1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ý định lựa chọn trường đại học của các học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Thiện Trí, Trần Thị Ngọc Duyên, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Phạm Ngọc Huyền Trân, Trần Thị Ngọc Trúc, Phạm Huỳnh Ngọc Như, Trịnh Vy Anh
Người hướng dẫn Hồ Trúc Vi
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Nghiên cứu Marketing
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 9,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (8)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (9)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (9)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát (9)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (9)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (9)
      • 1.4.1 Phạm vi về thời gian (9)
      • 1.4.2 Phạm vi về không gian (10)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.6 Đóng góp của nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (12)
    • 2.1 Lý thuyết nền (12)
    • 2.2 Các khái niệm liên quan (12)
      • 2.2.1 Hành vi người tiêu dùng (12)
      • 2.2.2 Lý thuyết về sự lựa chọn (13)
      • 2.2.3 Ý định lựa chọn (14)
      • 2.2.4 Lựa chọn trường Đại học (14)
      • 2.2.5 Các yếu tố tiêu chuẩn của trường Đh dẫn đến quyết định lựa chọn trường của học sinh (14)
    • 2.3 Tổng quan các hướng nghiên cứu tiếp cận của đề tài (15)
    • 2.4 Lập luận cơ sở tiếp cận đề tài/ Giả thuyết & mô hình nghiên cứu (16)
      • 2.4.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu (16)
      • 2.4.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (23)
    • 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu/ phương pháp nghiên cứu (25)
      • 3.2.1 Nghiên cứu định tính (25)
      • 3.2.2 Nghiên cứu định lượng (25)
    • 3.3 Phương pháp chọn mẫu (28)
    • 3.4 Kích cỡ mẫu (28)
    • 3.5 Nguồn kế thừa cho các nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 4.1 Phương pháp thu thập thông tin (29)
      • 4.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp (29)
      • 4.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp (29)
    • 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (30)
      • 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả (30)
      • 4.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo (32)
      • 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (41)
    • 4.3 Phân tích hồi quy đa biến (69)
      • 4.3.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s (69)
      • 4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (73)
      • 4.3.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (73)
      • 4.3.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (75)
    • 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu (78)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (85)
    • 5.1 Kết luận (85)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (85)
      • 5.2.1 Yếu tố hạ tầng của trường Đại học (86)
      • 5.2.2 Yếu tố quan điểm về chọn trường Đại học (86)
      • 5.2.3 Yếu tố tư duy hướng nghiệp (87)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)

Nội dung

Việc chọn một ngôi trường đạihọc phù hợp cho học sinh để tiếp tục con đường học vấn và có thể có được mộtcông việc tương lai ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.Để làm rõ hơn vấn đ

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

“ Giáo dục là mô Œt trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiê Œn mục tiêu trở thành mô Œt quốc gia phát triển” ( Bùi Huy Khôi và Đàm Trí Cường, năm

2019 trích dẫn từ S.Husain et al., 2018) Và giáo dục đại học là mô Œt trong những lựa chọn của phần lớn học sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiê Œp Tuy đại học không phải là con đường duy nhất dẫn chúngng ta đến với thành công, nhưng nó có thể là con đường ngắn nhất và vững chắc nhất.

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hứa hẹn về những sự thay đổi trong kinh tế , để đưa ra quyết định lựa chọn trường hay một chuyên ngành của mỗi học sinh khi thi vào đại học là một việc đáng để suy ngẫm và nghiên cứu Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó ngày càng có nhiều trường đại học được thành lập và sự đa dạng, phong phú của ngành nghề Thực tế, đa số học sinh chưa có sự hiểu biết rõ ràng về trường mình sẽ theo học, sinh viên chọn trường còn theo cảm tính, theo trào lưu bạn bè hay theo những định hướng của gia đình mà chưa cân nhắc kĩ xem trường mình chọn có phù hợp với bản thân không Để rồi đưa đến tình trạng chán nản trong việc học, bỏ học giữa chừng,… Điều này chứng tỏ rằng việc định hướng cho học sinh chưa được tốt, làm lãng phí thời gian, công sức, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân học sinh Việc chọn một ngôi trường đại học phù hợp cho học sinh để tiếp tục con đường học vấn và có thể có được một công việc tương lai ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm chúng em xin chọn đề tài “ Nghiên cứu ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố

Hồ Chí Minh” nhằm mục đích điều tra và xác định các nhân tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp giúp hỗ trợ học sinh có được những lựa chọn đúng đắn hơn trong viê Œc chọn trường Đại học trong tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này nhằm điều tra và xác định những nhân tố có tác động đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ học sinh trong việc lựa chọn trường đại học trong tương lai phù hợp với bản thân.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung của nghiên cứu, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu 1: xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học

Mục tiêu 2: Thu thập số liệu, phân tích số liệu thu thập được

Mục tiêu 3: đánh giá các tác động của những nhân tố này đến việc chọn trường đại học dựa trên kết quả phân tích

Mục tiêu 4: Đề xuất các phương pháp để hỗ trợ học sinh trong việc đánh giá chọn lựa một trường đại học phù hợp cho việc học của bản thân trong tương lai.

Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Nghiên cứu này được thực hiê Œn đối với những học sinh Trung học phổ Thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát 420 bạn học sinh lớp 10, lớp 11, lớpp 12 có dự định học Đại học sau tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi về thời gian Đề tài “Nghiên cứu ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 20 tháng 02 năm

1.4.2 Phạm vi về không gian Đề tài “Nghiên cứu ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ đề cập khái quát tình hình tuyển sinh của các trường Đại học và vấn đề lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT tại TP.HCM Nhóm em sẽ tập trung nghiên cứu đến nhóm đối tượng học sinhTHPT đã tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm học 2022-2023 Đây là nhóm học sinh có đủ điều kiện và ý định chắc chắn nhất về việc lựa chọn một trường đại học để theo học.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dùng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

(1) Nghiên cứu định tính gồm 2 giai đoạn: Một là, nghiên cứu định tính ban đầu nhằm tiến hành để khám phá các nhân tố chính, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu Hai là, nghiên cứu định tính bổ sung nhằm tìm kiếm các giải thích để làm rõ kết quả nghiên cứu.

