1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nghiên cứu hoạt động phân phối hàng hóa của công ty tnhh thương mại và sản xuất gỗ ván ép khánh toàn

34 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoạt Động Phân Phối Hàng Hóa Của Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Gỗ Ván Ép Khánh Toàn
Người hướng dẫn Cô Hoàng Hương Giang
Trường học Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế & Đô thị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 561,13 KB

Nội dung

Chiến lược sử dụng kho và trung tâm phân phối Kho và trung tâm phân phối DC là các điểm nút trung chuyển dự trữ quan trọngtrong mạng lưới phân phối, thực hiện các chức năng hỗ trợ sự di

Trang 1

ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ & ĐÔ THỊ -oOo -

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VẬN HÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Nghiên cứu hoạt động phân phối hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Trong Logistics và chuỗi cung ứng, mỗi hoạt động đều đóng một vai trò không thể

bỏ qua cũng như là thay thế Trong các hoạt động thì hoạt động phân phối đóng mộtvai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động Logistics củadoanh nghiệp Phân phối chính là bước cuối cùng của hoạt động Logistics để giúpcho sản phẩm của doanh nghiệp đến được tay đối tác Phân phối cùng là cơ hội đểdoanh nghiệp khẳng định được vị trí và năng lực của mình, qua đó thu hút đượcnhiều đối tác làm việc hơn

Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã và đang phát triển, học hỏi những kinhnghiệm trong hoạt động phân phối của mình từ những doanh nghiệp đi trước để cóthể từng bước hoàn thiện được hoạt động phân phối một cách tối ưu, chuyênnghiệp, đáp ứng được nhu cầu thị trường đang ngày càng phát triển theo thời gian

Có thể khẳng định rằng nếu không phát triển được hoạt động phân phối thì doanhnghiệp khó có thể phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành ởtrong và ngoài nước

Hoạt động phân phối tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Có thể kểđến như giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và quan trọng hơn cả sẽgiúp doanh nghiệp phát triển Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván épKhánh Toàn cũng đã và đang ngày càng phát triển hơn trong quá trình phân phốicủa mình để từ đó đưa được sản phẩm do công ty sản xuất được đối tác tin tưởnghơn cả về chất lượng lẫn quá trình vận chuyển Mặc dù vẫn tồn tại những nhượcđiểm nhưng với sự cố gắng của mình, công ty cũng đã có một chỗ đứng vững chắctrên thị trường, cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước Để

có thể làm rõ được hoạt động phân phối tại công ty, nhóm chúng em xin được chọn

đề tài “Nghiên cứu hoạt động phân phối hàng hóa củaCông ty TNHH Thương mại

và Sản xuất gỗ ván ép Khánh Toàn” cho bài tiểu luận lần này

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Hương Giang đã tận tình giảngdạy để chúng em có được kiến thức phục vụ cho bài tiểu luận lần này một cách tốtnhất

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân phối của doanh nghiệp

1 Khái niệm về phân phối hàng hóa

Phân phối là khâu duy trì và phân chia hàng hóa cho khách hàng tới thị trường tiêudùng cuối cùng Bao gồm toàn bộ các hoạt động đầu ra của chuỗi cung ứng và tậptrung vào việc quản lý hệ thống kênh và mạng lưới phân phối

2 Kênh và mạng phân phối

Theo quan điểm SCM, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và tổ chức

sở hữu một hàng hóa cụ thể trong quá trình chúng dịch chuyển từ nơi sản xuất tớicác điểm tiêu thụ

Mạng phân phối là tập hợp các kênh phân phối hay là sự kết nối giữa các địa điểmphân phối bằng các các phương tiện và thiết bị di chuyển hàng hóa nhằm đáp ứngnhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng Có nhiều dạng cấu trúc mạng phânphối với các đặc điểm khác nhau

Hình thức và cấu trúc mạng phân phối cụ thể phụ thuộc vào số lượng các điểm phânphối, điểm cung cấp, điểm trung chuyển và điểm nhu cầu được sắp xếp, bố trí trongquy hoạch và sự kết nối giữa các điểm này

Điểm cung cấp/phân phối: Là các cơ sở (Facilities) của nhà cung cấp, nhà sản

xuất, nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ, các điểm phát/nhận hàng

- Phân phối từ nhà cung cấp: Thường xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất,liên quan với quá trình mua sắm Điểm đến thường là các nhà máy sản xuất cố định

và ổn định

- Phân phối từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng: Thường áp dụng với các sản phẩm

có giá trị cao, nhu cầu thấp và không thể dự báo trước

- Phân phối từ các trung tâm phân phối là loại mạng lưới phân phối tốt cho các sảnphẩm có nhu cầu tương đối cao giúp tận dụng tính kinh tế quy mô do số lượng hàngphân phối lớn

