1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) các yếu tố của quảng cáo trên youtube tác độngđến ý định mua hàng của thế hệ z tại thành phốhồ chí minh

46 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Của Quảng Cáo Trên Youtube Tác Động Đến Ý Định Mua Hàng Của Thế Hệ Z Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh, Hồ Khánh Châu, Đặng Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Vĩnh Đăng Khôi, Thái Yến Linh, Đỗ Thị Ngọc Minh, Võ Thị Thanh Minh, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Võ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Trường Thành, Trần Thanh Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Tường Vy
Người hướng dẫn GVHD Trần Anh Tài
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II
Chuyên ngành Tin Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 5,16 MB

Nội dung

Ngoài ra, TP.HCM có sốlượng doanh nghiệp đang hoạt động lớn nhất cả nước với khoảng 268.000 doanh nghiệp,chiếm 31%.Với một môi trường đầy tiềm năng về nhu cầu tiêu thụ và điều kiện tiếp

Trang 1

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN TIN HỌC

CÁC YẾU TỐ CỦA QUẢNG CÁO TRÊN YOUTUBE TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

Hồ Khánh Châu – 2211115009Đặng Nguyễn Gia Huy- 2211115039Nguyễn Vĩnh Đăng Khôi - 2211115047Thái Yến Linh – 2211115055

Đỗ Thị Ngọc Minh – 2214115174

Võ Thị Thanh Minh – 2215115246Nguyễn Thị Mỹ Ngọc – 2011115392

Võ Thị Ánh Nguyệt – 2011116497Nguyễn Trường Thành – 2215115266Trần Thanh Thuỷ Tiên – 2211115118Nguyễn Thị Tường Vy - 2211115139

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Trang 2

2

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

01 Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi

02 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

đến vấn đề nghiên cứu và được viết rõ ràng

03 Lựa chọn được phương pháp luận phù hợp

04 Dữ liệu sử dụng phù hợp, có nguồn rõ ràng

05 Xác định được phương pháp nghiên cứu phù

hợp

06 Tài liệu sử dụng phù hợp, đa dạng, hợp lệ

07 Cấu trúc bài viết phù hợp, ngôn ngữ viết rõ

ràng, khoa học

TỔNG CỘNG:

i

Trang 4

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ vi

NỘI DUNG 1

1 Lý do nghiên cứu 1

2 Tổng quan các nghiên cứu gần đây 1

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 6

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 6

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 6

3.2 Câu hỏi nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 7

5.1 Cơ sở lý thuyết 7

5.1.1 Lý thuyết nền 7

5.1.1.1 Thuyết hành động hợp lý 7

5.1.1.2 Thuyết sử dụng và thoả mãn 8

5.1.2 Các khái niệm nghiên cứu 9

5.1.2.1 Quảng cáo 9

5.1.2.2 YouTube 9

5.1.2.3 Quảng cáo trên YouTube 10

5.1.2.4 Giá trị của quảng cáo YouTube 10

5.1.2.5 Tính thông tin của quảng cáo 11

5.1.2.6 Tính giải trí của quảng cáo 11

ii

Trang 5

5.1.2.7 Tính cá nhân hoá của quảng cáo 11

5.1.2.8 Tính phiền nhiễu của quảng cáo 12

5.1.2.9 Sự uy tín của quảng cáo 12

5.1.2.10 Tần suất xuất hiện (sự lặp lại) của quảng cáo 13

5.1.2.11 Thái độ đối với quảng cáo trên YouTube 13

5.1.2.12 Ý định mua hàng 13

5.1.2.13 Thế hệ Z 14

5.2 Mô hình nghiên cứu 14

6 Phương pháp nghiên cứu 14

6.1 Quy trình nghiên cứu 14

6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng 15

6.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 15

6.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 15

6.3 Xử lý số liệu 16

7 Đóng góp của đề tài 16

7.1 Về mặt lý luận 16

7.2 Về mặt thực tiễn 17

8 Kết cấu của đề tài 17

9 Lịch trình dự kiến 17

10 Các nguồn lực 18

10.1 Về con người 18

10.2 Về kinh phí 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO a PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH h PHỤ LỤC 2 DÀN BÀI THẢO LUẬN k PHỤ LỤC 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ĐỀ XUẤT

SỬ DỤNG o

iii

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 SEM Search Engine Marketing Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm

3 TRA Theory of Reasoned Action Lý Thuyết Hành Động Hợp Lý

4 UGT Uses and Gratifications Theory Thuyết sử dụng và thỏa mãn

iv

Trang 8

TIỂU LUẬN MÔN TIN HỌC DANH MỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 9-1 Lịch trình dự kiến 25

khoa học về cuộc…

Nghiêncứu khoa… 100% (4)

26

3 - Yéh

Nghiêncứu khoa… 100% (3)

51

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 5-1 Thuyết hành động hợp lý 16

Hình 5-2 Thuyết sử dụng và thoả mãn 17

Hình 5-3 Mô hình nghiên cứu 22

Hình 6-1 Quy trình nghiên cứu 23

Trang 10

NỘI DUNG

1 Lý do nghiên cứu.

Trong thời đại 4.0 – thời kỳ bùng nổ của Internet, ngành quảng cáo đã có nhữngbước tiến vượt bậc Trước đây, các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm thông qua các kênhquảng cáo truyền thống như biển quảng cáo, vô tuyến truyền hình, báo đài thì hiện nay,nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trên toàn thế giới, doanhnghiệp đã có thể sử dụng những hình thức quảng cáo trực tuyến (online) để quảng bá sảnphẩm, dịch vụ và thu hút lượng lớn sự quan tâm của khách hàng trong một thời gianngắn Các nền tảng truyền thông trực tuyến và các trang mạng xã hội như Facebook,Instagram và YouTube đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quảng cáo của cácdoanh nghiệp Trong đó, chúng ta không thể không nói đến quảng cáo trên YouTube Theo dữ liệu từ Statusbrew (2023), 31% dân số trên thế giới sử dụng YouTube.YouTube hiện có khoảng 2,2 tỷ người dùng hàng tháng và mỗi ngày người dùng xemYouTube hơn 1 tỷ giờ Trong hai năm qua, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ quảngcáo trên YouTube đã tăng gấp đôi, 79% marketer cho rằng YouTube là nền tảng video tiếpthị hiệu quả nhất

