phạm sẽ

khác Cũng có t Š nói rằng: những chiếc kính cửa số bị vỡ này sẽ dem phát triển và sinh sôi nay nở.” Và như vậy thì tội phạm sẽ càng lộng hành,

tăng nhanh chóng Lý thuyết này cho rằng các hành vi trái đạo đức và trái pháp.

Mật tílây lan — cũng tương tự như sự lây lan của một xu hướng thời trang,

vay — sự việc có thé chỉ bắt đầu từ một chiếc cửa số vỡ nhưng sau đó sẽ lan tran ra khắp cả cộng đồng “Thuyết cửa sé bị vỡ” đã phân tích, chỉ rõ tâm lí tồn tại trong cộng đồng dân cu:

~ Tâm lý chán nản: Vật bị hỏng không ai sửa, đề chung không ai quản -“cha chung không ai khóc”, nhiều người có thái độ thiếu trách nhiệm với xã

- Tâm lý bài cũ (bỏ cũ): Vật đã bị phá hoại, không có ai quản lý thì mặc.kệ nó,

~ Tâm lý đầu cơ: Đầu cơ là một trong những thói xấu đã ăn sâu vào con người, nhất là khi thấy có cơ hội có thé thu lợi hoặc là lúc người đầu cơ nhận thấy có được giá hời, người ta sẽ sẵn sàng lao vào.

‘Wilson và Kerin khi đưa ra hiệu ứng của thuyết cửa số bị vỡ cũng đã đưa ra phương pháp giải quyết Hai ông chỉ ra tiền đề tất yếu của nó, đó chính là “cửa số bị vỡ” sẽ bị lan rộng hoặc hậu quả nghiêm trọng hơn nếu không khắc phục.* Xem bài viết "Broken Windows” tại địa chỉ hap/irvwomanhsta-indiateorgipd mlandic monthly

10

Trang 13

ing có thể nói rằng chỉ cẦn không kịp thời khắc phục hậu Quê xâu th lý thuyết côn số bì 4 ủng hghiện ngày,

Muốn ngăn chặn hiệu ứng cửa số bị vỡ, vấn đề mau chết là chúng ta nắm chắc đến mức nào vai trò cảnh báo của cơ quan có thắm quyển trong cộng đồng dãcư, sự giám sát chặt chẽ, xử lí kịp thời, nghiêm minh của cơ quan có thẩm.

quyền; phát huy tính hợp tác, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng dân cư Ung dung của thuyết của sổ bị vỡ trong việc phòng ngừa tội phạm tai thành phố NewYork

William Brattain được bo nhiệm làm Giám đốc Sở cảnh sát New York Khoảng những năm 1980 và đầu 1990, New York là thành phố mn loạn Khi đó, tội phạm hoành hành khắp nơi, từ các đường phi các nhà ga, bến tau, công,

viên Những vụ buôn bán ma túy, những vụ thanh toán của các băng ding xã

hội đen điễn ra thường xuyên khiến đa

buổi tối vì sợ tội phạm và lo cho sự an toàn của bản thân Bộ phận cảnh sát làm.

việc ở Brooklyn thừa nhận rằng, vào thời điểm đó, khi trời vừa tắt nắng là máy.

dan chúng không dám ra đường vào

bộ đàm của họ liên tục réo lên những đoạn trao đổi báo cáo giữa cảnh sát tuần

tra với nhân viên trực tổng đài về đủ loại tội phạm xảy ra, nhất là tội phạm bạo lực William Brattain là người rất tin tưởng lí thuyết cửa sổ bị vỡ Để giải quyết vấn nạn tội phạm dang de dog an ninh, trật tự của thành phế, ông không, đề ra các chiến dịch chống tội phạm ồn ào Ông cho rằng, để giảm tỉ lệ tội phạm, cần bắt đầu từ những việc nhỏ, công việc cụ thể, thiết thực Š giải

quyết tội phạm ở thành phố này, trước hết cần lập lại trật tự tại nhà ga xe lửa -huyết mạch giao thông thành phố, nơi chiếm đến 97% giao thông đi lại của người dân Trước hết, toa xe phải sạch sẽ, nha ga, bến bãi cũng phải sạch sẽ. Mọi chỗ hỏng hóc tại khu vực nhà ga đều được sửa chữa, khắc phục Bến bãi sạch sẽ rồi, lối đi lại cũng phải gon gàng, tiếp đến đường phố cũng phải sạch.

Mọi hoạt động tại nhà ga đều được sắp xếp, tổ chức lại rat có qui củ, rất có trật tự Bên cạnh đỏ, việc xa rác, vẽ bay lên tường, trốn vé bị xử lí rất nghiêm Ngoài lực lượng cảnh sát mặc quân phục, nhiều cảnh sát mặc thường phục xuất

"

Trang 14

hiện tại nhà ga để xử lí kip thời vi phạm cũng như tội phạm Người dân thấy mọi thứ rất sạch sẽ, lại có sự giám sát chặt chẽ nên họ cũng buộc phải thay đôi, từ ý thức đến hành vi của họ tại khu vực đó cải thiện hẳn Sau đó phố xá khu.

vực chung quanh cũng phải sạch, người ân ngày cảng có ý thức hơn Sau khỉ

làm tốt từ khu vực nha ga của thành phổ, lực lượng cảnh sát dần dan triển khai rộng ra khắp thành phố New York, Cuối cùng, New York đã thay đổi về diện

mạo, trớ nên đẹp hơn, sạch hơn và cũng an toàn hơn Từ đó về sau, tỉ lệ tội

phạm ở thành phố New York bắt ngờ giảm xuống nhanh chóng Hiện nay New

‘York là một trong những thành phố tiêu biểu nhất về quản lý an ninh, trật tự

trên toàn nước Mỹ.

Trang 15

KHÁI NIỆM, PHAN LOẠI VÀ CÁC NGUYÊN TAC CUA PHÒNG NGỪA TOI PHAM

ThS Nguyễn Việt Khánh Hòa

Trường ĐH luật Hà Nội

Tội phạm học là ngành khoa học liên ngành, thực nghiệm, nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhài

mục đích phòng ngừa tội phạm” Chính vì vậy, phòng ngừa tội phạm là đối

tượng nghiên cứu quan trọng của tội phạm học Việc phát hiện quy luật phát

sinh, tổn tại và vận động của tội phạm cũng chính là dé tim ra các biện pháp.

phòng ngừa tội phạm Như vậy, mục đích quan trọng của tội phạm học là xây

dựng hệ thống các biện pháp phòng ngừa rộng lớn, nhằm kim chế sự gia tăng của tội phạm, hạn chế mite độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra’ trong đời sống xã hội.

ìm phòng ngừa tội phạm

Cách đây hơn 100 năm, C Mác đã từng khẳng định: Người làm luật thông thái cần phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi phải trừng phạt

chúng”, Õ nước ta, hiện nay, phòng ngừa tội phạm là van đề lý luận quan trọng.

của tội phạm học Đây là một khái niệm được sử dụng trong hầu hết các công,

trình nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam

Phong ngừa tội phạm tức là không để cho tội phạm xảy ra và gây nên

những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không dé cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu các hình phạt khắc nghiệt của pháp luật Và nếu tội phạm có.

xảy ra thì phải kịp thời phát hiện, xử lý dé đảm bảo cho tội pham không thểtránh khỏi hình phạt, giáo duc và cải tạo người phạm tội trở thành những công.

“ân có ich cho xã hội”

2 Giáo tình Tội phạm học, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND năm 2012, te L7 3 Giáo tình Tội pham học, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2012, tr 190

“Toi phạm học hiện đại và phòng nga tội phạm, PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, NXB CAND.

2001, trl91

` Tội phạm ở Việt Nam thực trang, nguyên nhân và giải pháp, NXB CAND 1994, tr.179

1B

Trang 16

Phong ngừa tội phạm là làm suy yếu những yéu tổ thúc đây hay thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm và tăng cường các yêu tổ đối kháng với tội phạm”.

