1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vimua sắm trực tuyến của sinh viêntrường đại học ngân hàng thành phốhồ chí minh

18 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Trực Tuyến Của Sinh Viên Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Châu Nguyễn Anh Nghi, Lữ Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Bùi Thị Thu Vân, Nguyễn Công Trường
Người hướng dẫn Lê Thị Anh Tuyết
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Trang 1 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINHMƠN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI:NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VIMUA SẮM TRỰ

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

LỚP HỌC PHẦN: INE704_231_10_L29

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

THÀNH VIÊN NHÓM:

Châu Nguyễn Anh Nghi 050610221124

Lữ Thị Hồng Ngọc 050610221520

Nguyễn Thị Mỹ Trang 050610220637

Bùi Thị Thu Vân 050610220352

Nguyễn Công Trường 050610220682

TP.HCM 2023

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

TPR Thuyết nhận thức rủi ro – Theory of Perceivied Risk

TRA Thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action

TPB Thuyết hành vi dự định - Theory of Planned Behaviorv

TAM Mô hình chấp nhận công nghệ - Technology Acceptance

Model

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu 4

1.2.Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

2.1 Mục tiêu tổng quát 4

2.2 Mục tiêu cụ thể 5

3 Câu hỏi nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa của nghiên cứu 5

5.1.Ý nghĩa của nghiên cứu 5

5.2.Hạn chế của nghiên cứu 6

6.Bố cục nghiên cứu 6

7.Tổng quan cơ sở lý thuyết 7

7.1 Khái niệm người tiêu dùng 7

7.2 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng 7

7.3 Khái niệm về mua sắm trực tuyến 8

Trang 3

8.1 Mô hình nghiên cứu 8

8.1.1 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR) 8

8.1.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) 9

8.1.3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) 10

8.1.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) 10

8.2 Mô hình nhóm cảm thấy phù hợp 11

9 Phương pháp nghiên cứu 11

9.1 Nghiên cứu định tính 12

9.2 Nghiên cứu định lượng 12

9.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 12

9.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 12

10 Tiến độ nghiên cứu 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số trong xã hội hiện nay, việc mua sắm trực tiếp đang dần chuyển sang trực tuyến Mua hàng online đang ngày càng phổ biến, hứa hẹn sẽ là thị trường sôi động và đem lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp bán lẻ Với mong muốn đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến, nhóm chúng em đã nghiên cứu hành vi mua hàng của các sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu này nhằm mục đích đo lường các yếu tố quyết định đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tham khảo và điều chỉnh các lý thuyết có liên quan để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và Marketing cho việc bán hàng trực tuyến, song song đó cải thiện và nâng cao hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu

Ngày nay, Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Với tốc độ phát triển vượt bậc trong những năm qua, Internet đã trở thành phương tiện phổ biến trong truyền thông, dịch vụ và thương mại trên toàn cầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mua sắm trực tuyến hay còn gọi là mua sắm qua mạng đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và ngày càng phát triển trên thế giới Không ngoại lệ các bạn sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh – là đối tượng mua hàng luôn luôn chọn lọc những mặt hàng có giá trị tốt nhất và thiết yếu nhất Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của những bạn sinh viên này Do đó, việc thực hiện nghiên cứu các nhân tố dẫn đến quyết định mua hàng của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết

1.2.Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống mua sắm trực tuyến ngày càng được tổ chức khoa học hơn, cũng vì thế các hoạt động giao dịch dần trở nên sôi nổi hơn, hệ thống mua bán trực tuyến ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng Tuy nhiên, việc quyết định mua cùng sản phẩm với sự lựa chọn của nhiều shop khác nhau đã đặt ra câu hỏi rằng những yếu tố nào đã tác động đến quyết định của sinh viên trong khi mua hàng qua mạng? Tại sao không phải là sản phẩm của cửa hàng này thay vì chọn của cửa hàng khác? Do

đó, để thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn thì việc nhận biết được các yếu tố tác động đến ý định mua trực tuyến của khách hàng là rất cần thiết đối với các nhà bán lẻ trực tuyến

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đánh giá và đề xuất những phương pháp giúp nâng cao hiệu quả mua sắm trực tuyến

Trang 5

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát cơ bản những vấn đề lý thuyết và thực tiễn nhằm đánh giá và hiểu rõ hơn về nhu cầu và sự mong muốn của sinh viên khi mua sắm trực tuyến

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm đề xuất một số phương án quản trị nhằm gia tăng hiệu suất mua hàng trực tuyến của sinh viên

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:

- Tại sao lại chọn chủ đề này

- Các yếu tố tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh? Tầm quan trọng của các yếu tố dẫn đến quyết định trong việc mua hàng qua mạng?

- Có sự khác biệt như thế nào về lợi ích giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm trực tiếp?

- Mua sắm trực tuyến có thực sự phổ biến đối với sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh?

- Kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích gì cho cả người bán và người mua?

- Xu hướng mua bán hàng trực tuyến trong tương lai như thế nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng của đề tài này là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Khoảng thời gian cho nghiên cứu này là 3 tháng (tháng 8 đến tháng 10 năm

2023)

- Phạm vi về không gian: Vấn đề nghiên cứu được tập trung vào sự ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên trong phạm vi tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

5 Ý nghĩa của nghiên cứu

5.1.Ý nghĩa của nghiên cứu

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phương thức mua sắm phổ biến và ngày càng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam Do quá trình mua sắm được thực hiện thông qua mạng Internet, nên mua sắm trực tuyến có rất nhiều ưu điểm so với mua sắm truyền thống

Trang 6

- Đối với doanh nghiệp: bán hàng qua mạng được coi là một kênh phân phối hiệu quả, nó giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí đầu tư, cũng như xóa bỏ các rào cản về địa lý Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn – cả khách hàng trong và ngoài nước, dễ dàng quản lý và tính toán được doanh thu, đồng thời kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và online giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tạo sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng khi được tận mắt nhìn thấy sản phẩm mà mình muốn mua

- Đối với sinh viên: mua sắm trực tuyến đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích như: giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, giá cả hấp dẫn …Chính

vì thế, tỉ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và doanh thu từ hoạt động này không ngừng gia tăng theo thời gian

5.2.Hạn chế của nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn là 3 tháng do đó sẽ dễ xảy ra những sai sót cũng như kết quả nghiên cứu không được chính xác hoàn toàn

- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu chỉ trong nội bộ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho nên số liệu nghiên cứu phần nào bị hạn chế như đối tượng lấy ý kiến không được đa dạng, không được mở rộng ở nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

6.Bố cục nghiên cứu

Các phần đầu

Chương 1: Giới thiệu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục đích, mục tiêu, nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4 Ý nghĩa

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1.Tổng quan lý thuyết

2.2 Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin

2.3 Các mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp luận

3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu

3.3 Quy trình nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu định tính

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Ppnckh

Trường Đại học…

59 documents

Go to course

Kiểm tra giữa kỳ Ppnckh

None

8

24-W4-L37

None

4

100 bài báo song ngữ - Trần Kim Bảo pháp luật

đại… 100% (3)

193

Trading HUB 3 Xác suất

thống kê 96% (28)

36

File giáo trình bản pdf HSK 2

Giáo trình

chủ nghĩ… 100% (11)

8

Trang 8

3.3.2 Nghiên cứu định lượng

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

4.1 Mô tả mẫu

4.2 Kiểm định mô hình

4.3 Nhận xét và đánh giá

Chương 5: Kết luận

5.1 Kết luận

5.2 Đề xuất kiến nghị

Trình bày tài liệu tham khảo

7.Tổng quan cơ sở lý thuyết

7.1 Khái niệm người tiêu dùng

- Theo quan niệm truyền thống, thuật ngữ “ người tiêu dùng” để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm hoặc dịch vụ trong nền kinh tế

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”

- Theo từ điển Black’s Law Dictionary “Người tiêu dùng là người mua hàng hóa, dịch vụ vì mục đích

sử dụng cho cá nhân, gia đình, hộ gia đình mà không nhằm mục đích bán lại”

- Theo Daniel Kahneman, khái niệm “người tiêu dùng là một cá nhân hoặc hộ gia đình được coi là người tham gia vào quá trình mua sắm và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân và tận hưởng cuộc sống Người tiêu dùng có thể có những quan điểm, ý kiến và quyết định riêng về việc mua sắm và tiêu dùng, và tương tác với thị trường và các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cá nhân của họ”

7.2 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng

- Theo Engel Blackwell và Mansard “ Hành vi người tiêu dùng là các hành động và quá trình quyết định của những người mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân”

- Theo Solomon Michael “hành vi người tiêu dùng là sự khảo sát, quan sát và phân tích các hoạt động mà người tiêu dùng thực hiện khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Nó bao gồm các quyết định chọn lựa, đánh giá, mua hàng, sử dụng và loại bỏ sản phẩm, cũng như các yếu tố tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng như tâm lý, môi trường và những yếu tố xã hội”

- Nói chung, hành vi tiêu dùng là quá trình khách hàng đưa ra quyết định mua hoặc không mua, chọn sản phẩm hay thương hiệu nào phù hợp, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, so sánh giá cả và chất lượng, đánh giá đánh giá sự hài lòng sau khi mua hàng và quyết định có tiêu thụ tiếp hay không

Individual 2 Kinh tế vi

3

Trang 9

7.3 Khái niệm về mua sắm trực tuyến

- Nói một cách dễ hiểu là mua sắm trực tuyến là một hình thức của thương mại điện tử cho phép người mua có thể mua trực tiếp các sản phẩm hoặc dịch vụ từ người bán qua internet bằng cách sử dụng một trình duyệt website

7.4 Thanh toán trực tuyến

Hiện nay có 4 phương thức phổ biến

- Thanh toán trực tuyến qua số thẻ

- Thanh toán trực tuyến qua ví điện tử

- Thanh toán trực tuyến bằng cách quét mã

- Thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán điện tử

8.Các mô hình nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến

8.1 Mô hình nghiên cứu

8.1.1 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR)

- Các khái niệm về nhận thức rủi ro được giới thiệu vào năm 1960 bởi Raymond A Bauer Bauer định nghĩa nhận thức rủi ro như cảm giác của người tiêu dùng không chắc chắn về hậu quả của một giao dịch nào đó Nói cách khác, nhận thức rủi ro là một khái niệm chủ quan, phân biệt với rủi ro khách quan.Thuyết này đo lường mức độ rủi ro của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả các yếu tố khả năng, nghiêm trọng và kiểm soát

- Bên cạnh đó, Thuyết nhận thức rủi ro sẽ có những nhược điểm:

+ Việc đo lường mức độ rủi ro của người tiêu dùng là một quá trình khó khăn và phức tạp, và kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả cảm xúc, thông tin đa dạng và thông tin tiền

tệ Do đó, các nhà nghiên cứu cần phải đánh giá kỹ lưỡng và đưa ra các phương pháp đo lường chính xác nhất để đảm bảo tính chính xác của kết quả Vì vậy, khi áp dụng thì cần phải xem xét kỹ lưỡng khi

áp dụng

Trang 10

8.1.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

1.Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1975, cho rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ (Attitude) và chuẩn mực chủ quan (Subjective Norm) Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) lên cá nhân người tiêu dùng Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi Ý định bị tác động bởi thái

độ và quy chuẩn chủ quan Thái độ đối với một hành động là bạn cảm thấy như thế nào khi làm một việc gì đó Quy chuẩn chủ quan là người khác (gia đình, bạn bè…) cảm thấy như thế nào khi bạn làm việc đó

- Ưu điểm:

+ Áp dụng được rộng rãi: áp dụng nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, quản lý, marketing và các lĩnh vực khác

+ Chú trọng vào yếu tố tâm lý: TRA tập trung vào yếu tố tâm lý như niềm tin và đánh giá, giúp hiểu rõ hơn về tác động của những yếu tố này đối với hành vi

+ Cung cấp một khung công cụ để hiểu và dự đoán hành vi của con người

- Nhược điểm:

+ Thiếu tính linh hoạt: dựa trên giả định rằng hành động của con người phụ thuộc vào ý định và thái độ của họ nên không thể giải thích được những tình huống bất ngờ khác được

+ Không đưa ra giải pháp cụ thể: TRA không đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường ý định và hành

vi của người tham gia, mà chỉ cung cấp một khung lý thuyết để hiểu hành vi của họ

+ Chỉ tập trung vào những yếu tố có ảnh hưởng lớn: chủ yếu tập trung vào yếu tố nội tại của người ta

mà ít quan tâm đến những yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến hành vi

Trang 11

8.1.3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Thuyết TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là biến nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1975) Ưu điểm chính của TPB là yếu tố sự ảnh hưởng của xã hội và kiểm soát hành vi nhận thức Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người nào đó để thực hiện một công việc bất kỳ Thuyết TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu

2.Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

- Ưu điểm:

+ TPB mở rộng TRA bằng cách bổ sung thêm một yếu tố quan trọng là kiểm soát ngôn ngữ, mô tả

sự tự tin của người ta trong việc thực hiện hành vi

+ Dự đoán chính xác hơn: Nhờ có yếu tố kiểm soát ngôn ngữ, TPB thường dự đoán chính xác hơn

về hành vi so với TRA

- Nhược điểm:

+ Phức tạp hóa mô hình: Việc thêm vào một yếu tố mới có thể làm cho mô hình trở nên phức tạp hơn, và đòi hỏi nhiều dữ liệu hơn để đánh giá và kiểm chứng

+ Không đảm bảo dự đoán chính xác 100%: Mặc dù TPB dự đoán chính xác hơn, nhưng nó vẫn không đảm bảo dự đoán 100% vì có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi mà mô hình không thể đoán biết

8.1.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989) bắt nguồn từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA) cung cấp một lời giải thích mạnh mẽ về hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ thông tin của người dùng TAM

là một trong những mô hình có ảnh hưởng nhất được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến việc chấp nhận công nghệ thông tin của người dùng TAM cho rằng tính hữu ích và tính dễ sử dụng

là niềm tin về sự chắc chắn công nghệ có ảnh hưởng đến thái độ của cá nhân đối với thực tế sử dụng công nghệ Hai yếu tố cơ bản của mô hình là nhận thức về sự hữu ích và nhận thức về sự dễ sử dụng Nhận thức về sự hữu ích là "mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ" Nhận thức về sự dễ sử dụng là "mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực"

Ngày đăng: 14/03/2024, 19:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w