- Phân phối từ cửa hàng bán lẻ: Giúp giảm chi phí phân phối đáng kể vì các cửahàng bán lẻ thường gần với khách hàng

- Phân phối từ một điểm phát/nhận hàng: Cho phép khách hàng nhận đơn hàng tạiđịa điểm thuận lợi, cung cấp sự tiện lợi lớn nhất cho khách và chi phí phân phối cóthể thấp hơn các loại hình khác

Điểm nhu cầu: Có thể là người tiêu dùng, cửa hàng bán lẻ hay địa điểm phát/nhận

hàng Lựa chọn các điểm phân phối khác nhau tạo ra những mức dịch vụ và chi phíkhác nhau

- Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: Đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp đếnngười tiêu dùng nhanh chóng

- Phân phối đến cửa hàng bán lẻ: Giảm chi phí vận chuyển vì các loại hàng hóa tậptrung theo lô lớn để tới các cửa hàng bán lẻ và khách hàng nhận hàng tại đây

- Phân phối đến các địa điểm phát/nhận hàng: Có thể giảm đáng kể chi phí vậnchuyển và cho phép khách nhận hàng đặt theo thời gian và địa điểm mong muốncủa họ

Điểm trung chuyển: Là điểm mà các lô hàng được tập trung, xử lý trước khi đưa

đến các điểm nhu cầu Điểm trung chuyển gồm hai loại:

Trang 5

 Loại 1: Các điểm chuyển tải chỉ có chức năng chuyển tải do thay đổi phươngthức, phương tiện vận chuyển Loại này gồm nhà ga, bến cảng, đầu mối giaothông

 Loại 2: Các điểm trung chuyển dự trữ có chức năng dự trữ và thay đổi mặthàng để hình thành các lô hàng có đặc trưng phù hợp với mục đích phânphối Loại này gồm các kho hàng, DC và các trung tâm thực hiện đơn hàng.Dựa trên sự có mặt của các điểm trung chuyển dự trữ trong mạng lưới có thể chiamạng lưới phân phối thành các mạng lưới phân phối 2, 3 và nhiều giai đoạn

- Mạng lưới phân phối hai giai đoạn: Chỉ có điểm cung cấp và điểm nhu cầu

trong mạng lưới phân phối này Hàng hoá sẽ đi trực tiếp từ điểm cung cấp tới điểmnhu cầu mà không qua điểm 1 trung gian

- Mạng lưới phân phối ba giai đoạn: Ngoài điểm cung cấp và điểm nhu cầu, trong

mạng lưới có sự tham gia của một điểm trung gian

- Mạng lưới phân phối nhiều giai đoạn: Có nhiều hơn một điểm trung gian trên

toàn bộ mạng lưới phân phối Càng nhiều giai đoạn thì quá trình quản lý càng phứctạp, tăng rủi ro và chi phí Do đó, trong phân phối đường dài và quốc tế, phươngthức vận tải đa phương tiện sẽ giúp cải thiện vấn đề này

3 Mục tiêu và yêu cầu của phân phối

Phân phối là chức năng liên kết chính giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trongcung ứng, tác động trực tiếp đến cả chi phí và trải nghiệm của khách hàng Mạnglưới phân phối tốt cần đạt được các mục tiêu sau:

+ Mục tiêu dịch vụ: Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về phân phối

và giao hàng Được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Độ bao phủ thị trường; thời gian

và tốc độ phân phối; địa điểm phân phối; độ chính xác đơn hàng; hao hụt và mức độbảo vệ hàng hóa

+ Mục tiêu chi phi: Mức độ tiết kiệm các chi phí vận chuyển, nhà kho, dự trữ và

giao hàng trong phân phối Các chỉ tiêu đo lường bao gồm: Chi phí thực hiện đơnhàng; chi phí vận chuyển; chi phí giao hàng, chi phí dự trữ đầu ra

Trong môi trường cạnh tranh, các khía cạnh về chi phí và mức độ DVKH cần phảiđược xem xét đồng thời Để đạt được các mục tiêu trên, các yêu cầu về phân phốilà:

- Đảm bảo sự đa dạng và đầy đủ về hàng hóa;

- Có thời gian phân phối và giao hàng đáp ứng yêu cầu khách hàng;

- Đảm bảo độ tin cậy của phân phối, giao hàng với khách hàng;

- Đáp ứng linh hoạt với những nhu cầu đặc biệt;

