1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm

150 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quátXác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo của những người sinh sống tại Thành p

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 555

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo điều kiện cho em được học tập môn Nghiên Cứu Marketing để có thể tiếp thuđược những kiến thức vô cùng bổ ích cho hành trang tương lai của mình Với kiến thức đãđược học kết hợp với quá trình quan sát các vấn đề xung quanh, áp dụng trực tiếp vào thực tế,chúng em nhận thấy lý thuyết và thực tiễn còn có một khoảng cách nhất định Do đó, bản thâncần phải tích lũy thêm kiến thức để có thể vận dụng vào thực tế Nhóm chúng em xin chânthành cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh và các bộ phận khác đã hết lòng giúp đỡ và tạo điềukiện thuận lợi cho em trong việc tìm kiếm số liệu, hướng dẫn, và cung cấp cho chúng emnhững tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài tiểu luận của nhóm một cách tốt nhất Đặc biệt,Nhóm chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Th.S PhùngTiến Dũng, giảng viên nhiệt huyết đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ nhóm em hoàn thành bài tiểuluận môn Nghiên Cứu Marketing này một cách tốt nhất Mặc dù nhớm chúng em đã hết sức cốgắng để hoàn thành bài báo tiểu luận một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng chắc chắn không thểtránh khỏi một số sai sót Chúng em mong thầy góp ý để nhóm em khắc phục sai sót và rútkinh nghiệm cho nhóm Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày.… tháng … năm 2022 Nhóm thực hiện

Nhóm 555

Trang 4

Nhận xét của giảng viên

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 11

1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 12

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 12

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 13

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 13

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 13

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.1.1.2 Chức năng của ví điện tử 16

2.1.2 Ưu nhược điểm của ví điện tử 17

Trang 6

2.2.1 Một số mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới 19

2.2.2 Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) 19

2.2.3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) 21

2.2.4 Acceptance Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Model - TAM) 22

2.2.5 Nhận thức sự hữu ích (Perceived Usefulness- PU) 23

2.2.6 Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use- PEU) 23

2.2.7 Thái độ hướng đến việc sử dụng 24

2.3 Các nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng ví điện tử 24

2.6.1 Một số nghiên cứu về ví điện tử tương tự tại Việt Nam 24

2.6.2 Một số nghiên cứu về ví điện tử tại nước ngoài 28

2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu 37

2.4.1 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 37

2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu 40

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

3.1 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 41

3.2 Quy trình nghiên cứu 42

3.3 Thực hiện nghiên cứu 44

3.3.1 Nghiên cứu định tính 44

3.3.1.1 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo 44

3.3.1.2 Khái niệm và thang đo nghiên cứu 44

3.3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính 49

3.4 Nghiên cứu định lượng 50

3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 50

Trang 7

3.4.1.1 Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng sơ bộ 50

3.4.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 50

3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 50

3.4.2.1 Phương pháp chọn mẫu 50

3.4.2.2 Xác định kích thước mẫu 51

3.4.2.3 Thu thập dữ liệu khảo sát 51

3.5 Phương pháp thu thập thông tin 51

3.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp 51

3.5.2 Thu thập thông tin sơ cấp 51

3.5.3 Đối tượng điều tra khảo sát 52

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 52

3.6.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả 52

3.6.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo 53

3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 53

3.6.4 Phân tích ANOVA 54

3.6.5 Phân tích hồi quy 54

3.6.7 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 56

3.6.8 Kiểm định T Test 56

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

4.1 Tình hình phát triển của ví điện tử và xu hướng sử dụng ví điện tử MOMO của ngườitiêu dùng tại TP.HCM 57

4.1.1 Tình hình phát triển của ví điện tử 57

4.1.2 Xu hướng sử dụng ví điện tử MOMO của người tiêu dùng tại TP.HCM 57

Trang 8

4.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo 63

4.3.2.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 63

4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 68

4.3.3.3 Mô hình hiệu chỉnh 76

4.3.4 Phân tích hồi quy đa biến 78

4.3.4.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s 78

4.3.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 79

4.3.4.3 Phân tích tương quan hồi quy 80

4.3.4.4 Kết quả phân tích hồi quy 81

4.3.5 Đánh giá giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố 82

4.3.5.1 Nhân tố nhận thức sự hữu ích 82

4.3.5.2 Nhận thức tính dễ sủ dụng 83

4.3.5.4 Nhân tố ảnh hưởng xã hội 84

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 86

5.1 Kết luận chung từ khảo sát 86

5.2 Hàm ý quản trị 86

5.2.1 Hàm ý quản trị đối với yếu tố nhận thức sự hữu ích 86

5.2.2 Hàm ý quản trị đối với yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng 86

Trang 9

5.2.3 Hàm ý quản trị đối với yếu tố bảo mật 87

5.3 Kiến nghị 87

5.4 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 87

5.4.1 Hạn chế 87

5.4.2 Một số hướng nghiên cứu tiếp theo 88

5.5 Hạn chế của bài nghiên cứu 88

5.6 Định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai 88

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2 1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 25

Hình 2 2 Thuyết hành vi dự định 27

Hình 2 3 Mô hình thái độ hướng đến việc sử dụng 30

Hình 2 4 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo 31

Hình 2 5 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo 33

Hình 2 6 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo 34

Hình 2 7 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo 36

Hình 2 8 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo 38

Hình 2 9 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo 41

Hình 2 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất tác giả 49

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu 51

Hình 4 1 Thang đo ý định sử dụng 71

Hình 4 2 Thống kê về nghề nghiệp của đối tượng khảo sát 72

Hình 4 3 Thống kê về thu nhập của đối tượng khảo sát 73

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Tóm lược các nghiên cứu nước ngoài có liên quan 44