Theo báo cáo của Statista, đến hết năm 2022, số lượng người dùng YouTube tạiViệt Nam đã chạm mốc con số 70 triệu người Theo thống kê, trung bình người Việt dànhkhoảng 70 phút/ngày xem YouTube

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP.HCM luôn là một trung tâm kinh tế,tài chính, thương mại, dịch vụ năng động của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam với hơn 9 triệu người (theo website World Population Review) tính đếnnăm 2022 Dẫn đầu đất nước về nhiều mặt, TP.HCM thu hút được một lượng lớn ngườitrẻ đến để học tập và làm việc Nhìn chung, thế hệ Z có sự tương tác cao trên YouTube vàthường có ý định mua hàng với các sản phẩm được quảng cáo Ngoài ra, TP.HCM có sốlượng doanh nghiệp đang hoạt động lớn nhất cả nước với khoảng 268.000 doanh nghiệp,chiếm 31%

Với một môi trường đầy tiềm năng về nhu cầu tiêu thụ và điều kiện tiếp thị sảnphẩm thông qua quảng cáo YouTube như thế, thực tế lại cho thấy có rất ít đề tài nghiêncứu về vấn đề này

Vì vậy, đề tài của nhóm được thực hiện nhằm làm rõ các yếu tố quảng cáo trênYouTube ảnh hưởng đến ý định mua hàng của Thế hệ Z tại địa bàn TP.HCM

2 Tổng quan các nghiên cứu gần đây.

Duygu Firat (2019) thực hiện bài nghiên cứu với mục tiêu xác định các nhân tố tácđộng đến giá trị của một video quảng cáo YouTube và ảnh hưởng của chúng lên quyết

1

Trang 11

định mua hàng của người tiêu dùng Mẫu nghiên cứu bao gồm 420 người dùng YouTube

ở Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách sử dụng SRA, MRA và kiểm định ANOVA để xác định sự khácbiệt giữa các nhóm nhân khẩu học thông qua giá trị quảng cáo YouTube Kết quả chỉ rarằng đàn ông thường có xu hướng khó chịu với quảng cáo YouTube hơn phụ nữ Ngườitham gia từ 40 tuổi trở lên thường có xu hướng đánh giá cao lượng thông tin trong quảngcáo hơn và người từ 30 đến 39 tuổi lại đề cao tính giải trí và xu hướng hơn Ngoài ra,người có thu nhập hằng tháng khác nhau cũng có những nhu cầu khác nhau, ảnh hưởngđến các đặc điểm mang lại hiệu quả quảng cáo YouTube khác nhau Nghiên cứu này cũngkhẳng định chắc chắn về tầm ảnh hưởng của giá trị video quảng cáo YouTube lên quyếtđịnh mua hàng của mọi người Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là việcphương pháp lấy mẫu còn đơn giản, không khái quát hóa được một cách toàn diện Nhóm tác giả Suci Ramadhani, Arif Imam Suroso, Joko Ratono (2020) đã tiếnhành nghiên cứu nhằm phân tích giá trị của các video quảng cáo trực tuyến trên nền tảngYouTube đối với hành vi xem quảng cáo, ý định hành vi và thái độ của người tiêu dùng ởJabodetabek (Indonesia) Các tác giả đã dựa vào dữ liệu được thu thập trong cuộc phỏngvấn cá nhân bằng phương pháp khảo sát trực tuyến thông qua bảng câu hỏi từ 264 ngườidùng YouTube ở Jabodetabek, trong đó 226 mẫu được coi là tốt nhất để phân tích Họ đãphân tích số liệu, sử dụng mô hình IAM kết hợp với Lý thuyết TRA, sử dụng công cụphân tích là SEM và chỉ ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến hành vi xem quảng cáo, thái độ

và ý định của người tiêu dùng ở Jabodetabek Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chỉ rarằng có 4 yếu tố đóng vai trò quan trọng, tác động đến thái độ của người tiêu dùng: tínhthông tin, tính giải trí, sự uy tín và sự phiền toái Cụ thể, tính thông tin, tính giải trí và sự

uy tín có ảnh hưởng tích cực, trong khi sự phiền toái được kiểm định là tác động tiêu cựcđến thái độ của người tiêu dùng Thêm vào đó, sự uy tín là biến được ghi nhận có tácđộng mạnh mẽ nhất trong các biến Nghiên cứu còn chứng minh rằng hành vi xem quảngcáo, ý định hành vi và thái độ của người tiêu dùng tác động qua lại lẫn nhau Tuy nhiên,nghiên cứu vẫn chưa khai thác được giá trị của yếu tố nội dung và thời gian của quảngcáo tác động đến người tiêu dùng Đồng thời, các yếu tố nhân khẩu học trong đề tài chưađược phân biệt rõ ràng

Rodney Duffett (2020) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét và đánh giá hiệuquả của YMC đối với một số mối liên kết mang tính thái độ truyền thống và phi truyềnthống của mô hình phân cấp phản ứng trên người tiêu dùng thế hệ Z ở Nam Phi Ngoài ra,nghiên cứu cũng tìm cách xác định xem liệu các biến sử dụng và các biến nhân khẩu học

có ảnh hưởng đến các mối liên kết mang tính thái độ của mô hình phân cấp phản ứngtruyền thống và phi truyền thống hay không Nghiên cứu này sử dụng bảng hỏi với cáccâu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 bậc để thu thập các câu trả lời khảo sát Kếtquả đã chỉ ra YMC có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức truyền thống, kiến thức, sởthích, sự ưu tiên và ý định mua, quyết định mua Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sự khôngđồng nhất tồn tại trong thế hệ Z này, trong đó, người ở độ tuổi từ 13 đến 14 và từ nhóm