- Đảm bảo thông tin giao hàng kịp thời, chính xác

4 Các chiến lược phân phối trong chuỗi cung ứng

1 Chiến lược sở hữu kênh

+ Chiến lược phân phối trực tiếp là chiến lược công ty sở hữu toàn bộ kênh phânphối, tất cả các khâu phân phối từ sản xuất tới người tiêu dùng đều thuộc sở hữucủa công ty, do đó công ty có thể trực tiếp với tới người tiêu dùng Chiến lược phânphối trực tiếp loại bỏ các trung gian tốn kém khỏi chuỗi giá trị giúp giảm chi phí vàgiá cả bằng cách nén chuỗi giá trị Đồng thời sở hữu sự trải nghiệm và phát triểnmối quan hệ với người tiêu dùng

+ Chiến lược phân phối gián tiếp là chiến lược sử dụng các trung gian như phânphối bán buôn, bán lẻ, đại lý bán lẻ giá trị gia tăng (VAR)!", đối tác và nhượng

Trang 6

quyền Do đó, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được gián tiếp chuyên tới người tiêudùng qua các trung gian khác biệt về quyền sở hữu

+ Chiến lược phân phối lai là cách công ty cùng lúc dùng cả hình thức kênh phânphối trực tiếp và gián tiếp trong mạng phân phối của mình Một hạn chế tiềm năngcủa chiến lược này là có thể xuất hiện cạnh tranh về giá trong hệ thống kênh và ảnhhưởng tới cấu trúc giảm giá cả của ngành

2 Chiến lược phân phối cường độ

Chiến lược phân phối cường độ định hướng sức mạnh bao phủ thị trường của mạngphân phối trong chuỗi cung ứng Có 3 dạng chiến lược phân phối cường độ:

Chiến lược phân phối đại trà: Định hướng bán sản phẩm cho mọi trung

gian có thể để có số lượng người phân phối lớn nhất Thường gặp với sảnphẩm tiêu dùng hàng ngày, nguyên vật liệu thông thường và những dịch vụ

cơ bản Chiến lược này cho phép mở rộng thị trường nhanh chóng với mụcđích bán được nhiều sản phẩm nhất

Chiến lược phân phối độc quyền: Nhà sản xuất bán cho một số ít nhà phân

phối để duy trì hình ảnh tốt về sản phẩm Chiến lược phù hợp với các sảnphẩm đặc biệt, hoặc đòi hỏi các dịch vụ và kỹ thuật cao đi kèm, rủi rothương mại thường lớn

Chiến lược phân phối chọn lọc: Lựa chọn những người phân phối theo khả

năng bán hàng và đồng thời cũng loại bỏ những nhà phân phối kém hiệu quả

Ưu điểm của chiến lược là tuyển chọn được những người trung gian hiệuquả Tạo khả năng giành được phần thị trường cần thiết với sự kiểm soátchặt chẽ và chi phí ít hơn so với chiến lược rộng rãi Hạn chế cơ bản là cóthể không kiểm soát được sự trung thành của các trung gian phân phối

3 Chiến lược sử dụng kho và trung tâm phân phối

Kho và trung tâm phân phối (DC) là các điểm nút trung chuyển dự trữ quan trọngtrong mạng lưới phân phối, thực hiện các chức năng hỗ trợ sự di chuyển, lưu trữhàng hóa (tạm thời hoặc lâu dài), chế biến sản phẩm, giảm tải cho phương tiện, hìnhthành các SKU, chuẩn bị các lô hàng là các hoạt động thường được thực hiện trongcác cơ sở này Nhà kho truyền thống tạo ra hệ thống dự trữ để ở các vị trí cần thiếttrong chuỗi cung ứng, kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách,sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và di chuyển Khi các đơn hàng bổ sungđến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định

DC là các cơ sở tích lũy và hợp nhất các sản phẩm từ các điểm sản xuất khác nhautrong một công ty, hoặc từ một số công ty để vận chuyển kết hợp cho các kháchhàng Trên thực tế, DC cũng là nhà kho chuyên biệt và có vai trò hỗ trợ tối đa chocác khâu và chuỗi cung ứng có yêu cầu cao về tốc độ Tại DC, việc lưu trữ hànghóa bị hạn chế hoặc không tồn tại, hoạt động chính tập trung vào di chuyển và lưuthông sản phẩm (nhận, đặt hàng, chọn đơn hàng, lắp ráp và vận chuyển), thu thập

và báo cáo thông tin (thông lượng và sử dụng, tài liệu chuyển đổi, hỗ trợ mất mát vàthiệt hại)

Để phù hợp với các chuỗi cung ứng có tốc độ cao, DC sử dụng kỹ thuật Crossdocking để loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của kho hàng, nhưngvẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng Các kho Cross dock làcác cơ sở trung chuyển chủ yếu tiếp nhận các xe chở hàng đã được phân loại, gomnhóm với các sản phẩm khác và xếp chúng sang các xe tải đầu ra (Outbound

Trang 7

trucks) Các xe này sẽ rời khỏi Cross dock đến một khu vực sản xuất, một cửa hàngbán lẻ hay Cross dock khác.