(2) Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo 2 giai đoạn: Một là, nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức Cả 2 giai đoạn đều sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu

Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn về tiêu chí và yếu tố quan trọng mà học sinh THPT tại địa phương của họ đánh giá khi lựa chọn trường đại học Các trường có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách và chiến lược tuyển sinh của mình, nhằm thu hút và giữ chân được những ứng viên có tiềm năng.

Nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh có thể hiểu rõ hơn về các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn trường đại học, từ đó giúp cho họ có quyết định lựa chọn đúng đắn và phù hợp với mục tiêu của mình.

Về mặt học thuật, nghiên cứu này sẽ đóng góp cho lĩnh vực tâm lý học tuyển sinh và giáo dục Nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT, từ đó giúp các nhà nghiên cứu có thể phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định tuyển sinh và kết quả học tập của học sinh.

Nghiên cứu này cũng sẽ mở rộng thêm kiến thức về tâm lý học tuyển sinh, bao gồm các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu áp dụng để hiểu rõ hơn về quá trình ra quyết định của học sinh trong việc lựa chọn trường đại học Từ đó, nghiên cứu này có thể giúp các nhà giáo dục và nhà quản lý tuyển sinh phát triển các chương trình và chiến lược tuyển sinh hiệu quả hơn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết nền

Trường Trung học phổ thông: - Trường trung học phổ thông: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 10 đến lớp 12, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế ; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú;

+ Trường chuyên, trường năng khiếu;

+ Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.

Tại Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 định nghĩa:

2 Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

3 Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Các khái niệm liên quan

2.2.1 Hành vi người tiêu dùng

“Hành vi người tiêu dùng là các hoạt động và quá trình quyết định của những người mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân” - theo Engel, Blackwell và Mansard

2.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng

Theo TS.Võ Quang Trí, khi ra quyết định mua, sử dụng hay loại bỏ sản phẩm, người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi bốn thành phần:

(1) Các nhân tố tâm lý cốt lõi (tiến trình bên trong)

(2) Tiến trình ra quyết định

(3) Các nhân tố bên ngoài (văn hóa người tiêu dùng)

(4) Kết quả hành vi người tiêu dùng

2.2.1.3 Các nhân tố tâm lý

Hành vi mua của một người mua hàng chịu ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý cơ bản, bao gồm: Động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ

Trước khi ra quyết định mua, người tiêu dùng cần có các cơ sở kiến thức, nguồn thông tin là các nhân tố tâm lý để làm tiền đề, nền tảng cho quyết định của họ

Theo Wikipedia, nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Nhận thức bao gồm hai hoạt động chính: cảm giác (tiếp xúc, chú ý) và hiểu Hai hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự hoặc đan xen, củng cố lẫn nhau

2.2.2 Lý thuyết về sự lựa chọn

2.2.2.1 Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) (Homans, 1961)

Thuyết lựa chọn duy lý chỉ ra rằng các cá nhân dựa trên các cân nhắc lý trí để đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ Những quyết định này cung cấp cho mọi người lợi ích hoặc sự hài lòng lớn nhất dựa trên các lựa chọn có sẵn - và cũng vì lợi ích cá nhân cao nhất cho họ

2.2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý

Lý thuyết hành động hợp lý nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người , dùng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ

2.2.2.3 Lý thuyết về tiến trình đánh giá và ra quyết định

Lý thuyết về tiến trình đánh giá và ra quyết định nhằm xác định các đường lối, hành động thích hợp để đạt được những mục tiêu nhất định trong một tình huống cụ thể, có thể bao gồm cả tính bất định

2.2.2.4 Tiến trình đánh giá và lựa chọn trường đại học a Một số khái niệm khái niệm về hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 , các ngành nghề, các trường đại học b Tiến trình đánh giá và quyết định lựa chọn trường

• Chọn ngành học yêu thích

• Tìm hiểu và lựa chọn trường có ngành học yêu thích

• Chọn trường theo sở thích

• Chọn môi trường học tốt

• Xem xét các yêu cầu xã hội, tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động ở hiện tại và trong tương lai.

2.2.3 Ý định lựa chọn Ý định, theo Ajzen (1991) được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” Ajzen cũng nhấn mạnh thêm rằng “khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn”.

Trong Marketing, Philip Kotler (1999) cho rằng, ý định sử dụng của người tiêu dùng thường chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa, nhân tố xã hội) và các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý, nhân tố cá nhân).

2.2.4 Lựa chọn trường Đại học

Theo Hossler, Braxton, & Coopersmith (1989) cho rằng, khái niệm lựa chọn trường đại học được định nghĩa là một “quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến”

2.2.5 Các yếu tố tiêu chuẩn của trường Đh dẫn đến quyết định lựa chọn trường của học sinh

Học sinh quyết định chọn trường Đại học dựa trên các tiêu chuẩn của trường bao gồm:

• Chất lượng giáo dục: chất lượng đào tạo giáo dục được đánh giá qua chất lượng của giảng viên, chất lượng bài giảng và sự cập nhật đổi mới liên tục chương trình đào tạo hiện đại.