Bảng 2 2 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 47

Bảng 3 1 Thang đo nhận thức sự hữu ích 54

Bảng 3 2 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng 55

Bảng 3 3 Thang đo ảnh hưởng xã hội 56

Bảng 3 4 : Thang đo bảo mật 57

Bảng 3 5 Thang đo ý định sử dụng 58

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, việc áp dụng công nghệ thông tin để đáp ứngnhu cầu làm việc cũng như nhu cầu cá nhân là không thể thiếu, Ứng dụng Ví MoMo đã có mặttrên 2 hệ điều hành phổ biến: iOS và Android với hơn 10 triệu người dùng ứng dụng Ví điệntử Là nền tảng thanh toán di động cũng như thúc đẩy nền kinh thanh toán tế không tiền mặt,MoMo mang đến hàng trăm dịch vụ thanh toán, mua sắm chỉ với một chạm Ví MoMo hiện đãliên kết trực tiếp với hơn 25 ngân hàng Người dùng Ví MoMo có thể thanh toán mọi tiện íchhàng ngày như Điện/Nước/Internet/Truyền hình cáp; Mua vé Máy bay/vé xe/vé tàu hỏa; Thanhtoán taxi Vinasun; Mua vé xem phim tất cả rạp; Đặt dịch vụ giúp việc; Mua hoa tươi…; Đóngvay trả góp của tất cả các công ty tài chính hoặc sử dụng MoMo để thanh toán tại các điểmchấp nhận thanh toán MoMo như Gongcha, The Coffee House, Al Fresco’s, Món Huế, HoàngYến, Co.opMart, Circle K, Ministop,… Người dùng Ví MoMo hoàn toàn an tâm vì MoMohiện đang đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe nhất trong ngành tài chính ngân hàng quốc tế:Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) - là tiêuchuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council)gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCBInternational Tại Việt Nam, MoMo là đơn vị ví điện tử đầu tiên có chứng chỉ mức độ cao nhấtlà PCI DSS - Level 1 Đồng thời, Ví MoMo áp dụng các công nghệ xác thực tiên tiến, vượt trộinhư: Xác thực hai lớp; Xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; Tự động khóa ứngdụng khi quá thời gian sử dụng; Bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS; Tính năng mã hóa sốthẻ quốc tế (Tokenization) Theo thống kê của eMarketer, doanh số bán lẻ trực tuyến toàn thếgiới năm 2012 đã vượt 1 nghìn tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2011 và dự đoán trong cácnăm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sẽ tăng tương ứng 17,1%, 18,3%, 14,5%, 12,4% và 11%.Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Thương mại điện tử (TMĐT) trong quá

Trang 14

trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới và việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinhdoanh là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các doanh nghiệp và cá nhân trong thời đại hiệnnay Sớm nhận thức được điều này, từ những năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã không ngừngnâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hành lang pháp lý và đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho quátrình phát triển TMĐT Theo báo cáo TMĐT năm 2012 của Cục TMĐT và CNTT, doanh thubán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt khoảng 700 triệu USD và dự đoán đạt 1,3 tỷ USD vào năm2015 Ngoài ra, trong hơn 3000 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì 100% doanh nghiệp cótrang bị máy tính, 99% doanh nghiệp có kết nối với internet, 42% doanh nghiệp có website(tăng 12% so với năm 2011), 38% doanh nghiệp có chức năng đặt hàng trực tuyến trên website(tăng 6% so với 2011) Thực tiễn phát triển của TMĐT Việt Nam trong những năm qua đặt ranhu cầu về một hệ thống thanh toán trực tuyến (TTTT) hiện đại về công nghệ và đa dạng vềdịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thứckinh doanh mới này Thị trường TTTT tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh với lợithế hơn 31,3 triệu người sử dụng internet, chiếm 35,58% dân số và trong đó có 79,02% ngườidùng internet đã tham gia mua sắm trực tuyến Hiện nay, Ví điện tử (VĐT) được đánh giá làmột trong những phương thức TTTT an toàn, tiện lợi, phù hợp với điều kiện công nghệ và nhucầu của người tiêu dùng Việt Nam Được cấp phép hoạt động thí điểm từ cuối năm 2008 và sốlượng VĐT đã phát triển rất nhanh Theo thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, cuối năm2009 có khoảng 70.000 VĐT được mở, và đến cuối Quý II/2011 tổng số VĐT phát hành đã lênđến hơn 546.000, tăng gần 8 lần sau một năm rưỡi Lượng giao dịch qua các doanh nghiệpcung ứng VĐT (DNCƯVĐT) đạt hơn 1,5 triệu lượt, với tổng giá trị giao dịch hơn 3.400 tỷđồng, bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/giao dịch và tính đến hết năm 2012, tổng số lượngVĐT được phát hành bởi các tổ chức này là hơn 1,3 triệu ví, số lượng giao dịch đạt hơn 16triệu với giá trị gần 5.832 tỷ đồng.

Điều này chứng tỏ VĐT là phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế của người dântrong thanh toán trực tiếp nói riêng và thanh toán điện tử (TTĐT) nói chung Từ những lý dotrên,chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến Momotại khu vực TP Hồ Chí Minh’’ nhằm khảo sát nhu cầu sử dụng VĐT trong TTTT tại khu vực

Trang 15

này đồng thời xác định các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến ý định sử dụng VĐTcủa khách hàng

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo của những người sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu của khảo sát nhằmkhảo sát thông tin của những người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về việc sử dụng ứng dụngthanh toán trực tuyến ví momo Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý quản trị khuyếnkhích người dân sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến để mua sắm trực tuyến, trong tìnhhình dịch Covid - 19 như hiện nay cần hạn chế tập trung đông người.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Mục tiêu 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo trong đo lườngcác nhân tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến Momo của kháchhàng cá nhân tại Việt Nam

Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụngVĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của cáckhách hàng cá nhân tại Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến ý định sử dụng dịch vụ víđiện tử Momo của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam là như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Các giải pháp nào nhằm khuyến khích, thúc đẩy ý định sử dụng ứng

Trang 16

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Ý định sử dụng ví điện tử trong thanh toán trực tuyến của khách hàng, cánhân và các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử trong thanh toán trực tuyến củakhách hàng cá nhân

Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng cá nhân có hiểu biết về ví điện tử và đang sinh sống hoặclàm việc tại TP Hồ Chí Minh

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thông tin, dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên cứu khoahọc, sách chuyên ngành về lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và ví điện tửThông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra, thu thập thông qua bản khảo sát câu hỏi với hìnhthức phỏng vấn trực tiếp và gửi qua biểu mẫu của google drive đến các đối tượng khảo sátThời gian và địa điểm: Tháng 7 tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu giúp doanh nghiệp nắm bắt tổng quát xu hướng chuyển dịch thanh toántrực tuyến nói chung, và thanh toán trực tuyến bằng Momo nói riêng Từ đó đưa ra nhữngchiến lược hoạt động phù hợp với xu thế thị trường và tối ưu hoạt động lợi nhuận tốt so vớithanh toán trực tiếp.