Phong ngừa tội phạm là tổng thé

ấn hành nhằm mục đích loại trừ tội phạm ra khỏi đời

ác biện pháp do các cơ quan nhà

nước, các tổ chức xã h

động lẫn nhau, được tiễn hành bởi các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế, loại trừ những nguyên nhân sinh ra tội phạm”

"Phòng ngừa tình hình tội phạm là việc áp dung một cách tổng thé các

biện pháp kinh tế, chính trị, tw tưởng pháp luật do các cơ quan, các tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện phạm tội; không dé cho tội phạm xảy ra, lam giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình hình tội phạm ra khỏi đời

sống xã hội”

“Trước hết, xét về mặt thuật ngữ phỏng ngừa là phòng không cho điều bắt

lợi, tác hại xảy ra trong đỏ phòng là tìm cách ngăn ngừa, đối phó với diéu

không hay có thể xây ra, gây tác hại cho mình” Vì vậy, phòng ngừa tôi phạm, xết về mặt thuật ngữ được hiểu là hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra.

"Phòng ngừa tội phạm là những hoạt động của các chủ thể nhằm hạn ché, loạitrừ nguyên nhân của tội phạm từ đó ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra, tiền

tới loại trừ tội phạm" Đây cũng là định nghĩa được tác giả kế thừa và phát triển trong giáo trình Tội phạm học: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tinh chủ động và tổng hợp của Nhà nước của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tổ tạo thành nguyên nhân etia

Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện dai, Canueda, Người dịch: PTS Nguyễn Xuân ‘Ye, PTS Hồ Trọng Ngũ, NB CAND năm 1901, 150

` Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, NXB CAND

Gito sinh Tội phạm học, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND năm 2006, tr 210 Š Đại tr điền tếng Việ, Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội, 199, ứ T359 `9 Tội phạm và cầu thành tội phạm, GS TS "Ngyễn Ngọc Hòa Nxb i php 253

Trang 17

tội phạm hoặc làm cho các thành tổ này không phát huy được tác dụng dé loại.

trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ral!

"Như vậy, trải qua quá trình lịch sử, khái niệm “phòng ngừa tội phạm”

được được tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định phòng ngừa tội phạm bao gồm các đặc điểm.

nhữ sau:

Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm là hoạt động mang tính chủ động vì phòng ngừa là ngăn ngừa, đối phó với cái chưa xảy ra!” Các biện pháp phòng.

ngừa được xây dựng trước khi hành vi phạm tội được thực hiện, từ đó hạn chế, làm giảm thiểu hậu quả do hành vi phạm tội gây ra Thậm chi, trong giai đoạn.

chuẩn bị phạm tội, khi đối tượng đã tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện

thì các biện pháp phòng ngừa cũng có khả năng làm mat di cơ hội dé thực hiện

giai đoạn tiếp theo của tội phạm.

Thứ hai, hoạt động phòng ngừa tội phạm phải được tiến hành bởi mọi cơ.

quan, tổ chức (chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp ) và cá nhân

trong xã hội Trong đó, chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa là các cơ quannhà nước (các cơ quan trong hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp) Hay nóicách khác, phòng ngừa tội phạm là trách nhiệm của cộng đồng.

Thứ ba, phòng ngừa tội phạm phải được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên và có hiệu quả Đó là việc áp dụng một cách tổng thé các biện.

pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật do các chủ thể phòng ngừa tiến hành nhằm ngăn ngừa, hạn chế tội phạm xảy ra trong đời sống xã hội

Thứ bon, phòng ngừa tội phạm phải được tiến hành bằng hai

song, hỗ trợ nhau đó là yêu tố cưỡng bức và thuyết phục Yếu tố cưỡng bức là

ố song việc bắt buộc phải tuân thủ các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyền, bởi vì khi cá nhân không tự giác hay có hành vi phạm tội, cơ quan.

nhà nước với vai trò là chủ thé phòng ngừa tội phạm được Nhà nước trao quyền

để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Yếu tổ thuyết phục là yếu tố đảm.

1! Giáo trình Tội phạm học, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND 2012, tú 190 "a đếnng 1c Ngyễn Như Y, Nab Văn ha Thông Hà NB, 199, 1099

Trang 18

bảo trên cơ sở tự giác của cá nhân, tỗ chức, tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trước khi bị hành vi phạm tội xâm hại Điều này cũng thể hiện

rõ nét vai trò chủ thể phòng ngừa tội phạm của cá nhân, các tổ chức khác ngoài

cơ quan nhà nước.

Thứ năm, việc xây dựng chương trình, biện pháp phòng ngừa tội phạm.

phải được thực hiện trên cơ sở các đặc điểm tâm lý, xã hội diều kiện địa lý, kinh tế và truyền thống, văn hóa của từng địa phương Vì rõ rằng, bên cạnh sự:

khác biệt về địa lý, kinh tế - xã hé ?háp luật chung, thống nhất còn tồn tại những quy tắc nhất định được chính quyền địa

„ mỗi vùng miễn khác nhau ngc

phương ban hành Đó là những quy tắc văn hóa, nhằm duy trì và đảm bảo

truyền thống, sự phát triển văn minh của địa phương Bên cạnh đó, phòng ngừa tội phạm cũng góp phần tạo cơ sở quan trọng để loại bỏ những hủ tục lạc hậu,

không phù hợp với quy chuẩn xã hội, quy định của pháp luật.

Thứ sáu, chương trình phòng ngừa tội phạm phải mang tính kế hoạch,thường xuyên, có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đảm bảo sự thống nhất từ

TW đến địa phương Để hoạt động phòng ngừa phạm có hiệu quả, cẩn thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục, dưới sự thống nhất của Đảng và Nhà.

nước bên cạnh những biện pháp phòng ngờa riêng, đặc thù của từng địa

Thứ bảy, mục đích cơ ban của phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa, hạn

chế tội phạm xây ra Bên cạnh đó, phòng ngừa tội phạm cũng có mục đích làm giảm thiểu tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vì phạm tội

Nhu vậy, phòng ngừa tội phạm là một trong những nội dung quan trong,của tội phạm học Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên

nhiều cơ sở khác nhau, cùng hướng tới mục đích phát triển bền vững của xã.

Phân loại ede biện pháp phòng ngừa tội phạm:

16

Trang 19

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các biện pháp phòng ngừa tội

2.1 Theo tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm)”:

Phong ngừa tội phạm có 2 nhóm là các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản.

~ gián tiếp (phòng ngừa chung) tác động đến kinh tế, xã hội (tăng cường việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, siết chặt quản lý hành chính, văn hóa, xã hội ) và các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cắp - trực tiếp (phòng.

ngừa riêng) đối với nhóm, loại tội phạm cy thể, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định

2.2 Theo nội dung tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm ^

có thể chia thành các biện pháp thuộc về kinh tế - xã hội, các biện pháp thuộc về văn bỏa, giáo dục, các biện ma os lý và các biện pháp.

thuộc về pháp luật rang nọ

2.3 Theo phạm vi tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm dựa

trên lãnh thổ tác động có thé chia thành các biện pháp phòng ngừa chung áp.

dụng trong phạm vi cả nước, các biện pháp phòng ngừa khu vực (theo đơn vị

hành chính lãnh thổ) Đây là những biện pháp chỉ có hiệu quả khi xác định được đầy đủ các đặc điểm riêng của tội phạm ở khu vực địa lý nhất định Mỗi

địa phương tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá mà có.

những đặc điểm khác nhau vẻ nguyên nhân của tội phạm, diễn biến của từng loại tội phạm cụ thể, cũng như khả năng thục tế của việc áp dụng các biện pháp.

phòng ngừa tội chung và phòng ngừa riêng biệt Ví dụ: Tại các vùng sâu ving

xa, kinh tế kém phát triển, trình độ văn hóa thấp, người dân không biết chữ, thậm chí không nói được tiếng Kinh Vì vậy, hiểu biết pháp luật hạn chế, nhiều.

trường hợp thực hiện tội phạm mà không biết Do vậy trong các khu vực này,

biện pháp phòng ngừa hiệu quả được áp dụng ở đây phải là biện pháp giáo dục

bên cạnh đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế Các biện pháp này cũng được

‘4p dụng tại các khu vực thành thị phát triển, tuy nhiên, đó không phải là những, ` Giáo tình Tội phạm họ, Trường đạ học Luật Hà Nội, NXB CAND 2012, 193

ˆ* Giáo trình Tội phạm học, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND 2012, 194

1

Trang 20

tôi phạm riêng, thì

biện pháp quan trọng cần được quan tâm đó là sự quản lý trật tự công cộng trọng điểm Tại các khu vực đô thị với cơ cấu, diễn biến c¡

cũng như quản lý hành chính Ngoài ra, còn có các biện pháp phòng ngừa theo

các lĩnh vực, ngành nhất định.

2.4 Theo vai trò chính của chủ thé tién hành các biện pháp phòng ngừa tội phạm: các biện pháp phòng ngừa tội phạm được tiến hành bởi Nhà nước (co

quan nhà nước) hay tổ chức, cá nhân.

2.5, Theo sự phát triển của hoạt động phòng ngừa có mục đích: Các biện

"pháp thực hiện trong giai đoạn phòng ngita sim, ở giai đoạn của các vi phạm_pháp luật trước khi phạm tội và của việc tạo ra các điều kiện phạm tội, khi có

xác suất cao về việc thực hiện tội phạm; các biện pháp ngăn chặn các tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị và phạm tội chưa dat, các biện pháp phòng ngừa tái phạm"

IIL Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống phòng ngừa.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống phòng ngừa tội phạm là

những quan điểm, phương châm xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và phòng ngừa tội phạm Tắt cả những biện pháp phòng ngừa dù ở phạm vi nào, với tinh chất và mức độ như thé nào cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung.

Có 6 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống phòng ngừa tội

3.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chit nghĩa:

‘Theo đó, phòng ngừa tội phạm là hoạt động xã hội mà mức độ này hay

mức độ khác, mang tính quyền lực nhà nước Hoạt động nảy nhằm thực hiện

nhiệm vụ chung mà xã hội và nhà nước đã đặt ra nhằm đảm bảo lợi ích chung, của toàn xã hội Vì vậy, việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm phải

'5 Giáo trình Tội phạm học, Đại học Hué, Trung tâm Pao tạo từ xa, NXB CAND 2008,

18

Trang 21

tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Phòng ngừa tội phạm phải trên cơ sở pháp

Tuật, phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhu vậy, nguyên tắc này đỏi hỏi mọi hoạt động phòng ngừa và các biện

pháp phòng ngừa phải tuân thủ đúng pháp luật, tức là phải đảm bảo tính hop

phạm đòi hỏi các chủ thể, nội dung phòng ngừa phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật.

hiển và hợp pháp Trong quá trình tiến hành phòng ngừa.

3.2, Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Nha nước ta từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định là nhà nước của dan, do dân và vì dân — day là một trong những đặc điểm nổi bật thé hiện bản.

chất xã hội của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Do đó, mọi hoạt động của cá

‘eo quan nhà nước — đại biểu của nhân dân đều phải đảm bảo tính dân chủ, vì nhân dân Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của hệ thống phòng ngừa tội phạm phải có sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân,không chi là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước mahoạt động phòng ngừa tội phạm phải được sự tham gia và ủng hộ của tổ chức.xã hội, xã hội nghề nghiệp, cá nhân công dân trong xã hội Mọi công dân đều.

có quyển phát huy sáng kiến, vai trò của mình tham gia vào việc tổ chức và

phòng ngừa đó, tăng cường chủ động, tích cực, sáng tạo của mọi chủ thể tham. gia hoạt động phòng ngừa, để tạo ra một hoạt động rộng lớn của cả xã hội, cộng.

Phòng ngừa tội phạm là việc áp dụng tổng thé các biện pháp nhằm ngăn ngừa tội phạm xảy ra trong xã hội Do đó, hoạt động này phải được tiến hànhMặt khác,không một cơ quan, tổ chức nào có khả năng độc lập tự giải quyết toàn bộ.

đồng bộ, có sự tham gia của mọi ting lớp, tổ chức trong xã hi

nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm Phòng ngừa tôi phạm là hoạt động chung của

toàn xã hội, của các cơ quan tổ chức và trách nhiệm của mọi công dân Đặc biệt

cần phát huy hoạt động phòng ngừa tại cơ sở, thông qua các tổ chức đại diện

của nhân dân.

3.3 Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

19

Trang 22

‘Nha nước ta dang phan đấu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền con người là trung tâm Mọi hoạt động của nhà nước, xã

hội đều phải hướng tới con người, vì lợi ích con người.

Phong ngừa tội phạm, xét về bản chất là hoạt động mang tính nhân dao,

vì con người, nó bảo vệ xã hội, bảo vệ quyền và loi ích chung của thành viên

trong xã hội ~ cá nhân con người tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm Bên cạnh

đó, ngăn ngừa tội phạm xảy ra cũng đồng nghĩa với việc không để các thành

viên trong xã hội phải gánh chịu hậu quả do hành vỉ phạm tội gây ra.tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa đòi ho

phải tôn trọng quyền con người, không hạ thấp danh dự con người mà nhằm.

khôi phục con người, hướng con người đặc biệt là người phạm tội theo hướngchung, hòa nhập với xã hội, phù hợp với lợi ích của xã hội Việc áp dụng cáchoạt động cưỡng bức trong phòng ngừa tội phạm phải đi đôi với thuyết phục,

phải có sự kết hợp hài hòa, đúng đối tượng, đúng thời điểm Cưỡng bức trong các trường hợp cần thiết, để con người trở về với cuộc sống lương thiện.

(cưỡng bức với tư cách tác động khôi phục con người khác biệt so với cưỡng,

bức mang tính hành hạ - cưỡng bức về thể xác), tiến tới xu hướng chung của khu vực và thé giới hiện nay đó là tăng cường biện pháp giáo dục, thuyết phục.

Nhu vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi, một mặt việc tổ chức và hoạt

động phòng ngừa tội phạm không xâm phạm quyền và lợi ich hợp pháp của.

Nha nước, xã hội và công dân, mặt khác tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội

phạm phải có hiệu quả Hiệu quả càng cao thì tính nhân đạo ngày càng đượcdam bảo,

3.4, Nguyên tắc khoa học và tiến bội

Phong ngừa tội phạm là hoạt động ngăn ngừa tội phạm, không cho tội

phạm xảy ra Xét về bản chất, phòng ngừa tội phạm nhằm hạn chế, vô hiệu hóa và tiến tới loại bỏ, biến đỗi những nguyên nhân gây ra tội phạm Vì vậy, việc tổ

chức và hoạt động phòng ngừa phải xuất phát từ các căn cứ khoa học Trên cơ:

sở nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, nhân thân.

20

Trang 23

người phạm tội từ đó đưa ra những dự báo về tội phạm trong tương lai Dựa

trên cơ sở đó để xây dựng và tổ chức hệ thống phòng ngừa phù hợp với từng.

phạm vi không gian và thời gian Theo đó, phòng ngừa tội phạm phải được xây

dựng trên cơ sở lý luận và kiểm chứng qua thực tiễn, đạt hiệu quả và phù hợp.

với xu thé của thé giới nói chung cũng như tiến trình phát triển của xã hội nói

Vigo tổ chức và hoạt động của hệ thống phòng ngừa tội phạm phải đảm bio sự tiến bộ, đồng bộ và khoa học để đảm bảo hiệu quả của hoạt động phòng

ngừa Nguyên tắc nay đối hỏi các biện pháp phòng ngừa được xây dựng trên cơ sở thành tựu của khoa học kỹ thuật, đó là ddi mới về công nghệ, áp dụng các.

thành tựu trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa Đánh giá hiệu quả.của các biện pháp phòng ngừa kịp thời, nhanh chóng bằng việc sử dụng các

phương tiện kỹ thuật tiên tiến, biện đại.

3.5, Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ hoạt động phòng ngừa giãa các chit thể phòng ngừa tội phạm.

Phòng ngừa tội phạm là một chỉnh thể bao gồm nhiều biện pháp khác. nhau, mỗi biện pháp có đặc điểm, tinh chất, mức độ, phạm vi và chủ thé riêng, Do vậy, với tư cách là một hệ thống mang tinh chất quôc gia và xã hội, phòng ngừa tội phạm chỉ có thé đạt hiệu quả nếu đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp khác nhau trong hệ thống đó Mặt khác, có những biện pháp phòng ngừa đồi hỏi sự tham gia của không chỉ một, một nhóm các chủ thể mà

cần có sự phối hợp liên ngành, liên lĩnh vực.

DE thực hiện nguyên tắc này, trước hết phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, của Nhà nước Việc xây dựng chương trình, kế hoạch phòng ngừa phải khoa học, đồng bộ, quy trình áp dụng thống nhất, tập trung Phòng,

ngừa phải mang tính hệ thống, có sự điều hành thống nhất và hợp tác chặt chẽ.

giữa nhà nước, xã hội và cá nhân Hình thức, nội dung và phạm vi của hoạt

động phòng ngừa cần phải được xác định thống nhất giữa các chủ thể, hoạt

động phòng ngừa Vĩ dụ: Phòng ngừa loại tội phạm nào, phạm v hoạt động

2L

Trang 24

phòng ngừa ~ gia đình, nhà trường, xã h đối tượng của hoạt động phòng,

theo đó, hoạt

động phòng ngừa phải đặt trong một cơ chế chung, có sự phối hợp chặt chẽ,

ngừa — người chưa thành niên, người đã thành niên, nam, nữ.

nhịp nhàng, có sự điều hành thống nhất của cơ quan quản lý chuyên trách (cơ quan nhà nước hay một tổ chức ), xác định thống nhất về hình thức, nội dung

và phạm vi hoạt động của phòng ngừa tội phạm.

3.6 Nguyên tắc cụ thé hóa của hoạt động phòng ngừa.

Nguyên tắc này trả lời cho 3 câu hồi: Phòng ngừa đối tượng nào? Ở đâu?

„ biện pháp

phòng ngừa cần xác định rõ phạm vi cụ thé về đối tượng, không gian và thời

Khi nào? Điều này có nghĩa là, khỉ xây dựng các chương trì

gian: phòng ngừa tội phạm nói chung hay nhóm, loại tội phạm nào; trong khu

vực, lĩnh vực, ngành nảo; hành vi nào cần phòng ngừa, địa điểm phòng ngừa, trong thời gian nào Bên cạnh đó, khi xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội

phạm cần phải 16 chức tong ứng với các quy luật và đặc diém của tình hình:

tội phạm và người phạm tội, các biện pháp phòng ngừa phải phù hợp với từng

lĩnh vực phòng ngừa, đối tượng và địa điểm phòng ngừa; việc phòng ngừa cá nhân phải được tiến hành trên cơ sở hiểu biết đây đủ về cá nhân!5 Việc xây dựng tinh cụ thé trong hoạt động phỏng ngừa sẽ là cơ sở để đảm bảo hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm cũng như khắc phục, hạn chế được những.nguyên nhân của tội phạm.

Tom lại, để đảm bảo mục đích của hoạt động phòng ngừa tội phạm trong,

thời gian tới, cần thiết phải xây dựng và phát bên vững lý luận về phòng,

ngừa tội phạm, có như vậy, trong thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm mới.khả thi, đạt hiệu quả cao

‘© Giáo tình Tội phạm học, Đại học Huế, Trung tâm Đảo tạo từ xa, NXB CAND 2008,

11.159, 160

2

Trang 25

PHÒNG NGUA TOI PHAM

TU GÓC DO CUA TOI PHAM HỌC SO SÁNH

TGSTS Lê Thi Son

Trường DH luật Hà Nội

Phong ngửa tội phạm là khái niệm ngày cảng có vị trí khoa học quantrọng và thu hút được sự quan tâm của các nhà tội phạm học ở phạm vi quốc.

gia và quốc tế bởi sự phát triển về nội dung và ý nghĩa của khái niệm này Thời điểm thu hút sự quan tâm và phát triển của khái niệm này cũng tring khớp với thời điểm phát triển mạnh mẽ của tội phạm học so sánh vào những năm chín mươi của thế kỷ hai mươi và thế kỷ hai mươi mốt Sự phát triển của tội phạm học so sánh phái chăng đã tác động đến sự phát triển nhận thức về phòng ngừa tội phạm Nghiên cứu khái niệm phòng ngừa tội phạm từ góc độ của tội phạm học so sánh có thể coi là nghiên cứu sự phát triển của khái

iệm phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1, Để hiểu rõ được nội dung của phòng ngừa tội phạm từ góc độ của phạm sơ sánh, trước tiên phải xuất phát từ khái niệm chung về phòng ngừa

tội phạm Với ý nghĩa là một nội dung cơ bản của tội phạm học, phòng ngừa

tội phạm được đề cập trong hu hết các công trình nghiên cứu về tội phạm học ở trong và ngoài nước Đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái

niệm phòng ngừa tội phạm được đưa ra Có những định nghĩa rất khái quát

về khái niệm phòng ngừa tội phạm, như: Phòng ngừa tội phạm là tổng thể

những nỗ lực của nhà nước và tư nhân có mục đích ngăn ngừa tội phạm ”

hoặc phòng ngừa tội phạm là tất cả các biện pháp nhằm làm hạn chế mức 46 và tính chất nghiêm trong của tội pham."* Bên cạnh đó lại có định nghĩa cụ thé hon và chỉ rõ hướng tác động của phòng ngừa tội phạm, như: “Phong ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của nhà nước, của.

xã hội và của mọi công dân hướng tới việc han chỗ, ngăn ngùa sự hình ` Xem: Bemd.Dieter Meier, Kriminologie, Verlag C.H.Beck Muenchen 2003, tr, 267 ˆ® Xem: Guenther Keiser, Kriminologie: in Lehrbuch, C.F Mueller Verlag 1996, 7,248,

23

Trang 26

thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các.

thành tổ này không phát huy được tác dung để loại trừ dẫn nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra "'“Từ góc độ khác, từ góc độ của kiểm.

soát xã hội, một cách định nghĩa khác È phòng ngừa tội phạm được đưa ra

như sau: Với phòng ngừa tội phạm được quan niệm là tat cả các hoạt động

của kiểm soát xã hội chính thức và kiểm soát xã hội không chính thức mà

hướng vào việc ngăn ngừa tội phạm va vi phạm pháp luật, trước khi chúng,

được thực hiện.”" Hoặc có quan niệm cụ thé hon, cho rằng: Phòng ngừa tội phạm tìm cách tác động đến xu hướng trở thành người phạm tội hoặc nạn nhân của tội phạm hoặc đến những rủi ro gây ra tội phạm từ thé chế, những,

lĩnh vực bị tội phạm gây thiệt hại hoặc có mức độ tội phạm cao thông qua

việc thay đổi những trạng thái, cơ hội và những cơ cấu xã hội theo hướng phù hợp với khuôn chuẩn xã hội.”" Như vậy, dù có được định nghĩa theo các cách khác nhau, thì nghĩa chung nhất của phòng ngừa tội phạm vẫn là tổng thể các biện pháp của nhà nước, các tổ chức và công dân tác động làm hạn chế các yếu tố hoặc lĩnh vực là nguyên nhân hoặc tiềm ẩn nguyên nhân của tội phạm nhằm ngăn ngừa tội phạm.

Cách phân loại phòng ngừa tội phạm căn bản và phổ biến nhất là cách phan

loại phòng ngừa tội phạm theo hướng tác động tương ứng với các lognhân của

i phạm Theo đó, phòng ngừa tội phạm được phân thành ba cấp độ:

phạm cấp độ thứ hai và Phòng ngừa tội phạm cấp độ thứ nhất, phòng ngừa.

phòng ngừa tội phạm cấp độ thứ ba?

" Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh tội phạm học, Nxb CAND Hà Nội 2012, tr.

® Xem: Hans Joachim Schneider, Binfuebrung in die Kriminologie, de Gruyter Berlin

New York, 1993, tr 323

°Ì Xem: Hans Joachim Schneider, Einfuehrung in die Kriminologie, de Gruyter Berlin

New York, 1993, tr 323; Alber J Reiss, 1992, tr, 17

® Xem: Bemd-Dieter Meier, Kriminologie, Verlag C.H.Beck Muenchen 2003, tr, 272;

‘Xem: Hans Joachim Schneider, Einfuehrung in die Kriminologie, de Gruyter BerlinNew York, 1993, tr 323-334.

Trang 27

Phong ngừa tội phạm cấp độ thứ nhất là tổng thể các biện pháp chung có.

mục đích làm giảm các nguyén nhân chung của tội phạm qua việc thực hiện.

chính sách đối với gia đình, chính sách đối với trường học, chính sách xã hội, chính sách truyền thông và qua nâng cao ý thức pháp luật Các biện pháp này tác động đến từng người dân mà trung tâm là trẻ em và thanh niền.

Phong ngừa tội phạm cấp độ thứ hai hướng vào những nguy cơ hoặc tinh trạng nguy hiểm có thể nhận biết được nhằm mục đích loại trừ các nguyên nhân tiém ẩn của tội phạm Các biện pháp phòng ngừa nhằm vào những người có

nguy cơ trở thành người phạm tội, trở thành nạn nhân của tội phạm và cảnhững khu vực hoặc hoàn cảnh nguy hiểm.