2

Trang 12

người da trắng thể hiện các phản ứng thái độ tích cực nhất đối với YMC Từ đó, nghiêncứu đưa ra những đề xuất giúp cung cấp thông tin mới, giải pháp cho các tổ chức, doanhnghiệp để có được định hướng rõ ràng, tận dụng hiệu quả cơ hội tiếp thị kỹ thuật số và cóchiến lược MC bền vững hơn Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của đề tài này là chỉ đánh giáchung YMC mà không xem xét sự khác nhau giữa các định dạng YMC Dữ liệu chonghiên cứu này được thu thập trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, vì vậy mô hình và kếtquả cần phải được kiểm định lại.

Nhóm tác giả Rodney Graeme Duffett, Tudor Edu, Iliuta Costel Negricea, RodicaMilena Zaharia (2019) đã thực hiện nhằm điều tra ảnh hưởng của ý định mua đối với việcmua hàng của người thuộc thế hệ Y tại 2 quốc gia đang phát triển Nam Phi và Romania,đồng thời xác định xem đối với một quốc gia, các biến sử dụng và các biến nhân khẩuhọc có ảnh hưởng đến mối quan hệ hành vi này hay không Nghiên cứu sử dụng một kỹthuật lấy mẫu gồm nhiều giai đoạn và bảng câu hỏi tự quản lý từ Duffett (2015) với sựtham gia của 400 người ở Nam Phi và 400 người ở Romania thế hệ Y (từ 18-32 tuổi) trên

cơ sở tự nguyện Người tiêu dùng thế hệ Y chủ yếu sử dụng thiết bị di động để truy cậpYouTube và thời lượng xem trung bình trên thiết bị di động kéo dài hơn 40 phút (Smith,2018; YouTube, 2019) Vì thế, điện thoại di động có ảnh hưởng tích cực đối với quyếtđịnh mua hàng và mua hàng Do đó, nghiên cứu đề xuất các tổ chức và nhà tiếp thị nêntăng cường tiếp thị trên thiết bị di động Tác giả còn nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu

tố nội dung vì nó giúp thu hút người xem, tác động đến quyết định mua hàng và xây dựnglòng trung thành với thương hiệu Về vấn đề này, các nhà tiếp thị phải tải lên quảng cáothú vị với nội dung nhất quán (đảm bảo tính thông tin, giải trí và đáng tin cậy) Nghiêncứu còn nhấn mạnh vai trò của người nổi tiếng trong việc làm tăng ý định mua hàng củangười tiêu dùng Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là chỉ sử dụng các biếnnhân khẩu học quen thuộc

Dhiyaa Nadhifa Aziza, Rifelly Dewi Astuti (2019) đã thực hiện nghiên cứu vớimục tiêu nhằm làm rõ các yếu tố của quảng cáo YouTube và tác động của chúng đến sựcảm nhận giá trị quảng cáo YouTube; đánh giá tầm ảnh hưởng của quảng cáo YouTubeđến ý định mua hàng của người xem Nghiên cứu được thực hiện ở Indonesia, sử dụngquảng cáo “dijamin Ori” từ JD.ID (Một trong những nền tảng thương mại điện tử ởIndonesia để làm khảo sát) và sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng theo thang đo Likert

6 bậc để ghi nhận thái độ của người xem đối với quảng cáo này Kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng có sự ảnh hưởng tích cực của tính giải trí và tính thông tin đến giá trị của quảngcáo, cụ thể là người xem cảm thấy quảng cáo “dijamin Ori” mang tính giải trí và thôngtin, làm cho họ hứng thú, hài lòng, đồng thời có khả năng cung cấp cho người tiêu dùngthông tin về lợi ích của sản phẩm và dịch vụ Từ đó làm tăng thái độ tích cực của ngườixem đối với quảng cáo này Nghiên cứu chứng minh được sự đồng biến giữa giá trị quảngcáo YouTube và ý định mua hàng của người xem thông qua quảng cáo “dijamin Ori”.Ngược lại, tính cá nhân hoá và sự phiền toái không có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của

3

Trang 13

quảng cáo YouTube Nghiên cứu này có hạn chế là chỉ thực hiện phân tích bốn yếu tố giảitrí, thông tin, cá nhân hoá và phiền toái mà chưa đề cập đến độ tin cậy và chính sách ưuđãi.

Hafiz Ahmad Ashraf, Mehak Rehman, Haroon Iqbal Maseeh (2021) đã thực hiện

đề tài nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của quảng cáo YouTube đến sự hình thành ý địnhmua hàng của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị quảng cáo YouTube Dữliệu của nghiên cứu được thu thập từ 315 sinh viên đang học ở trường Đại học PunjabGujranwala (Pakistan) thông qua bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 bậc (1 là hoàntoàn không đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý) Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra

sự tác động của giá trị quảng cáo YouTube đến ý định mua hàng của người xem thôngqua mức độ nhận diện thương hiệu Cụ thể: tính giải trí, tính thông tin và tính cá nhân hoá

có ảnh hưởng tích cực đến giá trị của quảng cáo YouTube, trong khi tính phiền toái ảnhhưởng tiêu cực Mức độ nhận diện thương hiệu chịu ảnh hưởng tích cực từ giá trị quảngcáo YouTube và giá trị của quảng cáo YouTube ảnh hưởng gián tiếp đến ý định mua hàngcủa người tiêu dùng Nghiên cứu này có điểm hạn chế ở việc nó chỉ đơn thuần áp dụng lại

mô hình và phương pháp nghiên cứu từ các nghiên cứu trước mà chưa phát triển thêmnhiều yếu tố tác động hay yếu tố trung gian