Những phân tích rút ra được từ đề tài nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp tái cơ cấu hoạtđộng kinh doanh hiệu quả và thu hút được nhiều người dùng bởi sự tiện lợi và tiết kiệm chi phícủa hình thức thanh toán trực tuyến.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Được tiến hành theo hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp: nghiên cứu định tính và định lượng.

Trang 17

Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vựcthanh toán trực tuyến, ví điện tử và kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm với các cá nhânđã và đang sử dụng ví điện tử trong thanh toán trực tuyến tại Việt Nam Nội dung phỏng vấn,thảo luận sẽ được ghi chép lại làm cơ sở cho việc xây dựng, hiệu chỉnh và bổ sung các biếnquan sát trong thang đo Các thang đo này sẽ được kiểm định về độ tin cậy Cronbach’s Alphavà phân tích nhân tố EFA thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ với 50 bảng câu hỏi khảosát Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Mẫuđược thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và qua Google Drive Sau khi thu thậpđủ số lượng mẫu yêu cầu, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định thang đothông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Sau đó cácnhân tố được rút trích từ tập dữ liệu sẽ được đưa vào phân tích hồi quy nhằm đánh giá mô hìnhđề xuất và kiểm định các giả thuyết.

Kết quả nghiên cứu giúp doanh nghiệp nắm bắt tổng quát xu hướng chuyển dịch thanh toántrực tuyến nói chung, và thanh toán trực tuyến bằng Momo nói riêng Từ đó đưa ra nhữngchiến lược hoạt động phù hợp với xu thế thị trường và tối ưu hoạt động lợi nhuận tốt so vớithanh toán trực tiếp.

Những phân tích rút ra được từ đề tài nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp tái cơ cấu hoạtđộng kinh doanh hiệu quả và thu hút được nhiều người dùng bởi sự tiện lợi và tiết kiệm chi phícủa hình thức thanh toán trực tuyến.

Trang 18

Chương 2: Cơ sở lý luận - Trình bày về khái niệm ví điện tử, chức năng của ví điện tử, ưu nhược điểm của ví điện tử và cuối cùng là khái niệm về ý định và ý định sử dụng Trong chương này cũng sẽ trình bày một số mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng công nghệ và kết quả của một số nghiên cứu trước đây về ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân cả trong và ngoài nước.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Trình bày về quy trình nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu, quá trình thu thập thông tin, công cụ xử lý dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày và diễn giải kết quả của nghiên cứu định lượng chính thức dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, bao gồm các kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu, kiểm định và đánh giá thang đo như kiểm định hệ số tương quan Pearson’s, phân tích hồi quy, đánh giá giá trị trung bình của các nhân tố (Mean).

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị- Trình bày những kết quả nổi bật thu được từ công trình nghiên cứu này, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ víđiện tử và các cơ quan quản lý liên quan để có thể thu hút nhiều người sử dụng ví điện tử hơn và góp phần phát triển ví điện tử tại thị trường Việt Nam.

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

2.1.1 Ví điện tử2.1.1.1 Định nghĩa:

Theo NHNN, trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gianthanh toán, “Dịch vụ Ví điện tử” được định nghĩa là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tàikhoản điện tử định danh do các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tạo lập trên một vật mang tin(như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy chủ…), cho phép lưu trữ một giá trị tiền tệ đượcđảm bảo bằng giá trị tiền mặt tương đương và được sử dụng để thanh toán thay thế cho tiềnmặt

Theo công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia (Banknetvn), “Ví điện tử” là

một tài khoản điện tử, nó giống như “ví tiền” của người dùng trên internet và đóng vai trò như1 chiếc ví tiền mặt trong TTTT, giúp người dùng thực hiện công việc thanh toán các khoản phítrên internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian, công sứclẫn tiền bạc

2.1.1.2 Chức năng của ví điện tử

Tính đến nay, NHNN đã cấp phép hoạt động thí điểm cho 09 DNCƯVĐT và mỗi DNCƯVĐTcó chiến lược phát triển riêng biệt nhắm vào các đối tượng khách hàng khác nhau Do vậy sảnphẩm VĐT của mỗi doanh nghiệp lại có những tiện ích và đặc tính khác nhau.

Các loại VĐT được NHNN cấp phép: MobiVi (Cty Việt Phú); Payoo (Cty VietUnion);VnMart(Cty VNPAY); Smartlink (Cty Smartlink); Vcash (Cty VINAPAY); Ngân lượng (CtyPeaceSoft);Momo (Cty M-services); Megapayment (Cty VNPT-EPAY) và Edong (CtyECPAY).

Trang 20

Tuy nhiên, hầu hết các VĐT tại Việt Nam hiện nay đều có 04 chức năng chính là:

Nhận và chuyển tiền: sau khi đăng ký và kích hoạt thành công thì tài khoản VĐT đó có thểnhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như: nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịchcủa DNCƯVĐT, nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng kết nối với DNCƯVĐT, nạp tiền trựctuyến từ tài khoản VĐT cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng (TKNH) …Vàkhi có tiền trong tài khoản VĐT, chủ tài khoản VĐT có thể chuyển tiền sang VĐT khác cùngloại, chuyển tiền sang TKNH có liên kết hoặc chuyển cho người thân/bạn bè theo đường bưuđiện và qua các chi nhánh ngân hàng

Lưu trữ tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng VĐT làm nơi

lưu trữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi Và số tiền ghinhận trên tài khoản VĐT tương đương với giá trị tiền thật được chuyển vào.

Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản VĐT thì khách hàng cũng có thể sử dụngsố tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến trên các gian hàng/websiteTMĐT tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài có tích hợp chức năng thanh toán bằng VĐT đó.Truy vấn tài khoản: với chức năng này, chủ tài khoản VĐT có thể thực hiện các thay đổi vềthông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lịch sử giao dịch trong tài khoản VĐT củamình.