• Học phí: trường có học phí phù hợp với điều kiện kinh tế

• Môi trường học tập: bao gồm môi trường vật chất như không gian học (ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, không khí) và môi trường tinh thần như mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình - xã hội, giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với sinh viên

• Cơ sở vật chất, hạ tầng khang trang, sạch đẹp, hiện đại

• Vị trí địa lý: trường có vị trí gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại

• Trường có chính sách tài chính, học bổng phù hợp cho sinh viên

• Mức độ nổi tiếng của ngôi trường và danh tiếng của giảng viên dạy trong trường

• Trường có các ngành được cung cấp đa dạng

• Cơ hội việc làm và thu nhập cao sau khi ra trường

Tổng quan các hướng nghiên cứu tiếp cận của đề tài

Đề tài Nghiên cứu ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố

Hồ Chí Minh có thể được tiếp cận qua các hướng sau:

1 Nghiên cứu về tâm lý học học sinh:

(Hướng này tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh, như những giá trị và mục tiêu của học sinh, những tác động của gia đình, bạn bè, giáo viên đến sự lựa chọn này)

2 Nghiên cứu định tính và định lượng:

(Hướng này dựa trên phương pháp định tính và định lượng để xác định các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh, như đánh giá về chất lượng giáo dục của trường, kinh nghiệm học tập, mức học phí, quan hệ xã hội… )

3 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê:

(Hướng này thu thập và phân tích dữ liệu thống kê để trả lời các câu hỏi như "Trường Đại học nào được học sinh ưa chuộng nhất?", "Các chỉ tiêu nào được học sinh quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn trường Đại học?").

4 Nghiên cứu so sánh giữa các trường Đại học:

(Hướng này so sánh giữa các trường Đại học về các chỉ tiêu như chất lượng giáo dục, mức học phí, môi trường học tập, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho học sinh).

5 Nghiên cứu về chính sách giáo dục:

(Hướng này tập trung vào nghiên cứu những chính sách giáo dục ở các quốc gia khác và đưa ra các đề xuất để cải thiện chất lượng giáo dục ở Việt Nam để thu hút hơn nhiều học sinh nhập học vào các trường Đại học nội địa).

Lập luận cơ sở tiếp cận đề tài/ Giả thuyết & mô hình nghiên cứu

2.4.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu

Thông qua những nghiên cứu trước đây bao gồm trong nước và ngoài nước có liên quan đến sự ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh Các nghiên cứu này đều đề cập đến các nhân tố như: quan điểm cá nhân về học đại học, chọn trường, chọn ngành nghề và quan điểm trường học về chi phí, chương trình học, cơ hội việc làm ra trường, danh tiếng của trường, cơ sở vật chất, nguồn lực môi trường và các hoạt động ngoại khóa Từ đó, nhóm chúng em có cơ sở hình thành các nhân tố nhằm phục vụ cho quá trình lựa chọn và đề xuất mô hình nghiên cứu thích hợp nhất cho đề tài

2.4.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

2.4.2.1 Yếu tố mức học phí của ngành học

Các nhân tố về quan điểm cá nhân bao gồm các yếu tố như việc học đại học, chọn trường, chọn ngành nghề

Hiện nay, một số học sinh có lối suy nghĩ là học xong chương trình cấp 3 sẽ học lên Đại học, một số còn lại thì chỉ suy nghĩ là chỉ cần tốt nghiệp chương trình cấp 3 Chính vì lẽ đó, nhà trường cần phải nỗ lực tiếp cận tới các sinh viên tiềm năng để đưa thông tin và giải thích cho sinh viên tương lai hiểu đây là bước tất yếu sau khi tốt nghiệp cấp 3, đồng thời học đại học sẽ nâng cao kiến thức, nâng cao kỹ năng tầm nhìn, có nhiều cơ hội việc làm hơn Theo mô hình của David W.Chapman (1981) và mô hình của Nguyễn Minh Hà (2011) đã đề cập về nỗ

9 lực của các trường về thi công các tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu chi tiết các tiêu chuẩn, nội dung về ngành học, chương trình đào tạo đến học sinh giúp họ có cái nhìn mới về quan điểm đại học, lựa chọn đúng đắn về ngành học phù hợp với năng lực và các điều kiện của bản thân Từ cơ sở trên, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:

H1: Quan điểm cá nhân về học đại học tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố

Theo mô hình nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Hà, ThS Huỳnh Gia Xuyên, ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011) và mô hình nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2011) về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh thì yếu tố đặc điểm cá nhân đối với ngành học là yếu tố không kém phần quan trọng Đăng kí vào một ngành học phù hợp với sở thích, sở trường của bản thân góp phần kích thích sinh viên có một niềm đam mê trong quá trình học tập ở bậc đại học và có cơ hội tìm kiếm được một công việc tốt sau khi ra trường Song song đó, ngành học mà học sinh chọn cũng có phụ thuộc người thân trong gia đình, họ có thể đưa ra những ý kiến có thể khiến tư duy của học sinh chọn vào ngành tốt nhất và phù hợp theo quan điểm cá nhân của họ Hiện tại, lựa chọn ngành nghề có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống của mỗi con người.Được biết, sinh viên chọn ngành học vì những lí do có thể là do sở thích của bản thân, theo năng lực của mình hay theo nhu cầu xã hội Đồng thời có những sinh viên chọn trường theo hướng cha mẹ đã định sẵn hoặc chọn ngành sau khi trường sẽ có thu nhập cao Chính vì những lí do trên mà quan điểm chọn ngành của sinh viên cũng khác nhau Từ đó, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:

H2: Quan điểm cá nhân về chọn trường là yếu tố có tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

H3: Quan điểm cá nhân chọn ngành học là yếu tố có tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.2.2 Các nhân tố về quan điểm trường học

Nhân tố về quan điểm trường học bao gồm: chi phí, chương trình học, cơ hội việc làm ra trường, danh tiếng của trường, cơ sở vật chất, nguồn lực môi trường và các hoạt động ngoại khóa