 Sử dụng DC với kỹ thuật Cross docking có một số lợi ích:

- Tăng nhanh tốc độ di chuyển của hàng hóa trong chuỗi cung ứng

- Trong trường hợp hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn với việc giữhàng có nhu cầu cao và ổn định trong kho thì Cross docking là một cách đểgiảm chi phí giữ hàng tồn kho

- Với một số nhà bán lẻ hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thìCross docking được xem như một cách làm giảm chi phí vận tải Một sảnphẩm phù hợp cho Cross docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí:biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn Một số loại sản phẩm phù hợp vớiCross docking:

+ Các sản phẩm dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức

+ Sản phẩm chất lượng cao, không cần kiểm tra chất lượng trong quá trìnhnhận hàng

+ Sản phẩm đã được gắn thẻ (Bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng bán.+ Các sản phẩm bán lẻ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp.+ Các đơn hàng của khách được chọn và đóng gói trước từ nhà máy hoặckho hàng

Thực hiện Cross docking đòi hỏi các đối tác trong kênh sẽ phải tăng chi phí, hoặcgặp một số trở ngại trong quá trình thực hiện

Chương 2: Thực trạng hoạt động phân phối hàng hóa tại doanh

nghiệp

2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp

2.1.1 Lịch sử ra đời, phát triển của công ty

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép Khánh Toàn được thành lập từnăm 2019, đến nay đã hoạt động được 3 năm, công ty đang ngày càng phát triển vàdành được sự tin tưởng từ các doanh nghiệp về dịch vụ sản phẩm mà công ty cungcấp Ở đây, công ty tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như buônbán phụ tùng, máy móc; bốc xếp hàng hóa, lắp đặt hệ thống xây dựng, nhưng nổibật nhất vẫn phải kể đến là lĩnh vực Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép, ván mỏng vàđóng pallet

- Tổng quan về công ty như sau:

+ Tên quốc tế: KHANH TOAN PLYWOOD TRADING ANDPRODUCTION COMPANY LIMITED

+ Tên viết tắt: KHANH TOAN PLYWOOD T&P CO ,LTD

+ Mã số thuế: 0109032306

+ Địa chỉ: Thôn Ấp Tó, Xã Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội

+ Người đại diện: Ông Lê Quang Khánh

+ Ngày hoạt động: 19/12/2019

Trang 8

+ Quản lý bởi: Chi cục thuế huyện Đông Anh

+ Loại hình DN: Công ty TNHH ngoài Nhà nước

Để có thể tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu, nhóm em đã tập trung tìmhiểu tại kho phân phối kết hợp sản xuất Pallet của công ty có địa chỉ tại Xóm Cầu,Thôn Đông, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

2.1.2 Giới thiệu chung, triết lý kinh doanh, sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của công ty

Với triết lý kinh doanh là “CHẤT LƯỢNG – GIÁ THÀNH – NIỀM TIN” Thấu hiểu về những mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng, trong quá trình sản xuất cũng như phân phối, công ty luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất song song với đó là giá thành hợp lý Với phong cách làm việc được đào tạo chuyên nghiệp cùng với sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng, qua những sản phẩm chất lượng công ty đem đến cho khách hàng, công ty cũng luôn muốn có được niềm tin của mỗi khách hàng qua đó công ty và khách hàng có thể hợp tác với nhau lâu dài Công ty luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác trên toàn cầu dựa trên cơ sở lợi ích chung của đôi bên

2.1.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty

Công ty với người đứng đầu là Giám Đốc Lê Quang Khánh cùng với đó là cácphòng ban:

- Phòng quản lý sản xuất và kỹ thuật: Có nhiệm vụ là phối hợp cùng với

các phòng ban khác để hoàn thiện kế hoạch, phương án xây dựng hệ thống

kỹ thuật, đảm bảo về chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm được sản xuất,theo dõi, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo vấn đề kỹthuật, tiến độ, thiết bị,… trong dự án, quản lý trang thiết bị tại kho hàng củacông ty Phòng ban còn thực hiện quá trình bảo quản, vận chuyển, giao nhậntới khách hàng để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của đối tác

- Phòng nhân sự: Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo cũng như là duy

trì và quản lí hoạt động của nguồn nhân lực Ngoài ra, phòng nhân sự cònquản lý thông tin, hồ sơ nhân sự trong công ty

- Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh sẽ là nơi tiếp nhận các đơn hàng từ

khách hàng đồng thời giữ vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối các sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng bằng cách áp dụng rấtnhiều phương thức khác nhau Phòng kinh doanh còn có vai trò tham mưucho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công

ty như phòng hành chính, phòng kế toán, phòng tài chính… để xây dựng cácchiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số, lợi nhuận, giúp công ty tăngtrưởng và phát triển ngày càng thêm vững mạnh

- Phòng kế toán: Với nhiệm vụ là ghi chép, tính toán, báo cáo tình hình kinh

doanh, sử dụng vốn của công ty, kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính Kiểm

Trang 9

tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và cung cấp các số liệu,tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh song song với đó

là kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập vàtheo dõi kế hoạch, cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kếtoán hiện hành

2.1.4 Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn gần nhất

Tổng hợp công nợ phải thu 6 tháng đầu năm của Công ty TNHH Thương mại và

Sản xuất gỗ ván ép Khánh Toàn ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép Khánh

Trang 10

TỔNG DOANH THU Tháng Doanh thu Tăng trưởng Ghi chú

Toàn)

Biểu đồ doanh thu 6 tháng đầu năm của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất

gỗ ván ép Khánh Toàn ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép Khánh

Toàn)

Trang 11

2.2.1 Các hoạt động và kênh, mạng lưới phân phối mà Công ty TNHH

Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép Khánh Toàn đang cung cấp

2.2.1.1 Các hoạt động phân phối của công ty

Mục tiêu chính của Công ty là thông qua trung gian tức các nhà bán buôn có thể phân phối được lượng sản phẩm lớn sang thị trường tiêu thụ nước ngoài Chính vì vậy công ty đã và đang cạnh tranh với các công ty sản xuất trong nước cùng hoạt động trong lĩnh vực gỗ ván ép có thị trường tiêu thụ chính là các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc… với việc đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hơn 400.000 sản phẩm một tháng Mặc dù chiếm thị phần nhỏ trong nước, nhưng công ty vẫn đang nỗ lực đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng, nhằm tăng hiệu quả hoạt động phân phối trong nước

2.2.1.2 Kênh phân phối của công ty

a Kênh phân phối trực tiếp của công ty

Đây là kênh bán hàng trực tiếp cho khách hàng Sản phẩm của công ty là nguồn nguyên liệu đầu vào ứng dụng để sản xuất, gia công pallet gỗ chứa hàng linh kiện điện tử hoặc để đóng các thùng gỗ, kiện gỗ bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển Đây là một kênh có tiềm năng nhưng tỷ trọng chưa cao, chỉ chiếm khoảng 5% -10% doanh số

b Kênh phân phối gián tiếp của công ty

+ Kênh 1: Nhà sản xuất  Nhà bán lẻ  Người tiêu dùng

Đây là loại kênh gián tiếp (Phân phối 1 cấp) được áp dụng ở Công ty Hàng hoá của Công ty sẽ được đưa đến các trung gian là các nhà bán lẻ ở nước ngoài, rồi được phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm của công ty để sản xuất ra thùng gỗ, kiện gỗ bảo quản hàng hóa Việc

tổ chức kênh này tương đối chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu thị trường Các sản phẩm của Công ty thực hiện qua kênh chỉ chiếm khoảng 5-10% lượng sản phẩm tiêu thụ Kênh phân phối gián tiếp của Công ty mang lại những ưu điểm:

+ Tổ chức kênh tương đối chặt chẽ

+ Vòng quay vốn nhanh

+ Khả năng thoả mãn thị trường lớn hơn

Tuy nhiên các nhà bán lẻ chưa thực sự là thành viên trong tổ chức liên kết dọc nên không hoàn toàn chịu sự chi phối đặc biệt của Công ty Điều này khiến cho khả năng bao quát thị trường của công ty còn nhiều hạn chế Trong đó, nếu như hệ

Trang 12

thống các đại lý hoạt động theo hình thức liên kết dọc (hoàn toàn chịu sự chi phối của nhà sản xuất) sẽ luôn là một công cụ hữu hiệu để một Công ty sử dụng trong việc điều tiết thị trường của mình.