Ngoài ra các DNCƯVĐT tại Việt Nam hiện nay còn phát triển và tích hợp thêm nhiều chứcnăng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng khi sử dụng VĐT, như:Thanh toán hóa đơn: các DNCƯVĐT đã mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cungứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như các điện thoại, internet, điện lực, nước, truyền hình …cho phép khách hàng có thể thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt này thông qua tài khoảnVĐT một cách chủ động và thuận tiện

Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn: khi sở hữu VĐT ngườidùng internet cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản VĐT để chi trả những khoản phí nhỏcho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp hơn so với cácphương thức TTĐT khác

Trang 21

Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử như vé máy bay, vé tàu, vé xe, véxem phim, ca nhạc …các DNCƯVĐT đã mở rộng thêm chức năng mua vé điện tử nhằm đápứng nhu cầu và gia tăng tiện ích cho người dùng VĐT

Thanh toán học phí: khi sử dụng VĐT người dùng có thể thanh toán học phí cho các khóa họconline, đào tạo từ xa …một cách dễ dàng và tiện lợi

Thanh toán đặt phòng: hiện nay một số DNCƯVĐT tại Việt Nam đã liên kết với các trang đặtphòng khách sạn để tích hợp chức năng thanh toán tiền đặt phòng trực tuyến cho khách hàngcó tài khoản VĐT.

Mua bảo hiểm ôtô – xe máy …2.1.2 Ưu nhược điểm của ví điện tử2.1.2.1 Ưu điểm:

Mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và an toàn;Tiết kiệm thời gian làm việc, di chuyển;

Dễ dàng thực hiện thanh toán, chuyển và nhận tiền;

Có thể thực hiện các truy vấn về tài khoản, biết được sự biến động trong tài khoản của mìnhnhanh nhất.

Thực hiện thanh toán bằng ví điện tử vô cùng đơn giản bởi bạn chỉ cần có một chiếc điện thoạidi động và có một tài khoản là có thể thực hiện được các giao dịch của mình

2.1.2.2 Nhược điểm:Thu phí người dùng;

Dễ dàng bị mất tài khoản do máy tính, điện thoại thường xuyên truy cập vào website khôngđáng tin cậy;

Trang 22

Chiết khấu khi mua thẻ điện thoại thấp.Khi mua điện thoại tại ví Momo bạn sẽ được nhận chiếtkhấu trong khoảng từ 2%-5% Mức chiết khấu này là khá thấp so với một số ví điện tử khácnhư Zalopay(3,2%-6,8%), VTC Pay (4,4%-9%),…

2.1.3 Ý định

Theo Samin và cộng sự (2012) cho rằng “ý định là động lực của con người trong chính ý nghĩthực hiện hành vi của họ” Ý định là đại diện của mặt nhận thức về sự sẵn sàng thực hiện mộthành vi, nó được xem như tiền đề đứng trước hành vi (Long & Ching, 2010) Thuyết hànhđộng hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối thậpniên 60 của thế kỷ XX và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70 là một trong những lýthuyết quan trọng nhất về nghiên cứu ý định hành vi Lý thuyết này chỉ ra rằng ý định hành vilà nhân tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi tiêu dùng (Actual Behavior)

Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố: thái độ và chuẩn chủ quan Sau đó, Davis (1985)đưa ra mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) để giải thích cácnhân tố ảnh hưởng sự chấp nhận công nghệ và hành vi người sử dụng công nghệ trên cơ sở củalý thuyết TRA Mô hình TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các nhân tố nhận thứctính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích đến thái độ, từ đó ảnh hưởng đến ý định và hành vi trongviệc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng Ý định được xem là tiền đề trực tiếpdẫn đến hành vi sử dụng công nghệ trong mô hình TAM Nghiên cứu của Zhang và ctg (2012)cũng khẳng định ý định sử dụng là một khái niệm rất quan trọng trong nghiên cứu hành vi tiêudùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi tiêu dùng thực tế.

2.1.4 Ý định sử dụng

Theo Ajzen(1991) , ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trongtương lai, ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi vàbị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Ýđịnh hành vi được đánh giá là tiền đề trung gian của hành vi, nghiên cứu về ý định sử dụng sẽdự đoán tốt đối với hành vi sử dụng(Ajzen 1991).

Trang 23

Theo Scheer(2004), ý định là một trạng thái tinh thần, thường có sức mạnh nhân quả Sự quyếttâm của một người hoặc sự lo lắng, háo hức của người đó, như những “sức mạnh” thúc đẩychúng ta Có những đặc điểm khác của ý định mà trạng thái tinh thần của ý định không cóchung Ý định không có các đặc điểm thời gian mà trạng thái tinh thần có, hoặc chia sẻ sự phụthuộc bối cảnh gây tò mò mà ý định có Do các trạng thái tinh thần hoạt động theo quan hệnhân quả, nên một người sẽ không thể thực hiện cam kết thực hiện một quá trình hành độngnhư chúng ta thường làm khi hứa hoặc ký một thỏa thuận hợp đồng

2.2 MỘT SỐ MÔ HÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2.1 Một số mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới

- Trong nửa cuối thế kỷ XX, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được kiểm nghiệm nhằmnghiên cứu sự chấp nhận công nghệ của người sử dụng Có thể kể đến các lý thuyết sau: • Fishbein và Ajzen (năm 1975) đã đề xuất Thuyết hành động hợp lý (Theory of ReasonedAction – TRA).

• Ajzen (năm 1985) đã đề xuất Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB).• Davis (năm 1986) đã đề xuất Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model– TAM).

- Các lý thuyết này đã được thực tế công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán tháiđộ của người sử dụng và ảnh hưởng của chúng đến một tổ chức.

2.2.2 Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theothời gian từ đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980).

Trang 24

Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng Đểquan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ vàchuẩn chủ quan của khách hàng.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm.Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độquan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quảlựa chọn của người tiêu dùng.

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến ngườitiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích hay không thích họmua Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụthuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ củangười tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng củanhững người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩyngười tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủquan Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thìsự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ Niềm tin của người tiêu dùng vàonhững người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn.Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này với những mức độ ảnhhưởng mạnh yếu khác nhau.

Trang 25

Hình 2 1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

(Nguồn : Fishbein và Ajzen, 1975)Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng về sảnphẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới hànhvi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi mua Do đóthái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, còn xu hướnglà yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người tiêu dùng.

Ưu điểm: Mô hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô hình này phối

hợp 3 thành phần : nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khácvới mô hình thái độ ba thành phần Phương cách đo lường thái độ trong mô hình TRA cũnggiống như mô hình thái độ đa thuộc tính Tuy nhiên mô hình TRA giải thích chi tiết hơn môhình đa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan.

Trang 26

Nhược điểm: Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành

vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được bởi vì mô hình này bỏ qua tầm quantrọng của yếu tố xã hội mà trong thực tế có thể là một yếu tố quyết định đối với hành vi cánhân (Grandon & Peter P Mykytyn 2004; Werner 2004).