Chi phí học tập hoặc tài trợ học bổng của một ngành học cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của học sinh Theo Joseph Sia Kee Ming (2010) với đề tài

“nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên” đã đề ra yếu tố mức học phí của ngành học có ảnh hưởng đến quyết định học sinh chọn trường đại học Dựa vào nghiên cứu trên, ta có thể kết luận rằng tài chính có một sức ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn trường đại học của các sinh viên tiềm năng Đối với Việt Nam có một số ngành học khi sinh viên trúng tuyển nhập học thì được miễn, giảm học phí như ngành: y, dược, giáo dục, nghệ thuật… cũng tác động lên quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên tương lai Giả thuyết H4 được phát biểu như sau:

H4: Yếu tố chi phí là yếu tố có tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Yếu tố chương trình học và cơ sở vật vật chất, nguồn lực, môi trường cũng được xem là một những mối quan tâm hàng đầu của sinh viên khi ra quyết định chọn trường Đại học Nếu trường đại học có cơ sở vật chất tốt, được trang bị đầy đủ với các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và các tiện ích khác, thì học sinh sẽ có một môi trường học tập tốt hơn Điều này giúp học sinh tăng cường kỹ năng và kiến thức đồng thời cải thiện trải nghiệm học tập của họ Tiếp đó, nguồn lực của trường đại học cũng là một yếu tố quan trọng Trường đại học có ngân sách và nguồn tài trợ lớn có thể đầu tư vào các chương trình giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động khác như hỗ trợ sinh viên, thực tập và nghiên cứu. Những cơ hội này có thể giúp học sinh phát triển nhanh hơn và có thể cung cấp cho họ cơ hội tuyệt vời để thực hiện các dự án thực tế, trải nghiệm đời sống và có thể trở thành những lãnh đạo tương lai Tiếp theo, môi trường của đại học cũng là một yếu tố quan trọng đối với học sinh khi đưa ra quyết định chọn trường Môi trường đại học bao gồm các giảng viên, sinh viên, nhân viên hỗ trợ và các hoạt động xã hội khác Học sinh muốn chọn trường đại học nơi họ có thể cảm thấy thoải mái, được giáo dục bởi các giảng viên tốt nhất và trở thành một

11 phần của cộng đồng sinh viên tích cực Từ cơ sở trên giả thuyết H5 được phát biểu như sau:

H5: Yếu tố chương trình họclà yếu tố có tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Joseph Sia Kee Ming (2010) những trường đại học có chất lượng và chương trình đào tạo cao và chuyên sâu sẽ cấu thành danh tiếng của trường ngày càng uy tín đồng thời nhận được sự tín nhiệm của các sinh viên tiềm năng Yếu tố chương trình học có tác động đến ý định lựa chọn Đại học của các bạn học sinh Trung học phổ thông, theo giả thuyết của Ajzen (1991), Philip Kotler (1999) và Hossler, Braxton, & Cooper Smith (1989) cho rằng học sinh sẽ cảm thấy được khích lệ và và có ý thức cao hơn về giá trị của việc học tập nếu chương trình học được thiết kế tốt và phù hợp với nhu cầu và mong muốn của các bạn, nếu chương trình học không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các bạn học sinh thì họ có thể không có ý định lựa chọn trường đại học đó Từ đó, giả thuyết H6 được phát biểu như sau:

H6: Yếu tố cơ sở vật chất, nguồn lực, môi trường là yếu tố có tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, có những sinh viên chọn ngành học khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp và có mức thu nhập cao ….Sự mong đợi về nghề nghiệp, cơ hội kiếm được việc làm, thu nhập cao sau khi tốt nghiệp cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học của học sinh Theo mô hình nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Hà, ThS Huỳnh Gia Xuyên, ThS Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011) cho rằng sinh viên rất quan tâm đến cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, thu nhập ngành mình học, vị trí tuyển dụng trong công ty Nghiên cứu của Theo Joseph Sia Kee Ming (2010) cũng đã đưa ra sinh viên thường mong muốn rằng lựa chọn trường đại học dựa trên việc sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có cơ hội việc làm cao Từ đó, giả thuyết H7 được phát biểu như sau:

H7: Yếu tố cơ hội việc làm sau ra trường là yếu tố có tác động tới ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết ở sơ đồ dưới đây Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), một quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước như: mở đầu với việc đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, từ đó lựa chọn cơ sở lý thuyết phù hợp để đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển thang đo sơ bộ Tiếp sau đó, sử dụng hai phương pháp chính là nghiên cứu định tính để hoàn thiện mô hình và xây dựng thang đo, nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, giả thuyết và thảo luận kết quả Quy trình kết thúc bằng việc báo cáo nghiên cứu, bao gồm kết luận, trình bày hạn chế của đề tài và đề xuất hàm ý quản trị cho đề tài nghiên cứu phát triển.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào bối cảnh và lý do chọn đề tài, tác giả tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh Trung Học Phổ Thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” dựa trên việc tham khảo các lý thuyết liên quan đến ý định lựa lựa chọn trường Đại học mà các nghiên cứu trước thường đề cập để làm cơ sở cho bài nghiên cứu.

Các mô hình nghiên cứu tham khảo Đề tài nghiên cứu đã được tham khảo từ các nghiên cứu trước, cụ thể là 3 nghiên cứu nước ngoài và 3 nghiên cứu trong nước Từ đó, có cơ sở để tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh Trung Học Phổ Thông tại Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, đưa vào bảng tổng hợp các mô hình nghiên cứu để có cơ sở và cách nhìn tổng quát để thực hiện bước tiếp theo

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào cơ sở các lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây có liên quan đến ý định lựa lựa chọn trường Đại học, tác giả tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài của mình.