+ Kênh 2: Nhà sản xuất  Nhà bán buôn  Nhà bán lẻ  Người tiêu dùng

Với kênh này, hàng hoá công ty được các trung gian bán buôn đặt hàng với số lượng lớn rồi xuất cho các nhà bán lẻ ở nước ngoài, sau đó đến người tiêu dùng cuối cùng trong nước của nhà bán lẻ

Việc sử dụng kênh này giúp sản phẩm của Công ty chiếm nhiều nhất (lên đến 80%) lượng sản phẩm tiêu thụ Đây là kênh mang lại phần doanh thu cao nhất của công ty Việc vận dụng theo kênh này, khả năng kiểm soát từng khâu sẽ chặt chẽ, mang lại nguồn vốn lớn quay vòng cho công ty, ngoài ra công ty chủ động được số lượng sản phẩm để sản xuất, không để dư thừa sản phẩm tồn kho, giảm thiểu các chi phí, từ đó gia tăng phần lợi nhuận rất lớn của công ty

Công ty không hạn chế số lượng doanh nghiệp làm trung gian bán buôn Các doanhnghiệp là trung gian bán buôn của Công ty thường kết hợp cả bán buôn, bán lẻ, kinhdoanh tổng hợp Vì vậy, mức độ chuyên môn hoá phân phối chưa cao do chưa có sự

nỗ lực cho mặt hàng gỗ của công ty

- Tiêu chí lựa chọn trung gian bán buôn:

Một doanh nghiệp có thể trở thành trung gian bán buôn của công ty nếu như thoả mãn các điều kiện sau:

● Có tư cách pháp nhân, tức là có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động kinh tế

● Có đủ vốn kinh doanh để phát triển và duy trì hoạt động của trung gian Đối với trung gian vốn yêu cầu tối thiểu là 1 tỷ đồng

Ngoài tiêu chí gia nhập kênh như trên công ty còn quy định về yếu tố duy trì như sau: Các trung gian bán buôn công ty phải luôn đảm bảo đủ năng lực về cơ sở vật chất, vốn, lực lượng bán hàng Điều kiện về mức doanh số tối thiểu công ty áp cho nhà bán buôn là 10 tỷ đồng/năm

2.2.1.3 Mạng lưới phân phối của công ty

+ Nhà cung cấp: Trong mạng lưới phân phối của công ty, nhà cung cấp chính là

các công ty tại Việt Nam như Công ty TNHH hóa chất công nghiệp Thái Hòa, Xínghiêp tơ tằm Vọng Nguyệt,… Các công ty này cung ứng nguyên phụ liệu khácnhau phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty như gỗ ván bóc, gỗ bạch đàn, bột

Trang 13

mì, gỗ làm củi, keo nước, keo trắng, keo 502, ván bóc làm từ gỗ rừng (loại A,B,C),ván lạng (loại A,B,C), tấm ván mặt Pitago,…

+ Nhà sản xuất và nhà phân phối: Trong mạng lưới phân phối, công ty vừa giữ

vai trò là nhà sản xuất vừa là nhà phân phối các sản phẩm gỗ ván ép cho các nhàbán buôn ở trong nước, bán lẻ ngoài nước

+ Nhà bán lẻ: Trong mạng phân phối của công ty, nhà bán lẻ trong nước chính là

các công ty ở Việt Nam như Công ty TNHH Công Vinh Hoà Bình, Công ty TNHHSản xuất và thương mại gỗ Hiếu Quân, Công ty TNHH Thương Mại Lan Thành,Công ty cổ phần Thái Thịnh đa số ở Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnhlân cận Tại nước ngoài, nhà bán lẻ nước ngoài là các công ty như KhanWood Co.Ltd của Nhật Bản, Hàn Quốc

+ Người tiêu dùng:

 Với kênh phân phối trực tiếp, người tiêu dùng cuối cùng là công ty kháchhàng của Công ty, chẳng hạn như Công ty Cổ phần thương mại và sản xuấtGia Nguyễn

 Với kênh phân phối gián tiếp, người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân hoặccông ty khách hàng của nhà bán lẻ ở nước ngoài

- Mạng lưới phân phối của Công ty gồm các điểm sau:

+ Điểm phân phối: Tại công ty, điểm phân phối là kho thành phẩm, tại đây hànghóa sau khi được sản xuất từ nhà máy sẽ được nhập kho, lưu trữ và xuất kho đưa điphân phối tới các điểm nhu cầu khi có đơn hàng phát sinh

+ Điểm nhu cầu của công ty bao gồm: Các nhà bán buôn như Công ty TNHH CôngVinh Hoà Bình, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Hiếu Quân, Công tyTNHH Thương Mại Lan Thành, Công ty cổ phần Thái Thịnh đa số ở Hà Nội hoặc ởThành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh lân cận và các nhà bán lẻ tại các nước HànQuốc, Nhật Bản