Yếu tố xã hội có nghĩa là tất cả những ảnh hưởng của môi trường xung quanh các cá nhân màcó thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân (Ajzen 1991); yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩnchủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng.

2.2.3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý(TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thíchbởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồmcác nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực màmọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).

Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như làđánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đềcập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó Cuối cùng,thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cáchbổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA Thành phần kiểm soáthành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụthuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi Ajzen đề nghị rằngnhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sựchính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cảhành vi.

Trang 27

Hình 2 2 Thuyết hành vi dự định

Ưu điểm: Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải

thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu Bởi vìmô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tốkiểm soát hành vi cảm nhận.

Nhược điểm: Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004).

Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểmsoát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991) Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi Dựatrên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể đượcgiải thích bằng cách sử dụng TPB (Ajzen năm 1991; Werner 2004) Hạn chế thứ hai là có thểcó một khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tếđược đánh giá (Werner 2004) Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thayđổi Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựatrên các tiêu chí nhất định Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởinhững tiêu chí (Werner 2004).

Trang 28

2.2.4 Acceptance Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Model - TAM)

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấpnhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô hình TAM) liên quan cụ thể hơn đến dựđoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin Mục đích của mô hình này là dự đoánkhả năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệthống để làm cho nó được người dùng chấp nhận Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhậncủa một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính: nhận thức tính hữu ích(perceived usefulness) và nhận thức dễ sử dụng (perceived ease of use) Có 05 (năm) biếnchính sau: (1) Biến bên ngoài (biến ngoại sinh) hay còn gọi là các biến của thí nghiệm trướcđây: Đây là các biến ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích ( perceived usefulness-PU) và nhậnthức tính dễ sử dụng ( perceived ease of use-PEU) Ví dụ của các biến bên ngoài đó là sự đàotạo, ý kiến hoặc khái niệm khác nhau trong sử dụng hệ thống (2) Nhận thức sự hữu ích: Ngườisử dụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tănghiệu quả/năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể.(3) Nhận thức tính dễ sửdụng: Là mức độ dễ dàng mà người dùng mong đợi khi sử dụng hệ thống (4) Thái độ hướngđến việc sử dụng: Là thái độ hướng đến việc sử dụng một hệ thống được tạo lập bởi sự tintưởng về sự hữu ích và dễ sử dụng (5) Dự định sử dụng: Là dự định của người dùng khi sửdụng hệ thống

2.2.5 Nhận thức sự hữu ích (Perceived Usefulness- PU)

- Khái niệm: “Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kếtquả thực hiện của họ”.

- Yếu tố cấu thành biến nhận thức sự hữu ích:

• Giao tiếp (communication): Tầm quan trọng của sự giao tiếp trong việc vận hành một hệthống thông tin đã được các nhà nghiên cứu trước đây thừa nhận Thật vậy, nếu thiếu thông tinthì không thể liên kết các chủ thể hoạt động lại với nhau Nếu có thông tin thì mọi người đang

Trang 29

hoạt động tại nhiều bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức mới hiểu nhau và hành độnghướng đến mục tiêu chung.

• Chất lượng hệ thống (system quality): Không ngừng nâng cao chất lượng hệ thống sẽ giúpviệc khai thác hệ thống thông tin đạt hiệu quả hơn.

• Chất lượng thông tin (information quality): Đó chính là chất lượng đầu ra của hệ thống thôngtin: tin cậy, đầy đủ, kịp thời.

• Chất lượng dịch vụ (service quality): Có bảo hiểm, tin cậy, có tính phản hồi.

• Sự phù hợp giữa công nghệ và công việc (task-technology fit): Nhằm đem đến cho ngườidùng sự tiện lợi nhất trong việc sử dụng hệ thống thông tin.

2.2.6 Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use- PEU)

- Khái niệm: “Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗlực” Nghiên cứu của Saroia và cộng sự, 2018; Kang và Seok, 2014; Huang, 2007 đã chỉ ra tácđộng tích cực của tính dễ sử dụng cảm nhận đối với tính hữu ích cảm nhận Cùng với đó cácnghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện nhằm chứng minh tác động đáng kể của tính dễ sửdụng cảm nhận tới ý định sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Hernandez và Mazzon,2007; Guriting và Ndubisi, 2006; Eriksson, 2005) Tính dễ sử dụng cảm nhận giúp người dùngcó thái độ tích cực với dịch vụ, từ đó nâng cao ý định sử dụng (Forrest và Rita, 2016; Pavlouvà Fygenson, 2006) Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết: Tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnhhưởng tích cực đến tính hữu ích cảm nhận và có ảnh hưởng tích cực đến thái độ.

2.2.7 Thái độ hướng đến việc sử dụng

- “Là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu”.

Trang 30

Hình 2 3 Mô hình thái độ hướng đến việc sử dụng

Thuyết sử dụng và hài lòng (TSDVHL) là lý thuyết giả định rằng con người chủ động tiếp cậnphương tiện truyền thông để thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của họ Thuyết sử dụng và hàilòng là một hướng tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm và tìm hiểu về hoạt động của truyềnthông đại chúng.

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ

2.6.1 Một số nghiên cứu về ví điện tử tương tự tại Việt Nam

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử momo khi mua sắm trực tuyếncủa sinh viên Đại Học Công Nghiệp TP.HCM- Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân,Nguyễn Thành Long

Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhsử dụng ví điện tử MoMo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Công Nghiệp TP HồChí Minh Kế thừa các mô hình nghiên cứu trước đó nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiêncứu ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo bao gồm: nhận thức hữu ích, nhận thức dễsử dụng, nhận thức riêng tư/ bảo mật, ảnh hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử Momo Sửdụng thang đo Likert, và phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy chỉ ba yếu tố nhận thức hữuích, ảnh hưởng từ xã hội và niềm tin vào ví điện tử Momo có tác động đến biến phụ thuộc Từ

Trang 31

đó, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có những chính sáchnhằm nâng cao ý định sử dụng ví Momo của sinh viên

Mô hình nghiên cứu:

Dựa trên lý thuyết của mô hình lý thuyết hành động hành lý (TRA- Theory of ReasonedAction), thuyết hành vi dự định (TPB- Theory of Planned Behavior ) và các mô hình nghiêncứu liên quan đến việc sử dụng ví điện tử , nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm nămyếu tố: (1) nhận thức hữu ích; (2) nhận thức dễ sử dụng; (3) nhận thức riêng tư/ bảo mật; (4)ảnh hưởng xã hội và (5) niềm tin vào ví điện tử Momo.