Nghiên cứu định tính bao gồm 2 bước là nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình và nghiên cứu định tính xây dựng thang đo Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn tay đôi, phỏng vấn nhóm Từ kết quả của nghiên cứu định tính sẽ tiến hành điều chỉnh mô hình và thang đo. Điều chỉnh mô hình và thang đo

Dựa vào kết quả của thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm, tác giả tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như các thang đo

Hoàn thiện mô hình nghiên cứu và thang đo

Qua việc điều chỉnh mô hình và thang đo, tác giả xác định mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức cho đề tài Mô hình chính thức gồm có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa lựa chọn trường Đại học và bộ thang đo chính thức gồm 46 biến quan sát. Trong đó có 43 biến thuộc nhân tố độc lập và 3 biến thuộc nhân tố phụ thuộc.

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát sơ bộ để đánh giá độ tin cậy của thang đo, sau đó đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức thuộc tài nghiên cứu.

Qua kết quả khảo sát thu được từ 284 bản khảo sát, tác giả tiến hành các bước như: Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính, để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu.

Kiểm định thang đo, giả thuyết và kết quả

Dựa vào kết quả sau khi thực hiện các bước trên, tác giả tiến hành kiểm định thang đo, giả thuyết và đưa ra kết quả để đi đến bước cuối kết luận tóm tắt nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị cho đề tài.

Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị

Tác giả đưa ra kết luận dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận cho đề tài, đồng thời đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định ý định lựa lựa chọn trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp thu thập dữ liệu/ phương pháp nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với môi trường của hành vi lựa chọn trường Đại học hay không, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức Nhóm thực hiện thảo luận nhóm 7 thành viên tham gia đều là những sinh viên năm thứ 3 Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá những yếu tố gồm khách quan và chủ quan dẫn tới quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT ở TP Hồ Chí Minh dựa trên các tài liệu hiện có, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng Sau khi thực hiện thảo luận, nhóm thu được kết quả như sau: Với đề cương thảo luận được đưa ra hầu hết các bạn tham gia đều đồng ý rằng: Nội dung thảo luận dễ hiểu, rõ ràng Các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như khá đầy đủ Thang đo được xây dựng dựa trên sự kế thừa từ các nghiên cứu trước, song các thành viên tham gia thảo luận đều đồng ý lược bỏ và hiệu chỉnh các câu hỏi để phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tổng cộng, bảng câu hỏi có hai phần với Phần 1 liên quan đến các mục liên quan đến các biến trong nghiên cứu, trong khi Phần 2 liên quan đến các câu hỏi nhân khẩu học liên quan đến những người được hỏi Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. 3.2.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50 người là học sinh lớp 10 - 11- 12 tại các các trường THPT của TP Hồ Chí Minh Thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức trực tuyến, trước khi thu thập dữ liệu nhóm đã tiến hành tìm kiếm và theo dõi các hội nhóm tập trung các bạn học sinh THPT ở TP Hồ Chí Minh như:

1 Nhóm Tư Vấn Tuyển Sinh Đại Học TP.HCM

2 Nhóm Tư Vấn Tuyển Sinh Đại Học Tp Hồ Chí Minh - Hội Học Trò Lô Tô

3 Tư vấn tuyển sinh đại học - cao đẳng TPHCM

4 Cộng đồng tư vấn tuyển sinh đại học - cao đẳng Tp Hồ Chí Minh

5 Cộng đồng tư vấn tuyển sinh Đại học – Cao đẳng Tp Hồ Chí Minh và nhận thấy rằng những hội nhóm này phù hợp để tiến hành khảo sát vì đa số thành viên trong các hội nhóm trên là các bạn học sinh đang cần hỗ trợ, định hướng và tư vấn về trường Đại học nên họ hoàn toàn phù hợp với tiêu chí của nhóm đặt ra Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không?

(Đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt tử ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1 – Rất không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Phân vân, 4 – Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức Tiêu chí để chọn lọc đúng các đối tượng tham gia khảo sát thông qua 02 câu hỏi:

1 Bạn có dự định đi học Đại học sau khi tốt nghiệp THPT

2 Bạn sẽ lựa chọn trường Đại học ở TP.HCM

Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phương pháp khảo sát 250 bạn học sinh lớp 10 - 11- 12 có dự định học Đại học sau tốt nghiệp THPT tại TP Hồ Chí Minh Khi có kết quả, nhóm sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy với phần mềm SPSS

Phương pháp chọn mẫu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có hạn Nhóm lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phán đoán hay còn gọi là chọn mẫu có mục đích một trong các hình thức của chọn mẫu phi xác suất Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng bảng khảo sát qua việc khảo sát trực tuyến qua GoogleForms.

Kích cỡ mẫu

Về kích thước mẫu, theo J.F Hair và cộng sự, (1998), đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp năm lần tổng số biến quan sát trong các thang đo Bảng câu hỏi của nghiên cứu này bao gồm 46 biến quan sát dùng trong phân tích.

Do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 46*5= 230 quan sát Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập được càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể Do đó, nhóm quyết định chọn kích thước mẫu tối thiểu là 250 sinh viên (thêm 10% trong số khảo sát) để đề phòng trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ những khảo sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ Sau khi thu thập đủ dữ liệu và thu về dữ liệu, nhóm sẽ tiến hành kiểm tra, gạn lọc, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, xử lý dữ liệu bằng phần mềmSPSS 26

Nguồn kế thừa cho các nghiên cứu

Đa số nhóm sử dụng những câu hỏi trong bảng khảo sát có thang đo lường có 5 mức độ từ Rất không đồng ý cho đến rất đồng ý dựa vào thang đo Likert

Câu hỏi thang đo khoảng (Interval scale questions).Thang đo được phát triển bởi Rensis Likert, vào năm 1932.Thang đo Likert là thang đo lường ý kiến và thái độ của mọi người Thang đo thường có 5 (hoặc 7, 9) mức độ Thang đo Likert là thang đo có thể cho điểm mà có thể cộng điểm được.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập thông tin

4.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin từ nhóm đối tượng học sinh THPT đã tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm học 2022-2023 để có những nguồn thông tin một cách chính xác nhất bằng việc thực hiện bằng bảng khảo sát câu hỏi

4.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Cách tính kích thước mẫu: Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo: n ≥ 8m + 100

- m : số biến độc lập của mô hình

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thu nhập dữ liệu với kích thước mẫu là 250. Phương pháp chọn mẫu là phi ngẫu nhiên theo phương pháp thuận tiện Phương pháp thu nhập dữ liệu bằng bảng câu hỏi

Từ kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết mọi người đều có dự định đi học Đại học sau Trung học phổ thông Bởi lẽ, xã hội ngày càng phát triển yêu cầu về bằng cấp và trình độ ngày càng cao, giới trẻ không muốn bị bỏ lại phía sau, cho thấy được nhu cầu hòa nhập nắm bắt xu hướng xã hội mạnh mẽ Hầu hết, đều lựa chọn trường công lập (56,7%) nơi có chi phí học thấp, kiến thức vững chắc và đội ngũ giảng dạy xuất sắc, đặc biệt là lựa chọn trường Đại học ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (85,9%) thay vì các tỉnh khác dẫn đến tỉ lệ chọi rất cao trong kì thi Đại học

Việc cập nhật thông tin sớm về các trường Đại học cũng được các bạn quan tâm rất nhiều (81,7%), cho thấy được sự chuẩn bị từ rất sớm điều này đóng vai trò rất lớn cho các bạn khi tham gia điền nguyện vọng vào các trường Đại học mong muốn Lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục là 3 lĩnh vực được các bạn học sinh quan tâm nhất lần lượt là 49,6%, 30,6% và 26,1%.

Các bạn học sinh học Đại học với quan điểm: nâng cao kiến thức, nâng cao kĩ năng và tầm nhìn, để có bằng cấp, thu nhập tốt hơn và là bước tất yếu sau Trung học phổ thông Chọn trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích thích phù hợp với khả năng của bản thân, khả năng trúng tuyển cao và có khả năng xin được việc, một số thì quan tâm các ngành “hot”. Ý định lựa chọn trường Đại học được thể hiện rõ qua 156 ý kiến đồng ý có định hướng rõ ràng về chọn trường Đại học, 150 ý kiến chắc chắn sẽ chọn học Đại học sauTrung học phổ thông và 145 ý kiến không có ý định lựa chọn thay đổi trường Đại học.Cho thấy được, các bạn học sinh ngày càng có xu hướng chủ động trong việc đưa ra quyết định của bản thân, có sự chuẩn bị cho những bước nhảy trong cuộc đời, sự sẵn sàng của tuổi trẻ, trở thành những người giàu năng lực làm chủ kinh tế và hội nhập thế giới.

Phương pháp phân tích dữ liệu

4.2.1 Phân tích thống kê mô tả

Dữ liệu được thu thập với phương pháp là gửi bảng câu hỏi qua mạng xã hội với người được phỏng vấn Qua quá trình sàng lọc cuối cùng thu được 250 bảng hợp lệ và sẽ được đưa vào sử dụng và phân tích Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo Nội dung thống kê mô tả của nghiên cứu này trình bày theo các biến giới tính, trình độ học vấn, địa điểm sinh sống

Với số liệu đã được thống kế, người tham gia khảo sát có giới tính là nữ chiếm tỉ trọng cao hơn người khảo sát có giới tính là nam cụ thể 163 người (57,4%) là nữ còn lại là 121 người (42,6%) là nam Tỷ lệ nữ cao hơn nam phản ánh được sự chênh lệch giới tính và những bạn nữ thường có thói quen cẩn thận và quan tâm đến các vấn đề học vấn hơn các bạn nam.

Hình 4.1: Biểu đồ giới tính

Theo số liệu được thống kê ở bảng trên cho thấy, trong 284 người tham gia khảo sát, số người đang theo học lớp 12 chiếm tỉ trọng lớn nhất với 182 người chiếm 65,1%. Tiếp theo là người đang theo học lớp 11 có 68 người chiếm tỉ trọng 23,9% Kế đến là người đang theo học lớp 10 chiếm tỷ trọng ít nhất là 10,9% với 31 người.

Hình 4.2: Biểu đồ trình độ học vấn

Theo số liệu thống kê, có đến 57 (20,1%) người khảo sát hiện đang sinh sống tại quận Gò Vấp chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là những người đến từ quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận chiếm tỉ lệ ngang bằng nhau với 28 người (9,9%), còn lại phân bổ thưa thớt tại các quận khác của thành phố Hồ Chí Minh Bởi lẽ nhóm nghiên cứu chủ yếu hoạt động xung quanh trường Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nên việc tiếp cận phát mẫu khảo sát trở nên dễ dàng hơn và chính xác hơn.

Hình 4.3: Biểu đồ Nơi sinh sống

4.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo

*Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Tất cả các thang đo đo lường các khái niệm liên quan được kiểm định Cronbach’s Alpha bao gồm: Thang đo: “Quan điểm về học Đại học”; “Quan điểm về chọn trường Đại học”; “Quan điểm về chọn nghề”; “Chi phí tại trường Đại học”; “Chương trình học”; “Cơ hội việc làm khi ra trường”; “Danh tiếng của trường”; “Hoạt động ngoại khóa của trường”; “Cơ sở vật chất, nguồn lực, môi trường”

- Kiểm định thang đo “Quan điểm về học Đại học”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach's Alpha = 0.812 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 6 biến quan sát được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Quan điểm về chọn trường Đại học”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.856 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 6 biến quan sát trong thang đo được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Quan điểm về chọn nghề”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach's Alpha = 0.791 >0.6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến > 0.3 ngoại từ biến Qdiem_nghe4 (= 0.293 < 0.3) sẽ bị loại ra khỏi thang đo, 4 biến quan sát của thang đo này sẽ tiếp tục bước vào kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ 2.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.879 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 4 biến quan sát trong thang đo được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Suy nghĩ về chi phí tại trường Đại học”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.872 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 3 biến quan sát trong thang đo được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Chương trình học”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.906 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 6 biến quan sát được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Suy nghĩ về cơ hội việc làm khi ra trường”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.9 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 4 biến quan sát trong thang đo được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Suy nghĩ về danh tiếng trường”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.856 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 3 biến quan sát được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Suy nghĩ về các hoạt động ngoại khóa của trường ”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.885 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 3 biến quan sát được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định thang đo “Suy nghĩ về cơ sở vật chất, nguồn lực, môi trường”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.953 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến vì vậy 7 biến quan sát được giữ lại để thực hiện phân tích tiếp theo.

- Kiểm định đối với thang đo “ Ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Phân tích hồi quy đa biến

4.3.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s Áp dụng phương pháp phân tích tương quan hệ số Pearson với mục đích lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng trước khi phân tích hồi quy Sau khi phân tích tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc tác giả đưa ra kết quả như sau:

Bảng 4.11 Bảng phân tích hệ số tương quan Pearson

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS

Từ kết quả phân tích Pearson cho thấy các biến độc lập HT, LCNN, CTTT, QDDH, CP, TDHN có mối tương quan thuận chiều với biến ý định (YD) vì hệ số Sig của các biến độc đều có giá trị < 0,05 và các hệ số tương quan (Pearson Correlation) của các biến độc lập và biến phụ thuộc đều dương.

Trong đó, nhân tố có mối tương quan mạnh nhất đến Ý định là nhân tố HT (R 0,840), nhân tố có mối tương quan thấp nhất tới Ý định là nhân tố TDHN (R 0.409).Do đó, các biến nhân tố trong mô hình đủ điều kiện để thực hiện phân tích hồi quy Các mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc “Ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” và 6 biến độc lập đều lớn hơn 0.3 Chính vì lý do này nên nhân tố phụ thuộc “Ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh”càng lớn thì 6 nhân tố độc lập sẽ tăng theo và ngược lại nếu học sinh không đồng ý hoặc không chọn bất kỳ nhân tố nào trong

6 biến độc lập này thì biến phụ thuộc “Ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ giảm xuống.

4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Std. sai lỗi ước tính

1.81 7 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác mức độ phù hợp của mô hình so với với tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,727 (hay 72,7%) với kiểm định F Change, Sig = 0,000 ≤ 0,05 có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa Ý định và 6 biến độc lập trong mô hình

4.3.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Kiểm định Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ tuyến tính của mô hình hồi quy: sử dụng kiểm định F để kiểm định giả thuyết hồi quy Với mức ý nghĩa 5%, điều kiện bác bỏ khi Sig < 0,05 Kết quả kiểm định F cho kết quả như bảng dưới đây:

Tổng bình phương df Ý nghĩa bình phương F

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS)

Kết quả kiểm định F Change, Sig = 0,000 ≤ 0,05 có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa Ý định mua và 6 biến độc lập trong mô hình.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan:

Std.sai lỗi ước tính

=> Không có hiện tượng tự tương quan

4.3.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Si g.

Error Beta Toleran ce VIF

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), hiện t ợng đa cộng tuyến là một giả định dànhƣ riêng cho hồi quy đa biến, giả định này xem xét sự tương quan của các biến độc lập trong mô hình Các hệ số đo lường để kiểm định bao gồm độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì độ chấp nhận của biến càng nhỏ thì có dấu hiệu của đa cộng tuyến trong mô hình, trong khi hệ số phóng đại phương sai là một đại lượng nghịch đảo của độ chấp nhận của biến nên hệ số này cao được xem là dấu hiệu của đa cộng tuyến Nếu hệ số phóng đại phương sai lớn hơn 10 thì mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả phân tích trong Bảng (Coefficients) cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến trong mô hình đều rất nhỏ, có giá trị từ 1.227 đến 3.417 nhỏ hơn 10.

Chứng tỏ, mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết của hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình có ý nghĩa thống kê.

4.3.5 Kết quả phân tích hồi quy

Phương trình hồi quy tuyến tính bội chuẩn hoá thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT tại TP.HCM như sau:

Kết quả cho thấy 3 nhân tố “Hạ tầng tầng của trường Đại học”, “Quan điểm về học Đại học” và “Tư duy hướng nghiệp” đều có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định lựa lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT tại TP.HCM nên tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận.

Kết quả các nhân tố ảnh hưởng được sắp xếp từ cao đến thấp nhất sau:

Giả thuyết Biến Standard.Beta % Thứ tự ảnh hưởng

Thảo luận kết quả nghiên cứu

H1 Hạ tầng của các trường Đại học có ảnh hưởng cùng chiều đối với ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh THPT tại Tp.HCM

H2 Yếu tố lựa chọn ngành nghề cùng chiều đối với ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh THPT tại

H3 Yếu tố chương trình học áp dụng thực tiễn ngược chiều đối với ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh

H4 Yếu tố quan điểm về Đại học cùng chiều đối với ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh THPT tại

H5 Yếu tố chi phí ngược chiều đối với ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh THPT tại Tp.HCM

H6 Yếu tố tư duy hướng nghiệp cùng chiều đối với ý định lựa chọn trường Đại học của các học sinh THPT tại

Vậy mô hình nghiên cứu tốt nhất của đề tài như sau: Đánh giá mức độ trung bình (Mean) của các nhân tố Để đánh giá mức độ trung bình của thang đo Likert 5 khoảng cách, giá trị khoảng cách = (maximum – minimum) / n = (5 –1) / 5 = 0,8, do đó ta có:

Dựa trên kết quả thống kê giá trị trung bình Mean của các biến độc lập dao động trong khoảng từ 3,9 đến 4,1 thể hiện mức độ đồng ý của các bạn học sinh về các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với giá trị trung bình về “Ý định -Giới tính” nam đạt 3,967949, nữ đạt4,112644 điều này có thể giải thích được giới tính có thể liên quan đến sự quan tâm các lĩnh vực học thuật, tiêu chuẩn khác nhau trong việc lựa chọn trường đại học Đối với “ Ý định - Lớp” có tổng giá trị trung bình Mean là 4.052209 nằm trong mức 3,41 ≤ 4.052209 ≤ 4,2 đây là mức giá trị cao Trong đó ý định của các bạn học sinh lớp 10 đạt giá trị Mean là 4,055556, lớp 11 đạt 3,905556, lớp 12 đạt 4,105051 “Ý định-Lớp” cho thấy các bạn học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm về việc lựa chọn trường đại học, và các ý định có sự khác nhau giữa các lớp Qua số liệu cho thấy các bạn học sinh lớp 12 đạt giá trị Mean cao nhất là 4,105051 cũng phản ánh lên được sự trưởng thành, trình độ học vấn, kinh nghiệm và quan điểm của học sinh lớp 12 là cao nhất do các bạn sắp tốt nghiệp và đang chuẩn bị cho tương lai của mình, còn các bạn lớp 10 và 11 mức độ quan tâm các bạn ít hơn do các bạn đang tập trung vào việc học tập hơn. Đối với “Ý định - Nơi ở” có tổng giá trị Mean là 4,053309 nằm trong khoảng 3,41 ≤ 4.052209 ≤ 4,2 nằm trong khoảng mức giá trị cao Điều này cho thấy được xu hướng quan tâm và và chọn trường đại học ở những nơi mà các bạn đang sinh sống hoặc đã quen thuộc với môi trường đó, có thể là do sự thuận tiện trong việc di chuyển, sự ảnh hưởng của gia đình, bạn bè hoặc hoặc có thể là mối quan hệ gắn bó với cộng đồng địa phương

Kiểm định sự khác biệt về ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh theo giới tính, lớp học, nơi ở

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent Sample T - Test và ANOVA để so sánh ảnh hưởng của các nhóm học sinh đến ý định chọn trường Đại học Nếu hệ số Sig ≤ 0.05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ H0, nghĩa là có sự khác biệt về kết quả đánh giá các đối tượng về mức độ quan trọng của các nhân tố. Ngược lại, nếu Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0

Tiến hành kiểm định Independent Sample T - Test với giả thuyết sau: H1: Không có mối liên kết giữa giới tính đối và ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference

Equal varianc es not assume

Dựa trên kết quả kiểm định t của biến giới tính có giá trị Sig = 0,39 > 0,05 Vậy ta chấp nhận giả thuyết H1, nên nhóm nghiên cứu kết luận rằng giới tính và ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh không có mối liên kết

Tiến hành kiểm định phương sai ANOVA với những giả thuyết sau:

H2: Không có mối liên kết về lớp học đối với ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh

48 Thông qua kiểm định phương sai ANOVA đối với biến nhóm lớp thì có giá trị Sig 0,147 > 0,05 Vì vậy ta chấp nhận H2, nên nhóm nghiên cứu kết luận rằng lớp học đối với ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh không có mối liên kết với nhau

H3: Không có mối liên kết giữa nơi ở với ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua kiểm định phương sai ANOVA đối với biến nơi ở thì có giá trị Sig 0,367 > 0,05 Vì vậy ta chấp nhận H3, nên nhóm nghiên cứu kết luận rằng nơi ở với ý định chọn trường Đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh không có mối liên kết với nhau

Nói cách khác, ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT tại TP.HCM không bị phụ thuộc vào giới tính, lớp học/ độ tuổi và nơi ở

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố  tác động đến ý định chọn lựa trường Đại học của học sinh THPT tại Tp - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Hình 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố tác động đến ý định chọn lựa trường Đại học của học sinh THPT tại Tp (Trang 21)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 23)
Hình 4.3: Biểu đồ Nơi sinh sống - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Hình 4.3 Biểu đồ Nơi sinh sống (Trang 32)
Bảng 4.1 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.1 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Trang 42)
Bảng 4.2 Kiểm định sai trích của các yếu tố - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.2 Kiểm định sai trích của các yếu tố (Trang 43)
Bảng 4.3 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.3 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 (Trang 49)
Bảng 4.4 Kiểm định sai trích của các yếu tố - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.4 Kiểm định sai trích của các yếu tố (Trang 50)
Bảng 4.5 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA lần 3 - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.5 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA lần 3 (Trang 57)
Bảng 4.6 Kiểm định sai trích của các yếu tố - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.6 Kiểm định sai trích của các yếu tố (Trang 58)
Bảng 4.7 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA KMO and Bartlett's Test - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.7 Kiểm định tích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA KMO and Bartlett's Test (Trang 66)
Bảng 4.8 Kiểm định sai trích của các yếu tố - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.8 Kiểm định sai trích của các yếu tố (Trang 66)
Bảng 4.10 Tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.10 Tổng hợp các biến sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Trang 67)
Bảng 4.9 Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.9 Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc (Trang 67)
Bảng 4.12 Bảng kiểm định F ANOVA a - tiểu luận nghiên cứu ý định lựa chọntrường đại học của các học sinhtrung học phổ thông tại thành phốhồ chí minh
Bảng 4.12 Bảng kiểm định F ANOVA a (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w