Phòng ngừa tội phạm cấp độ thứ ba là các biện pháp phòng ngừa đối với người phạm tội Mục đích là ngăn ngừa việc phạm tội lại qua việc loại trừ các nguyên nhân từ phía người phạm tội Bao gồm tắt cả các biện pháp được thực

hiện trong quá trình truy cứu TNHS và thi hành án hình sự.

2 Nội dung của phòng ngừa tội phạm từ góc độ của tội phạm học sơ sánh.

đương nhiên bị quy định bởi những vấn đề cơ bản của tội phạm học so sánh,

dic biệt là khái niệm, mục dich và nhiệm vụ của tội phạm học sơ sánh.

2.1 Tiêu biểu cho quan niệm hiện nay về tội phạm học so sánh có thể ké đến

là quan niệm của giáo sư Hans Joachim Schneider - nhà tội phạm học nổi tiếng.

thé giới và tác giả của rất nhiều công tinh về tội phạm học nói chung và tội

phạm học so sánh nói riêng Theo Ông, “Tội phạm học so sảnh là một lĩnh vực.

khoa học nghiên cứu sự khác biệt của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và

kiểm soát tội phạm trong các hệ thống xã hội khác nhau hoặc trong các liên kết khác nhau của các hệ thống xã hội Ngoài ra, nó còn mô tả và xác định

nguyén nhân của tội phạm vượt qua biên giới - vi phạm luật hình sự của nhiều

quốc gia hoặc gây ra thiệt hai trong nhiều quắc gia hơn quốc gia mà tội phạm

“được thực hiện Cũng thuộc về tội phạm học so sánh là sự nhìn nhận tổng quát.

về hoe thuyết tội phạm học, lịch sử của nó và ede thành tựu hiện tại trong

25

Trang 28

nghiên cứu lí thuyết về tội phạm học ở các medic” Quan niệm này khái quát

được day đủ và toàn diện các đối tượng nghiên cứu đồng thời phản ánh được.

những nội dung và đặc điểm cơ bản của tội phạm học so sánh Theo đó, đối

tượng nghiên cứu so sánh của tội phạm học so sánh cũng là đổi tượng nghiêncứu của tội phạm học nói chung đó là tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội

phạm và vấn đề kiểm soát tội phạm Tuy nhiên, đặc biệt của tội phạm học so sánh thể hiện ở phạm vi nghiên cứu so sánh có tính quốc tế Tội phạm học so sánh nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học không giới hạn trong một xã hội, quốc gia mà nghiên cứu so sánh các di tượng này giữa các xã hội, các quốc gia hoặc giữa các nhóm xã hội, nhóm quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thé giới Việc nghiên cứu so sánh các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm, về nguyên nhân của tội phạm và về kiểm soát tội phạm của các xã hội, các quốc gia khác nhau được gắn kết với việc nghiên cứu, phân tích bồi cảnh lịch sử, văn hoá, chính trị và kinh tế của các xã hội, các quốc

gia thuộc phạm vi so sánh Việc mô tả nhóm đối tượng nghiên cứu này trong định nghĩa nêu trên đã phản ánh đặc điểm thứ nhất của tội phạm học so sánh là tội phạm học thực nghiệm nhưng mang tính quốc tế Do vậy, tội phạm học so sánh cũng được gọi là tội phạm học so sánh quốc tế Đây được coi là đặc điểm.

cơ bản của tội phạm học so sánh.

"Nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai của phạm học so sánh được nêu. trong định nghĩa nêu trên là tội phạm xuyên quốc gia và nguyên nhân của tội

phạm xuyên quốc gia Chính nhóm đối tượng nghiên cứu này quy định đặc điểm tigp theo của tội phạm học so sánh là tính xuyên quốc gia và do đó đã có.

nhiều học giả gọi là tội phạm học so sánh là tội phạm học so sánh xuyên quốc. gia hoặc tội phạm học xuyên quốc gia và so sánh.*t

Tội phạm học so sánh không chỉ là tội phạm học so sánh thực nghiệm

Hàn Joachim Schneider, Krinirelogie/ưo" das 21, Jahrhundert: Schwerpuntie nd Earncluide der

Jgneratonalen Kriinolope; Ueberlick vind Diskssion, Lit Verlag, Muster 200,282

SVE dx: “Toi phạm họ so ánh va xuyên que gla” được địt ch lên cin một cuỗn sách, Xem: lanes

Shepycki and Ali Wardak, Transnational and Comparative Criminology, lassHouse Pres, 2005,

26

Trang 29

như đã nêu mà còn là tội phạm học so sánh lí thuyét.* Đặc điểm này được rút

ra từ nhóm đối tượng nghiên cứu so sánh thứ ba được nêu trong định nghĩa trên về tội

nghiên cứu lí thuyết về tí

sham học so sánh Đó là các học thuyết tội phạm học và thành tựu trong phạm học của các xã hội, các quốc gia hoặc các khu

vực khác nhau trên thé giới Như vậy, tội phạm học so sánh không chỉ nghiên cứu so sánh các kết nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học mà còn nghiên cứu.

so sánh các vấn để lí thuyết của tội phạm học trong các xã hội, các qh

hoặc trong các khu vực khác nhau trên thể giới.

"Tóm lại, tội phạm học so sánh có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau, phân ánh các đặc điểm khác nhau của tội phạm học so sánh đó là tội phạm học so sánh thực nghiệm, tội phạm học so sánh quốc tế, tội phạm học so sánh xuyên. quốc gia và tội phạm học sơ sánh lí thuyết,

2.2, Nghiên cứu so sánh các vấn đề tội phạm học không ngoài việc đạt được mục đích hiện tượng học và mục đích giải thích nguyên nhân.” Mục đích hiệntượng học của tội phạm học so sánh thể hiện ở việc xác định được sự khác nhau về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm trong.

các cơ cầu xã hội khác nhau.” Việc xác định sự khác nhau này phải được thực.

hiện dựa trên cơ sở đánh giá các hiện tượng liên quan đến tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm trong sự phát sinh, phát triển

bên trong các cơ cấu xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau, Mục đích thứ hai và

quan trọng của tội phạm học so sánh thé hiện ở giải thích so sánh về nguyên

nhân của sự khác biệt này (được xác định trong mục đích thứ nhất) từ các cơ.

cấu xã hội khác nhau Mục đích này chỉ có thể đạt được trên cơ sở so sánh và

phân tích tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm. bên trong các cơ cấu xã hội, kinh tế và chính trị khác nhau của các quốc gia

% Xem; Hans Joachim Schneider, Internationales Handbuch dor Krinielogk Ban 1: Onnghgen der

[Kriminologis, De Grayer Rest Bein, 2007, 255,

` Xen; Hạn Joachim Sehneidr, Kriminologie fer das 21, latwhundert: Schwerpnkte und Fotchrite

LẬP internationale Krimioiogi et 262,

` Xen; Hans Joachim Selneider, Kviminolgie fer day 2, laehundert: Schwerpunkte wnd Fosevite

ler international Krimiofagl et, 262.

21

Trang 30

nhằm xác định những nguyên nhân về xã hội, kinh tế và chính trị làm phát sinh hiện tượng tội phạm phổ bic

yếu tố phụ thuộc vào xã hội hay cơ cấu xã hi

n2* Đây cũng có thể gọi là mục dich tim ra những. là nguyên nhân của sự khác biệt

được xúc định qua việc so sánh quốc tế vẻ tội phạm hiện thực, về nguyên nhân

của tội phạm và về kiểm soát tội phạm."

2.3 Mục dich của tội phạm học so sánh quy định nhiệm vụ của tội phạm so

sánh Nhằm vào hai mục đích nêu trên, tội phạm học so sánh có hai loại nhiệm °° Một là nhiệm vụ nghiên cứu mô tả nhằm xác định sự khác.

vụ tương ứng.

nhau về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và về kiểm soát tội phạm trong các cơ cấu xã hội khác nhau Hai la nhiệm vụ phân tích nhằm giải

thích những nguyên nhân của sự khác biệt về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm từ các cơ cấu xã hội khác nhau của các

quốc gia Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ này, tội phạm học so sánh đã

tạo cơ sở và phục vụ cho việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm mang tính quốc.

tế giữa các nhà tội phạm học trên toàn thé giới." Thuộc về từng loại nhiệm vụ.

là các nhiệm vụ cụ thé,

Nhiệm vụ nghiên cứu mô tả trước tiên tập trung vào việc giải quyết các.

vin đề thông tin với các nhiệm vụ cụ thể sau:

~ Thông tin về sự khác nhau của tội phạm hiện thực, nạn nhân của tội phạm nói chưng, nguyên nhân của tội phạm và việc kiểm soát tội phạm trong các co cấu xã hội khác nhau, trong các quốc gia, các khu vực trên thế giới và các thời

đại (giai đoạn) lịch sử khác nhau của một xã hội.