Hình 2 4 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảoKết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinhviên tại trường đại học Công nghiêp TPHCM bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: (1) Nhận thức hữuích; (2) Ảnh hưởng xã hội và (3) Niềm tin vào ví điện tử Momo Sau khi thực hiện phép kiểmđịnh hồi quy, hai yếu tố Nhận thức dễ sử dụng (PEU) và nhận thức riêng tư/ bảo mật (SP)không có ý nghĩa thống kê, vì thế không được chấp nhận trong mô hình Tuy nhiên, dù nhậnthức riêng tư/ bảo mật không tác động đến ý định sửa dụng ví điên tử Momo một cách có ýnghĩa thống kê thì xu hướng tác động của yếu tố nãy vẫn đúng với dự đoán là có tác động

Trang 32

ngược chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thứchữu ích, ảnh hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử momo có tác động tích cực đối với ý địnhsử dụng ví điện tử momo của giới trẻ, trong khi đó giới trẻ thường không quan tâm tới vấn đềbảo mật, an ninh dữ liệu khi sử dụng ví, và việc sử dụng ví điện tử khó hay không bởi giới trẻcó khả năng tiếp nhận công nghệ nhạy bén nên đối với họ việc sử dụng hệ thống, dịch vụ nàocũng không quá khó.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại Thành Phố CầnThơ: Ứng Dụng Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính Pls-Sem- Bùi Nhất Vương (2021)

TÓM TẮT:

Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng víđiện tử thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với sử dụng sản phẩm Dữ liệu được thuthập là 201 đáp viên có hiểu biết về ví điện tử Momo, ZaloPay, AirPay, ViettelPay tại thànhphố Cần Thơ, đã được phân tích để cung cấp bằng chứng Kết quả từ mô hình phương trìnhcấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) chỉ ra rằng nhận thức uy tín, điều kiệnthuận lợi, hiệu quả kỳ vọng và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng víđiện tử Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã đề xuất cách tiếp cận mới để dự đoán biến ý định sửdụng ví điện tử thông qua vai trò trung gian của thái độ của khách hàng để dự đoán ý định sửdụng ví điện tử của người tiêu dùng Cụ thể, biến hiệu quả mong đợi và ảnh hưởng xã hội chỉtác động gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử; nhận thức uy tín đã tác động trực tiếp và giántiếp đến ý định sử dụng ví điện tử, và điều kiện thuận lợi chỉ tác động trực tiếp đến ý định sửdụng ví điện tử Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao ýđịnh sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ.

Mô hình nghiên cứu:

Mô hình lý thuyết về hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được Venkatesh etal (2003) đề xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố từ các mô hình khác nhau Cụ thể là, hiệu quảkỳ vọng (HQKV) được kết hợp từ cảm nhận sự hữu ích, động lực bên ngoài, công việc thíchhợp, lợi thế tương đối và kết quả kỳ vọng Nỗ lực kỳ vọng (NLKV) là sự kết hợp của cảm nhậndễ sử dụng tính phức tạp, tính dễ sử dụng Ảnh hưởng xã hội (AHXH) được hình thành từchuẩn chủ quan, yếu tố xã hội, hình ảnh Điều kiện thuận lợi (ĐKTL) bao gồm cảm nhận kiểm

Trang 33

soát hành vi, ĐKTL, tính tương thích Theo Venkatesh et al (2003), nhân tố thái độ (TĐ) đốivới sản phẩm là nhân tố mạnh nhất ảnh hưởng đến YD hành vi trong một số trường hợp như:mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) Ngoàira, mô hình UTAUT lại thiếu đi nhân tố liên quan đến bảo mật, rủi ro hay uy tín Do đó, dựavào các mô hình lý thuyết, các nghiên cứu trước liên quan (Peña-García et al., 2020; Wijaya etal., 2020) và kết quả thảo luận nhóm, nghiên cứu này đã được đề xuất các nhân tố ảnh hưởngđến YD sử dụng ví điện tử gồm: HQKV, NLKV, AHXH, ĐKTL, TD đối với sản phẩm vànhận thức uy tín (NTUT).

Hình 2 5 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo

Kết luận

Sau khi thực hiện khảo sát, nghiên cứu thu thập được 225 quan sát Trong đó, 201 người cóhiểu biết về ví điện tử (Momo, ZaloPay, AirPay, Viettel Pay) và 24 người không hiểu biếtvề ví điện tử nhưng vẫn trả lời bảng hỏi thông qua Google biểu mẫu trực tuyến, 24 ngườinày được loại bỏ ra khỏi kết quả thu thập nhằm làm sạch dữ liệu và tiến hành mã hóa dữ liệucho các yếu tố nhân khẩu học.

Trang 34

Nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng TạiNgân Hàng Tmcp Sài Gòn (SCB)- Trần Thu Thảo, Nguyễn Quốc Cường, Lê ThịNhung.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụngdịch vụ Mobile Banking (M-Banking) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Bài nghiên cứu đãkhảo sát 307 người dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, đồng thời sửdụng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và phân tích hồi quy dưới sựhỗ trợ của phần mềm SPSS 20 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động trực tiếpđến ý định sử dụng dịch vụ bao gồm: ảnh hưởng xã hội, hình ảnh nhà cung cấp, nhận thứcsự hữu ích, cảm nhận về chi phí và nhận thức dễ sử dụng Trong đó, yếu tố ảnh hưởng xãhội có tác động tích cực và mạnh nhất đến ý định sử dụng M-Banking của ngân hàng TMCPSài Gòn.

Mô hình nghiên cứu:

Hình 2 6 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo

Kết luận:

Như vậy, yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ M-Banking là ảnh hưởng xã hội; tác động mạnh thứ hai là hình ảnh nhà cung cấp, tác động mạnh thứ ba là nhận thức sự

Trang 35

hữu ích, tiếp theo là cảm nhận về chi phí và cuối cùng yếu tố tác động thấp nhất là nhận thức dễ sử dụng.