+ Điểm trung chuyển: Công ty có điểm trung chuyển là cảng biển Hải Phòng và khothành phẩm của công ty như sau: Điểm trung chuyển loại 1 là kho nguyên phụ liệu

và kho thành phẩm của công ty, khi hàng hóa được vận chuyển từ nhà cung cấpnguyên vật liệu sẽ được lưu trữ tại kho nguyên phụ liệu Sau khi sản xuất xong sẽvận chuyển đến kho thành phẩm và từ kho thành phẩm sản phẩm của công ty sẽđược vận chuyển tới công ty khách hàng trong nước hoặc vận chuyển ra cảng biểnHải Phòng để tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài

Trang 14

2.2.2 Chiến lược phân phối của doanh nghiệp

Công ty đã sử dụng chiến lược phân phối lai là cách công ty đồng thời kết hợp cả 2hình thức kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp trong mạng lưới phân phối củamình

- Đối với kênh phân phối trực tiếp, công ty sẽ phân phối trực tiếp các sảnphẩm của mình đến tay người tiêu dùng Đối với thị trường trong nước, hiệntại số lượng khách hàng trực tiếp của công ty đang rất ít Do đó, việc tìmkiếm thêm khách hàng trực tiếp là thật sự cần thiết để gia tăng lợi nhuận ởkênh này Hiện nay, công ty chưa có điểm giao dịch hay cửa hàng giao dịch,công ty có thể mở thêm các cửa hàng tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.Việc mở thêm các cửa hàng như vậy cũng giúp công ty có thể nhận được các

ý kiến góp ý một cách trực tiếp từ người tiêu dùng Ngoài ra trong thời kỳcông nghệ phát triển như hiện tại, việc mua sắm online đang dần trở nênquen thuộc với người tiêu dùng Chính vì vậy, công ty có thể lập mộtwebsite bán hàng online riêng của mình để phân phối sản phẩm trực tiếp đếntay người tiêu dùng

- Đối với kênh phân phối gián tiếp, sản phẩm của công ty sẽ được phân phốiqua trung gian bán buôn, bán lẻ sau đó mới đến người tiêu dùng ở thị trườngnước ngoài Tùy vào phân phối gián tiếp 1 cấp hay 2 cấp mà công ty sẽ cócác hình thức phân phối khác nhau Với kênh phân phối gián tiếp 1 cấp thìCông ty cũng chỉ mới có một nhà bán lẻ là công ty Khan Wood Co Ltd ởHàn Quốc Ở kênh phân phối gián tiếp 1 cấp, công ty cần phải có thêm nhiềuchính sách ưu đãi như xây dựng các mức chiết khấu, tỷ lệ hoa hồng để thuhút thêm nhiều nhà bán lẻ hơn, gia tăng lượng đơn đặt hàng ở kênh này Ởkênh phân phối gián tiếp 2 cấp, đây là kênh phân phối được tiêu thụ nhiềunhất của công ty ở mặt hàng gỗ ván ép, công ty đã có đối tác là các nhà bánbuôn trung gian như Công ty TNHH Công Vinh Hoà Bình, Công ty cổ phầnThái Thịnh, Những công ty này thường nhập hàng liên tục với số lượng lớn

để xuất khẩu sang nước ngoài, ở đây là hai quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc

Về ưu điểm, việc sử dụng chiến lược này giúp công ty thu được doanh thu ở cả hai

kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, đảm bảo được việc ổn định đơn đặt hàng,tránh tồn kho Ngoài ra còn giúp công ty không phải tốn nhân lực marketing; tiếtkiệm chi phí và vốn cần thiết do không phải sở hữu quá nhiều cơ sở phân phối mà

Trang 15

vẫn có thể mở rộng, phát triển, tiếp cận thị trường ở nước ngoài nhờ tận dụng cácđối tác trong kênh phân phối

Về nhược điểm, Công ty sẽ không kiểm soát được quá trình phân phối từ các nhà

bán lẻ đến người tiêu dùng Một hạn chế tiềm năng của chiến lược này là nếu Công

ty điều hành và quản lý các thành viên trong kênh không tốt sẽ dễ dẫn đến xung đột,mâu thuẫn, cạnh tranh về giá trong hệ thống kênh Một điều có thể gây bất lợi choCông ty là thông tin thị trường khách hàng bị phụ thuộc khá nhiều vào đối tác phânphối dẫn đến mất thị trường tiêu thụ nếu chẳng may đối tác rút khỏi kênh

Một yếu tố nữa ảnh hưởng nhỏ tới chiến lược phân phối của công ty là doanhnghiệp vẫn đang sử dụng chiến lược kho truyền thống Nhà kho truyền thống tạo ra

hệ thống dự trữ ở các vị trí cần thiết như nhà kho nguyên vật liệu sẽ được phân loại,sắp xếp theo từng loại nguyên vật liệu, chất liệu, xuất xứ…, kho thành phẩm chịutrách nhiệm đáp ứng đủ đơn hàng của khách, đến ngày đóng hàng lên phương tiệnvận tải thì các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi Hoặc khi có các lô hàngđược bổ sung từ kho sản xuất vào kho thành phẩm, hàng sẽ được dự trữ đến khi cóđơn hàng đáp ứng Chiến lược này có ưu điểm là kiểm soát hàng hóa tốt, tiết kiệmthời gian, chi phí lưu kho tuy nhiên kho vẫn theo phương thức thủ công chưa đượcứng dụng công nghệ thông tin

2.2.3 Sơ đồ mô hình phân phối của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất

gỗ ván ép Khánh Toàn

(1) Nhà cung ứng: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép Khánh Toàn tập trung sử dụng nguồn cung ứng đến từ các doanh nghiệp trong nước Đối với cácnhà cung cấp về nguyên vật liệu thì sẽ được vận chuyển bằng phương tiện vận tải của nhà cung cấp hoặc của công ty tùy vào thỏa thuận của hai bên

(2) Hoạt động tại kho sản xuất: Kho sản xuất của công ty cách trụ sở chính 8km Đây cũng chính là đích đến của nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp Tại đây, người phụ trách cùng nhân viên sẽ có trách nhiệm kiểm kê cũng như nhập liệu thông tin hàng hóa để có thể hoàn tất thủ tục kiểm kê và sau khi hoàn thành hàng hóa sẽ được nhập kho để được lưu trữ, bảo quản, sẵn sàng cho công việc tiến hành quá trình sản xuất

(3) Hoạt động tại kho thành phẩm: Hàng hóa sau khi được hoàn thành sản xuất sẽđược tiến hành nhập vào kho thành phẩm, khi có đơn đặt hàng, sản phẩm sẽ đượcxuất từ kho thành phẩm và vận chuyển đến điểm tiếp theo

Trang 16

Mô hình phân phối hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván

ép Khánh Toàn (Nguồn: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ ván ép Khánh

Trang 17

(4) Hoạt động vận tải tại công ty:

- Chặng một: Do nguồn cung ứng đến từ các đối tác trong nước, nhà cung ứng cùngvới công ty sẽ thương lượng để có thể quyết định việc vận tải từ kho của nhà cungcấp đến kho sản xuất của công ty sẽ do nhà cung ứng vận tải trực tiếp hay xe tải củacông ty sẽ đến các nhà kho của nhà cung ứng để lấy hàng

- Chặng hai: Hàng hóa sau khi được hoàn thành sản xuất sẽ được đưa sang khothành phẩm có vị trí cùng tòa với kho sản xuất

- Chặng ba: Hàng hóa sẽ được vận chuyển tới khách hàng:

+ Với những nhà bán lẻ trong nước: Sản phẩm sẽ được vận chuyển trực tiếp đếncho các nhà bán lẻ trong nước, nhà bán lẻ có thể kinh doanh loại sản phẩm này vàbán lại cho người tiêu dùng cuối cùng Nhà bán lẻ cũng có thể chính là người tiêudùng cuối cùng, sản phẩm được vận chuyển từ công ty tới khách hàng sẽ được sửdụng để phục vụ cho dịch vụ của khách hàng Các doanh nghiệp trong nước có thể

kể đến như Công ty TNHH Thương mại Lan Thành, Công ty Cổ phần Thái Thịnh,

… Ngoài ra, một số nhà bán lẻ trong nước còn sử dụng sản phẩm của công ty để cóthể xuất khẩu cho những nhà bán buôn bên nước ngoài để họ phục vụ cho mục đíchkinh doanh

+ Với những nhà bán lẻ bên nước ngoài: Sản phẩm sẽ được vận chuyển từ khothành phẩm đến kho cảng xuất tại Hải Phòng để có thể vận chuyển sang cho cácnhà bán buôn bên nước ngoài, cụ thể ở đây là Hàn Quốc Các nhà bán buôn sẽ vậnchuyển cho các nhà bán lẻ ở nước ngoài khi có đơn hàng, có thể kể đến là công tyKHANWOOD CO.LTD Các nhà bán lẻ có thể sử dụng cho mục đích kinh doanhcủa doanh nghiệp hoặc cũng có thể tiếp tục kinh doanh, giao bán mặt hàng chonhững người tiêu dùng ở đất nước đó

2.2.4 Thiết bị, ứng dụng CNTT và nhân sự phục vụ hoạt động phân phối

Ngày đăng: 03/04/2024, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w