+ Mô tả sự khác về diễn biển của tội phạm, nạn nhân của tội phạm,

nguyên nhân của tội phạm và việc kiểm soát tội phạm do những thay đổi của

ˆ Xem: Hans Joachim Schneider, Äointsdlogi fer das 21 Jahrhundert: Schmerpnkte und Fortschrite

der itrmatonaen Krimidlugt st 263

` Xem: Xem: Sheldon Giuek 1964,

% Xen: Hans Joachim Sehneier,Kiminlople fer dat 21 Jabrhundert: Schwerpunkte mổ Fortchrite

ser inernaionlen Krimnolote 8, t 263

Xen: Hans Joachim Schneider, Kiminlogle fer das 21 Jabrhundert: Schwerpunkte und Fortchrite

der internatonalen Krtnindlogte sf 283

` Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminloge fer day 21 Jalwhunderts Schwerpuntie und Fortscritte

der bươnalonal Krimivologe e283

28

Trang 31

các cơ cầu xã hội khác nhau,

~ Đưa ra những chỉ dẫn, thông tin về chính sách hình sự khác nhau trong các quốc gia khác nhau; về những thực nghiệm có tính chất phòng ngừa và xử lí hiệu quả nhất, nhiều hứa hẹn nhất trong tắt cả các khu vực của thế giới.

~ Nghiên cứu, xác định hình thức biểu hi

phạm xuyên quốc gia.

và những thiệt hại gây ra bởi tội

Loại nhiệm vụ thứ hai - nhiệm vụ phân tích nguyên nhân của sự khác

biệt của tội phạm học so sánh bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:””

~ Nghiên cứu, xác định những nguyên nhân của sự khác nhau về sự phổ biến

của tội phạm, cơ cấu của tội phạm và những phan ứng đối với tội phạm trong các cơ cầu xã hội khác nhau;

~ Kiểm nghiệm về sự hợp lí và sự khái quát của các học thuyết về nguyên.

nhân của tội phạm trong các cơ cấu xã hội khác nhau qua nghiên cứu so sánh.

quốc tế Những học thuyết đã được phát triển trong một quốc gia có thể được. cải biến hoặc làm cho tốt hơn trong một quốc gia khác qua nghiên cứu so sánh quốc

= Nghị

xã hội, sự phát triển, biến đổi của xã hội đối

cứu, xác định những tác động của những thay đổi của một cơ cấu sự phổ biến của tội phạm, đối với cơ cầu của tội phạm và kiểm soát tội phạm (ví du, nghiên cứu về những tác

động trong các nước đang phát triển đối với những thay đổi của tội phạm hiện thực);

~ Nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc gia.

3 Tội phạm hoe so sánh với mục đích và nhiệm vụ nêu trên đã tạo cơ sở cho

phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa Các kết quả nghiên cứu từ việc thực hiện nhiệm vụ thứ nhất — nghiên cứu mô tả của tội phạm học so sánh.

`" Xem: Hans Joachim Sehneider,Kriminologe fuer dat 21 Jahrhundert: Schwerpnkte und ForsciriMe

tật ternational Kriniologe 8, 264

` Xam:C,.A Hanlsn 1998; 1,0 FinckenaueR Ween C, Tenil 199829

Trang 32

sẽ tạo cơ sở thực nghiệm cho việc thực hiện nhiệm vụ thứ hai ~ nhiệm vụ phân

tích nguyên nhân của sự khác biệt hoặc của hiện tượng tội phạm phổ biến Trên

cơ sở các kết qua nghiên cứu mô tả sự khác nhau về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm trong các co cấu xã hội khác nhau, mô tả sự:

phạm do

những thay đổi của các cơ cấu xã hội khác nhau và mô tả tình hình tội phạm. khác biệt về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát

xuyên quốc gia, tội phạm học so sánh mới có thể thực được hiện nhiệm vụ tiếp theo là phân tích nguyên nhân Đó là ba loại nguyên nhân: Thứ nhất là nguyên nhân (của sự khác nhau về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm) từ trong các cơ cấu xã hội khác nhau; Thứ hai là nguyên nhân (của sự khác biệt về tội phạm, nguyên nhân của phạm và kiểm soát tội phạm) từ sự thay đổi của các cơ cấu xã hội khác nhau; Thi ba là nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc gia Nhóm nguyên nhân thứ nhất và thứ hai khác với nhóm. nguyên nhân thứ ba ở chỗ chúng đều là nguyên nhân của tội phạm trong phạm vi một quốc gia Các kết quả phân tích ba nhóm nguyên nhân này là cơ sở trực tiếp cho việc xây dựng các nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng, trong bối cảnh toàn cầu hóa Đó là (1) các biện pháp tác động làm hạn chế nguyên nhân của hiện tượng tội phạm phổ biến từ cơ cấu xã hội, (2) các biện pháp tác động làm hạn chế nguyên nhân của hiện tượng tội phạm phổ biến tir quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội và (3) các biện pháp tác động làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc gia, nhằm ngăn ngừa tội phạm nói chung cũng như tội phạm xuyên quốc gia nói riêng ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

“Chủ thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn. cầu hóa không chỉ dừng lại ở những chủ thể thực hiện các biện pháp phòng,

ngừa tội phạm nói chung mà còn mở rộng ra cả hai hoặc nhiều quốc trong

khu vực va toàn cầu cũng như các tổ chức quốc tế.

'Như vậy, phòng ngừa tội phạm từ góc độ của tội phạm học so sánh là các.

biện pháp của công dân, tổ chức, nha nước của một quốc gia, của hai hoặc.

30

Trang 33

nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm từ cơ cấu xã hội, từ quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội và nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc gi

Do kết quả nghiên cứu của tội phạm học so sánh tạo nền tảng cho việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa, nên các căn cứ phân loại kết quả nghiên cứu của tội phạm học so sánh sẽ quy định các.

căn cứ phân loại phòng ngừa tội phạm Theo đó, nếu căn cứ vào nhiều tiêu thức

khác nhau có thể có nhiều cách phân loại phòng ngừa tội phạm từ góc độ của.

tội phạm học so sánh.

Nếu dựa vào kết quả nghiên cứu xác định các loại nguyên nhân của tội

phạm va căn cứ vào hướng tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thé

phân loại phòng ngừa tội phạm làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm từ cơ cấu xã hội; phòng ngừa tội phạm làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm từ quá trình chuyển đổi của cơ cấu xã hội và phòng ngừa tội phạm làm hạn chế

nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc gia hoặc phòng ngừa tội phạm xuyên

quốu gin:

Nếu dựa vào kết quả nghiên cứu so sánh về phạm vi tội phạm khác nhau và căn cứ vào đối tượng tội phạm của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân biệt giữa hai loại phòng ngừa tội phạm là phòng ngừa tội phạm nói chung trong phạm vi một quốc gia và phòng tội phạm xuyên quốc gia Tiếp theo cũng có thể phân biệt ba loại phòng ngừa tội phạm thuộc phòng,

ngừa tội phạm nói chung là phòng ngừa tội phạm nói chung, phỏng ngừamột nhóm tội phạm và phòng ngừa một loại tội phạm Trong phòng ngừa tội

phạm xuyên quốc gia cũng có thé phân biệt giữa phòng ngừa tội phạm xuyên quốc gia nói chung và phòng ngừa một nhóm tội phạm xuyên quốc gia và phòng ngừa một loại tội phạm xuyên quốc gia.

Nếu dựa vào kết quả nghiên cứu so sánh vấn để tội phạm học trong phạm vi các quốc gia khác nhau và căn cứ vào phạm vi quốc gia chịu tác

Trang 34

động của biện pháp phòng ngừa tội phạm thì có thể phân biệt phòng ngừa tội

phạm trong phạm vi một quốc gia, phòng ngừa tội phạm trong hai hoặc nhiều quốc gia và phòng ngừa tội phạm trong phạm vi toàn cầu.

‘Néu căn cứ vào chủ thé thực hiện biện pháp phòng ngửa tội phạm thì có thể phân biệt phòng ngừa tội phạm thực hiện bởi quốc gia và phòng ngừa tội phạm thực hiện bởi tổ chức quốc tế.

4, Trong các cách phân loại nêu trên, cách phân loại phòng ngừa tội phạm

thứ nhất - theo hướng tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm là cách phân loại căn bản nhất Có thể viện dẫn và phân tích một số kết quả nghiên cứu cụ thể của tội phạm học so sánh đã tạo cơ sở cho việc xây dựng các loại

biện pháp phòng ngừa tội phạm theo cách phân loại này Qua đó sẽ có nhận

thức sâu sắc hơn về nội dung và ý nghĩa của khái niệm phòng ngừa tội phạm.

từ góc độ của tội phạm học so sánh.

4.1 Về phòng ngừa tội phạm làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm từ cơ cấu xã hội.

“Thuộc về loại phòng ngừa tội phạm làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ cơ cấu xã hội có thể được kể đến là các biện pháp phòng.

ngừa tội phạm được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu so sánh, xác định

sự khác biệt về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm.

trong phạm vi hai quốc gia Nhật Bản và Đức cũng như phân tích nguyên

nhân của sự khác biệt từ trong cơ cấu xã hội củ

biệt về tội phạm, nguyên nhân của

quốc gia này được rút ra là: Mức độ phổ biến của tội phạm nói chung và của

i phạm, kiểm soát

tội phạm của người chưa thành niên nói riêng ở Nhật Bản thấp hơn rất nhiều

(chỉ bằng một phần năm) so với mức độ tội phạm ở Đức trong thời gian

` Cc sổ liệu hồng kẻ chính thú về tội phạm xà hoạ động tự pháp hình sự rong khoảng thời gia di từ

rm 1945 dn nm 199T của quc gia Nhật Bin và Đức được sử dụng phục vụ cho việc nghiền cứ này,

Xem: Hans Joachim Schneier, Krimiologe đe dat 21 Jahrhundert Slovarpunkte nd Fortschrite derlnvernationalenKrinnologte 8.294 314

2

Trang 35

tương ứng"; Ở Nhật Bản kiểm soát xã hội không chính thúc thông qua các

nhóm xã hội như gia đình, hàng xóm, trường học, các nhóm trong nghề.

nghiệp hoặc trong thời gian nhàn rỗi có vai trò lớn hơn so với ở Đức; So với

Đức, Nhật Bản là ví dụ tiêu biểu cho việc tham gia dân chủ của người dân

vào hệ thống tư pháp hình sự và sự hòa nhập của kiểm soát xã hội không. chính thức vào kiểm soát xã hội chính thức.`” Nguyên nhân của những khác biệt trên đã được phân tích bắt nguồn từ cơ cấu xã hội và cơ cấu văn hóa &

"Nhật Bản Đó là các nguyên nhân sau:**

+ Thiên hướng cộng đằng của người Nhật Ban

'Thiên hướng cộng đồng của người Nhật Bản được thể hiện trước tiên ở lối sống chăm chi và đặc biệt là hợp rác chặt chế trong cộng đồng được bun Lối sống này được hình thành do điều kiện thời tiết không thuận lợi va dat đai kém phì nhiêu buộc người nông din

đúc hàng trăm năm qua nhiễu thé

phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong cộng đồng khi trồng lúa và không gay

khó khăn cho cộng đồng Lối sống này vẫn được tiếp tục duy trì trong xã hội

công nghiệp hiện đại của Nhật Bản.

Biểu hiện tiếp theo của thiên hướng cộng đồng của người Nhật Bản là tn tại trong sự gắn kết với công đông Người Nhật Ban sống và suy nghĩ

luôn luôn với tư cách là thành viên của cộng đồng Họ cố gắng đáp ứng mọi.

đòi hỏi của cộng đồng, như gia đình, nhóm nghề nghiệp Họ không vì thỏa

mãn cá nhân như người Đức, mà cá n kết

với cộng đồng Mỗi người có được uy tín xã hội là qua uy tín của cộng đồng.

mà họ là thành viên Mỗi cá nhân tự thấy có trách nhiệm v

nhân của họ chỉ tổn tại trong sự

sông đồng, Ho

không muốn làm xấu hỗ cộng đồng và các thành viên của cộng đồng mà họ.

thuộc về Một thành viên của cộng đồng mà phạm tội thì sẽ ảnh hướng đến.

% Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminologi fuer do 21 Jahrhundert: Sehuerpanle wd Earnclride

der intr natonaen Krininologe 2.297

Xeni: Has Joachim Schnee, Kriminologie fer das 21 Jahrhundert: Scherpunkie wd Fortslrite

der internaionalen Krimiologe s81 tr 296

ˆ Xen: Hans Jose Schneider, Krimnologe đe da 21 Jorbundei: Slươnpunie und Fortchrite

der intrnaionaen Kriminolople 8, 306 30,

33

Trang 36

uy tin của cả cộng đồng Đây còn được gọi là “Văn hóa xấu hồ”.

Đôi hỏi hành vi xã hội cũng là một biểu hiện của thiên hướng cộng đồng của người Nhật Bản Gia đình, trường học và doanh nghiệp là 3 thiết chế cơ bản của kiểm soát xã hội không chính thức ở Nhật Bản Người Nhật

Bản tự giác xử sự phù hợp với các chuẩn mực của cộng đồng, vì họ biết điều này sẽ mang lại cho họ lợi ích lớn, trái lại sự lệch chuẩn xã hội sẽ bị trả giá ‘va còn gây ra hậu quả bị loại trừ ra khỏi cộng đồng.

Không có các khu vực vô tổ chức được gọi là khu đân nghèo hay khu.

nhà 6 chuột ở các thành phố lớn như ở Đức hay Mỹ là biểu hiện tiếp theo của định hướng cộng đồng của người Nhật Bản Vì khi giàu lên người Nhật Bản không di chuyển đến các khu của người giàu như ở Đức hay Mỹ mà họ chỉ làm mới hoặc mở rộng nha của họ vì muốn duy trì sự gắn bó với cộng ding

của mình.

+ Nghia vụ tương hỗ và sự khoan dung của người Nhật Ban

Quan hệ giữa người và người ở Nhật bản là quan hệ của nghĩa vụ tương

hỗ Quan hệ của người Nhật Bản không dựa trên vị trí pháp lý được thỏa thuận và địa vị giai cấp hoặc đẳng cắp như không hiếm ở Đức hoặc Mỹ mà họ khoan dung và ty thấy có trách nhiệm lẫn nhau Giữa cắp trên với cấp dưới được phát triển mối quan hệ giữa con người với con ngưi Họ hòa đồng qua lại với nhau.

Gitta công nhân và chủ doanh nghiệp phát triển “tình cảm của chúng ta” Người

chủ doanh nghiệp cảm thấy có lỗi nếu họ không lo đầy đủ như họ được tin cậy,

ngược lại người công nhân cảm thấy có lỗi nếu họ không cống hiến đủ cho.

doanh nghiệp.

+ Kiểm soát tội phạm là vẫn đề của xã hội”

"Phòng ngừa tội phạm và kiểm soát tội phạm ở Nhật Ban là một vấn đề xã hội Với sự tham gia của xã hội, tội phạm được phát hiện, điều tra, truy tố, xét

`” Xen: Hana Joachim Schneider,

#190infuebrung indie Krimivologi, de Gruyter Bertin New York, 1993,

4

Trang 37

xử và hình phạt được thi hành với sự cộng tác của xã ội Kiếm soát không.

chính thức ở Nhật Bản còn hiệu quả hơn kiểm soát chính thức Xã hội rất hỗ trợ cảnh sát và cảnh sát cũng tìm cách gần với các cộng đồng xã hội Có nhiều hình.

thức liên kết giữa cảnh sát và xã hội được tổ chức và hoạt động, như văn phòng, tư van và liên kết mà trong đó cánh sát hợp tác với các trường học và các doanh nghiệp, hoặc như hội đoàn kết với cảnh sát, trong đó hội tụ các ngôi sao điện.

ảnh, nha thơ, bình luận viên truyền hình, các chính trị gia và những nhân vật

khác của đời sống xã hội Ngoài ra, còn có hiệp hội hàng xóm hang năm tổ chức các cuộc vận động để phòng ngừa tội phạm Vào thời điểm những năm 90

ở Nhật Bản, trong khi chỉ có khoảng 1000 công chức được trả lương (lam việc

trong các cơ quan có chức năng điều tra, truy tố, xét xử va thi hành án) thì có tới 50.000 trợ giúp thử thách tình nguyện trợ giúp cho 100.000 người bị kết án

trong thời gian thi hành án.” Qua hình thức tình nguyện trợ giúp thử thách nay

các lực lực lượng của xã hội đã được huy động hiệu quả vào.phạm tội.

ệc xử lý người

"Việc phân tích các nguyên nhân nêu trên của những sự khác biệt bắt nguồn.

từ cơ cầu xã hội và văn hóa của Nhật Bản đã tạo cơ sở cho Đức đúc kết các bai

học kinh nghiệm và xây dựng các én pháp phòng ngừa tội phạm tác động đến.

co cấu xã hội cũng như đến cơ cấu của hệ thống tư pháp hình sự ở Đức Đó là

các biện pháp cải cách chính sách hình sự sau:""

- Kiểm soát xã hội không chính thức ở Đức cần phải được diy mạnh bằng cách đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất và diy mạnh lối sống gắn kết với cộng đồng trong các thiết chế xã hội Trong trường học cần phải trung nhiều công sức vào việc đẩy mạnh giáo dục nhân cách gắn kết với cộng đồng và kỹ năng giải quyết hai hòa các xung đột, mâu thuẫn.

~ Hệ thống tư pháp hình sự của Đức ma những nguyên tắc của nó được hình

em: M Nishikawa 1994, 226.227

“Xem: Hans Joachim Schneider, Kriminloge fuer das 21 lorhusder: Schwerpunte und Fortschrite

der ntrnvionatenKrininolgt, 3,314

35

Trang 38

thành từ thế kỷ 19 đã không cỏn thích hợp để giải quyết các vấn đề của phạm của thé kỷ 21 Hệ thống tư pháp hình sự của Đức cần phải được cải tổ

cũng cần làm hồi theo cách nhìn nạn nhân liên quan đến cộng đồng Đồng thi

sinh uy tín của tư pháp hình sự trong công chúng.

~ Kiểm soát xã hội chính thức, hệ thống tư pháp hình sự cin phải được xâm nhập tốt hơn vào kiểm soát xã hội không chính thức, Điều đó có nghĩa la người.

dân được tham gia mạnh mẽ hơn vào hoạt động tư pháp hình sự Kiểm soát tội

phạm không được hiểu chỉ là hoạt động chuyên môn Sự hợp tác của cảnh sát và người dân và những nhân tố tình nguyện của trợ giúp thử thách và thi hành án hình sự cần phải được đẩy mạnh Kiểm soát tội phạm chỉ đạt được hiệu quả.

trong xã hội và với xã hội.

= Một ví dụ khác thuộc loại phòng ngừa tội phạm làm hạn chế nguyên nhân

của tội phạm bắt nguồn từ cơ cấu xã hội có thể được kể đến là các biện pháp.

phòng ngừa tội phạm được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu so sánh, xác

định sự khác biệt về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm

trong các nước đang phát tricũng như phân tích nguyên nhân của sự khác

biệt từ trong cơ cấu xã hội của các quốc gia này.

Một số kết quả được đúc kết từ việc nghiên cứu so sánh về tội phạm,

nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm trong các nước đang phát

~ Một trong số các vấn đề lớn nhất của các nước dang phát triển là vấn đề trở

thành nạn nhân của nữ gi

đối với phụ nữ và trẻ em gái có mức độ phổ biến và luôn tăng vì nữ giới trong.

j, mức độ nạn nhân là nữ giới đặc biệt cao, tội phạm

các nước đang phát triển có vị thế xã hội thấp.

~ Tội phạm và kiểm soát tội phạm ở các khu vực nông thôn và thành phố lớn.

lên khác nhau căn bản về mức độ và cơ cấu Mức độ,

của các nước đang phát

phạm ở vùng nông thôn thấp và còn được kiểm soát bởi tập quán và tục lệ

` Xem: Ha 1schin Sehnlder,Kriminologie fuer das 21 abupded Scheerpinide und Eoricrioe

der internatoalen Kinhologt S44, 1.285288,

36

Trang 39

của dòng họ, trong khi đó các thành phố lớn, đặc biệt là khu dân nghèo có mức.

độ tội phạm cao.

~ Trong xu thế đổi mới về xã hội đã xuất hiện nhiều loại hình tội phạm mới.

như tội phạm có tính chuyên nghiệp và tội phạm có tổ chức,

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu so sánh nêu trên, những nguyên.

nhân chung của tội phạm trong các nước đang phát trién và nguyên nhân của.

sự phổ biến của tội phạm trong một số nước thuộc nhóm này đã được xác định và phân tích Đó là những nguyên nhân sau:""

~ Sự nghèo, thất nghiệp và những sy bat bình ding của hệ thống Tư Bản và tâm lý mặc cảm bị hạ thấp do thất nghiệp là những nguyên nhân của tội phạm.

~ Quá trình xóa nhòa cơ cấu xã hội và quá trình làm mắt đi nhân cách của.

con người cũng là nguyên nhân của tội phạm Điều này được thể hiện ở việc

những giá trị truyền thống không được trân trọng, con người thoát ra khỏi

trị và

các quan hệ xã hội hay còn gọi là sự vô tổ chức”; Một bộ phận dân cư chịu thiệt thời bị dy ra bên lề xã hội, không tham gia vào các thiết chế kinh tế và giáo dục của xã hội.”

nguồn gốc và giá trị của họ sẽ gây ra sự phá vỡ hay sự xâm phạm các gi

~ Với trào lưu “Au hóa” và “Mỹ hóa” đã phát triển loại “tỉ

người chưa thành niên” và đó là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm củavăn hóa của

người chưa thành niên trong các khu vực của các thành phố lớn trong các nước.

đang phát triển.

- Sự phổ biến của tội phạm bạo lực ở Nam Mỹ, đặc biệt là ở Mêhicô là do tư

tưởng sing bái nam tính “Machismo”, nam tính được đồng nghĩa với sử dụng.

bạo lực.

© Xen: Hans Joachim Sehnetde, Kriminologe usr das 21, Jalshonder: Sehhucptmlde tnd Forsbite

derinteratonalen Krininologe 84, 2

‘xem: MD Clinard Meter 198,

© Xem: C,H Bikbsek 199245 LB,ear 197015M, B Clow 5, Abbe 1975,

37

Trang 40

Nhu vậy, những nguyên nhân nỗi trội của tội phạm nói chung cũng như.

nguyên nhân của mức độ phổ biển của tội phạm bạo lực trong các nước đang.

phát triển được xác định là những nguyên nhân về cơ cấu xã hội và nguyên nhân về văn hóa,

“Tương ứng với các nguyên nhân được xác định nêu trên các biện phápphòng ngừa tội phạm được xây dựng có tác động làm hạn chế các nguyên nhân.

về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội và cơ cấu văn hóa Đó là các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội để hạn chế nạn thất nghiệp, sự bắt bình đẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ trong các nước dang phát triển; các biện pháp làm hạn chế nguyên nhân làm phá vỡ cơ edu xã hội, phá vỡ cộng đồng và làm mắt đi những giá trị truyền thống; các biện pháp làm hạn chế sự phát triển của văn hóa sùng bái nam tính, đồng nghĩa với sing bái bạo lực ở Méhicé và hạn chế sự phát triển của các tiểu văn hóa “Âu hóa” và “Mỹ hóa” là nguyên nhân của tội phạm

của người chưa thành niên và tội phạm trong các thành phố lớn; biện pháp diy

mạnh kiểm soát xã hội không chính thức.

4 Về phòng ngừa tội phạm làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm từ

chuyển đổi của cơ cầu xã hội

Trên cơ sở nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa sy phát triển kinh tế xã hội và tội phạm trong tội phạm học so sánh đã hình thành và phát triển nhiều học thuyết khác nhau giải thích về nguyên nhân của tội phạm từ sự chuyển đổi cơ cấu xã

tội phạm thông qua việc phát triển kinh tế xã hội có kiểm soát và làm hạn chết Chính sự phát triển của các học thuyết này đã mở ra giải pháp phòng ngừa

sự tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế xã hội.

Có hai nhóm học thuyết được bình thành để giải thích cho mối quan hệ.

giữa sự phát triển kinh tế xã hội và tội phạm Nhóm thứ nhất tập trung giải thích: sự phát triển kinh tế xã hội góp phần làm gia tăng tội phạm nói chung và

tội phạm của người chưa thành niên Nhóm học thuyết thứ hai i tập trung giải thích mỗi quan hệ giữa phương thức của sự phát triển kinh tế xã hội (có kiểm.

38

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w