2.6.2 Một số nghiên cứu về ví điện tử tại nước ngoài

Investigating Factors Affecting Intention to Use Mobile Payment Among YoungProfessionals in Malaysia-Shaizatulaqma Kamalul Ariffin, Khor Teik Lim-2020

Tóm tắt nghiên cứu:

Bài báo này nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động củachuyên gia trẻ ở Malaysia Mô hình lý thuyết chấp nhận và lý thuyết về hành vi có kế hoạch đãđược kết hợp để nghiên cứu hiện tượng này Năm yếu tố (cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữuích, thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) đã được kiểm tra về ý định sửdụng thanh toán di động Ngoài ra, sự tin tưởng đã được thêm vào với tư cách là nhân tố kiểmđịnh.

Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, một bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang điểm Likert nămđiểm, từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý) đã được thiết kế và sau đó đượcphân phối cho các chuyên gia trẻ ở Malaysia.Dữ liệu được lấy từ bảng khảo sát được phân chotổng số 250 chuyên gia trẻ thông qua khảo sát trực tuyến Sau khi sàng lọc các bảng câu hỏiđược trả về, có tổng số 211 bảng câu hỏi được chấp nhận và tiếp tục phân tích thêm.Dữ liệuđược thu thập từ khắp các bang của Malaysia thông qua khảo sát trực tuyến, tuy nhiên phầnlớn người được hỏi đến từ bang Penang (51,2%) Nó bao gồm 55% nam và 45% nữ chuyên giatrẻ Phần lớn trong số họ có bằng Cử nhân hoặc tương đương (55,9%) và đang làm công việcchuyên môn kinh doanh và quản trị (37,9%) 73% người được hỏi làm việc trong khu vực tưnhân và độc thân (60,2%) Họ đã sử dụng thanh toán trực tuyến ít nhất một lần một tháng(51,2%).

Trang 36

Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi là hai yếu tố ảnh hưởngtích cực và đáng kể đến ý định sử dụng thanh toán di động của các chuyên gia trẻ tuổi ởMalaysia Ngoài ra, sự tin tưởng điều hòa mối quan hệ giữa các chuẩn mực chủ quan với thái

Trang 37

độ và ý định sử dụng Tuy nhiên, mức độ dễ sử dụng và tính hữu ích được nhận thấy là khôngđáng kể.

Hạn chế

Bài nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu 1 đối tượng là các chuyên gia trẻ ở Malaysia vì vậy bài nghiên cứu cần mở rộng phạm vi đối tượng hơn để kết quả nghiên cứu có tính đại diện cao hơn.

2.Understanding the consumer’s intention to use the e-wallet services-ShaizatulaqmaKamalul Ariffin, Mohamad Fakhrul Reza Abd Rahman, Ali Mughal Muhammad, QiZhang -2021

Tóm tắt nghiên cứu:

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích là để điều tra các yếu tố chính giải thích ý địnhsử dụng dịch vụ ví điện tử (tính hữu ích được cảm nhận, tính dễ sử dụng được cảm nhận, tháiđộ, chuẩn mực chủ quan, xác nhận tích cực và kiểm soát hành vi được nhận thức) Vai trò điềutiết của giá trị cảm nhận trong mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ví điệntử của họ cũng được kiểm tra.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy Việc xây dựng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), lýthuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) và sự hài lòng của người dùng ảnh hưởng đến ý định sửdụng Tuy nhiên, giá trị cảm nhận không củng cố mối quan hệ giữa sự hài lòng của người dùngvà ý định sử dụng ví điện tử.Những kết quả này sẽ giúp các nhà cung cấp các dịch vụ này hiểuđược hành vi của người dùng và thiết kế các chiến lược tiếp thị của họ phù hợp hơn để đảmbảo sự hài lòng của người tiêu dùng và ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của họ.

Mẫu

Trang 38

Trong số 257 bảng câu hỏi trực tuyến được trả lời, chỉ có 244 (95%) được phân tích thành công và có thể sử dụng để phân tích dữ liệu sâu hơn Hồ sơ của những người được hỏi cho thấyphần lớn trong số họ là nữ (54,5%) so với nam (45,5%) Hầu hết những người được hỏi trong độ tuổi từ 21 đến 30 (57,4%) Tiếp theo là 31–40 tuổi (30,7%), 41–50 tuổi (9,8%) và phần còn lại là 51 tuổi trên (1,6%) Phần lớn những người được hỏi làm việc trong khu vực tư nhân (60,7%) so với khu vực công (17,6%), tiếp theo là sinh viên (11,1%), lao động tự do (8,6%) vànhững người khác (2,0%) Nhìn vào nghề nghiệp, 90 (36,89%) trong tổng số người được hỏi làm việc trong lĩnh vực tài chính và kế toán, giáo dục 21 (8,61%), khoa học và kỹ thuật 20 (8,20%) và doanh nhân 15 (6,15%) Về trình độ học vấn, 43,0% số người được hỏi có bằng cử nhân, tiếp theo là bằng tốt nghiệp và bằng thạc sĩ (23,0%), trung học phổ thông (7,4%) và tiến sĩ (3,7%) Về thu nhập hàng tháng, hầu hết những người được hỏi kiếm được RM2001-RM3500 mỗi tháng (47%), tiếp theo là 25% trong số họ kiếm được RM3501-RM5000 hàng tháng, điều này cho thấy hầu hết những người được hỏi thuộc phân khúc trung lưu Trong khi

Trang 39

đó, những người được hỏi còn lại kiếm được trên RM5001- RM7500.

Hình 2 8 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảoKết quả nghiên cứu

Sau khi phân tích kết quả cho thấy có một mối quan hệ đáng kể giữa cảm nhận dễ sử dụng vàthái độ ( β = 0,29, t = 3,81, p <0,05; hỗ trợ H1 ), cảm nhận hữu ích và thái độ ( β = 0,40, t =4,57, p <0,05; hỗ trợ H2 ), thái độ và sự hài lòng ( β = 0,36, t = 7,87, p <0,05; hỗ trợ H3 ); chỉtiêu chủ quan và sự hài lòng ( β = 0,37, t = 8,46, p <0,05; H4 được hỗ trợ), xác nhận tích cựcvà sự hài lòng ( β = 0,30, t = 6,07, p <0,05; Hỗ trợ H5 ), kiểm soát hành vi nhận thức và ý địnhtiếp tục ( β = 0,30, t = 6,98, p <0,05; hỗ trợ H6 ) và sự hài lòng đối với việc tiếp tục ý định ( β= 0,53, t = 11,54, p <0,05; hỗ trợ H7 ) Ngược lại, tác động điều tiết của giá trị cảm nhận trongmối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định tiếp tục được tìm thấy là không đáng kể ( β = 0,03, t =

Trang 40

1,51, p > 0,05; H8 không được hỗ trợ) Tóm lại, có bảy giả thuyết được chấp nhận ( H1 , H2 ,H3 , H4 , H5 , H6 và H7 ), và chỉ có một giả thuyết không được chấp nhận ( H8 ).