Eslavath Rajkumar và các cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu ở Ấn Độ nhằmkhai thác ý kiến của các cá nhân truy cập YouTube đối với quảng cáo và ảnh hưởng của

nó đối với ý định mua của người xem, từ đó đánh giá mức độ đóng góp của những quảngcáo trên YouTube đối với sự thành công của các doanh nghiệp Nghiên cứu trên sử dụngphương pháp định tính để chỉ ra những quan điểm về quảng cáo và vai trò của nó lên ýđịnh mua hàng của người trẻ sử dụng nền tảng YouTube Mẫu nghiên cứu gồm 50 ngườitham gia (23 nam và 27 nữ) sử dụng YouTube tối thiểu 30p/ngày, và tiến hành khảo sátthông qua hình thức Phỏng vấn bán cấu trúc semi-structured interview Kết quả nghiêncứu đã xác định có 4 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng: sự chú ý, sự yêu thích, sựkhao khát và mô hình hành động Tính giải trí, tính thông tin, tính tùy chỉnh có tác độngtích cực đến giá trị quảng cáo và sự phiền toái có tác động tiêu cực Hạn chế của nghiêncứu là đối tượng khảo sát đều được phỏng vấn qua điện thoại và được tiến hành trongthời kỳ COVID 19, nên kết quả mẫu hỏi không còn phù hợp với thời điểm hiện tại Michelle Foong Ern Cher (2019) đã tiến hành nghiên cứu các khách hàng ngườiMalaysia nhằm đánh giá hiệu quả của video quảng cáo trực tuyến trên YouTube Dữ liệucủa nghiên cứu có cỡ mẫu là 200 người thông qua bảng câu hỏi tự quản lý, sử dụngphương pháp thiết kế nghiên cứu mô tả và kết luận theo hướng phân tích dữ liệu được sửdụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, bằng các kỹ thuật lấy mẫu theo địnhlượng, các phát hiện sẽ được lập thành bảng dọc theo một chuỗi liên tục ở dạng số để xácđịnh mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Tính mới của bài nghiên cứu đượcthể hiện ở chỗ, trước đây không có nghiên cứu nào tập trung vào quan điểm của người

4

Trang 14

dùng thế hệ Y ở Malaysia đối với quảng cáo trên YouTube Vì thế, nghiên cứu của tác giảđược thiết kế để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này Tuy nhiên đề tài vẫn cònhạn chế về mặt thời gian vì những người thế hệ Y ở thung lũng Klan thường xuyên bậnrộn.Thêm vào đó, vì tính chất thời gian nghiên cứu không cho phép nên đã làm hạn chếviệc thực hiện nghiên cứu với kích thước mẫu lớn và trên quy mô địa lý lớn hơn Kết quảcủa bài nghiên cứu cho thấy giá trị tương tác của khách hàng đóng vai trò quan trọng đếnhiệu quả quảng cáo YouTube mang lại, đặc biệt là những người tiêu thụ Malaysia.Paramitha, Yatigammana, and Gunathunge (2021) đã nghiên cứu với mục tiêuchính là để nhận diện và phân tích tầm ảnh hưởng của giá trị quảng cáo trên cứu đã chỉ rarằng tính giải trí, tính thông tin, độ tin cậy có tác động tích cực đến ý định mua hàng.Trong đó, độ tin cậy đóng vai trò quan trọng nhất trong việc dự đoán ý định mua củakhách hàng, còn sự phiền toái có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị quảng cáo Những pháthiện này cũng hỗ trợ các kết quả nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa ý định muacủa người dùng YouTube và các yếu tố ảnh hưởng YouTube đối với ý định mua hàng củangười dân ở tỉnh miền Tây Sri Lanka Bằng cách sử dụng phần mềm G-power để xácđịnh cỡ mẫu của các câu trả lời, nghiên tới giá trị quảng cáo nêu trên Nghiên cứu cũngcung cấp thông tin giúp doanh nghiệp điều chỉnh chính sách tập trung vào các yếu tố ảnhhưởng tích cực đã nêu trên Hạn chế của bài nghiên cứu này là tác giả đã sử dụng phươngpháp lấy mẫu thuận tiện (phi ngẫu nhiên) nên không thể khái quát hóa được nhiều luồng

ý kiến khác nhau, (các câu trả lời bị bó hẹp trong suy nghĩ của những người được chọn).Ngoài ra, nghiên cứu chỉ đề xuất cho các công ty về cách sử dụng quảng cáo trênYouTube hiệu quả mà không chú trọng đến danh mục sản phẩm cụ thể của từng công ty.Chen và Panyaruang (2021) đã thực hiện nghiên cứu nhằm cung cấp mô hình tíchhợp của quảng cáo YouTube và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàngthông qua thái độ của người tiêu dùng trẻ ở Chiang Mai, Thái Lan Để tiến hành, tác giả

đã thu thập câu trả lời bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (không ngẫu nhiên) của 120người từ độ tuổi 18-39 sống tại Chiang Mai, Thái Lan vào năm 2021 Tất cả chỉ số thuthập được đo lường bằng thang Likert 5 điểm “1- rất không đồng ý, 5- rất đồng ý”(Cronbach’s Alpha được sử dụng để đo lường hệ số tin cậy của bảng câu hỏi: 0,8) Kếtquả nghiên cứu cho thấy: tính giải trí, tính thông tin và độ tin cậy ảnh hưởng tích cực đếngiá trị quảng cáo, tính phiền toái thì ảnh hưởng tiêu cực Trong đó, độ tin cậy tác độngmạnh mẽ nhất tới giá trị quảng cáo và ý định mua hàng Ngoài ra, tính cá nhân hóa cũng

là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng với quảngcáo Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này dựa trên việc lấy mẫu có lựa chọn trong mộtthời gian nhất định không phù hợp cho việc khái quát hóa toàn bộ suy nghĩ và phát hiệnnhững thay đổi trong thái độ của người dùng YouTube

5

Trang 15

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.

3.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Nhận thấy tiềm năng quảng cáo qua YouTube tác động đến ý định mua hàng củangười tiêu dùng, bài nghiên cứu đã xác định những mục tiêu sau:

3.1.1 Mục tiêu tổng quát.

● Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố của quảng cáo trênYouTube đến ý định mua hàng của thế hệ Z tại TP.HCM

● Đề xuất những biện pháp cho doanh nghiệp và nhà tiếp thị trong việc thiết

kế quảng cáo trên YouTube nhằm thu hút và làm tăng ý định mua hàng của thế hệ Z tạiTP.HCM

● Đánh giá tính hiệu quả về mặt thu hút thế hệ Z mua hàng gần đây củaquảng cáo trên nền tảng YouTube tại TP.HCM

● Đề xuất những giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp và nhà tiếp thị cungcấp những quảng cáo YouTube hấp dẫn, phù hợp hơn với khách hàng là thế hệ Z nhằmtăng ý định mua hàng của người xem

3.2 Câu hỏi nghiên cứu.

Câu hỏi 1: Các yếu tố chính của quảng cáo trên YouTube ảnh hưởng đến ý địnhmua hàng của thế hệ Z tại TP.HCM là gì?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào của quảng cáo trên YouTube ảnh hưởng tích cực đến

ý định mua hàng của thế hệ Z tại TP.HCM?

Câu hỏi 3: Những yếu tố nào của quảng cáo trên YouTube ảnh hưởng tiêu cực đến

ý định mua hàng của thế hệ Z tại TP.HCM?

Câu hỏi 4: Thế hệ Z tại TP.HCM có thái độ như thế nào đối với quảng cáo trênYouTube?

Câu hỏi 5: Tần suất xuất hiện của quảng cáo có ảnh hưởng đến ý định mua hàngcủa thế hệ Z tại TP.HCM hay không?

Câu hỏi 6: Những đề xuất nào cho doanh nghiệp và nhà tiếp thị trong việc thiết kếquảng cáo phù hợp với thế hệ Z tại TP.HCM?

6

Trang 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu bao gồm đối tượng phân tích và đối tượng khảo sát:

● Đối tượng phân tích trong nghiên cứu này là yếu tố quảng cáo trênYouTube tác động tới ý định mua hàng của thế hệ Z

● Đối tượng khảo sát là thế hệ Z đang sinh sống, học tập và làm việc tạiTP.HCM

4.2 Phạm vi nghiên cứu.

● Không gian: Hành vi mua hàng của thế hệ Z được lấy mẫu tại địa bànTP.HCM

● Thời gian: 6 tháng kể từ ngày 09/11/2023 đến ngày 30/5/2023

5 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

Có vài nguyên nhân tác động đến hành vi tiêu dùng, và một trong số đó có thể kểđến sự yêu thích đến từ mỗi cá nhân Theo Webster và các cộng sự (1994), TRA chỉ rarằng hành vi tiêu dùng dựa vào ý định hành vi, mà ý định hành vi phụ thuộc vào thái độkhách hàng Học thuyết này giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi con người Vìvậy thái độ người tiêu dùng được định nghĩa là tích cực hay tiêu cực dựa vào cách màngười đó hành động (Webster và các cộng sự, 1994) Thái độ tích cực dẫn tới ý định hành

vi cá nhân cũng sẽ tích cực theo sau (Mosavi và Ghaedi, 2012; Yang và các cộng sự,2017) Để hiểu về ý định hành vi, mục tiêu của TRA là thái độ cá nhân đối với hành vi,các chuẩn mực chủ quan của con người và các nhóm ảnh hưởng đến những thái độ này(Ajzen và Fishbein, 1977) Vì vậy dựa vào thuyết TRA, hành vi của con người được địnhhướng bởi ý định hành vi, đó là sự sẵn sàng của một người nào đó để thực hiện một hànhvi

7

Trang 17

Hình 5-1 Thuyết hành động hợp lý.

5.1.1.2 Thuyết sử dụng và thoả mãn.

Lý thuyết sử dụng và thỏa mãn (UGT) là một khung lý thuyết được sử dụng đểgiải thích các động cơ và lý do khác nhau đằng sau việc sử dụng bất kỳ phương tiệntruyền thông nào (Gan, 2017)

Lý thuyết UGT giả định rằng người tiêu dùng thì linh hoạt, có chọn lọc và có động

cơ khi sử dụng phương tiện truyền thông (Quan-Haase và Young, 2010) Lý thuyết UGTđược áp dụng để giải thích tại sao mọi người có xu hướng sử dụng phương tiện truyềnthông cụ thể để thỏa mãn nhu cầu của họ (Katz và cộng sự, 1974) Các học giả truyềnthông lý luận rằng lý thuyết UGT cung cấp quan điểm lấy người dùng làm trung tâm vềcác động cơ xã hội và tâm lý khác nhau được tìm kiếm từ một phương tiện nhất định(Leung và Wei, 2000) Nghiên cứu trước đây cho thấy lý thuyết U & G của các nền tảngtruyền thông xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến ý định tiếp tục sử dụng (Yen và cộng sự,2018) và ý định mua hàng (Aluri và cộng sự, 2016)

Với quan điểm người mua sắm được thúc đẩy bởi nhiều nhu cầu tâm lý xã hộikhác nhau ngoài những nhu cầu liên quan chặt chẽ đến việc mua sắm sản phẩm thì Chen

và Wells đã nghiên cứu việc sử dụng Internet như một địa điểm mua sắm

1.1.

8

Trang 18

1.2 -Các khái niệm nghiên cứu.

về các thương hiệu (Yu và cộng sự, 2013)) Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tớihành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng bằng cách cung cấp những thông điệpbán hàng một cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán

Quảng cáo trực tuyến, còn được gọi là tiếp thị trực tuyến, quảng cáo Internet,quảng cáo kỹ thuật số hoặc quảng cáo web, là một hình thức tiếp thị và quảng cáo sửdụng Internet để truyền tải thông điệp tiếp thị quảng cáo đến người tiêu dùng Quảng cáotrực tuyến bao gồm tiếp thị qua email, tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM), tiếp thị truyềnthông xã hội, nhiều loại quảng cáo màn hình kỹ thuật số (bao gồm quảng cáo biểu ngữweb) và quảng cáo trên thiết bị di động Quảng cáo trực tuyến đóng vai trò quan trọng vìđây một phương pháp nhanh chóng, linh hoạt và có thể đo lường được để điều chỉnh cácthông điệp tiếp thị của công ty đến mọi người trên khắp thế giới, từ đó kích thích nhu cầumua, tăng mức tiêu thụ hàng hóa của công ty và tạo lập sự trung thành với nhãn hiệu củamình

5.1.1.4 YouTube.

YouTube là một nền tảng mạng xã hội, được phát triển vào năm 2005 bởi ChadHurley, Steve Chen và Jawed Karim, cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ video Hiện

9

Trang 19

nay, YouTube là website có lượng truy cập lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Google.com).YouTube đã khẳng định được vị thế của mình, từng bước trở thành một kênh Marketingtiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam (Hội nghị cao cấp Việt Nam MarketingSummit, 2020), cho phép các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác tương tác vớinhau và xây dựng các mối quan hệ và cộng đồng trong môi trường trực tuyến (Ina, 2019).

5.1.1.5 Quảng cáo trên YouTube.

Quảng cáo trên YouTube đang dần thay thế quảng cáo trên các kênh truyền thống,đặc biệt là truyền hình, nhờ vào những ưu điểm vượt trội như chi phí cạnh tranh, lựa chọnđối tượng khách hàng dựa trên thông tin nhân khẩu học và sở thích, có khả năng đo lường

và đề xuất thông tin chiến dịch quảng cáo một cách chính xác và nhanh chóng nhờ thuậttoán dựa trên lịch sử tìm kiếm trước đó của người xem (Petersen, 2019), giúp nhữngngười làm quảng cáo có những chỉnh sửa cần thiết nhằm tối ưu hóa hiệu quả của việc tiếpthị sản phẩm

Theo YouTube Help Centre (2023), YouTube đang cung cấp 6 dạng quảng cáovideo, trong đó có 3 dạng quảng cáo được phát trong luồng phát video khác và là đốitượng được sử dụng trong nghiên cứu này, bao gồm: (1) Quảng cáo trong luồng phát cóthể bỏ qua (skippable ads): những quảng cáo này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, làmgián đoạn video chứa nội dung chính Quảng cáo loại này cho phép người xem được lựachọn giữa việc bỏ qua quảng cáo sau 5 giây hoặc tiếp tục xem nội dung quảng cáo (2)Quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua (non-skippable ads): những quảng cáo này

có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình xem, làm gián đoạn video chứa nội dungchính Người xem không thể bỏ qua quảng cáo, video chứa nội dung chính sẽ được phátsau khi quảng cáo kết thúc Thời lượng của loại quảng cáo này kéo dài từ 20 - 30 giây (3)Quảng cáo đệm (Bumper ads): là một loại quảng cáo không thể bỏ qua nhưng có thờilượng ngắn hơn bình thường (6 giây)

5.1.1.6 Giá trị của quảng cáo YouTube.

Sự đánh giá chủ quan của giá trị tương đối hoặc tính hữu ích của quảng cáo đốivới người tiêu dùng được gọi là giá trị của quảng cáo (Ducoffe, 1995) Nó chỉ ra tầmquan trọng hoặc tính hữu ích của quảng cáo đối với khách hàng nên có thể sử dụng để đolường hiệu quả quảng cáo (Edwards et al., 2002; Rao và Minakakis, 2003) Theo một sốhọc giả, giá trị quảng cáo rất hữu ích vì nó phản ánh được sự hài lòng của người tiêudùng đối với hoạt động truyền thông sản phẩm của thương hiệu Nói cách khác, giá trịquảng cáo có thể được định nghĩa là sự đánh giá và thể hiện toàn diện giá trị của quảngcáo trên mạng xã hội Dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi Brackett và Car (2001),quảng cáo có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua hàng Khi một thông điệp cụ thể đượcđưa ra trong quảng cáo phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ cảm thấy rằngquảng cáo đó có giá trị Khi quảng cáo hoạt động thành công thì giá trị của nó sẽ đượcchuyển sang cho người xem/ khách hàng (Golding) Do đó, giá trị quảng cáo có thể được

10

Trang 20

xem như một đánh giá tổng thể và đại diện cho hiệu quả quảng cáo trên phương tiệntruyền thông xã hội.

5.1.1.7 Tính thông tin của quảng cáo.

Tính thông tin có thể được định nghĩa là khả năng của quảng cáo cung cấp chokhách hàng thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, từ đó có thể làm hài lòngkhách hàng (Ducoffe, 1996) Tính thông tin có thể dẫn khách hàng đến quyết định muasản phẩm (Ducoffe, 1995), các thông tin này sẽ hữu ích khi khách hàng tìm hiểu về lợiích sản phẩm hoặc các mặt hàng cạnh tranh (Shavitt, Lowrey & Haefner, 1998) Kháchhàng cố gắng thu thập thông tin nhiều nhất có thể về sản phẩm trước khi đưa ra quyếtđịnh mua hàng (Erdem, Swait, & Valenzuela, 2006) và họ thu thập hầu hết thông tin đóbằng các phương tiện không chính thức (Mooij & Hofstede, 2010) Những phương tiệnkhông chính thức này bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội, ví dụ: YouTube

5.1.1.8 Tính giải trí của quảng cáo.

Giải trí là một yếu tố dự báo quan trọng về giá trị của quảng cáo vì vậy rất quantrọng đối với hiệu quả của quảng cáo (Ducoffe, 1996 và cộng sự, 2003) Thuật ngữ “giảitrí” đề cập đến phản ứng của khách hàng đối với sự thú vị và thích thú trong quảng cáo.Hưởng thụ và né tránh là những phản ứng tích cực và tiêu cực đối với quảng cáo, dẫn đếnkhách hàng cảm thấy hài lòng hay thất vọng về quảng cáo trong khi đó tính giải trí có thểđược mô tả như khả năng đáp ứng nhu cầu né tránh, xao nhãng, sự thoả mãn về thẩm mỹhoặc cảm xúc của khán giả trong khi xem quảng cáo (Ducoffee, 1996) Nếu người dùngcủa một phương tiện truyền thông cụ thể được cung cấp mức độ giải trí cao, họ sẽ dànhnhiều thời gian hơn cho phương tiện đó (Pollay & Mittal, 1993) vì nó sẽ mang lại niềmvui và sự thích thú cho họ (Lee & Choi, 2005) Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng một thôngđiệp ngắn gọn và hài hước sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của người tiêu dùng(Katterbach, 2002) và người dùng sẽ chia sẻ thông tin với những người dùng mạng xã hộikhác nếu họ tìm thấy sự giải trí trong nội dung đó (Kim, Sohn, & Choi, 2011) Vì vậynhiều tổ chức đã kết hợp yếu tố giải trí trong quảng cáo của họ để tiếp cận ngày càngnhiều khách hàng

5.1.1.9 Tính cá nhân hoá của quảng cáo.

Cá nhân hoá là cách quảng cáo có thể tùy chỉnh thông tin phù hợp với sở thích vànhu cầu của người xem Cá nhân hoá liên quan đến việc điều chỉnh thông tin nhờ vào thịhiếu và sự tìm kiếm của người dùng Nghiên cứu của Zeng, Huang và Dou (2009) chothấy xu hướng quảng cáo có thể được thay đổi với sự trợ giúp của phương tiện truyềnthông xã hội do các tính năng tùy chỉnh của nó, tức là khách hàng có thể xây dựng hồ sơcủa họ và thông qua đó, các hoạt động của họ có thể được theo dõi trên cơ sở vị trí địa lý

và nhân khẩu học của họ DeZoysa (2002) đã nghiên cứu rằng khi quảng cáo được tùychỉnh theo lối sống của khách hàng thì nó sẽ hấp dẫn hơn đối với họ Vì vậy, các nhàquảng cáo nên nghiên cứu nhu cầu và phong cách sống của khách hàng để thiết kế quảng

11

Trang 21

cáo hợp lý (Rao và Minakakis, 2003) Khi thông điệp trong quảng cáo tạo ra sự trao đổithông tin giữa nhà quảng cáo và khách hàng thì nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn (Ducoffe,1995)

Khi sử dụng YouTube, người xem sẽ được xem những quảng cáo được tạo ra dànhriêng cho họ bởi những nội dung mà họ từng tìm kiếm trước đó trên YouTube và cả từdanh sách tìm kiếm lịch sử từ các trang mạng khác trên cùng nội dung (Gros,2013) Khicác quảng cáo trên nền tảng đa phương tiện có thể dõi theo sự phản hồi từ người xemthông qua lượt yêu thích, chia sẻ, bình luận và đăng tải, thì các doanh nghiệp sẽ sử dụng

dữ liệu này để phân tích và trả lời cho câu hỏi tại sao, như thế nào mà các quảng cáo đặctrưng được thiết kế và đề xuất cho riêng mỗi người xem (Laroche et al., 2013; Tuten &Solomon, 2017)

5.1.1.10 Tính phiền nhiễu của quảng cáo.

Tính phiền nhiễu có thể được mô tả là nội dung lộn xộn và gây khó chịu cho người

sử dụng Internet (Eighmey & McCord, 1998) Corstjens và Umblijs (2012) đã nghiên cứurằng quảng cáo trên mạng xã hội chẳng hạn như quảng cáo trên youtube có thể gây khóchịu cho người dùng vì họ cảm thấy rằng nó gây ra sự xáo trộn về quyền riêng tư của họ.Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng sự khó chịu ảnh hưởng tiêu cựcđến quảng cáo trên mạng xã hội (Dao, Lee, Cheng & Chen, 2014; Logan, Bright &Gangadharbatka, 2012) Quảng cáo trực tuyến như quảng cáo biểu ngữ (banner ads) vàquảng cáo bật lên (pop-up ads) cũng được coi là quảng cáo gây phiền nhiễu Nhữngquảng cáo trực tuyến dưới dạng biểu ngữ này có thể dễ dàng chuyển hướng sự chú ý củangười dùng và do đó gây khó chịu cho họ (Ducoffe, 1995)

5.1.1.11 Sự uy tín của quảng cáo.

Sự uy tín của quảng cáo được định nghĩa là “mức độ mà người tiêu dùng cảmnhận được các thông điệp trung thực và đáng tin cậy về thương hiệu trong quảng cáo”(MacKenzic & Lutz, 1989) Sự uy tín là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đểđánh giá chất lượng thông tin (Bae & Lee, 2011) Điều này khẳng định rằng sự uy tín làmột trong những yếu tố dự báo chính về hiệu quả quảng cáo (Choi & Rifon, 2002) cũngnhư sự hình thành thái độ và hành vi (Lafferty & Goldsmith, 1999) Erdogan (1999) cũngkhẳng định rằng sự uy tín của nguồn thông tin sẽ có tác động tích cực đối với thương hiệu

và có tác động tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến (Hsu & Tsou, 2011; Wang vàcộng sự, 2006) Ducoffe (1996) và Brackett và Carr (2001) là một trong những tác giảđầu tiên nhấn mạnh vai trò của sự uy tín đối với giá trị quảng cáo trực tuyến Các tác giảchỉ ra rằng sự uy tín của quảng cáo ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùngđối với quảng cáo trên mạng xã hội, từ đó ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng trựctuyến của họ

12

Trang 22

Sự uy tín là một yếu tố rất cần thiết cho việc thực hiện kinh doanh không chỉ trongquảng cáo mà còn trong việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh giữa người bán và ngườimua Jarvenpaa và Tractinsky (1999) lập luận rằng thiếu sự uy tín sẽ ngăn cản khách hàngtham gia giao dịch trực tuyến Ohanian (1990) đã chỉ ra rằng nếu nguồn thông tin đángtin cậy và từ các chuyên gia sẽ tạo ra thái độ và hành vi tín nhiệm từ người tiêu dùng.Ngoài ra, quảng cáo từ các nguồn đáng tin cậy có thể tạo ra thái độ tích cực hơn vì ngườitiêu dùng có xu hướng tin tưởng vào thông tin được cung cấp bởi những thương hiệu nổitiếng (Wang & Lan, 2018) Mặt khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người tiêu dùngđánh giá quảng cáo trên mạng xã hội không đáng tin cậy bằng các quảng cáo truyềnthống khác (Prendergast, Liu & Poon, 2009) Vì vậy, việc thuyết phục người tiêu dùngbằng sự uy tín của quảng cáo trên mạng xã hội có thể rất khó khăn đối với rất nhiều công

ty (Aktan, Aydogan, Aysuna & Cad, 2016)

5.1.1.12 Tần suất xuất hiện (sự lặp lại) của quảng cáo.

Theo Chron.com, sự lặp lại được sử dụng trong quảng cáo như một cách để giữcho thương hiệu hoặc sản phẩm luôn ở vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng Sựlặp lại có thể làm tăng độ nhận diện của thương hiệu, nhưng nó cũng có thể dẫn đến sựmệt mỏi của khách hàng Pechmann và Stewart (1988) định nghĩa các hiệu ứng quảngcáo lặp lại là “các hiệu ứng khác biệt của những lần tiếp xúc với quảng cáo liên tiếp, tức

là các tác động khác biệt của một lần tiếp xúc nhất định trong một chuỗi các lần tiếp xúc.Quan điểm này cho rằng mỗi một mức độ tiếp xúc nhất định, một quảng cáo có thể tácđộng tích cực đáng kể đến người tiêu dùng và cũng có thể không có tác động đáng kể đếnngười tiêu dùng hoặc thậm chí có thể có tác động tiêu cực Khi người tiêu dùng trở nênquá mệt mỏi với một quảng cáo, họ sẽ bỏ qua hoặc chủ động né tránh sản phẩm Do đó,

để có hiệu quả, sự lặp lại phải diễn ra theo đúng tỷ lệ, vì quá nhiều sự lặp lại có thể phảntác dụng của một chiến lược quảng cáo

5.1.1.13 Thái độ đối với quảng cáo trên YouTube.

Theo McKenzie và Lutz (1989), thái độ đối với quảng cáo là sự đánh giá tổngquan về thái độ của người tiêu dùng khi xem và nhận định về một quảng cáo cụ thể trongthời gian tiếp xúc Thái độ quảng cáo có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy theo góc độ chủquan của người xem đối với nội dung mà quảng cáo hiển thị, có nghĩa rằng cùng mộtquảng cáo nhưng sẽ có những nhận định khác nhau của từng khách hàng về quảng cáođó.Thái độ đối với quảng cáo có ảnh hưởng đến thái độ khách hàng đối với sản phẩm, từ

đó ảnh hưởng đến ý định mua hàng Do đó, thái độ của khách hàng đối với các mẫuquảng cáo sẽ ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, thái độ đốivới nhãn hàng và xu hướng tiêu dùng

5.1.1.14 Ý định mua hàng.

Có thể hiểu ý định mua hàng là sự thể hiện khả năng người tiêu dùng sẽ lên kếhoạch hoặc sẵn sàng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong tương lai (Wu, Yeh, &

13

Trang 23

Hsiao, 2011) Khi người tiêu dùng có thái độ tốt về sản phẩm hoặc dịch vụ, điều đó sẽlàm ý định mua hàng của người tiêu dùng được tăng lên (Ko, Cho, & Roberts, 2005) Khi

ý định mua hàng của người tiêu dùng được tăng lên, cơ hội bán sản phẩm hay dịch vụ củadoanh nghiệp cũng gia tăng theo

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ý định mua hàng bắt nguồn từ giá trịquảng cáo thông qua quảng cáo trên mạng xã hội (Kim và cộng sự, 2011) Ý định muahàng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi giá trị của một thương hiệu cụ thể cũng như các

đề xuất được chia sẻ bởi những người dùng khác (Dehghani và Tumer, 2015)

5.1.1.15 Thế hệ Z

Thế hệ Z được định nghĩa theo từ điển trực tuyến Merriam – Webster là “thế hệcủa những người sinh ra vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000” Theo trungtâm nghiên cứu Pew định nghĩa Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 trở đi.Tại Việt Nam hiện nay, Thế hệ Z chủ yếu được phân thành 3 nhóm chính: nhóm đã

đi làm, nhóm bắt đầu đi làm và nhóm vẫn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ Tuy Thế hệ Z nóichung chỉ chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam, nhưng nhóm này có ảnh hưởng mạnh mẽđến mọi khía cạnh của đời sống xã hội hiện nay

5.2 Mô hình nghiên cứu.

Hình

hình

nghiên cứu.

6 Phương pháp nghiên cứu.

6.1 Quy trình nghiên cứu.

14

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w