Nghiên cứu này cho thấy tính dễ sử dụng và tính hữu ích được nhận thấy có tác động tích cựcđến thái độ của người tiêu dùng Hơn nữa, thái độ, chuẩn mực chủ quan, xác nhận tích cực vàkiểm soát hành vi nhận thức được phát hiện có tác động đáng kể đến sự hài lòng của ngườidùng và ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử Trong khi đó, giá trị cảm nhận được phát hiện cótác động không đáng kể trong việc củng cố mối quan hệ giữa sự hài lòng của người dùng và ýđịnh tiếp tục sử dụng ví điện tử Nó cho thấy rằng chiết khấu và hoàn tiền, phần thưởng, bảomật khi thực hiện giao dịch và tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thanh toán đãkhông ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng đối với việc sử dụng liên tục ví điện tử.Hạn chế

Nghiên cứu này có những hạn chế nhất định như bối cảnh một quốc gia và các phương pháplấy mẫu thuận tiện đã được áp dụng để thu thập dữ liệu Các quốc gia khác nhau có các hệthống và chức năng thanh toán ví điện tử khác nhau sẽ góp phần tạo ra kết quả khác nhau vềhành vi và công nghệ của người tiêu dùng sau khi áp dụng Nghiên cứu trong tương lai có thểnghiên cứu ví điện tử bằng cách xem xét các quan điểm đa dạng về địa lý và nhân khẩu họckhác như quốc gia, độ tuổi, khu vực nông thôn hoặc thành thị Vì loại phương thức thanh toánnày đòi hỏi một cơ sở vật chất tốt, người tiêu dùng từ các vùng nông thôn có thể có nhận thứckhác nhau về việc tiêu dùng ví điện tử.

3.E-wallet- Factors affecting Its Intention to Use-A Nag, Bhumiphat Gilitwala-2019

Tóm tắt nghiên cứu:

Mục đích của bài nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sửdụng Ví điện tử, Bangkok, Thái Lan Năm yếu tố được lựa chọn cho nghiên cứu là tính hữu íchđược cảm nhận, tính dễ sử dụng, sự tự tin về bảo mật / quyền riêng tư, ảnh hưởng xã hội và độtin cậy Các kết quả và phát hiện của nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố mà các công ty có thểnhấn mạnh và làm việc để thiết kế các chiến lược liên quan đến sản phẩm cũng như tiếp thị củahọ Các công ty sẽ có vị thế tốt hơn để thu hút khách hàng mới và khách hàng hiện tại hướng

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2 1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) (Trang 25)
Hình 2 2 Thuyết hành vi dự định - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 2 Thuyết hành vi dự định (Trang 27)
Hình 2 3 Mô hình thái độ hướng đến việc sử dụng - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 3 Mô hình thái độ hướng đến việc sử dụng (Trang 30)
Hình 2 4 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo Kết quả nghiên cứu: - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 4 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo Kết quả nghiên cứu: (Trang 31)
Hình 2 5 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 5 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo (Trang 33)
Hình 2 6 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 6 Mô hình đề xuất của nghiên cứu tham khảo (Trang 34)
Hình 2 8 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo Kết quả nghiên cứu - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 8 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo Kết quả nghiên cứu (Trang 39)
Hình 2 9 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 9 Mô hình lý thuyết đề xuất của nghiên cứu tham khảo (Trang 42)
Bảng 2 1 Tóm lược các nghiên cứu nước ngoài có liên quan - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 2 1 Tóm lược các nghiên cứu nước ngoài có liên quan (Trang 46)
Bảng 2 2 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 2 2 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu (Trang 49)
Hình 2 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất tác giả - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 2 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất tác giả (Trang 50)
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 3 1 Thang đo nhận thức sự hữu ích - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 3 1 Thang đo nhận thức sự hữu ích (Trang 57)
Bảng 3 2 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 3 2 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng (Trang 58)
Bảng 3 3 Thang đo ảnh hưởng xã hội - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 3 3 Thang đo ảnh hưởng xã hội (Trang 59)
Bảng 3 4 : Thang đo bảo mật - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 3 4 : Thang đo bảo mật (Trang 61)
Bảng 3 5 Thang đo ý định sử dụng 3.3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 3 5 Thang đo ý định sử dụng 3.3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính (Trang 62)
Hình 4 1 Thang đo ý định sử dụng - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 4 1 Thang đo ý định sử dụng (Trang 73)
Hình 4 2 Thống kê về nghề nghiệp của đối tượng khảo sát - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 4 2 Thống kê về nghề nghiệp của đối tượng khảo sát (Trang 74)
Hình 4 3 Thống kê về thu nhập của đối tượng khảo sát - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 4 3 Thống kê về thu nhập của đối tượng khảo sát (Trang 75)
Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo” Nhận thức tính dễ sử dụng” - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo” Nhận thức tính dễ sử dụng” (Trang 77)
Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Bảo mật (BM)” - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Bảo mật (BM)” (Trang 78)
Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Ý định sử dụng(YD)” - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Ý định sử dụng(YD)” (Trang 80)
Bảng 4.6 Hệ số KMO và Bartlett của các biến độc lập - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 4.6 Hệ số KMO và Bartlett của các biến độc lập (Trang 82)
Bảng 4.7 Xoay các nhân tố độc lập - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 4.7 Xoay các nhân tố độc lập (Trang 83)
Bảng ma trận xoay các nhân tố (lần 2) - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng ma trận xoay các nhân tố (lần 2) (Trang 87)
Hình 4.1 Mô hình hiệu chỉnh - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình 4.1 Mô hình hiệu chỉnh (Trang 91)
Bảng 2 Bảng kiểm định F - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng 2 Bảng kiểm định F (Trang 95)
Hình hiệu chỉnh - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Hình hi ệu chỉnh (Trang 95)
Bảng kiếm định hiện tượng đa cộng tuyến ( Multiple Collinearity) Coefficients a - tiểu luận nghiên cứu ý định sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyếnmomo tại khu vực tp hcm
Bảng ki ếm định hiện tượng đa cộng tuyến ( Multiple Collinearity) Coefficients a (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN